Khi Các Chính Trị Gia Hứa Hẹn 

 

 

Mai Loan

 

 Chủ nhật 7, Tháng Chín 2008

 

 

 

Một trong những nét đặc thù của các chính trị gia — dù Âu hay Á, dù Tây hay Ta — là phải biết t́m cách nói dối một cách khéo léo, nhất là ở trong những thời kỳ đi vận động tranh cử để mong lấy phiếu của cử tri. Bởi lẽ căn bản là các chính trị gia đều muốn giành được sự ủng hộ của đa số người dân qua lá phiếu để họ được lên nắm quyền, v́ thế họ không thể nào dám nói thẳng ra những điều ǵ, cho dù đó là sự thật, có thể làm phật ḷng giới cử tri và có nguy cơ chuốc lấy sự bực tức hay giận dữ của cử tri, dẫn đến sự thất bại.

Cho nên mỗi khi nghe lại những điệp khúc của nhiều người thích nhắc đến yếu tố "nên bầu cho những người tài đức", chúng ta không khỏi thương cho đức tính ngay thẳng trong sạch đến mức thành ngây thơ của những suy nghĩ kiểu này, bởi v́ mọi chính trị gia, dù là theo khuynh tả cấp tiến hay khuynh hữu bảo thủ, cũng đều là những kẻ mị dân (demagogue). Chuyện hơn thua nhiều khi chỉ là mức độ mị dân khéo léo hơn nhau mà thôi, và những kẻ mị dân có thể biện minh rằng họ không bóp méo, xuyên tạc sự thật mà chỉ đưa ra một phần của sự thật, hay đúng hơn là những phần của sự thật nào đó có lợi cho người kể và chỉ làm sướng tai cho người nghe. Và nếu đă không dám nói hết sự thật, th́ điều này không thể được coi như là một đức tính tốt đẹp, cao quư mà chúng ta mong đợi để có thể đặt hết niềm tin vào họ trong vai tṛ lănh tụ.

Và một trong những điều hoang đường mà nhiều người c̣n tin vào một cách sai lầm là những cuộc bầu cử là cơ hội để cho người dân có thể giải quyết sự lựa chọn trên những vấn đề trọng đại. Bởi v́ sự thật là dường như tất cả các chính trị gia, từ tả sang hữu, đă không hẹn mà nên, cùng nhau t́m cách tránh né những chủ đề hệ trọng thực sự, bởi lư do đơn giản là những chủ đề này khi được bàn căi thật sự đều dẫn đến những sự xung khắc nhức nhối và những lựa chọn khó nuốt cho mọi người. Những cuộc bầu cử, như đang diễn ra tại Hoa Kỳ vào lúc này, đă trở thành những dịp mà cử tri và ứng cử viên đều cùng nhau tránh né và tự lừa dối ḿnh (cử tri có thể không biết v́ ngây thơ, nhưng chính trị gia th́ biết rơ và lợi dụng để thủ lợi).

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống hiện nay ở Hoa Kỳ, đang lên ở cao điểm vận động qua hai kỳ đại hội đảng toàn quốc của hai chính đảng là Dân Chủ (tại Denver trong tuần này) và Cộng Hoà (tại Minneapolis-St. Paul vào tuần sau), nhiều người dân có thể háo hức tin rằng đây là cơ hội để họ bày tỏ sự cương quyết để đem lại một làn sóng mới, hoặc một sự đổi thay (như lời hứa của ông Barack Obama) để dẹp đi những thất bại và đổ vỡ của triều đại George W. Bush. Thoạt mới nh́n, điều này xem ra cũng có lư. Ông Obama là người của đảng Dân Chủ, cấp tiến, không ủng hộ quan điểm diều hâu, hiếu chiến của TT Bush (mà ông John McCain của đảng Cộng Hoà ủng hộ). Và nếu đắc cử, ông Obama có thể đem lại một sinh khí mới, một lư tưởng mới có thể làm thay đổi bộ mặt xă hội Hoa Kỳ. Thế nhưng, nếu chịu khó đi sâu vào chi tiết để nghiên cứu vào các chủ đề hệ trọng thực sự cho tương lai nước Mỹ, người ta sẽ nh́n thấy rằng cả hai ông Obama và McCain đều lơ là không thèm để ư tới, và đau đớn thay, đa số các cử tri cũng đều không nh́n thấy.

Hăy lấy thí dụ về sự thay đổi dân số ở Hoa Kỳ, với mức tăng trưởng đáng kể và đáng ngại, dẫn đến nhiều hệ lụy rắc rối và quan trọng, nhưng lại không được ai nhắc tới, tưởng chừng như vấn đề sẽ được tự động giải quyết ổn thoả.

Có hai yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi dân số tại Mỹ, và hai yếu tố này lại đan chéo lẫn nhau: đó là tỉ lệ di dân và t́nh trạng lăo hoá, hay đúng hơn là khối lượng giới cao niên trong xă hội Mỹ. Cả hai đều tiếp tục gia tăng, nhưng lại không hỗ tương cho nhau. Hiện nay, số người cao niên tại Hoa Kỳ (tức là trên 65 tuổi) chiếm tỉ lệ khoảng 12%. Nhưng đến năm 2050, tỉ lệ đó sẽ lên đến 20%, nhờ ở những tiến bộ về y học và đời sống giúp cho nhiều người sống thọ hơn. Cùng lúc đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các cộng đồng di dân (đa số gốc Mễ) cũng sẽ khiến cho dân số nước Mỹ tăng vọt theo, từ 300 triệu dân hiện nay có thể lên đến 430 triệu vào năm 2050. Theo sự ước lượng của Viện Nghiên Cứu Pew, th́ phần lớn (đến 80%) của sự gia tăng dân số này bao gồm những thành phần di dân (hợp lệ lẫn không hợp lệ) và các thế hệ con cháu tiếp theo, phần lớn do bởi văn hoá và truyền thống thích có gia đ́nh đông con. Ngược lại, đa số dân Mỹ trắng, giống như phần lớn dân Âu Châu hoặc tại các nước kỹ nghệ khác giầu mạnh khác, đều ngại chuyện sinh đẻ và nuôi con, và do đó, tỉ lệ tăng trưởng dân số gần như không có trong ṿng nhiều thập niên qua. Hậu quả là trong ṿng bốn thập niên tới, có hai thành phâàn trong xă hội sẽ mỗi ngày mỗi tăng và cùng nhau trông mong hay đ̣i hỏi nhà nước phải giúp đỡ: giới cao niên trông chờ tiền trợ cấp hưu bổng Social Security và bảo hiểm y tế Medicare trong khi giới di dân (đa số là nghèo hoặc b́nh dân) th́ cũng cần thiết những trợ cấp về dân sinh như welfare hoặc y tế như Medicaid. Đứng ở giữa hai khối dân ngồi chờ sự giúp đỡ hàng tháng từ phía nhà nước là một tập thể đông đảo hơn gồm đa số những người trung niên và trung lưu, ngày đêm phải "đi cày" và đóng thuế để giúp cho nhà nước có ngân quỹ mà tài trợ cho các chương tŕnh trợ cấp xă hội. Và với đà tăng trưởng của khối người ngồi chờ hưởng trợ cấp, th́ cái giới lao động ở giữa này nhiều phần là sẽ phải mỗi ngày mỗi đóng thuế cao hơn và nhiều hơn.

Trước viễn cảnh không mấy lạc quan đó, hai ứng cử viên John McCain và Barack Obama đă đưa ra những lập trường hay quan điểm nào để mong giải quyết nan đề? Thật ra, cả hai cũng không dám đưa ra những lời hứa hẹn xa gần nào cả, nói chi đến việc bàn căi sâu rộng về những phương cách giải quyết nếu có của mỗi bên. Dĩ nhiên, nếu được hỏi, th́ cả hai chính trị gia này đều đưa ra những lời nhận định đứng đắn và tốt đẹp. Cả hai đều muốn chống lại t́nh trạng đói nghèo (và do đó luôn ủng hộ các chương tŕnh trợ cấp cho những giới có nhu cầu cần giúp đỡ) cũng như luôn chủ trương một chính sách thuế khoá chừng mực và có trách nhiệm (ngụ ư là không muốn tăng thuế bừa băi và lăng phí của công). Cả hai cũng đều chống t́nh trạng di dân lậu và hô hào cần phải có những giải pháp "cải tổ". Thế nhưng, đằng sau những lời tuyên bố chung chung nhưng trống rỗng đó, cả hai gần như không muốn đả động ǵ đến những khó khăn sâu xa của vấn đề, và do đó gần như im lặng để tránh né.

Thế nhưng thái độ tránh né sự thật phũ phàng theo kiểu đà điểu chúi đầu xuống cát đó không thể nào giải quyết vấn đề, cũng như không làm cho những khó khăn tự động tan biến. Trong một cuốn sách có tựa đề là The Graying of the Great Powers (Khi Các Cường Quốc bị Lăo Hoá), hai tác giả Richard Jackson và Neil Howe cho rằng t́nh trạng lăo hoá trên khắp toàn cầu hiện nay là một sự chuyển động về dân số lạ lùng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại, v́ khả năng gây tốn kém to lớn cho xă hội nói chung. Nếu như hiện nay chi phí về trợ cấp hưu bổng và y tế cho người già ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 9% của mức GDP (tức là tổng số lợi tức của cả nước), th́ nó sẽ tăng lên đến mức khoảng 21% vào năm 2050. Chi phí tăng trưởng này c̣n đáng ngại hơn ở nhiều quốc gia giầu mạnh khác, vốn phần đông có dân số mỗi ngày mỗi giảm dần. Tại Đức, chi phí này có thể lên đến 29%, và tại Ư, nó có thể chiếm đến 34% mức GDP vào năm 2050. Nói tóm lại, một phần lớn tài nguyên và công sức làm việc của cả nước sẽ chỉ để dùng cho việc trang trải chi phí trợ cấp cho người già.

Cùng lúc đó, tỉ lệ di dân ở Hoa Kỳ cũng mỗi ngày một tăng. Hiện nay, nó ở mức khoảng 12% của tổng số dân Mỹ, và dự kiến sẽ tăng lên nhiều hơn và có thể chiếm tỉ lệ 19% vào năm 2050. Nếu như đa số di dân hội nhập vào đời sống ở Mỹ nhanh chóng và tốt đẹp (như các thế hệ di dân gốc Âu châu từ trước) th́ vấn đề cũng không đến nỗi tệ. Nhưng hiện nay, và trong tương lai, đa số di dân, nhất là những dân gốc Mễ nghèo, ít học và không có tay nghề, lại không hội nhập mau chóng. Cho dù chúng ta không vơ đũa cả nắm để lên tiếng chê bai khối dân này, nhưng các con số thống kê không thể phủ nhận sự kiện hiển nhiên đó. Theo hai giáo sư về xă hội học là Edward Telles và Vilma Ortiz của trường Đại học UCLA, trong một cuộc nghiên cứu về di dân gốc Mễ th́ thoạt đầu, thế hệ này cũng cố gắng để cải thiện đời sống hơn thế hệ đi trước. Con em họ giỏi tiếng Anh hơn để dễ hội nhập, đi làm kiếm được những đồng lương khá hơn thế hệ cha ông, và tỉ lệ kết hôn với dân Mỹ trắng cũng tăng lên. Tuy nhiên, qua đến những thế hệ kế tiếp, th́ đà tiến triển này dường như bị khựng lại. Tính ra, trong thế hệ thứ tư của khối di dân gốc Mễ, vẫn c̣n có 1 tỉ lệ khoảng 20% dân số có đồng lương được nhà nước xếp vào loại nghèo.

Trước những khó khăn to lớn và không tránh khỏi đó, đáng lư ra hai ứng cử viên mong giành được chức vụ nguyên thủ quốc gia phải dám đưa ra những giải pháp để mong giải quyết được vấn đề. Hoặc tệ lắm, th́ cũng phải thẳng thắn nh́n nhận để mọi người cùng góp ư để mong đi đến những đề nghị nào tương đối khả quan nhất. Chúng ta có thể thẳng thắn nói đến chuyện giảm bớt gánh nặng từ giới cao niên bằng cách giảm bớt tiền trợ cấp hưu bổng đối với giới giầu, đi kèm với việc nâng cao tuổi thọ lên, đến 70 hay 75 thay v́ 65, trước khi được hưởng quyền lợi này (bởi lư do đơn giản là người có tuổi 70 hay 75 ngày nay thật ra mạnh khoẻ và c̣n hưởng thọ không khác ǵ người ở tuổi 65 vào năm 1935, lúc chương tŕnh này được ra đời để giúp đỡ người cao niên và yếu kém). Về vấn đề di dân, chúng ta cũng có thể thẳng thắn nói đến những chính sách cải tổ nhằm nâng cao phẩm chất của di dân, tức là hỗ trợ hay giành dễ dăi hơn cho những di dân có tay nghề cao hơn là những người chỉ có sức lao động, cũng bởi lư do đơn giản là di dân có học và có kinh nghiệm chuyên môn cao hơn th́ sẽ hội nhập mau chóng và đóng góp công sức hiệu quả cho sự giầu mạnh của cả nước. Bỏ ra ngoài yếu tố t́nh cảm, nếu như chúng ta chấp nhận nguyên tắc các công ty hay hăng xưởng luôn thích mướn nhân viên làm việc giỏi và siêng năng để đạt được hiệu quả tốt, th́ việc một quốc gia thích cho phép nhập cư những di dân có kiến thức và tay nghề cao để giúp cho quốc gia đó được hùng cường hơn, quả là một điều hết sức hợp lư nếu không muốn nói là rất đáng thông cảm, thay v́ lại bị chụp mũ là nặng tinh thần kỳ thị hay thiếu tính nhân đạo.

Những giải pháp đề ra để đối phó với những nan đề đó sẽ giúp xác định được vị thế và sức mạnh của quốc gia trong ṿng vài thập niên tới, và do đó phải là những chủ đề mà những chính trị gia có tham vọng làm nguyên thủ quốc gia phải tŕnh ra cho mọi người biết để mong được sự ủng hộ. C̣n việc im lặng hay tránh né không phải là một giải pháp, hay đúng hơn cũng có thể coi là 1 giải pháp, nhưng là 1 giải pháp rất tồi. Đó là điều mà hiện nay cả hai ông McCain và Obama đang muốn cống hiến cho cử tri Mỹ xem. Thật ra việc các chính trị gia này tránh né cũng là điều dễ hiểu, v́ nó phản ảnh cái t́nh trạng ù ĺ và đạo đức giả của chính trường hiện nay. Việc các chính trị gia muốn mon men tranh căi về các đề tài nhạy cảm và nhức nhối đó bị coi như là tự sát chính trị. Bởi v́ nó sẽ khiến cho nhiều khối cử tri giận dữ và xa lánh. Những nhận định trung thực và những giải pháp đề nghị chắc chắn sẽ khiến cho các chính trị gia ra tranh cử dễ bị tấn công là thiếu nhân đạo (đối với giới cao niên) hoặc đầy tính kỳ thị (đối với khối di dân nghèo gốc Mễ). Dĩ nhiên, không một cố vấn chính trị nào dám đưa ra những lời khuyên như vậy cho các ứng cử viên.

Nhiều người thường lên tiếng chỉ trích t́nh trạng tŕ trệ của bộ máy công quyền, không có óc sáng tạo, không dám lấy những quyết định cải tổ để nâng cao hiệu năng và đem đến những kết quả khả quan hơn. Thế nhưng, những cố gắng, hay tiếng nói để sửa đổi cho được tốt đẹp, tích cực hơn bao giờ cũng gặp một trở ngại vô h́nh là dư luận quần chúng. Nó khiến cho không một chính trị gia nào có can đảm nói lên sự thật hay đưa ra những giải pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Từ đó dẫn đến việc các chính quyền, các chính trị gia, và cuối cùng là người dân, đều đồng loạt tránh né các vấn đề tài nhức nhối, trong khi đó lại cứ thích nghe hay hô hào những khẩu hiệu thật kêu nhưng thiếu thực tế. Ai nấy cũng đ̣i nâng cao bảo hiểm sức khoẻ mà lại trả chi phí thấp; đ̣i hỏi trả tiền xăng và nhiên liệu rẻ mà lại không lệ thuộc vào các nước khác; đ̣i hỏi chính phủ phải tăng những chi tiêu công cộng mà lại không muốn đóng thuế nhiều. Toàn là những đ̣i hỏi mâu thuẫn nhưng cứ được lập đi lập lại. Rồi đến khi không đạt thành th́ quay ra chỉ trích, đổ lỗi cho những những tập đoàn lobbyists hay những nhóm tư bản, "theo quyền lợi riêng" (special interests). Điều này không khác ǵ tệ nạn của cộng đồng người Việt chúng ta, thường hay hô hào là phải đoàn kết cho dù biết tỏng ṭng tong rằng điều đó là chuyện không tưởng v́ chính mỗi cá nhân ḿnh cũng chỉ thích chủ trương mọi người phải đoàn kết sau lưng ḿnh. Và cũng sẵn sàng chỉ trích hay dậy dỗ những kẻ khác là không biết đoàn kết.

Nói chung, cử tri Mỹ thích đ̣i hỏi chính quyền phải làm điều này việc kia cho riêng cá nhân hay gia đ́nh của họ, hay cho tập thể riêng biệt của họ, thay v́ chú trọng đến những chính sách có thể giải quyết được một cách rộng lớn cho quyền lợi chung của cả quốc gia, nhất là một khi những chính sách này có thể đem lại những thiệt tḥi, hay đ̣i hỏi một vài thành phần nào đó trong xă hội phải chịu hy sinh, hay thắt lưng buộc bụng, cho dù là trong ngắn hạn. Biết được tâm lư đó, nên các chính trị gia không dại ǵ mà đưa ra những nhận định hay giải pháp thẳng thắn, và từ đó cũng t́m cách né tránh luôn những đề tài nhức nhối để không phải chuốc lấy bực tức hay thù oán. V́ thế cho nên họ cứ thích tiếp tục đổ lỗi cho đối phương, và t́m cách đưa ra những lời hứa hẹn rất mị dân mà không sợ bị lật tẩy. Trong khi đó các cuộc bầu cử cứ tiếp diễn đều đặn, mỗi 2 hay 4 năm một lần, kẻ thắng người thua tuần tự đến rồi đi, nhưng những khó khăn vẫn c̣n đó và tiếp tục chồng chất thêm hơn.

Mai Loan

 

 

 

 

 

     
Bài Cũ :  Tháng 6/08. Tháng 7 /2008   Tháng 8/08.  9/08. 10/08. 11/08. 12/08  xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có  nhiều tài liệu, bài vở mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo