Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiến Lược Tranh Cử Của TT Obama

 

(04/24/2012)

 

 Tác giả : Vũ Linh

 

 

 

 

...thâm thủng ngân sách, kinh tế tŕ trệ, thất nghiệp cao, gía xăng leo thang, sẽ bị lờ đi tối đa...

 

Cách đây ít tuần, cột báo này đă có bàn về những nỗi lo của TT Obama, bây giờ, ta nh́n xem ông sẽ đối phó ra sao để thắng cử. 

 

Đại khái những mối lo là kinh tế vẫn èo uột và có triệu chứng suy trầm trở lại, thất nghiệp vẫn là con ngựa bất kham như trong tháng Ba vừa qua, con số job mới lại tuột xuống mức thấp nhất trong sáu tháng qua, giá xăng tuy đă có vẻ ổn định, nhưng lại ổn định ở mức trên 4 đô, tỷ lệ hậu thuẫn vẫn thấp, mấy ông Cộng Ḥa đánh nhau như mổ ḅ vậy mà thăm ḍ dư luận cho thấy TT Obama vẫn không có hy vọng hạ được họ dễ dàng. Hàng loạt thăm ḍ cho thấy có khi TT Obama thắng, có khi ông Romney thắng, chỉ chứng tỏ t́nh thế ngang ngửa, chưa đâu vào đâu, dù không ít người vẫn muốn liều ḿnh “bắt độ”.

 

Nh́n dưới khiá cạnh lạc quan, t́nh trạng của TT Obama chưa đến nỗi bi đát lắm, cử tri ủng hộ ông chưa cần phải hoảng hốt.

 

Điều đầu tiên cần nói là TT Obama là một thiên tài về nghệ thuật vận động tranh cử, một siêu chuyên gia khai thác tính lạc quan, dễ tin ngây ngô của dân Mỹ. Ông đă từ một người vô danh, không kinh nghiệm, không thành tích, không hậu thuẫn, không tiền bạc, đă vậy lại da đen trong một xă hội da trắng kỳ thị, thế mà hạ được guồng máy tranh cử của đảng Dân Chủ do TT Clinton khống chế, hạ được một cựu đệ nhất phu nhân đầy uy danh, sau đó hạ luôn cả guồng máy Cộng Ḥa, đánh bại một “người hùng” của nước Mỹ. Không phải là chuyện có thể coi thường được.

 

Dân Mỹ nói chung dễ bị thu hút bởi những hứa trăng hẹn gió, những tuyên bố nổi đ́nh nổi đám, hơn là chịu khó nh́n vào thành quả thực tế để đánh giá và bỏ phiếu. Nếu dân Mỹ chịu khó nh́n vào khả năng và thành tích thật th́ ông Obama đă không có hy vọng nào hạ được bà Hillary ngay từ ṿng đầu, chưa nói đến chuyện đụng ông McCain.

 

TT Obama vẫn chưa thực sự “xuất quân”, vẫn lo đi gây quỹ, đánh ḷng ṿng cầm chừng, nhưng nói đi th́ cũng phải nói lại, khi ông ra quân th́ cũng không c̣n tự do muốn nói ǵ th́ nói như hồi 2007-08, v́ bây giờ, sau lưng ông là hơn ba năm thành quả mà cả nước Mỹ đều đă nh́n thấy rơ ràng.

 

Dù chưa chính thức “ra quân”, nhưng người ta đă có thể nh́n thấy chiến lược tranh cử mới của TT Obama.

 

Tổng quát và đơn giản nhất, khối cử tri Mỹ có ba thành phần khá rơ nét: 40% ủng hộ Dân Chủ, 40% theo Cộng Ḥa, và 20% đứng giữa.

 

Hai khối theo hai đảng có mẫu số chung là gần như sống chết với đảng ḿnh bất chấp ứng viên là ai. Cụ thể, cho dù Cộng Ḥa hay Dân Chủ có đề cử một người cực đoan hay tệ mạt đến đâu, ông/bà này vẫn có được tối thiểu 40% phiếu. Do đó, tiếng nói quyết định trong các cuộc bầu cử là khối 20% ở giữa, là khối không theo đảng nào, hoặc là đảng viên của một đảng nhưng lập trường không kiên định, có thể bỏ phiếu cho ứng viên đảng kia. Trên căn bản, ứng viên nào thu hút được đa số cử tri độc lập bảo đảm sẽ thắng cử. Do đó, các tổng thống Mỹ thường chỉ đắc cử với tỷ lệ trong ṿng 50%-55% (trừ trường hợp có ứng viên đáng kể thứ ba), ít khi đạt được 60% v́ khó có thể thu hút được toàn thể 20% khối độc lập.

 

Đây là nguyên tắc chung, nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đúng, v́ chuyện thắng hay thua thực sự tùy thuộc vào số người đi bầu tại một tá những tiểu bang “xôi đậu”.

 

Như trong trường hợp TT Bush, khi tranh cử vào những năm 2000 – 2004, ông dự tính sẽ khó thu hút được khối độc lập nên t́m chiến lược gọi là huy động cử tri nền tảng (mobilize the base), kích động khối cử tri bảo thủ Cộng Hoà đi bầu cho thật đông để chống lại số phiếu Dân Chủ và độc lập. Chiến lược đó đă thành công đưa ông vào Ṭa Bạch Ốc hai lần.

 

Trường hợp TT Obama, lần tranh cử năm 2008, ông áp dụng chiến lược ôn hoà, kêu gọi đại đoàn kết toàn dân để thu hút phiếu của khối độc lập, và đă thành công. Tranh cử lần này, đă có nhiều triệu chứng cho thấy TT Obama sẽ bỏ chiến lược đoàn kết toàn dân đó, để áp dụng chiến lược kích động khối cử tri trung thành của ḿnh theo mô thức của TT Bush.

 

Sẽ không c̣n ai nghe được câu tuyên bố bóng bẩy “không có một nước Mỹ xanh hay một nước Mỹ đỏ, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Trái lại ông sẽ đưa ra một chiến lược mỵ dân thiên về khối cử tri Dân Chủ là những người “nghèo”, dân thiểu số, và trí thức, với những chương tŕnh cấp tiến, tấn công “nhà giàu” đ̣i tăng thuế họ, và chỉ trích mạnh hơn đối với Cộng Ḥa và khối bảo thủ, kể cả việc đả kích Tối Cao Pháp Viện. Một cuộc “đấu tranh giai cấp” mới theo kiểu Mỹ sẽ được tung ra trong những ngày tháng tới: Obama của nhà nghèo chống Romney của nhà giàu.

 

Bên cạnh cuộc “đấu tranh giai cấp” đó sẽ là những đề tài bên lề, có tính cách đánh lạc hướng dư luận như chuyện bà vợ ông Romney có đi làm hay không, hay chuyện một thanh niên da đen bị giết, được đem ra kích động dân da màu. Những vấn đề lớn chính như thâm thủng ngân sách, kinh tế tŕ trệ, thất nghiệp cao, gía xăng leo thang, sẽ bị lờ đi tối đa.

 

Mặc dù tung ra cuộc “đấu tranh giai cấp” mới, nhưng ông sẽ định vị ông như là người vẫn ở thế trung dung, ôn hoà, trong khi Cộng Hoà mới là khối đi vào con đường quá khích cực hữu.

 

Kích động các cử tri trung kiên là điều ông có thể làm được không mấy khó khăn trong t́nh trạng hiện nay, là t́nh trạng Cộng Ḥa sẽ đưa ra một “triệu phú” Romney, “bảo thủ cực đoan”, “doanh gia chuyên sa thải nhân công” và “nhà giàu” không lo ǵ cho “dân nghèo”. Đây là những nhăn hiệu mà TT Obama sẽ gắn lên trán ông Romney và sẽ tác động mạnh lên khối cử tri Dân Chủ, đủ kích động họ đi bầu cho đông.

 

Những tố giác này hiển nhiên không đúng sự thật. Ông Romney là triệu phú thật, nhưng ông Obama cũng có bạc triệu. Nói ông Romney là bảo thủ cực đoan cũng khó nghe khi ông đă từng là thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất nước. Cũng khó nói ông Romney “không lo cho dân nghèo” khi ông là người khai sanh chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Massachusetts mà chính TT Obama đă xác nhận là mô thức mẫu của cải tổ y tế của tổng thống. Cũng khó tin ông Romney lên tổng thống là sẽ sa thải hàng loạt nhân công để tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cỡ 20% hay hơn nữa.

 

Dù vớ vẩn đến đâu th́ cũng vẫn có không ít người tin. Cũng như khối 40% sống chết với đảng Cộng Hoà sẽ tin những ǵ vô lư nhất về TT Obama như ông là Hồi Giáo, Do Thái Giáo, hay Cộng Sản trá h́nh, khối 40% ủng hộ Dân Chủ sẽ tin tất cả những ǵ ghê gớm nhất về các ứng viên Cộng Ḥa. Cái khối Dân Chủ cốt lơi đó gồm những ai?

 

Khối thứ nhất ủng hộ TT Obama là khối truyền thông ḍng chính (nghiên cứu của bà Elaine Povich của trung tâm Freedom Forum cho thấy chỉ có 7% các nhà báo tại Washington DC bỏ phiếu Cộng Ḥa, 90% theo Dân Chủ, và 3% độc lập), trí thức khoa bảng đại học, kỹ nghệ giải trí (như Jane Fonda và Joan Baez của thời chiến tranh Việt Nam, và Michael Moore ngày nay), là những khối cấp tiến thiên tả từ hồi nào đến giờ. Cũng nhờ họ chống sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam và xuống đường hoan hô Mặt Trận Giải Phóng nên chúng ta mới có ngày tỵ nạn như hôm nay. Với khối này, TT Obama làm bất cứ ǵ cũng sẽ được hậu thuẫn của họ.

 

Thứ nh́ là khối đang nhận giúp đỡ của Nhà Nước. Những người lợi tức thấp không phải đóng thuế, bất kể TT Obama đưa ra những chương tŕnh vĩ đại tốn kém đến đâu hay mức công nợ lên cao đến đâu, họ cũng không sợ v́ trước sau ǵ họ cũng chẳng phải đóng một xu thuế nào. Những người nghèo, thất nghiệp, già yếu, dân thiểu số, đang lănh trợ cấp an sinh đủ loại, lo sợ Cộng Ḥa sẽ cắt tiền già, tiền thuốc, tiền thất nghiệp, bắt đóng thuế.

 

TT Obama sẽ hù doạ Cộng Hoà cắt quyền lợi trợ cấp để lôi cuốn họ vào pḥng phiếu, cho dù chuyện Cộng Ḥa chỉ biết lo cho nhà giàu là loại huyền thoại vô căn cứ do Dân Chủ dựng lên. Năm 1986, TT Reagan khai sanh ra luật bắt nhà thương phải nhận những trường hợp khẩn cấp cho dù bệnh nhân không có bảo hiểm v́ không mua được bảo hiểm, hay v́ là cư dân bất hợp pháp. Năm 2003, TT Bush đă khai sanh ra Medicare Part D, trợ cấp tiền thuốc cho người già đă giúp gần 30 triệu người già mua thuốc với giá trợ cấp. Năm 2006, TĐ Romney đă ban hành luật bảo hiểm y tế toàn dân, tiền thân của Obamacare. Cả ba ông đều là Cộng Hoà.

 

Khối thứ ba ủng hộ TT Obama là khối 1%-5% giàu nhất Mỹ. Nói khối này ủng hộ TT Obama sẽ có nhiều người lắc đầu phản đối. Sao “nhà giàu” lại ủng hộ TT Obama được?

 

Thực tế là những cự phú giàu nứt đá đổ vách đều là Dân Chủ, như Warren Buffett (tỷ phú đóng thuế ít hơn thư kư), George Soros (tài trợ diễn đàn cấp tiến MoveOn.org và phong trào Occupy Wall Street), Bill Gates (tài trợ diễn đàn cấp tiến Slate), Steve Jobs (người bị tố đă tạo hơn nửa triệu jobs cho … Tầu). Cũng như trong kỳ bầu cử 2008, hai phần ba số tiền hậu thuẫn tranh cử của tài phiệt Wall Street và đại gia thung lũng silicon San Jose, đă được đưa cho Obama trong khi McCain chỉ được một phần ba. Và tổng giám đốc các đại tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs, JP Morgan, Citigroup, Bank of America, đều yểm trợ Obama, với hy vọng khỏa lấp cái tội giàu và lănh lương cao đến độ thô bỉ của họ.

 

Đối với khối này, TT Obama chỉ cần khua chiêng về sự giàu có tột đỉnh của họ là họ sẽ phải mau mắn lên tiếng ủng hộ và quan trọng hơn cả, mở hầu bao, tham dự những bữa tiệc gây quỹ trả vài chục ngàn đô ăn thịt ḅ, uống rượu với tổng thống. Tổng thống ăn uống với họ xong sẽ vẫn sỉ vả họ cho đúng phép, nhưng khó ra luật cắt lương hay tăng thuế của họ hơn. Có khi họ c̣n được trọng dụng như TGĐ hăng GE (lời 14 tỷ đóng 0 thuế) đang làm Cố Vấn Tổng Thống. 

 

TT Obama sẽ mạnh mẽ sỉ vả Cộng Ḥa không chịu tăng thuế “nhà giàu”, nhưng sẽ không giải thích tại sao cuối năm 2010, khi luật giảm thuế của TT Bush hết hạn, ông lại gia hạn trong khi đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối tại cả thượng viện lẫn hạ viện, tức là ông có đầy đủ quyền hạn để “tăng thuế nhà giàu” lúc đó mà ông đă không làm.

 

Cả ba khối này trong mùa tranh cử tới sẽ là đối tượng ưu tiên hàng đầu của TT Obama, và trước những thăm ḍ bất lợi cho tổng thống hiện nay, họ sẽ dễ bị kích động để hăng hái cứu nguy tổng thống để cứu nguy chính ḿnh.

 

Có nhiều người có quan niệm “ủng hộ Cộng Ḥa là ủng hộ nhà giàu chống nhà nghèo”. Đây la cách suy nghĩ đơn giản quá mức. Thực ra, xă hội Mỹ không phải chỉ có “nghèo” và “giàu”, mà có ba thành phần: 1) “nghèo” nhận đủ loại trợ cấp trong khi không phải đóng một xu thuế hay đóng rất ít, 2) giàu không cần trợ cấp trong khi đóng thuế tối thiểu v́ đủ phương tiện trốn thuế, và 3) trung lưu nửa chừng xuân, không nghèo cũng chẳng giàu, không lănh trợ cấp ǵ hết, cũng không có phương tiện trốn thuế, nghiă là thành phần cầy xâu cuốc bẩm nhưng lănh đủ những chi tiêu xả láng và nợ chồng chất của Nhà Nước.

 

Hai thành phần đầu ủng hộ TT Obama. Thành phần thứ ba là nạn nhân lớn nhất của chính sách vung tay quá trán của đảng Dân Chủ và TT Obama.

 

Đúng như một độc giả đă nhận xét rất chính xác, với thân phận tỵ nạn, ăn nhờ ở đậu, vẫn chưa “tiêu hoá” được chuyện “đồng minh tháo chạy”, chúng ta không có lư do ǵ phải sống chết với ông cao bồi Bush hay ông tiên tri Obama, sỉ vả nhục mạ nhau v́ hai ông này. Thực ra, Cộng Ḥa hay Dân Chủ, Bush hay Obama hay Romney, đều không quan trọng. Quan trọng là chính sách vung tay quá trán (của TT Obama hay bất cứ tổng thống nào khác) sẽ rất tai hại cho giới trung lưu –trong đó có không ít dân tỵ nạn- trong ngắn hạn và tai hại cho tất cả mọi người trong dài hạn.

 

Chúng ta cũng chẳng có lư do ǵ để “lo” cho các nhà thương hay ngân hàng bị lỗ lă, v́ thực sự họ không bao giờ bị lỗ lă. Cứ gần lỗ là họ đă đè xấn khách hàng –tức là chúng ta- để lấy tiền bù đắp trước. Chúng ta mới là nạn nhân chứ các đại công ty không bao giờ là nạn nhân. Nhiều người cổ vơ TT Obama tăng thuế đại công ty mà quên mất có tăng thuế họ th́ họ sẽ tăng giá cả hàng hoá và dịch vụ để rồi cuối cùng tất cả chúng ta mới là người thực sự trả thuế dùm cho họ. Thậm chí họ cũng có thể trốn thuế, cuốn gói mang jobs qua Tầu để rồi chúng ta có quyền ngồi nhà ăn tiền thất nghiệp.

 

Quan điểm “người nghèo cần ủng hộ chính sách của TT Obama v́ chỉ có lợi” là sai lầm. Trợ cấp cho những người thiếu may mắn, và có nhu cầu là chuyện cần thiết trong một xă hội nhân bản. Nhưng bao cấp quá mức và vung tiền vài trăm triệu đầu này, vài tỷ đầu kia cho các chương tŕnh vớ vẩn trong các chế độ “dân chủ” chỉ là h́nh thức mua phiếu ngắn hạn của các chính trị gia, luôn luôn đưa đến thâm thủng ngân sách và công nợ chồng chất, sẽ tạo lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, cả nước phá sản, mà nạn nhân cuối cùng chính là những thành phần trung lưu và nghèo, và con cháu họ,  sẽ mất quyền lợi, mất trợ cấp, trả thuế cao hơn, và chịu cơ cực nhất như t́nh trạng Hy Lạp đang chứng minh không thể nào rơ ràng hơn. Tại đây, những thành phần nổi loạn đều là giới bị mất trợ cấp, tức là dân nghèo, tiểu thương, trung lưu, giáo chức và công chức. Không có ông nhà giàu nào xuống đường hết. Điều đáng lo là TT Obama có thể đang đưa nước Mỹ vào vết xe đổ Hy Lạp. (22-4-12)

 

 

 

Vũ Linh

 

 

 

 

 



 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: