{ margin: 0; padding: 0; } .imgbox { display: grid; height: 100%; } .center-fit { max-width: 100%; max-height: 100vh; margin: auto; }

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports ֎ Lottery

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV 

֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018

 

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Ðề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lãnh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Ký Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Bò

֎ Băng Ðảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Hòa Bình

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

.

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

LOẠI SỬ CA TỤNG BỌN THỰC DÂN

LÀ NÔ LỆ SỬ

 

Kim Âu

 

Quand un peuple, pour des raisons quelconques a mis le pied sur le territoire d'un autre peuple, il n'a que trois partis à preder: exterminer le peuple vaincu, réduire au servage honteux ou l'associer à ses destinées.

Khi một dân tộc vì một lẽ nào đó đã đặt chân lên lãnh thổ của một dân tộc khác thì chỉ có ba việc: Tiêu diệt kẻ bại, nô lệ hóa họ một cách nhục nhã, hoặc đồng hóa họ theo mình.

 Paul Bert

Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, những người Việt theo đạo Thiên Chúa tham gia vào công việc vận hành guồng máy chính quyền thuộc địa đã trở thành bọn tay sai đắc lực nhất khủng bố, bức hại và tẩy não dân tộc của họ một cách vô cùng tàn nhẫn. Bản chất phi dân tộc, quên cả giống nòi của bọn người này thể hiện qua việc đua nhau nịnh nọt, bợ đỡ quan thầy, dựa vào sức mạnh của ngoại bang để vơ vét, ăn trên xương máu dân tộc, chiếm  đoạt đất đai, xóa bỏ tối đa những di sản văn hóa tinh thần và lịch sử của một dân tộc đã lập quốc hàng mấy nghìn năm. Bọn tay sai càng có trí thức, nhân cách của chúng càng tồi tàn khi tạo ra mối họa về văn hóa và lịch sử lâu dài. Ngay như Trần Trọng Kim, tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược, một cuốn sử gối đầu  khai tâm cho những người muốn tìm hiểu lịch sử vẫn không giấu được bản chất sử nô khi đặt bút viết ra những điều đại nghịch phản quốc, bênh vực cho tôn giáo ngoại lai và quân xâm lược. Trong cuốn sách dày 588 trang (bản của NXB Tân Việt - Hà Nội, in và phát hành tại Sài Gòn, 1949), Trần Trọng Kim đã dành 470 trang cho thời gian từ khởi thủy đến trước khi Pháp cướp nước ta. Phần còn lại là mục “Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ” (quyển V, chương VII) đến “Công việc của Bảo hộ” (chương XVI). Khoảng gần 100 trang, nhưng hai trang 487-488 đã phơi bày hết tâm can, sự trung thành của Trần Trọng Kim, đối với nhà nước Đại Pháp cho thấy bản thân ông ta là sản phẩm do chế độ cai trị và chính sách giáo dục tẩy não của Pháp đào tạo ra.

 

Trần Trọng Kim đã hạ bút bào chữa cho hành động xâm lược, cướp nước của giặc Pháp bằng cách  quy trách cho nhà Nguyễn đã bách hại những người truyền giáo và bầy đàn Công giáo tân tòng như sau: “Bởi những sự lầm lỗi ấy, cho nên nước Pháp mới dùng binh lực để báo thù cho những người bị giết hại”. Trần Trọng Kim đương nhiên là người có trí thức, ông ta lẽ nào không biết rằng Đại Nam là một quốc gia có chủ quyền,  theo tam giáo Khổng Lão Phật từ lâu đời nên đối với thứ đạo mà mấy ông Tây râu xồm đem vào thì người ta xem là tà đạo nên kỳ thị là chuyện dễ hiểu. Những anh chàng cố đạo muốn sống thì đừng xâm nhập đất nước Đại Nam để làm những điều phi pháp. Trong khi chính Công giáo ngay khi mới phôi thai bước vào Đại Nam đã tỏ ra kỳ thị việc thờ cúng tổ tiên của lương dân Việt Nam và từng bắt ép người lấy vợ hoặc chồng Công giáo cũng phải theo đạo của họ hay sao?

Vì thế chủ trương cấm đạo của nhà Nguyễn vào thời đại đó là một việc làm chính đáng để bảo vệ luân thường đạo lý dân tộc, tránh sự xâm hại xã hội từ việc truyền giảng và phát triển một triết lý tôn giáo ngoại lai không phù hợp với nền văn hóa phương Đông nhưng quan trọng hơn cả là đằng sau việc truyền đạo còn là những âm mưu sâu hiểm "Công giáo hóa Việt Nam" mà triều đình các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã tiên cảm những hậu họa khôn lường. Những sữ kiện tiếp diễn xảy ra sau đó là mất nước, mất hết chủ quyền, hậu quả 80 năm  thuộc Pháp cho chúng ta thấy nhà Nguyễn đã "dưỡng hổ di họa" không làm trọn công việc nên làm, phải làm đến nơi đến chốn. Điều mà triều đình Huế và quốc dân lo sợ là việc Pháp sẽ đưa người Công giáo lên làm vua đã trở thành hiện thực không thể chối cãi như những tên cố đạo cuối thế kỷ XIX từng chối cãi.

Nọc độc của Thiên Chúa Giáo La Mã tác phát suốt thời kỳ Pháp thuộc như chúng ta đã chứng kiến, ngay cả khi thực dân Pháp bị đánh bật ra khỏi Việt Nam sau năm 1954, hai nền Cộng hòa do Mỹ (thế lực phương Tây) cấu kết với Vatrican dựng lên ở miền Nam đều được lãnh đạo bởi những người theo đạo Công giáo; trong khi  tỷ lệ giáo dân so với tổng dân số chỉ vào khoảng 6%. Và thật là thiếu liêm sỉ khi những kẻ lãnh đạo đã lạm dụng quyền lực để tạo ra tình trạng kỳ thị tôn giáo và lấy tôn giáo là một định chuẩn ưu tiên cho việc thăng tiến ngạch trật hành chính và cấp bậc quân đội kể cả ưu đãi kinh tế.

Nhìn sang nước Nhật cùng thời đại đó việc cấm và tận diệt đạo Công Gíao một cách hiệu quả đã giữ cho nước Nhật không bị thực dân hóa, sau đó chỉ trong vòng nửa thế kỷ canh tân, nước Nhật đã trở thành quốc gia phát triển hàng đầu ở châu Á, bắt kịp các nước phương Tây. Ngày nay nước Nhật giàu có, hùng mạnh một phần nhờ không bị yếu tố Công Giáo tác động vì người  Nhật theo Công giáo chưa tới 1%.

 

Phóng tầm mắt xa hơn nữa về 500 năm trước, lịch sử các quốc gia Nam Mỹ cho thấy, trước Đại Nam/nhà Nguyễn hơn ba thế kỷ, các linh mục truyền đạo (Công giáo) đã đi tiên phong trong công cuộc thuộc địa hóa châu Mỹ Latinh của bọn thực dân da trắng; tội ác kinh khủng của giáo hội La Mã tại Nam Mỹ đã buộc Giáo hoàng John-Paul II phải xin lỗi các dân tộc bản địa châu Mỹ Latinh trong cuộc họp của Hội đồng Giám mục Mỹ La Tinh năm 1992.

Sang đầu thế kỷ XXI chuyến viếng thăm 5 ngày gây bất bình của Giáo hoàng Benot XVI tại Brazil hồi trung tuần tháng 5/2007, nhà nữ thần học Cecilia Domevi, chịu trách nhiệm về những vấn đề của người bản địa châu Mỹ trong Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh, đã nói với phóng viên AFP rằng, việc truyền đạo đã diễn ra như là một sự xung đột giữa các nền văn hóa và gây phương hại toàn diện cho người bản địa. Trong một quyển sách về lịch sử nước mình, nhà sử học và cựu Tổng thống Bolivia là Carlos Mesa đã chỉ ra rằng, bọn xâm lược và các giáo sĩ đã triệt diệt không phân biệt tất cả các thần linh của người bản địa và áp đặt việc lập bàn thờ với cây thánh giá và hình của Đức Mẹ. Còn Mauricio Arias, nhà lãnh đạo tối cao của Hội đồng Quốc gia người bản địa Aymara thì khẳng định rằng, (đạo) Công giáo đã được áp đặt bằng vũ lực. Luis Evelis Andrade, Giám đốc Tổ chức Quốc gia người bản địa ở Colombia nói: “Với tư cách là những dân tộc bản địa, nếu chúng tôi là tín đồ thì chúng tôi không thể chấp nhận việc Giáo hội La Mã chối bỏ trách nhiệm của họ trong việc triệt tiêu bản sắc và văn hóa của chúng tôi”. Trong một cuộc phỏng vấn với Folha de São Paulo, tờ báo lớn nhất của Brazil, Luiz Felipe de Alencastro, một nhà sử học nổi tiếng, thậm chí còn nặng nề hơn. "Quá trình thực dân là một trong những sự hủy diệt của văn hóa Amerindian," ông nói. "Những người truyền giáo đã phục vụ cho một tôn giáo đã kết hợp các yếu tố độc đoán và kỳ thị của chế độ quân chủ châu Âu."Trong bài viết ngày 19/5/2007 về tội diệt chủng đối với người bản địa châu Mỹ, Jacques Serieys đã khẳng định rằng, Giáo hội Công giáo đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc chinh phục rồi thuộc địa hóa châu Mỹ Latinh của Tây Ban Nha và đã gây ra cái chết từ 80 đến 93% dân số của lục địa này, ước tính đã có từ 80 đến 100 triệu người vào năm 1492.....

Gần đây nhất thảm họa diệt chủng ở Rwanda do các linh mục thừa sai La  Mã  gây ra một lần nữa lại làm rúng động lương tâm nhân loại. Dĩ nhiên các quốc gia phương Tây ra sức dập tắt tin tức không cho lan rộng nhưng sự thật vẫn là sự thật. Những con thú ăn thịt và uống máu người hàng tuần đương nhiên nghiện giết chóc, thích gây ra những vụ thảm sát. Cái khung cảnh thần bí hoang đường man rợ của thời trung cổ từ những phiên tòa xử dân dị giáo qua ánh lửa thiêu người bập bùng trong đêm đen kích thích sự bột phát thú tính của bầy đàn cuồng tín. Nhân loại thời nay ăn đủ thứ thịt, các nước văn minh Âu tây còn bày trò đạo đức giả chê người Đại Hàn, Việt Nam ăn thịt chó là vô nhân đạo nhưng chính các quốc gia này lại dung dưỡng cho hủ tục lạc hậu man rợ uống máu và ăn thịt người hàng tuần. Hình thức ám thị như vậy ít nhiều cũng gây ra tác hại trong tâm lý con người.

Những sự kiện xảy ra trong quá khứ cho thấy chính bản thân chúng ta, đồng bào ta và dân tộc ta trở thành nạn nhân của một giai đoạn lịch sử tàn bạo, bất nhân, khốn nạn và thảm khốc nhất do Pháp và đám cố đạo phương Tây tạo ra. Đại họa của dân tộc khởi đầu từ khi Nguyễn Ánh cho hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Behaine) đi Pháp cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ dẫn tới việc nhà Nguyễn sau này phải dâng đất, bán nước, làm bù nhìn tay sai cho Pháp bách hại chính dân tộc của mình.

Thảm họa chính thức ập đến với dân tộc khi quân xâm lược Pháp từ trên chiến hạm nổ những phát  đại bác đầu tiên vào thành lũy ở hải cảng Đà Nẵng, trước đó tên chỉ huy lính thực dân Pháp đã nhận được tên giáo sĩ gián điệp Pellerin cho biết bọn cố đạo ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ hứa hẹn sẽ huy động giáo dân làm nội ứng cho chúng dày xéo lên đất Việt. Sự kiện này được Trần Trọng Kim ghi lại trong Việt Nam Sử lược như sau:

 

" Tháng 7 năm mậu-ngọ ( 1858 ) là năm Tự-đức thứ 11, hải-quân Trung-tướng nước Pháp là Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu I-pha-nho cả thảy 14 chiếc, chở hơn 3.000 quân của hai nước vào cửa Đà-nẵng, bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An-hải và thành Tôn-hải .Triều-đình được tin ấy liền sai ông Đào Trí ra cùng với quan tổng-đốc Nam-nghĩa là Trần Hoằng tiễu-ngự. Ông Đào Trí ra đến nơi thì hai cái hải-thành đã mất rồi. Triều-đình lại sai quan hữu-quân Lê đình Lý làm tổng-thống đem 2.000 cấm binh vào án ngự. Ông Lê đình Lý vào đánh với quân Pháp một trận ở xã Cẩm-lệ bị đạn, về được mấy hôm thì mất. Vua Dực-tông lại sai quan Kinh-lược-sứ là ông Nguyễn tri Phương vào làm tổng-thống, ông Chu phúc Minh làm đề-đốc cùng với ông Đào Trí chống giữ với quân Pháp và quân I-pha-nho.

Ông Nguyễn tri Phương lập đồn Liên-trì và đắp lũy dài từ Hải-châu cho đến Phúc-ninh, rồi chia quân ra phòng giữ. Cứ như sách Nam-kỳ sử của ông Cultru thì ý quan trung-tướng Rigault de Genouilly định lấy Đà-nẵng xong rồi, lên đánh Huê, nhưng mà đến lúc bấy giờ thấy quan quân phòng giữ cũng rát, và lại có người đem tin cho trung-tướng biết rằng có hơn 10.000 quân ở Huế sắp kéo xuống.

Trung-tướng không biết rõ tình-thế ra làm sao, mà đường-sá lại không thuộc, cho nên cũng không dám tiến quân lên.  Nhân vì khi trước các giáo-sĩ đều nói rằng hễ quân Pháp sang đánh, thì dân bên đạo tức khắc nổi lên đánh giúp, đến nay không thấy tin-tức gì, mà quân-lính của trung-tướng thì tiến lên không được. Ở Đà-nẵng thì chỗ ăn chỗ ở không có, lại phải bệnh dịch-tả chết hại mất nhiều người, bởi vậy trung-tướng lấy làm phiền lắm. Bấy giờ có ông giám-mục Pellerin cũng đi theo sang ở dưới tàu Ménésis, trung-tướng cứ trách ông giám-mục đánh lừa mình, giám-mục cũng tức giận bỏ về ở nhà tu dạy đạo tại thành Pénang ở bên Mã-lai. Được mấy tháng, trung-tướng liệu thế đánh Huế chưa được, bèn định kế vào đánh Gia-định là một nơi dễ lấy, và lại là một nơi trù-phú của nước Nam ta.

2. QUÂN PHÁP VÀO ĐÁNH GIA-ĐỊNH. Trước đã có người bàn với trung-tướng Rigault de Genouilly ra đánh Bắc-kỳ, nói rằng ở Bắc-kỳ có hơn 40 vạn người đi đạo, và lại có đảng theo nhà Lê, có thể giúp cho quân Pháp được thành công. Trung-tướng cho đi do-thám biết rằng đất Nam-kỳ dễ lấy hơn, và lại là đất giàu-có, nhiều thóc-gạo. Đến tháng giêng năm kỷ-mùi ( 1859 ) là năm Tự-đức thứ 12, Trung-tướng giao quyền lại cho đại-tá Toyon ở lại giữ các đồn tại Đà-nẵng, rồi còn bao nhiêu binh-thuyền đem vào Nam-kỳ. Quân Pháp vào cửa Cần-giờ, bắn phá các pháo đài ở hai bên bờ sông Đồng-nai, rồi tiến lên đánh thành Gia-định."..........

 

Tiếp theo là việc Phan Thanh Giản điều đình rồi dâng cho Pháp 6 tỉnh miền Nam rồi sợ bị trừng phạt nên tự sát nhưng khi học sử chúng ta lại thấy những người “dziết” sử trong chương trình giáo dục nhồi sọ học sinh bằng cách ca tụng Phan Thanh Giản là bầy tôi trung liệt, tên tuổi được đưa ra làm tên đường, tên trường học như một bậc anh hùng cứu quốc..!!

Chưa đủ, sau này còn việc một tên linh mục phản quốc như Trần Lục tiếp tay giặc Pháp công phá tiêu hủy chiến lũy Ba Đình, giết hại bao nghĩa sĩ theo Đinh Công Tráng cứu nước cũng được xưng tụng như thánh.

Thời đại mà những kẻ phản quốc đáng phỉ nhổ như Phan Thanh Giản, Lâm Trần Lục, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký soán đoạt danh vị anh hùng bằng những hành vi hoán đổi lịch sử một cách có hệ thống do  tất cả công việc hành chính, giáo dục, quân sự, ngoại giao, kinh tế do giặc Pháp toàn quyền quyết định và giao cho đám linh mục gián điệp, giáo sĩ, giáo dân trợ lực điều hành, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn giữ dưa.

 

Thời đại ngoại bang cướp nước và bọn phản quốc chiếm quyền cai trị thực sự là thời quốc mạt vì nền tảng văn hóa đạo đức, luân lý đã suy đồi, tư tưởng quốc dân băng hoại do sự thống trị kiểm soát lũng đoạn, nhồi nhét, tẩy não từ thuở ấu thơ bởi một hệ thống giáo điều ngoại lai chỉ phù hợp với thành phần có tư tưởng phi dân tộc.

Lão Tử, một triết gia nổi tiếng của Trung Hoa đã nói: "Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước; làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa cho muôn đời"

Tai họa muôn đời của Việt tộc xảy ra trong thế kỷ 20 khi toàn dân tộc, toàn cõi Việt Nam đều phải học loại "nô lệ sử" do những sử nô biên soạn, phát hành. Lịch sử là mẹ đẻ của văn hóa dân tộc mà do ngoại bang kiểm soát, chỉ đạo, dạy dỗ thì còn gì là văn hóa nước nhà. Mồi họa văn hóa lịch sử đó chắc dân tộc Việt Nam bước sang thế kỷ hai mươi mốt (XXII) chưa chắc đã giải quyết xong nếu cái khối người bị ung thư não bởi nọc độc tôn giáo còn đấy.

Nói ra điều này hẳn quý vị giật mình vì chính chúng ta cũng bị ảnh  hưởng bởi nền lịch sử ca tụng thực dân Pháp đã đem văn minh Đại Pháp đến khai hóa cho dân tộc ta! Trong dân tộc Việt  Nam ta có thành phần đã nhiễm nọc độc Công giáo khi tuyên bố "Thà mất nước chứ không mất Chúa" (link). Thậm chí ngày hôm nay trên diễn đàn còn có bọn cuồng tín cực đoan Công giáo ngu đần, bệnh hoạn trơ trẽn công khai mong muốn được trở lại sống đời nô lệ như trong thời kỳ Pháp bảo hộ....

Việt Nam Sử Lược không dám viết lên sự thật nhưng Phạm Văn Sơn không ngần ngại gì khi viết trong Việt Sử Toàn Thư chúng tôi trích nguyên văn dưới đây từ trang :

 

484- 486 Việt Sử Toàn Thư

1- Xã Hội Việt Nam

Việt Nam do hai Hòa ước 1862 và 1884 cùng với lân quốc Ai Lao, Cao Mên từ hậu bán thế kỷ XIX đã thành thuộc địa của nước Pháp. Các việc lớn nhỏ đều do người Pháp nắm giữ hết, vì vậy nếp sống vật chất và tinh thần dần dần cũng thay đổi theo quan niệm văn hóa và chính trị của các nhà thực dân, đế quốc. Năm 1897 ông Doumer làm toàn quyền Đông Dương đặt các thuế đinh, điền, thổ trạch, muối, thuốc phiện, xuất nhập cảng, đặt đường xe lửa, xây dựng cầu cống, mở mang canh nông, công nghệ.

Năm 1902, ông Beau thay ông Doumer xúc tiến việc dạy chữ Pháp để bãi bỏ Nho học, lập Y tế cục, nhà thương, các sở bưu điện, ... Đứng vào địa vị người Việt Nam ở thế hệ cũ, ta thấy quả bộ mặt cũ của xã hội Việt Nam có thay đổi rõ rệt vì đã bớt được nhiều con đường nhỏ hẹp, nhiều thị thành lụp xụp, nghèo nàn ánh sáng, trục giao thông thủy lộ mở được nhiều, tin tức thư từ đi lại mau lẹ, xe điện, xe hơi, tàu hỏa đi khắp xứ. Về văn hóa, cái học của Tây phương có phần khoáng đạt và có tinh thần dân chủ hợp với sở nguyện của nhiều người tuy chưa sâu rộng lắm. Nhưng có nhìn bằng con mắt sâu sắc của các nhà chính trị với những nhận xét tinh tế thì mới rõ Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, đã chỉ là một thuộc địa để khai thác và là một thuộc địa khai thác ngon lành nhất nếu so với nhiều thuộc địa khác cũng của Pháp. Trong quan niệm của Đề đốc Pháp, người Pháp đến đây đâu có phải để thi hành nhân nghĩa và thật tình gieo rắt hạt giống văn minh. Như vậy những công cuộc xây dựng mở mang ở nước ta dĩ nhiên chỉ để phục vụ quyền lợi cho các nhà tư bản và đế quốc mà thôi. Xin hãy coi danh sách một số hội buôn dưới đây để có một ý niệm về sự khai thác của tư bản Pháp ở Đông Dương tai hại đến chừng nào:  

Các nhà ngân hàng đứng đầu có Đông Dương ngân hàng, việc phát hành giấy bạc Đông Dương, công ty nấu rượu Fontaine, công ty Thủy điện, sở si măng Hải Phòng, công ty chế tạo rượu Bia và nước ngọt Hommel, công ty nông nghiệp An Nam, công ty rừng núi và các xưởng cưa Biên Hòa, công ty tàu điện Đông Dương, công ty xây dựng các cầu cống, công ty các đồn điền cao su đất đỏ, công ty hỏa xa Vân Nam, Địa ốc ngân hàng, công ty cao su Cửu Long Giang, công ty dệt sợi Nam Định, công ty các xưởng làm đường Đông Dương, công ty vận tải hàng hải Nam Kỳ và Đông Dương, công ty khai thác thiếc và Wolframs Bắc kỳ, nhà máy diêm, công ty khai thác khoáng chất Đông Dương, công ty than Hongay, Đông Triều, và nguy hiểm nhất là Đông Dương ngân hàng, viện phát hành giấy bạc Đông Dương. Như thế thì đường xá, cầu cống làm ra chỉ để chuyển dịch hàng hóa, sản phẩm của các nhà buôn, nhà kỹ nghệ, nhà trồng tỉa và để hành quân bảo vệ quyền lợi của người Pháp ở đây hơn là để phục vụ đám dân bản xứ. Trong khu vực kinh tế, thương mại trên đây, nhìn vào các người tai to mắt lớn, không thấy người Việt nào hết từ Hà Nội vào tới Sài Gòn, họa chăng có một ít mại bản tôi tớ của các nhà ngân hàng đưọc vay tiền về làm sét ty bóc lột tá điền hay mở mang vài kỹ nghệ nhỏ đã thành một thứ vật hy sinh mà Đông Dương ngân hàng đã thẳng tay bóp chết hồi kinh tế khủng hoảng năm 1930. Nhưng số người ít ỏi này riêng đối với Hoa kiều, Ấn kiều cũng chỉ là những cái bóng qua, kể chi đối với các nhà thực dân Pháp. Về ruộng đất, những chỗ tốt lành người Pháp cũng chiếm hết, ngay cả những nơi người dân quê đã khai thác thuộc công điền hay công thổ. Năm 1890 ruộng đất người Pháp khai thác trên toàn cõi Đông Dương là 11.390 mẫu tây, tới 1939 diện tích này đã lên đến 1 triệu mẫu, riêng ở Nam kỳ tới 610.000 mẫu, theo sự kê cứu của Piere Naville trong cuốn La Guerre du Việt Nam. Rồi những người dân quê hiền lành của ta đã bị cưỡng bách đi làm phu phen, cu ly ở các đồn điền, các xí nghiệp có đi mà chẳng có về, nhất là các người đi làm cho các đồn điền cao su đất đỏ, mỏ than Hongay, thường bị đánh đập dày vò lại thêm ma thiêng, nước độc chết vô kể. Trong các ngành hành chánh cũng như trong quân đội, người Việt chỉ được giữ những chức hạ đẳng và một số người được làm quan Phủ, Huyện cũng không được người Pháp trọng vọng. Ta cũng nên biết rằng phần nhiều quan lại thời Pháp không thuộc về những danh gia, tử đệ. Vì cuối thế kỷ XIX nước ta bại trận, sĩ phu ta có phong trào bất cộng tác với địch, các nhà nho ái quốc đều cấm con cháu học cái thứ "chữ như con dun của đám người man di, mắt xanh lè". Vậy nên chỉ có những người ít liêm sĩ mới nhảy ra xu mị tân trào, do đó văn chương Việt Nam đã phản ảnh được nhiều sự kiện rất hài hước qua các câu thơ dưới đây:

 

Đem thân khoa giáp làm tôi Pháp

Lầm bởi nhà nho học chữ Tàu ...

Con nên khoa giáp, cha mòn gối

Em được công danh, chị ...

 

Trong nhà bà đầm cong đít vịt

Ngoài sân ông cử ngẩng đầu rồng

để đánh dấu sự sa đọa của một hạng người tự phụ là trí thức và phương diện quốc gia trong thời nô lệ.

 

Qua các trang trên đây. ta thấy sự khai thác của giới tư bản và tài phiệt Pháp quá vĩ đại và không thể không có cảm tưởng rằng nước ta là một miếng thịt cho trăm dao xâu xé. Quả vậy, nếu người Pháp còn tồn tại trên giải đất này thì cái họa diệt chủng của người Việt cũng không phải là điều xa xôi lắm. Chính một số người vô tư Pháp cũng nhận thấy tình trạng này và trách các nhà thực dân Pháp quá già tay nặn bóp, quá miệt thị và ác độc đối với người Việt. Và đây là cả một sự sai lầm về chính sách nên đế quốc Pháp tan tành sự nghiệp trên toàn cõi Đông Dương thật là dĩ nhiên. Sự sai lầm ấy là đã hạ người Việt Nam xuống một loại bồi thần hạ cấp, một loại nô lệ còm cõi về vật chất, nhục nhã về tinh thần, gây nên căm hờn trong khắp các tầng lớp xã hội ở thuộc địa này, nên khi biến cố xảy ra, người Pháp ở Đông Dương không có một bạn đồng minh nào trong những giờ phút đen tối, đáng lẽ nếu họ khôn ngoan hơn, nhân đạo hơn, đám quan trường tay sai trực tiếp của họ có nhiều uy tín để lôi kéo quần chúng cho họ, thương gia địa chủ bản xứ mạnh mẽ có thể góp phần tranh đấu với họ, giới lao động không bị chà đạp và bóc lột quá, sẽ không chạy theo đối phương........

 

hết trích

 

Tóm lại  tất cả sản phẩm của nền văn hóa thời kỳ nô lệ đó cần phải chọn lọc để thải loại, những nọc độc từ giáo điều tín lý tôn giáo lạc hậu đó cần phải được gột rửa. Nếu chúng ta tuyên xưng mình là người quốc gia thì phải thấu hiểu định nghĩa đúng nhất về người quốc gia. Giòng giống Lạc Hồng đâu có hèn yếu và ngu xuẩn như chúng tưởng, tuy sức mạnh quân sự của thực dân Pháp vượt trội nhờ vũ khí tân tiến, hiện đại đè bẹp hoàn toàn sức đối kháng của nhà Nguyễn nhưng hùng khí quốc dân Lạc Việt vẫn cương quyết thà chết chứ không chấp nhận làm nô lệ, nên khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi xuất  bôn, thảo chiếu Cần  Vương "Lệnh dụ thiên hạ cần vương" (link),  tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân (1884). Lời lẽ tờ hịch hết sức lâm ly thấm thiết, nên có nhiều nhân sĩ hồi ấy đọc đến phải nghẹn ngào sa lệ, vỗ gươm đứng dậy. Từ nơi thảo dã, làng thôn, từ những anh cùng đinh, mõ làng khi nghe hịch văn kêu gọi cũng thấy lòng yêu nước dâng tràn như thác lũ, đồng lòng quật khởi chống bọn bạch  quỷ tây dương. Kết quả là những cuộc khởi nghĩa đã nổi lên ầm ầm như phong ba bảo táp. Thanh niên, trai tráng được các bậc kỳ lão, gia đình, tông tộc khuyến khích đi theo con đường cứu nước Người này ngã xuống người khác tiến tới, nơi này bị nhấn chìm trong biển máu thì nơi khác tiếng trống khởi nghĩa lại dồn dập vang lên. nối tiếp nhau kẻ trước, người sau tiếp nối hàng hàng, lớp lớp noi gương tiền nhân chiến đấu cho nền độc lập, tự chủ của tổ quốc và dân tộc...... các đạo binh Cần Vương hưởng ứng lời hịch, nổi lên ở khắp Trung, Bắc để tranh đấu giành lại quyền tự do, độc lập, mặc dầu họ dư biết rằng chỉ làm chuyện châu chấu đá xe . Nhưng các vị tiền bối đó đã quan niệm rằng nếu chiến đấu chẳng thành công ngay thì cũng gây được căm thù đối với địch và giữ vững được cái hào khí của dân tộc cho đám người sau. Cách mạng của một quốc gia lạc hậu như nước mình chống với một đế quốc tân tiến đang đầy sinh lực sao có thể thâu lượm được kết quả mau lẹ như lòng mong muốn. Ở Trung kỳ, bấy giờ phất cờ khởi nghĩa có các ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận đem dân binh đánh phá Phú Yên và Bình Định, công sứ Aymonier, thiếu tá De Lorme và Việt gian Trần Bá Lộc đem lính Tây và lính tập đi đánh dẹp, và bắt được ba ông đem đi giết. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ tháng 6 năm Bính Tuất đến tháng 6 năm Đinh Hợi (1887) thì tắt. Nhưng lực lượng mà Pháp lo ngại hơn cả vẫn là lực lượng của vua Hàm Nghi. Hướng về ngọn cờ cách mạng của nhà vua, hoặc gần hoặc xa từ Bình Thuận trở ra Bắc, hay là qui tụ chung quanh nhà vua bấy giờ có Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp (hai con của Tôn Thất Thuyết), các cựu thần Trương Văn Ban, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Nguyễn Chữ, Trần Văn Dự, Trương Đình Hội, Lê Mô Giai, Phan Trọng Mưu, Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Nguyễn Xuân Ôn, Ngô Xuân Quỳnh, Hà Văn Mao, Mai Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Phan Đình Phùng, ... Ngày 16-5 năm Bính Tuất (1886), Pháp cử vua Đồng Khánh ra Quảng Bình tuần thú mạn Bắc để dụ vua Hàm Nghi và các chiến sĩ Cần Vương, đại úy Billet đi theo nhà vua. Cuối tháng 7, vua Đồng Khánh ra tới Quảng Bình nhưng chẳng kêu gọi được ai cả, cuộc chống đối của Văn Thân và cựu thần vẫn tiếp tục, nhà vua ở lại vài tuần rồi xuống tàu trở về Huế.

Tại Bắc kỳ, Văn Thân cũng nổi lên sau khi hòa ước Thiên Tân ráo mực. Sĩ phu ở đây coi rằng giải quyết các biến cố của nước nhà mà vọng ngoại là điều không có bảo đảm chắc chắn, nên thế tuy mỏng manh nhưng họ vẫn xông ra chiến trường để thay thế cái triều đình đã trở nên bất lực và hết tín nhiệm đối với quốc dân sau khi vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành. Các cựu thần còn nối tiếp cuộc chiến đấu thuở ấy ở Bắc kỳ có Tán tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật, đề đốc Tạ Hiện giữ vùng Bãi Sậy thuộc Hải Dương cùng với các thổ hào như Đốc Tích ở vùng Đông Triều, Đề Kiều ở vùng Hưng Hóa, Cai Kinh, Đốc Ngữ ở Bắc Giang, Lương Tam Kỳ dư đảng Cờ Đen dấy quân ở vùng chợ Chu (Thái Nguyên). Pháp cho Hoàng Cao Khải và Nguyễn Trọng Hợp đi đánh dẹp, Văn Thân chống đỡ được ít tháng rồi tan vỡ dần, hoặc bị bắt hay tử trận. Nguyễn Thiện Thuật trốn qua Tàu, Đốc Tích ra hàng phải đày sang Algerie, Đề Kiều và Lương Tam Kỳ được ở yên lập ấp tại địa phương. Cai Kinh bị bắt, Đốc Ngữ ra thú, và Hoàng Hoa Thám lúc hàng, lúc đánh, sau bị Lương Tam Kỳ cho thủ hạ đến ám sát giữa vùng rừng núi Thượng du để lấy công với Pháp. Trong đám chiến sĩ này, Đề Thám kéo dài cuộc chống đối nhiều hơn cả và đã làm cho Pháp nhiều phen điêu đứng ở các miền Nhã Nam, Yên Thế, Tam Đảo, Pháp khâm phục ông vô cùng. Bên cạnh Hoàng Hoa Thám có người vợ ba cũng đáng kể là một anh thư nước Việt, tuy quần vận, yếm mang mà đã từng làm cho các võ tướng của Pháp nhiều phen bở vía trước ngọn cờ nương tử. Hoàng Hoa Thám khởi nghiệp vào năm 1887 và thất thế vào năm 1913. Nhưng trong giới Văn Thân cứu quốc, còn ông Phan Đình Phùng, người làng Đông Thái, tỉnh Hà Tỉnh, đỗ Đinh nguyên về đời Tự Đức làm quan đến Ngự sử. Cần Vương tan rã vào năm 1888, nghĩa là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày đi Algerie, ông là ngọn lửa cuối cùng bùng lên trên nền trời kháng chiến. Vì chịu quá nhiều gian khổ, thế lực mỗi ngày một kém, ông Phan Đình Phùng mắc bệnh kiết lỵ mà chết. Nguyễn Thân cho người vào rừng đào mả ông lên, đốt thây ông ra tro trộn vào thuốc súng bắn xuống La Giang. Để tưởng lệ hai tên Việt gian phản quốc Nguyễn Thân và Hoàng Cao Khải, Bảo hộ cho Nguyễn Thân làm phụ chính đại thần thay ông Nguyễn Trọng Hợp về hưu trí, Khải được lĩnh chức Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ.

Xét về hoạt động của Văn Thân, riêng từ Trung kỳ trở ra Bắc ta phải kể rằng Văn Thân đã phất cờ, dóng trống từ 1874 tức là từ khi có hòa ước Giáp Tuất. Bắc đầu là sĩ phu Thanh Nghệ Tỉnh, thủ lãnh có 2 ông Tú Đỗ Mai và Trần Tấn, chủ trương chống cả triều đình và Pháp xâm lăng. Đồng thời Văn Thân cũng sát phạt cả giáo sĩ và giáo dân vì giáo dân một số khá đông đã bị lôi cuốn vào chính trị của bọn thực dân, đế quốc. Nhưng khi triều đình có rõ rệt mục đích chống Pháp thì Văn Thân gia nhập phong trào Cần Vương để cứu nước. Tất cả những con người và sự việc thượng dẫn cho thấy dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm cũng như  ý thức rất đầy đủ giá trị cao quý về tinh thần độc lập tự chủ vì thế đến đầu thế kỷ XX các nhà cách mạng của chúng ta thấy rằng ngòi bút lông không chống nổi đại bác và cơ giới Tây phương liền thay đổi chiến lược.

Lớp người của Tự Đức, Hàm Nghi ngã gục hết, lớp tuổi trẻ lên thay bấy giờ có các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ ... Các cụ đã học được nhiều sách khảo luận và phiên dịch về chính trị của Âu Châu qua phái nhà nho tân tiến của Trung Quốc là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi nên đã nhận xét được nhiều tư tưởng tiến bộ và cao đẹp của các nhà cách mạng Âu Châu (Rousseau, Montesquieu,...) ngoài ra cuộc Duy Tân Tự Cường của Minh Trị Thiên Hoàng và trí thức Nhật Bản cuối thế kỹ XIX cũng kích thích tâm hồn các cụ rất mạnh. Rồi ở giữa đám thanh niên hầu như lạc lõng bơ vơ sau cơn phong ba, bão táp dữ dội của thời đại họ nảy sanh tư tưởng chuyển hướng: bỏ chủ trương dùng bạo lực chống Pháp, xuất dương cầu học và bí mật vận động các phong trào ái quốc. Trong quốc nội, đả kích kịch liệt cái học từ chương khoa cử, cái học "đi làm ông Phán" để "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" mà nhà nho đất Vị Hoàng đã mỉa mai trong lời thơ đầy cảm khái. Khoảng năm 1904 -1905 cụ Sào Nam Phan Bội Châu họp các đồng chí ở sơn trang Nam Thịnh tại Quảng Nam lập ra "Việt Nam Quang Phục Hội" rồi cùng Tăng Bạt Hổ bí mật đi Nhật, giao thiệp với chính giới Nhật đem cụ Cường Để và một số thanh niên sang Đông Kinh. Các thanh niên này đều thụ huấn ở Trấn Võ học hiệu là một trường quân sự lớn nhất của Phù Tang thuở ấy tại Đông Kinh. Nhưng nơi cầu học và hoạt động cách mạng nhiều hơn cả vẫn là đất Tàu do đó nhiều thanh niên của ta đã có mặt ở các trường Hoàng Phố, Bảo Định và các Lục quân học hiệu ở Bắc Kinh. Các cụ hy vọng nhờ các học hiệu của Nhật và Tàu tạo nên một số cán bộ để tranh thủ độc lập và xây dựng những cơ sở mới cho quốc gia sau này. Phong trào xuất dương du học ngày nay được gọi là phong trào Đông Du. Còn ở trong nước, một số nhà cách mạng khác là Lương Ngọc Can, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền,... gây nên phong trào "Đông Kinh Nghĩa Thục".

Thực ra Đông Kinh Nghĩa Thục là một trường tư mà các vị tiền bối của chúng ta lập ra theo gương ông Phúc Trạch bên Nhật mở Khánh Ứng nghĩa thục để giáo dục nhân dân theo một đường lối cấp tiến. Nhưng bên trong, Đông Kinh Nghĩa Thục còn là một tổ chức bí mật để các nhà cách mạng gặp nhau phân chia công tác đưa thanh niên đi ngoại quốc, tuyên truyền cổ động việc phục quốc và liên lạc với các đồng chí hải ngoại.

 

.

 

 

Hậu Qủa Của Cuộc Chiến Tranh Chống Thực Dân Pháp Để Giành Lại Độc Lập- Tự Chủ

Trong vòng 100 năm, bao nhiêu thế hệ người Việt yêu nước đã đi theo Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, đi theo các lực lượng Phục Quốc Quân, các đảng phái Việt Quốc,Việt Minh trong tinh thần “vị quốc vong thân”.

 

 

 

 

 

 

mà ngày nay sau gần 100 nô lệ Pháp, hai chục năm thuộc Mỹ đau đớn thay người Việt Nam ở hải ngoại và một thiểu số trong nước đã hoàn toàn đánh mất di sản tinh hoa văn hóa nghìn đời của dân tộc thay vào đó là một tinh thần nô lệ vọng ngoại,  hèn kém, tự ti chủ bại đến cùng cực do bị nhồi nhét bởi một nền văn hóa nô dịch, lai căng trong gần hai thế kỷ vừa qua.

 

Tôi đề nghị quý vị theo bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ nên để tôn giáo trên bàn thờ giáo chủ củng với tiền nhân ở gia đình, tuyệt đối đừng đem tôn giáo của mình sùng ngưỡng ra so đo hơn kém với tôn giáo khác trong xã hội. Nhân loại văn minh của thế lỷ này không phải là đêm trường trung cổ thời kỳ Công giáo hoành hành tác oai, tác quái. Ngày nay dân trí, luật pháp không cho phép con người bài xích tôn giáo nhưng những kẻ cuồng tín điên rồ làm càn gây ra giáo chiến không phải hoàn toàn vắng bóng. Có người hỏi tại sao phải làm vậy? Câu trả lời là quý vị hãy nhìn lại nguyên nhân  sụp đổ của nhà Nguyễn, cái chết của anh em Ngô Đình Diệm, tình trạng chia rẽ vì lý do tôn giáo hiện nay để tìm ra câu trả lời đúng nhất theo ý mình.

Ngoài hiểm họa từ nọc độc tôn giáo, hiểm họa Cộng Sản từ văn hóa vô sản của Marxist- Leninnist - Stalinist- Maoist đồng thời cũng phải trừ diệt. Tư tưởng Cộng Sản chỉ là một hiện tượng vô chính phủ trong vấn đề tâm lý xã hội ngắn trong một đời người nhưng nó trở thành hiểm họa chỉ vì những  lý thuyết gia đầu cơ vào thói vô chính phủ để gây ra bạo động chính trị.

Tất cả mọi con người sinh ra trên đời khi đứng trước ngưỡng cửa xã hội đều vô sản như nhau nếu chưa thừa kế gia tài của cha mẹ, hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định để sinh nhai.

 

 thể hiện qua những hành động thô bỉ, vô liêm sỉ chưa từng có ở những dân tộc lưu vong, đào tỵ khác.

Dạy một số ngu dân đạp đổ bàn thờ gia tộc, đuổi vong linh cha mẹ tổ tiên ra ngoài đường

 

 

 

 

 

 

 

.

nhưng bọn trí nô, bồi thần vẫn dửng dưng ngụy biện bóp méo lịch sử xóa bỏ chính nghĩa dân tộc.

 

http://www.namkyluctinh.com/a-sachsuvn/phvson-vietsutoanthu.pdf

http://belleindochine.free.fr/sommaire.htm

https://quangduc.com/images/file/wnR-1uXd1AgBAJk2/w535/viet-nam-su-luoc-tran-trong-kim.jpg

http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/viet-nam-su-luoc-va-tac-gia-tran-trong-kim

http://www.vinadia.org/viet-nam-su-luoc-tran-trong-kim/viet-nam-su-luoc-nha-tien-le/

Mạc Đăng Dung Trả Lại Đất

 

 

Người quốc gia đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng nên không tranh quyền đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của mình. Người quốc gia bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tiền nhân, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, đãi lọc và kết hợp hài hòa với văn minh, văn hóa toàn cầu để xây dựng con người, xã hội và đất nước Việt Nam cường thịnh, phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại.

 

\

Chú thích:

1/Trần Trọng Kim thi đỗ vào Trường Thông ngôn năm 1900, rồi đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông ta làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, sang Pháp học Trường Thương mại ở Lyon, rồi được học bổng vào Trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, vào Trường Sư phạm Melun rồi về nước sau khi tốt nghiệp và dạy Trường Trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Từng là Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành (1931), Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Ông ta còn là Phó trưởng ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức và đặc biệt còn là Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ nữa. Bảo Trần Trọng Kim đừng biết ơn nhà nước Đại Pháp sao được?

 

 

 

1. ĐỨC-ĐỘ VUA THÁNH-TỔ. Tháng giêng năm canh-thìn ( 1820 ), Hoàng thái-tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên-hiệu là Minh-mệnh

Vua Thánh-tổ là một ông vua có tư-chất minh-mẫn, có tính hiếu học và lại hay làm ; phàm có việc gì, ngài cũng xem-xét đến, và có châu phê rồi mới được thi-hành. 

Ngài tinh thâm Nho-học, sùng đạo Khổng Mạnh, cho nên không ưa đạo mới, cho là một tả đạo lấy trời thánh ra mà làm mê-hoặc lòng dân. Bởi vậy, ngài mới nghiêm cấm và trừng-trị những người theo đạo Gia-tô.

Về sau có nhiều nhà làm sử, vì ý riêng mà cho ngài là bạo quân, thì thiết-tưởng điều ấy không hợp với lẽ công bằng.Phải biết rằng nước ta từ xưa đến nay, điều gì cũng theo Nho-giáo, lấy tam-cương ngũ-thường làm căn-bản cho sự ăn-ở. Vua tôi, cha con, vợ chồng, ấy là cái khóa luân-lý của xã-hội mình. Ai tháo cái khóa ấy ra thì cho là không phải loài người nữa. Vậy con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy ra phải tội nặng, đáng chém giết. Lúc trong nước mình từ vua quan cho chí dân-sự, ai ai cũng lấy cái lý-tưởng ấy làm phải, làm hay hơn cả, mà lại thấy có người bỏ đi theo đạo khác, nói những chuyện mà lúc bấy giờ lại không mấy người hiểu rõ ra thế nào thì tất cho là theo tả đạo làm hư-hỏng cái phong-tục hay của mình. Bởi vậy cho nên nhà vua mới cấm, không cho người trong nước đi theo đạo mới. Một ông vua nghiêm-khắc như Thánh-tổ mà cấm không được, thì tất là phải giết. Trong khi cấm và giết như vậy, là vẫn tưởng mình làm việc bổn-phận làm vua của mình, chớ có biết đâu là mình làm sự thiệt-hại cho dân cho nước. Vả, bao giờ cũng vậy, hễ người ta đã sùng-tín một tông-giáo nào, thì tất cho cái tông-giáo của mình là hay hơn, và cho người theo tông-giáo khác là thù-nghịch với mình, rồi hễ có quyền-thế là làm thế nào cũng dùng cách mà hà-hiếp người khác đạo với mình. Cũng vì lẽ ấy, cho nên ngày trước Vua Phillippe II nước I-pha-nho, vua Louis XIV nước Pháp-lan-tây giết hại bao nhiêu người trong nước. Mà chắc rằng lúc bấy giờ các ông ấy cũng tưởng là mình làm điều phải, chớ có biết đâu là mình làm điều trái lẽ.

Vẫn biết rằng sự giết đạo là sự không lành, nhưng phải hiểu cái trí-não người Việt-nam ta lúc bấy giờ, không rõ cái tông-chỉ đạo Thiên-chúa ra thế nào, cho nên dẫu không phải là vua Thánh-tổ nữa, thì ông vua khác cũng không chắc đã tránh khỏi cái lỗi giết đạo ấy.

Nhà làm sử lại đổ cho vua Thánh-tổ giết Nguyễn văn Thành, song xét trong các truyện như sách Thực lục-chính biên và sách Đại-nam chính biên liệt-truyện, thì chỉ thấy chép rằng Nguyễn văn Thành bị tội phải uống thuốc độc mà tự-tử năm Gia-long thứ 15 mà thôi. Còn như vụ án Lê văn Duyệt và Lê Chất thì có hẹp-hòi thật, nhưng khi các ông ấy đã mất rồi, và lại vì có tên Khôi khởi loạn cho nên mới truy tội hai ông ấy mà làm án, chứ lúc hai ông ấy còn sống, thì vua Thánh-tổ, tuy có bụng nghi-ngờ, nhưng vẫn không bạc-đãi.

Việc ngài giết chị dâu là bà vợ Hoàng-tử Cảnh và các cháu, thì không thấy sách nào chép cả, chỉ thấy một đôi người truyền ngôn như thế mà thôi. Vậy việc ấy thực hư thế nào không rõ.

Còn việc không biết giao-thiệp với các nước ngoại dương, thì không phải là cái lỗi riêng một mình ngài. Lúc bấy giờ người mình ai cũng chỉ biết có nước Tàu là văn-minh hơn, còn thì cho là man-di cả. Phỏng sử có ai là người biết mà nói ở thiên-hạ còn có nhiều nước văn-minh hơn nữa cũng không ai tin. Bởi thế, hễ thấy người ngoại quốc vào nước mình, thì không những là sợ có sự phản-trắc và sợ đem đạo mới vào nước mà thôi, lại còn sợ lây phải cái phong-tục dã-man nữa, cho nên không muốn giao-thông với ngoại quốc làm gì. Như thế thì có nên riêng trách một mình ai không ?

Cái nghĩa-vụ làm sử, tưởng nên kê-cứu cho tường-tận, rồi cứ sự thực mà nói, chứ không nên lấy lòng yêu-ghét của mình mà xét đoán. Dẫu người mình ghét mà có làm điều phải, mình cũng phải khen ; người mình yêu mà có làm điều trái, mình cũng phải chê. Vua Thánh-tổ là một ông vua chuyên-chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai-lầm và có nhiều điều tàn-ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong, lo sửa-sang mọi việc, làm thành ra nền-nếp chỉnh-tề, ngoài, đánh Tiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn.

Vậy cứ bình tình mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh-quân nữa, thì cũng không phải là ông vua tầm-thường ; cứ xem công-việc của ngài làm thì hiểu rõ.

11. VIỆC GIAO-THIỆP VỚI NHỮNG NƯỚC NGOẠI-DƯƠNG. Việc giao-thiệp của nước Nam ta với các nước ngoại-dương mà ngăn-trở là bởi có hai lẽ: một là vì sự cấm giảng đạo Thiên-chúa ; hai là vì người nước mình lúc bấy giờ không hiểu thời thế, cứ tự-đắc mình là văn-minh hơn người, không chịu học-tập như người ta mà theo đường tiến-bộ. 

Nước ta từ đời thập-thất thế-kỷ, về nhà Hậu-Lê đã có người Âu-la-ba ra vào buôn-bán, hoặc ở Phố-hiến (Hưng-yên), hoặc ở cửa Hội-an (Faifo), đều không có việc gì ngăn-trở cả. Chỉ có sự giảng đạo Thiên-chúa ở trong nước là hay bị sự ngăn-cấm. Ngày trước chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã có dụ nghiêm-cấm. Đến đời Nguyễn Tây-sơn thì trong nước rối loạn, còn phải lo việc chiến-tranh, cho nên không nói đến việc cấm đạo. Về sau, khi vua Thế-tổ nhất-thống cả nam bắc, thì ngài nhớ ơn bên đạo có công giúp rập trong lúc gian-truân, vẫn để các giáo-sĩ được phép đi giảng đạo mọi nơi. Mãi đến đời vua Thánh-tổ thì việc nước đã yên, nhà vua lưu ý về sự giáo-hóa, lấy Nho-đạo làm chính đạo và cho các tôn-giáo khác làm tả đạo, bắt dân-gian phải bỏ tà theo chính. Sự cấm đạo lại khởi đầu phát ra nữa. 

Mà cũng vì sự cấm đạo, cho nên sự buôn-bán của những người ngoại-dương ở nước ta, thành ra ngăn-trở. Bởi vì Triều-đình thấy thỉnh-thoảng có chiếc tàu buôn lại, thì có một vài người giáo-sĩ vào giảng-đạo, ngăn-cấm thế nào cũng không được, tưởng là có ý do-thám gì chăng, cho nên lại càng nghi-ngờ lắm. 

Vả lại về đời nhà Nguyễn lúc bấy giờ, ở trong nước cũng không có người ngoại quốc ra vào buôn-bán, chỉ có người Pháp-lan-tây trước đã theo giúp vua Thế-tổ, rồi ở lại làm quan tại triều là Chaigneau và Vannier. Khi vua Thế-tổ hãy còn, thì Chaigneau có xin về nước Pháp nghỉ ba năm, đến năm tân-vị ( 1821 ), ông ấy trở sang thì lại nhận chức lãnh-sự và chức khâm-sai của vua Louis XVIII, đem đồ phẩm-vật và tờ quốc-thư sang điều-đình việc thông thương với nước Nam. Chaigneau sang đến nơi, thì vua Thế-tổ mất rồi, vua Thánh-tổ tiếp đãi Chaigneau cũng tử tế, và ngài sai quan trả lời cho Pháp-hoàng rằng nước Nam và nước Pháp không việc gì mà phải làm điều-ước về việc thương-mại. Việc vào buôn bán ở nước Nam, thì cứ theo luật nước Nam, không điều gì ngăn-trở cả.

Năm nhâm-ngọ ( 1822 ) có chiếc tàu chiến của Pháp tên là Cléopâtre vào cửa Đà-nẵng, người quản tàu tên là Courson de la Ville Héllio nhờ Chaigneau xin phép cho vào yết-kiến vua Thánh-tổ ; ngài không cho. Tháng 7 năm ấy, có tàu Anh-cát-lợi vào Đà-nẵng xin thông thường, nhà vua cũng không cho. 

Chaigneau thấy nhà vua càng ngày càng nhạt-nhẽo với mình, và cũng không làm được công-việc gì có ích, bèn cùng với Vannier xin từ chức, rồi đến cuối năm giáp-thân ( 1824 ), hai người xuống tàu đi qua Gia-định về Pháp. 

Tháng giêng năm ất-dậu ( 1825 ), lại có thủy-quân đại-tá nước Pháp là ông Bougainville đem hai chiếc tàu chiến là Thétis và Espérance vào cửa Đà-nẵng, đem đồ phẩm-vật và quốc thư, xin vào yết-kiến vua Thánh-tổ. Ngài nói rằng nước Pháp và nước Anh là hai nước cừu địch, mà nước ta trước đã không tiếp sứ Anh-cát-lợi, lẽ nào nay lại tiếp sứ nước Pháp. Vả lúc bấy giờ Chaigneau và Vannier đã về cả rồi, ngài bèn sai quan đem đồ vật ra ban thưởng cho sứ nước Pháp và nói rằng ở trong Triều không có ai biết tiếng Pháp, cho nên không thể tiếp được. 

Qua năm sau ( 1826 ) chính-phủ Pháp lại sai cháu ông Chaigneau sang làm lĩnh-sự thay cho chú, nhưng sang đến nơi, Triều-đình nước ta không nhận, đến năm kỷ-sửu ( 1829 ) lại phải trở về. 

Từ đó cho đến 10 năm về sau nước Pháp tuyệt giao với nước Nam ta. Mà lúc bấy giờ chỉ trừ mấy người giáo-sĩ đi giảng đạo ở chỗ thôn-dã ra, thì trong nước cũng không có người ngoại-dương nào ở nữa. 

12. SỰ CẤM ĐẠO. Từ khi vua Thánh-tổ lên ngôi, ngài đã có ý không cho người ngoại-quốc vào giảng đạo ở trong nước. Đến năm ất-dậu ( 1825 ), khi chiếc tàu Thétis vào cửa Đà-nẵng, có một người giáo-sĩ tên là Rogerot ở lại đi giảng đạo các nơi, vua Thánh-tổ nhân dịp ấy mới có dụ cấm đạo, và truyền cho các quan phải khám-xét các tàu-bè của ngoại quốc ra vào cửa bể. Trong dụ nói rằng : « Đạo phương Tây là tả đạo, làm mê-hoặc lòng người và hủy-hoại phong-tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo ». 

Ngài lại sai tìm bao nhiêu những giáo-sĩ ở trong nước đem cả về Huế để dịch những sách Tây ra chữ Việt-nam, chủ-ý là không phải vì việc dịch sách, nhưng là để cho khỏi đi giảng đạo ở chốn hương-thôn. 

Lúc bấy giờ không phải là một mình vua Thánh-tổ ghét đạo mà thôi, phần nhiều những quan-lại cũng đều một ý cả, cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm. Nhưng mà dẫu cấm thế nào mặc lòng, trong nước vẫn có người đi giảng đạo, nhà vua lấy điều đó làm trái phép, lại có dụ ra lần nữa truyền cho dân bên giáo phải bỏ đạo, và ai bắt được giáo-sĩ đem nộp thì được thưởng. Năm ấy ở Huế có một người giáo-sĩ phải xử giảo, và ở các nơi cũng rối loạn vì sự bắt đạo và giết đạo. 

Từ đó trở đi, trong Nam ngoài Bắc, chỗ nào cũng có giặc-giã nổi lên, nhà vua ngờ cho dân bên đạo theo giúp quân giặc, lại càng cấm nghiệt : từ năm giáp-ngọ ( 1834 ) cho đến năm mậu-tuất ( 1838 ), có nhiều giáo-sĩ và đạo-đồ bị giết, nhất là từ khi bắt được cố Du ( P. Marchand ) ở Gia-định rồi, sự giết đạo lại dữ hơn trước nữa. 

Nhà vua một mặt thì cấm đạo, một mặt thì ban những huấn-điều ra để khuyên dân giữ lấy đạo chính. Nhưng nhà vua mà dùng uy-quyền để giết-hại bao nhiêu, thì dân-sự lại khổ sở bấy nhiêu, chứ lòng tin-tưởng của người ta không sao ngăn-cấm được. Vả lại đạo Thiên-chúa cũng là một đạo tôn-nghiêm, dạy người ta lấy lòng nhân-ái, việc gì mà làm khổ dân-sự như thế? Các giáo-sĩ bấy giờ cứ một niềm liều sống chết đi truyền giáo cho được, có người phải đào hầm mà ở dưới đất hàng mấy tháng để dạy đạo. Những người có chí bền chặt như vậy, thì hình-phạt cũng vô ích mà thôi. Năm mậu-tuất ( 1838 ), vua Thánh-tổ thấy cấm thế nào cũng không được những người đi giảng đạo trong nước, ngài bèn sai sứ sang nước Pháp để điều-đình với chính-phủ Pháp về việc ấy. Song khi sứ-thần Việt-nam sang đến nơi, thì hội Ngoại-quốc truyền-đạo xin Pháp-hoàng là vua Louis Philippe đừng tiếp[6]. Sứ-thần ta phải trở về không ; khi về đến Huế thì vua Thánh-tổ đã mất rồi. 

Về sau việc cấm đạo cứ dai-dẳng mãi đến khi nước Pháp sang bảo-hộ mới thôi.

 

Năm 1975, vào buổi chiều ngày 30-4 cả miền Nam đã chính thức đổi chủ. Tòa đại sứ hay đúng hơn là “dinh thái thú Mỹ ở Việt Nam” đã hoàn toàn trống rỗng. Những người Mỹ cuối cùngởViệtNam đã cao bay xa chạy bỏ lại sau lưng một số người thất vọng ngơ ngác, bàng hoàng vì lỡ chuyến tháo chạy khỏi  Sài Gòn. Xe tăng Việt Cộng đã chiếm lĩnh dinh Độc Lập. Dương văn Minh đã phát đi thông điệp đầu hàng chấm dứt cuộc nội chiến ý thức hệ sau cùng và toàn thể dân chúng miền Nam chìm trong một cảm giác khó tả khi đón nhận một nền hòa bình tràn ngập bộ đội dép râu và chiến xa của khối cộng sản trấn giữ các trọng điểm trong các thành phố và cơ quan của chính quyền VNCH. Một thể chế với guồng máy chính quyền to lớn cùng lực lượng quân sự với hàng triệu binh sĩ phút chốc đã đi vào dĩ vãng một cách không thể nhục nhã hơn…. Cùng lúc đó tại một trại giam tử tội ở trên cao nguyên miền cực Bắc, vùng Cổng Trời, Quản Bạ chung đường biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Cộng, chúng tôi, bốn người tù còn đang nằm cùm trong xà lim nhà kỷ luật (nhà cùm) , thuộc khu biệt giam của Trại Cổng Trời, Quyết Tiến cũng đã biết hậu phương Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn sụp đổ. Chúng tôi đã đánh cuộc cả tương lai qua sự đối đầu tư tưởng quyết liệt, chấp nhận mọi thách thức để giữ vững phẩm giá  của người chiến sĩ,không chịu đầu hàng gian khổ, đói rét…….nay ..Việt Nam Cộng Hòa tiêu vong coi như cuộc đời của những người trung kiên, son sắt như chúng tôi cũng tiêu tùng….

Gã trực trại - hàng ngày thay cho loa phát thanh đã rót vào tai chúng tôi hết những bản tin thắng lợi này đến thắng lợi khác trong gần hai tháng qua- đột nhiên lại không vào kiểm soát gã trật tự cho chúng tôi ăn bữa cơm trưa muộn hơn thường lệ.

Hỏi gã trật tự : “Ông Tin đâu rồi?

Hắn nói :“ Cán bộ Tin bận họp. Cả cơ quan đều họp.”

Biết ý tôi muốn hỏi tin tức, hắn vừa chia cơm vừa nói khẽ: “Nghe đâu bộ đội ta đã vào bắt sống Dương văn Minh ngay tại Phủ đầu rồng. Các anh phải liệu lấy thân thôi. Không còn hy vọng gì đâu. “

Thế là hết! Tim tôi đau nhói. Ðầu óc choáng váng, mắt tối sầm lại. Tôi nằm vật ra xà lim, tứ chi bải hoải rã rời, nghe nỗi nhục nhằn thấm sâu vào cơ thể. Không muốn tin cũng phải tin. Sau đó, tôi nằm ngửa, hai chân trong cùm, toàn thân không còn cảm giác, mắt nhòa lệ nhìn hư vô. Hàm tôi cứng lại. Lúc đó tôi chỉ muốn tự đập đầu chết đi cho xong nhưng cái tin chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ đã khiến tôi như hoàn toàn bại liệt. Vài ngày sau tôi hoàn thành bài thơ “Độc Hành” với lời thơ phẫn nộ tuôn trào. (đọc ở đây)  Mỗi năm vào ngày 30 – 4 bài thơ lại thêm một tuổi, bao nhiểu tuổi là bấy nhiêu lần tác giả đọc lại và âm thầm nhỏ lệ thương thân, thương nước, thương nòi giống Việt. Thương Hận...đã có tên cán ngố nói rằng trong ngày 30-4 có người vui và cũng có kẻ buồn nhưng hắn từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo một phía mà không đủ ý thức được sự thật rằng thắng hay bại đều phải nhìn thấy MỐI HẬN CỦA DÂN TỘC.....

Sau ngày 30 - 4- 1975, với tâm trạng u uất vì bị tách biệt khỏi những diễn biến thời cuộc, chúng tôi vẫn tiếp tục kéo lê những ngày tháng lưu đày trong tình trạng vô minh trên ngọn đỉnh trời. Năm 1977 hơn một nửa tù Biệt Kích được chuyển  qua Công Trường, một số khác chuyển xuống thị xã Tuyên Quang. Phần còn lại chỉ khoảng ba chục Biệt Kích phân tán qua sống lẫn lộn trong các đội tù hình  sự. Năm 1978 do chiến tranh biên giới Việt Trung sắp bùng nổ, tù Biệt Kích được tập trung  lại  chuyển về vùng bình nguyên sông Mã (trại Lam Sơn tức Đầm Đùn, Lý Bá Sơn) tiếp đến là thượng lưu sông Chu giáp giới Lào Việt xây dựng trại tù Thanh Phong.

Suốt đời tù khổ sai, lao dịch hàng chục năm trời, trải qua những chốn sơn cùng, thuỷ tận, vượt thắng tất cả các loại sơn lam, chướng khí, đói rét, dịch bệnh để sống còn. Sau này khi trở về miền Nam  phải chịu thêm mấy lần lao lý bởi tinh thần phản kháng còn bừng bừng trong huyết quản. Những người cộng sản tuy không tắm máu nhưng thực hiện đến tận cùng “chính sách bất khả dung” để xua đuổi tất cả đám tàn dư thất trận đã mất ý chí chiến đấu, phản kháng và đánh bật luôn những người còn tinh thần quật khởi, nuôi chí phục thù, đang xây dựng những tổ chức chống đối cộng sản ra khỏi đất nước họ đang  quản trị.

Dù chưa chấp nhận bỏ cuộc nhưng sau khi cân nhắc cặn kẽ rằng không thể để tương lai của con cái bị ảnh hưởng vì lòng căm hận của riêng mình khi đã đến tuổi tri thiên mệnh chúng tôi đã quyết định ra đi. “Đạo làm người nếu tề gia không xong được thì mong chi trị quốc. Vì đại cuộc tồn vong của dân tộc việc nuôi nấng và bồi dưỡng thế hệ tương lai phải được xem là quan trọng hơn hết”, tôi đã nói với những người anh em tin cậy trong nhóm lời từ biệt như thế trước khi rời xa tổ quốc kèm theo lời thề trong hai mươi năm sẽ không trở về khi đất nước vẫn còn lá cờ đỏ sao vàng. Và tôi tin thời gian sắp tới,  thế hệ đàn em của mình sẽ tác động rất nhiều vào sự đổi thay trên đất nước và tương lai dân tộc.

 

Đến Hoa Kỳ, nơi đất khách quê người, chúng tôi tra cứu các tài liệu lịch sử để học hỏi, tìm hiểu thấu đáo ngọn nguồn về những sự thật đã tạo nên thảm họa của cá nhân, gia đình, tổ quốc và nòi giống Việt. Điều mà chúng tôi cảm nhận sâu sắc là sau khi đất nước lọt vào tay giặc Pháp, vận nước hoàn toàn rơi vào thời quốc mạt. 

 

 

2- Các Cuộc Chiến Đấu Của Phái Tân Học

Năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt được ở Thượng Hải dẫn về Việt Nam, sau cụ được ân xá nhờ ở dư luận công phẩn của đồng bào toàn quốc, đáng lẽ Pháp đã thẳng tay tiêu diệt nhà lão thành cách mạng của chúng ta. Dù sao việc cụ Phan kể trên cũng tỏ rõ rằng cuộc vận động Đông Du đã thất bại, hai nước Tàu, Nhật không giúp được phái cách mạng như lòng ta muốn. Rồi cụ Sào Nam và nhiều thanh niên của ta bị mời ra khỏi đất Nhật. Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc chỉ làm được một việc là cho cách mạng Việt Nam tá túc mà thôi, mặc dầu một số nhân tài của ta đã có công chiến đấu bên cạnh cách mạng quân của Trung Tôn Sơn để dựng nên Trung Hoa Dân Quốc. Song song với phong trào Hậu Văn Thân từ 1917, nhiều cuộc bạo động vẫn xảy ra.

Những người tân học cũng thấy mình có nhiệm vụ nối chí tiền nhân và hưởng ứng với các nhà cách mạng hải ngoại, vì vậy đã có những vụ dưới đây liên hệ rõ ràng vớichương trình hành động của phái Đông Du:- Ông Lương Ngọc Quyến ở Nhật Bản về năm 1917. Đến Hương Cảng, ông bị mật thám Anh bắt giao cho Pháp, Pháp đem giam ông tại nhà lao Thái Nguyên. Sau ông đội Cấn khởi nghĩa ở tỉnh này, ông Quyến có tham gia nhưng bị què chân nên trước khi quân khởi nghĩa thất bại, ông tự tử để anh em khỏi vì mình mà lúng túng. Cuộc dấyđộng của đội Cấn kéo dài được vài tháng.- Năm 1923, toàn quyền Đông Dương Martial Merlin đi công cán bên Nhật về đến Sa Điện (Quảng Châu) được Pháp kiều đãi tiệc ở Victoria, bị một thiếu niên Việt Nam là Phạm Hồng Thái ném bom, chỉ riêng Merlin thoát hiểm, còn một số người chết và bị thương, họ Phạm nhảy xuống sông mà chết. Việc này có ảnh hưởng rất lớn tới tinhthần dân tộc ta ở trong nước vì bấy giờ quốc dân có vẽ thờ ơ, chán nản với việc chống Pháp.

- Năm 1924-1925, nhiều đảng phái cách mạng được tổ chức ra. Thoạt tiên là ViệtNam chi bộ của hội Á Tế Á Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc thành lập ở Quảng Đông do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ chủ trương. Một chi bộ hoạt động ở Việt Nam sau đổi ra Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội như trên đã nói.- Ở Ba Lê có đảng Việt Nam Độc lập do ông Nguyễn Thế Tuyên tổ chức trong giớisinh viên và anh em làm tàu biển. Năm 1926 Tân Việt Cách Mạng Đảng tức Phục Việtcũ hoạt động ở Hà Tỉnh và Sài Gòn.

Năm 1927, nhóm Nam Đồng Thư xã có Phạm TuấnTài, Hoàng Phạm Trân tức Nhượng Tống, Nguyễn Thái Học lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1928 Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh lập Đệ Tứ Quốc tế. Năm 1929 ViệtNam Cách Mạng Đồng Chí Hội đổi ra Đông Dương Cộng Sản Đảng. Năm 1930, ViệtNam Quốc dân Đảng khởi nghĩa ở Yên Bái vào mùng 10 tháng 2 bị thất bại. Đế quốcthực dân ra tay khủng bố. Mười ba yếu nhân VNQĐD bị lên đoạn đầu đài vào ngày 17-6-1930, còn hàng ngàn đảng viên bị đày đi Côn Đảo, Sơn La và Lao Bảo.

Từ năm 1931-1932, khắp Nam Bắc có những vụ biểu tình do đảng Cộng Sản bí mật tổ chức bị lính Lê Dương đàn áp rất tàn nhẩn. Năm 1937, Mặt Trận Bình Dân bên Pháp lên cầm quyền thì các nhà cách mạng thuộc các đảng phái đều đứng lên công khai lập Đông Dương Đại Hội Nghị yêu cầu cải cách chính trị và giải phóng các quốc sự phạm. Pháp chịu nhượngbộ khá nhiều bằng cách ưu đãi quốc sự phạm, kiếm việc cho họ làm.- Năm 1940 cuộc Đại chiến Đệ nhị xảy ra, quân đội của Thiên Hoàng tiến vào Việt Nam thì Phục quốc quân của ta đánh chiếm Lạng Sơn nhưng vì Nhật không hết lònggiúp đỡ nên ít tuần sau, Pháp điều đình xong được với Nhật, liền vây đánh tan quân cách mạng. Chủ tướng là Trần Trung Lập bị bắt và bị xử bắn cùng hàng trăm binh sĩ ở Lạng Sơn dưới thời Công sứ Chauvet.Cũng nên nhắc rằng trước khi quân Nhật bước vào nội địa, một đảng quốc gia mới là Đại Việt Dân Chính ra đời do ông Nguyễn Tường Tam lập ra gồm nhiều trí thức, công chức và sinh viên và cũng có liên lạc với quân phiệt Nhật Bản. Khi Phục quốc quân tan vỡ, Pháp đem các quốc sự phạm trong nước đi an trí thì Đại Việt Dân Chính cũng có một số đảng viên bị bắt, riêng ông Nguyễn Tường Tam chạy thoát qua Tàu. Sau ít lâu,  

488 Việt Sử Toàn Thư

Đại Việt Dân Chính được tổ chức lại và mang tên là Đại Việt Quốc Xã trong đó có mấy nhân vật trọng yếu là Nguyễn Văn Tiếu, Nguyễn Đăng Đệ, Trương Đình Trí,... - Từ 1943-1944 Việt Nam Ái Quốc Đảng của các ông Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn, Vũ Đình Di, Dân Chủ Đảng của các ông Vũ Đình Hoè, Dương Đức Hiền cũng xuất đầu lộ diện (sau này Dân chủ Đảng lệ thuộc hẳn mặt trận Việt Minh cho đến ngày nay) Và trước cuộc đảo chính 9-3-1945, một số đảng phái quốc gia tập hợp lại thành một đảng lớn lấy tên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh trong đó có Đại Việt Quốc Xã và Đại Việt Quốc Dân Đảng là hai cột trụ. Đại Việt Quốc Gia Liên Minh bước ra sân khấu trong thời Nhật thuộc nhưng kém thủ đoạn, ít kinh nghiệm tranh đấu tuy được tay Nhật bí mật ủng hộ mà vẫn bị Mặt Trận Việt Minh dành mất địa vị, đáng lẽ chính quyền trên toàn  cõi Việt Nam phải chuyển qua tay họ.

3- Cuộc Đảo Chánh 9-3-1945

Trận Đệ nhị Thế chiến bùng nổ là lúc Việt Nam cũng như nhiều quốc gia bị trị bước sang những giai đoạn mới của lịch sử. Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đông Dương Cộng Sản Đảng mặc dầu bị đế quốc Pháp đàn áp từ năm 1930 vẫn ngấm ngầm hoạt động. Cách mạng Việt Nam bấy lâu thu nanh dấu vuốt sửa soạn nắm thời cơ, thì thời cơ ấy bắt đầu tới giữa lúc tiếng súng đại bác của Phát xít Đức nổ trên bờ sông Rhein, phi cơ Nhật oanh tạc các căn cứ Đồng Minh ngoài bờ bể Thái Bình. Tuy mất liên lạc với chính quốc, chính phủ Đông Pháp, kinh nghiệm từ cuộc đại chiến đầu tiên, đã bắt các quốc sự phạm đem đi an trí ở các nơi như trên đã nói, vậy mà nhiều cuộc bạo động vẫn tung ra ngay sau đó.

Ở Nam bộ, Lê Hồng Phong cùng vợ là Nguyễn Thị Minh Khai hô hào dân chúng khởi nghĩa. Ở Đô Lương, ông đội Cung chỉ huy bảo an binh chiếm đồn. Phục quốc quân do cụ Trần Trung Lập theo quân đội Nhật về hoạt động ở Lạng Sơn. Tình thế trở nên rối ren hơn bao giờ hết. Dân chúng đau khổ vô cùng vì cái nạn nộp thóc cho Nhật dùng, cho chính phủ Đông Pháp dự trữ để chờ sự đổ bộ của quân đội Đồng minh. Một phần lớn ruộng đất bị trưng dụng để trồng thầu dầu, đay, gai hầu cung ứng cho kỹ nghệ chiến tranh Nhật. Quan lại được dịp bóp nặn, dân chúng vô cùng điêu đứng, từ nơi thôn quê cùng tận đến chốn thị thành, dường như tới mức không thể chịu đựng được nữa. Thêm vào đó, một nạn đói không tiền khoáng hậu, khốc liệt quá sức tưởng tượng đã diễn ra: ngót hai triệu người chết la liệt khắp các bờ bến, ven đường, xó chợ, suốt từ miền Trung ra tới miền Bắc. Ngoài Bắc phần bị hại nhiều nhất. Cảnh ngộ bi đát đến như vậy đã thúc dục mọi người đứng dậy tìm sinh lộ cho cuộc sống bế tắc, đầy kinh khủng.

Từ 1940 đến 1945, máu bắt đầu chảy, tang tóc mịt mù khắp bầu trời Việt Nam. Lòng người Việt đang sôi nổi căm hờn gần hóa điên, hóa dại thì sáng ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đánh úp đế quốc Pháp tại Đông Dương. Sau 24 tiếng đồng hồ, bộ máy cai trị của chế độ cũ bị xụp đổ, và trên các nẻo đường, người Nhật dán đầy những bản tuyên cáo kết liễu chính quyền của Pháp và tung ra khẩu hiệu "Châu Á của người Á". Cái chiêu bài đó quả rất dễ nghe khi mà người da vàng đã quá chán chường cuộc tình duyên bất đắc dĩ với người da trắng suốt 80 năm ròng. Từ kẻ bình dân đến người trí thức, tất cả đều hướng về phía lá cờ mặt trời đỏ. Nhưng với một số người sành chính trị, người ta hiểu thế nào là chủ nghĩa Đại Đông Á trên đất Trung Hoa với hơn 450 triệu người Hán trước đó không lâu. Tất nhiên bộ máy chính quyền phải sang tay người Việt cho danh chính ngôn thuận, miễn là ở hậu trường sân khấu, người Nhật đóng vai chỉ đạo. Hệ thống chính trị do tay người Pháp xây dựng suốt 80 năm thế là một phút tan tành. Các quan lại xưa nay vỗ ngực tuyên bố trung thành với nước Pháp bấy giờ lặng lẽ rút lui. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời được hoan nghênh nhiệt liệt từ Bắc vào Nam thay thế cho Nội các Phạm Quỳnh cáo chung tại Huế.

 

VATICAN GENOCIDE - International Criminal Court - History in Genocides -

http://ltxcvntls.clicforum.com/ - Lịch Sử CGVN

http://viensuhoc.vass.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/dao-thien-chua-heo-tan-dan-o-nuoc-mat-troi-moc-1993596.html

Quá trình Mỹ CanThiệp Vào Việt Nam  Chính Trị Ma Túy

 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Giòng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA ֎ Lam vs Ngo

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi tìm tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đã đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xã hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đã đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước.

Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNN

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapital vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvQuảng Đức

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vViệt ThứcvViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê Bình

vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân

vTin MớivTiền PhongvXã Luận vvv

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong

vS.G.EchovSài GònvThế GiớivTCCSvLuật Khoa 

vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ

vST/HTVvvThống KêvĐiều Ngự