Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

VẾT THƯƠNG HỒNG NGỌC

 

 

Lục tung kho đồ cũ t́m tập bài nhạc Mười Khúc T́nh Riêng mà không gặp, lại gặp bản thảo đánh máy của hai truyện ngắn thời xưa. Truyện '"Đời Như Tiếng Hát" (đă đăng trên tập san TƯƠNG LAI HƯỚNG VỀ PHÍA NHỮNG NGƯỜI LAO TÁC, ĐN, 1972) có mấy trang đă mờ không đọc được nữa. Truyện "Vết Thương Hồng Ngọc", có lẽ viết cùng thời với truyện "Đời Như Tiếng Hát" (trong khoảng từ năm 1970 - 1972), nay c̣n đọc được, nhưng không nhớ ngày xưa đă đăng ở đâu.

 

Hai mươi năm trước đây gặp một người quen, ông ta nhắc truyện ngắn VTHN này và nói c̣n nhớ h́nh ảnh cựu Chuẩn Úy Lê Hữu chiều chiều chống nạn đứng bên đường trên cao nguyên hẻo lánh, nh́n những chiếc xe xuống lên Saigon - Đà Lạt, t́m kiếm chờ đợi một người anh không hẹn gặp. Anh không hẹn gặp mà vẫn cứ chờ mong. Nhưng ông ta cũng không nhớ đă đọc truyện ngắn này ở đâu!

*

Thiếu Khanh

 

 

          Câu chuyện đă bắt đầu một cách tầm thường từ h́nh ảnh em ngồi trong chiếc ghế con ṣ ngáp. Nhưng biết làm sao được? Đáng lẽ anh phải nh́n ra em trước đó thật lâu, từ khi mới được biết cái tên vừa quư giá vừa đắt tiền của cô bé học lớp Đệ Lục 3. Nhưng lúc bấy giờ anh cũng chỉ là một cậu bé có hơn ǵ đâu? Một cậu bé học lớp Đệ Lục th́ không thế nào nh́n thấy ǵ đặc biệt ở một cô bạn gái đồng lớp mà bảy tám chín mười năm sau bắt đầu cho anh một đoạn t́nh sử thật đẹp từ… một chiếc ghế con ṣ há miệng. Với lại, anh cũng cần có một thời gian để đủ khôn lớn, một đoạn đời thăng trầm cơ cực trui rèn cho đủ chín chắn mới đủ bản lănh vốn liếng nhận diện được em chớ. Vậy th́ anh không tiếc ǵ cái đoạn đường bao nhiêu năm hai đứa đi chung thuở ấu thơ mà hai đàng nh́n theo hai hướng không nhận ra nhau ấy; dù sao đoạn đường đó cũng cần thiết, ít nhất cho anh. Em có thấy thế không? Đó là một cái prélude, một đoạn nhạc dạo đầu cho một t́nh khúc lớn. Một t́nh khúc có đoạn dạo đầu mà không có đoạn kết. Một symphonie inachevée.

 

Một năm sau khi sang trường mới được xây cất khang trang ở ngoài đầu thành phố, nhà trường bỏ chủ trương nam nữ học riêng. V́ vậy lớp Đệ Lục 3 có một dăy bàn con trai và một dăy bàn con gái. Anh không nhớ em ngồi chỗ nào trong dăy bàn con gái đó, nhưng tên em trên bảng vị thứ hàng tháng thường không phải chờ lâu mới được đọc tới. Em thuộc hàng học sinh xuất sắc. Hồi đó anh cho là v́ tên em vừa đắt tiền vừa đẹp. Thường thường những đứa học giỏi trong lớp đều có tên đẹp. Những cái tên đọc nghe êm ái như có nhạc. Và thêm một “nguyên tắc” này nữa: những đứa có tên đẹp, hồi đó, đều là con nhà giàu ở trong thành phố; v́ giàu có người ta mới đặt tên con một cách dài ḍng và xa xỉ. Con nhà nghèo ở thôn quê thường có những cái tên xoàng xĩnh, tầm thường, như Nguyễn Thị Búp, Lê Văn Hô, Trần Văn Cục; hoặc đôi khi cái tên chỉ gồm hai tiếng củn cởn, cộc lốc, khô khan như tiếng xích sắt chạm nhau, tố cáo một gia cảnh lam lủ nghèo nàn ghê gớm lắm. Đó là trường hợp của anh: Lê Hữu. (Giá anh có một đứa em, chắc tên nó phải là Lê Tả; và nếu có thêm một đứa em nữa, nhất định tên nó phải nằm vào khoảng giữa: Lê Trung!)

 

Với những cái tên học tṛ giỏi, con nhà giàu có trong thành phố, Trần Thị Bích Liên, Hoàng Minh Dũng, Đoàn Trí Tuệ…, tên em xếp vào đó thật là thích hợp và quư phái nữa: Phan Thị Hồng Ngọc. Tṛ Phan Thị Hồng Ngọc giỏi đủ môn, trừ quốc văn, và anh được hân hạnh đối lập với em tất cả mọi thứ, kể luôn quốc văn.

 

Cho đến năm nay ba mươi ngoài rồi mà anh vẫn nghĩ rằng cái ǵ có vẻ lô-canh, chế tạo trong nước, đều bị hắt hủi, hạ giá. Trong lúc bài Anh văn của em nhất lớp được những 18 hay 19 điểm th́ các bài luận văn dẫn đầu toàn trường của anh chỉ được 16 điểm là nhiều. Cho nên anh cũng có một chỗ đứng đối lập với em, tuy không xa lắm, trên bảng vị thứ hàng tháng.

 

Có phải do đó mà suốt bao nhiêu năm em không bao giờ nh́n xuống, anh cũng không bao giờ nh́n lên, nên chúng ta đă không nhận ra nhau? Chỉ có một điều, may mắn quá, chúng ta giống nhau: sự nghiêm trang đạo mạo của hai đứa trẻ. Anh có mặc cảm thiếu chất xám trong óc, vừa nhát gái kinh niên, lại vừa cố làm ra vẻ con người văn chương nhiều suy tư và ít nói. Bọn bạn trai và gái – có em nữa? – gọi anh là ông cụ non. C̣n em, em thông minh, hoạt bát, học giỏi, đẹp và duyên dáng; em tự biết ḿnh có những đức tính đó, cho nên sự nghiêm trang của em là một sự tự tin rất người lớn, tự trọng. Ngay trong cái giống nhau ḿnh cũng đă khác nhau rồi.

 

Những tên nhát gái hầu như đa số rất giàu tưởng tượng, và dễ xúc động. Anh nhát gái quá, cho nên… anh làm thơ. Anh bắt đầu biết làm thơ từ khi biết yêu. Đứa con trai nào chả vậy. Nhưng người anh yêu không phải là em. Lại một điều may mắn nữa. Bởi v́ mối t́nh con nít bắt đầu vào năm học Đệ Tứ và tan vỡ vào đầu năm Đệ Tam. Chắc Thủy cho anh tuột v́ nàng chán ông cụ non nhát gái kinh niên là anh. Nhát gái đến độ người yêu phát nản, quả là hết thuốc chữa. Nhưng đó lại cũng là một điều may mắn. Nhờ đó anh làm một cuộc cách mạng bản thân, đến nỗi về sau anh trở thành đứa ĺ lợm sần sượng, sét ái t́nh đánh trật búa nhất trong đám con trai trường ḿnh thời đó: anh tưởng ḿnh không c̣n yêu ai được nữa. Và cũng nhờ mối t́nh đầu non nớt vỡ tan thê thảm đó mà anh đâm ra viết văn nữa mới hách chớ. Anh đă tưởng lớn lên anh sẽ thành một nhà văn vĩ đại lắm, hoặc một nhà thơ có kích thước, mặc dù anh chỉ cao có một thước sáu mươi, nặng… 50 kư, ṿng ngực 80 phân. Vậy mà đến nay ngoài cái tuổi tam thập nhi lập rồi, anh vẫn chỉ là một thư kư hạng ruồi, cạo được bảy ngàn đồng lương một tháng. Và tệ hơn nữa là… (sau này em sẽ biết).

 

Anh chỉ bắt đầu khôn lớn, nghĩa là hư hỏng hơn, từ sau khi bừng con mắt dậy thấy ḿnh mất người yêu. Chứng bệnh nhát gái vừa thuyên giảm vài phân th́ cái môn toán ban B nó hành hạ anh suốt năm suốt tháng. Anh là thứ mầm non đầy hứa hẹn của nền văn nghệ nước nhà th́ đâu lại học cái ban B khô như… toán ấy được! Nhưng năm đó nhà trường chưa mở Ban C. Càng dốt toán anh càng không ưa nó gấp bội. Nhưng anh cũng có cái bù lại: những bài thơ t́nh lăng mạn nồng nàn nhớ thương tha thiết được đăng báo tận Sài G̣n, mặc dù không gỡ gạc được điểm hàng tháng nhưng cũng làm anh tự hào và trở thành triết gia. Cái ông Camus, nhà văn Pháp, nói rằng muốn trở thành triết gia th́ nên viết tiểu thuyết. Nhưng may mắn – suốt đời anh toàn may mắn, trừ một lần duy nhất về sau, đó là lần anh mất Hồng Ngọc – may mắn, cái nguồn tài năng mầm non văn nghệ của anh đă kịp thời khô cạn trước khi anh c̣ c̣ nhảy vào làng văn, cho nên anh đă không thành triết gia được mấy nỗi.

 

Sau đó th́ anh đi lính. Anh đi lính mà anh quên mất em. Anh quên mất trên đời này có em, có cô nữ sinh rất yêu kiều, rất nhu ḿ hồn hậu, rất thông minh, tên là Phan Thị Hồng Ngọc. Sở dĩ anh quả quyết em rất nhu ḿ hồn hậu và rất thông ḿnh là bởi v́ em biết yêu anh. Thật vậy, bởi v́ em đă biết nh́n lên để thấy anh ngó xuống. Nhưng dù không v́ thế đi nữa, em vẫn là cô gái đẹp nhất, thông minh và hiền hậu nhất mà anh đă gặp và đă đi chung một đoạn đường t́nh thơ mộng nhất.

 

Nhưng để anh nói về chuyện anh đi lính. Với cái bằng Tú tài II ngất ngư có được sau mấy tháng trời ṛng ră uống cà phê thức đêm học gạo, anh lom khom đi tŕnh diện khóa 13 Thủ Đức. Sau vài tuần hít đất và chạy bể phổi, anh mới chua chát nhận ra nhà văn sĩ tương lai không thích hợp với nghiệp lính. Nhưng nhà trường không đồng quan điểm với anh. Họ nghĩ rằng với bộ ngực ô mê ga của anh nhờ chạy nhiều và hít đất nhiều anh sẽ trở thành lực sĩ Hercule. Anh cũng nhẫn nại hy vọng như thế. Với lại cái tiêu chuẩn bất thành văn của nhà tường: tới đây th́ ở lại đây, bao giờ bén rễ xanh cây hăy về. Mà đă bén rễ xanh cây th́ làm ǵ có chuyện trở về. Kết quả là anh vào cổng trường bộ binh Thủ Đức, nhưng anh ra cổng Trung Tâm Huấn Luyện… Đồng Đế, với một cánh gà trắng chạch.

 

Từ đó nền văn nghệ nước nhà mất đi một nhân tài văn sĩ kiêm thi sĩ lớn, v́ nhà thơ mầm non Lê Hữu đă trở thành thầy đội, không c̣n dịp đóng góp tài năng và tên tuổi vào nền văn nghệ đất nước nữa. Thế là anh trở thành lính, lính trăm phần trăm, biết mùi cá hộp gạo sấy, và biên thư cho bạn bè có quyền rất hănh diện đề trên đầu trang giấy mấy chữ KBC…

 

Thành thực mà nói, đôi lúc anh cũng thấy nhớ cái sự nghiệp văn chương nửa đường đứt gánh của ḿnh. Anh cũng muốn nối lại nhịp cầu đă găy. Song lạ quá, anh làm thơ v́ người yêu, bây giờ mất người yêu rồi, cũng hết luôn đau khổ với mối t́nh đầu, nguồn thơ của anh cũng phụ bạc anh nốt. Đă vậy th́ thôi luôn cho được việc quân đội.

 

Anh ra đơn vị, vác súng đi đánh nhau và chỉ huy một phân đội súng cối 81 ly của một tiểu đoàn bộ binh. Phân đội gồm đúng bảy mống, kể cả anh. Thoạt đầu anh nói chẳng thằng nào chịu nghe. Tụi nó là lính tác chiến lâu năm chai dày với những kinh nghiệm thực tế chiến trường, nên đâu có phục anh Trung sĩ sữa c̣n non choẹt. Cuối cùng, anh cũng tạo được uy tín cho ḿnh bằng sự ứng biến ở chiến trường một cách thông minh và gan dạ. Thêm vào đó, dù sao, cái bộ vó thư sinh của anh cũng có vẻ hào hoa lắm chớ. Tiếng đồn sự ứng biến thông minh và gan dạ của Trung sĩ Lê Hữu thực sự bắt đầu được Sư đoàn biết đến và lan ra cả cái xóm nhà heo hút ở Đức Phổ, sau một lần Tiểu đoàn đụng trận ở Vực Liêm. Đại đội Chỉ huy, tức trong đó có Bộ chỉ huy Tiểu đoàn, bị phơi ra trước hỏa lực của cả tiểu đoàn (trừ) của địch. Địch mở cuộc xung phong, áp đến rất gần. T́nh thế rất nguy hiểm mà các đại đội tác chiến của tiểu đoàn bị cầm chân cách xa chưa thể tiếp ứng kịp. Giữa lúc đại liên địch quật xối xả yểm trợ cho từng tốp lính địch ào lên, anh ước lượng khoảng cách giữa ta và địch và ra lệnh phân đội quay súng lên 80 độ, gần hết độ tác xạ cho phép. Anh đứng thẳng người liên tiếp thả đạn vào ṇng súng quả này đến quả khác. Không ngờ mấy viên đạn hú họa đầu tiên rơi trúng đội h́nh đợt xung phong của địch, chỉ cách vị trí anh khoảng năm, sáu mươi mét. Sau phản ứng kiểu tuyệt vọng và “chết chung với địch” đó mà bọn anh không đứa nào chết hay bị thương th́ quả là được trời thương. Chân đế súng đặt vội vă trên nền đất śnh vừa ráo. Sau vài phát đạn ban đầu, đế súng bị trượt lún khiến tầm đạn mở rộng hơn, t́nh cờ một quả 81 ly đánh trúng ổ đại liên của địch ở phía sau. Bị tổn thất bất ngờ và mất hỏa lực yểm trợ, địch buộc phải lùi lại. Kết quả bộ chỉ huy tiểu đoàn cầm cự được cho đến khi quân tiếp viện đến. Phân đội anh tổn thất một binh sĩ tử trận, hai bị thương, gồm cả anh, suưt mất mạng v́ không kịp di chuyển súng đến vị trí khác. Lần đó, anh được đặc cách thăng vượt cấp tại mặt trận từ Trung sĩ lên thẳng Thượng sĩ, mở đầu cho những lần thăng cấp đặc cách như thế về sau. Hạ sĩ quan trẻ tuổi, độc thân, mặt mũi “sạch sẽ”, hào hoa, hát hay và thơ phú đầy mồm, anh được nhiều cô gái ở Đức Phổ và Mộ Đức mến mộ.

 

Bạn gái th́ anh có hàng tá, thế mà anh không có lấy một người yêu. Một người anh yêu như Thủy chẳng hạn. Anh như con bướm vô t́nh không chọn bông hoa nào làm nơi trú ẩn nhất định. Bướm có bao giờ làm nhà trên những bông hoa nó ghé qua đâu? Nó có một cái tổ. Nó phải đi t́m cho ra cái tổ đó, hoặc là nơi nó nghỉ chân làm tổ. Cái tổ của anh là em, là Hồng Ngọc. Phải mất thật nhiều năm, anh phải gian nan dày dạn thật nhiều, phải phong trần hết mức mới t́m thấy tổ em. Dù sao cái giá đó vẫn quá rẻ. Có lẽ em nên đ̣i hỏi hơn nữa, bắt anh đi thật nhiều nữa, đi cho ṃn giầy lỏng gối cho khắp bốn phương trời mười phương Phật mới xứng đáng với t́nh yêu em trao gởi. Vậy mà em không đ̣i hỏi ǵ hết. Hoặc em không đ̣i hỏi ǵ nhiều. Điều em cần anh có sẵn; em không hỏi anh cũng dốc túi trao ra: yêu em. Em chỉ cần có bao nhiêu đó. Trên đời này không có cái ǵ trao ra làm cho người trao cảm thấy sung sướng hạnh phúc bằng sự trao gởi t́nh yêu. Trao ra mà không mất đi. Trao ra mà lại được đầy ăm ắp. Anh sẵn sàng và t́nh nguyện trao hết cho em t́nh yêu cơ hồ c̣n nguyên xi mới cắt chỉ trong ḷng anh. Trong những năm tháng dài phiêu bạt giang hồ, anh chỉ tiêu toàn bạc lẻ, c̣n cái phần nguyên vẹn t́nh yêu trong ḷng anh chưa có ai động đến, anh trao hết cho em, Hồng Ngọc. Anh đă nói suốt đời anh gặp toàn may mắn. May mắn đến nỗi một mối t́nh lớn như thế đă chỉ đến với anh một cách t́nh cờ, đă chỉ bắt đầu một cách b́nh thường khi anh nh́n em ngồi trên chiếc ghế đan bằng dây ny lông h́nh con ṣ ngáp. Nhưng em không buồn; em bằng ḷng nữa là khác. Tính em chỉ thích những ǵ dung dị b́nh thường.

 

Rất t́nh cờ, bởi v́ rời nhà trường bao nhiều năm qua, biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu nguy nan trong thời gian anh lặn lội ở chiến trường, anh làm sao c̣n nhớ được một cái tên Phan Thị Hồng Ngọc? Anh làm sao c̣n nhớ được hết những cái tên đẹp đẽ không lần nào gây trong ḷng anh một ấn tượng nào đặc biệt để nhớ, để thương, để đi t́m lại! Anh quên mất trong thành phố quê nhà c̣n có em. Cho nên đó chỉ là một sự t́nh cờ đẹp đẽ. Anh muốn xem đó là một cuộc dàn xếp tế nhị của định mệnh. Định mệnh là cái anh thường ỷ lại trong khi đi chiến đấu. Anh xông xáo táo bạo ở mặt trận v́ tin “trời kêu ai nấy dạ.” Mà trời lại hay kêu tên những đứa nhát gan, mới nghe nổ đùng một tiếng chưa kịp phân biệt địch ở đâu đă vội nhào vào chỗ ẩn nấp để lănh nguyên một quả lựu đạn cài sẵn, chẳng hạn.

 

Thế th́ do một sự t́nh cờ anh gặp lại em. Một người bạn thân nhờ anh đem số tiền lương của hắn về, nhân dịp anh được nghỉ phép, trao cho cô em gái của hắn đang ở trọ học tại một ngôi nhà có tên con đường và số nhà hơi quen. Dường như ngày xưa anh có đi ngang qua đâu đó. Anh ngỡ ngàng dừng lại ở cửa. Trên chiếc ghế con ṣ há miệng đặt ngoài hiên, em đang ngổi dựa người xỏa mái tóc dài láng ướt ra phía sau. Mái tóc vừa gội. Chắc chắn như thế, dù anh không nghe thấy mùi chanh tươi hay mùi bồ kết. Em nh́n lên với đôi mắt đen lay láy anh nhớ một đời. Anh có đen bằng đôi mắt em không? Anh thấy sự ngập ngừng trong mắt em.

 

“Ông… Anh… Anh Hữu!”

 

“Hồng Ngọc!”

 

Em đứng bật dậy như thế sắp xà tới đón anh bằng hai cánh tay áo vén lên tận khuỷu. Nhưng em đứng đó. Đôi mắt em mở to mừng rỡ và em không nói ǵ thêm. Anh cũng không nói ǵ thêm sau hai tiếng kêu thảng thốt không phải do miệng anh mà do một chỗ nào đó sâu kín trong ḷng anh phát ra. Anh gọi tên em trước khi anh kịp nhận ra em. Ngay trong phút giây bát ngát mênh mông của hai người nh́n nhau im lặng, anh kịp nhận thấy điều anh đă âm thầm lặng lẽ t́m kiếm đợi chờ bao nhiêu năm qua. Có phải em cũng mơ hồ nhận thấy thế không? Tất cả bắt đầu từ giây phút đó, trên chiếc ghế đó anh đă t́m được người đích thực anh yêu. Người đích thực yêu anh. Em đă đứng lên để quên chiếc ghế bối rối sau lưng. Không ai nói ǵ nữa hết. Có ǵ để nói đâu! Mà cần ǵ phải nói. Mà dường như có muôn vàn đều để nói. Nhưng không sao. Em mở lời trước.

 

“Mời anh vào nhà.”

 

Anh ngồi xuống cái ghế nệm bọc nhung êm ái ở pḥng khách, lơ đăng nh́n những bông hoa lạ mắt cắm trong chiếc b́nh thủy tinh đặt giữa chiếc bàn nhỏ. Anh tự giễu ḿnh gốc gác nhà quê không nhiều cơ hội tiếp xúc với cuộc sống thượng lưu, đến một bông hoa cũng lạ! Em vào trong và trở ra với chiếc dĩa màu ngọc xanh đặt một tách trà thật thơm.

 

“Mời anh uống nước. Anh Hữu đến thăm Ngọc mừng quá!”

 

Tự nhiên anh ghét cái phong thư và món tiền nằm trong túi quần. Nhưng anh cũng nói thật mục đích của anh. Em không phật ḷng hay thất vọng. Bởi v́ em đâu có chờ đợi anh. Chỉ là một cuộc hội ngộ t́nh cờ. Em nói em vui lắm.

 

“Ngày trước, tôi với Ngọc vẫn đối lập với nhau ở trường…”

 

Ngọc cười.

 

“Anh Hữu c̣n nhớ… Ngọc ngỡ anh quên Ngọc rồi.”

 

Anh quên thật đấy. Chỉ có cái tiềm thức nào đó trong anh vẫn âm thầm nhớ Ngọc mà anh không hay. May quá, cám ơn trời. Cám ơn cái tiềm thức rất được việc đó. Ngọc nói Hà đi học chưa về, nhưng giờ này Hà cũng sắp về rồi đó. Anh thấy đó là cái cớ rất tự nhiên để anh cho phép ḿnh ngồi lại hơi lâu. Em hỏi anh thật nhiều chuyện. Em sắp sẵn những câu hỏi duyên dáng ấy từ lâu rồi cơ à? Em vẫn hoạt bát và vẫn thùy mị. Những câu trả lời của anh làm em hài ḷng, mặc dù có lẽ em không tin tưởng mấy. Tại anh hay khôi hài quá chăng? Anh chỉ yêu cầu em mỗi một điều: em ngồi lại trên chiếc ghế con ṣ ngáp lúc năy. Một thoáng ngạc nhiên, nhưng em hiểu ngay. Anh vẫn nói em thông minh nhất, anh một đời lăn lóc từng trải cũng không sánh kịp. Em đứng dậy ra hiên lấy chiếc ghế ny lông vào đặt ở cửa. Em ngồi xuống đó và, dung dị vô cùng, trải mái tóc c̣n ướt ra phía sau lưng ghế.

 

“Cám ơn Ngọc!”

 

Em cười. Anh thấy chúng ḿnh như thân nhau đă lâu. Chắc là phải từ mười ngàn kiếp trước. Cho nên em lập lại rằng gặp anh em mừng quá. Anh hiểu em nói thật. Anh cũng vậy. Anh sẽ ân hận biết bao nhiêu nếu ngày đó chúng ta không gặp nhau. Gặp nhau đúng giờ đúng lúc. Thời gian và không gian giao thoa ở một điểm muôn ngàn đời trước, muôn ngàn đời sau khó tái hội. Khó có lại một lần như thế.

 

Khi Hà đi học về anh đă thấy anh xưng “anh” với Ngọc từ bao giờ không hay. Mà em cũng không để ư nữa. Em cũng không c̣n xưng “Ngọc” với anh. Dường như cách xưng hô của Hà đối với anh đă tạo dịp thay đổi êm ái cho chúng ḿnh. Nó tự nhiên đến nỗi em và anh cùng không nhận ra. Trao thư và tiền cho Hà xong, anh ra về sau khi trả lời những câu hỏi về anh nàng. Anh ra về và không đến thăm em lần nào cho đến khi anh hết phép, trở lại đơn vị. Anh đâu cần trở lại, phải không em? Chỉ một lần đầu đến đó anh cũng đă cư ngụ vĩnh viễn trong ḷng em rồi. Em cũng vậy. Chỉ một lần tao ngộ cũng đủ nhận ra nhau. Những lần về sau chỉ cho t́nh thêm khắng khít. Mà t́nh th́ đă đóng đinh quyết định rồi trong lần gặp gỡ đó. Dù sao thư anh cũng đến với em sáu tháng sau.

 

Anh phải đợi đến nửa năm mới viết cho em lá thư đầu tiên. Thời gian đó để em suy nghĩ và cũng để cho anh nh́n rơ ḷng anh. Anh biết trong sáu tháng đó em cũng đă thường trực đối diện với ḷng ḿnh. Anh chưa tỏ t́nh với em lần nào. Mà em cũng vậy. Tự nhiên ḿnh thấy ḿnh đă ở trong cuộc t́nh ngây ngất từ lâu rồi. Từ lần gặp nhau cho đến lá thư đầu tiên của anh, và em đáp lại, có một khoảng cách đột ngột, người ngoại cuộc không thể nào hiểu nổi, nhưng trong ḷng anh và em không hề có khoảng cách đốt giai đoạn như thế. Sáu tháng dài đủ cho em nhận thấy em là của anh và ngược lại.

 

Anh không cho đó là một thứ sét ái t́nh. Đó là một sự ngủ quên của t́nh cảm, hoặc t́nh cảm đi lạc đường nhiều năm, bỗng dưng thức dậy, bỗng dưng trở về; những ṿng tay chưa hề giữ lấy nhau lần nào bỗng thành ra quen thuộc, chỉ qua một chút bỡ ngỡ là nhận ra nhau..

 

Từ đó anh rất siêng năng trong việc nghỉ phép. Anh có một chỗ để về thay v́ lêu lổng đâu đó, vui say quên trời quên đất, quên ḿnh là ai, với những cái phép thường niên dài dằng dặc, mười lần dài hơn số lương của lính. Anh về phép thường hơn, mỗi năm hai bận, mỗi bận bảy ngày cộng thêm hai ngày đường mà vẫn c̣n ít quá. Được mấy lần như thế, anh không nhớ, nhưng chắc em nhớ.

 

Em nghĩ anh đă có một cái tổ để cư ngụ khi chúng ta tính đến chuyện hôn nhân. Con bướm cũng có một cái tổ để về. Nhưng anh lầm. Có ai thấy con bướm có một cái tổ bao giờ? Từ khi thoát khỏi cái kén, con bướm không hề có một chỗ dừng chân. Nó bay hoài cho đến kiệt lực. Anh là con bướm đó. Cho nên…

 

*

 

Anh yêu Hồng Ngọc vô cùng. Em biết như thế. Song, anh từng mong rằng đừng bao giờ em biết tại sao anh đă “bỏ em”! Anh đâu có bỏ em! Anh mất em đó chớ. Anh tự nguyện mất em. Anh âm thầm lặng lẽ để mất em. Em thông minh nhất trong số những người thông minh nhất mà anh đă biết . V́ vậy anh sợ em hiểu ra. Chỉ thêm đau đớn cho em. Anh không hy sinh ǵ hết. Anh chỉ tự xóa lấp anh đi. Em khổ chừng nào th́ anh c̣n khổ hơn em gấp bội.

 

Em không thể tưởng tượng được anh đă khóc khi nằm ở Tổng Y Viện Cộng Ḥa trong bốn tháng trời ṛng ră mà không báo tin cho em biết. Khi một người đàn ông đă không ngăn được nước mắt ḿnh th́ em hiểu sự đau đớn của anh ra sao. Mất đi một cái chân th́ thật không may, nhưng không đến nỗi một người đàn ông phải khóc. Đă là chiến binh th́ phải chấp nhận thương tích – thậm chí chấp nhận hy sinh cả mạng sống. Các vết thương trên người anh th́ người ta mổ xẻ, gắp mảnh đạn ra, khâu vá và băng bó lại và truyền nhiều máu. C̣n cái chân, nếu không cắt bỏ nó đi, các bác sĩ cũng không biết làm sao cho mớ xương thịt nhầy nhụa bùn đất đó thành h́nh trở lại để gọi được là một cái chân. Là một người lính, anh không khóc v́ nó. Súng đạn của địch đă không làm cho anh vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường, là anh đă thắng và không đến nỗi phải khóc. Anh chỉ khóc v́ quyết định tự để mất em. Không. Để mất anh trong em mới đúng. Em th́ lúc nào cũng có trong ḷng anh.

 

Thời gian ở nhà thương, khi có thể ngồi lên và thân thể cử động được, anh đă viết thư cho em hai lần, anh đều nói anh b́nh yên và đang đánh giặc. Hai lần viết thư mà thực ra anh đă chép đi chép lại nhiều lần. Anh sợ em nhận thấy trong thư không có một câu vui vẻ khôi hài nào như tính anh thường lệ; anh sợ em nhận ra anh không c̣n hăm hở nói đến chuyện hôn nhân và vẽ ra những tương lai tươi sáng cho cả hai ta. Và em đă không nghi ngờ ǵ. Em đă không nghi ngờ em sắp phải đối mặt với một cuộc tan vỡ phũ phàng đau đớn nhất đời chúng ta.

 

Rời Tổng Y Viện Cộng Ḥa, anh trở về đơn vị để được chuyển sang Đơn vị Quản trị Địa phương chờ ngày ra Hội đồng. Đó là lần cuối cùng anh viết thư cho em. Vẫn như thường lệ, không có một lời cay đắng hé môi than thở nào. Chỉ trừ một điều duy nhất anh dặn đi dặn lại hai lần: anh sắp thuyên chuyển đi đơn vị khác, em đừng gởi thư về đơn vị cũ. Chờ đến đơn vị mới anh sẽ có địa chỉ KBC… khác cho em. Và không bao giờ em nhận được thư anh nữa. Chỗ anh ẩn dật để “trốn” em bây giờ là một đồn điền cà phê và trà ở tận cao nguyên Lâm Đồng.

 

Em ba bốn lần gởi thư bảo đảm đến ông đơn vị trưởng cũ của anh. Trước đó anh đă năn nỉ ông ta đừng bao giờ tiết lộ cho em biết anh đă trở thành phế nhân. Anh tiên đoán em sẽ quyết t́m cho bằng được anh đang ở đâu. Vị thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cảm động đến ứa nước mắt. Do đó mà tất cả thư em gởi đến ông ta anh đều nhận được.

 

Nhiều lần đọc thư em anh cầm ḷng không nổi, muốn viết cho em, nói thật hết với em, để em quyết định. Nhưng qua những năm dài yêu nhau, anh hiểu em lắm. V́ thế mà anh im lặng luôn. Rồi lâu ngày, nhiều năm tháng, em sẽ quên. Anh mong em sẽ quên. Chắc không phải dễ dàng ǵ đâu. Nhưng anh đă quên mối t́nh đầu thời thơ ấu. Anh biết anh anh dễ quên mối t́nh tan vỡ đầu đời v́ người bỏ anh là Thủy, chớ không phải em.

 

Em thường nói em không mơ ước ǵ cao sang. Em sống b́nh thường. Ngoài hai buổi đi dạy mỗi ngày em chỉ có thú vui đọc sách. Em yêu cái ǵ b́nh thường. Em yêu anh. Em không thấy anh là một anh hùng gan dạ ǵ hết. Một cái chân gỗ của anh chắc sẽ không làm em thất vọng nhiều lắm. Anh hiểu như thế. Nhưng anh không nên… Một cuộc t́nh thật đẹp, anh thấy thà để dứt ngang, thà để em oán hờn anh phụ bạc; em oán hờn anh mà vừa lo lắng cho anh. Anh ích kỷ. Ai mà không ích kỷ? Khi có em và yêu em, anh biết rằng anh cần cho em. Anh giữ thân anh cho em. Anh đă không giữ trọn. Ra chiến trường anh đă không c̣n nhớ ǵ nữa. Bây giờ anh không muốn trở về với em một cách thiếu hụt. Mai kia khi trời đổi mùa trở gió, những thương tích trên người anh không chỉ hành hạ một ḿnh anh. Em không tội t́nh ǵ phải chung chịu đau đớn cùng anh. Anh đành chịu mất em và để em mất anh. Ngoài các thương tích trên thân thể đă thành sẹo, vết thương tinh thần này anh tự nhận lấy, anh tự tạo nên. Anh dồn hết t́nh yêu cho em rồi, nên anh kiệt sức. Anh không c̣n sức lực nào để yêu ai nữa đâu. Một mối t́nh đầu đời con nít ngày xưa với Thủy mà đă biến đổi anh từ một cậu con trai ngô nghê nhát gái trở thành đứa lỳ lợm bất cần đời, bất cần ḿnh, huống chi vết thương này, vết thương Hồng Ngọc, c̣n ǵ sức lực cho anh.

 

Sau nhiều lần gởi thư không có kết quả, em t́m đến tận đơn vị cũ của anh. Em không gặp được vị Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cũ. Vị Tiểu đoàn trưởng mới hỏi thông tin từ ban Một và thật thà cho em biết “Thượng sĩ Nhất Lê Hữu bị thương nặng trong một trận đánh, được thăng cấp Chuẩn Úy tại mặt trận, với Chiến thương bội tinh và Anh Dũng bội tinh ngôi sao vàng. Nhưng Chuẩn Úy Lê Hữu đă trở thành phế binh và đă xuất ngũ từ vài năm trước khi tôi về đây làm Tiểu đoàn Trưởng!” Em đă run rẩy, tái xanh, rũ người xuống và lịm đi v́ tuyệt vọng bất ngờ.

 

Anh thường ngủ chiêm bao thấy em, như thể em đă chết hiện về trong mộng. Song kẻ chết rồi phải là anh. Chết khỏi cuộc t́nh, chết khỏi đời ḿnh, chết như tăm tối đ́u hiu. Anh nhớ em lắm, nhớ ṛng ră nhiều năm trời trên cái đồn điền cô quạnh; anh ao ước điên khùng được gặp em, được một cái thư của em, để nghe lại những lời nồng nàn yêu dấu. Nhưng không bao giờ… Không bao giờ…

 

Để “trốn” em, anh giữ chân thư kư cho một đồn điền cà phê và trà tại Bảo Lộc. Bao nhiêu năm qua anh vẫn thấy mặt trời mà tưởng như đang sống âm thầm trong hang hốc âm u. Anh thường ngẩn ngơ bên quốc lộ nh́n những chiếc xe xuôi ngược xuống lên Sài G̣n Đà Lạt. Anh t́m kiếm chờ đợi một người đă từng t́m kiếm đợi chờ anh. Nhưng không bao giờ gặp nữa. Không bao giờ em ngờ được cựu Chuẩn Úy Lê Hữu, người chiều chiều chống nạn bên đường trên cao nguyên hẻo lánh ngẩn ngơ sầu thảm chờ đợi một người anh không hẹn gặp. Anh biết không bao giờ gặp mà vẫn cứ chờ mong.

 

Hai năm sau ngày biết lư do anh đă “bỏ em” và mọi nỗ lực t́m kiếm hay đợi chờ anh đều vô vọng, em đă để bạn bè đăng tin trên báo chia vui. Biết tin em lấy chồng, ḷng anh như mừng vui vừa như đau đớn. Em lấy chồng là phải. Cuộc đời phải diễn biến theo chiều thuận của nó như tự ngàn đời. Không có ǵ tuyệt đối hay phi thường hết. Niềm đau nào cũng phải đến lúc nguôi ngoai, trừ niềm đau của anh. Nó phải dài dằng dặc. Dù sao anh cũng mừng em đă lấy chồng. Em lấy chồng là em đă tha thứ cho anh. Em tha thứ sự phụ bạc tàn nhẫn của anh. Ḷng anh cũng đỡ phần dằn vặt. Dường như có những thứ hạnh phúc trong đời rất đắng cay. Như cà phê, như thuốc lá, như một trái ớt cay…

 

Thôi vậy cũng được. Em làm kín vết thương ḷng em, và giúp anh giữ nguyên vết thương Hồng Ngọc.

  

Thiếu Khanh.

 

 

NĂM NGÀN THƯỚC DÂY

 

Thân Trọng Tuấn

 

 

Tất niên Đinh Mùi nhộn nhịp. Chợ hoa Nguyễn Hoàng rực rỡ. Phố Huế đầy người. Quán cà phê Lạc Sơn trong những ngày cuối năm đông nghẹt những người lạ người quen từ xa về ăn Tết. Các trường Quốc Học, Đồng Khánh lớn, Đồng Khánh nhỏ, Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Bán công, Gia Hội, Thành Nhân, B́nh Linh, v.v. đều có những buổi tất niên rầm rộ. Riêng trường Đồng Khánh lớn lại chơi trội hơn, cho dựng một chiếc cổng lưới cao như đọt tre nhưng rất mỹ miều đài các. Bà Tổng Giám Thị là Thân Trọng Thị Hường tức Bà Dần, năm ni chơi đẹp theo kiểu hướng đạo, nên nhờ trưởng Nhơn của đoàn Trần Quốc Toản thuộc đạo Vạn Niên phụ trách. Bà cũng là một trưởng hướng đạo kỳ cựu, rất giỏi ngoại giao. Riêng trưởng Nhơn vẫn thường cho bà thiếu nợ về những vụ dựng lều cho toán nữ hướng đạo của bà trong những buổi trại liên đạo một cách thân t́nh và mỗi khi gặp là hỏi ngay "Khi mô mụ Hường trả nợ?"

Lần này dựng cổng, trả công không phải là những nồi cháo gà, bánh nậm, bánh bột lọc do cây nhà lá vườn của xưởng bà giáo sư gia chánh Hoàng Thị Kim Cúc, mà là năm ngàn thước dây ni lông đủ loại, từ sợi nhỏ bằng mút đũa tới sợi to như ngón chân cái dùng trong việc dựng cổng. Ư của trưởng Nhơn là sau khi xong việc, từ Sói cho đến Kha của đoàn đều có đầy đủ dây dừa tân thời dùng trong việc học thắt nút, căng lều, tháp cầu, dựng cổng v.v. Được trang bị như ri thiệt là sang hơn "hướng đạo quan".

 

Trưởng Cường coi Thiếu sinh, cùng với đội trưởng Lộc coi Kha sinh dựng cổng trong một tuần. Cổng ṿm h́nh thoi, trụ là những cây tre la ngà xoay tán, phía trên đan lưới rực rỡ với những sợi thừng ni lông tân thời mà các kha sinh của đoàn Trần Quốc Toản vơ vét mua sạch trơn của tất cả cửa hàng bên phố Huế. Khi dựng cổng, có kha sinh ngâm đùa: "Dây ni lông em treo t́nh lơ lửng; Tre la ngà anh giăng mộng xanh xao!" Cổng Tết dựng ngay phía sau cổng chính của nhà trường, chỉ giáo sư và những nhân viên của nhà trường mới có quyền qua lại, c̣n các nữ học sinh th́ ôm cặp nh́n nghiêng qua màn lá cây phượng vỹ bởi nhà trường đă ra thông cáo cấm lại gần, xê ra cho người ta dựng cổng! Sau ngày tất niên của trường, cổng được hạ xuống ngay, chuyển hết qua Thành nội, cất trong đạo quán Hướng Đạo bên cạnh sân vận động Lửa Hồng, gần cửa Hiển Nhân, sát trung tâm chiêu hồi. Trong một phút đùa chơi, có kha sinh đề nghị rằng bây chừ đem hết dây ni lông ra các tiệm bán lại với giá gấp đôi cũng được v́ cả thành phố Huế chẳng c̣n một khúc dây ni lông nào để bán cả!

 

Pháo giao thừa đón Tết Mậu Thân (1968) thật ḍn. Trầm hương thơm ngát. Tối mồng một Tết, pháo lại nổ nhiều hơn, to hơn. Ống phóng các-buya răng bây chừ mới đốt, nổ nghe thiệt gần, lại rung cửa rung nhà. Tiếng chi kêu lóc chóc liu chiu, thỉnh thoảng rớt nghe lảng cảng, lộp độp như ai văi đá văi sỏi trên mái nhà như ri không biết. Chà, cái đời chi ngụy tặc, pháo không chịu đốt cho hết tối ba mươi sáng ngày mồng một, lại "trần trừa" cho măi tới mồng hai. Năm ni người ta ăn tết to ghê! Hưu chiến đến ba ngày, ai nấy đều vui mừng hớn hở. Càng về khuya, pháo càng nổ nhiều. Tiếng pháo quái lạ, nổ đều nhau hàng loạt khít khao dồn dập thiệt đều. Pháo tống ềnh oàng, pháo đại rung rung tưng tức. Lại h́nh như có ai gọi nhau trong khoảng ngưng tiếng pháo. Vui chơi như rứa th́ thôi! Đầu năm đầu tháng ai từng đời lại mở miệng kêu réo cho to, không kiêng cữ th́ ra năm nếu có chuyện chi cũng đừng than trách! Ống nổ khí đá các-buya kiểu chi mới mẻ, chắc là không phải loại thường làm bằng ống tre mà có lẽ làm bằng ống gang ống sắt thành thử đốt hoài mà không nghe tiếng ống nổ bị rè, hơn nữa, trước khi nổ lại nghe kêu xoe xóe mới thiệt lạ lùng! Pháo nổ nhiều quá, e chừng cả thành phố đều không ai ngủ được. Mở cửa nh́n ra ngoài, thấy cái chi bay như vệt lửa quẹt trên trời. A! Mấy anh quân nhân về phép, sau khi hết pháo bèn xách súng bắn chơi, lại c̣n giả làm Việt Cọng hô "Bắt trói! Bắt trói!" chọc bà con lối xóm.

 

"Ń, có giỡn th́ giỡn vừa vừa, Tết nhứt làm quá không nên..."

 

"Mẹ ơi mẹ! Xin mẹ mau vào trong nhà, kẻo lỡ có chuyện chi th́ tụi con ân hận!"

 

"Mấy anh ni thiệt là lạ chưa tề! Ai từng đời đă như rứa rồi mà c̣n đặt bày nói tiếng bắc tiếng nam với người ta nữa chơ!..."

 

Dưới ánh đèn đường vàng ệch, mấy cái thằng dị kỳ, ăn mặc thụng thệnh, đội mũ sùm sụp, ôm súng chạy lom khom trông chẳng giống ai! Thôi chết rồi! Chết cha tui rồi trời đất ơi! Ở chỗ mô mà chui ra nhiều dữ ri?! Ơi trời ơi là trời! Việt Cọng! Việt Cọng!

Kinh hoàng giăng tứ phía! Trong bóng tối chập chùng, súng đạn nổ đùng đùng, trời lại điểm mưa bay!

Biến cố Tết Mậu Thân ở Huế đại khái mở màn như rứa đó. Hai mươi mấy ngày u ám, khói lửa mịt mù. Những khuôn mặt thất thần lấm lét của người dân chập chờn ẩn hiện trong đổ nát tan hoang. Bom đạn khiến hai lỗ tai lùng bùng nghe kêu o o thiệt khó chịu. Sức ép của chất nổ làm sáng rỡ trần nhà, phập phềnh cánh cửa, dồn hơi tống đầy lồng ngực, rát mặt, bí hơi. Êm êm tiếng súng, giọng kêu cửa mời đi học tập của mấy tên điểm chỉ, nằm vùng nghe lạnh xương sống. Dân Thành nội như con heo trong rọ, biết chạy đi mô? Bánh tét, thịt kho chỉ đủ mấy ngày. Nồi cơm trên bếp nấu thật vội vă. Ai nấy đều không dám ra ngoài, dùng mấy tấm ván, tấm nệm mong manh để ngăn bom đạn. Chợ búa không có, núp măi trong nhà, nếu không chết v́ mảnh bom nhà sập, th́ cũng sẽ chết đói tới nơi. Chạy ra đường lại bí lối, thêm lựu đạn chày và ca nông chơm của cả hai phe. Đài phát thanh Huế, đài Tiếng Nói Tự Do, đài VOA tắt tiếng. Đài BBC loan tin và b́nh luận t́nh h́nh chiến sự nghe dựng tóc gáy. Điện cúp làm bóng tối càng lúc càng nhiều thêm. Trong khắc khoải lại có lệnh phải nghe Bác Hồ đọc thơ Xuân trên đài Việt Cọng. Bài thơ c̣n được phổ theo lối nhạc Tàu eo éo chối tai vốn đă ù v́ bom đạn. Họp hành học tập đường lối chống Mỹ cứu nước. Cô bán quán nằm vùng nay đeo băng đỏ, tay cầm súng AK-47, tay lái xe Honda hai bánh rượt bắn máy bay trực thăng. Thằng ét xe đ̣ bây chừ là chủ tịch khu phố, lập ṭa án nhân dân, xử xét ngụy quân ngụy quyền, buồn buồn bắt mấy học sinh ngang lứa tuổi kết tội làm việc với CIA, cho mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đưa ra bắn bên ngoài cửa Đông Ba. Ông chủ tiệm bán xe Honda ở ngă giữa, tên là Nội, không biết v́ sao mà lănh án tử h́nh, con gái là Nấm Hương mới mười lăm tuổi, học lớp đệ Ngũ trường Kiểu Mẫu, lấy xe ba gác đi chở xác về, mặt tỉnh bơ nhưng đôi mắt rực lên ánh lửa hận thù.

Năm ngoái đọc câu thơ của Dzạ Triều "Đếm thời gian trên đầu ngón tay". Bây chừ không cần phải là thi sĩ cũng làm được chuyện "Đo kinh hoàng trên đầu ngón chưn!". Nỗi kinh hoàng v́ lo sợ làm tê xương sống! Đếm từng phút, từng giờ. Chờ buổi trưa, buổi tối! Đồng minh giải tỏa! Mấy đứa con nít không biết sợ đất sợ trời, đứng trên trên lầu ḥ reo, ra dấu chỉ cho anh lính phe ḿnh bắn bể đầu rạc gáo thằng Việt Cọng sau bụi chè tàu trong Tây Lộc. Chạy loạn qua bên tê trường Kiểu Mẫu, Đồng Khánh, Quốc Học. Cầu Trường Tiền bị giật sập tối hôm qua.Những khuôn mặt hốc hác, kinh hoàng của những người dân trên đường đi t́m sự sống trong khói lửa mịt mù là đề tài tốt cho các nhiếp ảnh viên quốc tế. Có điều họ quên chụp h́nh thằng Vui Điên cứ chạy lên chạy xuống trên đường phố Trần Hưng Đạo phơn phớt mưa bay! Họ quên chụp h́nh thằng gù Bossu điều khiển ban nhạc Blue Star bị bắn chết cạnh bến đ̣ Thừa Phủ. Họ quên chụp h́nh mấy chục ngàn người dân Huế khóc v́ vui mừng trong công viên trước trường Đồng Khánh, sân banh Quốc Học cạnh bia Chiến Sĩ bên hữu ngạn sông Hương khi thấy lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa đang được kéo lên trên cột cờ Phu Văn Lâu sau hai mươi mấy ngày ô nhục.

Gặp nhau hỏi vài câu sống chết ra răng?! Những đôi mắt xa xôi buồn thảm v́ chồng, con, anh, em bị Việt Cọng mời đi họp" bây chừ không biết ở mô? Kể sơ sơ việc thanh niên Phú Cam chống cự đến viên đạn cuối cùng, rồi bị bắt trói dẫn đi từng đoàn lên ngả Nam Giao. Người ta nh́n những nấm mộ ven đường một các hờ hững. Tóc da từng mảng và vải vụn dính bết đầy đường. Người ta chỉ nói sơ sơ về việc gần một trăm đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Việt Cọng chôn sống quanh trường Thành Nhân ngay trong hố cá nhân của họ tại trụ sở, đối diện với trung tâm Văn Hóa Pháp sau khi thất trận. Người ta vừa nói vừa cười trong đớn đau sầu muộn về việc anh lính Cọng Ḥa, có lẽ trong lúc vội vàng Việt Cọng trói không chặc nên vùng sút dây, trước khi chết c̣n rán thọc tay qua khỏi lớp đất, vẫy cầu cứu khi bị chôn sống cùng một lúc với mấy trăm người khác trong sân trường trung học Gia Hội mấy phút trước khi Việt Cọng rút lui. Nhờ bàn tay ḷi khỏi mặt đất người ta mới t́m thấy hầm chôn tập thể dễ dàng!

Băi Dâu ngập ngụa xác người. Trịnh Công Sơn cũng tẩm dầu nhị thiên đường vào khăn tay xong bịt lên mũi tham dự việc bươi xác! Đạn AK-47, mảnh lựu đạn chày, bọng cuốc, nuộc dây điện thoại giết người sờ sờ trước mắt nhưng anh chàng bị mang danh là “phản chiến” này không thấy, mà chỉ thấy “xác trên nóc nhà thành phố, trên con đường quanh co” có lẽ do bom đạn Mỹ Ngụy! Theo đuôi Trịnh Công Sơn là một số những con vật hai chân thời thượng, hát những lời sáng tác tại chỗ "Hát trên những xác người" rất hồ hỡi! Một số giáo sư người ngoại quốc dạy Đại Học Huế bị mời đi “chôn sống”. Vơ Thành Minh, trưởng Hướng Đạo đă từng thổi sáo bên bờ hồ Geneve chống vụ chia đôi đất nước năm 1954 bị cấm không được giúp các người bị thương trong vùng Nam Giao để “đi họp” vĩnh viễn. Thầy Nguyễn Duy Trí, nguyên là đại úy Đại đội trưởng đại đội Dù, giải ngũ về dạy Pháp văn tại trường Hàm Nghi, học tṛ rất thương mến đến độ cứ gọi bằng "Ôn", trong biến cố bom nổ sập nhà, bị cầu thang đè chết, xác rửa ph́nh rất đỗi thương tâm. C̣n rất nhiều người nữa, chết oan chết ức, tan nát h́nh hài! Trong mưa phùn ẩm mốc nặng mùi tử khí, các hướng đạo sinh, các anh trong đoàn Sinh Viên Học Sinh Phật Tử, đă âm thầm cùng các người tù khổ sai và các lao công chiến trường đi moi từng viên gạch, gói từng cái xác tan rữa bầy nhầy trong các khu phố Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, v.v. không một lời than phiền, kể công. Xác tan vữa có mùi tương tự như mùi thịt hộp ba lát của quân đội Mỹ. Dính phải chất vàng vàng trong trong lỏng lỏng như dầu mỡ cá rịn ra từ xác chết heo héo săn săn, cho dù đă rửa tay cả trăm lần bằng xà pḥng pha chanh nhưng khi ngửi móng tay vẫn c̣n dợn lên muốn ọe! Các thứ ly thủy tinh, chén đất lúc này thường khó kiếm v́ đạn bom làm bể nát hoặc lấn cấn khó dùng cho lớp người t́nh nguyện, thành thử các loại chén nhựa, ly làm bằng ni lông được dùng nhiều. Tuy nhiên chất "nhựa người" lỡ dính vào loại ly chén này th́ hầu như khó làm cho mất dấu, bay mùi! Nhờ ơn Bác Hồ mới biết mùi Giải Phóng! Giấy ni lông bọc xác kêu rọt rẹt v́ trời lạnh nghe nổi da gà!

 

Mấy ngày sau khi thành phố Huế được giải tỏa, người ta khai quật hầm chôn tập thể ở Băi Dâu. Một niềm thống khổ uất hận đến độ tê dại châu thân khi nh́n những thi hài bị Việt Cọng trói cặp cánh bằng những khúc dây ni lông đủ màu trước khi chôn sống. Ôi năm ngàn thước dây oan nghiệt, mới mấy chục ngày trước đây đă được một số các Hướng Đạo Sinh đoàn Trần Quốc Toản mua về thắt kết mang dấu hiệu Cung Chúc Tân Xuân!

 

 

Oklahoma 11-1994

 

Thân Trọng Tuấn

 

( Kha sinh Trần Quốc Toản)

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng