Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Về lời phúng điếu của ông Lê Duy San

 

Trần Văn Tích

 

 

 

      Ông Lê Duy San, với tư cách là Chủ tịch một Hội Ái hữu Cựu Đồng môn Chu Văn An, đă có lời phúng điếu đưa lên mạng khi ông Nguyễn Cao Kỳ từ trần với mấy chữ “sớm về với Bác Hồ nơi thiên đàng cộng sản“. Có người không đồng ư với ḍng chữ này và viện dẫn thành ngữ rất quen thuộc nghĩa tử là nghĩa tận. Đại khái lập luận đưa ra là theo đạo lư dân tộc, đối với một người vừa quá cố, tang lễ c̣n chưa xong th́ dù có thù oán tới đâu, người ta cũng không bao giờ có lời nói hoặc hành động nào xúc phạm tới người vừa nằm xuống.

 

      Theo tôi không hẳn như thế. Cha ông chúng ta chủ trương cái quan định luận (hay cái quan luận định). Tiền nhân cho rằng đánh giá sự nghiệp của một con người (thường là có tên tuổi) cả về công lao và tội lỗi, đúng và sai, hay hoặc dở v.v..có thể bắt đầu khi người đó đă mất, khi nắp quan tài đă đậy lại. Thành ngữ này thật ra vốn có xuất xứ nguyên ủy là cái quan sự định. Thơ Đỗ Phủ có câu : Trượng phu cái quan sự thủy định (Đấng trượng phu sau khi đậy nắp quan tài th́ mọi việc về đương sự mới bắt đầu bàn định). Vậy th́ một khi thi thể đă nhập quan là tha nhân, dư luận, quần chúng, cộng đồng, xă hội có thể và có quyền lên tiếng phê phán hành trạng thuở sinh thời của kẻ quá cố.

 

      Sự phê phán này ngày xưa khác, ngày nay khác, tất nhiên. Ngày xưa Trời chưa sinh ra ông   Bill Gates, chưa có computer; cho nên dư luận đàm tiếu, kết án qua các h́nh thức văn tế, ai điếu, câu đối. Tôi sẽ cố gắng tŕnh bày một số trường hợp tổ tiên bày tỏ thái độ đối với kẻ quá văng khi đương sự vừa nằm xuống hay mới vào linh cửu.

 

      Người thường hay cho cấu đối vào những dịp giỗ chạp, hiếu hỉ, ma chay là Tam nguyên Yên Đổ. Tổng Cóc là một phú hào có tài nịnh hót và chạy chọt nên leo lên được chiếc ghế chánh tổng. Nhưng y rất gian ác hống hách, lại huênh hoang khinh người. Một hôm trên đường đi ăn giỗ về, y say rượu lạng quạng lăn ṭm xuống sông chết đuối. Các bậc kỳ hào lăo trượng xin Nguyễn Khuyến phúng điếu (và phúng thích) bằng đôi câu đối châm biếm, đả kích như sau :

 

Vừa mới ra việc làng, mặc áo địa, cầm quạt lông, vênh váo coi chừng ra mặt lắm;

 

     Thế mà chết đầu nước, vùi ván thiên, đắp đất sét, ngửa nghiêng th́ cũng đứt đuôi rồi!

 

      Phan Đ́nh Phùng lấy thi hứng từ thi thể của một kẻ theo thực dân đánh giết nghĩa binh cần vương, chết chưa kịp chôn :

 

          Nhĩ tâm nguyên vị lợi danh mi,

 

          Khước hướng khê biên tác tử thi.

 

          Giám triệt thùy nhân ưng tảo ngộ,

 

          Đáo thân tử hậu hối hoàn tŕ.

 

                          (Kiến ngụy binh thi cảm tác)

 

         (Ḷng mày nguyên chỉ v́ tham danh lợi,

 

          Để đến nỗi làm cái xác chết ở bên khe.

 

          Soi vết xe trước đă đổ, ai đó nên sớm tỉnh ngộ,

 

          Kẻo đến khi thân chết rồi mới hối th́ đă muộn).

 

                          (Thấy xác lính ngụy cảm tác)

 

      Câu đối ai điếu sau đây lên án nặng nề Nguyễn Thân do một nhà nho vô danh sáng tác :

 

          Ông đi đâu bỏ vợ, bỏ em, bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ xe, bỏ ngựa, bỏ hưu bổng lộc điền, bỏ hát bộ thầy tăng, bỏ hết trần duyên rồi một kiếp;

 

          Tôi ở lại c̣n trời, c̣n đất, c̣n núi, c̣n sông, c̣n mây, c̣n rồng, c̣n thần châu xích huyện, c̣n kẻ khôn người trí, c̣n nhiều sự lư với năm châu.

 

Nhà nho thâm trầm dùng hai chữ thầy tăng ngầm ư nói lái thành “thằng Tây“.

 

      Đối với kẻ thù trong đoàn quân cướp nước, giới nho sĩ sẵn sàng viết văn phúng điếu với giọng điệu xỏ xiên, chế nhạo. Khi Francis Garnier bị giết, y được cúng vong bằng những ḍng thơ trào lộng sắc bén :

 

   (…) Tặc chúng giai hồn kinh,

 

           Quần như điểu thú tán.

 

           Ngạc-Nhi đảo địa hoành,

 

           Tráng sĩ đoạt quắc khứ,

 

           Măn địa do huyết tinh.(…)

 

                        (Vịnh Ngạc-Nhi tử trận)

 

   (…) Bọn giặc đều kinh hồn,

 

           Chạy tán loạn như bầy chim muông.

 

           Ngạc-Nhi ngă lăn xuống đất,

 

           Tráng sĩ chặt đầu mang đi,

 

           Đầy đất máu c̣n tanh.

 

                        (Nhân Ngạc-Nhi bị giết tại trận)

 

      Bài văn tế một tên lính thực dân khác dùng lối lỡm chữ, nói mà chửi, cung kính đấy thương xót đấy mà thực ra là xỏ xiên đấy, lăng mạ đấy. Y tên là Crivier, chết ở đồn Phụ dực, Thái b́nh :

 

    (…) Ai ngờ :

 

           Nó bắt được ông,

 

           Nó chặt mất sỏ.

 

           Cái đầu ông đâu?

 

           Cái đít ông đó.

 

           Khốn khổ thân ông,

 

           Đù mẹ cha nó.

 

     Những đối tượng vừa kể chỉ là lính tráng, chánh tổng người bản xứ hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan da trắng; riêng có Nguyễn Thân là làm lớn. Có thể họ đáng được giảm khinh phần nào do hoàn cảnh, thân phận, số mệnh v.v..Nhưng chẳng phải v́ thế mà sỹ phu dân tộc không trực diện đả kích hay mắng xéo châm biếm. Những thành phần xă hội lên tiếng phê phán, trách cứ họ chỉ nói lên tiếng nói của chính nghĩa trước những hành động phi nghĩa. Nghĩa tử là nghĩa tận cho nên v́ nghĩa mới phải tận lời và tận lời ngay khi các cá nhân bị phê phán vừa nhắm mắt.

 

     Khi ông Lê Duy San lên tiếng phúng viếng ông Nguyễn Cao Kỳ, ông đă hành xử như một người vừa tự do vừa hữu trách, trong tư thế một người đại diện cho một hội ái hữu cựu đồng môn. Ông tự do lựa chọn cung cách bộc lộ suy nghĩ của ḿnh, ông nhận trách nhiệm về cung cách lựa chọn đó. V́ vậy nên mới có chuyện ông đưa ra lời ai điếu rồi chính ông rút lại lời ai điếu để rồi vẫn chính ông rút lại lời rút lời ai điếu. Lời ai điếu của ông Lê Duy San không phải là lời ai điếu nghi lễ thù tặng chung chung, ca công tụng đức vô vị. Nó là một h́nh ảnh, một nỗi ḷng, một thế đứng, một thái độ, một lập trường; dẫu rằng nó b́nh dị thư thái như lời tiện miệng nói ra. Rồi ra nó sẽ được lịch sử cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ghi nhận như một chứng cứ, như một dật sự, như một giai thoại.

 

 

 

04.08.2011

 

 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: