Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Con trai BS PQĐán trả lời 1 bài báo Người Việt:Chính phủ VNCH không sử dụng trẻ em ra chiến trường như kư giả Hà Giang ghi lại

 

To:

 

 LTS Chính Nghĩa, Atlanta: Tưởng nhớ Tháng Tư, kư giả Hà Giang (báo Người Việt) đă thực hiện một phóng sự truyền h́nh và sau đó viết bài đăng trên NV. Trong bài có dữ kiện, bà Betty Tisdale đă gán cho BS Phan Quang Đán câu nói " ...Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”  

Báo Chính Nghĩa, Atlanta đă liên lạc với Bà Betty Tisdale và bà trả lời “ Bà không nhớ rơ, nếu thấy sai cứ điều chỉnh”. Hôm nay chúng tôi gửi đến quư vị, lá thư của con trai BS Phan Quang Đán, ông Phan Quang Tuệ gửi cho bà Betty Tisdale.  

 

 

Phan Quang Tuệ

 

4162 Rockcreek Drive

 

Danville , CA  94506                                                                Ngày 26 tháng 4 năm 2010.

 

 Kính gửi Bà Betty Tisdale

 

H.A.L.O.

 

2416 2nd Avenue North

 

Seattle , WA  98109

 

 Kính thưa Bà  Tisdale,

 

 Nhật báo Người Việt xuất bản tại Westminster, California ngày 11 tháng 4 năm 2010 có đăng một bài của kư giả Hà Giang phỏng vấn bà về cuộc di tản 219 trẻ em từ cô-nhi-viện An Lạc qua Mỹ trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Vài ngày sau đó, bài phỏng vấn nầy đă được đăng lại trong nhật báo “Người Việt Tây Bắc” xuất bản tại Seatle , Washington .  Kể từ đó, bài nầy đă được in lại trên nhiều cơ quan truyền thông khác, kể cả nhiều trang nhà trên mạng lưới điện tử.  

 

Trong bài phỏng vấn nầy, kư giả Hà Giang viết là bà chỉ có thể di tản 219 trẻ em thay v́ 400 em như bà muốn v́ Thứ trưởng Bộ Xă Hội là Bác-sĩ Phan Quang Đán đă từ chối không cho phép trẻ em trên 10 tuổi được ra đi. Theo bài phỏng vấn của kư giả Hà Giang th́ Bác-sĩ Đán đă nói với bà như sau: “Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận. … Đó là quyết định của chính phủ tôi.”

 

Câu nói nầy, được gán cho Bác-sĩ Đán, là mục đích của lá thư tôi viết cho bà ngày hôm nay.  Trong thời điểm của tháng Tư năm 1975, tôi là một luật sư tại Văn pḥng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH).  Khi đó, thân phụ tôi, Bác-sĩ Phan Quang Đán, nay đă qua đời, giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xă Hội, trong chính phủ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.  Ba mươi lăm năm đă trôi qua, những trẻ em của cô-nhi-viện An Lạc bây giờ đă đi vào tuổi 40.  Trong 35 năm nữa, chuyến di tản của các em có thể sẽ đựợc ghi lại như một chú thích của một trang sử về những ngày chót của Sài G̣n.  Nhưng những thế hệ sau cũng có thể lục lại các trang sử và t́m ra bài phỏng vấn này của kư giả Hà Giang. Và lúc đó một câu hỏi sẽ được đặt ra: Trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, chính quyền VNCH có dùng trẻ con để đánh trận hay không?

 

Tôi đă bỏ ra rất nhiều th́ giờ để duyệt lại hàng ngàn trang tài liệu về “Chiến dịch Babylift (Di Tản Trẻ Sơ Sinh)” là một chiến dịch bao gồm cả chuyến di tản 219 em của cô-nhi-viện An Lạc. Tôi cũng t́m ṭi trên mạng lưới điện tử. Sử liệu về cuộc chiến 21 năm tại Việt Nam từ Hoà-ước Genève năm 1954 đến ngày Cộng sản chiếm miền Nam vào cuối tháng Tư năm 1975 đă được viết lại đầy tràn. Tôi t́m ra được cả một cuốn phim về cuộc di tản nầy tên là “Những Đứa Bé Của Cô-Nhi-Viện An Lạc (The Children Of An Lac)” mà tài tử Shirley Jones đă đóng vai bà Tisdale. Tôi đă đặc biệt chú ư đến hai bài trong cuốn sách “Cháo Gà Cho Những Tâm Hồn Được Nhận Nuôi (Chicken Soup For The The Adopted Soul)” xuất bản năm 2000, năm mà bà sáng lập tổ chức H.A.L.O. “Helping and Loving Orphans (Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi)”.

 

Trong bài “Bà Ta Đă Cứu 219 Mạng Sống (She Saved 219 Lives)” của hai đồng tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hanson, phần liên hệ đến cuộc di tản đă được diễn tả như sau: “ … Th́nh ĺnh Bác-sĩ Đán tuyên bố là ông chỉ có thể cho phép các em dưới 10 tuổi được ra đi và tất cả các em phải có giấy khai sanh …”  Bà Betty đă đến khu Nhi đồng của nhà thương để xin 225 mẫu giấy khai sanh rồi điền vào ngày, giờ và nơi sanh một cách nhanh chóng cho 219 em bé thơ sinh và trẻ em.” Bài nầy được viết tiếp:

 

 “Tôi hoàn toàn không biết các em nầy là con của ai, sinh ra lúc nào, nơi nào. Những ngón tay của tôi cứ viết đại ra để tạo ra những bản khai sanh … Khi bà Betty trở lại Sài G̣n, bà tức khắc đến gặp Đại sứ Graham Martin và xin phương tiện di tản cho các em … Ông Đại sứ bằng ḷng giúp với điều kiện các thủ tục giấy tờ hành chánh được chính quyền Việt Nam chấp thuận. Bác-sĩ Đán kư tên trên bảng danh sách trong lúc các em đang được chuyển vào hai máy bay vận tải của Không quân Mỹ”.

 

Bài báo hoàn toàn không đề cập ǵ đến chuyện trẻ em phải ở lại v́ lư do cần thiết cho nhu cầu của chiến trận.  

 

 Bên cạnh đó, bài “Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi: Câu Chuyện của Betty Tisdale (Helping and Loving Orphans: Betty Tisdale’s Story”, mà chính bà là tác giả, cũng có đoạn viết:

 

 “V́ tôi không phải là một cơ quan lo chuyện nhận con nuôi nên tôi đă không được quyền sử-dụng các máy bay quân sự dành cho “Chiến Dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh ” … Khi tôi đến cô-nhi-viện An Lạc, tôi hứa với bà Ngăi là tôi sẽ cứu được các trẻ em.  Tôi đến văn pḥng ông Đại sứ và cầu xin ông giúp cứu mạng các em.  Ông trả lời là nếu tôi đưa cho ông ta  một danh sách với đầy đủ tên tuổi, giấy khai sanh th́ ông ta có thể cung cấp được cho tôi một máy bay của Không Quân. Tôi trả lời: “Có ngay” và chạy đến một bệnh viện để xin các mẫu giấy khai sanh c̣n để trống. Tôi đă bịa đặt ra tên tuổi để điền vào v́ trẻ mồ côi th́ không được ai đặt tên và cũng không được cấp giấy khai sanh”

 

Đoạn nầy trong bài tự thuật của bà cũng cho thấy không có nói ǵ đến câu nói được gán cho Bác-sĩ Đán đă đề cập ở trên về chuyện trẻ em trên mười tuổi phải ở lại Việt Nam để làm nghĩa vụ quân sự.

 

Trong hằng hà sa số sách về Chiến Tranh Việt Nam xuất hiện sau 1975, đối với tôi, luận án đầy đủ nhất về chủ đề tỵ nạn là cuốn “Nạn Nhân và Kẻ Sống Sót, Người Di Cư và Những Nạn Nhân khác của Cuộc Chiến tại Việt-Nam từ 1954 đến 1975 (Victims and Survivors, Displaced Persons and Other War Victims in Vietnam, 1954-1975)” của tác giả Louis A. Wiesner. Ông Wiesner là một nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao và đă giữ chức cố vấn và điều hành viên chương tŕnh y tế của Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế (International Rescue Committee/IRC.). Cuốn sách nầy có một trang rưỡi nói về “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Operation Babylift)” như sau: “Từ năm 1974, một số lớn trẻ em Việt-Nam đă được cha mẹ Mỹ nhận làm con nuôi (năm 1974 có 1,352 em) và nhiều văn pḥng có giấy phép lo dịch vụ con nuôi đă hoạt động hợp tác với Bộ Xă Hội. Số trẻ em có thể được nhận nuôi là một con số nhỏ v́ điều kiện là phải hoàn toàn mồ côi (nghĩa là cả cha lẫn mẹ đều đă qua đời) hoặc phải được cha mẹ kư giấy cho phép được người khác nhận nuôi . . . Cho đến ngày 8 tháng Tư năm 1975, có khoảng 1,348 em mồ côi đă được di tản qua (căn cứ Không quân) Clark, Phi Luật Tân và từ đó 1,311 em đă được chuyên chở qua căn cứ Travis ở California. Tổng thống Ford đă đến đón các em một lần và được báo chí chụp h́nh đăng tải. Đến ngày 28 tháng Tư, đă có khoảng 2,700 em được “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Babylift Operation)” đưa qua Mỹ.  Sự lo âu của người miền Nam trước sức tiến công của quân Bắc Việt là nguyên nhân không thể tránh của những lạm dụng trong chuyện di tản trẻ mồ côi. Trên cả hai loại máy bay chính thức và máy bay thương mại thuê bởi các cơ quan lo chuyện nhận con nuôi đă có những trẻ em không phải là trẻ mồ côi và lại có cả những người lớn đi theo là vợ hoặc bạn gái của người Mỹ.  Mặc dầu vậy,“Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh” cũng đă là một thành công. Sự kiện nầy không những đă tạo cảm t́nh cho các em bé mà tạo cả cảm t́nh cho một nước Việt Nam Cộng Hoà đang trong cơn nguy biến mà ai có theo dơi t́nh h́nh cũng thấy như vậy”.     

 

Để được chấp thuận cho di tản, các em phải “hoàn toàn mồ côi” hoặc đă được cha mẹ thỏa thuận cho con làm con nuôi.  Những em nào không hội đủ các điều kiện luật định th́ không thể được chấp thuận.  Không phải là v́ các em phải bị giữ lại để chiến đấu.  

 Để có thể hiểu được hoàn toàn và đánh giá đúng mức những biến chuyển trong việc di tản các em khỏi Saigon vào tháng 4, 1975, chúng ta có thể nhận xét một biến cố gần đây sau cuộc động đất ngày 12 tháng 1 năm 2010 tại Haiti.  Tap chí Time số tháng Hai đă viết:            

Không có trẻ em nào có thể dễ bị hại hơn là trẻ em ở Haiti . V́ vậy khi quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu nầy bị động đất tàn phá ngày 12 tháng Một, những quốc gia giàu có đă mở con mắt nhân từ loại tài tử Brad-và-Angelia để nh́n về phiá hàng vạn em bé trở thành mồ côi trong hoang phế. Cả thế giới đều có ư tốt muốn đến nhận trẻ em Haiti làm con nuôi đă làm cho chính quyền Haiti phải có biện pháp ngăn chặn v́ lo ngại rằng, trong cơn hỗn loạn, trẻ em sẽ bị mang đi một cách bất hợp pháp. Ngày 29 tháng Một, nỗi lo ngại đó đă thành h́nh khi 10 nhà truyền giáo đạo Baptist đến từ tiểu bang Idaho, Hoa Kỳ đă bị bắt giữ v́ tội tổ chức đưa 33 trẻ em Haiti ra khỏi nước mà không có giấy tờ hợp lệ.  Người Mỹ nói là họ chỉ làm việc bác ái nhưng nhiều người dân Haiti đă đồng ư với Thủ tướng Jean-Max Bellerive khi ông gọi những nhà truyền giáo nầy là “những người bắt cóc trẻ con” - nhất là phần nhiều các em nầy không phải là mồ côi ǵ hết.  Chuyện nầy đă trở thành một vụ tai tiếng ầm ĩ trong nước Haiti, nơi mà các em bé là mồi ngon của những tên buôn bán trẻ con và hàng ngàn trẻ em bị đày đọa như nô lệ.

 

  Thang 4, 1975 Đại sứ Graham Martin đă đ̣i hỏi các em mồ côi phải được sự chấp thuận trước của Chính Phủ Việt Nam trước khi ông cung cấp máy bay di tản.  Bác-sĩ Đán, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xă Hội đ̣i hỏi phải có một danh sách đầy đủ với tên, ngày và nơi sanh của các em.  Cả Bác Sĩ Đán lẫn Đại Sứ Martin đă hành xử quyền hạn và bổn phận của họ trong một tinh thần trách nhiệm.  Các em trên 10 tuổi không được chấp thuận v́ các em không phải hoàn toàn là trẻ mồ côi, và do đó không hội đủ điều kiện làm con nuôi, chứ không phải v́ các em này bị Chính Phủ Việt Nam giữ lại để chiến đấu.  Không ai biết được là Bác-sĩ Đán và Đại sứ Martin có biết hay không sự kiện các giấy khai sanh đă bị giả mạo.  V́ thực tế là, cho dầu có hậu ư tốt chăng nữa, các giấy khai sanh đă bị ngụy tạo. Điều gần như chắc chắn là các em trên 10 tuổi không được chấp thuận là v́ các em không thật sự là trẻ mồ côi, do đó không thể được “nhận làm con nuôi”, chứ lư do không phải là v́ các em phải ở lại để đánh giặc.

 

Theo tổ chức Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (CSUCS), th́ tại ÁChâu ngựi ta ghi nhận có cả ngàn trẻ em bị xử dụng trong những lực lượng chiến đấu tại Afghanistan, Burma, Indonesia, Laos, Philippines, Nepal và Sri Lanka.  Lực lượng Cộng Sản Khmer Đỏ được ghi nhận là một tổ chức đă khai thác và cưỡng ép trẻ em vào những tội ác có tính cách diệt chủng.  Việt Nam Cộng Hoà không bao giờ nằm trong danh sách các quốc gia này.

 

 Trong suốt 21 năm từ 1954 đến 1975, chính quyền VNCH không bao giờ có chính sách dùng trẻ con trong mục tiêu quân sự.  Ngược lại, chính quyền VNCH luôn luôn chủ trương bảo vệ và xúc tiến sự an toàn của trẻ em.  Ngân sách năm 1974 của Bộ Xa Hoi dành 28.98% cho các chưong tŕnh phục vụ các trẻ em.  Trước khi Saigon thất thủ, tại Việt Nam đă có 61 cơ quan thiện nguyện do người Việt quản trị trong đó 21 cơ quan lo cho trẻ em và gia đ́nh và 29 cơ quan phụ trách các công tác lo cho các thanh thiếu niên.  Về mặt cơ quan ngoại quốc, lúc ấy tại Việt Nam đă có 102 cơ quan thiện nguyện trong đó 42 cơ quan chuyên về các công tác bảo vệ trẻ em và gia đ́nh, 8 cơ quang chuyên về con nuôi, 4 cơ quan phụ trách các thiếu nhi phạm pháp.   Trong 10 ngày, từ 14 đến 23 tháng Giêng năm 1975, chỉ 3 tháng trước khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, Bộ Xă Hội đă tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Nhi đồng và Phát triển Quốc gia. Trong buổi họp tổng kết của Hội nghị, VNCH đă thông qua một Tuyên ngôn Nhân quyền cho Nhi Đồng. Tôi đă tham dự Hội nghị nầy cùng với ông Chánh án Toà án Nhi đồng tại Sài G̣n và cả hai chúng tôi đă là thành viên của ủy ban soạn thảo bản tuyên ngôn đó. Đây mới thật là chính sách của chính quyền VNCH về trẻ em.

 

 Khi người ta khảo sát một biến cố trong quá khứ, nhất là biến cố đó đă xẩy ra trong một thời kỳ chiến tranh hỗn loạn của cách đây hơn một phần ba thế kỷ, điều quan trọng là phải đặt biến cố trong hoàn cảnh toàn diện của thời điểm bây giờ.  Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ dùng kư ức để nhớ lại th́ nguồn tin sẽ thiếu tin cậy.  Các sự kiện phải được kiểm chứng và kiểm soát với những dữ kiện khác cũng đồng thời được xẩy ra trong cùng một thời điểm.

 

Chúng ta tưởng niệm những biến cố đau thương 35 năm trước đây khi Saigon thất thủ.  Chúng ta cũng chào mừng và khen ngợi nhau đă thành công trong việc cứu thoát các trẻ em Viện Nam . Chúng ta hăy công bằng với những người đă can đảm thi hành nhiệm vụ của họ trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn bằng cách tôn trọng và trả lại sự thực cho lịch sử.

 

 Kính chào Bà.

 

 Phan Quang Tuệ

 

 bài liên quan

 

12 tháng 4 năm 1975 và cuộc di tản vô tiền khoáng hậu

 

Hà Giang( báo Người Việt) 

 

LTS - Đúng ngày này, 35 năm trước, chiếc máy bay quân sự Mỹ đưa 216 cô nhi Việt Nam thoát khỏi một quốc gia đang hấp hối, để vào Hoa Kỳ. Độc giả Người Việt cách đây ít lâu được biết đến câu chuyện của thanh niên Vũ Tiến Kinh, đi t́m, và t́m được vị bác sĩ đă cứu sống ḿnh 35 năm trước tại bệnh viên UCLA. Vũ Tiến Kinh là một trong 216 cô nhi ấy. Nhưng, ai là người đứng đàng sau chiến dịch di tản 216 cô nhi An Lạc? Cuộc di tản vô tiền khoáng hậu được thực hiện ra sao trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam ? Xin giới thiệu cuộc chuyện tṛ dưới đây, giữa phóng viên Hà Giang và người phụ nữ Hoa Kỳ có cả cuộc đời gắn liền với hàng trăm cô nhi gốc Việt.

 

 

 

Sài G̣n, cách đây 35 năm

 

“Tháng 4 năm 1975, t́nh h́nh ngày càng tệ, nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc chiến sắp tàn, Sài G̣n sẽ thất thủ, một số lớn người Việt Nam đă bồng bế nhau đi.”  

“Khi Tổng Thống Gerald Ford cho phép các máy bay vận tải (cargo aircraft) được bắt đầu di tản cô nhi ra khỏi Sài G̣n, tôi biết là đă nguy kịch lắm.”  

“Mọi việc biến chuyển quá nhanh!”  

“Hồi tháng 2, khi về Việt Nam ăn Tết với các cô nhi An Lạc, tôi thấy mọi việc xung quanh c̣n có vẻ b́nh thường.”

 “Thật không thể tưởng tượng quân đội Hoa Kỳ đă thực sự bỏ cuộc, và cộng sản Bắc Việt sẽ tiến chiếm Sài G̣n.”

 “Nhưng không có nhiều th́ giờ để sửng sốt.”  

“Tôi lập tức gọi cho bà Vũ Thị Ngăi, Giám Đốc viện mồ côi An Lạc, và người mẹ tinh thần của tôi, là hăy chuẩn bị di tản gấp, v́ chỉ vài ngày nữa tôi sẽ về mang hết toàn thể mọi người, cô nhi, giám đốc và nhân viên của An Lạc qua Mỹ.”  

“Di tản tất cả mọi người?”  

Tôi nhớ lúc đó bà Ngăi đă ngỡ ngàng hỏi.  

“Và tôi trả lời: ‘Vâng, tất cả mọi người!’”  

“Đặt xong vé máy bay, tôi biết ḿnh chỉ vỏn vẹn có hai ngày để chuẩn bị cho cuộc di tản vĩ đại.”  

“Tuy nói thật mạnh miệng với bà Ngăi, thú thật, lúc bấy giờ, tôi chưa hề biết ḿnh sẽ xoay sở ra sao để mang được cả 400 cô nhi của An Lạc qua đây.”  

“Chỉ biết là tôi không thể để cho các em sống trong thế giới vô thần của chủ nghĩa Cộng Sản!”

 

***

 

 Bà Tisdale c̣n giữ cuốn album h́nh ảnh những ngày chạy khỏi Việt Nam . Hai tấm này là h́nh những em cô nhi lớn hơn giúp đặt các em nhỏ hơn vào trong giỏ để chuẩn bị lên máy bay. (H́nh: Hà Giang/Người Việt)  

Nói đến đây, người đàn bà ngồi trước mặt tôi, tóc bạc phơ, da mồi, khuôn mặt phúc hậu, đă 87 tuổi, nhưng đôi mắt hiền từ c̣n rất tinh anh, và giọng nói c̣n mạnh mẽ, ngừng lại để nhấp một ngụm nước.  

Trong căn nhà nhỏ ở Seattle, tiểu bang Washington, có nhiều cây bao quanh, không khí như đẫm ướt sương, và lá rơi khắp mặt đường, tôi ngồi thu ḿnh trong chiếc ghế sofa, mà theo lời bà, “được chế ra từ một chiếc giường mây mang đến từ cô nhi viện An Lạc, 35 năm trước đây.”  

Và câu chuyện bà kể, cũng cũ xưa như chiếc giường mây tôi đang ngồi, xảy ra cách đây đúng 35 năm, với tôi là một hành tŕnh đi t́m lịch sử, nhưng với bà là một chuyến xe trở về với kỷ niệm.  

Tên bà là Betty Tisdale    

Bắt đầu từ cuộc di cư 1954  

Câu chuyện được tiếp tục sau khi bà Tisdale đưa tôi đi thăm căn pḥng, mà bà gọi là “The Việt Nam Room.”  

Căn pḥng, chứa đầy bàn ghế tủ giường làm từ Việt Nam , và một cuốn scrap book vĩ đại to bằng một phần tư cái giường, trong đó dán đầy h́nh ảnh và bài báo của gần năm mươi năm sinh hoạt của bà.  

“Cuốn scrapbook của bà vĩ đại quá!” Tôi kêu lên.  

Lần giở vài trang, bà Tisdale nói như cho một ḿnh ḿnh nghe.

 “Cả cuộc đời tôi nằm trong ấy!  Đó là cuộc đời của tôi...”

 “Tôi sẽ phải trở lại căn pḥng này, xem từng tài liệu, nếu bà cho phép!” Tôi nói.  

“Sáng mai tôi sẽ đón em trở lại và chúng ta sẽ duyệt qua mọi tài liệu em muốn.” Bà Tisdale nh́n tôi hứa hẹn.  

“Ồ thích quá, bà cho phép thật không?” Tôi reo lên.  

Chúng tôi xuống ngồi ở pḥng khách, rồi bà tiếp tục câu chuyện.  

“Tôi sinh năm 1923 và là chị cả trong một gia đ́nh có năm chị em.” “Lớn lên trong thập niên 1930s, thời “depression” (giai đoạn Đại Khủng Hoảng Kinh Tế) của Hoa Kỳ, tôi phải giúp cha săn sóc các em từ nhỏ, v́ mẹ bà bị bệnh lao, lúc đó không chữa được, phải ở trong một viện dành cho những người cùng bệnh.”  

“Năm tôi chín tuổi th́ cha bị bệnh chết, đứa em trai út cũng chết v́ bệnh lao.”  

“Hai người cô ruột, và một người hàng xóm chia nhau mang bốn chị em chúng tôi về nuôi.” 

“Lớn lên không được đi học nhiều, tôi làm đủ mọi thứ việc để kiếm sống, và dần dà được nhận vào làm thư kư cho hăng US Steel, một công việc không dễ lúc đó.”  

“Lúc hai mươi mấy tuổi, tôi đă tự tạo được cho ḿnh một cuộc sống khá ổn định, độc lập, không vướng bận, nhưng lúc nào cũng thấy ḿnh bị thôi thúc bởi một cảm giác bất an là ‘chưa làm được ǵ.’”  

“Mẹ nuôi thấy tôi bất an, luôn bảo là hăy măn nguyện với cuộc sống của ḿnh.”  

“Nhưng hai chữ măn nguyện làm tôi thật ‘bất măn!’”  

“V́ nếu lúc nào cũng măn nguyện th́ c̣n làm ǵ được cơ chứ?” Bà Tisdale cao giọng.

“Thế rồi một hôm, định mệnh đẩy vào tay tôi một cuốn sách khiến tôi ngơ ngẩn.”

Nói đến đây bà với tay lên kệ sách, rút ra và trao cho tôi cuốn sách cũ kỹ, b́a rách tả tơi. Đó là một cuốn sách cũ kỹ đă xuất bản cách đây gần 50 mươi năm, có tên là “Deliver Us from Evil” của Bác Sĩ Tom Dooley, một bác sĩ quân y thuộc Hải Quân Hoa Kỳ.  

Ngoài b́a là h́nh một người đàn ông Mỹ đứng cạnh một đứa bé Á Đông.  

Nâng cuốn sách trên tay, tôi như bị thôi miên bởi những tấm h́nh trắng đen ghi lại cuộc di cư của hơn một triệu người trốn chạy Cộng Sản từ Bắc vào Nam . Những h́nh ảnh có lẽ trông c̣n thê thảm hơn cả cảnh vượt biên của 'boat people' vào năm 1975.  

Sách kể lại những ǵ Bác Sĩ Tom Dooley đă làm để xoa dịu vết thương của những người có mặt trên chuyến “Hàng Không Mẫu Hạm USS Montague” đưa người Bắc di cư vào Nam năm 1954.  

Lật một trang sách, bà Tisdale chỉ cho tôi xem tấm h́nh chụp một người đàn bà đang trên đường trốn chạy, nhưng vẫn rất thanh lịch, đang được những đứa trẻ rách rưới lem luốc vây quanh.

 “Đó là bà Vũ Thị Ngăi, một người đàn bà góa chồng, có học thức, thuộc ḍng dơi quư tộc.” Bà Tisdale nói.  

“Trên đường di cư, bà Ngăi nhặt hết những đứa trẻ nằm lê lết bên xác của cha mẹ rồi mang theo vào Nam .” 

“Những đứa trẻ này, là những em cô nhi đầu tiên của cô nhi viện An Lạc.”  

“Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên cô nhi viện này.”  

Tôi lướt nhanh những hàng chữ trước ở b́a trong.  

Sách kể sau cuộc di tản, Bác Sĩ Tom Dooley giúp bà Vũ Thị Ngăi dựng cô nhi viện An Lạc, những trẻ mồ côi và nạn nhân chiến tranh, ông cứ về Mỹ xin tiền, gây quỹ, rồi lại mang vào Việt Nam để giúp đỡ họ.

 

“Nội dung cuốn sách cứ ám ảnh tôi. Tôi không thể xua được những h́nh ảnh bác sĩ Tom Dooley săn sóc đủ mọi loại bệnh nhân ra khỏi đầu.” Bà Tisdale kể tiếp.

 

“Tôi quyết t́m gặp Bác Sĩ Tom Dooley cho bằng được.”

 

“Và cuối cùng tôi th́ cũng gặp được ông trong khu chữa bệnh ung thư của một bệnh viện ở Nữu Ước.

 

“Tôi hỏi ông có tôi có thể làm ǵ để giúp đỡ việc ông đang làm.”

 

“Ông không nói ǵ về bệnh t́nh của ḿnh, mà chỉ bảo tôi khi có th́ giờ nên về thăm cô nhi viện An Lạc, rồi sẽ biết phải làm ǵ.”

 

“Sau lần gặp mặt duy nhất đó, Bác Sĩ Tom Dooley qua đời, lúc ông mới 34 tuổi.”

 

“Bác Sĩ Tom Dooley c̣n nói với bà điều ǵ không?” Tôi hỏi.

 

“Có! Ông nói một câu mà tôi không bao giờ quên.”

“...”

 

“Là đừng bao giờ quên rằng một người b́nh thường cũng làm được những việc phi thường.”

 

“Một người b́nh thường cũng làm được những việc phi thường.” Tôi lập lại.

 

“Vâng! Thế là tôi để dành tiền, mua vé máy bay về thăm An Lạc.”

 

Cô nhi viện An Lạc

 

“Chiếc xích lô đưa tôi đến cô nhi viện trong một buổi trưa nóng bức của năm 1961.”

 

“Và dù đă chuẩn bị tinh thần, quang cảnh của cô nhi viện An Lạc làm tôi chết lặng.”

 

“Bà Vũ Thị Ngăi lúc ấy đang săn sóc một đứa trẻ bị ghẻ lở, đứng dậy rửa tay, rồi ra đón tôi, và đưa tôi đi một ṿng thăm cô nhi viện của bà.”

 

“Trẻ em nằm thọt lỏn trong những cái vơng được bện bằng vải rách, hoặc c̣ng queo trên một dăy những chiếc nôi rỉ sét.”

 

“Không có hệ thống nước trong nhà. Tất cả mọi người tắm rửa ở các ṿi nước ngoài sân.”

 

“Không có cả nhà bếp, ngoài những chiếc ḷ than nằm lỏng chỏng dưới đất.”

 

Ở các góc pḥng, nhiều trẻ em, đứa lớn bồng đứa bé.”

 

“Thế nhưng đâu đó vẫn có tiếng cười trong như pha lê, và những ánh mắt long lanh.”

 

“Tôi đến gần một chiếc nôi và bế một đứa bé.”

 

“Và khi đứa bé đưa hay tay quàng vào cổ tôi, rồi nhất định co chân đu người lên không cho tôi thả nó xuống nôi nữa, th́ tôi biết cuộc đời ḿnh giờ đă gắn liền với An Lạc.”

 

Cuộc đời gắn liền với An Lạc

 

Trở về Mỹ, bà Tisdale quyết định không thể tiếp tục làm thư kư cho hăng US Steel được nữa, mà phải đi t́m một công việc khác, để có điều kiện hỗ trợ bà Vũ Thị Ngăi, và những đứa trẻ đáng thương bà đă gặp ở An Lạc.

 

Nhờ người quen giới thiệu, bà được giới thiệu vào làm thư kư cho Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits tại tiểu bang Nữu Ước.

 

Và dùng thế lực của Thượng Nghị Sĩ Javits, bà xin được thuốc men, tă lót, nồi niêu, xoong chảo, sách vở và tất cả những thứ một viện mồ côi cần có.

 

Hàng năm bà Tisdale dùng ngày nghỉ phép của ḿnh để về thăm và sống với các em cô nhi An Lạc.

 

Cũng dùng sự quen biết của ḿnh, bà gặp các binh sĩ Hoa Kỳ đóng gần Sài G̣n nhờ họ đến giúp xây hệ thống nước, bếp, và giường chiếu.

 

Cuối tuần, các binh sĩ Hoa Kỳ rủ nhau đến chơi đùa với các em, và làm những việc cần thiết để biến An Lạc thành một nơi tương đối khang trang cho các em.

 

Cũng tại An Lạc, bà Tisdale gặp một bác sĩ quân y góa vợ, đến giúp cô nhi viện và hai người kết hôn.

 

Trong tấm h́nh cưới của hai người, tôi thấy chồng bà, Bác Sĩ Quân Y Tisdale, có nét quen quen. Nh́n kỹ th́ mới thấy ông có nét giống Bác Sĩ Tom Dooley thuở nào.

 

Trong ṿng mười bốn năm trời, bà Tisdale mỗi năm đi thăm An Lạc mấy lần, và chăm sóc từng cô nhi ở An Lạc và coi tất cả như con của ḿnh.

 

Cuộc sống êm đềm tưởng cứ thế trôi, nhưng không ngờ đùng một cái bà phải di tản cả cô nhi viện.

 

Di tản

 

“Sau khi đă mua vé đi Việt Nam rồi th́ tôi bắt đầu lo.”

 

“Làm sao mang được các em qua đây?”

 

“Mang đến đây rồi chứa các em ở đâu?”

 

“Làm sao để có thể t́m ngay cha mẹ nuôi cho ngần ấy em trong ṿng một thời gian ngắn?”

 

“Đầu óc tôi quay cuồng những câu hỏi.”

 

Không biết bắt đầu từ đâu, bà Tisdale gọi Hoa Thịnh Đốn, rồi được biết là chính phủ đ̣i hỏi trẻ em phải có sẵn cha mẹ nuôi, hay đang làm thủ tục làm con nuôi th́ mới được vào Mỹ.

 

Bà gọi Sở Di Trú th́ được họ đề nghị là nên liên lạc với một trong các tổ chức chuyên lo thủ tục con nuôi th́ mới có thể mang các em vào Hoa Kỳ.

 

“Tôi chỉ là một cá nhân tự quyên tiền, bấy lâu đi về Việt Nam để giúp các em, hầu như không quen lắm với thủ tục xin/cho con nuôi.” Bà kể. “Ngoại trừ những lần làm thủ tục nhận năm bé gái An Lạc làm con nuôi và mang về Mỹ.”

 “Tôi gọi cho trung tâm Tressler Lutheran ở Pennsylvania , và được họ hứa sẽ t́m cách giúp đỡ.” “Nhưng trước khi đi Việt Nam tôi c̣n phải t́m chỗ tạm trú cho các em.”  

“Tôi chợt nhớ đến trại Fort Benning ở Georgia . Nơi đây có những trại trống, tại sao không thể tạm để các em ở đó?”

 “Liên lạc với vị tướng của trại Fort Benning măi không được, tôi t́m cách gọi cho mẹ của ông, tự giới thiệu và giải thích là tôi phải mang 400 trẻ em cô nhi qua, cho biết cần sự giúp đỡ của bà, v́ sáng mai tôi phải đi Việt Nam sớm.”

 “May sao, bà biết đến tên tôi v́ thỉnh thoảng tôi hay đi diễn thuyết ở các nhà thờ.”  

“‘Để chuyện đó tôi lo cho!’ Mẹ của ông tướng nói.”  

“Về đến Việt Nam , tôi đến ngay Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ.”  

“Lúc đó ṭa đại sứ đă chuẩn bị để đóng cửa, tủ bàn xô lệch, hồ sơ đă được đóng thùng, chuẩn bị đưa đi.”  

“Vị đại sứ giới thiệu tôi với một người lo máy bay di chuyển của quân đội.”  

“Ông ta nói có thể lo việc vận chuyển, cần bao nhiêu máy bay của quân đội cũng có, nhưng tôi cần được sự chấp thuận của chính quyền Việt Nam .”  

“Tôi đi gặp thứ trưởng Bộ Xă Hội là Bác Sĩ Phan Quang Đán, th́ được ông cho biết chúng tôi cần phải có một danh sách và giấy khai sanh cho các em.”  

“Trẻ em bị bỏ rơi người ta mang đến vất ở cửa cô nhi viện, chúng tôi nhặt vào nuôi, làm sao có giấy khai sanh bây giờ?”  

“Nhưng bắt buộc phải vượt qua mọi trở ngại!”  

“Chúng tôi làm việc thâu đêm để chế ra giấy khai sinh cho các em, rồi tạo ra một danh sách, với 400 tên.”  

“Chúng tôi đặt tên cho các em trai bắt đầu với Vũ Tiến... Và các em gái bắt đầu với Vũ Thị...”  

“Tại sao lại chọn họ Vũ?” Tôi hỏi.  

“V́ lấy theo họ bà Vũ Thị Ngăi, sáng lập viên và giám đốc của cô nhi viện.”

 “Sáng ngày lên đường chúng tôi mang danh sách lên nộp ở Bộ Xă Hội, th́ được Bác Sĩ Phan Quang Đán cho biết không thể cho các em trên mười tuổi ra đi.”  

“V́ sao?”  

“Chúng tôi sẽ cố thủ, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.”  

“Tôi rất tiếc là không thể để cho các em đi được. Đó là quyết định của chính phủ tôi.”  

Thứ Trưởng Phan Quang Đán cương quyết. Khi tôi mang lệnh của Thứ Trưởng Phan Quang Đán về báo cho cô nhi viện th́ cảnh trước mặt làm tôi thật đau ḷng.  

“Các em sơ sinh đă được đặt nằm gọn ghẽ vào trong những chiếc giỏ phủ đầy chăn và tă, các em lớn quần áo chỉnh tề. Các em hai ba tuổi th́ đang chạy lăng quăng chơi đùa quanh những cái giỏ.”  

“Bà Vũ Thị Ngăi, người phụ tá và các thiện nguyện viên cũng đă sẵn sàng lên đường.”

“Tin nghe như sét đánh ngang tai, người lớn chỉ lặng lẽ nh́n nhau, c̣n các em lớn được bảo thay quần áo ra th́ ngơ ngác.”  

“Xa xa có tiếng súng nổ. Người ta bảo cộng sản Bắc Việt đă tiến gần vào thành phố.”  

“Sau khi trấn tĩnh. Chúng tôi quyết định cùng kéo nhau hết ra phi trường, những em phải ở lại đưa tiễn những đứa được ra đi.”  

“Trước khi lên xe, tôi quay lại nh́n cô nhi viện lần cuối.”  

“Những chiếc nôi trống rỗng. Không có trẻ em, cô nhi viện trông như một cái xác không hồn.”  

“Bà Vũ Thị Ngăi đứng yên một góc, mắt đỏ hoe.”

 “Tại phi trường, chúng tôi bịn rịn chia tay.”  

“Tôi ôm bà Ngăi, và hứa sẽ quay trở về để đón bà, mà ḷng tự hỏi không biết khi tôi trở về được th́ có muộn quá không.”  

“Hai chúng tôi cùng cố không khóc, nhưng nước mắt ràn rụa.”  

”Các em bé được quân nhân chuyển từ những cái giỏ vào các thùng giấy cho an toàn hơn.”

 “Mọi thứ đă sẵn sàng.” 

“Máy bay gầm gừ cất cánh, những cái vẫy tay của bà Ngăi và giọt nước mắt của các em nhạt nḥa dần. Nhưng những h́nh ảnh ấy sao cứ măi khắc sâu trong tâm khảm.”  

“Tôi đă ra đi, bỏ lại gần hai trăm đứa con ḿnh đă săn sóc cả mười bốn năm trời.”  

“Và lời nói của Thứ Trưởng Phan Quang Đán măi cứ vang trong tai tôi.”  

“Chúng tôi sẽ cố thủ.  Chúng tôi không thể bỏ cuộc.Chúng tôi không thể để cho Việt Cộng tiến chiếm. Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận.” 

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay chở 219 cô nhi từ An Lạc đáp cánh an toàn tại Los Angeles . Một số cô nhi quá yếu đă được gửi lại ở UCLA để được săn sóc. Trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ đến đây là hết. Ông bà Tisdale phải tự tài trợ phí tổn $21,000 cho chuyến bay đưa các em từ Los Angeles về Fort Banning để lo thủ tục t́m cha mẹ nuôi. Tất cả các em đă được trung tâm Tressler Lutheran Agency t́m cha mẹ nuôi trong ṿng trên dưới một tháng.

 

Your name:


Your email:


Your comments: