Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 Bầu Sơ Bộ: Tới Đâu Rồi?

(03/20/2012)

 

Tác giả : Vũ Linh

 

 

 

 

 

 

...Romney vẫn ở trong thế ngang ngửa với TT Obama trong tất cả các thăm ḍ...

 

Ngày Thứ Ba cách đây hai tuần (6/3/2012), mười tiểu bang đă có bầu sơ bộ tuyển lựa ứng viên cho cuộc tranh cử tổng thống. Hơn 400 đại biểu đă được tuyển lựa tham dự đại hội đảng Cộng Ḥa mùa hè tới để bầu đại diện cho đảng.

 

Cuộc bầu này thu hút được sự chú ư của cả nước, chỉ v́ t́nh trạng xào xá, chưa ngă ngũ nổi bật giữa bốn ứng viên. Kết quả cựu thống đốc Mitt Romney thắng tại sáu tiểu bang (Vermont, Virginia, Ohio, Massachusetts, Idaho, và Alaska), cựu thượng nghị sĩ Rick Santorum thắng tại ba tiểu bang (Oklahoma, Tennessee, và North Dakota), và cựu dân biểu Newt Gingrich thắng tại một tiểu bang (Georgia). Dân biểu Ron Paul không thắng được tiểu bang nào hết.

 

Hầu hết các kết quả trên đều đă được đoán trước, ngoại trừ tại Ohio, là nơi trước đây ông Santorum dẫn đầu khá xa nhưng bị ông Romney đuổi theo sát nút cho đến ngày bầu th́ ông Romney đă thắng, tuy khít nút.

 

Trong những ngày trước đó, để thu hút thiên hạ, truyền thông đă khua chiêng trống rất mạnh về ngày bầu cử đặc biệt này, gọi là ngày “siêu Thứ Ba”, làm như sẽ quyết định vận mạng của những ứng viên, hay ít nhất là cũng sẽ làm sáng tỏ cuộc chạy đua hơn. Sự thật là cuộc bầu này chẳng những đă chẳng thay đổi bức tranh bên Cộng Hoà, mà lại c̣n làm cho t́nh h́nh mù mịt tối tăm hơn trước.

 

Rồi tuần vừa qua, một loạt bầu sơ bộ khác lại được tổ chức, đưa đến kết quả ông Romney thắng sáu trận (Guam, Marianas Islands, Wyoming, Virgin Island, Samoa, Hawaii), và ông Santorum thắng ba (Kansas, Alabama, Mississippi). Hai ông Gingrich và Paul thua liểng xiểng.

 

Nh́n chung vào kết quả cho đến nay, câu hỏi đặt ra là ai thắng, ai thua?

 

Phải nói ngay người thua đậm nhất là ông già gàn Ron Paul. Sau gần một năm tranh cử và gần ba tháng bầu sơ bộ, ông Paul vẫn chưa t́m được một chiến thắng tại bất cứ tiểu bang nào hết, mà trái lại, tại hầu hết các cuộc bầu, đều về bét. Trong mười cuộc bầu của ngày “siêu Thứ Ba”, ông đă hy vọng sẽ thắng được ít nhất tại một tiểu bang, nhưng rốt cuộc vẫn không đạt được ư muốn. Dù vậy, vẫn nhất định không bỏ cuộc. Ông khoe đạt được hơn 40% phiếu tại Virginia, nhưng không nhắc đến chuyện tại đây, chỉ có hai ứng viên là ông và Romney. Hai ông Santorum và Gingrich nộp đơn tranh cử quá trễ nên không được tham gia. Trong những ngày tháng tới, người ta nghi ông Paul sẽ tiếp tục tranh cử trong giới hạn hậu thuẫn về tổ chức và tiền bạc mà ông có được, sẽ tiếp tục được hậu thuẫn... lai rai của khối cử tri trung thành với ông, và cũng sẽ về bét như thường lệ.

 

Người thua đậm nữa là ông Newt Gingrich. Ngay sau khi ông bất ngờ thắng lớn tại South Carolina, người ta nghĩ ông sẽ là đối thủ hàng đầu của ông Romney và sẽ là tiếng nói của khối bảo thủ. Chính ông cũng hy vọng sẽ đại thắng trong ngày “siêu Thứ Ba” tại các tiểu bang bảo thủ miền Nam.

 

Kết quả cho đến nay, ông chỉ thắng được đúng tiểu bang nhà Georgia, c̣n thua hết. Các tiểu bang miền Nam rơi vào tay ông Rick Santorum, ngôi sao bảo thủ mới nổi. Điều đáng nói hơn là trung b́nh số phiếu ông đạt được tại khắp nơi đều ở mức èo uột trên dưới 10%-15%, chỉ hơn ông già Ron Paul.

 

Trong t́nh trạng hiện tại, không ai nghĩ ông Gingrich c̣n chút hy vọng ǵ v́ hậu thuẫn ngày càng vơi bớt. Nhưng ông vẫn có thể tiếp tục tranh cử dài dài v́ một lư do duy nhất: ông vẫn được sự hậu thuẫn tài chánh mạnh mẽ của ông vua casino ở Las Vegas, Adelson. Nhà tỷ phú này đă bơm cho ông Gingrich hai chục triệu, và có thể sẽ tiếp tục “nuôi” ông Gingrich thêm vài chục triệu nữa, chưa biết đến chừng nào. Người ta không hiểu rơ ông sẽ đi về đâu.

 

Ứng viên có thể nói là không thua cũng chẳng thắng là ông Mitt Romney. Ông Romney thắng ở 12 nơi trong hai tuần qua, tức là có thể khoe “thắng lớn”. Những chiến thắng này cực kỳ đắt giá khi ông Romney bỏ tiền ra gấp mười lần các ông Santorum hay Gingrich để mua quảng cáo trên truyền thông, nhưng lại rất mong manh.

 

Một mặt ông thắng dễ dàng trong hai trường hợp: ở tiểu bang nhà Massachusetts, và ở Virginia, nơi mà hai ông Gingrich và Santorum không được tham gia tranh cử. Thành ra chiến thắng tuy lớn nhưng chẳng ư nghiă ǵ. Các nơi khác như Alaska, Idaho, Wyoming, Guam, Marianas, Hawaii, Samoa, đều nhỏ xíu, với số đại biểu rất ít. Tại Wyoming, một tiểu bang với gần sáu trăm ngàn dân, chỉ có hơn một ngàn người đi bầu và ông Romney thắng với khoảng năm trăm phiếu. Ở đây, xin nói cho rơ: Wyoming không có đầu phiếu phổ thông mà chỉ bầu theo hội thảo (caucus). Thông thường, các cuộc bầu theo hội thảo thu hút rất ít người tham dự v́ phẩi tham gia thảo luận có khi mất cả ngày, khác xa các cuộc bầu thực sự (elections). Số người tham dự caucus tại Wyoming rất ít, nhưng không có nghiă là đảng Cộng Ḥa yếu thế. Cộng Hoà nắm trọn vẹn cả hành pháp lẫn lập pháp từ xưa đến giờ và Wyoming luôn luôn bầu cho tổng thống Cộng Ḥa. Đó cũng là quê hương của cựu PTT Cheney.

 

Ông Romney cũng thắng tại Ohio, sẽ là tiểu bang “xôi đậu” then chốt trong cuộc tranh cử chống TT Obama thắng Mười Một tới. Nhưng chiến thắng này là chiến thắng rất khó khăn, thắng khít nút ông Santorum với khoảng mười ngàn phiếu trong tổng số gần một triệu phiếu bầu. Quan trọng hơn nữa, đại đa số dân lao động da trắng, thành phần cử tri then chốt trong các tiểu bang vùng ven Đại Hồ, đă không bỏ phiếu cho ông. Không có hậu thuẫn của khối này, không ai nghĩ ông có thể thắng TT Obama được.

 

Đáng lo ngại hơn cho ông Romney là ông đă không thắng được tại bất cứ tiểu bang bảo thủ miền Nam nào. Ông thua ông Gingrich tại South Carolina và Georgia, và thua ông Santorum tại Oklahoma, Tennessee, Kansas, Alabama và Mississippi. Tại Virginia, không có hai ông Santorum và Gingrich, chỉ đấu với ông già Paul, vậy mà ông Romney cũng chỉ thắng với 60% phiếu. Diễn giải chuyện này không có ǵ là khó: ông Romney vẫn chưa được khối bảo thủ chấp nhận. Và đây là câu hỏi lớn nhất. Cho dù ông thắng cuộc và trở thành đại diện cho Cộng Hoà, làm sao ông có thể hạ được TT Obama nếu cả miền nam bảo thủ không bầu cho ông?

 

Ứng viên có vẻ đạt được thắng lợi là ông Rick Santorum. Chỉ cách đây một tháng, không ai biết ông này là ai, vậy mà bây giờ ông Santorum đă thắng cử tại hàng loạt tiểu bang, và đă trở thành đối thủ chính của ứng viên hàng đầu Romney. Trong khối bảo thủ, và nhất là khối tín đồ công giáo, ông đă hạ xa đối thủ chính là ông Gingrich. Nhưng con đường ông Santorum đi vẫn đầy chông gai. Thiên hạ đă thấy ngày càng rơ ràng là ông Santorum có khuynh hướng cực đoan mạnh, nhất là trong vấn đề tôn giáo và luân lư. Đây là điều sẽ không thu hút được đại đa số dân Mỹ khi họ có quan niệm cởi mở hơn trong các vấn đề tôn giáo cũng như giá trị luân lư xă hội.

 

Yếu điểm chính của TT Obama vẫn là vấn đề kinh tế chứ không phải vấn đề tôn giáo hay luân lư. Trên hai phương diện này TT Obama gần với khối đại đa số dân Mỹ hơn là quan điểm cực đoan của ông Santorum. Có nghiă là nếu ông Santorum mở cuộc chiến trên phương diện tôn giáo và luân lư chống TT Obama th́ ông sẽ thua đậm.

 

Ứng viên có vẻ thắng lớn nhất chính là... ứng viên không tham gia các cuộc bầu sơ bộ này: đó là TT Obama. Một lần nữa cuộc bầu sơ bộ bên Cộng Ḥa chẳng những đă làm nổi bật cảnh gia đ́nh xào xáo trong nội bộ đảng Cộng Ḥa, mà lại c̣n làm t́nh trạng chia rẽ trầm trọng hơn nữa, khiến thiên hạ mù tịt không biết đảng Cộng Hoà đi về đâu, muốn ǵ? Trong t́nh trạng này th́ dĩ nhiên TT Obama đang “ngồi mát ăn bát vàng” thôi.

 

Nh́n vào t́nh h́nh trước mắt, hiển nhiên là hiện nay bên Cộng Ḥa chỉ c̣n hai ứng viên chạy đua cùng nhau là các ông Romney và Santorum. Nhưng vấn đề là ông Romney sẽ hốt được phiếu của khối ôn ḥa miền bắc trong khi ông Santorum có phiếu của khối bảo thủ miền nam. Nếu hai khối không ngồi lại được với nhau th́ coi như là Cộng Ḥa đang làm cỗ cho TT Obama xơi.

 

Nhiều người nhận định ông Mitt Romney là một ứng viên quá yếu. Ông không được hoàn toàn tin tưởng trong chính nội bộ đảng Cộng Ḥa v́ đă từng thay đổi lập trường nhiều lần trong nhiều vấn đề lớn. Ông cũng là một ứng viên không giỏi lắm, với khả năng tranh luận thua xa ông Gingrich, khả năng ăn nói thua ông Santorum, khả năng kích động cử tri thua ông Paul, và khả năng vận động thua xa TT Obama. Ông cũng bị cái “tội” rất lớn là giàu quá. Thật ra, các ông Obama, Gingrich, Santorum cũng đều là triệu phú hết chứ chẳng ai thuộc khối 99% hết. Nhưng ông Romney giàu nhất, đă vậy lại thỉnh thoảng “lỡ lời” khoe của, như vừa khoe bà vợ có tới hai xe Cadillac và ông có hai xe Ford (ư ông muốn nhấn mạnh hai vợ chồng đi xe do một công ty Mỹ sản xuất, nhưng thiên hạ chỉ chú ư vào “Cadillac”, loại xe đắt tiền nhất của thượng lưu Mỹ, không phải một cái mà tới hai cái cho riêng bà vợ, cộng thêm hai cái xe Ford nữa).

 

Nhưng ta cũng không thể bỏ qua những điểm mạnh hiển nhiên của ông Romney. Ông là một doanh gia thành công, một người hiểu vấn đề kinh tế hơn các đồng chí Cộng Ḥa và cả đương kim tổng thống rất nhiều. Mà kinh tế là ưu tư lớn nhất của thiên hạ trong thời đại khủng hoảng hiện nay. Ông cũng là người không có quan điểm cực đoan như ông Santorum, có nhiều hy vọng thu hút phiếu của khối độc lập ôn ḥa. Ông cũng không có hành trang chính trị nặng nề hay đời sống gia đ́nh lộn xộn như ông Gingrich.

 

Ông Santorum cũng chẳng mạnh hơn nhiều v́ quan điểm khá cực đoan của ông.

 

Bù lại, hai ông Romney và Santorum sẽ phải trực diện một trong những tổng thống yếu nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama ngang ngửa với tỷ lệ của TT Carter khi ông này chuẩn bị ra tranh cử lại năm 1980 đề rồi thua ông Cộng Hoà Reagan. Mặc dù bị coi như là một ứng viên yếu của một đảng trong t́nh trạng xâu xé nhau, ông Romney vẫn ở trong thế ngang ngửa với TT Obama trong tất cả các thăm ḍ dư luận mới nhất, hơn thua nhau chỉ có vài điểm, nằm trong sai biệt xác xuất của thống kê. Theo thăm ḍ Gallup tuần lễ thứ nh́ của tháng Ba, ông Romney hạ TT Obama 48%-43%. Thăm ḍ của báo “phe ta” Washington Post cho thấy ông Romney hạ TT Obama 49%-47%.

 

Một điểm đặc biệt nói lên thế yếu của TT Obama: tại Oklahoma, trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Dân Chủ trong ngày “siêu Thứ Ba”, TT Obama cũng chỉ đạt được có 57% phiếu, số c̣n lại được chia sẻ cho bốn ứng viên vô danh khác. Nếu ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ mà đă có hơn 40% đảng viên thà chọn một anh vô danh c̣n hơn là lựa đương kim tổng thống, th́ chỉ chứng tỏ con đường hoan lộ của đương kim tổng thống chưa chắc sẽ dễ dàng. Tại Vermont, cũng có 2% cử tri Dân Chủ viết tên đề cử đại một ứng viên khác không phải là TT Obama. (Trái với suy đoán của nhiều người, bên đảng Dân Chủ cũng có bầu sơ bộ như bên Cộng Ḥa, nhưng không ai chú ư v́ chỉ có một ứng viên nghiêm chỉnh duy nhất là TT Obama.)

 

Vấn đề lớn của TT Obama là, khác xa với kỳ tranh cử trước trong đó thiên hạ chẳng biết ông là ai, mà chỉ hoàn toàn tin tưởng vào những lời thề non hẹn biển của ông thôi, bây giờ là lúc mà cử tri đă có trước mắt ba năm thành quả của ông. Tất cả những lời hay ư đẹp làm mê mẩn thiên hạ bây giờ đă nhường chỗ cho những chia rẽ đảng phái nặng nề nhất, cả chục triệu người vẫn thất nghiệp, mất nhà, vật lộn với giá xăng đang leo thang vùn vụt.

 

Theo tin của điện báo Drudge, một cây xăng ở gần Los Angeles đă bán xăng thường với giá $6,19 đô ngày 7 Tháng Ba! Giá xăng tăng sẽ tác hại mạnh nhất trên giới lợi tức thấp như giới lao động lănh lương tối thiểu hay những người lănh tiền già cố định. Ta cũng không nên quên giá xăng tăng dần dà sẽ kéo theo sự gia tăng toàn diện của giá cả khi chi phí nhiên liệu và chuyên chở tăng cho tất cả các hàng sản xuất hay nhập cảng. Theo báo kinh tế Bloomberg, chỉ số giá chi tiêu (consumer price index) đă bắt đầu tăng vọt từ Tháng Hai, lên 0,4% (4,8% một năm), so với 0,2% (2,4% một năm) trong Tháng Giêng.

 

Truyền thông ḍng chính đă bênh vực TT Obama và nhận định tổng thống Mỹ không phải là người quyết định tất cả mọi chuyện trên thế giới. Điều này đúng 100%, nhưng lại không được các nhà báo cấp tiến và các chính khách Dân Chủ áp dụng cho TT Bush khi giá xăng tăng vọt mùa hè 2008. Khi đó, họ đồng loạt tố giác TT Bush nếu không thông đồng với tài phiệt dầu hỏa th́ cũng là bất tài vô tướng. Bây giờ th́ họ lại cho là .. tại thế giới. Vẫn là chuyện … đổ thừa thôi.

 

Chủ bút tạp chí Newsweek Fareed Zakaria biện minh giá xăng tăng v́ tăng trưởng kinh tế quá nhanh tại Ấn Độ và Trung Cộng. Sự thật là trong ba năm dưới TT Obama, giá xăng tăng gần 100%, trong khi tăng trưởng kinh tế Tầu là 7%-8% một năm và Ấn là 5%-6% một năm.

 

Theo Washington Post, sự bất măn (disapprove) đối với TT Obama về chính sách kinh tế của ông hiện nay đă lên đến cao điểm 60%, với 50% chống đối một cách mạnh mẽ (strongly disapprove) trong khi ủng hộ mạnh mẽ (strongly approve) chỉ có 14%. Nếu giá xăng tiếp tục tăng kiểu này th́ bất cứ ứng viên hạng ruồi nào của Cộng Hoà cũng vẫn hạ ông được, v́ tất cả những hứa hẹn của ông sẽ vô nghĩa so với thực tế khó khăn mà người dân đang trải qua.

 

Nói tóm lại, trong cuộc bầu cử năm nay, dân Mỹ sẽ được lựa chọn giữa những ứng viên yếu nhất trong lịch sử cận đại Mỹ, từ Obama đến Romney hay Santorum. Chính trường Mỹ đang đi về đâu? (18-3-12)

 

Vũ Linh

 

 

 

 

 

 



 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: