Bài Cũ :  Tháng 6/08. Tháng 7 /2008   Tháng 8/08.  Tháng 9/08. 10/08. 11/08. 12/08  xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có  nhiều tài liệu, bài vở mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo

 

Ai là tác giả tập thơ Vô Đề?

 

Hoàng Dược Thảo

 

 

 

Nghi Án Văn Học: Ai là tác giả tập thơ Vô Đề?

Trong nhiều số báo của tôi, tôi có nêu lên một nghi án văn học: Ai là tác giả của tác giả tập thơ Vô Đề.

Hệ thống báo của tôi khi đi t́m sự thật đă t́m ra quá nhiều điều “tiền hậu bất nhất” về những dữ kiện quan trọng khi ông Nguyễn Chí Thiện trả lời các cuộc phỏng vấn từ khi ông ra hải ngoại: niên kỷ của những lần ông ở tù, dữ kiện về những ǵ xảy ra tại Toà đại sứ Anh ngày 16 tháng 7, 1997, “bản thảo” tập thơ Vô Để đă “luân lạc” từ tay người này sang người khác một cách vô cùng bí ẩn. 

Trong số những bài viết về vấn đề này có hai bài viết người đọc nên lưu ư:  

- Bài của tác giả Sơn Tùng (*) về ông Nguyễn Chí Thiện là một bài nên đọc, phải đọc v́ nhiều lẽ: tác giả Sơn Tùng làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Chí Thiện trong việc liên lạc với Bộ Ngoại Giao Anh và Tổ chức Ân xá Quốc tế - Amnesty International. 

- Bài của tác giả Triệu Lan: ghi lại những điều tương phản, tiền hậu bất nhất của ông Nguyễn Chí Thiện qua nhiều cuộc tiếp xúc, nhiều cuộc phỏng vấn từ khi ra hải ngoại.

  

Sau đây là phần căn bản liên quan đến “sự thật” về ngày 16 tháng 7 1997 trích ra từ bài viết của ông Sơn Tùng:

 

Tác giả Sơn Tùng

Nguồn: OntheNet

 

Có lẽ cũng nghĩ như vậy nên năm 2006 ông Nguyễn Chí Thiện đă muốn tôi giúp ông làm sáng tỏ sự thật, và tôi cũng muốn thực hiện một cuộc điều tra khách quan và khoa học để chấm dứt một nghi án văn học trong cộng đồng người Việt hải ngoại khởi đầu với việc giảo nghiệm dấu tay trên tập bản thảo. 

Nhưng sau gần 30 năm, số phận tập bản thảo nguyên thủy là điều rất đáng lo ngại. Liệu nó có c̣n được lưu giữ tại Bộ Ngoại Giao Anh? Và nếu c̣n, nó đang nằm nơi xó xỉnh nào và do ai trách nhiệm? Hiển nhiên, tập bản thảo không phải là một tài liệu quan trọng cần được xếp hạng và lưu giữ giữa hàng triệu giấy tờ, hồ sơ của Bộ Ngoại Giao Anh. Có thể nó đă bị thất lạc v́ không ai có trách nhiệm lưu giữ. 

Sự lo ngại của tôi về sau đă chứng tỏ là không xa sự thật. Sau mấy tháng không nhận được hồi âm của Bộ Ngoại Giao Anh, tôi nhờ một người bạn tại Virginia ḍ hỏi v́ ông có liên hệ hoạt động về nhân quyền với tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ở London. Không bao lâu sau, vào giữa tháng 12, 2006, người bạn chuyển cho tôi e-mail của một viên chức tại tổ chức Ân Xá Quốc Tế báo tin đă tiếp xúc. 

Về sau, tôi được Nguyễn Chí Thiện cho biết ông đă gọi nói chuyện với ông Alexander Honey và ông ta cũng không biết tập thơ ở đâu, và nói rằng nếu ông Thiện biết tập thơ đang do ai giữ th́ cho ông ta biết! 

Đúng như tôi lo ngại, tập bản thảo đă bị thất lạc. Bộ Ngoại Giao Anh không thấy cần phải lưu giữ tập bản thảo sau khi đă làm theo yêu cầu của tác giả là phổ biến ra ngoài Việt Nam. Người Anh không biết đến cuộc tranh căi trong cộng đồng người Việt hải ngoại chung quanh tập thơ. 

Bẵng đi hơn một năm không có tin ǵ thêm về tập bản thảo, bỗng vào tháng 4, 2008, tôi được ông Nguyễn Chí Thiện cho biết ông đă nhận được tập bản thảo do vợ một nhà văn người Anh gửi tới. Theo lời ông Thiện, nhà văn này (tôi quên tên) vừa qua đời, bà vợ trong khi dọn dẹp kho sách của chồng đă thấy tập bản thảo nên t́m cách liên lạc với ông để trả lại. Cũng theo lời Nguyễn Chí Thiện, ông đă yêu cầu bà vợ nhà văn Anh gửi tập bản thảo cho ông Đinh Quang Anh Thái, một nhà báo quen thân với ông tại Orange County, California. Khi nhận được tập bản thảo, ông Thái đă bóc ra, sau đó giao lại cho ông Nguyễn Chí Thiện. Ông Thiện cho biết ông Thái không chịu cất giữ, v́ sợ thất lạc. 

Vào đầu tháng 8 vừa qua, trong dịp sang Virginia, ông Nguyễn Chí Thiện ngỏ ư muốn tôi thực hiện việc giảo nghiệm dấu tay và chữ viết trên tập bản thảo. Tôi đă từ chối, cả v́ lư lẫn v́ t́nh. 

Về lư, ông Nguyễn Chí Thiện đă nhận và giữ tập bản thảo, nó không c̣n giá trị để giảo nghiệm dấu tay nữa. Nó đă bị “ô nhiễm” (contaminated), theo cách gọi của khoa học h́nh sự. Tôi không rơ với tiến bộ khoa học hiện nay, các chuyên viên giảo nghiệm có thể phân biệt được dấu tay mới với dấu tay 30 năm về trước hay không, nhưng dù sao vai tṛ của tôi cũng không c̣n cần thiết nữa khi ông Nguyễn Chí Thiện đă cầm trong tay tập bản thảo. 

Về t́nh, năm 2006 ông Nguyễn Chí Thiện đă làm chứng thư ủy nhiệm cho tôi liên lạc với Bộ Ngoại Giao Anh t́m bản thảo tập thơ để giảo nghiệm dấu tay. Tôi đă tiến hành công việc một cách nghiêm túc. Khi được tin về tập bản thảo, thay v́ báo cho tôi, ông Thiện lại tự quyết định gửi tập thơ cho người khác. Hành động này, dù suy diễn cách nào cũng cho thấy ông Nguyễn Chí Thiện đă chấm dứt sự ủy nhiệm đối với tôi.

Hành động của ông Nguyễn Chí Thiện có thể đưa tới nhiều suy đoán, nhưng kết quả vẫn là ông đă bỏ lỡ một cơ hội có một không hai để chứng minh ông chính là người đă cầm tập bản thảo Hoa Địa Ngục vào ṭa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày 16/07/1979. 

Tôi đă đề nghị với ông Nguyễn Chí Thiện, nay đang có tập bản thảo trong tay, nên tự tiến hành việc giảo nghiệm chữ viết và t́m dấu tay, nếu có thể phân biệt dấu tay mới và dấu tay 30 năm trước. 

Chỉ cách đó mới có bằng chứng vật chất để bác bỏ suy đoán của những người nói rằng Nguyễn Chí Thiện không phải là người cầm tập bản thảo vào ṭa đại sứ Anh ở Hà Nội năm 1979. Nếu không làm được như vậy, suy đoán này vẫn c̣n tiếp tục được nói đến mà không ai có thể dứt khoát bác bỏ. 

Trong những lần nói chuyện với tôi trước đây, ông Nguyễn Chí Thiện cho biết khi trao tập bản thảo cho nhân viên ṭa đại sứ Anh, ông có viết nhan đề tập thơ là Hoa Địa Ngục và tên ông cùng địa chỉ trên một tờ giấy kèm vào tập thơ. Rất tiếc cho đến nay, không có ai đủ thẩm quyền để xác định có tờ giấy ấy và giải thích v́ sao tờ giấy ấy không c̣n trong tập bản thảo. 

Trước những nghi ngờ và tranh căi đang diễn ra, việc Nguyễn Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả đă trở thành một nghi án văn học và chính trị, và tạo chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặt khác, tuy việc nghi ngờ không trực tiếp đe dọa tác quyền của ông Nguyễn Chí Thiện trên tập thơ Hoa Địa Ngục, nhưng không thể chối căi việc ấy đă gây phiền nhiễu cho ông và làm tổn thương danh dự của ông.  

 (*) DCVOnline: Trong bài Chung quanh cuộc bàn căi Nguyễn chí Thiện thật, Nguyễn chí Thiện giả cùng tác giả, Sơn Tùng viết:  

... Trên thực tế, ông Nguyễn Chí Thiện đă cho xuất bản và tái bản tập thơ Hoa Địa Ngục, đă đăng kư tác quyền tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và cho đến nay, tác quyền của ông chưa hề bị thách thức trước pháp luật hay trên văn đàn. Chưa có ai nạp đơn kiện trước ṭa án và cũng chưa có nhà văn hay nhà phê b́nh văn học nào, ở ngoài nước hay trong nước, viết bài nghiêm chỉnh nêu ra “nghi án” về tác quyền tập thơ Hoa Địa Ngục.  

V́ những lư do trên đây, mặc dầu những tranh căi đă và đang diễn ra, hầu hết người đọc đều mặc nhiên coi Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục. Giới văn học quốc tế th́ lại càng không có ai thắc mắc và không có ai đặt vấn đề “Nguyễn Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả”, và cũng không quan tâm đến những tranh căi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại về đề tài ấy.  (...)  

 

Mặt khác, ông Nguyễn Chí Thiện nói rằng khi đem tập thơ vào Ṭa Đại sứ Anh ở Hà Nội, ông có viết tên tập thơ cùng với tên và địa chỉ của ông vào một miếng giấy kèm trong tập bản thảo. Một nhân chứng đáng tin cậy cho tôi biết ông Đỗ Văn, thuộc Ban Việt Ngữ đài BBC, người được Bộ Ngoại Giao Anh trao cho một bản chụp của tập thơ, nói rằng chính ông ta đă rút tờ giấy đó ra trước khi chuyển cho báo Văn Nghệ Tiền Phong v́ sự an ninh của tác giả c̣n ở Việt Nam. Theo ông Đỗ Văn, Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ và có mời về nhà ăn cơm khi ông tới London vào năm 1996...

 

Đây là những sự thật ghi nhận sau khi đọc đoạn văn này của ông Sơn Tùng  

 

- Bộ Ngoại Giao Anh không biết ǵ về tác phẩm Vô Đề, không có ghi nhận (record) ǵ về những việc xảy ra ngày 16 tháng 7, 1979 tại Toà Đại sứ Anh tại Hà Nội. 

- Ông Nguyễn Chí Thiện có tiếp xúc với ông Alexander Honey của Bộ Ngoai Giao Anh sau khi có số điện thoại của nhà ngoại giao Anh này không? Tại sao ông Nguyễn Chí Thiện không công bố ra ngoài việc bộ ngoại giao Anh xác nhận họ không có bản chánh của tập thơ Vô Đề?  

- Tháng 4, 2008, ông Nguyễn Chí Thiện cho ông Sơn Tùng biết từ trong đống sách của người chồng quá cố, bà vợ ông nhà văn Anh nào đó có bản thảo viết tay của tập thơ Vô Đề t́m ông Nguyễn Chí Thiện mà giao lại. Tin tức phối kiểm qua lời của một biên tập viên lâu năm với đài BBC cho biết người này không phải là nhà văn mà là giáo sư Sử Học Ralph Smith, thầy của ông bà Lê Mạnh Hùng và ông này đă qua đời từ năm 1998. Ông Ralph Smith là bạn của bà Judith Snow (Judith Stowe – DCVOnline), Giám đốc chương tŕnh Việt Ngữ đài BBC. Bà Judith Stowe cũng đă qua đời cách đây 3 năm.  

- Tại sao đă kư giấy Affidavit giao cho ông Sơn Tùng làm đại diện mà ông Nguyễn Chí Thiện không giao cho ông Sơn Tùng việc lấy bản thảo(?) này từ ông Lê Mạnh Hùng để làm giảo nghiệm như giao ước mà lại giao cho phái viên Đinh Quang Anh Thái. 

-Trong bản in đầu tiên của báo Văn Nghệ Tiền Phong, tập bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam trang 220, báo VNTP cho biết người ủy thác cho VNTP phổ biến tập thơ này tên là Q tức ông Đỗ Văn. Sau này mới có tin là toà đại sứ Anh chuyển giao về Bộ Ngoại Giao Anh, Bộ Ngoại Giao Anh giao cho ông Đỗ Văn đài BBC và ông Đỗ Văn giao cho ông Châu Kim Nhân mang về cho Nguyễn Thanh Hoàng, báo Văn Nghệ Tiền Phong. Ông Nguyễn Thanh Hoàng đă qua đời nhưng hai ông Đỗ Văn và Châu Kim Nhân th́ giữ thái độ im lặng rất khó hiểu. Nhưng theo ông Sơn Tùng th́ Bộ Ngoại Giao Anh xác nhận họ không biết, không thấy, không có bản thảo này. Nhưng chính ông Thiện là người t́m thấy đúng lúc, đúng kỳ khi nghi án văn học về việc ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Đề bùng nổ trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại.  

- Một người sinh sống tại Hải Pḥng cho biết sau khi đọc đoạn ông Nguyễn Chí Thiện trả lời phỏng vấn: 

... Tối hôm thứ Sáu 13/07, trước ngày 14/07 là ngày Quốc khánh Pháp, sứ quán có chiêu đăi. Tôi đă lên Hà Nội trước đó ba hôm, lên nhà thằng cháu gọi tôi bằng cậu. Bây giờ nó chết rồi. Vợ nó, bây giờ tôi nói thật ra là vợ nó gọi thiếu tướng Quang Pḥng là cậu, ông ấy là Cục trưởng An ninh Quốc gia phụ trách về văn hoá. Nhà đó th́ công an rất nể, không ai ḍm ngó đến cái nhà đó cả. Thế là tôi mới lủi vào nhà đó tôi viết. Vợ nó đi làm th́ tôi mới viết, khi vợ nó về th́ không viết nữa. Một ngày có 8, 9 tiếng ở nhà để viết, viết gấp rút, chỉ có thằng cháu biết thôi v́ tôi nói nó đóng cho tôi một cái tủ hai ngăn, để giấu tập thơ. Nó giỏi thợ mộc nên làm được ngay. Tôi dặn nó tuyệt đối không được mở ra. Viết xong nó đóng hộ tôi thành ra quyển sách v́ tay tôi yếu. Giấy viết hai mặt, đôi lúc thiếu bút, v́ thế nguyên bản có nhiều trang viết bằng mực đỏ. Cũng may trước khi đóng, nó khuyên tôi: Cậu phải viết một cái thư, chứ gửi nguyên thế này đâu được, ai biết chuyện ǵ. Tôi nói nó đưa bút, ngồi ngoáy chớp nhoáng lá thư bằng tiếng Pháp. Kí tên, đề thẳng là 136 Rue de la Gare, Nguyễn Chí Thiện, địa chỉ nhà tôi ở Hải Pḥng. Dưới lá thư đó tôi đề: Hoa Địa Ngục, mở ngoặc đóng ngoặc: Fleurs de l' Enfer, đề tên tác giả hẳn hoi.

(Trích Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11/19/02) 

[Bài phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện mang tựa đề “Hai giờ với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện” của tác giả Bùi Văn Phú đăng ngày 19/11/2007 trên talawas, © 2007 talawas – DCVOnline]. 

Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện (Bản dịch của Huỳnh Sanh Thông)

 

Có hai “sự thật” trong đoạn ông NCT trả lời trên đây cần ghi nhận: 

 

1. Trong cuộc họp báo do ông Nguyễn Chí Thiện tổ chức ngày 25 tháng 10, 2008 tại khách sạn Ramada ở Orange County, khả năng Pháp ngữ của ông Nguyễn Chí Thiện cho thấy việc “ngoáy chớp nhoáng lá thư bằng tiếng Pháp” này không thể là sự thật v́ khả năng Pháp ngữ yếu kém cuả ông. 

2. Từ năm 1955, sau khi cộng sản vào tiếp quản thành phố Hải Pḥng th́ phố Ga đă đổi tên là phố Lương Khánh Thiện. Nếu năm 79 (24 năm sau 1955) NCT đưa tập thơ vào toà đại sứ Anh mà vẫn dùng tên phố Ga th́ thật là vô lư. Người Anh phải tra cứu lịch sử tên phố thời Pháp thuộc th́ mới biết được ông Nguyễn Chí Thiện ở đâu?  

Sau đây là phần căn bản trong bài viết của tác giả Triệu Lan đă đăng trên nhật báo của tôi số ra ngày Thứ bảy 25 tháng 10, 2008: 

Sau đây người đọc hăy nghe Nguyễn Chí Thiện (NCT) cho biết Thiện bị bắt và được thả tù từ năm nào. Trong 6 cuộc phỏng vấn NCT trả lời 3 năm bị “cầm tù” khác nhau. Tại sao?

A1) Mr. Thien was first sent to jail in 1958 when the Vietnamese communist government repeated the Chinese campaign of “Hundred Flowers Blossom” to discover and purge dissenting elements. (fva.org NCT Renowned Poet Landed freedom 11/01/1995)

 

 

Ông Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1958.

A2) Nguyễn Chí Thiện tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị bắt giam tù về tội làm thơ chống Cộng. Lần thứ nhất từ tháng 5/1961 đến 11/1964 ...

(Báo Người Việt số 32 tháng 11 năm 1980):

 

Ông Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1961 đến 1964.

A3) Sau vụ bắt bớ và tù đày của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (1956-1958), Nguyễn Chí Thiện sáng tác thơ, bí mật luân lưu. Lần đầu tiên ông bị nhà cầm quyền Cộng sản cầm tù vào năm 1961, nhưng được thả 1963 ...

(Vo Minh Cuong NCT tái ngộ Úc châu 04-18-2006)

 

Ông Thiện bị cầm tù lần đầu từ năm 1961 đến 63

 

Chào Mừng Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện Tái Ngộ Úc Châu của tác giả Vơ Minh Cương đăng ngày 27/04/2006 trên Việt Báo – DCVOnline)

Tóm lại, theo báo Người Việt th́ Nguyễn Chí Thiện được thả tù năm 1964. Nhưng nói với Vơ Minh Cường tại Úc Châu th́ Thiện được thả tù năm 1963. Tại sao ? 

 

A4) “Ông Nguyễn Chí Thiện bắt đầu sáng tác thơ trong thời gian bị tù năm 1957 cho đến năm 1978 ...”

(Radio VNHN Vuong ky Son pv NCT 10/12/03)

 

A5) Nguyễn Chí Thiện: Lư do đi tù đơn giản thôi anh ạ. Năm 1956, tôi bị bệnh lao. Tôi về Hải Pḥng để chữa bệnh.. Tôi có người bạn dạy trường Bổ túc văn hóa. Anh ấy ốm nhờ tôi dạy thế. Nhằm vào môn sử, tôi có nói nguyên nhân Nhật đầu hàng là do hai trái bom của Mỹ bỏ xuống đất Nhật. Như thế là phản tuyên truyền đáng lẽ phải nói là do Hồng quân Liên Xô đánh thắng Nhật ..."

(DCV Nguyen Van Luc pv NCT 06/07/07)

 

Bài Mạn đàm với Nguyễn Chí Thiện của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng ngày 06/07/2007 và © DCVOnline – DCVOnline)

 

A6) Hồng Vân: Anh ở Hải Pḥng được mấy năm?

- Nguyễn Chí Thiện: Đầu năm 1957 tôi xuống Hải Pḥng (chữa bệnh), đến tận đầu năm 1961 tôi mới đi tù ... Nhưng khi đi tù th́ tự nhiên hết bệnh (Lao) ...

 

((WAD) web Ánh Dương. Hoàng Vân PV Nguyễn Chí Thiện 1st Oct, 2008)

 

Thắc mắc: Năm 1957, năm 1958 và năm 1961. Nguyễn Chí Thiện thật sự bị ở “tù” năm nào? Và năm 1963, năm 1964 và năm 1978 Nguyễn Chí Thiện được thả tù năm nào?

 

 

Trong cuộc trả lời cho Nguyễn Văn Lục, th́ Nguyễn Chí Thiện bị “bệnh Lao” và xuống Hải Pḥng vào năm 1956. Nhưng trả lời cho web Ánh Dương th́ Nguyễn Chí Thiện cho biết Thiện xuống Hải Pḥng để chữa “bệnh Lao” vào năm 1957. Tổng cộng 6 đoạn trả lời bên trên Nguyễn Chí Thiện bị “bắt tù”, được “thả tù” và “bịnh bệnh Lao”, Nguyễn Chí Thiện đă trả lời mỗi nơi mỗi khác nhau. Những mâu thuẫn trong các cuộc phỏng vấn của Nguyễn Chí Thiện th́ đă có quá nhiều nhưng ở đây Triệu Lan chỉ đưa ra vài đoạn tiêu biểu cho đọc giả nhận định về con người “chống cộng và chưa làm ǵ hại ǵ cộng đồng” của Nguyễn Chí Thiện.

Riêng vấn đề bệnh “Ho Lao” Nguyễn Chí Thiện đă trả lời dưới đây một cách “tự nhiên” đă khiến người nghe nhăn mặt và khó có thể tin theo những điều “chứng minh” phản khoa học này.

- Nguyễn chí Thiện: “ ... đến giữa 1956 bị ho lao, có khi ho ra hàng cốc máu, bố mẹ có cái nhà ở phố Ḷ Đúc, phải bán đi “chữa bệnh hết MẸ nó cả tiền” (nguyên văn câu nói của Thiện). Cho nên 1957 phải xuống Hải Pḥng chữa bệnh ho Lao ở bệnh viện Việt-Tiệp. Nhưng khi bị tù th́ tự nhiên hết bệnh!

(Web Ánh Dương: Hoàng Vân phỏng vấn NCT ngày 1st tháng 10 năm 2008)

Như trên đă nói những điều Nguyễn Chí Thiện cho biết bệnh Lao "tự nhiên hết" đă hoàn toàn phản với lư luận khoa học. V́ lư do đó nên Bác sĩ Phùng Văn Hạnh (*) hiện ở Montréal, Canada cũng đă "Thắc Mắc về T́nh Trạng Ho Lao Thổ Huyết Nặng của Nguyễn Chí Thiện.”

 

“Tự Nhiên Bệnh Hết?”. Được biết Bác sĩ (*) Phùng Văn Hạnh cũng là người đă từng “nếm mùi tù” của Cộng sản Hà Nội trong một thời gian dài, ông cho biết như sau:

BS (*) Phùng văn Hạnh: Trong cuộc phỏng vấn Hoàng Vân-Nguyễn chí Thiện, ông Thiện cho biết: “đến giữa 1956 bị ho lao, có khi ho ra hàng cốc máu ... nhưng khi bị tù th́ tự nhiên bệnh hết". Thơ th́ nói t́nh trạng ho lao thổ huyết nặng, nay lại nói, “khi bị tù th́ tự nhiên bệnh hết!”

Thứ 2 - Bệnh Lao là bệnh của những kẻ nghèo đói, suy dinh dưỡng, lao động mà không được nghỉ ngơi. Khi tôi ở tù Tiên Lănh 12 năm, những trại viên bị Lao đă ổn định trước khi vào tù, bệnh tái phát, trở nên nặng thêm và lần lượt chết. Ngoài ra những năm đầu không có khu cách ly bệnh lao, nhưng sau bệnh xá phải có trại cách ly (người bị bệnh) Lao v́ số trại viên bị Lao tăng lên vùn vụt, do ăn uống thiếu thốn va lao động khổ cực. Cho nên lời ông Thiện nói “nhưng khi vào tù th́ tự nhiên bệnh hết”, th́ thật là phi lư. Cái tự nhiên của ông sao trái với y lư, y khoa đến thế.

Về học vấn và những năm bị bắt th́ Nguyễn Chí Thiện đă cho biết trong các cuộc phỏng vấn như sau:

 

B1) Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng cho biết rằng ông tốt nghiệp trung học năm 1955, tức là năm 1954 mới 15 tuổi ông đă đậu tú tài 1, nghĩa là ông phải làm đơn xin miễn tuổi để dự thi? Nghề nghiệp chính thức của ông là dạy Anh văn và Pháp văn. Ông đi tù lần đầu từ tháng 5.61 đến tháng 11.64, lần thứ nh́ từ tháng 2.66 đến tháng 7.77. Trong thời gian được thả từ tháng 11.64 đến tháng 2.66 th́ ông dịch sách và cư trú tại Hải Pḥng.

 

(Thế Huy Paris, 1997, Trích Văn Nghệ Tiền Phong số 512)

 

 

Nhưng theo Diễn đàn Hưng Việt th́ học vấn và những năm Nguyễn Chí Thiện bị bắt khác nhau như sau: 

 

B2) Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tốt nghiệp cử nhân văn chương đại học Hà Nội. Bị bắt lần đầu vào năm 1958. Cùng bị bắt có Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan, v.v... Lần thứ 2 bị bắt vào tháng 11/1961 được thả năm 9/1964, bị bắt lần thứ 3 tháng 10/65 được thả tháng 6/1978 ...

 

(WHV) xem web Hưng Việt/phần giới thiệu về Nguyễn Chí Thiện 

 

Thắc mắc: Tại sao Nguyễn Chí Thiện có thể nói khác biệt những năm Thiện bị “tù” một cách lạ lùng như vậy? Phải chăng Nguyễn Chí Thiện đă “lớn tuổi” nên không c̣n “minh mẫn” để nhớ rơ các năm ḿnh bị “tù tội” một cách rơ ràng khiến người đọc có thể đặt nghi vấn; Có thể Nguyễn Chí Thiện quên rằng Thiện đang ở Pháp hay Mỹ thay v́ đang ở Hà Nội nên không một ai dám “phê b́nh” hay có thể kiểm chứng những ǵ Thiện đă nói ra? Chưa nói đến kể từ năm 1954 đến năm 1975, th́ ở Hà Nội không có một cuộc thi Tú Tài nào cả. Như vậy “có thể” Nguyễn Chí Thiện mới thi tú tài vào đầu năm 2008 này chăng? 

Trong phần nhật kư của bà Jean Libby cho biết bà đă trực tiếp ngồi nhiều giờ để phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện, th́ “học vấn” của Nguyễn Chí Thiện được bà Jean cho biết như sau:  

C1) Nguyễn Chí Thiện: -Tôi học Pháp văn lúc 6 tuổi do chị là Nguyễn Thị Hảo dạy.  

C2a) Năm 1949 lúc 10 tuổi, gia đ́nh Nguyễn Chí Thiện trở về Hà Nội, và Nguyễn Chí Thiện được theo học trường tư, trường dành riêng cho những gia đ́nh khá giả.  

C3b) Năm 1954, lúc 15 tuổi, Nguyễn Chí Thiện nhất quyết học ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa để trở thành một nhà thơ. 

C4c) Năm 1949 - 1956 lúc 10 - 17 tuổi Nguyễn Chí Thiện học ở trường Nguyễn Huệ, Minh Tân, Văn Lang, Albert Sarraut. Thời gian này Hà Nội là thuộc địa của quân thực dân Pháp.

 

(JTANCT trg.2, Jean Libby) 

 

Thắc Mắc: Năm 1956 Hà Nội là thuộc địa của thực dân Pháp?! (Lẽ ra bà Jean Libby phải nói rằng năm 1956 Hà Nội là thuộc địa của thực dân Đỏ Nga - Tầu) chứng tỏ Nguyễn Chí Thiện đă “coi thường” các nhà văn như bà Jean Libby, v́ Thiện nghĩ rằng có lẽ bà Jean Libby không hiểu ǵ về lịch sử của tập đoàn cộng sản Hà Nội đă vào chiếm miền Bắc vào năm 1954 chăng? Năm 1956 đến 1958 Cộng sản Hà Nội đă phát động vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đă làm rúng động cả miền Bắc, th́ làm ǵ có chuyện “Năm 1956 Hà Nội là thuộc địa của thực dân Pháp”. Không phải bà Jean Libby không biết ǵ về lịch sử Việt Nam vào thời đó. Nhưng đây là “chủ ư” của bà, nên bà chỉ ghi lại những ǵ Nguyễn Chí Thiện đă kể cho bà trong cuộc phỏng vấn.  

Chỉ riêng 3 cuộc phỏng vấn (A, B, C) ở trên Nguyễn Chí Thiện đă cho người đọc thấy ba (3) lần trả lời khác nhau về “học vấn” cũng như những năm bị “tù tội", chứng tỏ Nguyễn Chí Thiện phải có những điều bí ẩn trong phần học vấn cũng như những năm Nguyễn Chí Thiện bị “tù tội". Những trường học như: “Nguyễn Huệ, Minh Tân, Văn Lang, Albert Sarraut", th́ thời điểm cũng như một số tên thầy, cô, hiệu trưởng, bạn cùng lớp Nguyễn Chí Thiện đă không bao giờ cho biết một cách rơ ràng mà chỉ nói chung chung rằng: người này hay người kia là bạn học cùng lớp với Thiện.  

Cũng như vào ngày 1st tháng 10 năm 2008 vừa qua, trả lời cho Hồng Vân th́ Nguyễn Chí Thiện cho biết Thiện học Anh văn người thầy dạy cho Thiện là ông Lê Bá Kông. Nhưng nếu kiểm chứng th́ người đọc sẽ thấy (ở mục C3b phía trên lúc Nguyễn Chí Thiện 15 tuổi) vào năm 1954 th́ có lẽ ông Lê Bá Kông đă không có mặt ở miền Bắc vào thời điểm đó (nếu Triệu Lan không nhầm lẫn)

 

Sự kiện Nguyễn Chí Thiện đă đem tập thơ “Vô Đề” vào “sứ quán Anh” ở Hà Nội vào năm 1979 ra sao cũng được dàn dựng không kém phần hấp dẫn. Điều này cũng đă làm người Việt tị nạn Cộng sản lưu vong tại hải ngoại đặt nhiều nghi vấn. Trong cuộc phỏng vấn của ông Bùi Văn Phú vào 11-19-2002 th́ Nguyễn Chí Thiện đă cho người đọc biết sự việc như sau:  

D1) Nguyễn Chí Thiện: Tôi lao đến mở cửa nhưng phải qua cái bàn, ở đó có người (1) đàn bà đang ngồi ở phía ngoài cùng. Chị ta thấy tôi lao đến, chị ta nói không được làm thế, đi đâu thế này. Tôi đẩy chị ta ngă th́ hai (2) thằng ngồi đấy đứng lên ngăn ở cái cửa. Thế là không vào được, chạy ngược ra. Nh́n bên phải thấy có một cái buồng con con, buồng bu-loa có kính, trong đó có một cô gái người Anh, tóc vàng, đang ngồi chải tóc. Tôi nghĩ là may ra cô ta cứu được ḿnh, tôi nói với cô ta bằng tiếng Anh: “I am a honest man. Do not fear... I need to talk to Mr. Ambassador”. Nghe tôi nói thế cô ta bỏ cả lược. Cô ta sợ quá v́ cái mặt của ḿnh có vẻ hung ác. Trong khi đó một người đă ra báo công an, c̣n hai tay kia cứ xua đuổi ḿnh ra. Họ chỉ đuổi thôi chứ không ôm hay đánh ḿnh v́ trong sứ quán nên họ không dám làm mạnh. Bí quá ḿnh nhấc cái bàn cho nó nghiêng lên, những thứ trên bàn rơi xuống đất kêu loảng xoảng... Đây là điều may v́ nghe những tiếng đó cánh cửa đỏ bên trong mở ra, ba người Anh đi ra. Một nhân viên Việt Nam nói một câu: “He is a mad man”. Tôi vội vàng nói ngay: “I am not a crazy man. I have an important document to give to you”. Khi bọn Anh ra th́ đám nhân viên Việt Nam dạt ra hết, đứng qua một bên. Tôi chạy tọt vào bên buồng trong.  

(Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02 (1))

 

D2) Nguyễn Chí Thiện: “ ... Độ 9 giờ sáng tôi bất th́nh ĺnh vượt qua viên lính đứng ngoài (viên lính này mặc thường phục) lọt vào. Tôi bất ngờ v́ trong f̣ng có 7 nam 1 nữ ngồi làm việc ở một chiếc bàn lớn. Tôi nói là tôi là cán bộ ngọai giao tới cần liên hệ với sứ quán.”

 

(4 trang thư viết tay của Nguyễn Chí Thiện gởi đồng bào hải ngoại ngày 7 tháng 11 năm 1995).

 

D3) Nguyễn Chí Thiện: “ ... Nhưng vào sau b́nh phong tôi thấy một căn pḥng rộng, có cái bàn lớn kê ở giữa pḥng, có ba (3) tên người Việt, hai (2) đàn ông, một (1) phụ nữ, ngồi ở bàn, tôi thấy cánh cửa pḥng bọc da đỏ ....".

 

(NSVN Cong Tu Ha Dong pv NCT 2001)

 

D4) Nguyễn Chí Thiện: Qua khỏi cái b́nh phong ấy, giữa pḥng có một cái bàn to và bốn (4) người Việt Nam: ba (3) đàn ông và một (1) đàn bà, tuổi trung niên cả, độ chừng 40, đang ngồi viết. Đó là những nhân viên hành chánh, Anh nó thuê làm công việc lặt vặt. Thấy thế là ḿnh vă mồ hôi ra. Bỏ mẹ rồi, đi ra cũng không được mà tiến vào cũng không được. Lúc bấy giờ ḿnh b́nh tĩnh, bảo: “Báo cáo đồng chí, tôi ở Bộ Ngoại giao sang có việc cần liên hệ với ông đại sứ". Ḿnh cũng ăn mặc lịch sự, áo ni-lông, quần cũng ni-lông, ..."

 

(Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02 (2)).

 

 

Thắc mắc: Quư đọc giả đọc đến phần D này cũng không khỏi thắc mắc và đặt nghi vấn về vấn đề NCT kể lại cuộc “đột nhập” vào sứ quán Anh tại Hà Nội vào năm 1979 như thế nào.

 

Mục D1 th́ Nguyễn Chí Thiện khi vào sứ quán Anh, Thiện gặp ngay Ba (3) người, Hai (2) nam và Một (1) nữ, nhưng khi được phỏng vấn lần thứ 2 ở ...

 

Mục D2 th́ Nguyễn Chí Thiện lại nhân con số người lên hơn 2 lần là Thiện gặp trong sứ quán Anh đến 8 người gồm Bảy (7) nam và Một (1) nữ. Nhưng có lẽ sau khi “điều nghiên” lại th́ NCT cảm thấy con số 8 người hơi cao ngồi làm việc quanh một cái bàn, cho nên NCT lại rút lại con số người từ 8 c̣n lại 3 như trong lần phỏng vấn ở ...

 

Mục số D3 là vẫn Hai (2) người đàn ông và Một (1) người đàn bà. Sau đó có vẻ hơi ít, nên trong lần phỏng vấn thứ tư ở ...

 

Mục số D4 Nguyễn Chí Thiện lại “rặn” thêm 1 người đàn ông nữa nên khi vào sứ quán Anh ở Hà Nội lần này NCT lại gặp tổng cộng 4 người Ba (3) đàn ông và Một (1) đàn bà. Đặc biệt lần này NCT ăn mặc “bảnh bao” hơn: “Ḿnh cũng ăn mặc lịch sự, áo ni-lông, quần cũng ni-lông", mặt mày của NCT cũng không “hung ác” hơn như ở đoạn D/1 và v́ vẻ mặt của Thiện “hung ác” nên bảo làm sao cô gái người Anh không sợ thất kinh mà “đánh rơi cả lược?”

 

Như vậy thật sự Nguyễn Chí Thiện có vào sứ quán Anh không? và Thiện đă gặp chính xác là bao nhiêu người trong sứ quán Anh vào năm 1979? Điều này đọc giả nên tự trả lời th́ đúng nhất. Nhưng theo Triệu Lan th́ Nguyễn Chí Thiện Không và Chưa bao giờ vào sứ quán Anh tại Hà Nội vào năm 1979 và ngay cả hôm nay 2008 cũng vậy.

 

(ngưng trích bài của Triệu Lan) 

 

Sự hiện diện của ông Nguyễn Chí Thiện tại hải ngoại dĩ nhiên không phải chỉ là sự đạo diễn của riêng Hà Nội là mà một quá tŕnh có sự hợp tác của Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khi thả một người như ông Nguyễn Chí Thiện hoạt động, đi lại giữa cộng đồng người Việt hải ngoại chắc chắn là chính phủ Hoa Kỳ đă phải có hậu ư rồi. Trong phần suy luận và nhận định của một người cầm bút, tôi chỉ tŕnh bày ư kiến của chúng tôi về văn hoá và sự tranh đấu chống cộng của người Việt hải ngoại qua vấn đề Nguyễn Chí Thiện.

Cuối thập niên 80, Hoa Kỳ đồng t́nh với Hà Nội bắt đầu mở cửa cho người Việt hải ngoại về thăm quê hương. Sau 15 năm, số tù nhân chính trị dưới sự vận động của các cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, Hoa Kỳ đă cho các tù nhân chính trị này trong đó có các nhà văn danh tiếng của miền Nam Việt Nam lần lượt ra hải ngoại. Thử tưởng tượng từ thời điểm đó, nếu người đọc không có những khuôn mặt như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện th́ sân khấu chính trị chống cộng và những người xứng đáng để dại diện cho văn hoá Việt Nam tiếp xúc với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ là ai?

Chắc chắn là những tên tuổi của miền Nam tự do như các ông Doăn Quốc Sĩ, Vơ Phiến, Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc, Thảo Trường, Vơ Phiến, Lê Tất Điều, Tô Thùy Yên... Nhưng người Việt hải ngoại đă nh́n thấy những người phía bên kia về theo bên ḿnh mới là đáng đề cao và chú ư trên phương diện chống cộng. Khi những cựu đảng viên cộng sản như Bùi Tín, như Vũ Thư Hiên (Tác giả Vũ Thư Hiên không phải, chưa từng, là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam – DCVOnline) chống cộng mới là những điều đáng đề cao. Coi như chính nghiă tự do, dân chủ đă ‘chiêu hồi’ họ về với hàng ngũ những người không chấp nhận chế độ cộng sản tại Việt Nam.  

Từ đó, những bài viết của những người này cũng như sự hiện diện của ông Nguyễn Chí Thiện được báo chí Việt ngữ khắp nơi hưởng ứng nồng nhiệt. Vô h́nh chung, người Việt hải ngoại đă nhường những diễn đàn văn hóa tại hải ngoại lại cho Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương... Khách quan, nếu kể về văn nghiệp th́ những người này không thể so sánh với các nhà văn tên tuổi của miền Nam. So với thành tích chống cộng th́ thua xa. Thành tích tù tội th́ lại không thể so sánh được. Nhà văn Thảo Trường đă bị cộng sản bắt tù gần 17 năm. Những nhà báo Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc đều hơn 13 năm. Nhưng cộng sản Hà Nội đă thành công trong việc dành cái diễn đàn văn hoá của người Việt hải ngoại về cho Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, đẩy những tên tuổi lớn của Văn Học Tự Do Việt Nam vào bóng tối. 

Có thể đó cũng là do ư cuả người Mỹ, chính phủ Mỹ. Họ không muốn thấy sự xuất hiện của những lănh tụ xứng đáng đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại, họ không muốn thấy một cộng đồng người Việt hải ngoại đoàn kết, từ đó có thể đưa đến việc thành lập một đảng đối lập với cộng sản Hà Nội trên đất nước của họ, thành lập một lực lượng có thực lực để đương đầu với chính quyền cộng sản trong nước. Thật ra, ông Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả tâp thơ Vô Đề hay không, giả hay thật, vụ toà đại sứ Anh ngày 16/07/1979 có một người chạy vào toà đại sứ Anh ở Hà Nội trao một tập thơ có hay không, người Mỹ đă biết từ lâu rồi v́ đối với thế giới t́nh báo, có ǵ là bí mật sau gần 30 năm kể từ ngày 16 tháng 7, 1979?

Do đó để kết thúc nghi án văn học này, chúng tôi c̣ đề nghị một cuộc giảo nghiệm chữ viết với ông Nguyễn Chí Thiện mà chúng tôi biết trước là Nguyễn Chí Thiện sẽ không dám nhận lời. Khi ông Nguyễn Chí Thiện họp báo vào ngày 25 tháng 10 vừa qua, giới truyền thông tại Nam California đă giúp cho thế giới thấy rơ hơn tư cách và con người của ông Nguyễn Chí Thiện. Tôi đă không có được 20 phút như ông Nguyễn Chí Thiện hứa hẹn để đặt câu hỏi để ông Nguyễn Chí Thiện minh chứng cho việc ông là tác giả cuả tập thơ Vô Đề.

Tóm lại, với những người từ trước đến nay vẫn tin vào ông Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ Vô Đề th́ sau cuộc “họp báo” ngày 25 tháng 10 vừa qua của ông Nguyễn Chí Thiện, quí vị chỉ cần tự trả lời 3 câu sau đây:

1. Tại sao một ngưới có trí nhớ siêu việt, có thể nhớ hàng ngàn câu thơ và chép lại trong vài đêm lại không thể nhớ năm ḿnh đi tù?

2. Tại sao chỉ một dữ kiện “toà đại sứ Anh ngày 16 tháng 7, 1997” ông Nguyễn Chí Thiện tuyên bố 4 “sự thật” khác nhau khi được phỏng vấn?

3. Tại sao khả năng Pháp Ngữ của ông Nguyễn Chí Thiện lại kém cỏi đến như vậy trong khi bức thư tiếng Pháp cuả tác giả Vô Đề cho thấy tác giả này có khả năng Pháp Ngữ cao hơn nhiều? Tại sao ông Nguyễn Chí Thiện không dám chép lại bức thư này khi tôi đề nghị sẽ đọc cho ông Nguyễn Chí Thiện viết lại trước mắt mọi người. Việc giản dị là chỉ cần ông Nguyễn Chí Thiện viết được trơn tru, không có lỗi chính tả bức thư mà do chính ông trước kia với cùng một dạng tự trước mặt mọi người th́ ông Nguyễn Chí Thiện đă có thể giải toả được mọi nghi ngờ.

Ông Nguyễn Chí Thiện lại chứng tỏ kém tư cách, khi tránh né việc giảo tự, giảo văn này bằng đề nghị cá cược 200.000$. Tôi, một người cầm bút đi t́m sự thật về một nghi án văn học, tôi không đi đánh bạc. Quan trọng hơn cả là trong buổi họp báo này, ông Nguyễn Chí Thiện không đưa ra một bằng chứng nào khả tín để minh chứng ông là tác giả tập thơ Vô Đề ngoài vài kết quả giảo nghiệm tự biên, tự diễn trong khi tôi đề nghị một cuộc giảo tự và giảo văn trước mắt mọi người th́ ông Nguyễn Chí Thiện không dám nhận lời. 

Tóm lại sau hai tháng đọc tất cả những bài viết, những cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Chí Thiện, qua những điều căn bản sau đây:

 

- Không hề có người đưa bản thảo tập thơ nào vào ṭa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày 16/07/1979.  

- Chuyện Toà Đại Sứ Anh là chuyện bịa đặt hoàn toàn. Đó là một sản phẩm của t́nh báo. 

- Ông Nguyễn Chí Thiện không thể giải thích về những lời tuyên bố khác biệt nhau của chính ông trong các cuộc phỏng vấn về những ǵ đă xảy ra ngày 16 tháng 7 năm 1979 tại Toà Đại Sứ Anh ở Hà Nội th́ người đọc co tin rằng chuyện này không hề xảy ra.

- Ông Nguyễn Chí Thiện trong cuộc họp báo do chính ông tổ chức ngày 25 tháng 10 chứng tỏ hai điều: không dám giảo văn v́ khả năng Pháp ngữ thấp kém so với tŕnh độ của tác giả Khuyết danh cuả tập thơ Vô Đề, không dám giảo tự để so sành chữ viết của ông với tác giả Khuyết Danh này trước công chúng.

 

Việc trả lại tập thơ Vô Đề cho tác giả đích thực của nó là một bổn phận của mọi người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản chứ không phải riêng của cá nhân tôi hay báo của tôi. Như đă viết trong nhiều bài viết: hệ thống báo của tôi đă cố gắng lănh trách nhiệm của một cơ quan ngôn luận trong việc chứng minh ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Đề.

Chúng tôi rất hănh diện là sau nhiều cố gắng chúng tôi đă có thể trả tập thơ này lại cho tác giả Khuyết Danh, một người Việt Nam có thể đă không c̣n trên cơi đời này v́ bị đày đọa nhiều năm trong lao tù cộng sản v́ ông là tác giả của những vần thơ bi hùng chống chế độ cộng sản vô nhân đang đày đọa dân tộc Việt Nam.

Những đóng góp ư kiến về vụ ông Nguyễn Chí Thiện sẽ được hệ thống báo của tôi tiếp tục đăng tải trong mục Diễn Đàn để người đọc có thêm tài liệu về vấn đề này.

Cá nhân tôi, Đào Nương Hoàng Dược Thảo, tôi xin chân thành cảm tạ mọi an ủi, mọi chia sẻ của bạn đọc và thân hữu trong những ngày vừa qua khi tôi cố gắng dùng tâm trí cuả tôi và tài lực của hệ thống báo của tôi minh chứng cho một nghi án đă được nhiều người, nhiều tổ chức bắt đầu từ 27 năm qua mà chưa ai kết thúc được cho đến ngày Thứ Bảy 25 tháng 10, 2008 vừa qua.

Chính ông Nguyễn Chí Thiện đă giúp cho người đọc kết thúc nghi án này sớm hơn người đọc dự định bằng hành động và chứng từ mắt thấy tai nghe của chính ông nói ra hơn là những bằng chứng mà chúng tôi đang có. Thực sự nếu ông Nguyễn Chí Thiện là tác giả của tập thơ Vô Đề th́ khi được chính diễn đàn nêu lên nghi vấn cho biết sẵn sàng nhường diễn đàn này cho ông lên tiếng, minh chứng về những nghi vấn này th́ ông đă phải cám ơn hệ thống báo của tôi đă cho ông một cơ hội để cứu văn danh dự cuả ông chứ không t́m cách đẩy chúng tôi vào vị thế đối nghịch của ông như ông và những người ủng hộ ông đă làm khi chúng tôi chỉ là những nhà báo đi t́m sự thật về một vấn đề văn học.

 

(*) DCVOnline: Ông Phùng Văn Hạnh hiện cư ngụ tại Montreal, Quebec, Canada chưa khi nào có giấy phép hành nghề hay đă hành nghề y sĩ (medical doctor) tại địa phương và quốc gia này.

 

 

  Trang Chủ .  Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . . Quảng Cáo . Mục Lục . ***