Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share Biểu T́nh Trung Đông Lan Vào… Trung Mỹ?

 

(03/01/2011)

 

 

Vũ Linh

 

 

Wisconsin th́ vừa trải qua một cuộc cách mạng...

Tin tức thời sự Mỹ hiện đang tràn ngập tin khủng hoảng, biểu t́nh tại Ai Cập, Lybia, Yemen, và…  tiểu bang Wisconsin. Tại đây, dân chúng xuống đường biểu t́nh chống thống đốc. Rồi lại một nhóm khác cũng xuống đường hoan hô thống đốc. Không khác ǵ t́nh trạng Ai Cập cách đây vài tuần. Hay Lybia hiện nay.

Không ai lạ ǵ ở xứ Mỹ này, có ba tiểu bang cấp tiến nhất nước. Bên phía Tây là Cali, phía Đông là Massachusetts, và ở giữa là Wisconsin.

Cali là thủ phủ của dân phong lưu Hollywood, với các đại học cực tả như Berkeley, các thống đốc “không giống ai” - từ tài tử cao bồi Reagan đến tài tử lực điền với cái tên không ai nhớ được, rồi bây giờ là ông đạo Zen - với bà nghị sĩ có cái tên nghe phát ớn là Boxer. Cali cũng là bang có thể nói là rộng răi tiền bạc nhất về trợ cấp an sinh, thất nghiệp, về lương lậu bổng lộc cho công chức. Rộng răi đến độ ngắc ngư bên bờ phá sản từ nhiều năm qua mặc dù các thuế và phí đều cao nhất nước.

Massachusetts phía đông là đất của các đại học cấp tiến Harvard, MIT, là địa bàn của gia đ́nh Kennedy, và là nơi đă đưa ra các ứng viên tổng thống cấp tiến cực đoan nhất như John Kerry, Michael Dukakis. Cũng là tiểu bang duy nhất đă ban hành chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế cho toàn dân - một chính sách mà TT Obama đang cố áp dụng cho cả nước mà chưa xong.

Wisconsin nằm ở giữa, phía bắc, ven vùng Đại Hồ, là tiểu bang đầu tiên đă khai sinh ra thuế lợi tức tiểu bang, công nhận quyền thương lượng tập thể về lương bổng của các nghiệp đoàn, cũng là tiểu bang tiên phong trong vấn đề giải phóng dân nô lệ da đen qua việc thành lập đảng Cộng Ḥa vào năm 1854 tại một trường tiểu học của thành phố Ripon.

Lịch sử có nhiều cái oái ăm: đảng Cộng Ḥa bây giờ mang tiếng là đảng bảo thủ kỳ thị da đen, mà lại là đảng cấp tiến được thành lập để tranh đấu cho cuộc giải phóng dân nô lệ. TT Cộng Ḥa Abraham Lincoln đă phải trực diện với cuộc nội chiến cũng v́ chủ trương đẩy mạnh cuộc giải phóng nô lệ này.

Wisconsin cho đến gần đây cũng là tiểu bang đă bầu ông Russ Feingold, nổi tiếng là thượng nghị sĩ thiên tả cực đoan nhất trong Thượng Viện. Wisconsin là một trong những tiểu bang đứng đầu về tổ chức nghiệp đoàn. Cứ bốn cử tri đi bỏ phiếu là đă có một người là đoàn viên của một nghiệp đoàn rồi.

 Trong mấy năm gần đây, cả ba tiểu bang nói trên đều là nạn nhân của các chính sách cấp tiến vung tay quá trán, đưa đến những thay đổi chính trị quan trọng.

Cali trước bờ vực thẳm đă bầu cho ông lực điền Arnold Schwarzenegger làm thống đốc để thu dọn “chiến trường”, nhưng ông này thất bại, chẳng làm được ǵ để cứu nguy tiểu bang. Bây giờ dân chúng quá chán, bầu trở lại ông cựu thống đốc gàn gàn dở dở Jerry Brown. Chưa ai biết Cali sẽ giải quyết khủng hoảng kinh tế của tiểu bang như thế nào, chỉ biết là sẽ c̣n “nội chiến” dài dài giữa hai chính đảng, làm tê liệt mọi cố gắng cứu nguy.

Massachusetts th́ đă bầu một ông… Cộng Hoà thay thế TNS Ted Kennedy, làm đảo lộn hết chương tŕnh của TT Obama. Nhưng toàn thể bộ máy chính quyền tiểu bang vẫn c̣n trong tay phe Dân Chủ cấp tiến.

Wisconsin th́ vừa trải qua một cuộc cách mạng, với cuộc bầu cử giữa mùa tháng Mười Một vừa qua. Tiểu bang cấp tiến nhất miền Trung nước Mỹ đă bầu một ông thống đốc bảo thủ Cộng Ḥa, và trao đa số tại hạ viện và thượng viện của tiểu bang cho Cộng Ḥa luôn. Ông Feingold thua đậm khi tranh cử trở lại. Và kết quả là chính trị tiểu bang đă bị đảo lộn và bây giờ Wisconsin đang bắt chước… Trung Đông, với hàng ngàn người xuống đường biểu t́nh mỗi ngày, chống đối thống đốc và ủng hộ thống đốc. Truyền thông ít hiểu biết th́ gọi đó là "biểu t́nh bảo vệ nghiệp đoàn" làm dư luận tưởng rằng đây là bảo vệ công nhân thợ thuyền bị bọn tư bản Cộng Hoà bóc lột!

Trước viễn tượng cả tiểu bang phải khai phá sản v́ ngân sách tiểu bang sẽ thâm thủng tới gần bốn tỷ trong năm tới, các chính khách Cộng Ḥa đă ra tranh cử mùa thu năm ngoái với chủ trương cắt giảm chi tiêu để chỉnh đốn kinh tế. Và họ thành công, làm nên lịch sử khi đại thắng tháng Mười Một.

Bây giờ, để thực hiện lời hứa, thống đốc Scott Walker và các dân cử Cộng Ḥa tung ra dự luật đầu tiên nhằm cắt giảm chi tiêu của chính quyền tiểu bang.

Thống đốc đề nghị ba biện pháp:

- bắt tất cả các công chức tiểu bang phải đóng góp 6% lợi tức của họ vào quỹ hưu bổng của họ (cho đến giờ, công chức không phải đóng góp xu nào, trong khi tất cả công nhân thợ thuyền làm cho các hăng tư đều phải đóng);

- tăng tiền bảo hiểm y tế của họ từ 6% lên đến 12% (trong khi tất cả nhân viên các hăng tư đều đóng nhiều hơn); và

- giới hạn các nghiệp đoàn công chức - ngoại trừ trong ngành cảnh sát và cứu hỏa - chỉ được quyền điều đ́nh mức lương, chứ không được điều đ́nh các bổng lộc khác như các đóng góp hưu trí, ngày nghỉ, ưu tiên thâm niên, tiền thưởng, quyền sa thải,… và không cho chính quyền tiểu bang quyền tự động khấu trừ nguyệt liễm các công chức đóng cho nghiệp đoàn. Điều mỉa mai đáng nói tiểu bang Wisconsin là tiểu bang đầu tiên cho nghiệp đoàn các quyền này, bây giờ lại là tiểu bang đầu tiên đ̣i lấy đi những quyền đó.

Khoảng hơn 170.000 công chức sẽ bị luật mới chi phối. Theo thống đốc, hai biện pháp tăng gia sự đóng góp của công chức sẽ mang mức đóng góp của họ lên ngang hàng với sự đóng góp của các nhân viên làm việc trong khu vực tư, không có ǵ quá đáng. Trên thực tế, hiện nay các công chức được lănh gói lương và bổng lộc cao gấp đôi các đồng nghiệp trong khu vực tư, chưa kể chuyện việc làm được bảo đảm hầu như không ai có thể bị sa thải. Việc hủy bỏ quyền điều đ́nh lương bổng tập thể sẽ giúp các công sở điều đ́nh với cá nhân các viên chức về mức bổng lộc phù hợp hơn. Nếu không áp dụng những biện pháp kềm chế quy mô trên, ít ra là 12.000 công chức sẽ phải bị sa thải v́ ngân sách hết tiền.

Phe Cộng Ḥa cũng giải thích những biện pháp đối với nghiệp đoàn c̣n nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và doanh gia, tạo công ăn việc làm cho tiểu bang.

Ngay sau khi dự luật được công bố, các công chức rầm rộ chống đối, với hậu thuẫn của giới thợ thuyền và lời tường thuật của truyền thông thiếu hiểu biết hoặc thừa gian ư. Các nghiệp đoàn huy động cả chục ngàn công chức và nhân công xuống đường đả đảo dự luật và đ̣i truất phế thống đốc, theo gương… Ai Cập. Các giáo chức đồng loạt nghỉ dạy, cho học tṛ về nhà, có người lôi học tṛ đi theo biểu t́nh dù mấy đứa nhỏ chẳng hiểu chuyện ǵ.

Để có lư do chính đáng và khỏi bị kỷ luật, giáo chức và công chức đi biểu t́nh mang cả giấy chứng minh bệnh tật có bác sĩ kư tên đầy đủ. Các bác sĩ kê bàn bên lề đường để kư cả ngàn giấy khai bệnh của những người biểu t́nh!

Ngay sau đó, chục ngàn người khác cũng xuống đường… hoan hô thống đốc, cũng là theo gương Ai Cập. Có khác chăng là chúng ta chưa thấy… xe thiết giáp xuống đường!

Chắc chưa đến nỗi vậy, nhưng ít ra th́ t́nh trạng cũng tương tự như bên Âu Châu, khi các chính quyền Hy Lạp, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan ban hành các biện pháp tự chế tiêu xài để cứu nguy kinh tế, giảm công trái và bị các nghiệp đoàn công chức biểu t́nh phản đối. Nh́n vào gương Âu Châu, những cuộc biểu t́nh tại Wisconsin trước sau ǵ th́ cũng phải xẩy ra. Trên cột báo này, viễn tượng Nhà Nước Mỹ bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu và công chức Mỹ xuống đường giống như Âu Châu đă được tiên đoán khi viết về cuộc khủng hoảng bên Hy Lạp hồi Tháng Năm năm ngoái.

Sau các nghiệp đoàn, đến phiên đảng Dân Chủ nhẩy vào ṿng chiến, với các chính khách địa phương lớn tiếng chỉ trích biện pháp của thống đốc, với sự hậu thuẫn của cấp lănh đạo liên bang, kể cả TT Obama. Đảng Cộng Ḥa phản ứng, với tân Chủ Tịch Hạ Viện tố giác TT Obama can dự vào chuyện của tiểu bang.

Đảng Cộng Ḥa nắm đa số tại cả hai viện quốc hội tiểu bang Wisconsin nên đảng Dân Chủ biết sẽ không thể nào ngăn chận việc dự luật được thông qua. Chỉ c̣n một cách đối phó: các nghị sĩ Dân Chủ trốn không đi họp nên phiên họp không đủ túc số để biểu quyết. Theo luật th́ Thượng Viện Wisconsin có 33 ghế, phải cần tối thiểu 20 nghị sĩ hiện diện mới đủ túc số biểu quyết. Đảng Cộng Ḥa nắm đa số nhưng chỉ có 19 phiếu, thiếu một phiếu. Đảng Dân Chủ là thiểu số, sợ bị thua nên tất cả 14 nghị sĩ Dân Chủ trốn đi ra khỏi tỉnh hay khỏi tiểu bang hết.

Điều làm các chuyên gia chính trị chú ư là sự can dự của TT Obama. Đích thân TT Obama tuyên bố: đây là hành động đánh thẳng vào các nghiệp đoàn ("direct assault on the unions"). Đúng ra, đây là một vấn đề thuần túy địa phương, trong thẩm quyền của thống đốc và quốc hội tiểu bang, không liên quan ǵ đến chính quyền liên bang. Sự can thiệp của tổng thống chỉ khiến người ta càng thấy tầm mức quan trọng của cuộc tranh căi, và càng làm cho cả hai bên hăng say hơn.

Cả ba biện pháp do thống đốc Wisconsin dự tính ban hành đều có ảnh hưởng lớn chẳng những vượt ra ngoài biên giới tiểu bang, mà c̣n có tác dụng lâu dài qua khỏi thâm thủng ngân sách của vài ba năm tới, v́ đều có tính cách tiên phong, gây ra tiền lệ, có thể rất nhiều tiểu bang khác đang gặp khó khăn tương tự như Florida, Michigan, New Jersey, là những tiểu bang với thống đốc thuộc đảng Cộng Ḥa, sẽ bắt chước theo ngay. Hiện nay những dự luật tương tự đă được thảo tại hai tiểu bang Cộng Ḥa láng giềng Ohio và Indiana.

Tất cả đều là những tiểu bang then chốt trong các cuộc bầu cử tổng thống. Ngay cả hai ông thống đốc Dân Chủ của Cali và Nữu Ước cũng đang gặp khó khăn vĩ đại và đang nghiên cứu cách cắt giảm chi tiêu của tiểu bang.

Công chức phải đóng góp nhiều hơn vào quỹ hưu bổng và bảo hiểm y tế sẽ trở thành thông lệ không mấy ǵ hấp dẫn với các công chức. Chẳng phải 170.000 công chức tiểu bang Wisconsin không, mà là tám triệu công chức cả nước.

Quan trọng hơn cả là biện pháp cắt quyền điều đ́nh tập thể của nghiệp đoàn. Mất quyền này th́ nghiệp đoàn không c̣n lư do tồn tại và sẽ mất dần đoàn viên, đi đến chỗ tự giải thể thôi. Tuy dự luật của thống đốc Wisconsin cho các nghiệp đoàn giữ lại quyền điều đ́nh lương, nhưng dù sao th́ đây cũng là bước đầu chặt tay chân nghiệp đoàn.

Mà từ hồi nào đến giờ, nghiệp đoàn hiển nhiên đă là lực lượng ṇng cốt của đảng Dân Chủ, nhất là tại các tiểu bang then chốt vừa nêu tên. Họ thu tiền niên liễm của đoàn viên để tài trợ các chính khách sẽ quyết định về mức lương của đoàn viên! Nói nôm na ra, dự luật của thống đốc Wisconsin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc diện chính trường Mỹ trong lâu dài, và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Làm sao TT Obama không can dự được? Nhất là khi sự can thiệp này là cách tốt nhất để lấy lại hậu thuẫn của cánh tả của đảng Dân Chủ, là cánh đang mạnh mẽ chỉ trích chuyện TT Obama đang muốn hợp tác với đối lập Cộng Ḥa. 

Nhưng can dự vào th́ sẽ đ̣i hỏi tổng thống phải có biện pháp giải quyết, không có th́ ảnh hưởng trên cuộc bầu cử c̣n tai hại gấp bội. Đây là điều TT Obama cần cân nhắc cho kỹ.

Hiển nhiên là cuộc tranh căi tại Wisconsin thật ra là cuộc tranh căi giữa hai khối bảo thủ và cấp tiến về hướng đi của chính quyền, cũng như về những phương cách cứu văn kinh tế. Và vai tṛ của các nghiệp đoàn, không c̣n là một tranh chấp cục bộ của một tiểu bang. Đúng như Washington Post đă nhận định, cuộc tranh căi này đi xa hơn Wisconsin rất nhiều.

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: