Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hai gịng Họ Lư Việt Nam đă vượt biên đến Đại Hàn từ thế kỉ 12 và 13 

 

Trần Vinh

 

http://tinhamburg.blogspot.com/2010/04/hai-giong-ho-ly-viet-nam-vuot-bien-en.html

 

 

 

 

 

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Ly (tức Triều Tiên hoặc Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng v́  ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đă từng gặp gỡ sứ giả Cao Ly. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quư Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông. Năm 1760-1762, ông đi sứ Tàu, đă cùng các danh sĩ Tàu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Ly xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Ly là trạng nguyên Hồng Khải Hi đă tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quư Đôn làm thơ tặng lại:

 

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…

 

(Núi Tùng của Cao Ly và núi Tản Viên nước Việt cùng khoe sắc. Sông Áp Lục của Cao Ly và sông Nhị Hà nước Việt cùng nối dài..). Trạng nguyên Hồng Khải Hi c̣n đề tựa cho bộ sách Quần Thư Khảo Biện của Lê Quư Đôn như sau: ‘Chọn lấy trong thư tịch các đời mà khảo đính, biện luận trên dưới vài ngh́n năm, cái được cái mất, ai được ai thua, như thế này th́ an, không như thế này th́ nguy, không điều nào là không soi xét và tính đến; lật đổ những xét đoán đă định trước đây cũng có, phê phán những kẻ thừa tiếp sai lầm cũng có, cách lư giải tinh diệu tràn đầy trên giấy mực…’

 

Đến sau này, vào những năm cao điểm của cuộc chiến Việt Nam 1966-1970, có 2 sư đoàn của Nam Hàn sang tham chiến ở miền Trung Việt Nam. Đó là sư đoàn Mănh Hổ và sư đoàn Bạch Mă. (Danh hiệu sư đoàn Bạch Mă có liên quan tới một nhân vật trong lịch sử Việt Nam và Cao Ly, như sẽ thấy trong bài này). Đương nhiên đă xẩy ra hàng trăm cuộc hôn nhân giữa những chiến binh Đại Hàn và những cô gái Việt. Do đó ngay từ hồi thập niên 1970, nhiều cô gái Việt đă theo chồng về làm dâu bên Đại Hàn rồi.

 

Ngày nay, từ thập niên 1980, khi kinh tế bắt đầu ‘mở cửa’, con rồng Nam Hàn đă tràn vào làm ăn lớn ở Việt Nam. Họ đến làm ăn nhưng cũng đă mang theo cả những sản phẩm văn hóa, nhất là phim ảnh. Người Việt bây giờ chẳng c̣n xa lạ ǵ với con ngựi và đất nước Đại Hàn nữa.

 

Với những chuyện kể trên, chỉ là những diễn biến b́nh thường xẩy ra giữa hai quốc gia, không có điều chi mới lạ!

 

Sự thực không phải thế. Ẩn nấp dưới ḍng lịch sử lạnh lùng, đă phát hiện câu chuyện kỳ thú về hai vị hoàng tử triều nhà Lư Việt Nam là ‘thuyền nhân’ tỵ nạn, phiêu bạt tới nước Cao Ly măi hồi thế kỷ 12, 13!

 

Trước 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi có dịp quen biết 2 sinh viên Đại Hàn sang học tại Đại học Sài G̣n với học bổng của Cơ quan Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu: một tên là Kim học văn học Việt Nam. Anh tâm sự học không hiểu mấy, nhất là môn chánh tả Việt ngữ của Giáo sư Lê Ngọc Trụ cho nên anh đang mua sách vở và chuẩn bị về nước. Người thứ hai là chị Lee. Chị nhận giáo sư Nghiêm Thẩm đỡ đầu luận văn cao học sử với đề tài So Sánh Hậu Quả Việc Cấm Đạo Giữa Đại Hàn Và Việt Nam. Chị Lee đọc đă lâu ở thư viện Hội Nghiên Cứu Đông Dương (trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài G̣n) mà chưa viết ǵ. Chúng tôi làm quen và biết chị đang lúng túng về đề tài, cho nên đă thử đề nghị với chị xin Giáo sư Nghiêm Thẩm đổi đề tài thành So Sánh Việc Cấm Đạo Giữa Việt Nam Và Đại Hàn (không tự hạn chế quá chặt chẽ vào hậu quả của việc cấm đạo) để đề tài mở rộng hơn, dễ viết hơn. Chị đă làm như vậy và rất hài ḷng. Từ đó chúng tôi trở nên thân hơn. Chị thành thật nói ở cư xá Thanh Quan các chị sinh viên Việt Nam ăn ít quá khiến chị mắc cở không dám ăn nhiều, nên cứ phải sang tiệm New Seoul ở đường Ḱ Đồng để ăn thêm! Rồi t́nh cờ một hôm chị nói chị là hậu duệ ḍng họ Lí Việt Nam! Lúc đó chúng tôi rất ngạc nhiên nhưng phần v́ đang chú tâm vào một công việc, phần v́ ‘tối dạ’ nên đă không hỏi chị cho ra câu chuyện đàng hoàng mà chỉ kể lại với Giáo sư Nghiêm Thẩm. Giáo sư đă biết chuyện này cho nên ông thản nhiên bảo chính ông được Trung tướng Phạm Xuân Chiểu, hồi sang làm đại sứ bên Đại Hàn, nhờ làm cố vấn quay một cuốn phim tài liệu, nói về mối quan hệ Việt-Hàn từ thế kỉ 12, 13 tới ngày nay, nhưng v́ t́nh h́nh chuyển biến luôn nên chưa thực hiện được.

Không ngờ trong lịch sử nước ta lại có những chuyện ly kỳ đến thế! Quả đây là câu chuyện lịch sử lư thú, ít ai biết tới.

Thế rồi t́nh h́nh miền Nam sang đầu năm 1975 biến chuyển mau lẹ và sụp đổ tất cả… Măi tới thập niên 1990, chúng tôi mừng rỡ được đọc vài bài có nhắc tới họ Lư Việt Nam tại Đại Hàn.

Truớc hết, trong bài Niềm Hănh Diện Chung viết tháng 9 năm 1988, nhà văn Trà Lũ kể sơ qua chuyện hoàng tử Lí Long Tường cùng những người trong hoàng tộc nhà Lí đă vượt biên sang Cao Ly năm 1226 để trốn thoát bàn tay của thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng nhà văn Trà Lũ cho rằng hoàng tử Lư Long Tường đă đổ bộ lên tỉnh Phu San miền cực Nam của Cao Ly. Rồi v́ sau có công chống quân Mông Cổ cho nên hoàng tử được vua Cao Ly trọng đăi. Khi mất, vua cho dựng tượng đồng, đề là Bạch Mă Tướng Công, anh hùng dân tộc đuổi giặc Mông Cổ. (Trà Lũ. Miền Đất Hạnh Phúc. Việt Pub.. 1989, trang 170).

Sau đó, trong cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, do Đồng Hướng xuất bản năm 1996, các trang 866-869, tác giả Cao Thế Dung cũng kể chuyện hoàng tử Lư Long Tường vượt biển ‘đến một miền ven biển giá lạnh sau này là Lư Hoa Trang hay Lư Hoa Sơn, vua Triều Tiên cho định cư tại đây’.

Như thế, các vị trên đây chưa biết là có tới 2 đoàn người Việt họ Lư vượt biển sang tỵ nạn tại Cao Ly với nguyên do khác nhau, một giạt vào bờ biển phía Nam, một giạt vào bờ biển phía Bắc nước này và cách nhau tới 76 năm. Cả hai tác giả Trà Lũ và Cao Thế Dung kể chuyện mà không cho biết đă căn cứ vào đâu.

C̣n bài Trang Sử Bị Bỏ Quên của Trần Đ́nh Sơn đăng trên báo Người Việt số ra ngày 02 tháng 02 năm 2002, kể chuyện hoàng tử Lí Long Tường đưa 3 thuyền buồm lớn vượt biển: một chiếc giạt vào lănh thổ Trung Hoa, 2 chiếc c̣n lại ‘dạt đến tận tỉnh Pusan miền Nam nước Cao Ly’. Tác giả cho biết ông kể chuyện căn cứ vào sử liệu do một sinh viên Đại Hàn du học tại Luân Đôn cung cấp, vào lịch sử triều nhà Lí, vào lời của các nhân chứng từng viếng thăm các di tích lịch sử và các bài báo. Thế nhưng tác giả Trần Đ́nh Sơn cũng chỉ biết có một chuyến vượt biên và đă lẫn lộn chuyến vượt biên thứ nhất vào năm 1150 của hoàng tử Kiến Hải vương Lư Dương Côn với chuyến vượt biên thứ hai vào năm 1226 của Kiến B́nh vương Lư Long Tường. Tác giả Trần Đ́nh Sơn dường như không đế ư tới sự mâu thuẫn về địa dư nước Cao Ly. Nước Cao Ly là một bán đảo dài, chỉ có miền Bắc tiếp giáp với lục địa. Khi xâm lăng Cao Ly, bộ binh Mông Cổ đă vượt qua biên giới phía Bắc, đánh lần xuống kinh đô nằm bên sông Han ở phía Tây Trung bộ nước Cao Ly. Không thể lẫn lộn mặt trận vùng núi Hoa Sơn thuộc vùng này với lănh thổ tỉnh Pusan nằm măi dưới cực Đông Nam Cao Ly. Hơn nữa, tại sao tác giả Trần Đ́nh Sơn lại quả quyết năm 1226 là năm vượt biên mà ‘Hoàng tử Lư Long Tường đang c̣n ở tuổi niên thiếu’? Thực sự vị hoàng tử này sanh năm 1174, Giáp Ngọ, niên hiệu Chính long Bảo ứng. Năm vượt biên 1226, hoàng tử đă được 52 tuổi.Điểm lại, chỉ có bài viết của Bs.Trần Đại Sỹ trên Văn Nghệ Tiền Phong số 560 mới cho biết rơ ràng hơn về sự kiện lịch sử này với nhiều chi tiết và bằng chứng cụ thể.Vào thời thịnh trị của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tổng thống Đại Hàn là Lư Thừa Văn đă viếng thăm chính thức Việt Nam Cộng Ḥa ngày 6 tháng 11 năm 1958 để đáp lễ chuyến viếng thăm Hàn quốc của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm năm trước vào ngày 17 tháng 9 năm 1957. Nhân dịp này, Lư Tổng thống đă nhận tổ tiên của ông là người Việt Nam, ông c̣n nhờ Ngô tổng thống t́m hậu duệ họ Lư và tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă cử thẩm phán Lư Quốc Sỉnh qua Nam Hàn để t́m ḍng dơi họ Lư Việt Nam.

Chính v́ sự việc đáng ngạc nhiên này mà sinh viên y khoa Trần Đại Sỹ, lúc đó 19 tuổi, đă viết thư hỏi thẳng sứ quán Nam Hàn ở Sài G̣n để biết thêm tin tức. Hơn một tháng sau, sứ quán đă trả lời: ‘Tổng thống Lư Thừa Văn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến B́nh Vương Lư Long Tường. Kiến B́nh Vương là con thứ 6 của vua Lư Anh Tông. Người cùng tông tộc sang Cao Ly vào đầu thế kỷ thứ 13 v́ quốc nạn’.

Ngay năm sau, 1959, sinh viên Trần Đại Sỹ t́nh cờ t́m thấy Tập san Sử Địa của Nhật Bản, số 2 ra năm 1941 để tại thư viện Paris có lời Bạt về nguyên tổ họ Lư ở Đại Hàn như sau: ‘Năm Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến Trung thứ nh́ đời vua Thái tôn nhà Trần. Biết ḿnh là con thứ sáu của vua Lư Anh tông, lại đang giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau cũng bị Trần Thủ Độ hăm hại, nên ông đă đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi, sau đó trôi dạt vào Cao Ly’.

Hơn 20 năm sau, năm 1980, nhân chuyến đi dự hội nghị y khoa tại Hàng Châu (Trung Hoa) trong phái đoàn của nước Pháp, cũng chính Bs.Trần Đại Sỹ đă có duyên được gặp 2 nữ bác sĩ đến từ Bắc Hàn, đó là Bs.Lí Chiếu Minh quê ở Hùng Xuyên (Hunchon) và Bs.Lí Diệp Oanh quê ở Thuận Xuyên (Sunchon). Hai nữ bác sĩ Bắc Hàn này đều tự nhận là hậu duệ của Kiến B́nh Vương Lư Long Tường đến từ Việt Nam vào thế kỉ 13. Nh́n nhận nhau vốn là ‘đồng bào’ cả ba trở nên thân thiết. Chiếu Minh và Diệp Oanh đă mời Bs.Trần Đại Sỹ, nhân tiện, đi thăm Bắc Hàn. Nhờ có giấy thông hành Pháp và danh nghĩa đi nghiên cứu nhân sâm, bác sĩ họ Trần dễ dàng được chấp nhận nhập cảnh và được sứ quán Pháp cung cấp đủ mọi phương tiện.

Tại Hùng Xuyên cũng như tại Thuận Xuyên các chi họ Lư gốc gác Việt Nam đă xin phép chính quyền để tụ họp nghe bác sĩ Trần Đại Sỹ kể chuyện lịch sử thời nhà Lí. (Ông dùng tiếng Quan thoại, Chiếu Minh và Diệp Oanh phiên dịch). Có cuộc hội họp đông tới 700 người.Bs.Diệp Oanh đă hướng dẫn Bs.Trần Đại Sỹ đi thăm những vùng đất thiêng liêng và những di tích hiện c̣n được bảo tồn kỹ lưỡng, như: cửa biển Phú Lương Giang nơi hạm đội của Kiến B́nh Vương cập bến năm xưa, miền đất Ung Tân nơi họ Lư được định cư đầu tiên, lăng ngài Kiến B́nh Vương trên ngọn đồi Juhang thuộc xă Đỗ Môn (Tômơ ki) và Vọng Quốc Đài trên Quảng Đại Sơn nơi Vương lên đó để hướng vọng cố quốc.

Các chi tộc c̣n đưa gia phả viết bằng chữ Nho tới để hỏi han thêm về những chi tiết chưa rơ. Trong gia phả họ Lư ở Thuận Xuyên có đôi câu đối như sau:

Thập bát anh hùng giai Phù Đổng,

Tam thiên nữ kiệt tỷ Mê Linh

Câu thứ nhất vinh danh 18 vị tướng đời vua Lư Nhân Tông đă hi sinh trong chiến tranh vệ quốc chống quân nhà Tống. Câu thứ hai vinh danh 3000 nữ chiến sĩ dưới quyền nữ tướng Thiên Ninh công chúa (tức Bà Chúa Kho) đă anh dũng chống lại quân nhà Tống dưới quyền 2 danh tướng Quách Qùy và Triệu Tiết.

Tới năm 1983, Bs.Trần Đại Sỹ đi Nam Hàn, ông nhận thấy tại đây ḍng họ Lư gốc Việt không đông như ở miền Bắc. Hầu như không t́m thấy dấu vết nào về cuộc vượt biên của Kiến B́nh Vương Lư Long Tường ở đây, bởi v́ hoàng tử Lư Long Tường đă dạt vào bờ biển miền Bắc Cao ly, chứ không phải ở miền Nam. Nhưng chính tại đây ông đă may mắn khám phá ra thêm một sự kiện lịch sử ly kỳ, đó là có một ḍng họ Lư Việt Nam khác nữa cũng đă vượt biển sang đây tị nạn. Người đầu tiên cho ông biết sự việc lạ lùng này là ông Lư Gia Trung. Ông Lư Gia Trung xác nhân gốc gác ḿnh là người Việt, tổ tiên là Kiến Hải Vương Lư Dương Côn, ông không phải là ḍng dơi Kiến B́nh Vương Lư Long Tường.

 

Lời xác nhận của ông Lư Gia Trung đă được khám phá của giáo sư Phiến Hoằng Cơ hỗ trợ.

Cuối năm 1996, Gs. Phiến Hoằng Cơ (Pyon Hong Ke), nhà nghiên cứu phả hệ nổi tiếng ở Nam Hàn, sau khi nghiên cứu gia phả mang tên Tinh Thiện Lư Thị Tộc Phả được lưu trữ tại thư viện quốc gia Hán Thành rồi phối hợp với bộ sử Cao Ly, đă công bố phát hiện ḍng họ Lư gốc Việt Nam thứ hai tại Đại Hàn. Theo Giáo sư, ḍng họ Lư tại Tinh Thiện, thuộc đạo Giang Nguyên, phía Đông Nam Đại Hàn ngày nay là con cháu của hoàng tử Lư Dương Côn thuộc triều Lư Việt Nam (1010-1225). Lư Dương Côn hiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba, con vua Càn Đức, ra đi v́ sự đe dọa của nước Kim Đối với nước Tống vào năm 1115. (Càn Đức là tên húy của vua Lư Nhân Tông, con trưởng vua Lư Thánh Tông, mẹ là bà Linh Nhân Thái hậu). Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hậu duệ đời thứ 6 của hoàng tử Lư Dương Côn là Lư Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) từng đảm trách những chức vụ quan trọng trong lịch sử Cao Ly. Thời vua Nghị Tông (Ui-jiong 1146-1170) Lư Nghĩa Mẫn được phong chức Biệt trưởng. Vua Minh Tông (Mycong 1170-1179) thăng cho ông là Thượng tướng quân (1174), là Tây Bắc Bộ binh Mă sứ (1178) và chức Tể tướng trong suốt 14 năm (1183-1196). Tới năm 1196, tướng Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) làm chính biến đă giết cha con tể tướng Lư Nghĩa Mẫn. Sở dĩ ḍng họ Lư Việt Nam này c̣n tồn tại tới nay là nhờ người anh trai của tể tướng Lư Nghĩa Mẫn và gia đ́nh được thoát nạn.

Về thành tích sáng chói của nhân vật Lư Nghĩa Mẫn trong lịch sử nước Cao Ly chúng ta không thể có ư kiến ǵ khác. Song có đôi điều thuộc gia phả chưa sáng tỏ. Thứ nhất, Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hoàng tử Lư Dương Côn vượt biển tỵ nạn v́ nước Kim xâm lược nước Tống vào năm 1115 là điều khó hiểu. Hoàng tử Lư Dương Côn là người Đại Việt, nếu nước Kim có xâm lăng nước Tống th́ c̣n cách quá xa nước Đại Việt, tại sao Lí hoàng tử lại phải vượt biển đi tị nạn. Vả lại nếu nói thời điểm đi tỵ nạn là năm 1115 là rơi đúng vào thời thịnh trị của vua Lư Nhân Tông (1072-1127), lúc đó binh lực nước ta rất hùng mạnh. Năm 1075, anh hùng Lư Thường Kiệt cùng danh tướng Tôn Đản vâng mệnh đưa trên 10 vạn tinh binh đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây) trong sách lược ‘tiên hạ thủ vi cường’ của triều đ́nh nhà Lí để đập tan ư đồ xâm lăng Đại Việt của triều nhà Tống bên Trung Hoa. V́ thế, lại càng không có lư do để mà phải đi tị nạn xâm lăng. Điều chưa sáng tỏ thứ hai là việc gia phả nói danh nhân Lư Nghĩa Mẫn là hậu duệ đời thứ sáu của hoàng tử Lư Dương Côn, được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng vào năm 1170 xem ra có sự nhầm lẫn. Bởi v́ theo sử Việt, năm 1117 vua Lư Nhân Tông nhận 5 đứa cháu, con của 5 người em, làm con nuôi và chọn cháu Dương Hoán lên 2 tuổi, con người em là Sùng Hiền hầu, làm hoàng thái tử, c̣n 4 cháu con của 4 người em khác được phong làm thái tử, trong đó người cháu thái tử thứ 3 chính là hoàng tử Lư Dương Côn. Chắc là hoàng tử Lư Dương Côn chỉ ngang hoặc kém hoàng thái tử Lư Dương Hoán (tức là vua Thần Tông 1128-1138) một vài tuổi. Vậy vào năm 1170 khi hậu duệ của ông là Lư Nghĩa Mẫn được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng bên Cao Ly th́ chính hoàng tử Lư Dương Côn (nếu c̣n sống) khoảng 54 tuổi, làm ǵ đă có hậu duệ 6 đời. Về điểm này, Bs. Trần Đại Sỹ cho rằng danh nhân trong lịch sử Cao Ly Lư Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) chính là con của hoàng tử Lư Dương Côn và là hậu duệ đời thứ 6 kể từ vua Lư Thái Tổ nhà Lư nước Đại Việt.

CUỘC VƯỢT BIÊN THỨ NHẤT CỦA HOÀNG TỬ LƯ DƯƠNG CÔN NĂM 1150

Nạn tranh bá đồ vương chốn cung đ́nh triều Lư là lư do cuộc vượt biên tỵ nạn của Kiến hải vương Lư Dương Côn năm 1150.

Lư Dương Côn là con nuôi của vua Lư Nhân Tông, được phong là hoàng tử thứ ba. Thân sinh của Lư Dương Côn là Thành Quảng hầu em ruột vua Lư Nhân Tông. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Bản kỳ, quyển III viết: ‘Năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117)…T́m con trai họ tông thất để nuôi ở trong cung. Xuống chiếu rằng: ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Chọn người nào giỏi th́ lập làm thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên hai tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử’.

Truy t́m nguyên do và thời điểm mà hoàng tử Lư Dương Côn vượt biển tị nạn sang Cao Ly, chỉ thấy Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Bản Kỉ, Quyển IV ghi lại rằng: Năm 1138, vua Lư Thần Tông băng, thái tử Thiên Tộ lên ngôi, tức là vua Lư Anh Tông, lúc ấy mới có 3 tuổi (theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ). Đến năm Canh ngọ 1150, sử chép: ‘Khi trước vua c̣n trẻ thơ, chính sự không cứ việc lớn việc nhỏ đều ủy cho Đỗ Anh Vũ cả. Anh Vũ sai vợ là Tô thị ra vào cung cấm hầu hạ Đỗ Thái hậu, c̣n Anh Vũ th́ tư thông với Lê Thái hậu, nhân thế lại càng kiêu…’. (Lúc đó có 2 bà Thái hậu: Đỗ Thái hậu là vợ vua Nhân Tông và là mẹ vua Thần Tông. Cảm Thánh Lê Thái hậu là vợ vua Thần Tông và là mẹ vua Anh Tông). Trước t́nh h́nh ấy, quan Điện tiền đô chỉ huy sứ là Vũ Đái cùng các công thần hợp lại bắt Anh Vũ. Lê Thái hậu v́ t́nh riêng đă t́m cách đút lót vàng cho Vũ Đái để nhất thời cứu mạng cho Anh Vũ. Khi vụ án lên tới vua, Anh Vũ bị đầy đi cầy ruộng. Lê Thái hậu lại âm mưu cho mở nhiều hội hè lớn và mỗi lần nhân có hội lớn th́ tội nhân được ân giảm. Nhờ mấy lần giảm án, cuối cùng Anh Vũ ‘lại làm Thái úy phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn, do đấy chuyên làm oai, làm phúc, sinh sát mà ḷng báo thù lúc nào cũng tỏ rơ…’ Hậu quả là khắp nơi xẩy ra bắt bớ, máu đổ đầu rơi, ngay cả ‘bọn Điện tiền đô chỉ huy sứ Vũ Đái 20 người cũng bị chém bêu đầu ở các bến sông…’

Thật vậy, năm 1127, khi vua Lư Nhân Tông qua đời, hoàng thái tử Dương Hoán lên nối ngôi năm 1128, tức là vua Lư Thần Tông. Sau này người em nuôi cũng là em họ của vua Lư Thần tông là Lư Dương Côn được phong tước Kiến hải vương lănh chức Đại đô đốc hải quân. Năm 1138, vua Lư Thần Tông qua đời, hoàng thái tử là Thiên Tộ mới lên 3 tuổi, triều đ́nh muốn tôn hoàng tử Lư Dương Côn (khoảng 22,23 tuổi) lên ngôi. Nhưng mẹ của thái tử Thiên Tộ là Cảm thánh Hoàng hậu (họ Lê) đă đút lót vàng bạc cho các quan, rồi bà liên kết với t́nh nhân là Đỗ Anh Vũ ( Anh Vũ là em của Chiêu Hiếu thái hậu mẹ vua Thần Tông) để đưa hoàng tử Thiên tộ lên ngôi tức là vua Anh Tông (1138-1175). Vua c̣n thơ ấu, đương nhiên quyền lực nằm trong tay Cảm thánh Hoàng thái hậu. Để củng cố quyền lực bà phải thanh toán mọi nguy cơ có thể xẩy tới cho con bà. V́ thế bà cùng Đỗ Anh Vũ thẳng tay sát hại các em nuôi của vua Thần tông và con của các em vua Nhân Tông cùng toàn thể gia quyến của các vị này. Nhất là vụ án Đỗ Anh Vũ nổ ra vào năm 1150, như đă nêu trên, đưa tới một cuộc thanh trừng đẫm máu. Những diễn biến ấy đă là lư do khiến Kiến hải vương Lư Dương Côn đang đóng quân ở Đồ Sơn, phải đem gia quyến vưọt biển tị nạn. Chính Kiến hải vương Lư Dương Côn mới là người táp vào bờ biển Pusan là một tỉnh cực Đông Nam của nước Cao Ly vào năm 1150, chứ không phải là hoàng tử Lư Long Tường.

CUỘC VƯỢT BIÊN THỨ HAI CỦA HOÀNG TỬ LÍ LONG TƯỜNG NĂM 1226

Thái sư Trần Thủ Độ tiêu diệt nhà Lư, khai sáng nhà Trần là lư do cuộc vượt biên tị nạn của hoàng tử Lư Long Tường năm 1226.

 

Theo các bộ sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ th́ nhà Trần lấy được thiên hạ từ tay nhà Lư đều do mưu lược của Trần Thủ Độ. Điều đó đúng, song thiển nghĩ vẫn chưa đủ. Sở dĩ Trần Thủ Độ có thể làm được như vậy cũng một phần do các vua cuối triều Lư không c̣n là những minh quân, đă tỏ ra nhu nhược hoặc đau yếu về thể xác đâu c̣n đủ sức cáng đáng việc nước. Song đó lại là chuyện khác. Ở đây chỉ nhắc lại sơ lược việc Trần Thủ Độ đă chớp lấy thời cơ để tiêu diệt nhà Lư, giành lấy thiên hạ vào tay nhà Trần khiến cho hoàng tử Lư Long Tường phải liều lĩnh vượt biên tỵ nạn chính trị. Năm Giáp thân 1224, vua Lư Huệ tông lập công chúa Phật Kim làm thái tử rồi truyền ngôi cho công Chúa, tức Lư Chiêu Hoàng, sau đó ra tu tại chùa Chân Giáo. Quyền bính nằm trong tay thái hậu Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ. Hai người vốn là anh em họ nay lại tư thông với nhau. Tới tháng 10 năm Ất Dậu 1225, Trần Thủ Độ mưu t́m cách cho Lư Chiêu Hoàng thành hôn với cháu ông ta là Trần Cảnh mới lên 8, rồi dàn dựng để Lư Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng. Đến đây quyền bính chính thức chuyển từ nhà Lư sang tay nhà Trần. Thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ trong sân chùa, Trần Thủ Độ nói bóng gió với Huệ Tông: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, rồi tháng 8 năm Bính Tuất 1226, Trần Thủ Độ bức tử nhà vua tại chùa Chân Giáo. Thái hậu Trần Thị Dung bị giáng xuống là Thiên cực công chúa để có thể lấy Trần Thủ Độ làm chồng. Nhằm tận diệt ḍng dơi nhà Lư, Trần Thủ Độ thanh trừng tôn thất nhà Lư, gả các cung nhân và con gái nhà Lư cho các tù trưởng sơn cước. Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim: “Thủ Độ đă hại hết cả ḍng dơi nhà Lư, lại muốn cho hậu thế không ai nhớ đến họ Lư nữa mới nhân v́ tổ nhà Trần là Lư, bắt trong nước ai là họ Lư đếu phải cải là họ Nguyễn’ (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Nhxb Văn hoá Thông tin, 1999. Trang 126). Một ít năm sau, năm 1232 nhân dịp con cháu nhà Lư c̣n sót lại tụ họp ở thôn Thái Đường, xă Hoa Lâm để làm lễ cúng tổ tiên, Trần Thủ Độ cho đào hố sâu, dựng nhà lên trên, rồi giật nhà đổ để chôn sống tôn thất nhà Lư. (Hoa Lâm nay là huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, là hành cung của nhà Lư thuở xưa). Trong bối cảnh chính trị hoàn toàn bất lợi như thế, tôn thất nhà Lư nào c̣n sống sót đều phải cao bay xa chạy để thoát nạn tận diệt của Trần Thủ Độ, trong đó có hoàng tử Lư Long Tường là con thứ 7 của vua Lí Anh Tông. Hoàng tử Lư Long Tường là chú của vua Huệ Tông, ông chú của Lí Chiêu Hoàng.

 

Vua Lư Anh Tông (1138-1175) sinh 7 hoàng tử: Long Xưởng, được phong thái tử (1151-1181), Long Minh (1152-1175), Long Đức (1153-1175), Long Ḥa (1152-1175), Long Ích (1167-1212), Long Trát (1172-1210). Năm 1174 thái tử Long Xưởng phạm lỗi, bị phế làm thứ dân, thái tử Long Trát được phong đông cung thái tử, tức vua Lư Cao Tông (1176-1210). Hoàng tử thứ 7 là Long Tường.

 

Theo Trần tộc Vạn thế Ngọc phả của ḍng dơi Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc để tại từ đường thuộc thị xă Lănh Thủy, huyện Chiêu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mà Bác sĩ Trần Đại Sỹ đă đọc được th́ phần nói về hoàng tử Lư Long Tường nguyên văn như sau: ‘Hoàng tử thứ bảy Long Tường do Hiền phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính long Bảo ứng thứ 12 (DL 1174, Giáp Ngọ). Đức Thái Tông nhà ta( tức Trần Cảnh) phong chức tước như sau: Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc, tước Kiến B́nh vương. Niên hiệu Kiến trung thứ nh́ đời đức Thái Tông nhà ta ( tức Trần Cảnh) tháng tám ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn xuất’. (Người đúc kết bài này hết sức ngạc nhiên về con số 6000 người vượt biên trong hoàn cảnh tháo chạy và với khả năng kĩ thuật tầu bè vào thế kỉ 13. Thiển nghĩ, chỉ cần bớt đi một con số không (tức 600 người) th́ Hoàng Tử Lư Long Tường cũng đă xứng đáng được vinh danh là ‘vua vượt biên’ rồi!).

 

Nói chung, những ǵ Trần tộc Vạn thế Ngọc phả ghi về hoàng tử Lư Long Tường trên đây không mâu thuẫn với nội dung tường thuật về vị hoàng tử này c̣n ghi lại trong Tộc phả Lư Hoa Sơn (Địa danh thuộc Bắc Hàn ngày nay):

 

Hoàng tử Lư Long Tường là vị thân vương duy nhất của triều nhà Lư c̣n sót lại với những chức tước địa vị cực cao, nhất là đang nắm thực lực binh quyền (Đại đô đốc hải quân) cho nên hoàng tử đă lo sơ bị Thái sư Trần Thủ Độ ám hại. Buộc ḷng hoàng tử phải quyết định vượt biên tị nạn chính trị. Trước khi ra đi, hoàng tử đă bí mật lẻn về Kinh Bắc, vái lậy tạ biệt lăng miếu Đ́nh Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn đem hết tông tộc hơn 6 ngàn người xuống chiến hạm ra đi. Sau hơn một tháng, hạm đội gạp băo, phải táp vào trú tại đảo Đài Loan. Một con trai của hoàng tử là Lư Đăng Hiền cùng với vợ con ở lại đảo này. Đoàn chiến hạm tiếp tục cuộc vượt biển. Cuối cùng đoàn đă đổ bộ lên cửa Phú Lương Giang, quận Khang Linh (Ong Jin-Gun), tỉnh Hoàng Hải (Hwang hac), thuộc Bắc Cao Ly. Vị trí đổ bộ này tên là Nak-nac-wac (Bến của khách phương xa mang theo đồ thờ cúng). Vương được vua Cao Tông (Kojong) cùng quần thần tiếp kiến bằng bút đàm. Sau đó vua ban đồ tiếp tê và cho lập cư ở Ung Tân, phủ Nam Trấn Sơn (Chin sang). Vương cùng thân tộc gắng sức mưu sinh, phát huy học tập văn vơ.

 

Năm 1253, quân Mông Cổ xâm lăng Cao Ly. Chiến thuyền và Bộ binh Mông Cổ thắng lợi khắp nơi đe dọa kinh đô. Nhiều tướng Cao ly đă tử trận. Thấy t́nh h́nh bi đát, Kiến B́nh Vương Lư Long Tường t́nh nguyện tới yết kiến Thái úy Vi Hiển Khoan đang nắm binh quyền để hiến kế sách binh pháp nước Đại Việt cho ông. Hoàng tử Lư Long Tường thường cỡi con ngựa trắng chỉ huy đôn đốc binh sĩ giữ thành. Sau 5 tháng kháng chiến kiên cường, quân Nguyên Mông phải rút lui. Cao Ly mừng chiến thắng. Nhà vua tưởng thưởng hoàng tử Lư Long Tường, phong cho hoàng tử là Hoa Sơn tướng công theo tên núi Hoa Sơn nơi ông cư ngụ. Vua c̣n cho dựng bia trên núi Hoa Sơn ghi khắc công lao của tướng công. Đích thân nhà vua tặng 3 chữ Thụ Hàng Môn (cửa tiếp nhận sự đầu hàng của giặc).

 

Ngày nay, lăng mộ hoàng tử Lư Long Tường và con cháu đến 3 đời vẫn c̣n trên đối Julbang, xă Đỗ Môn (Tô mơ ky) cách núi Hoa Sơn 10 km về phía Tây. Trên Quảng Đại Sơn vẫn c̣n Vọng Quốc Đàn là cái đàn hoàng tử thường lên đó để nh́n về phương Nam cố quốc mà ôm mặt khóc. Mỏm đá nơi hoàng tử đặt chân lên đầu tiên có tên là Việt Thanh Nham (tảng đá xanh in dấu vết người Việt). Theo tác giả Trần Đ́nh Sơn trong bài Những Trang Sử Bị Bỏ Quên đă nêu trên đây th́ ‘Ngày nay trên đại lộ từ phi trường về thủ đô Hán Thành của Đại Hàn, du khách được chiêm ngưỡng pho tượng Bạch Mă Tướng Công do chính phủ Đại Hàn xây dựng từ thập niên 1960’. Trong chiến tranh Việt Nam, ai cũng biết Đại Hàn đă tham chiến với 2 sư đoàn Mănh Hổ và sư đoàn Bạch Mă. Sư đoàn Bạch Mă lúc đó do Trung tướng Kim Yong Hiu chỉ huy. Sư đoàn đóng ở Nha Trang và Đèo Cả. Không phải ngẫu nhiên chính phủ Nam Hàn đưa sư đoàn Bạch Mă sang chiến đấu cho tự do tại Việt Nam. Sở dĩ chính phủ mang sư đoàn này sang Việt Nam chắc chắn là để chứng tỏ nước Đại Hàn c̣n nhớ công ơn hoàng tử Lư Long Tường của Việt Nam đă từng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước Cao Ly vào thế kỷ thứ 13, nay để đền đáp, chính phủ Đại Hàn cử sư đoàn Bạch Mă sang chiến đấu cho tự do của Miền Nam Việt Nam.

 

Theo Bs. Trần Đại Sỹ, ḍng họ Lư Hoa Sơn nay truyền tới đời thứ 28. Đa số họ Lư Việt Nam cư ngụ ở Bắc Hàn, không có cách chi thống kê được hết. Riêng tại Nam Hàn, ḍng họ Lư này chỉ có khoảng 200 gia đ́nh (600 người), nhưng hầu hết đều có tŕnh độ văn hoá cao, nắm giữ những chức vụ trọng yếu. Như trên đă nói, cựu tổng thống Nam Hàn Lư Thừa Văn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng tử Lư Long Tường.

 

Cho đến bây giờ, hàng năm đến Tết Nguyên đán, hậu duệ Kiến B́nh vương Lư Long Tường từ nhiều nơi vẫn t́m về Hoa Sơn làm lễ tế tổ tiên. Năm 1995, đă có hơn 100 con cháu Kiến B́nh vương từ Hàn quốc trở về làng Đ́nh Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh để dự hội làng vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch.

 

Thật là cảm động! Hậu duệ của Kiến B́nh vương Lư Long Tường nay đă trở thành người Đại Hàn, không biết nói tiếng nói tổ tiên, nhưng họ vẫn c̣n giữ đuợc những di vật, những gia phả, hàng năm vẫn tụ vể miền đất Hoa Sơn linh thiêng để cử hành nghi lễ cúng giỗ. Họ vẫn biết gốc gác họ từ nước Việt xa xôi. Họ tự hào là hậu duệ ḍng họ Lư lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Khi có dịp họ hănh diện nhận ḿnh là người Việt (như tổng thống Lư Thừa Văn, như sinh viên cao học Sử Lee...). Và 769 năm sau (1226-1996) họ đă trở về viếng thăm đất tổ.

 

Thời đại chúng ta, ngày quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975 đă xua đàn chim Việt tan tác khắp bốn phương trời làm lữ khách. Dẫu biết khoa học kĩ thuật ngày nay tiến bộ vượt bậc cho phép thu ngắn không gian và thời gian và nhân loại đang tiến tới toàn cầu hoá. Tuy nhiên tiến bộ khoa học kĩ thuật không thể thay thế được thiện chí, t́nh cảm thiêng liêng của những tấm ḷng gắn bó với quê hương đất nước. Nơi xứ người, đă có biết bao đồng hương đồng bào cống hiến những sáng kiến và công sức mong ǵn giữ t́nh tự Việt, chất Việt cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Thật đáng khâm phục. Hi vọng 100 năm sau, 200 năm sau, 300 năm sau…lớp hậu duệ vẫn c̣n biết gốc gác của ḿnh, vẫn hănh diện nhận ḿnh là người Việt theo gương hậu duệ của ‘thuyền nhân’ Lư Dương Côn và Lư Long Tường thuở xưa.

 

Tham khảo:

- Trần Đại Sỹ. Nguyên Tổ Hai Gịng Họ Lư Tại Đại Hàn. Văn Nghệ Tiền Phong số 560 tháng 5 năm 1999.

- Trà Lũ. Miền Đất Hạnh Phúc. Viet Pub. 1989.

- Cao Thế Dung. Việt Nam Huyết Lệ Sử. Đông Phương, 1996.

- Trần Đ́nh Sơn. Người Việt số ra ngày 02 tháng 02 năm 2002.

- Trần Gia Phụng. Việt Sử Đại Cương. Tập 1. Non Nước, Toronto, 2004.

- Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. VHTT, 1999.

- Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên. Đại Việt Sử Kí Toàn THư. VKHXH, Hà Nội, 1993. Ấn bản điện tử 2001.

- Ngô Th́ Sỹ. Việt Sử Tiêu Án. Bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, 1960. Ấn bản điện tử 2001.

 

 

Ghi chú:

 

Ghi chú 1:

 

Những dịp chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư Kim Định không nhiều, nhưng đă đích tai nghe Giáo sư khen ngợi 3 vị: Đó là Giáo sư Lê Tôn Nghiêm, Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ và Bác sĩ Trần Đại Sỹ. Tại giảng đường thuở xưa, Giáo sư Kim Định khen ngợi Giáo sư Lê Tôn Nghiêm, bạn lâu đời của ông, là có thế giá bậc nhất về Triết học Tây phương ở Miền Nam, và khen Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, giáo sư Triết học Trung Hoa, là nếu có Hàn lâm viện th́ Bác sĩ Thọ phăi là một thành viên. (Trên tường pḥng mạch của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ ở đường Vơ Tánh, Phú Nhuận, chúng tôi đọc được 4 chữ ‘Thông Kim Bác Cổ’ do các nhân sĩ Đà Nẵng tặng cho ông hồi ông c̣n là thiếu tá Giám đôc bệnh viện quân y Duy Tân, Đà Nẵng). Khi sang đây, có dịp tới tu viện Ḍng Đồng Công Missouri, chúng tôi lên lầu viếng thăm Giáo sư Kim Định đang nằm dưỡng bệnh. Trong câu chuyện, chúng tôi lại được nghe Giáo sư Kim Định khen ngợi Bác sĩ Trần Đại Sỹ là ‘một tay rất khá đó’.

Chúng tôi không được hân hạnh quen biết Bác sĩ Trần Đại Sỹ, nhưng qua sách báo chúng tôi được biết ông đă đảm trách và thực hiện những công tŕnh sau đây: Ông là Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Tổng Hợp Y học Âu Á của nước Pháp, có nhiệm vụ trao đổi y học giữa nước Pháp và nước Tàu. Do công vụ, ông có nhiều dịp đi sang Tàu. Là một tay tinh thông Nho học lại say mê nghiên cứu cổ sử Việt, ông đă lợi dụng những chuyến đi công tác để thực chứng những vị trí và t́m đọc những tài liệu có liên quan tới lịch sử cổ Việt. Năm 1980, ông đă tới Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, đă tới núi Ngũ Lĩnh, cánh đồng Tương, hồ Động Đ́nh và núi Tam Sơn. Chính tại tỉnh Hồ Nam, Bs. Trần Đại Sỹ đă được đọc Trần tộc Vạn thế Ngọc phả đă nêu trên. Bs Trần Đại Sỹ là tác giả của nhiều bộ trường thiên tiểu thuyết dă sử như: Anh Hùng Lĩnh Nam, 4 cuốn; Động Đ́nh Hồ Ngoại Sử, 3 cuốn; Cẩm Khê Di Hận, 4 cuốn; Nam Quốc Sơn Hà, 5 cuốn, ngót 2300 trang; Anh Hùng Đông A-Dựng Cờ B́nh Mông, 5 cuốn, ngót 2500 trang. Ngoài ra ông c̣n diễn thuyết trước các hội nghi quốc tế về triết lí, quan niệm y học về t́nh dục rất lạ của người Tầu thuở xưa cùng phần tực hành và các bài thuốc.

 

Ghi chú 2:

 

Mới đây, trên nhanai.free.fr, chúng tôi được đọc bài của nhà báo Hà Nhân Văn nói sơ qua về một ḍng họ gốc Việt thứ ba tại Đại Hàn từ thế kỉ thứ 14. Đó là ḍng họ quan trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

 

Mạc Đĩnh Chi tự Tiết Phu, không rơ năm sinh năm mất. Ông người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương. Đậu trạng nguyên năm Giáp th́n 1304 đời vua Trần Anh Tông, làm quan trải 3 đời vua Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, tới chức Đại liên ban Tả bộc xạ và có đi sứ sang Tàu 2 lần (Mậu Thân 1308 và Nhâm Tuất 1322). Ông là tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm gồm có Ngọc Tỉnh Liên Phú và Văn Tế Công Chúa Trung Hoa.

 

Về bài Văn Tế Công Chúa Trung Hoa th́ trong bài báo nhan đề Nói Chuyện Các Cụ Ta Đi Sứ Tàu đăng trên Nam Phong tạp chí số 92 tháng 02 năm 1925, tác giả Nguyễn Hữu Tiến thuật lại: trong thời gian quan chánh sứ Mạc Đĩnh Chi đi sứ th́ một vị công chúa Tàu qua đời. Quan sứ nước Cao Ly được mời vào hiến hương, c̣n quan sứ nước ta được mời vào đọc văn tế, nhưng dường như để thử tài nên viên quan Bộ Lễ nước Tàu chỉ trao cho quan sứ họ Mạc một tờ giấy viết có 4 chữ Nhất. Quan chánh sứ Mạc Đĩnh Chi bèn phải ứng khẩu đọc bài Văn Tế như sau:

 

Vân Sơn nhất đóa vân,

Hồng lô nhất điểm tuyết,

Thượng uyển nhất chi hoa,

Dao tŕ nhất phiến nguyệt.

Y! Vân tán tuyết tiêu,

Hoa tàn, nguyệt khuyết!

 

(Một đám mây trên đỉnh Vu Sơn, Một giọt tuyết trên ḷ trời, Một cành hoa ở vườn thượng uyển, Một vầng trăng dưới ao tiên. Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng lặn!).

 

Được biết quan sứ nước Cao Ly cũng là một trạng nguyên rất mến tài quan sứ họ Mạc nước ta cho nên đă mời ông qua viếng thăm kinh đô nước Cao Ly. Tại đây, quan sứ Cao Ly mai mối cô cháu gái của ông cho quan sứ Mạc Đĩnh Chi. V́ mối duyên này, quan sứ Mạc Đĩnh Chi đă để lại nước Cao Ly một con trai và một con gái.

 

Theo bài báo nhan đề Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi Có Hậu Duệ Ở Cao Ly Từ Thế Kỉ 14 Đến Nay đăng trên An Nam Tạp Chí số 4, tháng 8, năm 1926 (được Vũ Hiệp sưu tập đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Sử số 2, 1996 tại Sài G̣n) th́ tác giả Lê Khắc Ḥe cho biết ông t́nh cờ gặp được hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi và vị hậu duệ đă dùng lối bút đàm kể cho tác giả Lê Khắc Ḥe sơ lược về gia phả ḍng học Mạc gốc Việt tại Cao Ly. Đại khái ḍng dơi họ Mạc gốc Việt tại Cao Ly rất thành công về học vấn và doanh thương. Một người chắt của Mạc Đĩnh Chi văn vơ song toàn đă từng cầm quân đánh Đông dẹp Bắc chống giặc Tàu xăm lăng, lập chiến công hiển hách. Đặc biệt là sau 600 năm, một hậu duệ đời thứ 20 của Mạc Đĩnh Chi làm nghề buôn bán sâm đă t́m về đất tổ Hải Dương t́m gốc tích tổ tiên. Có lẽ nhờ thế mà tác giả Lê Khắc Hoè mới có duyên may gặp gỡ và phát giác ra ḍng họ Mạc gốc Việt tại Cao Ly từ thế kỉ 14 tức là ḍng người Việt thứ 3 có mặt tại Cao Ly ngay từ thời Trung cổ!

 

Trần Vinh

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: