vuan

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tương Lai Không Sáng Sủa

 

Vũ Linh

 

 

 

 

 

Nếu kẻ viết này nói huỵch tẹt ra rằng �đảng Cộng Ḥa tiếp tục để nước Mỹ loay hoay trong hoạn nạn, không ít độc giả có lẽ găi đầu không hiểu chuyện ǵ đă xẩy ra cho tác giả, là người hay bị tố cáo là "mù quáng chạy theo đảng của Mỹ trắng tài phiệt bóc lột!" Nhưng sự thật quả là chuyện đang xẩy ra.

Vâng,đang xẩy ra chứ không phải là sẽ xẩy ra năm 2013 sau khi Cộng Ḥa lên nắm quyền thay thế TT Obama. Đang xẩy ra v́ nh́n vào t́nh trạng chạy đua trong nội bộ Cộng Ḥa, ta có cảm tưởng như đảng này đang t́m mọi cách? thua đảng Dân Chủ, giúp TT Obama đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Mộtứng viên vững chắc nhất từ đầu lại là một người lửng lơ với mức hậu thuẫn không bao giờ leo lên hơn một phần tư đảng viên bảo thủ Cộng Hoà. Đó là cựu thống đốc tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, Massachusetts, ông Mitt Romney.

Với một phần tư hậu thuẫn, ông sẽ gặp khó khăn lớn để thành ứng viên Cộng Hoà. Cái ba phần tư bảo thủ sẽ dồn phiếu cho một ứng viên khác.

Ông Romney đang vướng vào cái ṿng luẩn quẩn. V́ khối bảo thủ không tin ông nên ông phải càng cố chứng tỏ ông là bảo thủ thứ thiệt, nên càng phải đưa ra những chủ trương bảo thủ cực đoan, như không tha thứ hay dung hoà ǵ trong chuyện di dân ở lậu. Nếu từ giờ cho đến những ngày bầu cử sơ bộ bắt đầu từ đầu năm tới mà ông Romney chưa thuyết phục được đa số cử tri bảo thủ của Cộng Hoà rằng ông là người bảo thủ thực sự, th́ hy vọng làm ứng viên Cộng Hoà sẽ thành mây khói, chưa nói đến chuyện chạy đua cùng TT Obama.

Nếu ông thuyết phục được và trở thành đối thủ của TT Obama, th́ ông lại phải chuyển hướng, trở thành bớt bảo thủ cực đoan hơn để thu hút phiếu của khối độc lập ôn ḥa. Mà làm như vậy th́ lại đúng là? thay áo một lần nữa rồi.

Đây quả là cái khúc mắc lớn nhất cho ông Romney. Người ta c̣n nhớ TT Bush đă thẳng thừng tuyên bố: quư vị có thể không đồng ư với tôi và không bầu cho tôi, nhưng quư vị biết rất rơ quan điểm tôi như thế nào. Ông Romney th́ chẳng thể nào nói câu này được.

Trong quá tŕnh mấy chục năm hoạt động chính trị, ông Romney thay đổi lập trường nhưngười ta thay áo. Đến độ không ai có thể bảo đảm quan điểm của ông về một vấn đềnào đó là như thế nào. Đều là những vấn đề hết sức quan trọng đối với cử tri bảo thủ: sở hữu súng, phá thai, hôn nhân đồng tính, bảo hiểm y tế toàn dân, ?

Trên nguyên tắc, sự uyển chuyển này chứng tỏ ông không cực đoan quá khích, do đó, có thể sẽ thu hút được phiếu của nhóm độc lập không đảng nào. Nhưng bù lại, cái ba phần tư bảo thủ vốn không ủng hộ ông này có thể sẽ ngồi nhà không thèm đi bầu, hay đi bầu cho một ứng viên thứ ba nào đó, có thể là ông già gàn Ron Paul, chia phiếu của khối bảo thủ ra để làm cỗ cho TT Obama.

Ngay cả khả năng ông Romney thu hút phiếu của khối độc lập cũng đáng nghi ngờ. Chẳng qua chỉ v́ ông này rất đáng nghi. TT Obama bảo đảm sẽ không nương tay. Và như vậy, ông Romney sẽ gặp khó khăn lớn đối đầu với ông vua của hứa hẹn Obama, và có nhiều hy vọng sẽ phải nghĩ đến chuyện thua keo này, bày keo 2016 nếu c̣n quyết tâm.

 

Chính v́ không tin tưởng ông Romney, nên cái ba phần tư bảo thủ của Cộng Hoà phải loay hoay đi t́m người hợp nhăn hơn. Họ kiếm ra hàng loạt ứng viên, nổi lên rầm rộ như cồn, rồi lẳng lặng bốc hơi như cồn. Nói theo từ ngữ phổ biến trong giới thương mại của dân tỵ nạn: tưng bừng khai trương rồi âm thầm đóng cửa.

Danh sách khá dài: từ tỷ phú Donald Trump, đến bà dân biểu Michele Bachmann, thống đốc Texas Rick Perry, từ nguyên thống đốc Utah và đại sứ Jon Hunstman đến doanh gia Herman Cain - vừa loan báo "ngưng tranh cử" vào trưa Thứ Bảy mùng 3 v́ có quá nhiều bóng hồng lấp loé sau lưng.

Và bây giờ là cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich.

Chỉ có điều khác là cho đến nay, h́nh như ông Gingrich không lọt đài và bị thay thế bởi một ngôi sao nào nữa. Lư do chính là hết thời gian nữa và cũng chẳng c̣n ai. Chỉ một tháng nữa là sẽ có cuộc bầu sơ bộ đầu tiên tại tiểu bang Iowa, sau đó là liên tục bầu trên cả nước, đến mùa hè là sẽ tới Đại Hội Đảng. Cuộc chạy đua trong nội bộ Cộng Ḥa dường như sẽ là giữa hai ông Romney và Gingrich thôi (trừphi các cuộc bầu lại thay đổi cuộc diện lần nữa, ai mà biết được!)

Ông Romney không phải là ứng viên hoàn hảo. Mà ông Gingrich cũng chẳng khá hơn.

Newt Gingrich nổi tiếng là người đầy kinh nghiệm chính trị, cực kỳ thông minh, dư thừa khả năng lănh đạo. Ông từng lănh đạo cuộc đảo chính� năm 1994, dành chiến thắng cho Cộng Hoà, chấm dứt 40 năm thống trị Hạ Viện của đảng Dân Chủ. Người ta nói rằng từ buổi ăn sáng đến lúc ăn trưa ông Gingrinch có thể đưa ra một trăm ư kiến. Vấn đề là trong một trăm ư kiến đó có 70 sáng kiến, mà cũng c̣n 30 tối kiến có thể khá tai hại!

Trong mùa tranh cử này, lập trường của ông Gingrich đă có nhiều thay đổi so với quá khứ, khiến nhiều người chỉ trích ông chao đảo. Nhưng trong khi ông Romney th́ bị tố là �lăng ba vi bộ� không lập trường, th́ ông Gingrich chỉ bị tố là đă chuyển hướng từ bảo thủ cực đoan qua bảo thủ bớt cực đoan hơn thôi. Chẳng hạn như trong vấn đề di dân ở lậu, ông bày tỏ quan điểm chấp nhận những người đă ở lậu cả mấy chục năm, sanh con đẻ cái, đi làm và đóng thuế mấy chục năm qua. Lập trường này có thể nghe không lọt tai mấy ông bà bảo thủ cực đoan, nhưng sẽ gây cảm t́nh từ đa số không thuộc đảng phái nào. Rơ ràng là ông Gingrich đang chuẩn bị cách lấy phiếu của nhóm độc lập này trong cuộc tranh cử chống TT Obama. Nghĩa là quá sớm nhích về phía trung dung khi chưa chắc đă có hậu thuẫn của khối bảo thủ ở ṿng loại.

Trên cá tánh, ông cũng là người nổi tiếng nóng nẩy, có thể lấy quyết định táo bạo hoặc quá sớm. Ông cũng bị tố dính dáng vào nhiều chuyện tiền bạc không rơ ràng. Ông luôn mạnh miệng tố cáo cơ quan tài trợ nợ mua nhà Freddie Mae, trong khi lại làm �tư vấn� cho chính cơ quan này, lănh lương sơ sơ có ba chục ngàn đô một tháng. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc sống gia đ́nh của ông. Lem nhem trong khi có vợ, bỏ bà cả lấy bà bé. Liên tiếp ba lần. Ngoài ra, v́ tham gia chính trường trong bốn thập niên, ông để lại không biết bao nhiêu diễn văn, tuyên bố, lá phiếu?

Tất cả sẽ là nguồn cung cấp đạn dược vô tận cho TT Obama sử dụng.

Ta c̣n nhớ trước đây Nghị sĩ Obama ra tranh cử với quá tŕnh như tờ giấy trắng, chẳng có ǵ để có thể khui ra chỉ trích. Đó có lẽ là lư do quan trọng nhất đưa Obama đến thành công. Bây giờ, với ông Gingrich th́ hoàn toàn trái ngược: ông này để lại cả núi dấu vết, tốt cũng như xấu, để các đối thủ chính trị khai thác, có khi bóp méo nữa.

 

****

 

Chính trường Mỹ trong mùa tranh cử này thấy thật èo uột, một bên là một tổng thống giỏi hứa hẹn mà chẳng làm nên tṛ trống ǵ, một bên là một lô chính khách chẳng ông nào sáng giá đến chói mắt hết. Nước Mỹ cạn kiệt nhân tài sao?

Không phải vậy. Về khả năng cá nhân, có thể nói thẳng thừng chẳng có xứ nào nhiều nhân tài bằng xứ Mỹ, trong bất cứ ngành nghề, khu vực nào. Vấn đề là làm chính trị gia ở Mỹ, ra tranh cử các chức vụ dân cử, đặc biệt là cái chức tổng thống, đă trở thành cái �nghề� chẳng có ǵ hấp dẫn cho rất nhiều người có khả năng.

 

Trong nền dân chủ Mỹ, 97% dân Mỹ từ chối cái nghiệp dân cử! Lănh lương ba cọc để giải quyết những chuyện hóc búa nhất và rồi nghe chửi hàng thúng. Nh́n TT Obama làm việc ba năm là tóc bạc trắng và phải nghỉ hè tưng bừng th́ đủ hiểu ngay áp lực nặng nề đến cỡ nào.

Những ai có tài và có thiện chí đóng góp cho xă hội th́ lựa đóng góp kiểu khác, chứ không chui đầu vào chính trị.

Chỉ tại v́ muốn làm chính khách ở xứ này đ̣i hỏi họ phải chịu cảnh bị khui bới đời tư bằng kính hiển vi lớn nhất. Như các cụ ta đă nói từ ngàn xưa, quét nhà tất phải ra rác. Chẳng ai hoàn hảo và chẳng ai muốn những cái không tốt của ḿnh -không tốt thật, hay phịa - bị phơi bày cho cả thế giới thấy ra và bàn tán rồi chửi rủa.

Chẳng phải là báo lá cải mới ưa bới rác. Ngay báo lớn của ḍng chính cũng vậy. Tờ Washington Post mới đây đă có bài kêu gọi các độc giả tiếp tay, coi lại tất cả những lời tuyên bố, diễn văn của ông Gingrich trong bốn thập niên hoạt động chính trị, có ǵ đáng nói th́ gửi cho tờ báo!

 

Ông ứng viên bảo thủ Cộng Hoà Gingrich chưa chi đă lọt mắt xanh của Washington Post rồi. Dĩ nhiên Washington Post chỉ muốn bới rác trong đám ứng viên Cộng Ḥa bảo thủ thôi, c̣n với Obama hay các ứng viên cấp tiến phe ta th́ có biết cũng không đăng, như trường hợp TNS Edwards ra tranh cử tổng thống rồi phó tổng thống mà có vợ bé, con hoang và lấy tiền tranh cử chi cho đào, chuyện tầy trời vậy cũng chẳng báo lớn nào đăng tin.

 

C̣n chuyện chửi là chuyện đương nhiên. Bất cứ làm chuyện ǵ hay không làm chuyện ǵ cũng có thể bị chỉ trích, không tránh được.

 

TT Obama được phiếu của 53% dân Mỹ, tức là có 47% không đồng ư, không thích và không bỏ phiếu. Tính nhẩm ra cũng cả trăm triệu người không ủng hộ và có thể chống đối mạnh. Biết đâu có ngày bị một tên vô lại ném giầy vào đầu không chừng. Chạy đâu cho thoát? Dĩ nhiên là có cách thoát, khỏi bị chửi, mà lại c̣n yên ổn ngồi tích lũy của cải cho các đời con cháu. Muốn biết th́ cứ hỏi các đỉnh cao trí tuệ nhân loại� đâu đó ở Bắc Kinh hay Hà Nội.

 

Xứ Mỹ này, dân chúng được quyền chọn, nhưng muốn chọn đúng th́ phải nh́n cho kỹ. Mà bị nh́n kỹ quá th́ đâm ra hơi phiền cho các ứng viên. Người giỏi sẽ tránh né, thế là dân Mỹ được quyền lựa chọn trong đám dở để lấy một người ít dở nhất.

 

Trong năm tới, ta sẽ có quyền chọn giữa một người dở - thôi gọi là không hoàn hảo đi- của Dân Chủ và một người không hoàn hảo của Cộng Ḥa. Người không hoàn hảo của Cộng Ḥa thắng th́ ta c̣n có hy vọng thấy t́nh tạng hiện nay khấm khá hơn tuy chẳng có ǵ bảo đảm. Ít ra là c̣n Hy Vọng. Người không hoàn hảo của Dân Chủ thắng th́ nước Mỹ khó có hy vọng thoát ra khỏi những khó khăn kinh tế, giải quyết thất nghiệp, sau ba năm loay hoay mà vẫn chưa t́m ra thuốc.

Với các ứng viên ta thấy hiện nay, người không hoàn hảo của Cộng Ḥa dường như chưa có khả năng hạ được người không hoàn hảo của Dân Chủ mặc dù người của Dân chủ đang tuột dốc nhanh hơn diều đứt giây - c̣n tệ hơn ông Jimmy Carter vào cùng thời điểm- và ta sẽ thấy t́nh trạng bết bát hiện nay kéo dài ít ra cũng tới năm 2016.

Nói tóm lại, các ứng viên Cộng Ḥa lần này đều có vẻ thuộc hạng lông, nhẹ kư, khó hạ được TT Obama. Mà nếu không hạ được th́ coi như TT Obama sẽ được tự do phóng tay tiêu xài hơn nữa trong nhiệm kỳ hai. Ông sẽ không được ra tranh cử nữa nên không c̣n lo lắng thắc mắc chuyện lấy phiếu mà chỉ c̣n lo làm chuyện ǵ lớn lao vĩ đại lấy tiếng để đời thôi. Ai cũng vậy, tổng thống nào cũng thế thôi.

Khi đó, nước Mỹ chỉ c̣n hy vọng Cộng Ḥa vẫn giữ được đa số tại Quốc hội, Hạ Viện hay Thượng viện, để cầm chân TT Obama lại. C̣n nếu như Dân Chủ lại đại thắng chiếm Lập Pháp lại trong khi vẫn giữ Hành Pháp, th́ coi như những chương tŕnh tiêu xài khổng lồ sẽ tái tục. Ngân sách ngày càng thâm thủng nặng hơn, nợ công leo thang vùn vụt là chuyện không c̣n tránh được nữa.

Đó chính là lư do kẻ viết này phải nói dường như đảng Cộng Ḥa đang tiếp tục để nước Mỹ loay hoay trong ṿng hoạn nạn vài năm nữa, nếu không muốn nói là đang đưa nước Mỹ vào ṿng đại nạn khi TT Obama không c̣n lư do tự kềm chế trong khi lại không có ǵ kềm chế ông nữa.

 

 (4-12-11)

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: