Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Sơ lược về

 

T̀NH BÁO và GIÁN ĐIỆP

 

 

 

Đỗ Hữu Long

 

 

 

Trong sinh hoạt hằng ngày, mỗi người chúng ta đều cần đến một số kiến thức đơn giản về chính trị, thời sự, luật pháp, khoa học, kể cả thời tiết, giá cả… để tránh bị vấp váp khi tiếp xúc, giao thiệp. Đối với một chính quyền, một quốc gia, doanh nghiệp, đoàn thể chính trị, tôn giáo…, việc t́m hiểu chính xác và đầy đủ về các đối lực xung quanh là một trong những nhu cầu thiết yếu để giữ ǵn an toàn nội bộ, chiếm ưu thế hoặc thắng lợi trong bất cứ hoàn cảnh nào, ứng xử nào (chính trị, kinh tế, quân sự …).  

 

A- T̀NH BÁO:

 

Để tồn tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều dành ưu tiên thành lập hệ thống t́nh báo nhằm ngăn chận ngoại nhân săn lùng tin tức, quậy phá, cùng lúc vươn tay t́m kiếm tin tức, tài liệu từ các quốc gia khác hoặc của các tồ chức nguy hiểm mà gián điệp là hoạt động bí mật thi hành công tác khó khăn nầy.

Với những dữ kiện thu nhận được, cơ quan t́nh báo quốc gia có nhiêm vụ phân tích, phối kiểm, nghiên cứu, đưa ra những giải tŕnh hoặc nhận định để chính quyền hoặc quốc gia làm cơ sở tạo nên kế hoạch, chính sách đối ngoại thích hợp và hữu hiệu.   

 

1/ T́nh Báo Hoa Kỳ.   

 

Hoa Kỳ là một nước giàu mạnh nên tổ chức t́nh báo cũng đồ sộ, phức tạp, tinh vi, có danh xưng Cộng Đồng T́nh Báo Hoa Kỳ (The United States Intelligence Community, viết tắt là IC). Cộng Đồng T́nh Báo Hoa Kỳ là một phức hợp liên bang gồm 16 cơ quan biệt lập, hoạt động vừa riêng lẻ vừa phối hợp, điều hành các công tác t́nh báo cần thiết làm cốt lơi cho kế hoạch và chính sách đối ngoại cũng như bảo vệ an ninh quốc nội.   

 

a- Nhiệm vụ:

 

Cộng Đồng T́nh Báo được thành lập từ Sắc Lệnh (Executive Order ) 12333 do Tổng Thống Ronald Regan kư ngày 4 tháng 12 năm 1981, qui định các nhiệm vụ chính:

-                  Sưu tầm tin tức t́nh báo cần thiết dành cho Tổng Thống, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Ngoại Trưởng, Bộ Trưởng Quốc Pḥng, các viên chức của các ngành hành pháp để những vị nầy hoàn thành nhiệm vụ và chức năng.

-                  Phát hành và phổ biến tin tức t́nh báo.

-                  Sưu tầm những thông tin đáng quan tâm, điều hành những hoạt động bảo vệ nước Mỹ trước những mưu đồ chống Mỹ, khủng bố quốc tế, buôn bán bạch phiến, và những hành vi thù địch nhắm vào Mỹ của những quyền lực, tổ chức, nhân vật, cơ quan ngoại quốc.

-                  Công tác đặc biệt (đây là những hoạt động yểm trợ cho những mục tiêu của chính sách đối ngoại mà vai tṛ của chính phủ Mỹ không được lộ diện hoặc có sự hiểu biết của quần chúng, không làm ảnh hưởng đến tiến tŕnh chính trị, công luận, chính sách, giới truyền thông ).

Những tài liệu gần đây cũng liệt kê thêm một số đối tượng của Cộng Đồng T́nh Báo như là: chiến tranh tin học (cyber warfare ), an ninh máy điện toán (computer security), tội phạm quốc tế (international organized crime).   

 

b- Tổ chức:

 

Cộng Đồng T́nh Báo Hoa Kỳ gồm có 16 thành viên, trong đó CIA là cơ quan trung ương, độc lập đuợc nhắc đến trước tiên và 15 thành viên c̣n lại trực thuộc các Bộ của chính quyền liên bang:

 

-  Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency – CIA).

 

Thuộc Bộ quốc Pḥng:

 

- Cơ Quan Trinh Sát, Giám Sát, T́nh Báo Không Quân (Air Force Intelligence, Surveillance, Reconnaissance Agency – AFISRA).

 

- T́nh Báo Lục Quân (Army Military Intelligence – MI).

 

- Cơ Quan T́nh Báo Quốc Pḥng (Defense Intelligence Agency – DIA).

 

- Hoạt Động T́nh Báo Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps Intelligence Activity – MCIA).

 

- Cơ Quan T́nh Báo Không Gian Địa Lư Quốc Gia (National Geospatial-Intelligence Agency – NGA).

 

- Sở Thám Sát Quốc Gia (National Reconnaissance Office – NRO).

 

- Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (National Security Agency – NSA).

 

- Sở T́nh Báo Hải Quân (Office of Naval Intelligence – ONI).

 

Thuộc Bộ Năng Lượng:

 

- Sở T́nh Báo và Phản T́nh Báo (Office of Intelligence and Counterintelligence – OICI).

 

Thuộc Bộ Nội An:

 

-Sở T́nh Báo và Phân Tích (Office of Intelligence and Analysis – I&A) .

 

-T́nh Báo Duyên Pḥng (Coast Guard Intelligence – CGI).

 

Thuộc Bộ Tư Pháp:

 

- Cục Điều Tra Liên Bang (Federal Bureau of Investigation – FBI).

 

- Cơ Quan Chống MaTúy ( Drug Enforcement Administration – DEA).

 

Thuộc Bộ Ngoại Giao:

 

- Pḥng T́nh Báo và SưuTầm (Bureau of Intelligence and Research – INR).

 

Thuộc Bộ Ngân Khố:

 

-Sở T́nh Báo Tài Chánh và Khủng Bố (Office of Terrorism and Financial Intelligence – TFI).

 

-                   

 

c- Ngân sách:

 

Những chi tiêu dành cho 16 cơ quan t́nh báo nêu trên thuộc loại bảo mật, chỉ được biết một cách tổng quát. Ngân sách gia tăng hàng năm: từ 43.5 tỉ đôla năm 2007, 47.5 tỉ đôla năm 2008 đến 49.8 tỉ đôla năm 2009 dùng trả lương cho khoản hàng trăm ngàn nhân viên, những chương tŕnh vệ tinh tốn kém hàng tỉ đôla, máy bay, khí giới, cảm ứng điện tử, phân tích tin tức, gián điệp, máy điện toán, nhu liệu. Theo báo Washington Post, để yểm trợ 16 cơ quan t́nh báo nêu trên phài cần đến 1,271 tổ chức chính quyền, 1,931 công ty tư nhân trong 10.000 địa điểm rài rác khắp nước Mỹ để làm công tác chống khủng bố, an ninh nội địa, và t́nh báo.   

 

2/ T́nh Báo Việt Nam Cộng Hoà.

 

a- Tổ Chức:

 

Cơ quan t́nh báo chiến lược chính thức của Việt Nam Cộng Hoà là Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo (Central Intelligence Office – CIO), thành lập do Sắc Lệnh 109/TTP ngày 5 tháng 5 năm 1961.

 

Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo đặt trực thuộc Phủ Tổng Thổng, có nhiệm vụ thu thập tin t́nh báo chiến lược của Bắc Việt và các nuớc liên quan, cố vấn chính phủ về an ninh quốc gia.

 

Các tổ chức của Phủ Đặc Ủy TUTB gồm có:

 

-Cục T́nh Báo Quốc Nội với các Nha Điệp Báo (ban K), Nha Phản Gián (ban U), Nha Chính Trị (ban Z) và các Đoàn Công Tác Đặc Biệt của mỗi Vùng Chiến Thuật;

 

-Cục T́nh Báo Quốc Ngoại với các Biệt Cục Phú Xuân ở Pháp, Lam Sơn ở Anh, Thái B́nh Dương ở Nhật, Tiền Giang ở Thái Lan, Phú Quốc ở Campuchia ;

 

-Trung Tâm Thẩm Vấn Quốc Gia.   

 

b-Những ngày cuối của T́nh Báo VNCH:

 

Những quân cán chính VNCH có thời gian “lao động” tại trại Z30D Hàm Tân đều nh́n thấy những người bạn tù đặc biệt làm việc trong khu nhà bếp. Đó là quư ông: Phụ Tá Tr, Trung Tá TkC,(biêt cục trưởng Phú Quốc?), Giám Đốc NmL, Thiếu Tá B, và một số bạn trẻ nhân viên Phủ ĐUTUTB hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Saig̣n.

 

Trao đồi tâm t́nh đuợc biết rằng vào giữa tháng 4/ 1975 cơ quan đă chuẩn bị một danh sách toàn thể nhân viên, cán bộ Phủ Đăc Ủy và gia đ́nh di tản bằng tàu thủy. Những ngày cuối tháng 4/1975, Thiếu Tá B, một trưởng lưới hàng đầu của Phủ Đặc Ủy vẫn c̣n làm việc trực tiếp với cố vấn Mỹ rà xét lại các đầu mối cài cắm dảnh cho công tác mai hậu ! Ngày 29/4/75 toàn thể nhân viên, cán bộ các cấp Phủ ĐUTUTB nhận được thông báo tập họp tại đường Nguyễn Hậu - một đường nhỏ sau lưng Bưu Điện Saig̣n, đối diện với Toà Đại Sứ Mỹ - để được chuyên chở bằng phi cơ trực thăng ! Họ chờ đợi đến chiều và một Trung Tá – Trung Tá LnT – t́nh nguyện chen vào Toà Đại Sứ để liên lạc. Kết quả, chỉ một ḿnh Trung Tá LnT vượt thoát, tất cả số người c̣n lại đều quay về kiếm phương tiện khác khi không c̣n bóng dáng những chiếc trực thăng nỗ máy, phun khói, vun vút trên bầu trời Sàig̣n !

 

Đa số các viên chức của Phủ ĐUTUTB đều không thoát nạn 30/4/75, bị giam giữ tại miền Bắc, chỉ một số ít nêu trên được “cải tạo” tại miền Nam, trại Z30D Hàm Tân để bất cứ lúc nào cần đến, Cục phản gián cộng sản đem xe đến chở về Saigon làm việc một vài tuần lễ.

Những người bạn đó bây giờ ra sao? Phụ Tá Tr vẫn dáng ngưởi trí thức, mănh khảnh làm việc tại những trạm gởi xe trung tâm thành phố San Jose; Trung Tá TkC “mai danh ẩn tích” đâu đó trong quận hạt Santa Clara (California), hạn chế tối đa liên lạc, tiếp xúc; Thiếu Tá B đoàn tụ với gia đ́nh ở Đức; Giám đốc NmL (Khoá 2 Đốc Sự HC, chủ nhiệm báo Quật Cường ) định cư tại Ohio; một vài khuôn mặt trẻ sinh viên thời đó, nay đang ăn nên làm ra trong xă hội mới. Nhân tiện cũng nhắc đến truờng hợp ông NpL một viên chức cao cấp Phủ Đặc Ủy TUTB, tốt nghiệp Khoá 3 Đốc Sự HC tác giả tập sách Tử Vi Hàm Số bị cộng sản tra khảo tàn bạo để t́m kiếm những tin tức vể Tổ Chức Phục Quốc và chết trong trại tù miền Bắc !

 

 

 

B-GIÁN ĐIỆP.

 

Gián điệp là hoạt động t́m kiếm những tin tức bí mật về quân sự, chính trị, kinh tế … bẳng những nhân viên do thám hoặc bằng những khí cụ. Theo Oxford Dictionary of the US Military th́ gián điệp là hành vi thâu thập, phân phối, chuyển giao, hoặc tiếp nhận những tin tức về quốc pḥng với ư đồ, hoặc có lư do để tin rằng những thông tin đó có thể gây nguy hại đến một quốc gia hay quyền lợi của một quốc gia bên ngoài.  

 

1/ Tổng Quát.

 

Tất cả các quốc gia đều có mạng lưới gián điệp. Đây là nỗ lực của chính quyền dùng cách lừa đảo để nắm được những tin tức hoặc tài liệu quan trọng, kín đáo của những quốc gia khác mà các mạng lưới truyền thông thông thường không thể cung cấp. Những công ty kỹ nghệ, những đoàn thể chính trị … cũng dùng những phương tiện tương tự để có đuợc những tin tức xác thật của đối thủ hay địch thủ. Khoản 80% những hiều biết về các quốc gia bên ngoài từ những luồng tin công khai như là truyền thông công cộng, những tài liệu và báo cáo do chính quyền phát hành, các tạp chí kinh tế và khoa học kể cả những sưu tầm hợp pháp về những tin tức chiến lược và chính trị do các đại sứ và những tùy viên quân sự cung cấp đều có giá trị giới hạn. Những tin tức “sống c̣n” nhất nằm trong 20% c̣n lại.  

 

Tất cả các quốc gia đều giữ bí mật, cấm nhặt việc truy cập những hồ sơ chứa đựng những toan tính, những khả năng thật sự và những khiếm khuyết có tính cách chiến lược. Những hồ sơ lưu trữ hệ trọng như thế chỉ có thể thâu thập một cách bất hợp pháp bởi những điệp viên, những người có đủ khả năng lẩn tránh, luồn lách không bị phát hiện, không bị bắt. Điều hành mạng lưới điệp viên t́m kiếm tin tức bằng những phương pháp bí mật là nhiệm vụ của các cơ quan gián điệp, một bộ phận ṇng cốt của hệ thống t́nh báo quốc gia.

Tất cả chính quyền đều nh́n nhận gián điệp là chức năng cần thiết để bào tồn quyền lợi quốc gia. Trong tác phẩm The Strategy of Subvertion, Paul W. Blackstock nêu lên một ư nói về gián điệp: “Sự sống c̣n của quốc gia được viện dẫn để biện minh cho những phương tiện bất hợp pháp được xử dụng” (Survival of the state is invoked to justify the illegal means used). Luật quốc tế cũng nhân nhượng quyền của tất cả quốc gia được sử dụng điệp viên trong thời chiến. Điều 29 Công Ước Hague năm 1907 nói rằng một người được xem là gián điệp khi nào anh ta lén lút truy tầm tin tức hay là dưới môt vỏ bọc gian trá. V́ vậy một quân nhân trong quân phục hoạt động trong lănh thổ địch không phải là một gián điệp, nhưng khi anh ta mặc thuởng phục thu nhặt tin tức, anh ta là một điệp viên.  

 

a-Điệp Viên.

 

Sự mạo hiểm của gián điệp cũng không có giá nhất định. Một người bị một quốc gia khác kết tội gián điệp có thể bị trục xuất, giam giữ hoặc tử h́nh. Một người bị quốc gia ḿnh kết tội làm gián điệp cho ngoại quốc bị xem lả phản quốc, sẽ bị tuyên án tù hoặc tử h́nh.

Trường hợp Aldrich Ames là một tấm gương điển h́nh cho các chính quyền và các tồ chức chính trị. Anh ta là một viên chức phản gián và phân tích của CIA bị KGB móc nối để có tiền cung cấp cho vợ tiêu xài. Do tài liệu của Ames chuyền giao, KGB đă sát hại hàng chục điệp viên của Mỹ cài cắm trong các cơ quan tại Nga. Sau thời gian theo dơi công phu, FBI đă bắt Ames với đầy đủ tang chứng năm 1994. Ames bị tuyên án tù chung thân không ân xá và người vợ yêu quư, xinh đẹp lănh năm năm tù. Người gián điệp Nga liên lạc công tác với Ames được trục xuất về nước. Cũng nên nhắc đến vụ vợ chồng Rosenbergs là hai người Mỹ cộng sản gốc Do Thái bị lên ghế điện ngày 19 tháng 6 năm 1953 v́ phạm tội trao tài liệu chế tạo bom nguyên tử cho Liên Xô.

Hoạt động gián điệp giữa các quốc gia trong thời b́nh chủ yếu dựa vào thông lệ quốc tế (international custom). Khi bị bắt quả tang thâu lượm tin tức bằng cách hối lộ, trộm cắp, cưỡng chế… một điệp viên thường được hưởng qui chế ngoại giao và trục xuất. Đáp lại, một điệp viên cấp bậc tương đương cũng được nước liên can áp giải ra phi trường. Kể từ đầu thập niên 1960, Hoa Kỳ và Liên Xô đă trao đổi và cho về nước những điệp viên then chốt bị bắt hoặc bị giam giữ.  

Cá nhân điệp viên thường được sử dụng như người quan sát. Chức năng nầy đang được thay thế bằng những khí cụ kỹ thuật như là máy bay trinh sát, vệ tinh, máy chụp h́nh lén…phối hợp với những thiết bị điện tử can thiệp vào mạng lưới thông tin, xác định vị trí lắp đặt, thu thập dữ kiện về những biến cố chiến lược quan trọng như là khai hoả vệ tinh, thí nghiệm nguyên tử, di chuyển quân đội gồm cả máy bay, tàu chiến, tiềm thủy đỉnh. Những tiến bộ kỹ thuật trong việc giải mă và phân tích thông tin đă góp phần lớn làm gia tăng lưu lượng thông tin t́nh báo.

Tuy nhiên vai tṛ của gián điệp trong việc cung cấp những điều bí mật do đương sự trực tiếp hay gián tiếp can dự vẫn không bị giảm sút. Nhiệm vụ chính của điệp viên là làm thế nào để có những tài liệu hệ trọng nhất của quốc gia đối thủ - những dự kiến hoặc kế hoạch chiến lược, được lưu  trữ trong văn khố bảo mật- bằng những phương tiện hấp dẫn thích hợp nhất (sắc đẹp, tiền thưởng, danh vọng…) mua chuộc những viên chức thẩm quyền. Cũng thế, các điệp viên hoạt động trong các hăng xường công nghiệp tập trung t́m kiếm bằng cách sao chép, hối lộ, đánh cắp những bí mật thương mại, những tin tức khoa học, kỹ thuật cung cấp cho chủ nhân để những người nầy t́m ra những quyết đinh thuận lợi trong việc cạnh tranh với các công ty khác.  

 

b- Thông tin bí mật.

 

Trong hoạt động gián điệp do nhu cầu bảo mật, số lần liên lạc và độ dài của bản tin cần rút giảm tối thiểu tuyệt đối để luồng tin tức không có cơ hội bị tiết lộ. Bất kỳ một bản tin nào cũng có sự nguy hiểm v́ nó liên hệ đến những thành viên của tổ chức. V́ vậy, khi đối phương khám phá một điểm nhỏ trong bản tin, từ đó toàn mạng lưới bị theo dơi bởi những phân tich và giám sát. Phần lớn những nhân viên t́nh báo bị bắt trong lúc làm việc chuyển giao tin tức hoặc do hậu quả đường dây thông tin bị đổ bể. Thí dụ, một trong những đầu mối bắt giữ điệp viên sô viết trung tá Rudolf Abel tại Nữu Ước khi t́m thấy một cuộn vi phim mă hoá cuốn trong một đồng xu (coin) bị vở đôi do một chú bé bán báo đánh rơi.

Hai mục tiêu chính trong việc thông tin là bảo mật nội dung bản tin và chính bản tin. Đối với những thông tin hợp lệ, sự thay đổi độ mật bằng cách xử dụng mă số và mật mă theo mức độ từ thấp đến cao.

Trong nhiều thế kỷ, loại mực đặc biệt được sử dụng không nh́n thấy chữ viết cho đến khi được “xử lư” mà phương cách thường dùng lả hơi nóng hoặc hoá chất. Ngày nay, những bản tin bí mật được che giấu bằng những kỹ thuật hiện đại, khó bị phát hiện. Trong ngành điệp báo việc thông tin luôn đặt trên căn bản giả định rằng tất cả những phương pháp vả phương tiện truyền tải tin tức luôn luôn bị các cơ quan an ninh theo dơi chặt chẽ. V́ vậy, thư từ, điện thoại, điện tín, quảng cáo trên báo chỉ sử dụng bằng những dấu hiệu ngắn gọn hoặc bằng những biệt ngữ (jargon) đă thoả thuận trước. Trạm phát thanh trực tiếp phát đi những những bản tin đă mă hoá hoặc biệt ngữ nhưng phải thật ngắn để tránh phát hiện bởi những thiết bị ḍ t́m vị trí.

Hoạt động gián điệp vẫn có sự liên lạc giữa cá nhân điệp viên với người trưởng lưới (case or control officer) và mỗi cá nhân trong mạng lưới để trao đổi tin tức, nhận những điều chỉ dẩn và sự yểm trợ. Trường hợp những buổi hội họp có nguy cơ rủi ro hoặc không an toàn được thay đổi bằng cách dùng một nhân viên trung gian nhận tin và chuyển giao đến đầu mối khác. Những nhân viên phục vụ trong các tiệm ăn, những tài xế, phi công, tiếp viên hàng không … là những người thường làm công tác chuyền giao tin tức vả gọi lả “hộp thư sống” (live-drop). Trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua, cộng sản thường xử dụng “hộp thư sống” để thông báo, liên lạc, chuyển gởi tin tức, chỉ thị … “Hộp thư chết” (dead-drop) là những nơi ần khuất hoặc không gây sự chú ư như là quầy gọi điện thoại công cộng, trạm kiểm tra hành lư, ghế đá công viên …thuận tiện cất dấu vi phim dành cho một điệp viên khác đến thu nhặt.  

Trong ngành gián điệp, kỹ thuật che dấu (the technique of concealment) đuợc phát triển đến mức độ tinh vi giống như trong các hoạt động bí mật của bọn người buôn lậu bạch phiến quốc tế. Hai đối tượng cần được giấu kín đó là trang thiết bị và bản tin t́nh báo. Những vật dụng căn bản cần che dấu gồm có máy chụp h́nh loại Minox, phim và thiết bị microdot, máy vi âm, máy ghi âm,máy thu âm, phát âm và những dụng cụ quan sát khác nữa. Kỹ thuật vi hoá (microminituriza tion) và những nghiên cứu về điện toán hỗ trợ kỹ thuật che dấu. Những dữ kiệnvề t́nh báo hay là những báo cáo nếu không chuyển giao bằng khẩu truyền, thường được chuyển vảo vi phim hay siêu giảm thiểu (superminiaturize) thành ra microdot, thu gọn một trang giấy thành một dấu chấm. Tuy nhiên thiết bị microdot khó có thể dấu giếm và người sở hữu sẽ tạo ra sự nghi ngờ. V́ lư do vi phim dễ cất dấu trong các vật dụng rỗng ruột như dao cạo râu, ống son môi, ṿng đeo tay, đồng xu… nên vẫn cỏn hữu dụng trong công tác gián điệp.  

 

c-Tổ chức và tuyển dụng.

 

Mặc dù mỗi quốc gia đều nỗ lực cải tiến tổ chức gián điệp thật hữu hiệu nhưng vẫn dựa theo các nguyên tắc và kỹ thuật bảo mật đă được phổ cập từ nhiều thế kỷ. Một nguyên tắc căn bản bảo vệ an toàn công tác gián điệp, đó là phân định giới hạn (compartmentalization). Đây là sự phân định chặt chẽ công việc và kiến thức trên căn bản “cần biết” (need to know) đề bảo vệ công tác và cá nhân tham gia vào mỗi giai đoạn.   

Theo một mô thức điển h́nh, cơ quan t́nh báo quốc gia quyết định t́m kiếm những loại tin tức ǵ và bí mật thu thập những yếu tố nào. Những nhu cầu tin tức được chuyển đến phân bộ công tác bí mật và truyền đạt từ trung ương đến trưởng trạm (station chef) địa phương hoặc quốc ngoại. Người trưởng trạm tuyển dụng điệp viên t́m người có nhiều hy vọng tiếp xúc với tin tức cần thiết để hoàn thành nhu cầu t́nh báo. Mỗi điệp viên được thu nhận riêng lẽ và được chăm sóc trong suốt thời gian phục vụ bởi một trưởng lưới mà anh ta chỉ biết qua bí số hay bí danh. Những điệp viên được tuyển dụng gọi là những nguồn tin (assets or sources) tạo thành một mạng lưới (network) tuy rằng mỗi người luôn hoạt động riêng biệt. Những mục tiêu đầu tiên thường nhắm vào những người làm việc trong ngành ngoại giao, quốc pḥng, mật mă, năng lượng nguyên tử, hay những cơ quan mà họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp cận với những hồ sơ hoặc kế hoạch chính trị, quân sự, khoa học.  

Có nhiều động cơ khích lệ con người gia nhập hoạt động gián điệp. Ư thức hệ và những thôi thúc về chính trị là yếu tố quan trọng nhất để điệp viên làm việc trung thành trong nhiều năm bằng cái giá của mạng sống cho đến khi bị bắt hoặc trốn thoát. Trường hợp đại tá Xô Viết Oleg Penkovsky là một thí dụ. Ông ta đă làm việc với Sở T́nh BáoAnh Quốc (British Intelligence), cung cấp những tin tức quân sự, khoa học vô cùng giá trị trong suốt 16 tháng trước khi bị bắt và bị kết tội gián điệp tháng 10 năm 1972.

Tiền bạc cũng là yếu tố hấp dẫn người ta làm gián điệp. Trước toà án ở Sophia tháng 12 năm1963, Ivan-Asen Georgiev, cố vấn phái đoàn Bulgary tại Liên hiệp quốc, khai rằng ông ta đă được trả giá 200.000 đôla để làm gián điệp cho CIA trong thời gian 7 năm.

Áp bức, gài bẫy hoặc blackmail - là hành vi hăm doạ, ép buộc một cá nhân phài làm theo yêu cầu, nếu không sẽ bị nguy hại đến tính mạng hoặc danh dự - là những phương cách tuyển mộ điệp viên.

Trong cuộc chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam từ 1945 đến 1975 tất cả ba phương pháp trên đều được các bên xừ dụng.  

 

 2/ Gián Điệp Mỹ.

 

Tất cả hoạt động gián điệp của Hoa Kỳ hiện nay được điều hành bởi Sở Mật Vụ Quốc Gia (The National Clandestine Service), một cơ quan tân lập cải biến từ Nha Công Tác ngày trước, là một tổ chức có quyền hạn rộng răi thuộc Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA). Sở Mật Vụ QG phối hợp, liên lạc công tác với các HUMINT ( Human Intelligence) của CIA và các cơ quan t́nh báo khác trong Cộng Đồng T́nh Báo Hoa Kỳ.

Sở Mật Vụ QG được chính thức công bố thành lập vào ngày 13/10/2005 do Dự luật của Nghị sĩ Pat Robert đệ tŕnh sau thảm họa 9/11. Giám Đốc đương nhiệm là John D Bennett. Giám Đốc Sở Mật Vụ báo cáo với Giám Đốc Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA).  

 

 3/ Gián Điệp Tàu.  

 

a-               Tôn Vũ Binh Pháp.

 

Hầu hết những tài liệu nghiên cứu về gián điệp hiện hành đều nhắc đến Tôn Vũ như một vị thầy. Ông sinh thời khoản 545 TCN, một tướng giỏi của Ngô Vương Hạp Lư. Tôn Tử lưu lại hậu thế tài liệu Tôn Tử Binh Pháp gồm nhiều thiên, trong đó thiên thứ mười ba nói về gián điệp. Tác giả phân chia năm loại gián điệp:

-                  Nhân gián (hương gián) là lấy người làng bên nước địch dùng làm gián điệp.

 

-                  Nội gián là lấy quan lại của địch dùng làm gián điệp.

 

-                  Phản gián là lấy gián điệp của địch dùng làm gián điệp cho ḿnh.

 

-                  Tử gián là ta phô trương các vật giả trá bên ngoài, báo cho gián điệp của ta biết để truyền tin cho địch.

 

-                  Sinh gián là hạng gián điệp trở về được để báo cáo t́nh h́nh.

 

Sự tương quan lẫn nhau giữa các loại gián điệp được giải thích như sau :

 

T́m cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụ dỗ họ, dẫn dắt họ, cho họ ăn ở, như thế có thể dùng họ làm phản gián cho ta được. Nhờ họ làm phản gián mà ta biết t́nh h́nh của nước địch, do đó kiếm được hương gián và nội gián bên nước địch để mà lợi dụng. Nhân sự phản gián mà biết được địch h́nh, cho nên khiến tử gián bày đặt việc dối trá để đến cáo giác với quân địch. Nhân sự phản gián biết được địch t́nh, cho nên có thể sai phái sinh gián đi về đúng kỳ hạn.

Ông cũng đề cao vai tṛ gián điệp: “Không phải là bậc thánh trí th́ không dùng được gián điệp, không phài là bậc nhân nghĩa th́ không sai khiến được gián điệp, không tinh vi, khéo léo th́ không biết được thực t́nh nhờ gián điệp ”. Trong đoạn kết của thiên thứ 13, gián điệp c̣n được nhắc đến ở tầm mức long trọng hơn nữa: “Chỉ bậc vua sáng, tướng tài mới có thể dùng bậc thượng trí làm gián điệp nên đều thành công lớn. Đó là điều cốt yếu của việc binh bị, ba quân nhờ cậy vào đó mà hành động”.

 

b-               Những cơ quan t́nh báo của Trung Cộng (Chinese intelligence-gathering agencies).

 

c-                

-                  Bộ An Ninh Quốc Gia (Ministry of State Securty): ngày trước Bộ nầy chỉ là một văn pḥng của Bộ An ninh công cộng (Ministry of Public Security) được nâng lên thành cấp Bộ tháng 6 năm 1983. Bộ nầy có nhiệm vụ t́m kiếm tin tức t́nh báo và phản t́nh báo. Theo những nguồn tin t́nh báoTây phương Bộ ANQG hoạt động t́nh báo trên 170 thành phố của 50 quốc gia qua trung gian các Sở Công Tác nước ngoài. Bộ cũng được phép theo dơi những người Hoa ly khai,chống đối ờ ngoại quốc và thành lập những vỏ bọc cho những nhà ngoại giao và điệp viên cài cắm vào số lượng 15.000 sinh viên đang theo học các đại học Mỹ cũng như hàng ngàn người Hoa đến Mỹ theo diện thương gia, hội viên các phái đoàn văn hoá, khoa học.

 

-                   

 

-                  Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (People’s Liberation Army) điều hành nhiều cơ quan lảm công tác t́nh báo như là: Pḥng Nh́ hay là pḥng t́nh báo (Second Department or Intelligence Department); Pḥng Ba hay là pḥng chiến tranh điện tử (Third or Electronic Warfare Department): Pḥng Bốn (Fourth Department) tập trung vào chiến tranh tin học; Pḥng Hậu cần tổng quát và Pḥng Vũ trang tổng quát (General Armaments Department and General Logistics Department); Pḥng Tổng Chính trị Quân đội giải phóng nhân dân (the PLA General Political Department).

 

-                  Nhóm Lănh Đạo Chính Pháp (Political Legal Leading Group): là một cơ quan trực thuộc Quân Ủy đảm trách t́nh báo hải ngoại và thi hành luật pháp trong nội bộ.

 

-                  Cục Điều Tra (Investigations Department) là một cơ quan của đảng cộng sản có nhiệm vụ điều tra chính trị với tất cả đảng viên.

 

-                  Cục Công Tác Mặt Trận Đoàn Kết (United Front Works Department): là cơ quan của đảng cộng sản Tàu có nhiệm vụ theo dơi người Hoa sống ở ngoại quốc, thưởng là công dân của những quốc gia cư ngụ. Cục Công Tác trú đóng trong các đại sứ quán hoặc lảnh sự quán, t́m kiếm những nhân vật quan trọng có tổ tiên gốc người Hoa tạo ảnh hưởng theo sự ch́ đạo của đảng cộng sản. Cục Công Tác cũng theo dơi những nhà khoa học, giáo sư làm việc ở ngoại quốc buộc họ phải trở về Trung cộng khi măn hạn.

 

-                  Ủy Ban Khoa Học, Kỹ Thuật, và Kỹ Nghệ Quốc Pḥng (The Commission of Science, Technology, and Industry for National Defense): gởi điệp viên ra ngoại quốc nhất là Hoa Kỳ t́m mua những kỹ thuật và thiết bị quốc pḥng bị cấm xuất cảng. Những tổ chức nầy ngụy trang dưới các danh xưng như là: Tổ Hợp Thời Đại Mới (New Era Corp.,), Tổ Hợp Đầu Tư Quốc Tế (Chinese International Investment Corp.,), Bách Khoa Kỹ Thuật (Poly Technologies).   

 

d-               Những vụ án gián điệp Trung cộng tại Mỹ.

 

Nhằm phát triển quân sự và những mục tiêu hiện đại hoá khác trong tương lai lâu dài, Trung công tập trung nỗ lực chiếm đoạt kỹ thuật của Hoa Kỳ bằng nhiều phương cách như là gián điệp, khai thác những công ty thương mại, tiếpxúc với những mạng lưới khoa hoc. Trung cộng lợi dụng khe hở của luật pháp Mỹ để hoạt động gián điệp tránh bị truy tố. Trung cộng sử dụng mạng lưới điệp viên rộng lớn thu nhặt từng mẫu tin nhỏ mang về nước lắp ghép, phối kiểm, giải đoán. Thông thường những thông tin rời rạc như thế không đủ bằng chứng để chính quyền Mỹ truy tố nghi can.

Sự xông xáo của điệp viên Trung cộng tại Mỹ nhắm vào các pḥng thí nghiệm vũ khí nguyên tử tối tân ở Los Alamos, Lawrence Livermore, Sandia, Oak Ridge. Trung cộng đă đánh cắp được những tin tức bí mật của các loại đầu đạn gắn vào các loại hoả tiễn liên lục địa như là W-W-56 Minuteman II, W-62 Minuteman III, W-76 Trident C-4 và W-88 Trident D-5 dùng cho tiềm thuỷ đỉnh chiến lược. Trung cộng cũng đă cuỗm được tài liệu về quan niệm tạo h́nh vũ khí, đầu đạn tự hành …

Từ nhiều thập niên qua, cơ quan t́nh báo Mỹ đă khám phá rất nhiều trường hợp với một số điệp viên tiêu biểu sau đây:

-                  Larry Wu-Tai Chin. Đương sự làm việc cho cộng đồng t́nh báo Hoa Kỳ gần 30 năm, cũng lả thời gian cung cấp cho Trung cộng những hồ sơ mật. Chin được Trung cộng tuyển dụng làm gián điệp khi làm thông dịch viên cho lănh sự Mỹ tại Thượng Hải. Chin cũng đươc CIA thuê mướn làm cho Sở Phát thanh tin tức ngoại quốc. Sau khi được nhập tịch Mỹ năm 1965, Chin được thuyên chuyển về Arlington, Virginia, nơi đây đương sự có dịp tiếp xúc với những hồ sơ nhạy cảm, những báo cáo từ những điệp viên hải ngoại, phiên dịch những tài liệu của nhân viên CIA hoạt động tại Trung cộng. Kết quả, Trung cộng nắm được những hoạt động t́nh báo của Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Tài liệu đáng giá nhất mà Chin cung cấp cho Trung cộng là kế hoạch b́nh thường hoá quan hệ với Bắc Kinh của Tổng Thống Nixon (hai năm trước khi Tổng Thống Nixon thực hiên chuyến công du lịch sử nầy). Tháng 2 năm 1986, Larry Wu-Tai Chin bị truy tố 17 tội trạng gồm có gián điệp, âm mưu và trốn thuế.

-                  Katrina Leung. Năm1982 nhân viên FBI James Smith tuyển dụng Leung, một nữ di dân từ Trung cộng vào làm việc trong cơ quan phản gián nhắm vào ngưởi Hoa. Leung, trong vỏ bọc một cố vấn thương măi, tỏ ra thành công trong việc tiếp xúc với những viên chức cao cấp chính quyền Trung cộng. Rốt cuộc, Leung quyến rũ Smith trong thú vui chơi xác thịt kéo dài hai thập kỷ. Smith lâm vào ngơ bí (blackmail) đành chấp nhận tạo thuận tiện cho Leung tiếp cận với các hồ sơ mật để y thị chụp h́nh. Leung đă cung cấp cho Trung cộng những tin tức về nguyên tử, quân sự và những vấn đề chính trị. Tiếp theo, một nhân viên FBI khác nữa, William Cleveland, cũng bị Leung lôi cuốn. Y thị vận dụng khả năng đăc biệt của nữ giới khống chế hai nhân viên FBI trong ṿng tay để t́m kiếm và cung cấp cho Trung cộng những tin tức giá trị cao suốt 18 năm.

-                  Peter Lee, môt nhà vật lư, sinh trưởng từ Trung cộng làm việc tại pḥng thí nghiệm vũ khí nguyên tử Los Alamos, và sau đó làm việc cho TRW, một nhà thầu quốc pḥng tại California. Lee bị xử phạm tội chuyển giao những tin tức bí mật quốc pḥng cho các khoa học gia Trung cộng nhân dịp công du Bắc Kinh gồm những tài liệu như là vũ khí, kỹ thuật phát hiện tàu ngầm bằng vi ba và những dữ kiện quốc pḥng khác nữa giúp Trung cộng nhanh chóng phát triển vũ khí nguyên tử.

-                  Chi Mak, một kỹ sư sinh trưởng tại Trung cộng, nhân viên của nhà thầu L-3 Communications có trụ sở tại California. Chi làm việc trong ngành kỹ thuật sức đẩy không gây tiếng động. Chi được gián điệp Trung cộng khuyến khích tích cực tham gia nhiều hiệp hội chuyên nghiệp, các cuộc hội thảo và sưu tập những sự kiện đặc biệt trong các buổi thuyết tŕnh ghi vào dĩa nhựa. Đặc biệt, Chi đă gởi về Trung công những tin tức vô giá về vũ khí,vũ khí không gian, chiến hạm, tiềm thủy đỉnh của Mỹ. Năm 2008, Chi bị tuyên án 24 năm rưỡi tù về các hoạt động gián điệp.

-                  Dongfan “Greg” Chung: Tháng 2 năm 2010, các cơ quan truyền thông đều đăng tải tin toà án xử vụ điệp viên Dongfan “Greg” Chung . Chung, một kỹ sư 73 tuổi sinh quán tại lục địa, nhân viên của hăng Boeing can tội cung cấp những bí mật về tàu con thoi, dự án hoả tiễn Delta IV cho Trung cộng. Toà đă dành cho đương sự một bản án thích đáng 15 năm tù. -                   

 

 4/ Gián Điệp trong Chiến Tranh Việt Nam.

 

Cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 30 tháng 4 năm 1975 giữa người Việt chống cộng và Cộng sản, trong đó hoạt động gián điệp có vai tṛ đặc biệt.

 

a-               Phe Quốc Gia.

 

Kinh nghiệm từ cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái, một đảng quốc gia thành lâp vào cuối thập niên 1930 đặt trọng tâm vào nguyên tắc bảo mật. Sự kiện nầy đạt được thành quả, không bị thực dân và cộng sản xâm nhập. Trải qua nhiều giai đoạn thử thách, sự kiềm chế và bách hại của nhiều thế lực thù địch bên ngoài làm ảnh hưởng đến số nhân sự v́ vậy cơ hội dấn thân của Tổ Chức vào công tác an ninh t́nh báo vửa đủ trong ‘thế thủ’chưa đạt mức ‘thế công’.

Đối với chính quyền Quốc Gia từ thời Quốc Trưởng Bảo Đại khi được người Pháp giao trả quyền lực, các cơ quan an ninh và quốc pḥng có cơ hội gây dựng những đường dây tin tức từ vùng cộng sản. Càng về sau sự tổ chức về an ninh tinh báo càng được quan tâm cải tiến, tuy nhiên trải qua những biến cố chính trị nặng nề làm hoạt động an ninh t́nh báo cũng bị ảnh hưởng, chưa theo kịp với nhu cầu của quốc gia đối phó với sách lược ba mũi giáp công - quân sự, chính trị, địch vận - của cộng sản.

Khi người Mỹ tham gia tích cực vào cuộc chiến, quả thật có những kỳ tích về t́nh báo, gián điệp làm Việt cộng lo sợ đến nỗi khi vào các thảnh phố, trong các trại “cải tạo”, cán binh cộng sản nh́n ai cũng thấy CIA. Người Mỹ nhập cuộc bằng cách tung nhiều tiền, nhân viên, kỹ thuật, tạo các mạng lưới tinh vi cung cấp tin tức. Rất nhiều cán bộ cộng sản cấp cơ sở, cấp huyện, kể cả cấp tỉnh bị bắt, bị chết hoặc hồi chánh. Chính Vơ văn Kiệt cũng suưt tiêu vong và vợ con phải thế mạng trên sông Vảm Cỏ. Trong những ngày đầu tháng 5/ 1975, một số cán bộ thành đoàn cũng ám ảnh về một “cú chính biến” kiểu mẫu Shuharto thực hiện tại Indonesia 30 tháng 9 năm 1965.   

 

b-               Phe Cộng Sản.

 

Ngay từ khi cướp chính quyền 1945, Cộng sản vu cáo những người quốc gia chống cộng là Việt gian gián điệp để thủ tiêu, ám sát. Tiếp đến cuộc chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, sự khủng bố gia tăng gấp bội. Bất kỳ một người nào (nam phụ lăo ấu) khi công an, tự vệ khám xét có những dấu vết trên người hoặc trong hành lư dầu thật nhỏ với màu sắc xanh, trắng, đỏ, gương soi, chữ Pháp … đều bị kết tội việt gian gián điệp và bị bay đầu. Trong chiến dịch Đồng khởi tại Bến Tre, thủ đoạn nầy được tiếp tục áp dụng trong vùng xôi đậu; ngay khoảng đường tử bến phả Rạch Miếu đến thị xă Trúc Giang cộng sản cũng đă chém chết hàng chục thiếu niên sinh hoạt cắm trại bị nghi ngờ làm gián điệp “ Mỹ Ngụy”.

Mặt khác, khai thác t́nh tự dân tộc và nhiệt t́nh kháng chiến chống Pháp dành độc lâp, cộng sản đă thuần hoá một số thanh niên yêu nước, đẩy họ vào hoạt động gián điệp. Từ đó mạng lưới t́nh báo được nhân rộng ra với danh xưng “t́nh báo nhân dân” che đậy chủ trương chuyên chính và khủng bố. Mỗi đảng viên cộng sản, mỗi người dân trong vùng cộng sản kiểm soát đều có nhiệm vụ cung cấp tin tức cho Tổ chức, nếu không sẽ bị xử lư một cách khủng khiếp để làm gương cho kẻ khác.

Sau 30/4/75, người dân miền Nam lần lượt nh́n thấy những khuôn mặt cộng sản đă chui rúc trong nhiều tầng lớp, ngành nghề của xă hội tự do ngày trước. Cộng sản lấy làm đắc chí về thành quả nầy, viết sách khoát loát, thêm nhiều hư cấu đề cao những con chuột chũi (mole) tiếng tăm đang bị giám sát và quản chế một cách chặt chẽ đề pḥng bị “phản phé”.

Nhân dịp cũng vắn tắt nhắc đến một số sự kiện không quan trọng nhưng có thề là những kinh nghiệm cần thiết cho các thế hệ nối tiếp của người Việt hải ngoại:  

 

-                  Huỳnh bá Thành, một học sinh trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng thi đậu Khoá 17 Đốc sự Hành chánh nhưng bị thải hồi sau thời gian khoảng một năm theo học. Đương sự cộng tác với một số báo tại Sài gỏn bằng những trang biếm hoạ, kư tên họa sĩ “Chóe” diễu cợt những nhân vật chính trị VNCH và đồng minh. Sau tháng 5/ 1975, đương sự mang quân hàm thượng úy làm việc tại Sở Công An Sài G̣n phụ trách tuần báo Công an.

Theo lời kể lại, đương sự sốt sắng giúp đỡ một số bạn hữu cũ sau thời gian “cải tạo” gặp những khó khăn với công an khu vực trong vấn đề cư trú và công việc làm ăn. Một người thân quen nhắc lại câu nói hớ hênh của đương sự, đại ư: “Các anh đă qua cải tạo, như vậy hồ sơ đă bạch hóa có thể yên tâm làm ăn sinh sống, chứ như tôi hiện nay vẫn c̣n bị theo dơi, điều tra nghiêm nhặt lắm”.

 

Câu nói trên với cái chết đột ngột của một thanh niên trong khoảng tuổi 40 là một nghi vấn cho rằng Huỳnh bá Thảnh bị xử lư theo nguyên tắc của ngành t́nh báo gián điệp cộng sản.

 

-                  Năm Thạch, một cựu cán bộ nội thành bị lưu đày Côn đảo giữ chức vụ Trưởng pḥng Xuất Cảnh Sàig̣n từ những năm 1980. Đương sự sống trong một biệt thự tịch thu của tư nhân trên đường Công lư giữa Yên Đỗ và Hiền Vương thuộc khu vực dành riêng cho lớp cán bộ cao cấp, được canh pḥng cẩn mật. Đương sự bị bắn chết ngay tại nhà vào một buổi sáng sớm. Người dân Sàig̣n xem cái chết của Năm Thạch rơ ràng là một bản án tất nhiên của Mafia cộng sản trừng trị lẫn nhau theo luật chơi của đám cướp.

 

-                  Ba Đức, Phó pḥng Xuất cảnh. Trước 30/4/75 đương sự là thành phần của Ban giám đốc Nam Việt Ngân hàng, thừa hưởng một biệt thự rộng lớn, cổ kính đường Đặng Dung gần trường Huỳnh thị Ngà, khu vực chợ Tân Định. Đương sự thuộc gia đ́nh cộng sản có anh chị em đi tập kết. Đương sự cũng khoe với vài ngưởi thân quen rằng trước đây, tại ngôi nhà nầy thỉnh thoảng được dùng làm nơi đón tiếp các viên chức chính quyền VNCH, sĩ quan cao cấp đến ăn nhậu, nhảy đầm. Ba Đức vẫn tiếp tục làm việc tại Pḥng Xuất cảnh sau khi Năm Thạch bị giết chết.

 

-                  Nguyễn Chi, cấp bậc trung sĩ nhân viên Phủ đặc ủy TƯTB cũng là một tù nhân tại trại tù Long Giao nhưng được lao động nhẹ và được cho về cuối năm 1976. Để tỏ ḷng biết ơn một người bạn tù công chức nằm bên cạnh đă chia sẻ thuốc men khi bịnh hoạn, đương sự thú nhận rằng: cuối tháng 4/75 cán bộ nội thành đến nhà tại ngă tư Bảy Hiền yêu cầu thu xềp hành trang theo đoàn người di tản để tiếp tục công tác hải ngoại nhưng đương sự không làm kịp. Tháng 6/1975, Nguyễn Chi nhận giấy giới thiệu tŕnh diện “học tập cải tạo” với nhiệm vụ làm mật báo theo dơi cac bạn tù, báo cáo với an ninh trại. V́ lư do phụ trách phần hành đánh máy b́ thư trả lương cộng tác viên, đương sự cho biết giáo sư NmH có làm việc với Phủ Đặc Ủy TƯTB.

 

-                  Nguyễn Tá, một con chuột chũi khá hơn chui rúc trong Phủ Đặc Ủy TUTB. Xuất thân từ Pḥng Nh́ quân đội viễn chinh Pháp, bước vào Sở Nghiên Cứu Chính trị của Trần kim Tuyến rồi đến Phủ Đặc Ủy TUTB. Khoảng giữa năm 1974 đương sự đă kịp thời trốn thoát trong một buổi sáng vây bắt tại nhà khu cư xá công chức đường Nguyễn hữu Cảnh phía sau đường Trần quang Khải. Tân Định. Tháng 5/1975 Nguyễn Tá cũng dép râu, nón tai bèo có mặt trong nhóm người “ tiếp quản” trụ sở số 3 Bạch Đằng. Sàig̣n.

 

-                  Trường hợp Ba Tấn. Ba Tấn không phải cộng sản mà là một thầu khoán hào hiệp tại Long Xuyên. An Giang. Ông đuợc một người bạn thân địa phương Long Xuyên xin giúp đỡ cho hai ngưởi bạn đường xa ngủ qua một đêm và sau đó nhờ ông dùng xe nhà chở họ đến một nơi tại Lấp Ṿ. Sa Đéc. Ba Tấn đă đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người bạn.

 

Trong đợt cải tạo công thương nghiệp, Ba Tấn là thành phần bị tịch thâu toàn bộ tài sản, từ chủ nhân một biệt thự to lớn xinh đẹp đương sự chỉ c̣n lại môt căn nhà để xe (garage). Người bạn Long Xuyên đến gặp lại và cho biết rằng hai người đă được Ba Tấn hồn nhiên giúp đỡ qua đêm và cho đi nhờ xe ngày trước, chính là một nhân vật cao cấp cộng sản và một vệ sĩ. Người bạn đưa địa chỉ ở Hà Nội, yêu cầu Ba Tấn viết thơ tường tŕnh sự việc và xin đặc ân. Sau thời gian, Ba Tấn được trả lại một nửa căn nhà.

 

-                  Tám Thành, nữ ủy viên thường vụ tỉnh Long-Châu-Hà đă bị các cơ quan hữu trách VNCH bắt ngay tại một chiếc ghe thả neo tại vạn đ̣ Long Xuyên do sự hướng dẫn của hồi chánh viên Ty Chiêu hồi Châu Đốc, anh Lâm văn Tô. Tám Thành được thẫm tra đúng mức và đưa đi Côn Đảo. Những ngảy đầu tháng 5/1975, Tám Thành xuất hiện điều hành công tác quản lư tỉnh lỵ Long Xuyên vả người dân xung quanh chứng kiến cảnh Tám Thành nhận diện một nhân viên Cảnh sát QG đă hỏi cung đương sự đang ngẩn ngơ trên đường phố, ra lệnh thuộc hạ đến c̣ng tay dẫn đi !

 

-                  Đinh văn Đệ. cựu dân biểu thị xă Đà Lạt, một con chuột chũi lớn đă đi qua các ngành lập pháp, hành pháp và quân sự của VNCH, chưa được truyền thông cộng sản đánh bóng nhiều so với các đồng nghiệp. Những mẫu chuyện ngắn thuật lại từ những cựu dân biểu Hạ Viện VNCH cho thấy rằng đương sự lợi dụng triệt để màu sắc đạo Cao đài đề che mắt các cơ quan phản gián Việt Mỹ. Đương sự thường mời những nhân vật quen biết đầy đủ uy tín trong lập trường chống cộng đến nhà chơi đề chứng kiến toàn cảnh đương sự vọng kính Đấng Chí Tôn từ nơi thờ phượng đến cách tụng kinh, hành lễ. Con “đại thử” nầy cũng mời bạn đồng viện đến phi trường Tân sơn Nhất để nh́n thấy đương sự đích thân gởi gắm phi hành đoàn chuyến bay ngoại quốc t́m mua dụng cụ y khoa và thuốc bổ tim, biếu bà Thủ Tướng Trần thiện Khiêm !  

 

Trong cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản Việt Nam và ngăn chặn làn sóng cuồng ngông của Trung cộng đang hăm hở phá vỡ đê điều Việt Nam thực hiện giấc mơ đại bá, các thế hệ Việt Nam quốc nội, hải ngoại đang trải qua nhiều nhọc nhằn, vất vả. Việt cộng và Trung cộng xem lực lượng người Việt chống cộng, đ̣i hỏi tự do dân chủ là đối thủ cần thanh toán. Cuộc chiến đang diễn ra không nhất thiết loại bỏ bất cứ phương tiện hoặc biện pháp nảo trong đó tiền bạc, mưu ma chước qủi là ưu thế của các chính quyền cộng sản Việt, Tàu.Chúng tích cực vận dụng khối lượng “kim ngân” sẵn có, mua chuộc, cám dỗ những phần tử vô nhân cách, vụ lợi, háo sắc, ham danh hoặc áp lực trao đổi với những người c̣n bị một vài sơ hở, vướng mắc để tạo mạng lưới thi hành những chỉ thị cần thiết.   

Trước đây, trong kế hoạch địch vận của sách lược “ba mũi giáp công” Việt cộng phân chia người dân sinh sống tại miền Nam bằng nhiều màu sắc: màu đỏ, đảng viên cộng sản; màu hồng, cảm t́nh viên; màu trắng: quần chúng vô tư; màu vàng: thành phần chống cộng. Trong bóng tối, cán bộ cộng sản chỉ đạo nhóm màu hồng lôi cuốn quần chúng màu trắng về phe họ, chống lại nhóm chống cộng màu vàng. Tại hải ngoại hiện nay bọn chúng cũng ôn lại bài vở cũ t́m mọi phương cách và cơ hội xâm nhập các tổ chức chống cộng để nắm tin tức, quậy phá tan nát và sau cùng chiếm cứ vị trí thống lĩnh theo kế sách Nội Gián của Tôn Tử binh pháp.  

Nội gián là lấy quan lại của địch làm gián điệp. Lịch sử Trung Hoa c̣n ghi lại nội gián Tể Tướng Tần Cối triều Tống cao Tông nhẫn tâm giết hại gia đ́nh trung thần Nhạc Phi nhằm hủy bỏ kế hoạch khôi phục trung nguyên đang bị quân Kim thống trị. Tiếp theo, Mao trạch Đông truyền dạy đệ tử đảng viên câu thần chú “thả sâu vào quả hoặc trèo cao chui sâu”. Xảo quyệt nhất vẫn là câu nói bất hủ của Lê Ninh: “Có ba bí quyết để cách mạng thành công đó là tổ chức, tổ chức và tổ chức”. Suốt thời gian qua cộng sản Việt Nam khai triển đúng mức kinh điển nầy bằng cách tổ chức chặt chẽ hàng ngũ đảng, từng chi bộ làm việc và kiểm soát lẫn nhau; tổ chức nắm giữ ṇng cốt các đoàn thể trung lập, bù nh́n, kể cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và tổ chức gián điệp gài vào chính quyền từ địa phương đến trung ương.  

Cũng trong ư nghĩa nội gián, dân tộc Việt Nam có thể xem bọn người thành lập đảng cộng sản Việt Nam và thành phần lảnh đạo kế tiếp từ trước đến nay, chính là nội gián của giặc xâm lăng truyền kiếp phương Bắc.

Trong cuộc nghiên cứu tại chỗ chiến tranh Việt Nam, vị tướng lừng danh Do Thái Moshe Dayan đă để lại câu nói làm những người quốc gia sửng sốt. Vững tin rằng rồi ra chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, sáng suốt, xây dựng thực lực để dành lấy chiến thắng đem lại tự do, dân chủ và sự truờng tồn cho Dân Tộc. 

 

 Đỗ hữu Long (1/11)

 

  

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: