thegioisauchientranhlanh

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chính trị của Trung Quốc: Một cường quốc bị bao vây

 

Stratfor Global Intelligence-

 

 

 

LTS: Đây là bài viết thứ hai trong loạt bài chuyên khảo về địa chính trị của các nước có ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Bài viết này nguyên được ấn bản vào tháng Sáu năm 2008.

 

Trung Quốc hiện nay là một hải đảo. Cho dù nó không bị bao bọc bởi nước (chỉ là bờ biên giới phía đông), Trung Quốc có biên giới với địa h́nh khó khăn cho việc đi lại gần như là khắp mọi hướng. Có một số vùng thuận tiện cho việc đi lại nhưng để hiểu Trung Quốc chúng ta phải bắt đầu bằng việc h́nh dung những ngọn núi, những cánh rừng nhiệt đới và vùng đất hoang mà chúng bao bọc Trung Quốc. Vỏ bọc này vừa ḱm hăm vừa lẫn bảo vệ Trung Quốc.

 

Nói một cách nội bộ, Trung Quốc phải được chia làm hai phần: trung nguyên và những vùng ngoại biên không phải Trung Quốc vây quanh nó. Có một đường ở Trung Quốc được gọi là đường 15–phân Anh isohyet (*), ở phía đông của nó mưa trên 15 phân Anh hàng năm và phía tây mưa ít hơn. Đại đa số dân Trung Quốc sống phía đông và phía nam của con đường này trong một vùng được biết đến với tên gọi là Hán Trung Hoa — trung nguyên. Vùng này là nơi ở của dân tộc Hán mà thế giới xem là người Trung Quốc. Điều quan trọng cần phải hiểu là hơn một tỷ người sống trong một vùng mà nó bằng khoảng nửa Hoa Kỳ.

 

Trung Hoa đại lục được chia thành hai khu vực, phía bắc và phía nam, mà được biết đến theo thứ tự với hai phương ngữ là Quan thoại ở phía bắc và Quảng Đông ở phía nam. Những phương ngữ này có chung một hệ thống chữ viết nhưng gần như đôi bên không hiểu nhau khi nói. Trung Hoa đại lục được định h́nh bởi hai con sông chính — Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam cùng mới một con sông thứ ba nhỏ hơn là Châu Giang. Vùng đại lục là vựa lúa của Trung Quốc. Tuy nhiên — và đây là thực tế quan trọng nhất về Trung Quốc — nó có khoảng một phần ba đất canh tác được theo mỗi đầu người so với phần c̣n lại của thế giới. Áp lực này đă định h́nh lịch sử Trung Quốc hiện đại — kể cả việc sống với nó lẫn chuyện cố thoát khỏi nó.

 

Một chuỗi những vùng không phải của người Hán bao quanh vùng lục địa này — Tibet, tỉnh Tân Cương (quê của người Hồi giáo Uighur), Nội Mông và Măn Châu (một tên lịch sử được đặt cho vùng phía bắc của Bắc Triều Tiên mà bây giờ bao gồm các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh).

 

Về mặt lịch sử th́ những vùng đệm này đă từng nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc khi Trung Quốc mạnh và tách khỏi khi Trung Quốc yếu. Hiện nay việc người Hán lập nghiệp ở những vùng này là chuyện lớn, một nguyên do của xích mích, nhưng Hán Trung Hoa hiện nay vững mạnh.

 

Những vùng này cũng là những vùng mà về mặt lịch sử là nguồn gốc của đe dọa đối với Trung Quốc. Hán Trung Hoa là một vùng đầy những sông và mưa. V́ thế nó là một vùng đất của những nông dân và thương gia. Những vùng chung quanh là vùng đất của dân du mục và người cưỡi ngựa. Vào thế kỷ 13, những người Mông Cổ dưới sự lănh đạo của Ghenghis Khan (Thành Cát Tư Hăn) đă xâm lược và chiếm đóng nhiều phần của Hán Trung Hoa cho đến thế kỷ 15 khi mà người Hán tái khẳng định thẩm quyền của họ. Những triều đại sau đó, chiến lược của Trung Quốc mang tính nhất quán: thể hiện rơ chủ quyền một cách chậm răi và có hệ thống đối với những vùng ngoại biên này nhằm bảo vệ người Hán khỏi những vụ đột kích của kị binh du mục. Nhu cầu này dẫn dắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Cho dù có sự bất cân đối dân số, hay có lẽ là v́ thế, Trung Quốc tự xem ḿnh là vô cùng nhạy cảm đối với những lực lượng quân sự từ phía bắc và phía tây. Bảo vệ một lực lượng đông đảo nông dân chống lại những lực lượng này quả là khó. Giải pháp dễ nhất, cái mà Trung Quốc chọn, là lật ngược t́nh thế và áp đặt chính họ vào những nhà chinh phục tương lai.

 

C̣n một lư do khác. Ngoài chuyện cung cấp vùng đệm, những vùng này c̣n tạo ra những biên giới có thể pḥng thủ được. Với những vùng biên nằm trong ṿng kiểm soát của họ, Trung Quốc có chỗ dựa vững chắc. Hăy xét đến bản chất của biên giới của Trung Quốc theo tuần tự bắt đầu với phía đông dọc theo Việt Nam và Myanmar. Biên giới với Việt Nam là biên giới duy nhất dễ dàng cho việc đi lại bởi những quân đoàn lớn hay buôn bán phổ thông. Thực tế là vừa mới đây vào năm 1979 Trung Quốc và Việt Nam đă giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi và đă có những lúc trong lịch sử Trung Quốc đă đô hộ Việt Nam. Dẫu vậy phần c̣n lại của biên giới phía nam th́ núi đồi rừng rậm nơi mà tỉnh Vân Nam tiếp giáp Lào và Myanmar, khó cho việc đi lại, chẳng có con đường chính nào. Việc di chuyển đáng kể xuyên biên giới ở khu vực biên giới này là gần như không thể. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đă chật vật để xây tuyến đường Burma để đi đến Vân Nam và tiếp tế lực lượng Tưởng Giới Thạch. Nỗ lực quá đỗi phi thường đến nỗi nó được xem là huyền thoại. Trung Quốc an toàn ở khu vực này.

 

Hkakabo Razi, ở độ cao gần 19000 bộ Anh, phân ranh giới giữa Trung Quốc, Myanmar và Ấn Độ. Ở điểm này, biên ải tây nam của Trung Quốc bắt đầu, bắt rễ ở rặng Hymalayas. Chính xác hơn, đó là nơi mà Tibet, dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, giáp giới với Ấn Độ và hai bang Himalaya, Nepal và Bhutan. Biên giới này chạy theo một ṿng cung dài băng ngang qua Pakistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, chấm dứt ở Pik Pobedy, một ngọn núi cao 25000 bộ Anh phân ranh giới với Trung Quốc, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Đúng là có thể băng qua vùng biên giới với khó khăn; nh́n về lịch sử mà nói th́ nhiều khu vực của vùng này đă được dùng như những con đường giao thương. Nói chung, tuy vậy, rặng Hymalayas là rào cản đáng kể cho thương mại và chắc chắn cho các lực lượng quân đội. Ấn Độ và Trung Quốc — và Trung Quốc và phần lớn Trung Á — bị tách rời khỏi nhau.

 

Một ngoại lệ là phần kế tiếp của biên giới với Kazakhstan. Vùng này có thể qua lại được nhưng tương đối có ít giao thông. Một khi giao thông mở rộng, đây sẽ là con đường chính giữa Trung Quốc và phần c̣n lại của lục địa Á–Âu. Đó là cây cầu độc đạo từ ḥn đảo Trung Quốc mà có thể được dùng. Vấn đề là khoảng cách. Biên giới với Kazakhstan là gần một ngàn dặm kể từ những tỉnh Hán Trung Hoa đầu tiên, và con đường băng qua rải rác địa phận của người Hồi giáo, một khu vực mà nó đưa ra những thách thức đáng kể đối với Trung Quốc. Điều quan trọng là con Đường Tơ Lụa từ Trung Quốc chạy xuyên qua Tân Cương và Kazakhstan trên nẻo đường đến phương tây. Đó là con đường duy nhất để đi.

 

Sau rốt là biên giới dài phía bắc giáp với Mông Cổ trước tiên và sau là với Nga chạy đến Thái B́nh Dương. Biên giới này chắc chắn là có thể tiện cho việc giao thông. Dĩ nhiên cuộc xâm lược Trung Quốc thành công duy nhất diễn ra khi những kị binh Mông Cổ tấn công từ Mông Cổ chiếm giữ đáng kể Hán Trung Hoa. Những vùng đệm của Trung Quốc — Nội Mông và Măn Châu — đă bảo vệ Hán Trung Hoa từ những cuộc tấn công khác. Người Trung Quốc đă không tấn công lên phía bắc với hai lư do. Trước hết là chẳng có ǵ đáng giá để chiếm đoạt về mặt lịch sử. Sau cùng là giao thông bắc–nam là khó khăn. Nga có hai tuyến đường sắt chạy từ phí tây đến Thái B́nh Dương — tuyến đường nổi tiếng Trans–Siberian Railroad (TSR) và Baikal–Amur Mainline (BAM) kết nối hai thành phố đó và liên kết với TSR. Ngoài chuyện đó ra, chẳng có giao thông đường bộ đông–tây nào kết nối Nga. Cũng chẳng có giao thông bắc–nam. Những ǵ trông có vẻ thuận tiện cho việc đi lại thực tế là không.

 

Khu vực ở Nga mà thuận tiện cho giao thông nhất từ Trung Quốc là khu vực giáp biên Thái B́nh Dương, khu vực của Nga từ Vladivostok đến Blagoveschensk. Khu vực này có giao thông hợp lư, dân số và những lợi thế cho cả hai bên. Nếu có xung đột giữa Trung Quốc và Nga, đây là vùng mà sẽ là tâm điểm của xung đột. Đây cũng là vùng mà, một khi bạn đi về phía nam và khỏi Thái B́nh Dương, giáp biên với Bán đảo Triều Tiên, khu vực của xung đột quân sự chính yếu của Trung Quốc gần đây nhất.

 

Rồi th́ c̣n bờ biển Thái B́nh Dương, nơi mà có nhiều hải cảng và đă có thương mại duyên hải đáng kể về mặt lịch sử. Điều thú vị đáng kể đến là, ngoài chuyện nỗ lực của người Mông Cổ để xâm lược Nhật Bản và một cuộc đột phá hàng hải duy nhất của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương — chủ yếu để buôn bán và từ bỏ tương đối nhanh chóng — Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc hàng hải. Truớc thế kỷ 19, nó chưa bao giờ đối mặt với những kẻ thù có khả năng để đe dọa về hải quân. Và v́ thế nó ít có quan tâm đến chi tiêu khoản tiền lớn để xây dựng hải quân.

 

Trung Quốc khi nó kiểm soát Tibet, Tân Cương, Nội Mông và Măn Châu, là một quốc gia biệt lập. Hán Trung Hoa có chỉ một điểm của xích mích tiềm tàng là ở đông nam với Việt Nam. Ngoài điểm đó ra th́ nó được bao vây bởi những vùng đệm không phải Hán Trung Hoa mà nó đă sát nhập về mặt chính trị vào Trung Quốc. C̣n có một điểm va chạm thứ hai là ở phía đông của Măn Châu tiếp xúc Siberia và Triều Tiên. Cuối cùng là có một điểm ngơ vào phần c̣n lại của lục địa Á–Âu ở biên giới Tân Cương–Kazakh.

 

Điểm yếu nhất của Trung Quốc kể từ khi sự có mặt của người Âu Châu ở phía tây Thái B́nh Dương vào giữa thế kỷ 19 là vùng duyên hải. Ngoài những xâm lấn của Châu Âu mà những quyền lợi thương mại được hỗ trợ bởi quân đội có giới hạn, Trung Quốc gánh chịu xung đột quân sự quan trọng nhất — và là một cuộc chiến lâu dài và cực khổ — sau khi quân Nhật Bản xâm chiếm và chiếm đóng những phần lớn phía đông của Trung Quốc cùng với Măn Châu vào thập niên 1930. Cho dù có sự bất tương xứng ở sức mạnh quân sự và hơn chục năm chiến tranh, Nhật Bản vẫn không thể buộc chính quyền Trung Quốc quy hàng. Thực tế đơn giản là Hán Trung Hoa, với kích thước và mật độ dân số của nó, không thể bị chinh phục. Cho dù người Nhật có chiến thắng bao nhiêu trận đi nữa, họ đă không có thể đánh bại người Trung Quốc một cách dứt khoát.

 

Khó mà xâm chiếm Trung Quốc; đối với kích thước và dân số như vậy, thật là khó khăn hơn để mà chiếm đóng. Điều này cũng gây khó khăn cho người Trung Quốc xâm chiếm những nước khác — không phải hoàn toàn không thể nhưng khá là khó. Có một phần năm dân số thế giới, Trung Quốc có thể tự ngăn cách chính nó khỏi thế giới như nó đă từng làm trước khi Vương Quốc Anh cưỡng bức mở cửa vào thế kỷ 19 và khi vào thời Mao Trạch Đông. Tất cả những điều này có nghĩa là Trung Quốc là một cường quốc nhưng là một cường quốc cư xử rất khác với những cường quốc khác.

 

Những Nhu cầu Địa chính trị của Trung Quốc

 

Trung Quốc có ba nhu cầu địa chính trị tối quan trọng:

1. Ǵn giữ sự đoàn kết nội bộ trong những vùng Hán Trung Hoa.

2. Giữ quyền kiểm soát đối với những vùng đệm.

3. Bảo vệ bờ biển khỏi ngoại xâm

 

Ǵn giữ đoàn kết nội bộ

 

Trung Quốc bị bao vây hơn bất cứ cường quốc nào khác. Với kích thước dân số của nó, gắn liền với những biên ải an toàn và tương đối giàu có về tài nguyên, cho phép nó phát triển với va chạm tối thiểu với phần c̣n lại của thế giới nếu nó chọn vậy. Trong thời kỳ Mao Trạch Đông, ví dụ vậy, Trung Quốc đă trở nên một đảo quốc được lèo lái chủ yếu bởi những lợi ích và quan tâm nội bộ, thờ ơ hoặc thù địch đối với phần c̣n lại của thế giới. Nó an ninh và, ngoại trừ việc dính líu đến chiến tranh Triều Tiên và những nỗ lực b́nh định không ngừng những vùng đệm, tương đối ḥa b́nh. Về nội bộ mà nói, tuy vậy, Trung Quốc trải qua những hỗn loạn mang tính chu kỳ và tự tạo.

 

Điểm yếu của sự cô lập đối với Trung Quốc là cảnh bần cùng. Xét đến tỷ lệ đất canh tác được trên dân số, một Trung Quốc tự đóng cửa là một Trung Quốc nghèo nàn. Dân chúng của nó quá nghèo nên việc phát triển kinh tế bởi nhu cầu nội địa là không thể cho dù điều đó được giới hạn đến mức nào đi nữa. Tuy nhiên một Trung Quốc cô lập th́ dễ quản lư hơn bởi chính quyền trung ương. Mối nguy hiểm trầm trọng ở Trung Quốc là một sự tan vỡ bên trong quốc gia Hán Trung Hoa. Nếu điều đó xảy ra, nếu chính quyền trung ương suy yếu, những vùng phên dậu sẽ ly khai và Trung Quốc sẽ là mục tiêu cho ngoại bang lợi dụng sự suy yếu của Trung Quốc.

 

Để Trung Quốc giàu mạnh, nó cần tham gia thương mại, xuất khẩu tơ lụa, bạc và các sản phẩm công nghiệp. Về mặt lịch sử mà nói th́ việc giao thương trên đất liền đă không gây ra vấn đề cho Trung Quốc. Con Đường Tơ Lụa đă cho phép những ảnh hưởng ngoại lai vào Trung Quốc và kết quả giàu có đă tạo ra một sự bất ổn có mức độ. Nói chung, tuy vậy, điều đó có thể kiểm soát được.

 

Sự sôi nổi của công nghiệp hóa đă thay đổi cả địa lư của thương mại của Trung Quốc lẫn những hệ lụy của nó. Vào giữa thế kỷ 19, khi Châu Âu — dẫn đầu bởi người Anh — buộc chính quyền Trung Quốc phải có những nhượng bộ thương mại cho người Anh, nó đă mở ra một chương mới trong lịch sử Trung Quốc. Lần đầu tiên, bờ biển Thái B́nh Dương là bề mặt giao tiếp với thế giới chứ không phải là Trung Á. Điều này đă gây mất ổn định Trung Quốc sau đó.

 

Khi thương mại giữa Trung Quốc và thế giới gia tăng, người Trung Quốc tham gia thương mại làm giàu đáng kể. Những người ở những tỉnh duyên hải của Trung Quốc, vùng tham gia thương mại nhiều nhất, trở nên tương đối giàu có trong khi người Trung Quốc ở nội địa (không phải ở những vùng đệm, nơi mà luôn nghèo khó, mà là những tỉnh không phải duyên hải của Hán Trung Hoa) vẫn nghèo, là những nông dân vừa đủ sống.

 

Chính quyền trung ương được cân bằng giữa những quyền lợi khác biệt của duyên hải Trung Quốc và nội địa. Vùng duyên hải, đặc biệt là giới lănh đạo vừa mới giàu có, đă có một lợi ích trong việc duy tŕ và gia tăng những mối quan hệ với các cường quốc Châu Âu và với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thương mại càng phát triển mạnh th́ giới lănh đạo duyên hải càng giàu và sự cách biệt giữa các vùng càng gia tăng. Theo thời gian th́ các nhà ngoại quốc liên minh với các doanh nhân duyên hải Trung Quốc và các nhà chính trị trở nên quyền lực hơn ở những vùng duyên hải hơn là ở chính quyền trung ương. Cơn ác mộng chính trị tệ hại nhất của Trung Quốc đă trở thành sự thật. Trung Quốc phân mảnh, vỡ ra thành nhiều vùng, một số càng chịu kiểm soát của người nước ngoài đặc biệt là những quyền lợi ngoại thương. Bắc Kinh mất quyền kiểm soát đối với quốc gia. Chúng ta nên để ư rằng đây đă là bối cảnh mà khi Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc. Điều này càng làm thất bại của Nhật Bản trong việc đánh bại hoàn toàn Trung Quốc thêm phi thường.

 

Mục tiêu của Mao là ba mục đích ngoài chủ nghĩa Mác. Thứ nhất, ông ta muốn tái tập trung Trung Quốc — tái thiết lập Bắc Kinh là thủ đô và trung tâm chính trị. Thứ nh́, ông ta muốn chấm dứt sự bất b́nh đẳng rộng lớn giữa vùng duyên hải và phần c̣n lại của Trung Quốc. Thứ ba, ông ta muốn trục xuất người nước ngoài khỏi Trung Quốc. Nói ngắn gọn, ông ta muốn tái tạo một Hán Trung Hoa thống nhất.

 

Mao đầu tiên cố gắng kích động một cuộc nổi dậy ở những thành phố vào năm 1927 nhưng thất bại v́ sự liên kết giữa những quyền lợi Trung Quốc và cường quốc nước ngoài là không thể nào phá vỡ được. Thay vào đó ông ta mang cuộc Vạn Lư Trường Chinh vào nội địa của Trung Quốc nơi mà ông ta đă gầy dựng một đội quân nông dân đông đảo vừa mang tính quốc gia lẫn b́nh đẳng. Và vào năm 1948, ông ta quay trở lại vùng duyên hải và trục xuất người nước ngoài. Mao tái cô lập Trung Quốc, tái tập trung nó, và chấp nhận hậu quả tất yếu. Trung Quốc trở nên b́nh đẳng hơn nhưng vô cùng nghèo.

 

Vấn đề địa chính trị chính yếu của Trung Quốc là thế này: Để nó phát triển nó phải tiến hành ngoại thương. Nếu nó làm điều đó, nó phải sử dụng những thành phố ven biển và những vùng chung quanh trở nên càng giàu có. Ảnh hưởng của những người nước ngoài vào vùng này gia tăng và lợi ích của họ và của người Trung Quốc duyên hải đồng quy và bắt đầu cạnh tranh với lợi ích của chính quyền trung ương. Trung Quốc thường xuyên bị thách thức bởi vấn đề làm cách nào để tránh hậu quả này trong khi tiến hành ngoại thương.

 

Kiểm soát các Vùng Đệm

 

Vào trước thời của Mao, với chính quyền trung ương suy yếu và Hán Trung Hoa đồng thời lâm chiến với Nhật Bản, nội chiến và chủ nghĩa địa phương, trung ương không đứng vững. Trong khi Măn Châu dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, Ngoại Mông nằm dưới quyền kiểm soát của Sô Viết và mở rộng ảnh hưởng của nó (quyền lực của Soviet hơn là chủ thuyết Mác xít) vào Nội Mông, và Tibet và Tân Cương đang tách rời [khỏi Trung Quốc].

 

Vào cùng lúc mà Mao đang tiến hành nội chiến, ông ta cũng đặt nền móng cho việc chiếm quyền kiểm soát các vùng đệm. Thú vị thay, bước đi đầu tiên của ông ta là để ngăn chặn những lợi ích của Sô Viết ở những vùng này. Mao tiến đến việc hợp nhất cộng sản Trung Hoa kiểm soát Măn Châu và Nội Mông dẫn đến kết quả là đẩy những người Sô Viết ra ngoài. Tân Cương đă nằm dưới quyền kiểm soát của một sứ quân, Yang Zengxin. Ngay sau khi nội chiến kết thúc, Mao ra tay để buộc ông ta đi khỏi và chiếm lấy Tân Cương. Sau cùng, vào năm 1950 Mao ra tay chống lại Tibet và lấy nó vào năm 1951.

 

Việc hợp nhất liên tù t́ những vùng đệm đă cho Mao tất cả những ǵ mà những hoàng đế Trung Hoa đă t́m kiếm, một Trung Quốc bảo đảm không bị xâm lược. Kiểm soát Tibet có nghĩa là Ấn Độ không thể di chuyển ngang qua Himalayas và thiết lập một căn cứ an toàn cho các hoạt động trên Cao Nguyên Tibet. Có thể có những vụ đột kích ở Himalayas nhưng không ai có thể đưa quân đội cấp sư đoàn qua những rặng núi đó và duy tŕ tiếp vận. Chừng nào Tibet c̣n trong tay Trung Quốc, người Ấn Độ có thể sống ở mặt bên kia của mặt trăng. Tân Cương, Nội Mông và Măn Châu đệm giữa Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết. Mao là nhà địa chính trị hơn là nhà tư tưởng. Ông ta không tin tưởng người Sô Viết. Với những quốc gia vùng đệm trong tay, họ sẽ không xâm lược Trung Quốc. Khoảng cách, giao thông kém cỏi và thiếu hụt tài nguyên có nghĩa là bất cứ một cuộc xâm lăng nào của Sô Viết sẽ dẫn đến những vấn đề hậu cần nghiêm trọng và sa lầy — như người Nhật đă gặp phải.

 

Trung Quốc có nhiều vấn đề địa chính trị với Việt Nam, Pakistan và Afghanistan, những quốc gia láng giềng mà nó có biên giới chung. Nhưng vấn đề thật sự cho Trung Quốc sẽ đến từ Măn Châu hay là, chính xác hơn, Triều Tiên. Những người Sô Viết, c̣n hơn người Trung Quốc, đă khuyến khích Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên. Thật là khó mà suy đoán được Joseph Stalin nghĩ ǵ nhưng điều đó xảy ra một cách tuyệt vời cho ông ta. Hoa Kỳ can thiệp, đánh bại quân đội Bắc Triều Tiên và áp sát đến sông Áp Lục, con sông biên giới với Trung Quốc. Người Trung Quốc, nhận thấy rằng đội quân Hoa Kỳ thiện chiến và trang bị tốt có mặt đầy biên giới, quyết định rằng nó sẽ phải ngăn chặn bước tiến của Hoa Kỳ và tấn công phía nam. Kết cục là ba năm của chiến tranh tàn khốc mà người Trung Quốc mất khoảng một triệu người. Từ quan điểm của Sô Viết, giao tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ điều tốt nhất có thể h́nh dung ra. Thế nhưng từ quan điểm của Stratfor, cái mà nó cho thấy là sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với bất cứ sự xâm lấn nào đến vùng biên giới của họ, những vùng đệm mà chúng tương ứng với nền tảng của an ninh quốc gia của họ.

 

Bảo Vệ bờ Biển

 

Với những vùng đệm trong ṿng kiểm soát, bờ biển là điểm yếu nhất của Trung Quốc nhưng yếu điểm của nó không phải là đối với sự xâm lăng. Đối với ví dụ Nhật Bản, chẳng ai có lợi ích hay quân đội để xâm lược Trung Quốc, tiếp liệu quân đội ở đó và hy vọng chiến thắng. Xâm lăng không phải là mối đe dọa đáng kể.

 

Mối đe dọa bờ biển đối với Trung Quốc là kinh tế cho dù đa số sẽ chẳng gọi đó là một mối đe dọa. Như chúng ta đă thấy, sự xâm lăng của Anh quốc vào Trung Quốc dẫn đến sự mất ổn định của quốc gia, chính quyền trung ương gần như sụp đổ và nội chiến. Tất cả chỉ v́ sự thịnh vượng. Mao đă giải quyết vấn đề bằng cách ngăn chặn khu vực duyên hải của Trung Quốc khỏi bất cứ sự phát triển nào và thanh toán tầng lớp đă hợp tác với doanh nhân nước ngoài. Đối với Mao, việc bài ngoại đă trở thành nguyên tắc của chính sách quốc gia. Ông cho rằng sự có mặt của nước ngoài phá hoại sự ổn định của Trung Quốc. Ông ưa thích đoàn kết trong đói nghèo hơn là hỗn loạn. Ông cũng hiểu rằng, đối với dân số của Trung Quốc và địa lư của nó, nó có thể pḥng thủ chống lại những kẻ tấn công tiềm tàng mà không cần một tổ hợp quân sự cao cấp.

 

Người kế nhiệm của ông, Đặng Tiểu B́nh, kế thừa một nhà nước uy quyền kiểm soát Trung Quốc và những vùng đệm. Ông ta cũng cảm nhận được áp lực khủng khiếp về mặt chính trị để nâng cao mức sống. Và ông hiểu rơ rằng cuối cùng th́ những khoảng cách công nghệ sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc. Ông ta đă thi hành một canh bạc lịch sử. Ông ta biết rằng kinh tế của Trung Quốc không thể tự phát triển dựa vào chính nó. Nhu cầu sản phẩm nội địa của Trung Quốc quá ít ỏi bởi v́ người Trung Quốc quá nghèo.

 

Đặng đánh cược rằng ông ta có thể mở cửa Trung Quốc cho đầu tư ngoại quốc và tái định hướng kinh tế của Trung Quốc khỏi nông nghiệp và công nghiệp nặng và hướng đến những ngành công nghiệp xuất khẩu. Bằng cách làm như vậy ông ta sẽ nâng cao mức sống, nhập khẩu công nghệ và huấn luyện lực lượng lao động của Trung Quốc. Ông ta đă đánh cược rằng nỗ lực lần này sẽ không làm mất ổn định Trung Quốc, tạo ra những căng thẳng dữ dội giữa những tỉnh giàu có ở vùng duyên hải và nội địa, gia tăng chủ nghĩa địa phương, hay đặt những vùng duyên hải dưới kiểm soát của nước ngoài. Đặng tin tưởng rằng ông ta có thể tránh được tất cả những chuyện đó bằng cách duy tŕ chính quyền trung ương mạnh dựa vào một quân đội trung thành và hệ thống Đảng Cộng sản. Những người kế nhiệm của ông ta đă vất vả để duy tŕ sự trung thành đó đối với nhà nước chứ không phải đối với những nhà đầu tư ngoại quốc mà họ có thể đem lại thịnh vượng cho cá nhân. Đó là sự đánh cược đang được chơi.

 

Địa Chính trị của Trung Quốc và Vị thế Hiện nay của nó

 

Đứng về quan điểm chính trị và quân sự mà nói, Trung Quốc đă đạt được những mục tiêu chiến lược của nó. Những vùng đệm không bị hề hấn ǵ và Trung Quốc chẳng phải đối mặt với đe dọa nào ở lục địa Á–Âu. Nó cho rằng một nỗ lực của Tây phương nhằm đẩy Trung Quốc ra khỏi Tibet là một nỗ lực nhằm phá hoại an ninh quốc gia của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, dẫu vậy, Tibet là một phiền toái nhỏ; Trung Quốc không có ư định nào về chuyện rời Tibet, người Tibet không thể nổi dậy và thành công, và chẳng ai sẽ xâm chiếm vùng này. Tương tự, những người Hồi giáo Uighur đại diện cho cho một phiền toái ở Tân Cương và không là một mối đe dọa trực tiếp. Những người Nga chẳng để tâm đến chuyện này hoặc là có khả năng xâm lược Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên không là một mối đe dọa đối với người Trung Quốc, ít ra không phải là thứ mà họ không thể kham nổi.

 

Mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Trung Quốc đến từ Hải quân Hoa Kỳ. Người Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào giao thương dựa vào hàng hải và Hải quân Hoa Kỳ ở vào vị thế có thể phong tỏa những cảng của Trung Quốc nếu nó muốn. Giả như Hoa Kỳ làm điều đó, nó sẽ làm tê liệt Trung Quốc. V́ thế điều chú trọng quân sự của Trung Quốc là làm không thể nào có chuyện phong tỏa như thế.

 

Sẽ mất nhiều thế hệ đối với Trung Quốc để thành lập một hải quân mặt biển có thể cạnh tranh với Hải quân Hoa Kỳ. Chỉ đơn giản huấn luyện phi công hải quân tiến hành những cuộc hành quân dựa vào hàng không mẫu hạm (HKMH) có hiệu quả sẽ mất nhiều chục năm — ít ra là cho đến khi những thực tập sinh này trở thành đô đốc và thuyền trưởng. Và điều này không tính đến thời gian cần để đóng một HKMH và máy bay hoạt động với nó và tinh thông những khúc mắc của những hoạt động của HKMH.

 

Đối với Trung Quốc, nhiệm vụ chính là đẩy giá thành của cuộc phong tỏa quá cao đến nỗi người Hoa Kỳ sẽ không thi hành nó. Những phương tiện cho việc đó sẽ là những tên lửa chống hạm được phóng từ đất liền hay tàu ngầm. Giải pháp chiến lược đối với Trung Quốc là xây dựng một lực lượng tên lửa phân tán hữu hiệu để tham chiến Hoa Kỳ ở khoảng cách đáng kể, có thể xa đến tận trung tâm Thái B́nh Dương.

 

Lực lượng tên lửa này sẽ phải có thể nhận dạng và theo dơi những mục tiêu tiềm tàng hữu hiệu. V́ thế nếu người Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược này họ cũng phải phát triển một hệ thống trinh thám biển dựa vào không gian. Những công nghệ này là những điều người Trung Quốc đang tập trung vào. Những tên lửa chống hạm và những hệ thống không gian, kể cả những hệ thống chống vệ tinh được thiết kế để vô hiệu hóa người Hoa Kỳ, cho thấy quân sự của Trung Quốc phản kích chỉ đối với mối đe dọa quân sự đáng kể.

 

Trung Quốc cũng có thể dùng những tên lửa đó để phong tỏa Đài Loan bằng cách ngăn chặn những tàu đi ra vào khỏi đảo. Thế nhưng người Trung Quốc không có khả năng hải quân để đổ bộ một lực lượng đổ bộ đáng kể và duy tŕ nó trong địa chiến. Họ cũng không có khả năng để thiết lập ưu thế không quân lên Eo biển Đài Loan. Trung Quốc có thể có khả năng quấy rối Đài Loan nhưng nó sẽ không đổ bộ. Tên lửa, vệ tinh và tàu ngầm tạo thành chiến lược hải quân của Trung Quốc.

 

Đối với Trung Quốc, vấn đề chính yếu đặt ra bởi Đài Loan là hải quân. Đài Loan được đặt ở vị trí mà nó có thể sẵn sàng được dùng như là căn cứ không quân và hải quân mà có thể cô lập di chuyển đường biển giữa biển Nam Trung Hoa (biển Đông — ND) và biển Đông [của Trung Quốc — ND]. Thật sự là điều này cô lập bờ biển phía bắc của Trung Quốc và Thượng Hải. Khi bạn cân nhắc đến quần đảo Ryukyu mà chúng trải dài từ Đài Loan đến Nhật Bản và tính đến chúng vào những chuyện này, một cường quốc không phải là hải quân có thể phong tỏa bờ biển phía bắc của Trung Quốc nếu nó chiếm giữ Đài Loan.

 

Đài Loan sẽ không quan trọng đối với Trung Quốc ngoại trừ nó trở nên thù địch hoặc đồng minh với hoặc bị chiếm đóng bởi thế lực thù địch như Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, vị trí địa lư của nó sẽ tạo ra vấn đề cực kỳ nghiêm trọng cho Trung Quốc. Đài Loan cũng là một vấn đề biểu tượng đối với Trung Quốc và là một cách để khích động chủ nghĩa quốc gia. Cho dù Đài Loan không có một mối đe dọa trước mắt nào, nó thật sự mang những nguy hiểm tiềm tàng mà Trung Quốc không thể bỏ qua.

 

Có một vùng mà Trung Quốc tương đối đang là người bành trướng — Trung Á và đặc biệt là Kazakhstan. Nằm trên con đường tơ lụa về mặt truyền thống, Kazakhstan hiện giờ là một vùng mà có thể sản xuất năng lượng, thứ mà Trung Quốc đang rất cần cho nền công nghiệp. Người Trung Quốc đă rất sốt sắng trong việc phát triển quan hệ thương mại với Kazakhstan và phát triển đường xá vào Kazakhstan. Những con đường này đang mở ra một ḍng thương mại cho phép dầu hỏa chảy theo một chiều và sản phẩm công nghiệp chảy theo chiều ngược lại.

 

Qua việc làm chuyện này, người Trung Quốc đang thách thức tầm ảnh hưởng của Nga ở Liên bang Sô Viết cũ. Người Nga đă dự trù để chấp nhận sự gia tăng hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong vùng trong khi lo ngại về việc Trung Quốc trở thành một thế lực chính trị. Kazakhstan đă từng là quốc gia vùng đệm về truyền thống để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc đối với nước Nga Châu Âu và nó đă từng nằm dưới ảnh hưởng của Nga. Chúng ta phải chú ư đến khu vực này. Nếu Nga bắt đầu cảm thấy rằng Trung Quốc trở nên quá chủ động ở khu vực này, nó có thể có hành động quân sự đáp trả sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

 

Về mặt lịch sử mà nói th́ những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga luôn phức tạp. Trước Đệ Nhị Thế Chiến, người Sô Viết đă có nỗ lực thao túng chính trị của Trung Quốc. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, mối quan hệ giữa Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc chưa bao giờ tốt như một số nghĩ và đôi lúc những mối quan hệ này trở nên thù địch, ví như vào năm 1968, khi quân lính Nga và Trung Quốc giao tranh dọc theo sông Ussuri. Về mặt lịch sử th́ người Nga sợ một bước đi của Trung Quốc đi vào những tỉnh vùng biển Thái B́nh Dương của họ. Người Trung Quốc sợ một bước đi của người Nga vào Măn Châu và xa hơn.

 

Cả hai điều này đă không xảy ra v́ những thách đố hậu cần liên quan quá lớn đến nỗi cả hai chẳng hứng thú ǵ đến việc mạo hiểm tấn công bên kia. Chúng ta sẽ cho rằng sự thận trọng này sẽ chiếm ưu thế trong t́nh h́nh hiện nay. Tuy nhiên, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Kazakhstan không phải là chuyện nhỏ đối với người Nga. Họ có thể quyết định không thừa nhận Trung Quốc ở đó. Nếu họ làm chuyện đó và nó trở thành chuyện quan trọng, điểm nhấn quan trọng thứ hai cho cả hai bên sẽ là vùng Thái B́nh Dương, bị phức tạp hóa bởi sự lân cận với Triều Tiên.

 

Thế nhưng những điều này chỉ là những khả năng về lư thuyết. Mối đe dọa của một cuộc phong tỏa bờ biển Trung Quốc của Hoa Kỳ, của việc dùng Đài Loan để cô lập phía bắc Trung Quốc, của việc chiến tranh v́ Kazakhstan — tất cả là những khả năng mà người Trung Quốc phải tính đến khi họ hoạch định cho chuyện xấu nhất. Thực tế là Hoa Kỳ không có quan tâm đến chuyện phong tỏa Trung Quốc và người Trung Quốc và người Nga sẽ không leo thang cạnh tranh v́ Kazakhstan.

 

Trung Quốc không có vấn đề địa chính trị về mặt quân sự. Nó đang ở thế mạnh về mặt truyền thống, an ninh về thực tế một khi nó nắm giữ các vùng đệm. Nó đă đạt được ba mục nhu cầu chiến lược. Điểm nhạy cảm nhất vào thời điểm này là nhu cầu [chiến lược] thứ nhất: sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điều đó không bị đe dọa về quân sự. Đúng ra, điều đe dọa đối với nó là kinh tế.

 

Những Phương diện Kinh tế của Địa Chính trị Trung Quốc

 

Vấn đề của Trung Quốc, cội rễ ở địa chính trị, là kinh tế và nó biểu hiện ở hai mặt. Điều đầu tiên là đơn giản. Trung Quốc có một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Nó ở vị trí phụ thuộc. Không thành vấn đề dự trữ ngoại tệ của nó lớn đến đâu hay công nghệ của nó cao cấp đến mức nào hay lực lượng lao động rẻ đến đâu, Trung Quốc phụ thuộc vào thiện ư và khả năng của các nước khác để nhập khẩu hàng hóa của nó — cũng như khả năng thật sự chuyên chở chúng. Bất cứ sự thay đổi nào của ḍng hàng này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế của Trung Quốc.

 

Lư do chủ yếu những nước khác mua hàng Trung Quốc là giá cả. Chúng rẻ v́ những chênh lệch tiền lương. Giả như Trung Quốc đánh mất lợi thế đó cho những nước khác hoặc v́ những lư do khác, khả năng của nó để xuất khẩu sẽ giảm. Hiện nay, ví dụ vậy, một khi giá năng lượng tăng, giá thành sản xuất tăng và sự quan trọng tương đối của sự chênh lệch tiền lương giảm. Đến một lúc nào đó, khi mà những bạn hàng của Trung Quốc nhận ra nó, giá trị của hàng nhập khẩu Trung Quốc tương đối với giá cả chính trị của việc đóng cửa những nhà máy của họ sẽ thay đổi.

 

Tất cả những điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Trung Quốc không thể kiểm soát giá dầu trên thế giới. Nó có thể dùng dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ những giá cả đó cho các nhà sản xuất nhưng điều đó sẽ ngầm chuyển tiền ngược về những quốc gia tiêu thụ. Nó có thể kiểm soát sự gia tăng lương bằng cách áp đặt các hạn chế giá cả nhưng điều đó sẽ gây bất ổn nội bộ. Trọng tâm của Trung Quốc là nó đă trở thành xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới, và với tư cách đó, nó hoàn toàn lệ thuộc vào thế giới tiếp tục mua hàng hóa của nó hơn là của người khác.

 

Có những vấn đề khác đối với Trung Quốc, từ một hệ thống tài chánh rối loạn cho đến đất nông nghiệp bị lấy khỏi canh tác để xây nhà máy. Những điều này đều quan trọng và là một phần của câu chuyện. Thế nhưng ở địa chính trị mà chúng ta t́m kiếm trọng tâm, và đối với Trung Quốc trọng tâm là nó càng trở nên hiệu quả ở xuất khẩu th́ nó càng trở thành con tin của những khách hàng của nó. Một số nhà quan sát đă cảnh báo rằng Trung Quốc có thể rút tiền ra khỏi nhà băng của Mỹ. Khó có thể xảy ra nhưng cứ giả sử là như thế. Thế liệu Trung Quốc sẽ làm ǵ mà không có khách hàng Hoa Kỳ?

 

Trung Quốc tự đặt ḿnh vào vị trí mà nó phải làm vừa ḷng khách hàng. Nó vật lộn với thực tế này hàng ngày nhưng thực tế là phần c̣n lại của thế giới ít phụ thuộc vào xuất khẩu của Trung Quốc hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào phần c̣n của thế giới.

 

Điều này đưa chúng ta đến điểm thứ nh́ mà c̣n là phần quan trọng hơn cả của vấn đề kinh tế của Trung Quốc. Nhu cầu địa chính trị đầu tiên của Trung Quốc là bảo đảm sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điểm thứ ba là bảo vệ bờ biển. Đánh cược của Đặng rằng là ông ta có thể mở cửa bờ biển mà không gây xáo trộn sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Điểm thứ ba là bảo vệ bờ biển. Đánh cược của Đặng rằng là ông ta có thể mở cửa bờ biển mà không gây xáo trộn sự đoàn kết của Hán Trung Hoa. Cũng như ở thế kỷ 19, vùng duyên hải trở nên giàu có. Vùng nội địa vẫn vô cùng nghèo khó. Vùng duyên hải dính mắc sâu đậm vào kinh tế toàn cầu. Vùng nội địa th́ không. Bắc Kinh một lần nữa cân bằng giữa vùng duyên hải và nội địa.

 

Những lợi ích của vùng duyên hải và những lợi ích của các nhà nhập khẩu và cách nhà đầu tư là gắn bó mật thiết lẫn nhau. Lợi ích của Bắc Kinh là ở việc duy tŕ ổn định nội bộ. Một khi những áp lực gia tăng, nó sẽ t́m cách gia tăng sự kiểm soát của nó về đời sống chính trị và kinh tế của vùng duyên hải. Lợi ích của vùng duyên hải là nắm giữ lấy tiền của nó. Bắc Kinh sẽ t́m cách thỏa măn cả hai mà không để Trung Quốc tan vỡ và không phải đi đến những phương pháp tận diệt của Mao. Thế nhưng t́nh h́nh kinh tế càng xấu đi của thế giới càng làm nhu cầu ít đi cho hàng hóa của Trung Quốc và ít không gian cho Trung Quốc để xoay xở.

 

Phần thứ hai của vấn đề thoát thai từ phần thứ nhất. Giả sử rằng kinh tế thế giới bây giờ không suy thoái, nó sẽ vào một lúc nào đó. Khi nó suy thoái, và xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm đáng kể, Bắc Kinh sẽ phải cân đối giữa nội địa thèm khát tiền và vùng duyên hải bị thiệt hại trầm trọng. Điều quan trọng để nhớ là khoảng 900 triệu người Trung Quốc sống ở nội địa trong khi chỉ khoảng 400 triệu sống ở vùng duyên hải. Khi nói đến chuyện cân bằng quyền lực, vùng nội địa là mối đe dọa thiết thực đối với chính quyền trong khi vùng duyên hải gây bất ổn định trong phân bố của cải. Vùng nội địa có lợi thế đám đông. Vùng duyên hải có lợi thế hệ thống thương mại toàn cầu. Các hoàng đế đă vấp ngă v́ những thứ nhỏ hơn.

 

Kết luận

 

Địa chính trị được dựa vào địa lư và chính trị. Chính trị được xây dựng trên hai nền tảng: quân sự và kinh tế. Hai thứ tương tác và ủng hộ lẫn nhau nhưng hoàn toàn khác biệt. Đối với Trung Quốc, nắm giữ lấy những vùng đệm nói chung loại trừ những vấn đề quân sự. Những vấn đề c̣n lại đối với Trung Quốc là những vấn đề dài hạn dính líu đến đông bắc Măn Châu và sự cân bằng quyền lực ở Thái B́nh Dương.

 

Vấn đề địa chính trị của Trung Quốc là kinh tế. Nhu cầu địa chính trị thứ nhất của nó, duy tŕ sự đoàn kết của Hán Trung Hoa, và cái thứ ba, bảo vệ bờ biển, cả hai đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những lư do kinh tế hơn là quân sự. Những vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại từ kinh tế mà ra. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của thế hệ vừa qua là không ngừng do địa lư. Sự phát triển đă mang lại lợi ích cho vùng duyên hải và bỏ rơi vùng nội địa phía sau — đa số của Trung Quốc. Nó cũng làm cho Trung Quốc nhạy cảm đối với các thế lực kinh tế thế giới mà nó không thể kiểm soát và không thể giúp đỡ. Điều này không mới mẻ ǵ trong lịch sử Trung Quốc thế nhưng giải pháp thông thường của nó là ở chủ nghĩa địa phương và sự suy yếu của chính quyền trung ương. Tṛ đánh cược của Đặng đang được chơi bởi những người kế nhiệm của ông ta. Ông ta đă chia bài. Họ phải chơi nó.

 

Câu hỏi đặt ra là liệu cơ sở kinh tế của Trung Quốc có là một nền tảng hay là một sự cân bằng. Nếu đó là thứ đầu tiên, nó có thể tồn tại lâu dài. Nếu nó là điều sau, mọi thứ rút cục sẽ đổ vỡ. Có vẻ như có ít bằng chứng là nó là một nền tảng. Nó loại trừ hầu hết người Trung Quốc khỏi cuộc chơi, những người kiếm ít hơn $100 mỗi tháng. Đó là một sự cân bằng và nó đe dọa nhu cầu địa chính trị thứ nhất của Trung Quốc: ǵn giữ sự đoàn kết của Hán Trung Hoa.

 

(*): isohyet, đường trên bản đồ của những vùng có chung cùng một lượng mưa hàng năm — ND.

 

Theo: stratfor.com/analysis/geopolitics_china

 

 

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: