Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thực tế người anh hùng đích thực chỉ có một đời sống để tận hiến. V́ thế  một con người chỉ trở thành anh hùng khi hành động của họ phải trả gía bằng sinh mệnh. Lư do người chết không bao giờ phản bội lại lư tưởng mà họ đă chọn, Khi người anh hùng ngă xuống khí phách của họ đă vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian để  đi vào lịch sử.

 

Kim Âu

 

 

Writing is an art, writing is a skill Series.

 

 

*~

 

Lời đề tựa

 

Viết luôn là một điều cần thiết đối với cuộc sống con người. Có rất nhiều dạng viết, văn bản khoa học, thi ca, truyện, kư sự, bài luận... Mỗi dạng viết đều có điểm mạnh và điểm yếu, và đều đóng vai tṛ quan trọng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống. Khi viết gắn với văn học, viết c̣n là một nghệ thuật. 

Đối với mọi thể loại viết, để có thể viết hay được cần đến hai yếu tố, tài năng và kỹ thuật. Trong khi tài năng là do bẩm sinh, và không thể thay đổi được th́ kỹ thuật có thể phát triển bằng cách đọc nhiều, bằng cách tự ư thức phát triển kỹ thuật của ḿnh. Tôi không phải là một người có tài năng ǵ trong lĩnh vực viết truyện này. Tôi cũng không dám nói kỹ thuật viết của tôi cao. Nhưng tôi có thể nói rằng tôi rất yêu thích viết, và tôi muốn kỹ thuật viết của ḿnh có thể khá hơn. V́ vậy, tôi quyết định lập ra series này.

 

Đây không phải là một cách để chứng minh rằng tôi có kinh nghiệm trong việc viết. Tôi cũng chỉ đang học cách để viết sao cho có thể đọc được mà thôi. Tất cả những ǵ sẽ được đưa ra trong Series đều được rút ra từ những ǵ tôi t́m thấy ở trên mạng, những ǵ tôi được những người viết fic khác chỉ dẫn, từ kinh nghiệm của chính tôi, và điều quan trọng nhất, là từ con mắt của một người ĐỌC. 

Tôi lập ra series này, một phần là muốn tự nâng cao khả năng của ḿnh. Đây cũng là một cách để tôi học. Một phần khác, tôi hy vọng series này có thể đem đến cho những người cũng yêu thích văn học như tôi một cái ǵ đó hữu ích. Nếu có thể, tôi cũng mong các bạn đóng góp những kinh nghiệm của các bạn để chúng ta có thể cùng chia sẻ.  Cũng xin cảnh báo, nếu bạn không có ư định nghiêm túc trong việc viết fic hoặc trở thành một editor/beta reader th́ xin đừng đọc tiếp. Nghiên cứu về cách viết có thể sẽ biến bạn trở thành một độc giả khó tính. Trước đây tôi là một người đọc khá dễ tính. Một ngày tôi đọc ít nhất là 10 chapter từ các fic khác nhau. Thế nhưng càng viết nhiều và càng đi sâu vào những bài viết này th́ tôi càng thấy ḿnh trở thành một độc giả khó tính. Tôi chọn lựa fic rất kỹ để đọc. Và nhiều khi đang theo dơi một câu chuyện th́ tôi lại tự ngắt mạch đọc của ḿnh mà kêu lên bực bội mỗi khi có một chi tiết không hợp lư.

 

So. Be warned.  Embarrassed

 

Kal Kally.

 

~*~

 

 

Mục lục

 

1. Một số điều nên biết khi viết fic

Part 1: Outside the fic.

Part 2: Inside the fic

 

2. Mary Sue, thiên thần hay ác quỷ.

Part 1: Gương mặt của một thiên thần?

Part 2: Bản chất của một ác quỷ?

Part 3: Sự thật và lời bào chữa.

 

3. Real People fic, lằn ranh mỏng giữa được phép và không được phép.

 

4. Góc nh́n của người viết. POV - Point of View

 

# Viết tự do - Một cách luyện tập suy nghĩ.

 

5. Plot - T́nh tiết truyện/cốt truyện

 

6. Bắt đầu và kết thúc

 

7. Xây dựng nhân vật [1] - Vẻ ngoài nhân vật

 

8. Xây dựng nhân vật [2] - Tính cách nhân vật

 

9. Xây dựng nhân vật [3] - Tính cách nhân vật (cont)

 

10. Xây dựng nhân vật [4] - Tên nhân vật

 

# Bảng thông tin nhân vật

 

11. Hội thoại [1]

 

12. Hội thoại [2]

 

13. Bối cảnh

 

14. Nhịp độ và giai điệu

 

15. Xử lư thông tin

 

16. Tŕnh bày Fic

 

17. Writer Block và Cảm hứng

 

18. Alternative Universe – Những thế giới khác biệt

 

# Bản hướng dẫn không-hẳn-là-chính-thức để viết angst.

 

19. Cái bẫy angst

 

# Bài tập và thách thức

 

20. Lời kết & Danh ngôn

.

#1 in the Writing is an art, writing is a skill Series.

by Kal Kally

 

Một số điều nên biết khi viết fic

 

Part 1: Outside the fic.

 

 

Giới thiệu: Bài này được viết dựa theo kinh nghiệm của bản thân là một người ĐỌC. Bản thân người viết không phải là một người viết fic hoặc fan fiction vô cùng tài năng ǵ, cũng không mong muốn lên mặt dạy đời, bài này được viết dưới cái nh́n của một người đọc chứ không phải một người sáng tác. Hướng dẫn để viết một fic chất lượng cao cũng nằm ngoài khả năng của người viết. Đây chỉ là danh sách được rút ra từ những lỗi cơ bản của những người viết truyện nghiệp dư với mục đích để các fic tỏ ra có thể đọc được.

 

1. Hăy để tên bạn, và tên của đồng tác giả với bạn vào dưới tất cả các phần của câu chuyện của bạn, đặc biệt là dưới tựa đề. Rất nhiều truyện được lấy về, lưu trong máy, thậm chí được in ra, do những độc giả nhưng những những độc giả đó thường không bao giờ bận tâm copy thêm tên bạn nếu tên bạn để tách rời với truyện. Post truyện ở một forum cũng vậy. Thậm chí ở một số trang Web, tên của người viết c̣n không được đặt ở trang Web đó. Khi bạn sáng tác một câu chuyện nào đó, nghiệp dư hay không, post ở đâu cũng như vậy, bạn xứng đáng được biết tới ít nhất là chính bạn đă tạo ra câu chuyện đó chứ không phải là ai khác.

 

2. Khi viết, hăy luôn đặt warning cẩn thận nếu fic của bạn có chứa những nội dung dù chỉ hơi người lớn một chút hoặc những nội dung có thể gây phản cảm cho người đọc, chẳng hạn như cái chết của nhân vật chính, angst... Điều này về phía độc giả, sẽ giúp họ tránh được những truyện mà họ không muốn đọc, nếu đọc xong sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu. Về phía bạn, nó sẽ giúp bạn tránh được một phần những lời chỉ trích nếu có.

 

3. Luôn luôn viết Summary. Hăy luôn luôn giới thiệu ngắn về câu chuyện của bạn. Nó giúp người đọc có được một cái nh́n về truyện đó và quyết định liệu ḿnh có muốn đọc nó hay không, có lựa chọn đọc nó hay không giữa hàng ngàn, hàng triệu triệu những fic đang đầy rẫy trên mạng. Hăy post Summary đó ở ngoài truyện nếu có thể được, đây là trường hợp bạn post ở những trang lớn như fanfiction.net hay có trang Web riêng. C̣n nếu không được như khi bạn post ở forum, th́ hăy đặt nó ở đầu fic. Rất nhiều người tôi biết, trong đó có tôi, thường bỏ qua những fic khi nó không có summary.

 

4. Hăy cẩn thận khi viết summary Bạn có thể đặt một phần warning vào summary. Nếu bạn viết fan fic và viết chuyện lăng mạn về một đôi nhân vật nào đó, hăy cố nói là bạn đang viết về đôi nhân vật đó. Rất nhiều người đọc chỉ muốn đọc về một đôi nhân vật mà ḿnh yêu thích. Đọc về đôi khác có thể gây cho họ phản cảm. Cũng cố đừng làm lộ kết thúc của ḿnh trong summary. Hăy để câu chuyện của bạn có một chút ǵ bí ẩn để hấp dẫn người đọc. Thường th́ khi gặp một câu chuyện để lộ kết cục ngay từ đầu, người đọc sẽ bỏ qua. Bạn cũng nên hạn chế dùng những từ như "rất bí ẩn", "kỳ lạ" ở trong summary một cách tối đa trừ phi nó vô cùng cần thiết, nó làm cho người đọc cảm thấy truyện của bạn thiếu sáng tạo và đang đi theo một mô típ quen thuộc.

 

5. Kiểm tra lại chính tả. Cho dù bạn đang viết tiếng Việt hay đang viết tiếng Anh, hăy kiểm tra lại chính tả. Tránh viết tắt hay dùng những kư hiệu đặc biệt. Đây là điều tối thiểu mà bạn có thể làm để tôn trọng độc giả của bạn. Không có ǵ khó chịu hơn là đọc một câu chuyện đầy những từ viết tắt, những kư hiệu. Hơn nữa, viết tắt và kư hiệu sẽ phá hỏng những đoạn sâu sắc, những khúc miêu tả tâm lư và những hiệu ứng mà bạn tạo cho fic của bạn bằng ngôn từ.

 

6. Rất nhiều người khuyên là bạn nên t́m cho ḿnh một người kiểm tra fic. (Beta-reader) Người này có thể là bất cứ ai, bạn, người thân, không cần phải là một nhà phê b́nh văn học, chỉ cần là một người yêu thích văn học. Đừng chọn một người kiểm tra fic không bao giờ đọc sách để giải trí, hay bản thân người đó lại dùng ngữ pháp sai trầm trọng. Khi người kiểm tra fic t́m được một lỗi sai, hăy biết ơn người đó chứ đừng tỏ ra khó chịu. Những nỗ lực của một người kiểm tra fic không phải là để đối chọi hay đả kích bạn mà chỉ là mong muốn giúp fic của bạn hoàn thiện hơn.

 

7. Đừng xin lỗi. Nếu fic của bạn chưa được beta (kiểm tra) th́ đừng nói lên điều đó. Đừng thông báo một cách căng thẳng "đây là fic đầu tay của tôi". Nếu chính bản thân người viết fic cảm thấy phải xin lỗi độc giả về những lỗi ngữ pháp, hay là những thứ lỗi khác có thể có trong fic th́ những người đọc nhạy cảm có thể nghĩ "Cảm ơn đă thông báo" và không đọc fic đó nữa. Cho dù bạn viết về nội dung ǵ, có làm phản cảm người đọc hay không, đừng bao giờ xin lỗi về nó. Tôi đă học được điều này, và đây là bài học mà tôi nhớ nhất, khi tôi viết một fic có nội dung có thể khiến người khác khó chịu. Một số người phản ứng lại fic của tôi, chỉ trích nội dung đó. Nhưng khi tôi xin lỗi về nó, th́ tôi nhận được không ít những lời "you don't have to apologize for it", "never apologize" từ cả những người ủng hộ tôi và những người đă chỉ trích tôi. Bởi v́ nếu bạn đă không yêu thích và tự hào về những ǵ ḿnh viết th́ post nó có ư nghĩa ǵ chứ? Và nếu bạn thông báo nó ra th́ c̣n có ai muốn đọc nó nữa không? ĐỪNG POST TRUYỆN CHO ĐẾN KHI BẠN TỰ HÀO VỀ NÓ.

 

8. Chú ư của người viết (Author Note/AN). Một số người có xu hướng đặt AN vào ngay giữa câu chuyện của ḿnh. Đừng làm thế. Bạn không cần phải chen ngang vào một câu AN dạng "AN: Tôi quên mất không nói, đó là người yêu cũ của cô ta." hay "AN: Viết cậu ta như thế này tôi cũng đau lắm chứ." Nếu bạn có điều ǵ quên mất không nhắc đến, hăy t́m cách nhắc đến ở phần sau, và mọi AN chỉ nên đặt ở đầu hoặc cuối truyện.

 

9. Hăy để cho ḿnh có thời gian để viết. Đúng là có nhiều khi bạn sẽ viết được một fic hay với những t́nh cảm trào dâng chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho fic của bạn. Dành thời gian để đọc lại nó và suy nghĩ về nó. Nếu bạn viết toàn bộ fic trong một phút cảm hứng dào dạt, cũng đừng nói nó ra khi giới thiệu về fic của ḿnh, v́ tâm lư người đọc là chẳng bao giờ muốn đọc một fic có vẻ không được chăm chút cẩn thận cả.

 

10. Đặt cho ḿnh một hạn cuối, deadline. Hăy cố hoàn thành kịp fic của ḿnh trước deadline đó. Tuy deadline có tác dụng kích thích bạn viết, nhưng xin nhớ deadline không phải là một thứ giết chết chất lượng. Hăy chú ư tới deadline nhưng đừng coi trọng quá mức deadline. Nếu bạn cần, th́ hăy để thêm thời gian cho ḿnh để viết một fic thật sự chất lượng chứ không phải chỉ là một sản phẩm trong cơn vội vă. Và đối với việc đọc, việc một fic đang hay dừng lại và phải chờ đợi nó update tiếp là một việc disturbing like hell, nhưng cũng đem đến một cảm giác chờ đợi rất hay chỉ có ở riêng việc đọc truyện. ^^

 

Part 2: Inside the fic

 

 

1. Đừng lập lại chính ḿnh. Một số thông tin liên quan tới nội dung chuyện được đưa ra là cần thiết và đem lại điểm nhấn cho câu chuyện. Lần thứ hai nó được đưa ra mà không phải nhằm tạo ra t́nh huống truyện vẫn có thể chấp nhận được. Lần thứ ba sẽ tạo nên phản cảm. Người đọc không phải là người dễ quên. Lần thứ nhất là họ hiểu rồi. Bạn không cần phải nhắc lại nữa.

 

2. Nắm rơ tính cách nhân vật. Điều này rất cần thiết nếu như bạn đang viết fan fiction và đặc biệt cần thiết nếu bạn đang đi theo t́nh tiết có sẵn trong truyện gốc. Nên cố đừng làm sai lệch tính cách nhân vật hết mức có thể. Khi đọc một fan fic, người đọc đă có sẵn h́nh tượng nhân vật trong đầu, v́ vậy, khi nhân vật bạn viết đi chệch với h́nh tượng ấy, người đọc sẽ có phản cảm. Dĩ nhiên, điều này là điều thừa đối với những truyện vui cười, Humor, v́ trong thể loại này, sự làm sai lệch tính cách nhân vật được sử dụng như một công cụ để tạo tính hài hước.

 

3. Tránh xa Mary Sue. Mary Sue là một nhân vật quá hoàn thiện mà người viết sáng tạo nên từ mơ ước của chính ḿnh. Đúng, có một số tác phẩm viết về Mary Sue vẫn rất hay và được yêu thích, nhưng chúng hiếm như một con mèo không thích ăn cá vậy, tác phẩm của bạn sẽ không nằm trong số đó đâu >_< Không có ǵ khó chịu hơn là đọc về Mary Sue. Mary Sue. Cô ta phải chết!

 

4. Đừng viết tắt, đừng dùng những từ phổ biến và thông dụng trong khi chat như LOL, U, Luv. Ít ra th́ nó cũng giữ được cho người đọc một ấn tượng bạn là một người coi việc viết là nghiêm chỉnh, chưa cần biết truyện của bạn có hay hay không. Và điều này sẽ giúp cho những cảm xúc bạn đang muốn thể hiện cho 1 đoạn văn không bị phá hủy. Cứ thử tưởng tượng một câu chuyện bi kịch mà trong lời hội thoại, đối phương luôn được xưng hô thành U, từ 'và' luôn thành '&'..., chắc chắn bị kịch đó sẽ chuyển thành hài kịch.

 

5. Trước mỗi cảnh, nên giới thiệu bối cảnh về thời gian và địa điểm để người đọc không bị khó hiểu với những câu hỏi như 'Lúc nào thế nhỉ? Ở đâu đây?'. Chuyện này là không cần thiết nếu bạn viết PWP, truyện không t́nh tiết hoặc POV ngắn.

 

6. Hăy cho nhân vật một cái tên. Một số người viết có vẻ như không nghĩ ra được cái tên hay sao đó mà để nhân vật có cái tên như ***, ---, XYZ.... Xin đừng làm thế. It's disturbing like hell. Cái tên là cái căn bản nhất để xây dựng ấn tượng về một nhân vật đối với người đọc.

 

7. Đừng viết những truyện mà bạn hoặc bạn của bạn nhảy vào và tiếp xúc với nhân vật. Mọi dạng viết đều là một loại luyện tập tốt, nhưng có post th́ hăy post ở đâu mọi người biết bạn và bạn của bạn là ai như ở forum, đừng post lên những cộng đồng viết fic lớn hoặc một trang Web riêng. Thật khủng khiếp khi phải đọc một fic mà luôn phải tự hỏi, 'người này là ai nhỉ, người kia là ai nhỉ'.

 

8. T́m hiểu về những nội dung ḿnh viết nếu bạn muốn viết AU. AU là khi bạn viết một nội dung, bối cảnh hoàn toàn khác sử dụng những nhân vật có sẵn, ví dụ như Gundam Wing đặt trong bối cảnh cảnh sát và tội phạm. Để viết chúng, ít ra bạn cũng nên biết đôi chút về những ǵ ḿnh viết. Nếu bạn đặt nhân vật vào ngành cảnh sát chẳng hạn, th́ ít ra bạn cũng nên biết cách ăn nói của cảnh sát. Người b́nh thường th́ không sao, nhưng một cảnh sát thật có thể đọc fic của bạn trong lúc giải trí, và anh ta sẽ cười sặc sụa khi thấy bạn dùng sai từ ngữ.

 

9. Cực kỳ quan trọng. Mỗi đoạn hăy dùng một POV. POV là quan điểm của người được nói tới. Mỗi đoạn, mỗi một cảnh, hăy gắn liền nó với quan điểm, cách nh́n nhận và cảm xúc của một nhân vật. Nếu trong một đoạn bạn đang viết về Hiei, cách cậu ta nh́n em gái như thế nào, cách cậu ta đối đáp lại Kuwabara. Hiei nói chuyện với Kurama và rồi cậu ta nói. "Hiei, điều này...." Viết như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bởi người đọc cũng đang theo dơi câu chuyện của bạn dưới cách nh́n của Hiei, phản ứng đầu tiên sẽ là 'Tại sao Hiei lại tự gọi ḿnh nhỉ?'. Sử dụng nhiều hơn một cách nh́n trong một cảnh rất dễ gây khó hiểu và rối cho người đọc.

 

10. Đừng dùng những từ viết HOA. Một ư trọng tâm của bạn mà bạn muốn nhấn mạnh, người đọc sẽ tự hiểu, không cần bạn phải nhắc nhở. Nếu là nhấn mạnh trong hội thoại, khi muốn nói nhân vật thể hiện sự nhấn mạnh ấy trong giọng ḿnh, hăy dùng kư hiệu in đậm *text* hoặc dấu chấm, ví dụ như: Shut. The. Hell. Up. Và những sự nhấn mạnh như vậy cũng không nên được dùng quá nhiều, một hai lần cho một chapter là quá đủ.

                                                      

Part 1: Gương mặt của một thiên thần?

 

Nếu bạn là một độc giả của fiction nói chung và fan fiction nói riêng th́ hẳn bạn đă gặp Mary Sue, cho dù bạn có nhận ra điều đó hay không. Mary Sue đă reo rắc kinh hoàng cho độc giả và người viết ở khắp mọi nơi. Một số người bảo vệ cô ấy, đa phần ghê tởm và chống lại cô ấy. Cô ấy bị buộc tội là phải chịu trách nhiệm cho hầu hết những điều xấu xa trong thế giới của fiction và fan fiction. Cô ấy có bị oan hay không?

 

Mary Sue xuất hiện ở khắp mọi nơi dưới nhiều cái nên và nhiều h́nh dạng. Cô ấy thường rất dễ nhận ra bởi v́ bạn chỉ đơn giản là không thể không nhận ra cô ấy được. Trong fiction, cô ấy nổi bật dưới đủ mọi h́nh thức. Trong fan fiction, cô ấy ẩn ḿnh đi sau những nhân vật lấy từ nguyên bản, lúc này, khó nhận ra cô ấy bằng h́nh dáng, nhưng mọi thứ khác th́ vẫn đập vào mắt những người đă lướt qua Mary Sue.

 

Cô ấy khiến cả hoa hậu thế giới hay tiên nữ cũng phải ghen tị v́ sắc đẹp của ḿnh. Đôi mắt cô ấy thường to đẹp long lanh, đôi lúc thường có những màu khác thường như tím, bạc... Tóc cô ấy có thể dài tới gót, luôn mượt mà, và cũng như mắt, hay có những màu khác biệt như đỏ, bạch kim hay cực kỳ khác biệt như xanh biển hoặc đỏ hơi vàng ánh tím chẳng hạn. Cô ấy là một người đẹp tuyệt vời.

 

Cô ấy lại c̣n thông minh nữa. Mary Sue có tài trong đủ mọi lănh vực. Cô ấy có thể sửa một cỗ máy phức tạp chỉ với một vài công cụ thô sơ dù cô ấy không phải là kỹ sư. Cô ấy đọc xong những cuốn sách mà một học giả phải đọc trong cả tháng chỉ trong ṿng một ngày. Cô ấy hát hay tuyệt vời, nấu ăn tuyệt ngon, luôn thông cảm và hiểu người khác, đôi lúc cô ấy c̣n có khả năng ngoại cảm nữa. Cô ấy là một người hoàn hảo.

 

Mary Sue là một người không bao giờ bị khuất phục. Cô ấy ngoan cường, thậm chí c̣n hơi cứng đầu cứng cổ nữa. Cô ấy vượt qua được tất cả, dám đối mặt với tất cả, không sợ hăi bất cứ một cái ǵ. Cô ấy là một người bản lĩnh.

 

Những thứ đồ cô ấy có như vũ khí, sách, máy móc, không một cái ǵ không tuyệt vời. Tân tiến nhất. Mạnh nhất. Lại chỉ có ḿnh cô ấy sử dụng được. Cô ấy là một người được số phận ưu đăi.

 

Tên Mary Sue thường rất khác biệt, tượng h́nh hoặc được gợi từ tên của người đă tạo ra cô ấy. Khác biệt là nhiều nhất: Callisto, Unella. Đôi lúc nó khác biệt tới mức người sáng tạo ra cô ấy phải giải thích với chúng ta cách đọc của cái tên: Janaris đọc là Yah-NAH-ris. Cô ây là người có cái tên không thể quên.

 

Quá khứ của Mary Sue thường rất bi kịch. Cô ấy đă phải trải qua những biến cố lớn từ nhỏ, những biến cố mà người thường nếu trải qua hẳn đă phải phát điên. Hiện tại của cô ấy thường rất khác người. Cô ấy là một người bất tử, cô ấy là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hoặc lớn tuổi nhất. Cô ấy là thiên thần bị nguyền rủa hay ác quỷ thánh thiện. Hiện tại của Mary Sue cũng thường chứa đầy đau khổ và phản bội. Cô ấy là người được quyền đứng trên người khác hoặc cô ấy là người phải chịu nhiều đau khổ.

 

Nhưng Mary Sue không v́ thế mà lên mặt với người khác. Cô ấy luôn thấu hiểu mọi người. Sự hiện diện của cô ấy đem lại cho họ niềm an ủi, tia sáng dẫn đường. Cô ấy động viên nhiều người chỉ bằng một hành động nhỏ. Cô ấy hy sinh v́ người khác, xả thân v́ người khác. Cô ấy luôn hàn gắn, sửa chữa mọi thứ: những trái tim tan vỡ, những con tàu vũ trụ tan vỡ, những cuộc đời tan vỡ, những linh hồn tan vỡ. Cô ấy là một người bác ái.

 

Mary Sue được rất nhiều người yêu quí. Cô ấy được những người cấp cao nhất trong một tổ chức, quốc gia, hoặc nhiều tổ chức, quốc gia, hoặc những người mạnh nhất hành tinh si mê. Nếu cô ấy c̣n không phải là nhân vật chính chuyện, th́ cô ấy luôn thành đôi lứa với nhân vật nam chính của chuyện đó, nữ chính nếu là yuri. Sự hiện diện của cô ấy ảnh hưởng lớn tới mọi người trong truyện. Cô ấy được những nhân vật, thậm chí là cả những nhân vật vô cảm suốt ngày lo lắng cho cô ấy. Cô ấy là biểu tượng của t́nh yêu.

 

Cái chết của Mary Sue thường rất đẹp, đẹp tuyệt diệu. Cô ấy cứu cả thế giới, cuối cùng phải trả giá bằng sinh mạng. Cô ấy chết để nhường một người khác được sống. Cô ấy để lại những giá trị quư báu cho nhân loạt qua cái chết. Cái chết của cô ấy được than khóc, thương tiếc. Những người yêu cô ấy v́ cô ấy mà tự kết liễu đời ḿnh. Cô ấy là người luôn có được một cái chết thanh cao.

 

Người anh em họ của Mary Sue, Harry Stu giống hệt cô ấy, chỉ khác một chút là giới tính. Anh ấy được biết đến như là một người đẹp trai, tài giỏi, mạnh mẽ, cá tính, lạnh lùng, được hàng đống con gái ngưỡng mộ, được cả thế giới phải biết đến v́ tài năng về khoa học hay vơ thuật, hay hacking v.v...

 

Trong slash/yaoi fan fiction, Mary Sue thường ẩn trong những nhân vật nam và cả nữ, biến họ trở thành mỏng manh, yếu đuối, dễ khóc, cần bảo vệ của nhân vật mà họ được ghép đôi. Harry Stu thường ẩn trong những nhân vật nữ và cả nam, biến họ trở thành siêu mạnh mẽ đủ để bảo vệ nhân vật yếu hơn mà họ được ghép đôi. Cô ấy c̣n là những nhân vật mới toanh không liên quan tới truyện gốc được đưa vào fan fiction nữa.

 

Mary Sue đẹp, hoàn hảo, bản lĩnh, bác ái, chịu nhiều đau khổ, được yêu quí, hy sinh v́ người khác, hẳn cô ấy là một thiên thần?

 

Part 2: Bản chất của một ác quỷ?

 

Chỉ một số ít những Mary Sue đi vào ḷng người đọc nhờ tài năng tuyệt diệt của người cầm bút, phần lớn Mary Sue đều bị người đọc căm ghét. Cô ấy là kẻ thù của những người viết truyện tốt. Cô ấy phá hỏng những câu chuyện có tiềm năng. Tuy nhiên, cô ấy cũng có fan của ḿnh.

 

Sao vậy? 

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thử đi vào t́m hiểu xem Mary Sue là ai? 

Mary Sue có thể là bản sao của người viết, cô ấy thể hiện những giấc mơ, những ảo tưởng của người viết về bản thân ḿnh. Cô ấy có thể là một nhân vật nguyên bản của truyện giữ vai tṛ trung tâm của truyện nhưng vai tṛ này bị lạm dụng quá mức. Thường th́ cô ấy là cả hai. 

Mary Sue phải chết v́ nhiều lư do. Cô ấy đem lại sự nhàm chán và đơn điệu. Những nhân vật không phải là Mary Sue thường phức tạp và không hoàn hảo. Mary Sue th́ khác, cô ấy quá hoàn hảo nên chỉ là một nhân vật đơn nhất không tạo được những bất ngờ thực sự. Người viết có thể cho các nhân vật trong truyện trầm trồ thán phục: "Ôi, cô ấy giết được cả quỷ chỉ với một con dao." Nhưng độc giả th́ không, độc giả sẽ nghĩ: "Chắc chắn là cô ta làm được như thế rồi, có ǵ lạ đâu." 

Cô ấy là mơ ước, là giấc mơ thầm kín của một tác giả, phần lớn người đọc lại không muốn đọc về giấc mơ thầm kín ấy. Họ muốn đọc về những con người thực sự, cũng có những lỗi lầm, những khiếm khuyết. Họ thấy những con người hoàn hảo là không thật, vô nghĩa, và có rất nhiều người đọc cảm thấy khó chịu khi đọc những nhân vật hoàn hảo đó.

 

Trong fan fiction, Mary Sue làm người đọc phải chú ư đến cô ấy, từ đó làm lệch chiều hướng truyện, khiến người đọc không thể chú ư hoặc đọc được nhiều về nhân vật ḿnh muốn đọc. Trong fiction, Mary Sue cho dù có là trung tâm cũng quá tỏa sáng, khiến những nhân vật khác đều ch́m đi đằng sau cái ánh sáng ấy. Nhưng một câu truyện có Plot lại không thể chỉ là độc diễn của một nhân vật, nó được tạo nên từ sự kết hợp giữa nhiều nhân vật và nhiều t́nh huống.

 

Mary Sue thể hiện sự không kinh nghiệm của người cầm bút. Xét theo mọi chiều hướng, người ta không thể suy ra ở Mary Sue được cái gọi là hiểu biết về cuộc sống. Những tác phẩm dạng Mary Sue rất hiếm khi mang được tính hiện thực, v́ ngay chính bản thân sự hoàn hảo đă không hiện thực. Cô ấy c̣n thể hiện sự yếu kém về trí tưởng tượng không thể tạo dựng được nhân vật đa dạng và phức tạp hay không thể nghĩ ra được nhân vật sẽ làm ǵ trong một trường hợp được đặt ra một cách hợp lư. Có thể nói, trong những fiction có Mary Sue xuất hiện, người viết cũng đă hóa thân vào nhân vật, nhưng lại không thể hóa thân vào nhân vật một cách trọn vẹn để nh́n thế giới của fiction dưới một con mắt khách quan mà đă để lại dấu ấn của cái tôi quá nhiều lên nhân vật. Sự hóa thân như vậy coi như là thất bại.

 

Mary Sue cũng bẻ cong đi tâm lư của nhân vật. Do cô ấy là bản sao của tác giả, cô ấy cũng có cái nh́n và quan điểm của tác giả. Người viết có xu hướng cho rằng các nhân vật chỉ nh́n Mary Sue là đă có ư nghĩ: "Không hiểu sao, chỉ nh́n cô ấy, tôi cảm thấy tin tưởng, tôi muốn nói hết mọi điều với cô ấy." Hoặc ngay từ cái nh́n đầu tiên, ai cũng yêu cô ấy ngay, hoặc ai cũng lo lắng, quan tâm tới cô ấy từng tí một cho dù cô ấy làm ǵ. Tâm lư b́nh thường không như thế. Người ta phải mất nhiều thời gian và cố gắng mới tin tưởng được nhau. Không phải ai cũng yêu ngay người đẹp nhất. Khi người đọc đọc một truyện, họ có xu hướng mong chờ tâm lư của nhân vật được giải quyết theo một hướng hợp lư nào đó. Khi nó đi trệch với hướng đó một cách cũng hợp lư, họ chấp nhận nó như là một điều bất ngờ. Khi nó quá bẻ cong hoặc không thể xảy ra, họ sẽ có phản cảm.

 

Chỉ trong những câu chuyện ngắn, tác hại do Mary Sue gây ra không rơ ràng và lớn lắm. Nhưng trong những series truyện dài, hoặc những truyện nhiều chap, theo dơi hành tŕnh của một Mary Sue thường luôn gây mệt mỏi và chán nản. Cũng có người thích nhân vật dạng Mary Sue, nhưng thường rất ít, c̣n hầu hết các độc giả đ̣i hỏi một tác phẩm chất lượng có thể chấp nhận được không thích Mary Sue, và những độc giả khó tính ghê tởm cô ta. Người thích và chấp nhận được Mary Sue nhất thường là chính tác giả đă tạo nên cô ta chứ không phải là người đọc.

 

Vậy phải chăng cô ta là ác quỷ?

 

 

 

Part 3: Sự thật và lời bào chữa.

 

 

Mary Sue đă tồn tại từ rất lâu. Nhưng khái niệm "Mary Sue" được dùng lần đầu tiên vào năm 1974 trong một fan fiction của Star Trek do Paula Smith viết. Đây là một nhân vật tuyệt đẹp nửa người, nửa là Vulcan, cô ta đă cứu Kirk, Spock và Dr. McCoy. Trong những thập kỷ tiếp theo của fan fiction, khái niệm này được dùng ngày càng phổ biến, và lấn sang cả fiction, tuy nó được dùng phổ biến hơn ở fan fiction.

 

Viết Mary Sue không khó, đúng ra là rất dễ dàng, nhưng nó lại khó đọc. Mary Sue thường dẫn tới flame và những lời chỉ trích. Đối với những truyện nhiều chương, nó khiến độc giả phải nghĩ "Lại tiếp tục, đùa à?" hoặc đơn giản là họ ngừng đọc truyện đó. Tuy vậy, không phải mọi tác phẩm Mary Sue đều là tồi tệ và chán ngán. Có những tác phẩm vẫn thu hút được rất nhiều độc giả.

 

Vậy khi nào th́ Mary Sue không phải là một Mary Sue?

 

Khi cô ta được thể hiện thú vị đến nỗi bạn không quan tâm cô ta là Mary Sue nữa.

 

Vấn đề là chỉ có một trong một trăm người viết là đủ kỹ năng để thực hiện điều đó.

 

Những tác giả viết tồi thường dính tới Mary Sue nhiều hơn là những tác giả viết tốt. Tuy vậy, lại có sự khác biệt giữa một người viết măi măi tồi và một người viết tồi đang tiến bộ.

 

Có một câu nói là "Mary Sue là một kẻ phải chết nhưng lại không thể bị giết." Đúng là như vậy. Mary Sue là một bước mà hầu như mọi người viết nào cũng đă từng trải qua. Một số người cho rằng Mary Sue không nhằm một mục đích nào khác ngoài tạo điều kiện cho người viết thử sống hoàn toàn trong một thế giới tưởng tượng. Nó là một bước chập chững của quá tŕnh viết.

 

Hầu hết những người viết đều cho rằng ḿnh viết là v́ đam mê. Nhưng nếu chỉ viết, để rồi tống vào kho th́ có lẽ là không cần quan tâm đến Mary Sue có mặt hay không, nhưng những người viết muốn chia sẻ tác phẩm của ḿnh, coi tác phẩm của ḿnh như là một tác phẩm văn học thực sự sớm nhận ra rằng muốn ḿnh có được độc giả, cần phải rời xa Mary Sue.

 

Anne Lamott, một người viết văn chuyên nghiệp đă nhận xét trong tác phẩm Bird by Bird của ḿnh: "Những người mới bắt đầu... luôn viết không ư thức được về chính bản thân ḿnh, thậm chí nếu họ tạo dựng nhân vật nữ trong tác phẩm của họ vừa là người về nhất trong một cuộc đua ngựa vừa là một bà mẹ nghiện rượu khóc rất nhiều."

 

Anthony Trollope cũng đă từng xây dựng một Mary Sue cho ḿnh khi c̣n trẻ trong ư nghĩ: "trong hàng hàng tuần, hàng tháng, nếu tôi nhớ chính xác, c̣n là hàng năm... tôi dĩ nhiên là vị anh hùng cho chính ḿnh. Đó cũng giống như là sự cần thiết của xây lâu đài cát. Nhưng tôi đă không bao giờ trở thành vua, hay người đứng đầu... Tôi đă không bao giờ là một người từng trải hay một nhà hiền triết... Nhưng tôi đă là một người thông minh, và những phụ nữ đẹp luôn thích tôi. Và tôi xây dựng ḿnh tốt bụng, rộng mở ḷng và cao quư trong ư nghĩ, cho dù phải đối mặt với những điều xấu xa; nói chung, tôi xây dựng ḿnh là một người tốt đẹp hơn nhiều lần so với con người thực của tôi đă đạt được." Ông cho rằng hành động này đă tạo nên một phần thành công cho ḿnh về sau khi trở thành một nhà tiểu thuyết: "Trong những năm sau này, tôi cũng vẫn làm việc đó, chỉ khác là tôi đă xoá bỏ vị anh hùng của những giấc mơ trước đây và cuối cùng đă có thể đặt bản thân ḿnh sang một bên."

 

Mary Sue là sự khám phá của người viết ban đầu đối với thế giới giả tưởng mà người đó ở trong, hoặc sẽ ở trong. Mary Sue được những nhân vật khác tôn thờ, bởi v́ những tác giả viết Mary Sue đang khám phá cái sức mạnh mới mẻ của ḿnh trong một thế giới rộng lớn và xấu xa. Sự quyến rũ người khác phái cũng nằm trong điều này, người viết bị thu hút bởi ư nghĩ một người lại có thể quyến rũ những người khác phái khác nhiều hơn nhiều lần so với b́nh thường trong thế giới giả tưởng. Cái khả năng này c̣n là đề tài cho rất nhiều truyện văn học "của phụ nữ". Trong những tác phẩm lớn, cái giá của khả năng này là một phần của câu chuyện, nó gắn với sự yếu kém của những khả năng khác. Trong những tác phẩm rẻ tiền, cái giá của khả năng này không lớn, chỉ là rất nhỏ. Trong những tác phẩm Mary Sue bước đầu, cái giá này không bao giờ được trả, sức mạnh chỉ đơn giản là có.

 

Về mặt thiếu kinh nghiệm, đúng, nhưng không có nghĩa là người viết thiếu kinh nghiệm sống. Thường th́ một người viết ban đầu chưa biết làm thế nào để dựa vào những kinh nghiệm sống, những cảm nhận riêng, tâm hồn và suy nghĩ của ḿnh để xây dựng nên những nhân vật giống đời thật. Đây cũng là lư do khiến Mary Sue xuất hiện từ fan fiction.

 

Do vậy, một số người viết vẫn cố t́nh viết Mary Sue về bản thân ḿnh và những người ḿnh yêu quí. Một số người viết khác vô t́nh viết Mary Sue, khi được chỉ ra điều ấy, đă tự chỉ rơ điều ấy thay v́ dấu tác phẩm Mary Sue đó đi. Họ ghi rơ đây là một Mary Sue và lời cảm ơn cho người độc giả đă chỉ điều đó ra cho họ như một phương cách để tự bảo vệ. Người viết tự mời người đọc cùng cười với ḿnh v́ đây là một Mary Sue, biết rằng đằng nào th́ người đọc cũng sẽ cười.

 

Một số fan c̣n đi xa hơn, lập cả những trang dành cho Mary Sue. Họ không c̣n cảm thấy cần phải xấu hổ về Mary Sue nữa, họ tôn trọng cô ta, bởi v́ thường cô ta là nhân vật đầu tiên của họ.

 

Cùng lúc đó, những bài viết về Mary Sue, khuyên nên tránh xa Mary Sue vẫn tiếp tục ra đời. Nhiều người đọc vẫn tiếp tục chê trách và chỉ trích Mary Sue. Những người viết đă rời khỏi bước ban đầu vẫn tiếp tục t́m cách xây dựng nhân vật của ḿnh càng thật càng tốt. Họ đang bỏ rơi dần Mary Sue.

 

Fan fiction là những câu chuyện giả tưởng lấy nhân vật là những nhân vật có sẵn. Fan fiction rất phổ biến, có thể nói là quá phổ biến, những tác giả có nhân vật của ḿnh được viết thành fan fiction cũng không thể hiện họ cảm thấy quyền lợi của ḿnh bị xâm phạm v́ nhân vật của họ bị sử dụng mà không được sự đồng ư. Lư do chủ yếu là do fan fiction được viết với mục đích phi lợi nhuận, và một phần nào đó, số lượng những fan stuff của một bộ truyện đi kèm với ấn tượng về sự phổ biến và được yêu thích của nó. Nhưng riêng đối với Real People fic, thể loại này không được sự ưu ái đến thế.

 

Khi đă viết một fic Real People và không đặt nó trong một bối cảnh hoàn toàn AU, th́ không thể nói là nó chỉ là fic, và nó không gây ra ảnh hưởng ǵ hết trong đời thực. Điều đúng là fic chỉ là fic, mọi điều trong fic chỉ là giả tưởng và không có thực. Điều sai là coi cứ giả tưởng là có thể viết về mọi thứ. Ngay cả trên net, những fic real people cũng rất hạn chế. Fic Real People chủ yếu viết về những người nổi tiếng như những ban nhạc hoặc ngôi sao điện ảnh.

 

Hầu hết trong các trang fic lớn đều không cho phép Real People fic. Trong những bài viết của những người viết fiction nói chung chuyên nghiệp điều khuyên không nên đi vào Real People fic. Tại sao vậy?

 

Điều thứ nhất là nội dung. Mỗi con người là một thực thể riêng biệt và độc nhất vô nhị trong cái thế giới này. Những suy nghĩ và hành động của họ thậm chí đôi khi ngay cả họ cũng không đoán trước được. Bạn không thể đoán được họ nghĩ ǵ, làm ǵ. Trong fan fiction về những nhân vật có sẵn và cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng, bạn có bắt họ làm ǵ, suy nghĩ như thế nào th́ cũng không dẫn tới sai tính cách, nếu bạn biết thể hiện một cách logic. Nhưng người thật lại khác. Sự đa dạng trong cách nghĩ và tính cách của mỗi người là một trở ngại vô cùng lớn đối với fan fiction.

 

Điều thứ hai là riêng tư. Real Peole fic là một đề tài rất nhạy cảm. Có những ranh giới mà bạn không thể vượt qua. Có những sự thật bạn biết, nhưng nếu bạn đưa vào fic, th́ bạn sẽ bị coi là xâm phạm vào đời tư của người khác. Có những điều chỉ là giả tưởng, nhưng nếu bạn đưa vào fic, th́ bạn sẽ bị coi là xúc phạm, đặt điều hoặc bôi nhọ người khác. Cả hai đều này đều được coi là vi phạm pháp luật, lại một điểm yếu nữa của Real People fic.

 

Cũng tương tự với điều này là quyền lợi. Trong khi chính sự hợp pháp của fan fiction dựa trên những nhân vật tưởng tượng cũng c̣n nhiều bàn căi, Real People fic càng chứng tỏ sự nhạy cảm của nó. Liệu bạn có được quyền viết những ǵ bạn nghĩ về một người có thật và c̣n sống hay không? Disclaimer được coi là lá chắn cho fan fiction và fan zine. Nhưng câu disclaimer là nhân vật trong fic không thuộc về tôi mà thuộc về người tạo ra họ không c̣n được áp dụng, v́ không ai sở hữu một người thật.

 

Một trang fan fiction lớn và nổi tiếng nhất trên mạng là Fan fiction.net đă buộc phải đóng một số Category như về Ban nhạc, diễn viên. Tôi vẫn c̣n nhớ tất cả những sự phản đối và ủng hộ quyết định đó khi ấy. Nhưng cuối cùng, quyết định ấy vẫn được thi hành. Những vụ kiện tụng xung quanh Real People fic không phải là ít, thậm chí khá nhiều. Một khi người là đối tượng của một Real People fic cho rằng ḿnh đă bị xúc phạm, xâm phạm đời tư, th́ người đó hoàn toàn có quyền yêu cầu sự bảo hộ của Pháp luật.

 

Chính v́ vậy, Real People fic thường bị hạn chế, và bị một số người ác cảm. Real People fic thường có thể được phổ biến giữa những nhóm những người có quan hệ thân mật, đủ để hiểu khi viết, không ai có ác ư; đủ để chấp nhận những ǵ ḿnh không ưa lắm trong fic và bỏ qua nếu có ǵ vượt quá ranh giới. Thường, Real People fic loại này c̣n được dùng để thể hiện t́nh cảm của những người trong một nhóm. Nhưng ngay cả lúc đó, nội dung của Real People fic vẫn phải được cân nhắc kỹ càng. Chỉ là một fic, nhưng nếu bạn bị viết thành một đứa đểu cáng, phản bội bạn bè, là một tên sát nhân máu lạnh giết người không gớm tay th́ fan fic đă chẳng c̣n là chuyện của một câu truyện giả tưởng nữa, phải không?

 

Một dạng Real People fic nữa là lấy tên, và dựa theo người thật, nhưng bối cảnh hoàn toàn giả tưởng như cổ tích, yêu quái... đồng thời có nhiều sự chỉnh sửa như về h́nh dạng, tính cách, quá khứ, bối cảnh, nói chung là liên hệ với đời thật hầu như hoàn toàn là zero. Loại Real People fic này được chấp nhận hơn, và đôi khi khi một fic phát triển đến một mức nào đó th́ hoàn toàn tách ra khỏi bóng dáng của người thật được chọn làm nhân vật kia và nó bắt đầu mang hơi hướng của Original Fiction.

 

Nói chung, fan fiction được coi là một thứ được sáng tạo ra bởi các fan thực sự. Chỉ riêng có Real People fic phần lớn không được coi là như thế. Mặc dù tôi luôn ủng hộ fan fiction phát triển, nhưng riêng Real People fic, tôi mong nó càng hạn chế càng tốt.

 

Khi viết truyện, một điều phải nghĩ tới đầu tiên là ḿnh sẽ viết dưới góc nh́n nào. Điều này rất quan trọng, v́ nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung truyện, và đi theo bạn trong suốt quá tŕnh viết.

 

Hầu hết mọi người viết đều hiểu được sự khác biệt giữa First Person, ngôi thứ nhất và Third Person, ngôi thứ ba, với ranh giới để phân chia hai kiểu này là sự sử dụng từ "tôi" và "anh ấy, cô ấy". Nhưng hai loại ngôi thứ ba th́ nhập nhằng hơn.

 

Ngôi thứ nhất, First Person được coi là kiểu POV (góc nh́n nhân vật) dễ viết nhất, và cũng rất khó viết được hay. Người viết đứng ở trong đầu của nhân vật được miêu tả POV và nh́n ra toàn bộ thế giới bằng con mắt, trái tim, lư trí và quan điểm của nhân vật đó. Nó cho phép người đọc có thể tiếp cận với ư nghĩ và cảm xúc của nhân vật một cách gần gũi nhất. Nó cũng cho phép những lời tự bạch dài, hồi tưởng lại quá khứ hoặc tương lai của nhân vật kiểu như: "Lúc đó tôi đă không biết..." hoặc "Khi tôi c̣n nhỏ, tôi... nhưng giờ trở thành người lớn, tôi mới thấy..."

 

Đối tượng First Person có thể là nhân vật chính, và trong một số trường hợp hiếm gặp, đối tượng của First Person lại là nhân vật phụ. Từ con mắt của nhân vật phụ đó mà nội dung câu truyện tiến triển. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp nào, th́ First Person cũng không cho phép một sự gần gũi tương tự với những nhân vật khác. Chúng ta chỉ thấy người và cảnh vật qua nhân vật trong POV (nhân vật được miêu tả quan điểm), nên tính chủ quan và dấu ấn của nhân vật trong POV chi phối rất nhiều, mà dấu ấn của các nhân vật khác lại chi phối rất ít.

 

Một người viết First Person tốt phải gắn người đọc với thực tế về một sự kiện, trong khi vẫn gắn với suy nghĩ chủ quan của một nhân vật. Đồng thời giọng kể của nhân vật phải mạnh vào khéo léo, nếu không sẽ giống như là đọc một quyển nhật kư vậy. Viết First Person không khó, nhưng viết First Person hay lại rất khó. Bản thân tôi cũng phải thừa nhận, khi đọc fic, thường gặp truyện nào ở ngôi thứ nhất th́ thường bỏ qua.

 

Ngôi thứ ba, Third Person được chia làm 2 loại: Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited, và Ngôi thứ ba thông suốt, Third Omniscient.

 

Ở Third Limited, người viết đặt ḿnh vào đầu một nhân vật trong truyện với mức độ không gần gũi như với First Person do sử dụng "anh, cô, hắn... " thay thế cho "tôi". Tuy nhiên, dạng này lại gần gũi với 1 nhân vật hơn nhiều so với Third Omniscient. Đây cũng là kiểu thường gặp nhất trong fic, là mức độ chuyển giao giữa First Person và Third Omniscent. Nó cho phép người đọc có thể nh́n từ nhiều hơn một nhân vật, cho phép một lượng thông tin lớn hơn về sự kiện so với First Person, và về t́nh cảm và ư nghĩ so với Third Omniscent.

 

Nhưng để sử dụng Third Limited thành công và không lấn sang Third Omniscent, cần luôn chú ư ḿnh đang viết POV của nhân vật nào. Điều đầu tiên cần nhớ là nhân vật trong POV không thấy được bản thân ḿnh.

 

Chẳng hạn khi viết về POV của Kurama: 

'Kurama nh́n thẳng vào mắt Hiei bằng đôi mắt xanh lấp lánh tuyệt đẹp hút hồn người.' 

Kurama không thể tự nh́n mắt ḿnh để biết nó lấp lánh thế nào, và chắc chắn sẽ không tự phụ cho rằng mắt ḿnh tuyệt đẹp hút hồn người.

Một đoạn như sau sẽ khá hơn nhiều: 

'Kurama nh́n thẳng vào mắt Hiei, biết rằng đôi mắt xanh của ḿnh luôn làm Hiei rung động.'

 

Trong khi sử dụng Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited này cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều POV của các nhân vật khác nhau trong một cảnh, đặc biệt tránh thay đổi POV liên tục. Đă chọn đứng trong đầu 1 hoặc tối đa là 2 nhân vật trong 1 cảnh th́ hăy theo nhân vật đó cho đến hết cảnh. Nếu không kết cục sẽ là: "Đầu nhô ra liên tục, vị độc giả tội nghiệp quay qua quay lại cũng liên tục đến sái cả cổ để xem ḿnh đang ở trong cái đầu nhân vật nào."

 

Third Omniscient, Ngôi thứ ba thông suốt, là khi người viết đứng ở ngoài truyện đóng vai tṛ là Thượng Đế, có thể nh́n vào ư nghĩ và t́nh cảm của mọi nhân vật. Nó rất khó viết, v́ nó đ̣i hỏi người viết phải nắm vững về tâm lư con người, và có thể diễn tả nó một cách thoải mái và dễ dàng. Nó cũng đ̣i hỏi một giọng kể mạnh. Third Omniscient cho phép xâm nhập vào mọi ư nghĩ, động cơ của nhân vật, thoải mái nhận xét về nhân vật, sự kiện và thông tin về tất cả mọi sự kiện và hành động.

 

Nhưng kiểu POV này không cho phép sự gần gũi với nhân vật như cả hai First Person và Third Limited. Luôn có một bức tường cản vô h́nh giữa người đọc và nhân vật, khiến người đọc và cả người viết rất khó ở vị trí của một nhân vật, mà ở vị trí của một người ngoài cuộc theo dơi câu chuyện.

 

Kiểu POV này là công cụ đắc lực cho những truyện có nhiều nhân vật đều được thể hiện sâu, là một sự hạn chế đối với những truyện ngắn kiểu PWP, và là cái lỗ để chôn những truyện không t́nh tiết, những truyện thuần nội tâm.

 

C̣n một kiểu POV nữa không phổ biến lắm, và cực khó là Ngôi thứ 2.  

Đây là một đoạn truyện kiểu này, nói về Hiei (YYH): 

'Đau.

 

Tội lỗi ẩn ḿnh trong sự bỏng rát và cái đau đỏ máu. 

 Máu chảy dọc chân ngươi, ngươi vẫn nằm trong yên lặng, đôi mắt đỏ rực vô hồn và lạnh như băng. Cả cái cơ thể nhỏ bé của ngươi vẫn c̣n đau nhức khi đêm buông ḿnh trên mặt đất. Không ai quan tâm, không ai muốn nghe, không ai muốn thấy, thậm chí chỉ là liếc mắt qua. 

Không ai đến giúp. Không ai bận tâm. Trong khoảng khắc im ĺm ấy, ngươi chợt nghĩ về người đă sinh ra ngươi. Bà sẽ nghĩ ǵ về ta đây? ngươi nghĩ thầm, giọt lệ đầu tiên chảy dài trên má. Ngươi không muốn khóc, nhưng thậm chí ngay cả sự tự kiềm chế của ngươi cũng không thể cho ngươi điều mà ngươi muốn. Công lư luôn mù, và ngươi cũng thế. Ngươi muốn khóc. Ngươi muốn trở về với mẹ của ngươi.' 

 

Hầu như không thể áp dụng kiểu này vào những truyện dài. Kiểu này là cố ư biến người đọc thành nhân vật, từ đó nhân lên nhiều lần hiệu quả của những cảm xúc và biến cố xảy ra đối với nhân vật. Tuy nhiên phải luôn thận trọng với nó, v́ nó là con dao hai lưỡi. Hiệu quả cảm xúc của nó rất lớn, nhưng nếu không biết cách dừng đúng lúc sẽ gây ra phản cảm rất mạnh. 

Tất cả những loại POV trên đều có ưu và nhược điểm. Người viết phải chọn kiểu nào hợp với ḿnh nhất. Thường th́ một người viết thực hiện sự lựa chọn này một cách vô thức, cứ bắt đầu viết và tự khắc sẽ rơi vào một kiểu nào đó. 

Rắc rối xảy ra khi một người cố nhập Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited và Ngôi thứ ba thông suốt, Third Omniscient lại, cuối cùng kết quả là một mớ lộn xộn. Có những người viết thành công ở khoảng giữa của hai loại POV này như nhà tiểu thuyết lịch sử Mary Renault, nhưng nó đ̣i hỏi kỹ năng và đôi khi cả tài năng rất lớn. Nhập hẳn Third Omniscent và Third Limited chỉ khiến độc giả luôn phải ṿng đi ṿng lại câu chuyện của bạn để xem ḿnh đang theo dơi POV của nhân vật nào. Một vài lần c̣n chấp nhận được, nhưng truyện vài chục chương mà lúc nào cũng thế th́ thật mệt mỏi và bực bội.

 

Chuyển POV trong một cảnh là có thể nhưng không nên lạm dụng. Trong cùng một cảnh chỉ nên chuyển POV một hai lần, và giữa các POV cần chia cách hẳn ra vài ḍng để độc giả không bị rối trí. Nhưng đừng dùng các kư hiệu ngăn cách như

 

***

 

v́ đây được coi là dấu hiệu chuyển cảnh.

 

Cuối cùng, luôn nhớ những luật lệ về POV là tốt, nhưng không ai trong chúng ta muốn viết những fic cứng nhắc và không sáng tạo phải không? V́ vậy, cho dù thế nào th́ cũng hăy cố để mạch văn của ḿnh được tự nhiên nhất, và khi viết, hăy thử để ḿnh ở vị trí người đọc để tự nhận xét fic của ḿnh.

Viết tự do là một cách để luyện tập phản xạ cho đầu óc, luyện tập khả năng sáng tạo, đi t́m những ư hay, và là một bài tập mà bạn có thể tự làm ở bất cứ đâu mà không cần đến trường lớp.

 

Viết tên một chủ đề ở đầu một trang giấy trắng. Chủ đề có thể là một từ, ví dụ như là “nha sĩ” hay là một lời giới thiệu ngắn cho chủ đề mà bạn đă chọn viết hay được giao cho viết. Đặt giờ là năm phút hay mười phút, rồi cầm bút hoặc đặt tay lên bàn phím và bắt đầu. Viết càng nhanh càng tốt. Bạn không đuợc ngừng viết! Nếu bạn không nghĩ ra từ ǵ để viết, hăy viết là bạn không có ǵ để nói: “Tôi kẹt rồi, nhưng tôi sẽ nghĩ ra cái ǵ đó ngay đây.” Đừng dừng lại. Đừng quan tâm về cấu trúc bài viết hay nối các ư tưởng với nhau. Cũng đừng quan tâm về sự phù hợp của chủ ngữ và động từ hay thậm chí là chấm phẩy. Và khi viết đừng tự quay lại đánh giá những ǵ ḿnh viết. Những ǵ bạn viết có thể đi theo một hướng thật kỳ quặc, nhưng đừng dừng lại và nghĩ, “Ôi, ḿnh viết ngu ngốc quá!” Thậm chí nếu bạn đi lệch chủ đề cũng cứ tiếp tục, nó có thể dẫn bạn tới những ư tưởng tuyệt vời. Đừng chỉ trích bản thân và đừng cắt xén hay gạch xoá hay viết lại những ǵ bạn đă viết. Nhiều giáo viên đă khuyên là khi hết thời gian, bạn có thể viết một câu TOÀN BỘ LÀ VIẾT HOA để đưa bạn về chính điểm khởi đầu, như trong ví dụ trên là về với chủ đề ‘nha sĩ’.

 

Một lời khuyên là khi bạn viết xong bài viết tự do của ḿnh, bạn có thể đọc to nó lên. Thường th́ bạn có thể bắt gặp những ư tưởng khá độc đáo mà chính bạn không để ư khi bạn viết nó. Đọc bài viết tự do cho bạn bè hoặc nhờ bạn bè đọc lại nó cho bạn nghe. Bạn của bạn có thể nghĩ là bạn điên rồ, nhưng không sao đâu. Rồi bạn hăy dùng vài phút để lướt lại bản viết tự do với mục tiêu hướng về lối viết thông thường. Xem lại những từ ngữ bạn đă dùng. Kiểm tra chính tả. Xoá ḍng chữ ‘tôi không nghĩ ra ǵ để viết’ đi và những điều hoàn toàn vô nghĩa. Các ư tưởng và câu văn c̣n lại có ăn nhập với nhau không?

 

Đừng từ bỏ tập viết tự do chỉ sau một bài viết. Nhiều người nghĩ rằng viết tự do rất buồn chán và ngu ngốc đă thích nó sau khoảng hơn một tuần tập viết. Viết tự do cũng giống như những hoạt động trí óc khác: Bạn sẽ tiến bộ trong lĩnh vực này. Lần đầu tiên bạn viết, có thể là bạn chẳng đạt được ǵ. Sau vài lần cố gắng, bài viết tự do của bạn sẽ trở nên hay hơn. Cũng giống như khi bạn chơi thể thao, bạn không thể không khởi động trước, đôi lúc ngay cả khi giữa một bài viết luận, khi bạn tắc, bạn có thể viết tự do một chút để t́m ư tưởng viết tiếp.

 

Đây là một bài viết năm phút của một sinh viên, Thruston Parry, về chủ đề ‘nha sĩ’

 

Nha sĩ 

Tôi ghét đi nha sĩ. Tôi luôn sợ họ sẽ làm tôi đau, và tôi không giỏi về đau đớn, tôi muốn nói là không giỏi chịu đau. Tôi nhớ lần đầu tiên k hi tôi là một đứa trẻ, đi đến nha sĩ, có vể là tôi chưa từng đến nha sĩ khi tôi là một đứa trẻ cho đến khi tôi bị đau răng, đó là lỗi của cha mẹ tôi phải không? Tôi đoán thế. Đúng ra họ phải chăm sóc hàm răng tôi tốt hơn khi tôi c̣n nhỏ, và thế th́ tôi sẽ không phải lo lắng nhiều về răng của tôi. Nhưng lúc đó tôi đă đến nha sĩ, và ông ta đă dùng cái máy khoan tồi tệ lúc nào cũng phát ra những tiếng ồn tồi tệ và lúc nào cũng đau. Tôi nhớ có một tấm biển ở trước pḥng khám của ông ta ghi là NHA SĨ KHÔNG GÂY ĐAU ĐỚN, TẦNG TRÊN, nhưng chẳng có tầng trên nào ở đó cả. Một tṛ đùa à? Tôi chẳng nghĩ được cái ǵ để viểt và tôi chẳng nghĩ ra cái ǵ để viết nữa. À, tôi không tưởng tượng nổi ai sáng suốt lại có thể muốn làm nha sĩ, tḥ ngón tay vào miệng người khác cả ngày, và nước bọt và máu, lại c̣n mối đe doạ bị truyền bệnh làm họ phải đeo găng tay cao su nữa chứ và tôi ghét cảm thấy thứ đó trong miệng tôi, và c̣n cái âm thanh cái thứ đó lôi nước bọt ra khỏi miệng anh nữa chứ. Tôi tự hỏi tại sao bố mẹ tôi không đưa tôi đến nha sĩ TRƯỚC KHI răng tôi có vấn đề. Có lẽ khi họ lớn lên, họ đă trải qua một thời kỳ khó khăn, và họ không có tiền để đi nha sĩ, và bạn cứ vô t́nh bị sâu răng và mất nhiều răng thậm chí trước khi bạn là người lớn. Tôi chẳng nghĩ ra ǵ để viết nữa. Tôi chỉ biết là khi tôi có con, tôi sẽ cho nó đi khám nha sĩ sáu tháng một lần cho dù chúng có muốn hay không và có lẽ đến lúc đó người ta sẽ phát minh ra một cách nào đó để ngăn chặn sâu răng và có thể sẽ không c̣n nha sĩ nữa, hoặc họ tồn tại chỉ để lau răng và làm cho chúng trắng loá mà thôi, và chúng ta sẽ không phải lo lắng về sâu răng và những thứ liên quan đến đau đớn nữa. NHA SĨ, THÁI ĐỘ CỦA TÔI ĐĂ THAY ĐỔI KHI TÔI LỚN LÊN.

 

Khi xem đoạn văn trên đây, bạn có thấy có ư tưởng nào có thể dẫn đến một bài luận về nha sĩ hay ít nhất là mở đầu cho một bài luận hay không? Tại sao người ta lại muốn trở thành nha sĩ? Hay là tương tự với các công việc y khoa “đáng sợ” khác (thậm chí đáng sợ hơn là nha khoa)? Thái độ đối với nha sĩ thay đổi thế nào theo thời gian? Liệu những loại thuốc đánh răng tiên tiến hay đại loại là như thế sẽ khiến nha khoa bị mất đi? Nha sĩ đối phó với các bệnh lây lan qua đường máu như thế nào? Chúng có phải là một mối đe doạ thực sự đối với nha khoa hay không?

Cũng như vậy, viết tự do là một cách để đi t́m cảm hứng, luyện tập cho sức sáng tạo, hoặc chỉ đơn giản là để xem trong những thứ ḿnh viết ra có ư nào có thể trở thành một tư liệu để viết.

Một truyện nếu không muốn để rơi vào dạng PWP hoặc một đoạn t́nh cảm đơn thuần th́ phải có ít nhất là một plot - t́nh tiết truyện. Ở đây bạn cần phân biệt truyện để diễn tả một câu chuyện thực sự với các sự kiện, các nhân vật tương tác với nhau để thay đổi các sự kiện đó và truyện để diễn tả một t́nh cảm nào đó. Bạn có thể có một fic hay mà không cần đến plot không? Vẫn có thể được, nhưng rất khó, bởi lúc đó, fic của bạn sẽ là một đoạn t́nh cảm, hay một cảnh nào đó, chứ không thể gọi là một ‘câu chuyện’ được.

 

Ngay cả đối với POV, những truyện ngắn chỉ diễn tả t́nh cảm và suy nghĩ đơn giản của nhân vật bạn cũng cần tới plot để khiến nó trở nên hấp dẫn chứ không phải chỉ đơn thuần là một đoạn suy nghĩ kiểu như “Một ngày đẹp trời tôi ngồi suy nghĩ về anh ta, và tôi đă nghĩ rất nhiều.” Để hiểu thêm về điều này và thấy plot có thể có hiệu quả thế nào với một POV fic, bạn có thể đọc thử fic “Phía bên kia bóng tối” của Kea.   

Ngay cả đối với những fic chỉ nhằm để diễn tả một cảm xúc chứ không phải để kể một câu chuyện th́ plot vẫn cần thiết để fic không chỉ đơn thuần là một cảnh miêu tả nhân vật trong tâm trạng của ḿnh. Để hiểu thêm về điều này, bạn có thể đọc thử fic “Four seasons in the sky” của aster, một fic đă kết hợp một cách tuyệt vời giữa plot và một cảm xúc. Mỗi truyện cần có ít nhất là một t́nh tiết, dù t́nh tiết đó có thật đơn giản như "Hiei nh́n chăm chăm vào cái kem 3 tiếng đồng hồ suy nghĩ không biết có nên ăn nó không, và khi cậu ta quyết định ăn th́ cái kem đă chảy thành nước."

 

Plot phải bao gồm điểm bắt đầu, phần thân và điểm kết thúc.

Điểm bắt đầu: 

Đây là nơi ít nhất một nhân vật chính cùng với bối cảnh của truyện được giới thiệu. Điểm bắt đầu rất cần thiết để người đọc có thể mường tượng được nhân vật và h́nh dung ra được bối cảnh, từ đó tái hiện lại những h́nh ảnh mà người viết muốn chuyển đạt.  

Tuy nhiên, trong điểm bắt đầu, cần tránh kiểu miêu tả: "Cô gái đeo hoa tai, có tóc mái tóc đen." Và sau đó dành cả một khổ để miêu tả mái tóc đó đẹp như thế nào. Hăy miêu tả những ǵ thật đặc biệt. Những điều b́nh thường có cần nói không? Có, nếu như bạn muốn người đọc có thể h́nh dung về nhân vât, nhưng một khổ để miêu tả mái tóc chỉ khi mái tóc đó có màu thật khác người như đỏ rực, hoặc dài tới gót chân.  Một khổ để miêu tả mắt, chỉ khi màu mắt thật lạ, như tím hoặc ánh vàng. 

Ở phần đầu này, nên tránh ḥan toàn việc nêu một đống thông tin ra như kể lại đầy đủ những thông tin cơ bản về nhân vật chính hoặc các thông tin cơ bản về bối cảnh. Đúng là làm như vậy sẽ khiến người đọc có được một cái nh́n đầy đủ về nhân vật của bạn và bối cảnh truyện của bạn. Nhưng một đoạn mở đầu như vậy không đem lại một hứa hẹn ǵ cho phần sau của câu chuyện. Thông tin được đem tới một cách quá lộ liễu, v́ vậy không ẩn chứa được điều ǵ bí mật hoặc lôi kéo người ta muốn khám phá. 

Đối với fan fiction, đừng đi sâu vào miêu tả những thứ người đọc đă biết sẵn, hăy miêu tả những ǵ người đọc chưa biết, như nhân vật đang mặc ǵ khác với thường lệ, chúng tác động lên nhân vật ra sao.

 

Hăy thử so sánh:

 

'Hiei bước tới, đó là một yêu quái thấp, tóc đen nhọn, mắt đỏ rực lửa. Cậu mặc toàn màu đen và mang một thanh kiếm bên ḿnh. Trên trán quấn một dải băng để che đi con mắt thứ ba.'

 

Và:

 

'Trong bộ quần áo của con người b́nh thường mà Kurama chuẩn bị cho cậu, trông Hiei không c̣n giống như một yêu quái lạnh lùng. Cậu trông hầu như giống một con người hiền lành và nhă nhặn. Có lẽ là tại hôm nay cậu sẽ gặp Yukina chăng mà trong đôi mắt rực lửa của cậu không c̣n sự tàn nhẫn nữa, thỉnh thoảng lại có một thoáng dịu dàng và chờ đợi lướt qua.'

 

Ở đoạn thứ nhất, người viết đă miêu tả toàn bộ những ǵ mà độc giả đă biết, đă có h́nh dung về Hiei, nên cả đoạn miêu tả đó có thể nói là không đóng một vai tṛ quan trọng nếu trong một fan fic b́nh thường (Nhưng ở AU fic th́ cần thiết hay không c̣n tuỳ ở bản thân fic đó). Ở đoạn thứ hai, người viết đă miêu tả những ǵ đặc biệt, khác thường ở Hiei, nên đoạn miêu tả đó là rất cần thiết.

 

Điểm bắt đầu cũng là nơi bạn giới thiệu qua với độc giả một cách ngắn gọn về plot trong fic của bạn. Hăy thử t́m cách thu hút độc giả bằng những ǵ bạn cho rằng sẽ thu hút họ, và sẽ khiến họ muốn đọc fic của bạn.

 

Trong hai cách sau đây, cách nào sẽ thu hút bạn hơn?

 

‘Killua ngồi thừ người, nhớ lại giây phút Gon bị cướp bắt đi ngay trước mặt cậu để gây áp lực bắt cậu phải tới cảng tối nay và giao vật mà lúc này cậu đang nắm chặt trong tay.’

 

Và 

 

‘Killua cố gượng dậy nhưng thất bại, sức cậu đă cạn kiệt và máu từ vết thương trên đầu đang làm mắt cậu mờ đi dưới một tấm màn đỏ thẫm. Gă đàn ông bí ẩn đằng sau tấm áo choàng đen bế Gon lên và gằn giọng. “Tao sẽ giết thằng nhóc này nếu mày không đem vật đó tới cảng Yorshin vào 9h tối nay!”’

 

Phần thân:

 

Đây là nơi phần lớn câu chuyện diễn ra. Tính cách nhân vật được phát triển. Các đoạn hội thoại, các mối quan hệ được xây dựng, các chỉ dẫn được tung ra. Đây là nơi sẽ khiến người đọc phải mong đợi, lo lắng, đoán già đoán non. Ở những câu chuyện dài, đây là phần mà bạn sẽ cho câu chuyện đi chậm lại theo cách mà bạn mong muốn để thể hiện tất cả những ǵ bạn muốn thể hiện.

 

Tại phần thân này, khi chuyển hướng truyện, mỗi khi bạn bước từ t́nh tiết này sang t́nh tiết khác, bạn cần tránh loại chuyển hướng mà người đọc có thể đoán trước từ vài cây số. Một chút bất ngờ luôn luôn tạo được cảm giác hứng thú. Tuy nhiên, như mọi thứ khác, quá đà luôn luôn gây phản cảm. Một sự chuyển hướng quá đột ngột và không ngờ tới, quá đối lập với t́nh huống hiện tại có thể gây hẫng cho người đọc và làm họ mất hứng thú. 

 

Điều này cũng có nghĩa là trước mỗi sự kiện xảy ra thường bạn có những ẩn ư, những dấu hiệu báo trước cho người đọc rằng “sắp tới chuyện này đây”. Điều này là rất cần thiết, v́ nó khiến người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện, nó tạo ra những câu hỏi kích thích sự ṭ mọc của người đọc và khiến họ phải đoán. Nhưng nếu bạn đưa ra quá nhiều chỉ dẫn, hoặc những chỉ dẫn quá rơ rệt, cái sự kiện sắp xảy ra đó sẽ mất đi tính bất ngờ. Một tác phẩm tràn ngập những dấu hiệu báo trước này có lẽ sẽ giống một lời tiên đoán hơn là giống một câu chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn không có một chút dấu hiệu nào, bạn sẽ khó mà khiến người ta cảm thấy ṭ ṃ, sẽ không khiến người đọc cảm thấy cái cảm giác thôi thúc “Tôi muốn biết ngay chuyện ǵ sẽ xảy ra.” Đôi lúc, để gây được hiệu ứng bất ngờ một cách toàn diện nhất, bạn có thể không cho người đọc một chút dấu hiệu nào báo trước, nhưng nếu bạn làm điều đó quá nhiều, người đọc sẽ dễ cảm thấy quá căng thẳng, quá nghẹt thở, hoặc quá hụt hẫng với câu chuyện của bạn. Và tất cả những ǵ có dính tới chữ ‘quá’ th́ phần lớn là đều không hay.

 

Đỉnh điểm: Là phần quan trọng nhất của Thân, cũng là điểm thú vị nhất của câu truyện. Nó làm cho người đọc phải nín thở theo dơi, hoặc rơi nước mắt cảm thông, hoặc phá lên cười khoái trá. Đây chính là phần mà Killua sẽ cứu được Gon, hay sẽ chỉ t́m thấy xác của Gon và giết tất cả để trả thù.

 

Cẩn thận đừng đánh rơi mất đỉnh điểm một cách lăng xẹt, không những phí, mà nó c̣n gây bực ḿnh cho người đọc nữa. Thử tưởng tượng bạn đang theo dơi một câu truyện trinh thám cả chục chương về một vụ giết người, trải qua biết bao rắc rối, t́m kiếm manh mối, bằng chứng, chợt bạn đọc được một kết thúc thế này:

 

'Ngài cảnh sát trưởng trong buổi trà chiều nói với thám tử. "À, tôi quên không nói, ngày hôm qua kẻ giết người đă ra đầu thú. Hắn là tên bác sĩ. Hắn đă giết vợ v́ ghen."

 

"À, ra vậy." Thám tử gật gù.'

 

Lăng xẹt.

 

Khi bạn đă đến được đỉnh điểm, hăy hạ cánh xuống một cách hợp lư và phù hợp với mức căng thẳng bạn đă xây dựng ở phần thân. Đừng hy vọng t́m được những cách giải quyết đơn giản và dễ dàng cho những đỉnh điểm đă được đưa lên quá cao. Hăy tự hỏi liệu giải quyết như thế này th́ có phù hợp không, các nhân vật có chịu không, có tạo được ấn tượng công bằng không? Giải quyết một đỉnh điểm đă được đưa lên cao bằng một t́nh huống “Ôi, đúng là một sự t́nh cờ nhiệm màu” hoặc “’Tôi rất hối hận. Tôi phục thiện đây’ Anh ta nói, và tất cả reo lên ‘Tuyệt vời! Chúng tôi tha thứ cho anh!’ “ th́ hầu như tất cả những nỗ lực để xây dựng được đỉnh điểm của bạn ở trước đó đều bị mất. Cũng đừng trông chờ vào việc các nhân vật xung quanh nhân vật chính sẽ bỗng dưng tỏ ra thông cảm, tốt bụng và thản nhiên chấp nhận cái kết có hậu cho nhân vật chính sau khi anh ta đă gây ra đủ mọi lỗi lầm, làm tổn thương vô khối người mà anh ta không phải trả giá bất cứ điều ǵ.

 

Điều này làm tôi nhớ đến một bộ phim Hàn Quốc tôi xem. Sau tất cả những hiểu nhầm, những tổn thương và bất công mà một nhân vật chính gây ra cho những người xung quanh, bỗng dưng một ngày kia anh ta được cảm hóa v́ đứa con mà trước đó ḿnh đă ruồng bỏ. Thế là anh ta quay lại, xin lỗi một vài câu, hứa hẹn một vài câu, rồi mọi chuyện trở nên tốt đẹp. Tất cả mọi người chấp nhận anh ta, kể cả những người trước đây đă điêu đứng v́ anh ta hoặc sợ hăi anh ta.

 

Những người b́nh thường không dễ cảm thông đến thế, không dễ tha thứ đến thế. Một niềm tin đă mất không dễ được khôi phục đến thế. Một sự hạ cánh từ đỉnh điểm như trên chỉ gây ra một cảm giác “không công bằng chút nào” rất khó chịu. Những quan hệ phức tạp được giải quyết một cách quá dễ dàng, khiến cho người ta cảm thấy chúng hầu như không được giải quyết, và kết quả là nó để lại cho người đọc một cảm giác không thỏa măn ngay cả sau khi câu chuyện đă kết thúcl.

 

C̣n một điền nữa có hơi liên quan. Nếu bạn định để phần đỉnh điểm này là nơi sẽ để lộ ra một bí mật nào đó đă được che dấu suốt truyện th́ nên tránh sử dụng những bí mật mà người ta đă khai thác quá nhiều đến nỗi nhàm. Đối với fanfic chẳng hạn, nếu bí mật bạn định để lộ ở đỉnh điểm đó là: ”Tôi là một homo”, th́ có thể nói bạn đă đánh mất đỉnh điểm. Cách đây khoảng hai ba chục năm, điều này có lẽ sẽ gây shock. C̣n bây giờ th́ không. Nhất là với fanfiction lại càng không.

 

Kết thúc.

 

Kết thúc là nơi mọi thứ được giải quyết triệt để. Mọi chỗ trống được lấp đầy. Mọi trái tim tan vỡ được hàn gắn hoặc bị đập cho vỡ nát hẳn luôn. Đây là nơi người viết cho độc giả biết chuyện ǵ xảy ra sau khi đỉnh điểm qua đi. 

 

Trong ví dụ trên, đây là lúc Gon và Killua ở bên nhau một cách vui vẻ và thanh b́nh, hoặc Killua đau đớn đến tột cùng trước sự mất mát.

 

Ở kết thúc, bạn có thể cho ngay kết thúc bẳng đỉnh điểm nếu khéo léo để gây ấn tượng mạnh về cảm xúc. Nó thường được dùng cho Heavy Angst, Horror và Tragedy, nhưng lại không hợp với Romance.

 

Cũng như ở đỉnh điểm, đừng biến kết thúc truyện thành một kiểu phủ nhận chính cái cốt truyện dài và tốn nhiều công sức của bạn.

 

'Tất cả chỉ là một giấc mơ.'

 

Đó có thể là một công cụ tốt để kết thúc một truyện ngắn, một truyện Horror hoặc Humor. Nhưng để kết thúc cho một câu truyện dài và các thể loại khác th́ nó rất dễ gây phản cảm. Đừng làm cho người đọc phải bị hẫng. "Ḿnh mất công đọc cái này để làm ǵ?".

 

Và đối với những truyện viết trên mạng, nếu kết thúc của plot trùng với kết thúc của truyện, việc thêm chữ “Owari” hay “The End” hay “Kết thúc” là khá quan trọng, nhất là đối với những truyện nhiều chương. Đă không ít lần tôi vớ phải một truyện, cứ ngỡ là nó đă kết thúc, ai dè mấy tháng sau lên lại đă lại thấy nó thêm mấy chương nữa. Và cũng có lần đợi măi không thấy thêm chương nào nữa th́ tự dưng phát hiện truyện đă bị xếp vào khu “completed”. Cảm giác lúc đó: Bực muốn chết ^^

 

Những điều cần chú ư.

 

+ T́nh tiết truyện của bạn cần phải hợp lư và có thể hiểu được. Nếu nhân vật xuất hiện ở một nơi nào đó lạ lùng, th́ họ đến đó bằng cách nào? Nếu đột nhiên trong truyện hai nhân vật hôn nhau, th́ quan hệ của họ ra sao, thân mật tới mức nào? Khi một sự kiện chính trong truyện xảy ra, nếu nhân vật của bạn phản ứng khác với một người b́nh thường sẽ phản ứng, th́ tại sao lại như vậy?

 

+ Hăy luôn tôn trọng nguyên lư nguyên nhân và hệ quả. Khi một nhân vật thực hiện một hành động A, th́ cũng có nghĩa là một sự kiện B sẽ diễn ra như là hệ quả của hành động A. Nếu B không xuất hiện, th́ bạn phải đưa ra được lư do hợp lư. Điều này là cần thiết để các cảnh trong truyện có thể nối tiếp nhau một cách logic.

 

+ Một câu chuyện có thể có 1 hay nhiều hơn 1 t́nh tiết, có thể rất ngắn hoặc rất dài. Đừng ép t́nh tiết của ḿnh phải diễn ra thành càng nhiều chữ càng tốt. Một truỵện dài chưa chắc là một truyện hay, và một truyện ít hơn 1000 chữ có thể là một truyện ngắn rất đặc sắc.

 

+ Mỗi một câu chuyện cần có một plot chính mà những t́nh tiết nhỏ hơn sẽ nằm ở trong đó. Ví dụ như Harry Potter, trong Harry Potter bạn có thể phát hiện ra hàng đống t́nh tiết nhỏ, nhưng t́nh tiết chính của nó vẫn là: Một đứa trẻ mà trước kia đă làm Voldermort thất thế khi chỉ là một đứa bé sơ sinh giờ quay lại thế giới pháp thuật và cùng với bạn bè ḿnh tại đó chống lại Voldermort. Plot chính này gần giống như chủ đề của truyện. Thiếu nó, truyện sẽ chỉ là những cảnh, những sự kiện rời rạc chắp nối lại nhau.

 

Để chắc chắn truyện của ḿnh không thiếu plot chính, hăy viết toàn bộ truyện thành 2 – 4 câu. Như vậy, bạn sẽ phát hiện đựơc liệu fic của bạn có thiếu đi plot chính hay không.

 

 

Bắt đầu fic:

 

Hăy nghĩ ra một cái tên thật sự hấp dẫn, một cái tên sẽ khiến người đọc phải ghi nhớ. Trong các trường hợp mà người đọc đọc quá nhiều fic, họ sẽ rất khó nhớ được tên fic của bạn giữa rất nhiều các fic khác. V́ vậy, hăy thử nghĩ ra những cái tên sẽ gây được ấn tượng ở người đọc. Tôi đă từng gặp nhiều những cái tên như vậy, có những fic mà tuy tôi chưa từng đọc qua nhưng tới giờ tôi vẫn nhớ tên v́ tên chúng quá đặc biệt như “For the earth is hollow and I’ve touch the sky”, “I’m not in denial”, “Never no answer” v.v…

 

Hăy nghĩ ra những cái tên chương hấp dẫn. Điều này sẽ hay hơn rất nhiều là bạn chỉ để “Chương 1”, “Chương 2” v.v… Tuy bạn hiểu rất rơ từng chương của bạn có những ǵ, nhưng người đọc sẽ rất khó nhớ xem ḿnh đă đọc cái ǵ ở chương trước chương bạn vừa update khi mà họ đọc quá nhiều fic. Khi họ quay lại fic của bạn sau một thời gian dài, họ cũng sẽ có thể băn khoăn ḿnh đă đọc đến chương nào rồi. Đặt tên cho fic sẽ giúp người đọc đọc được dễ dàng hơn và đến được fic ḿnh cần dễ dàng hơn.

 

Nếu bạn quan sát nhiều fic bạn có thể phát hiện một điều: Nhiều người viết đă chọn một cách đặt tên chương rất hay là tất cả các tên chương đều theo một quy luật nhất định.

 

Cũng về vấn đề tên chương, bạn có thể phá vỡ tính bất ngờ và kịch tính của ḿnh chỉ v́ cái tên chương đă vui vẻ đi vào vùng đất của “Spoiler”. Đừng bao giờ đặt tên cho chương quá thể hiện rơ rệt nội dung của chương. Nếu bạn đang viết fic về một ai đó, như Hiei chẳng hạn, và bạn đặt tên chương 10 là “Cái chết của Hiei” th́ nhiều độc giả sẽ bỏ fic mà đi sau khi lướt mắt tới tên chương đó, dù đă đọc đến chương 4, chương 5.

 

Đôi khi bạn thường viết một lời giới thiệu ngắn trước fic để thu hút người đọc. Điều này có thể trở thành rất quan trọng khi bạn post truyện lên những nơi chứa nhiều fic. Nó giúp người đọc có được một cái nh́n về truyện đó và quyết định liệu ḿnh có muốn đọc nó hay không. Bạn biết là fic của bạn hay, nhưng người đọc th́ không, và có những người một ngày chỉ có thể dành ra một ít thời gian để đọc fic. Rất nhiều người tôi biết, trong đó có tôi, thường bỏ qua những fic khi nó không có lời giới thiệu. Trong lời giới thiệu, đừng làm lộ kết thúc củ. Hăy để câu chuyện của bạn có một chút ǵ bí ẩn để hấp dẫn người đọc. Thường th́ khi gặp một câu chuyện để lộ kết cục ngay từ đầu, người đọc sẽ bỏ qua. Bạn cũng nên hạn chế dùng những từ như "rất bí ẩn", "kỳ lạ" ở trong lời giới thiệu một cách tối đa trừ phi nó vô cùng cần thiết, nó làm cho người đọc cảm thấy truyện của bạn thiếu sáng tạo và đang đi theo một mô típ quen thuộc.

 

Ng̣ai ra, trong phần giới thiệu này, nên hạn chế tối đa thể hiện thái độ thiếu tự tin vào ḿnh. Khi đọc fic trên mạng, tôi gặp rất nhiều lời giới thiệu mà trong đó có những câu như “Tôi biết nó chưa được ḥan thiện nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn.”, “Đây là fic đầu tay của tôi nên không tránh khỏi thiếu sót”, “Nó rất tệ, nhưng….” V.v… Những câu đại loại như vậy sẽ khiến độc giả quay lưng đi một cách hữu hiệu nhất, bởi nếu ngay cả chính tác giả cũng không thích fic của ḿnh th́ độc giả làm sao mà thích đựơc?

 

Đừng viết những câu thể hiện sự thiếu quan tâm của ḿnh tới fic, như “Fic này chưa kịp tŕnh bày, nhưng tôi đang vội, nên đành để sau vậy”, hoặc “Tôi viết nó lúc 3 giờ sáng, và tôi buồn ngủ muốn chết. Nên có lẽ fic đọc hơi lung tung.” Nếu thực sự bạn bận hoặc không thể chăm chút cho fic ngay lúc bạn post th́ hăy dời việc post lại và chỉnh sửa lại fic khi bạn đă có thời gian. Hoặc nếu không ít nhất cũng đừng nói điều đó ra.

 

Kết thúc của từng chương

 

Kết thúc của từng chương rất quan trọng, nó là thứ giữ cho người đọc vẫn muốn theo dơi fic của bạn. Chẳng có quy luật nào nhắc tới việc bạn cần phải kết thúc chapter ở đâu, bạn chỉ có thể biết được điều này dựa vào cảm tính cà kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng có một lời khuyên là hăy cố kết ở phần có thể tạo ra sự ṭ ṃ và chờ đợi. Vấn đề này đối với những tác phẩm dài trên mạng đặc biệt quan trọng. Không giống như một quyển sách, người ta đă mua nó rồi th́ dù đọc dang dở nó vẫn ở đó, và người ta vẫn có lúc sẽ nh́n thấy nó. Một tác phẩm trên mạng dễ mất hút trong hàng đống tác phẩm khác, và thế giới rộng lớn của net dễ khiến người ta quên mất ḿnh đă t́m nó ở đâu. Nếu bạn không đảm bảo được tính hấp dẫn của câu chuyện nhất là ở phần kết mỗi chương th́ bạn rất dễ để mất độc giả của ḿnh.

 

Một chuyện kinh khủng vừa xảy ra.. Một nhân vật thường không làm điều này, rồi chợt bất ngờ anh ta làm điều đó. Một người đă mất tích từ lâu bỗng dưng quay trở lại. Hướng giải quyết đă gần kề, chỉ c̣n một chút nữa thôi. Và rồi chapter kết thúc. Những kết thúc chương kiểu này đặt người đọc trước một câu hỏi ‘cái ǵ sẽ xảy ra tiếp đó’? Nếu t́nh huống đủ hấp dẫn th́ câu hỏi này sẽ khiến người đọc phải chờ đợi những chương tiếp theo.

 

Tuy nhiên quá nhiều cái kết gay cấn sẽ làm khó chịu độc giả. Nếu chương nào cũng có một cái kết gay cấn th́ điều tất yếu là mạch truyện sẽ có cảm giác đứt quăng. Nếu bạn đă có một hai đoạn kết căng thẳng, và đă thu hút được sự chú ư của người đọc th́ đừng ngại chen vào những đoạn kết b́nh lặng. Những đoạn kết b́nh lặng sẽ làm điểm nhấn cho những đoạn căng thẳng sau đó, và cũng góp phần làm mạch truyện mượt mà đi.

 

Điều chú ư là một cái kết thúc chương hấp dẫn chỉ là liều thuốc bổ giúp truyện khỏe mạnh hơn chứ nó không thể là liều thuốc chữa bệnh. Một fic với nội dung không hấp dẫn và một cách thể hiện nhàm chán  dù người viết có thêm vào bao nhiêu cái kết gay cấn th́ fic đó vẫn dở. V́ vậy hăy đọc nhiều để thấy những tác phẩm hay kết thúc chương như thế nào và rút ra kinh nghiệm, c̣n khi viết fic của riêng ḿnh th́ hăy để kinh nghiệm đó quyết định kết thúc một cách tự nhiên.

 

Kết thúc truyện

 

Kết thúc truyện cần đáp ứng được điều mà truyện hứa hẹn. Nếu bạn đặt câu chuyện của ḿnh là Romance, th́ đừng cho nó có một cái kết bi thảm, đừng giết, đừng chia rẽ nhân vật ở đoạn cuối. Bạn có thể bảo đó là câu chuyện của bạn, và bạn muốn làm ǵ nó cũng được, bạn viết trước tiên là cho ḿnh đă. Dĩ nhiên đó là quyền của bạn, nhưng nếu thế th́ đừng đặt truyện vào khu Romance. Một cái kết bi thảm làm cho độc giả khó chịu khi mà họ đă trông chờ vào cái kết hạnh phúc mà từ ‘Romance’ hứa hẹn. Cái kết cũng phải giải quyết những vấn đề và xung đột được nêu ra trong fic. Đừng hứa hẹn một thứ rồi lại đem cho người đọc những thứ khác hẳn. Một điều kỳ diệu, một nhân vật cứu cánh đột nhiên xuất hiện cứu nhân vật chính ở đoạn kết có thể làm hỏng cả câu chuyện v́ cái mà độc giả muốn thấy là nhân vật chính, cuộc hành tŕnh anh ta đang đi và những nỗ lực của chính anh ta để giải quyết những trở ngại trên đường.

 

Ở đoạn kết, những xung đột cần phải được giải quyết một cách hợp lư. Trừ loại kết thúc ‘Never Ending Dream’ ra, không nên đưa một xung đột mới để gây bất ngờ cho kết thúc. Hầu hết các trường hợp nó gây khó chịu hơn là bất ngờ. Nếu có xung đột thực th́ nó nên được nhắc tới từ trước đó. Lảng tránh giải quyết xung đột cũng là một lỗi ‘chí tử’. Đừng t́m con đường dễ dàng để đi. Một cô gái con một sau bao nhiêu khó khăn và trở ngại đă quyết định lựa chọn người yêu hơn là cha mẹ mà cô gái đó vô cùng yêu quư. Rồi sau đó không với một chút dằn vặt nào trong ḷng, ‘cô gái lên thuyền cùng người bạn đời đi về phía mặt trời, và rồi họ sống hạnh phúc cùng nhau măi măi’. Một cái kết như thế sẽ có thể tạo cảm giác không thỏa măn trong ḷng người đọc v́ mâu thuẫn không được giải quyết một cách triệt để và cảm xúc của nhân vật rất không thât.

 

Một cái kết thành công cũng cần phải truyền đạt được cảm xúc. Người viết phải làm sao để người đọc cảm thấy những ǵ mà nhân vật cảm thấy. Dù mâu thuẫn được giải quyết, nhưng nếu nhân vật như những khúc gỗ vô cảm trong đoạn kết th́ người đọc khó mà cảm thấy hài ḷng với cách giải quyết mâu thuẫn.

 

Cái kết phải hợp lư và phù hợp với toàn bộ câu chuyện. Mức độ kịch tính của đoạn kết cần phù hợp với mức độ kịch tính của toàn bộ truyện. Một  đoạn kết quá kịch tính trong một câu chuyện nhẹ nhàng làm đoạn kết đó trở nên giả tạo, và một đoạn kết b́nh lặng trong một câu chuyện kịch tính làm hỏng toàn bộ chất kịch tính của câu chuyện đó. Độ dài của đoạn kết phải phù hợp với độ dài của chuyện. Một câu chuyện dài 5 trang mà đoạn kết đă chiếm 3 trang th́ câu chuyện đó khó có thể tạo cảm giác như một thực thể đầy đủ và thuần nhất. Một câu chuyện dài 20 trang mà cái kết chỉ trong một hai khổ th́ đoạn kết đó không tạo được cảm giác quan trọng.

 

Cuối cùng, sau khi giải quyết kịch tính, ở những câu chuyện dài bạn cần cho người đọc biết thông tin về những ǵ sẽ xảy ra cho các nhân vật trong tương lai. Tuy nhiên những thông tin này cần được đưa ra chỉ ở mức độ vừa đủ, nếu quá nhiều th́ nó sẽ làm giảm hiệu quả của đoạn giải quyết kịch tính. Nó cũng không nên được miêu tả nhiều bằng hành động và t́nh tiết, v́ như vậy nó sẽ dễ lẫn với đoạn giải quyết kịch tính.

 

Tránh kết thúc bằng những kiểu kết thúc đă quá quen thuộc và đi vào lối ṃn. Lấy ví dụ như kết thúc bằng một giấc mơ.

 

“Tất cả chỉ là một giấc mơ.”

 

Một số câu chuyện sử dụng giấc mơ như là một cách để kết thúc nó. Đây có thể là một cách hay, nhưng bạn cần nhận ra khi nào th́ không nên sử dụng nó. Một giấc mơ kết thúc có thể đem lại sự thú vị cho người đọc, nhưng cũng có thể khiến người đọc cảm thấy hẫng, thấy lăng với kiểu kết thúc này. Một POV fic hoàn toàn không phù hợp với giấc mơ kết thúc, v́ thường cốt truyện không đủ để tạo nên tính bất ngờ cho kết thúc kiểu này. Một fic dài như một tiểu thuyết ít khi hợp với giấc mơ kết thúc. Không ǵ tệ hơn là việc bạn trăn trở, hồi hộp, lo lắng đi cùng với nhân vật trong một chặng đường dài để rồi nhận ra tất cả đều là ảo mộng, và những ǵ đạt được đều không có thật.

 

Trong trường hợp bạn sử dụng giấc mơ kết thúc th́ có một thủ thuật để tránh đi vào lối ṃn là không bao giờ sử dụng từ ‘giấc mơ’. Hăy t́m ra những cách sáng tạo hơn.

 

“Người mẹ đi vào pḥng. Bà kéo chăn đắp cho con và hài ḷng khi thấy cô bé đang ôm con gấu bông, một nụ cười làm tươi tắn gương mặt đang say ngủ.

 

“Cô bật dậy, mồ hôi ướt đẫm trán. Xung quanh căn pḥng vẫn tối đen câm lặng.”

 

Những miêu tả như vậy sẽ giúp kết thúc bằng giấc mơ linh động hơn, và không bị đi vào lối ṃn.

 

Khổ cuối cùng, hoặc câu cuối cùng của truyện rất quan trọng. Làm thế nào để viết đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bạn, sau đây chỉ là một số kiểu kết mà Kal đă thấy.  Khổ kết có thể được dùng để khơi lại một lần cuối cùng chủ đề hoặc cảm xúc chủ đạo của toàn bộ truyện. Đây là lư do v́ sao rất nhiều truyện lăng mạn  kết thúc bằng một đám cuới hoặc nụ hôn. Nó cũng có thể được dùng để giải thích hoặc nhắc lại tên của truyện. Một cách khác là dùng khổ hoặc câu cuối cùng để phản chiếu lại câu hoặc khổ đầu tiên và đưa vào đó những thay đổi mà câu chuyện đă mang lại. Khổ kết cũng có thể được thể hiện đối lập với cảm xúc chủ đạo để mở ra hy vọng trong những câu chuyện angst không có cái kết hạnh phúc. Trong những truyện bao gồm nhiều truyện nhỏ như Ranma hoặc TTKG th́ khổ kết có thể được dùng để nói lên rằng dù truyện đă kết thúc, nhưng cuộc sống của các nhân vật vẫn sẽ tiếp tục như vậy.

 

Dù thế nào th́ cũng hăy nhớ rằng: ‘Điểm bắt đầu fic là nơi sẽ quyết định độc giả có đọc fic hay không, và điểm kết thúc fic là nơi sẽ quyết định độc giả có đọc fic tiếp theo của bạ hay không.’ ^_^

 

 

Xây dựng nhân vật

 

Xây dựng nhân vật là một trong những điều quan trọng nhất. V́ vậy phần Xây dựng tính cách nhân vật và hội thoại có thể sẽ được nói khá dài.

 

~*~

 

Xây dựng nhân vật [1]

 

#7 in the Writing is an art, writing is a skill Series.

 

By Kal Kally

 

~*~

 

Vẻ ngoài nhân vật

 

Những đ́ều đáng miêu tả

 

Bạn đang viết fan fiction? Vậy bạn cần nhớ là người viết đă biết rơ về h́nh dáng nhân vật của bạn viết, v́ vậy bạn không cần phải dành cả khổ để miêu tả lại điều hiển nhiên mà cả bạn và người đọc của bạn đều đă rơ. Hăy chỉ viết những điều bất ngờ. Hăy chỉ miêu tả màu tóc của Kurama nếu mái tóc đó đă trở nên hoa râm, hoặc Kurama đă nhuộm tóc, chứ chẳng mấy ai không biết rằng tóc Kurama màu đỏ, kể cả những người chỉ đọc truyện tranh đen trắng!  Cũng như vậy hăy chỉ miêu tả sâu một nhân vật nguyên bản nếu nhân vật đó có điểm ǵ đáng chú ư, chứ cả nửa trang chỉ để miêu tả một người mặc áo đồng phục đen trắng, với tóc đen dài và đeo kính tṛn th́ sẽ tạo cảm giác buồn chán ngay.

 

‘Hiei bước vào pḥng. Đó là một yêu quái lửa cỡ người không cao lắm, mặc một chiếc áo choàng đen với cái kiếm dài đeo ngang hông. Một dải băng trán che con mắt thứ ba dưới những lọn tóc đen trắng lẫn lộn.

 

Đoạn văn trên hoàn toàn không cần thiết v́ người đọc đă có khái niệm Hiei trông như thế nào, và một đoạn miêu tả những điều không mới mẻ sẽ chỉ đem lại cảm giác tẻ nhạt. Hăy chỉ giữ lại một đoạn văn miêu tả h́nh dáng nhân vật nếu như nó đem lại điều ǵ đó khác thường.

 

‘Hiei bước ra ng̣ai phố. Bộ quần áo con người quá khổ khiến cậu phải xắn gấu áo và quần lên, tuy vậy trông vẫn luộm thuộm. Những màu sắc trắng và xanh biển đối lập hoàn ṭan với màu đen b́nh thường. Thanh kiếm không c̣n đeo bên hông nữa, có lẽ v́ vậy mà vẻ đe dọa và khó gần thường ngày biến mất. Nếu không v́ giải băng che chán và mái tóc hai màu th́ cậu trông ḥan ṭan giống một cậu bé loài người. Nhất là khi những tia nh́n dữ dội trong mắt cậu đă nhường chỗ cho một thoáng dịu dàng.’

 

Đoạn miêu tả trên cho ta biết những điều khác thường trong diện mạo của Hiei, nó trở thành một phần không thể thiếu được của câu chuyện và giúp người đọc h́nh dung được câu chuyện.

 

Tuy vậy, dù là fanfiction hay truyện nguyên bản th́ một đoạn miêu tả dù hay thế nào cũng dễ trở nên nhàm chán hoặc bị người đọc bỏ qua nếu nó chỉ thuần là miêu tả. Để một đoạn miêu tả trở nên hấp dẫn, nó cần phải được xen vào bởi hành động, cảm xúc hoặc giải thích. H́nh ảnh rất cần thiết, nhưng nó chỉ đáng giá khi mà chúng ta chọn những h́nh ảnh sẽ là điểm nhấn cho t́nh tiết, tạo không khí truyện hoặc góp phần xây dựng tính cách nhân vật. Cũng đoạn văn trên có thể viết như sau:

 

‘Hiei buớc ra ng̣ai phố, cáu kỉnh nh́n ống tay áo kiểu con người dài luộm thuộm mà Kurama bắt cậu mặc. Dù đă xắn cả gấu quần gấu áo lên nhưng chúng vẫn vướng víu kinh khủng. Giả sử có kẻ nào tấn công cậu lúc này th́ cậu không biết phải xoay sở thế nào nữa. Hiei liếc xuống người và nhăn mặt, màu trắng và xanh nổi bật sẽ chẳng giúp cậu ẩn ḿnh được trong đêm. Có tiếng động sau lưng, cậu giật ḿnh đưa tay lên đốc kiếm, rồi ngớ người ra và rủa thầm con cáo ngu ngốc đă nhất quyết bắt cậu phải bỏ kiếm lại nhà. Yêu khí tăng nhẹ, cậu quay ngoắt lại, nhưng đó chỉ là Kurama và Yukina. Yukina mỉm cươi, và bao nhiêu tia nh́n dữ dội trong mắt cậu đều tan biến, thay vào đó là một thoáng dịu dàng.

 

Ở đằng sau, Kurama cười nhẹ. Ngay cả với giải băng che chán và mái tóc hai màu trông Hiei lúc này vẫn giống một cậu bé con người đến lạ lùng. Không may, Hiei phát hiện ra nụ cười đó và lừ mắt nh́n yêu cáo, hứa hẹn một cái chết chậm chạp và đau đớn.’

 

Cũng là những miêu tả như trên, nhưng ở đây có thêm hành động và lời kể. Đoạn miêu tả này đă bắt đầu khắc họa tính cách của Hiei như ghét đồ con người và luôn luôn cảnh giác, đồng thời cũng cho phép một cái nh́n thoáng qua về mối quan hệ giữa Hiei và Kurama, Yukina.

 

Bạn cũng có thể miêu tả nhân vật hoàn toàn dưới góc nh́n của một nhân vật khác, thậm chí không phải bằng lời kể. Miêu tả bằng cách này tránh nhàm chán, mà lại thể hiện được cả góc nh́n của nhân vật thứ hai. Đây cũng là một cách miêu tả nhân vật rất tốt.

 

‘Kurama bật cười. “Tớ khó khăn lắm mới bắt cậu ấy mặc quần áo con người đấy! Trời ạ, lúc đó cậu ấy trông đến là tội nghiệp, cứ nh́n mấy cái ống tay áo luộm thuộm măi như thể chúng là quái vật vậy. Ừ th́ tớ chọn không kỹ, nhưng mà tớ thích bộ quần áo xah trắng ấy mà chúng lại không có cỡ nhỏ vừa với người Hiei. Nó làm Hiei trông giống hệt một cậu bé con người.”

 

“Hẳn nào mà hôm nay Hiei cứ nh́n cậu như muốn ăn tươi nuốt sống vậy!” Yuusuke nhận xét.

 

“Không phải là v́ bộ quần áo đâu, mà v́ tớ bắt cậu ấy vứt kiếm lại nhà.”’

 

Miêu tả những điều đáng miêu tả c̣n là tránh những h́nh ảnh ‘xưa như trái đất’. Chúng chỉ hữu dụng trong ḥan cảnh duy nhất đó là miêu tả những nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua, c̣n nói chung chúng gây bực bội hơn là làm cho người ta cảm thấy thú vị.

 

H́nh ảnh so sánh trong miêu tả.

 

H́nh ảnh so sánh rất hay được dùng trong miêu tả nhân vật. H́nh ảnh so sánh giúp người đọc h́nh dung rơ nhất h́nh dáng nhân vật, nhưng hăy cẩn thận với những h́nh ảnh so sánh.

 

Sự không chính xác trong h́nh ảnh so sánh là điều cần tránh nhất. Người viết có thể quá lậm một h́nh ảnh và dùng h́nh ảnh ấy để miêu tả nhân vật mà không để ư rằng nó đối lập với một miêu tả trước đó. Một đôi mắt màu tím không thể rực lửa dù có phản chiếu ánh hoàng hôn màu máu. Một mái tóc chỉ dài tới ngang vai th́ không thể mượt mà như một ḍng sông êm đềm.

 

Quá lạm dùng h́nh ảnh so sánh là lỗi tiếp theo. Nếu là nói cùng về một vấn đề th́ rất dễ làm loăng hiệu quả của từng h́nh ảnh so sánh. Bạn có thể nghĩ ra rất nhiều sắc xanh tuyệt đẹp cho mắt Kurama: màu xanh trong veo, màu xanh ngọc, màu xanh mượt mà v.v... nhưng nếu bạn dùng quá nhiều màu xanh miêu tả mắt Kurama trong cùng một truyện th́ hoặc là người đọc sẽ thấy Kurama có quá nhiều mắt hoặc những sắc xanh ấy pha trộn với nhau và trở thành một sắc xanh b́nh thường. Nếu là những h́nh ảnh khác nhau... well, nếu trong cùng một đoạn miêu tả sắc đẹp của một cô gái mà toàn bộ câu nào cũng là h́nh ảnh so sánh th́ người ta sẽ sớm thấy cô gái đó đúng là một kỳ quan di động!

 

Sự cụ thể trong h́nh ảnh miêu tả sẽ thu hẹp phạm vi những tưởng tượng của người đọc về gần với h́nh ảnh mà ta muốn thể hiện nhất.

 

‘Cô ấy có ánh mắt của một con chim hoang dă.’ ‘Kay. Đó là một so sánh đắt giá. Nhưng con chim hoang dă đó là con chim nào? Đại bàng hay cú, hay chim lợn?

 

‘Anh sấn tới, hung dữ như một con thú dại.’ Um... Thế con thú dại đó là sư tử, là cáo hay là lợn ḷi?

 

Hẳn bạn cũng thấy cùng là một loại chung về h́nh ảnh so sánh, nhưng ánh mắt giống đại bàng th́ hoàn toàn khác với ánh mắt giống cú. Và vẻ hung dữ của sư tử sẽ tạo ấn tượng chẳng giống ǵ với vẻ hung dữ của cáo hoặc lợn ḷi.

 

Cuối cùng, một h́nh ảnh so sánh hay đắt giá hơn nhiều lần là một khổ miêu tả. Độ dài không tỷ lệ thuận với độ hay trong miêu tả. Hẳn chúng ta vẫn nhớ câu thơ: ‘Lá rơi rất khẽ như là rơi nghiêng’?

 

Sự chính xác

 

Trong khi viết, bạn cần nhớ những miêu tả về h́nh dáng nhân vật của ḿnh. Thật là tệ hại nếu nhân vật được miêu tả là tóc ngắn mà sau đó chục trang nhân vật lại đang chải mái tóc dài mượt mà của ḿnh. Sự chính xác về h́nh dáng rất cần thiết, những thay đổi nhỏ về quần áo, trang phục không cần thiết phải nhắc tới trừ phi quăng thời gian giữa một miêu tả và thay đổi không đủ để thay đổi xảy ra. Thay đổi lớn về diện mạo cần được nhắc tới và giải thích hợp lư.

 

Sự chính xác trong fanfic không chỉ nằm ở đó.

 

Hăy chú ư đến sự khác biệt về cỡ người và tuổi tác của nhân vật. Kurama cao hơn Yusuke, và bạn không thể lầm lẫn điều đó chỉ v́ trong fic của bạn Yusuke là seme. Tuy vậy, nếu Kurama đứng ôm Yusuke từ đằng sau th́ Kurama chắc chắn không thể dựa cằm lên đầu Yusuke. 7 cm khác biệt về chiều cao là quá ít để cho phép điều đó xảy ra. Cùng trong t́nh huống đó, Youko Kurama cao hơn Hiei chắc chắn nhiều hơn Kurama cao hơn Yusuke, nhưng Youko Kurama cũng không thể dựa cằm lên đầu Hiei, bởi 66 cm khác biệt về chiều cao là quá nhiều để điều đó có thể xảy ra.

 

Đừng để những ấn tượng thoáng qua làm bạn lầm lẫn. Trong HunterxHunter, Gon và Killua đều rất thấp phải không? Nhưng nếu bạn nghĩ họ là trẻ con và họ cao đến khoảng thắt lưng những người b́nh thường th́ hăy coi chừng, bởi lúc đó những người b́nh thường của bạn sẽ đều cao khoảng 2 m rưỡi. Killua cao gần 1m 6 đấy ^^

 

~*~

 

 

Xây dựng nhân vật [2]

 

#8 in the Writing is an art, writing is a skill Series.

 

By Kal Kally

 

~*~

 

Tính cách nhân vật

 

Điểm xuất phát

 

Tính cách nhân vật phải là điểm xuất phát chứ không phải sự kiện. Bạn cần coi một nhân vật là một thực thể với toàn bộ tính cách chứ không phải là chỉ một phần tính cách. Một lỗi cơ bản và thường gặp nhất là người viết đặt ra một sự kiện, sau đó phát triển tính cách nhân vật xung quanh sự kiện đó. Đúng là có những sự kiện sẽ ảnh hưởng lên tương lai và tính cách con người, nhưng không phải tương lai và tính cách con người hoàn toàn dựa trên một sự kiện. Trong một fic Hunter với cặp chính là Kuroro và Kurapika, sự kiện chính là Kuroro giết Kurapika, sau đó người viết để Kuroro đau khổ, điên loạn, ảo tưởng v.v... Ay. Kuroro có thể đau khổ, nhưng một người như Kuroro khi đă quyết định giết Kurapika th́ hẳn đă phải giải quyết xong những xung đột trong ḷng ḿnh rồi. Vật vă, điên loạn, ảo tưởng, đó là những cách chạy chốn thực tại. Đau khổ có thể có nhiều cách, nhưng một người như Kuroro sẽ chọn con đường đối mặt với đau đớn hơn là chạy chốn nó.

 

Cũng như vậy, một h́nh ảnh, một hành động thể hiện cho nhân vật phải lấy tính cách nhân vật làm điểm xuất phát chứ không phải xây dựng tính cách nhân vật dựa trên h́nh ảnh, hành động đó. Một cái kiếm đẫm máu có thể thể hiện sự khát máu của một chiến binh, nhưng không nên lạm dụng mà để cho chiến binh đó lúc nào cũng đem cái kiếm đẫm máu trên người. Bất cứ ai sử dụng vũ khí cũng sẽ lau chùi vũ khí của ḿnh. Và với tính cách của một chiến binh anh ta sẽ máu trên cái kiếm. Well, một cái kiếm đẫm máu trông rất hay, nhưng máu sẽ làm cho kiếm rỉ. Và một cái kiếm rỉ th́ trông chẳng hay chút nào.

 

Một hành động nhất định thường gây ra một ấn tượng nhất định trong đầu người viết, nhưng hăy tưởng tượng ra nhân vật làm hành động đó trong đầu ḿnh trước khi viết. Áp dụng hành động lên nhân vật v́ hành động như thế mới thể hiện được điều ḿnh muốn nói sẽ đem đến những lỗ hổng trong chuyện.

 

‘Hisoka hai bàn tay x̣e che kín mặt.’ Oh well, nếu là một bàn tay th́ bạn sẽ được một hành động rất Hisoka, nhưng dù tôi có tưởng tượng hai bàn tay Hisoka che mặt kiểu ǵ, theo hướng nào th́ cái kết quả mà tôi đạt được cũng khiến tôi nhăn mặt.

 

‘xuất hiện 1 người đàn ông đang ngồi quay lưng về phía màn h́nh, hai tay đan chéo nhau.’ Uh... Thời buổi này liệu có ai không mua nổi một cái ghế tựa để ngồi trước máy vi tính? Mà với cái tựa đó th́ làm sao bạn nh́n thấy được hai tay đan chéo nhau, trừ phi ông ta ‘hai tay đan chéo nhau sau gáy’. Nhưng cái hành động đó lại ḥan ṭan không diễn tả được sự uy nghiêm của người đàn ông này. Nếu ông ta không ngồi trên ghế tựa và hơi ngồi hơi chếch với màn h́nh th́ có thể ta sẽ thấy được hai tay, nhưng mất đi ấn tượng về sự thoái mái dựa vào cái tựa th́ cũng mất đi ấn tượng về sự ung dung và vị thế ‘trên’.

 

‘Kanfu quất roi tới tấp vào người Illumi....Bốn quân bài từ đằng sau lao vút tới cắm ngập vào vai và ngực.’ Thở dài. Không biết tôi đă choáng bao nhiêu lần mỗi khi đọc lại những câu ḿnh viết. Dù làm thế nào tôi cũng không h́nh dung được Hisoka ném quân bài theo kiểu boomerang, và nếu nhà ảo thuật có làm thế thật th́ tôi cũng không thể h́nh dung được nó lại không văng vào người Illumi trước khi văng vào nạn nhân của anh ta.  

 

Đối lập với lỗi sai về điểm xuất phát là lỗi cứng nhắc trong việc giữ đúng tính cách nhân vât. Một nhân vật luôn như thế này không có nghĩa là anh ta sẽ chỉ như thế này. Kurapika có thể lúc nào cũng giữ gương mặt cô độc và u sầu, nhưng khi ở bên cạnh bạn ḿnh và nghĩ rằng Ryodan đă chết, cậu ta đă cười một nụ cười thực sự. Cứng nhắc trong xây dựng tính cách nhân vật cũng tệ như khi bạn tạo một nhân vật không khiếm khuyết.

 

Động lực:

 

Động lực rất quan trọng trong việc h́nh thành tính cách nhân vật. Mỗi người khi theo đuổi một điều ǵ đó đều có lư do và mục đích của ḿnh. Lư do, mục đích đó sẽ quyết định cách và sự nhiệt t́nh của người đó đối với công việc mà người đó theo đuổi. Đối với nhân vật cũng vậy, động lực không chỉ quyết định con đường mà nhân vật sẽ đi, động lực cũng quyết địch cách mà họ giải quyết những vật cản trên con đường đó.

 

Thường th́ có các loại động lực chính sau:  T́nh yêu, thù hận, ăn năn, ganh đua, trách nhiệm, danh vọng, sống sót, lư tưởng, tham lam.

 

Cùng là một hoàn cảnh, nhưng động lực có thể rất khác nhau, và tất yếu sẽ dẫn tới những hướng truyện khác nhau.

 

Ariel là một cậu bé mù mồ côi cả cha lẫn mẹ và đang sống một ḿnh. Cuộc sống rất khó khăn v́ cậu chỉ biết chơi violon và khoản lợi tức hàng năm cha để lại quá ít ỏi. Một ngày kia, Vallay, một chàng trai từ nơi khác tới bắt gặp cậu, và quyết định sẽ giúp đỡ cuộc sống của cậu. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh việc này, vậy cái ǵ đă thúc đẩy Vallay đi vào cuộc sống của một người không quen biết?

 

Nếu đằng sau khoản lợi tức kia là một gia tài đồ sộ mà Ariel là người thừa kế hợp pháp chưa được t́m ra, và Vallay vô t́nh biết tới điều này th́ anh ta có thể làm thân với Ariel v́ số tiền kếch sù. Các hành động tốt đẹp của anh ta có thể là được sắp đặt để dành sự tin tưởng của Ariel.

 

Ariel không bị mù bẩm sinh mà do một tai nạn gây ra, và Vallay là người chịu trách nhiệm th́ anh ta giờ đây đến bên cạnh Ariel v́ muốn chuộc lại tội lỗi của ḿnh. Cả câu chuyện có thể tràn đầy sự hối hận, và tiềm năng cho cái kết là sự tha thứ của Ariel.

 

Em gái của Vallay sắp chết, và anh ta biết chỉ có trái tim của Ariel là hợp với cô bé. Không khí truyện sẽ trở nên căng thẳng trong nỗ lực sống c̣n của Ariel chống lại Vallay.

 

Vallay có thể thích Ariel ngay từ cái nh́n đầu tiên, và khao khát muốn bảo vệ cậu bé ấy. Vậy th́ câu chuyện sẽ là tràn ngập những sự dịu dàng và những nỗ lực muốn đưa Ariel trở lại xă hội.

 

Vallay có thể là một người yêu âm nhạc đến mức cuồng nhiệt. Anh ta có thể nh́n thấy tài năng mà anh ta không có ở Ariel và quyết tâm nuôi dưỡng tài năng ấy. Động lực ở đây là lư tưởng. Tuy nhiên sự giúp đỡ có thể nghiêng về mặt vật chất hơn là t́nh cảm.

 

Một nhân vật có thể có nhiều hơn một động lực để anh ta quyết định theo đuổi một công việc nào đó, nhưng nhất định anh ta phải có ít nhất một động lực. Không có động lực nào, cũng có nghĩa là sự buồn chán và trống rỗng cũng có thể khiến người ta làm một điều ǵ đó, nhưng những điều này rất giới hạn.

 

Ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực là hy vọng và sự căng thẳng. Khi t́nh huống vô cùng cấp bách th́ nhân vật sẽ có xu hướng đâm đầu vào vấn đề như có lửa cháy sau lưng. Khi một sự việc có thể đạt được trong tầm tay th́ nhân vật sẽ có xu hướng vừa vội vă, vừa cẩn thận trong từng bước tiến.

 

Động lực của mỗi nhân vật nếu trải qua một khoảng thời gian dài cần được củng cố. Một nhân vật có thể đi t́m kiếm một báu vật với một mục tiêu cao cả là cứu dân tộc ḿnh. Nhưng mười chương sau nhân vật vẫn chưa t́m thấy, nhân vật làm đủ mọi cách để đạt được vật đó trong ḥan cảnh không có một lời văn, một suy nghĩ nào quay trở lại mục đích đó th́ ấn tượng và cảm t́nh của người đọc về mục tiêu cao cả kia có thể mờ nhạt dần. Đó là chưa kể việc chuyển sang ác cảm với phương thức ‘không từ thủ đoạn nào’ của nhân vật. Cũng như vậy, dù nhân vật có v́ đất nước thế nào th́ nếu mười năm sau nhân vật vẫn chưa t́m được người đọc sẽ tự hỏi sau một thời gian dài như thế liệu cái dân tộc cần cứu có c̣n tồn tại hay không, và liệu cuộc t́m kiếm này có hơi vô lư.

 

Trong trường hợp này động lực của nhân vật cần được củng cố bằng hồi ức, suy nghĩ nội tâm hoặc thông tin bổ sung. Có thể là cho nhân vật nhận được tin báo t́nh h́nh ở quê nhà đang ngày càng trở nên cấp bách chẳng hạn.

 

Mục tiêu của nhân vật cần được phân biệt với mục tiêu của người viết. Bạn cần nhân vật làm một điều ǵ đó th́ điều đó phải là do nhân vật cảm thấy cần phải làm chứ không phải do bạn cảm thấy nhân vật làm điều đó sẽ giúp phát triển mạch truyện. Giả sử bạn để Kuroro giết Kurapika, vậy lư do cho điều đó là ǵ? Bắt đầu câu chuyện với t́nh tiết đó một cách hiển nhiên và đi sâu vào tâm lư Kuroro  ngay lập tức nghĩa là bạn đă để Kuroro làm một việc theo mục tiêu của bạn chứ không phải theo mục tiêu của ḿnh.

 

Một ví dụ về sự nhầm lẫn giữa mục tiêu của tác giả và mục tiêu của nhân vật là truyện Detective Conan (Xin lỗi các fan của Conan). Mục tiêu của tác giả là Conan đă t́m ra được thủ phạm, và thủ phạm cần nhận lỗi và giải thích lư do phạm tội của ḿnh. Nhưng mục tiêu của thủ phạm lại là che dấu hết mức có thể tội lỗi ấy. Trong truyện Detective Conan có rất nhiều vụ án khi mà Conan đưa ra một vài lư luận, một vài chứng cớ th́ thủ phạm đă ‘hùng dũng’ đứng lên nhận tội ngay trước mặt mọi người. Nhưng trong thực tế, nhiều thủ phạm sẽ chọn cách giữ im lặng trong ḥan cảnh đó, và cảnh sát sẽ chỉ c̣n tay anh ta mà nói ‘Anh có quyền giữ im lặng’, bởi v́ nhiều trường hợp bằng chứng sờ sờ ra đấy một luật sư giỏi vẫn có thể gỡ cho bị cáo trắng án chỉ cần anh ta chưa nhận tội.

         

Động lực một chiều.

 

Đó là khi nhiều nhân vật đều tiến về một cái đích, và mục tiêu của họ đều đều tương tự như nhau. Điều này thường gặp trong những chuyện mà phe tốt cùng đồng tâm hợp lực để chống lại phe xấu.

 

Alpha căm hận đại ác ma v́ hắn đă sát hại gia đ́nh anh và tàn phá quê hương anh.

 

Beta căm hận đại ác ma v́ hắn đă giết người bạn thân nhất của anh.

 

Delta căm hận đại ác ma v́ hắn đă làm hại cả gia tộc cô, khiến cô phải trải qua một tuổi thơ bơ vơ đầu đường xó chợ.

 

Gamma căm hận đại ác ma v́ hắn giữ cả làng anh làm nô lệ, và đă giết cha anh, người tộc trưởng.

 

Epsilon căm hận dại ác ma v́ hắn giam hăm người yêu anh trong một khối băng, đưa nàng vào cảnh sống dở chết dở không thoát ra được.

 

Có thể cả năm người có những tính cách khác nhau, nhưng động lực của họ từa tựa như nhau, và như vậy hành động cụ thể có thể khác nhau nhưng tất cả sẽ có cùng chung một xu hướng giải quyết vấn đề. Sự đối lập và linh hoạt không nhiều. Để đem lại sự thú vị cũng như tính thực tế th́ mỗi nhân vật cần có mục tiêu riêng của ḿnh.

 

Alpha căm hận đại ác ma v́ hắn đă sát hại gia đ́nh anh và tàn phá quê hương anh. --> Anh muốn giết hắn càng đau đớn càng tốt, và toàn bộ những kẻ theo hắn cũng phải trả giá. Anh coi Gamma như một kẻ vô công rồi nghề vô dụng.

 

Beta ghét đại ác ma không phải v́ anh có thù oán ǵ với hắn mà v́ anh là một cha xứ, và một cha xứ có nghĩa vụ phải chống lại cái ác. --> Anh không hài ḷng với cách Alpha chiến đấu. Anh muốn tiêu diệt gốc rễ của tội ác, nhưng anh muốn cho những kẻ theo hắn cơ hội để phục thiện.

 

Delta chống lại đại ác ma v́ cô yêu Alpha, và cô sẽ chiến đấu v́ anh. --> Delta có xu hướng đi theo để bảo vệ Alpha hơn là t́m cách giết đại ác ma. Cô ghét Epsilon v́ Epsilon hay phản đối Alpha.

 

Gamma đi theo họ chỉ đơn giản v́ anh ta là một người ham thích phiêu lưu và sự nguy hiểm. --> Anh ta có thể không để tâm vào cuộc chiến và có thể rời bỏ nhóm trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng nhất.

 

Epsilon theo đuổi cuộc chiến v́ anh có những toan tính riêng muốn hấp thụ sức mạnh của đại ác ma. --> Anh ta không thích cách tấn công trực diện mà ưa đột nhập vào đại bản doanh của đại ác ma và t́m điểm yếu của hắn. Epsilon muốn loại trừ Gamma v́ Gamma hay nhúng mũi vào chuyện của ḿnh.

 

Sự đa dạng trong động lực sẽ dẫn tới sự đa dạng trong cách xử lư t́nh huống của mỗi người, và mức độ t́nh cảm với cùng một vấn đề của mỗi người. Nó cũng là nguồn gốc cho những sự đối lập trong dàn nhân vật. Nhờ đó mà người viết có thể phát triển ra thêm nhiều cảnh phụ phong phú mà không gây nhàm chán v́ chúng toàn giải quyết những việc giống nhau.

 

Trong fanfiction, một mối quan hệ giữa hai nhân vật có thể đă được định h́nh sẵn. Người viết rất dễ nhầm lẫn động lực của nhân vật v́ mối quan hệ này.

 

Kurapika và Kuroro được đặt vào mối quan hệ t́nh yêu/thù hận. Vậy cái ǵ đă chia rẽ họ. Câu trả lời đương nhiên là hận thù. Tuy vậy hận thù không phải là lư do ngăn cản họ đến với nhau của cả hai người.

 

Trong HunterxHunter, mối liên kết giữa các thành viên của Ryodan rất mạnh, nhưng họ lại sống trong sự sẵn sàng lúc nào cũng có thể mất người đồng đội ngày hôm qua c̣n ở cạnh ḿnh. V́ vậy mới có quy luật giết một người của Ryodan để trở thành một người của Ryodan. Nếu như vậy tại sao họ lại muốn giết Kurapika? Không phải v́ Kurapika đă giết thành viên của họ, mà v́ Kurapika đe dọa sự tồn tại của Ryodan. Như vậy trong khi hận thù là lư do ngăn cản Kurapika đi theo t́nh yêu th́ đối với Kuroro đó là trách nhiệm.

 

Động lực một chiều cũng rất dễ gặp ở những nhân vật phản diện. Là phe xấu, cho nên mục tiêu của hắn cũng xấu. Hoặc hắn muốn chinh phục thế giới, cho nên mục tiêu của hắn là chinh phục thế giới. Những nhân vật một chiều này trước đây có thể gây thú vị nhưng bây giờ th́ đă quá nhàm chán. Ngay cả những kẻ độc ác nhất vẫn có thể có một mục tiêu nào đó tốt đẹp, dù mờ đi so với mục tiêu độc ác kia. Ngay cả một kẻ điên cũng có những logic và mục tiêu điên rồ của ḿnh. Có thể đó không phải là động lực chính, nhưng một mục tiêu khác đi dù nhỏ như thế nào cũng giúp nhân vật trở nên phức tạp hơn và thú vị hơn.

 

Ngay cả nếu như bạn xây dựng một nhân vật phản diện xấu thoàn toàn th́ những thuộc hạ của hắn vẫn cần phải có cả hai mặt tốt xấu. Chính những thuộc hạ này sẽ làm người đọc bỏ qua tính cách một mặt của nhân vật phản diện kia. C̣n nếu không th́... well, một tên trùm xấu hoàn toàn chỉ v́ tính cách của hắn đương nhiên là xấu đă khó t́m, nói ǵ đến cả một đám đông thuộc hạ của hắn.

 

Vai tṛ của khiếm khuyết

 

Những nhân vật hấp dẫn là những nhân vật không hoàn thiện. Không có ǵ buồn chán hơn là một Mary Sue. Bất cứ một ai cũng đều có khiếm khuyết. Chúng ảnh hưởng lên tính cách nhân vật. Và tính cách nhân vật tạo nên khíem khuyết. Nếu bản tính của nhân vật là không bao giờ cho ai biết con người thật của ḿnh th́ khiếm khuyết của họ có thể là luôn nói dối để bảo vệ bản thân. Hành động này làm nổi bật tính cách luôn muốn dấu ḿnh. Khiếm khuyết có thể thay đổi tính cách. Một nhân vật mạnh mẽ nhưng đôi khi nói lắp bắp nếu căng thẳng có thể trở thành một nhân vật yếu đuối và luôn căng thẳng. Đ́eu này có thể xảy ra bằng nhiều cách, như dùng những nhân vật khác nhạo báng thói quen nói lắp bắp của nhân vật này, như để thói quen nói lắp bắp làm nhân vật mất đi một cơ hội lớn, hoặc để chính nhân vật lặp đi lặp lại trong đầu rằng anh ta thật bất tài trong khi anh ta nói lắp bắp. Ở đây khiếm khuyết đă dần thay đổi tính cách nhân vật. Ngược lại, một nhân vật yếu đuối thường xuyên nói lắp bắp sẽ ít nói lắp bắp hơn khi anh ta trở nên mạnh mẽ.

 

Một nhân vật không khiếm khuyết không chỉ là một nhân vật tốt đẹp, một nhân vật phản diện cũng rất dễ rơi vào bi kịch này. Không biết bạn nghĩ thế nào chứ đối với tôi th́ một nhân vật không khiếm khuyết đúng là một bi kịch đối với một tác phẩm. Những nhân phản diện chỉ toàn ác độc và giữ một vai tṛ duy nhất là thúc đẩy câu chuyện và tôn nhân vật chính lên, một nhân vật phản diện như thế thật buồn chán, v́ dù người ta độc ác tới đâu th́ người ta cũng có những điểm sáng trong tâm hồn. Người đọc có thể bỏ qua không quan tâm tới những lỗi này, nhưng cũng có nhiều người đọc không thấy hài ḷng. Như Harry Potter, tác phẩm ḥan toàn thành công với nhân vật Voldermort, nhưng tuy vậy vẫn xuất hiện nhiều doujinshi, fic đi sâu vào nội tâm của Tom Riddle trước khi anh ta trở thành Voldermort.

 

Nhưng khi áp dụng những điểm không hoàn thiện cho nhân vật th́ đừng quá lạm dụng nó. Khiếm khuyết vừa phải sẽ khiến nhân vật thật hơn. Nhưng quá nhiều khiếm khuyết họac khiém khuyết được nhấn quá mạnh sẽ khiến người đọc thấy khó chịu với nhân vật. Cho dù một người có hay nói lắp bắp thế nào th́ anh ta cũng không thể lúc nào cũng nói lắp bắp. Và nếu để cho một nhân vật nói lắp bắp từ đầu tới cuối câu chuyện th́ độc giả sẽ không nghĩ là anh ta yếu đuối, mà sẽ nghĩ là anh ta bị ấm đầu. Khiếm khuyết có thể phát triển tính cách nhân vật, cũng có thể làm nó thất bại thảm hại, điều quan trọng là cách nguời viết sử dụng chúng.

 

Sự thuần nhất và sự phát triển

 

Thất bại trong việc xây dựng tính cách nhân vật là một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một fanfic. Khi viết fanfic, bạn sử dụng những nhân vật đă được định h́nh rất rơ trong đầu độc giả của bạn. Những nhân vật đó có những tính cách, những sở thích, thói quen v.v… đă được định sẵn và người đọc đă quen rằng những điều này thể hiện cho họ. Nếu bạn viết một câu chuyện mà người đọc khi đọc sẽ nghĩ “Nhân vật A này sẽ không bao giờ làm như vậy” th́ bạn đă thất bại trong việc xây dựng tính cách nhân vật.

 

Nếu bạn viết một đoạn hội thoại kiểu như sau:

 

Killua nhấc con thú nhỏ lên. "Chúng ta làm ǵ với nó đây?"

Gon phẩy tay. "Giết quách nó đi cho rảnh nợ."

 

th́ bạn đă thất bại một cách thảm hại.

 

Giữ đúng tính cách nhân vật không phải chỉ cần thiết ở trong fanfiction mà ngay cả ở fiction. Người viết nghĩ nhân vật là của riêng ḿnh, v́ vậy ḿnh phát triển nhân vật như thế nào cũng được. Tuy nhiên tất cả mọi hành động, lời nói, thái độ của nhân vật đều phải phù hợp với tính cách mà người viết đă đặt ra.

 

Một lỗi trong vi phạm tính cách nhân vật dễ gặp nhất là sử dụng sai ngôn ngữ cử chỉ. Những hành động đưa vào chỉ để làm sự việc không cứng nhắc đôi khi không được cân nhắc kỹ như những hành động chính. Xin đọc thêm phần Ngôn ngữ cử chỉ ở phía duới.

 

Vi phạm tính cách nhân vật cũng thường gặp trong việc xử lư thông tin không khéo. Người viết cần đưa một khối thông tin cho độc giả, nhưng đưa thông tin bằng lời kể tạo cảm giác nhàm chán nên người viết để một nhân vật kể ṭan bộ khối thông tin đó. Làm điều này không phải là không thể, nhưng chỉ với những nhân vật có tính cách phù hợp và tŕnh độ hiểu biết phù hợp. Khác đi cũng có nghĩa là tính cách nhân vật đă bị vi phạm.

 

"Rất khó, bởi lược đồ này không được cập nhập dữ liệu chính xác đến từng giây, lúc đi cũng không dám chắc là đi theo 1 hướng nguyên không đổi, nên cách duy nhất chỉ có thể dựa trên cơ sở dữ liệu từ vệ tinh mà tôi thu được thôi . Điều đáng nói là tất cả sóng điện mà tôi phóng ra đều bị nhiệu hoặc dội ngược lại. Điều này vốn là không thể, v́ để lập được 1 tường chắn bằng nen hoàn hảo thế người điều khiển bắt buộc phải phủ nen từ dưới mặt đất. nghĩa là ở đâu đó nằm trong bán kính ṿng tṛn này. Như thế cũng đồng nghĩa với việc lực nen sẽ bị yếu ở phía trên đỉnh và không tránh được việc có lỗ hổng giúp sóng điện chui qua, nhưng ..." – Leorio.

 

Well, phải nói là tôi rất ấn tượng về những thông tin được truyền đạt ở đây. Lối hành văn cũng làm tôi ấn tượng về tính học thức của nó. Nhưng trong cả chapter truyện lúc nào tôi cũng băn khoăn không biết đây có phải là Leorio hoàn toàn không nhận ra điều ǵ bất thường trong cuộc sát hạch với gia đ́nh người thú, không hiểu nổi câu hỏi lựa chọn của vị giám khảo và chọn sai hướng trái phải trong cuộc thi HunterxHunter không.

 

Một điểm cần nhớ là tính cách nhân vật không phải chỉ nằm ở những đoạn miêu tả về tính cách. Tính cách nhân vật c̣n cần được giữ đúng với những thông tin cá nhân mà bạn đă xây dựng cho nhân vật đó. Một người học hành đầy đủ ngồi lên một chiếc máy bay vẫn khó mà lái được chiếc máy bay đó nếu chưa học lái máy bay bao giờ. Thế mà có những chuyện lại cho vị nhân vật chính ‘anh hùng’ vốn chỉ là dân trong trại lao động không học hành đầy đủ bỗng dưng vớ được một con robot, hoặc một phi thuyền và đánh thắng cả robot của đối phương vốn được điều khiển bởi những quân nhân chuyên nghiệp.

 

Tuy nhiên, tính cách nhân vật được xác định chứ không phải được cố định ở đầu truyện hoặc trong truyện chính. Giống như người thật, tính cách nhân vật có thể phát triển và thay đổi. Nhất là đối với những câu chuyện dài, khi kết thúc cần phải có cái ǵ đó thay đổi. Người viết thường chú ư tới những thay đổi về h́nh dáng, quan hệ, địa vị mà quên mất rằng tính cách cũng giống như câu nói ‘Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một ḍng sông’. Sự phát triển về tính cách không rơ rệt nếu câu chuyện diễn ra trong một vài ngày, nhưng nếu câu chuyện diễn ra trong một vài năm th́ kinh nghiệm sống sẽ làm tính cách thay đổi ít nhiều.

 

Bạn có thể thấy rơ việc để tính cách một nhân vật không thay đổi trong suốt quá tŕnh truyện trong các bộ anime nổi tiếng như Dragon Ball và Sailor Moon. Tôi không phủ nhận sự thành công của chúng, nhưng hẳn bạn cũng đă từng thấy mệt mỏi và nhàm khi theo dơi những bộ truyện rất dài này.

 

Phát triển t́nh tiết truyện không phải là công việc duy nhất. Nhân vật tương tác với những sự kiện trong những t́nh tiết, nhân vật học được từ những sự kiện cả những điều tích cực và tiêu cực. Mỗi một lỗi lầm sẽ đem đến một bài học kinh nghiệm khi nhân vật đứng dậy sau vấp ngă. Mỗi một hành động xấu thành công sẽ khiến nhân vật nghĩ đến những cách thực hiện hành động xấu tốt hơn. Những kinh nghiệm sống ấy sẽ giúp nhân vật trưởng thành, giúp nhân vật chính chắn hơn, hoặc đẩy nhân vật vào những căn bệnh tâm lư, những suy nghĩ bi quan... Theo dơi sự phát triển của một nhân vật kéo nhân vật lại gần với người đọc.

 

Như bộ Hikaru no Go chẳng hạn, tính cách Hikaru được khéo léo phát triển, khiến người đọc đôi khi phải bật kêu lên: ‘Không biết cậu bé đó đă lớn từ bao giờ...’

 

Việc cho nhân vật làm điều mà b́nh thường anh ta/cô ta sẽ không làm không phải là điều cấm kỵ. Đôi khi nó rất cần thiết để chuyển hướng truyện, tạo điểm bắt đầu cho một loại sự kiện tiếp theo hoặc tạo điều kiện để bẻ thay đổi tính cách nhân vật.

 

Sự thiếu vắng suy nghĩ logic có thể là một cách giải thích rất tốt. Khi người ta say, khi người ta bị thôi miên hoặc khi người ta đang dưới ảnh hưởng của thuốc người ta thường có xu hướng làm những điều b́nh thường họ sẽ không bao giờ làm. Một lời thuyết phục của người ng̣ai cuộc có thể khiến người ta lung lạc. Một việc day dứt trong quá khứ có thể khiến người ta vứt bỏ lí trí trong hiện tại. Giải thích hợp lư sẽ giúp người viết để nhân vật làm những việc trái với tính cách một cách an toàn.

 

Cũng là đoạn hội thoại trên giữa Gon và Killua, nhưng nếu Gon đă từng nh́n thấy Kurapika và Leorio bị giết thảm khốc trước mắt ḿnh, nếu đă từng chứng kiến cả quê hương trong biển lửa, nếu phát hiện tất cả những ǵ người ta nghĩ về cha ḿnh chẳng qua là một cái vỏ bọc và ông ta thực chất chỉ là một tên sát nhân máu lạnh... Well, nếu Gon đă từng trải qua tất cả những điều đó th́ việc Gon vẫn nguyên vẹn là một đứa trẻ ngây thơ mới là một phép lạ thần kỳ.

 

~*~

 

Tính cách nhân vật

 

Các cách thể hiện

 

Để xây dựng tính cách nhân vật, người ta có thể dùng một trong ba cách: dùng lời kể, miêu tả cảm xúc hoặc dùng hành động. Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm của riêng ḿnh. Cách dùng lời kể sẽ giúp miêu tả tính cách một cách nhẹ nhàng nhất. Nó cũng giúp người đọc có được cái nh́n bao quát nhất về tính cách nhân vật, và cũng là cách nhanh nhất để người đọc tiếp nhận những ǵ bạn muốn chuyển tải về nhân vật. Tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng đi đôi với sự thú vị, và sử dụng nó quá nhiều cũng đồng nghĩa với sự nhàm chán. Cách dùng miêu tả cảm xúc khiến người đọc tiếp cận với t́nh cảm của nhân vật một cách trực diện nhất, từ đó dễ dàng tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và tính cách nhân vật. Tuy nhiên nó rất giới hạn, và có thể sẽ trở nên lạc lơng trong một câu chuyện nhiều t́nh tiết và không được viết ở ngôi thứ nhất, sử dụng nó quá nhiều trong một câu chuyện dài sẽ gây cảm giác mệt mỏi khi đọc. Cách dùng hành động có thể không đưa người đọc trực tiếp đến với tính cách nhân vật, và cũng rất khó viết và đ̣i hỏi phải đầu tư nhiều công sức. Tuy nhiên nó lại đảm bảo được sự thú vị, và dễ kết hợp với những phần c̣n lại của truyện nhất.

 

Dùng lời kể:

 

‘Đă mười năm trôi qua kể từ ngày Yuuri rời khỏi vương quốc và trở về thế giới con người. Mười năm dài dằng dặc, cũng là mười năm Wolfram day dứt trong ḷng một t́nh yêu vô vọng. Cậu không sao quên được cậu con trai tóc đen ấy, không sao chôn vùi được những kỷ niệm mà họ đă cùng nhau trải qua. T́nh cảm nồng cháy ngày nào chỉ c̣n lại là đống tro tàn, nhưng bên dưới, lửa vẫn không ngừng âm ỉ cháy. Có lẽ điều làm Wolfam đau đớn nhất là sự phản bội của chính trái tim ḿnh. Cậu đă thề dù Yuuri có lựa chọn thế nào th́ t́nh cảm của cậu cũng sẽ không thay đổi. Thế nhưng một ngọn lửa khác, một ngọn lửa lạnh như băng đang dần lớn lên theo năm tháng. Cậu hận kẻ đă phản bội Tổ quốc của ḿnh. Cậu oán trách kẻ đă lựa chọn thế giới con người mà bỏ cậu lại đằng sau.’

 

Dùng cảm xúc:

 

‘Đau... Tại sao nỗi đau này không lành theo thời gian?

 

Tại sao ta vẫn nh́n thấy h́nh ảnh của cậu ấy hàng đêm? Tại sao quá khứ sống lại trong giấc mộng? Trái tim ta có thể chịu đựng được bao lâu nữa...

 

Đă mười năm rồi, mười năm dài đằng đẵng... Yuuri... Tôi sẽ không bao giờ hiểu được ngày ấy v́ sao cậu lại chọn ra đi... Chỉ có một điều duy nhất mà tôi hiểu, tôi không có được dù chỉ là một khoảng trống nhỏ bé nhất trong tim cậu... Nhưng cậu đă là tất cả thế giới của tôi... Cậu vẫn là tất cả thế giới của tôi...

 

Nếu có thể xé trái tim phản trắc này ra khỏi lồng ngực, tôi sẽ làm vậy. Tôi sẽ sống mà không cần tới cậu. Tôi sẽ đạp lên tất cả những kư ức độc ác này...

 

Ta hận! Ta hận hắn! Sao hắn có thể phản bội vương quốc, phản bội quê hương hắn, phản bội thần dân của hắn?!? Sao hắn có thể bỏ rơi ta? Ta muốn hắn phải chết trong tay ta cả trăm lần, cả ngh́n lần...

 

Yuuri... đến bao giờ cậu mới quay trở lại...?’

 

Dùng hành động:

 

‘Wolfram mở cửa vào pḥng. Ánh mắt mỏi mệt nh́n quanh một cách chán chường. Những công việc cần giải quyết của vương quốc càng lúc càng đè nặng lên vai cậu và các anh. Không c̣n vị Maou quyền năng, biên giới vương quốc không ngừng bị tấn công, những vụ nổi loạn xảy ra ngày càng nhiều, người dân th́ đang mất dần ḷng tin vào hoàng tộc. Ánh mắt cậu liếc qua tấm gương lớn trên tường. Con người đang nh́n cậu kia không c̣n gương mặt trẻ con non nớt nữa, thay vào đó là vẻ trưởng thành.

 

Wolfram bước tới giá vẽ và giở tấm vải che ra. Trên khung tranh là bức vẽ phác thảo chưa được tô màu. Cậu nâng tấm bảng màu lên và cầm lấy bút lông, cố ḥan thành bức vẽ đă mười năm dang dở. Ng̣i bút quệt màu và đưa lại gần tranh, nhưng không sao điểm vệt màu nào lên khuông lụa trắng được v́ tay cậu đang run lên. Wolfram bực tức ném cả bảng màu và bút lông ra xa. Một cái gạt tay và giá vẽ đổ rầm xuống đất, Wolfram không mệt mà vẫn thở mạnh như vừa chạy cả một ngày trời.

 

“Đồ phản bội!” Cậu rít lên qua kẽ răng và cúi xuống lôi khung tranh lên, định ném nó vào tường, nhưng rồi mắt cậu dịu đi, thoảng trong đó là chút ǵ tŕu mến dịu dàng. Wolfram nhẹ nhàng nâng cái giá vẽ lên và xếp lại khung tranh. Cậu nh́n người trên bức tranh lần cuối rồi thở dài và phủ lại tấm vải che.

 

Nặng nề lê bước tới tủ quần áo, Wolfram mở tủ và sờ soạng t́m bộ quấn áo ngủ ưa thích của ḿnh. Cậu sững người khi mắt dừng lại trên một tấm vải nhung được xếp ngọn ngàng. Tấm áo choàng của Maou. Run rẩy lôi tấm áo choàng ra, cậu áp mặt vào lần vải đă cũ v́ năm tháng. Wolfram ôm lấy tấm vải vào ngực ḿnh và khuỵu xuống sàn. Vai cậu rung lên, không có tiếng khóc thế mà nước mắt cứ tuôn trào.

 

“Yuuri...” Tiếng rên ngẹn lại nhanh chóng bị nhấn ch́m trong sự câm lặng vô tâm của đêm.’

 

Như bạn đă thấy, mỗi cách thể hiện đều đem đến những cảm nhận khác nhau về nhân vật. Sử dụng cách thể hiện nào là phụ thuộc vào người viết, phụ thuộc vào thói quen cũng như phụ thuộc vào ḥan cảnh của đoạn văn. Một đoạn văn đi sâu vào nội tâm nhân vật có thể sử dụng cảm xúc, nhưng dùng cách này không hợp lắp với một câu chuyện có cốt chuyện và không viết thuần POV hoặc ngôi thứ nhất. Trong một truyện ngắn cần xây dựng nhiều thứ khác nữa, hoặc khi cho hành động vào có thể làm loăng truyện th́ nên sử dụng lời kể. Nếu là một câu chuyện dài và cốt truyện rất mạnh, phong cách không phù hợp với POV th́ có thể sử dụng hành động.

 

Và hăy luôn nhớ rằng hành động có thể đi sâu vào tâm trạng nhân vật như dùng cảm xúc, nhưng sử dụng hành động khéo sẽ gây ấn tượng mạnh tốt hơn nhiều cả lời kể và thuần cảm xúc. Bạn không nên sử dụng độc nhất cách dùng lời kể và dùng cảm xúc đó toàn fic. Cách sử dụng hành động để miêu tả t́nh cảm có thể kéo dài ṭan bộ truyện, nhưng hai cách trên bị giới hạn nhiều hơn nhiều. Dù sao cũng đừng ngần ngại khi sử dụng các cách kết hợp lẫn nhau. Sự đa dạng là bí quyết của thành công, và linh hoạt là điều kiện tiên quyết. Cũng có nhiều khi sử dụng kết hợp các cách thể hiện trên lại là câu trả lời tốt nhất.

 

Dùng kết hợp

 

‘Wolfram mở cửa vào pḥng. Ánh mắt mỏi mệt nh́n quanh một cách chán chường. Ngày lại ngày trôi qua đều đều như trong một cơn ác mộng. Những công việc cần giải quyết của vương quốc càng lúc càng đè nặng lên vai cậu và các anh. Không c̣n vị Maou quyền năng, biên giới vương quốc không ngừng bị tấn công, những vụ nổi loạn xảy ra ngày càng nhiều, người dân th́ đang mất dần ḷng tin vào hoàng tộc. Ánh mắt cậu liếc qua tấm gương lớn trên tường. Con người đang nh́n cậu kia không c̣n gương mặt trẻ con non nớt nữa, thay vào đó là một vẻ trưởng thành mà cậu đă phải trả một giá quá đắt để có được. Cũng phải thôi, biết làm sao khi mà người đứng đầu vương quốc đă chọn con đường phản bội nhân dân ḿnh.

 

Wolfram bước tới giá vẽ và giở tấm vải che ra. Trên khung tranh là bức vẽ phác thảo chưa được tô màu. Cậu nâng tấm bảng màu lên và cầm lấy bút lông, cố ḥan thành bức vẽ đă mười năm dang dở. Ngày ấy cậu đă dồn không biết bao nhiều t́nh cảm của ḿnh vào bức phác họa, khao khát muốn thể hiện trọn vẹn con người mà cậu đă lỡ để vào trái tim ḿnh. Nhưng khi bức vẽ chưa kịp ḥan thành người đó đă bước ra khỏi cuộc đời cậu măi măi. Ng̣i bút quệt màu và đưa lại gần tranh, nhưng không sao điểm vệt màu nào lên khuông lụa trắng được v́ tay cậu đang run lên. Những kỷ niệm ngày nào quật vào mặt cậu như cơn gió lốc. Wolfram bực tức ném cả bảng màu và bút lông ra xa. Trên bức tranh con người kia đang nh́n cậu nhạo báng, một khuôn mặt đáng ghét và trơ tráo. Hắn không đáng làm một Maou! Một cái gạt tay và giá vẽ đổ rầm xuống đất, Wolfram không mệt mà vẫn thở mạnh như vừa chạy cả một ngày trời. Sự óan trách và thù hận bỗng chốc bùng lên.

 

Ta hận! Ta hận hắn! Sao hắn có thể phản bội vương quốc, phản bội quê hương hắn, phản bội thần dân của hắn?!? Sao hắn có thể bỏ rơi ta? Ta muốn hắn phải chết trong tay ta cả trăm lần, cả ngh́n lần...

 

Cậu cúi xuống lôi khung tranh lên, định ném nó vào tường, nhưng rồi mắt cậu dịu đi, thoảng trong đó là chút ǵ tŕu mến dịu dàng. Wolfram nhẹ nhàng nâng cái giá vẽ lên và xếp lại khung tranh. Cậu nh́n người trên bức tranh lần cuối rồi thở dài và phủ lại tấm vải che. Chỉ là một bức tranh thôi, nhưng kư ức đè nặng lên mỗi nét vẽ làm cậu không sao nâng bút được.

 

Mười năm rồi, mười năm dài đằng đẵng... Mười năm quá khứ là bạn đồng hành của ta hàng đêm... Đến bao giờ ta mới có thể quên...?

 

Nặng nề lê bước tới tủ quần áo, Wolfram mở tủ và sờ soạng t́m bộ quấn áo ngủ ưa thích của ḿnh. Cậu sững người khi mắt dừng lại trên một tấm vải nhung được xếp ngọn ngàng. Tấm áo choàng của Maou. Run rẩy lôi tấm áo choàng ra, cậu áp mặt vào lần vải đă cũ v́ năm tháng. Cái mùi quen thuộc đă phai đi hết rồi, chỉ c̣n lại mùi của gỗ và bụi ẩm. Wolfram ôm lấy tấm vải vào ngực ḿnh và khuỵu xuống sàn. Vai cậu rung lên, không có tiếng khóc thế mà nước mắt cứ tuôn trào.

 

“Yuuri...” Tiếng rên ngẹn lại nhanh chóng bị nhấn ch́m trong sự câm lặng vô tâm của đêm.

 

Tôi sẽ chờ cậu măi măi...

 

Cho đến bao giờ...?’

 

Ngôn ngữ cử chỉ

 

Tính cách của một nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ cử chỉ cũng nhiều như thể hiện qua hội thoại. Trong cuộc sống, ngôn ngữ cử chỉ thường được hiểu một cách vô thức, c̣n trong truyện, ngôn ngữ cử chỉ cũng có thể giúp chúng ta miêu tả tính cách nhân vật mà không phải dùng đến lời kể hoặc lời văn thuần cảm xúc.

 

- Cử chỉ: Mỗi một tính cách đều có thể dẫn đến một cử chỉ nào đó. Và một cử chỉ sẽ cho ấn tượng về tính cách. Liên tục đổi chân có thể thể hiện một người căng thẳng. Khoanh tay trước ngực có thể thể hiện bản tính luôn đề pḥng. Dụi mắt tạo cảm giác nhân vật mệt mỏi. Gơ ngón tay xuống bàn có thể thể hiện nhân vật đang lo lắng, hoặc phát chán với những điều đang được nghe.

 

- Dáng: Dáng đứng, ngồi, và cả nằm cũng đem lại thông tin quan trọng. Một người nằm ngủ co quắp lại có thể thể hiện sự không cân bằng trong cuộc sống. Ngồi vắt chân có thể thể hiện sự tự tin. Ngồi thu ḿnh lại có thể thể hiện một con người nhút nhát hoặc kín đáo...

 

Để viết tốt về vấn đề này, trước tiên người viết phải thông hiểu về ngôn ngữ cử chỉ. Để thu thập kinh nghiệm về điều này người viết nên tích cực quan sát những người xung quanh ḿnh, đồng thời nên t́m hiểu thêm và làm các bài trắc nghiệm về vấn đề đó.

 

Tên âu yếm:

 

Nếu một nhân vật chưa bao giờ gọi một nhân vật khác trong truyện nguyên bản bằng cái tên âu yếm th́ nhân vật đó rất khó có thể sẽ gọi ai đó bằng cái tên âu yếm trong fic của bạn. Trừ phi bạn đang viết fic hài, dĩ nhiên. Bạn có thể ghép Machi và Kuroro (HxH) lại với nhau, nhưng nếu bạn để cho Kuroro gọi Machi là “Cưng” hoặc Machi gọi Kuroro là “anh yêu dấu” th́ chẳng mấy chốc mà đôi này sẽ tan vỡ sớm!

 

Sử dụng quá mức các thái độ cảm xúc:

 

Mỗi một nhân vật trong truyện chính, hoặc mỗi nhân vật do bạn tự tạo đều có giới hạn biểu lộ cảm xúc của ḿnh, bạn cần để ư tới giới hạn đó. Nếu bạn định phá vỡ giới hạn đó th́ bạn cần t́m ra cách biện hộ hợp lư. Một ví dụ điển h́nh nhất cho lỗi này là để nhân vật khóc lóc một cách quá đáng, nhất là đối với các nhân vật nam. Thử nghĩ xem, liệu một nhân vật nam, nhất là những nhân vật nam lạnh lùng, tàn nhẫn như Hiei, như Hisoka, như Vegeta liệu có khóc lóc v́ một điều ǵ đó, dù là rất lớn hay không? Đối với Vegeta, có lẽ ngay cả khi Bulma hay Trunk chết nhân vật này cũng sẽ không khóc. Ấy thế mà lại có fic cho nhân vật này khóc như mưa chỉ v́ Son Goku từ chối đến một bữa tiệc mà gia đ́nh anh ta tổ chức! Không phải là bạn không thể cho nhân vật nam khóc, mà điều quan trọng là bạn cần thể hiện điều đó một cách hợp lư.

 

“Một giọt nước mắt lăn trên má Hiei và rớt xuống thành viên ngọc lệ” th́ được, thậm chí nếu để vài viên ngọc lệ nối tiếp viên ngọc lệ đầu tiên cũng vẫn được nếu bạn viết khéo, nhưng “Hiei chan chứa nước mắt và gào khóc” th́… câu chuyện của bạn rất dễ biến thành truyện cười! (Trừ phi hài hước chính là thứ bạn đang muốn viết ^^ )

 

Cũng cần biết rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể viết “Hiei khóc đến khản cả giọng” nếu bạn khéo biến nó thành một điều hợp lư. Tôi đă đọc một fic để cho Vegeta khóc rất nhiều với cách viết như sau: “Dù cố nén lại nhưng những giọt nước mắt vẫn kéo nhau dâng lên. Mọi sự tự kiềm chế anh nâng niu đă bao lâu đều vỡ nát. Cảm xúc này quá mạnh để ḷng kiêu hănh có thể d́m nó xuống sâu trong ḷng. Những giọt nước mắt đầu tiên... có lẽ người đàn ông trong anh đang khóc những giọt nước mắt mà đứa trẻ ngày xưa đă tự từ chối ḿnh... Những giọt nước mắt đă dồn lại qua chừng ấy năm để rồi bây giờ trào dâng không thể nào ngăn nổi...” Thực sự, fic đó lại rất cảm động, và rất thật.

 

Một số lời khuyên

 

+ Những truyện ngắn không nên có nhiều hơn 3 nhân vật chính. Nhiều hơn và độc giả có thể sẽ thấy khó theo dơi, và bạn cũng khó đi sâu vào tính cách tất cả nhân vật.

 

+ Hăy xác định nhân vật mà bạn muốn độc giả thích (hoặc ghét). Những nhân vật này cần được phát triển ngay từ giai đoạn đầu của câu chuyện.

 

+ Hăy tạo background cho nhân vật chính dù chỉ trong chuyện ngắn. Anh ta sinh ra ở đâu, anh ta lớn lên ở đâu, anh ta trông như thế nào, tính cách anh ta như thế nào, sở thích là ǵ, thói quen ra sao, điểm nổi bật nhất trong tính cách là ǵ, điểm yếu và điểm mạnh là ǵ? Hăy viết chúng ta một cách ngắn gọn vào đâu đó độc lập với truyện. Có thể bạn sẽ không đưa tất cả những điều này vào truyện, nhưng xác định đuợc chúng sẽ giúp bạn hiểu rơ về nhân vật hơn, và có một hướng đi rơ rệt hơn để giữ đúng tính cách nhân vật. Đối với nhân vật của fanfict bạn nên lập background này cho tất cả các nhân vật xuất hiện trong truyện dù chỉ là nhân vật phụ để tránh vi phạm tính cách nhân vật đă có sẵn.

 

+ Để ư tới những người xung quanh bạn để xem cách ăn mặc, h́nh dáng, hành động của họ như thế nào. Nếu bạn có thể h́nh dung được từng loại người rơ ràng trong đầu, việc miêu tả hành động và h́nh dáng của nhân vật sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

+ Để xây dựng đúng tính cách nhân vật, hăy thử tưởng tượng nhân vật đó đang “diễn” trong truyện của bạn. Hăy thử “nghe” những lời thoại nhân vật nói. Nếu lời thoại tỏ ra gượng gạo th́ rất có thể bạn đă xây dựng tính cách nhân vật sai. Bạn cũng có thể thử thay thế tất cả tên nhân vật trong truyện thành một hai cái tên bất kỳ nào đó thử xem. Nếu bạn đọc câu chuyện mà vẫn hiểu, vẫn cảm thấy b́nh thường và chẳng có ǵ bất b́nh thường trong câu chuyện mới đă thay tên này cả th́ khả năng bạn đă không diễn tả đúng tính cách nhân vật là rất cao.

 

+ Nếu bạn định viết về một nhân vật nguyên bản, hăy t́m những CHARACTER QUIZ về truyện nguyên bản trên mạng và làm thử quiz đó. Hăy trả lời những câu hỏi theo cách mà bạn nghĩ nhân vật bạn chọn sẽ trả lời và xem kết quả cuối cùng có ra nhân vật đó không. Làm nhiều QUIZ tương tự. Nếu 2/3 trong số đó ra sai kết quả th́ cũng có nghĩa là cách hiểu của bạn về nhân vật đă có vấn đề. Hăy đọc lại truyện nguyên bản và xác định lại tính cách nhân vật.

 

+ Nhân vật cần có một hoặc hai đặc điểm chính trong tính cách. Đặc điểm chính trong tính cách là điều sẽ làm người đọc có ấn tượng về nhân vật. Đặc điểm chính có thể là cả xấu lẫn tốt, nhưng nó cần được thể hiện nổi bật so với các đặc điểm khác. Và các đặc điểm khác có thể mâu thuẫn nhau, nhưng không nên mâu thuẫn với đặc điểm chính.

 

+ Những đặc điểm chính của nhân vật không nhất thiết là phải thể hiện bằng những hành động to tát. Một vài hành động nhỏ đây đó sẽ có tác dụng mạnh hơn.

 

+ Nỗi sợ hăi cũng ảnh hưởng nhiều đến cách một người sử xự. Ai cũng sợ một điều ǵ đó, và nỗi sợ này có thể được dùng để phát triển cả tính cách và t́nh huống rất tốt.

 

+ Khi một tính cách được đẩy lên quá mức, nó dễ trở thành một căn bệnh tâm lư. Nếu bạn định viết theo hướng này th́ hăy t́m hiểu kỹ những triệu chứng trước khi viết. Có thể bạn sẽ khó t́m thấy tài liệu bằng tiếng Việt. Nếu t́m tiếng Anh th́ hăy dùng từ khóa: ‘Personality Disorder’.

 

Nhân vật phụ

 

+ Hăy đảm bảo mỗi nhân vật đều có vai tṛ nhất định trong câu chuyện. Đừng cho thêm một nhân vật chỉ để lấp đầy truyện.

 

+ Đối với các nhân vật phụ, có một mẹo xác định nhanh tính cách là sử dụng bảng tính cách của các cung hoàng đạo hoặc 12 con giáp, hoặc kết hợp cả hai. Hăy t́m cho ḿnh một bản giải mă tính cách theo cung hoàng đạo thật chi tiết, hoặc tự tổng hợp lấy bảng đó. Mỗi khi cần xây dựng nhanh tính cách một nhân vật phụ, hăy đặt cho nhân vật phụ một cung hoàng dạo, rồi xác định tính cách dựa trên tính cách của cung hoàng đạo.

 

+ Nếu trong fic của bạn có quá nhiều nhân vật th́ bạn nên cân nhắc lại vai tṛ của các nhân vật trong fic. Nhiều nhân vật thường gây rối truyện nhiều hơn là phát triển truyện, và không phải người viết nào cũng có khả năng xử lư quá nhiều nhân vật cùng lúc. Hăy thử hỏi xem nhân vật có thật sự quan trọng với fic không. Nhân vật có đóng góp vào xây dựng t́nh tiết truyện hoặc làm điểm nhấn cho nhân vật chính không? Nếu có th́ vai tṛ của nhân vật này liệu có thể giao cho một nhân vật khác trong fic không? Đừng đưa nhiều nhân vật vào fic chỉ để thực hiện một nhiệm vụ nhỏ, rồi lại đi ra khỏi fic và mất hút.

*~

 

Tên nhân vật

 

Sử dụng

 

Một điều bạn cần chú ư khi sử dụng tên nhân vật đó là tính đồng nhất của nó trong suy nghĩ của một nhân vật. Khi bạn viết một fic dựa trên cách nh́n của một nhân vật, th́ bạn cần nhớ là cách xưng hô của nhân vật đó với các nhân vật khác nói chung thường là cố định và không nên tự dưng thay đổi. Điều này cũng đúng với cách nhân vật nghĩ về chính ḿnh. Nếu ngay từ đầu bạn viết dựa trên cách nh́n của Hikaru từ đầu th́ đến cuối, bạn không nên thay thế ‘Hikaru’ bằng ‘Shindou’. Và nếu ban đầu bạn dùng ‘Touya’ để nói về Akira th́ đừng dùng ‘Akira’ ở đoạn cuối, trừ phi bạn có nói tới việc Hikaru chuyển dần sang cách gọi ‘Akira’.

 

Tuy vậy không có nghĩa là thỉnh thoảng bạn thay đổi cách xưng hô chỉ ở một vài chỗ th́ không được, bởi trong một số ngôn ngữ khác, gọi bằng họ hay bằng tên thể hiện thái độ, t́nh trạng mối quan hệ giữa hai người. Cũng có nghĩa là hăy chỉ thay đổi cách gọi tên khi t́nh cảm thể hiện trong fic thay đổi chứ không phải v́ bạn đă sử dụng quá nhiều cái tên đó và bạn cảm thấy cần thay đổi. Khi Hikaru vẫn thân thiết với Akira th́ không có lư ǵ ở nửa cuối của truyện, Hikaru chỉ ṭan gọi Akira là “Touya”, nhưng trong một vài cảnh Hikaru đang rất giận Akira th́ bạn lại hoàn toàn nên để Hikaru nghĩ về/gọi Akira là “Touya”. Chỉ có điều, khi Hikaru hết giận th́ hăy quay lại cách gọi “Akira”.

 

Cũng giống như từ "nói", tên nhân vật cũng trở nên vô h́nh. Một người đọc, khi đă thích một fiction, và khi đă thích một nhân vật của fan fiction, th́ không hề cảm thấy phiền ḷng khi tên nhân vật được nhắc đi nhắc lại. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng tên nhân vật th́ fic của bạn sẽ dễ trở nên buồn chán, hoặc đơn giản chỉ là đọc lên rất gượng.

 

'Kurapika đang ngồi cạnh cửa sổ, nh́n ra bầu trời đêm. Đôi mắt xanh của Kurapika ánh lên dưới ánh trăng huyền ảo. Leorio và Gon đă rời khỏi đây được một giờ rồi. Kurapika lo lắng nh́n đồng hồ, hy vọng Leorio và Gon sẽ trở về an toàn. Kurapika không bao giờ muốn có chuyện ǵ sẽ xảy đến với Leorio và Gon.'

 

Đoạn văn trên nếu từ Kurapika khéo léo được chuyển thành ‘cậu ấy’ v.v... th́ sẽ hay hơn.

 

Tên nhân vật thường được thay thế bằng những từ miêu tả như: "người con trai cao lớn, cậu bé, cô gái tóc đen, bác sĩ..." Sử dụng hợp lư cả tên và tên thay thế để tránh lặp lại quá nhiều lần một cái tên trong một câu văn sẽ khiến đoạn văn thêm sinh động. Lạm dụng chúng cho dù là tên hay tên thay thế sẽ khiến đoạn văn khó hiểu. Có những cảnh chỉ có 2 người nói mà đến như 4,5 người nói.

 

Đoạn văn dưới đây c̣n kinh dị hơn:

 

'Người con trai của ông thợ mộc gằn giọng. "Mày sẽ chết v́ những ǵ mày đă làm với gia đ́nh tao."

 

Vị bác sĩ lùi lại sợ hăi. "Không phải là tôi. Anh hiểu nhầm rồi."

 

Chàng trai tóc đen bước tới gần kẻ phản bội. "Tao sao có thể nhầm kẻ tử thù của ḿnh kia chứ? Chuẩn bị đền tội đi."

 

"Không, không, xin hăy tha cho tôi." Người đàn ông trung niên kinh hoàng nh́n khẩu súng trên tay viên cảnh sát.'

 

Đoạn văn này có thể viết về hai nhân vật, người con trai tóc đen của ông thợ mộc sau này lớn lên thành cảnh sát, và viên bác sĩ trung niên bị nghĩ là kẻ phản bội. Nhưng người đọc sẽ tự hỏi: "Có bao nhiêu người đang nói đây?"

 

Trong một câu chuyện, thường đối với một nhân vật cần thêm ít nhất là một từ thay thế cho tên ngoài đại từ nhân xưng anh ấy, cô ấy, nó... Tốt nhất là hăy chọn một và bám vào nó. Đừng dùng quá nhiều. Thỉnh thoảng, người viết có thể cần đến một đại từ thay thế tên thứ hai, nhưng chúng chỉ nên dùng chung chung như cô bé, người đàn ông già. Sử dụng quá nhiều từ thay thế tên cho một người sẽ dẫn tới khó hiểu ai là ai. Ngược lại, trong những cảnh có nhiều người, nếu bạn sử dụng ṭan bộ là tên thay thế mà không dùng tên th́ người đọc cũng sẽ khó phân biệt được người nào là người nào.

 

Đặc biệt khi viết truyện bằng tiếng Anh, tránh viết kiểu:

 

'He grabbed the front of his shirt and slammed him to the wall. He struggled wildly, trying to escape the iron grip but he slapped him hard.'

 

Ấn tượng của người đọc khi thấy đoạn này sẽ là: who grabbed the front of whose shirt and slammed whom to the wall? Who slapped whom hard?

 

Các tên thay thế này cần được sử dụng cẩn thận, nhất là nếu như chúng là các chức vụ, hoặc các từ chỉ nghề nghiệp như “viên sĩ quan”, “bác sĩ”, “người trợ giảng” v.v... Nếu bạn đang viết một cảnh thân mật th́ hăy dùng chúng càng ít càng tốt. Những từ chỉ chức vụ hoặc nghề nghiệp rất dễ làm mất đi tính thân mật trong đoạn văn bạn viết. Đồng thời nếu bạn viết duới góc nh́n của một người th́ hăy tránh dùng chức danh hết mức có thể. Akira có thể được coi là viên ngọc của giới cờ vây, nhưng sẽ chẳng bao giờ Akira tự nói về ḿnh là viên ngọc của giới cờ vây.

 

Đặt tên nhân vật

 

Trong một câu chuyện, sự lặp tên một cách thừa thăi cũng là điều nên tránh. Nếu bạn viết về Harry và (for the sake of my article) Cho Chang th́ đừng tạo nên một nhân vật phụ trong truyện có tên là Harry. Dĩ nhiên là trừ phi bạn cố t́nh dùng sự nhầm lẫn về tên như là một phần của câu chuyện. Nếu không độc giả sẽ lại quay ngang quay dọc tự hỏi xem ai là Harry đang cặp với (sigh) Cho Chang.

 

Nếu bạn không nghĩ ra tên cho nhân vật của ḿnh? Lạy Chúa, hăy cố mà ngồi nghĩ cho bằng ra cái tên nào đó, chứ đừng bao giờ đặt là Ngài --- chỉ v́ bạn không nghĩ ra tên. Khi đọc fic trên mạng đă có vài lần tôi đọc thấy những fic như thế, và phản ứng của tôi luôn là sốc, sốc và sốc o___O Sau đó là bực ḿnh và quẳng câu chuyện đó đi.

 

Đừng đặt tên cho nhân vật phụ, nhân vật chỉ xuất hiện trong một cảnh... trừ phi nó cần thiết cho câu chuyện. Điều này không phải là tuyệt đối và thường đúng ở những truyện ngắn khi mà độ dài của truyện không cho phép bạn phát triển nhân vật chính đủ nhiều chứ đừng nói là nhân vật phụ.

 

Đối với tên nhân vật do bạn tự đặt, nếu là tiếng nước ng̣ai th́ cố gắng đừng nghĩ ra những cái tên vô cùng đặc biệt, vô cùng khó đọc. Để một nhân vật thu hút được sự chú ư của người đọc th́ cái mà bạn cần là phát triển nhân vật đó chứ không phải là phát triển cái tên. Mỗi khi người đọc đọc tới tên nhân vật họ sẽ gọi thầm tên  nhân vật một cách vô thức trong đầu. Và khi người đọc không thể phát âm được cái tên của nhân vật th́ mạch truyện sẽ bị đứt khi họ phải phân vân không biết nên đặt tên nhân vật như thế nào. Chẳng mấy chốc người đọc sẽ nhanh chóng phát ngấy nhân vật đó. Kể cả nếu như họ không phát chán họ cũng khó có thể kể cho người khác về câu chuyện mà họ không đọc nổi tên nhân vât.

 

Tuy nhiên một cái tên cũng có thể là một công cụ hữu hiệu nếu bạn biết cách khai thác nó. Cái tên có thể có một ư nghĩa nhất định. Ư nghĩa này thường sẽ làm độc giả thấy thú vị nếu nó phù hợp với tính cách, hoặc một đặc điểm nào đó của nhân vật. Sự trùng hợp không nên quá lộ liễu nếu tên không phải là tên biệt hiệu, nếu là tên thật th́ nó nên trệch đi như là ư nghĩa đó trong tiếng Latin, hoặc ngôn ngữ cổ. Tên nhân vật nên được lựa chọn kỹ lưỡng, v́ bản thân chính cái tên đó và cách mà nó được gọi cũng sẽ góp phần tạo cảm hứng cho bạn khi viết.

 

~*~

 

Để nắm rơ về nhân vật, bạn có thể lập bảng thông tin về nhân vật và trả lời những câu hỏi mà bạn cho là cần thiết về nhân vật, sau đó lưu lại. Bảng thông tin sau đây là một ví dụ. Bảng thông tin này có thể được bổ sung thêm nhiều câu hỏi khác tùy theo mục đích của bạn.

 

~*~

 

Bảng thông tin nhân vật

 

Thông tin chung

 

Tên:

Biệt danh:

Ư nghĩa của tên:

Ư nghĩa của biệt danh:

Ngày sinh:

Tuổi:

Cung hoàng đạo: (Hoặc con giáp)

 

Ngoại h́nh

 

Màu mắt:

Màu tóc:

Cỡ người:

Màu da:

Chiều cao:

Đồ phụ trang:

Kiểu tóc:

Dấu hiệu trên cơ thể:

Ấn tượng đặc biệt khi nh́n:

Độ tuổi trông giống:

Trang phục thường mặc:

 

Tính cách

 

Tính cánh nổi bật:

Tính cách mờ nhạt:

Thói quen:

Nỗi sợ hăi lớn nhất:

Cái dễ làm xiêu ḷng:

Sự việc nào có thể khiến nhân vật suy sụp:

Sự việc nào có thể khiến nhân vật thanh b́nh:

Người đó tin vào suy nghĩ cảm tính hay ưa suy xét thật cẩn thận khi đi đến quyết định:

 

Sở thích:

 

Màu sắc:

Màu sắc ghét:

Loại nhạc thích/ghét:

Thức ăn thích/ghét:

Con vật thích/ghét:

Mẫu người thích/ghét:

Sở thích đặc biệt:

 

Background:

 

Quê hương:

Đặc điểm quê hương:

Đặc điểm tuổi thơ:

Tôn giáo:

Kư ức mạnh nhất:

Tŕnh độ học vấn:

Công việc/địa vị bây giờ:

 

Quan hệ:

 

Cha mẹ và mối quan hệ với cha mẹ:

Anh chị và mối quan hệ với anh chị:

Bạn bè và mối quan hệ với bạn bè:

Người yêu:

Được đáp trả hay không được đáp trả:

Đă từng lừa dối hay chưa:

Thái độ với  người yêu:

Khi mệt mỏi về tinh thần người đó muốn được ở một ḿnh, hay muốn có ai đó ở bên cạnh:

Cuộc sống của người đó mắc kẹt lại trong quá khứ, diễn ra trong thực tại hay hướng tới tương lai:

Bạn bè nh́n người đó như thế nào:

Người thân nh́n nguời đó như thế nào:

Kẻ thù nh́n người đó như thế nào:

Người không quen biết nh́n người đó như thế nào:

 

Khả năng:

 

Khuyết tật:

Lĩnh vực thông thạo:

Vũ khí thông thạo:

Lĩnh vực yếu kém:

Phong cách ứng xử:

 

Động lực:

 

Bí mật:

Người biết bí mật:

Mục đích:

Cách để đạt mục đích:

Tác động của  cách đạt mục đích lên mọi người:

Tác động mục đích thànhh công sẽ gây ra  cho  mọi người:

Cái ǵ tạo nên năng lực sống cho người đó mỗi ngày:

 

 

Tự đánh giá về bản thân:

 

Điều làm day dứt:

Điều nhân vật tự cảm nhận về ḿnh:

Điểm mạnh nhân vật tự nhận thấy:

Điểm yếu nhân vật tự nhận thấy:

Điều nhân vật muốn thay đổi:

 

~*~

 

Hội thoại là một trong những phần quan trọng nhất của một câu chuyện. Hầu như không thể viết truyện dài mà không có nó, và chuyện ngắn rất ít loại có thể tồn tại thiếu nó. Chức năng cơ bản nhất của hội thoại là cung cấp thông tin và bôi trơn cho t́nh tiết chuyện. Ng̣ai ra, hội thoại đem lại chiều sâu cho nhân vật, cho chúng ta biết về ngôn ngữ và phong cách của một nhân vật. Hội thoại không nên được xây dựng một cách vội vă chỉ để nhằm truyền đạt thông tin đến người đọc. Nếu như thế th́ câu tường thuật sẽ hiệu quả hơn nhiều.

 

Tính cách của nhân vật trong hội thoại

 

Để có một đoạn hội thoại hay th́ bên cạnh việc giữ đúng tính cách nhân vật, điều quan trọng hơn là xây dựng tính cách nhân vật qua hội thoại.

 

Mỗt một người đều có cách nói riêng biệt, những giọng điệu riêng biệt và cách thể hiện riêng biêt. Không phải là chuyện lạ nếu chúng ta viết hội thoại cho nhân vật và những nhân vật đó nghe giống chúng ta. Vậy cái ǵ sẽ làm cho hội thoại mang đậm dấu ấn của nhân vật? Câu trả lời đầu tiên sẽ là nội dung. Nhưng bên cạnh đó c̣n có nhiều thứ khác như ngữ pháp, hành động đi kèm, cách phát âm... Vấn đề lớn nhất tạo ra những đoạn hội thoại tồi là sự không giữ đúng tính cách nhân vật và sự không thực tế trong lời nói.

 

Một cách để xây dựng tính cách nhân vật trong hội thoại là dùng ngữ điệu và cách phát âm và ngôn ngữ địa phương. Mỗi một địa phương khác nhau có một cách phát âm và ngôn ngữ địa phương hơi sai khác, đưa nó vào được hội thoại sẽ giúp tăng ấn tượng của người đọc với nhân vật. Tuy nhiên để sử dụng được ngữ điệu và cách phát âm rất khó. Bạn cần phải hiểu rơ về cách phát âm và ngôn ngữ đó trước khi có thể kết hợp nó với hội thoại và nhân vật. Cách phát âm và ngôn ngữ sử dụng sai sẽ phá tính cách nhân vật một cách tồi tệ. Nếu bạn định dùng chúng trong hội thoại và không hiểu rơ ngôn ngữ, cách phát âm của địa phương ḿnh muốn dùng th́ hăy t́m hiểu rơ về nó, c̣n nếu không th́ hăy tử bỏ ư định đó.

 

Nếu bạn không thể t́m hiểu được và vẫn muốn dùng cách phát âm? Bạn vẫn có thể dùng lời miêu tả để thể hiện nó. Cách này không hiệu quả như cách thực sự dùng nó, nhưng sẽ an ṭan hơn.

 

‘An mới chuyển về TP HCM sống được một tháng. Công việc và cuộc sống đều đă ổn định, chỉ có một vấn đề duy nhất là do cô không sao quen được với giọng miền Nam. Nhiều từ miền Nam cô không quen, nghe mọi người nói mà nhiều khi cô chẳng hiểu.’

 

Sự hợp lư cũng là yếu tố sống c̣n của hội thoại. Khi xây dựng hội thoại bạn cần quan tâm tới độ tuổi, tính cách và tŕnh độ giáo dục của nhân vật.

 

Trẻ con thường dùng những từ có thể khác với người lớn, và không thể dùng những từ phức tạp mà người lớn hay dùng, trừ phi là bạn muốn thể hiện một đứa trẻ già trước tuổi. Nhưng ngay cả vậy, ngôn ngữ của một đứa trẻ già trước tuổi cũng không tránh khỏi dấu ấn trẻ con của ḿnh.

 

Tính cách nhân vật dựng nên hội thoại, và hội thoại sẽ khắc họa tính cách nhân vật. Bạn đă dựng nên quá khứ, môi trường sống của một nhân vật, đă tạo nên tính cách của nhân vật đó, th́ bạn phải bám theo nó cho đến chữ "The End." Khi lập hội thoại, hăy luôn nghĩ trong trường hợp này, nhân vật sẽ nghĩ ǵ, cảm thấy ǵ và sẽ không nghĩ ǵ, không cảm thấy ǵ. Sau đó sẽ dẫn tới việc nói ǵ và không nói ǵ.

 

Nếu qua cả câu chuyện, A là một kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết, th́ không thể có một sự kiện mà giữa sống và chết, A chợt đứng lên, nh́n thẳng vào khẩu súng đang chĩa vào ḿnh mà không run rẩy, nói thản nhiên. "Chỉ một người phải chết. Vậy hăy để tôi chết. Anh ấy cần phải sống, c̣n rất nhiều người cần đến anh ấy." Nếu một người mà tuổi thơ đă mất cả gia đ́nh trong một vụ hoả hoạn, và người đó cũng đă sống sót trở về từ vụ hỏa hoạn đó, th́ không thể có một đoạn hội thoại mà người đó ca ngợi hết lời về những người lính cứu hoả hay về vẻ đẹp của lửa được. Một người hay xấu hổ sẽ tránh dùng từ ‘t́nh dục’ khi nói và một thiếu niên sống phóng khoáng nhiều bạn bè sẽ không xưng hô ‘bạn – tôi’ khi nói chuyện với bạn ḿnh.

 

Hăy thử h́nh dung xem nhân vật sẽ xử sự thế nào trong một t́nh huống nhất định và sau đó hợp nhất cách xử sự đó với lời nói. T́nh cảm của nhân vật trong một t́nh huống, sợ sệt, b́nh tĩnh, đau khổ hay hạnh phúc, các sắc thái t́nh cảm đều để lại dấu vết trong hội thoại. Cùng truyền đạt một nội dung nhưng với những sắc thái t́nh cảm khác nhau là những lời thoại khác nhau.

 

B́nh tĩnh: ‘Đứa bé bước trên dây một cách điêu luyện và nhẹ nhàng.’

 

Kinh ngạc: ‘Nh́n nó bước trên dây xem! Chẳng khác ǵ diễn viên xiếc! Tài thật!

 

Lo lắng: ‘Đi trên dây khéo ǵ th́ khéo chứ cứ thế này th́ nó ngă chết mất thôi!’

 

Sợ hăi: ‘Trời! Nh́n sợi dây run lên ḱa! Sao nó lại dám đi trên đó như thế chứ!’

 

Không quan tâm: ‘Có ǵ tài đâu? Nó sống trong rạp xiếc từ nhỏ, đi trên dây giỏi cũng là chuyện thường thôi.’

 

Khinh thường: ‘Có thể mà cũng khoe. Đi trên dây chỉ là việc của lũ vô học.’

 

Bạn cần hiểu biết về nhân vật. Nhất là khi nhân vật của riêng bạn thuộc về một câu chuyện dài, th́ tầm quan trọng của việc hiểu biết về nhân vật không thể bỏ qua. Nếu trong fan fiction, hăy lắng nghe kỹ cách nói của nhân vật. Chẳng hạn như trong HunterxHunter, Killua những lúc ở luôn bạn bè luôn có thái độ tinh nghịch của một đứa trẻ, nhưng khi đối diện với sự đe doạ hoặc gia đ́nh, th́ lại có cách nói nghiêm trang và sâu. Kurapika khi nói về bản thân luôn sử dụng từ "watashi"- "tôi"; Trong Get Backers. Akabane luôn gọi Ginji là “Ginji-san”, Ginji luôn gọi Ban là “Ban-chan” v.v...

 

Để đoạn hội thoại của fan fiction sinh động và có dáng dấp của manga/anime, phong cách nói của nhân vật, thái độ của nhân vật đối với những nhóm người khác nhau, những cụm từ nhân vật hay dùng, hoặc một vài câu nói nổi tiếng của nhân vật cần được áp dụng bất cứ chỗ nào hợp lư.

 

Tŕnh độ học vấn của nhân vật là một vấn đề thường bị vi phạm.  Tùy theo tŕnh độ học vấn mà cách nói của mỗi người sẽ trở nên khác nhau. Với tính cách lịch sự và hiểu biết sâu rộng của ḿnh, Kurapika sẽ không bao giờ ‘chửi đổng’ hoặc nói những từ thô lỗ, hoặc xư hô ‘tao – mày’, đồng thời thường là nhân vật được giao nhiệm vụ giải thích một sự việc nào đó. Nhưng ngược lại, một người khuân vác b́nh thường sẽ không đột nhiên tuôn ra cả một tràng dài giải thích về Big Bang và sự h́nh thành vũ trụ, cũng không mất công lựa chọn ngôn từ khi nói và tránh những từ thô tục.

 

Ở đây người viết cũng cần phân biệt được văn nói và văn viết, hay sự khác biệt về những điều mà bạn thu lượm được trong sách giáo khoa và những ǵ người ta nói thường ngày. Những từ như ‘đỉnh, chuối, tóc vàng hoe v.v... ‘ là ngôn ngữ nói. Chúng không thể dùng trong lời kể trừ phi bạn viết chuyện hài. Chúng cũng không thể xuất hiện trong lời nói của những nhân vật cấp cao trong một dịp lễ trọng đại. Tuy vậy, những từ hoặc cách thể hiện hay xuất hiện trong văn viết hoặc các bài phát biểu không nên dùng trong những lời nói b́nh thường.

 

Sẽ thật kỳ quặc nếu bạn đọc được một cậu học sinh thốt lên: ‘Ôi, cuộc đời này mới tươi đẹp làm sao!’ hoặc một bà bán hàng nói: ‘Ngày hôm qua cô giáo đă bày tỏ mối quan ngại về t́nh h́nh học tập của thằng con trời đánh của tôi.’

 

Một đoạn giải thích như sau có thể nghe rất hiểu biết:

 

‘Khí clo là khí độc. Nếu bạn hít phải nó, nó sẽ phá hủy đường hô hấp của bạn. Trong trường hợp bạn gặp phải khí độc hăy t́m một mẩu vải ướt chặn đường hô hấp lại. Khí clo gặp nước có thể tạo thành HCL, nhưng nồng độ chỉ khoảng 15% sẽ không đủ mạnh để làm hại bạn, trong khi đó nước sẽ là vật cản tốt để tránh khí độc chui vào phổi bạn.’

 

Thế nhưng trong cuộc sống b́nh thường hàng ngày, và nhất là trong t́nh huống khẩn cấp chẳng kẻ ngớ ngẩn nào lại nói mớ lư giải đó ra, kể cả thầy giáo hóa học. Người ta sẽ chỉ nói đơn giản:

 

‘Khí độc! Mau kiếm mẩu vải ướt bịt ngay vào mũi!’

 

Đối tượng nhân vật nói chuyện với cũng quyết định những ǵ nhân vật sẽ nói. Đối với một người lớn tuổi và được kính trọng, người ta sẽ nói: ‘Cách suy nghĩ của ông không được hợp lư lắm’, chứ không nói ‘Ông đúng là thằng điên!’  Một bà mẹ không được học hành tử tế và quen với lối ăn nói bỗ bă sẽ không cúi xuống mà nói với con ‘Này con, mẹ không thể tưởng tượng nổi là con lại làm như thế này với mẹ.’ Bà ta sẽ nói: ‘Thằng ranh con! Sao mày dám làm thế!’

 

Giới tính của nhân vật cũng nên được quan tâm. Đây không phải là tuyệt đối, nhưng thường th́ cách nói chuyện của nam giới và nữ giới khác hẳn nhau. Phụ nữ thường dễ nói những điều ướt át hơn, dùng nhiều miêu tả hơn, thể hiẹn nhiều cảm xúc hơn nam giới. Có những chủ đề mà phụ nữ hay nói, và có những chủ đề chỉ nam giới nói với nhau. Khi nói chuyện với nhau về một người phụ nữ khác, cái mà phụ nữ quan tâm thường là diện mạo, quần áo và gia đ́nh. Khi nói chuyện với nhau về một người đàn ông khác, đàn ông thường quan tâm tới tiền tài, sự nghiệp và con vợ/con bồ có quyến rũ hay không.

 

Tính cách nhân vật đóng một vai tṛ quan trong để tạo nên những đoạn chen ngang. Mỗi một người khác nhau có những thái độ, cách thể hiện khác nhau khi nói. Những đối tượng nói chuyện khác nhau cũng khiến người ta có những cách phản ứng khác nhau. Một nguời kín đáo ít lời khi nói có thể có những hành động thu ḿnh lại như khoanh tay, đưa tay lên che miệng, ngồi khép gối, không nh́n thẳng vào mắt người đối diện vv... Một người cởi mở khi nói chuyện có thể sẽ có vẻ mặt rất biểu cảm, dùng nhiều cử chỉ để diễn tả lời nói của ḿnh, thường nh́n người đối diện. Một số người khi mất b́nh tĩnh sẽ nói lắp ba lắp bắp, hoặc nói lung tung. Biết sử dụng những đoạn chen ngang hiệu quả trong hội thoại sẽ giúp bạn khắc họa rất tốt tính cách của nhân vật.

 

Hội thoại câm

 

Hội thoại câm là đoạn hội thoại không phát ra âm thanh. Hội thoại kiểu này được dùng để thể hiện đối thoại nội tâm trong đầu nhân vật hoặc những t́nh huống mang tính chất tâm lư, siêu nhiên, kư ức.

 

Hội thoại câm bao giờ cũng phải tách riêng khỏi truyện bằng một cách khác với hội thoại b́nh thường để thể hiện tính chất câm lặng của nó.

 

Một cách sử dụng quen thuộc nhất là in nghiêng.

 

Sẽ không bao giờ ḿnh c̣n được thấy Yukina nữa. Hiei đứng lặng trước mộ em gái. Giá như ḿnh đă nói với nó ḿnh là anh trai của nó.

 

Một cách khác là sử dụng dấu phẩy đơn.

 

'Tại sao cậu lại trở về đây? Để ám tôi chăng?' Leorio lặng nh́n bóng ma đang đứng bên giường.

 

Kurapika chỉ cười. Đă sáu mươi năm rồi kể từ ngày ấy. Tóc Leorio đă bạc trắng, mắt đă mờ, da nhăn nheo, thời gian in đậm trên cả cơ thể và gương mặt ông. Nhưng thời gian không để lại chút dấu ấn ǵ ở Kurapika. Vẫn mái tóc vàng ấy, vẫn đôi mắt xanh trẻ trung ấy, vẫn gương mặt đầy sức sống ấy. Phải rồi, thời gian không có ảnh hưởng ǵ lên những người đă chết.

 

'Kurapika, tại sao...' Leorio cố dùng chút lực tàn với đến bóng ma.

 

Chợt Kurapika quỳ xuống bên cạnh giường và cầm lấy tay ông. 'Chỉ một chút nữa thôi, cậu sẽ rời bỏ nơi này. Đừng lo lắng Leorio, cũng đừng sợ hăi. Chúng ta sẽ lại ở bên nhau, tất cả chúng ta. Gon, Killua và tôi nữa, sáu mươi năm nay, chúng tôi đă luôn chờ đợi cậu.'

 

Cũng có thể sử dụng dấu phẩy kép đi kèm với từ "nghĩ":

 

"Chẳng c̣n ǵ hết. Tất cả đă chấm dứt." Seta nghĩ thầm, rồi lắc đầu với ḿnh. "Không, tất cả chưa chấm dứt."

 

Đương nhiên, sử dụng gián tiếp cho những trường hợp này cũng có thể được:

 

'Cậu sẽ không bao giờ c̣n được nh́n thấy Yukina nữa. Hiei đứng lặng trước mộ Yukina. Yukina đă ra đi mà tâm nguyện vẫn chưa hoàn thành. Giá như cậu đă chỉ một lần nói với cô rằng cậu là anh trai của cô.'

 

Nhưng như thế th́ không giữ được tính chất của hội thoại câm nữa. Sử dụng gián tiếp kéo gần đoạn hội thoại câm lại với tác giả, nhưng lại kéo nó xa khỏi nhân vật. Tuỳ trong từng trường hợp mà sử dụng gián tiếp hay trực tiếp hội thoại câm sẽ có tác dụng khác nhau.

 

~*~

 

 

Hội thoại bị chen ngang

 

Miêu tả hành động, sự kiện và ư nghĩ của nhân vật xảy ra trong hội thoại là cần thiết. Hàm lượng của chúng nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào phong cách của từng người. Có người viết dài, có người viết ngắn. Nhưng không bao giờ nên viết quá nhiều.

 

Hội thoại bị chen ngang là đoạn hội thoại bị tách ra giữa các lời thoại bằng một đoạn miêu tả, ư nghĩ hoặc đuôi thoại hành động dạng:

 

"Em không c̣n muốn ở bên anh nữa." Cô nh́n người yêu và đi ra khỏi pḥng.

 

"Anh không bao giờ ngừng yêu em." Anh thở dài buồn bă và nh́n theo bóng cô.

 

Những từ miêu tả chen ngang này cũng rất dễ bị rơi vào lối ṃn như "gật đầu, bước lên một bước, lùi lại, quay sang ngang..." Hăy thử sáng tạo với những sắc thái khác.

 

Một đoạn hội thoại cho những cảnh nghiêm trọng, đầy xúc cảm, căng thẳng cao độ mà lại không có chen ngang ở mức độ vừa phải th́ rất có vấn đề. Thật kinh khủng khi đọc một đoạn hội thoại kiểu thế này:

 

'"Cô sẽ phải trả giá v́ đă phản bội tôi."

 

"Em... em không hề phản bội anh."

 

"Cô đừng giả bộ ngây thơ nữa. Tôi đă biết tất cả rồi."

 

"Xin anh, anh hăy nghe em giải thích..."

 

"Tôi không thể tha thứ cho cô được nữa. Vĩnh biệt."'

 

Th́ hầu như toàn bộ cảm xúc của đoạn hội thoại đă bị mất. Những đoạn chen ngang rất cần thiết. Trong một đoạn hội thoại người ta không đứng như những bức tượng để nói chuyện với nhau. Những vẻ mặt có thể thay đổi, những cử chỉ có thể được thực hiện, và c̣n biết bao nhiêu điều khác có thể diễn tả nội tâm ngoài lời nói. Sử dụng chúng một cách vừa phải sẽ đem đến cho câu chuyện vẻ hợp lư và hấp dẫn hơn.

 

Những miêu tả và ư nghĩ chen ngang này cần được dùng cẩn thận. Chúng  cần thiết khi đóng vai tṛ quan trọng vào việc tạo ra ư nghĩa cho lời thoại, cần thiết cho t́nh tiết truyện như đưa nhân vật rời khỏi một cảnh nào đó, hoặc khi lời thoại quá nhiều cần làm sinh động hơn. Nhưng vẫn không nên dùng chúng quá nhiều. Ư nghĩ của nhân vật và miêu tả hành động của nhân vật chen ngang quá nhiều dễ dẫn tới khiến người đọc không theo được mạch hội thoại và mạch sự kiện của một đoạn truyện.

 

Đoạn hội thoại trên nếu bị viết chen ngang quá đà th́ có thể như sau:

 

'Hắn đưa súng lên chĩa vào cô mà ḷng đau như cắt. "Cô sẽ phải trả giá v́ đă phản bội tôi." Hắn đă muốn dành cho cô tất cả, tất cả những ǵ hắn có, kể cả cuộc đời hắn. Hắn đă làm biết bao nhiêu điều cho cô mà không hề so đo tính toán. Nhưng cô chẳng quan tâm, cô chỉ nhận nó như một điều hiển nhiên.

 

"Em... em không hề phản bội anh." Cô lắp bắp và lùi lại. Sự sợ hăi làm cô tê liệt không thể cử động được nữa. Tại sao anh ấy lại buộc tội cô chứ? Cô đă làm ǵ sai? Cô đă yêu anh ấy hết ḷng, cô đă trao cho anh cả thứ quư giá nhất của người con gái. Đôi mắt kia đă từng một thời chỉ nh́n cô với sự dịu dàng, giờ đây trong chúng chỉ c̣n sự oán hận và giận dữ. Đôi bàn tay kia mới ngày nào c̣n gợi nên những đam mê cuồng nhiệt, nay đă lạnh lùng chĩa sũng vào cô.

 

Hắn cố giữ giọng ḿnh lạnh lùng. "Cô đừng giả bộ ngây thơ nữa. Tôi đă biết tất cả rồi." Hắn hận cô là thế mà hắn vẫn không thể buộc ḿnh vô cảm để nh́n cô trong vũng máu. Đau, ngực hắn đau buốt, không hiểu là cái đau của cơ thể, hay cái đau của tâm hồn. Nh́n ḍng nước mắt lăn trên má cô, hắn chỉ muốn ôm cô vào ḷng an ủi, nhưng không, hắn không thể chạm tới một kẻ đă thuộc về người khác, một kẻ đă phản lại hắn một cách vô liêm sỉ chỉ v́ mấy đồng tiền.

 

"Xin anh, anh hăy nghe em giải thích..." Cô cố van nài, không lùi thêm được nữa v́ lưng đă chạm vào cạnh bàn. Cô không muốn chết, cô lại càng không muốn chết trong tay hắn khi mà cô đă biết cô yêu hắn, và hắn đă đáp trả lại t́nh cảm ấy. V́ tất cả những tháng ngày bên nhau, chẳng nhẽ hắn không thể cho cô một cơ hội để giải thích sao?

 

Mắt hắn nhoà đi. "Tôi không thể tha thứ cho cô được nữa." Hắn gầm lên. Tại sao, tại sao tất cả lại đến nông nỗi này? Hắn chỉ muốn hạnh phúc, hắn chỉ muốn được sống một cuộc đời b́nh thường cùng cô. Hắn chỉ muốn một căn nhà nhỏ và một công việc kiếm đủ tiền để đảm bảo cuộc sống cho gia đ́nh. Và họ sẽ có con, sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng ḷng. Nhưng... Đă quá muộn rồi. "Vĩnh biệt." Hắn bóp c̣ súng.'

 

Xỉu. Với một đoạn hội thoại như trên, phản ứng của người đọc sẽ là: "Trời, cuối cùng th́ đă bắn rồi à? Bằng ấy thời gian th́ người ta đă kịp uống trà, gọi cảnh sát, rồi lại uống trà, rồi tước súng của hắn, uống thêm một chút trà nữa, rồi tống cả hai vào nhà thương điên!"

 

Nếu cần thiết phải chen ư nghĩ, hăy sử dụng một đoạn hội thoại liền, rồi hăy chen một đoạn ư nghĩ. Hoặc thỉnh thoảng chỉ sử dụng một ư nghĩ nào đó. Nói - nghĩ - nói - nghĩ - nói - nghĩ rất dễ gây phản cảm.

 

Cũng có một cách nữa là để nhân vật tự bộc lộ ư nghĩ của ḿnh qua lời nói như:

 

"Anh đang nghĩ ǵ đấy?" Mary hỏi.

 

Vứt quyển sổ xuống bàn, John vớ lấy cái áo khoác. "Tôi đang nghĩ một ngày đẹp trời thế này mà chôn chân trong văn pḥng th́ thật là chán. Cô có muốn đi dạo cùng tôi không?"

 

Đoạn chen ngang được viết thêm thuộc về lời thoại nào nên được viết dưới góc nh́n của nhân vật đang nói. Như vậy người đọc sẽ cảm thấy mạch văn trôi chảy hơn và không bị gượng.

 

‘Đừng hại tôi....’ Nguời phụ nữ rên rỉ và cố đẩy thằng côn đồ ra.

 

‘Đừng hại tôi...’ Thằng côn đồ siết chặt tay vào cổ người phụ nữ.

 

Trong hai câu trên th́ ở cau thứ hai lời van xin nghe có vẻ xuất phát từ thằng côn đồ chứ không phải người phụ nữ, đọc lên nghe rất gượng.

 

Lược bỏ hội thoại:

 

Cũng giống như các t́nh tiết, mỗi đoạn hội thoại phải nhằm vào một mục đích nào đó. Hoặc là cần thiết cho cốt chuyện, hoặc cần thiết cho việc phát triển tính cách nhân vật. Nếu bạn viết một đoạn hội thọai rồi phát hiện ra rằng nó chẳng để làm ǵ, không có nó th́ tính cách nhân vật cũng không mờ nhạt đi, hoặc truyện vẫn diễn biến tốt th́ dù đoạn hội thoại đó có dài cả trang cũng đừng tiếc mà lược bỏ nó đi. Biết được chỗ nào cần lược bỏ cũng là một kỹ năng.

 

Thường th́ hội thoại nhắm vào một số mục tiêu:

 

+ Phát triển t́nh tiết truyện.

 

+ Thuộc về một đoạn miêu tả hành động.

 

+ Miêu tả những t́nh tiết quan trọng.

 

+ Phát triển tính cách nhân vật.

 

+ Tạo cảm xúc cho độc giả.

 

Nếu một ḍng hội thoại đạt được một trong những mục tiêu trên th́ hăy để nó lại. C̣n nếu nó chẳng nhằm để làm ǵ th́ hăy bỏ nó đi.

 

 

Đuôi thoại

 

Nhắc đến lời thoại, một phần làm cho lời thoại sinh động chính là thứ đi kèm theo lời thoại. Nó có thể đứng ở trước lời thoại như trong tiếng Việt, hoặc ở sau lời thoại như trong tiếng Anh. Trong bài viết này, tạm gọi nó là đuôi thoại (Dialogue Tags).

 

Đuôi thoại có thể chia làm 3 dạng cơ bản: Không tồn tại, mềm và cứng.

 

Dạng tốt nhất là không tồn tại, cho phép hội thoại tự do và không bị cản trở bởi lời truyện. Trong hội thoại hai người, dạng đuôi này có thể được áp dụng trong cả trang truyện.

 

'"Chuyện ǵ sẽ xảy đến với cậu ấy?"

 

"Đừng lo, thằng nhóc sẽ ổn thôi, nó xoay xở giỏi lắm."

 

"Nhưng chỉ một ḿnh cậu ấy mà chúng có tới..."

 

"Đă nói là đừng lo! Điều quan trọng là phải rời khỏi đây ngay."'

 

Đối với hội thoại nhiều người, dạng đuôi này không c̣n phù hợp nữa và thường gây khó hiểu cho người đọc. Lúc này, cần đến sự xuất hiện của đuôi cứng và đuôi mềm.

 

Điểm cần nhớ đầu tiên: Đừng cứng nhắc trong việc sử dụng các loại đuôi thoại.

 

Đuôi thoại mềm gồm những từ như: nói, hỏi, trả lời, kể, chỉ ra, nhận xét... Chúng được coi là "mềm" v́ chúng không mang ư nghĩa về h́nh ảnh và thanh âm hay t́nh cảm. Chúng không thu hút được sự chú ư vào bản thân chúng. Chúng được coi là đuôi vô h́nh.

 

'"Chúng ta nhất định sẽ ra được khỏi đây, chỉ cần nghĩ ra được cách thôi." Yusuke nói.

 

"Nhưng bằng cách nào?" Kuwabara hỏi.

 

"Đồ ngốc. Không biết th́ phải nghĩ cách." Hiei nói.

 

"Xem nào, tớ có cách này..." Kurama nói.'

 

Đuôi thoại cứng bao gồm những thứ khác. Đó là những từ miêu tả cách nhân vật nói như thét lên, gầm gừ, cười, lẩm bẩm, hoặc những từ như thổ lộ v.v... Chúng cần được dùng cẩn thận. Không cần thiết phải lúc nào cũng cần miêu tả cách nhân vật nói. Một người có thể hét cả đoạn hội thoại, nhưng miêu tả quá nhiều điều đó bằng cách sử dụng đuôi thoại cứng sẽ phản tác dụng.

 

Một dạng nữa của đuôi thoại cứng là dùng gián tiếp nó bằng cách thay thế bằng các từ miêu tả như: nói một cách, nói buồn bă, hét lên đầy sợ hăi v.v... Cũng như lời thoại cứng, dùng quá nhiều dạng này cũng sẽ dẫn tới phản cảm.

 

'"Đừng ḥng lấy được một xu nào của tao." Lăo hét vào mặt thằng con trai.

 

"Tôi không thèm tiền của bố, bố đừng mơ." Thằng con trai trả lời một cách hỗn láo.'

 

Một cách để tránh lạm dụng đuôi thoại là thử thay thế mọi đuôi thoại về một đuôi mềm như 'nói', rồi đọc lại một lần nữa xem có thể bỏ hoàn toàn đuôi thoại nào, cần thay thay thế cái nào sang đuôi cứng. Đôi lúc chỉ cần thay thế bằng một đuôi thoại mềm khác như 'hỏi' hoặc 'trả lời'. Kiểu đuôi thoại mềm có thể không thông dụng lắm trong tiếng Việt, thường được thay bằng đuôi thoại cứng hoặc đuôi thoại không tồn tại. Bạn có sử dụng nó hay không là tùy theo cách viết của bạn, như Kal, cách viết của Kal ảnh hưởng mạnh tiếng Anh, và các đuôi thoạn mềm có thể nói là trải dài cả trang truyện theo nghĩa đen.

 

Một điều quan trọng nữa, mỗi khi có một người bắt đầu nói th́ hăy dành cho họ một đoạn văn mới. Đừng đưa cả một cảnh vào một đoạn văn. Đọc một câu chuyện mà lời nói của tất cả mọi người đều được thể hiện trong một khổ kiểu.

 

“...” A nói. “...” B ngắt lời và đi ra lấy một tách nước. “....” A phản đối. “....” C chen vào. And the list goes on.... (well, it’s not really a list, but...)

 

đúng là một sự hành hạ. Nhiều lúc không hiểu nổi ai nói ǵ và cái ǵ đang diễn ra nữa.

 

Bối cảnh của hội thoại.

 

Hội thoại luôn diễn ra trong một bối cảnh nào đó. Người viết cần luôn luôn nhớ đến điều này khi viết hội thoại.

 

Bối cảnh sẽ ảnh hưởng lên lời nói và sắc thái của nhân vật, hoặc giới hạn hội thoại của nhân vật. Đứng trong pḥng đông người th́ hoặc là người ta phải nói thét lên, hoặc lời nói chỉ là tiếng th́ thầm, và bạn không thể cho nhân vật ‘nói to dơng dạc’ được. Ở những năm cuối thời Tần Thủy Hoàng th́ bạn không thể cho một nhóm 4, 5 người dân b́nh thường đứng túm tụm nói chuyện với nhau được, trừ phi bạn muốn họ bị chết chém.

 

Ngược lại, những lời nói và thái độ của nhân vật sẽ ảnh hưởng lên thái độ của những người bên cạnh nhân vật. Quanh bàn ăn có 5 người ngồi. 2 người nói chuyện với nhau những vấn đề sâu sắc và quan trọng không cần giữ ư. Những người kia chỉ ở đó với một mục đích duy nhất là cho chúng ta biết ‘quanh bàn ăn có nhiều người’. Một đoạn hội thoại như vậy tạo cảm giác khó chịu và không thật.

 

Nghe th́ có vẻ dễ dàng, nhưng khi viết người viết thường chú trọng tới hai nhân vật đang nói chuyện hơn là những người chung quanh, và cả những người viết tài giỏi cũng dễ mắc phải lỗi này. Trong Fanfom ‘Smallvile’ tôi rất thích một tác giả. Fic của tác giả này rất sáng tạo và có chiều sâu. Nhưng có một chương như thế này: Clark, Lex và bố mẹ của Clark ngồi trong pḥng ăn. Bố mẹ của Clark chỉ vừa chấp nhận Lex. Và thế là Clark và Lex ngồi nói chuyện với nhau trên trời dưới biển về t́nh cảm và những kế hoạch cho tương lai. Cuộc nói chuyện dài đến ba trang. Và đến cuối, ông bố nói một câu kết luận. ‘Thôi, bây giờ đă quá muộn rồi’. Cứ mỗi lần đọc đến đó tôi lại khựng lại và tự hỏi ông bố bà mẹ đă biến đi đâu trong toàn bộ cuộc nói chuyên, hay là cũng giống như chúng ta các yaoi fan họ bị hấp dẫn bởi t́nh cảm của Clerk và Lex đến nỗi họ chỉ biết ngồi đó há hốc miệng mà ngắm hai người.

 

~*~

 

Bối cảnh rất quan trọng, nó cho chúng ta sự h́nh dung về nơi và cách mà cách hành động diễn ra. Nó có thể ảnh hưởng tới hành động của nhân vật, giải thích tính cách của nhân vật và thậm chí là ảnh hưởng tới sự phát triển của t́nh tiết. Bối cảnh có thể trở thành sợi dây kết nối toàn câu chuyện. Một bối cảnh tốt được xây dựng tốt sẽ khiến độc giả dễ thấy câu chuyện như một thể thống nhất hơn là một đống t́nh tiết chắp vá. Bối cảnh bản thân nó cũng có thể gợi cho người viết nhiều t́nh huống hoặc không khí truyện. Vậy câu chuyện của bạn diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Chỉ trong một căn nhà, hay trong cả một thành phố lớn. Cho dù câu chuyện của bạn chỉ diễn ra trong một căn nhà th́ cũng hăy chịu khó để ḿnh có một cái nh́n qua về thành phố mà ngôi nhà đó ở trong, bởi các yếu tố của thành phố đó sẽ để lại dấu ấn lên trên con người và cả ngôi nhà kia. C̣n nếu câu chuyện của bạn diễn ra trong một dăy phố, một thành phố, hay nói khác đi, một cộng đồng, th́ việc quan tâm xem cộng đồng đó như thế nào là rất quan trọng. (Ta đang nói trong trường hợp bạn muốn xây dựng một fic thực sự, có thể là fic dài, bao gồm đủ cả điểm mở đầu, kết thúc và các t́nh tiết truyện chứ không phải dạng fic POV hay chỉ để diễn tả một cảm xúc).

Có nhiều điểm quan trọng với bối cảnh như:

 

+ Tên: Mỗi một địa điểm thường có một cái tên nhất định. Có thể bạn sẽ không dùng tới cái tên này một lần nào trong cả truyện, nhưng vẫn nên có một cái tên, bởi nó sẽ cho bạn một cảm nhận rơ ràng hơn về bối cảnh truyện mà bạn đang viết.

 

+ Con người: Mỗi một địa điểm luôn có người sinh sống, trừ phi đó là giữa đại dương hay trên hoang mạc. Bạn có thể vạch ra sơ lược xem trên địa điểm bạn dùng làm bối cảnh có những nhóm người nào và đặc điểm sơ qua của họ. Bạn không cần phải quá chi tiết, bởi dù sao th́ chúng ta cũng không phải đang cố viết những tác phẩm quá lớn như Harry Potter. Những nhóm người này có thể sẽ không xuất hiện trong tác phẩm của bạn, nhưng như đă nói ở trên, nó cho bạn một cảm nhận rơ rệt hơn về bối cảnh, và khiến bạn h́nh dung rơ hơn phản ứng mà nhân vật của bạn sẽ có khi giao tiếp với những người xung quanh họ. Đây không chỉ là điều sẽ mang lại cho fic của bạn một cảm giác hiện thực mà c̣n có thể sẽ mang lại những ư tưởng mà bạn không ngờ tới.

 

+ Chính quyền: Mỗi địa điểm thường có một chính quyền nhất định. Chính quyền này sẽ ảnh hưởng lên những chính sách mà địa điểm đó đang áp dụng, những chính sách này sẽ ảnh hưởng lên t́nh trạng của địa điểm đó, và cuối cùng là ảnh hưởng dây chuyền lên nhân vật và cuộc đời của nhân vật.

 

+ Địa lư: Bạn nên h́nh dung được, hoặc vẽ sơ qua h́nh dáng, địa bàn của địa điểm mà bạn chọn làm bối cảnh. Điều này sẽ đem đến cảm nhận rơ hơn về bối cảnh, có thể sẽ mang lại cho bạn ư tưởng, cũng như sẽ giúp bạn tránh được những sai sót v́ thông tin không đồng nhất ở các phần truyện. (Tôi thường làm điều này khi viết fic AU hoặc fic dài. Khi viết “Kaga và quái vật” – một truyện AU của Hikaru no Go, tôi đă vẽ lên hẳn một bản đồ chi tiết cho fic đó.)

 

+ Ḍng thời gian: Chuyện đương nhiên bạn cần phải chú ư trong các câu chuyện nghiêm chỉnh và không dính đến du hành thời gian, hoặc sự bóp méo của thời gian. Hăy thử xem “Thần y Ho Jun” đôi khi bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe thấy những khái niệm đặc sệt y thuật hiện đại. Một câu chuyện ở vào thế kỷ 18 th́ không thể có máy bay, có máy tính; và bạn không thể có một đất nước với các quan quản lư từng địa phương ở nước Anh trung cổ.

 

+ Lịch sử: Nếu câu chuyện bạn viết dựa trên lịch sử th́ hăy chắc chắn là bạn biết rơ về thời kỳ lịch sử đó. Nếu bạn không biết về rơ th́ đừng nói ǵ, đừng viết ǵ cho đến khi bạn biết rơ. Có thể một vài lỗi nhỏ sẽ thường được bỏ qua, nhưng dù thế nào th́ cũng vẫn có khả năng một người nào đó bất chợt hét lên: ‘Làm cái quái nào mà nó lại xảy ra như vậy được ?!?’ Đối với một câu chuyện hoàn toàn không dựa trên lịch sử bạn cũng nên có một cái nh́n sơ lược về lịch sử vùng đất bối cảnh. Có thể bạn không nói nó ra, nhưng nó sẽ cần thiết khi bạn cần giải thích một số thứ, và giúp bạn có cái nh́n toàn cảnh hơn về tác phẩm.

 

+ Phong tục: Mỗi vùng đất đều có một số thói quen, phong tục, tôn giáo nhất đinh. Nó sẽ ảnh hưởng lên lối suy nghĩ và những hành động của nhân vật. Như một người theo Đạo thiên chúa sẽ có thói quen làm dấu thánh, c̣n người theo đạo Phật th́ không thể bỏ qua phong tục cúng lễ và thắp hương cho người đă khuất.

 

+ Quá khứ: Quá khứ sẽ định h́nh hiện tại. Một vùng đất đă trải qua một cuộc tấn công hẳn sẽ có những cơ quan pḥng thủ và quân đội vững mạnh. Một vùng đất đă từng bị phá hủy bởi núi lửa sẽ có những hệ thống theo dơi hoạt động của núi lửa và hệ thống cảnh báo khi thảm họa xảy ra.

 

+ Thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng lên toàn bộ những hành động của nhân vật, như nếu trời mưa tầm tă th́ người ta sẽ ở lỳ trong nhà. Khi trời nóng nực hoặc khi đi trong sa mạc th́ nhân vật sẽ t́m mọi cách để che đầu. Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của t́nh tiết truyện, như một cơn băo có thể nhấn ch́m cả một đội thuyền chiến, hoặc chỉ đơn giản là đánh gẫy cái cây nhiều kỷ niệm mọc ở góc sân.

 

Đối với fanfiction, bạn có thể chú ư thêm một điều nữa.

 

+ Sự đồng nhất với thế giới của truyện nguyên bản: Hăy để ư tới những điều có thể hoặc không thể trong thế giới của truyện gốc. Ví dụ như Houshin Engi diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cổ, nhưng hẳn sẽ không có ǵ là ngạc nhiên nếu tự dưng xuất hiện một robot hiện đại.

 

Khi sử dụng bối cảnh, rất dễ nhận thấy là bối cảnh có thể là bối cảnh lớn, cũng có thể là bối cảnh nhỏ.

 

Bối cảnh lớn không cần được miêu tả kỹ lưỡng. Nó không cần đi vào tiểu tiết mà cần bao gồm những ấn tượng chung nhất, những thông tin cần thiết nhất, những h́nh ảnh lớn như rặng núi, lục địa, những đặc điểm chung nhất về thói quen, lịch sử, thời tiết, tôn giáo.... Bối cảnh lớn cho chúng ta cái nh́n chung về thế giới của truyện, một thế giới khác với chúng ta. Nó cần thiết v́ người viết cần người đọc h́nh dung được thế giới đó như thế nào và không đi vào suy đoán những điều sai lệch sẽ dẫn tới những cảm nhận không mong muốn về truyện.

 

Bối cảnh nhỏ là bối cảnh được miêu tả chi tiết. Bạn có thể không có bối cảnh lớn nhưng buộc phải có bối cảnh nhỏ, v́ đây là nơi mà hành động diễn ra. Nếu bạn đă có bối ảnh lớn th́ bối cảnh nhỏ sẽ dễ được người đọc chấp nhận hơn v́ đă được hướng theo một cách suy nghĩ nhất định nhờ bối cảh lớn. Không khí truyện trở nên cần thiết ở đây, v́ bối cảnh nhỏ là nơi tương tác trực tiếp với cảm nghĩ và hành động của nhân vật.

 

Bối cảnh nhỏ có thể được thể hiện qua miêu tả ở phần đầu mỗi cảnh. Những h́nh ảnh mà bạn đưa ra sẽ định h́nh trong đầu độc giả quang cảnh mà ở đó hành động sẽ diễn ra. Nhưng không chỉ giới hạn ở đó, bối cảnh cần được củng cố ở toàn bộ nội dung chuyện. Có thể không phải là những đoạn miêu tả dài mà những hành động tương tác của nhân vật với cảnh. Bạn không cần phải nói là trời nóng, nhưng hành động cởi áo mồ hôi nhễ nhại là đủ để thể hiện trời nóng. Bạn không cần phải nhắc đi nhắc lại là nhân vật đang ở trong rừng hay miêu tả khu rừng này đẹp thế nào. Để nhân vật ngắt một cái lá trên đường đi, gạt những cành cây rậm rạp phía trước sang bên, cúi xuống xem một đóa hoa dại ở gốc cây sẽ đem lại hiệu quả thể hiện bối cảnh nhiều hơn nhiều là dùng một đoạn văn miêu tả đơn thuần. Ở đây người viết cần chú ư giữ được tính hợp lư và đồng nhất với những bối cảnh nhỏ được miêu tả ở trước đó và bối cảnh chính của cả đoạn. Thật tệ nếu như bạn cho nhân vật ngắt một cái lá trên đường đi trong một khu rừng không có bụi rậm và chỉ toàn những thân cây to trơn trượt, với tán lá ở cao ngất trên trời.

 

Miêu tả nơi sự việc diễn ra là cần thiết, nhưng người viết cần xác định được mức độ mà ḿnh cần miêu tả bối cảnh. Một câu chuyện ngắn khoảng 3, 4 chapter không cần đến một bối cảnh lớn với cả một thế giới mới được tạo dựng. Một câu chuyện chỉ diễn ra trong một ngôi nhà gỗ th́ không cần tới cả nửa trang giấy miêu tả khu rừng, dù ngôi nhà gỗ đó có nằm giữa rừng. Cảnh giúp khắc họa t́nh tiết truyện, nhưng quá nhiều và không hợp lư sẽ dẫn tới buồn chán hoặc thu hút người đọc ra khỏi t́nh tiết chuyện. Cũng như vậy, một cảnh phổ biến không nên đuợc mô tả quá nhiều. Một căn pḥng thời Trung cổ có thể cần nhiều miêu tả, nhưng cần ít miêu tả hơn để làm người đọc h́nh dung được một căn bếp hiện đại, trừ phi có sự kiện chính nào diễn ra ở đó.

 

Bối cảnh cũng có thể được dùng để vẽ nên không khí của truyện. Cùng là một bờ biển cát vàng nhưng việc miêu tả những người dân chài kéo lưới vào bờ sẽ đem lại không khí khác với việc bạn miêu tả những đôi nam nữ lững thững đi trên cát ngắm nh́n cảnh b́nh minh. Cách nh́n của từng nhân vật với một bối cảnh cũng sẽ đem lại những không khí truyện khác nhau. Một người khách du lịch có thể chỉ nh́n thấy những cảnh nên thơ ở khu đền đài cũ, nhưng một nhà khảo cổ học sẽ thấy ở đó chiều sâu của cả một nền văn minh đă mất.

 

Cảnh vật  xunng quanh và thời tiết là những công cụ tuyệt vời để khắc họa cảm xúc mà nhân vật đang cảm thấy, và nó nếu được sử dụng khéo sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Chúng ta thường có chung cảm nhận về cảnh vật và thời tiết trong sự liên tưởng tới một sắc thái t́m cảm nào đó. Sấm chớp dễ giúp h́nh dung về sự giận dữ hoặc xung đột nội tâm, B́nh minh dễ giúp h́nh dung về hy vọng, nắng mặt trời rực rỡ dễ giúp h́nh dung về sự vui vẻ, bầu trời đỏ máu thể hiện sự hủy diệt, mưa thể hiện nỗi buồn và mặt trăng đen.... uh... mặt trăng đen thể hiện sự... bất thường! Sử dụng cảnh vật trong mối tương tác với nhân vật là cách rất tốt để diễn tả cảm xúc nhân vật hoặc khởi tạo và phát triển không khí cho một cảnh.

 

Đây là đoạn ‘mổ xẻ’ một fic.

 

‘Mưa lướt qua một thị trấn thế giới phù thủy. Những đám mây xám xịt phủ kín bầu trời ủ dột, nặng tới mức tưởng chừng như có thể chạm được vào nếu vươn tay lên cao. Remus Lupin lang thang trên phố vắng. Không mưa, không áo khoác... hoàn ṭan không được che chở khỏi mưa và cơn gió buốt giá. Anh chưa muốn về nhà, gần như là sợ quay trở lại. Đeo lên cái mặt nạ vui vẻ và hạnh phúc chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là lúc này khi anh chỉ nghĩ về người khác. Những giọt nước sắc như dao thấm qua bộ quần áo Muggle nhàu nhĩ làm da anh tê đi v́ lạnh. Nỗi buồn cũng giống như nước thấm vào hồn anh. Remus nhớ bạn ḿnh hơn bao giờ hết.

 

Prongs, Padfoot, Moony, Wormtail... Chẳng phải chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục luật lệ sao? Tại sao lại không thể phá luật chỉ một lần này thôi để cứu một người bạn cũ?’

 

Remus x̣e tay ra bắt một cái lá lạc đường trong ngọn gió ướt đẫm nước mưa. Cái lá này cũng giống như cuộc đời anh. Cô độc và vùi dập trong băo tố.

 

Thế nhưng, khoảng thời gian mà chúng ta khao khát được chơi dưới mưa đă qua lâu rồi. James đă chết. Peter đă chết. Cậu để mất tuổi thanh xuân trong cái nhà tù ghê tởm sẽ cướp mất cảm xúc và kư ức của con người. Tôi không sợ cậu sẽ đến giết tôi khi cậu trốn thoát nhưng..

 

Remus cứ đi măi vô định, để sự trống rỗng trong ḷng dẫn ḿnh đi bất cứ nơi nào nó muốn. Những giọt nước như thủy tinh nhỏ xuống từ tóc, tay, quần áo và rồi vỡ vụn thành muôn ngàn mảnh trên những viên đá lát đường. 

 

...Dù có cơ hội để tôi cứu cậu thoát khỏi sự trả giá cho tội ác mà cậu đă gây ra th́ liệu cậu c̣n nhớ được tôi không? Hay t́nh bạn của chúng ta đă hóa thành tro bụi? Hay t́nh cảm của chúng ta chỉ c̣n là một làn khói nếu tôi thử nắm lấy sẽ biến mất ngay?

 

Thời tiết đă được dùng để khởi tạo không khí cho toàn bộ cảnh. Tất cả những h́nh ảnh đều được chọn để nhấn mạnh sự xung đột trong suy nghĩ của Remus. Mưa và bầu trời xám xịt được dùng để phản chiếu lại sự buồn bă. Một cái lá rơi thể hiện sự thiếu kiên quyết chưa xác định được con đường của ḿnh, và những giọt nước vỡ vụn tượng trưng cho t́nh bạn đă mất không thể lấy lại. Cho dù đoạn văn trên có thành công trong việc truyền đạt những h́nh ảnh trên tới người đọc hay không th́ ít nhất nó cũng khắc họa dược tâm trạng ủ dột của Remus.

 

‘Ngay cả với cái ô lớn trên đầu áo choàng của anh vẫn sũng nước v́ cơn mưa quá lớn, và ngọn gió mạnh đang thổi bạt những giọt mưa rơi nghiêng. Anh đang làm ǵ ở thị trấn xa lạ này? Tháng trước Severus đă đợi con nguời ngu ngốc vẫn biến thành sói những khi trăng tṛn hàng đêm trời. Tuần trước anh dồn tất cả thời gian liên lạc với những người bạn phù thủy, cố theo dấu của gă ngốc ấy. Ngày hôm qua anh lục tung cả cái thị trấn quái quỷ này lên để t́m người đó. Và giờ đây chính anh lại đứng như một thằng ngốc nh́n kẻ lang thang đă ám ảnh những giấc mơ của anh hàng đêm trời.’

 

H́nh ảnh cái ô và áo choàng thẫm nước tạo ấn tượng về một hành động vô ích, nhờ đó mà không khí của đoạn được tạo dựng. Nó sẽ giúp cảm nhận về những hành động vô ích ở phía sau đến dễ dàng hơn, và nhấn mạnh hơn mà không cần dùng đến từ ‘vô ích’.

 

‘Cơn mưa nặng hạt đă dịu lại. Những đám mây xám xịt đang bị gió cuốn dần đi, nhường chỗ cho những mảng bông trắng muốt. Bầu trời đang sáng dần lên. Cuối cùng mưa lùi bước, chấp nhận bị ánh nắng mặt trời rực rỡ chinh phục. Trên cái nền xanh cao vợi xuất hiện một áng cầu vồng.

 

Sirius, Remus và Severus nh́n lên dải màu tươi tắn ấy cùng lúc.

 

Đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy bấp bênh. Như cây cầu vắt ngang ḍng sông của đau khổ và dằn vặt đang ngăn cản họ đến bờ hạnh phúc. Cây cầu luôn luôn ở đó, nhưng rốt cuộc th́ không ai trong số họ có đủ dũng cảm để bước lên. Thế là họ cứ đứng đó im lặng ngắm nh́n cầu vồng với vẻ ao ước, ḥan toàn cô độc với trận chiến cùng cơn băo trong trái tim ḿnh.

 

Giá như ta có thể đi tới cuối cầu vồng...’

 

H́nh ảnh của cầu vồng và ánh sáng bừng lên sau cơn mưa được dùng để tượng trưng cho hy vọng. Hay đúng hơn là một hy vọng không thể đạt được v́ chẳng ai đi tới được chân cầu vồng. Đối lập ḥan ṭan với cơn mưa tối tăm được miêu tả kỹ ở phía trên, đoạn miêu tả này đă diễn đạt cảm xúc của cả ba nhân vật mà không cần phải miêu tả quá nhiều về t́nh cảm.

 

Vẫn câu nói quen thuộc ở đây. Quá nhiều chẳng bao giờ là tốt. Thường th́ quá nhiều miêu tả sẽ gây mất tập trung vào t́nh tiết, và như thế tuy nó đem lại nhiều hiệu quả, nhưng quá nhiều hiệu quả lại giảm nhẹ ảnh hưởng của hiệu quả.

 

Không nên viết một khổ dài chỉ để miêu tả cảnh hoặc thời tiết nếu bạn muốn dùng nó khắc họa cảm xúc và không khí cảnh trừ phi cảnh và thời tiết là một phần của t́nh tiết truyện. Nếu cơn lốc xóay đang tiến đến đe dọa mạng sống của nhân vật th́ cơn lốc xoáy đó cần được miêu tả kỹ để tạo sự căng thẳng. Tuy nhiên nếu nhân vật đang đứng ở một vị trí an toàn và cơn lốc xóay chỉ là điểm nhất cho sự xung đột trong nội tâm nhân vật th́ cơn lốc xóay đó chỉ nên được mô tả một vài ḍng. Miêu tả vừa đủ sẽ giúp người đọc vừa giữ được ấn tượng miêu tả tạo ra vừa chuyển từ miêu tả sang hành động hoặc sự kiện của cảnh một cách an ṭan. Miêu tả quá nhiều đưa người đọc đi xa khỏi cảnh, và khi họ quay lại th́ không biết phần nào của miêu tả nên bắt đầu chuyển sang hành động và sự kiện.

 

Đối với fic Rainbow ở trên tôi đă nhận được những review khen các đoạn miêu tả và nói chúng không thừa, nhưng cũng có một review như thế này. ‘Fic hay. Nhưng với tất cả những miêu tả đó th́ fic đôi chỗ rất khó đọc. Có những h́nh ảnh đẹp thể hiện mưa, nhưng bạn không nên dùng chúng quá nhiều. H́nh ảnh làm độc giả cảm thấy ‘đầy’ và có thể phá hỏng hiệu quả.’

 

... well... dù tôi là người viết, và dù tôi vẫn thích fic khi đọc lại th́ quả thật ấn tượng mạnh nhất của tôi về fic vẫn là: ‘một fic sũng nước’.

 

Ng̣ai ra tuy nói rằng người ta thường có chung cảm nhận về một loại cảnh hoặc thời tiết, nhưng điều đó không phải là tuyệt đối. Một cơn mưa rào ở vùng nóng nực có thể mang đến cảm giác mát mẻ và sảng khóai hơn là u buồn. Và bầu trời đỏ máu trong mắt một chiến binh có thể tượng trưng cho sự hiếu chiến hơn là sự hủy diệt. Thậm chí sự đối lập về cảnh, thời tiết và t́nh cảm cũng có thể thành công. Đừng bị bó buộc vào cảm nhận đầu tiên về cảnh và thời tiết mà hăy cho ḿnh những lựa chọn đa dạng.

 

 

Nhịp độ và giai điệu

 

Nhịp độ và giai điệu là những vấn đề mà nếu bạn vấp phải th́ nó sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của câu chuyện bạn đang viết. T́nh tiết truyện, tính cách nhân vật, chủ đề v.v… tất cả mọi thứ sẽ đều bất ổn nếu nhịp độ/giai điệu có vấn đề.

 

Do tôi thực sự không biết diễn tả những khái niệm này bằng từ nào là phù hợp nhất, “nhịp độ” và “giai điệu” là cách gọi do tôi tự đặt theo những giải thích sau:

 

Nhịp độ liên quan tới ḍng chảy của câu chuyện, nói cách khác, t́nh tiết truyện. Liệu độ dài của truyện cũng như khoảng thời gian diễn tả trong fic có đủ để diễn tả điều bạn muốn nói không? Liệu có đủ đề người đọc quan tâm tới kết thúc mà bạn muốn không? Liệu tại đỉnh điểm bạn có hạ nhiệt hợp lư không, hay lên quá cao rồi lại kết thúc khiến người ta hụt hẫng? Liệu câu chuyện có càng ngày càng cẳng lên tới đỉnh không hay chỉ đều đều trong suốt cả độ dài của nó? Liệu mỗi cảnh nhỏ trong truyện có gượng gạo, không hợp được với toàn bộ câu chuyện lớn không? Nếu câu chuyện quá nhanh th́ người đọc sẽ có thể cảm thấy như là đang đi trên thuyền trên một mặt nước sông chảy siết và điều thú vị nằm dưới mặt sông ấy có vẻ như kém quan trọng đi so với việc đi từ đây tới kia. Thế nhưng cảm giác đó rơ ràng không phải là cảm giác mà bạn muốn người đọc cảm thấy. Bạn muốn họ sẽ “muốn biết” về những bí mật mà bạn đang từ từ hé mở, “muốn theo dơi” những diễn biến mà bạn đang thể hiện. Nếu câu chuyện quá chậm th́ ngược lại, người đọc sẽ cảm thấy như họ đang bộ trong một đường dài cả trăm km mà khi nh́n thấy ánh sáng cuối đường hầm người ta sẽ thở phào. Thế nhưng có lẽ không ai lại muốn người đọc của ḿnh cảm thấy nhẹ nhơm bởi v́ cuối cùng câu chuyện của ḿnh cuối cùng cũng đă kết thúc.

 

Nhịp độ cũng thường bị vi phạm trong những fic có nhiều nhân vật và các nhân vật này lại được miêu tả trong những t́nh tiết riêng biệt nhau. Người viết đôi khi không chú ư tới nhịp độ về mặt thời gian giữa câu chuyện của từng nhân vật, hoặc từng cặp nhân vật. Một câu chuyện liền mạch và hợp lư th́ thời gian giữa những câu chuyện phải song song nhau, hoặc thời gian của câu chuyện này nối tiếp thời gian của câu chuyện kia. Một nhóm gồm Hisoka, Illumi, Killua, Kurapika, Leorio và Kuroro bị tách nhau ra. Tại một chapter, Illumi và Hisoka đang bị tấn công. Trong các chapter sau đó, vô khối chuyện xảy ra, và quăng thời gian vài ngày đă trôi qua với những người c̣n lại. Tới một chapter sau đó chúng ta mới được thấy kết quả của trận đánh giữa Illumi và Hisoka. Như vậy là nhịp độ của fic đă có vấn đề. Những khoảng trống về mặt thời gian sẽ có thể khiến nhịp độ bị ngắt quăng.

 

Nhịp độ cũng có thể có vấn đề trong cách bạn sắp xếp những chapter của fic. Đôi khi bạn gặp những fic chỉ có một vài chương nhưng đáng lẽ ra nó phải được giải quyết trong cả chục chương  Đối với fanfic, tốt nhất là chỉ nên giữ một hoăc hai sự kiện chính trong một chương. Có thể đọc toàn bộ từ đầu tới cuối một câu chuyện có điểm thú vị của nó, nhưng ngay cả lúc đó việc cắt chương đúng chỗ sẽ cho phép bạn tập trung giải thích và miêu tả kỹ về một sự kiện cũng như những ảnh hưởng lên nhân vật. Có thể người đọc sẽ giở tiếp ngay sang trang sau để đọc chương mới, nhưng cắt chương đúng chỗ sẽ như một đoạn nghỉ ngơi ngắn và tránh người ta mệt mỏi, hoặc có cảm giác’bội thực’ với chuyện. Tuy nhiên cắt chương quá nhỏ cũng không ổn. Một sự kiện được chia làm hai ba chương, mỗi chương là cách nh́n của một người. Chia chương như thế này khiến người đọc mất đi cảm giác muốn theo dơi chuyện v́ chẳng có ǵ mới cả. Nếu các sự kiện của chương quá nhỏ nhặt cũng khiến người đọc sớm mất đi hứng thú.

 

Giai điệu liên quan tới những cảm nhận mà câu chuyện chuyển tải. Liệu fic nhẹ và vui vẻ như một tia nắng sớm hay mạnh và dữ dội như một cơn băo? Liệu fic có mạnh mà nóng bỏng như gió trên sa mạc hay nhẹ nhàng mà buốt giá như gió một ngày đông? Liệu những ǵ mà bạn muốn người đọc cảm nhận có chuyển đạt được đầy đủ và chính xác như bạn muốn không? Bi kịch mà bạn muốn thể hiện người đọc có cảm thấy như là một bi kịch không hay chỉ cảm thấy một mớ nhân vật thảm hại trong một t́nh huống thảm hại? Và truyện cười bạn cho là rất khôi hài dưới mắt người đọc có phải là nhạt nhẽo?

 

Những đoạn miêu tả thường là một cái bẫy rất tốt để fic trở nên lạc điệu. Một câu chuyện chỉ bao gồm những sự kiện, những hành động là một câu chuyện khô khan tới mức người ta phải để một cốc nước bên cạnh khi đọc. Một câu chuyện cần phải có h́nh ảnh, t́nh cảm, nhưng ở một múc độ cần thiết. H́nh ảnh tốt sẽ lưu lại ấn tượng dài lâu trong người đọc, nhưng nhiều khi người viết quá lạm dụng h́nh ảnh. Dù bạn miêu tả như thế nào, dù cảnh đó có hay như thế nào, dù t́nh cảm có cảm động thế nào th́ cũng không cần đến độ dài tính theo trang giấy dể miêu tả nó. Chỉ một vài đoạn nếu viết khéo cũng có thể khiến người đọc thích thú, và quá nhiều gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ngấy khi đọc.

 

Hăy cẩn thận khi viết songfic để tạo giai điệu cho fic. Nếu bạn viết songfic th́ đừng quên post kèm link download bài hát khi post fic. Khi viết một songfic, người viết thường tự cho rằng người đọc biết bài hát đó, có thể nhớ được nhạc của bài hát đó từ lời và có cùng chung cảm nhận với ḿnh về bài hát đó. Tuy nhiên trong thực tế khi nghe một bài hát th́ mỗi người thường có những cảm nhận rất khác nhau. Một bài hát cũng thường chỉ thịnh hành trong một khoảng thời gian nhất định, và có nhiều khả năng là độc giả sẽ chưa từng nghe bài hát trong songfic bao giờ.

 

Sửa chữa

 

Nhịp độ và giai điệu được nhắc cùng với nhau bởi thường một đă có vấn đề th́ cái c̣n lại cũng có vấn đề nốt, và đôi khi rất khó để phân biệt chúng. Để phát hiện ra những vấn đề với hai điều này không phải là chuyện dễ nếu bạn vừa viết fic xong và đọc ngay lại tác phẩm của ḿnh. Thường th́ bạn chỉ có thể nhận ra khi bạn rời fic của ḿnh một thời gian và sau đó đọc lại. V́ vậy bạn nên cần đến một beta reader kinh nghiệm để giúp bạn phát hiện những lỗi này. Một beta reader thiếu kinh nghiệm thường khó phát hiện ra những lỗi về nhịp độ và giai điệu.

 

Người ta hầu như không thể sửa chữa các lỗi về nhịp độ và giai điệu chỉ bằng cách sửa qua loa đây một tí, kia một tí. Chúng là những lỗi bắt rễ vào sâu trong tác phẩm và thường đ̣i hỏi bạn phải viết lại ít nhất là một lần để sửa chữa chúng. Nếu nhịp độ quá nhanh th́ bản đầu tiên có thể coi là một bản rút ngắn. Nếu quá chậm th́ cắt bỏ chữ và câu, hoặc thậm chí cả một số cảnh có thể là đủ. Nhưng thường lỗi này rất khó sửa và thường đ̣i hỏi bạn phải mất nhiều thời gian viết lại.

 

Nhịp độ và giai điệu lại được xây dựng chủ yếu dựa vào cảm tính. Ta hầu như không thể đưa ra được quy luật nào cho việc xây dựng chúng ngoài việc chúng phụ thuộc vào kỹ năng cũng như cảm nhận của bạn. Điều tốt đẹp là khi kỹ năng của bạn tăng dần theo thời gian th́ các lỗi này cũng giảm bớt dần đi. Khi viết nhiều hoặc đọc nhiều, mỗi khi bạn viết một cảnh, cảm giác rằng cảnh đó ổn, hay có ǵ hơi bất ổn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn.

 

Một số lời khuyên:

 

+ Nếu một sự kiện đi quá xa, khiến độc giả mất tập trung vào những sự kiện chính, những nhân vật chính th́ không nên cứ để nó như vậy. Hăy thay đổi nó, hoặc rút ngắn nó, hoặc để nó đựơc thể hiện dưới cặp mắt của nhân vật chính, và để nhân vật chính nghĩ xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào với ḿnh.

 

+ Một nhân vật phụ cần ở đúng vị trí của ḿnh. Việc bạn tạo cho nhân vật phụ tính cách, background là rất tốt, nhưng chúng chỉ nên được nói qua. Nếu bạn dành nhiều phần truyện để miêu tả về quá khứ, về t́nh cảm của nhân vật phụ th́ nhiều khả năng là nhân vật phụ này đă lấn đất của nhân vật chính, và sẽ phần nào trở thành nhân vật chính trong khi nhân vật chính sẽ bị lu mờ.

 

+ Đọc lại những đoạn miêu tả của ḿnh. Lời văn nào không đóng vai tṛ nhiều lắm hoặc không đủ hấp dẫn, lời văn nào trùng hợp một phần hoặc toàn bộ, hoặc mâu thuẫn với những ǵ bạn nói trước đó th́ đừng ngần ngại mà bôi đen chúng và ấn delete.

 

Câu

 

Luật chung nhất, nếu viết hành động, hăy dùng câu ngắn. Câu dài không đem đến cảm giác vội vă, căng thẳng mà đem lại cảm giác rối tung cho vị độc giả tội nghiệp đang cố hiểu cái chuyện quái quỉ ǵ đang diễn ra.

 

Nếu đi sâu vào khía cạnh tâm lư hoặc ư nghĩ, câu dài thường được ưa chuộng hơn. Một phần lư do của điều này là câu dài đ̣i hỏi người đọc phải nghĩ nhiều hơn. Một phần khác là nó có thể kéo dài cảm xúc, tạo mạch chậm rất hiệu quả.

 

Câu vừa, có thể nói là mang cả hai sắc thái, vừa liên tiếp, vừa biểu cảm.

 

Lư tưởng nhất là sử dụng câu đa dạng. Chỉ câu đơn hoặc câu dài sẽ gây buồn chán và nhàm.

 

Dạng câu ngắt, đặc biệt là câu không chủ ngữ có thể dùng để nhấn mạnh hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt.

 

'Trong đêm Giáng sinh, khi mà hạnh phúc toả ra trên những ngọn nến soi sáng khuôn mặt của những đứa trẻ khác, khi mà sự trong sạch hiện lên ở lời cầu nguyện và bức tượng Chúa trên cây thập tự, chỉ một ḿnh Gilbert t́m đến quan hệ thể xác, t́m đến sự đau đớn để lấp đi nỗi tuyệt vọng khủng khiếp trong ḿnh. Hoàn toàn cô độc. Chúa trời cũng đă bỏ rơi cậu bé ấy rồi.'

 

Dạng câu ngắn dùng để tạo cảm xúc rất tốt, nhưng không nên lạm dụng. Nếu phải viết:

 

'Aria ôm chầm lấy anh. Nồng thắm. Mănh liệt.'

 

Th́ câu sau sẽ mang lại hiệu ứng cũng không kém hơn ǵ.

 

'Aria ôm chầm lấy anh nồng thắm và mănh liệt.'

 

Câu đặc biệt cũng không nên bị lạm dụng quá nhiều. Sử dụng một hai chỗ cho một trang truyện có thể gây nên thú vị và tạo cảm xúc. Nhưng cứ một hai ḍng lại gặp một câu đặc biệt sẽ tạo cảm giác bực ḿnh.

 

Không phải lúc nào chủ ngữ cũng là chủ thể con người. Sử dụng các bộ phận của con người làm chủ ngữ có thể gây ra hiệu ứng nhấn mạnh cảm xúc, đặc biệt trong những cảnh thân mật.

 

'Bàn tay mạnh mẽ ấy đưa lên vuốt nhẹ cánh tay cô. Những ngón tay dài dịu dàng lướt trên làn da mềm mại. Môi t́m môi. Mắt đối mắt bị cuốn hút vào cơn băo của sự đam mê.'

 

Tuy nhiên, loại câu này cũng không nên bị lạm dụng. Thỉnh thoảng thêm một câu hoặc một đoạn ngắn ở đâu đó có thể khiến người ta cảm thấy thú vị và tăng cảm xúc. Nhưng nếu cả một trang được miêu tả theo dạng này, sẽ khiến người đọc phải tự hỏi: 'Chuyện quái ǵ đang diễn ra vậy? Ai là ai, và tại sao lại lắm chân cẳng thế này?'

 

Khi bạn viết xong một đoạn văn hăy thử đọc lại nó. Các dạng câu, độ dài các câu trong đoạn văn đó có khác biệt không hay từa tựa như nhau? Thay đổi phong cách một vài câu văn cho khác biệt đi với số c̣n lại có thể sẽ khiến đoạn văn trở nên sống động. Sự đa dạng là yếu tố sống c̣n. Cho dù là bạn sử dụng loại câu nào, nếu trong một đoạn văn chỉ có một loại câu th́ đoạn văn ấy rất dễ trở thành nhàm chán.

 

Một số điều cần chú ư khi sử dụng các dấu câu:

 

Dấu ba chấm ( … ) thể hiện sự đứt quăng trong lời nói. Chúng không nên quá bị lạm dụng. Dù dấu ba chấm dù được dùng trong lời nói của một người đang rất mệt mỏi hoặc một người rất yếu, hoặc một người đang thở hồng hộc, th́ chúng cũng không nên xuất hiện quá nhiều, cứ một hai chữ lại ngắt kiểu: “Cậu… không… thể… cho tôi… điều ước… cuối… cùng… này sao?…” Dù mêt mỏi đến thế nào, dù yếu đến thế nào th́ nếu người ta đă nói được, người ta sẽ không nói ngắt quăng tới mức đó. Tương tự cho thở hồng hộc. Hăy thử đọc to câu trên, bạn sẽ thấy nó vô lư như thế nào.

 

Điều này tôi không biết có giống trong tiếng Việt không hay chỉ là quy luật của tiếng Anh. Dù sao nếu bạn viết fic bằng tiếng Anh bạn cũng nên cẩn thận. 3 dấu chấm thể hiện chúng đang ở giữa câu. Khi kết thúc một câu kiểu này, người ta dùng 4 dấu chấm.

 

Đối với những câu ngắt quăng đột ngột, người ta không dùng dấu ba chấm, bởi dấu ba chấm thể hiện một cái ǵ đó chậm răi trong lời nói. Trong trường hợp này, ‘—‘ sẽ đựơc dùng.

 

Dấu chấm có thể dùng ngắt một câu ngắn để thể hiện sự nhấn mạnh trong ư nghĩ hoặc lời nói: Kuroro. Phải. Chết. Tuy nhiên đừng dùng cách này trong những câu dài. Sử. Dụng. Cách. Này. Cho. Những. Câu. Dài. Tạo. Cảm. Giác. Rất. Buồn. Cười.

 

Đôi lúc có những thông tin cần phải đưa đến cho người đọc. Và đôi lúc bạn sẽ thấy những nhân vật xuất hiện chỉ để nhằm thông báo các thông tin đó đến cho người đọc hoặc các nhân vật chính. Đôi lúc bạn sẽ thấy những đoại hội thoại, hoặc đoạn văn dài chỉ nhằm đưa đến hoặc diễn giải một thông tin nào đó. Nhất là ở những đoạn mở đầu khi mà toàn bộ lịch sử, đặc điểm của vùng đất bối cảnh được dàn ra vài ba trang như một bài học lịch sử. Việc tống một đống thông tin vào người đọc như thế này cần được tránh một cách hết sức có thể. Đúng là có một số thông tin cần phải đưa thẳng đến người đọc, nhưng một câu chuyện hay thường là một câu chuyện mà những thông tin được khéo léo cài vào truyện và người đọc bị hút vào nó và hoàn toàn không biết rằng ḿnh đă được cho biết thông tin đó. Để người đọc cảm thấy ḿnh đă phát hiện ra một chút ǵ đó rải rác suốt mạch truyện th́ hay hơn là đập vào mặt người đọc một núi thông tin ngay lập tức.

 

Xử lư thông tin cần phải được kết hợp chặt chẽ với quy luật vàng: ‘Hăy chỉ cho độc giả thấy, đừng kể’. Đừng nói với người đọc chuyện ǵ đang xảy ra, hoặc nhân vật đang nghĩ ǵ, mà hăy chỉ cho họ thấy.

 

Đừng viết:

 

‘Hiei cảm thấy vô cùng căng thẳng và tức giận.’

 

mà hăy viết

 

‘Bàn tay Hiei trên chuôi kiếm run lên bần bật. Nếu không cố ḱm chế ḿnh th́ hẳn cậu đă xông tới giết hắn rồi. Yêu khí cậu tăng vọt đến mức làm mọi người trong pḥng đều toát mồ hôi v́ nóng, nhưng Hiei thậm chí c̣n không nhận ra được điều này.’

 

Cố gắng tránh những đoạn văn kể lại như “Khi cô không ở đây th́ có chuyện này đă xảy ra blah blah....” Đừng kể lại

 

‘Buổi sáng đă có một chuyện khủng khiếp xảy ra ở lớp cô dạy. Chuyện đó làm cô rất hoảng loạn và giờ chỉ muốn chạy ngay về nhà và nép ḿnh vào ḷng chồng.’

 

Dù chỉ một đoạn văn nửa trang miêu tả những ǵ đă xảy ra ở lớp và nhân vật chính đă cảm thấy hoảng loạn thế nào th́ cũng sẽ làm truyện hấp dẫn hơn nhiều.

 

Bạn có thể nói: "Tôi đă từng thấy nhiều người đưa thông tin tới cho độc giả thành khối đôi khi tới vài ba trang, vậy mà chuyện vẫn hay đấy chứ?"

 

Đúng vậy. Bạn đă đọc 'Những người khốn khổ' chưa? Chỉ về một nhân vật phụ xuất hiện rất ít trong truyện là đức giám mục, Victor Huygo đă viết thành riêng một quyển với gần 10 chương. Chỉ viết về một nhà tu nữ hay một trận đánh, ông cũng dành hẳn một chương cho nó. Nếu bạn chịu khó đọc kỹ những chương tưởng chừng như chán ngắt này, bạn sẽ thấy ông đă giải quyết vấn đề thông tin theo khối một cách rất khéo léo. Những thông tin của ông không phải chỉ là một mớ thông tin được nhét vào một chỗ mà đều được thể hiện dưới dạng những câu chuyện nhỏ. Những câu chuyện nhỏ đó đôi lúc có t́nh tiết, đôi lúc chỉ là những cảnh nhỏ ghép lại với nhau, nhưng nhờ vậy mà thông tin được đưa tới người đọc một cách tự nhiên và không khô khan, cứng nhắc. Và trong cả bố cục một bộ tiểu thuyết đồ sộ, những câu chuyện nhỏ đó cho người ta thấy toàn diện bộ mặt của xă hội Pháp lúc bấy giờ.

 

Tuy nhiên chẳng có ǵ hoàn thiện. Để viết được như Victor Huygo là điều vô cùng khó.

 

Thông tin được đưa thành một khối và quá thừa thăi nhanh chóng tạo sự buồn chán, nhưng thiếu vắng thông tin sẽ tạo ra lỗ hổng cho câu chuyện. Khi viết một câu chuyện th́ bối cảnh của câu chuyện hoặc những đặc điểm của câu chuyện đă nằm sẵn trong đầu người viết, nhưng trong đầu người đọc th́ không. Nếu thiếu thông tin th́ người đọc không thể h́nh dung được truyện. V́ vậy cách an toàn nhất là hăy xác định thông tin nào thực sự cần thiết và thú vị. Thông tin được đưa vào truyện cần phải là những thông tin thực sự cần thiết với truyện. Một đoạn miêu tả về ngọn núi dài cả khổ chỉ cần thiết khi t́nh tiết truyện sẽ xảy ra ở ngọn núi đó. Một đoạn nói về lịch sử của quả núi chỉ cần thiết khi mà lịch sử đó sẽ ảnh hưởng tới t́nh tiết truyện hoặc phát triển tính cách nhân vật.

 

Một điều quan trọng nữa trong việc đưa ra thông tin là tính đồng nhất của câu chuyện.

 

Cố gắng tránh hết mức có thể những lỗ hổng trong truyện. Nếu mắt một người xanh th́ cần phải xanh đến phút cuối cùng. Nếu một người đang ngồi nói chuyện th́ không thể một lúc sau lại thấy người ấy chân tê đi v́ đứng quá lâu.

 

Có lần sau khi đọc lại một fic ḿnh viết tôi thấy tôi đă viết thế này ‘Con chim nhỏ đậu xuống cành cây gần cửa sổ nhất và ṭ ṃ nh́n vào trong’

 

Một lúc sau lại đọc được ‘Con chim nhỏ giật ḿnh ngă khỏi cửa sổ’

 

Cũng có lần tôi đọc được ở một fic câu “Lucius nắm lấy cả hai cổ tay Ron và giữ chặt.” (Don’t ask Tongue)

 

Một lúc sau, hay đúng hơn là hai câu sau lại thấy “Ron hết sức dùng tay đẩy hắn ra.”

 

Và suy nghĩ của tôi lúc đó là “Ủa, Ron có mấy tay vậy?”

 

Rốt cục th́ những lỗi như thế có thể khiến người đọc bị hẫng và không hiểu nổi chuyện ǵ đang xảy ra.

 

Những lỗi về sai lệch thông thường rất nhỏ và không dễ nhận thấy. Tốt nhất là bạn t́m lấy cho ḿnh một Beta Reader tốt để có thể giúp bạn phát hiện ra những lỗi này.

 

 

Bạn phân biệt thế nào giữa tŕnh bày fic và trang trí fic?

 

Xin nói trước, quan điểm của tôi có thể khác với quan điểm của bạn, tôi sẽ luôn chọn cách đầu tiên chứ không bao giờ là cách thứ hai. Bởi theo quan điểm của tôi, khi viết fic, chúng ta đang vẽ lên một bức tranh bằng ngôn từ, chứ không phải là một bức tranh bằng những màu sắc và kư hiệu theo nghĩa đen.

 

Để tŕnh bày fic bạn cần làm ǵ?

 

Thật đơn giản, bạn chỉ tuân theo một số nguyên tắc:

 

+ Kiểm tra hết lỗi chính tả.

 

+ Tuân thủ nghiêm ngặt luật “Viết hoa” những nơi cần viết hoa.

 

+ Giữa mỗi đoạn văn, hăy cách ra một ḍng.

 

+ Không bao giờ để hai lời nói hoặc hai suy nghĩ của hai nhân vật ở vào cùng một đoạn văn. Hăy tách chúng ra.

 

+ Tách các phần của câu chuyện bằng 3-4 ḍng trống, hoặc dùng “ *** “.

 

+ Nếu bạn cần nhấn mạnh một từ nào đó, hăy chỉ đặt nó vào giữa 2 dấu ‘*’ hoặc cùng lắm là viết hoa nó. Và hăy nhớ rằng đừng bao giờ lạm dụng nhấn mạnh.

 

+ Nếu bạn cần dùng ư nghĩ, hăy chỉ dùng in nghiêng.

 

+ Nếu bạn cần thể hiện ư nghĩ (POV) của ai đó cho cả đoạn? Hăy viết <Hiei> ở trước đoạn đó. Và chỉ thế là đủ. C̣n nếu bạn không muốn dùng tên như trên? Hăy chỉ dùng những công cụ in nghiêng, in đậm và b́nh thường.

 

+ Để thể hiện mạch chảy của thời gian, hăy dùng các dấu chấm:

 

..

.

 

C̣n trang trí fic?

 

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những fic được trang trí. Những dấu hiệu dễ nhận ra nhất là:

 

+ Quá lạm dụng nhấn mạnh: *Nhấn mạnh* như ~thế này~ làm người đọc #khó chịu# rất nhanh.

 

+ Sử dụng chữ HOA quá nhiều. HÉT LÊN NHƯ THẾ NÀY CHỈ GÂY RA NHỮNG CON MẮT NHỨC NHỐI.

 

+ Sử dụng các loại kư hiệu đa dạng hoặc lạ lùng cho nhấn mạnh. ~Thở dài~; Tôi #yêu# em.

 

+ Sử dụng đủ loại kư hiệu đa dạng hoặc lạ lùng để thể hiện ư nghĩ. //Tại sao lại như vậy// Câu hỏi đó cứ măi vọng trong đầu Hiei.

 

+ Sử dụng nhiều màu sắc khi thể hiện ư nghĩ (POV) của các nhân vật cho cả đoạn. Nhất là sử dụng những màu mà chỉ nghĩ lại lúc Kal nh́n thấy đoạn fic Kal lại thấy rùng hết cả ḿnh: Đỏ, vàng. OH MY GOD! ^^

 

Bạn có thể nói: “Cách tŕnh bày như trên mới khiến fic đẹp.”

 

Đẹp? Quả là đẹp thật. Nhưng là một fanfic writer tự tin vào chính ḿnh, bạn có  cần đến những thủ thuật đó để đem lại cho fic của ḿnh sức quyến rũ hay không? Những màu sắc và những kư hiệu đầy sáng tạo kia thực sự khiến fic của bạn rất bắt mắt. Nhưng trời ạ, đi kèm với sự bắt mắt đó cũng là sự nhức mắt luôn.

 

Giống như hai bức tranh khi để gần nhau th́ mỗi bức sẽ hút mất một phần sự chú ư của bức kia, bức tranh được tạo nên do sự trang trí của bạn thu hút mất một phần chú ư đáng lẽ ra đă được dành ṭan bộ cho bức tranh bằng ngôn từ của bạn. Tôi không nghĩ khi đọc người đọc sẽ tự ư thức được điều đó, nhưng đứng trước nhiều màu sắc, và các kư hiệu đặc biệt, con người đều sẽ có những cảm nhận, dù rơ rệt hay chỉ thoáng qua về các màu sắc và kư hiệu đó. Mỗi một cảm nhận đó sẽ che mất một phần fic của bạn.

 

Cũng có thể chỉ dùng in đậm, in nghiêng và để nguyên là không đủ để diễn đạt suy nghĩ của nhiều hơn 3 nhân vật. Nhưng trong t́nh huống đó, làm ơn hăy chỉ sử dụng <Tên nhân vật>. Nếu fic của bạn thể hiện suy nghĩ của nhiều hơn 3 nhân vật, mà bạn hoàn toàn dựa vào màu sắc để phân định các nhân vật th́… man… fic của bạn có khác ǵ một đống màu ḷe loẹt?

 

Tin hay không tin là tuỳ bạn, nhưng chỉ với các công cụ ít ỏi của phần tŕnh bày fic như trên, nếu bạn khéo léo và biết kết hợp giữa tŕnh bày và nội dung, bạn vẫn có thể có được những fic với bố cục rất đẹp mà không cần phải trang trí cho nó.

 

Mỗi người có thể có nhiều cách nghĩ khác nhau, và trên đây chỉ là suy nghĩ của tôi qua nhiều năm đọc và viết fic. Any way, if you don’t share my idea, feel free to write an article about yours. It will be my honor to put your article here so that we can see the many aspect of this problem.

 

 

“Ư tưởng giống như thỏ. Bạn có được một hai con, học cách chăm sóc chúng, và rất nhanh chóng bạn sẽ có được cả một đàn.” - John Steinbeck. Thế nhưng cái ư tưởng ban đầu ấy không dễ đến.

 

Writer Block là một điều khủng khiếp. Bạn đang viết trôi chảy một câu chuyện, rồi đến một thời điểm nào đó bạn không thể nghĩ ra được t́nh tiết tiếp theo. Hoặc dù bạn đă biết chắc trong cảnh này sẽ có những chuyện ǵ xảy ra nhưng mỗi khi bạn cầm bút lên bạn chỉ viết được vài ḍng rồi không sao thể hiện tiếp được suy nghĩ của ḿnh. Bạn ngồi hàng giờ trước màn h́nh vi tính, nhưng tay bạn không chịu gơ bất cứ một câu văn nào trên bàn phím. T́nh trạng ấy cứ kéo dài hàng giờ, hàng tuần, thậm chí là hàng tháng. Một điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một người viết, nhưng lại là một điều không thể tránh sẽ xảy ra.

 

Làm thế nào để thoát khỏi Writer Block? Làm thế nào để t́m được cảm hứng để viết? Làm thế nào để t́m được ư tưởng? Không có một công thức nào đúng hoàn toàn với tất cả mọi người. Dưới đây Kal sẽ nêu ra những kinh nghiệm của riêng Kal và những kinh nghiệm mà Kal đă thu thập được trên Net.

 

- Bạn không cần thiết phải nh́n vào màn h́nh khi viết. Nếu bạn có thể đánh máy nhanh hăy thử bật Word lên, đặt con trỏ vào nơi mà bạn sẽ tiếp tục viết fic. Sau đó tắt màn h́nh đi và bắt đầu viết. Sai chính tả th́ hăy mặc kệ. Sai nhiều cũng không sao. Nếu có một đoạn bạn nghĩ cần đến ở phía trên th́ thay v́ bật máy lên quay lên trên đánh hăy đánh thẳng vào đoạn bạn đang đánh dở. Đoạn nào viết xong cần thay đổi hăy viết thay đổi đó mà không xóa đoạn trước đi. Ưu điểm của cách viết này là câu chuyện diễn ra trong đầu bạn một cách tự do không bị những nỗ lực để chỉnh sửa và soát lỗi ngăn giữa chừng. Gần đây Kal phát hiện ra cách viết này trong điều kiện mắt không được phép nh́n vào màn h́nh ti vi, máy tính. Khi Kal có thể đọc lại được nhiều và xem lại fic, Kal thu được một kết quả ng̣ai dự tính và một rổ lỗi chính tả ^^ Phải mất nhiều công sức để giải quyết đống lỗi chính tả và để lại các đoạn đâu vào đấy, nhưng câu chuyện th́ đă h́nh thành.

 

- Nếu bạn gặp phải Writer Block, hăy để câu chuyện đó lại. Bạn có thể viết một câu chuyện mới, cũng có thể nghỉ ngơi, một tháng, hai tháng, đừng bó buộc ḿnh, sau đó hăy đọc lại fic và thử t́m cách viết tiếp.

 

- Nếu bạn cầm bút lên rồi cứ thế nh́n vào giấy không viết được chữ nào th́ đừng vội bỏ cuộc. Hăy buộc ḿnh phải viết cho dù những ǵ viết ra có gượng gạo đến thế nào. Sau khoảng một lúc khi mạch văn đă h́nh thành mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, các ư tưởng sẽ đến với bạn trôi chảy hơn. Đừng lo về đoạn viết gượng ban đầu. Sau khi bạn đă ḥan thành chương chẳng ai cấm bạn quay lại và sửa chữa nó cả.

 

- Hăy luôn mang một cuốn sổ nhỏ bên ḿnh để ghi chép lại ư tưởng bất cứ khi nào chúng đến với bạn. Có thể những ư tưởng ấy dường như không đủ hấp dẫn, nhưng bạn sẽ chẳng biết bao giờ th́ bạn cần đến chúng. Hăy tích cực quan sát những người xung quanh bạn, nhất là những hành động họ làm trong một thái độ cảm xúc nhất định. Trong cuốn sổ ghi lại ư tưởng bạn có thể để ra vài trang, mỗi trang phía trên đề một thái độ cảm xúc và dần dần ghi lại những hành động bạn quan sát được vào trang cảm xúc tương ứng. Hăy ghi lại nhanh những đoạn hội thoại nghe lỏm được mà bạn thấy là thú vị. Hăy ghi lại những đoạn miêu tả nhanh về một người có h́nh dáng nổi bật nào mà bạn thấy. Giấc mơ là một nguồn ư tưởng vô hạn. Thế nhưng thường hiếm khi bạn nhớ được giấc mơ sau một ngày. Hăy giữ một cuốn nhật kư giấc mơ và ghi lại những điểm thú vị trong giấc mơ của bạn. Tất cả những điều này là công việc biến cuộc sống xung quanh bạn thành lực sống của những câu chuyện mà bạn viết.

 

- Ngồi trong bóng tối hoàn ṭan và h́nh dung về câu chuyện tại điểm mà bạn bắt đầu bị kẹt. Đừng nghĩ các lư do. Đừng nghĩ đến giải thích. Đừng nghĩ câu chuyện cần phải diễn biến tiếp theo như thế nào. Hăy tưởng tượng ra bối cảnh, tưởng tượng ra nhân vật trong bối cảnh, và hăy thử để nhân vật tự diễn.

 

- Viết trong nền nhạc. Hăy chọn một bản nhạc thật hợp với cảm xúc chủ đạo của đoạn bạn đang viết rồi vừa viết vừa nghe nhạc. Khi bạn tập trung, trí óc bạn sẽ tự động bỏ qua phần nhạc, nhưng nó cũng bị nhạc tác động một cách vô thức và ảnh hưởng lên tâm trạng bạn. Hoặc hăy chọn một bản nhạc ḿnh rất thích và nghe nó trong khi viết để tạo cảm hứng.

 

- Hăy viết ở những nơi mà bạn yêu thích nhất, hoặc dễ viết nhất.

 

- Bỏ qua đoạn bạn bị kẹt và viết đoạn khác, có thể là bất cứ đoạn nào. Khi đoạn sau đă được viết ra, quay trở lại đoạn đầu sẽ dễ dàng hơn.

 

- Nếu bạn bị kẹt lại ở một đoạn nào đó và dù làm thế nào cũng không thể viết tiếp được th́ hăy xem lại xem đoạn bạn vừa viết có ǵ không hợp lư khiến bạn không thể viết tiếp được không. Nếu có th́ đừng ngại, hăy copy nó ra một chỗ nào khác và viết lại đoạn đó. Đừng xóa, cứ để đoạn nghe gượng lại, có thể sẽ có ư bạn cần dùng sau này.

 

Những thế giới khác biệt (AU) là ǵ?

 

AU là một fan fiction về một tác phẩm nào đó, mà một phần trong tác phẩm nguyên bản đă bị sửa đổi. Sự sửa đổi có thể lớn hoặc nhỏ, tốt hoặc xấu. Một người đáng lẽ ra đă chết có thể vẫn sống, và một người lẽ ra vẫn sống th́ lại đă chết. Bối cảnh của bộ nguyên bản có thể bị sửa đổi hoàn toàn mà thay vào đó là một bối cảnh khác chẳng liên quan ǵ tới bộ nguyên bản cả. Một câu chuyện AU là một câu chuyện dựa trên câu hỏi “Liệu điều ǵ sẽ xảy ra nếu…”

 

Tại sao ta lại viết AU?

 

Cũng giống như các thể loại fanfiction khác, AU được viết chỉ v́ người viết muốn viết như vậy, và cảm thấy vui khi viết như vậy.

 

Điều thú vị đầu tiên AU đem lại là nó cho chúng ta cơ hội thổi một luồng gió trong lành và tươi mát vào câu chuyện nguyên bản đă trở nên quá quen thuộc. Con người nào đang nằm sau sự kiêu ngạo của Draco Malfoy? (Harry Potter) Chiều sâu nội tâm nào nằm sau sự vui vẻ của Ron? (Harry Potter) Mặt đen tối nào nằm sau sự thánh thiện của Yukina? (YYH) AU đem lại những cách nh́n hoàn toàn khác, và những điều mới mẻ để khám phá khi mà ta đă cày nát cái thế giới quen thuộc của tác phẩm nguyên bản rồi.

 

Ngoài ra, viết AU thú vị c̣n bởi v́ chúng ta được nh́n thấy những nhân vật ḿnh yêu thích trong những hoàn cảnh khác biệt, được theo dơi những hành động họ làm để đối đầu với những hoàn cảnh mới đó. AU c̣n là sự thú vị của việc đặt ra những câu hỏi nếu th́ và con đường tự đi t́m câu trả lời cho chúng.

 

Sự hợp lư

 

Điều ǵ sẽ đem lại một câu chuyện AU hay? Điều quan trọng nhất chính là sự hợp lư. Một AU thành công không phụ thuộc vào việc bối cảnh truyện thay đổi như thế nào, mà phụ thuộc vào sự giữ đúng tính cách của nhân vật. Chính v́ vậy, mỗi một câu chuyện AU là một câu chuyện mà sự hợp lư phải luôn ở mức cao. Liệu nhân vật này với tính cách của anh ta ở vào t́nh huống bạn đưa ra có hành động theo cách mà bạn muốn không?

 

Giả sử bạn muốn viết một câu chuyện dựa trên truyện cổ tích “Giai nhân và quái vật” mà trong đó Hisoka (HxH) là “quái vật”? Điều đó hoàn toàn là có thể. Tuy nhiên, hăy đặt ra câu hỏi: Vậy Hisoka sẽ là một “quái vật” như thế nào? Liệu Hisoka có chịu giam chân trong lâu đài đau khổ chỉ v́ ḿnh đă bị biến thành quái vật? Khi nh́n vào gương liệu Hisoka có giật ḿnh sợ hăi v́ nh́n thấy vóc dáng “quái vật” của ḿnh, hay thích thú cười khoái trá? Nếu câu trả lời là ‘thích thú cười khóai trá’ th́ liệu Hisoka có cố t́m cách thoát khỏi vóc dáng đó không, hay sẽ thản nhiên coi như không? Nếu câu trả lời là “giật ḿnh sợ hăi” th́ liệu Hisoka có tha cho “bà tiên” hay không hay sẽ săn lùng “bà tiên” tới cùng trời cuối đất?

 

Khi bạn đă xây dựng được một “quái vật” Hisoka? Liệu Hisoka của bạn sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế giới xung quanh anh ta? Với tính cách của Hisoka, th́ những người làm của Hisoka trong lâu đài liệu có tận trung với Hisoka và t́m mọi cách để biến Hisoka trở lại như cũ không? Nếu câu trả lời là “tận trung” th́ những người làm đó, để có thể được Hisoka cho “tận trung” với ḿnh th́ liệu những người làm đó có thể là những người b́nh thường, tẻ ngắt hay không? Và “giai nhân” của Hisoka, giả sử bạn đặt là Illumi. Liệu Illumi khi nh́n thấy “quái vật” sẽ phản ứng như thế nào? Sợ hăi? Hay “ah” một tiếng rồi quay đi, vẻ mặt không hề thay đổi? Khi “giai nhân” bỏ đi, th́ “quái vật” Hisoka sẽ làm ǵ? Đau khổ hay là tức điên lên, hay là nhếch mép cười “ngươi không thoát nổi ta đâu” và đi “săn” người đẹp?

 

Rất tiếc, ở đây không có câu trả lời đúng, mà chỉ có những khả năng. Tất cả c̣n phụ thuộc vào cách nh́n nhân vật, và cách nh́n sự kiện của người viết. Đồng thời, nó c̣n phụ thuộc vào việc bạn sẽ dẫn dắt câu chuyện như thế nào. Chẳng hạn bạn hoàn toàn có thể viết rằng khi Illumi bỏ đi, Hisoka vô cùng đau khổ sau khi đă dùng hàng trang giấy trước đó diễn tả Hisoka dần dần có t́nh cảm với Illumi và nhận ra ḿnh coi Illumi không chỉ là một món đồ chơi như thế nào. Nhưng nếu đột ngột bạn để Hisoka ủ rũ đau khổ như là một điều hiển nhiên: “Hai người đó rơ ràng là dành cho nhau nên đương nhiên anh ta phải đau khổ” th́ với tính cách của Hisoka, đó thực sự là điều phi lư.

 

Ở đây xuất hiện một khía cạnh khác. Nếu tôi đang viết một câu chuyện OCC (out of character – sai tính cách nhân vật) th́ sao? Tôi đang viết một câu chuyện AU theo hướng hài hước, và tôi muốn sử dụng OCC để tạo nên tính hài hước đó. Lúc này, việc quan tâm tới tính hợp lư như ở trên có cần thiết hay không.

 

Câu trả lời vẫn là có. Không phải hễ cứ OCC, hễ bạn viết nhân vật làm những hành động mà thực tế họ sẽ không làm thế là câu chuyện của bạn sẽ có tính hài hước. Ngược lại, đôi khi nếu bạn áp dụng tính OCC quá đà th́ nó sẽ rất phản cảm cho câu chuyện của bạn. Bạn có thể viết “Illumi sợ đến khóc thét, mặt méo xệch”, nhưng lạy Chúa, trừ phi cái bối cảnh xung quanh ḍng văn đó thực sự rất buồn cười, nếu không bạn hăy thử nghĩ xem các fan của HunterxHunter, đặc biệt là các fan của Illumi sẽ cảm thấy thế nào khi đọc ḍng văn đó. Nắm bắt tính cách nhân vật thật tốt sẽ giúp bạn biết hành động OCC nào sẽ đem lại hiệu quả lớn nhất, và khi nào th́ hành động OCC sẽ đi quá đà và gây phản cảm.

 

Đồng thời, cũng nên nhớ rằng OCC là một cách tốt để tạo tính hài hước, nhưng nó không bao giờ là cách tốt nhất. Các fan fiction hài hước hay nhất thường luôn là các fan fiction cố gắng giữ được đúng tính cách nhân vật. Đối với thể loại AU càng như vậy. AU khai thác các khả năng có thể có khi đặt nhân vật vào một t́nh huống hoàn toàn xa lạ. Nếu áp dụng OCC quá mức, bạn sẽ bỏ phí đi tính chất này cũng như cắt bỏ mọi liên kết giữa fic của bạn và tác phẩm nguyên bản.

 

‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của gia tộc. Cậu đă có một cuộc sống yên b́nh và v́ vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần.’

 

Ở đây có hai trường hợp. Trong bối cảnh thứ nhất.

 

‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của bộ tộc. Cậu đă có một cuộc sống yên b́nh và v́ vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần. Khi Ryodan tấn công vào bộ tộc, băng Nhện đă thất bại, và thủ lĩnh của chúng bị bắt và giam giữ trong một căn hầm tại nhà tộc trưởng.’

 

Ở bối cảnh này truyện diễn ra vào lúc mà tính cách mạnh mẽ, cô độc của Kurapika chưa h́nh thành nên bạn đặt tính cách Kurapika như vậy là điều cần thiết. Nhưng hăy xét bối cảnh thứ hai:

 

‘Kurapika không hề trải qua vụ thảm sát của gia tộc. Cậu đă có một cuộc sống yên b́nh và v́ vậy mà có một tính cách lạc quan, yêu đời và dễ gần. Khi lớn lên, Kurapika quyết định trở thành một Hunter, và cậu đă gặp Kuroro, thủ lĩnh của băng Ryodan tại đây.’

 

Trong bối cảnh này, truyên không diễn ra ở thời điểm h́nh thành tính cách cô độc của Kurapika, v́ vậy bạn không thể chỉ đơn giản là lộn ṿng về khoảng thời gian đó, thay đổi nó và quyết định tính cách của Kurapika. Thay đổi tính cách một nhân vật cần nhiều trang giấy hơn, nhiều công sức hơn, nhiều lời giải thích hơn, và vi phạm điều này là cách tồi tệ nhất trong việc thiết lập một tính cách không giống truyện chính, và cũng là điều làm nên những câu chuyện OOC và AU tồi.

Độ hấp dẫn

 

Để câu chuyện AU của bạn có đủ sức hấp dẫn người đọc, sự thay đổi để tạo nên AU phải thực sự đáng kể cũng như đáng chú ư. Để tạo nên sự thay đổi đáng kể đó, bạn cần chọn một sự thay đổi nào đó sẽ gây hứng thú cho người đọc, hoặc sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ những sự kiện của tác phẩm nguyên bản. Những thay đổi đó đôi khi có thể t́m thấy từ những câu hỏi “nếu-th́ sao” rất b́nh thường. Một câu hỏi “nếu sau cuộc thi HxH, Kurapika quyết định để tóc dài th́ sao?” có thể sẽ dẫn tới câu trả lời “cậu ta quên mất rằng tóc dài có thể gây vướng víu trong cận chiến, và khi đấu với một cao thủ, hắn ta chộp được tóc cậu, và….”. Một câu hỏi khác được đặt ra trong t́nh huống này “Vậy nếu Kurapika bị thương th́ sao?”. Câu trả lời có thể là “Cậu ta ở vào thế bất lợi khi đấu với Ryodan, và có thể bị bắt.” Lúc này, bạn đă có được một t́nh huống AU thú vị, với câu hỏi thực sự sẽ là “Nếu Kurapika bị Ryodan bắt th́ sao?”

 

C̣n một yếu tố nữa để đảm bảo tính hấp dẫn khi bạn viết AU dựa trên một câu truyện khác có sẵn như truyện cố tích chẳng hạn. Nếu bạn định viết OCC th́ hăy thể hiện tính OCC ấy thực sự rơ rệt. Nếu bạn định viết không OCC mà dựa trên tính hợp lư, sự phù hợp tính cách nhân vật, th́ hăy nhất nhất đi theo tính hợp lư, sự phù hợp tính chất nhân vật đó. Nhưng nhất định bạn phải theo một trong 2 hướng trên. Trên mạng bạn chỉ cần t́m một lúc là ra hàng tá truyện AU của bất kỳ fandom nào. Nhưng rất nhiều AU fic dựa trên truyện cổ tích lại mắc phải một lỗi cơ bản là chúng chỉ bê nguyên cái tên nhân vật đặt vào truyện cổ tích. Chấm hết. Không có bất kỳ một thay đổi đáng kể nào đối với truyện cố tích đó cũng như với nhân vật. Nếu Lọ Lem bị mẹ kế đè nén, th́ Akira-Lọ Lem cũng bị mẹ kế đè nén. Nếu Lọ Lem đến dạ hội và đánh mất một chiếc dày, th́ Akira-Lọ Lem cũng đến dạ hội và đánh mất một chiếc giày. Nếu Lọ Lem được thử dày, th́ Akira-Lọ Lem cũng vậy. Một câu chuyện như vậy thực sự rất buồn chán. Nó chẳng khác ǵ truyện cổ tích nguyên bản, chỉ khác là những cái tên, những miêu tả đă thay đổi đi ít nhiều.

 

Các loại thế giới AU

 

+ Thế giới AU thuần: Đó là những bối cảnh hoàn toàn không liên quan ǵ tới bối cảnh trong tác phẩm nguyên bản. Những nhân vật sống trong bối cảnh đó hoàn toàn không biết ǵ về thế giới nguyên bản cũng như con người mà ḿnh đă có thể là trong tác phẩm nguyên bản. Người viết có thể nói rơ điều ǵ đă thay đổi, và cũng có thể không. Những sự kiện, những xung đột, những rắc rối nảy sinh trong bối cảnh đó ḥan toàn nhờ những yếu tố nội tại của chính bản thân nó. Thế giới AU loại này thường là những bối cảnh dựa trên một tác phẩm khác, như truyện cổ tích, một bộ phim nào đó, một manga nào đó khác, hoặc một bối cảnh thực sự khác biệt. Akira là một nhà thơ, và Hikaru là một nhạc sĩ. Một ngày họ gặp nhau. Đó là một thế giới AU thuần. Câu hỏi để xây dựng thế giới AU thuần thường là “Nếu ta đặt nhân vật này vào t́nh huống này th́ sao?”

 

+ Thế giới AU “nếu-th́”: Đó là những bối cảnh được bắt đầu tại một thời điểm nhất định trong tác phẩm chính, sau đó bị bẻ cong đi trở thành một thế giới AU. Bối cảnh của nó được xây dựng dựa trên câu hỏi “Nếu truyện nguyên bản không xảy ra như thế này, mà lại xảy ra như thế kia th́ sao?” Nếu Ryodan thất bại trong việc ám sát bộ tộc của Kurapika, và Kuroro bị bắt th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra giữa hai người đó? Trong thế giới AU này bắt buộc bạn phải giữ đúng tính cách nhân vật ở điểm bắt đầu. Kết thúc của fic có thể dẫn tới sự thay đổi về tính cách nhân vật, nhưng đoạn đầu th́ tính cách phải đi sát nguyên bản. Cũng có trường hợp điểm bị bẻ cong ở trong quá khứ, và truyện bắt đầu sau đó. Trong trường hợp này bạn không cần giữ chính xác tính cách nhân vật ở điểm bắt đầu. Tuy nhiên nhiều đặc điểm trong tính cách của nhân vật có thể sẽ không thay đổi, hoặc không thay đổi hoàn toàn.

 

+ Thế giới AU gương: Thế giới AU gương nằm đâu đó giữa hai thế giới trên. Đó là những bối cảnh khác biệt được tung vào trong bối cảnh nguyên bản, hoặc những nhân vật khác biệt được cho gặp gỡ với bản thể nguyên bản của ḿnh. Điều cần chú ư là các nhân vật khác biệt đó phải phản chiếu đúng những nhân vật mà bạn muốn nói tới.

 

 

 

1. Cảnh hảnh phúc chỉ nên được đưa ra để nhấn mạnh tác động của nỗi đau khổ hiện tại. Hồi ức luôn luôn cần thiết, đặc biệt nếu hồi ức đối lập lại với hiện tại.

 

Ví dụ: Anh nhớ lại những ngày mà họ luôn ở bên nhau, chỉ đơn giản là ở bên nhau thôi. Rồi anh nh́n xuống ngôi mộ mới dưới chân, nỗi đau làm trái tim anh như vỡ nát.

 

2. Không hài hước. Không bao giờ hài hước. Dù là hài hước kiểu ác độc cũng vậy. Dù chỉ là hàm ư cũng vậy.

 

SAI:

 

“Trụ sở đă bị đánh bom!” chàng trai trẻ hét, làm đám đông giật ḿnh – trừ người phụ nữ ngồi trong góc pḥng đang nhấp trà nóng.

 

ĐÚNG:

 

“Trụ sở đă bị đánh bom!” chàng trai trẻ hét, những tiếng kêu hoảng hốt ầm lên từ đám đông, và người phụ nữ ngồi trong góc pḥng cười lạnh lùng.

 

3. Những từ như “nỗi đau cùng cực”, “những đợt sóng tuyệt vọng”, “nỗi buồn tê tái” v.v... cần phải trải dàn khắp truyện, theo nghĩa đen. Quá nhiều từ không bao giờ là dủ.

 

VÍ DỤ:  

 

Nỗi đau cùng cực làm anh khuỵu xuống khi nàng quay lưng đi. Dù anh đă thấy linh hồn ḿnh đau đớn vật vă trong đôi mắt lạnh lùng ấy, anh vẫn không sao ngăn được những đợt sóng tê tái u buồn đang chực nhấn ch́m anh.

 

4. Nói giảm nhẹ là không cần thiết.

 

SAI: Anh đưa mắt ra xa, không thể nh́n vào mắt nàng, không muốn nàng thấy sự xung đột trong anh.

 

ĐÚNG: Anh đưa đôi mắt tràn ngập đau khổ ra xa khỏi gương mặt đẹp như búp bê sứ của nàng, không sao nh́n vào đôi mắt ngập lệ ấy, không muốn nàng thấy sự xung đột này đang xé nát trái tim anh thành muôn ngàn mảnh.

 

5. T́nh tiết cũng vậy. Bạn đang tập trung vào việc hành hạ nhân vật của ḿnh, bắt nhân vật của ḿnh phải trải qua những nối đau kinh khủng chứ không phải là đang tạo ra một t́nh huống

 

6. Câu dài là bạn đồng hành tốt. Sự khó hiểu là tính linh hoạt.

 

VÍ DỤ:

 

Anh, người có đôi mắt lạnh lùng của kẻ đă trải qua địa ngục rồi quay trở lại và vẫn ngửi thấy mùi của tro và những giấc mộng hoang tàn, biết rằng anh đă làm rất nhiều, rất nhiều điều sai, và đă vứt đi tất cả những ǵ giản đơn tốt đẹp, chấp nhận những sai lầm kinh khủng của ḿnh, ấy vậy vẫn không thể chấp nhận được sự mất mát này mà cảm thấy thế giới anh anh đen tối và khô cằn, trống rỗng và lạnh lẽo khi thiếu nàng bên cạnh.

 

7. Khóc là điều cần thiết. Khóc, rơi lệ, tan chảy vào nỗi buồn và tương tự. Tất cả rất cần thiết. NGOẠI TRỪ: Nếu nhân vật của bạn có tính cách rất cương nghị th́ bạn có thể viết những đoạn dài mieu tả việc anh ta vật lộn với chính ḿnh để giữ ḿnh không khóc và dồn ép t́nh cảm của ḿnh.

 

VÍ DỤ A:

 

Cô quay lưng đi, mặt lạnh lùng bước qua cửa. Ngồi trong xe, sự kiên quyết không đủ để làm chỗ dựa, và cô khóc, khóc dữ dội và rất lâu cho tới khi nước mắt đă cạn và cổ họng khô khốc v́ tiếng khóc.

 

VÍ DỤ B:

 

Hơi thở dồn dập là tiếng động duy nhất trong đêm. Hơi thở biến mất vào không trung trong khi anh cố giữ ḿnh binh tĩnh.

 

8. Những bài hát nổi tiếng là rất tốt. Để đạt hiệu quả tối đa hăy trích lời thơ, rồi khiến nhân vật phù hợp với lời thơ đó. Làm như vậy với cả bài hát dù lời và t́nh tiết có trật nhau đến thế nào. Để đạt hiệu quả vô cùng tối đa, cho nhân vật nghe bài hát đó. Để tạo hiệu quả vô cùng tối đa tới mức làm vỡ tim, hăy sử dụng những bài hát của Celine Dion.

 

VÍ DỤ:

 

==It's been a long road We've walked the last mile==

 

Anh nh́n nàng bước đi trong khi tiếng radio vẫn vang lên đâu đó. ‘Phải,’ anh nhận ra, ‘Phải, chúng ta thục sự đă bước những dặm đường cuối cùng bên nhau. Đây là nơi kết thúc, kết thúc cho chúng ta.’

 

 

==We reach the same conclusion And we stop for a while==

 

Cô quay lại nh́n anh lần cuối. Họ đă đi đến kết luận cuối cùng. Họ không thể cứ như thế này măi. Họ không thể tiếp tục ở cùng nhau. Mắt chạm mắt lần cuối, rồi tất cả sẽ kết thúc.

 

 

==Together we know The way we must go==

==We're leaving an illusion That's only for us to share==

 

‘T́nh yêu là ảo ảnh cuối cùng của chúng ta’ anh nghĩ ‘Đă sai lầm ngay từ đầu. Ôi t́nh yêu của ta.’

 

‘Tạm biệt.’ Cô nghĩ khi mắt họ chạm nhau, có lẽ là lần cuối cùng. ‘Em yêu anh. Em... đă yêu anh.’

 

==We live our separate lives And go our different ways==

 

‘Thế là hết.’ Anh biết, và trái tim anh tan vỡ, nhuốm máu và bỏng rát.

 

==Cause we don't see eye to eye And we can't stand face to face==

 

‘Ḿnh không thể nh́n vào mắt anh ấy. Ḿnh không thể nh́n anh ấy nữa. Ḿnh sẽ không để anh ấy tiếp tục làm tổn thương ḿnh.’ Cô quyết đinh, cảm thấy linh hồn ḿnh đông lại khi nghĩ tới việc rời xa anh.

 

Và rồi cô dứt khoát bước đi.

 

9. Hăy chắc chắn độc giả biết được độ mạnh của t́nh cảm bằng các dấu câu.

 

VÍ DỤ: “KHHHÔNNNNNNNGGGGGGGGG!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!” Người đàn ông hét lên.

 

 

Bạn thấy hướng dẫn trên như thế nào? Quả thật, theo hướng dẫn ấy bạn sẽ có thể viết được một câu chuyện angst hoàn hảo. Có thể bạn sẽ nhận được nhiều review và khiến nhiều cặp mắt phải nhỏ lệ. Tuy nhiên bạn cũng nên biết một điều là một fic tuân thủ ḥan toàn những quy tắc trên có thể sẽ khiến người đọc trầm trồ ngay sau khi đọc xong nhưng sẽ biến mất hoàn toàn trong trí nhớ của những người vừa nức nở khen bạn chỉ trong một vài tuần, thậm chí có thể là chỉ một vài ngày.

 

Nhiều người viết (trong đó có cả tôi) luôn cảm thấy sự thu hút của angst, và luôn đi tim angst trong các fic đọc hoặc tự viết. Angst quả có thể gây nhiều thú vị, nhưng bao nhiêu angst là đủ? Và bao nhiêu là thừa? Khi viết hăy biết tự kiềm chế ḿnh đừng để rơi vào cái bẫy này.

 

Angst có thể đem đến một câu chuyện cảm động, nhưng nó không phải là một biện pháp toàn diện. Đừng giết, tra tấn, hành hạ nhân vật chỉ để có được hiệu quả cảm xúc lên độc giả. Đừng viết một câu chuyện đẫm nước mắt chỉ để làm độc giả cảm động. Hăy giữ cho câu chuyện của ḿnh gần thực tế hơn là gần Opera. Và những t́nh cảm thực sự mà bạn có thể gây ra cho độc giả thường đạt được mạnh mẽ hơn rất nhiều qua ẩn dụ và kỹ năng hơn là những lời văn ướt át. Và đặc biệt, hăy phân biệt được Angst và Tragedy.

 

Những t́nh cảm mạnh mẽ là thức ăn cho một fic angst. T́nh yêu mănh liệt, sự độc ác cùng cực, nỗi đau khổ vật vă, sự yếu đuối, tất cả là những công cụ tốt, và nếu viết khéo th́ bạn sẽ có một fic angst hay, nhưng lạm dụng nó quá th́ không nên, dĩ nhiên trừ phi bạn muốn viết một bản Opera. Angst không nhất thiết phải thể hiện qua những biện pháp rất mạnh, đôi khi chúng phá vỡ chứ không tạo nên kịch tính. Tự làm tổn thương về thể xác, tự tử, giết người yêu không phải lúc nào cũng là câu trả lời. Khóc và van nài không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Đặc biệt là với những nhân vật mạnh mẽ, hoặc rất biết kiềm chế ḿnh. Và cần nhớ rằng nếu bạn sử dụng biện pháp mạnh để tạo kịch tính th́ quá nhiều kịch tính sẽ dẫn tới không có một chút kịch tính nào. Một t́nh cảm mạnh có thể được thể hiện bằng phương pháp nhẹ nhàng, và t́nh cảm nhẹ nhàng đôi khi làm người ta buồn hơn một t́nh cảm mạnh mẽ.

 

Xung đột là cần thiết. Một câu chuyện ṭan cầu vồng và ánh nắng mặt trời rực rỡ là một câu chuyện không thể đọc nổi. Nhưng hành hạ nhân vật không nhất thiết là thứ làm nên xung đột.

 

Tại sao người viết lại có xu hướng muốn làm nhân vật đau khổ? Nếu quan sát nhiều fic, bạn sẽ thấy thường th́ những fic do nữ giới viết có một điểm chung là nhân vật họ thích nhất trong truyện luôn ở vị trí yếu, vị trí được bảo vệ, nếu là fic yaoi th́ luôn ở vị trí uke. Không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người đi vào xu hướng này. Nói rộng ra, không phải chỉ trong fic, nếu chúng ta xem hai kẻ lạ mặt mà chúng ta không có ấn tượng từ trước thi đấu chúng ta thường sẽ chọn ủng hộ kẻ yếu thế hơn. Trong bản thân cuộc sống chúng ta cũng vậy, đôi lúc chúng ta cảm thấy như mọi cánh cửa đều đóng lại, suy sụp và tuyệt vọng, mọi người dường như đều quay lưng đi. Nhưng nếu chúng ta có thể vượt qua giây phút tồi tệ nhất ấy th́ chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

 

Từ kinh nghiệm của bản thân và từ quan sát th́ một phần trong mong muốn viết fic là muốn đưa nhân vật yêu thích vào thế yếu và trải qua đau khổ, buộc nhân vật phải đối mặt với những điều mà họ sợ hăi, hoặc khao khát.

 

Điều đó không phải là không nên làm. Nó rất cuốn hút độc giả là đằng khác. Nhưng không cần phải giết nhân vật, buộc nhân vật phải đi qua địa ngục để làm điều đó. Để làm một người cảm thấy yếu ớt không nhất thiết phải d́m họ xuống vực thẳm, không cần thiết phải để họ bị đánh đập, suy sụp tuyệt vọng, bị cưỡng bức... Nỗi đau khổ và sự yếu đuối có nhiều mức độ. Một thoáng cảm xúc ánh lên qua kẽ nứt của khối băng quanh trái tim đôi khi mang lại hiệu quả gấp nhiều lần là để trái tim ấy chảy đầm đ́a máu.

 

Trước một fic Angst hăy tự hỏi xem bạn muốn thể hiện ǵ qua fic angst, nếu điều duy nhất bạn thấy ở fic là nhân vật đau khổ, đau khổ và tiếp tục đau khổ chỉ đơn giản là v́ nhân vật cần phải đau khổ... well, v́ tương lai của Fanfiction, xin bạn hăy suy nghĩ lại.

 

Fic với những biện pháp hành hạ nhân vật thật mạnh... Có người có thể nói với tôi, ‘sao lại gọi là hành hạ? Như thế là xúc phạm sự yêu quí của tôi với nhân vật/người ấy.’ Vâng, cái chết, tự tử, trở thành điên dại, đánh đập, tuyệt vọng tới suy sụp, giết lẫn nhau, cưỡng bức... không phải là ‘hành hạ’ nhân vật. Chẳng qua là người viết đặt nhân vật vào hoàn cảnh bị hành hạ mà thôi. Vậy th́ xin nói lại. Fic mà nhân vật bị đặt vào ḥan cảnh bị hành hạ có thể gây choáng, gây ảnh hưởng sâu sắc lên những người trẻ tuổi và chưa từng gặp thể loại này. Tôi thừa nhận tôi đă từng sốc và phát điên lên với những fic thuộc dạng này trước đây. Thế nhưng những độc giả trưởng thành hơn, khó tính hơn, và đă làm quen với fanfic được nhiều năm th́ những fic như vậy nếu không có tính truyện thật vững chắc, không có cách viết nặng hành động hơn là ướt đẫm cảm xúc, không có cách giải quyết hậu quả xuất sắc và hợp lư... nếu không đảm bảo được những yếu tố này th́ những fic như vậy sẽ chỉ nhận được những cái nhăn mặt mà thôi.

 

Vậy là không thể viết về những biện pháp hành hạ đó? Không phải thế. Nhưng bạn phải biết cách viết.

 

Hăy đọc cẩn thận hướng dẫn viết Angst ở trên, ngoại trừ điều 1, tất cả những điều c̣n lại đều là những điều hoặc bạn nên tránh, hoặc bạn phải dùng một cách thật cẩn thận.

 

Hăy luôn luôn lẩm nhẩm từ ‘hợp lư’ trước khi bạn định viết một fic angst. Đừng tống một khối angst khổng lồ vào độc giả chỉ qua cảm nghĩ của nhân vật hoặc các t́nh huống kịch tính trong ṿng một fic ngắn. Đừng rải angst một cách dồn dập khắp các chapter với nước mắt và những nỗi đau cùng cực, với máu và sự tuyệt vọng. Có thể độc giả sẽ choáng v́ khối lượng cảm xúc mạnh đập vào người cùng lúc như thế, nhưng suy cho cùng khi nhớ lại, cái mà độc giả nhớ sẽ chỉ đơn giản là câu nói ‘anh ta đau khổ’ mà thôi.

 

Trước khi tặng cho tác phẩm một cái kết bi thảm hoặc giết các nhân vật th́ hăy tự hỏi xem có thực sự cần như thế không. Tôi đă từng nghĩ cái kết thật đau khổ mới là điều hay, và cho hai nhân vật cùng chết với nhau mới là thể hiện t́nh yêu mănh liệt. Rồi sau đó tôi phát hiện ra rằng phần lớn độc giả không chờ đợi những cái kết kiểu này, và khi tôi đọc lại fic, tôi nhận ra rằng qua bao nhiêu giằng xé và vật lộn, để nhân vật cuối cùng đi tới thất bại và tuyệt vọng không chỉ rất bất công với nhân vật, với độc giả, mà với chính bản thân tôi, người viết. Bạn ưa thích angst, và bạn cho rằng phải một cái kết như thế mới hay, nhưng trong một tác phẩm, một cái kết như thế cũng có nghĩa là chẳng có ǵ đạt được, một cuộc hành tŕnh dài vô nghĩa. Nếu bạn không thể cho nhân vật cái kết hạnh phúc th́ chí ít cũng cho truyện một kết thúc mở, hăy mở ra một cánh cửa hy vọng ở đâu đó chứ đừng đóng sập mọi cửa trước mặt độc giả, những người đă theo bạn suốt cả chặng đường dài.

 

Hăy cẩn thận với những fic thuần POV. Bạn để nhân vật nói về ḿnh, và thể hiện toàn bộ đau đớn trong lời kể ấy. Hăy cẩn thận, hăy thật cẩn thận, bởi những fic dạng này dễ có xu hướng làm cho người đọc thấy nhân vật đang than văn hơn là thốt ra những lời đau đớn tự trái tim.

 

Hăy xét đến tính cách của nhân vật khi viết fic angst. Đúng là có nhiều người không thể chịu trách nhiệm cho hành động của ḿnh, nhưng mười truyện mà cả mười nhân vật đều không thể chịu trách nhiệm cho hành động của ḿnh th́ thật là khủng khiếp. Có thể sau một hành động nào đó nhân vật sẽ đau khổ và dằn vặt. Có thể sau một hành động đột xuất nhân vật sẽ ch́m vào ân hận và những hành động chạy trốn thực tại. Nhưng đẩy những nhân vật của chúng ta, những nhân vật nam của chúng ta, những nhân vật nam mạnh mẽ của chúng ta chạy trốn thực tại và không có một cốt truyện vững chắc làm hậu thuẫn th́ những nhân vật nam đó trông đáng thương hại hơn là thể hiện được t́nh cảm mănh liệt của anh ta. Cũng như vậy, một người mạnh mẽ đă phải lựa chọn, và đă lựa chọn con đường đau khổ v́ hy sinh cho một cái ǵ đó, nếu bạn để anh ta dằn vặt, hận thù quá nhiều th́ sự hy sinh kia sẽ phút chốc trở thành tầm thường và nhỏ bé.

 

Và, for God’s sake, hăy nhớ là nhân vật nam của bạn dù thế nào cũng là một người đàn ông. Một người đàn ông có cách đau khổ của một người đàn ông. Hăy cẩn thận với POV và hăy suy xét cẩn thận với thái độ, cảm xúc, hành động của anh ta. Nhiều người viết thấy tự hào về những fic tràn đầy cảm xúc của ḿnh, nhưng lại không nhận ra rằng những suy nghĩ, cảm xúc, hành động của vị nam nhi trong fic rất con gái. Một lỗi rất hay gặp trong fic, và trong cả manga yaoi. >_<

 

Trước đây tôi từng đọc một fic HOT nổi tiếng. V́ những lư do tế nhị, xin không nhắc tên. Đến nay tôi vẫn nhớ mang máng nội dung fic đó và cảm giác choáng ngợp của tôi khi đọc những cảm xúc tràn ngập trong fic, nhưng điều để lại ấn tượng trong tôi không phải là sự đau khổ, không phải là t́nh yêu điên loạn, không phải là ấn tượng về những đoạn cưỡng bức, không phải là mức độ mạnh mẽ của t́nh yêu. Ấn tượng rơ rệt nhất của tôi về fic là sự đau mắt v́ cách trang trí nhiều màu sắc của fic, và cảm nghĩ: ‘Các anh chàng này quả thật không đáng mặt đàn ông!’

 

Tính cách là như vậy, cả hành động cũng như vậy nữa. Mỗi lần tôi thấy cái cảnh xưa như trái đất trong yaoi, vị seme tuyệt vời trói tay uke lại và làm cái mà chúng ta ai cũng biết là cái ǵ đấy... Chao ôi, anh ta bị trói không phải bằng xích, không phải bằng cao su, không phải bằng thừng, mà bằng một miếng vải buộc một ṿng, hoặc bằng một cái áo không cởi hết. Nếu anh ta có bị làm ǵ th́ đó là do anh ta tự mong muốn điều đó mà thôi. Tôi đă thử nhờ người trói tay tôi lại bằng vải, và sau đó th́ tôi thực sự không hiểu làm thế nào mà một chàng trai khỏe mạnh lại yếu ớt hơn cả tôi, một đứa con gái tay yếu tới mức không dắt nổi cái xe máy.

 

Nh́n một bishounen dễ thương với khuôn mặt giống con gái là một chuyện. Nhưng chứng kiến tính cách bishounen đó giống con gái lại là chuyện khác hẳn.

 

Yếu tố quan trọng nhất bạn cần nhớ khi viết Angst là tránh thật xa POV fic thuần. Hăy viết những fic có t́nh tiết, có hành động, có lời thoại, có cốt truyện. Tôi không phủ nhận là có nhiều fic POV viết rất hay. Nhưng các POV fic có chung một đặc điểm là khi nói về chúng, người ta sẽ đều nói fic này thể hiện một t́nh cảm nào đó bất kể fic hay hay dở. Và dù hay thế nào, sau khi bạn đọc xong hàng ngàn POV fic thuần, bạn đều sẽ bị đặc điểm chung này làm cho bạn thấy các POV fic thuần trở nên nhàm chán.

 

Chà, tôi đă nghe thấy nhiều tiếng mài dao, mài kéo lắm rồi. Xin dừng lại ở đây.

 

Tôi không phải đối angst fic. Tôi yêu angst fic và tôi viết rất nhiều angst fic. Tôi chỉ muốn nói rằng angst không chỉ có một cách để thể hiện. Và hăy cẩn thận khi viết Angst Fic, đừng để nó biến thành Tragedy.

 

~*~

Kal Kally viết/sưu tập

 

~*~

 

Bạn đă buồn chán với tất cả những mớ lư thuyết trên chưa? Vậy bạn có muốn làm một thứ ǵ đó cho thay đổi không khí không? Ở dưới đây Kal sẽ đưa ra một số bài tập/thách thức mà Kal nghĩ ra hoặc sưu tập được. Những bài tập này chủ yếu nhằm luyện cách viết hoặc suy nghĩ sáng tạo.

 

~*~

 

1. Hăy đặt ra một t́nh huống nhất định và t́nh cảm chủ đạo cho t́nh huống đó. T́nh huống phải bao gồm cả t́nh cảm và hành động. Bây giờ hăy thử viết t́nh huống đó thành cảnh kết hợp với những loại thời tiết hoặc cảnh khác nhau. Bạn có thể chọn loại nào cũng được, nhưng phải có ít nhất một loại thời tiết hoặc cảnh mà quan niệm chung là trái ngược với t́nh cảm chủ đạo bạn chọn.

 

Ngược lại, nếu bạn không thích cách trên bạn cũng có thể chọn một loại thời tiết hoặc cảnh rồi viết các t́nh huống sử dụng thời tiết bạn chọn tương tác với những t́nh cảm khác nhau, trong đó có ít nhất một t́nh cảm mà theo quan niệm chung là trái ngược với thời tiết bạn chọn.

 

Trong cả hai cách, không được dùng tên của t́nh cảm mà bạn chọn.

 

Mục đích: Luyện cách sử dụng thời tiết hoặc cảnh để khắc họa t́nh cảm. Đồng thời cũng giúp luyện khả năng viết và thể hiện hành động.

 

2. Hăy viết một đoạn truyện ngắn thể hiện t́nh cảm hoặc tính cách của một nhân vật bằng lời kể. Sau đó viết 2 đoạn truyện ngắn nữa thể hiện đúng t́nh cảm hoặc tính cách ấy một cảm xúc nhân vật, một bằng hành động.

 

Mục đích: Luyện sử dụng các cách viết khác nhau để thể hiện tính cách nhân vật.

 

3. Hăy chọn một từ, một từ bất kỳ nào đó. ‘Hoa’, ‘Bầu trời’, ‘mây’, ‘gà’ v.v...

 

Sau khi chọn, hăy viết một câu chuyện ngắn, hoặc một bài luận ngắn về cái ǵ cũng được, nhưng phải bắt đầu và kết thúc cùng bằng từ mà bạn đă chọn.

 

Mục đích: Luyện suy nghĩ sáng tạo và sự linh hoạt.

 

4. Hăy chọn một nhân vật trong truyện. Sau đấy hăy lấy ra một tờ giấy và trả lời những câu hỏi sau về nhân vật đó:

 

- Cái ǵ tạo nên năng lực sống cho người đó mỗi ngày?

- Người đó cảm nhận về thế giới như thế nào? Cụ thể hơn là cảm nhận về một số sự vật nhất định như mưa, hoa, đá, tiền ... như thế nào?

- Khi mệt mỏi về tinh thần người đó muốn được ở một ḿnh, hay muốn có ai đó ở bên cạnh.

- Người đó tin vào suy nghĩ cảm tính hay ưa suy xét thật cẩn thận khi đi đến quyết định?

- Trong một t́nh huống, người đó sẽ đi đến thái độ của ḿnh dựa trên cái ǵ? Sự thật trước mắt, hậu quả của sự thật trước mắt, lư do của những người trong cuộc, t́nh cảm của những người trong cuộc hay quan điểm không thay đổi của bản thân ḿnh?

- Cuộc sống của người đó mắc kẹt lại trong quá khứ, diễn ra trong thực tại hay hướng tới tương lai?

- Người đó có bản tính do dự hay quyết đoán, ngăn nắp và tổ chức trong tính cách hay không?

- Người đó thích sống tự do hay ràng buộc vào trách nhiệm, thích sự đột phá hay nhịp sống đều đều ngày thường?

- Người đó có dễ tin khi bất chợt có một người đến và đề nghị giúp dỡ không?

 

Bây giờ đọc lại và thử h́nh dung nhân vật bạn đă lựa chọn ở cùng bạn trong bóng tối. Bạn nh́n thấy rất rơ nhân vật nhưng không nh́n thấy bất kỳ một thứ ǵ khác ng̣ai bóng tối. Thử mường tượng nhân vật trả lời những câu hỏi trên bằng câu trả lời của bạn. Nếu bạn có cảm giác không ổn với câu trả lời nào th́ gạch nó đi và t́m một câu trả lời khác.

 

Mục đích: Giúp tạo thói quen hiểu  và cảm nhận về tính cách nhân vật khi viết nhằm hạn chế OOC.

 

5. Hăy tưởng tượng ra một cái túi.

 

Giờ hăy miêu tả nó. Cái túi thuộc loại ǵ? Nó có đắt tiền và là đồ hiệu không hay chỉ là đố second-hand, hay chỉ là một cái túi ni lông? Hay là một cái ví? Nó có quai đeo không? Nó màu ǵ, làm bằng chất liệu nào? Nó cũ hay mới, sạch hay bẩn?

 

Cầm cái túi lên và đổ đồ trong túi ra.

 

Có cái ǵ ở trong? Liệt kê tất cả chúng ra. Hăy nghĩ lư do để giải thích tại sao mỗi thứ lại ở trong túi.

 

Nh́n vào cái tay đang cầm túi. Hăy miêu tả nó. Kích cỡ, làn da, độ dài của các ngón tay? Nó sạch hay bẩn? Đeo găng tay? Đeo nhẫn? Móng tay dài hay ngắn? Trông mạnh mẽ hay yếu ớt?

 

Lại nh́n xuống giày. Người này đang đi đôi giày như thế nào? Giá? Kích cỡ? Màu sắc? Mùi? Nó cũ hay mới? Và chủ nhân của nó có được nó bằng cách nào?

 

Bây giờ hăy viết một câu chuyện ngắn 200-500 chữ về người này và 2 đồ vật ở trong túi.

 

Mục đích: Luyện khả năng h́nh dung và tưởng tượng, đồng thời luyện suy nghĩ sáng tạo.

 

6. Hăy chọn một cảnh bạn yêu thích trong một fanfic hoặc một tác phẩm văn học. Cảnh đó phải bao gồm t́nh tiết, hành động và có sự góp mặt của ít nhất hai nhân vật. Hăy xác định góc nh́n mà người viết đă viết. Bây giờ hăy viết lại cảnh đó dưới góc nh́n của những nhân vật không được miêu tả góc nh́n. Bạn có thể thêm suy nghĩ và tự xây dựng t́nh cảm của nhân vật theo ư ḿnh miễn là không làm thay đổi t́nh tiết và hành động.

 

Mục đích: Luyện sự linh hoạt khi viết và cách sử dụng góc nh́n.

 

7. Ngồi mười phút hoặc lâu trong một quang cảnh nào đó như dưới một gốc cây, trong nhà ăn, nửa đêm trong pḥng tối. Hăy quan sát và liệt kê tất cả những ǵ mà giác quan của bạn có thể phát hiện, nên chỉ bằng gạch đầu ḍng. Những tiếng động trong đêm, độ ẩm trong không khí, nhiệt độ, tiếng tích tắc của đồng hồ, những con kiến ḅ trên tường, một mẩu hội thoại vô t́nh nghe được ở bàn bên cạnh... Cuối cùng hăy miêu tả quang cảnh đó bằng lời văn hoàn chỉnh.

 

Mục đích: Một bài tập về quan sát và miêu tả. Người viết cần tập khả năng quan sát của ḿnh nếu họ muốn làm cho người đọc h́nh dung và cảm nhận những ǵ họ muốn nói. Những người bắt đầu viết thường ít có thói quen chú ư tới thế giới xung quanh ḿnh.

 

8. Chọn một đồ vật trong pḥng bạn. Nó có thể là bất cứ cái ǵ. Xác  định tâm tạng của bạn và ghi lại vào một mảnh giấy. Sau đó lấy một tờ giấy khác ra và viết về vật đó khoảng nửa trang giấy. Đừng vứt tờ giấy đó đi mà giữ nó lại.

 

Khi bạn rỗi răi hăy quay lại nó. Hăy đọc mẩu giấy ghi tâm trạng. Nếu lúc này bạn có tâm trạng khác với tâm trạng đă dùng để viết nó th́ hăy viết về vật đó trong tâm trạng mới vào mặt sau của tờ giấy. Lại cất nó và mẩu giấy ghi tâm trạng đi.

 

Trở về với bài tập này sau một khoảng thời gian nhất định. Hăy đọc lại cả hai phần bạn đă viết và so sánh với nhau. Hăy nhận xét xem t́nh cảm của bạn có được thể hiện trong phần không. Cuối cùng, hăy đem hai phần cho một người khác đọc và yêu cầu họ thử nói xem bạn đă viết mỗi phần trong tâm trạng nào.

 

Mục đích: Thể hiện tâm trạng qua cảnh vật và những tương tác với cảnh vật.

 

9. Viết một câu dài bốn năm ḍng, hoặc hơn nữa. Rồi ngay lập tức viết ư tiếp theo bằng một câu dưới mười từ.

 

Mục đích: Tập đa dạng hóa cách viết.

 

10. Chép lại 5 câu liên tục từ tác phẩm mà bạn thích, rồi bên dưới viết năm câu khác về bất cứ điều ǵ sử dụng đúng những mẫu câu mà 5 câu trên đă sử dụng.

 

Mục đích: Tập đa dạng hóa cách viết.

 

11. Trả lời những câu hỏi sau về một fic nào đó của bạn, có thể là đă kết thúc, có thể là đang viết dở.

 

- Fic nói về ai?

- Chuyện ǵ xảy ra với người đó?

- Vấn đề đó là ǵ?

- Fic diễn ra ở đâu?

- Vấn đề đó có ǵ thú vị?

- Vấn đề được giải quyết như thế nào?

 

Mục đích: Một bài tập phát hiện t́nh tiết truyện.

 

12. Hai người trước kia đă từng yêu nhau tha thiết, nhưng rồi do hoàn cảnh buộc phải chia tay nhau. Một người đă có gia đ́nh, một người c̣n độc thân. Giờ đây họ gặp lại nhau.

 

Chọn một bối cảnh như tiệm ăn, trên đường, trong công viên ... rồi viết câu chuyện xảy ra giữa họ dưới góc nh́n của một người. Sau đó viết lại câu chuyện đó dưới góc nh́n của người kia. Đổi sang một hai bối cảnh nữa và lập lại quá tŕnh trên.

 

Mục đích: Một bài tập về hội thoại, góc nh́n, giải quyết căng thẳng và xây dựng cảnh. Căng thẳng trong t́nh huống sẽ đem lại nhiều cách nói chuyện khác nhau, và nhiều góc quặt khác nhau.

 

13. Đem hai nhân vật ghét nhau cực kỳ bỏ chung vào một chỗ mà họ sẽ buộc phải tiếp xúc với nhau. Hăy mô tả tỉnh huống đó một cách chi tiết theo ḍng thời gian.

 

Mục đích: Luyện tập hội thoại và cách xây dựng sự căng thẳng.

 

14. Hăy chọn một nhân vật trong fic hoặc nhân vật của riêng bạn. Tiếp tục chọn một t́nh cảm nhất định, ví dụ như giận dữ. Sau đó liệt kê tất cả những hành động mà nhân vật bạn chọn có thể làm khi có t́nh cảm đó.

 

Mục đích: Luyện tập cách thể hiện qua ngôn ngữ cử chỉ.

 

15. Hăy chọn một tập manga, chọn một chương nào đó mà bạn thích. Sau đó chọn góc nh́n. Cuối cùng hăy viết lại toàn bộ chapter manga đó dưới dạng truyện chữ. Giữ nguyên lời thoại và thêm vào các miêu tả, cảm nghĩ và hành động.

 

Mục đích: tập thể hiện một t́nh huống bằng cả cảm xúc, miêu tả và hành động.

 

Lời kết

 

#20 in the Writing is an art, writing is a skill Series.

 

~*~

 

Kal không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nên tất cả những ǵ Kal có thể viết chỉ dừng lại ở đây. Kal rất muốn có thể viết thêm về cách dùng từ và cách hành văn, nhưng những điều này nằm ng̣ai khả năng của Kal. Sau này có thể Kal sẽ đưa thêm vào những bài tập hay t́m được, hoặc những câu quote mới, nhưng có lẽ sẽ không có thêm bài viết nào mới.

 

Hy vọng rằng những bài viết này sẽ đem lại chút ǵ đó hữu ích cho bạn. Kal mong được bạn nhận xét và góp ư qua PM, hoặc qua ḥm thư serials3x@yahoo.com. Xin cảm ơn.

 

Bài cuối cùng của Series ‘Writing is an art, Writing is a skill’ xin được chia sẻ cùng các bạn những câu quote hay về việc viết văn.

 

~*~

 

Danh ngôn

[/b]

 

‘Bạn phải say viết để thực tại không hủy diệt bạn’ ~Ray Bradbury~

 

‘Viết một cuốn sách là một cuộc phiêu lưu. Bắt đầu nó chỉ là một món đồ chơi để giải trí, rồi nó trở thành bạn t́nh của ta, rồi ông chủ ta, rồi nó trở thành bạo chúa. Đoạn cuối cùng là khi bạn chuẩn bị chấp nhận sự nô lệ của ḿnh, bạn giết con quái vật rồi quẳng nó ra ng̣ai công chúng.’ ~Winston Churchill. ~

 

‘Để tránh bị phê b́nh, đừng làm ǵ, đừng nói ǵ, đừng là ǵ hết.’ ~Elbert Hubbard~

 

‘Lời phê b́nh là kẻ không chân dạy người khác biết chạy.’ ~Channing Pollock~

 

‘Và nhân tiện, mọi thứ trong cuộc sống này đều đáng để bạn viết về nó nếu bạn đủ can đảm để làm điều đó và đủ trí tưởng tượng để ứng biến. Kẻ thù tồi tệ nhất của sự sáng tạo là thiếu tin tưởng vào bản thân.’ ~Sylvia Plath~

 

‘Viết văn là một dạng bệnh tâm thần phân liệt được xă hội chấp nhận.’ ~E.L. Doctorow~

 

Kal: I like this one so much!

 

‘Tốt hơn là viết cho bản thân và không được công nhận, hơn là viết cho công chúng và không có cái tôi.’ ~Cyril Connolly~

 

‘Chúng ta trưởng thành từ những giấc mơ. Tất cả những vĩ nhân là những kẻ mơ mộng. Họ thấy nhiều điều trong cơn gió nhẹ một ngày xuân hay trong lửa đỏ rực một chiều đông. Một số trong chúng ta để những giấc mơ lớn chết, nhưng những người khác lại nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, chăm sóc chúng qua những ngày ảm đạm cho đến khi họ đua được chúng ra dưới ánh nắng mặt trời và ánh sáng luôn đến cho những ai biết chân thành hy vọng rằng giấc mơ của họ sẽ trở thành hiện thực.’ ~ Woodrow Wilson~

 

‘Tôi viết chủ yếu để t́m ra xem tôi đang nghĩ ǵ, tôi đang nh́n ǵ, tôi đang thấy ǵ và điều đó có nghĩa là ǵ. Tôi muốn ǵ và tôi sợ ǵ.’ ~Joan Didion, Nhà báo và tiểu thuyết gia người Mỹ (1934) ~

 

‘Tôi sẽ ném vào bóng tối này ngôn từ rồi đợi tiếng vang vọng lại, và nếu có tiếng vang dù mờ nhạt đến thế nào tôi cũng sẽ ném những ngôn từ khác để kể, để lao tới, để chiến đấu, để tạo cảm giác đói cuộc đời đang gặm nhấm trong mỗi chúng ta.’ ~Richard Wright~

 

‘Tôi nghĩ viết văn không khác ǵ với sống. Viết giống như sống hai cuộc đời. Người viết văn trải qua mọi thứ hai lần. Một lần trong thực tại và một lần nữa trong tấm gương luôn đợi ở phía trước hoặc phía sau.’ ~Catherine Drinker Bowen~

 

‘Viết văn là sự cô độc được thốt lên, sự trầm ḿnh vào vực thẳm lạnh lẽo của mỗi người’ ~Franz Kafka~

 

‘Giá trị của cuộc đời không nằm ở độ dài của ngày, nhưng nằm ở cách mà chúng ta sử dụng nó. Một người đàn ông có thể sống lâu, nhưng vẫn sống rất ít. ‘ ~Michel de Montaigne~

 

‘Khi bạn lấy ư từ một người viết khác th́ đó là đạo văn. Nhưng khi bạn lấy từ nhiều người viết khác th́ đó là nghiên cứu.’ ~William Mizner~

 

‘Cuộc sống không thể đánh bại một nhà văn yêu viết, bởi cuộc sống bản thân nó là người t́nh của nhà văn cho đến lúc chết – một người t́nh hấp dẫn, ác độc, ấm áp, lạnh lùng, thủy chung và phụ bạc’ ~Edna Ferber~

 

‘Chúng ta nói về giọng nói của chúng ta như là những người viết văn – chúng mạnh mẽ và can đảm làm sao, nhưng như là con người chúng ta lại thật nhút nhát. Đó là điều tạo nên sự điên rồ của chúng ta. Sự khác biệt giữa t́nh yêu lớn lao chúng ta dành cho thế giới này khi chúng ta ngồi xuống và viết về nó với sự coi thường mà chúng ta dành cho cuộc sống của chính chúng ta’ ~Natalie Goldberg~

 

Kal: Ah... I love this one...

 

‘Có rất nhiều lư do tại sao nhà văn lại viết – nhưng chúng đều có một điểm chung: Ư muốn tạo ra một thế giới mới.’ ~John Fowles~

 

‘Câu chuyện mà tôi đang viết thực sự tồn tại, được viết một cách hoàn hảo ở đâu đó trong không khí. Tất cả những ǵ tôi phải làm là t́m ra nó, và sao chép nó.’ ~Jules Renard~

 

‘Khi chúng ta thấy một phong cách viết tự nhiên chúng ta ngạc nhiên và vui sướng, bởi chúng ta hy vọng nh́n một tác giả và t́m thấy một con người.’ ~Blaise Pascal~

 

‘Viết văn là sự khám phá. Anh bắt đầu từ chẳng có ǵ và học hỏi khi anh buớc tiếp.’ ~E. L. Doctorow – Nhà văn Mỹ (1931) ~

 

‘Viết văn là một dạng tự do cá nhân. Nó giải phóng chúng ta khỏi sự đồng hóa mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta.Cuối cùng th́ những người viết văn sẽ viết không phải để trở thành những anh hùng ng̣ai ṿng pháp luật của một nền văn hóa kém phát triển nào đó, mà chủ yếu là để cứu lấy bản thân họ, để sống sót như là những cá nhân.’ ~Don Delillo – Nhà văn Mỹ (1926) ~

 

‘Không phải từ nào cũng giống nhau giữa những người viết văn. Có người xé nó ra từ tim ḿnh. Có người lôi nó ra từ túi áo khoác.’ ~Charles Peguy~

 

‘Nếu có cuốn sách nào mà bạn thực sự muốn đọc nhưng lại chưa được viết th́ bạn phải viết nó ra.’ ~Toni Morrison~

 

‘Tác phẩm là sự kiện trong sự nhận biết. Mục tiêu của chúng ta không phải là sao chép thực tại mà thay đổi và tái tạo lại ấn tượng của chúng ta về nó. Người viết mời độc giả xem buổi tŕnh diễn của chính trí năo anh ta.’ ~George Buchanan~

 

‘Thật sai lầm khi nói rằng viết văn là một thú vui, dù đúng là sẽ có những lúc vui sướng không có ǵ so sánh được khi anh viết. Tuy nhiên hầu hết thời gian, viết văn là một công việc khổ sở, một nhiệm vụ khó khăn đến nỗi nó làm người viết muốn phát điên. Tôi không thể nhớ được đă bao lần tôi tự hỏi ḿnh v́ cớ ǵ mà tôi theo đuổi một thiên hướng quá phổ biến và đầy thất vọng và dễ thua cuộc đến thế. Rồi tôi quay lại viết.’ ~ J.M. Brower~

 

‘Ḥan ṭan không thể làm nản ḷng những nhà văn thực sự. Họ không quan tâm tới điều anh nói, dù thế nào họ cũng sẽ tiếp tục viết.’ ~Sinclair Lewis~

 

‘Có hàng ngàn ư nghĩ ẩn dấu trong mỗi con người, và người ta không biết đến chúng cho tới khi cầm bút lên mà viết.’ ~William Makepeace Thackeray~

 

‘Nếu bạn đợi cảm hứng, bạn không phải là một nhà văn, mà là một anh hầu bàn.’ ~Vô danh~

 

Kal: ‘If you wait for inspiration, you're not a writer, but a waiter. ‘ Chơi chữ từ ‘waiter’

 

‘Liệu chúng ta những người muốn sáng tạo có phải là những người có tài năng đặc biệt không? Hay v́ tất cả những người khác đơn giản là đă bỏ cuộc, hoặc v́ khiêm tốn hoặc v́ lười biếng, và bịt tai lại không nghe khao khát sáng tạo trong ḷng, cho đến khao khát ấy chết, bị lăng quên và bỏ rơi? Khi bạn nh́n trẻ thơ, bạn sẽ nghĩ tới điều thứ hai. Tôi chưa gặp đứa trẻ nào không yêu – hoặc ít nhất là chưa từng yêu – vẽ, viết hoặc một hoạt động sáng tạo nào đó.’ ~Natalia Laurila~

 

‘Thật vô vọng khi ngồi xuống để viết trong khi chưa đứng lên để sống.’ ~Henry David Thoreau~

 

‘Một người viết văn là người mà viết văn đối với anh ta khó hơn đối với những người khác. ‘~Thomas Mann~

 

‘Bí quyết để trở thành một nhà văn là viết, viết, và tiếp tục viết. ‘~Ken MacLeod~

 

‘Chỉ tài năng không làm nên một nhà văn. Phải có một con người đằng sau cuốn sách.’ ~Ralph Waldo Emerson~

 

‘Chúng ta cần phải viết, nếu không muốn mỗi ngày trôi qua một cách trống rỗng. Liệu c̣n cách nào khác hơn để chụp vợt lên con bướm của hiện tại? Bởi khi hiện tại qua đi, nó sẽ bị quên lăng. Tâm trạng không c̣n nữa. Cuộc đời cũng trôi qua. Đó là nơi mà một người viết văn vượt lên những người bạn đồng hành của ḿnh: anh ta bắt lấy những thay đổi của tâm trí trong thoáng chốc.’ ~Vita Sackville-West~

 

‘Hăy làm đầy trang giấy bằng hơi thở của trái tim ḿnh.’ ~William Wordsworth~

 

‘Đêm là thời gian viết tốt nhất. Tất cả ư tưởng sẽ là của bạn hết, bởi mọi người ngủ hết cả rồi.’ ~Catherine O'Hara~

 

‘Nếu bạn thực sự muốn chống lại cha mẹ, và bạn không đủ can đảm làm một homo th́ điều tối thiểu bạn có thể làm là viết về điều đó.’  ~Kurt Vonnegut~

 

Kal:  :lol:

 

‘Anh viết để cho những trái tim và trí óc của người khác thấy những ǵ đang bừng cháy trong anh. Và chúng tôi biên tập để làm lộ lửa qua đám khói.’ ~Arthur Polotnik~

 

Kal: That's right! Oh, the noble job of an editor or Beta Reader!

 

‘Tôi viết qua vui sướng và đau buồn. Tôi viết qua đói và khát. Tôi viết qua những lời khen ngợi và những lời phê b́nh. Tôi viết qua ánh nắng mặt trời và qua ánh trăng. Điều tôi viết là điều không cần được nói.’ ~Edgar A. Poe~

 

‘Hầu hết những người biên tập là những nhà văn thất bại. Nhưng hầu hết các nhà văn cũng đều như thế.’ ~T.S. Eliot~

 

‘Sự khác nhau giữa từ đúng và từ gần đúng là sự khác nhau giữa sét và con đom đóm.’ ~Mark Twain~

 

‘Viết văn không nhất thiết phải là điều ǵ đáng xấu hổ, nhưng làm nó ở chỗ riêng tư thôi, và nhớ rửa tay sau đó.’ ~Robert A. Heinlein~

 

‘Một người viết văn xuôi thấy mệt v́ viết văn xuôi, và muốn làm một nhà thơ. Thế là anh ta bắt đầu tất cả các ḍng với chữ hoa, và tiếp tục viết văn xuôi.’ ~Samuel McChord Crothers~

 

Kal: Laugh  :lol:

 

‘Đọc thường đi trước viết, và viết thường được đọc thổi lửa vào. Đọc, yêu đọc, đó là điều làm bạn mơ trở thành một nhà văn.’ ~Susan Sontag~

 

‘Loại cô đơn thứ tám là căn bệnh đặc biệt của một người viết văn. Người viết đi một ḿnh từ ư tưởng khởi đầu qua quá tŕnh sáng tác đến sự ra đời của tác phẩm. Trong suốt thời gian này, những tác giả và độc giả khác chỉ là sự phân tâm. Tự nhận biết được tác phẩm, người viết đặt ḿnh vào vị chí Chúa, nghe th́ có vẻ hay hơn là sự thật. Như các vị thần, người viết phải chịu hậu quả của tác phẩm ḿnh viết, và thường th́ những hậu quả ấy không phải lúc nào cũng tích cực.’ ~Mary Abbott~

 

‘Chẳng có ai có thể vui tiệc hơn người tổ chức tiệc trong trí óc ḿnh.’ ~Selma Lagerlöf~

 

‘Tôi phải viết để cảm thấy hạnh phúc. Nhưng đó đúng là một căn bệnh tồi tệ. tôi thích viết. Chuyện c̣n tồi tệ hơn. Điều đó làm căn bệnh trở thành tật xấu. Rồi tôi muốn viết hay hơn bất cứ ai đă từng viết, điều đó làm nó trở thành sự ám ảnh.’ ~ Hemingway~

 

‘Người viết văn giống như mèo, bởi họ là những sinh vật kín đáo, dễ thương và thông thái. Và mèo giống người viết văn cũng bởi v́ những lư do tương tự.’ ~Robertson Davies~

 

Kal: My favorite quote!

 

~*~

 

THE END

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Thằng Mơ

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten