US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

   

TẠI SAO EINSTEIN NỔI TIẾNG?

(Why Is Einstein Famous?)

 

Tác giả: Andrew Robinson

 

Tôn Nữ Diệu Thu – Cát Tường Quân dịch

 

Einstein_smalldynamiclead

 

Albert Einstein [1] đă công bố thành tựu lớn nhất của ông, đó là Thuyết tương đối rộng [2] tại Berlin cách đây một thế kỷ, vào ngày 25 tháng 11 năm 1915. Trong nhiều năm, hầu như không có nhà vật lư nào có thể lĩnh hội được thuyết này. Nhưng kể từ những năm 1960, sau nhiều thập kỷ đầy tranh căi, hầu hết các nhà vũ trụ học đều coi Thuyết tương đối rộng là lời giải thích tốt nhất hiện có, nếu không nói là bản mô tả đầy đủ về quan sát các cấu trúc của vũ trụ, bao gồm cả hố đen.

 

Tuy nhiên, ngay cả đến ngày nay, hầu như không có ai ngoài các chuyên gia hiểu được thuyết tương đối – không giống như khi nói về thuyết chọn lọc tự nhiên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, và lưỡng tính sóng – hạt trong thuyết lượng tử.

 

Vậy tại sao Einstein lại là nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới và được trích dẫn nhiều nhất (kể cả trích dẫn sai) – vượt xa hơn cả Isaac Newton [3] hay Stephen Hawking [4] – như một tấm gương điển h́nh về thiên tài?

 

Danh tiếng của Einstein thực sự khó hiểu. Khi ông đưa ra các bài giảng về thuyết tương đối rộng tại Đại học Oxford vào năm 1931, khán giả trong giới học thuật ngồi chật kín hội trường, để rồi như gục ngă và rối trí trước các bài toán và tiếng Đức của ông, hội trường chỉ c̣n lại một nhóm nhỏ các chuyên gia. Rồi sau đó, một người lao công đă lau sạch các phương tŕnh toán học ông viết trên bảng đen (may mắn thay c̣n một tấm bảng đen đă được lưu lại và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Khoa học của Đại học Oxford).

 

Tuy nhiên, khi Einstein và vợ ông xuất hiện với tư cách là những vị khách quư của Charlie Chaplin [5] vào năm 1931 tại buổi chiếu ra mắt bộ phim “City Lights” (“Ánh đèn thành phố”) của hăng phim Chaplin ở Los Angeles, họ đă phải vất vả đi xuyên qua các đám đông ḥ reo và níu kéo điên cuồng (mà cảnh sát trước đó đă phải đe dọa sử dụng hơi cay). Toàn bộ rạp chiếu phim nhuốm màu hồng danh dự của họ. Einstein hơi bối rối hỏi ông chủ rạp hát về tất cả những điều đó có nghĩa là ǵ. Chaplin hài hước nói “Họ cổ vũ tôi v́ tất cả họ đều hiểu tôi, và họ cổ vũ cho ông bởi v́ không ai hiểu nổi ông”.

 

Trong những năm 1940, Einstein đă chia sẻ với người viết tiểu sử rằng: “Tôi không thể nào hiểu được tại sao thuyết tương đối với các khái niệm và các luận đề của nó cho đến nay đă tách rời khỏi cuộc sống thực tế vậy mà bấy lâu nay vẫn nhận được sự hớn hở, hoặc quá nồng nhiệt, vang dội trong phạm vi rộng lớn của công chúng… Tôi chưa bao giờ nghe được một câu trả lời thật sự thuyết phục cho câu hỏi này”. Nói chuyện với một phóng viên trên tờ New York Times, ông thành thật nhận xét: “Tại sao không ai hiểu nổi tôi, ấy vậy mà tất cả mọi người đều yêu thích tôi?”

 

Chắc chắn rằng một phần lư do cho sự nổi tiếng của Einstein là v́ thành tựu đầu tiên nổi tiếng nhất của ông vào năm 1905 về Thuyết tương đối hẹp [6] dường như đă xuất hiện một cách hoàn toàn bất ngờ, mà ông không có bất kỳ thành tựu nào trước đó. Cũng giống như Newton [7] (nhưng khác với Charles Darwin), ông đă không thể hiện bất cứ sự xuất chúng nào trong gia đ́nh của ḿnh. Đáng chú ư là ông cũng không xuất sắc trong học hành (không giống như Marie Curie [8]); trên thực tế, ông đă không kiếm được việc tại một trường đại học sau khi tốt nghiệp. Ông không phải là một thành viên của viện khoa học, và chủ yếu là ông làm việc một ḿnh. Năm 1905, ông đă chật vật trong vai tṛ chỉ là một thư kư cấp bằng sáng chế với một đứa con mới chào đời. Cho dù bất kể chúng ta có nắm bắt được thuyết tương đối hay không th́ sự bộc phát hiển nhiên đầy bất ngờ trong tố chất thiên tài của ông đă khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên.

 

 TAI-SAO-EINSTEIN-NOI-TIENG_html_m288faab8

 

Một lư do nữa cho sự nổi tiếng của Einstein là ông đă hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác xa với vật lư, đặc biệt là chính trị và tôn giáo, trong đó có Zionism (Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) [9]. Ông nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này do sự phản đối công khai với phát xít Đức từ năm 1933, bí mật ủng hộ cho việc chế tạo bom nguyên tử vào năm 1939, và chỉ trích công khai quả bom hydro [10] và chủ nghĩa McCarthy [11] năm 1950 (Cục Điều tra Liên bang (FBI) dưới thời J. Edgar Hoover đă ngay lập tức mở một cuộc điều tra bí mật về Einstein). Năm 1952, ông được mời giữ chức tổng thống của Israel.

 

 TAI-SAO-EINSTEIN-NOI-TIENG_html_2a6fe28

 

Rơ ràng, cuộc đời đầy sóng gió về sau của Einstein và lập trường can đảm của ông đă mê hoặc nhiều người, những ai đang bị kinh ngạc bởi thuyết tương đối rộng. Theo Bertrand Russell: “Einstein không chỉ là một nhà khoa học vĩ đại, ông c̣n là một người đàn ông tuyệt vời.” Jacob Bronowski cho rằng “Newton là Chúa Cựu Ước [12], c̣n Einstein là tượng trưng của vị Chúa Tân Ước [13]… đầy tính nhân văn, ḷng trắc ẩn và sự đồng cảm rất lớn.”

 

Arthur C. Clarke [14] tin rằng chính “sự kết hợp độc đáo của yếu tố thiên tài, nhân văn, con người chuộng ḥa b́nh, và là con người lập dị ở Einstein” đă “khiến ông trở nên gần gũi và thậm chí đáng yêu đối với hàng chục triệu người”. Richard Dawkins [15] tự nhận ḿnh “không xứng đáng để buộc dây cho đôi giày không có tất của Einstein… Tôi sẵn sàng chia sẻ tinh thần vô thần tuyệt diệu của ông ấy.”

 

Một sự kết hợp giữa tài năng ẩn dật, sự chính trực cá nhân, và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng là điều hiếm thấy trong giới trí thức. Thêm vào đó là cuộc đời của Einstein có khiếu ăn nói dí dỏm khi giao thiệp với báo chí và công chúng, sự nổi tiếng đến kỳ lạ và lâu dài của ông không c̣n ǵ để có vẻ khó hiểu nữa.

 

Rốt cuộc, có ai không bị quyến rũ bởi bản tóm tắt nổi tiếng về Thuyết tương đối của ông: “Một giờ ngồi với một cô gái xinh đẹp trên ghế đá công viên trôi qua như một phút, nhưng một phút ngồi trên bếp ḷ nóng th́ lại giống như một giờ.” Và c̣n có câu nói của ông mà tôi yêu thích: “Nếu trừng phạt tôi v́ sự coi thường uy quyền, th́ Fate (Thần Hộ Mệnh) [16] đă biến bản thân tôi trở thành một thứ uy quyền.”

 

 TAI-SAO-EINSTEIN-NOI-TIENG_html_m1e88e82aNguồn tiếng Anh:

 

http://www.project-syndicate.org/commentary/many-reasons-for-einstein-fame-by-andrew-robinson-1-2015-11

 

Andrew Robinson là tác giả của cuốn “Einstein: A Hundred Years of Relativity” (“Einstein: Một trăm năm của Thuyết tương đối”) và cuốn “Genius: A Very Short Introduction” (“Thiên tài: Giới thiệu ngắn gọn”).

 

Ghi chú thêm của người dịch:

 

[1]: Albert Einstein (14/03/1879 – 18/04/1955) là nhà vật lư lư thuyết người Đức, người đă phát triển Thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lư hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

 

Einstein đă công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết về những chủ đề khác nhau, ông nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Times gọi là “Con người của thế kỷ”. Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đă khiến tên gọi “Einstein” trở nên đồng nghĩa với từ “Thiên tài”.

 

[2]: Thuyết tương đối rộng hay Thuyết tương đối tổng quát (GR) (Tiếng Anh: General relativity hay The general theory of relativity) là lư thuyết h́nh học của lực hấp dẫn do nhà vật lư Albert Einstein công bố vào năm 1916 và hiện tại được coi là lư thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của vật lư hiện đại.

 

[3]: Isaac Newton là một nhà vật lư, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25/12/1642 và mất ngày 20/03/1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày04/01/1643 và mất ngày31/03/1727.

 

[4]: Stephen William Hawking sinh ngày 08/01/1942 tại Oxford, Anh quốc. Ông là một nhà vật lư lư thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lư thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công tŕnh khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lư thuyết kỳ thị hấp dẫn trong khuôn khổ Thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lư thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa Thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.

 

[5]: Charles Spencer Chaplin (16/04/1889 – 25/12/1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác-lô) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh trở nên nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm.

 

[6]: Thuyết tương đối hẹp hay Thuyết tương đối đặc biệt (Tiếng Anh: Special relativity hay The special theory of relativity) là thuyết vật lư được chấp nhận về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Nó được dựa trên hai định đề: (1) các định luật vật lư là bất biến (giống hệt nhau) trong tất cả các hệ thống quán tính (không tăng tốc hệ quy chiếu); và (2) tốc độ của ánh sáng trong chân không là như nhau cho tất cả các người quan sát, không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn ánh sáng.

 

Thuyết này do Albert Einstein đề xuất vào năm 1905 trong báo cáo “Về điện động học của các vật di chuyển”.

 

[7]: Isaac Newton sinh ra tại Anh vào ngày 25/12/1642 (04/01/1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nh́n thấy mặt cha, do cha ông mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với cha dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đ́nh. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi cha dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

 

Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương tŕnh nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học, thiên văn học và cả quang học. Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1607, bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lư thuyết hạt ánh sáng của ông. Lư thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh căi đă dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lư của triết lư về tự nhiên). Quyển sách đă mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

 

Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần c̣n lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. Ông mất ngày 31/03/1727 tại Luân Đôn.

 

[8]: Marie Skłodowska-Curie (07/11/1867 – 04/07/1934) là con út trong số 5 người con của hai giáo viên nổi tiếng Bronisława và Władysław Skłodowski. Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie chẳng thấy vui v́, thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đ́nh phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie qua đời v́ bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời v́ bệnh phổi, năm Marie 11 tuổi. Marie cố gắng học thật tốt, nhiều lúc, Marie c̣n quên cả ăn, cả ngủ. Ít lâu sau, Marie đỗ thủ khoa, nhưng do không có tiền, Marie phải đi làm gia sư để có tiền đi học. Khi làm gia sư cô đă từng có người yêu, nhưng do hoàn cảnh nên t́nh yêu đă không đến với cô. Cô đă bỏ lại tất cả để chị gái thứ ba được vào Đại học Y ở Paris.

 

Marie tiếp tục đi kiếm tiền và cuối cùng cũng đến Paris như mong ước của ḿnh. Ở đó, cô học rất nhiều môn ở trường Sorbonne, và cô cũng mượn rất nhiều sách từ thư viện để học thâu đêm. Do học nhiều, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Thời đó, phụ nữ luôn bị coi thường cho nên Marie cố gắng học nhiều. Và thành công đă đến với cô: Marie đỗ đầu trường Sorbonne và trở thành cử nhân. Marie đă gặp gỡ Pierre Curie, một nhà khoa học thiên tài. Tuy nhiên, Pierre cũng có quan điểm là phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Nhưng sau một thời gian, Pierre đă nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học. Sau đó, Marie chấp thuận lời cầu hôn của Pierre và đổi tên ḿnh thành Marie Curie.

 

Marie Curie là một nhà vật lư và hóa học, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà cũng là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lư và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne). Vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris v́ những đóng góp to lớn cho nhân loại.

 

[9]: Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism) là một h́nh thức của chủ nghĩa dân tộc của người Do Thái và văn hóa Do Thái ủng hộ một nhà nước quốc gia Do Thái trong lănh thổ được xác định là vùng đất Israel. Chủ nghĩa này ủng hộ người Do Thái phát huy bản sắc Do Thái của họ và chống lại sự đồng hóa người Do Thái vào các xă hội khác và đă ủng hộ việc trở lại của người Do Thái Israel như là cách cho người Do Thái được giải thoát khỏi sự phân biệt đối xử chống người Do Thái, trục xuất và bức hại đă xảy ra trong các xă hội khác.

 

[10]: Các loại vũ khí cao cấp lấy năng lượng nhiều hơn từ quá tŕnh nhiệt hạch (c̣n gọi là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân ră hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, c̣n gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.

 

 [11]: Thuật ngữ Chủ nghĩa McCarthy ra đời năm 1950 liên quan đến chủ trương của McCarthy (một chính trị gia người Mỹ, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa bang Wisconsin) đă sớm được áp dụng cho những hoạt động chống Cộng. Ngày nay, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa rộng hơn liên quan đến những lời buộc tội mị dân, thiếu suy nghĩ và vô căn cứ, cũng như công kích công khai nhằm vào tính cách hoặc ḷng yêu nước của các đối thủ chính trị.

 

[12]: Thuật ngữ “Cựu Ước”, dịch từ tiếng Latinh Vetus Testamentum, có nguyên ngữ Hi văn Hê Palaia Diathêkê (Η Παλαιά Διαθήκη) nghĩa là “Giao ước (hoặc lời chứng) cũ”. Kitô hữu gọi là Cựu Ước v́ họ tin rằng nay đă có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giêsu người Nazareth đến thế gian.

 

[13]: Tân Ước, c̣n gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước). Từ này được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là “Giao ước mới”. Thuật ngữ “Tân Ước” lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.

 

 [14]: Arthur C. Clarke (16/12/1917 – 19/03/2008) là nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà văn khoa học, nhà thám hiểm đại dương, người dẫn chương tŕnh truyền h́nh và nhà phát minh người Anh.

 

 [15]: Clinton Richard Dawkins (sinh ngày 26/03/1941) là một nhà phong tục học và sinh học tiến hóa người Anh. Ông là nghiên cứu sinh danh dự của trường New College, Oxford, và là giáo sư ngành Nhận thức chung về khoa học tại Đại học Oxford từ năm 1995 sẽ đến năm 2008. Dawkins là người vô thần và là người theo chủ nghĩa nhân văn, là phó chủ tịch của Hiệp hội Nhân văn Anh.

 

 [16]: The Fates: Ba vị Thần Mệnh – theo thần thoại Hy Lạp La Mă

 

Nguồn tham khảo:

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Albert_Einstein

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Isaac_Newton

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Stephen_Hawking

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Charlie_Chaplin

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuyết_tương_đối_hẹp

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Marie_Curie

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_phục_quốc_Do_Thái

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_khí_hạt_nhân

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph_McCarthy

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cựu_Ước

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tân_Ước

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Arthur_C._Clarke

 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Richard_Dawkins

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: