Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

17 Năm Trong Các Trại Cải Tạo Của CSVN

 

KALE Hồi kí

 

 

 

Chương 5.

 

Những Báo Hiệu Về Sự Sụp Đổ Của Việt Nam Cộng Hoà

 

Ngày 21 tháng tư năm 1975, tôi đến văn pḥng trong cơ quan rất sớm, các bạn tôi cũng thế.  Họ đang bàn tán về việc bàn giao nhiệm vụ giữa ông Đặc Uỷ Trưởng Nguyễn Khắc B́nh với ông Nguyễn Phát Lộc, phụ tá Điều Hành.  Chúng tôi đă biết việc này xăy ra là kết quả của sự thay đổi trong phủ Tổng Thống, và mọi việc đang bắt đầu!

 

Ông Long, sếp chúng tôi cũng đến rất sớm.  Ông ta bảo chúng tôi giữ b́nh tỉnh, nhưng tôi nghĩ chính ông ta lại thấy không có vẽ b́nh tĩnh chút nào.  Ông ta đi quanh các pḥng và hội trường nói nhiều chuyện khác nhau nhưng lại tránh không đă động đến việc đang xăy ra trong Dinh.  Chúng tôi nghĩ chắc ông đă biết về việc chúng tôi đang suy đoán về sự từ chức của Tổng Thống.

 

Thật ra Nguyễn Văn Thiệu hay ai khác làm Tổng Thống không thành vấn đề với chúng tôi.  Điều chúng tôi quan tâm chính là vận mệnh của đất nước và số phận của chúng tôi.  Ai sẽ là Tổng Thống và ông ta sẽ làm ǵ để đối phó với vận mạng của đất nước?  Phó Tổng Thống Trần Văn Hương không đủ sức để nắm chức vụ.  Tướng Dương Văn Minh là người muốn hoà hợp với Cộng Sản.  Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có lẽ sẽ dẫn đất nước đến một trận chiến lớn.

 

Chúng tôi chẳng sợ chết nếu phải chiến đấu với VC.  Chúng tôi cũng biết rằng mọi sự ḥa hợp với Cộng Sản sẽ đưa đến sự thất bại bởi v́ chúng sẽ không bao giờ giữ lời giao ước.  Nhưng chúng tôi lại không có được sự lựa chọn nào!  Áp lực chính là người Mỹ; đó mới chính là sự đau khổ cho dân tộc nước nhỏ.  Tôi nghĩ người Mỹ không muốn chúng ta đánh nhau nữa.  Họ muốn có thương thuyết để có một nền ḥa b́nh trong danh dự như họ thường nói, và điều này có nghĩa là họ chọn Big Minh để thực hiện điều họ muốn.  Nguyễn Văn Thiệu đă nói rằng: “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ mà Cộng Sản làm”.  Tôi không biết ai là tác giả thật sự của câu nói ấy, nhưng tôi nghĩ quả thật điều đó rất đúng.

 

Cô thư kư của sếp, Đẹp, vẫn tiếp tục đánh máy danh sách địa chỉ của nhân viên.  Vài người muốn thay đổi địa chỉ, và vài người không vào cơ quan ngày hôm qua.  Sự bàn giao chức vụ trong cơ quan diễn ra rất lặng lẽ; không có một nghi thức nào, không có sự tham dự của nhân viên, v́ vậy chúng tôi sẽ không biết ǵ nếu không ai loan báo.  Tin đồn về sự bàn giao này đă thành sự thật.  Chúng tôi lại cũng nghe nói rằng Nguyễn Phát Lộc, tân Đặc Ủy Trưởng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là lo chuẩn bị việc di tản cho chúng tôi.  Chúng tôi hỏi sếp về tin đồn này, nhưng ông ta từ chối không chịu nói; ông ta chỉ nói rằng mọi việc sẽ diễn tiến theo sự sắp xếp.  Những lời nói mập mờ này không làm chúng tôi bằng ḷng, và chúng tôi quả thật không biết giải quyết t́nh trạng chúng tôi ra thế nào: hoặc là chờ đợi cơ quan hay tự t́m lấy phương kế riêng ḿnh để thoát thân.

 

Sự từ chức của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được loan báo chiều hôm ấy, và bài diễn văn dài chín mươi phút của ông ta được truyền đi trên đài truyền h́nh và đài phát thanh khắp cả nước.  Chúng tôi nghe một cách lơ đễnh dù tổng thống có một dáng vẽ rất là buồn rầu và giận dử.  Chúng tôi đă biết trước việc này rồi, và chúng tôi cũng c̣n biết rằng ông cụ 72 tuổi, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương chỉ làm Tổng Thống tạm thời mà thôi.  Điều chúng tôi đang lo là ai sẽ thay thế tiếp theo và ông ta sẽ đối phó ra sao với t́nh trạng của đất nước.

 

Lời kêu gọi đoàn kết để chống kẽ thù của Trần Văn Hương chỉ là nghi thức.  Ông ta không có thực lực để huy động sức mạnh của các tướng lảnh và của nhân dân.  Dân chúng không c̣n tin tưởng chính quyền nữa.  Họ đổ cho chính quyền là tham nhũng và đưa quốc gia đến t́nh trạng hiện thời.  Tôi không biết đó là sự thật hay chính là ảnh hưởng của sự tuyên truyền của VC.  Nếu điều đó đúng th́ sự tham nhũng của cấp lảnh đạo trong chính quyền và quân đội chính là sự tàn phá đất nước trong chiến tranh v́ điều này khiến kẽ thù có cơ hội để làm tan nát sự đoàn kết toàn dân.  Dân chúng sợ Cộng Sản, nhưng họ lại không tin tưởng vào chính quyền.  Điều đó đă khiến một người nào có nhiệt tâm kết hợp toàn dân để chiến đấu chống Cộng sẽ rất khó khăn.  Hầu hết mọi người Việt Nam đều biết câu tục ngữ “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”, nhưng không ai thực hiện điều ấy.  Quả thật là một điều khó khăn!  Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với việc này cho dù chúng ta có sức mạnh và nhiệt t́nh đi nữa?

 

Cái chết của vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm, vào năm 1963 đă bắt đầu cho sự xáo trộn trong cấp lănh đạo ở Nam Việt Nam; sự từ chức của Nguyễn Văn Thiệu có lẽ là sự mở màn cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa!  Chúng tôi đều nghĩ đến điều này, nhưng không ai biết phải làm sao để giải quyết vấn đề của đất nước và của chính bản thân chúng tôi.  Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có cơ hội để chiến đấu một trận chiến cuối cùng với VC và mong rằng cái gọi là các quốc gia Đồng Minh sẽ không bỏ rơi chúng tôi trong cuộc chiến ấy.

 

Trận chiến ở Xuân Lộc đă thất bại trước khi Tổng Thống từ chức.  Vài dư luận cho rằng Mỹ đă ngăn không cho tướng Lê Minh Đăo, tư lệnh Sư đoàn 18 dùng một loại vũ khí hóa học để dành chiến thắng trong trận chiến ấy!  Chúng tôi không biết điều đó có thật vậy không, nhưng sự thất bại này là sự thất vọng cho mọi người trong thủ đô v́ đó là tuyến pḥng thủ cuối cùng về phía Đông Bắc Sài G̣n.

 

Sự viện trợ của các nước Đồng Minh đặc biệt là của Mỹ chỉ là một sự mơ hồ sau khi Tổng Thống Mỹ Ford bị quốc hội Mỹ phủ quyết ngân khoảng viện trợ 722 triệu Mỹ Kim về quân sự khẩn cấp cho chính phủ Sài G̣n.  Những cuộc di tản của người Mỹ, Nhật, và những người ngoại quốc khác ra khỏi Sài G̣n là một bằng chứng rơ ràng về sự bỏ rơi của Mỹ.  Cuộc chiến hai mươi năm chấm dứt trong sự từ chức của tổng thống dưới áp lực nặng nề của nhiều phía.  Tôi không biết Tân Tổng Thống có thể nào đối phó với ḥa b́nh của đất nước hay không.  Trong lúc ấy, tôi chỉ nh́n thấy viễn ảnh của sự mất nước sẽ xăy ra khi chứng kiến trên truyền h́nh Ông Trần Văn Hương di chuyển rất khó khăn dưới sự trợ giúp của người khác.  Mặc dù trong diễn văn, ông ta thề rằng ông ta sẽ chiến đấu cho đến khi nào mọi lực lượng đều chết hết hay đất nước mất đi và sẽ được chôn chung với các chiến sĩ, tôi nghĩ chắc ông ta không có cơ hội thực hiện lời thề v́ ông ta đă quá già yếu ở cái tuổi bảy mươi hai.

 

Rơ ràng rằng sự chuyển giao chức vụ trong cơ quan là để chuẩn bị cho việc di tản cho nhân viên, nhưng chúng tôi cũng không thấy một chương tŕnh nào cả.  Một cơ quan t́nh báo phải sắp xếp rất nhiều điều một khi muốn bỏ cuộc như việc tiêu hủy hồ sơ, chuẩn bị phương tiện vận chuyển cho hàng ngàn nhân viên và gia đ́nh, vân vân… Chúng tôi chỉ được khuyên là nên giữ b́nh tỉnh trong mọi t́nh huống và chờ đợi quyết định của cấp trên.  Tôi nghĩ họ chẳng dám quyết định ǵ hết.  Một vài người có cơ hội riêng đă đi ra ngoại quốc, số c̣n lại không thể tự lo lấy ḿnh được th́ đang phải chờ đợi trong vô vọng một kế hoạch của cấp lảnh đạo.

 

Những ngày tiếp theo quả là những ngày dài nhất của chúng tôi.  Lời kêu gọi của Tân Tổng Thống giữ vững vị trí để chống lại kẽ thù được ban ra như một mệnh lệnh.  Chúng tôi phải ứng trực một trăm phần trăm trong cơ quan.  Chúng tôi phải ở lại trong văn pḥng cả ngày ngoại trừ khi đi tiếp xúc với cộng tác viên hay về nhà thay quần áo.  Chúng tôi không biết làm ǵ mà chỉ c̣n biết túm tụm nhau đánh bài và bàn tán.  Tôi không biết đang chờ đợi việc ǵ: một trận chiến với VC, một cuộc di tản, hay sự sụp đổ của đất nước.  Thật là một t́nh huống bi thăm!

 

Vợ tôi cũng phải ở lại trong văn pḥng, và chúng tôi chỉ gặp nhau vào buổi cơm trưa.  Tôi căm thấy tội nghiệp cho cô ấy với cái bầu trong lúc này.  Cô ta là một người phụ nữ nhỏ nhắn mà tôi hay gọi đùa là “fragile”, và cô ta cũng rất thích cái tên ấy.  Trong t́nh trạng ấy, tôi không hiểu cô ta có đủ sức để chịu đựng hay không.  Tôi tự hỏi cái bầu ấy là một niềm hạnh phúc hay chính là nỗi buồn của cô ta mặc dù cô ta đă chờ đợi nó rất lâu.  Tôi không thể nào có quyết định ǵ cho chúng tôi mỗi lần nh́n vợ tôi.  Cô ấy quá mảnh mai và cái bầu th́ lại quá nặng nề; làm thế nào có thể leo lên tàu để làm một chuyến đi đến một nơi vô định!  Tôi sẽ không thể nào bỏ mặc vợ tôi một ḿnh trong lúc ấy v́ cô ấy cũng làm việc cho cơ quan, và tôi cũng không muốn bỏ rơi cô ta để t́m cách tự cứu lấy ḿnh.  Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ cùng chết nếu t́nh trạng tồi tệ diễn ra.  Điều tôi mong mơi là con tôi sẽ được sanh ra trước khi t́nh trạng tồi tệ xảy đến, chúng tôi sẽ t́m ra một phương cách cho chúng tôi: trốn ở đâu đó, đi ra khỏi đất nước, hay tự sát nếu cần thiết.

 

Bên cạnh t́nh trạng xáo trộn của đất nước, chúng tôi vẫn phải làm công tác thường lệ.  Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n đă được bầu một cách thành công.  Phạm Minh Cảnh, cộng tác viên của tôi trở thành Chủ Tịch.  Lễ ra mắt Tân Ban Chấp Hành vẫn được tổ chức như thường lệ.  Thay v́ tổ chức ca nhạc trong buổi lễ ra mắt, lần này chúng tôi cho chiếu một phim đă bị xem là tội lỗi vào thời ấy, đó là phim Exorcist.  Tôi không biết tại sao sếp lại chọn phim ấy v́ nó đă bị cấm từ lâu bởi cơ quan kiểm duyệt của chính phủ.  Tôi cũng không đến dự buổi lễ v́ tôi không muốn cho vợ tôi xem phim rùng rợn trong khi cô ấy đang mang thai và cũng chính v́ tôi đang quá lo lắng cho số phận của chúng tôi trong hiện t́nh của đất nước.  Điều đầu tiên mà Tân Tổng Hội yêu cầu là cho tấn công Bắc Việt bằng vũ khí nguyên tử để giải quyết t́nh trạng miền Nam.  Tôi nghĩ đó quả thật là một điều vô ích và buồn cười bởi v́ không ai trên thế giới c̣n muốn một cuộc chiến tranh nguyên tử.  Chiến Tranh Việt Nam chính là cuộc chiến tranh cục bộ giữa chủ nghĩa Tư Bản và chủ nghĩa Cộng Sản để tránh một cuộc chiến toàn cầu.  Mọi thứ vũ khí hiện đại nhất của hai phe Đông Tây đều đă được thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam trong suốt hai mươi năm.  Có lẽ đây là lúc phải chấm dứt cuộc chiến ấy!  Điều đáng buồn là chúng ta, những người lính Nam Việt Nam đă bị hy sinh bởi những nước lớn.

 

Trận chiến ở Xuân Lộc đă chấm dứt với sự thất bại của sư đoàn 18; những người lính thất trận rút lui một cách vô trật tự về thủ đô.  Các đơn vị VC bao vây Sài G̣n; hỏa tiển của VC rơi khắp nơi trong thủ đô, ngay cả trong bộ chỉ huy cơ quan.  Trong khi đó chính phủ dưới sự lảnh đạo của một ông cụ già, Trần Văn Hương, đă bị VC từ chối việc đại diện để thực hiện cuộc ḥa đàm.  Ở Mỹ, Tổng Thống Ford loan báo rằng đối với người Mỹ th́ chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt.  Điều c̣n lại đối với Mỹ là việc di tản cho sáu ngàn người Mỹ ở Việt Nam.  Để di tản cho khoảng hai trăm ngàn người Việt Nam có liên quan với Mỹ, họ cần một đơn vị rất lớn, và điều này khó có thể được quốc hội Mỹ chấp thuận.

 

Tôi căm thấy rất đau ḷng khi phải đặt số phận ḿnh trong tay những người sống bên kia bờ đại dương, những kẽ không quan tâm đến ǵ khác hơn là quyền lợi của họ.  Rỏ ràng rằng dân chúng Mỹ đă quá sợ cuộc chiến mà họ cho rằng dài nhất trong lịch sử Mỹ; họ mong có ḥa b́nh!  Họ không muốn tiếp tục cái mà họ gọi là “Chiến Tranh Việt Nam”, nhưng tôi nghĩ họ chẳng quan tâm ǵ đến hàng triệu người Việt Nam mà số phận của họ đang bị đe dọa một khi Cộng Sản chiếm cứ.  Năm 1972, cái gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” sau hiệp định Paris đă dọn đường cho sự rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam.  Người Mỹ cuối cùng sẽ ra khỏi Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh mà họ càng lúc càng bị lún sâu vào vũng lầy.

 

Người Mỹ cho rằng Chiến Tranh Việt Nam là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, và họ không muốn đổ tiền vào cái lỗ không đáy ấy nữa.  Họ đổ cho chính quyền Việt Nam là tham nhũng và đă làm mất nước, nhưng họ không cho nhân dân Việt Nam tự chọn lựa cấp lănh đạo.  Họ đ̣i hỏi Việt Nam phải thực hiện dân chủ như ở Mỹ với sự tự do hoàn toàn và với sự đối lập.  Tôi nghĩ điều này quả thật là quá viễn tưởng đối với một nước đang ở trong chiến tranh hàng trăm năm.

 

Hầu hết mọi đảng phái đối lập và ngay cả trong các tổ chức chính quyền, VC đều có người len vào để thúc đẩy những phần tử bất măn làm việc có lợi cho chúng.  Thay v́ giúp đở cho việc xây dựng một chính quyền mạnh th́ Mỹ lại giúp cho các tổ chức chống đối để Cộng Sản có cơ hội lợi dụng.  Những phong trào sinh viên học sinh từ Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi đều bao gồm những người Cộng Sản từ cấp lănh đạo đến các người ủng hộ.  Cái gọi là mẹ và chị trong các phong trào này chẳng ai khác hơn là những người Cộng Sản.  Nếu chính quyền đàn áp các phong trào này th́ bị cho rằng chính quyền đă dùng bạo lực với đàn bà và thanh niên, nếu không th́ càng lúc càng thêm xáo trộn cho đất nước.  Các vấn đề này càng ngày càng làm chính quyền trong t́nh trạng tiến thối lưỡng nan.  Tôi không bào chữa cho chính quyền, nhưng trong nhiệm vụ hàng ngày tôi đă từng đối đầu với những khó khăn này.  Điều tôi muốn nói ở đây là một quốc gia có chiến tranh không giống như một đất nước đang ḥa b́nh, và chúng ta cần nên chấp nhận trách nhiệm của ḿnh chứ không nên đổ cho chính quyền mà thôi.  Tôi vẫn luôn nhớ một thành ngữ của Trung Hoa rằng:  Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách (Sự c̣n mất của đất nước là trách nhiệm của mọi người ngay cả kẻ thất phu.)

 

Sự di tản của người Việt Nam là đề tài chính trong những ngày này đặc biệt là đối với sĩ quan và nhân viên chính quyền Nam Việt Nam, nhưng thường dân lại đầy đặt phi cảng Tân Sân Nhất.  Quốc lộ 15, con đường chính để di tản từ Sài G̣n đă bị VC siết chặc.  Hầu hết những sĩ quan Nam Việt Nam có phương tiện đều đă đưa gia đ́nh ra đi, nhưng số c̣n lại th́ tự hỏi việc ra đi này có quá sớm hay không!  Vấn đề khó khăn cho chúng tôi lúc ấy là một cuộc ra đi quá sớm là việc đầu hàng mà không có chiến đấu, nhưng nếu để quá trễ th́ lại không c̣n kịp nữa. 

Tổng Thống từ chức Nguyễn Văn Thiệu đă rời Sài G̣n đi Đài Loan mặc dù trong diễn văn từ chức ông ta đă nói rằng ông ta chỉ từ chức chứ không bỏ cuộc.  Nguyễn Khắc B́nh, Đặc Ủy Trưởng đă đi ngay ra nước ngoài sau khi bàn giao quyền hành.  Vài vị lănh đạo trong cơ quan như ông phụ tá Tấn, Giàu, ông Tâm trưởng ban A, đă bỏ cuộc và ra đi.  Trong khi đó lệnh từ tân Tổng Thống là phải giữ vị trí để chuẩn bị trận chiến đấu cuối cùng.  Mọi việc đang xăy ra khiến chúng tôi hoang mang hơn lúc nào hết.  Ông Long, sếp chúng tôi cố gắng trấn an chúng tôi bằng cách hiện diện thường xuyên trong văn pḥng, nhưng tôi nghĩ ông ấy cũng đang rất lo lắng v́ ông ta không có những phong cách thường ngày.  Ông ta đi ṿng quanh và tránh những câu hỏi của chúng tôi về hiện t́nh của đất nước.

 

Chương 6. Ngày Cuối Cùng Của Đất Nước

 

Những tiếng nổ vọng từ xa cộng với tiếng ồn của xe cộ khiến cho bộ mặt thủ đô trở nên kỳ lạ.  Tiệm ăn và rạp chiếu bóng đông nghẹt người, những ngân hàng cũng thế.  Người Việt Nam rút tiền ra để mua đô la và vàng; giá đô la tăng từ 118 đồng lên 500 đồng rồi lên đến hàng ngàn, giá vàng cũng tăng vọt lên.  Những người chuẩn bị di tản cần đô la và vàng để mua hộ chiếu và lo cho cuộc sống của họ ở quốc gia khác; những người khác th́ không c̣n tin vào tiền tệ của Việt Nam và tin vào ngân hàng nữa một khi sự việc xảy đến.  Thẻ tín dụng cũng có chỗ đứng trong chợ đen ở Sài G̣n lúc ấy.

 

Mặc dù thủ đô trông dường như rất yên ổn khi nh́n vào những sinh hoạt b́nh thường, một sự nặng nề đang bao trùm lấy đầu óc dân chúng.  Họ đang chờ đợi điều ǵ đó đang xảy đến.  Đó là một điều ghê gớm đối với những sĩ quan Nam Việt Nam; đó là sự chờ đợi một cuộc sống trong ḥa b́nh, nhưng cũng đầy những điều không dự đoán được đối với người dân thường.  Dù sẽ có một trận chiến lớn hay một thỏa hiệp với VC, điều đó đều đồng nghĩa với cái chết sớm hay muộn mà thôi.

 

Chúng tôi sẽ chấp nhận một trận đụng độ chứ không chịu bỏ cuộc, nhưng chúng tôi lại không có được sự chọn lựa bởi v́ chúng tôi không có quyền.  Điều ǵ xảy đến cho chúng tôi một khi VC chiếm thủ đô: một biển máu, một sự trả thù, và họ sẽ đối xử thế nào với kẻ thù của họ.  Mọi cái đều đồng nghĩa với cái chết.  Tại sao chúng ta không chịu chấp nhận cái chết trong danh dự thay v́ cái chết trong tủi nhục?  Hàng triệu sinh mạng của đồng bào đang bị đe dọa, nhưng dường như mọi người đều thờ ơ.  Cuộc  sống vẫn diễn tiến như lệ thường!  Dân chúng Sài G̣n quá quen thuộc với chiến tranh kể từ thời Thuộc Địa Pháp, từ cuộc tổng tiến công của VC vào Tết Mậu Thân 1968, và từ “mùa Hè đỏ lửa” 1972.  Vài người c̣n hy vọng rằng vài chiến thắng của VC chỉ là tạm thời giống như Tết Mậu Thân: người Mỹ bỏ cuộc lúc đầu nhưng rồi sau đó họ lại giúp Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa giành lại chiến thắng.  Tôi nghĩ rằng ít ai ở Nam Việt Nam có thể tưởng tượng được sự mất nước lại diễn ra dễ dàng như trở bàn tay.

 

Sự hỗn loạn trong hàng ngũ lănh đạo đă xảy ra ngay sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức.  Phó Tổng Thống Trần Văn Hương không thể nắm được quyền lực; sự cố gắng để ḥa đàm là mục tiêu chính của tân tổng thống mặc dù ông ta đă tuyên bố sẳn sàng chiến đấu với VC nếu cần thiết.  Cộng Sản tuyên bố ngay tức khắc rằng chức Tổng Thống của Hương không thể chấp nhận được v́ Hương là “anh em với Thiệu”.  Các đơn vị quân đội Miền Bắc và VC đang bao vây Sài G̣n sau khi sư đoàn 18 thất bại ở mặt trận Long Khánh.  Sân bay Biên Ḥa và Tân Sân Nhất cùng vài nơi trong đô thành đều bị hỏa tiển của VC pháo kích vào.  Trong khi đó ở Mỹ, Tổng Thống Ford loan báo rằng: “Chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt, và người Mỹ có thể lấy lại sự tự hào của họ trước chiến tranh Việt Nam.”  Điều đó có nghĩa rằng không c̣n cơ hội nào để Mỹ giúp đở Nam Việt Nam nữa, và nếu có một trận chiến toàn diện, chúng ta phải đối đầu với t́nh thế bằng chính sức lực của chúng ta.

 

Trong khi Hương đề nghị một cuộc ḥa đàm bằng cách cử một Bộ Trưởng ra Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, th́ Cộng Sản vẫn tiếp tục từ chối sự hợp tác ḥa b́nh.  Trong một bài diễn văn, tân Tổng Thống nói rằng: “Đồng Minh của chúng ta đă bỏ rơi chúng ta, do đó chúng ta phải tự bảo vệ tổ quốc chúng ta.  Sài G̣n có thể trở thành một biển lửa và một núi xương nếu có một cuộc chiến toàn diện xăy ra mà điều này tôi rất muốn tránh.”

 

Vào ngày Chúa Nhật, 27 tháng Tư 1975, dưới áp lực của đại sứ Mỹ G. Martin và các nhà lảnh đạo miền Nam Việt Nam, Trần Văn Hương tuyên bố từ chức sau sáu ngày giử chức Tổng Thống.  Ông ta nói rằng ông ta sẽ trao quyền lại cho người được quốc hội Nam Việt Nam chọn lựa để thực hiện ḥa b́nh cho Nam Việt Nam.

 

Chúng tôi nhận tin ấy với sự vô vọng hoàn toàn; chúng tôi phải t́m mọi cách để thoát khỏi đất nước.  Chúng tôi đều biết Tổng Thống kế tiếp chính là Dương Văn Minh người đang là một lănh đạo cao cấp của “Lực Lượng Thứ Ba” (một thành phần đứng trung gian giữa chính phủ Nam Việt Nam và Cộng Sản) và có liên hệ với Phật Giáo chùa Ấn Quang.  Một cuộc hội đàm trong thế yếu như vậy có nghĩa là sự thất bại; điều đó có thể tránh một cuộc tắm máu cho nhân dân chứ không thể tránh được sự trả thù đối với chúng tôi, những kẻ thù của Cộng Sản.

 

Cuộc bàn giao chức vụ Tổng Thống giữa Hương và Minh sáng sớm ngày 28 tháng Tư diễn ra rất lặng lẽ và đơn giản.  Trong lời diễn văn, Minh hứa với Hương (người mà Minh thường gọi bằng Thầy) rằng ông ta sẽ không làm mất sự tin tưởng của Hương để tránh cuộc tắm máu cho dân chúng trong Thủ Đô.  Minh chấp nhận một chính phủ liên hiệp bao gồm Cộng Sản, những người Trung Lập, và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời.  Cái gọi là thành phần trung lập là vài tổ chức ở Miền Nam như Thành Phần Thứ Ba, Phật Giáo Ấn Quang, Ḥa Hảo, Cao Đài, và Công Giáo.  Điều đầu tiên là Minh tuyên bố sẽ thực hiện một trong những điều kiện tiên quyết của Cộng Sản cho việc ḥa đàm: Yêu cầu quân đội Mỹ và nhân viên cùng dân sự Mỹ phải rời Việt Nam trong ṿng 24 giờ.  Không có một điều nhắc nhở ǵ đến hàng triệu nhân viên chính quyền và quân đội của Nam Việt Nam ngoài việc ra lệnh phải ngưng bắn ngay tức khắc.

 

Trong Cơ quan chúng tôi, có nhiều lệnh khác nhau về việc thiêu hủy và không thiêu hủy hồ sơ.  Ḷ thiêu đă đầy giấy; không thể nhét thêm vào được nữa.  Sếp tôi lần đầu tiên thảo luận về việc di tản, nhưng ông ta lại không có quyết định nào mà lại phải chờ kế hoạch chung của Cơ Quan.  Chúng tôi biết rằng Cơ Quan chúng tôi tùy thuộc vào CIA của Mỹ và cấp lănh đạo của chúng tôi phải hỏi các cố vấn Mỹ trước.  Người Mỹ chỉ có 24 giờ để rời khỏi Việt Nam.  Làm thế nào họ có thể giúp chúng tôi?  Tất cả chúng tôi đều tuyệt vọng!  Vài người đi qua cảng Sài G̣n đối diện với cơ quan để leo lên tàu ra đi, nhưng những người khác th́ lại lúng túng với hoàn cảnh mà phải chờ đợi kế hoạch chung của cơ quan trong sự tuyệt vọng.

 

Sau khi nghe sếp ra lệnh về việc tập trung tại nhà an toàn ở đường Hai Bà Trưng vào sáng ngày hôm sau, tôi ghé chở vợ tôi về.  Trời gần như tranh tối, nhưng vài chiếc trực thăng vẫn tiếp tục lượn ṿng trên bầu trời.  Đường phố có vẻ khác lạ hơn hôm qua: bộ hành đi vội vă, những người lính vũ trang và không vũ trang đi lại khắp nơi, xe nhà binh chạy cùng khắp.  Dù đă có lệnh ngưng bắn ban ra từ tân Tổng Thống Minh, hầu hết quân nhân và Cảnh sát không rời súng.  Vài phi công Việt Nam Cộng Ḥa tức giận về nỗi đau của đất nước đă dùng phi cơ A-37 tấn công phi cảng Tân Sân Nhất, đốt cháy vài chiếc phi cơ trên phi cảng và tạo nên tiếng nổ vọng vào đến trung tâm Sài G̣n.  Vài quân nhân Việt Nam trong chiến phục của Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù dùng súng M16 bắn vào các trực thăng.  Những người lính Việt Nam Cộng Ḥa đă quá thất vọng không biết làm ǵ hơn là bày tỏ mối bất b́nh bằng cách bắn vào những người Mỹ đang di tản, nhưng không có điều ǵ xăy ra cho họ ngoài việc một chiếc trực thăng bị rớt xuống biển khi đang đáp lên một mẫu hạm của Mỹ.  Dân chúng lái xe đạp và xe gắn máy chở đầy hàng hóa lấy từ những kho hàng của Mỹ bỏ rơi lại ở Tân Cảng, Thủ Đức, cách Sài G̣n khoảng 10 dặm.

 

Thủ Đô trở nên rối loạn ngay sau khi Big Minh lên cầm quyền.  Trụ sở ṭa đại sứ Mỹ bị bao vây bởi những người dân muốn vào để chiếm một chổ trong trực thăng đang đáp trên sân thượng.  Những người lính gác Mỹ trong quân phục Thủy Quân Lục Chiến với súng M16 cầm tay đứng nghiêm một cách lơ đễnh ở các vọng gác.  Đám đông phía trước cánh cổng đóng kín giơ giấy tờ lên cao; đôi khi cánh cổng mở ra và tôi thấy vài người Tây phương đi vào.  Tôi cũng thấy vài người Việt Nam phía trong ṭa đại sứ.  Người Mỹ cuối cùng phải rời Việt Nam trong ṿng 24 giờ, do đó việc di tản này diễn ra rất vội vă và ồn ào càng lúc càng tạo nên sự nghi ngờ trong dân chúng.  Mọi người dân trong thủ đô dường như cảm thấy việc mất nước đă gần kề.  Dân chúng đổ ra đường để xem trực thăng trên trời, hoặc t́m đường di tản, hoặc đi thu nhặt những hàng hóa từ những kho bỏ lại của Mỹ.  Các quân nhân Việt Nam cùng với cảnh sát không c̣n muốn can thiệp vào nữa.  Tất cả đă tạo thành một quang cảnh rối loạn chưa từng thấy!

 

Lần đầu tiên tôi mang về nhà một khẩu súng ngắn.  Tôi không muốn cho vợ tôi biết nên dấu nó trong góc ngăn tủ kéo.  Tôi cũng không hiểu tại sao tôi làm việc này, nhưng tôi căm thấy một chút nào đó lo ngại và sợ hăi cho hành động này của tôi.  Tôi đoán rằng tôi đang chuẩn bị cho cái chết của chúng tôi, hay chỉ cho chính ḿnh tôi nếu tôi không đủ can đảm để giết chết vợ tôi khi sự việc diễn ra.  Tôi căm thấy tội nghiệp cho đứa con c̣n trong bụng dù là trai hay gái.  Tôi đă từng nói với vợ tôi về việc đặt tên cho con là Anh Hoàng nếu nó là trai và Hoàng Anh nếu là gái.  Trong hoàn cảnh ấy, tôi không biết nó có được sanh ra hay không.  Tôi tự nghĩ rằng một trận chiến cuối cùng có thể không xăy ra, nhưng việc mất nước th́ chắc không thể tránh được.

 

Cộng Sản hay Tư Bản không có ư nghĩa ǵ đối với tôi.  Cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu trên đất nước sẽ chấm dứt, và tôi nghĩ không bên nào thắng trong chiến tranh Việt Nam v́ người Việt cả hai phía đă chết quá nhiều trong cuộc chiến.  Tôi không nói đến những người lính, tôi chỉ muốn nói đến những thường dân, những người dân vô tội đă bị giết chết trong một cuộc chiến rất vô nghĩa.  Nếu tôi chết đi khi chiến tranh chấm dứt, tôi sẽ chỉ là một trong những người lính chiến đă chết trong cuộc chiến ấy.  Tôi hy vọng rằng dân tộc tôi sẽ hạnh phúc trong ḥa b́nh cho dù dưới chế độ Cộng Sản.  Tôi nghĩ rằng cho dù là Cộng Sản hay Tư Bản, mọi người đều là người Việt; điều đó c̣n tốt hơn là đất nước trong tay bọn Thực Dân.  Những ư nghĩ này khiến tôi có một chút an ḷng, và tôi về nhà với một tâm tư hơi nhẹ nhàng để t́m một phương cách thoát đi.

 

Ngồi phía sau xe gắn máy, vợ tôi không nói ǵ trên đường về nhà, nhưng tôi cảm thấy nước mắt thấm ướt cổ tôi nơi mà cô ấy áp mặt vào.  Tay vợ tôi ôm chặt hơn mọi ngày.  Tôi hiểu rằng cô ta đang lo sợ một sự việc kinh khủng xảy ra, và cô ta cũng sợ phải mất đi niềm hạnh phúc mà cô ta đang hưởng.  Tôi không biết làm thế nào để làm vợ tôi an ḷng ngoài việc vuốt ve tay cô ta.  Gần ba năm chung sống, tôi luôn luôn đưa vợ tôi đi đến những nơi mà cô ấy muốn đi.  Bất cứ khi nào vào Cơ Quan, tôi thường vào văn pḥng để hôn vợ tôi trước khi đến văn pḥng của tôi.  Cô ấy thường hay nhắc đến lần đầu tiên đi xem phim với nhau, tôi đă chúc cô ta một đêm ngon giấc trước khi từ giả ra về và bảo với tôi rằng cô ấy đă yêu tôi kể từ lúc đó.  Chúng tôi đă từng dự định sẽ có hai đứa con, một trai và một gái, nhưng khi biết vợ tôi chỉ có thể có được một đứa con duy nhất, chúng tôi hy vọng đó sẽ là trai.  Ở đất nước chúng tôi, tư tưởng trọng nam khinh nữ có lẽ là một thói tục, và có lẽ chúng tôi cũng không thoát khỏi thói tục đó.  Thật ra, tôi chỉ muốn con trai để vừa ḷng vợ tôi mà thôi; tôi không quan tâm mấy về việc có con trai hay con gái.  Tôi biết rằng đứa con là niềm hạnh phúc cho vợ tôi, nhưng trong hoàn cảnh chúng tôi như thế này th́ không biết đó là hạnh phúc hay sự hối tiếc.  Tôi cảm thấy tội nghiệp cho vợ tôi, cho đứa con chưa chào đời, và cho cả chính tôi nữa!  Chúng tôi đang kẹt vào một t́nh huống khó gỡ.  Tôi chỉ c̣n biết dựa vào kế hoạch chung của Cơ Quan, nhưng nh́n cảnh di tản vội vă của người Mỹ, tôi biết rằng chúng tôi không c̣n có thể dựa vào họ được nữa.  Làm thế nào họ có thể giúp chúng tôi một khi chính họ c̣n phải rút lui một cách vội vă như vậy?  Tôi không biết cái lệnh cho người Mỹ rút lui trong 24 giờ là của Big Minh hay xuất phát từ phía Mỹ, nhưng theo tôi th́ mọi việc đều bắt nguồn từ Washington bởi v́ người Mỹ đă muốn rút lui trong danh dự.  Họ rút khỏi Việt Nam theo lệnh của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà chứ không phải họ bị thua trận; có lẽ điều đó có nghĩa là danh dự đối với họ!

 

Tôi hoàn toàn không biết ai đă chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam, nhưng tôi căm thấy chúng tôi đă bị bỏ rơi sau khi cuộc chiến chấm dứt.  Năm 1963, Dương Văn Minh đă dọn đường cho quân đội Mỹ vào Việt Nam để chống lại Cộng Sản.  Năm 1975,  chính Dương Văn Minh lại nắm quyền hành để thương thuyết với Cộng Sản, và người Mỹ lại có cơ hội rút lui toàn bộ khỏi Việt Nam.  Thật là một cuộc lập lại theo chiều ngược của lịch sử.

 

Lịch sử Việt Nam đă trải qua một ngàn năm dưới ách đô hộ của Trung Hoa, một trăm năm dưới chủ nghĩa Thực Dân Pháp, và trên hai mươi năm trong cuộc chiến giữa hai chủ nghĩa Tư Bản và Cộng Sản.  Mọi người Việt Nam đều mong ḥa b́nh hơn bất cứ người nước nào trên thế giới, nhưng trước hết phải là nền ḥa b́nh trong tự do chứ không phải bị lệ thuộc vào bất cứ nước nào.

 

Dân Việt Nam không thể phân biệt được chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Cộng Sản, v́ thế họ đồng hóa cả hai với nhau.  Chánh phủ Nam Việt Nam đă không thể nêu rơ điều này cho dân chúng, và hầu hết dân chúng đă coi Cộng Sản là những nhà ái quốc c̣n Mỹ là quân xâm lược.  Thêm vào đó, sự can thiệp trực tiếp vào Việt Nam của quân đội Mỹ khiến chính phủ Nam Việt Nam mất chính nghĩa chống Cộng và đẩy dân chúng chống lại Mỹ.  Dân chúng không c̣n tin tưởng vào chính quyền Nam Việt Nam cho dù có nhiều sự tuyên truyền để giải thích về sự tàn bạo của Cộng Sản.  Cộng Sản gọi chính quyền Nam Việt Nam là ngụy quyền và dân chúng dường như đă tin rằng chính phủ Nam Việt Nam chỉ là công cụ của Mỹ.  Cuộc chiến giữa Tư Bản và Cộng Sản đă biến thành cuộc chiến tranh giải phóng để chống lại cái gọi là “Đế quốc Mỹ”.  Tôi nghĩ tất cả những điều đó bắt nguồn từ việc can thiệp trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam trong khi Liên Xô và Trung Quốc chỉ đổ vũ khí và tiền bạc vào Việt Nam; họ không đưa quân đội vào Việt Nam ngoại trừ những cố vấn.

 

Tôi không hiểu sao cả Mỹ lẫn Cộng Sản đều nói rằng họ đă chiến thắng cuộc chiến. Người thất bại thật sự  có lẽ là chính chúng tôi, Chính Phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa!

 

Chúng tôi phải chấp nhận tất cả những ǵ xảy đến bởi v́ chúng tôi đă thất bại cuộc chiến cho dù có đổ cho ai đi nữa.  Tôi biết điều ấy và cũng đang chờ đợi trong đau khổ những bất hạnh xăy đến cho tôi và gia đ́nh tôi.  Không biết lúc nào những điều này xăy ra, vài ngày nữa hay vài tháng nữa, nhưng điều ấy phải đến, không thể tránh được bởi v́ bất cứ một sự liên hiệp nào với Cộng Sản đều luôn luôn là một sự tự sát nhất là liên hiệp trong thế yếu.  Lịch sử Việt Nam đă chứng minh điều ấy: Một lần vào năm 1945 chánh phủ liên hiệp giữa Cộng Sản và một vài đảng phái khác chỉ là tạm thời để Cộng Sản có thời gian loại trừ những người không Cộng Sản, và vào năm 1954 không lâu sau khi Cộng Sản kư hiệp định Geneve, bộ đội của họ đă vượt vùng phi quân sự để xâm lăng Nam Việt Nam.  Tôi không  nghĩ cái chính phủ liên hiệp mà Big Minh đề nghị sẽ được Cộng Sản chấp thuận một khi chúng đang thắng thế.  Ngay cả nếu cho chúng chấp thuận giải pháp đó của Big Minh, điều đó cũng chỉ là tạm thời để chúng nắm chính quyền và loại trừ những người khác.  Sự thất bại của chúng tôi chỉ là vấn đề của thời gian.

 

Khi tôi về đến th́ mọi người đă tụ họp đầy đủ tại nhà mẹ tôi.  Lân, Phụng, Tài và tôi cùng chia xẻ những lo lắng với nhau v́ chúng tôi có cùng hoàn cảnh.  Lân và Phụng đă quyết định không ra đi theo tàu của họ v́ vợ không chịu đi đâu.  Tôi nghĩ không người Việt nào muốn rời đất nước họ trừ trường hợp rất cần thiết.  Dân tộc Việt Nam từng sống trong ṿng của lũy tre làng của họ; họ ít khi đi khỏi nơi họ từng sống ấy, và họ rất tự hào với nơi họ sinh trưởng cho dù nơi ấy có nghèo nàn đến đâu chăng nữa.  Hàng triệu người dân miền Bắc Việt Nam di cư vào miền Nam vào năm 1954 khi Cộng Sản chiếm miền Bắc.  Họ xây dựng làng xóm của họ và sống với nhau; họ giữ ǵn tập quán riêng của họ mặc dù họ sống trên một phần đất của Việt Nam, tôi không thể tưởng tượng người  Việt sẽ ra sao một khi họ sống ở nước ngoài.  Thêm vào đó, mọi người đều không biết họ sẽ đi đến đâu một khi họ leo lên chiếc tàu hay là chiếc trực thăng.  Tất cả đều là một sự đánh cuộc với số mệnh.  Đối với tôi, tôi sẽ không đi một ḿnh bởi v́ tôi không muốn bỏ lại vợ tôi với đứa con c̣n trong bụng.  Trong trường hợp cần thiết, tôi định sẽ trốn một nơi nào đó chờ đợi vợ tôi sanh nở xong; sau đó chúng tôi sẽ t́m một cách nào đó để trốn đi.  Một điều mà tôi tiên đoán lúc ấy là sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp giữa Big Minh và Cộng Sản, do đó tôi có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc di tản cho chúng tôi.  Tôi đă nói điều suy nghĩ này với vợ tôi để trấn an cô ta và cũng để tự trấn an lấy ḿnh.

 

Tối hôm ấy, chúng tôi gói ghém mọi cái cần thiết để chuẩn bị cho việc tập trung tại nhà an toàn của sếp vào ngày mai.  Tôi không thể ngủ được mà cứ nghĩ ngợi đến mọi điều đă xăy ra trong đời ḿnh.  Mùi cà phê và thuốc lá trong pḥng làm tôi thức suốt đêm.  Vợ tôi đă ch́m vào giấc ngủ say v́ có lẽ cô ta quá mệt mơi, tôi đoán thế.  Đó là một đêm yên lặng ngoại trừ tiếng trực thăng bay lượn trên bầu trời và tiếng nổ vọng từ xa.  Lệnh giới nghiêm vẫn c̣n hiệu lực, do đó không có xe cộ hay bộ hành nào ngoại trừ xe nhà binh đang làm nhiệm vụ.  Ánh sáng hỏa châu trên bầu trời chiếu qua cửa sổ và soi sáng con đường nhỏ phía dưới tầng gác sau nhà mẹ tôi, nơi tôi đă từng sống vào thời thơ ấu.  Cái bàn viết nhỏ nơi tôi ngồi làm bài từ lúc học tiểu học đến đại học vẫn nằm trong góc pḥng; những h́nh vẽ ngộ nghĩnh vẫn c̣n trên mặt bàn.  Chiếc giường tôi đang nằm cũng là chiếc giường nơi tôi đă ngủ khi c̣n bé.  Sách vở của tôi từ trung học đến đại học vẫn c̣n xếp gọn trên chiếc kệ do tự tôi làm.  Không có ǵ thay đổi ngoại trừ ư nghĩ của chính tôi.  Tôi căm thấy tiếc nuối cho thời niên thiếu mà tôi không bao giờ c̣n sống lại được.

 

Tiếng ho của mẹ tôi phía dưới nhà kéo tôi về hiện tại.  Tôi nghe tiếng rót nước vào ly và tiếng bước đi của mẹ tôi.  Đó là những âm thanh mà tôi đă từng nghe một thời gian dài.  Mẹ tôi là một người đàn bà dáng người nhỏ nhắn, nhỏ hơn khổ người đàn bà Việt Nam trung b́nh, nhưng bà không yếu.  Mẹ tôi có thể ngồi may suốt ngày bên bàn máy may để kiếm tiền nuôi chúng tôi.  Cả cuộc đời của bà là một sự hy sinh cho các con.  Cha tôi đă rời gia đ́nh ra đi vào mật khu vào lúc bà c̣n rất trẻ, và ông đă bị giết chết trong một trận chiến với lính Pháp khi mẹ tôi mới 29 tuổi.  Kể từ lúc đó, bà phải tự nuôi con.  Là một người thợ may, hàng ngày mẹ tôi đă phải làm việc rất cực nhọc từ sáng sớm đến tối mịt.  Bà cho chúng tôi đi học và mong muốn chúng tôi phải tốt nghiệp đại học để khỏi phải nghèo như bà.  Khi tôi làm cho chính quyền Nam Việt Nam, em gái tôi trở thành giáo sư, và em trai tôi là thông dịch viên, chúng tôi yêu cầu mẹ tôi đừng làm việc nữa, nhưng bà nói rằng bà đă quen làm việc và không thể ngồi không để chờ nhận tiền của chúng tôi. Tôi nghĩ cuộc đời mẹ tôi chính là một tấm gương sáng cho các người đàn bà Việt Nam.  Trong lúc ấy, tôi cảm thấy một chút hối tiếc là đă chưa được đền đáp công ơn của mẹ tôi, và tôi cũng không biết có c̣n cơ hội để thực hiện được điều này không.

 

Sáng sớm hôm sau tôi chở vợ tôi đến nhà an toàn ở đường Phan Thanh Giản.  Em út tôi, Tuấn và em họ tôi, Nghĩa cùng đi với tôi.  Tôi muốn có hai đứa đi theo để nếu tôi phải ra đi th́ sẽ không bị cô độc ở nước ngoài.  Thêm vào đó Nghĩa đă từng là cộng tác viên của tôi ở Đại Học Khoa Học, do đó nó cũng nên ra đi để được an toàn hơn.

 

Chúng tôi đi ngang qua Ṭa Đại Sứ Mỹ trước khi đến trụ sở an toàn.  Đường phố trông có vẽ bận rộn hơn những ngày trước.  Những người lái xe gắn máy chạy về phía trung tâm thủ đô với  những túi xách chất đầy phía trước và người đi cùng ngồi phía sau.  Mặc cho kẽm gai phía trên tường rào và những người lính gác Thủy Quân Lục Chiến, vài người Việt Nam đang leo lên tường rào của Ṭa Đại Sứ Mỹ, chen chúc vào cửa chính và cửa hông để cố len vào trong đó.  Hàng ngàn dân chúng với những đồ đạt của họ đứng đầy quanh trụ sở ṭa đại sứ và cổng chính của Trụ Sở Cảnh Sát Quận Nhất, phía sau ṭa đại sứ.  Những người di tản đang chờ trực thăng trên những sân thượng của vài căn nhà ở trung tâm Sài G̣n, họ đứng vây quanh những người lính gác hải quân trên con đường đi vào cảng Sài G̣n.  Thật là một cuộc di tản vô trật tự!  Tôi không thể thấy một người Tây Phương nào trong đám đông cạnh Ṭa Đại Sứ Mỹ; có lẽ họ đă đi hết vào tối hôm qua.

 

Nhà an toàn đầy đặt nhân viên;tôi nghĩ không c̣n cái ư nghĩa của nhà an toàn nữa rồi.  Tôi thấy mọi người đều hiện diện đầy đủ kể cả những cộng tác viên của tôi cùng gia đ́nh họ.  Điệp, một họa sĩ trong ban chúng tôi cùng bà vợ đang mang bầu gặp tôi ở phía trước cửa và bảo tôi rằng ông Long, sếp chúng tôi, đang gọi điện thoại cho ông Lộc, tân đặc ủy trưởng, để hỏi về việc di tản cho nhân viên và gia đ́nh.  Chúng tôi lo lắng chờ đợi.  Tuân cùng vợ đến chào vợ chồng tôi.  Chúng tôi nói chuyện về những điều đang xảy ra trong thủ đô, nhưng điểm chính là số phận cũng như hoàn cảnh của chúng tôi.  Trung, Tâm, Trí, Lâm, Vinh, và Nhàn, những cộng tác viên của tôi vây quanh tôi và hỏi nhiều điều mà tôi không thể trả lời được.  Tôi tự hỏi tại sao họ không chịu tự di tản v́ họ c̣n trẻ và độc thân nữa, quá dể dàng leo lên một con tàu nào đó trong cảng Sài G̣n.  Tôi nghĩ có lẽ họ cũng chờ đợi kế hoạch chung của cơ quan.  Một sự chuẩn bị không hoàn chỉnh chính là một thảm họa trong trường hợp khẩn cấp như thế này đây.  Do hoàn cảnh của vợ tôi, tôi sẽ không ra đi được nếu không có kế hoạch chung của cơ quan.

 

Ngay sau khi tôi đến, Long, trong một dáng vẻ buồn phiền, đi ra khỏi pḥng và nói rằng cuộc di tản của cơ quan sẽ không thể thực hiện ngay được v́ người Mỹ phải lo cho họ trước. Ông ta yêu cầu chúng tôi tự t́m cách di tản lấy một ḿnh nếu không muốn tụ họp tối hôm ấy tại trụ sở đường Nguyễn Hậu để chờ trực thăng Mỹ.  Chúng tôi lần lượt đi ra khỏi nhà an toàn.  Sau khi chia số tiền mật phí c̣n lại, Long và Hiệp, nhân viên an ninh của ban, trốn vào trụ sở Cảnh Sát quận nhất và leo vào Ṭa Đại sứ Mỹ bằng cổng sau.  Hầu hết chúng tôi đều phải ra về để t́m cách tự cứu lấy ḿnh.

 

Tôi đi ngang qua cảng Sài G̣n và thấy chiếc lambretta của Vũ Công Tuấn, bạn cùng làm với tôi bỏ ở đó; tôi biết anh ta đă ra đi theo tàu Hải quân ngay sau khi rời nhà an toàn.  Tôi hỏi Tuấn và Nghĩa có muốn đi vào cảng hay không, nhưng cả hai đều không muốn.  Trên đường về nhà, tôi ghé qua nhà Điệp để xem coi họ có cách nào ra đi không v́ vợ của Điệp cũng đang có mang như vợ tôi, nhưng họ cũng không có kế hoạch nào khác.  Tôi đành phải ra về chờ đợi sự việc sẽ đến trong sự thất vọng tột cùng.

 

Trực thăng vẫn c̣n bay lượn trên không, và vài tiếng súng bắn một cách vô vọng lên bầu trời.  Tiếng gầm của đại bác và hỏa tiển vang vọng từ xa.  Vào trưa hôm ấy, một chiếc trực thăng phản lực cùng hai chiếc phi cơ chiến đấu bay thẳng về phía Đông trên bầu trời; nhiều tiếng súng bắn lên từ mặt đất cùng vài cụm khói trắng nổ bên trên tiển đưa những người ra đi.  Đó là chuyến di tản cuối cùng của người Mỹ, có lẽ là của đại sứ Mỹ Martin.

 

Người Mỹ đă đến Việt Nam dưới chiêu bài là giúp người Việt ǵn giử tự do của họ, và rồi người Mỹ lại rời Việt Nam không một nghi thức tiễn đưa nào ngoài sự giận dữ của những người dân bị bỏ rơi.

 

Thực dân Pháp đă rời Việt Nam vào năm 1954 sau khi thua trận Điện Biên Phủ, nhưng họ lại không đi bằng cửa sau như người Mỹ.  Họ đă giúp những người đă cộng tác với họ hoặc những người không muốn sống với Cộng Sản đi vào miền Nam hay sang Pháp.  Tôi thật không hiểu tại sao một cái gọi là “cường quốc” như Mỹ lại không thể t́m ra được giải pháp nào để ra đi trong danh dự thay v́ chạy trốn một cách vội vă như vậy!  Họ luôn miệng bảo rằng họ đă chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam, và họ đă trao cho lính của họ những chiếc huy chương đủ loại; tại sao họ lại để ông đại sứ của họ chạy trốn như một kẻ phản bội.

 

Những người dân Sài G̣n đổ ra đường để xem cuộc ra đi cuối cùng của người Mỹ với sự khôi hài xen lẫn với ít đắng cay tủi nhục.  Những người lính Nam Việt Nam coi đó như sự đau khổ của họ.  Những nhà lảnh đạo của họ đă từ chức hay trốn chạy, những đồng minh của họ đă rút lui.  Làm thế nào họ có thể đối phó được với t́nh h́nh trong khi cái gọi là “chính phủ ḥa b́nh” của “lực lượng thứ ba” buộc họ phải từ bỏ vũ khí?  “Lực lượng thứ ba”, những kẽ đă làm xáo trộn hậu phương để giúp kẻ thù, lại đang cai trị đất nước để nói chuyện với kẻ thù.  Làm thế nào tôi có thể tin được họ?  Con đường di tản của tôi đă bị chặn lại; hoàn cảnh tôi đang ở trong t́nh trạng tiến thối lưỡng nan.  Tôi chỉ c̣n biết ngồi chờ cho mọi việc xăy đến với tôi ngay cả cái chết mà tôi cũng đang chuẩn bị.  Tôi nghĩ chắc không có ǵ tồi tệ hơn là chờ đợi một điều xấu nhất xảy đến mà không có một cách nào để tự vệ.

 

Đêm 29 tháng tư năm 1975 quả là một đêm dài nhất trong cuộc đời tôi.  Tôi không đến trụ sở cơ quan đường Nguyễn Hậu như hẹn v́ tôi biết đó chỉ là một lừa dối cuối cùng.  Người Mỹ đă đi hết rồi, ai lo cho chúng tôi, một nhóm người di tản to lớn như vậy.  Tôi nghĩ con đường di tản duy nhất là đi vào cảng và leo lên tàu, nhưng tôi lại không thể làm được việc ấy.  Cuộc tụ họp ở Nguyễn Hậu đêm ấy đă thất bại; vài người đă ra đi bằng tàu Hải quân, nhưng số đông th́ trở về nhà sáng hôm sau trong nỗi tuyệt vọng.

 

Tiếng nổ của bom, hỏa tiển, và đạn pháo nghe vọng từ xa suốt đêm.  Đài phát thanh Sài G̣n chỉ truyền thanh quân nhạc: Một thói quen của đài ấy khi có một biến cố quan trọng.  Người Việt đă từng nghe loại nhạc này từ cuộc đảo chánh 1963 lật đổ nền đệ nhất cộng ḥa, từ Tết Mậu Thân 1968, từ những cuộc đảo chánh chống chính phủ của Dương Văn Minh và của Nguyễn Khánh.  Lần này th́ ḍng nhạc ấy đang chuẩn bị cho một biến cố quan trọng nhất, có lẽ là cho sự mất nước!  Đài tiếng nói hoa kỳ đă ngưng phát thanh bài White Christmas được phát liên tục trước đó; sự rút lui của Mỹ đă hoàn tất.  Đài BBC th́ loan báo rằng Tổng Thống Dương Văn Minh của Việt Nam đă thất bại trong dự định hợp tác với VC, và các đơn vị quân đội Cộng Sản đang bao vây Sài G̣n chờ đợi sự đầu hàng của Big Minh.  Cộng Sản cho rằng Minh chỉ là sự tiếp nối của một chính phủ do Mỹ giúp đỡ.

 

Chúng ta đă thất bại, và đất nước chúng ta phải mất trong một hai ngày tới.  Các đơn vị Cộng Quân đang bao vây thủ đô.  Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă tan ră hoàn toàn.  Hầu hết các nhà lănh đạo của chúng ta đă trốn chạy, và tân tổng thống th́ ra lệnh buông vũ khí.  Cuộc ḥa hợp nếu diễn ra cũng chỉ là một tự sát.  Tôi đă nghe phát thanh suốt đêm chờ đợi sự việc tồi tệ nhất diễn ra với nỗi thất vọng hoàn toàn.  Tôi đă không thể kềm được những giọt nước mắt khỏi trào ra.

 

 

 

Chương 7. Những Ngày Đầu Tiên Trong Chế Độ Cộng Sản.

Ngày 30 tháng tư năm 1975, một ngày lịch sử mà chắc không một người Việt nào ở trong nước hay đang lưu vong trên toàn thế giới có thể quên được.  Tôi choàng dậy sớm mặc dù đă không ngủ tối hôm qua.  Vợ tôi vẫn c̣n ngủ say; tôi không muốn đánh thức cô ấy v́ tôi muốn cô ấy được an ổn tâm thần cho dù sự việc tồi tệ nhất có diễn ra ngay vào sáng hôm đó.  Con đường phía trước nhà mẹ tôi đă ồn ào mặc dù lệnh giới nghiêm vẫn đang c̣n hiệu lực.  Dân chúng đi lui tới rất vô trật tự; xe gắn máy bóp kèn inh ỏi.

 

Tôi biết sẽ có điều ǵ đó diễn ra v́ đêm qua tôi đă nghe nói đến việc mất nước trên những đài phát thanh.  Tôi quả thật không hiểu tại sao những cái gọi là cơ quan ngôn luận của thế giới tự do lại thường xuyên có những thông tin có lợi cho đối phương như vậy.  Cuộc tàn sát ở Mỹ Lai và h́nh ảnh của ông Nguyễn Ngọc Loan, chỉ huy trưởng Cảnh Sát Việt Nam, bắn một tên VC trong Tết Mậu Thân được đăng tải trên nhiều báo chí và tập san, nhưng tôi chưa hề thấy một h́nh ảnh nào về sự tàn sát ở Huế, Quảng Trị, khi VC tạm chiếm các thành phố này, hay những h́nh ảnh của trẻ em ở một trường tiểu học ở Cai Lậy bị giết bởi đạn pháo kích của VC.  Cuộc chiến tranh được coi là dài nhất và thê thảm nhất sau cuộc Thế Chiến Thứ Hai th́ không thể nào tránh được việc giết chóc những người dân vô tội.  Những kế hoạch tuyên truyền của những cơ quan thông tin đă khiến Cộng Sản đạt được sự đúng đắn trong khi cái gọi là Đồng Minh th́ lại mất đi sự ủng hộ của quần chúng.  Sự thất bại của chủ nghĩa Tư Bản trong chiến tranh Việt Nam không do chính cuộc chiến mà bắt nguồn từ những phong trào phản chiến ở Mỹ và trên thế giới.

 

Tôi đang chờ đợi sự khủng hoảng của đất nước với niềm tuyệt vọng vô bờ.  Dân chúng th́ dường như quá quen với chiến tranh nên vẫn sống như thường lệ.  Tôi không thể phân biệt được ai là VC ai không v́ mọi người đều là người Việt.  Đó cũng chính là điều khó khăn cho tôi trong nhiệm vụ hàng ngày.  Đôi khi tôi nghĩ sự chấm dứt cuộc chiến này có lẽ sẽ tốt hơn đối với nhân dân tôi cho dù chiến thắng thuộc về phía bên nào.  Chúng ta đều là người Việt dù là Cộng Sản hay Tư Bản.  Điều tôi hy vọng chính là dân tộc tôi sẽ sống trong ḥa b́nh và giàu có hơn.  Một trăm năm trong chủ nghĩa Thực Dân và ba mươi năm chiến tranh đă khiến đất nước tôi trở thành một nước nghèo nàn và tan nát nhất thế giới.  Nếu VC có thể đem lại hạnh phúc và ấm no cho toàn dân th́ quả thật chiến thắng của họ rất xứng đáng.  Đời tôi th́ cũng chỉ như một hạt cát trong băi sa mạc, và nếu tôi có chết đi th́ cũng không là ǵ cả.  Ư nghĩ này khiến tôi có một chút an tâm.

 

Tiệm may của mẹ tôi vẫn mở cửa như thường lệ.  Thợ may vẫn đến làm việc, khách hàng vẫn đến và đi như không có chuyện ǵ xảy ra.  Khoảng 10giờ 30 sáng, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh việc đầu hàng Cộng Sản một cách vô điều kiện.  Ông ta nói rằng “việc đầu hàng này sẽ tránh việc tắm máu của dân chúng một cách vô ích”, và ông ta yêu cầu “quân đội Việt Nam Cộng Ḥa hăy buông vũ khí trong trật tự và chờ đợi tại chỗ để bàn giao cho VC.”

 

Tôi nghe nhiều tiếng súng nhỏ nổ vài nơi nào đó rất gần.  Mặc dù đă có lệnh ngưng bắn, vài chiến binh nhảy dù gác ở Viện Ung Thư gần nhà mẹ tôi đă nổ súng vào các đơn vị VC và rồi tự sát.  Vài cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn xảy ra ở Bà Quẹo, gần trại Hoàng Hoa Thám của quân Nhảy dù.  Những chiến sĩ tuyệt vọng và không có cấp chỉ huy đă tự động gây nên những cuộc đụng độ cuối cùng trước khi tự sát.  Họ là những người cuối cùng ngă xuống cho đất nước.  Tôi không biết họ có phải là những vị anh hùng hay không, nhưng tôi rất ngưỡng mộ những hành động đó.  Tôi đă không đủ can đảm để làm việc ấy mặc dù tôi cũng đă suy tính việc này rồi khi tôi mang súng về nhà.  Quả là rất khó có thể quyết định tự chấm dứt cuộc đời ḿnh ngay cả trong hoàn cảnh hoàn toàn tuyệt vọng đi nữa.

 

Tiếng súng đă thưa dần.  Đường phố càng lúc càng trở nên náo nhiệt; tôi không thấy một VC nào ngoài những đứa trẻ cầm súng M16 và mang băng vải đỏ trên tay áo ngồi trên những chiếc xe đủ loại từ xe nhà binh đến xe dân sự lấy được từ những người di tản.  Dân chúng gọi họ là những “nhà cách mạng ba mươi” có nghĩa là những người lợi dụng thời cơ để trở thành những nhà cách mạng ngay trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.  Họ từng là những học sinh, sinh viên, hay những nhân dân tự vệ trong vùng.  Những người lính Nam Việt Nam th́ trở về nhà trong bộ đồ lót: binh phục và vũ khí của họ đă bỏ lại nơi nào đó trong đường phố.  Lời kêu gọi của tướng Nguyễn Hữu Hạnh trên đài phát thanh Sài G̣n yêu cầu binh sĩ và sĩ quan ở lại vị trí để đợi bàn giao cho VC đă không có hiệu lực; mọi người đều cố t́m đường thoát thân hay trở về nhà.  Những người di tản thất bại đang vội vă quay về lại nhà.  Dân chúng đứng trước cửa nhà để cố xem coi VC ra thế nào trong lần đầu tiên trong cuộc đời của họ!  Tất cả những điều này đă tạo nên một quan cảnh rất khôi hài.

 

Mọi người đều có những suy nghĩ rất khác nhau.  Binh sĩ và sĩ quan Nam Việt Nam th́ lo lắng về số phận của họ; những người giàu có th́ lo cho của cải của họ, và dân nghèo th́ lại chờ đợi sự thay đổi số phận của họ theo như Cộng Sản hứa hẹn.  Những sự lo lắng cộng với mong chờ đă tạo nên một sự kỳ lạ chưa từng thấy trong đời tôi.

 

Vào Tết Mậu Thân, dân chúng đă vội vàng di tản ngay khi nghe VC đến.  Giờ này đây, họ không c̣n biết chạy đi đâu v́ VC đă chiếm toàn bộ đất nước rồi!  Số phận của họ không c̣n nằm trong tay của chính họ nữa.  Họ phải chờ đợi điều ǵ đó đến với họ.  Đài Phát Thanh Hà Nội ra lệnh các đơn vị VC không được đụng đến một cây kim hay sợi chỉ của dân chúng, nhưng vài người th́ nói đùa rằng VC  thích lấy những cái quư giá hơn là những cây kim hay sợi chỉ.  Vài người khác c̣n đùa rằng kể từ đây họ không c̣n lo sợ bị VC pháo kích nữa v́ Mặt Trận đă giải phóng Sài G̣n!  Sự chịu đựng của dân chúng đă quá sức đến nỗi họ có thể đùa ngay cả trong sự tuyệt vọng tột cùng của họ.

 

Lời kêu gọi của tướng Nguyễn Hữu Hạnh cùng giọng ca của Trịnh Công Sơn trong nhạc phẩm “Nối Ṿng Tay Lớn” liên tục nhau phát thanh trên đài Sài G̣n.  Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ  nổi tiếng của Nam Việt Nam, trong những năm 1960 – 1970 đă cùng với nữ ca sĩ Khánh Ly hát những ca khúc phản chiến trong các Đại Học ở Nam Việt Nam để thúc đẩy các phong trào chống chính quyền trong sinh viên.  Nhiều lần chúng tôi đă nêu việc này lên cấp trên, nhưng chính quyền không có lư do để đàn áp cho đến khi Trịnh Công Sơn nhập ngũ.  Các phong trào ca hát chống chiến tranh và chống chính quyền này vẫn tiếp tục cho đến ngày này Trịnh Công Sơn ra mặt là một tên Cộng Sản với bản nhạc “Nối Ṿng Tay Lớn” chào mừng các “đồng chí” của anh ta (từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay…).  Tôi không biết ǵ về Nguyễn Hữu Hạnh chỉ v́ tôi không trực tiếp ở trong quân đội.  Tôi cũng không biết ông ta là Cộng Sản hay chỉ là người Cơ Hội.

 

Xe cộ, binh phục, và vũ khí bỏ bừa băi đầy trên đường phố.  Trẻ con nghịch đùa với vũ khí và đạn pháo M30, và cũng đă có vài tai nạn xăy ra.  Vài người tháo rời những thứ trong xe cộ do những người di tản bỏ lại và lấy đi những ǵ lấy được.  Không c̣n cảnh sát giữ trật tự đường phố nữa nên xe cộ bị tắt nghẽn và mất trật tự.  Vài thanh niên mang băng đỏ đă tự đứng ra làm người chỉ dẩn lưu thông cố duy tŕ trật tự.

 

Khoảng trưa, đơn vị VC vào chiếm Đài Phát Thanh Sài G̣n và tuyên bố chấp nhận việc đầu hàng vô điều kiện của tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của cái gọi là “Ngụy Quyền Nam Việt Nam”.  Đó là lần đầu tiên tôi nghe danh từ “ngụy quyền” và “ngụy quân”.  Cùng lúc đó, Cộng Sản tuyên bố rằng Sài G̣n trở thành thành phố Hồ Chí Minh.  Tôi không c̣n nghe tiếng của Trịnh Công Sơn và Nguyễn Hữu Hạnh đâu nữa.  Bài ca “Sài G̣n Quật Khởi” đă thay vào đó, và đó cũng là lúc mà dân Sài G̣n lần đầu tiên được nghe một loại nhạc vừa nhanh vừa có âm điệu giống như nhạc Tàu.  Sài G̣n đă được tiếp thu bởi cái gọi là “Ủy Ban Quân Quản Thành Phố” do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch.

 

Vài chiếc xe Molotova, loại xe nhà binh của Liên Xô, bắt đầu thấy xuất hiện trên đường phố chở đầy những bộ đội Bắc Việt trong quân phục xanh với “nón cối” một loại nón của bộ đội Bắc Việt.  Dân chúng đổ ra đường để chào đón những người lính Cộng Sản, những con người c̣n quá trẻ và quá lạc lơng trong ánh sáng chói lọi của Sài G̣n.  Đó là cách mà dân Sài G̣n chuẩn bị cuộc sống của họ với những người Cộng Sản!  Những lo lắng của họ đă thành sự thật, và họ đành phải chào đón những người Cộng Sản với niềm vui để che dấu những lo âu đang mang trong ḷng.  Tôi không thể phân biệt được ai là kẻ có một cảm t́nh thật sự!

 

Vẫn c̣n vài người chở trên xe đạp hay xe gắn máy những hàng hóa lấy được trong những nhà kho bỏ lại chen lẫn với dân chúng đang chào đón những bộ đội chiến thắng.  Dân Sài G̣n bắt đầu giăm đi những lo âu khi thấy những bộ đội Bắc Việt rất là luộm thuộm và lạc lơng.  Trẻ con bắt đầu quen dần với VC và chúng c̣n leo lên cả trên những chiếc xe tăng của VC.  Trong lúc đó th́ đài truyền h́nh Sài G̣n lại chiếu cảnh một chiếc xe tăng Cộng Sản cày bừa lên cánh cổng mở rộng của dinh Tổng Thống, bắn một cách vô nghĩa vào ṭa nhà, và cây cờ của VC đă được kéo lên nóc dinh.  Cờ ba màu của mặt trận giải phóng miền Nam treo khắp nơi.  Vài tiệm của người Tàu c̣n treo cả cờ của Trung Cộng nữa.

 

Cuộc chiến ghê gớm nhất trong hai mươi năm đă chấm dứt một cách dễ dàng; những người chiến thắng th́ ngỡ ngàng, và những kẻ thất bại th́ vẫn chưa tin vào sự thật!  Chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt, nhưng cái ǵ đây sẽ tiếp tục sau cuộc chiến?  Đối với những sĩ quan của chế độ củ và đối với bản thân tôi th́ dĩ nhiên là đang chờ đợi những cuộc trả thù.  Bất cứ điều ǵ xăy đến, chúng tôi đều phải chấp nhận hết v́ chúng tôi đă chiến bại.  Cái chết sẽ là điều cuối cùng; tôi nghĩ thế.  Nhưng đối với nhân dân nước tôi, đặc biệt là dân Sài G̣n, điều ǵ sẽ đến với họ đây khi họ là những người đă quen sống với sự tự do?  Nền ḥa b́nh mà Cộng Sản mang đến cho đất nước tôi dường như là khó chịu ngay đối với những người dân chưa hề có dính líu ǵ đến chế độ cũ.  Sự đối nghịch giữa những bộ đội miền Bắc và dân Sài G̣n trông quá rơ ràng nhất là vẻ bên ngoài.  Những bộ quân phục luộm thuộm với những đôi dép râu của VC quả thật rất khó được chấp nhận bởi dân Sài G̣n, những người đă quen với thời trang.

 

Không lâu sau khi tiếp thu Sài G̣n, Ủy Ban Quân Quản thành phố Hồ Chí Minh ban hành một số quy định nhằm mục đích làm thay đổi lối sống của Sài G̣n: bất cứ ai c̣n sống theo lối sống của Mỹ như mở hộp đêm, khu giải trí, hoặc ăn mặc “sặc sỡ” sẽ bị phạt.  Nhiều thanh niên nam nử bị cắt quần ống loe và mái tóc dài.  Trên đường phố đă thấy có dấu hiệu của sự thay đổi: chiếc áo dài truyền thống đă biến mất để thay vào đó bằng áo bà ba và quần đen.  Băng khẩu hiệu và bảng hiệu của các cửa hàng cũng đổi màu thành nền đỏ chử vàng.  Bệnh viện Từ Dũ đổi tên thành “xưởng đẻ”!  Bệnh viện Nguyển Văn Học thành “Bệnh Viện Nhân Dân tỉnh Gia Định”.  Danh từ “nhân dân” được dùng khắp nơi: Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Chính Quyền Nhân Dân, và đặc biệt là “Ṭa Án Nhân Dân”.  Mọi cái đều là của nhân dân, nhưng Cộng Sản điều khiển hết mọi thứ.  Trong mọi văn bản của VC, luôn có tiêu đề:

 

Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam

 

Độc Lập, Ḥa B́nh, Trung Lập.

 

Nhưng không ai tin đây là một quốc gia trung lập ngoại trừ một nước Cộng Sản.

 

Ngày thứ Năm, 1 tháng Năm 1975 cũng là ngày Lao Động của Cộng Sản Quốc Tế.  VC tổ chức một cuộc diễn binh vĩ đại gồm có xe tăng T-54 và PT-76, hỏa tiển SAM của Sô Viết và tất cả mọi thứ vũ khí của các nước Cộng Sản.  Hàng trăm ngàn người dân Sài G̣n và vùng phụ cận hiếu kỳ đổ xô vào xem.

 

Tôi đưa vợ tôi đến nhà ba má cô ấy.  Đường phố đông đúc.  Mặc dù tôi nghe rằng vài tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa đầu hàng, nhưng VC đă tuyên bố rằng chúng đă hoàn tất nhiệm vụ giải phóng đất nước.  Cuộc diễn hành được tổ chức ở Sài G̣n, trước dinh Tổng Thống cũ chính là để ăn mừng chiến thắng của họ.  Đường phố được trang hoàng bởi rừng cờ và biểu ngữ màu đỏ chói, màu của máu.  Tôi nh́n thấy những biểu ngử như: “Không có ǵ quư hơn Độc Lập, Tự Do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể ṃn, song chân lư ấy không bao giờ thay đổi”.  Hầu hết những khẩu hiệu đều mang tên tác giả là Hồ Chí Minh.  Tôi không biết những cái đó có đúng không, nhưng có một khẩu hiệu đă khiến tôi buồn cười.  Khẩu hiệu đó cũng nói rằng do Hồ Chí Minh là tác giả: “Kế hoạch mười năm là trồng cây, kế hoạch trăm năm là trồng người”.  Tôi đă biết câu nói này là của Quản Di Ngô, một chiến lược gia thời Đông Chu, vào thế kỷ thứ 5 trước Thiên Chúa giáng sinh.

 

H́nh của Hồ Chí Minh treo cùng khắp nơi với câu: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại sống măi trong sự nghiệp của chúng ta”.  Hồ đă từng là người Cộng Sản đầu tiên của Việt Nam và là một người Cộng Sản Quốc tế ở Liên Xô, Hồ đă chết vào năm 1969 sau khi thất bại trong việc mưu toan thôn tính miền Nam vào Tết Mậu Thân.  Vào lúc này th́ người dân miền Nam đă nhận thức được điều mà họ đă từng nghe nói về “Bác và Đảng”.  Ở miền Bắc Việt Nam, không có ǵ ngoài Bác -bác Hồ- và Đảng -đảng Cộng Sản-.  Đối với người dân trong chế độ Cộng Sản miền Bắc Việt Nam th́ gia đ́nh, tổ quốc, tôn giáo đều không có ư nghĩa ǵ ngoài Bác và Đảng!  Và giờ đây điều đó đă trở thành cái thực tế để nhân dân miền Nam chiêm nghiệm những ǵ mà họ đă nghe được trước kia.  Nghĩ đến điều này, tôi bỗng cảm thấy tội nghiệp cho dân tộc ḿnh.

 

Bằng cách ban hành những quy định cho nếp sống mới, VC đă loại trừ tự do cá nhân của dân chúng, và bằng cách đóng cửa báo chí, họ đă chấm dứt quyền tự do ngôn luận của người dân.  Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo?

 

Đường phố từ nhà tôi đến nhà ba mẹ vợ tôi đă được trang hoàng đỏ chói.  Cờ ba màu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam chen lẫn với cờ đỏ của Bắc Việt và cờ của Cộng Sản Trung Hoa treo trước mọi nhà.  Băng biểu ngử và vài bảng hiệu cũng nhuộm màu đỏ.  Dân Sài G̣n thích ứng rất nhanh với hoàn cảnh.  Nhưng vẫn c̣n dấu hiệu của những cây cờ ba sọc đỏ của VNCH đă được vẽ lên trước đây.  VC chưa đủ thời giờ để xóa hết những thứ này cũng như những khẩu hiệu cũ: “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm” hoặc “Đất nước c̣n là c̣n tất cả, đất nước mất vào tay Cộng Sản là mất tất cả.”  Những cái ấy dường như là một chứng tích cho dân chúng để họ có cơ hội nhận rơ những hành động của Cộng Sản trong những ngày sắp tới.

 

Một cuộc chiến tranh tàn bạo đă chấm dứt một cách dể dàng, nhưng tôi nghĩ vết thương của nó sẽ không dễ ǵ hàn gắn được.  Đối với người dân miền Nam, những người đă quen sống trong tự do, chắc sẽ không dễ ǵ sống được trong một chế độ độc tài, nhất là dưới chế độ Cộng Sản.

 

Anh chị vợ tôi, Linh và Lan, đều ở bên nhà ba má vợ tôi.  Họ chưa dám ở nhà họ một ḿnh.  Linh nói với tôi rằng chúng tôi phải tŕnh diện tại cơ quan vào ngày mai, 2 tháng 5 theo lệnh của ông Lộc, nguyên đặc ủy trưởng.  Tôi không biết phải làm sao v́ tôi đă nghe nói rằng người tiếp thu cơ quan là Nguyễn Tá, người đă từng làm việc chung với tôi trong khi tôi c̣n làm trong ban nội chính.  Tá đă trốn vào mật khu khi bị nghi ngờ là VC.  Tôi từng đi công tác ở Đà Lạt với Tá khi tôi đang theo dơi những hoạt động của nhóm “Lực Lượng thứ ba”, nhưng tôi nghĩ chắc anh ta chỉ biết bí danh của tôi chứ chưa biết tên thật.

 

– “Tôi nghĩ chúng ta phải lựa chọn thôi bởi v́ không thể nào trốn tránh măi được.  Sinh mạng chúng ta giờ đây giống như con cá nằm trên thớt, chúng ta không c̣n ǵ khác hơn là phải đánh cuộc với số mệnh.”  Linh nói.

 

– “Chúng ta th́ coi như đă chết rồi từ ngày hôm qua.”  Tôi trả lời.  “Tôi th́ chẳng c̣n tha thiết đến điều ǵ nữa cả, tôi sẽ đi vào cơ quan ngày mai với anh để xem t́nh h́nh thế nào.  Nhưng tôi cảm thấy không yên tâm về vợ tôi với cái bầu của cô ta.”

 

Chúng tôi nh́n nhau im lặng.  Linh và tôi có cùng hoàn cảnh v́ chị vợ tôi và vợ tôi đều cùng làm trong cơ quan.  Tôi không biết có nên để vợ tôi đi tŕnh diện hay không, nhưng rồi cô ấy không muốn ở nhà để chờ đợi tôi.  Vợ tôi cũng muốn được cùng chấp nhận mọi điều xảy ra cho chúng tôi.  Thêm vào đó, vợ tôi cũng không thể trốn đi đâu được v́ hồ sơ giấy tờ vẫn c̣n lại trong văn pḥng, và VC đă biết mọi điều về chúng tôi.

 

Hết chương 5 – 7. 

 

Xin xem tiếp chương 8 – 19.

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Hoàng Hải Thủy

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten