MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.(1)

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

 

֎֎֎֎֎֎֎

 

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

 

     ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

 

 

 

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác  PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaUS CongressUS HouseVấn ĐềOANĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFARFISBSTác GỉaVideosFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

v Federal Register vCongr Record v CBO

v US Government vCongressional Record

v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project

v JudicialWatch vReuter vAP vWorld Tribune 

v RealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

v MediaMattersvSourceIntelvNewsupvIntelnews

v GlobalSecvGlobalIntelvEnergyv

v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation

v Infowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact

v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes

v OpenSecret v SunlightFoundation vVeteran

v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite   

v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy

v Observe v American Progress vFair vCity

v Guardian vPolitical Insider vLaw vMedia

v RamussenvWikileaksvFederalist

v The Online Books vBreibart vInterceipt

v AmericanFreePress vPoliticoMagvAtlantic

v National Public Radio vForeignTrade vSlate  

v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS vCNN

v Federation of American Scientist v Millenium

v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media  

v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty

v Science&Technology vACLU Ten v Gateway  

v Open Culture v Syndicate v Capital Research

v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử

v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến v Sách Hiếm   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic

v Khoa HọcTV v Đại Kỷ Nguyên v Đỉnh Sóng

v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo v Quán Văn

v Việt Thức v Việt List  v Việt Mỹ v Xây Dựng

v Phi Dũng v Hoa Vô Ưu v Chúng Ta  v Eurasia

v Việt Tribune v Saigon Times USA v Thơ Trẻ

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v Tấm Gương

v Lao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Sai Gon Echo v Sài G̣n v Thế Giới 

v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ v Ng T Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh

v TPB v1GĐ/1TPB v

SEPTEMBER 2017

 

 

Văn minh Việt – Một sự thật lịch sử

Tháng Tám 14, 2017, in Lịch sử Việt Nam 

 

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển

nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam

 

Bài viết này là sự tổng hợp các sưu tầm và khảo cứu các tài liệu về Sử học, Khảo cổ học, Nhân chủng học, Lịch sử địa chất, và nhiều ngành khoa học khác trong nước và quốc tế. Đồng thời sưu tra các công tŕnh nghiên cứu khoa học của nhiều Học giả Khoa học Xă hội Việt Nam như các Vị Lương Kim Định, Hà Văn Thuỳ, Hà Thiên Niên, Thích Viên Như, Hà Văn Tấn, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Lê Trọng Khánh, Đỗ Văn Xuyền, Phan Anh Dũng,  Nguyễn Thiếu Dũng. Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Từ Chi, Hà Văn Phùng,… Đặc biệt các nghiên cứu Kinh tế thời Nguyên thủy ở Việt Nam của Gs Đặng Phong và nhiều Học giả khác chưa thể kể hết. Thực tiễn các kết quả nghiên cứu đă xác định Dân tộc Việt có nhiều hơn 4,000 ngh́n năm Văn Hiến như chúng ta vẫn quan niệm. Nền Văn minh Việt thời cổ đại đă có chữ viết, triết học, tôn giáo trước Văn minh Hoa Hạ (Hán, Trung Hoa) và kể cả nhiều nền Văn minh khác trên thế giới. Gần đây, sau khi phát hiện ra chữ Việt cổ trên ŕu đá ở Cảm Tang, thị trấn Mă Đầu, huyện B́nh Quả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đă mang đến một cách nh́n nhận mới về Văn minh cổ đại Lạc Việt.

Từ những thập kỷ 60/ Thế kỷ XX, trong một buổi làm việc về Văn học Sử vào trung tuần tháng 3 năm 1964 với các vị Lănh đạo Việt Nam lúc đó  … Nhà Văn học Sử Vũ Ngọc Phan đă nói:” Qua Văn hóa Dân gian tôi  nhận thấy có dấu tích Người Lạc Việt là Tổ Nguyên thủy của Người Việt ngày nay. Người Việt có trước người Hán v́ ở vùng khí hậu ấm hơn. Các truyền thuyết Văn học Dân gian và một số cổ văn Trung Quốc cho thấy từ cổ  Người Việt đă có chữ viết, tôn giáo, và triết học là Đạo Thánh Mẫu Việt. Lạc Việt là một nền Văn minh rất sớm trên Thế giới”- Trích di cảo Văn học và các bài viết về Nhà văn Vũ Ngọc Phan.

Lịch sử Việt bị che khuất bởi sự đô hộ của Phong kiến Phương Bắc và Chủ nghĩa thực dân hơn 2,300 năm. Trong đêm dài sâu thẳm lịch sử đă có không ít các Học giả Việt đi đến các vùng đất cổ của Người Việt bị Nhà Tần xâm chiếm từ năm 218 Tr.CN. Nhiều cổ văn ghi lại đă bị cướp phá thất truyền trong tro bụi chiến tranh xâm lược triền miên. Chính sử sách, thư tịch Việt Nam, Trung Quốc đều ghi rơ các triều đại phong kiến Phương Bắc xâm lược, cai trị Giao chỉ – Việt Nam rất tàn bạo, hà khắc như hoạn thiến đàn ông, bắt giết trẻ con con trai Việt, cấm không được thờ Đạo Thánh Mẫu, đốt sách, phá hủy văn bia, chùa, đền, đ́nh, miếu,… bắt ăn mặc, giáo dục, phong tục theo cách người Hán.

Đại Việt sử kư toàn thư viết:” tháng 7 mùa thu năm Mậu Tuất kỷ Lê Thái Tổ (tức năm thứ 16 niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh). Người Minh sai hành nhân Hạ Thanh, Tiến sĩ Hạ Thời đến lấy các sách ghi chép sự tích cổ kim của nước ta”, lời tựa Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí của Phan Huy Chú nói: “Cuối đời Trần do sự biến người Minh, thư tịch đă mất hết…”. Phan Huy Chú viết là: “nhà Hồ thất thủ, bấy giờ tướng nhà Minh Trương Phụ thu lấy sách vở cổ kim đưa hết về Kim Lăng”. Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phần chính biên quyển 13, B́nh Định Vương năm thứ 2 (tương đương với niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 17, tức năm 1419) có chú thích và ghi kèm theo danh mục thư tịch bị Nhà Minh cướp đi. Có thể dẫn nội dung các chiếu dụ của vua Nhà Minh thời Vĩnh Lạc từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 chép trong Việt Kiệu thư: ” Minh Thành Tổ (chữ Hán – 明成祖, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1360, mất ngày 12 tháng 8 năm 1424, tên thật là Chu Lệ  Đệ  朱棣, dân tộc Hán, là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị 22 năm từ 1402 – 1424, niên hiệu Vĩnh Lạc – 永樂) có chiếu ngày 21 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5, cho bọn Trương Phụ: “Ta nhiều lần dụ cho các ngươi phàm tất cả sách vở, ván khắc chữ của An Nam, kể cả mảnh giấy con chữ của trẻ con làng quê dùng để mới học chữ và những tấm bia xứ ấy dựng lên, hễ thấy là hủy ngay, chớ bỏ sót. Các ngươi nay phải làm theo sắc chỉ trước đây, lệnh cho quân lính hễ gặp một mảnh văn tự của xứ ấy th́ phải đốt ngay, không được giữ lại”.  Như vậy, cho đến cuối thời Trần ở Việt Nam vẫn c̣n dậy chữ Việt cổ. Nếu là chữ Hán – là thứ giáo dục theo chính sách Hán hóa từ thời Nhà Tây Hán đến Nhà Minh đă hơn 1,700 năm th́ không lư ǵ Nhà Minh lại phá bỏ. Thời hiện đại, Học giả Trần Đại Sỹ là một trong nhiều học giả Việt đă có công khi viết và truyền bá ra thế giới sự thật các chứng tích đất cổ của người Việt nay vẫn c̣n ở một vùng đất rất rộng lớn phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) thuộc đất Trung Hoa ngày nay.

Sự thật lịch sử là không thể bác bỏ, tác giả bài viết này tuyệt đối không phải người theo chủ nghĩa Dân tộc hẹp ḥi hay cổ súy tôn vinh Ḍng Họ một cách cực đoan. Tác giả chỉ sưu tầm và sắp xếp lại các cứ liệu Sử để góp một phần chứng minh sự thật Văn minh Việt là một trong những nền Văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất của Nhân Loại thời cổ đại nhằm bác bỏ những tồn tại nhận thức sai lệch về lịch sử Việt bị xuyên tạc trong quá tŕnh Hán Hóa và Chủ nghĩa Thực dân đă nô dịch Dân tộc Việt hàng ngh́n năm qua. Nhận xét về hậu quả của chính sách Hán hóa và nô dịch của thực dân Pháp, nhân kỷ niệm 40 năm Ḥa đàm Paris 1973 – 2013, ông Nguyễn Mạnh Cầm, 85 tuổi, nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao 1991 – 2000, nguyên Phó Thủ Tướng Chính Phủ thời kỳ 1997 – 2002 đă trả lời phỏng vấn, ông nói:“ Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống vẫn lấn lướt,… Đấy chính là khởi nguồn đă gây ra bao nghịch lư cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán”. 

Lịch sử Văn minh Việt ngày nay rất cần các chứng cứ Khoa học về sự thật Lịch sử Việt, để t́m lại cội nguồn tinh thần Việt thời cổ xưa bị ch́m đắm trong đêm dài nô dịch của Phương Bắc, của Chủ nghĩa Thực dân,… đó sức mạnh bản sắc độc đáo Việt phải được phát huy trong Thời đại Hồ Chí Minh để xây dựng “Dân giầu, Nước mạnh, Xă hội Dân chủ, Công bằng, Văn minh” ngày hôm nay bằng bản sắc Việt như chính Khổng Tử đă nhận định trong Thiên Trung Dung:”,…đó là sức mạnh của Phương Nam, người Quân tử ở đấy”.

Đă qua 103 năm kể từ ngày cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim được phát hành. Các sự kiện liên quan trong quá khứ lịch sử của Việt Nam được viết trong các sách, thư tịch cổ đă bị cướp phá đưa ra nước ngoài trong một khoảng thời gian rất lâu dài từ năm 218 Tr.CN đến tận năm 1975/ Thế kỷ XX sau CN đă làm sai lệch, để lại nhiều khoảng trống trong lịch sử Dân tộc. Một khối lượng khổng lồ hàng chục ngh́n trang sử, thư tịch cổ Người Việt hiện đang được lưu trữ ở Trung Quốc, ở các thư viện Âu – Mỹ nay được công bố một phần nhờ vào quá tŕnh Hội nhập Toàn cầu và sự phát triển vũ băo của Khoa học Kỹ thuật Thế giới từ thập niên 50/Thế kỷ XX đến nay, trong đó Công nghệ IT là một trong những tác nhân quyết định. Chỉ trong khoảng hơn 30 năm sau Công cuộc Đổi Mới do Đảng ta khởi xướng năm 1986 đến nay các Ngành khoa học Xă hội và Khoa học Tự nhiên Việt Nam đă tiếp thu một khối lượng đồ sộ các thành tựu của Khoa học Kỹ thuật Tiên tiến Thế giới để áp dụng cho các Ngành Khoa học, Kinh tế, Xă hội Việt Nam.

Những phát kiến lớn và mới của Thế giới và trong Nước ta góp phần làm lộ sáng những khoảng tối, bù đắp vào những khiếm khuyết hạn chế trước đây của Lịch Sử Việt Nam. Kết quả các công tŕnh nghiên cứu khoa học xă hội, đặc biệt của các ngành Khảo cổ học, Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Lịch sử kinh tế, Địa chất học,…của các Học giả Phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam đă chứng minh Người Việt cổ từ hơn 10,000. năm trước đây đă có chữ viết kiểu Khoa đẩu (Khoa học Trung Quốc gọi là Chữ Vuông) khắc trên đá ở cao nguyên đá Sapa, Đồng Văn, trên đồ gốm, ŕu đá và đồ đồng như Ŕu đá Bắc Sơn, thân trống Lũng Cú và nhiều thạp, trống đồng thời kỳ Văn hóa Bắc Sơn, G̣ Mun,… Đông Sơn. Năm 1925, Nhà Khảo cổ học M.Colani đă phát hiện ở hang Lèn đất, tỉnh Lạng Sơn ŕu đá thời kỳ Văn hóa Ḥa B́nh – Bắc Sơn niên đại 10,000. năm Tr.CN có khắc chữ Việt cổ.

Chữ Việt cổ có trước khi người Hán có chữ chữ Giáp – Cốt đời Ân – Thương (năm 1392 – 1122 Tr.CN ) như chính các kết luận khoa học của Hội Lịch sử Khảo cổ Văn hóa Lạc Việt – Quảng Tây, Trung Quốc công bố năm 2011 – 2012 / Thế kỷ XXI. Quy luật tiến hóa Lịch sử Nhân loại cho thấy một dân tộc chỉ có thể có chữ viết khi đă h́nh thành tư duy triết học. Ban đầu sự h́nh thành triết học được tạo bởi nhu cầu phải nhận thức được xă hội, tự nhiên của một Tộc Người Nguyên thủy đă tiến hóa cao cần phân định sự vật, sự việc trong cuộc sống hàng ngày trên cơ sở đă h́nh thành nền Kinh tế  Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủ công,…Cùng với sự xuất hiện của các loại Tiền cổ dùng trao đổi hàng hóa là sự h́nh thành Nhân sinh quan và Thế giới quan của Dân tộc Việt thể hiện qua các nghi thức cúng tế Trời – Đất – Nước. Các bằng chứng ấy đă được phát hiện tại các di chỉ cư trú và mộ táng ở Văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu cách đây gần 4,500 năm, xa hơn là các di tích để lại đến ngày nay ở vùng đất cổ của người Việt ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân nam,… đến hồ Động Đ́nh, phía tây tỉnh Quảng Tây và toàn bộ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cách đây khoảng 5,000 năm. Ở giai đoạn cuối thời kỳ Đá Mới và sơ kỳ thời đại Đồ Đồng hơn 6,000 năm đến 4,500 năm trước, tại di chỉ Văn Hóa Phùng Nguyên (xă Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) qua các h́nh thức mộ táng, nơi cư trú, công cụ sản xuất đă chứng tỏ có sự phân chia giai cấp để h́nh thành Nhà Nước của người Lạc Việt. Ba vấn đề Chữ viết – Triết học – Tôn giáo – Kinh tế là cơ sở logic sớm h́nh thành Văn hóa dân tộc Việt, Nhà nước Việt cổ đại – đây cũng là quy luật chung tiến hóa của các Nền Văn minh Nhân Loại.

Quá tŕnh Hán hóa làm không ít các phong tục Việt bị lai tạp về h́nh thức bên ngoài. Sự Hán hóa lại được các triều đại Phong kiến Phương Bắc ra sức củng cố trong suốt hàng ngh́n năm thống trị đă được ghi trong nhiều sách cổ Trung quốc  đến mức có không ít học giả Việt nam thời cổ cũng như một số học giả thời hiện đại tự giác tiếp thu, giải thích lịch sử Việt theo quan điểm Sovanh Đại Hán. Theo sưu tầm, nghiên cứu của nhiều công tŕnh khoa học về Sử học, Khảo cổ th́ trang phục của người Việt trước Công Nguyên là cắt tóc ngắn, mặc áo chẽn, xăm ḿnh để dễ đi trong rừng và bơi lội dưới nước, thức ăn chủ yếu là gạo, các loại cây, hạt có bột, tôm cua cá, có tŕnh độ cao về luyện kim và chiến trận với nỏ và thủy chiến. Ra trận chống giặc ngoại xâm, lương dùng trong quân Việt chủ yếu chỉ là bánh đa, nước gạo, chữa bệnh và bị thương thường dùng là cây thuốc Nam có sẵn ngay trong vườn nhà và có ở khắp nơi, nay gần như đă thất truyền. Duy nhất c̣n bảo tồn và lưu giữ qua hàng ngh́n, vạn năm chiến tranh là Tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt (Đạo Mẫu) có  giáo lư Triết học Gia đ́nh và Đạo lư Gia Tiên với tục thờ cúng 03 bát hương lấy Gia đ́nh  làm căn bản cho nền móng xă hội là vẫn c̣n nguyên giá trị cho sự tồn tại, phát triển của xă hội Việt đến tận ngày nay.

Đối với các Học giả Việt từ thế kỷ XI sau CN đến trước thập kỷ 50 thế kỷ XX v́ sự độc quyền thống trị, độc quyền thông tin của Phương Bắc và Chủ nghĩa Thực dân cho nên nhận thức các Học giả Việt không có ǵ đáng chê trách. Không những thế, đa số họ bị trói chặt trong giáo lư chế độ Quân chủ Chuyên chế nên các Nhà Sử gia Việt Nam vẫn không tránh khỏi sự viết sai lệch sự thật lịch sử coi chính Dân tộc Việt là Man – Di. Quan điểm này c̣n được chính thống giáo dục trong suốt thời Bắc thuộc đến mức trở thành tư duy của gần hết các Vương triều Việt Nam độc lập sau này. Đó là kiểu giáo dục Nho giáo học thuộc ḷng, bảo sao, nghe vậy, không có bất cứ sáng tạo nào với mục đích để đào tạo ra những lớp người ngu tín,…Sự áp đặt văn hóa lâu dài đến mức một bộ phận người Việt tự giác tiếp thu để viết trong ngay trong chính sử Việt như sau:” Đinh Sửu (138 sau CN) người Man ở huyện Tượng lâm quận Nhật Nam (ở địa giới nước Việt Thường xưa) là bộ Khu Liên,……”(Đại Việt Sử kư toàn thư – Ngoại kỷ, quyển III). Ngô Sỹ Liên cũng viết  trong Toàn thư, Ngoại kỷ, quyển V, trang 130, Nhà xuất bản khoa học xă hội, Hà nội 1967 như sau:” Nhâm Tuất (722 – Đường Huyền tôn, Khai nguyên năm thứ 10) Tướng giặc là Mai Thúc Loan chiếm giữ châu, xưng Hắc đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp, Chân Lạp, số quân nói là 30 vạn người”. Sử gia Ngô Th́ Sĩ thế kỷ XVIII đă phê phán sự nhận định sai lầm về cách viết của một số Nhà sử học trước ông như sau: “Đương lúc nội thuộc, Mai Hắc Đế ở Nam Đường khởi binh chiếm giữ châu, không chịu sự trói buộc của bọn quan lại bạo ngược, cũng là tay lỗi lạc trong bực thổ hào. Thành công th́ có Lư Bôn, Triệu Quang Phục, không thành công th́ có Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Họ đáng được biểu dương. Nhưng sử cũ lại chép là Tướng giặc, là sai lắm”.

Nguyên nhân xuyên tạc Văn minh Việt từ chính sách Hán hóa và một số nhận thức sai lệch về Sử học: Từ sau Cách mạng Dân chủ – Nhân Dân 1945 với tinh thần quật khởi của Dân tộc Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của Nước Việt Nam. Trên tất cả các b́nh diện Kinh tế – Xă hội, Văn học – Nghệ thuật đă có rất nhiều thay đổi với hệ thống thông tin ngày một nhiều, sâu rộng. Thông tin quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là từ sau Công cuộc Đổi Mới, Cải cách và Hội nhập năm 1986 do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng. Tuy nhiên ngay trong giới Khoa học Xă hội Việt Nam vẫn c̣n một số Học giả đă cố thủ duy tŕ tư duy Hán hóa rất cần phê phán nghiêm khắc, mặt khác cần xem lại sự truyền bá tư tưởng Hán hóa của họ như vậy có mục đích, động cơ ǵ? Đây là vấn đề lớn, phức tạp. Trước hết khi tra xét nguyên nhân, chúng ta cần dẫn chứng nguồn gốc người Hán – hay gọi đúng là Hoa Hạ theo chính  các tài liệu khoa học ngày nay của Trung Quốc với mục đích làm sáng tỏ nguồn gốc của sự thống trị, bá quyền Đại Hán.

Theo lịch sử Trung quốc, về nguồn gốc Dân tộc Hoa Hạ xuất hiện vào thời kỳ Đá Mới, cách ngày nay khoảng 30,000 năm đến 25,000 năm. Các sách sử của Trung Quốc được t́m thấy có niên đại cổ nhất là đời Nhà Thương khoảng năm 1,700 Tr.CN – 1,046 Tr.CN. Sử kư Tư Mă Thiên viết vào khoảng năm 100 Tr.CN và sách Trúc thư Kỷ Niên ghi rằng có một triều đại là Nhà Hạ có trước Nhà Thương. Theo cổ sử Trung quốc th́ Nhà Hạ tồn tại vào khoảng năm 2,205–1,767 Tr.CN, cách ngày nay là 4,221 năm đến 3,783 năm.  Năm 207 Tr.CN, sau khi diệt Nhà Tần dẫn quân vào Quan Trung, Lưu Quư Bái Công xưng Hán Vương, lập nên Nhà Hán vào năm 207 Tr.CN. Đến khi diệt được Tây Sở Bá Vương Hạng Tịch (Vũ) th́ Hán Vương lên ngôi Hán Cao Tổ Hoàng đế năm 202 Tr.CN. Nhà Hán trải qua nhiều biến cố, loạn lạc, từ Tây Hán, Đông Hán, Thục Hán, Nam Hán,…hơn 600 năm là một Vương Triều kéo dài nhất trong lịch sử Trung Hoa nên từ đó người Hoa Hạ – Trung Nguyên tự xưng là Người Hán.

Hoa Hạ (chữ Hán  ) là tên thường dùng để chỉ Trung Hoa, hoặc nền văn minh Trung Hoa. Chữ Hoa Hạ có nhiều thuyết cho rằng được viết đầu tiên trong sách Tả Truyện. Tuy vậy ngay nguồn gốc sách Tả truyện cũng có nhiều ư kiến khác nhau. Sách Tả truyện 左 傳, c̣n gọi là Tả thị Xuân Thu là sách cổ nhất của Trung Quốc viết về lịch sử từ năm 722 Tr.CN đến năm 468 Tr.CN.Tác giả được cho là Tả Khâu Minh. Sách Xuân Thu, có nhiều Học giả nổi tiếng như Dương Bá Tuấn 楊 伯 峻 cho rằng Tả Truyện được viết vào thời Chiến Quốc vào năm 389 Tr.CN. Từ cổ đại cho đến ngày nay, có nhiều Học giả cho rằng tác giả Tả thị Xuân Thu, tên gọi đầy đủ của Tả truyện lại không phải là Tả Khâu Minh. Tả Truyện có thể không phải tên tác giả mà là tên của một địa danh. Tả Thị là địa danh quê của Ngô Khởi, người nước Vệ, là học tṛ của Tăng Tử, sau là Danh tướng của Ngụy Văn Hầu theo như Thiên Liệt truyện Tôn Tử, Ngô Khởi viết trong Sử Kư Tư Mă Thiên.” Bởi vậy sự giải thích danh từ Hoa Hạ được dùng c̣n nhiều tranh luận về nguồn gốc, vậy Văn minh Trung Hoa bản thân chưa thật rơ về nguồn gốc sao có thể xác định rơ nguồn gốc Dân tộc ngoài Trung Hoa?

Giải về nghĩa, chữ Hạ đồng nghĩa với Nhà Hạ một Vương triều cổ đại, chữ Hạ c̣n nghĩa là to lớn. Chữ Hoa được dùng để nói về một dân tộc cổ Trung Nguyên mặc đẹp. Nghĩa khác của chữ Hạ là tên sông Hạ Thuỷ, sau khi lập Nhà Tây Hán c̣n gọi là Hán Thuỷ. Chữ Hoa c̣n là tên gọi của núi Hoa Sơn. Truyền thuyết rằng 4,000 năm Tr.CN, ở Hoàng Thổ Cao Nguyên và Hành Lang Hà Tây là nơi cư trú tộc Hạ, vùng phía nam Tấn Quan Trung là nơi cư trú tộc Hoa. Ở lưu vực sông Hán và nam sông Hoài là Tộc Xi Vưu. Năm 2,700 Tr.CN, Hạ tộc là Hoàng Đếđánh thắng Viêm Đế, thủ lĩnh tộc Hoa, hợp thành Hoa Hạ. Sau tộc Hoa Hạ diệt tộc Xi Vưu, chiếm toàn bộ vùng Trung Nguyên. Tộc Hoa Hạ c̣n đồng hóa các Bộ tộc khác như Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Đông Di, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, hậu duệ Xi Vưu, Hung Nô, Tiên Bi,… Từ thời nhà Chu, các bộ tộc hợp nhất Hoa Hạ mở rộng lănh thổ từ Hoàng Hà đến phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Hiện nay, tại Trung Quốc vẫn tự gọi là nước Trung Hoa, cả Đại lục và đảo Đài Loan đều dùng tên quốc gia là Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc. Lịch Trung Quốc được gọi là Hạ Lịch. Danh từ Hoa c̣n được các nước khác dùng như Người Hoa, Sao Hoa Nữ, Hoa Kiều.

Ngay từ thời cổ đại, sau khi chiến thắng Xuy Viu, một phần tầng lớp Thượng lưu của tộc người Hoa Hạ đă tự cho họ là một Dân tộc Thượng đẳng, Những người Thượng lưu Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) miệt thị các dân tộc không phải Hoa Hạ đều là những loại người man rợ không có quần áo, không có văn hóa, chữ viết, pháp luật, quan hệ quần hôn theo Mẫu hệ – như các bầy muông thú. Tộc Hoa Hạ dùng danh từ miệt thị để gọi các tộc người ngoài Hoa Hạ như tộc phía Bắc sông Hoàng Hà là Địch, Rợ, các tộc ở phía Đông gọi là Di, các tộc phía Tây gọi là Nhung. Ở Nam sông Dương tử (Trường giang) gọi là Man. Như vậy ngoài tộc Hoa Hạ, cách gọi miệt thị để chỉ tên các dân tộc khác là Man Rợ, Man Di, Man Địch. V́ thế, ngay từ thời cổ đại, giới Thượng Lưu Hoa Hạ viết trong các sách Trung Hoa đều dùng danh từ miệt thị để phân biệt các dân tộc ngoài Trung Hoa như sau: 

Các tộc người phía Bắc được gọi là Bắc (Rợ )Địch (北 狄) như Rợ Hung nôRợ Kim, Rợ Khiết Đan, Rợ Đột QuyếtRợ Hồ (ở phía Tây Bắc). Người Hoa Hạ cho rằng Người Rợ là hung dữ, giả dối, là Ngụy (Tên nước thời Xuân Thu ở Bắc sông Hoàng Hà) theo cách trá ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, ngụy tạo. 

Các dân tộc phía Đông được gọi là Đông Di ( ) có Triều TiênNhật Bản – Thời cổ người Nhật thấp lùn nên c̣n gọi là Oa Di, hay Uy Di. Chữ “oa” hay “nụy” nghĩa là lùn thấp. Quan niệm của người Hoa Hạ là Người Đông Di là loại người hèn yếu. 

Các dân tộc phía tây gọi là Rợ Tây Nhung (西 戎) gồm có Tây Hạ,Thổ Phồn. Các tộc người này ở vùng Thanh Hải, Trung Quốc. Người Rợ Nhung được cho là loại người không có ư chí.

Các dân tộc phía Nam được gọi là Man hay Nam Man (南 蛮). Đây là cách gọi chung cho nhiều dân tộc sống trên các quốc gia cổ đại ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) được gọi là Bách Việt có những tên gọi khác nhau như: Lạc Việt (雒 越), Âu Việt (甌 越), hay c̣n gọi là Tây Âu – (西 甌),Câu Ngô (句 吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚 越), Cán Việt (干 越), Sơn Việt (山 越), Dạ Lang (夜 郎), Điền Việt(滇 越 / 盔 越), Mân ViệtSơn Việt, , … Người Hoa Hạ coi những tộc người Việt ở phía Nam có khí hậu ấm, nóng ẩm, quần  áo trang phục đơn giản là những người man rợ, không có văn hóa, lễ nghĩa, ngu dốt, dă man, không phân biệt vợ chồng, sống theo kiểu quần hôn của chế độ Mẫu hệ.

Thực tiễn các sự kiện của lịch sử Đông Á cho thấy mặc dù bị khinh miệt, các Dân tộc ngoài Trung Nguyên (Hoa Hạ) thường xuyên tiến công, đánh phá và chiến thắng dân tộc Hoa Hạ (Hán) như Nguyên – Mông lập nên Nhà Nguyên, Kim lập nên Nhà Thanh ở Trung Hoa. Phía Nam là người Việt – Rợ Man Di, Nam Man thường xuyên nổi dậy đánh thắng các cuộc xâm lược tổng lực của Trung Hoa. Đặc biệt Dân tộc Lạc Việt là Dân tộc duy nhất ở vùng Đông Á không bị Hán hóa. Ngược lại tất cả người Hán (Hoa Hạ) là giới Thượng lưu Sỹ Phu đến người dân thường tộc Hán khi xâm nhập, cư trú trên Đất Việt đều bị Việt hóa, coi Việt Nam là tổ quốc, quê hương của họ. Trong lịch sử chống ngoại xâm của Dân tộc Việt đă có không ít các tướng sỹ là người Hán ra trận trong những Đội Quân Việt và họ đă hy sinh v́ Độc lập – Tự do, toàn vẹn lănh thổ Quốc gia Việt, những người Hán đă sống ḥa nhập xă hội Việt đoàn kết, lao động chung tay cùng Người Việt xây dựng Kinh tế – Xă hội Việt Nam.

Những quan điểm kỳ thị các dân tộc ngoài Trung Hoa của giới Thượng lưu, Quư tộc Hán đă ảnh hưởng không nhỏ đến các học giả ở châu Âu, châu Á tiếp thu chủ nghĩa Sovanh Đại Hán đều viết trong các sách thời cổ đến tài liệu khoa học hiện đại một nhận định chung về Dân tộc Việt vốn là Người Man di, Mọi rợ,… với cách mô tả thời cổ Người Việt là Dạ Lang, cởi truồng, không quần áo, không chữ viết, không văn hóa, không biết cày ruộng, không phong tục hôn nhân,… Sự tồn tại nhận thức này ở phần lớn Thế giới lại được củng cố bằng những bức ảnh của Thực dân Pháp về cảnh sống Người Việt Nam thế kỷ 19 đến những năm 1940 thế kỷ 20 khi người Việt đă bị vây hăm đói khổ, ngu tối của Hán hóa hơn 2,000 năm lại thêm sự bóc lột, bần cùng khai thác thuộc địa của Chủ nghĩa Thực dân cũ gần 100 năm cho thấy một Dân tộc Việt đói rách, xấu xí, có khuôn mặt gồ ghề môi thâm, thân h́nh c̣i cọc, h́nh dáng thô bỉ. Cách mạng tháng 8/1945 đă đưa Dân tộc Việt Nam vượt qua một thời lịch sử gian nan hơn 72 năm đang dần trả lại cho Người Việt – nhất là Thanh niên Việt, trong đó Phụ nữ trẻ Việt Nam đă có thân h́nh cao lớn, cân đối, nước da sáng, mịn màng – Một trăm năm sau Người Việt sẽ là một trong những chủng tộc đẹp của Nhân Loại.

Sách Hậu Hán thư ghi: “Phàm đất thuộc bộ Giao Chỉ, tuy đă đặt quận, huyện, nhập vào lănh thổ Trung Quốc, nhưng ngôn ngữ vẫn khác nhau, phải có thông ngôn mới hiểu. Người như cầm thú, không phân biệt. Trưởng ấu búi tóc ở gáy, đi chân không, lấy vải quấn qua đầu làm áo. Sau đó những người tội phạm Trung Quốc đến ở lẫn với họ, mới biết ngôn ngữ dần dần thấy hóa theo lễ. Đến thời Quang Vũ Trung hưng (Hán Quang Vũ – Nhà Đông Hán), Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân, bấy giờ mới dạy cho dân biết cày cấy, biết đội mũ đi giày, đặt mối lái, dân mới biết hôn nhân, dựng học hiệu dạy lễ nghĩa …”. Các bộ chính sử Việt Nam như Đại Việt Sử kư của Lê văn Hưu được nhắc lại trong Đại Việt Sử kư Toàn thư của Ngô Sỹ Liên cũng chép, viết theo sách nô dịch của Trung Hoa:” Bấy giờ là thời Hán Quang Vũ năm Kiến Vũ thứ 5 là năm Kỷ Sửu (năm 29 sau CN). Tích Quang là người quận Hán Trung, khi ở Giao chỉ lấy lễ nghĩa dậy dân. Sau nhà Hán lại lấy Nhâm Diên làm Thái thú Cửu chân. Diên là người Uyển huyện. Tục người Cửu chân chỉ làm nghề đánh cá đi săn, không biết cầy cấy. Diên mới dậy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ”.

Sự tàn bạo của các triều đại thống trị Trung Hoa không chỉ với các dân tộc ngoài Trung Hoa mà c̣n được áp dụng ngay chính với Người Hoa Hạ (Hán) là Dân Trung Hoa. Sự tàn bạo, hăi hùng c̣n lưu truyền đến tận ngày nay đă được nhắc đến trong Bài diễn thuyết của Trung tướng Lưu Á Châu tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 như sau:“Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân th́ mới coi người khác và tính mạng của họ như tṛ đùa. Tự thân không có quyền lực để quư trọng sinh mạng của ḿnh, cũng không cho phép người khác có. Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được “luyện” thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động. Giai cấp thống trị cũng cố t́nh đưa người ra giữa đám đông để hành h́nh. Giai cấp bị trị th́ hưởng thụ cảm giác “hưng phấn” của nhà thống trị trong đám đông. Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng tŕ, người xem đông “như rừng như biển” suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay c̣n nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán. Ngày nay không c̣n lăng tŕ nữa, nhưng thói quen “xét xử giữa công chúng” vẫn c̣n. Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục Quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898) như trẩy hội th́ làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?” 

Chính Nhà Triết học – Văn hóa vĩ đại Trung Hoa là Khổng Tử c̣n gọi là  Khổng Phu Tử ( 夫子 – sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch, năm 551 Tr.CN – mất năm 479 Tr.CN), đă viết trong Thiên Trung Dung :” Độ lượng bao dung, ôn ḥa, giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của Phương Nam, người Quân tử ở đấy. Mặc giáp, cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của Phương Bắc, kẻ Cường bạo ở đấy”.

Từ sau cuộc Nam chinh xâm lược Bách Việt của 50 vạn quân Tần năm 218 Tr.CN dưới thời Tần Thủy Hoàng, đến nay đă hơn 2,200 năm,  các triều đại Trung Hoa luôn thực hiện chính sách Hán hóa đàn áp khốc liệt cả về thể xác và tinh thần đối với với Dân tộc Việt đă làm suy tàn nền Văn minh Việt. Đă có nhiều thời kỳ trong đêm dài lịch sử bị thống trị, trên các vùng đất Việt điêu tàn, dân Việt chỉ c̣n lại người già, phụ nữ, trẻ em. Thanh niên trai tráng, phụ nữ trẻ đẹp, người thầy, người thợ tài giỏi, … hàng năm bị bắt cống nộp sang trung Hoa.

Học giả có tư tưởng bán nước, nô lệ Phương Bắc thời cổ tiêu biểu là Lê Tắc khi soạn An Nam chí lược (khoảng đầu thế kỷ XIV). Khi Nhà Nguyên cho quân xâm lược Đại Việt, Lê Tắc đă cùng với Trần Ích Tắc đầu hàng Thoát Hoan rồi trốn sang Trung Quốc. Trần Ích Tắc được phong An Nam Quốc vương, c̣n Lê Tắc được phong Thị Lang. Nhà Văn học sử Trần Thanh Mại đă viết bài“Một nhà viết sử bán nước, một quyển sử nhục nhă”  đăng Tạp chí Tao Đàn số 3, ngày 01-4-1939. Sau này trong bài viết b́nh luận của ḿnh, Nhà Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng cũng có nhận xét như Trần Thanh Mại. Năm 1961, khi Viện Đại Học Huế xuẩt bản An Nam chí lược, Linh Mục Cao Văn Luận nhận định: “Lê Tắc quên ḿnh là người Việt, dựa vào lập trường và quan điểm của người Nguyên để soạn tập. Chẳng hạn như những lời nịnh nọt a dua của soạn giả, những đoạn văn kiêu ngạo, tự tôn tự đại tŕnh bày trong các chiếu chỉ của nhà Nguyên và trong các bài tựa các danh nhân hồi ấy, đều khiến chúng ta vô cùng uất ức và đau đớn”. –  Trích dẫn An Nam Chí lược, trang 8. Sự lư giải chủ quan thiếu cơ sở khoa học cũng là một nguyên nhân như “Văn Lang có thể lư giải theo cách là Dạ Lang”, … từ sự ghi chép không rơ từ nguyên nhân nào của sách Lâm Ấp Kư đặt Văn Lang ở phía nam huyện Chu Ngô, quận Nhật Nam là một (Bộ tộc) rợ người dă man gọi là Văn Lang Dă nhân, không biết làm nhà, chỉ làm tổ trên cây, ăn thịt cá sống, bán các hương liệu,… Đến ngay Học giả nổi tiếng thời hiện đại như Đào Duy Anh cũng chép lại như vậy ngay trong mục Nước Văn Lang của sách Lịch sử Cổ đại Việt Nam. Tuy nhiên, Sau khi phân tích, lư giải của Đào Duy Anh cũng không tin vào chính ư kiến của ông. Đào Duy Anh lại viện dẫn phân tích của Học giả H.Maspero là hợp lư do các sử gia Việt Nam đă chọn tên từ các truyền thuyết rồi theo ư riêng để ghép vào làm cho các tộc người Việt có tên khác nhau. Kết cục, chính Đào Duy Anh cũng không xác định Việt Thường, Văn Lang, Dạ Lang là như thế nào.

Thời nay, bất chấp sự thật đă có hàng triệu thông tin khoa học khách quan về sử học, khảo cổ học và nhiều khoa học khác về Văn minh Lạc Việt, vẫn c̣n không ít Học giả Việt tuyên truyền, cổ vũ một cách hăng hái cho tư tưởng Hán hóa nô dịch ở ngay tại các diễn đàn ở Việt Nam. Phải kể đến tiêu biểu cho kiến thức tư duy Hán hóa là Gs Đặng vũ Khiêu chuyên viết câu đối bằng chữ Quốc ngữ phiên âm Hán Việt nhưng không lại hiểu nghĩa chữ, gây nên nhiều sự đàm tếu, bất b́nh và bị giới Trí thức chân chính viết bài phân tích, phê phán gay gắt hàng chục năm qua – Đă tuyên bố tại hội nghị Ban chấp hành Hội đồng ḍng họ Vũ – Vơ Việt Nam ngày 22/12/2012:” Đầu Công nguyên dân tộc ta làm ǵ có họ,…”. Để xác quyết Thủy tổ họ Vũ – Vơ Việt Nam là Kinh lược sứ Vũ Hồn người gốc Hán, cũng như để biểu dương Văn hóa Hán, Gs Đặng vũ Khiêu thường mặc y phục Măn Thanh một cách trang trọng vào bất kỳ Lễ Hội nào. Ngay ở Hội giải bóng đá trẻ họ Vũ – Vơ Việt Nam ngày 01/9/2014, , Gs Đặng vũ Khiêu trịnh trọng trong trang phục Hán tuyên bố:” Họ Vũ – Vơ Việt Nam chúng ta có vinh hạnh có Bà Tổ Mẫu Vơ Tắc Thiên,.. Cụ Vũ Hồn là cháu đích,…”. Các tuyên bố như vậy được ghi âm, video sao ra hàng ngh́n bản tuyên truyền trong họ Vũ – Vơ cả nước Việt Nam. Đối chiếu thư tịch lịch sử Trung Quốc viết vào thời Minh, Thanh cùng với các cuộc khảo sát điền dă những năm 1998 – 2009 của một số đoàn Lịch sử Tộc phả Việt tại Quảng Châu, Phúc Kiến thấy rằng tại đây hiện không c̣n họ Vũ – Vơ, không rơ do trả thù tội ác của Vơ Tắc Thiên hay nguyên nhân nào đă đổi họ, hay chạy loạn?

Một vị Học giả khác là Gs Ts Vũ Minh Giang có cùng nhận thức, tư duy lịch sử đồng điệu với Gs Đặng vũ Khiêu. Vị Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang cũng không biết Hán Văn, nhưng để tỏ ra uyên bác vẫn thường dẫn giải Sử học bằng “Hán học” tận tụy truyền bá kiến thức là khởi nguồn Văn hóa Việt là được Hán giáo hóa rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Vị Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang với 09 chức danh đáng kính trong Ngành Khoa học Xă Hội đă viết, phát biểu nhiều lần thể hiện sự sùng bái Văn hóa Hán. Quan điểm của Gs Ts Vũ Minh Giang thể hiện rơ trong bài: “ Cần hết sức thận trọng khi sử dụng truyền thuyết dân gian như một nguồn sử liệu” in trong sách THÔNG TIN D̉NG HỌ của Hội đồng Vũ – Vơ Việt Nam số 30/ Quư II – 2012 như sau: “ Không có ǵ phải nghi ngờ, hệ thống tên, họ mà người Việt đang sử dụng rộng răi hiện nay, là sự mô phỏng hệ thống tên họ của người Hán, …Phải đến đầu thế kỷ thứ 3, khi Sĩ Nhiếp sang làm Thứ sử Giao châu, những ảnh hưởng văn hoá Hán tới người Việt, trong đó có hệ thống văn tự, phong tục tập quán và quan hệ xă hội, mới bắt đầu trở nên sâu rộng. Rất có thể hệ thống tên họ kiểu Hán lúc này mới trở nên phổ biến,… Trong các cổ thư Trung Quốc biên soạn sau thời kỳ này (Công nguyên) đến một vài thế kỷ như Hậu Hán thư (TK 5), Thuỷ kinh chú (TK 6) cũng chưa thấy xuất hiện một người Việt nào có tên họ đầy đủ như vậy. Ngay cả những nhân vật nổi tiếng như hai vợ chồng Bà Trưng các sách này cũng chỉ chép tên, chứ không có họ,… Hệ thống tên họ hoàn chỉnh nêu trên không chỉ là sự ảnh hưởng về văn hoá mà c̣n là sự phản ánh sự hiện hữu của chế độ phụ hệ gia trưởng, theo đó tất cả các người con đều phải theo họ cha. Điều này khó có thể đă xuất hiện ở thời hai Bà Trưng, khi mà nhiều tài liệu cho thấy chế độ mẫu hệ c̣n đang có ảnhhưởng rất mạnh”- Trích nguyên văn bài viết của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang.

Thế nào là Chế độ Mẫu hệ? Nhận thức đơn giản là Người Phụ Nữ là Chủ thể sống trong một Bộ Tộc c̣n theo bầy đàn, tạp giao, Con theo họ Mẹ, không biết Bố là ai. Thời Mẫu hệ Nguyên thủy tương đương với giai đoạn Tiền Kỳ Đá Cũ, không có chữ viết, đương nhiên là không có họ khi con người sống theo kiểu bầy, đàn như các quần thể Khỉ Tinh Tinh vẫn thường chiếu về thế giới động vật trên các kênh truyền h́nh khoa học như Discovery, National Geografic,… Tàn dư chế độ Mẫu hệ ngày nay của một số dân tộc trên Thế giới cũng như vài dân tộc hiện nay ở Tây Nguyên, ở Trung bộ Việt Nam vẫn c̣n Chế độ Mẫu hệ. Tuy nhiên cơ cấu Mẫu hệ thời nay ở đây chỉ là một H́nh thức tàn dư con mang Họ Mẹ – có tính phong tục. Về cơ cấu gia đ́nh, xă hội của các Dân tộc này cũng gần với Người Kinh hiện đại. Mẫu hệ đương đại rất khác với chế độ gọi là Mẫu hệ Nguyên thủy như Gs Ts Vũ Minh Giang đă viết về thời đại Hai Bà Trưng đầu Công nguyên.Theo nhận định “Kỳ quái” này của Gs Ts Vũ Minh Giang th́ sự tiến hóa của Dân tộc Việt cực kỳ chậm, hoang dại đi sau hàng chục ngh́n năm phát triển của toàn Nhân Loại. Như vậy đến Công nguyên, toàn thể Nhân Loại đă tiến hóa từ Chế độ Phong kiến Phân quyền đến Chế độ Phong kiến Tập quyền, văn minh xă hội thời kỳ này đă gần hoàn chỉnh th́ Dân tộc Việt vẫn chỉ phát triển đến Chế độ Mẫu Hệ tương đương với thời Tiền kỳ Đá Cũ hoặc tiến bộ lắm là Trung kỳ Đá Cũ cách Công Nguyên khoảng 50,000 năm đến 30,000 năm. Trong khi đă có hàng chục ngh́n các chứng cứ về Văn minh Lạc Việt là một trong những Nền Văn minh phát triển sớm, rực rỡ của Nhân Loại. Qua nhận định này của Gs Ts Vũ Minh Giang đă làm chúng ta cực hoang mang với kiến thức, học hàm Giáo sư, Tiến sỹ Sử học có được từ đâu của ông Vũ Minh Giang (!).

 Trước mọi sự phê phán, phản biện lư luận khoa học rất xác đáng, Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang vẫn cố thủ trong tư tưởng Đại Hán. Để sự tuyên ngôn xác quyết hơn nữa về nhận thức cho dân Việt, Gs Ts Vũ Minh Giang viết thêm bài:” Đôi điều cần làm sáng tỏ thêm về họ Vũ – Vơ Việt Nam” in trong Thông tin ḍng họ Vũ – Vơ Việt Nam số 40 (Quư 4/2014) và 41 (Quư 1/2015) để phân tích sâu về việc: “ Có hay không họ Vũ từ thời Hùng Vương?”. Lần này để “ Việt hóa” Thủy tổ họ Vũ – Vơ Việt Nam trước dư luận sôi sục phản đối sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, Gs Ts Vũ Minh Giang đă viết tán dương Nhà Đường đến mức bịa đặt:” Thay v́ chính sách đàn áp khốc liệt, đồng hóa ráo riết dưới thời Nhà Hán đối với cư dân các vùng người Hán chiếm được,… phía nam là Giao châu,… triều Đường thực thi chính sách kimi tương đối lỏng lẻo với vùng đất An Nam” – Trích nguyên văn bài viết của tác giả Vũ Minh Giang. Để chứng minh họ của Người Việt do Hán giáo hóa mà có, Gs Ts Vũ Minh Giang dẫn tên của Kim Nhật Thành bằng chữ Triều Tiên rồi đổi sang chữ Hán để quy chụp rằng:” Đây chỉ là kư âm của ba chữ Hán”. Nếu cứ theo kiểu “Chứng minh Khoa học” này, chúng ta đều có thể viết tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập mà xác quyết rằng mấy chữ Việt ấy có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc Trung Đông. Gs Ts Vũ Minh Giang c̣n định ra rằng:” Từ quy luật này cũng có thể giải thích hàng loạt hiện tượng tương tự trên thế giới,…”. Như vậy, kiến thức “vu vơ khoa học” đă trở thành quy luật kiến thức của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang.

Về Cụ Vũ Hồn, chính sử của Việt Nam và Trung Hoa đều có ghi. Dẫn chính sử Việt là sách Đại Việt Sử kư toàn thư – Ngoại kỷ, quyển 5, kỷ thuộc Nhà Đường có ghi rơ: “Tân Dậu ( năm 841 sau Công nguyên) Đường Vũ Tôn Viêm, Hội xương năm thứ 1. Nhà Đường xuống chiếu lấy Vũ Hồn làm Kinh lược sứ thay Hàn Ước – Xem Tân Đường thư, quyển 8, Bản kỷ, Hàn Ước truyện – Việt sử lược.Quư Hợi (năm 843 sau Công nguyên), Hội xương năm thứ 3. Kinh lược sứ là Vũ Hồn bắt tướng sỹ sửa đắp phủ thành, tướng sỹ làm loạn, đốt lầu của thành, cướp kho phủ. Vũ Hồn chạy sang Quảng Châu. Giám quan là Đoàn Sĩ Tắc dụ yên được bọn làm loạn” –  Sách Tân Đường thư quyển 8, Bản kỷ 8, Năm Hội Xương thứ 3, Tư Trị Thông giám của Tư Mă Quang cũng ghi như vậy. Như vậy, Cụ Vũ Hồn là một Nhân vật lịch sử, được Nhà Đường giao làm Kinh Lược sứ là Chức Quan chuyên về đánh dẹp khởi nghĩa ở Giao Châu (Việt Nam) từ năm 841 sau CN đến 843 sau CN. Chúng ta không có ǵ trách cứ Cụ Vũ Hồn cũng như nhiều quan lại, tướng lĩnh Phương Bắc phải thực hiện Vương mệnh của các Vương Triều Trung Hoa. Có chăng đó là sự căm thù của người Việt đối với những quan, tướng Trung Hoa đă thực hiện sự chiếm đóng bằng cách đàn áp tàn khốc Người Việt như sự thật lịch sử được ghi trong B́nh Ngô Đại cáo của Đại Văn hào Nguyễn Trăi:

 “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi”

 Xét về lozic thời cuộc, th́ Cụ Vũ Hồn bị quân dân Việt đánh phải chạy về Quảng Châu th́ đương nhiên Cụ Vũ Hồn không thể định cư ở Việt Nam, nhất là lại sau khi đă từ quan, thân cô, thế cô không c̣n quyền hành ǵ càng dễ bị trả thù th́ sao định cư được ở Giao Châu (Giao chỉ thời này là khu vực một phần từ nam Quảng Tây đến Bắc bộ Việt Nam đến châu Hoan – tỉnh Nghệ An ngày nay) để mà lập làng Khả Mộ (Mộ Trạch, huyện B́nh Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay). Cũng không rơ từ tài liệu lịch sử nào, Gs Ts Vũ Minh Giang nhất định rằng:” V́ lịch sử lập làng và gốc tích họ Vũ ở đó ghi chép rất rơ ràng: Vũ Hồn là người khai cơ lập địa trang Khả Mộ, vào khoảng thập niên thứ 2 của thế kỷ IX, đến đời Trần (1225 – 1400) mới đổi là Mộ Trạch” –Trích nguyên văn bài viết của ông Vũ Minh Giang, được biết đây là một tài liệu mới. Đă có rất nhiều nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả từ năm 2003 trở lại đây đăng trên các báo, tạp chí đă phân tích, đối chiếu các tư liệu lịch sử đều tỏ ư nghi ngờ về hiện tượng Vũ Hồn định cư và lập làng Khả Mộ (Mộ Trạch) với nhiều phân tích rất xác đáng của hàng chục Nhà nghiên cứu, tiêu biểu là các bài viết của Học giả Hán – Nôm Vũ Thế Khôi, một trong những Nhà nghiên cứu uy tín về gia phả, tộc phả  nguyên là Phó Chủ Tịch Hội đồng ḍng họ Vũ – Vơ Việt Nam.Từ xưa đến nay ngay tại làng Mộ Trạch, xă Xuân Hồng, huyện B́nh Giang, tỉnh Hải Dương có tới một nửa làng Họ Vũ không công nhận, thờ cúng Cụ Vũ Hồn là Cụ Tổ.

Đối chiếu với lịch sử địa lư, xứ Hải Dương vào năm 843 sau CN, cách đây 1169 năm ghi trong An Nam chí lược quyển 1 – Quận, Ấp của Lê Tắc đời Trần nước ta có 15 lộ, th́ Hồng lộ là Hải Dương có tên vào năm 1469 sau CN đời Lê Thánh Tông (Xem Chính sử – Cương mục,sách đă dẫn). Về tên gọi Hải Dương, Phạm Đ́nh Hổ (1768 sau CN – 1839 sau CN) quê làng Đan Loan, huyện Dường An, phủ B́nh Giang trấn Hải Dương ( Tỉnh Hải Dương bây giờ)  là một Danh Nho viết trong thiên “Xứ Hải Dương” trong Vũ Trunng Tùy bút: ” Xứ Hải Dương đời cổ là Hồng Lộ và Sách Giang lộ. Thuộc Minh mới đặt ra bốn phủ: Thương Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam sách,….Đời Trần, đời Lư gọi là Uy Lộ. Thế th́ xứ Hải Dương ta khi xưa chỉ là hai lộ với một phủ. Phủ Kinh Môn là những nơi đất liền với bể Đông,…Cổ nhân cho rằng phía Nam có núi, phía Bắc có sông bể th́ gọi là Dương. Sách Cổ chí mới biết địa thế nước ta,…đời xưa cửa bể c̣n ở cuối sông Hoàng Giang “ Như vậy chỉ mới nửa cuối thế kỷ 18 địa giới Hải Dương vẫn có chỗ liền với biển.

Dư địa chí của Nguyễn Trăi viết thời Lê Sơ (Lê Thái Tổ) có ghi vùng B́nh Giang, Hải Dương nước ngập. Cần tra cứu để xác nhận vị trí đất Mộ trạch trong các bản đồ cổ nước ta, đời vua Lê Thánh Tông (1460 sau CN – 1497 sau CN) có sai các quan vẽ địa đồ cả nước: “ Thánh Tông bèn sai quan ở các đạo xem xét ở hạt ḿnh có những núi sông ǵ,hiểm trở thế nào phải vẽ địa đồ ra cho rơ ràng và chỗ nào có những sự tích ǵ phải ghi chép tường tận, rồi gửi về Bộ Hộ để làm quyển địa dư nước ta” – Đây là Hồng Đức bản đồ c̣n lại đến ngày nay. Tại các triển lăm “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” đều có trưng bày bản đồ Việt Nam thời Hồng Đức. Xét về lịch sử xă hội và địa lư vùng Hải Dương có thể phải đến thời Lê Trung hưng con cháu cụ Vũ Hồn chạy loạn sang Việt Nam mới lập làng Mộ Trạch, B́nh Giang xứ Hải Dương.

Về chính sách Kimi Nhà Đường, đây là sự bóp méo lịch sử của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang bằng cách “cắt dán” chính sách cai trị lỏng lẻo Kimi của vua Nam Hán năm 923 sau CN, nghĩa là cách 16 năm sau khi vua cuối cùng của Nhà Đường bị diệt năm 907 sau CN, đưa Kimi ngược thời gian lịch sử vào Nhà Đường để biện hộ cho Nhà Đường (triều đại Nhà Đường kéo dài 289 năm, từ năm 618 sau CN đến năm 907 sau CN th́ bị diệt).

Chính sử Việt và Trung Hoa ghi” Tướng là Lư tiến thay giữ Giao Châu bị tướng của Khúc Hạo là Dương Đ́nh Nghệ người Ái Châu (Thanh Hóa) đánh cho thua phải chạy. Vua Nam Hán phải trao cho Dương Đ́nh Nghệ chức vị. Vua Nam Hán bảo tả hữu:” Dân Giao Chỉ hay làm loạn, chỉ nên ràng buộc (kimi) mà thôi” – Xem Tống Đại sử quyển 487/488, Tư Trị Thông giám, Giao chỉ truyện, Đại Việt Sử kư toàn thư, Cương mục – sách đă dẫn. Đây là sự kiện duy nhất trong hơn một ngh́n năm thống trị của các Triều đại phương Bắc sử dụng chính sách Kimi với Việt Nam. Tất cả Trí thức Việt Nam chân chính không thể không bất b́nh v́ sự xuyên tạc lịch sử này của Gs Ts Vũ Minh Giang. Thứ nhất, trong các triều đại Phong kiến phương Bắc cai trị nước ta đă được tất cả sử sách, kể cả của Trung quốc đều ghi rơ tàn bạo nhất là Nhà Đường và Nhà Minh. Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim đă tóm lược các nhận định này từ các sách Chính Sử Việt:”Khi nước ta thuộc về Tầu, chỉ có Nhà Đường (618 sau CN – 907 sau CN ) cai trị là nghiệt hơn cả”.

Tuy nhiên, sau nhiều phê phán của các Học giả về sự bịa đặt, sai lệch Sử sách của ông Vũ Minh Giang, đến Đại hội cộng đồng họ Vũ – Vơ Hà Nội ngày 27/11/ 2016, Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang vẫn kiên tŕ diễn thuyết hùng hồn hơn một giờ đồng hồ về sự phồn vinh thời Nhà Đường (Nhà Đường năm 618 đến năm 907 sau CN) khẳng định đến thời Đường vẫn c̣n Mân Việt để ngoặc sang chứng minh Kinh Lược sứ Vũ Hồn là người Mân Việt – nghĩa là Người Hán – Việt. Mân Việt là một nước nhỏ ở phía đông Bách Việt, nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong Thiên Nam Việt Vương Úy Đà Liệt truyện – Sử kư Tư Mă Thiên có ghi:” Năm đầu thời Hiếu Văn Đế, thiên hạ mới yên (năm 187 Tr.CN) xuống chiếu cho bọn thừa tướng là Trần B́nh,… sai Lục Giả đi sứ Nam Việt. Nam Việt Vương sợ hăi, làm giấy tạ tội rằng:” Thần tên là Đà,…. Ở phía đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn mấy ngh́n người cũng xưng Vương”.Tính từ thời Hán Vũ đế đánh diệt Mân Việt, Sử kư Tư Mă Thiên viết:” Kiến Nguyên (năm 137 Tr.CN) Đà mất, cháu Đà là Hồ làm Nam Việt Vương. Lúc bấy giờ vua Mân Việt là Dĩnh đem binh đánh các ấp ngoài biên của nước Nam Việt, Hồ sai người dâng thư lên Vua Hán,.. bèn sai hai tướng quân đi đánh Mân Việt”. Từ năm 137 Tr.CN đến Nhà Đường đă là 755 năm không c̣n nước Mân Việt, Người Mân Việt bị triệt để Hán hóa, vậy Gs Ts Vũ Minh Giang lại một lần nữa tự “Bịa” ra Sử Trung Quốc (!).

Đến đây chúng ta đă hiểu nguyên nhân Vũ Minh Giang cố viết :”Có thể khẳng định rằng từ thời Hùng Vương chưa có họ Vũ – Vơ. Những tên tuổi họ Vũ gắn với thời đại Hùng Vương được viết trong các Thần phả, thần tích đều là sản phẩm từ thời Hậu Lê trở về sau, không thể dùng làm căn cứ để xác quyết về gốc tích ḍng họ từ trước đó hàng thiên niên kỷ” – (Trích nguyên văn bài viết đă dẫn), chỉ để chứng minh Cụ Vũ Hồn là Người Họ Vũ đẩu tiên ở Việt Nam, là Thủy Tổ họ Vũ – Vơ Việt Nam. Như vậy vị Gs Ts Vũ Minh Giang chưa đọc thư tịch cổ Trung Hoa vào thời Chiến quốc và Tần – Hán có ghi họ tên hàng trăm người Việt. Chỉ cần dẫn chứng trong Sử Kư Tư Mă Thiên đă rất nhiều rồi, vậy nên như ông cha ta thường nói: “Nói phải có sách, Mách phải có chứng”. Đă là Gs Ts trước khi nói về khoa học hăy thật sự đọc sách một cách tự giác và nghiêm túc. Kinh Thi nói: “ Cái vết ở viên ngọc c̣n có thể mài được chứ cái vết ở lời nói th́ không thể làm ǵ được”.

Chủ đích của Gs Ts Vũ Minh Giang là nhằm bác bỏ cuộc Kháng chiến vĩ đại đầu tiên có hai vị Anh hùng chống Ngoại xâm đầu tiên của Dân tộc Việt là Cao Minh Đại Vương Vũ Công Báchvà Cao Sơn Đại Vương là Vũ Công Điền – hai vị tướng cầm quân thời Hùng Duệ Vương thứ 18 đánh bại 50 vạn quân Tần, diệt Thống tướng Hiệu úy Đồ Thư năm 209 Tr.CN rất nổi tiếng được ngay các sử sách cổ Trung Quốc ghi chép. Hiện thực di tích Lịch sử, các bia kư, sắc phong thần, thần phả, thần tích,… đă được Nhà nước giao Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 về việc công nhận xếp hạng Lịch sử – Văn hóa di tích Đ́nh Làng Đông Mật tại xă Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Hồ sơ di tích Đ́nh làng Đông Mật được dựng từ thời nước Văn Lang – Âu Lạc, đă qua nhiều lần tạo dựng. Trong Hồ sơ hiện có:

1/ Lư lịch di tích lịch sử Đ́nh làng Đông Mật.

2/ Thần tích và Thần sắc làng Đông Mật.

3/ Hương ước làng Đông Mật lập năm 1942.

4/ Thánh tích của hai vị Đại Vương Vũ Công Bách, Vũ Công Điền thời Hùng Duệ Vương ( Hùng Vương thứ 18) và An Dương Vương.

5/ 09 bản sắc phong của các triều đại từ Triều Lê Trung Hưng ( Cảnh Hưng năm thứ 44 – Quư Măo 1783)  đến triều Nguyễn ( Khải Định năm thứ 9 – Giáp Tư 1924). Một số sắc phong của các triều trước được ghi chú hiện thư viện Viễn Đông Bắc cổ ở Paris.

6/ Quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận di tích lịch sử – văn hóa Đ́nh Làng Đông Mật, nơi thờ hai Vị Đại Tướng thời Hùng Duệ Vương ( Hùng Vương thứ 18) là:

A / Hộ quốc Tướng quân, Anh Du Hộ Quốc Cao Minh Đại Vương Thượng đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Bách.

B / Ứng Vơ Đô úy, Cao Sơn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Điền – Qua nhiều chứng nghiệm và tài liệu, thư tịch cổ th́ Ngài Cao Sơn Đại Vương Vũ Công Điền chính là Đức Tản Viên Sơn Thánh được người Việt tôn thờ Đền – Miếu ở khắp Việt Nam và ngay cả trên vùng đất cổ rộng lớn của Người Việt ở nam sông Dương Tử ( Trường Giang), vùng Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay đều có Đền thờ Cao Minh, Cao Sơn Đại Vương rất linh thiêng.

Khí thiêng sông núi Việt Nam c̣n được ghi lại trong Minh Thực lục (Minh Thực lục là tên gọi chung cho 13 Thực lục các triều vua Minh, toàn là bản viết tay, hơn 40.000 trang) như sau: Trong Thái Tổ Thực lục quyển 47 (Thái Tổ Thực lục    , có 257 quyển, chép sự việc triều Hồng Vũ và Kiến Văn (1368–1402). Minh Thái tổ là Chu Nguyên Chương (năm 1328 sau CN – năm 1368 sau CN) đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Vũ, ở ngôi 31 năm, mất năm 1398), có một đoạn văn nói về việc Minh Thái Tổ sai sứ sang tế thần sông núi nước Nam, ở trang 5b hàng thứ 6, Quán bản có cụm từ “An Nam chi sơn/Núi ở An Nam” hiệu khám so với Quảng bản và nêu: “Trên chữ An có chữ phàm ”, tức ḍng này trong Quảng bản viết là “ phàm An Nam chi sơn.” Các từ điển chuyên ngành lịch sử hoặc văn hiến học hiện nay xác định tính chất Thực lục thuộc loại Biên niên tức là loại sử liệu dài hơi. Khi b́nh luận về thể tài Thực lục, Uông Đan  – một sử gia hiện đại chuyên khảo B́nh Sử thư nhận xét: “Thể loạiThực lục do sự phong phú về chi tiết, rơ ràng và thực tế nên có giá trị cao về mặt sử liệu, cung cấp nhiều tài liệu trọng yếu cho việc soạn sử các đời”. Ngày nay đi đường bộ từ Bắc Kinh đến Nam Ninh đă khoảng gần 5,000 km, tầu hỏa phải chạy 15g, vậy thời Nhà Minh – Thế kỷ 14, chỉ có đường bộ độc đạo được làm từ thời Nhà Tần xâm lực Bách Việt vào năm 218 Tr.CN qua rừng núi, sông suối đại ngàn đến thời Nhà Minh là hơn 1,600 năm trước, mà Sứ thần Nhà Minh vẫn phải mang lễ vật sang tận An Nam (Giao chỉ, Việt Nam) tế Thần sông núi Việt đủ thấy Đất Việt linh thiêng đến thế nào.

Sự khẳng định của Gs Ts Sử học Vũ Minh Giang về thời Hai Bà Trưng – Dân tộc Việt vẫn c̣n chế độ Mẫu hệ là xuyên tạc sự thật lịch sử Văn minh Việt trái với toàn bộ hiện vật khảo cổ học, các sách sử của chính Trung Quốc viết về Việt Nam mới được công bố chứng minh Văn minh Việt thời cổ đại là một trong những Nền Văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất của Nhân Loại. Văn minh Hoa Hạ (Hán) có sau Văn minh  Việt đến hàng ngh́n năm. Văn minh Việt là cội nguồn cho Văn minh Trung Hoa như chính tài liệu khoa học Trung Quốc do Học giả Lí Nhĩ Chân (117.6.129) websitenews.xinhuanet.com January 03, 2012(6) Date: January 03, 2012 08:17PM công bố:“Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đă sáng tạo chữ viết vào bốn ngh́n năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử h́nh thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, th́ thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ băi đá Sapa đi. Nhà Thương là một ḍng dơi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng h́nh này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng h́nh Trung Hoa,… Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đă sáng tạo chữ viết vào bốn ngh́n năm trước công nguyên, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những khởi nguồn của văn hóa Trung Hoa” ” – Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Lịch sử – Khảo cổ Văn hóa Lạc Việt, Trung Quốc ngày 20/2/2012.

 

Văn minh Lạc Việt:

Việt Nam ta từ thời tối cổ đă là một Quốc gia – Dân tộc văn minh và hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ. Đối chiếu tổng hợp các tài liệu, chứng cứ của nhiều ngành khoa học trong nước và quốc tế đă xác minh Văn minh Lạc Việt là một sự thật lịch sử. Một Dân tộc, một Quốc gia được xác nhận là Văn minh là sự h́nh thành bởi các yếu tố đă được phát triển đến một giới hạn là Văn minh như sau:

a / Lănh thổ cương vực của Quốc gia – Dân tộc.

b / Nhân chủng học.

c / Nền Kinh tế.

d / Chữ viết, Tôn giáo, Triết học.

 

Quốc gia và lănh thổ Việt cổ đại với Quốc hiệu đầu tiên là Việt Thường:

Trong các Sử sách Trung Quốc và các sách Sử Việt có viết nhiều đến Tên Nước của Người Lạc Việt có một Quốc hiệu tối cổ là Việt Thường. Đại Việt sử kư toàn thư của Ngô Sỹ Liên  viết “Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu th́ Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 Tr.CN) mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy”.Xét từ thời Nghiêu Thuấn thế kỷ XXIV (2,400 năm Tr.CN) đến Nhà Thương thế kỷ XII (1,200. năm Tr.CN) ở Trung Quốc, sách Thượng thư Đại truyện có ghi : ” Vua Nghiêu đặt quan xem thiên văn, định lịch pháp, sai Ḥa Thúc ở phương bắc gọi là U Đô, sai Hy Thúc đến phương Nam gọi là Nam Giao”, sách Sử kư ghi” vua Thuấn đi tuần thú đến Giao chỉ ở phương Nam”.Sách Kinh Thư, Nghiêu điển cũng ghi chú về Hy thị như sau: “Tương truyền vua Nghiêu sai anh em họ Hy (Hy thị) và họ Ḥa (Ḥa thị) đi bốn phương để trông coi công việc thiên văn lịch pháp. Hy Thúc là em Hy Trọng đến ở miền đất phương Namm… vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao”. Khổng An Quốc thời Tây Hán chú giải Kinh Thư, giải nghĩa Nam Giao là phương Nam. Thời Đường, Tư Mă Trinh chú giải Nam Giao là Giao Chỉ ở phương Nam.  Trong Sử kư Tư Mă Thiên, Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện có ghi “ Vua Sở là Điệu Vương,…nên Khởi đến Sở liền được làm Tể tướng,…kết quả phía nam b́nh định Bách Việt”. Người Trung Hoa thường dùng chữ “ Bách – Trăm” để chỉ số nhiều như Trăm họ, Trăm dân, Trăm quan,… không có nghĩa Bách Việt là một trăm nước hay một trăm bộ tộc người Việt.

 

Các dân tộc cư trú ở Nam sông Dương Tử (Trường Giang) gọi là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Chữ Bách Việt được viết lần đầu trong sách Lă thị Xuân Thu     của Lă Bất Vi    (291 Tr.CN – 235 Tr.CN) dưới thời Nhà Tần Thủy Hoàng Đế. Những thư tịch cổ Trung Hoa vẫn c̣n đọc, đối chiếu, tra cứu được th́ Nhà Hạ gọi Nước Lạc Việt là Vu Việt  , Nhà Thương (năm 1,700 Tr.CN – 1,046 Tr.CN) gọi là Man Việt   hoặc Nam Việt   – Thời kỳ này cách thời nước Nam Việt của Triệu Đà (208 Tr.CN – 113 Tr.CN) hơn 1,000 năm, Nhà Chu gọi là Dương Việt  , Kinh Việt  , sang thời Chiến quốc gọi là Bách Việt . Học giả La Bí (1131 sau CN – 1189 sau CN) viết Lộ Sử thời Nhà Tống có ghi khá nhiều tên gọi của dân tộc ở vùng nam sông Dương Tử là Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, Quế quốc, Phó cú,  Khu ngô, Cú Ngô, Tổn tử, Sản, Cung nhân, Mục thâm, Cầm nhân, Lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quư, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Âu Ngai, Thả Âu, Tây Âu, Thương Ngô, Việt,… là những nước nằm trong Bách Việt. Một phần đất Bách Việt phía Tây Nam (Vân Nam) đến thế kỷ 12 c̣n độc lập, mặc dù các triều đại Phương Bắc từ Tây Hán, Đông Hán đến Nhà Tống đă nhiều lần xâm lược. Sau khi Nhà Nguyên đánh chiếm Trung Nguyên và chiếm được Đại Lư, Vân Nam vào năm 1253 sau CN, th́ Vân Nam mới bị sát nhập vào Trung Hoa. Sau Nhà Nguyên, đến năm 1381 sau CN, Minh Thái Tổ mới b́nh định xong Vân Nam và bắt đầu thực hiện Hán hóa.Với nhiều chứng cứ lịch sử được phân tích, đối chiếu đă cho chúng ta một nhận thức mới đầy đủ hơn về sự h́nh thành Nhà nước Việt cổ. Khảo chứng các Sử sách Trung Quốc và Việt đều có nhiều lần nhắc đến một Quốc hiệu là Việt Thường:

 

1/ Nước Việt Thường xuất hiện trên sử sách, thư tịch cổ lần đầu tiên vào năm Đường Nghiêu thứ 5 – Năm 2353 Tr.CN, tính đến năm 2017 là 4,370 năm. Nếu đối chiếu với các di vật Khảo cổ học – một thể loại Khoa học Lịch sử viết bằng hiện vật, th́ Văn minh Việt Thường – Lạc Việt (Văn Lang, Âu lạc) – Việt Nam không chỉ là hơn 4000 năm, c̣n xa xưa hơn rất nhiều. Đây chính là một nền Văn minh Lạc Việt bị lăng quên trong đêm dài lịch sử Việt thường xuyên phải đương đầu với chiến tranh xâm lược. Nếu ước tính đối chiếu về năm Việt Thường cống Rùa và Chim Trĩ tương đương với niên đại các nền Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Văn hóa Đông Sơn th́ lúc đó nền Kinh tế – Xă hội, Văn minh Lạc Việt đă phát triển rất cao trước Văn minh Hoa Hạ. Quốc gia Việt Thường, Văn Lang thời đó là một Cường quốc của Thế giới nếu đối chiếu với các nền Văn minh Ai cập, Hy Lạp, La Mă,… kế cả sau này là nền Văn minh Maya được phát hiện ở Nam Mỹ. Sách Đại Việt sử kư Toàn thư ghi rằng đất Giao chỉ đến đời Chu Thành Vương (1042 Tr.CN – 1021 Tr.CN)  th́ gọi là Việt Thường.

 2/ Nước Văn Lang thời Hùng Vương. Về chữ Hùng Vương và chữ Lạc Vương viết Hán tự khi tra từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế có thể thấy rằng hai chữ giống nhau chỉ khác là cách viết mà ra. Có thể sự nhầm lẫn này do khắc ván in gỗ mà ra? Sách Giao Châu Ngoại vực kư do Thủy Kinh chú quyển 14 viết: “Khi xưa Giao chỉ chưa đặt quận huyện th́ Lạc Vương là Vua của đất ấy”. Cũng sách ấy ghi là dưới Lạc Vương có Lạc Hầu rồi đến Lạc Tướng như các quan huyện lệnh sau này. Tuy có nhiều ư kiến nghiên cứu tranh luận về triết tự chữ Hán, như trên đă nhận xét. Vấn đề c̣n lại chưa thống nhất về nghĩa, ngữ cần suy viết, phát âm các từ Việt Thường, Việt Cương, Lạc, Hùng,…vẫn được ghi một cách rơ ràng, mạch lạc qua các sách sử và thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam được ghi bởi nhiều thế hệ Danh Nho Hán – Việt. Không lẽ các thư tịch cổ được viết trải qua hơn 2,000 năm mà tất cả các nhà Học giả uyên thâm Hán học ở Việt Nam, Trung Quốc, … đều nhầm chữ Hùng với chữ Lạc, chữ Việt Thường với Việt Chương? Tại sao thời cổ sử sách viết nhiều nhưng lại không có tranh luận. Sự tranh luận Thường, Cương, Lạc, Hùng mới chỉ diễn ra ở Việt Nam từ thập kỷ 60 Thế kỷ XX trở lại gần đây? Cuộc tranh luận ấy cũng xuất phát từ các Nhà Hán – Nôm Việt Nam thời hiện đại. Các Nhà Hán – Nôm ngày nay, dù có tài giỏi, cũng không thể sánh được tŕnh độ triết tự của các bậc Danh Nho thời xưa khi họ sinh ra và lớn lên trong môi trường xă hội thuần túy là chữ Hán. Sau nữa là có nhiều sự kiến giải, luận ngữ nghĩa, triết tự Hán – Nôm của Tiền Nhân đă bị thất truyền.

Sang thời kỳ nhà nước Văn Lang th́ xă hội Lạc Việt đă tiến hóa, văn minh nhiều rồi. Xem các sắc phong Thần sao chép từ Bảo tàng Viễn Đông Bắc cổ của đ́nh làng Đông Mật thấy rằng dưới các triều đại Hùng Vương, chức quan của các vị được sắc phong là Thượng đẳng Phúc Thánh Vũ Công Bách, Vũ Công Điền đă có danh xưng dưới thời Hùng Vương là Đô Úy. Ngày nay, sự ngộ nhận khi làm Lễ Hội Đền Hùng, khi làm tượng, phù điêu, phim, kịch và vẽ minh họa đều cho thấy h́nh tượng các vua Hùng và người Việt cổ đều chỉ có trang phục là cởi trần, váy, khố, mũ cài h́nh tượng lông chim,… bắt chước một cách không suy xét các h́nh điêu khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ,… thạp, là một sai lầm rất lớn về nhận thức lịch sử Việt cần được xem xét nghiên cứu sửa chữa, khắc phục về cách trang phục Người Việt cổ trong lịch sử Nước nhà. Nếu đối chiếu suy xét về khí hậu miền Bắc Việt Nam nóng, ẩm có nhiệt đới gió mùa, rất giá lạnh vào mùa Đông th́ với Văn minh Lạc Việt trước thời kỳ Văn hóa Đông Sơn đă làm ra vải sợi bông, the, lụa,… không thể cứ cởi trần, đóng khố như vậy được, nhất là khi Người Việt đă có chữ viết gần như đầu tiên của Nhân loại. H́nh tượng Người Việt trên trống đồng chỉ cho lễ hội vào mùa nắng nóng, thường ngày trang phục như vậy sẽ không thể lao động, sản xuất, chiến trận được. Nhiều sách cổ sử Trung Quốc đă viết thời cổ người Lạc Việt đă làm ra vải bông, tơ, lụa,… trong khi đó bên Trung Hoa c̣n chưa biết.

3/ Nước Âu Lạc của An Dương Vương: Về nguồn gốc của Thục Phán, có ư kiến cho rằng Thục Phán là từ nước Thục ở vùng Tứ Xuyên Trung quốc bị nhà Tần diệt vào năm 316 Tr.CN. Hậu duệ Thục Vương chạy loạn xuống phía nam ở giáp với Văn Lang (Lạc Việt) nhưng vẫn xưng là Thục.Việc lư giải này c̣n thiếu các chứng cứ về sử liệu v́ ở từ vùng Tứ Xuyên – Tây Tạng đến Quảng Tây là một khoảng cách rất xa về địa lư v́ cách trở bởi rừng núi hiểm trở vào bậc nhất thế giới, đó là dẫy núi Hy Mă Lạp sơn (Himalaya) dài gần 3,000 Km với độ cao trung b́nh 5,000 m nhiệt độ mùa hè ở độ cao này là -40 độ C, mùa đông có thể xuống đến – 60 độ C, th́ ngày nay các Nhà Thám hiểm với trang bị hiện đại cũng không đi xa và lâu ngày được, vậy từ thời cổ đại chỉ có quần áo trang phục vải thô và da thú th́ vượt qua như thế nào? Ư kiến này có thể xuất phát từ vùng Tứ Xuyên có Ba Thục? Các nghiên cứu khác lại cho rằng Thục Phán ở Tây Âu Lạc chỉ là sự trùng hợp về họ, Thục có thể là danh xưng họ của một tộc Việt cư trú ở vùng Quảng Tây, liền kề với tộc Lạc Việt đă lập nên nhà nước Việt Thường sau đó là Nhà nước Văn Lang.V́ Thục Phán (Tây Âu Lạc) liền kề với Lạc Việt nên khi hợp nhất thành nước Âu Lạc của An Dương Vương th́ có biên giới tiếp giáp với nước Nam Việt ở lưu vực sông Tây Giang, Quảng Châu ngày nay. Vậy nên Triệu Đà mới tiến quân nhiều lần sang đánh Âu Lạc bị thất bại, sau phải dùng mưu đưa Trọng Thủy lấy Mị Châu con gái An Dương Vương mới phá được sức mạnh quân sự của An Dương Vương, chiếm Âu Lạc. Sách Thường Cừ, “Hoa Dương Quốc Chí (quyển 3-Thục Chí) viết:常 璩 华 阳 国 志- (卷 三 蜀 志):” “历 夏、商、周,武 王 伐 纣,蜀 与 焉。其 地 东 接 于 巴,南 接 于 越,北 与 秦 分,西 奄 峨 嶓. – Trải qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (v́ vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

4/ Nước Nam Việt của Triệu Đà:Vào khoảng năm 207 ~ 206 Tr.CN, khi nhà Tần bị diệt, Triệu Đà thừa cơ trước là quan nhà Tần đă chiếm một phần đất Bách Việt tại hạ lưu sông Tây Giang để lập ra nước Nam Việt th́ sử sách có ghi lại. Nam Việt Triệu Đà lúc đó đóng đô ở Phiên Ngung tại cửa sông Tây Giang gần Quảng Châu ngày nay. Nghi vấn lịch sử về thời kỳ Triệu Đà chiếm Âu Lạc của An Dương Vương hiện c̣n có nhiều ư kiến khác nhau. Tác giả bài viết này đă đưa ra thời điểm là năm 177 Tr.CN trên cơ sở phân tích các nguồn sử liệu. Sử hiện nay xác định Triệu Đà người Hán, quê gốc ở Chân Định, lĩnh chức Úy thời Nhà Tần Thủy Hoàng Đế xâm chiếm đất của Người Việt mà lập ra Nam Việt, v́ vậy Nam Việt Vương Triệu Đà là xâm lược, không thể là triều đại tự chủ của Lạc Việt.

 Về Việt Thường, Đại Việt sử kư toàn thư – Ngoại kỷ quyển V viết:“ Ất Sửu (605) Tùy Dạng Đế Quảng cho Lưu Phương làm Hoan Châu Đại hành Tổng quản,… Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu Ninh Trường Chân đem hơn 1 vạn quân bộ, quân kỵ xuất tự Việt Thường. Phương thân đem xuất lănh bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất từ quận Ti Ảnh vốn là huyện của Nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam. Tháng ấy quân đến cửa Hải Khẩu – nay là huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh”. Đây là cuộc tiến quân của Lưu Phương sau khi đă chiếm được nước ta th́ tiến quân đánh Lâm Ấp v́ vua Tùy nghe nói Lâm Ấp có nhiều của lạ, tháng Tư khi đánh được “vào thành cướp được 18 bộ thần chủ bằng vàng,…binh sỹ thũng chân, 10 phần chết đến 4,5 phần. Phương cũng bị ốm, chết ở đường”.

 Khi Nguyễn Gia Long thống nhất được cả Nam – Bắc năm 1802 thế kỷ XIX sau CN mới lấy lẽ rằng Nam là An nam, Việt là Việt Thường mà đặt quốc hiệu là Việt Nam. Lư sự của Nguyễn Ánh là có từ tấu chương của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn, không thể một tập thể các vị Trạng nguyên, Tiến sỹ Hán học thời Nhà Nguyễn có thể lầm về sử liệu, nhưng không thể nhầm nghĩa của mấy chữ Việt Thường với Việt Chương, Hùng với Lạc. Quận Dự Chương (豫 章) phát âm thời Hán cổ gần giống với Việt Chương và Việt Thường. Từ đây Đào Duy Anh suy rằng quận Dự Chương được lập trên đất Việt Thường và Việt Chương cũ. Quận Dự Chương nay thuộc huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Sau nhiều lần cải tiến tiếng Trung Quốc đến thời hiện đại th́ tiếng Bắc Kinh đọc âm khác nhau chữ Việt Thường và Việt Chương.

5/ Việt Thường cống rùa: Sách Ngự phê Thông giám (quyển I) soạn lại cổ sử có ghi như sau:” Năm thứ 6 đời Đường Nghiêu (Đời Đường Nghiêu từ năm 2335 Tr.CN đến năm 2258 Tr.CN), Nam di có Việt Thường đến phải qua hai lần thông ngôn, dâng rùa lớn sống ngh́n năm, vuông hơn hai thước, trên mai có dấu chữ khoa đẩu, chép việc từ khai thiên lập địa. Vua Nghiêu sai chép việc ấy vào sách”. Sách Thông giám Cương mục của Chu Hi đời Tống, sách Thượng thư Đại truyện,:” Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 6 ( Năm 2353 trước Công Nguyên đến năm 2258 Tr.CN – tính đến nay là hơn 4,353. năm) Man Di có Việt Thường hiến rùa lớn”. Sách Thông chí do Trịnh Tiêu nhà Tống chép lại ghi rơ hơn: “ Đời Đào Đường, Nam Di là Việt Thường qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ngh́n tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”. Trịnh Tiều thời Tống (1127 sau CN -1279 sau CN) viết sách Thông chí ghi là : “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường Thị, qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần, được đến ngh́n năm, ḿnh hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu, ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”

Ghi chú: Đế Nghiêu (tiếng Trung Quốc: giản thể trị v́ từ năm 2337 Tr.CN đến năm 2258 Tr.CN) là một vị vua của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn và  sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức. Đạo giáo tôn là Thiên Quan Đại Đế. Thần Đản là ngày tiết Thượng Nguyên. Nghiêu, cũng được gọi là Giao Đường Thị (陶 唐 氏). Theo Sử kư – Thiên Ngũ đế kỷ, ông có tên là Phóng Huân (放 勳), là con trai của Đế Khốc, mẹ ông có họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. V́ Nghiêu trước khi lên ngôi từng làm tù trưởng bộ lạc Đào, sau lại cải phong ở đất Đường nên có khi gọi là Đào Đường thị hoặc gọi là Đường  Nghiêu (唐 堯).

6 / Sự kiện Việt Thường cống Chim Trĩ : “Năm Tân Măo, đời vua Chu Thành Vương ( 1042 Tr.CN ~ 1021 Tr.CN) có nước Việt Thường ở phía Nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước”.( Thượng Thư Đại truyện của Phúc Thắng, sách Trác thư kỷ niên, sách Hậu Hán thư và Nam Man truyện) Sách Thượng thư đại truyện (尚 書 大 傳) thời Hán cũng có viết: “Năm Tân Măo đời Chu Thành vương (1063 – 1026 tr.CN) có Việt Thường thị từ phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim trĩ trắng.” Chi tiết này trong Thủy Kinh chú Sớ c̣n ghi rơ: “Việt Thường Thị qua 9 lần dịch tiếng mà cống chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen, một chiếc ngà voi. Vào năm thứ sáu kể từ khi Chu công nhiếp chính, người nước Việt Thường đi bằng ba con voi đến dâng chim trĩ trắng cho Chu Thành vương. Hai bên đều không có ai biết tiếng của nhau, nên phải dùng cách phiên dịch gián tiếp qua ngôn ngữ khác để nói chuyện. Khi sứ giả Việt Thường thị về nước – v́ không biết đường nên Chu Công đă cho lấy năm cỗ b́nh xa (軿車 = xe có màn che) sửa thành xe chỉ nam cấp cho sứ giả, giúp sứ giả xác định phương hướng. Sứ giả Việt Thường thịđi dọc theo bờ biển hai nước Phù Nam và Lâm Ấp để về nước.” Đến sách Sử kư cũng viết:” Năm Tân Măo (1109 Tr.CN cách ngày nay 3121 năm)vua Chu Thành Vương có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước” – Xe chỉ nam chính là phát minh cổ đại của Trung Quốc làm cơ sở cho địa bàn sau này. Sách Thượng thư Đại truyện có ghi: “ Ở phía nam Giao chỉ có nước Việt Thường”.

 Sau khi Nhà Chu thắng Nhà Thương rồi xưng bá, uy thế Nhà Chu thống lĩnh các nước chư hầu. Lúc đó Việt Thường mới cống chim trĩ trắng để giao hảo. Đến thế kỷ thứ VIII Tr.CN, do thường xuyên bị các bộ tộc phía Tây tấn công, nhà Chu suy yếu chuyển kinh đô về phía đông châu thổ sông Hoàng Hà thành Nhà Đông Chu  (Nhà Đông Chu từ năm 770 Tr.CN đến năm 256 Tr.CN ), các vương hầu nổi lên tranh giành quyền lực bá chủ có Tề, Tấn, Sở,Tần, Tống, Ngô, Việt gọi là thời Xuân Thu Chiến quốc tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 Tr. CN. Các cuộc chiến này chủ yếu ở vùng bắc sông Dương Tử cho đến khi nhà Tần diệt Tề ở đông bắc Trung Quốc rồi thực hiện cuộc Nam chinh vào khoảng năm 221 Tr.CNchiếm đất của các tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử. Sau khi Nhà Tần xâm lược Bách Việt, lănh thổ người Việt thu hẹp dần xuống phía nam nhưng vùng đất người Việt ở vẫn được gọi là Giao chỉ đến tận thời cận đại như một danh xưng chỉ Dân tộc Việt. Sách Hậu Hán thư viết: “Sau khi triều Chu suy yếu, nước Việt Thường đă dần dần đoạn tuyệt việc qua lại”,Có thể v́ thế Việt Thường không c̣n được cổ Sử Trung Hoa viết nữa. Từ đó Quốc hiệu Việt Thường được ghi chung để chỉ là người Việt ().

Sách Việt Sử lược nguyên tác chữ Hán viết:     》卷  载:           异人 焉,能       落,自   王,都   郎,号   国。以    俗,结 绳为 政,传   世,皆   王。越     使  谕,碓   之。周       所逐   之。泮     裳,号   王,竟    通。”  Lược dịch: “Thời Chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đă từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị v́. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

7/ Vị trí Nước Việt Thường: Sách Việt Sử lược, Đại Việt Sử kư Toàn thư, Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục có ghi: “Vị trí đất Việt Thường là ở phía Nam xứ Giao chỉ, An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường “. Vậy Việt Thường là Quốc hiệu xưa nhất của nước ta, có thể là trước Quốc hiệu Văn Lang và Âu Lạc. Sử có ghi rằng Vua của Lạc Việt là Kinh Dương Vương, ngày nay, trong tục ngữ dân gian c̣n truyền tụng câu:” Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” là nói về Giỗ Kinh Dương Vương và Đức Âu Cơ. Như vậy, Nhà nước của người Việt được h́nh thành vào khoảng năm 2879 Tr.CN tại vùng Hồ Động Đ́nh ( tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) có vua là Kinh Dương Vương, vậy nên sau này vùng đất của người Bách Việt được các sử gia Trung quốc gọi là đất Kinh Dương – Với các chứng lư lịch sử, khảo cổ – Đây là sự thật lịch sử đă bị lu mờ qua những biến cố gần 5,000 năm!

Sách Sơn Tây tỉnh chí có viết:” Thành Kinh Dương Vương ở địa phận thôn Việt tŕ, xă Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc. Ở phía chùa Hoa Long của thôn có một g̣ đất, tục gọi là g̣ Điện, tức là nền cũ của thành ấy”. Hiện nay chưa có các chứng cứ về khảo cổ và thư tịch cổ để bổ sung chính xác hơn thành Kinh Dương Vương tại địa bàn trên.

 

8/ Nước Văn Lang thời Hùng Vương chia làm 15 bộ, có lấy tên cũ Việt Thường làm một bộ ở vào vùng Quảng B́nh – Quảng Trị. Tuy vậy việc định cương vực Lạc Việt tại đây vào khoảng năm 2800 năm Tr.CN chưa có chứng cứ nào xác nhận. Sử ghi rơ tại vùng đất này, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên vùng đất miền Trung Việt Nam bị xâm chiếm bởi một tộc người từ bắc Malaixia lên lập ra, đến thời nhà Lư 1010 năm – 1225 sau CN đất Việt chỉ c̣n đến châu Hoan (Nghệ An) ngày nay. Sự kiện đặt tên Việt Thường cho một bộ mà sử sách ghi là sự phản ánh cách gọi rất xa xưa tên Nhà Nước của người Lạc Việt.

Cần kiểm tra đối chiếu thật sự khách quan khoa học để xác nhận thời đại Hùng Vương với Quốc Hiệu Văn Lang tương đương với thời kỳ nào của giai đoạn Văn hóa cổ đại Việt như Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn,… đă được khảo cổ học phát hiện trong thời gian từ 1956 đến năm 1973. Có không ít tài liệu khảo cổ học cho rằng thời đại Hùng Vương tương đương từ Văn hóa Phùng Nguyên trở về sau. Sách Nghệ An cổ tích lục và Hoan châu Phong thổ kư có ghi vua Hùng Vương thứ 13 đi chơi ở hang núi vùng cửa Nhượng (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) nghe được tiếng đàn trời ở đấy, sau dân lập miếu thờ vua Hùng ở đây, hang gọi là Thiên Cầm (Đàn Trời). Sau khi quân Minh xâm lược nước ta, bắt cha con Hồ Quư Ly và Hồ Hán Thương ở núi này, mới đổi chữ CẦM là Đàn, sang CẦM là bắt để ngụ ư chê cười. Bài thơ Kỳ La Hải môn Lữ thứ  trong sách Minh Lương Cẩm tú có hai câu thơ nhắc đến sự tích ấy:

 Phúc địa linh chiêu tham dự miếu,

Không sơn mộng đoán Quư Ly hồn

 Dịch là:

Đất thiêng in miếu vua Hùng,

Núi in phảng phất mộng hồn Quư Ly.

Đến sách Sử kư cũng ghi:” Năm Tân Măo (1109 Tr.CN cách ngày nay 3121 năm)vua Chu Thành Vương có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao chỉ đem cống chim bạch trĩ. Nhà Chu phải có người thông ngôn mấy lần mới hiểu được. Quan nhà Chu là Chu Công Đán chế ra xe chỉ nam để đưa sứ Việt Thường về nước” – Xe chỉ nam chính là phát minh cổ đại của Trung Quốc làm cơ sở cho địa bàn sau này. Sách Thượng thư Đại truyện có ghi: “ Ở phía nam Giao chỉ có nước Việt Thường”. Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục ghi:” An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường”. Đại Việt sử kư Toàn thư viết:” Từ thời Tam đại thịnh trị, đất Hồ, đất Việt không theo lịch Trung Quốc”. Sau này, lịch Việt vẫn tồn tại đến tận ngày nay trong đời sống nông vụ của người Việt, tiêu biểu là Bộ lịch Vạn niên Việt Nam (1901 – 2103) của Học giả Nguyễn văn Chung được Nhà xuất bản bản đồ xuất bản Quư III năm 2007. Trưởng Ban lịch Nhà nước Việt nam Nguyễn Mậu Tùng đă phân tích:“Hàng chục cuốn Lịch vạn niên Trung quốc đă được dịch ra tiếng Việt, được xuất bản,… nhưng có sự khác biệt v́ Việt nam múi giờ 7, Trung quốc múi giờ 8. Sự sai khác đó làm cho một số ngày, tháng âm lịch của nước ta và của Trung quốc khác nhau. Cho dù Tết Nguyên Đán của hai nước giống nhau cùng một ngày nhưng v́ múi giờ khác nhau nên Việt Nam đón giao thừa sau Trung quốc một giờ đồng hồ, có năm sai lệc đến một tháng”. Học giả Nguyễn văn Chung đă viết toàn bộ Lịch Âm Dương Việt Nam 1864 – 2403 gồm 540 năm và đă được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả số: 1589/2005/QTG ngày 07/10/2005, nhưng hầu hết các nhà xuất bản không in v́ giá thành cao, trong khi họ vẫn in mọi thứ lịch của Trung Quốc giá rẻ, không phải trả tiền bản quyền tác giả. Hiện nay, nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài cho rằng Lịch cổ Việt Nam thể hiện trên hoa văn mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ lấy trung tâm là mặt trời, rồi đến các ṿng từ tâm ra là Hạ chí, ṿng Xuân phân, Thu phân, Đông chí,…Tuy nhiên sự giải mă chưa thật rơ.

9/ Sách Đại Việt Sử kư Toàn thư ghi:” Đinh Sửu ( 137 S.CN) Hán Vĩnh Ḥa năm thứ 2. Người Man ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam, ở vào địa giới nước Việt Thường xưa,…” Tuy nhiên dù trải qua vô cùng các biến động xă hội từ năm 247 trước Công nguyên kết thúc thời Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc. Năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng Hà, hoàn thành việc thôn tính tất cả vùng đất rộng lớn của Trung nguyên, lúc đó lănh thổ Trung Quốc có địa giới chủ yếu là ở phía bắc sông Hoàng Hà và một phần của nước Sở ở lưu vực sông Dương Tử (sông Trường Giang). Năm 218 Tr. CN, Nhà Tần sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 50 vạn (nửa triệu) quân chia làm 5 đạo vượt sông Dương Tử tiến về phía Nam đánh chiếm đất của Bách Việt. Cùng với thư tịch cổ c̣n lưu giữ được và sau này là Khảo cổ học Trung Quốc ghi chép nhiều về lănh thổ Bách Việt thời cổ trước khi Nhà Tần xâm chiếm. Đất của người Việt thời đó là một vùng đất rất rộng lớn, phía bắc từ Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, phía đông đến bờ biển tỉnh Quảng Đông xuống đảo Hải Nam, phía tây là một phần tỉnh Vân Nam,Trung Quốc ngày nay, phía nam là miền Bắc Việt Nam xuống đến vùng Nam Trung bộ Việt Nam ngày nay. Sách Luận Thành của Vương Sung viết:” Quận Nhật Nam ở cách đất Lạc  Dương gần 10,000. dặm” Lư Thuyên ghi:” Từ Phủ An Nam đến Trường An cách 7,250. dặm”.

 10/ Tại Việt Nam ngày nay có nhiều địa danh có tên Lĩnh Nam: Nam Lĩnh c̣n gọi là Lĩnh Nam (chữ Hán giản thể南岭, chữ Hán phồn thể南嶺 ), vốn có gốc tích là một vùng ở phía Nam dẫy núi Ngũ Lĩnh    là tên của một dăy núi hùng vĩ chạy từ Tây sang phía Đông ở địa giới các tỉnh Hồ NamGiang TâyQuảng ĐôngQuảng Tây của Trung Quốc, ngăn cách vùng Lưỡng Quảng với phần lănh thổ phía bắc của vùng Giang Nam Trung Quốc ngày nay. Ngũ Lĩnh gồm 5 dăy núi hợp thành: Việt Thành Lĩnh (  ), Đô Bàng Lĩnh (  ), Manh Chử Lĩnh (  ), Kỵ Điền Lĩnh (  ) và Đại Dữu Lĩnh (大 庾 岭). Ngũ Lĩnh cũng là đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu GiangMai Quan cổ đạo được mở tại Đại Dữu Lĩnh dưới thời nhà Đường. Khu vực phía nam dăy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam. Trong năm dẫy núi của Nam Lĩnh có các đỉnh núi sau:

1.10 / Việt Thành Lĩnh (越 城) có đỉnh Miêu Nhi Sơn (猫 儿 山) cao 2.142 m.

2.19 / Đô Bàng Lĩnh  (   c̣n gọi là Đô Lung), có núi Cửu Thái Lĩnh (韭 菜 岭) cao 2.009 m.

3.10 / Manh Chử Lĩnh (萌 渚) có đỉnh Mă Đường (  ) cao 1.787 m.

4.10 / Kỵ Điền Lĩnh (骑 田)có đỉnh cùng tên (  ) cao 1.510 m.

5.10 / Đại Dữu Lĩnh (大 庾 岭). có đỉnh Du Sơn cao 1.073 m.

Từ cổ xưa, dẫy núi cao nhất trong Ngũ Lĩnh đặt là Việt Thành lĩnh có nghĩa là núi cao như ṭa thành của Việt Thường ngăn cách với phương Bắc. Đến nay, v́ lịch sử lâu đời và linh thiêng, người Trung Quốc vẫn gọi là Việt Thành lĩnh. Trường Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Tất cả di tích của người Việt cổ như hồ Động Đ́nh, núi Tam Sơn, núi Ngũ Lĩnh, sông Tương, Thiên Đài, Tương Đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này. Trong dẫy Ngũ Lĩnh có một loại cỏ dài, mọc theo triền núi hiểm trở, khi đă phát triển đủ th́ tự phân thành một đường ở giữa như rẽ đầu ngôi gọi là Cỏ Phân Mao chia đôi ranh giới Bắc Nam của Người Trung Hoa và Lạc Việt. Thời xưa, nhiều lần quan lại Phương Bắc đă cho đốt, phát quang, sau cỏ Phân Mao lại mọc và tự rẽ đôi như trước. Gần đây, có một số cỏ Phân Mao được người Trung Quốc di thực về Nam Ninh cho khách tham quan nhầm với Lănh thổ cổ đại của Người Việt là ở Nam Ninh, nhưng đây là cỏ giả không thể tự rẽ ngôi Bắc – Nam được mặc dù những người nuôi trồng cỏ vẫn lấy bồ cào để rẽ ngôi cho cỏ, song chỉ được một, hai ngày cỏ lại trở lại như cũ, không thể chia ngôi như cỏ Phân Mao trên dẫy Ngũ Lĩnh.

Theo bài viết của Học giả Yên Tử cư sỹ Trần Đại sỹ xin lược trích như sau: “ Dẫy núi Việt Thành lĩnh chạy từ tỉnh Phúc Kiến, đến huyện Tuần Mai tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bây giờ. Ngọn Đại Dữu chạy từ huyện Đại Dữu ( sau đổi thành Nam An – V́ người Lạc Việt thường nổi dậy chống sự xâm lược, thống trị của người Hán suốt lịch sử quan hệ hai nước Việt – Trung nên những địa giới của người Việt bị chiếm thường đặt tên kèm chữ An, thống trị người Hán hy vọng sẽ yên được), tỉnh Giang Tây đến huyện Nam Hùng tỉnh Quảng Đông. Ngọn Cửu Chân, Đô Lung chạy từ Đạo huyện tỉnh Hồ Nam tới Gia huyện tỉnh Quảng Tây. Ngọn Lâm Gia, Minh Chữ chạy từ Lâm huyện tỉnh Hồ Nam đến Liên huyện tỉnh Quảng Đông. Ngọn Quế Dương từ Toàn huyện tỉnh Hồ Nam tới huyện Quế Lâm tỉnh Quảng Tây. Xe oto đi một ṿng quanh dẫy Nam Lĩnh phải mất mười ngày, đường đi gần  15,000Km.Cấu tạo địa chất của Nam Lĩnh th́ nền gốc của núi chủ yếu là đá granit (đá hoa cương), được bao phủ ngoài là lớp sa thạch cứng có niên đại thuộc kỷ Devon và đá vôi thuộc kỷ Than Đá. Các dăy núi trước khi hợp lại vào Nam Lĩnh, chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam, nhưng về h́nh khối chính th́ Nam Lĩnh chạy dài theo hướng Đông- Tây.

 Thiên Đài trong dải núi Ngũ Lĩnh: Thiên Đài là ngọn núi nhỏ, cao 179m, đỉnh đồi tương đối phẳng. Đường lên men theo triền đồi. Trên đỉnh đồi vẫn c̣n một ngôi chùa nhỏ đă hoang phế. Chùa được cơ quan quản lư của huyện đưa vào di tích lịch sử nhưng không có sư trụ tŕ. Chùa cổ được xây bằng gạch nung, mái lợp ngói, v́ không được bảo tŕ nên mái ngói đă bị tụt, rơi nhiều chỗ. Tường gạch thô không trát cũng bị mưa nắng mài ṃn. Bên trong chùa, các cột chùa và v́ kèo gỗ chạm khắc đă mốc trắng, nhiều hoa văn gỗ bị mục nát. Hoành phi và câu đối cũng đă mờ, vỡ, chỉ đọc được một phần. Duy có sân chùa và cổng tam quan xây bằng đá là c̣n vững trăi. Đứng trên sân chùa hoang, ánh nắng chiều tà trải dài trên sân trong sự tịch mịch của núi rừng vọng tiếng quạ kêu chiều, buồn quạnh hưu. Vào thư viện Hồ Nam t́m trong lưu trữ hiện nay vẫn c̣n giữ  một quyển sách cổ, giấy đă bị hoen ố , nhưng chữ viết vẫn c̣n đọc được, ghi như sau: Niên hiệu Trinh quán đời Nhà Đường có tiến sĩ Chu Minh Văn soạn Thiên đài di sự lục – Nhà Đường (từ năm 618 đến năm 907 sau CN), Trinh Quán là niên hiệu của vua Đường Thái Tôn Lư Thế Dân (Năm Đinh Hợi – 627 sau CN là năm Trinh quán thứ 1 đến năm Kỷ Dậu –  649 sau CN). Không rơ Chu Minh Văn đỗ Tiến sỹ vào năm nào. Tuy sách do Chu Minh Văn soạn, bản hiện nay c̣n lưu giữ là của người đời sau sao chép lại vào đời Thanh niên hiệu Khang Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu MinhVăn sọan, phần tục biên theo Chu Minh Văn, ghi là của một nhà sư tên Đàm Chi, không thấy ghi chép vào năm nào. Phần thứ ba chép pháp danh các nhà sư đă trụ tŕ từ khi lập chùa tới thời Khang Hy (1662-1722), nhà Thanh. Chu Minh Văn là Tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại cổ văn rất súc tích. Chu Minh Văn có ghi lại trong sách này lại việc: “ Vua Đế Minh đi tuần về phương Nam, gặp tiên, kết hôn với nàng rồi sinh ra Lộc Tục.Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, v́ vậy đài cũng mang tên Thiên Đài, núi cũng mang tên Thiên Đài sơn “. Chu Minh Văn c̣n ghi rơ:

“ Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên đài có từ thời vua Đế Minh, vua Kinh Dương. Đến thời Đông Hán, một tướng của Vua Bà tên là Hiển Hiệu được lệnh rút quân khỏi Trường Sa. Khi quân tới Quế Dương, Ngài cùng với ngh́n quân lên Thiên Đài lễ, nghe người giữ Đền kể sự tích xưa của Quốc Tổ Kinh Dương Vương và Quốc Mẫu Thiên Hoàng  Hậu. Ngài đă cùng quân sĩ quyết tử để giữ đất Việt, giết chết mấy ngh́n quân của Phó Tướng Lưu Long. Về sau đến đời Nhà Đường để xóa vết tích Việt Thường, các quan khi được sai sang đô hộ Lĩnh Nam ( vùng nam núi Ngũ Lĩnh trở xuống đến Giao Châu – miền Bắc Việt Nam ngày nay) mới cho xây chùa tại đây “.

 Giải nghĩa sự tích ở đây, một số học giả nói rằng Vua Bà là Trưng Nữ Vương, c̣n tướng Hiển Hiệu có họ là Đào, nguyên là em họ của Bắc B́nh Vương Đào Kỳ lĩnh chức Đại Tư Mă thời Hai Bà Trưng. C̣n tướng Đào Hiển Hiệu được phong chức Hổ nha Tướng quân dưới trướng của Nữ Tướng Phật Nguyệt – Tả tướng thuỷ quân. Bà khởi nghĩa ở Thanh BaPhú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc Đại Tướng quân, Tổng trấn khu Hồ Động đ́nh – Trường Sa. Bà được ghi vào dă sử Việt Nam và chính sử Trung Quốc. Hiện di tích về Hai Bà Trưng ở Trung Quốc c̣n rất nhiều: Tại chùa Kiến Quốc thuộc Trường Sa, tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong ngọn núi Ngũ Lĩnh. Trung Quốc gọi bà là Nữ Vương Phật Nguyệt, tài kiêm văn vơ, được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa, giữ chức B́nh Bắc Đại Tướng quân, thống lĩnh binh mă trấn thủ vùng Nam Hải. Bà là một trong những nữ tướng đón đánh quân Đông Hán ngay ở biên ải phía Bắc nước ta lúc đó. ( Buổi ban đầu, Bà khởi nghĩa ở Yên Dũng, ngày nay vẫn c̣n có đền thờ Bà ở Ngọc LâmYên DũngBắc Ninh). C̣n có một Nữ tướng có tên là Hoàng Thiều Hoa – Tả tướng Chinh Bắc Tướng quân lĩnh đạo Tiền quân trấn giữ Trường Sa và Hồ Động đ́nh. B́nh Bắc Đại tướng quân Phật Nguyệt đă sai Hiển Hiệu lĩnh đạo hậu quân từ Trường Sa rút về Nam đă đóng lại ở Thiên Đài. Nhưng khi Hiển Hiệu cùng quân sỹ lên núi thấy di tích thờ Quốc Tổ Kinh Dương Vương, Quốc Mẫu Thái Hoàng Hậu, đă không chịu lui quân, tất cả đă ở lại tử chiến, khiến quân Đông Hán chết mấy ngh́n quân do tên bắn, đá lăn, cuối cùng là cuộc tử chiến bằng gươm đao làm quân Lạc Việt chết hết th́ quân Đông Hán mới đi qua được nơi này.

 

 

Bản đồ núi Ngũ Lĩnh ( Nam Lĩnh) chạy dài từ Tây sang Đông chia địa giới nước Việt Thường – Lạc Việt thời cổ đại với Trung Hoa ở phía bắc sông Dương Tử (Trường Giang).

Ngày nay, ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối :

Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây thiên diễn Phật kinh.

Hai câu này ca tụng công đức Thái-tử Tất Đạt Đa bỏ Nam thành đi t́m Đạo mà thành Phật.

Lại có đôi câu đối là:

Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.

Nghĩa là:

“ Báu vật của Trời khiến mưa thuận gió ḥa,

Phật lực linh thiêng nước thịnh mà dân yên”.

Nơi lưu di tích của Thiên Đài do vua Đế Minh lập đàn tế Trời, nay vẫn c̣n đôi câu đối khắc vào đá :

Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên giữ Việt-thường.

Nghĩa là:

” Thiên đài đời đời phân chia Nam – Bắc. Đất ngàn năm của Việt Thường”

Bên ngoài là miếu thờ của Đào Hiển Hiệu là một vị tướng của Hai Bà Trưng cùng một ngh́n quân sỹ đă quyết tử tại ải hiểm yếu độc đạo tại Bắc núi Ngũ Lĩnh để gh́m chân đại quân Mă Viện do Lưu Long làm Phó tướng, tại đây vẫn c̣n đôi câu đối khắc trên đá:
Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long.

Nghĩa là :

“Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động đ́nh làm kinh sợ vua Vũ đế

(Ư nhắc đến sự kiện nữ tướng Phật Nguyệt của Hai Bà Trưng đón đánh Mă Viện ở phía Nam hồ Động-đ́nh. Vũ đế là Hán Quang Vũ nhà Đông Hán).

Một ngh́n tay đao Bắc Lĩnh giữ Lưu Long.

( nói về Hiển Hiệu  tướng của Hai Bà Trưng  trấn giữ ở Bắc núi Ngũ lĩnh gh́m chân Lưu Long là Phó tướng của Mă Viện tiến quân sang đánh Hai Bà Trưng).

 

Hết phần lược trích.

 

Năm 1435, (niên hiệu Thiệu B́nh năm thứ hai) khi Nguyễn Trăi soạn  Dư Địa chí (Quốc thư bảo huấn đại toàn ) dâng lên vua, ông chép: “HẢI CẬP VÂN, LINH DUY, THUẬN HÓA ( Hải , Nam Hải dă. Ải, sơn dă. Linh, thủy danh. Thuận Hóa, cổ Việt Thường thị Bộ…)Dịch nghĩa : BỂ CÙNG NÚI VÂN, SÔNG LINH LÀ Ở THUẬN HÓA- Bể là bể Nam Hải. Vân là Ải Sơn. Linh là tên sông. Thuận Hóa xưa là Bộ Việt thường. Họ Lư nói: Thuận Hóa là châu Bắc Cảnh của ta. Sau thời nội thuộc, tên Hoàn Ngọc nước Chiêm Thành thường quấy nhiễu chiếm hết phía nam. Triều Lư, triều Trần, vua thân chinh đánh Chiêm, thường bắt được vua. Người Chiêm phải đem ba châu Tư Ma, Minh Linh, Bố Chính chuộc tội. Vua ta đặt làm châu Thuận và châu Hóa, sau hợp làm một Thuận Hóa…” ( Ức Trai Tập, tập hạ, sđd,  tr 786-788).Qua đó ta thấy Dư Địa chí ghi Linh Giang thuộc xứ Thuận Hóa, mà bấy giờ gồm 2 châu: châu Thuận và châu Hóa; ngày nay thuộc các tỉnh Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên và một phần Quảng Nam.

 

Sách Tư trị Thông giám (資 治 通 鑒   . Wade-Giles: Tzuchih T’ungchien) gồm 294 thiên, có hơn 3 triệu chữ của Tư Mă Quang (10191086), tự Quân Thật 君實, hiệuVu Tẩu 迂叟, là một Nhà Sử – Học giả lớn của Trung Quốc họcThừa tướng thời nhà Tống) có viết chuyện người nước Việt Thường dâng chim trĩ cho nhà Chu. Ed. Chavannes nghiên cứu về Việt Chương, Việt Thường đă khẳng định Việt Thường ở đất châu Dương, đây vẫn là một chỉ dấu địa lư chưa thật xác định v́ “Đất” Kinh – Dương là một vùng lănh thổ vô cùng rộng lớn từ nam sông Dương Tử gồm từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,… Trung quốc ngày nay. Sử kư Tư Mă Thiên viết: “Đất Cú Đàn (nay thuộc Giang Lăng), đất Ngạc (nay thuộc Vũ Xương) và đất Việt Chương (?) là những nơi vua Sở phong vương cấp đất cho các con, đều ở miền Sở Man là đất sau thuộc châu Kinh và châu Dương. Đất Cú Đàn và đất Ngạc là thuộc đất châu Kinh (Sở) th́ đất Việt Chương cũng thuộc đất châu Dương hay c̣n gọi là Dương Việt (Man)”. Nước Sở quốc (楚 國), c̣n được gọi Kinh Sở ( Srikrung, chữ Hán ) là một nước có vị trị lănh thổ giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Lập quốc năm 1030 Tr.CN có vua là Sở Dục Hùng, đến năm 223 Tr.CN bị Nhà Tần diệt. Sau khi chư hầu nổi dậy chống Nhà Tần có lập một người thuộc tôn thất lên làm Sở Hùng Tâm (Nghĩa Đế) sau bị Hạng Vũ ( Hạng Tịch ) giết năm 208 Tr.CN. Vũ tự lập làm vua xưng là Tây Sở Bá Vương sau bị Nhà Hán đánh bại trong đại chiến Cai Hạ, Hạng Vũ tự đâm cổ chết bên bờ sông Ô Giang năm 202 Tr.CN, theo các thư tịch cổ, nay đối chiếu phân tích thư tịch cổ về đất của Người Việt th́ Hạng Vũ (Hạng Tịch) có thể cũng là Người Việt.

 

史 記-司 馬 遷 我 蛮 夷 也 不 与 中 国 之 号 谥- “Hùng Cừ nói: Ta là dân man di, không cùnghiệu, thụy của Trung quốc”. Hùng Dịch (~1006 Tr.CN) là vua lập ra nước Sở, Hùng Cừ (~877 Tr.CN) là vua Sở về sau. Sở Man là tên nhà Thương – cũng là người Việt, Chu gọi dân Kinh Sở bản địa, Man tức là Man Việt, tên tộc Việt thời nhà Thương.

 

 

Chữ Sở quốc trên triện văn, năm 510 Tr.CN

Chữ khắc trên di vật khảo cổ Sở có cùng một kiểu chữ với chữ Việt cổ t́m được ở Cảm Tang

 

Thời hùng mạnh nhất của Sở là triều đại Sở Uy vương. Dưới thời đại của ḿnh, Sở Uy vương mở rộng thế lực đến tận nước Ba, thôn tính nước Việt ở phía đông, đại thắng quân Tề ở Từ Châu. Sử kư Tư Mă Thiên viết như sau:”Sở là nước mạnh trong thiên hạ, ở phía tây có quận Kiềm Trung, quận Vu,  phía đông có đất Hạ Châu, Hải Dương, phía nam có hồ Động Đ́nh, quận Thương Ngô, phía bắc có cửa ải Hinh, đất Tuần Dương. Đất đai rộng hơn năm ngh́n dặm, tướng sĩ mặc áo giáp trăm vạn người, xe ngh́n cỗ, ngựa vạn con, thóc gạo đủ chi dùng mười năm. Đó là cái vốn để làm Bá làm Vương”. Thời Tây Chu, vua nước Sở là Hùng Cừ phong cho con trai út của ḿnh là Chấp T́ (執 疵) đất Việt Chương (越 章). Có một hiện tượng Sử học là các vua Sở đều có chữ Hùng, hiện chưa có lư giải một cách thuyết phục về 50 đời Vua Sở đều có chữ Hùng, lănh thổ nước Sở lại tiếp giáp với đất Việt cổ. Vậy Hùng của vua Sở có liên quan ǵ tới Hùng Vương của Lạc Việt có Quốc hiệu Văn Lang?

Sách Lĩnh Nam chích quái thời Trần, trong Truyện Rùa vàng viết:“滅 文 郎 國,改 號 甌 貉 國 而 王 之。築 城 於 越 裳 之 地 – Nghĩa là: Diệt Văn Lang quốc, cải hiệu Âu Lạc quốc nhi vương chi.Trúc thành ư Việt Thường chi  địa”. Người Giao Chỉ có quan hệ với người Lạc Việt là Tổ tiên của chúng ta th́ ư kiến của Đào Duy Anh phân tích trong Lịch sử cổ đại Việt Nam là rất đáng lưu ư. Như vậy địa danh Việt Thường, sau là Văn Lang, nay di tích thành Cổ Loa của An Dương Vương ở Đông Anh, Hà Nội. Trong truyền thuyết, trong sử sách và thực tế di tích thành Cổ Loa của An Dương vương, truyền thuyết về  Mỵ Châu – Trọng Thủy đều rơ là đất cổ của Người Việt. 

 

Vị trí của Nước Việt Thường, bài Tổng tự của Lê Tắc ghi rằng: “Nam Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt Thường, nhà Tần gọi là Tượng quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhà Đường lại cải Giao Châu làm An Nam phủ, quận Cửu Chân làm Ái Châu, quận Nhật Nam làm Hoan Châu”, theo đó, Việt Thường là lănh thổ một quốc gia sau được chia làm nhiều quận.

Về vị trí đất Việt Thường là ở phía Nam xứ Giao chỉ, An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở đất Việt Thường (Việt Sử lược, Đại Việt Sử kư Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục). Vậy Việt Thường là quốc hiệu xưa nhất của nước ta, có trước quốc hiệu Văn Lang và Âu Lạc. Sử sách c̣n ghi rơ:”Vua của Việt Thường gọi là Lạc Vương”. Theo sử sách có ba tên gọi cho Vua của Người Lạc Việt là Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương. Có nhiều ư kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác về sau chép nhầm chữ Lạc  của Hán ngữ mà thành. Theo Giáo sư Vũ Thế Ngọc, chữ “Lạc” trong Lạc Việt bắt nguồn từ lak hay nak nghĩa là Nước trong tiếng Việt cổ nay vẫn c̣n ở một số dân tộc Mường, Tày. Cũng theo lập luận của ông, chữ “Lạc” và chữ “Hùng” trong “Hùng Vương” thực ra chỉ là hai phiên âm Hán của cùng một khái niệm Việt: “Lạc điền” là ruộng nước, dân Lạc Việt là dân biết trồng lúa nước sớm nhất trên thế giới, “Lạc tướng” là các tướng của dân Lạc Việt, nhưng khi phiên âm lại bằng tiếng Hán, chữ “Hùng” có ư nghĩa mạnh và đẹp hơn, nên Lạc Vương (vua của người Lạc Việt) được đổi thành Hùng Vương. Khảo chứng trong thư tịch cổ Trung Hoa th́ Giao Châu ngoại vực kư là cổ nhất, ít nhất là trước đời Ngụy Tấn Thế kỷ thứ 3 sau CN, “Nam Việt Chí” soạn sau thời Bắc Ngụy, c̣n “Việt sử lược” có lẽ soạn thời Hồng Vũ năm 1358 sau CN, đời Nhà Minh. Vua của nước Lạc Việt ghi là Lạc Vương 雒 王, sau đọc Việt Sử lược, Nam Việt chí lại ghi là Đối Vương 碓 王, Hùng Vương 雄 王. Một số học giả Trung Hoa và Quốc tế ngờ rằng ba chữ  – bộ thủ “Chuy”   nguyên chỉ là chữ  (Lạc) do mấy trăm năm sau sao chép nhầm phần các chữ ghép từ chữ Các  thành chữ Thạch  hay chữ Quăng mà ra.

C̣n có cách lư giải về truyền thuyết tên gọi Hùng Vương là triều đại các Vua Hùng nước Sở, hai là Lạc Vương là Vua của Người Lạc Việt. Như vậy Hùng Vương không chỉ  là truyền thuyết của Việt Nam, mà c̣n được ghi trong cổ sử Trung Hoa. Theo sách thư tịch và cổ sử, các tộc người Việt cổ c̣n gọi là Bách Việt định cư tại một vùng rộng lớn từ phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc ngày nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mă xuống tận nam Trung bộ Việt Nam. Kinh Dịch viết: “Phục Hy thị một, Thần Nông thị xuất”. Đại Việ Sử kư Toàn thư ghi rằng: “ Nhâm Tuất, năm thứ 1. Đầu là cháu ba đời của Viêm Đế Thần Nông thị là Đế Minh sinh ra Đế Nghi. Rồi Đế Minh đi tuần Phương Nam lấy con gái Vụ tiên mà sinh ra vua Kinh Dương”.

Trong truyền thuyết có việc Vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam có lập đàn tế Trời – Đất. Trước đây chúng ta đều cho đây là truyền thuyết. Ngày nay, báo cáo kết quả khảo cổ học tháng 1/2012 của Hội khoa học lịch sử Quảng Tây khảo sát chữ Việt cổ ở đàn tế của người Lạc Việt tại di tích Thiên Đài  do Vua Đế Minh lập trên núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Xét về niên biểu lịch sử của người Lạc Việt là đúng năm Nhâm Tuất, cách ngày nay 4,879. năm. Đàn tế này của Người Lạc Việt nay vẫn c̣n gọi là Thiên đài.

Như vậy, chúng ta thấy rằng Việt Thường là một tên gọi, một quốc hiệu rất cổ của Dân tộc Việt Nam rất cần nghiên cứu sâu hơn nữa trong Lịch sử h́nh thành Nhà nước Việt cổ đại để viết lại Chính Sử Việt đúng với hiện thực các bằng chứng khoa học đă được phát hiện và công bố trên Thế giới. Sách Lă thị Xuân Thu (291Tr.CN – 235 Tr.CN) sớm nhất th́ có chép” Việt Lạc-  ”. Việt Lạc có thể chính là nước Lạc Việt ghi trong sử sách. Hiện chưa rơ chữ Việt Lạc là cách ghi âm từ tiếng Việt cổ hay sau này các Nhà biên soạn sử học ghi theo Pháp – Việt?, chữ Lạc Việt là viết theo ngữ pháp Hán – Việt. Sách ghi như sau: 吕 氏 春 秋·孝 行 ·本 味 篇》:和 之 美 者:阳 朴 之 姜,招 摇 之 桂,越 骆 之 菌。  注: 骆,国 名。菌,竹 笋. “Lă thị Xuân Thu-Hiếu hạnh lăm, bản vị thiên:“Những thứ hoàn mỹ là gừng Dương Phác, quế Chiêu Diêu, Khuẩn (Măng) Việt Lạc” Cao Dụ chú giải:” Việt Lạc là tên nước, Khuẩn là măng tre”.

Từ thế kỷ III sau CN, sách Thủy kinh chuyên khảo về sông ng̣i ở các vùng đất nay thuộc Đông Á có đoạn: “Xét Tấn thư Địa đạo chí có huyện Cửu Đức, Giao Châu ngoại vực kư nói: huyện Cửu Đức thuộc quận Cửu Chân, phía nam tiếp giáp với quận Nhật Nam. Người mang tên là Lô Dư ở đất này. Dư chết, con là Bảo Cường thay, cháu là Đảng, phục ṭng sự giáo hóa của nước Ngô. Ngô đặt làm quận Cửu Đức, lại đem huyện ấy lệ thuộc vào quận”. Sách Lâm Ấp kư nói rằng: “Cửu Đức là tột cùng của Cửu Di, cho nên lấy để đặt tên quận. Chỗ đặt tên quận ấy là một nước Di của Việt Thường Thị thời nhà Chu”. Sách Hội Trinh chú: “Theo Tấn chí quận Cửu Đức là nước Việt Thường Thị thời nhà Chu. Theo Chu lễ Cửu Di là nước Việt Thường cực xa.”, sách Lương Sử lại viết chi tiết rằng: “huyện Tượng Lâm là cơi nước Việt Thường đời xưa.”. Riêng bộ đại sử Trung Quốc 294 Thiên gồm hơn 3 triệu chữ là Tư tri thông giám資 治 通 鑑 của Tư Mă Quang viết: “Phía Nam bộ Giao Chỉ có Việt Thường thị qua ba lần thông dịch, sang dâng chim trĩ trắng”. Phan Huy Chú (1782 – 1840) trong Lịch Triều Hiến chương Loại chí – quyển Dư địa chí đă viết: “châu Hoan xưa là nước Việt Thường”. Song khi viết Hoàng Việt địa Dư chí, mục Quảng Nam, Phan Huy Chú lại viết khác là: “Ngày xưa đất này thuộc nước Việt Thường.” Như vậy, Phan Huy Chú cũng cho rằng Việt Thường là tên của một vùng rộng lớn gồm nhiều tỉnh, nghĩa là tên của một nước. Đặc biệt, không chỉ có Sử quan Việt tự nhận ḍng dơi Việt Thường mà dân Sản Lỳ hay Sa Lư ở tây nam Trung Hoa cũng vẫn giữ truyện tổ tiên họ cống chim trĩ trắng đời Chu Cơ Tụng. Một số người Lăo Qua, Ai Lao và  Miến (nay thuộc Myanmar) cũng tự nhận là người Việt Thường xưa.Thế kỷ X có sách Cựu Đường thư    thời Hậu Tấn lại ghi Việt Thường ở quận Cửu Đức. Gần 200 năm sau sách Văn Hiến Thông khảo thời Nguyên lại ghi là nước Việt Thường xưa tức là nước Lâm Ấp, sau là Chiêm Thành.

 

Sách Danh Nghĩa khảo ghi Tam Miêu là miền Kinh Dương (châu Kinh và châu Dương) là Trường Sa và Chiết Giang ngày nay, về vị trí đất của Tam Miêu là một nước nhỏ cũng không rơ ràng v́ vùng Kinh Dương rất rộng lớn ở nam sông Dương Tử. Nếu từ thời Nghiêu – Thuấn đă đánh đuổi, chia cắt Tam Miêu, th́ theo sách Hoài Nam Tử đến đời Nhà Thương vẫn c̣n Giao chỉ – là tên của khu vực rộng lớn cư trú của người Lạc Việt khi chưa bị chia thành quận, huyện. Đất Giao chỉ thời kỳ này bao gồm tỉnh An Huy, phần đông bắc tỉnh Hồ Nam cùng phía Bắc tỉnh Giang Tây – nghĩa là dưới miền hữu ngạn sông Trường Giang đến miền Bắc Việt Nam vào tận nam miền Trung Việt Nam.

Thời Nhà Chu, đối chiếu lịch sử địa chất vùng Trung, Nam bộ Việt Nam ngày nay đang là śnh lầy không thể cư trú được. Học giả Hà văn Tấn sau nhiều năm nghiên cứu có chung một nhận định  cương giới phía nam đến thế kỷ 1, thế kỷ thứ 2 sau CN mới xuất hiện  nhà nước Chiêm Thành. Thời kỳ Văn Lang, vùng đất nam Trung Bộ là quận Nhật Nam và có thể c̣n xa hơn nữa về phía đồng bằng sông Cửu Long lúc đó đang là śnh lầy ngập nước mặn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long cách đây gần 5,000 năm chưa thể có người cư trú, cá nước lợ, cá biển th́ nhiều nhưng cây lương thực kể cả lúa hoang, chưa thể sống trên vùng ngập mặn với thủy triều cao được. Măi đến cuối thế kỷ thứ 2 sau CN mới có tộc người Malayo Polynesian từ nam bán đảo Đông Dương ( tên do Pháp đặt sau năm 1858 sau CN) xâm chiếm lập ra nhà nước Cham Pa. Vậy nên sách Cựu Đường thư và Văn Hiến Thông khảo thời Nguyên lại ghi là nước Việt Thường xưa tức là nước Lâm Ấp, sau là Chiêm Thành là một sự sai lầm nghiêm trọng về địa danh Sử học giữa tên Nước cổ với tên sau này của một địa phương.

 

Thục Thư ghi trong Tam Quốc Chí viết rằng, Hứa Tĩnh là người Phương Bắc, sau này làm Sử quan cho Lưu Huyền Đức (Lưu Bị) làm đến chức Tư đồ  . Trước trận Xích Bích, Tào Tháo sai người do thám hậu phương của Lưu Bị và Tôn Quyền. Hứa Tĩnh có thư  gửi Tào Tháo ghi rằng:        说:从   “   州,经   瓯、闽   国,行   里,不见   ,Từ Hội Kế nam chí Giao Châu, kinh lịch Đông Âu, Mân Việt chi quốc, hành kinh vạn lư, bất kiến Hán địa / Tôi đi từ Hội Kê (Cối Kê – thành phố Hàng Châu ngày nay), qua Giao Châu, Đông Âu, Mân Việt, cả vạn dặm mà không thấy đất Hán. “Bất kiến Hán địa –   汉地 “ Phía nam, đă thuộc Hán gần 400 năm nhưng vẫn là đất Việt. Địa giới phía Tây của nhà nước Văn Lang,  Nhà nghiên cứu Nguyến Trúc B́nh (Viện Dân tộc học năm 1970) có ư kiến về tộc người Kháng cư trú chủ yếu ở  vùng Thuận Châu, Mường la, Quỳnh Nhai, Than Uyên, Mường Tè,.. ven sông Đà, có ngôn ngữ, phong tục ăn trầu, ăn đất, tị ẩm,… về nhân chủng học có vân tay giống người Việt cho rằng đó là một nhánh người Việt cổ. Như vậy cần nghiên cứu về cương vực phía Tây của nhà nước Việt cổ mà thư tịch cổ đă viết chưa đầy đủ.

Vu Việt   có từ thời Nhà Thương, sau chỉ gọi là Việt   vào thời Chiến quốc. Sử kư Tư Mă Thiên phần Việt Vương Câu Tiễn thế gia có ghi: ” Tổ tiên của Việt Vương Câu Tiễn là ḍng dơi Vua Vũ, con thứ hai của vua Thành Thang đời Nhà Hạ, được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ Vua Vũ, xăm ḿnh, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp. Truyền được mười đời đến Doăn Thường”. Sử có ghi trước đó Việt làm tân khách của Chu Thành Vương    (1132 Tr.CN – 1083 Tr.CN). Nước Việt đă có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mă Kiều   文化, mà các chứng tích đă t́m thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ    . Nước Việt định đô ở Cối Kê   (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn  (496 Tr.CN – 464 Tr.CN) th́ bành trướng lên phía Bắc. Năm 473 Tr.CN diệt nước Ngô, mở rộng bờ cơi Bắc chiếm Giang Tô  , Nam chiếm được Mân Đài   (tỉnh Phúc Kiến ngày nay). Nước Việt Câu Tiễn lúc đó Đông giáp  Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam   ( nam tỉnh An Huy ngày nay), hùng cứ một cơi Đông Nam. Đến năm 306 Tr.CN, nước Sở   nhân nước Việt thời vua Vô Cương nội loạn, bèn liên kết với nước Tề   tiến đánh chiếm được nước Việt, đổi thành Quận Giang Đông. Nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó. Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu     do Triệu Diệp   thời Đông Hán soạn khoảng năm 25 sau CN.

Hai nước Ngô – Việt là một trong những tộc Bách Việt được ghi rất sớm trong thư tịch cổ Trung Hoa. Nước Ngô  国,c̣n gọi là Cú Ngô  , Công Ngô    lập quốc vào thời Chu Vũ Vương vào khoảng năm 1250 Tr.CN, cách ngày nay khoảng hơn 3,300 năm. Kinh đô đặt Tô Châu   tỉnh Quảng Đông bây giờ. Ngô Việt có Tổ là Ngô Thái Bá    truyền đến Phù Sai 夫差 th́ bị Việt Vương Câu Tiễn diệt vào năm 473 Tr.CN.

Một số Học giả Phương Tây đă chứng minh đất của Người Ngô Việt sau khi bị nước Việt chiếm đă chạy loạn mang theo Văn hóa Ngô Việt ra biển sang Nhật Bản. Tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo cách đọc của Người Ngô (Việt), nên gọi là ごおん-là Go On- Ngô âm 呉音. Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) th́ nhiều ngữ âm cổ của Lạc Việt  vẫn được dùng trong tiếng Việt ngày nay.

Chữ Việt Thường trong Hán văn có ba cách viết: 越 裳, 越 嘗, 越 常. Học gia Đào Duy Anh suy luận rằng: “Việt Thường” là phiên âm của tên gọi của Việt Thường – nên địa danh Việt Thường có thể viết bằng bất kỳ chữ Hán nào có âm đọc gần giống nhau. Sách Thanh Nhất Thống chí viết: “An Nam là nước Việt Thường đời xưa th́ là chỉ biết một bên”. Quốc thư năm Gia Long thứ nhất, thông hảo với nhà Thanh viết: “Trước khai thác Việt Thường, sau lấy được cả An Nam” cũng là chưa xét hết sử cổ. Ngày nay đối chiếu, tra cứu hệ thống tài liệu Sử học Việt thấy rằng Quốc Sử Quán Triều Nguyễn mặc dù đă hết sức chỉnh sửa Sử học Việt nhưng không tránh được nhiều hạn chế, nhầm lẫn do phương thức thông tin c̣n hạn chế, cách làm tra cứu thủ công thời bấy giờ. Thư tịch cổ Nhà Thương   (1600 Tr.CN -1046 Tr.CN) c̣n lưu giữ có ghi chữ Việt  (Ŕu), chữ Việt c̣n được dùng chỉ một tộc người định cư trên một vùng đất rất rộng lớn ở phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang) đến Giao chỉ, Cửu Chân (miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay). Đến thời Xuân Thu Chiến quốc     (722 Tr.CN– 221 Tr.CN) trong thư tịch có viết hai cách chữ Việt là  và , đều chỉ tộc Việt, người Việt có nghĩa giống nhau được ghi là  粵互 – Việt Việt Hỗ Thông. Về Hán ngữ chữ  là Việt có bộ tẩu  v́ người tộc Việt đi và chạy nhanh. C̣n chữ Việt  có bộ mễ  là lúa v́ người Việt trồng lúa, lúc đó người Hoa Hạ sau gọi là người Hán ở phía bắc sông Hoàng Hà chỉ trồng cao lương, không trồng được lúa.

Khảo sát lịch sử văn tự th́ thấy rằng Việt  và Việt âm đọc giống nhau, “Sử kư” viết là ,“Hán thư” viết là . Âm đọc  là từ âm đọc của chữ Vu , người cổ đọc  là. Vu  viết theo lối chữ triện  là , hài thanh là chữ vũ -mưa, viết lên trên thành . Trong “Hán Thư” c̣n tồn nhiều chữ cổ, nên chữ Việt  đều cải viết thành, sau theo lối chữ lệ , chữ khải  mới viết thành ra , tức biến hóa h́nh chữ Vũ  đặt trên chữ Vu. Tác động của dân tộc Việt đến văn minh Trung Hoa sâu sắc đến mức hai thứ nghi vệ cao quư nhất dùng riêng cho nhà vua của tất cả các triều đại phong kiến Trung Hoa th́ một Nghi vệ làm h́nh cái ŕu gọi là Phủ Việt, một Nghi vệ làm cờ cán cong gọi là Tiết Việt. Từ thời Nhà Minh ( năm1368–1644 sau CN) đến nay có phân biệt hai chữ Việt bộ tẩu  là chỉ tên tộc người Việt xưa như Nam Việt, Lạc Việt, Âu Việt (Việt Nam ngày nay). Tại vùng Quảng Đông, ca kịch cổ gọi là Việt Kịch  . Chữ Việt  có bộ mễ  dùng chỉ tộc Việt hiện ở Quảng Đông, Hongkong, Ma Cao. Tiếng Quảng Đông c̣n được gọi là Việt Ngữ – Cantonese. Ngày nay tại Quảng Châu các biển đăng kư xe oto  đều bắt đầu bằng chữ Việt  bộ mễ . Hiện nay, tại các vùng đất xưa của Người Việt ở phía nam sông Dương Tử, Trung quốc, tàn dư tiếng Việt vẫn được gọi là Việt ngữ (粵語)thường có tên là tiếng Quảng Đông, dù tiếng Việt đă bị biến thái, pha trộn nhiều vẫn là ngôn ngữ chính được sử dụng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hongkong, Macao. Ngay về Nhân chủng học, họ không nhận là người Hán (Hoa Hạ). Nhiều lần chính quyền Bắc Kinh ra sắc lệnh phải dùng tiếng Bắc Kinh (tiếng Quan thoại), năm 2010 dân Quảng Đông biểu t́nh chống dùng tiếng Bắc Kinh, gần nhất là tháng 9/2014, sự phản kháng của dân miền Nam Trung Quốc dữ dội đến mức khiến Bắc Kinh không thực hiện được.

Trương Thái Du viết trong bài ”Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam” cho rằng vị trí của Việt Thường thị ở Nam Dương Tử: “Giao Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm nói về vùng đất phía nam vương quốc của Đường Nghiêu – Ngu Thuấn. Giao Chỉ đầu thời Chu chính là đất Sở (nay thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Giao Chỉ cũng c̣n gọi là Cơ Chỉ hoặc Cơ Sở, nó hàm nghĩa luôn tên nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Giao Chỉ nửa cuối thời Chiến Quốc ở phía nam nước Sở. Giao Chỉ thời Tần là Tượng Quận, thời Tây Hán là Bắc Bộ Việt Nam. Chỉ đến thời Đông Hán, Giao Chỉ mới biến thành địa danh cố định và xác thực trên địa đồ”

 

Quan điểm của nhiều học giả trong đó có Học giả Hà văn Thùy th́ Việt Thường là tiền thân nước Việt rất rộng lớn, trong đó có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Khoảng 3.300 năm Tr.CN, nhà nước sơ khai của người Việt ra đời do vua Thần Nông có Kinh đô Lương Chử tại Thái Hồ. Năm 2.879 Tr.CN, Nhà nước Xích Quỷ cũng thành lập ở đây. Năm 2.698 Tr.CN, dân du mục Mông Cổ xâm chiếm vùng đất nam Hoàng Hà của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Khi nhà nước Xích Quỷ tan ră, Kinh đô Lương Chử bị hoang phế. Phần c̣n lại của nước Xích Quỷ lập ra những tiểu vương quốc riêng của ḿnh, trong đó có Việt Thường. Việt Thường (越 裳) là tên Nước được ghi trong sách cổ. Đến tận ngày nay, phong tục mặc váy của Người Việt  Nam sông Dương Tử vẫn c̣n trang phục ở vùng Đông Á và Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan tới Miến Điện, Srilanca… và cả một vùng rộng ở phía nam Trung Quốc,Việt Nam… đó là tàn dư Văn hóa Lương Chử của người Việt Thường. Đồ đá mài, đồ gốm, đồ ngọc…được chế tác tinh xảo. Học thuyết Âm Dương  Ngũ hành, Lịch Tiết Khí, Kinh Dịch, chữ Giáp cốt,… đều là sáng tạo của người Việt.Từ cuộc Đại khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 sau Công Nguyên, đến nay các di tích vẫn c̣n lưu khá nhiều về Vua Bà cùng các Nữ Tướng của Hai Bà Trưng từ hồ Động Đ́nh đến dẫy núi Ngũ Lĩnh và ở miền Bắc Việt Nam.

 

Các kết quả nghiên cứu sử học và khảo cổ học tại Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng 40 năm cuối thế kỷ XX cho thấy thời cổ đại của Chu Vũ Vương và người em là Chu Công sau khi đánh bại nhà Thương tại Mục Dă đă đóng đô ở Tây An ( tỉnh Thiểm Tây ngày nay gọi là Nhà Tây Chu), gần sông Hoàng Hà, thời kỳ này vào khoảng cuối XI Tr.CN đến năm 771 Tr.CN. Vương triều Nhà Tây Chu đă tiến hành một số cuộc chinh phục nhỏ mở rộng lănh thổ vào châu thổ sông Dương Tử. Đây là cuộc di dân đầu tiên của người Hoa Hạ vào vùng đất của người Bách Việt, nhưng các ảnh hưởng xung đột giữa các tộc người Hán – Việt chưa thấy dấu hiệu khốc liệt như thời nhà Tần trở về sau này. Như vậy tên Giao chỉ lúc ban đầu để chỉ vùng lănh thổ của cả các dân tộc Bách Việt, sau này vẫn được dùng để gọi vùng lănh thổ c̣n lại của người Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), tên Giao Chỉ vẫn được sử sách Trung Quốc tiếp tục ghi trong gần 2,000. năm sau Công Nguyên như một danh từ chung chỉ đất của người Lạc Việt.

Về Bách Việt, sau khi nhà Tần bị diệt năm 208 Tr.CN, Triệu Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung là lưu vực sông Châu Giang th́ lănh thổ của Bách Việt liền kề là vùng nam sông Dương Tử ( Trường Giang). Tại thiên Nam Việt Úy Đà liệt truyện có ghi “Bấy giờ, Nhà Tần đă chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng quận để đưa những người bị đi đầy đến ở lẫn với người Việt. Như thế được mười ba năm”. Sử kư Tư Mă Thiên c̣n ghi nhiều sự kiện liên quan đến địa danh lănh thổ người Việt trong Tần Thủy Hoàng bản kỷ:” Năm thứ ba mươi ba ( năm 214 Tr.CN) Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể, và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng quận, Nam hải. Cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ”. Sau khi Bái Công lên ngôi Hoàng đế lập nên Nhà Tây Hán có sự kiện vào thời Hán Văn đế: ” Năm thứ 11 nhà Hán ( 196 Tr.CN) Hán sai Lục giả sang, nhân tiện phong cho Đà làm Nam Việt Vương,…bảo phải ḥa hợp với Bách Việt, không được gây lo ngại ở biên giới phía Nam”. Như vậy đến thời Hán Văn Đế vẫn c̣n phần c̣n Bách Việt.

Trong các sách sử và thư tịch cổ Trung Hoa, đất Kinh Dương là tên gọi chung vùng lănh thổ rất rộng lớn phía bắc giáp hữu ngạn sông Dương tử và hồ Động Đ́nh, phía đông tiếp giáp biển Đông, phía tây đến hết vùng Vân Nam và Ba Thục ngày nay, phía nam xuống đến miền bắc Việt Nam và nam Trung bộ Việt Nam ngày nay. Chữ Kinh xuất phát từ vị vua đầu tiên của Lạc Việt là Kinh Dương Vương, v́ vậy trong thư tịch cổ Trung Hoa c̣n gọi là đất Kinh Dương. Tại Thiên Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện, Sử kư Tư Mă thiên có ghi lại nội dung thư Triệu Đà gửi Hán Văn đế: ” Ở phía đông Mân Việt (nay là Phúc Kiến, Quảng Đông Trung quốc) chỉ vẻn vẹn ngh́n người cũng xưng hiệu Vương,…Kiến nguyên (năm 137 Tr.CN) Đà mất, cháu Đà là Hồ làm Nam Việt Vương. Lúc bấy giờ vua Mân Việt là Dĩnh đem binh đánh các ấp ngoài biên của nước Nam Việt, Hồ dâng thư lên vua Hán:” Nay Mân Việt đem binh xâm lấn đất của thần,…” Thiên tử (Hán Vũ đế) bèn khen Nam Việt,… sai hai tướng đi đánh Mân Việt. Quân Hán chưa vượt núi Ngũ Lĩnh th́ em của Mân Việt là Dư Thiện đă giết Dĩnh để hàng” Nước Mân Việt bị diệt và Hán hóa, sau sự kiện này không c̣n thấy sử sách Trung Hoa nhắc đến Mân Việt, duy Bách Việt vẫn c̣n được nhắc nhiều về sau.

Có một số quan điểm cho rằng Việt Thường thị là một ḍng họ lớn ở đất Giao Chỉ lúc bấy giờ. Tra cứu trong Bộ Tự điển Hán Việt Từ nguyên của Bửu Kế, trang 2040 – 2044 có chú dẫn chữ Thị đọc đồng âm trong Hán văn có tới 08 cách viết khác nhau, nghĩa cũng khác như: Cách viết chữ Thị có các bộ Nhân, bộ Khẩu, bộ Cân, bộ Tâm, bộ Nhật, bộ Thị, bộ Kỉ, bộ Kiến. Rất có thể qua nhiều lần khắc ván, viết đă bị sai khác không phải là Một họ lớn như một số Học giả đă diễn giải ở trên. Thị ở đây phải hiểu là Thành Thị, lư giải này xác đáng khi đối chiếu với nhiều ghi chép trong sách cổ Trung Hoa ghi là “Nước Việt Thường, vua là Việt Vương,…”.Đương nhiên các học giả Trung Hoa rành chữ Hán hơn người Việt, ngay trong sử Việt cũng ghi chép Việt Thường là một địa danh, không phải là họ.

Các ư kiến tranh luận về Việt Thường của nhiều Học giả được dẫn từ nhiều thư tịch dưới đây: Sách Đại Nam phương Du chính biên về tỉnh Nghệ An có đoạn viết: “Nghệ An là đất Việt Thường đời Chu”,chép chuyện Việt Thường cống chim trĩ, Bài Tống tự của Lê Tắc viết: “Nam Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt Thường, nhà Tần gọi là Tượng quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhà Đường lại cải Giao Châu làm An Nam phủ, quận Cửu Chân làm Ái Châu, quận Nhật Nam làm Hoan Châu”. Nguyễn Văn Siêu viết: “Đời gần đây có người cho núi Tam Điệp trở ra bắc là Giao Chỉ, núi Hoành Sơn trở vào là Lâm Ấp, tỉnh Thanh, tỉnh Nghệ là Việt Thường. Thế là họ hợp cả lời Đại truyện cùng Cổ kim chú lại, rồi tự ư phỏng đoán đấy mà thôi ”.  Lương Sử  ghi trong Thiên Lâm Ấp truyện như sau:” Biên giới cuối cùng của quận Nhật Nam có huyện Tượng Lâm là đất của Việt Thường đời xưa”. Học giả Bùi Dương  Lịch (1757 – 1828) viết Yên Hội thôn chí và Nghệ An kư đều viết: “Vốn Nghệ An xưa thuộc đất Việt Thường” hoặc “họ Việt Thường” . Năm 1842 Nghi Xuân địa chí của Lê Văn Diễn chép là: “Nghệ An xưa là đất Việt Thường”. Các bài nghiên cứu có ghi một số Học giả phương Tây như Pelliot, Legge,… cho rằng, “Việt Thường xưa là Lâm Ấp.” Ed. Chavannes khẳng định: “Việt Chương là nơi vua Sở Hùng Cừ phong cho con út là Chấp Tỳ, có lẽ đây là đất Việt Thường xưa, v́ hai tên ấy đồng âm” Tuy nhiên  Ed. Chavannes lại không thể lư giải vị trí Việt Chương, Việt Thường ở vị trí nào.  

Năm 1890 thế kỷ XIX có in sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) đă khảo nhiều nguồn tài liệu và cho biết: “Thuở quốc sơ Thánh triều (chữ dùng để nói thời vua Gia Long triều Nguyễn) gây cơ nghiệp ở Thuận Hóa, Quảng Nam, trước khai thác từ Phú Yên đến B́nh Thuận là kiêm cả Lâm Ấp là đất bộ Việt Thường đời xưa, nằm ở phía đông nam Hoan Châu cũ, cách 4 dặm. Nước Ngô đặt làm huyện Việt Thường thuộc quận Cử Đức. Đầu đời Tấn bỏ huyện ấy, sau lại đặt ra vẫn thuộc quận Cửu Đức. Đời Tống, đời Tề theo như thế. Đời Tùy thuộc về Đức Châu, rồi lại thuộc về Hoan Châu. Đầu năm Đạo Nghiệp, Hoan Châu đạo hành quân tổng quán là Lưu Phương kinh lược nước Lâm Ấp, sai khâm châu thứ sử là Ninh Trường Chân đem quân bộ, quân kỵ sang Việt Thường, tức là huyện này. Đời Đường năm Vũ Đức thứ năm đặt làm Minh Châu và đặt ba huyện là Vạn An, Minh Hoành, Minh Định. Năm Trinh Quán thứ 12 mán Minh Châu làm phản, Giao Châu đô đốc là Lư Ngạn đánh dẹp yên được. Năm thứ 12 bỏ châu, đem ba huyện ấy dồn vào huyện Việt Thường, thuộc vào tri châu. Châu ấy liền bỏ, huyện ấy lại thuộc về Hoan Châu”.

Tuy những ghi chép trên c̣n nhiều phân tích khác nhau, nhưng cho thấy trong sử Việt đă xác nhận có quốc gia cổ của người Việt có tên là Việt Thường. Vị trí có nhiều chỉ dẫn khác nhau. Đối chiếu thấy những chú dẫn trong sách cổ Việt đều chép lại một chiều từ một số sách cổ Trung Hoa không có khảo chứng ngay nhiều sách cổ Trung Hoa lại ghi chép hoàn toàn khác. Số sách cổ Trung Hoa viết về Việt Thường rành mạch nhiều hơn các sách cổ khác ghi chép lẫn lộn. Phan Huy Chú (1782 – 1840) trong Lịch Triều Hiến chương Loại chí, quyển Dư Địa chí đă viết: “châu Hoan xưa là nước Việt Thường”. Song khi Phan Huy Chú viết Hoàng Việt địa Dư chíở mục Quảng Nam lại viết rằng: “Ngày xưa đất này thuộc nước Việt Thường”. Đây là một hạn chế thông tin tương đối phổ biến của các Nhà Nho Việt dưới thời Nhà Nguyễn. Khi viết B́nh Ngô Đại cáo Nguyễn Trăi (1380 sau CN – 1442 sau CN) thế kỷ XV, ghi rằng: “Duy, ngă Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”.  Bản dịch của Ngô Tất Tố: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đă lâu”. Như vậy Nguyễn Trăi cũng không xác định nước Đại Việt có mấy ngàn năm văn hiến. Đại Việt Sử kư Toàn thư, Ngoại kỷ, quyển III, Sử Thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Trần Trọng Kim đă nhận định là sau khi lập nước Nam Việt, Triệu Đà đă “Đem văn minh nước Tàu sang truyền bá ở phương Nam, cho nên từ đó về sau người nước ḿnh đều nhiễm cái văn minh ấy”. Vậy là sự tiếp thu nguyên văn những nhận định nô dịch của chính sách Hán hóa.

 

Sách Thủy Kinh chú

 

Từ thế kỷ III (229-265 sau CN) sách Thủy Kinh chú chuyên khảo về sông ng̣i ở các vùng đất ngoài Trung Nguyên có viết: “Xét Tấn thư địa đạo chí có huyện Cửu Đức”. Giao Châu ngoại vực kư ghi là: “Huyện Cửu Đức thuộc quận Cửu Chân, phía nam tiếp giáp với quận Nhật Nam. Người tên  Lô Dư ở đất này. Dư chết, con là Bảo Cường thay, cháu là Đảng, phục ṭng sự giáo hóa của nước Ngô. Ngô đặt làm quận Cửu Đức, lại đem huyện ấy lệ thuộc vào quận”. Lâm Ấp kư chép rằng:” Cửu Đức là tột cùng của Cửu Di, cho nên lấy để đặt tên quận. Chỗ đặt tên quận ấy là một nước Di của Việt Thường Thị thời nhà Chu”. Hội Trinh ghi thêm: “Theo Tấn chí quận Cửu Đức là nước Việt Thường Thị thời nhà Chu”. Theo Chu lễ th́ Cửu Di là nước Việt Thường thời cổ ở rất xa Trung Nguyên. Lương Sử c̣n viết về vị trí Việt Thường: “Huyện Tượng Lâm là cơi nước Việt Thường đời xưa. Mă Viện mới mở cơi phía nam, nhà Hán rộng thêm ra một huyện ấy, đất ấy rộng 600 dặm, cách quận Nhật Nam 400 dặm. Về phía nam đường thủy đường bộ có Tây Đồ Di, cùng Lâm Ấp cũng xưng vương. Mă Viện dựng cột đồng nêu cơi nhà Hán đến đấy”.

 

Năm 1890 sách Đại Việt địa dư Toàn biên của Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) đă khảo nhiều nguồn tài liệu sử học có được thời ấy đă viết: “Thuở quốc sơ Thánh triều ( Vua Gia Long Thái tổ Nhà Nguyễn) gây cơ nghiệp ở Thuận Hóa, Quảng Nam, trước khai thác từ Phú Yên đến B́nh Thuận là kiêm cả Lâm Ấp là đất bộ Việt Thường đời xưa.” Huyện Việt Thường “nằm ở phía đông nam Hoan Châu cũ, cách 4 dặm. Nước Ngô đặt làm huyện Việt Thường thuộc quận Cử Đức. Đầu đời Tấn bỏ huyện ấy, sau lại đặt ra vẫn thuộc quận Cửu Đức. Đời Tống, đời Tề theo như thế. Đời Tùy thuộc về Đức Châu, rồi lại thuộc về Hoan Châu. Đầu năm Đạo Nghiệp, Hoan Châu đạo hành quân tổng quán là Lưu Phương kinh lược nước Lâm Ấp, sai khâm châu thứ sử là Ninh Trường Chân đem quân bộ, quân kỵ sang Việt Thường, tức là huyện này. Đời Đường năm Vũ Đức thứ năm đặt làm Minh Châu và đặt ba huyện là Vạn An, Minh Hoành, Minh Định. Năm Trinh Quán thứ 12 mán Minh Châu làm phản, Giao Châu đô đốc là Lư Ngạn đánh dẹp yên được. Năm thứ 12 bỏ châu, đem ba huyện ấy dồn vào huyện Việt Thường, thuộc vào tri châu. Châu ấy liền bỏ, huyện ấy lại thuộc về Hoan Châu”.

 

Tra cứu cổ văn thấy rằng huyện lỵ cũ của huyện Kim Linh ở phía tây nam huyện Việt Thường cổ, đời Tiêu Lương đặt ra. Thời Tùy, năm Khai Hoàng thư 18 đổi làm Tri Châu. Đầu năm Đại Nghiệp bỏ châu, huyện Kim Ninh lại thuộc quận Nhật Nam. Đời Đường thuộc về Tri Châu. Năm thứ 13 dồn vào huyện Việt Thường”. Trong quyển thượng Đại Nam Phương du Chính biên viết về tỉnh Nghệ An có ghi: “Nghệ An là đất Việt Thường đời Chu” rồi có chép lại một cách chi tiết hơn chuyện Việt Thường cống chim Trĩ nhưng không ghi là rơ sự chi tiết ấy chép từ đâu ra hay chỉ nhất thời phóng tác? Truyện Lâm Ấp ghi trong Lương sử có chép rằng: “Biên giới cuối cùng của quận Nhật Nam có huyện Tượng Lâm là đất của Việt Thường đời xưa”. Rồi suy diễn vu vơ rằng: “Có lẽ Việt Thường chỉ là bộ lạc nho nhỏ phụ thuộc vào Giao Chỉ. Đại khái các nước ven biển ngoài Ngũ Lĩnh từ đời Hán mới khai thác ra. Dùng chữ Hán mà dịch những chữ gần giống ra mới có các danh hiệu ấy”. Qua đây thấy rằng vào thời Nhà Nguyễn, cách viết sử, biên soạn sử, khảo chứng đă có những sự tùy tiện phần nào thua kém các Sử gia thời Lê Trung Hưng trở về trước.

 

Hùng Vương xưng đế và đặt tên nước là Văn Lang. Dư địa chí của Nguyễn Trăi cho biết: “Các bộ của Văn Lang mới thành lập là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, B́nh Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là nơi Hùng Vương đóng đô.” . Sự ghi chép của Nguyễn Trăi là một xác nhận tên nước Việt Thường có trước tên nước là Văn Lang. Theo đó, Nhà nước Văn Lang trải 18 đời vua Hùng, chấm dứt vào năm 258 Tr.CN.Việt Thường được đặt tên cho một bộ trong 14 bộ của nước Văn Lang. Như vậy đối chiếu các cổ sử Trung Quốc viết nhiều về Việt Thường đă củng cố cho chúng ta một nhận thức Việt Thường là tên Quốc hiệu cổ xưa nhất của người Lạc Việt. Lịch sử một Quốc gia – Dân tộc toàn Thế giới tù thời cổ đại đến nay đều thay đổi nhiều lần Quốc hiệu là lẽ đương nhiên. Không riêng ở Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Đại Việt, Việt Nam,… nhiều nước trên Thế giới cũng như vậy, sau khi thay đổi Quốc hiệu mới th́ họ lấy tên Nước cũ đặt cho một thành phố hay một địa phương là rất thông thường.

 

 Sau cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Việt vẫn hoài niệm về lịch sử Việt trong ca dao: “Công Cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa Mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra”. Trên đất Việt Nam ngày nay không có núi nào có tên là Thái Sơn. Thái Sơn , có tên tối cổ là Đại Sơn hay Đại Tông đến thời Xuân Thu mới bắt đầu gọi là Thái Sơn. Núi Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc c̣n gọi là Đông Nhạc v́ núi ở hướng Đông nh́n ra biển Hoa Đông Trung Quốc. Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông (giản thể山东phồn thể山東) phía Bắc thành Thái An với tổng diện tích 426 km2. Núi Thái Sơn rất hùng vĩ. Thái Sơn là một trong 5 dẫy núi linh thiêng của Trung Quốc là: Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn. Năm dăy núi này được gọi là Ngũ Đại Danh Sơn hay Ngũ Nhạc, Ngũ Linh Sơn. So với các dăy núi kia trong Ngũ Đại Danh Sơn th́ núi Thái sơn không cao bằng, ngọn núi chính ở đây là núi Thiên Trụ có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1545m, chưa bằng 1/2 đỉnh Phan-Xi-Păng có độ cao 3.143m ở miền Bắc Việt Nam. Vùng núi Thái Sơn là quê hương của Khổng tử. Phía Nam núi Thái Sơn là Khúc Phụ chính là nơi Khổng Tử sinh ra và lớn lên. Cho nên núi Thái Sơn được coi là linh thiêng nhất, đứng đầu Ngũ Nhạc, là nơi tái sinh vạn vật. Lịch sử Trung Quốc đă có nhiều Danh nhân đến du ngoạn ở Thái Sơn, hiện c̣n để lại bút tích nhiều bài thơ, phú ngâm vịnh ca ngợi Thái Sơn như Khổng Tử với:”Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ“, Đỗ Phủ: “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu“. Tại Thái Sơn có nhiều di tích, di sản văn hóa từ cổ đại lưu lại đến nay. Trong dẫy núi Thái Sơn có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt cây Ngân Hạnh ở sân đền trong núi có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là ” hóa thạch sống” cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn. Núi Thái Sơn được công nhận là Di sản Thế giới.

 

Vậy tại sao Thái Sơn lại ghi ấn trong ca dao Việt? Có hai biện luận: Theo các tài liệu cổ được t́m thấy th́ Đạo Phật Nguyên thủy đầu tiên được truyền từ Ấn Độ đến Việt Nam bằng đường biển vào khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai Tr.CN,  Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) chữ “Buddha” phiên âm trực tiếp tiếng Việt là “Bụt” – Nghĩa là Phật. Sách cổ ghi lời Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542 sau CN – 607 sau CN) tŕnh Vua  Tùy Cao TổTrung Hoa để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan của Đại Việt, theo sách Thiền Uyển Tập Anh: “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, th́ Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, v́ nó có trước vậy. Vào lúc ấy, th́ đă có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với T́-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học tṛ. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách b́nh đẳng, th́ chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, v́ nơi ấy đă có người, không cần đến dạy dỗ”. Năm 1070, Nhà Lư cho xây dựng Văn miếu Thăng Long thờ Đức Khổng Tử, Nho giáo phát triển đến cuối Nhà Trần th́ chiếm ưu thế so với Phật giáo nên núi Thái Sơn là quê hương Khổng Tử được đưa vào câu ca dao như trên.

 

Biện luận thứ hai cho rằng từ những năm 50/ Thế kỷ XX đến nay, các Nhà Lịch sử và Khảo cổ học Trung Quốc và nhiều nước Phương Tây đến thực hiện nhiều thăm ḍ, khảo sát khám phá ra nền Văn minh Lạc Việt thời cổ đại để lại các di chỉ, di tích tại nhiều vùng từ nam sông Dương Tử, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,… đến tận vùng bắc sông Dương tử (Trường Giang) và lưu vực sông Hoàng Hà trong đó có tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Xem bản đồ khảo cổ học phân bố xẻng (Ŕu) Lạc Việt do Hội Khoa học Lịch sử Khảo cổ học Trung Quốc phát hành). Theo chính các tài liệu khoa học lịch sử, khảo cổ học Trung Quốc Re: Chữ Khoa Đẩu/Posted by: Lí Nhĩ Chân (58.187.216.—)/Date: January 03, 2012 04:00PM /     平果感 桑石             nhận định “ Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.    Đại thạch sản – Xẻng đá lớn là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo h́nh sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới. Các Nhà Khảo cổ học Trung Quốc gọi là “văn hóa xẻng đá lớn”.Như trên đă dẫn, Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 – 6000 năm trước vào thời đại đồ đá mới, trên các phiến đá có khắc chữ được phiên âm ra chữ Trung Quốc ngày nay: ”                              的时   同。国          定,大    时代 4000    6000  ”. Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau,… Chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm”. Căn cứ vào chính phát hiện về Khảo cổ học do Trung Quốc công bố th́ Vua Nhà Thương là Người Việt, chính v́ vậy đă thừa kế chữ Việt cổ.

 

Thời kỳ này trên lănh thổ Trung Quốc chỉ có người Lạc Việt cư trú, người Hoa Hạ (Hán) chưa ra đời. Như vậy, câu ca dao “ Công Cha như núi Thái Sơn,…” xuất hiện từ một thời kỳ tối cổ. Câu “ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra” phải chăng là ví với sông nước Dương Tử  hùng vĩ (Trường Giang) cuồn cuộn chẩy về Đông dài hơn 6,500 Km? H́nh tượng ḍng sông Dương Tử – Trường Giang vĩ đại trên đất Việt cổ sau này c̣n được nhắc đến nhiều trong văn học Trung Hoa, nổi tiếng nhất là bài Từ trong sách Tam Quốc Diễn Nghĩa:

 

Trường Giang cuồn cuộn chẩy về đông,

Sóng dập dồn đăi hết anh hùng.

Được thua, phải trái thoắt thành không.

Non xanh nguyên vẻ cũ, mấy độ bóng tàn hồng.

Kẻ đầu bạc Ngư Tiều trên băi,

Mảnh Trăng chung gió mát vui chơi.

Gặp nhau hồ rượu đầy vơi,

Xưa nay bao nhiêu chuyện,

Phó mặc cuộc nói cười.

Trong truyền thuyết cổ xưa về Thánh Gióng đội nón sắt, cỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh tan giặc Nhà Ân. Lịch sử Trung Quốc có ghi về Nhà Ân. Vậy đất Lạc Việt phải tiếp giáp với đất Nhà Ân mới có chuyện bị xâm chiếm. Ngày nay đối chiếu với các tài liệu, hiện vật Khảo cổ học đă cho chúng ta thấy Văn minh Lạc Việt sớm hơn Văn minh Trung Hoa, sự phát triển sang thời đại Đồng – Sắt cũng sớm hơn về niên đại so với di vật Đồng – Sắt của Trung Hoa. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ngoài những chi tiết huyền ảo th́ cốt lơi câu chuyện cho chúng ta thấy từ thời tối cổ món ăn của Người Việt đă có Cơm và Cà. Người Việt sớm có kỹ thuật luyện sắt. Đây chính là sự “Văn minh” hơn của Thời đại Sắt đă chiến thắng thời đại Đồ Đồng của Nhà Ân.

 

Sau khi Nhà Tần – Hán chiếm vùng đất của người Việt ở Nam Sông Dương Tử, rồi bị Hán Hóa. Người Lạc Việt lùi xuống vùng Nam Ngũ Lĩnh nên lănh thổ Việt Thường ngày càng mờ nhạt, sai lệch trong sách sử Trung Quốc và Việt Nam. Nguồn sử liệu để t́m ra nguyên nhân sẽ được định đoạt trong tương lai khi các Học giả Việt Nam có nguồn kinh phí và cơ hội tra cứu kho lưu trữ thư tịch cổ khổng lồ của Trung quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ. Những tài liệu ấy này được thấy ở các thư viện Giáo Hội Kito giáo, ở London, Paris, Berlin, … và ở thư viện Quốc hội Hoa Kỳ – nhất là giải mă được toàn bộ chữ Việt cổ trên băi đá Sapa và Hà Giang. Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu, khai quật của khảo cổ học tại Việt Nam từ năm 1929 đến nay được xác nhận bằng hiện vật th́ có thể chia ra thời kỳ nhà nước Việt Thường tương đương với thời kỳ cuối Văn hóa Hạ Long (3,000. năm Tr.CN) sang thời kỳ Văn hóa Phùng Nguyên (2,500, năm Tr.CN) có thể chuyển tiếp đến thời kỳ đầu của Văn hóa Đồng Đậu (1,500.năm Tr.CN). Đây có thể là một thời kỳ lịch sử  dài rất huy hoàng của lịch sử Việt Nam v́ đă được các sử gia Trung Hoa cổ đại viết lại nhiều hơn thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Sau này, quốc hiệu Việt Thường được nhắc đến rất nhiều trong thơ ca dân gian, trong các sách về địa chí cổ. Bỏ qua hoặc v́ một lư do nào đó đă không nghiên cứu Nhà nước Việt Thường của lịch sử Việt Nam là một thiếu sót cơ bản cần nghiên cứu bổ sung trong chính sử Việt Nam.

 

Biến cố lớn thời cổ đại – Nhà Tần diệt Bách Việt và chính sách đô hộ dân tộc Việt:

Năm 247 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc lúc đó có địa giới chủ yếu là phía bắc sông Hoàng Hà và một phần của nước Sở ở lưu vực sông Dương Tử (sông Trường Giang)  kết thúc thời Chiến quốc. Đến năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng Hà, hoàn thành việc thôn tính tất cả vùng đất rộng lớn của Trung nguyên. Năm 218 trước Công nguyên, Nhà Tần sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 50 vạn quân chia làm 5 đạo cùng với các tội nhân tiếp vận lương cùng vượt sông Dương Tử tiến về phía Nam đánh chiếm đất của Bách Việt. Đạo quân thứ nhất và đạo thứ hai tiến sâu về phía nam vào vùng phía đông lănh thổ Bách Việt. Đạo thứ ba theo đường Trường Sa, Lôi thủy, Xâm châu vượt đèo Ngũ Lĩnh đánh vào Phiên Ngung (Sau này là kinh đô của Nam Việt Triệu Đà) trên lưu vực sông Tây Giang. Chỉ trong khoảng hơn một năm (217 Tr.CN), quân Tần đă chiếm được gần hết vùng đất rộng lớn của Bách Việt từ nam sông Dương Tử  ngày nay ở Trung Quốc là các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông,… đến Hải Nam. Thiên Trần Thiệp thế gia – Sử kư Tư Mă thiên có viết:” Đến đời Tần Thủy Hoàng, nhờ cái sự nghiệp sáu đời để lại, cầm cái roi dài mà chế ngự cả thiên hạ,…Phía nam lấy đất Bách Việt, lập thành Quế Lâm, Tượng quận. Vua Bách Việt cúi đầu, buộc cổ nộp tính mạng cho quan coi ngục,…Năm thứ ba mươi ba (năm 188 Tr.CN) Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những ngưởi rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đầy đến đấy canh giữ”. Sau khi chiếm đất Bách Việt, Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm, thực hiện lần đầu tiên chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ ( Sách Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện Sử kư Tư Mă Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 Tr.CN– Sách đă dẫn. Sách Hoài Nam tử ghi: “Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, long trả, ngọc châu, ngọc cơ của đất việt, bèn sai úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm năm đạo. Trong ba năm không cởi giáp dăn nỏ,… nhưng người Việt đều vào rừng ở với cầm thú không ai chịu để quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ thư. Quân Tần thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người.”

 

Bằng cách chia quân Tần làm hai cánh quân đánh vu hồi các nước ở phía Đông Việt (Chiết Giang) và vùng đất nay là Phúc Kiến. Sau khi thắng trận, hai đạo quân này hội với đạo quân thứ ba cùng chia đường tiến vào Lĩnh Nam. Ba đạo quân Tần này đánh chiếm được một cách nhanh chóng v́ địa giới các vùng đất này phần lớn là trung du và đồng bằng phía nam sông Dương Tử tiếp giáp liền với nước Tần. Chính tại vùng đất này, vào những năm cuối thập niên 60 và thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, khảo cổ học Trung Quốc đă khai quật được rất nhiều di vật khảo cổ về vũ khí, áo giáp, xe, hài cốt người,… có niên đại thời nhà Tần.

 

Đạo quân thứ tư và thứ năm ngược ḍng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn th́ không thể chở lương sang sông Ly (tức sông Quế Giang) đường thông duy nhất từ sông Tương sang sông Ly –  tức sông Quế Giang, để vào nội địa Quảng Tây th́ phải có kênh dẫn. V́ vậy, Đồ Thư sai Sử Lộc mang binh sĩ đào kênh cùng làm đường sạn đạo (đường bắc ván, cây chống men vách núi) để vận lương qua Ngũ lĩnh . Giám sát Ngự sử Lộc đă cho đào kênh, đến nay vẫn c̣n là kênh Hưng An. Nhờ thế 3 năm sau tính từ ngày Nam Chinh, quân Tần đă vào được vùng đông bắc Quảng Tây. Kênh đào do Sử Lộc cùng quân sỹ Tần và tội nhân mở được các nhà sử học xác định chính là kênh Linh Cừ hay c̣n gọi là sông đào Hưng An nối liền sông Tương và sông Quế vẫn c̣n đến ngày nay. Trong đội quân Tần Nam chinh, Sử Lộc là người Việt theo Nhà Tần làm đến chức Ngự sử Giám quân của nhà Tần. Sử Lộc thông thạo địa h́nh vùng Bách Việt nên đă làm hướng đạo cho Đồ Thư. Sách Hoài Nam Tử, Nhân gia huấn viết: “ (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.淮 南 子· 间 训:(秦 皇)又 以 卒 凿 渠 而 通 粮 道,以 与 越 人 战,杀 西 呕 君 译 吁 宋。

 

Đào Duy Anh nhận xét trong Lịch sử cổ đại Việt Nam:” Để tiến quân xuống miền Nam đi sâu vào đất Việt ( Bách Việt) đạo quân thứ nhất của Tần phải đào kênh để vận lương mà tiến,… Nhưng từ sông Tương sang sông Ly, tức sông Quế, để vào nội địa Quảng Tây th́ phải có kênh. Giám sát ngự sử Lộc đă phải đào kênh, hiện vẫn c̣n là kênh Hưng An, nhờ thế 3 năm sau phát quân, quân Tần vào được lưu vực Tây Giang” Như vậy địa phận của Tây Âu (Việt) phải là vùng này. Ngày nay, đối chiếu các khảo sát về khảo cổ học và địa h́nh, chúng ta thống nhất được quan điểm của Đào Duy Anh là quân Tần tiến vào đến vùng Đông Bắc Việt Nam ngày nay. Cuộc kháng chiến chống Tần là sự liên kết của một tộc người Việt có hai tên gọi khác nhau là Tây Âu và Lạc Việt.

 

Khi Đại quân Nhà Tần với hơn nửa triệu người cùng hàng trăm vạn tội nhân làm quân lương đi theo tiếp tục tiến về phía nam vào vùng Lĩnh Nam ( phía nam dẫy Ngũ Lĩnh) th́ gặp sức kháng cự rất mạnh của người Âu Việt và Lạc Việt.Sử cổ có ghi Quân Tần tiến vào Tây Âu Lạc (Có thể là ở vùng nam Quảng Châu đến phía đông vùng Quảng Tây Trung Quốc bây giờ) giết được Quận trưởng Tây Âu Lạc là Dịch Hu Tống. Sự kiện này thực hiện được là sau khi quân Tần đào được kênh chở lương thực cho quân. Trong suốt 3 năm  quân Tần vừa phải đào kênh chuyển vận quân lương xuống phía Nam, vừa phải chống đỡ các cuộc tấn công du kích của người Âu Việt, Lạc Việt. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục vừa chiến đấu, vừa b́nh định những vùng đất mới chiếm được của Bách Việt. Căn cứ vào sử liệu, Nhà Tần sau thống nhất Trung Quốc phải mất 3 năm  mới đủ binh lực thực hiện cuộc Nam chinh vào năm 218 Tr.CN. Sau khi chiếm được vùng đất rộng lớn của Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử,  Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao 壬嚣 cùng với một số quan lại người Hán trong đó có Triệu Đà (sau xưng là Triệu Vũ đế 趙 武 帝257 Tr.CN – 137 Tr.CN, húy Triệu Đà 趙 佗, tự Bá Uy 伯 倭, hiệu Nam Hải lăo phu 南 海 老 夫. Triệu Đà gốc là Người Hoa Hạ (sau gọi là người Hán), quê ở huyện Chân Định 真 定, quận Hằng Sơn 恒 山, đời nhà Tần, ngày nay là huyện Chính Định 正定, tỉnh Hà BắcTrung Quốc) đến cai trị quận Nam Hải, nay là Quảng Đông và đảo Hải Nam.

 

Sau khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập thành 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông và đảo Hải Nam sau này), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây ) và Tượng Quận (nam Quảng Tây) cho Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương. Trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lư và quân sự, được giao Triệu Đà làm Huyện Lệnh. Sau khi chiếm được thiên hạ là những vùng đất rộng lớn mà trước đó chưa từng có: “Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ ” ( Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử kư Tư Mă Thiên)- Đây chính là bước mở đầu thực hiện sự nô dịch, đồng hóa của người Hán cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên các dân tộc bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Để bảo tồn được Giáo lư lấy truyền thống đạo lư tốt đẹp của Gia đ́nh là tín điều của Đạo Thánh Mẫu đă lấy thờ cúng Gia Tiên, Tam Ṭa Thánh Mẫu ẩn thành tục thờ 3 bát hương. C̣n chữ Việt cổ kiểu Khoa Đẩu, đến nay đôi khi ta c̣n thấy được ở một số ít các Thày tế (Pháp sư) ngày nay, viết chữ Việt cổ theo cách truyền kỳ qua các đời trên các đạo văn sớ khi lễ ở Điện, Phủ Thánh Mẫu. Ngày nay các dấu tích rơ nhất chữ Việt cổ đă được ghi trên nhiều hiện vật khảo cổ học Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn, …. cũng như trên băi đá Sapa, ở các di chỉ khảo cổ học, các di tích khắc trên đá ở vùng Ngũ Lĩnh, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,… cả vùng hữu ngạn, tả ngạn sông Dương Từ và lưu vực sông Hoàng Hà, Trung Quốc.

 

Trước sức mạnh áp đảo của hơn 50 vạn quân thiện chiến của Nhà Tần, lại c̣n tăng thêm quân số do chiêu nạp tội nhân, người Lạc Việt phải bỏ vùng đồng bằng, rút vào vùng rừng núi hiểm trở. Hùng Duệ Vương  (Hùng Vương thứ 18) đă cùng Thục Phán thống lĩnh người Tây Âu Lạc và Lạc Việt hợp sức chống Tần. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ có thể phản ánh sự kết hợp giữa hai tộc người Âu và Lạc cư trú trong thời kỳ này. Quách Phác đời Tấn chú giải sách Phương Ngôn của Dương Hùng thời Hán viết: “Tây Âu là biệt chủng của Lạc Việt” ư nói rằng hai nhóm Tây Âu và Lạc Việt có quan hệ chủng tộc với nhau. Như vậy, sự ghi trong một số sách cổ sử Trung Hoa về Thục Phán đánh Hùng Vương chiếm Lạc Việt có thể không đúng về sự Hùng Vương đă liên kết với Âu Lạc rồi sau đó nhường ngôi vua cho Thục Phán.

 

Nền văn minh Lạc Việt thời kỳ này đă được các tư liệu khảo cổ học, thư tịch cổ xác nhận là một quốc gia phát triển cao trên Thế giới thời cổ đại. Kinh tế Lạc Việt để lại các bằng chứng di chỉ khảo cổ về kỹ thuật chế tác vải sợi bông, đồ đồng, áo giáp, giáo, mác, kiếm, qua và đặc biệt vũ khí đánh xa là nỏ liên châu,… là một Cường quốc Thế giới lúc đó, nhưng dân số Lạc Việt ít nên trong chiến tranh giáo, kiếm dùng sức người thời cổ, quân dân Việt không thể đối đầu ngay với gần 1 triệu quân Hán và tội nhân đi theo. Tuy nhiên, Người Việt đă phát huy ưu thế chiến đấu trên địa h́nh núi rừng hiểm trở tại quê hương nên đă duy tŕ phần lớn sức mạnh bằng cách cầm cự, đánh du kích tiêu hao lực lượng địch, đẩy lùi rồi mới Tổng tấn công tiêu diệt phần lớn quân Tần, giết Thống lĩnh quân Tần là Hiệu úy Đồ Thư. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhân loại xuất hiện Chiến tranh Nhân Dân của Dân tộc Lạc Việt. Người Lạc Việt đă thực hiện chiến tranh chống ngoại xâm với chiến lược, chiến thuật chiến tranh Du Kích, kết hợp cầm cự, bảo toàn lực lượng vận động chiến, đánh tiêu hao sinh lực địch rồi Tổng tấn công quyết chiến chiến lược. Sau này Chiến tranh Nhân Dân Việt đă được đúc rút cải tiến để Dân tộc Việt thực hiện hơn 2,250 năm sau trong suốt các cuộc chiến tranh Giữ Nước. Đây là một phương thức chống ngoại xâm rất hiệu quả, quân xâm lược có thể đánh thắng một Đội Quân bản địa nhưng không bao giờ đánh thắng được cả một Dân tộc Việt có tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường. Tất cả các thế hệ Ngoại bang xâm lược Việt đều biết chiến lược của Người Việt, nhưng do sự biến hóa vô cùng Chiến tranh Nhân Dân của Người Việt nên cuối cùng giặc ngoại xâm đều phải thua chạy.

 

Sử sách thời cổ đại ở Trung Quốc viết năm 214 Tr.CN, quân Tần đi xuyên sơn vào đất Lạc Việt, bị khốn gần 10 năm, Người Tây Âu và Lạc Việt không chịu hàng bỏ vào rừng, đêm ra đánh, lâu ngày quân Tần hết lương, bèn phá tan quân Tần chết mấy trăm vạn, giết được Đồ Thư. Quân Tần đại bại, đến năm 207 Tr.CN, vua Tần Nhị Thế phải cho quân Tần rút về nước. Mười phần lúc Nhà Tần khởi binh xâm lược Bách Việt, khi thua trận tàn quân chạy về chỉ c̣n 2 ~ 3 phần chạy về Trung Nguyên (Trung Hoa). Đây chính là một trong những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm đầu tiên, vĩ đại nhất  của người Lạc Việt được ghi rất nhiều trong sử sách Trung Hoa.

 

Cuộc Nam chinh của quân Tần xâm chiếm đất của Bách Việt kéo dài khoảng 10 năm, người Lạc Việt đánh quân Tần gần 7 năm từ năm 214 Tr.CN đến năm 207 tr.CN.Theo nhiều sử liệu, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, Thủ lĩnh Âu Việt là Thục Phán đă thay thế Hùng Vương, nhập Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, lên ngôi An Dương Vương vào khoảng năm 207 Tr.CN. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế kế vị. Sự thất bại trước Lạc Việt của Đại quân Tần là nguyên nhân chính làm suy yếu cai trị của Nhà Tần tạo thời cơ cho các nước ởSơn Đông nổi dậy chống Tần. Nhị Thế buộc phải ra lệnh băi binh đánh Lạc Việt. Đến khoảng cuối năm 207 Tr.CN, đầu năm 206 Tr.CN, Nhà Tần bị diệt. Sử Kư Tư Mă Thiên có ghi: ” Năm thứ nhất đời Nhị Thế Hoàng Đế ( năm 209 Tr.CN),…Năm thứ ba đời Tần Nhị Thế, tháng tám ngày Kỷ Hợi, Triệu Cao muốn làm phản,…Triệu Cao bèn triệu tập báo về việc giết Nhị Thế. Lập Tử Anh làm vua Tần được bốn mươi sáu ngày th́ tướng Sở là Bái Công phá quân Tần vào Quan Trung, được hơn một tháng th́ quân chư hầu đến. Hạng Vũ giết Tử Anh và các công tử của Tần, diệt ḍng họ nhà Tần”.

 

Về nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán, có Học giả đă nghiên cứu nhận định rằng: “Theo quyển Việt Sử lược, của tác giả không rơ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quăng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360 sau CN), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương”. Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Kư (thế kỷ 4 sau CN), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6 sau CN) dẫn lại như sau:”Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, th́ đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương  , Lạc hầu   làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương“. Như vậy về nội dung cơ bản là các sách chép lại nội dung từ đời này sang đời sau mà thôi, tuy nhiên không rơ tại sao có sách ghi là Thục Phán, có sách lại ghi là con vua Thục? Các sách thời cổ của Việt Nam có ghi chép về Hùng Vương, An Dương Vương, sách xưa nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺 南 摭 怪, Việt Điện U Linh Tập 粵 甸 幽 靈 集 hay Đại Việt Sử kư và Toàn thư 大 越 史 記 全  th́ cũng soạn vào thời Trần, Lê, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Kư 交 州 外 域 , Thái B́nh Ngự Lăm 太 平 御 . Cho nên các sự tích và tên tuổi như Hùng Vương, An Dương Vương là chép lại từ sách Trung Hoa. Lại có sách Cựu Đường thư dẫn từ Nam Việt chí ghi như sau: 《旧 唐 ·地 理 志》则 引《南 越 志》云:交 趾 之 地,最 为 膏 腴,旧 有 君 长 曰 雄 王,其 佐 曰 雄 侯。后 蜀 王 将 兵 三 万 讨 雄 王,灭 之。蜀 以 其 子 为 安 阳 王,治 交 趾。“Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, pḥ tá là các Hùng Hầu. Về sau ba vạn quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Đế xác định được sự kiện Thục Phán và Hùng Vương một cách xác đáng cần sưu tầm, nghiên cứu thêm nhiều thư tịch cổ c̣n chưa công bố hoặc công bố rồi mà chưa t́m được thông tin.

 

Những sự kiện lịch sử của Người Lạc Việt phần lớn được ghi trong các thư tịch cổ Trung Hoa. Các sự kiện Nhà Tần diệt nước Sở, rồi Nhà Tần đưa 50 vạn quân do Hiệu úy Đồ Thư thống lĩnh vượt sông Dương Tử đánh chiếm đất người Việt, cuộc kháng chiến đầu tiên của Lạc Việt thời Hùng Duệ Vương do hai vị Đô úy là Cao Minh Đại Vương Vũ Công Bách, Cao Sơn Đại Vương Vũ Công Điền đánh thắng quân Tần, diệt Đồ Thư. Việc Triệu Đà nhân Nhà Tần bị diệt chiếm Quế Lâm, Tượng Quận ở lưu vực sông Châu Giang lập ra Nam Việt, chuyện An Dương Vương Thục Phán có Tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, làm ra Nỏ Liên châu,… đều được ghi, chép lại trong Giao Châu Ngoại vực kư, Thái B́nh Ngự Lăm, chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy tiết lộ bí mật Nỏ Liên châu làm An Dương Vương thất bại, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc nhập vào Nam Việt. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 Tr.CN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia th́ mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 113 Tr.CN. Thiên B́nh Chuẩn thư trong Sử kư Tư Mă Thiên viết:” Năm sau ( năm 111 Tr.CN), nước Nam Việt làm phản,…dùng thuyền lầu ở Phương Nam chở hơn hai mươi vạn quân đánh Nam Việt,… Nhà Hán đánh nhau trong ba năm liền diệt Khương tiêu diệt tới Nam Việt, lần đầu tiên đặt mười bẩy quận từ Phiên Ngung tới phía Tây đến phía nam đất Thục”. Như vậy theo nội dung này, đất Việt đến tận Ba Thục?

 

Nhà Tần bị diệt, thời kỳ Triệu Đà lập nước Nam Việt:

Về năm Nhà Tần bị diệt, tại Thiên Hán Cao Tổ Bản kỷ – Sử Kư Tư Mă thiên, sách đă dẫn, có ghi: ” Tháng mười năm thứ nhất Nhà Hán (năm 207 Tr.CN), quân của Bái Công ( Hán Cao Tổ) đến Bá Thượng trước quân chư hầu. Vua Tần là Tử Anh đi xe mộc do ngựa trắng kéo, cổ đeo dây ấn Hoàng đế, phù và cờ tiết hàng ở gần Chỉ Đạo”. Năm 207 Tr.CN được tính là năm thứ nhất Nhà Hán là căn cứ vào giao ước của chư hầu khi đánh Tần:” Ai vào Quan Trung trước th́ người ấy được làm vua”. Xét đoán thời gian nhà Tần bị diệt để dùng thời gian này ước định cho thời gian Triệu Đà lập nước Nam Việt là khoảng năm 206 Tr.CN đến 204 Tr.CN làm cơ sở suy xét cho việc tồn tại của nước Văn Lang và Âu Lạc. Có không ít người Việt cho rằng Mỵ Châu – Trọng Thủy vẫn là một truyền thuyết được huyền thoại hóa từ di tích thành Cổ Loa và thời đại An Dương Vương. Xin trích dẫn nguyên văn của một học giả chuyên về sử học Hán – Nôm như sau:《太 平 御 览》卷 348:《日 南 傳》曰:一 發 萬 人 死,三 發 殺 三 萬 人。佗 退,遣 太 子 始 降 安 陽。安 陽 不 知 通 神 人,遇 無 道 理,通 去。始 有 姿 容 端 美,安 陽 王 女 眉 珠 悅 其 貌 而 通 之。始 與 珠 入 庫 盜 鋸 截 神 弩,亡 歸 報 佗。佗 出 其 非 意。安 陽 王 弩 折 兵 挫,浮 海 奔 竄: “Thái B́nh Ngự Lăm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lư, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu v́ thích y đẹp mà xiêu ḷng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ư (tiến đánh). An Dương Vương nỏ găy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái B́nh Ngự Lăm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” th́ chắc là c̣n cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” h́nh như đă thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN). Lại có ghi như sau:   略》卷    载:          焉,能       落,自   王,都  文郎,号   国。以    俗,结   政,传   世,皆   王。越     使 来谕,碓   之。周           之。泮     裳,号   王,竟  与周 通。”  Việt Sử lược viết: “Thời Chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đă từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị v́. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

 

Từ sau thời Tần, trong các sách cổ sử không c̣n thấy nhắc đến tên Bách Việt, chỉ c̣n Việt Thường, Lạc Việt. Đây là vấn đề sử học phức tạp liên quan đến triều đại vua Hùng, v́ nhà nước Việt Thường có vua gọi là Lạc Vương, các quan lại dưới vua gọi là Lạc Hầu, Lạc tướng,… là  nhà nước có trước nhà nước Văn lang. Sau, đến nhà nước Văn Lang th́ vua mới gọi là Hùng Vương. Thời Hùng Vương, các quan lại dưới vua đă có danh xưng chức quan khác, không gọi là Lạc Hầu, Lạc tướng như sự nhầm lẫn của các sách sử hiện nay, mặc dù đă có nhiều tranh luận về sự viết lầm Hán tự chữ “ Hùng” và chữ “ Lạc” của nhiều nhà nghiên cứu.

 

Nhân Chủng học về Người Lạc Việt – Việt Thường.

Vậy chúng ta – người Lạc Việt, Việt Thường, Việt Nam là ai,…Phải chăng người Việt là Man Di như người Hán từng nói. Về nguồn gốc người Lạc Việt, trong hơn một trăm năm qua, khoa học về Nhân chủng và Cổ sinh học đă có rất nhiều các Luận thuyết khác nhau.  Từ cơ sở các di chỉ linh trưởng người hóa thạch (hoá thạch Lucy) được phát hiện năm 1974 ở Etiopi, Đông Phi với niên đại 3,2 triệu năm đă có Thuyết Trung tâm cho rằng con người xuất phát từ đây với mtDNA của một người đàn ông và 3 người đàn bà, từ đó tỏa đi khắp thế giới và là Thủy tổ người hiện nay trên Thế giới. Ngày 3/7/2009, Tiến Sỹ Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoàn khảo cổ từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đă t́m thấy ở Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005 các hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đă tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae. Các di vật t́m được thể hiện nét đặc trưng của loài linh trưởng bao gồm loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại, chứng minh rằng Tổ tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Các phát hiện này đă công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London. Kết quả nghiên cứu là dẫn chứng thuyết phục bác bỏ Thuyết Trung tâm cho rằng loài người tiến hoá từ châu Phi. Đến nay có vấn đề khoa học lại không lư giải được là tại sao Loài Khỉ dạng người lại không tiếp tục tiến hóa lên làm Người? Tại sao các Loài Khỉ  cấp cao được gọi là Người Thông minh lại tuyệt chủng?

 

Tại khu vực Châu Á, kết quả của các Nhà khoa học thế giới cho thấy có hai đại chủng Mongoloid và Australoid là nguồn gốc toàn bộ người Châu Á và một phần Châu Mỹ, Châu Âu ngày nay. Khảo sát 76 sọ cổ t́m thấy ở Việt Nam, từ sọ Sơn Vi có niên đại 32.000 năm Tr.CNđến các sọ Đông Sơn 2,000 năm Tr.CN chủ yếu là chủng Mongoloid phương Nam là người Việt cổ. Khảo cổ đă phát hiện bộ xương Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Liujiang, Quảng Tây, chứng minh cho giả thuyết người Mongoloid từ Đông Dương đi lên Tây Bắc Trung Hoa. Trong đó, Đại chủng Mongoloid phương Nam ḥa huyết với Australoid sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Tuyệt đại bộ phận người Hán hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Nhà Nhân Chủng học S. Ballinger phát hiện những người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á đi lên tây bắc Trung Hoa. Với thời gian, từ săn bắt, hái lượm, họ chuyển sang phương thức sống du mục và trở thành tổ tiên người Mông Cổ hiện đại. Trong  đó, người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao nhất nhưng do tính trội của cư dân Việt cổ thuộc nhóm loại h́nh Australoid nên không thể hiện được đặc tính Mongoloid điển h́nh. Khoảng 50.000 năm trước Người Việt cổ đă từ vùng Nam sông Dương Tử và bắc Bộ Việt Nam di cư sang châu Úc, New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung Quốc. Các nghiên cứu ty thể mtDNA là của người Việt cổ đă chứng minh cho kết luận này. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa h́nh, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ. Đến nay, nhiều nghiên cứu của giới khoa học Thế giới đă đưa ra thuyết Người Việt cổ là một trong những Đại chủng lớn góp phần h́nh thành nên loài người hiện nay – Đây chính là khoa học đă chứng minh rơ chúng ta là ai trong buổi b́nh minh của xă hội loài người. Ngày nay ở Đà Lạt, c̣n một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu Lạc Việt, có thể đây là tàn dư của những người chạy loạn thời cổ ở miền Bắc Việt Nam vào đây, tuy nhiên chưa có nghiên cứu sâu về Dân tộc học, Nhân chủng học,… và một số khoa học liên quan để xác nhận nguồn gốc của tộc Lạc Việt ở Đà Lạt này.

 

 

Bản đồ do Trung Quốc phát hành về ảnh hưởng Văn minh Bách Việt thời cổ đại

 

 

Trống đồng của nước Nam Việt lấy từ một số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Trống đồnglà biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt

 

Các Giả thuyết sự xuất hiện và nguồn gốc Loài Người:

Đây là một trong những vấn đề lớn nhất, thường xuyên là câu hỏi của cả Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng vạn năm. Trong thế kỷ XX, công tŕnh khoa học Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh thế giới của Stephen Oppenheimer, Đại học Oxford nước Anh cho thấy quan điểm nguồn gốc của các dân tộc trên Thế giới đều xuất phát từ Đông Châu Phi với mô h́nh Thuyết Trung tâm dẫn giải sau: Người Khôn ngoan Homo sapiens sinh ra đầu tiên tại Đông Phi 160.000 năm trước. Khoảng 132.000 năm trước họ vượt cửa Hồng Hải tới bán đảo A rập rối tiến về phia tây. Khoảng 90.000 năm trước, hậu duệ của nhóm này bị tuyệt diệt trên đất Israel v́ băng giá. Khoảng 85.000 năm trước, cuộc di cư lần thừ hai được thực hiện. Lần này, vượt cửa Hồng Hải, họ tới bán đảo A rập rối từ đây, một bộ phận theo bờ biển Nam Á tiến vào Đông Nam Á. Khoảng 70.000 năm trước, từ phía tây Borneo, họ xâm nhập Việt Nam. Tại Việt Nam, họ tăng nhân số rồi di cư ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, đi về phía tây tới Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, chiếm lĩnh đất Trung Hoa và 30.000 năm trước, vượt eo Berinh sang châu Mỹ. Với thành tựu ban đầu về nghiên cứu gen Homo sapiens, đă cho rằng:” Tất cả đàn ông trên thế giới được sinh ra từ người đàn ông duy nhất 160.000 năm trước. Trong khi đó, giới nữ được sinh từ 3 bà tổ khác nhau”. Theo thuyết Một Trung Tâm là Đông châu Phi gồm một ông tổ và ba bà tổ sinh ra ba ḍng con, về sau h́nh thành ba đại chủng người Mongoloid (da vàng), Australoid (da đen) và Europid (da trắng).Thời kỳ này, có nhiều công tŕnh khoa học danh tiếng đă hỗ trợ cho Thuyết Một Trung tâm như công tŕnh khoa học The Journey of Man: A Genetic Odyssey của Spencer Wells thuộc Hội Địa lư Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Loài người Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở vùng Ethiopia, khoảng 160.000 năm trước. Người tiền sử từ châu Phi, vượt Hồng Hải tới đất Syria và từ đây qua Ấn Độ, Pakistan tới Viễn Đông.”

 

Về nguồn gốc loài người, cho tới gần cuối thế kỷ XX, nhiều ngành khoa học căn cứ vào các di vật người hóa thạch được khảo cổ khai quật trước đó đều có luận điểm cho rằng con người xuất hiện năm triệu năm trước tại châu Phi. Khoảng hai triệu năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus, gần như là Thủy tổ loài người, ra đời tại châu Phi. Khoảng 1,8 triệu năm trước, họ từ châu Phi di cư sang châu Á. Đồng thời, công bố của nhóm Giáo sư Y. Chu được cho là có cơ sở, v́ trước đó khảo cổ học đó phát hiện sọ người Australoid có tuổi 50.000 năm tại vùng hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Quảng Tây Trung Quốc. Luận thuyết này được ghi trong sách Trung Quốc Dân tộc Sử của Học giả Vương Đồng Linh: “Khoảng 500.000 năm trước, sống sót sau bốn lần băng giá, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn rối tiến vào Trung Quốc”. Luận thuyết này đă có ảnh hưởng rộng trong các Luận thuyết Nhân chủng học một thời gian dài.Một luận thuyết khác cho rằng vào khoảng 250.000 năm Tr.CN, người Đứng thẳng rời bỏ châu Á, sang châu Âu mà hậu duệ cuối cùng của họ là người, bị tuyệt diệt khoảng 24.000 năm trước. Xem những di cốt hóa thạch của người Neanderthals cho thấy về cấu tạo h́nh học cơ thể và xương sọ c̣n rất nguyên thủy, vậy nên khoảng thời gian 24,000 năm là quá ngắn đối với sự tiến hóa của động vật. Người Java, người Bắc Kinh, người Núi Đọ Việt Nam,… không có liên hệ di truyền với người hiện đại. Đây có thể được coi là phát kiến lớn nhất của khoa học nhân văn thế kỷ XX. Nó làm Thuyết Đa Vùng sụp đổ. Do thuyết này thống trị thời gian dài nên khi sụp đổ, gây đảo lộn không tránh khỏi cho khoa học nhân văn thế giới. Hơn một trăm năm qua, từ cuối Thế kỷ XIX đến cuối Thế kỷ XX, các nghiên cứu về nguồn gốc người Việt, đă được nhiều Học giả Việt Nam và Quốc tế đưa ra các lư thuyết như sau: Quan điểm của một số học giả Pháp tại Viễn Đông Bắc cổ và Học giả L.Finot đưa ra thuyết: Người Việt Nam phát tích từ xứ Tây Tạng rồi dọc theo sông Nhị Hà tràn xuống miền trung châu Bắc Việt và phía Bắc xứ Trung Việt ngày nay. Học giả L.Finot cho rằng người Việt Nam xưa thuộc giống Indonesian. Giống này bị giống Aryan đánh đuổi khỏi xứ Ấn Độ, phải chạy sang bán đảo Trung Ấn. Tại phía Bắc bán đảo, giống Indonesian hợp với giống Mongolian làm thành Người Việt Nam. Các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác cổ cho rằng “Người Việt có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ XI Tr.CN mà di duệ là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Năm 333 Tr.CN, Sở diệt nước Việt. Hậu duệ của Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, thành tổ tiên người Việt.”. Các Học giả Việt đầu thế kỷ XX như Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,… cho rằng đây là cách lư giải có căn cứ vào thư tịch lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam nên đă chấp nhận để đưa vào các sách sử thời kỳ này, đến nay quan điểm này vẫn c̣n tác động khá sâu sắc vào nhận thức lịch sử Việt Nam của cả người dân lẫn không ít học giả người Việt.

 

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển vượt bậc của nhiều Ngành Khoa học Công nghệ cao đă đưa ra nhiều kết quả khám phá mới về Khoa học, trong đó có Khảo cổ học, sau đó với các kết quả nghiên cứu và bằng chứng của nhiều ngành khoa học thế giới mới đă bác bỏ Luận thuyết này cùng Học thuyết một Trung tâm với nguồn gốc loài người từ Đông Châu Phi. Năm 2005, nhóm các nhà khảo cổ học Quốc tế đă phát hiện hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis tại Myanmar có niên đại cách ngày nay khoảng 38 triệu năm, nhóm các nhà khoa học quốc tế đă chứng minh cho giả thuyết cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học đă đưa ra giả thiết về nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis có cùng niên đại với vượn Eosimias centennicus, tuy nhiên muộn hơn so với vượn Eosimias sinensis. Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lănh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa.Theo các nhà Nhân chủng học, nếu phân chia theo h́nh dáng th́ loài người được chia thành bốn đại chủng chính, đó là: 

1/ Đại chủng Âu (Caucasoid, Europoid), 

2/ Đại chủng Phi (Negroid), 

3/ Đại chủng Á (Mongoloid), 

4/ Đại chủng Úc (Australoid, hay c̣n gọi là Đại chủng Phương Nam).

 

Nhiều luận thuyết khác nhau về nguồn gốc người Châu Á: Có luận thuyết cho rằng vào Trung kỳ Đồ Đá cũ (khoảng 25.000năm đến 20.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay gọi là Đông Dương th́ dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mă Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mă Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mă Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Thuyết này không lư giải được các bằng chứng khoa học khảo cổ về các di chỉ người hóa thạch tại Việt Nam trước Trung kỳ Đá Cũ. Đối chiếu Lịch sử Địa chất thấy rằng thời kỳ đó có xuất hiện Băng Hà, vậy Người cổ sinh sống tại Tây Tạng bằng cách nào? Đến này nay, với điều kiện văn minh hơn, con người hiện đại vẫn rất khó thích nghi với giá lạnh đến – 50 độ C, khô hạn ở Tây Tạng. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 10.000 năm đến 7,500 năm  trước đây). Tại khu vực miền bắc Việt Nam và miền Nam sông Dương Tử có sự hợp chủng Cổ Mă Lai với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống h́nh thành chủng Nam Á. Do hai lần ḥa chủng với Đại chủng Á nên Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á. Cũng chính v́ thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những Nhân chủng chính của Châu Á. Sau nhiều thời kỳ biến đổi của môi trường sống, Nhân chủng Nam Á đă h́nh thành các tộc Người cổ gọi là Bách Việt. Thuyết này cũng không vững v́ sự biến đổi về mặt sinh hóa có vài ngh́n năm hay cả mấy cục vạn năm là chưa thể thay đổi quá nhiều h́nh thức, trắc diện sinh học của một thực thể động vật. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của khoa học Vật lư Thiên văn, Sinh học phân tử, Nano, các kết quả thử nghiệm gia tốc ở Thụy sỹ cho chúng ta nhận thức tính vững bền khó phân chia như thế nào của các Hạt Vật chất ( Hig, Quắc,…). Đồng thời các kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho ta thấy sự xuất hiện đầu tiên của loài người trên Trái Đất ít nhất là 300 triệu năm trước, trong khi tuổi Trái Đất là 4,5 tỷ năm – rất non trẻ so với sự h́nh thành Vũ trụ khoảng 14,5 tỷ năm trước.Các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều có một điểm chung về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Ḥa B́nh ở Việt Nam. Sau này cũng t́m thấy các di chỉ Văn hóa Ḥa B́nh muộn hơn ở Thái Lan, Myanma, Malaixya,… Người Việt cổ thời kỳ Văn hóa Ḥa B́nh đă có nông nghiệp trồng trọt, đồ gốm và đúc đồng sớm nhất trên thế giới. Các vật dụng được khai quật ở tây bắc Thái Lan, miền bắc Việt Nam, MalaysiaPhilippines, bắc Úc cho thấy cư dân của Văn hóa Ḥa B́nh đă di cư đi nhiều nơi để làm ra các công cụ đá, đồ gốm,… hàng mấy ngh́n năm trước cả Trung ĐôngẤn ĐộTrung Hoa.

 

Khoa học Khảo Cổ căn cứ vào các di vật khai quật đă xét nghiệm phóng xạ C14 của Văn hóa Ḥa B́nh được chia thành 3 thời kỳ:

 1/ Ḥa B́nh sớm hay Tiền Ḥa B́nh, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên (Tr.CN)), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 Tr.CN).

 2/ Văn hóa Ḥa B́nh trung kỳ tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 Tr.CN), Làng Vành (16.470 ± 80 Tr.CN).

 3/ Ḥa B́nh giai đoạn muộn, tiêu biểu là các di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175 Tr.CN), Sũng Sàm (11.365 ± 80 Tr.CN).

 

Một số nét tương đồng của Văn hóa Ḥa B́nh được sử dụng trong Văn hóa Long Sơn (Lungsan) và Văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) của người Hoa Hạ. Một số kết quả ban đầu về nghiên cứu Nhân chủng học về ty thể AND đều có nguồn gốc người Việt cổ:

1/ Dấu chỉ bàn tay

2/ Nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA)

3/ DNA của ty thể (mtDNA)

4/ Vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY)

 

Xin lược trích: “Danh từ “Văn hóa Ḥa B́nh” được giới khảo cổ học trong nước và quốc tế chính thức công nhận từ ngày 30-01-1932, theo đề xuất của Madeleine Colani, đă được Đại hội các Nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Lúc đầu danh từ này dùng cho một đặc thù Thời kỳ Văn hóa Đá Cũ đă sử dụng phổ biến công cụ lao động là những ḥn cuội được ghè đẽo tỉ mỉ với nhiều công dụng được sử dụng trong một thời gian dài Thời kỳ Đồ Đá. Sau này danh từ Văn hóa Ḥa B́nh được sử dụng như một tiêu chí chung cho các di chỉ khảo cổ học có cùng h́nh thái đă được phát hiện nhiều nước Đông Nam Á và một phần vùng Tây nam Trung quốc ngày nay. Học giả T. M. Matthews là người đầu tiên đưa khái niệm Văn hóa Ḥa B́nh đến các di chỉ có cùng h́nh thái Ḥa B́nh của Đông Nam Á, ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Mă Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ần Độ, Tứ Xuyên … Sau đó, Gs. W. G. Solheim II đă đưa Văn hóa Ḥa B́nh ra để chỉ định những di chỉ Tiền sử khác từ Philipin, Nhật Bản, Thái Lan, rồi đến tận Úc, phía Bắc bao trùm lên hai nền Văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn. 

 

Chính giới Khoa học lịch sử, khảo cổ học Trung Quốc hiện nay, cũng như các Học giả Thế giới đă căn cứ vào các kết quả khoa học kiểm chứng để bác bỏ thuyết người Việt là di duệ của người Hoa Hạ, bác bỏ văn minh Hoa Hạ là cơ sở cho văn minh Việt mà chính người Việt, văn minh Việt là cơ sở h́nh thành văn minh Trung Hoa,… th́ lại có một số Học giả người Việt có học vị Giáo sư, Tiến sỹ Sử học, Anh hùng  Lao động Ngành Xă Hội học vẫn bảo thủ với bài học thuộc ḷng từ sách giáo khoa trẻ con hơn nửa thế kỷ trước rằng: “Người Việt không có họ, họ là do người Hán đưa vào, rằng người Việt ngày nay là hậu duệ lai tạo của người Hán”. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha, Ư, Georgia phân tích 5.000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu Âu cho thấy: “Khoảng 40.000 năm trước, người tiền sử từ Trung Đông qua eo Bosphorus vào châu Âu. Ở đây họ gặp những người từ Đông Á sang qua đường Trung Á. Hai ḍng người ḥa huyết cho ra người Eurasian, tổ tiên người châu Âu hiện nay. Nhiều nghiên cứu về nguồn gốc những tộc người nói tiếng Nam Đảo Austronesian ở các đảo Nam Thái B́nh Dương cho thấy họ đều từ vùng lưu vực sông Dương Tử và miền Bắc Việt Nam di cư tới”. Kết quả khảo sát 76 sọ cổ được phát hiện tại Việt Nam, Học giả Nguyễn Đ́nh Khoa nhận xét: “Thời kỳ tiền sử, trên khu vực thuộc Bắc bộ Việt Nam có mặt hai đại chủng người tiền sử là Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và các thế hệ con cái lai giống tiếp cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại h́nh Australoid.”. Người Mongoloid phương Nam là chủng lớn nhất trong dân cư Đông Á. Nhưng di chỉ khảo cổ học ở Trung Quốc đă phát hiện văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà và văn hóa lúa nước Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang cùng các di cốt của chủng Mongoloid phương Nam, thời kỳ này có niên đại khoảng 5,000 năm Tr.CN. Các kết quả này cho thấy các di tích khảo cổ tại Trung quốc có muộn hơn đến hơn 10,000 năm các di chỉ về lúa nước của Văn hóa Ḥa B́nh ở vùng Bắc bộ Việt Nam. Ngày 22.1, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật lần thứ 6 di chỉ xóm Rền (xă Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đă phát hiện một ngôi mộ táng và nhiều đồ gốm, đồ đá có giá trị… Trong đó, quan trọng nhất, đoàn khảo cổ đă phát hiện mộ táng trong hố thám sát ở độ sâu 120 cm. Di cốt trong mộ c̣n khá nguyên vẹn. Người chết được chôn nằm thẳng, đầu quay về hướng đông. Đồ tùy táng chôn theo t́m thấy một chiếc nồi h́nh giỏ cua, màu nâu xám có dáng miệng loe, cổ cao trung b́nh để trơn, thân h́nh cầu với vặn thừng đập chéo. Qua xem xét sơ bộ, các nhà khảo cổ cho rằng đây là di cốt của một phụ nữ cao khoảng 1,5m và trạc 20 – 30 tuổi, có niên đại khoảng 3,200 – 3,700 năm, là di cốt của người Việt cổ tại xóm Rền. Kết quả của đợt khai quật này một lần nữa cho thấy vị trí và tầm quan trọng của di chỉ xóm Rền trong việc nghiên cứu giai đoạn kim khí trong lịch sử nước ta” – Trích dẫn từ Khảo cổ học.Các lư thuyết Di truyền học cho thấy người Mongoloid phương Nam và người Australoid, hai Đại chủng này là của người Việt cổ đă di cư lên phương Bắc hợp huyết với người Mongoloid phương Bắc, v́ vậy tính trội vẫn thuộc về Mongoloid Phương Nam như các di cốt đă t́m thấy.

 

Công tŕnh nghiên cứu Nhân chủng học của Học giả Ballinger cũng cho thấy người Mông Cổ từ Đông Nam Á lên. Các nghiên cứu về sinh hóa và di truyền học thấy rằng người Trung Quốc ngày nay chủ yếu thuộc Đại chủng Mongoloid Phương Nam. Khám phá khoa học nhắc chúng ta nhớ đến Thiên Ngô thái Bá thế gia trong Sử Kư Tư Mă Thiên viết năm 100 Tr.CN, cách đây hơn 2,117 năm, có phần b́nh của Thái Sử Công (Tư Mă Thiên) như sau: “Tôi đọc Kinh Xuân Thu mới biết Trung Quốc và người Kinh, người Man đều là anh em”.Người Kinh và Man ở đây là chỉ Người Việt ở đất Kinh Dương tức là vùng Nam sông Dương Tử. Man là danh từ của Tộc Hoa Hạ ở phía Bắc sông Hoàng Hà gọi chung các tộc người Phương Nam dưới Trung Nguyên (Hoa Hạ). Vậy ư nghĩa của Thái Sử công – Tư Mă Thiên định nói nguyên nhân ǵ về Nhân chủng học? đây vẫn là một điều bí ẩn cổ xưa chưa được giải mă đầy đủ, tuy nhiên các phân tích về Nhân chủng học di truyền và ti thể của Người Việt đă lư giải một phần nào các nguyên nhân sâu sắc về gốc của Người Hán (Hoa Hạ) là Mogoloit Phương Nam gần với gốc Đại chủng Người Việt.

 

Tại di chỉ khảo cổ Mán Bạc, Ninh B́nh, Bắc bộ Việt Nam có niên đại 2.000 năm Tr.CN, với 30 di cốt được xác nhận, phân lập mtDNA là chủng người Australoid và Mongoloid cho thấy đây là hai đại chủng của tộc Việt cổ cùng cư trú tại vùng đất Việt cho đến thời đại Kim Khí. Sau hậu kỳ Kim khí, không rơ v́ nguyên nhân nào, người Việt chủ yếu thuộc đại chủng Mongoloid Phương Nam có ảnh hưởng nhất định của đại chủng Australoid nên về cấu tạo và h́nh dạng Nhân chủng học có những nét khác với Nhân chủng học Trung Hoa. Người Trung Hoa thuần chủng hơn về di truyền Mongoloid, trong đó tính trội thuộc về Mongoloid Phương Nam. Có giả thuyết cho rằng đại chủng Mongoloid phương Nam cư trú chủ yếu từ phía Nam sông Dương tử, vùng Ngũ Lĩnh đến Quảng Tây ngày nay, sau hợp huyết Autraloid thành cư dân Lạc Việt. Cộng đồng cư dân Mongoloid phương Nam mới h́nh thành trong một khu vực trải rộng từ vùng cực nam Hoa Nam tới Đông Nam Á, người Việt cổ cũng có thể góp phần vào làn sóng Bắc tiến của các cư dân nông nghiệp, h́nh thành nên cộng đồng Đông Á ngày càng đông đúc. Các ḍng gien đi từ Hoa Nam lên Hoa Bắc bắt đầu từ 10.000 năm trước theo khám phá của các Nhà khoa học tại Đại học Fudan Thượng Hải trong Dự án bản đồ gien của Hội địa lư quốc gia Mỹ là bằng chứng xác thực của sự phát triển đó. Người Việt cổ chính là những cư dân đầu tiên đặt chân tới vùng phát tích đại chủng Mongoloid này.

 

Có ư kiến cho rằng sự di cư của người Việt cổ do vấn đề dân số. Xét về điều kiện tự nhiên và địa chất học th́ ư kiến này không có cơ sở v́ thời kỳ Kim khí ở vùng nam sông Dương tử đến đồng bằng Bắc bộ Việt Nam vẫn rất rộng lớn, hoang vu. Tỷ lệ dân cư không thể phát triển nhanh và đông tới mức phải di cư. Nguyên nhân cơ bản theo chúng tôi là sự phát triển của công cụ kim khí từ đồ đồng sang đồ sắt cùng với nhiều kỹ thuật khác làm cho người Việt cổ có khả năng ra biển đánh cá hoặc vượt biển đi các vùng đất mới lập nghiệp. Cũng cần phải thấy cơ cấu xă hội thời trung và hậu kỳ Kim khí đă phân hóa h́nh thành giai cấp, chế độ Nhà nước Phong kiến phân quyền đă h́nh thành. Các chiến tranh giữa các vùng Phong kiến cát cứ đă xẩy ra thường xuyên căn cứ vào sự phong phú của các di vật khảo cổ như áo giáp, vũ khí, tên, nỏ,… bằng đồng được t́m thấy rất nhiều của Văn hóa Đông Sơn.Về sử học, người Trung Quốc với chủng người Hán ( một danh từ chỉ người Hoa Hạ) nhận thấy rằng qua các di vật khảo cổ học th́ sự xuất hiện của người Hoa Hạ chậm hơn người Việt cổ ở phía Nam Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, nguyên nhân nào đă h́nh thành tộc Hoa Hạ đến nay chưa có bằng chứng xác đáng.

 

Trong tài liệu Sự h́nh thành văn minh nông nghiệp ở Trung Hoa, Giáo sư Zhou jixu, dựa trên so sánh ngôn ngữ học, cho rằng, người Hoa Hạ thuộc ḍng Arian từ phía tây tới. Chúng tôi thấy thuyết này không phù hợp thực tế nghiên cứu di truyền mtDNA. Nếu là người Arian th́ mă di truyền (genome) của người Trung Quốc phải mang gen Á – Âu (Eurasian). Trong khi đó, chính Giáo sư Zhou Jixu lại xác nhận người Hoa Hạ – Hán chiếm 93% dân số Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Theo Giáo sư Zhou Jixu th́ lịch sử nông nghiệp Trung Hoa cũng chỉ được tính từ di chỉ trồng kê Ngưỡn Thiều có niên đại 2.300 năm Tr.CN, chậm đến hơn 10,000 năm so với các di chỉ trồng lúa nước của Người Lạc Việt. Như vậy,Trung Quốc ngày nay là kết quả của mội quá tŕnh từ sự sáp nhập đất đai, dân cư và văn hóa của các dân tộc chung quanh Trung nguyên, trong đó có tộc Lạc Việt. Quan điểm này được Học giả Trung Quốc Trương Quang Trực nhận định:“Điểm gốc cùa văn minh Trung Hoa chỉ bao gồm vài ba bộ lạc ở ba tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, lưu vực sông Hoài”. Học giả Trung Hoa Bỉnh Thế Hà khi kết luận trong cuốn sách nghiên cứu của ông “The Craddle of the East” cho rằng:“Nước Trung Hoa làm nên do những người không phải là người Trung Hoa”. Phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là c̣n có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy ngh́n năm. Đă có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đă phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đă được sử sách ghi rơ.

 

Gần đây, Giáo sư Stephen Oppenheimer, một Nhà nghiên cứu y học, di truyền và lịch sử cổ đại có viết sách “Eden in the East” về văn minh Đông Nam Á. Công tŕnh khoa học này đă gây chấn động giới nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á. Nhận thấy quyển sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc t́m hiểu nguồn gốc dân tộc, Gs Ts Nguyễn Văn Tuấn có viết một bài điểm sách, và nhân đó, đưa đề nghị “Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam” đăng trên Tập San Tư Tưởng số 15 tháng 8 năm 2001. Bài viết đă được nhiều tạp chí trong và ngoài nước in lại, và chúng tôi (Nhóm tác giả – VNP) đă nhận được khá nhiều góp ư cũng như phê b́nh. Vấn đề đặt ra được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người ở trong cũng như ngoài nước. Trong số những tác giả đă khai triển thêm đề tài này bằng những bài nghiên cứu phân tích, Tác giả Nguyễn Quang Trọng, trong bài “Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và ?Địa đàng ở phương Đông? Tạp chí Hợp Lưu, số 64 rất cần thảo luận. Tài liệu về Nhân chủng học (HLA – International Histocompatibility Workshop Japan 1998) Giáo sư Lâm Mă Lư công bố kết quả nghiên cứu về sự liên hệ và khoảng cách các nhóm dân trên sơ đồ di truyền cho thấy người Mân Nam và Hakka gần với chủng tộc người Việt thuộc chủng Mongoloid Nam Á, khác xa với người Hán thuộc chủng tộc Mongoloit Bắc Á. Nghiên cứu gen thấy rằng người Đài Loan thuộc chủng Mân Việt chứ không phải chủng người Hán, mặc dù có sự pha trộn trong lịch sử với người Hán di cư từ phương Bắc xuống nhưng không chiếm ưu thế trong di truyền người Đài Loan.

 

Về cư trú của người Việt cổ, sách Tiền Hán thư Thiên Địa lư chí có ghi: “Quận giao chỉ có 92.440. hộ gồm 746.237, người. Các quận Hợp phố , Nam hải Uất Lâm, Thương ngô ở phía nam Trung Quốc chỉ có 71.805 hộ gồm 390.555 người” . Như vậy vùng Giao Chỉ , Cửu Châu , Nhật Nam có dân số tới gần 1 triệu người (981.745 người)” – như vậy là gấp 3 lần dân số 4 quận Nam Trung Quốc đă nói lên sự thuận lợi trù phú của địa lư tự nhiên cũng như tŕnh độ phát triển kinh tế của nước Việt cổ. Cũng v́ thế, khi chiếm được đất Giao chỉ – Lạc Việt, nhà Hán đă đặt nhiệm sở chính tại Phong châu (Phú Thọ bây giờ) sau khi bị khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và nhiều cuộc khởi nghĩa khác của người Việt tiến đánh mới dời về Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay ) làm trị sở chính của quan lại phương Bắc cai trị tại Việt Nam. Các di tích mộ táng của người Lạc Việt ở Bắc Việt Nam từ trước CN đến gần 1,200 năm sau CN cho thấy thời đó người Việt có tầm vóc rất cao lớn, không thấp nhỏ như ngày nay. Dù bị chính sách nô dịch khắc nghiệt, cho đến tận ngày nay, Người Việt vẫn là một chủng tộc riêng không phải là hậu duệ của người Hán.

 

Giả thuyết này cho thấy, quan niệm người Việt bắt nguồn từ người Bách Việt phía Nam  Dương Tử có lẽ c̣n cần khảo cứu thêm. Theo quan niệm đó th́ người Việt không thể có sự đa dạng di truyền lớn hơn so với người Hoa Nam ven biển và người Hoa Nam tại Trường Sa, như các nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, và Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck, Đức, đă chứng tỏ. Cần nhấn mạnh rằng, quá tŕnh Nam tiến chỉ xẩy ra mạnh mẽ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc năm 221 Tr. CN.Sau khi diệt Nhà Tần lập nên Nhà Hán và các Triều đại Phương Bắc kế tiếp1,000 năm. Các nhà khoa học Đại học Fudan cũng nhận thấy ba làn sóng chính trong các thời kỳ 265 – 316 Tr.CN, 618 – 907 sau CN và 1,127 –  1,279 sau CN, do chiến tranh và nạn đói. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thấy bằng chứng Nhân Chủng học phân tử ủng hộ sự thiên di của các tộc người ngữ hệ Nam Á từ ven biển Hoa Nam xuống Việt Nam hơn 4.000 năm trước, cũng như từ giữa Hoa Nam xuống Việt Nam 2,700 năm trước, như Học giả Tạ Đức đă đưa ra giả thuyết.

 

Đối chiếu Nhân chủng học Việt – Trung, các kết quả nghiên cứu về Nhân chủng học người Việt cổ trên 50 xương sọ di chỉ miền Bắc Việt Nam đều thấy những người Việt cổ thuộc đại chủng Oxteralo Negroit và Mongoloit và hợp chủng của hai loại người này. Sau thời đại đồ đá mới sang thời đại đồng thau th́ chủng tộc Mongoloit là chính, tuy nhiên so với người Việt hiện đại được xác định là tiểu chủng Nam Á. Các di tích mộ táng của người Lạc Việt ở Bắc Việt Nam từ trước CN đến gần 1,200 năm sau CN cho thấy thời đó người Việt có tầm vóc rất cao to, không thấp nhỏ như ngày nay. Dù bị chính sách nô dịch khắc nghiệt, cho đến tận ngày nay, người Việt vẫn là một chủng tộc riêng không phải là chủng tộc hay hậu duệ của người Hán. Sau cuộc xâm lược của Nhà Tần vào vùng đất Bách Việt, một làn sóng người Việt di cư ồ ạt chạy xuống phương Nam. Theo sách Việt Giang lưu vực Nhân dân sử của Nhà sử học Từ Tùng Thạch th́ về mặt Nhân chủng học các giống người Chuỳnh, Dao, Xá, Đản, Lê, Lái ở Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ đều là di duệ của các nhóm Việt tộc. Sách Sử kư ẩn viết rằng người Mân Việt (Phúc kiến) họ Lạc. Xét chữ Lạc trong chữ Hán là chỉ một giống chim Lạc tương tự ngỗng trời (?). Trên các trống đồng Việt cổ có khắc h́nh chim Lạc, có phải là vật tổ (Totem) của người Việt Thường rồi lấy làm họ? Đây là vấn đề c̣n phải nghiên cứu thêm. Khoa Nhân chủng học Thế giới đă đi đến Thuyết Người Việt cổ là một trong bốn (04) Đại chủng lớn h́nh thành toàn bộ Nhân loại ngày nay. Luận thuyết đó có trở thành chân lư hay không c̣n chờ kết quả của nhiều thành tựu Khoa học – Công nghệ cao trong tương lai. Nhưng dù sao, với những bằng chứng khoa học khách quan không thể bác bỏ, Chúng ta – những Người Việt ngày nay, có quyền tự hào về lịch sử Văn minh Việt là một trong những nền Văn minh rất sớm, rực rỡ ở thời kỳ B́nh minh của Lịch sử Nhân loại. Sự đàn áp, thống trị, đói khổ dưới thời Bắc thuộc và phong kiến với tư tưởng “Trung Quân”, phân chia tầng lớp trong xă hội “ Sỹ, Nông, Công, Thương” đă áp chế nền kinh tế Việt không phát triển được. Lại thêm nạn cống nộp tất cả những người tài sắc hàng năm sang Trung Hoa trong gần hơn 2,000 năm làm suy kiệt giống ṇi Việt. Cho đến trước những năm 60 Thế kỷ XX, đa số người Việt thấp, nhỏ, gầy với khuôn mặt thô, g̣ má cao, mồm vẩu, đến 99% dân số mù chữ. Kết quả của những năm sống dưới chế độ Dân chủ Nhân dân, được thực hiện chính sách, chế độ phổ cập giáo dục Phổ thông toàn dân, chương tŕnh pḥng bệnh với tiêm chủng mở rộng,… sau hơn 50 năm, về kích thước h́nh học cơ thể người Việt đă được cải thiện nhiều, khuôn mặt đă trở nên thanh thoát. Đă có không ít lớp trẻ Việt ngày một cao lớn, thể chất phát triển đồng đều hơn thế hệ cha, ông đầu thế kỷ XX. Sau 100 năm nữa, chắc chắn Người Việt sẽ là chủng tộc có vóc dáng cao lớn, sáng đẹp như Tổ tiên của họ trước Công Nguyên ở khu vực Châu Á và tiến tới là của toàn Nhân loại.

 

KINH TẾ LẠC VIỆT THỜI CỔ ĐẠI

Về quê hương phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước là ở Việt nam đă được giới khoa học trên thế giới nghiên cứu gần 100 năm qua và đi đến kết luận trong đại hội bàn về nguồn gốc dân tộc Trung Hoa ở Berkeley. Chuyên gia Trung Hoa, GS. Te-Tzu-Chang, phát biểu trước hội nghị quốc tế cũng tŕnh bầy rơ, xét theo lịch sử Trung Hoa, lúa mạch là thực phẩm chính từ thời tiền sử đến nhà Chu, lúa tắc, mạch và đậu nành là thực phẩm thời Xuân Thu – Chiến Quốc, lúa nước chỉ được du nhập từ Giao chỉ vào Trung Hoa từ thời  Tây Hán khoảng 206 Tr.CN. Hội nghị Quốc tế họp ở Berkelay năm 1978 cho thấy đồ đồng Đông Sơn và đồ đồng Tràng Kênh, Hải pḥng tại Việt Nam có niên đại xưa nhất, hơn cả các đồ đồng cổ của Trung Hoa. Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất về hợp kim, nghệ thuật tạo h́nh hoa văn rất tinh sảo mà các đồ đồng khai quật được của nhiều nền văn hóa trên thế giới cùng thời kỳ không thể đạt đến tŕnh độ như vậy. Kết quả của Hội nghị Quốc tế họp về Nguồn gốc văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm nghiệm, so sánh với ư kiến của các học giả khác thấy rằng nhiều di vật kim khí đồng sắt t́m được ở Việt Nam có niên đại sớm hơn rất nhiều các di vật cùng chất liệu được t́m thấy ở Trung Quốc. Toàn bộ kết quả của Hội nghị Berkeley đă được xuất bản năm 1980.

 

Từ thời cổ đại trong các di chỉ của Văn hóa Ḥa B́nh đă t́m được những dấu vết của gao, thóc được trồng trọt. Oppenheimer Tiến sỹ Đại học Oxford Anh quốc khi nghiên cứu hệ thống các chứng cứ khảo cổ học của nền Văn minh Đông Nam Á đă đề ra thuyết Văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây. Gs. W. G. Solheim II  cũng đă tuyên bố rằng:” Nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đă có ở Văn hóa Ḥa B́nh từ 15.000 năm Tr.CN, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén t́m thấy ở Bắc Úc Châu có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Ḥa b́nh”.Ông cho rằng niên đại Văn hóa Ḥa B́nh có 50.000 năm Tr.CN khi ông viết sách “Đông Nam Á và Tiền sử học thế giới” đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Vào cuối kỷ băng hà thế Pleistocen khoảng 10.000 năm Tr.CN khi nước biển dâng cao Người Lạc Việt đă di cư đến vùng Lưỡng hà – Trung Đông mang theo kỹ thuật trồng trọt và sự tích Đại Hồng thủy. Về di tích lúa gạo do canh tác, các khảo cổ phân tích qua sự tăng phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silicat) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths – thạch thể lúa đă xác nhận trồng lúa nước phát sinh đầu tiên ở Việt Nam, qua việc thuần hóa giống lúa hoang Oryza falua Koenig, hiện vẫn c̣n thấy ở một số vùng Việt Nam, rồi từ đó giống lúa Việt này được truyền bá tới các khu vực khác trên thế giới ( M.O Cosven TL49, T.Rosevich T.L 13, Sasato T.L 148)

 

Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về trồng lúa nước ở Việt Nam từ xa xưa như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quư Đôn, … sách Dị vật chí của Dương Phù thế kỷ I Tr.CN, sách Thủy Kinh chú cũng viết rằng:” Lúa ở Giao chỉ chín hai mùa vậy, nơi gọi là bạch điền th́ trồng lúa trắng, tháng bẩy làm th́ tháng mười chín. Nơi gọi là xích điền th́ trồng lúa đỏ, tháng chạp làm th́ tháng tư chín”. Sách Quảng chí của Quách Nghĩa viết thế kỷ thứ III sau CN kể hơn 10 giống lúa đặc sắc của người Việt Giao chỉ thời kỳ này. Sách Thái B́nh Hoàn vũ, sách Đông quan Hán kư viết năm 124 sau CN:“Ở Cửu Chân, sinh 156 gốc lúa được 768 bông thóc”. Như vậy năng suất sinh sản của lúa Việt cách đây 1,889 năm đă có năng suất rất cao nhờ vào đất đai mầu mỡ, môi trường sinh thái trong sạch. Di tích thóc, gạo t́m thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm gốm và trong thạp đồng. chứng tỏ sự phát triển của nông nghiệp lúa nước từ thời tiền sử của người Việt. Các nhà khảo cổ t́m thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Ḥa B́nh những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9,260-7,620 năm Tr.CN. Năm 300 Tr.CN, kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đă ở tŕnh độ cao lúc bấy giờ trong khu vực. Sách Quảng Đông Tân ngữ có ghi: “Vậy Giao chỉ hàng năm phải cống nộp 924,800,000. Kg (924.000. Tấn thóc) con số không nhỏ với một nước có 746.237 người. Tính ra không phân biệt người già trẻ con mỗi người nộp 1,239.28 Kg thóc / 1 năm!”. Về con số thóc gạo tưởng chừng vô lư, song đây là nguyên văn của sách cổ. Hiện không rơ trong bản dịch ghi Kg có phải đây là hệ đo lường cổ Hán – Việt hay không, nếu là lượng đo lường cổ th́ trọng lượng chỉ gần bằng 1/2 trọng lượng của Kg hiện nay cũng đă là một năng suất lớn thời bấy giờ. Những nghiên cứu về DNA của lợn ở Thái B́nh Dương đối chiếu với ty thể mtDNA di cốt lợn Văn hóa Ḥa B́nh cho thấy, loài lợn này là từ Việt Nam tới.

 

Bằng cách áp đặt giáo hóa văn minh của chính sách Hán hóa trong đó Trung Quốc phát minh ra vải, tơ, lụa. Nay th́ sự thật về lịch sử và khảo cổ đă chứng minh rơ là vải, sợi, tơ lụa đầu tiên do chính người Việt phát minh ra. Nhiều sử liệu Trung Quốc được công bố như Ngô Lục chí thế kỷ IV sau CN viết:” Huyện Định An, quận Giao chỉ có cây bông cao hơn một trượng, quả như chén rượu, miệng có tơ như tơ tằm, dệt thành vải được”.  Sách Dị vật chí cũng viết rằng: “ cây bông ở Quảng Châu, Nhật Nam, Giao chỉ,… đều có cả”. Đối với Trung Quốc, cây bông đến thời kỳ này vẫn là một vật lạ. Sử sách Trung Quốc cho thấy đến đời nhà Tống (960 ~ 1279 sau CN) vẫn chưa dùng vải bông, chỉ dùng vải đay, gai, lụa và da thú. Theo chính tài liệu của các Học giả Trung Quốc th́ bông là truyền từ Việt Nam vào Trung Quốc khoảng gần 2000 năm trước đây. Nhiều sách cổ cho biết bông là đặc sản cảu Châu Ái và Châu Hoan ( Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sách Sử kư ghi: “ Vải thạp là bạch diệp. Xét bạch diệp là từ bông dệt ra. Sản vật đó Trung Quốc không có”. Sách Nông thư đời nhà Nguyên cũng nói xưa Trung quốc không biết trồng bông, bông là sản vật quư của người Việt đưa vào. Sách Hán thư và Thái B́nh hoàn vũ kư ghi: “ Người Việt đă dùng tơ dệt nhiều loại sản phẩm đặc sắc: lụa, sa,the,….”. Một loại vải đặc sắc khác của Việt Nam là vải sợi chuối. Sách Văn hiến thông khảo, Nguyên Hóa quận huyện chí, Quảng chí đều có viết: :” Thân chuối xé ra như tơ dệt thành vải gọi là Tiêu cát. Vải ấy dễ rách, mầu vàng nhạt sản xuất ở Giao Chỉ”. Sách Nam Phương dị vật chí, An Nam chí nguyên dẫn rằng:” Đem thân chuối nấu lên lấy tơ dùng để dệt,.. Phụ nữ lấy tơ chuối dệt ra loại vải Giao chỉ cát như the lượt, có hai loại là Hỉ và Khích”.

 

Thời đại kim khí cũng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, hàng ngh́n hiện vật đồng rất phong phú của Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn từ 3,500 năm Tr.CN đến 150 năm Tr.CN từ các đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, nhạc khí như  chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục đục bẹt, đục vũm, đục một, nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, ŕu, kim, dây… Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại như thuổng, ŕu, cuốc, mai, liềm hái, hiện vật khảo cổ 200 lưỡi cầy Việt bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, (khác lưỡi cầy Trung quốc), Đă phát hiện nhiều loại h́nh công cụ, vũ khí bằng đồng, bằng sắt rất phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổngxẻng, lưỡi ŕu, v.v. Mỗi loại h́nh công cụ sản xuất cũng có hàng chục các kiểu dáng khác nhau.Vũ khí của người Việt cổ được phát hiện có các loại vũ khí dao, kiếm, mũi giáo, lưỡi qua mà trước đây cho rằng là vũ khí cổ của Trung quốc th́ hiện vật khảo cổ tại Việt Nam cho thấy lưỡi qua đồng Việt có trước Trung quốc, mũ trụ đồng, áo giáp đồng, lẫy nỏ đồng, mũi tên đồng. Đặc biệt là trống đồng, với số lượng 140 trống đồng Đông Sơn được coi là tinh sảo nhất, kích thước lớn nhất t́m thấy trong các di chỉ tại miền Bắc Việt Nam chiếm tỷ lệ tới 60% số lượng trống đồng thời kỳ này đă được phát hiện  ở khu vực Đông Nam Á. Trong một số di tích như Tiên Hội, Đường Mây, G̣ Chiền Vậy, Đồng Mơm, Vinh Quang đă phát hiện các di vật bằng sắt. Đối chiếu khảo cổ học cho thấy thời đại kim khí đồ đồng, đồ sắt ở Việt Nam có niên đại c̣n sớm so các nền văn minh cổ đại Ai cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mă, … cổ đại. Kỹ thuật đúc kim loại của người Lạc Việt thời kỳ này đă đạt tŕnh độ rất cao khi đúc trống đồng Ngọc Lũ liền khối, dầy chỉ vài milimets , mặt và tang trống chi chít hoa văn ch́m nổi, sau khi đúc xong không phải gia công nguội,… th́ đến nay với kỹ thuật luyện kim hiện đại vẫn khó đúc được như vậy. Cũng tại các di chỉ khảo cổ học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam đă phát hiện các xưởng đúc, khuôn đúc kim loại bằng đá, sa thạch t́m thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn B́nh, Hà Nội, B́nh Trị Thiên… có những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu. Các khuôn đúc đồng bằng đá được t́m thấy là loại khuôn có hai mảnh giáp lại của khuôn được gia công nhẵn, phẳng kín tới mức giáp chặt 2 mảnh khuôn ngâm nước không có nước thấm vào mặt khuôn giáp. Cho đến thời gian này, người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng t́m thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại C14 = 1425 ± 100BC [BLn – 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi), đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất v́ đă biết pha với ch́ khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin gần giống đồ đồng thau Đông Sơn nhưng không có ch́. Những gốm cổ nhất, sau Hang Đắng, là gốm t́m thấy ở bờ biển từ Hạ Long, Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn vào đến Bầu Tró, Sa Huỳnh.Cần xác định rằng khảo cổ học đă chứng minh được gốm Lapita mà Nguyễn Quang Trọng nói ở trên có nguồn gốc từ gốm trong hang động ở Thường Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Xóm Thân (Quảng B́nh), là con đẻ của các gốm Đa Bút, Quỳnh Văn, Bầu Tró.

 

Ngay các thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi nhận những thanh bảo kiếm nổi tiếng thời cổ đại như Can Tương, Mạc gia, Ngư Trường,… những thợ rèn bảo kiếm tài giỏi như Âu Giă Tử, người phụ nữ đẹp như Tây Thi, các mưu thần như Phạm Lăi, Văn Chủng, vua như Việt Vương Câu Tiễn đều là người Việt. Chính giới học giả Trung Quốc và thế giới trên cơ sở nghiên cứu hiện vật khảo cổ đă đưa ra giả thuyết Kinh Dịch là của người Việt cổ. Năm 1971 thế kỷ XX, tại Mã Vương Đôi, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung quốc vốn là đất cũ của người Việt đă phát hiện mộ táng đời Tây Hán ( Triều đại từ năm 206 Tr.CN đến năm 25 Tr.CN). Văn vật khai quật được trong mộ Đời Hán Mã Vương Đôi hết sức phong phú. Mộ này đã khai quật ra hơn 1400 kiện vải, tơ, lụa, sách lụa và thẻ tre khai quật trong mộ được viết về thiên văn, thuốc, … Sách tre, lụa có số lượng lớn, nội dung quan trọng tác động lớn đã thay đổi nhiều quan niệm về học thuật. Trong số sách này có cuốn Kinh Dịch. Xét về bằng chứng khảo cổ học, thời kỳ đó tơ lụa người Trung Quốc chưa làm ra, chủ yếu do người Lạc Việt sản xuất ở Giao Chỉ. Sách Tấn thư phần “Trương Hoa truyện” có ghi lại rằng đầu thời Tây Tấn cả hai thanh Can Tương, Mạc Gia đă xuất hiện trở lại, rồi chúng lại biến mất ở Diên B́nh Tân (nay là Duyên B́nhNam B́nhPhúc Kiến), tại đây người ta đă cho dựng một đài tưởng niệm về hai thanh kiếm hóa rồng – Song kiếm hóa long, 双剑化龙.

Ảnh kiếm Việt Vương Câu Tiễn và chữ khắc trên kiếm có cùng kiểu chữ Việt cổ phát hiện ở Cảm tang, Thị trấn B́nh Quả, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

Kiếm Câu Tiễn hay Kiếm của Việt vương Câu Tiễn (chữ Hán phồn thể:越王勾踐劍, chữ Hán giản thể: 越王勾践剑; Hán Việt: Việt vương Câu Tiễn kiếm) là một khí vật được t́m thấy trong cuộc khai quật khảo cổ năm 1965 tại Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là một thanh kiếmđược xác định niên đại vào thời cuối Xuân Thu thuộc quyền sở hữu của Câu Tiễn, vua nước Việt. Ngoài ư nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, Kiếm Câu Tiễn c̣n nổi tiếng v́ độ sắc bén và sáng bóng dù đă chôn dưới đất hơn 2,400 năm, hiện cổ vật này được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Bắc, Trung Quốc.Chữ khắc trên kiếm “越王自作” – Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn  làm để dùng.Năm 1965 trong một cuộc khai quật khảo cổ tiến hành tại công trường xây dựng công dẫn nước thứ hai cho hồ chứa nước sông Chương ở Kinh Châu, Hồ Bắc, người ta đă phát hiện ra ở Giang Lăng trên năm mươi ngôi mộ cổ có niên đại thời nước Sở. Khảo cổ học đă tiến hành khai quật khảo sát từ giữa tháng 10 năm 1965 tới tháng 1 năm 1966, cuộc khảo cổ đă thu được trên 2000 đồ tạo tác trong đó đáng chú ư nhất là một thanh kiếm bằng đồng. Thanh kiếm này được t́m thấy vào tháng 12 năm 1965 tại một ngôi mộ cách Dĩnh Nam, kinh đô cũ của nước Sở, khoảng 7 km, nó được đặt trong bao kiếm bằng gỗ sơn mài cạnh một bộ xương người. Sau khi rút kiếm ra khỏi bao, người ta thấy rằng thanh kiếm này gần như vẫn c̣n sắc bén và sáng bóng bất chấp việc nó nằm trong một ngôi mộ ngập bởi nước ngầm đă trên 2400 năm. Khi thử nghiệm độ sắc bén của thanh kiếm, các nhà khảo cổ thấy rằng nó vẫn dễ dàng cắt đứt một chồng chừng hai chục tờ giấy báo.Trên một mặt của lưỡi kiếm, người ta t́m thấy hai ḍng chữ cổ. Tổng cộng có 8 chữ được viết theo lối “điểu trùng văn” (“鸟虫文”) là thứ chữ chuyên dùng để khắc triện thư, rất khó đọc. Ban đầu người ta đă giải mă được 6 chữ là “越王” – “Việt vương” – “Vua nước Việt” và “自作用剑” – “tự tác dụng kiếm” – “kiếm tự làm để dùng”. Hai chữ c̣n lại được cho là tên của một trong các vua nước Việt, sau trên hai tháng tranh luận gay gắt với sự tham gia của nhiều học giả danh tiếng như Quách Mạt Nhược, người ta đă đi tới kết luận rằng đây chính là tên của Câu Tiễn (496 Tr.CN -465Tr.CN),vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử 200 năm của nước Việt. Và như vậy, 8 chữ được khắc trên lưỡi kiếm là “越王勾践 自作用劍” – “Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm”. Có thể đây chính là thanh kiếm Trạm Lư nổi tiếng đă được chôn theo Câu Tiễn, tuy rằng chưa có căn cứ nào thi hài chôn ở ngôi mộ này chính là Việt Vương Câu Tiễn.

Kiếm Câu Tiễn có chiều dài 55,6 cm trong đó phần cán kiếm dài 10 cm, lưỡi kiếm rộng 5 cm có họa tiết là các h́nh thoi lặp lại trên cả hai mặt. Cuộc phân tích về thành phần của kiếm do Đại học Phục Đán và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thực hiện đă cho kết quả rất đáng ngạc nhiên về tŕnh độ luyện kim thời bấy giờ. Theo sách Ngô Việt Xuân Thu, phần “Hạp Lư nội truyện” th́ Can Tương và Mạc Gia đều là kiếm sắt, tuy nhiên năm 1965 người ta đă đào được thanh Kiếm Việt Vương Câu Tiễn có cùng niên đại với Can Tương Mạc Gia, thanh kiếm này có cấu tạo chủ yếu lại là từ đồng. V́ thế các nhà khảo cổ cho rằng có thể Ngô Việt Xuân Thu, vốn được viết thời Đông Hán rất có thể đă nhầm lẫn về thành phần cấu tạo chính của kiếm. Cho đến nay người ta vẫn không t́m lại được bất cứ dấu vết nào về hai thanh kiếm huyền thoại Can Tương – Mạc Gia.

Kiếm Can Tương Mạc gia:

Can Tương (chữ Hán干將bính âm: Gān Jiàng) và Mạc Gia (chữ Hán莫邪bính âm: Ṃ Yé) là tên của hai vợ chồng thợ rèn kiếm Trung Quốc cuối thời Xuân Thu, ở nước Ngô (Việt).Vua Ngô là Hạp Lư cho t́m về để làm kiếm. Can Tương cùng  Âu Dă Tử học chung một thày. Can Tương có vợ là Mạc Gia được vua Hạp Lư cho ở cửa Tượng môn để làm kiếm thật sắc. Can Tương t́m những kim loại, thiết loại tinh anh, chọn ngày lành tháng tốt, đồng nam, đồng nữ cả thảy 300 người ngày đêm đốt ḷ nấu vàng sắt suốt 3 tháng không chẩy. Mạc Gia nói với chồng:“Thần vật, tất phải đợi sinh khí con người mới thành được. Nay phu quân đúc kiếm ba tháng không được hoặc giả thần vật c̣n đợi sinh khí con người ?”.Can Tương nói:“Xưa thầy ta đúc măi không thành kiếm, cả hai vợ chồng đều nhẩy vào ḷ mới thành bảo kiếm. Về sau ai đúc kiếm ở chân núi Tây sơn cũng phải làm lễ tế ḷ rồi mới dám mở ra. Nay ta đúc măi không được, có lẽ cũng phải thế”.Mạc Gia nói:“Thầy ta c̣n bỏ thân để đúc kiếm thần, sao ta không làm theo được”.Nàng bèn tắm gội, chay tịnh, khi đồng nam nữ kéo bễ ḷ lửa cháy dữ th́ Mạc Gia nhẩy vào, quả nhiên một lúc sau vàng và sắt đều chảy cả ra. Đúc được 2 thanh kiếm, thanh trước đặt tên là Can Tương là Hùng kiếm ( Kiếm đực), thanh kiếm sau là Mạc Gia là Thư kiếm ( Kiếm cái). Hai thanh kiếm chém vào sắt, vào đá đều đứt vỡ mà lưỡi kiếm không mẻ, không sứt, không có cả vết sước.Truyền thuyết kể rằng Can Tương giấu thanh hùng kiếm, chỉ dâng cho Hạp Lư thanh thư kiếm Mạc Gia, được Hạp Lư thưởng 100 nén vàng, sau biết Can Tương giấu thanh hùng kiếm, sai người đ̣i, nếu không sẽ giết. Can Tương lấy kiếm ra, thanh kiếm biến thành rồng đưa Can Tương bay lên trời mất. Sau không biết thanh Mạc Gia đi đâu mất. Hơn 600 sau  đến Nhà Tấn, Thừa tướng là Trương Hoa, đêm ngồi xem thiên văn thấy khí lạ liền gọi người giỏi thiên văn là Lôi Hoán đến hỏi, Lôi Hoán nói:” Đó là tinh khí của thần kiếm ở về địa phận Phong Thành”.Trương Hoa bèn bổ Lôi Hoán làm quan huyện lệnh Phong Thành, đào ở nền nhà ngục t́m được một hộp đá dài 6 thước ( 1 thước = 230cm), rộng 3 thước, mở ra trong có 2 thanh bảo kiếm. Lấy đất núi Tây Sơn mà đánh th́ ánh sáng rực rỡ. Lôi Hoán đưa cho Trương Hoa một thanh, c̣n một thanh giữ lại. Trương Hoa xem kiếm rồi ngạc nhiên nói:” Đây là thanh Can Tương, thanh Mạc Gia đâu mất? Nhưng thần vật sẽ lại hợp với nhau”. Sau Trương Hoa và Lôi Hoán cùng đeo kiếm qua bến Diên B́nh, cả hai thanh kiếm cùng nhẩy xuống sông, cho lặn t́m không thấy, thấy 2 con rồng, từ đó mất hẳn.

 

Một thuyết khác được ghi trong Ngô Việt Xuân Thu (   ) lại viết rằng Can Tương ở đất Sở, nguyên xưa đây là đất của nước Tây Âu Việt (Lạc), làm ḷ luyện kim dưới chân núi để rèn hai thanh kiếm báu rồi lấy tên hai vợ chồng đặt tên cho bảo kiếm. Can Tương chỉ dâng vua Sở thanh Thư kiếm ( Kiếm cái) Mạc Gia mà giữ lại thanh hùng kiếm ( Kiếm đực) Can Tương. Vua Sở biết được bèn sai sứ giả tới bắt Can Tương tới để giết đi , trước khi đi, biết sẽ bị Vua Sở giết, Can Tương dặn lại vợ rằng nếu sau này có sinh con trai th́ nói lại với nó: “T́m về phía Nam sơn, kiếm báu giấu trong tảng đá ở phía Nam trên núi”. Quả nhiên khi đến gặp vua Sở, Can Tương bị chém để thiên hạ không c̣n ai luyện được bảo kiếm.Vua Sở cũng sai quân về bắt Mạc Gia, nhưng Mạc Gia trốn vào núi. Sứ giả không t́m được về báo vua Sở là Mạc Gia được tin chồng chết đă nhẩy xuống sông tự vẫn. Về sau Mạc Gia sinh ra một đứa con trai đặt tên là Xích.Vua Sở cũng biết tin vợ Can Tương là Mạc Gia vẫn c̣n sống đă sinh con trai nên sai truy lùng gắt gao. Hai mẹ con phải thay tên đổi họ trốn vào núi sâu. Lớn lên, , sau khi nghe mẹ kể chuyện về cái chết của người bố là Can Tương, Xích quyết đi t́m kiếm báu để báo thù cho Cha. Sau nhiều năm lần t́m được bảo kiếm Can Tương, nhưng v́ không thể đến gần vua Sở, Xích gặp một người tên là Hiệp Khách là một Kiếm sỹ Giang hồ bèn dâng cả kiếm và đầu của ḿnh cho Hiệp khách để ông ta dùng kế lừa giết vua Sở. Khi Hiệp Khách đến Sở dâng kiếm và đầu Xích, Vua Sở sai bỏ vào đầu Xích vào vạc dầu, đầu Xích trôi nổi không tan, Vua Sở tới bên vạc nh́n vào bị Hiệp Khách chém, đầu vua Sở rơi vào vạc th́ Hiệp Khách cũng tự chém đầu ḿnh rơi xuống. Thanh kiếm Can Tương mất trong lúc biến loạn v́ việc vua Sở bị chém. Sau khi vớt ra từ vạc dầu sôi không thể biết đâu là đầu Vua Sở nên phải chôn chung vào một mộ có tên “Tam Vương mộ” (三王墓) nay vẫn c̣n.

Kiếm Can Tương và Mạc Gia đă trở thành điển cố trong văn học cũng như giă sử là biểu tượng của những thanh kiếm huyền thoại, sắc bén. Trong sách Mặc Tử và Tuân Tử đều có nhắc tới hai thanh kiếm này. Hồi 74 tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long cũng tả rất kỹ câu chuyện làm kiếm của hai vợ chồng Can Tương, Mạc Gia. Nhà thơ Lư Thương Ẩn thời Văn Đường trong bài thơ Tặng tư huân Đỗ thập tam viên ngoại đă có câu thơ:

 Danh tổng hoàn tằng tự Tổng Tŕ / Tâm thiết dĩ ṭng Can Mạc lợi – Dịch:Tên Tổng mà mang tự Tổng Tŕ / Ḷng thép đă như gươm báu sắc.
Nhà văn Kim Dung trong tác phẩm Việt nữ kiếm của ḿnh cũng đă nhiều lần nhắc tới hai thanh Can Tương và Mạc Gia. Ngọn núi tương truyền là nơi đúc kiếm của Can Tương và Mạc Gia, nay thuộc huyện Đức Thanh, tỉnh Chiết Giang, về sau đă được đặt tên là Mạc Can sơn (莫干山) để kỷ niệm câu chuyện về hai vợ chồng v́ công nghiệp mà hy sinh thân ḿnh. Ngày nay Mạc Can sơn đă trở thành địa điểm nghỉ dưỡng thu hút đông khách du lịch ở tỉnh Chiết Giang. Ghi chú: “出門,望南山,在南邊山上,劍藏在石中“/“Xuất môn vọng nam sơn tại nam biên san thượng kiếm tàng tại thạch trung”.

 

Thời cổ đại, Người Việt đă sáng tạo ra nhiều nghề thủ công tinh xảo. Phần lớn là dùng nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên trên lănh thổ Việt. Một trong những nghề đó là Nghề Sơn Mài, có lẽ sự phát minh đầu tiên là dùng nhựa sơn ta để trám vào các thuyền nan dùng các vật liệu tre, luồng có rất nhiều ở đất Việt. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược Nghề Sơn Ta hay c̣n gọi là Sơn Mài v́ tính độc đáo, đa dụng và nguyên thủy của chế tác cách đây hàng vạn năm vẫn tồn tại, phát triển từ Việt đi khắp thế giới và cơ bản cách sản xuất nguyên liệu, chế biến vẫn không khác ǵ so với phát minh từ thời Nguyên thủy. Trước 1945, cây sơn trồng tập trung ở tỉnh Phú Thọ, tại các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh với các xă nổi tiếng như Tiên Kiêng, Cổ Tích, Vinh Quang, Đào Xá, Dị Nậu, Phú Lộc, Phú Hộ … Huyện Phù Ninh có câu ca dao c̣n lưu truyền đến tận ngày nay:                                   

                                                                    “Cổ Tích có cây bồ đề,

                                                       Có giếng tắm mát, có nghề cắt sơn”

Cổ Tích là tên của một xă ở chân núi Đền Hùng đất tổ tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Câu ca dao này đă tóm tắt được ba đặc diểm chính của vùng trung du Phú Thọ, có cây bồ đề lấy gỗ làm diêm, có giếng đá ong đầy nước trong veo để tắm mát và cây sơn ta cắt nhựa cho đồ thủ công mỹ nghệ và hội họa nghệ thuật. cây sơn của đất tổ Đền Hùng tại vùng Phong Châu cội nguồn dân tộc Việt Nam:

“Một đồng một rỏ không bỏ nghề trầu

Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”

Tính chất lư hóa của Sơn Việt đă được các Chuyên gia Nhật như Hirano, Pháp như Bertrand và Georges Brook và Việt Nam như Lê Thị Phái và Trần Vĩnh Diệu nghiên cứu, thử nghiệm có kết quả: “Màng sơn có tính cách nhiệt và cách điện rất tốt, chịu được 410 0C, chống chịu tốt đối với vi sinh vật, các loại acid, nên bảo vệ tốt các vật liệu. Màng sơn có độ uốn dẻo cao nên rất dai, cho nên sơn kim khí bằng nhựa sơn, vặn xoắn sợi dây theo nhiều hướng nước sơn vẫn bền không bị vụn nát, nước biển mặn cũng không phá hoại được màng sơn. Năm 1981, chiếc tầu biển “Sông Nil” bị đắm ở bờ biển Nhật Bản, ch́m sâu dưới 18 m nước biển. Sau 18 tháng ngâm nước mặn, khi vớt lên, các dụng cụ quét nhựa sơn vẫn c̣n nguyên vẹn”. Trước năm 1945, trồng 1 ha sơn ở vùng trung du Phú Thọ thu nhập rất cao, mỗi năm được 300 kg nhựa sơn tương đương với 6000 kg gạo, cho nên đă có những câu ca dao:“Một nương sơn tốt bằng một cót thóc đóng trong nhà”. Năm 1969, Trung Quốc cử Đoàn chuyên gia Khảo sát cây Nhiệt đới của Tỉnh Quảng Tây sang nghiên cứu Cây Sơn Việt Nam. Sau một thời gian dài nghiên cứu đă xác nhận cây sơn gieo trồng tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ khác hẳn cây sơn ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Những tài liệu của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1961 cho biết, người Việt cổ đă biết dùng nhựa sơn từ thời đại Hùng vương dựng nước cách đây hơn 4.000 năm. Ngôi mộ cổ Việt Khê ở Thủy Nguyên, Hải Pḥ̣ng thuộc thời đại cuối đồng thau – đầu đồ sắt ước lượng 500 năm trước công nguyên, có nhiều hiện vật đồ đồng, đồ gỗ và hiện vật có giá trị mang vết tích nhựa sơn là mái chèo gỗ, mảnh da thú và tráp gỗ quét sơn. Các Nhà Khảo cổ học Đinh Văn Kiều và Lê Xuân, Viện Khảo cổ Việt Nam đă khai quật di chỉ mộ cổ Đường Dù ở Đông Sơn, Thủy Nguyên, Hải Pḥ̣ng cho thấy ngoài các hiện vật đồ đồng, đồ gỗ, nông cụ, đồ mộc c̣n có đồ làm sơn bao gồm bát đựng sơn, chổi quét sơn, vẩy vét sơn. Theo phân tích C14 và các đối chứng di chỉ khảo cổ đă xác định niên đại ngôi mộ vào khoảng Thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.

 

Tháng 7/1976, Nhà Khảo cổ học Phạm Quốc Quân sau khi nghiên cứu mộ thuyền Châu Sơn ở Cống Bùi , Kim Bảng, Hà Nam Ninh ( Nay là tỉnh Hà Nam và Ninh B́nh) cho thấy những công cụ nghề sơn cũng giống như ở mộ Đường Dù gồm các thố (đồ đựng) bằng sơn có trang trí hoa văn nghệ thuật Đông sơn. Sách Đại Việt sử kư Toàn thư, Ngoại kỷ Tập I của Ngô sĩ Liên, xuất bản năm 1967, viết :“Kỷ Nhà Lư- Canh Tí thiên Phủ Duệ Vũ năm thứ 1 (1120). Mùa hạ, tháng 6, chủ đô giáp Tất Tắc (thợ sơn) là Đặng An dâng chim sẻ trắng”. Như vậy, phường thợ sơn có ở Việt Nam trước sự tích Trần Công Thương (1443 sau CN – 1460 sau CN) như bài viết của Học giả Crévost Lemarié. Cây sơn mọc tự nhiên hay gieo trồng ở Việt Nam (Rhus succedanea L.) là một giống sơn độc đáo trên thế giới và nghề làm sơn đă có từ cổ xưa. Theo các tài liệu hiện c̣n lưu giữ vào năm 1895 Sơn Việt đă bán cho Nhật Bản. Năm 1925 Hăng sơn Nhật là SAITO – MIZUTA đă mở đại lư Sơn Việt tại Hà Nội và Phú Thọ. Thời kỳ 1939 – 1940, cây sơn phát triển mạnh nhất ở Phú Thọ, tại Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh từ 3124 ha (1939) tăng lên 4400 ha (1943). Sách Niên giám Sơn Việt do Nhật Bản ấn hành hiện vẫn c̣n số liệu nhập khẩu sơn Tam Nông hàng năm và ảnh người dân Tam Nông gánh sơn xuống tàu Nhật Bản tại bến phà Ngọc Tháp. Kết quả khảo sát mới đây trên các hiện vật gỗ sơn có khoảng vài trăm năm tuổi do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện cho thấy: “ So sánh các hiện vật có độ tuổi tương ứng của Việt Nam với các hiện vật của Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Campuchia th́ các hiện vật gỗ sơn Việt Nam vẫn giữ được độ bóng mượt, màu sắc lộng lẫy”. Theo nghiên cứu của H. Lecomte (1908 – 1923) và Pierre Domart (1929), cây sơn Phú Thọ có tên khoa học là Rhus Succedanea, Linné. Var. Dumoutieri. C̣n cây sơn miền Nam và Campuchia có tên gọi là Mélannorea Laccifera Pierre. Hai giống sơn bản địa này khác hẳn giống sơn Rhus vernicifera D.C. của Nhật Bản. Các nước Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ (Cachemire, Sikkim, Gănđơn) và Népal đều có cây sơn.,trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới (Crévost Charles, 1905). Cây sơn con mọc từ hạt mới gieo, thân mập, lóng ngắn, ngọn màu đỏ nhạt phần lớn là sơn tốt nhiều dầu. Cây sơn con đỏ tía, cao vóng, lóng dài phần lớn là sơn xấu phải nhổ đi khi tỉa sơn con mới mọc. Như vậy sơn mài Việt có từ lâu đời. Cây sơn tại Trung Quốc ngày nay phân bố ở Vân Nam và Hải Nam đều là vùng đất cổ xưa của người Việt. Khi khám phá di chỉ mộ Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc cách ngày nay khoảng hơn 2,200 năm có hàng ngh́n tượng quân lính đất nung, lúc ban đầu mới mở hầm mộ thấy rơ tất cả các quân sỹ được sơn nhiều mầu rực rỡ,… phân tích của các nhà khoa học Trung quốc và Thế giới thấy rằng chất liệu sơn tượng chính là Sơn Việt. Loại sơn này chỉ có ở đất Việt, không thể có ở Trung Hoa thời cổ đại cũng như ngày nay. Hơn 8,000 tượng chiến binh đất nung t́m thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nguyên bản có phủ sơn mài và được tồn tại cho tới khi khai quật khảo cổ. Đây chính là kỹ thuật Người Việt cổ v́ lúc đó Người Hoa Hạ (Hán) không biết sơn là loại vật liệu ǵ – Lược trích tài liệu nghiên cứu Sơn Mài Việt Nam.

 

Trang phục Người Việt cổ

Thời cổ cách đây hàng vạn năm, vùng đất Kinh Dương (Từ Nam sông Dương Tử đến Bắc và Trung bộ  Việt Nam) gần 10,000 năm sau thời kỳ Băng Hà vẫn c̣n ngập nước và đầm lầy nên người Bách Việt sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Sách Trang tử thiên Tiêu diêu du có ghi là:” Người Việt ở đất châu Dương cạo tóc, xăm ḿnh”. Các sách Sử kư, Tiền Hán Thư, Địa lư chí cũng ghi là: “ Người Việt cạo tóc, xăm ḿnh”. Ứng Thiệu ở thế kỷ thứ II sau Công Nguyên và Cao Dụ đều viết:” Người ta rạch ḿnh ra lấy mực bôi vào thành h́nh trạng giao long”. La Hương Lâm viết trong Cổ đại Việt tộc khảo cũng cho rằng tục cắt tóc ngắn, mặc áo chẽn, xăm ḿnh của người Việt là do sự sùng bái vật tổ ( Totem) mà ra. Như vậy đây là tục chung cho người Việt ở vùng Kinh Dương. Việc cạo tóc, hay để tóc ngắn là một đặc trưng của cư dân sống trong vùng rừng có nhiều sông suối để tiện cho hoạt động. Về trang phục, nhiều thư tịch cổ Trung Quốc ghi người Việt mặc áo chẽn, tay áo ngắn,… cũng là nguyên nhân như vậy. Một đặc điểm khác là người Việt giỏi đóng thuyền và thạo thủy chiến. Sau này, qua hơn 2,000. năm bị tác động nô dịch Hán hóa th́ người Việt cả nam, nữ đều để tóc dài, mặc áo thụng. Đến thời cận đại và nửa đầu thế kỷ XX, người Việt cả nam, nữ, đàn ông, đàn bà thường búi tóc. Nguyên nhân ban đầu là tóc dài, lại sống trong vùng khí hậu nóng ẩm, hàng ngày lao động, làm việc th́ tóc dài vướng nên búi lại cho gọn. Riêng đối với nam giới, đang ông trưởng thành vẫn để tóc dài là một tàn dư của áp đặt Hán hóa hàng ngh́n năm.

 

Sau này có nhiều Học giả Việt không đủ thông tin và khảo cứu lại cho rằng Nam giới để tóc dài là truyền thống dân tộc Việt. Thể hiện rơ nhất là bài Hịch trước khi đánh trận Ngọc Hồi của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Quang Trung là một vị Anh hùng Dân tộc, nhưng không phải là một Nhà Sử học, đó cũng là sự thường. Nhưng khái niệm “dài tóc” là nhận thức chung của cả xă hội Việt bị Hán hóa một phần cách ăn mặc bên ngoài là điều dễ hiểu v́ không thể cứ mặc khác đi sẽ bị tội “Phản Nghịch” chém đầu có khi là cả 3 họ trong hàng ngh́n năm chịu ách đô hộ của Phương Bắc. Quan trọng là Tinh thần Việt, Ư chí Việt nằm sâu trong Trí thức Việt th́ không có bất cứ thế lực tàn bạo nào Hán hóa được.Các tượng người trên các cán dao găm, trên tháp, trên các h́nh khắc của đồ đồng Văn hóa Đông Sơn cũng cho ta thấy được một cách trang phục Việt trước Công Nguyên. Tàn dư nay vẫn c̣n sót lại ở các tượng thờ, tượng các con rối nước,… và ở những vùng nông thôn cổ ở vùng Trung du Bắc Việt Nam cho thấy áo của Người Việt cổ có vạt áo từ phải áp sang trái rồi cài khuy khác với áo ngày nay có vạt áp từ trái sang phải.

Di chỉ Mán Bạc ở thôn Bạch Liên, xă Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh B́nh), thuộc hệ thống đứt găy của dải núi đá vôi Tam Điệp chạy ra tới biển. Theo các nhà khảo cổ học, di chỉ Mán Bạc thuộc giai đoạn văn hóa cuối Phùng Nguyên, đầu Đồng Đậu, có niên đại gần 4.000 năm. Cư dân cổ Mán Bạc sống trên toàn bộ doi đất cao mà nhân dân thường gọi là G̣ Vụng, được dải núi Mán Bạc bao quanh theo thế h́nh ṿng cung tạo ra một nơi rất kín. ở đó, cư dân yên tâm sinh sống v́ có thể tránh được thời tiết xấu. Năm 1999, các nhà khảo cổ Việt Nam đă tiến hành khai quật di chỉ Mán Bạc lần thứ nhất, và đă t́m thấy 5 mộ táng và 6 cá thể. Trong lần khai quật lần thứ hai, với diện tích 24m2, các nhà khảo cổ đào được 10 mộ với 11 cá thể. Người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng, mặt nghiêng về bên trái. Các nhà khảo cổ cũng thu được 39 chiếc ŕu, 8 đục, 6 hạt chuỗi, 10 mảnh ṿng, 2 bàn đập vải vỏ cây, 3 nồi gốm, 1 bát đồng, 3 hiện vật h́nh nấm c̣n khá nguyên vẹn…

 

Kiếm ngắn có h́nh mặt người và trang phục thuộc Văn hóa Đông Sơn

 

Nh́n chung trang phục của Người Việt cổ giản dị hơn người Hoa Hạ (Hán). Một số trang phục của tầng lớp Quư tộc Việt và Tướng sỹ c̣n thể hiện rơ trên các bức tượng đá c̣n lại ở một số Lăng ở Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa,… quan sát phân tích kỹ cũng cho thấy các đặc điểm khác so với trang phục của Người Hán cả về quần áo, giáp trụ,…Đây là một khoảng tối c̣n thiếu hụt, sơ lược trong Lịch sử Việt. Hy vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ t́m được những bức họa, những sách cổ miêu tả rơ hơn, đầy đủ hơn trang phục đặc sắc của Người Việt cổ. Chắc chắn một Dân tộc Việt đă làm ra vải, lụa, the,… từ rất sớm trước Trung Hoa không thể lại là một Dân tộc có trang phục nghèo nàn về phong cách, về mầu sắc được. Từ thời cổ đến ngày nay, người Việt rất chuộng mầu đỏ. Trong nhận thức xă hội đều cho rằng Việt ảnh hưởng mầu đỏ từ Trung Hoa, tuy nhiên đối chiếu một số hiện tượng lịch sử Việt lại cho chúng ta thấy từ tên Nước Việt thời cổ đại là Xích Quỷ – Nghĩa là Đỏ, … các biểu tượng mầu trong tôn giáo Việt cũng có mầu Đỏ – Thượng Thiên, đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ tất cả trang phục quân đội Tây Sơn cũng toàn mầu đỏ, ngay các mầu cờ Việt qua nhiều chế độ lúc nào cũng có mầu đỏ. V́ vậy cũng rất cần những nghiên cứu, sưu tầm để có đủ cơ sở khoa học cho mầu trong trang phục Việt từ thời cổ đến hiện đại – Mầu Đỏ có phải là mầu gốc Việt không?

 

TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VIỆT.

Trong một tác phẩm của ḿnh “Về mối quan hệ giữa Triết học và Tôn giáo” của tác giả Lê Công Sự đă nêu lên nhiều vấn đề cần được suy ngẫm. Học giả Lê Công Sự nhận định: “Triết học và tôn giáo là hai h́nh thái ư thức xă hội mang tính đa dạng, phức tạp xét về mọi phương diện: nguồn gốc h́nh thành, nội dung hàm chứa, đối tượng phản ánh, phương thức biểu đạt, phương pháp tiếp cận, chức năng xă hội, h́nh thái biểu hiện và lịch sử phát triển”. Căn cứ vào tôn chỉ và nghi lễ có thể phân chia ra giáo lư tôn giáo chung trên Thế giới theo từng hệ phái như sau:

1/ Loại tôn giáo căn cứ vào ăn ở để đưa ra giáo lư về tục lệ, nghi lễ, thái độ của tín đồ để làm kinh sách

2/ Loại tôn giáo lấy triết lư tinh thần để dẫn giải cách sống đưa con người đến hạnh phúc, siêu thoát.

3/ Loại tôn giáo lấy quan hệ để giáo lư cho tín đồ liên hệ với thần linh bằng cách sám hối và xin tha thứ mọi tội lỗi để được lên Thiên đường.

 

Trong khuôn khổ một bài viết tổng quan ban đầu về Văn minh Việt không có đủ điều kiện đi vào một chuyên để rộng lớn, sâu sắc của Triết học và Tôn giáo, v́ vậy ở phần này chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược một vấn đề của Triết học và Tôn giáo Việt cổ đại đă nhiều thời gian bị lăng quên, mặc dù trong tâm thức và sinh hoạt tinh thần cộng đồng của Người Việt trong hàng vạn năm qua đă không từ bỏ dù chỉ một ngày triết lư sống vào truyền thống đạo đức gia đ́nh và đức tin vào Thánh Mẫu và các Vị Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt – c̣n được giản lược là Đạo Mẫu Việt. Những chứng tích của ba hố tro than t́m được trong thời kỳ Văn hóa Phùng Nguyên, Phú Thọ cách đây khoảng 4,000 năm. Di tích Thiên Đàn do Vua Việt là Đế Minh lập để tế cáo Trời, Đất trên núi Đại Minh, Quảng Tây, Trung Quốc có niên đại khá chính xác là năm Nhâm Tuất, cách đây 4,879 năm có khắc hàng ngh́n chữ Việt cổ về chiêm bói, cúng tế và h́nh khắc vẽ chim và các biểu tượng khác được giải nghĩa là thờ Tam vị là Trời, Đất, Nước,… đến nay vẫn c̣n tồn tại trong tục thờ Tam Ṭa Thánh Mẫu gồm Thánh Mẫu Thượng Thiên – Trời, Thánh Mẫu Thượng Ngàn – Đất và Rừng, Thánh Mẫu Thoải – Nước. Như vậy tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt là một tôn giáo tối cổ c̣n chứng tích đến ngày nay của Nhân Loại. Ngay từ thời cổ đại, trải qua hàng ngh́n năm nô dịch, cách hành lễ Lên Đồng, Hầu Đồng,…. Theo truyền thống hàng ngh́n năm của chính người Việt đều bị tư tưởng đàn áp của ngoại bang coi là MÊ TÍN DỊ ĐOAN TÀ ĐẠO, sự nô dịch này tác động sâu sắc nhận thức của tất cả các tầng lớp Vua Chúa, quan lại, sĩ phu Việt,… cũng đều có nhận thức như tư duy nô dịch của Ngoại bang đối với Đạo Thánh Mẫu Việt. Tư duy nô dịch kỳ quái đến mức tín ngưỡng của người Việt lại được khuyến khích thờ cúng toàn các đạo giáo ngoại lai th́ mới được cho là chính thống,… Phải đến tận những năm 1990 của Thế kỷ XX, sau công cuộc Đổi Mới do Đảng cộng Sản Việt Nam khởi xướng th́ sự hành lễ Đạo Thánh Mẫu mới được công nhận trở lại giá trị căn bản của Văn hóa Việt. Năm 2011, đă có một số nhà trí thức kiến nghị thành lập Hội Văn Hóa Thánh Mẫu Việt Nam để ǵn giữ bản sắc, tinh thần Việt và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết thư gửi Ban Tôn giáo Chính Phủ. Thế mới thấy giành được Độc lập, Tự do, toàn vẹn lănh thổ cho Quốc gia Dân tộc Việt thoát khỏi ách nô lệ đă khó, nhưng thoát khỏi tư tưởng lệ thuộc Ngoại bang c̣n khó hơn nhiều. Qua nhiều năm tiến hành công cuộc Đổi Mới Kinh tế, Đổi Mới Tư duy trong toàn Đảng, toàn Dân để xây dựng nước ta “ Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, “ Năm 2016, nghi lễ Đạo Mẫu (Đạo Thánh Mẫu) được UNETSCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại. Theo đa số ư kiến của các nhà nghiên cứu xă hội học và sách giáo khoa th́ sự tôn thờ này được lư giải là do Chế độ MẪU HỆ thời nguyên thủy. Nếu vậy, với quy luật tiến hóa sự tôn thờ Nữ Thần sẽ mất đi khi xă hội nguyên thủy chuyển sang PHỤ HỆ với tục thờ NAM THẦN, dấu ấn này được ghi nhận ở tất cả các dân tộc trên Thế giới. Có một câu hỏi được đặt ra là:” Vậy tại sao Việt Nam khi chuyển sang PHỤ HỆ th́ đến tận ngày nay vẫn c̣n sự thờ cúng là Thần linh  Phụ Nữ ?”

 

Cách lư giải duy nhất là ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đă h́nh thành với tục thờ Thần linh là người MẸ ngay từ  buổi b́nh minh xă hội người Việt nên mới phát triển  cho đến tận ngày hôm nay. Truyền thống Việt b́nh đẳng và tôn trọng, đề cao phụ nữ là một phong tục cổ truyền Việt Nam. Tư tưởng trọng Nam khinh Nữ chỉ xuất hiện từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất khi các Nhà nho Hoa Hạ chạy loạn về phương Nam vào đất Việt sau khi Tần Thủy Hoàng đàn áp Nho giáo đốt sách, giết các học tṛ theo kế sách của Thừa tướng Lư Tư, Sử kư Tư Mă thiên viết: “Năm thứ ba mươi tư (năm 187 Tr.CN), đem đầy những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường thành và đi thú ở đất Nam Việt, Thủy Hoàng đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương,…Thừa tướng Lư Tư nói,…Thần xin đốt tất cả sách sử, trừ sách sử của Nhà Tần, ai cất giấu Kinh Thi, Kinh Thư th́ chém giữa chợ,.. Chế của nhà vua nói: Được”. Đến thời Tây Hán vào đầu Công Nguyên, Đạo Khổng – Mạnh được các Thái thú Giao chỉ (miền Bắc Việt Nam ngày nay) là Tích Quang, sau đến Nhâm Diên là những người đức độ nhân ḥa, nhưng làm chức phận Quan Trung Hoa sang thống trị vẫn cấm người Việt học, sử dụng chữ Việt cổ. Về Tôn giáo vẫn bắt dân ta thờ cúng theo Hán. Từ đó, Đạo Thánh Mẫu Việt được lưu truyền trong phong tục thờ Gia Tiên của người Việt, trên ban thờ Gia tiên Việt bao giờ cũng có bát hương Thần Linh với danh nghĩa là Ông Công – Ông Táo. Tín điều Đạo Thánh Mẫu Việt cho rằng ở mỗi gia đ́nh ở trên một khu đất nhất định được một vị Thần coi sóc, bảo vệ. Vị Thần đó được gọi là Thần Thổ Địa và Thần Thành Hoàng là các Vị Thần bảo hộ cho từ gia đ́nh, làng xóm. Ngay tại ban thờ gia tiên Việt ở bên phải (nh́n từ trong ra) là bát hương thờ Gia tiên là Nữ giới, bên trái là bát hương thờ Gia tiên là Nam giới đặt cao bằng nhau. sự b́nh đẳng giới này trong tín ngưỡng duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Ở chính giữa là Bát hương Thần Linh đặt cao hơn để tỏ sự tôn kính, có kích thước to hơn hai bát hương trái, phải. Việt Nam có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời, lại có vị trí địa chiến lược ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, chiều dài bờ biển 3.440Km án ngữ gần hết chiều dài của biển Đông, là cửa ngơ từ Lục địa Trung Hoa xuống phía Nam và từ phía Nam lên phía Bắc Á của cả khu vực Đông Nam Á v́ vậy trong suốt lịch sử Việt Nam luôn bị các nền văn minh của gần hết thế giới xâm chiếm. Nhưng không v́ thế mà Việt Nam bị đồng hóa, trong các h́nh thái tư duy triết học và phong tục  được giữ ǵn cho đến tận ngày hôm nay vẫn giữ nguyên bản sắc của Văn minh Việt được định h́nh qua giáo lư  trong tín ngưỡng THÁNH MẪU Việt Nam lấy triết lư MẸ (Người Mẹ mẫu mực của người Việt ) với tính cách nhân văn, độ lượng khoan dung đối với những người con có cuộc sống đạo đức và hướng thiện, nghiêm khắc và trừng phạt với những người con có cuộc sống trái đạo lư bất hiếu, bất nghĩa, gian tham.

 

Trải qua hàng vạn năm với vô cùng các biến cố lịch sử xă hội suốt cả quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT từng bị tất cả các Tôn giáo ngoại lai chèn ép với sức mạnh có lúc bằng cả sự cường bạo của Nhà nước cầm quyền đă không hạn chế hay thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Trái lại, với sức mạnh Nhân văn Thế tục Thánh thiện và Tối hậu trong ĐẠO THÁNH  MẪU VIỆT với đức tin không có giáo phái. Giáo lư của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đă cảm hóa và ḥa đồng gần như tất cả tín đồ các tôn giáo ngoại lai du nhập vào Việt Nam đă  tồn tại hàng ngh́n năm như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Lăo,… đến vài trăm năm như Thiên Chúa giáo, Tin Lành vừa tôn thờ đức tin tôn giáo của  ḿnh th́ tín đồ lại vẫn tôn thờ ĐẠO THÁNH  MẪU thể hiện bằng ban thờ Gia tiên là một hệ đức tin gốc của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Chính điều này đă lư giải tại sao ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT có sức  mạnh bất tử trường tồn mănh liệt đến như vậy.

 

Sự tôn thờ TÍN NGƯỠNG MẸ là một hệ triết học của người Việt hoàn toàn biệt lập với  những tín ngưỡng thờ Nữ thần  trên thế giới là các cô gái trẻ đẹp. Sự tôn thờ THÁNH MẪU VIỆT thể hiện truyền thống gia tộc tổ tiên, ư chí  đoàn kết Dân tộc, tinh thần yêu nước, ḷng tự hào dân tộc rất lâu đời vào một niềm tin thế tục đối với NGƯỜI MẸ. Khác với tất cả các tôn giáo khác đều khuyên dậy con người sống đức độ, chịu đựng gian khó ở kiếp này, đời này để chết đi th́ kiếp sau được lên Thiên đường hay thoát khỏi ṿng luân hồi th́ Giáo lư THÁNH MẪU VIỆT răn dậy tín đồ hăy sống hiện tại  ở kiếp này, đời này: Sống THIỆN th́ được giầu có khỏe mạnh hưởng phúc, sống Ác th́ bị trừng phạt, bị quả báo. Đức tin này thể hiện một cách linh thiêng tính cách MẸ vừa nhân từ, độ lượng khoan dung, vừa  nghiêm khắc với những đứa con của ḿnh.Với rất nhiều phụ nữ đă hy sinh v́ độc lập Dân tộc từ thời kỳ Hai Bà Trưng như Đại tướng Đông nhung Bát nàn Vũ Thục Nương, bà Chúa Đồng Mỏ đánh Liễu Thăng tại Ải Chi Lăng,….cùng nhiều vị đă hiển Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt thể hiện đúng với tám chữ vàng ANH HÙNG BẤT KHUẤT TRUNG HẬU ĐẢM ĐANG của Người Phụ Nữ Việt Nam.

 

Cao Minh Hộ Quốc Đại Vương Thượng đẳng Phúc Thánh là Vũ Công Bách và Cao Sơn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thánh là Vũ Công Điền. Theo văn bia, thần tích, sắc phong của nhiều triều đại ghi rơ các Ngài đă thống lĩnh quân đội Việt – Văn Lang trong 10 năm kháng chiến đánh bại 50 vạn quân Tần, giết Hiệu úy Đồ Thư, buộc quân Tần rút chạy khỏi Việt Nam năm 208 Tr.CN. Thời An Dương Vương có Đại tướng Cao Lỗ c̣n gọi là Cao Lỗ Vương, lại có tên là Cao Thông, sinh tại thôn Sỹ Lộ, trang Đại Than, tổng Vạn Tỵ, huyện Gia B́nh, phủ Thuận Thành, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh). Cao Lỗ lập nhiều công trạng được phong tước Hầu. An Dương Vương giao cho Ngài xây thành ốc Cổ Loa (ở Đông Anh, Hà Nội ngày nay) và chế tạo ra nỏ liên châu được gọi là Linh Quang Thần nỏ, một kỳ công về kỹ thuật quân sự thời cổ, các di tích khảo cổ học Cổ Loa đă xác nhận sự thật lịch sử này. Sách Tục Bác vật chí có ghi:” An Dương Vương có Cao Thông chế nỏ mỗi lần bắn giết được 200 người”.Cao Lỗ thống lĩnh quân Lạc Việt của nhà nước Âu Lạc, nhiều lần đánh bại quân xâm lược do Triệu Đà người Hán xưng là Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, hạ lưu sông Tây Giang, xâm chiếm Âu Lạc. Sau v́ sự đố kỵ, ly gián, Cao Lỗ bị xử án oan phải đầy đến Lạng Sơn. Phẫn uất Cao Lỗ đă tự vẫn rồi hiển Thánh ở Ninh Giang là Thượng đẳng Phúc Thánh Đức Vương Quan đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh) trong Đạo Thánh Mẫu. Đền thờ Đức Vương Quan đệ Ngũ Cao Lỗ cũng được nhân dân thờ phụng trên khắp nước Việt Nam.

 

ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa bao giờ trở thành một định chế xă hội hay có sự đối lập trong quan điểm tôn giáo nào đó  như các tôn giáo khác trên thế giới, mà v́ thế  ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa từng gây ra xung đột Tôn giáo, Quốc gia và Sắc tộc như Kito giáo với Hồi giáo qua các cuộc Thập tự chinh, hay khẩu chiến như Tin Lành với Cơ Đốc giáo và nhiều tôn giáo khác.

 

Các giáo lư đức tin của gần hết các tôn giáo trên thế giới là khuyên con người kiếp này sống Thiện để khi chết được siêu thoát lên Thiên đàng hay thoát khỏi ṿng luân hồi lên cơi Niết Bàn. Tín điều khác biệt lớn nhất của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM là răn dậy hăy sống Thiện ngay trên cơi đời để được hưởng phúc ngay tại cuộc sống kiếp này không chờ đến kiếp sau hay khi chết mới được siêu thoát. Giáo lư này của Đạo Thánh Mẫu Việt có phần nào tương đồng với lư tưởng của Chủ nghĩa Cộng Sản!

 

Triết học của Tôn giáo và Tín ngưỡng chia thế giới làm hai phần là cơi Thế gian Trần tục và cơi Siêu nhiên hay cơi Âm. Cũng như vậy, sự phân chia con người thành 2 phần là Người sống trên Dương thế (Cơi Trần tục) và Người Âm hay gọi là Linh hồn,Vong hồn ở cơi Âm là một thế giới có không gian khác về ánh sáng quang phổ, mà  khi con người c̣n sống ở trần thế không nh́n thấy được.Thần học về hệ thống Giáo lư và Tín điều Đạo Thánh Mẫu Việt rất lớn, sâu sắc, được ghi nhận tóm tắt như sau:

Các bản chính Kinh Thánh của Đạo Thánh Mẫu:

1/ Căn Giác Chân Kinh: Giảng về toàn bộ căn nguyên của Vũ trụ và con người sinh ra làm ǵ và sẽ đi về đâu. Các Vị Phật, Thánh, Thần, Tiên.Các dạng ma quỷ. Số, Mệnh, Vận, Thác sinh, Đầu thai, các Kiếp và Luân Hồi. Các cơi sinh linh trong vũ trụ,…Đây là Bộ Thánh kinh đầu tiên giải nghĩa những vấn đề, những nguyên nhân của sự vật, sự việc đến nay khoa học chưa thể chứng minh lư giải cũng như không bao giờ hiểu được.

2/ Kinh Nhật tụng: Các bản Thánh kinh để đọc hàng ngày và khi thực hiện Nghi lễ Thánh. Nghi lễ Lịch sử các Vị Thánh, Đại Lễ, Tiểu Lễ, Lễ Chân Thân các Vị Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

3/ Luật Kinh: Giảng về giới hạn Luật của tín hữu Đạo Thánh Mẫu phải làm, được làm và cấm kỵ, các nghi thức của Lễ Đạo, cách tu tŕ để hưởng phú quư, sức khỏe và tuổi thọ ngay trong kiếp sinh thời, sự tu thân, tích đức để được siêu thoát. Các điều răn để xây dựng Con người và Gia đ́nh tốt đẹp, hướng thiện. Hệ thống tổ chức, bộ máy và quy chế bầu cử, quản lư.

4/ Luận Kinh: Giảng về sự khai tâm, mở lối bỏ điều xấu, tránh điều Ác, nhận biết điều đức độ mà đi vào tu thân hướng thiện, giác ngộ  để được giải thoát khỏi trầm luân Địa ngục, thoát khỏi Luân Hồi.

5/ Vô thượng Kinh: Giảng về sự biến đổi luân chuyển các cơi và đời người. Con người trong Trời, Đất, Vũ trụ.

 

Về các phạm trù Đạo Thánh Mẫu Việt: Các quan điểm triết học trong Thần học giáo lư Đạo Thánh Mẫu là rộng lớn, nhiều và phức tạp. Dưới đây xin giới thiệu một số điều trong Luận Kinh về danh từ của phạm trù tôn giáo của Đạo Thánh Mẫu:

Thánh Kinh:Tất cả mọi quyền năng của Giáo Hội Đạo Thánh Mẫu lấy nền tảng cơ bản là hệ thống các Bộ Kinh Thánh. Tất cả các mệnh giải, rao giảng phải được thực hiện một các đúng và được xác tín theo chỉ dẫn của Thánh Kinh trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy truyền thống phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc công nghệ, kỹ thuật hiện đại, văn minh của Nhân loại.

Thiên danh: Đệ Nhị Thượng Đại Vô cực Thiên Đế, Uy linh Thượng Đại Phúc Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương kiêm quản Tam Ṭa Đạo Thánh Mẫu.

Thiên trung: Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương là Đấng Thiên trung vừa ở Ngôi vị thứ 2 Tái tạo Vũ trụ, sinh linh các cơi, vừa kiêm quản Đấng Thánh Mẫu phù trợ Ngọc Hoàng Thượng đế vận hành thiên cơ.

Thiên sứ: Các vị Thượng đẳng Phúc Thánh là Đấng Thiên Trung, Thiên sứ phù trợ vận hành Thiên cơ của Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đối với vũ trụ, chúng sinh và với Tín hữu Đạo Thánh Mẫu.

 

Luận giải: Nhân loại trải qua đấu tranh, chọn lọc, của quy luật tự nhiên và xă hội để tiến hóa.Vũ trụ nguyên thủy là Thái cực (Nhất thể) sinh Lưỡng Nghi là Thái Dương và Thái Âm, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thiếu Âm,  Thái Âm, Tứ tượng biến hóa không ngừng. Tứ Đức có gốc là Tứ tượng.Tứ tượng c̣n thể hiện sự vững chắc trấn giữ bốn phương chính là Tứ trụ cùng sự luân chuyển không ngừng của 4 mùa vậy nên lấy Bốn Đức (Tứ Đức) làm gốc.

 

Bốn đức và mười hai điều răn Đạo lư bản thân mỗi người của Đạo Thánh Mẫu:

TRUNG: Được giải nghĩa “Trung thành ḍng dơi Dân tộc của Gia Tiên, trung thành với quê hương, gia đ́nh nơi ḿnh đă sinh ra. Trung thành bảo vệ Độc lập – Tự do toàn vẹn lănh thổ của Tổ quốc Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam. Trung thành với lao động lương thiện chân chính, dù gian khó cũng không nản chí để có cuộc sống tốt đẹp, vững bền”.

HIẾU: Được giải nghĩa “Lễ độ, chăm lo đời sống và tinh thần của Cha Mẹ, hay người có công nuôi dưỡng, dậy bảo ḿnh, tự thân tu chí sống hướng Thiện từ khi thiếu thời đến lúc trọn đời.Tôn trọng thứ bậc trong gia đ́nh, ḍng họ và trong quan hệ xă hội. Lễ độ với người lớn tuổi hơn ḿnh. Giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong điều kiện, hoàn cảnh ḿnh có thể giúp đỡ được”.

TÍN: Được giải nghĩa: “Sau khi có suy nghĩ thấu đáo, phải giữ đúng lời nói, lời hứa về việc làm, về ứng xử để có quan hệ tốt đẹp trong gia đ́nh, trong cộng đồng và trong xă hội. Hành động khi ứng xử, khi làm việc, khi quan hệ Gia đ́nh – Xă hội phải đúng như suy nghĩ hướng Thiện trong tâm trí. V́ sự cam kết, v́ lời đă nói danh dự phải thực hiện chân chính không ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để làm đúng lời đă cam kết, lời đă nói để trước hết giữ được Tín Ngôn của Nhân thân ḿnh”.

NGHĨA: Được giải nghĩa là “Ơn cứu giúp ḿnh khi gặp khó khăn, hoạn nạn, th́ dù nhỏ, suốt đời không được quên để trả ơn. Phải tôn trọng quyền sống lương thiện, chính đáng của người khác. Oán thù nhỏ không nên chấp nhớ, oán thù dù lớn mà kẻ thù đă thật tâm thỏa hiệp, đầu hàng hoặc xin tha thứ cũng nên độ lượng, dung tha. Oán thù  th́ cởi chứ không nên thắt. Thấy người hoạn nạn, nghèo khó, yếu ốm,… tùy tâm, tuy sức mà cứu giúp, không được bỏ qua.

 

Mười điều Thiện giới Luật trong cộng đồng Tín hữu Đạo Thánh Mẫu:

Hiếu đễ phúc lộc dầy (Tức là phải tôn kính, tận tâm chăm sóc cha mẹ khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau, già yếu. Giữ sự tôn trọng nghĩa lư trong quan hệ anh chị em, bạn và tín hữu th́ được hưởng Phúc dài lâu).

Phu Thê ḥa gia mạnh (Tức là vợ chồng b́nh đẳng, ḥa thuận, nếu có bất ḥa th́ phải tĩnh tâm suy xét để giải quyết cho ḥa thuận hơn. Vợ chồng cùng khuyên bảo nhau không làm điều xấu, điều ác, không mắc tệ nạn xă hội).

Dưỡng tử trưởng sinh mạnh (Tức là nuôi dậy trẻ nhỏ từ khi sinh ra đến năm 15 tuổi về đạo hiếu, kính với ông bà, cha mẹ, anh chị. Dậy bảo đứa trẻ chăm ăn, chăm học, biết làm mọi việc trong nhà, đến 13 tuổi th́ dậy cho chăm tập thể dục để có sức khỏe và sự kiên tŕ, phát triển ṇi giống. Giữ sao cho trẻ con trong sáng, ngây thơ theo độ tuổi để không bị ảnh hưởng tệ nạn xă hội).

Thuận tâm ḥa hợp (Tức là thực hiện sự ḥa thuận sao cho cùng thuận lợi trong quan hệ hai họ nội, ngoại. Gặp khó khăn, trắc trở th́ hợp sức thật tâm cùng nhau giúp đỡ bằng nhiều cách, bằng lời nói, nếu có thể được th́ giúp đỡ cả bằng tiền của vật chất. Khuyến khích sự thật thà, ngay thẳng. Phê phán và bài trừ sự giả dối, bất nhân, bất lương).

Bảo sinh cộng kế ( Tức là trong làng xóm, trong dân phố cùng nhau tương trợ, cùng nhau sinh hoạt về tinh thần, động viên về tinh cảm để phát triển kinh tế gia đ́nh).

Khuyến kiệm văn nhân ( Tức là trong làng xóm, trong cộng động hàng phố cùng nhau giúp đỡ, khuyến khích việc học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nếp sống văn minh từ trẻ đến già để nâng cao tŕnh độ trí thức, tiết kiệm và giúp nhau thoát nghèo khổ).

Công đồng an bảo. ( Tức là trong một cộng đồng dân cư hàng xóm, láng giềng thường xuyên giúp nhau trông coi sự an toàn về tài sản, nhà cửa, sức khỏe. Có người lạ vào phải t́m hiểu thông báo đề pḥng kẻ gian, kẻ ác).

Cứu độ sinh linh ( Tức là ra ngoài xă hội, trong điều kiện, hoàn cảnh của ḿnh, thấy người gặp nạn, người nghèo khổ, cô đơn th́ hăy cố giúp họ).

Thân t́nh bằng hữu, không phạm ác ( Tức là trong gia đ́nh, trong ḍng họ, trong cộng đồng làng xóm, trong láng giềng dân phố phải cùng nhau đoàn kết để khuyên dậy con em không nói tục, chửi bậy, không bị tệ nạn uống rượu bia đến mất sáng suốt, không mại dâm, không ma túy, cờ bạc, du côn, trộm cướp).

Giữ sạch nơi ở và sống từ tâm thức đến hàng ngày ( tức là vệ sinh nơi ở và môi trường nơi sinh sống, bảo vệ và trồng cây xanh cho môi trường được trong sạch, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cùng nhau làm vệ sinh trong ngoài nơi ở để bớt dịch bệnh. Không được gây ô nhiễm bằng khói, bụi, chất thải, tiếng ồn quá giới hạn nơi ở và nơi sinh hoạt, làm việc).

 

Mười hai Điều cấm kỵ đối với Tín hữu Đạo Thánh Mẫu:

1/ Cấm lừa dối hại người để kiếm lợi bản thân.

2/ Cấm không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người khác đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm không được làm điều ác v́ lợi ích bản thân.

3/ Cấm không được trộm cắp, cướp giật.

4/ Cấm không được quan hệ t́nh dục, có con với người cùng huyết thống, gần huyết thống  gây ra quái thai, suy giảm giống ṇi.

5/ Cấm quan hệ t́nh dục với vợ, chồng là bạn thân hữu của ḿnh.

6/ Cấm không được cưỡng bức người khác bắt làm những việc họ không muốn làm.

7/ Cấm nói tục, chửi bậy trong gia đ́nh, cộng đồng và xă hội.

8/ Cấm đối xử bất nhân, bất nghĩa với người đă nuôi dậy, người có ơn đức với ḿnh lúc hoạn nạn, gian khổ.

9/ Cấm tham gia tệ nạn xă hội, cấm gây ô nhiễm, phá hoại môi trường sống phá hoại sinh cảnh tự nhiên.

10/ Cấm không được ăn thịt Chó, thịt Mèo, thịt Rắn, thịt Rùa và các động vật họ Mèo như Hổ, Báo, Sư tử, Gấu, thịt Trăn, thịt Khỉ là những linh vật của Đạo Thánh Mẫu.

11/ Cấm uống rượu, bia say mất sáng suốt, sinh bệnh.

12/ Cấm nghiện ma túy. Hạn chế rượu, nghiện thuốc lá, thuốc lào quá độ gây hại sức khỏe không thể tu tŕ, không thể chăm lo gia đ́nh và làm việc thiện nguyện cho xă hội.

 

Giáo lư về sự giác ngộ của con người được Đạo Thánh Mẫu định nghĩa như sau trong Luật Kinh và Luận Kinh, xin tóm tắt như sau:

Tu tŕ: Là sự tự thân rèn luyện một cách đều đặn kiên tŕ trong cuộc sống hàng ngày của mỗi tín hữu Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Sự tu thân, tích đức thực hiện theo hệ thống Giáo lư ghi trong Luật Kinh Đạo Thánh Mẫu.

Xác Tín: Là việc thực hiện một loại Nghi lễ Tâm Linh với một tinh thần giác ngộ, thông tuệ, trung thực để xác định được chính xác một sự kiện hệ trọng trong Đạo Thánh Mẫu.

Văn Hóa Tín ngưỡng: Là danh từ phổ quát về những cách nhận thức, tư duy và hành xử được duy tŕ lâu dài trong một nhóm người, trong một cộng đồng, trong một dân tộc. Văn hóa là một danh từ chung để nói về một hiện tượng, một tập tục xă hội của một người hay một cộng đồng, v́ thế Văn Hóa Tín ngưỡng là hiện tượng xă hội luôn có hai mặt tích cực, tiến bộ, cũng như tiêu cực, lạc hậu.

Trung thực: Là một tính từ về bản chất vừa bao gồm một phần giống với thật thà, thẳng thắn, nhưng lại sâu sắc hơn. Trung thực để chỉ về bản chất hiện tượng tư duy thực thể sống của một cá thể con người có ư chí, hiểu biết sâu sắc về xă hội, biết sử dụng kiến thức và hành động đúng lúc, đúng chỗ để truyền lại sự thật nhận thức của người đó cho người khác biết. Trung thực c̣n được gọi là Thành thật, phải hiểu rơ thế nào là Đức Thiện, tính Thiện mới tu tập được sự Thành Thật. Thành thật vốn là Đạo Trời. C̣n tự ḿnh tu tŕ đạt đến Thành thật là Đạo Người. Người tu tập để đạt tới thành thật th́ phải chọn lấy điều Thiện mà kiên tŕ học hỏi sâu rộng, suy xét cho thận trọng, phân biệt cho sáng tỏ, thực hành cho thấu đáo từ việc nhỏ đến lớn sẽ đạt được.

Đức tin: Là một tính từ thể hiện rơ bản chất nhận thức đối với một niềm tin sáng suốt, có suy xét sâu sắc vào một chân lư. Đức tin là trạng thái tư duy logic hoàn toàn khác với sự tin mù quáng, ngu muội được gọi là mê tín. Nếu bị khủng hoảng về ḷng tin vào gia đ́nh, vào cộng đồng th́ sẽ làm rối loạn hành vi quan hệ gia đ́nh, xă hội. Một gia đ́nh, một cộng đồng, một xă hội có niềm tin sáng suốt sẽ tạo nên sự ổn định để phát triển.

Đức tin thuần khiết: Là niềm tin chân thành và đơn giản, không có sự phân tích, suy xét, không nghi ngờ, không vụ lợi. Đức tin thuần khiết là sự tin trong sáng.

Đức tin sáng suốt: là niềm tin có suy xét, trải qua nhiều thăng trầm có lúc tin, có lúc nghi ngờ, nhưng khi đă suy xét, phân tích để thấy rơ nguyên nhân, sự việc, sự vật là có thật, là đúng với nguyện vọng, tâm thức của bản thân th́ trở thành Đức tin tuyệt đối sáng suốt không tác động nào thay đổi được.

Mê tín: Là một tính từ thể hiện bản chất một thuộc tính của nhận thức một hiện tượng, một sự việc mơ hồ không có suy xét của lư trí được con người chấp nhận vô điều kiện, thường gọi là ngu tín hay mê tín. Mê tín có tính cá thể và tính cộng đồng. Sự mê tín khi tinh thần bị kích động thái quá trở thành hành động cực đoan gọi là Cuồng Tín.

Tứ Đức: Triết học cổ Phương Đông nhận rằng Luật Trời Đất trải thời gian 180 năm gọi là Tam Nguyên th́ Vận Mệnh lại đổi, nhưng Tứ Đức là gốc của vạn vật chỉ sinh, không diệt, không thay đổi, co lại th́ nhỏ, mở ra th́ lớn là: Trí, Dũng, Nhân, Nghĩa. Vậy nên c̣n gọi là Tứ Bất Tử, Tứ Trụ, Tứ phương.

Tín Hữu: Để thể hiện rơ Đức Tin Đạo đức của Đạo Thánh Mẫu là sáng suốt, thân thiện, v́ vậy những người tự nguyện tu thân, tích đức xây dựng gia đ́nh, xă hội theo Giáo lư Đạo Thánh Mẫu được gọi là là Tín Đồ Đạo Thánh Mẫu. Tín – Là sự tin theo, thay chữ Đồ bằng chữ Hữu – Là quan hệ Bằng Hữu như anh em, vừa thân thiết, vừa b́nh đẳng trong quan hệ.

Thiện nguyện: Là một ư thức tâm trí của một người mong muốn thể hiện ra hành động được làm việc tốt cho người khác, cho gia đ́nh, cho xă hội.

Kết Tập: Là sự tập trung tổng kết về lư thuyết và thực hành các nghi lễ trong một Tôn giáo để các Kinh sách và Nghi lễ được hài ḥa, phù hợp, đồng thời loại bỏ những sai trái với tôn chỉ Thánh Thiện của Giáo lư, Tín điều Đạo Thánh Mẫu.

Đức tin để giải thoát: Chính Đức giáo hóa của Đạo Thánh Mẫu là khuyên con người tự tu chỉnh, trau rồi đạo đức bản thân làm việc hướng thiện ngay lúc sinh thời. Không thể loại bỏ khổ đau, kiếp nạn của ḿnh chỉ bằng cách tôn kính, cầu nguyện và cúng lễ mà không tự ḿnh tu thân, tích đức. Không được mù quáng, cả tin mà không suy xét, như vậy là tự huyễn hoặc bản thân thành mê tín, dị đoan. Tất cả đều cần được suy xét cẩn trọng, chỉ khi nào sự suy xét được sáng rơ th́ niềm tin sơ khởi mới trở thành Đức Tin – sức mạnh ư chí dẫn dắt tín đồ đến với sự hoàn thiện bản thân, cứu khổ, cứu nguy cho gia đ́nh, cho cộng đồng, cho xă hội để giải thoát mọi khổ đau, vượt qua được Luân hồi. Giáo luật Đạo Thánh Mẫu là cải hóa con người tự thân, tu tập tích thiện đức để được hưởng phúc, lộc, thọ khi đang sinh thời ở cơi trần gian, khi chết nhờ tu thân tích đức mà được siêu thoát. Sự siêu thoát được kiểm chứng sau khi chết là 03(ba) năm bằng cách thành tâm cầu với Thanh Đồng chân tu. Tốt nhất là gặp được Đồng Thầy, Đồng Quan, để xin Thánh chứng quả cho phép gặp lại được người thân sau giỗ đầu. Khi xin sự hiển linh, người xin chứng chỉ nói họ tên người vừa giỗ đầu, chỉ được trả lời có hay không khi Thanh đồng hỏi (V́ người thiếu kinh nghiệm, cả tin dễ bị lừa). Tuyệt đối người xin gặp gia tiên không diễn giải, không trả lời những câu ḍ hỏi của Thanh đồng để xác định rơ thật, giả có vong hồn về không. Sau khi đă xác định rơ là thật khi Vong linh nói rơ được những điều bí mật chỉ ḿnh người cầu xin biết th́ cần hỏi rơ tại sao được siêu thoát, tại sao không siêu thoát để lấy đó làm răn cho chính bản thân, cho gia đ́nh cách sửa ḿnh để tu thân, tích đức, làm việc thiện nguyện.

 

Thần học Luận Kinh Đạo Thánh Mẫu:

Triết lư về Nhân sinh quan, Thế giới quan của Đạo Thánh Mẫu rất sâu sắc, nhiều quan niệm về nhận thức c̣n trước khoa học hàng mấy ngh́n năm. Tạm thời tổng hợp các giáo lư, tín điều về vũ trụ, về con người về tu tŕ,… Đạo Thánh Mẫu Việt theo cách diễn giải tương thích bằng cách viết ngữ văn hiện đại sau đây: Vũ trụ của một hành tinh, của một hệ hành tinh, một thiên hà và cả một vũ trụ lớn được gọi là Cơi là một danh từ miêu tả một không gian, thời gian (Gọi tắt là Không – Thời gian) có hệ quy chiếu khác nhau tồn tại trên một hành tinh trong một Thiên hà có tốc độ, có lực trọng trường như Trái Đất, hoặc khác Trái Đất. Hành tinh này không nằm trong hệ Mặt Trời. Giáo lư Đạo Thánh Mẫu chia vũ trụ ra những Không – Thời gian như sau:

 

1/ Cơi Trần, c̣n gọi là Cơi Trần thế, Cơi Hồng Trần,… v́ sự gian truân trong một kiếp (đời) người – Đó là Trái Đất. Trong vũ trụ duy nhất có một Cơi Trần có sự sống sinh linh, vạn vật,… trong đó có con người.

Chúng ta thường gọi Cơi Trần là cơi Dương thế. Tuy nhiên cách gọi như vậy rất sai lầm v́ ngay tại cuộc sống trên Trái Đất là sự kết hợp và dung ḥa Âm – Dương. Bản thân Con người cũng là Âm – Dương, thường phần Âm mạnh hơn nên có nhiều người tự ḿnh nh́n thấy được Vong linh, Ma, Quỷ,…C̣n nh́n thấy được Thần, Thánh, Phật,… là các Bậc Siêu Dương phải được Hội đồng Thánh, Phật cho Phép thuật.

2/ Cơi Âm cung là một một Không – Thời gian khác. Tại Cơi Âm cung lại chia ra 02 (hai) cơi khác là Cơi Luận Tội và Cơi Địa Ngục. Từ cổ xưa đến tận ngày nay tất cả các Tôn giáo, Tín ngưỡng và các học thuyết Thần Học đều cho rằng Cơi Địa Ngục là ở dưới mặt đất, bên dưới chân chúng ta trong ḷng Trái Đất. Đó là một sai lầm về Thần học cũng như Khoa học. Theo Giáo lư của Đạo Thánh Mẫu, Cơi Luận tội và Cơi Địa Ngục là hai Hành tinh khác không thuộc Hệ Mặt Trời nhưng nằm trong Tinh Vân Ngân Hà cùng với Hệ Mặt Trời. Khung cảnh của Cơi Luận Tội và Cơi Địa Ngục u ám, không có ánh sáng, không có cây cối, chỉ gồm đá và đất. Tại Cơi Luận Tội, tất cả sinh linh của Cơi Trần khi chết đi đều phải qua Cơi Luận Tội để phán xử, có tội th́ đầy sang Cơi Địa Ngục chịu giam cầm, chịu h́nh phạt tùy theo tội lỗi của người đó khi sống ở Cơi Trần gây ra. Cơi Âm cung không hoàn toàn đen tối mà u ám, lạnh giá v́ không có bức xạ Mặt Trời. Thánh luận của Đạo Thánh Mẫu bác bỏ quan niệm Cơi Âm cung là nóng, là lửa như một số nhận thức thần học khác suy ra là Địa Ngục ở sâu trong vỏ Trái đất, thấy sự phun trào núi lửa th́ cho rằng Địa Ngục là Hỏa Ngục. Cần phân tích rơ nhận thức sai lầm trong dân gian từ lâu dùng danh từ Dương thế hay Cơi Dương chỉ người đang sống trên Trái Đất (Cơi Trần) c̣n lại tất cả người đă chết, thần, thánh, phật,… đều gọi là Cơi Âm, Người Âm. Những người chết hay sống đủ kiếp, tu tŕ Nhân Đức, làm được nhiều việc Thiện,.. không phạm tội được siêu thoát về Cơi Trung thế đều bắt đầu một cuộc sống bất tử, vô bệnh tật, cải lăo hoàn đồng,… đều thuộc về Cơi Toàn Dương.

3/ Cơi Trung Thế: Là một hành tinh có không thời gian, cảnh vật giống như Cơi Trần – Trái Đất nhưng sạch và tinh khiết. Đây là Cơi giành cho những người có công đức, phẩm hạnh,… trong cuộc sống ở Cơi Trần. Con người được về đây trẻ măi không già, không bệnh tật,… Lao động, làm việc tùy theo sở thích và được hướng dậy tu tập để được lên cao hơn hay trở lại đầu thai là người tài đức có ích cho cuộc sống Xă hội Trần thế. Vị trí Cơi Trung Thế trong vũ trụ nằm ở một Thiên Hà trên gần đỉnh của Vũ Trụ song song.

4/ Thiên giới: Là một vũ trụ Thuần khiết Dương nằm giới hạn của vũ trụ Âm – Dương tiếp giáp với vũ trụ song song. Trong vũ trụ Âm – Dương trong đó có hàng tỷ Thiên Hà. Một trong Thiên Hà đó có Ngân Hà, trong Ngân Hà có Hệ Mặt Trời, trong hệ Mặt Trời có Trái Đất. Cần hiểu rằng trong vũ trụ Âm Dương có hàng tỷ Thiên Hà. Khoa học Vật lư Vũ trụ con người đầu Thế kỷ XXI đă đo được đường kính Tinh vân Ngân Hà có độ dài 100,000,000 tỷ năm ánh sáng. Tốc độ ánh sáng đo được từ thập kỷ 50 và 60 Thế kỷ XX là trong một giây ánh sáng đi được 300,000. Km/s. Một năm ánh sáng đi được 100,000 tỷ Km. Như vậy có thể nội suy là tốc độ ánh sáng không phải là tốc độ giới hạn cuối cùng trong vật lư vũ trụ. Trong tương lai gần Khoa học Nhân loại sẽ t́m ra những vận tốc lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ ánh sáng.

 

Thiên giới chia ra các không gian và thời gian khác nhau theo Triết lư thần học Đạo Thánh Mẫu như sau:

a/ Cơi Hạ Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Khởi đẳng Thánh, Phật.

b/ Cơi Trung Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Trung đẳng Thánh, Phật.

c/ Cơi Thượng Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Thượng đẳng Thánh, Phật.

Trên sát cơi Thượng Thiên giới là Thiên Đ́nh là nơi làm việc của các Vị Thánh, Phật và ngự trị của Đức Nguyên Thủy Thiên tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài coi sóc toàn bộ đến các chi tiết của vũ trụ. Các cơi này năm trong vũ trụ Âm – Dương sát với b́nh diện của vũ trụ song song.

5/ Cơi Vô Cực Thượng Thiên giới: Là một không thời gian với vật chất vũ trụ đồng nhất tuyệt tinh khiết. Là vũ trụ Toàn Dương đối diện song song với vũ trụ Âm Dương như đă ghi ở trên. Đây là nơi ngự trị ba cấp cao nhất của Vũ trụ là:

a/ Đấng Sáng Tạo toàn thể Vũ trụ có danh húy là Thái tổ Thượng Đại Vô Cực Thiên Đế. Ngài đă sáng tạo ra tổng thể tất cả các cơi vũ trụ từ sự hỗn mang, mờ mịt ban đầu. Ngài là hiện thân bất tử, bất diệt của toàn bộ vũ trụ.

b/ Đấng Sáng tạo ra chi tiết của toàn vũ trụ, sinh linh và con người có danh húy là Thượng Đại Vô Cực Thiên Đế. Theo thuyết của Đạo Thánh Mẫu Việt, con người là nguyên mẫu sáng tạo của chính Ngài, và phải theo quy luật Tiến hóa.

c/ Đấng vận hành Sinh – Diệt Vũ trụ và sinh linh: Gồm 02 Ngài. Một là Đấng Tái tạo vũ trụ và sinh linh, Một là Đấng dung ḥa vũ trụ và sinh linh. Có danh húy là Nhị Thượng Đại Vô cực Thiên Đế, Thánh Mẫu vừa kiêm quản Tam Ṭa Đạo Thánh Mẫu lại chính ở Ngôi thứ hai này quản Sinh – Diệt, tái tạo vũ trụ, sinh linh và tất cả các hiện tượng khí hậu trên cơi Trần. Như vậy Thánh Mẫu vừa là ngôi bậc thứ 2 dưới Ngọc Hoàng Thượng Đế lại vừa là ngôi vị trên Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đến 3 bậc.

d/ Đấng chỉnh sửa và giám xét vũ trụ sinh linh: Gồm có 03 Ngài với danh húy Đệ Tam Thượng Đại Vô cực Thiên đế.

 

Cơi Vô cực và các Ngài ngự trị cơi Vô cực đều là Bậc trên Thiên Đ́nh. Theo các luận kinh của Đạo Thánh Mẫu Việt c̣n được truyền lại qua nhiều đời ở một diện rất hẹp các Trí thức truyền kỳ th́ các Vị được lên đến bậc Thánh phải trải qua 9 lần 9 là 81 kiếp tu thân không phạm tội, không phạm điều cấm kỵ, có nhiều công đức lớn nơi Trần gian. Đồng thời người thân, gia đ́nh của người được hiển Thánh không phạm tội, như vậy thấy rằng sự tu tŕ để hiển linh lên đến bậc Thánh gian truân đến thế nào. V́ vậy Hội đồng Thánh Đạo Thánh Mẫu từ khi có vũ trụ đến nay chỉ có đúng 72 vị. Gần hết các Vị Thánh đều là những Anh hùng cứu nước khi ở cơi Trần, họ và tên đều rơ ràng và được lịch sử, thư tịch cổ, bia kư ghi lại. Đây là một đặc sắc Văn hóa chỉ có ở tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

 

Về con người, theo Luận Kinh và Căn giác Chân Kinh th́ Con Người được h́nh thành theo Nguyên mẫu siêu linh vô cực của Đấng Sáng tạo ra chi tiết vũ trụ, sinh linh. Con Người gồm 04 (bốn) thể vật chất có trong vũ trụ hợp thành:

1/ Thể xác: Là h́nh thể da, thịt, xương, nội tạng,… của mỗi người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi.

2/ Thể Phách: Là một trường vật chất sinh học là môi trường cho Thể Xác sinh tồn phát triển. Thể phách càng mạnh, sức khỏe con người càng cao và bền lâu. Trong các máy ảnh hồng ngoại, quang phổ khi chụp con người vẫn thấy một vừng ánh sáng đỏ tím, xanh và vàng nhạt bao quanh toàn bộ cơ thể con người đó chính là Phách.

3/ Thể Vía: Là một trường vật chất dạng hạt nguyên tử sinh ra từ các biến đổi liên tục của sóng thần kinh. Vía chính là cảm xúc của con người với tất cả các biến đổi về t́nh cảm của Con người.

4/ Thể Trí: Là nhận thức của con người về sống, lao động và quan niệm của mỗi người.

Con người khi chết đi là sự trút bỏ thể xác như trút bỏ quần áo vậy. Các thể Phách, Vía, Trí hợp lại thành một dạng vật chất mới là Linh Hồn thoát ra khỏi thể xác. Những người được Siêu thoát lên Cơi Trung thế ở Không – Thời gian mới có một Thể xác tinh khiết để bất tử. Khảo chứng rất nhiều năm ở những Thanh Đồng và những người làm được việc gọi hồn, những người có linh giác “Âm” nh́n thấy được linh hồn,… đều nhận ra người thân có h́nh giáng, tính cách, giọng nói đúng vào những năm tháng trước khi chết. Con người ta, kể cả Thánh Nhân khi sinh thời ở Cơi Trần đều có những ham muốn, dục vọng và sai lầm nhưng không phạm tội. Đối với những người khi sống không phạm tội nhưng cũng không có được sự tu thân, tề gia, không làm được việc Thiện đáng kể th́ khi chết cũng không bị đầy xuống Địa Ngục, nhưng cũng không Siêu thoát nên được trở lại sống trong cơi Trần, nhiều lúc lại chen vào cuộc sống Người Đời, làm hại người đương sống. V́ thế những Người – Linh Hồn vất vưởng này gọi là Vong Hồn. Nơi trú ngụ của họ là hang động, nhiều nhất là vườn chùa, các công viên, các cánh đồng, các núi đồi gần nơi người sống ở. Trên đây là lược trích dẫn các triết lư, giáo lư và tín điều từ các Thánh Kinh của Đạo Thánh Mẫu Việt để tham khảo, nghiên cứu về Nhân sinh quan, Thế giới quan của Người Việt cổ đă được diễn giải theo ngôn ngữ và cách tŕnh bầy hiện đại để dễ hiểu.

Hậu cung Đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái B́nh thờ Đức Thánh Mẫu Uy viễn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ thị Thục Nương – Nữ Anh hùng đầu tiên của Dân tộc Việt nam khởi nghĩa chống xâm lược Đông Hán trước Hai Bà Trưng. Di tích và Lễ Hội cấp Quốc gia.

Tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam có tín ngưỡng Đạo Mẫu tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ năm 1914 thế kỷ XX, Đào Thái Hanh viết La Déesse Liễu Hạnh trong tập san Bulletin des Amis du Vieux Huế, dựa trên sách của Đoàn Thị Điểm đồng thời tham khảo các sách Thanh Hoá Kỷ Thắng của Vương Duy Trinh, cùng Dă Sử, Đại Nam Nhất Thống Chí và Hoàng Việt Địa Dư. Năm 1944, Nguyễn Văn Huyên, viết sự tích Thánh Mẫu Phủ Giầy, dựa theo cuốn Hội Chân Biên, của Thanh Ḥa Tử, xuất bản năm Thiệu Trị thứ 7,1947. thành cuốn Le Culte des Immortels en Annam, tiếc rằng cuốn Hội Chân Biên này không c̣n thấy ghi trong thư mục các sách Hán Nôm của trường Viễn Đông Bác cổ Gần đây, Olga Dror viết luận văn Đoàn Thị Điểm ‘Story of the Vân Cát Goddess’ as a Story of Emancipation, trên tập san Journal of Southest Asian Studies, vol. 33,1, tháng 02/2002. Mục đích của Olga Dror là phân tích truyện Vân Cát Thần Nữ của Đoàn Thị Điểm để chứng minh rằng Đoàn Thị Đểm viết truyện này với ước vọng giải phóng phụ nữ, ông cho rằng khi viết truyện, bà Đoàn thị Điểm hoàn toàn không có ư định thánh hóa cho nhân vật Liễu Hạnh. Dựa theo cuốn Vân Cát Thần Nữ do Vũ Ngọc Khánh chủ biên truyện công chúa Liễu Hạnh lại lấy làm sự tích Thánh Mẫu Việt. Phần lớn các tác giả viết nghiên cứu h́nh tượng văn học và giải phóng phụ nữ trong Vân Cát Thần Nữ Truyện, được viết vào khoảng năm 1730 bằng tiếng Hán, tác phẩm văn học  Vân Cát Thần Nữ của bà Đoàn thị Điểm. “ Đă có một sự tương đồng mạnh mẽ với cuộc đời của chính bà Đoàn Thị Điểm, và rằng tác phẩm đă bày tỏ một thái độ phê b́nh của một phụ nữ học thức đối với xă hội đương thời của bà ta” – Trích dẫn bài Vân Cát Thần Nữ Truyện của Đoàn Thị Điểm:Truyện giải phóng phụ nữ của OLGA DROR / Thứ tư, 25 Tháng 11 2015 11:05 / Olgar Dror là một ứng viên bằng Tiến Sĩ thuộc Department of Historỵ Cornell University, Ithaca, NY 14853 USA.

E – mail: od14@cornell.edu

Trước hết hăy giới thiệu về bà Đoàn thị Điểm(17051748). Tác phẩm chính của bà là Truyền kỳ tân phả (chữ Hán: 傳 奇 新 譜, Cuốn phả mới về truyền kỳ) c̣n có tên là Tục truyền kỳ (Viết nối truyện truyền kỳ) là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có xen thơ, hành và văn tế của nữ sĩ Việt Nam Đoàn Thị Điểm.Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) viết Truyền kỳ tân phả: “Truyền kỳ tân phả gồm 1 quyển, do nữ học sĩ Đoàn Thị Điểm soạn. Sách ghi chép những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ. Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn).Sách Nam Sử tập biên (Q.5, viết năm 1724) và Gia phả họ Đoàn th́ Đoàn Thị Điểm chỉ viết có 3 truyện là:

1/ Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), là chuyện nữ thần Chế Thống, tức Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi của Trần Duệ Tông đă hi sinh thân ḿnh để nhà vua được an toàn đưa chiến thuyền vào đánh quân Chiêm Thành.

2/ Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), là chuyện bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật huyền thoại có nhiều quyền năng siêu phàm, một trong bốn vị “tứ bất tử” (Tản ViênThánh GióngLiễu HạnhChử Đồng Tử) của Việt Nam.

3/ An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp). là chuyện vợ thứ ông Đinh Nho Hoàn đời vua Lê Dụ Tông, đă tuẫn tiết theo chồng.

Chấp nhận ư kiến này có PGS. TS. Đặng Thị Hảo và PGS. TS. Nguyễn Đăng Na. nguyên do là v́ vào năm Tân Mùi (1811, lúc này nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đă mất), trước khi cho ấn hành, nhà xuất bản Lạc Thiện Đường đă tự ư thêm vào một vài truyện của các tác giả khác, làm cho tập sách không c̣n là tác phẩm của một người. Nh́n chung, cả sáu truyện trong Truyền kỳ tân phả đều là những câu chuyện về cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xă hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Tiểu thuyết này là một loại h́nh phổ biến thời bấy giờ.

 

Tác phẩm Truyền kỳ Tân phả ra đời gần hai thế kỷ sau tác phẩm  Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục ở Thế kỷ 16, , nhưng Truyền kỳ tân phả đă không tiến kịp hai tác phẩm trên cả về nội dung và nghệ thuật. Cốt truyện thường tản mạn, rườm rà. Kết cấu lỏng lẻo. trau chuốt nhiều đến câu chữ, lời văn hơn là diễn biến nội tại của tác phẩm, nhưng xét về giá trị văn học kém xa Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhận xét về Truyền kỳ Tân phả, Phan Huy Chú viết trong Lịch Triều Hiến chương loại chí viết: “Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn của Nguyễn Dữ”. Tuy nhiên giá trị của Truyền kỳ Tân phả là ở chỗ một tác phẩm văn xuôi báo hiệu bước mở đầu của trào lưu “nhân đạo chủ nghĩa”trong văn học Việt Nam ở thế kỷ 18

 

Có không ít Học giả có chung một nhận định: “Sự tích và sự tôn sùng Thánh hóa của Liễu Hạnh chỉ được biết đến sau khi tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện xuất hiện trong tập Truyền kỳ tân phả, của Đoàn thị Điểm (1705-1748) biên soạn. Theo Tứ Bất Tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh mà chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham cứu, th́ sau Vân Cát thần nữ truyện, c̣n có một loạt các tư liệu khác về Liễu Hạnh, tuy nhiên, tất cả đều xuất hiện sau tác phẩm này, cho nên ở đây không cần bàn tới,… Đoàn thị Điểm đă đập đến tan tành những quan niệm trung trinh tiết liệt của người đàn bà trong chủ nghĩa Nho giáo, qua sự kiện Liễu Hạnh có đến ba đời chồng, mà vẫn giữ thói trêu đùa bởn cợt với đàn ông, không cần giữ ǵn cái gọi là lễ giáo ǵ cả,… truyện Vân Cát thần nữ này nói lên tánh cách quá “người”, không phải của Liễu Hạnh, mà chính là của Ngọc Hoàng Thượng Đế, té ra Ngài cũng không được công tâm như Bao Thanh Thiên, cho nên cũng thiên vị chở che con gái, cũng xiêu ḷng cho đứa con ṿi vĩnh xuống hạ giới để tác oai tác quái với người trần tục”.

 

Tác giả nhận xét tiếp: “ Tôn giáo Tây phương này có một hệ thống tổ chức qui mô với mục đích thực dân, bành trướng, xâm lược và ư đồ tàn diệt các tín ngưỡng bổn địa, có những thừa sai được đào luyện đầy kỷ luật để thống trị bằng mồi nhử, bằng hăm dọa, bằng hứa hẹn, ấy vậy mà vẫn không thể tàn diệt được đức tin bổn địa của người dân Việt nam như họ đă từng tàn diệt ở Nam Mỹ hơn năm trăm trước. Trong khi đó, tục lệ tôn Chúa của người Việt nam vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong ḷng dân gian, trong đức tin dân tộc, mặc dầu qua thời gian đă bị suy đồi quá đáng. Cho nên, chính những tục lệ tôn Chúa, tôn Thánh, tôn Thần này đă là chất liệu gắn bó con người với đất nước, dân tộc và quốc gia Việt nam. Phải chăng tín ngưỡng tôn Chúa này là một trong những thái độ chống đối, bài bác, bất phục của người dân nhược tiểu, không có các vũ khí tân tiến để bảo vệ đất nước quê hương trong cơn quốc biến?Bởi v́, qua thời gian, qua lịch sử, một hệ thống tôn xưng Chúa tràn lan như thế đă tạo nên một bức tường thành, tuy yếu ớt lỏng lẻo, nhưng cũng đủ sức chận đứng một phần nào thế lực cường địch, vừa quân sự vừa tôn giáo, đang ồ ạt xâm lăng nước ta, khiến cho thế lực đó không thể nào biến nước Việt nam thành hoàn toàn là một nước theo đức tin Chúa trên Trời độc tôn của họ. Bức tường thành đó đă đưa huyền thoại Liễu Hạnh lên hàng tiên phong, đúng hơn là chức vị nguyên soái, vượt trên tất cả những ông chúa bà chúa khác, để từ một người đàn bà trần tục b́nh thường, có chồng con, lẳng lơ, hoa nguyệt, Liễu Hạnh cũng đă nghiễm nhiên bước lên thần điện Việt nam để làm Chúa. Bức tường thành đó, do thành công phần lớn trong đám đông quần chúng, qua hiện tượng Bà Chúa Liễu Hạnh, cho nên cũng lập nên được một phong trào gọi là Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo, một hiện tượng phóng khí của Đạo giáo Việt nam, và vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay.

Cũng chính phong trào Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo này đă dang tay tiếp nhận, hay đúng hơn là tạo nên, để từ một bà Chúa, Liễu Hạnh lại bước lên một nấc cao thêm nữa để nghiễm nhiên trở thành là một Mẫu, Mẫu Địa phủ, trong khái niệm Tứ Phủ của họ. Tứ Phủ, theo truyền thống của phong trào này, gồm có Thiên phủ, Thoải (Thủy) phủ, Phủ Thượng ngàn (Nhạc phủ), và Địa phủ, mỗi phủ đứng đầu là một Mẫu. Cũng theo truyền thống này th́ Cữu Thiên Huyền Nữ là Mẫu của Thiên phủ hay Mẫu Cữu trùng, c̣n gọi là Mẫu Thượng Thiên, đứng đầu các Mẫu khác. Mẫu Thoải (Thủy phủ) th́ chưa có nhiều huyền thoại. Riêng Địa phủ lại rất nhiều, có lẽ v́ liên hệ đến con người, như là Chúa Liễu Hạnh, hoặc Thiên Y A Na, hay Linh Sơn thánh mẫu tức Chúa Bà Đen ở Tây Ninh, Chúa Xứ núi Sam, v.v. Như thế, Liễu Hạnh chỉ là một bà chúa trong nhiều chúa thuộc Mẫu Địa, một Mẫu của Tứ Phủ, vai vế ngang hành với các vị kia, và c̣n dưới Mẫu Địa một cấp. Thế nhưng, làm sao mà Bà Chúa này lại c̣n được xem là một trong Tứ Bất Tử?

Vấn đề rất đơn giản, là do từ một chữ “Tứ” mà ra. Mà chắc chắn sự nhầm lẫn giữa Tứ Bất Tử và Tứ Phủ bắt nguồn từ nơi Thanh Ḥa tử, người chủ biên Hội Chân biên, in vào năm thứ 7 thời Thiệu Trị, tức 1847. Đáng tiếc chúng tôi không có bản copy của tác phẩm này, cũng không có được bản dịch ra Pháp văn của tiến sĩ Nguyễn văn Huyên, để t́m hiểu trực tiếp nội dung của nó, nhưng dựa theo Tứ Bất Tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh th́ chính Hội Chân biên đă liệt Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngang hàng với Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ và Đức Thánh Gióng. Theo tên hiệu, Thanh Ḥa tử là một người tu theo đạo tiên, hay Đạo giáo Việt Nam, và có thể là một người đàn bà, một đạo cô, cho nên đă nương theo đà phát triển của phong trào tôn chúa xưng mẫu, một phong trào tuy rầm rộ nhưng cũng chỉ quanh quẩn những vùng Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Hà nội, v.v. mà thôi, để đưa Liễu Hạnh vào địa vị bất tử của Tứ Bất Tử một cách vô trách nhiệm,… Cho nên, nếu cần thiết phải có một thần tính nữ trên bàn thần điện để thăng bằng với các thần tính nam kia, th́ ngoài Quốc Mẫu Âu Cơ không c̣n ai có thể xứng đáng hơn Hai Bà Trưng cả. C̣n chúa Liễu Hạnh có những công lao ǵ với đất nước và dân tộc để có thể vượt qua mặt Hai Bà?.. Thế nhưng, vấn đề ở đây là giải quyết sự nhầm lẫn giữa hai “Tứ”, cho nên ta tạm gác Tam Phủ lại, và tạm chấp nhận là Liễu Hạnh là một mẫu của Tứ Phủ để t́m hiểu lư do tại sao Bà không thể và không bao giờ có thể là một trong Tứ Bất Tử.Tứ Bất Tử tiêu biểu cho những tấm gương tiêu biểu nhất, sáng chói nhất của một dân tộc khẳng định sự tồn tại của ḿnh, theo vậy, th́ Liễu Hạnh không thể nào đủ tiêu chuẩn được, bởi v́ bà không tiêu biểu cho những đức tánh cao quư nhất của người phụ nữ Việt nam, đừng nói chi là của toàn thể dân tộc Việt nam. Chẳng lẽ toàn thể phụ nữ Việt nam đều có đến 3, 4 đời chồng, mà lại vẫn c̣n lẵng lơ, đều chỉ biết trêu chọc đàn ông, tuy là bọn đàn ông háo sắc đáng ghét, cả ư? Bao nhiêu mẫu chuyện chung thủy của người đàn bà Việt nam, nhất là trong thời chiến tranh, đợi chờ người đi trở lại, chờ đợi cho đến bạc đầu, trong văn chương cũng như trên thực tế, thật không bút mực nào tả xiết, tổng hợp có thể hơn trăm vạn lần những tư liệu về Liễu Hạnh, như thế sẽ được giải quyết như thế nào?… Có cố gắng t́m hiểu xă hội Việt nam thế mấy đi nữa, chúng ta cũng không quên được một sự thật rất giản dị là Liễu Hạnh và tục thờ Mẫu chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 (theo tác phẩm của Đoàn thị Điểm), hay cũng có thể là sau 1847 nhờ vào công tŕnh của Thanh Ḥa tử, trong khi Việt Nam đă có đến trên bốn ngàn năm văn hiến” – Lược trích bài viết của Học giả Ngọc Kinh Lang Hoàn / Việt Lịch, kỷ nguyên 4881/ Phật Lịch 2546 / Ngày 19 tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ – 2002.

 

Trên đây là một trong những nghiên cứu, nhận định có tính phổ quát của nhiều Học giả trong nước và Quốc tế về bà Chúa Liễu Hạnh rất đáng để chúng ta suy xét, chấn hưng Đạo Thánh Mẫu Việt đă bị sai lệch bởi huyền hoặc của không ít học giả Việt đương thời trên phong trào mê tín chỉ có ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam. Như đă giới thiệu tóm tắt một phần giáo lư, tín điều của Kinh Thánh Đạo Thánh Mẫu Việt vẫn c̣n được truyền lại như một bí kíp trí thức Dân gian th́ sự tu tŕ, hiển Thánh nhất lại là Thánh Mẫu đứng đầu Tam, Tứ Phủ,… theo Thần quyền là vô cùng linh thiêng. Phải có công đức đến thế nào với Dân, với Nước lại tự ḿnh tu thân đến 81 kiếp mới hiển linh bậc Thánh th́ một nhân vật như bà Liễu Hạnh gây nhiều tai họa lại là Thánh Mẫu?

 

Đấy là sự xa rời đạo lư truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam của một nhóm người tự tôn vinh vô lối cần được phê phán. Cũng chính những Học – Giả này c̣n suy diễn một câu Ngạn ngữ Việt: “Tháng tám giỗ cha tháng ba giỗ Mẹ”- được họ xuyên tạc: “ Cha là tiếng đại chúng chỉ Đức Trần Hưng Đạo, giỗ nhằm ngày 20 tháng tám âm lịch, tín chúng đông đảo trẩy hội tại đền Kiếp Bạc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, ngày đó cũng là ngày hội lớn tại đền Bảo Lộc, ở làng Tức Mạc, tỉnh Nam Định, quê tổ của ḍng họ Trần. Mẹ là Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy, giỗ ngày 3 thàng 3 âm lịch” – Từ thập kỷ 90/ Thế kỷ XX bị sai lệch trong dân gian diễn giải thành sự giỗ Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, giỗ Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một nhân vật được hiển linh tiểu thuyết hóa từ truyện Vân Cát Thần Nữ của bà Đoàn thị Điểm thế kỷ 18 thành Thánh Mẫu Tam phủ – đây là một sai lầm tùy tiện rất nghiêm trọng của một số Học giả Việt khi cổ động “ phong trào Đạo Mẫu”.

 

Xét trong Đạo Thánh Mẫu Việt thứ bậc, ngôi vị của các Vị Thánh trong Hội đồng Thánh Mẫu th́ cao nhất là Thánh Mẫu chỉ đứng sau Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế. Thánh Mẫu chỉ có Một Bà Thánh Mẫu chia quản ba Ngôi Thiên, Thoải, Ngàn để dân gian dễ cúng lễ, thứ hai là các Vị Chúa, thứ ba là các Vị Chầu, thứ tư là các Vị Quan (Gồm 5 vị Quan Lớn) th́ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xếp ngang hàng Năm vị Quan Lớn, thứ năm là 10 vị Hoàng, thứ sáu là bậc các Cô, thứ bẩy là bậc các Cậu. Cần thấy rằng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là một Vị Anh hùng Dân tộc ở thời Nhà Trần được dân chúng phụng thờ. Bà Chúa Liễu Hạnh chỉ là một nhân vật hư cấu nguyên mẫu tư tưởng giải phóng phụ nữ của bà Đoàn thị Điểm thế kỷ 18 th́ dứt khoát không thể là Mẹ của Dân tộc có đến hàng vạn năm văn hiến. Như vậy “Giỗ Cha” không thể là giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được, đây phải là Lễ giỗ Lạc Long Quân và “giỗ Mẹ” phải là Đức Âu Cơ. Chuyện Cha sinh, Mẹ đẻ là một nguồn gốc phong tục cổ xưa về người đă lập ra một chi họ, một ḍng tộc, huống chi đây là sự sinh ra cả một Dân tộc Việt văn minh từ rất lâu đời.

 

Ngày nay, các Lễ – Hội tại Việt Nam rất nhiều, rất lớn, chủ yếu là từ các Nghi lễ của Đạo Thánh Mẫu. Ngày thường, chỉ khi cần thiết các tín đồ mới tiến hành các nghi lễ tại điện, phủ thờ Tam phủ, Tứ phủ Công đồng của Đạo Thánh Mẫu Việt. Các tŕnh tự về nghi lễ của thờ phụng THÁNH MẪU được thể hiện đặc sắc qua 36 GIÁ HẦU ĐỒNG với nghi thức uy nghiêm, trang phục rực rỡ thuần Việt. Nghi lễ ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT với tất cả các Thần linh hiển hiện mặc trang phục các dân tộc định cư trên giải đất Việt Nam c̣n thể hiện sức mạnh ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM không thể t́m thấy ở bất cứ nơi nào trên Thế gian này. ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM đă làm nên Đức tin vào đạo lư Gia Tiên vào xây dựng Tâm – Đức Thiện không thể bị đồng hóa của  Người Việt  trong suốt hàng vạn năm Lịch sử dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc.

 

Nghi lễ TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU VIỆT do các người Thanh Đồng hay Đồng Cốt thực hiện. Thần học dân gian cho rằng những người có Căn (Căn nguyên – sự gốc rễ của Thể Trí) Số ( Số phận là sự định trước đường đời ở mỗi con người) là phải ra Hầu Đồng Lễ Thánh. Quan sát những hiện tượng này trong thực tế hiện chưa có sự lư giải thỏa đáng về khả năng của Người thật sự có Căn Số Thanh Đồng là trước khi làm Lễ tŕnh Đồng mở Phủ, người này hoàn toàn không biết múa hát với tất cả các động tác, nghi thức rất phức tạp của Lễ Hầu Đồng, nhưng ngay tại Lễ tŕnh Đồn nếu được “Thánh thật sự chứng Lễ” th́ người Thanh Đồng mới này lập tức múa hát theo nhịp ca của cung văn rất thành thục. Lư giải hiện tượng này vẫn c̣n là một bí ẩn. Sự phân chia ra các loại Thanh Đồng được đúc kết, phân tích từ thực tiễn hoạt động Tâm linh, Lễ, Hội,… lâu dài trong đời sống Dân gian của nhiều đời. Khảo sát sưu tầm th́ Thanh Đồng được  chia làm 04 hạng:

 

Đồng đua: Là những người có tiền đam mê hầu đồng, nhưng lại không có căn số nên đua nhau hầu đồng. Do có làm lễ Tŕnh Đồng cũng không được, nên khi thấy có Lễ Hầu Đồng là họ tham gia, do không có Căn Đồng nên cách nhẩy múa của những người này giống như vũ điệu Tây. Sự mê tín làm họ không từ bỏ được tính ham mê lên đồng, hầu đồng. Họ không hiểu được là thay v́ thực hiện hầu đồng không có giá trị Tâm linh th́ tiền họ bỏ ra tổ chức Hầu đồng để tiền ấy cung tiến cho Đền Phủ để giữ ǵn phong tục truyền thống dân tộc th́ họ có công đức tốt hơn. Số người này khá đông và gây ra tệ nạn mê tín dị đoan.

Đồng cơ: Là một hạng Thanh Đồng có yếu tố tâm lư cho rằng bản thân phải ra Tŕnh Đồng, Tiến Căn. Tuy nhiên bản thân người đó lại không có linh giác, tâm thức rất thái quá về sự phải hành lễ Hầu Thánh. Vậy nên họ bỏ rất nhiều công của để cung tiến các Đền, Phủ,… tham gia vào gần hết các lễ hội của Đạo Thánh Mẫu. Những việc Lễ thánh của họ thường tạo thêm không khí nhộn nhịp, tưng bừng trong các Đền, Phủ và làm cho các nghi thức Hầu Đồng rực rỡ.

Đồng bảo tồn: Đây là những người có căn số hầu đồng đă làm Lễ tiến Căn Tŕnh Đồng. Để phân biệt Đồng Bảo tồn với các hạng Thanh Đồng khác qua những sự việc được kiểm chứng như sau:

1/ Khi làm các Lễ Hầu Đồng, Đồng Bảo tồn làm theo một tŕnh tự nhất định không thay đổi. Khi “ Thánh nhập” v́ không có thật nên Đồng Bảo tồn phải dựa vào các câu hỏi tŕnh Thánh của tín chủ mà nói, nhiều trường hợp là không nói ǵ.

2/ Cuộc sống thường nhật của Đồng Bảo tồn về gia đ́nh không thật yên b́nh, có nhiều Đồng bảo tồn suy diễn là phải ăn chay trường, kiêng cữ quan hệ vợ chồng mới giữ được “Căn” hầu Thánh. Đây là nhận thức sai lầm v́ giáo lư, tín điều Đạo Thánh Mẫu là Thế tục, cấm kỵ một số thức ăn, đồ uống và giáo lư để Tín Hữu không phạm tội, c̣n mọi sự sống, sinh hoạt hoàn toàn Trần Thế.

 Đồng Thầy hay c̣n gọi là Đồng Quan: Là một số ít người có căn số sát với Thánh, sau khi đă làm Lễ tiến Căn, tŕnh Đồng mở Phủ để hầu đồng. Do một căn nguyên số phận đă được “Thánh chọn” họ thực hiện những nghi lễ phép tắc của Đạo Thánh Mẫu Việt với nghi thức Thánh giáng nhập đồng 100%, thường gọi là Đồng Mê.Tŕnh tự nhập Đồng mỗi lần hầu Đồng không giống nhau. Thánh Mẫu, Chúa, Chầu, Quan, Hoàng, Cô, Cậu,…về khi tùy khi Thánh giáng nhập được. Sau khi hết hầu, Thanh đồng tỉnh lại th́ họ hoàn toàn không biết đă nói ǵ, làm ǵ khi Thánh giáng. Dân gian cho rằng khi Thánh giáng nhập vào Đồng Quan th́ mọi cử chỉ, hành động là của Thánh mượn thân xác của Đồng Quan để giáng trần phán xét, răn dậy chúng sinh. Chú ư quan sát thấy rằng lời Thánh phán rất khác với lời nói thế tục của Thanh Đồng, thường Thánh nhập về để chứng Đàn Lễ, ít nói, ít phán. Những người đă đến hạng Đồng Quan thường có cuộc sống đơn giản, không chay tịnh, không kiêng cữ cũng vẫn nhập Đồng. Thánh nhập 100%, thường khi làm Lễ Hầu Đồng, tuy vậy có thể được Thánh giáng bất cứ nơi nào, lúc nào, … Nhận định này được kiểm chứng thực nghiệm với một số ít Đồng Thầy thực sự t́m được mộ Liệt sỹ như bà Trần Ngọc Ánh t́m mộ Tổng Bí thư Hà Huy Tập đă được nhiều cơ quan Đảng – Nhà nước giám định.

 

Đồng Quan thường hầu đồng để Thánh giáng làm việc cứu sinh, độ tử, trừ tà, giải ách cho chúng sinh. Sự kiêng cữ, tu thân của họ là ở Tâm sáng, trung thực, không gian tham, bất nghĩa cũng là điều khó trước tiền của cung tiến Đền, Phủ của Dân chúng. Cuộc sống của những Đồng Quan thường giản dị, chỉ ở mức sống vừa phải, có người chỉ đủ ăn. Có hai loại Đồng Thày là Đồng Mê, nghĩa là Thánh nhập hẳn vào thân xác Thanh Đồng, lễ xong không biết đă làm ǵ. Một loại Thanh Đồng nữa là nh́n thấy, nghe thấy, nói chuyện được với Thánh đối diện, như người truyền khẩu, sau Lễ nhớ tất cả mọi sự việc, lời nói gọi là Đổng Tỉnh. Người ta thường truyền qua thực tế rằng khi một Thanh đồng nào v́ tham tiền, tham của trong hành lễ sẽ mất nghiệp và bị quả báo đến đời con cháu đều suy vong, bị quả báo nặng nề. Những người được xếp hạng Đồng Bảo tồn và Đồng Quan là hai hạng Thanh Đồng có h́nh thức Nghi lễ Hầu đồng đúng với truyền thống Lễ Đạo Thánh Mẫu.  Thần học dân gian cho rằng những người có căn nguyên và số phận phải ra hầu đồng là không tránh được, nếu trốn bỏ th́ bị vạ. Nếu nghiên cứu sâu về Đạo Thánh Mẫu Việt phải tra cứu, sưu tầm, khảo chứng hàng triệu trang tư liệu, v́ trong bài viết này chỉ giới hạn ở mức giới thiệu, dẫn chứng ban đầu

 

TÍN NGƯỠNG THỜ VẬT TỔ (TOTEM):

Vật Tổ là một tín ngưỡng cổ xưa nhất của Nhân loại. Theo các nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX về phong tục tín ngưỡng Dân tộc Việt, nhiều Học giả trong nước và quốc tế cho rằng thời cổ đại, người Việt thờ Vật Tổ là Giao Long. Ngày nay, không ít học giả căn cứ vào thư tịch cổ viết về Giao long ở sông Dương Tử mà suy luận một cách mơ hồ Giao Long chính là loài cá sấu cổ hiện c̣n sống ở sông Dương Tử. Theo L.Aurousseau th́ giống cá sấu lớn ấy ḿnh dài đến 5, 6 mét, tiếng Pháp gọi là alligator. Giống cá sấu nhỏ chỉ có ở miền Hoa Nam và ở Ấn Độ Chi Na th́ chữ Hán gọi là ngạc ngư, tiếng Pháp gọi là crocodile.Theo một số học giả Phương Tây lư giải cho rằng người Hán gọi là alligator là Giao long, cách lư giải này cũng không rơ căn cứ ra sao. Cũng những học giả này giải thích là người Việt gọi crocodile là Thuồng luồng, mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là Giao long. Tuy vậy, sự suy luận này không có căn cứ thuyết phục về Cổ sinh học, có một lẽ tức cười là dùng chữ La tinh để suy ra dân Việt gọi là Thuồng Luồng, thứ chữ mà ngay một số học giả Việt c̣n không biết huống chi là người dân Việt trước 1945 có đến 90% là mù chữ, vậy nên Giao Long hay Thuồng Luồng hẳn là hai con vật cổ xưa có thật, hoặc đă tuyệt chủng, hoặc vẫn c̣n sót lại ở một nơi hoang vu, sâu thẳm nào đó trong rừng nguyên sinh hoặc biển xa

 

H́nh khắc trên đồ đồng Đông Sơn được một số học giả cho là Giao Long

 

Khi khả năng thám hiểm độ sâu và thiết bị chụp ảnh, video kỹ thuật cao phổ cập hơn chắc chắn chúng ta sẽ được biết sự thật về hai con vật này cũng như nhiều giống loài tưởng đă tuyệt chủng trên trái đất.

Có một sự thật trong nghiên cứu tín ngưỡng là nếu CÁ SẤU là vật tổ của người Giao chỉ (Tên gọi chung cho Bách Việt, sau mới thành tên riêng chỉ vùng đất Việt Nam và người Lạc Việt) th́ sự thờ cúng phải có kế thừa, không thể v́ một lư do nào lại không tiếp tục thờ cúng VẬT TỔ, đă là vật tổ hẳn không ai dám xâm phạm, như người Ấn Độ thờ ḅ, thờ khỉ,… Khỉ được sống tự do, phát triển rất đông tại Ấn Độ, quấy phá tất cả cuộc sống người dân. Chính Phủ Ấn Độ phải giao cho cảnh sát từng khu vực trách nhiệm giữ trật tự của Khỉ.

Những con khỉ quấy phá quá mức th́ bị bắt thả về rừng sâu, tuy nhiên không có một ai dám đánh, giết khỉ v́ tin khỉ là hậu duệ của Thần HINDU. Sự tín ngưỡng này không riêng ở Ấn Độ, nhiều dân tộc trên thế giới cũng như một số dân tộc thiểu số Việt Nam khi đă thờ con ǵ, cây ǵ th́ đều kiêng không ai dám động chạm đến.

 

Sách Lễ Kư của Khổng Dĩnh Đạt đời Đường chú thích : “ Giao chỉ là h́nh dung từ về người Man khi năm trở đầu ra ngoài, hai chân gác chéo vào nhau “. Sách Hậu Hán thư của Lưu Tống lại giải thích theo cách khác: “V́ tục con trai, con gái cùng tắm một sông nên gọi là Giao chỉ”.    Đỗ Hựu đời Nhà Đường có ghi trong sách Thông Điền quyển 182, phần châu quận 14 là: “ Giao chỉ là ngón chân cái mở rộng, nếu hai chân cùng đứng th́ hai ngón cái giao vào nhau” . Đây là lần đầu tiên sách cổ ghi cách giải thích như vậy, rồi sau như là một cách giải thích chính thức tên Giao chỉ. Nhân chủng học lại cho thấy ngón chân cái bị vẹo, choạc rộng là một tật có ở tất cả các giống người, nhưng không phải ai cũng bị.Vậy nên cách giải thích Giao chỉ là ngón chân bị tật choạc ra thỉnh thoảng mới có không thể là cách gọi tên một dân tộc. Hán tự viết chữ Giao là Giao chỉ, Giao là Giao Long. Nguyên xưa cách gọi như vậy là thông dụng, nên tên Giao Chỉ do người Hán gọi chung cho vùng cư trú của người Việt có liên quan đến tục thờ Giao Long của nhiều tộc người Việt ở nam sông Dương Tử. Giao Long vẫn là một con vật tiền sử, chưa rơ như thế nào. Thư tịch cổ nước ta gọi là Thuồng luồng, được tả như một con rắn lớn, nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam có miếu thờ Thần Thuồng Luồng. Sách cổ ghi chép nhiều, nhưng ở thời cận đại đến nay, chưa có ai nh́n thấy Thuồng Luồng trông ra sao cả. Sách Hoài Nam Tử, thiên “Đạo ứng” ghi như sau: “Đất Kinh có người tên là Thứ Phi, được bảo kiếm ở đất Can Đội, khi đi về qua sông Giang (Dương Tử), đến giữa sông nổi sóng lớn, có hai con giao long vây lấy thuyền… Thứ Phi nhảy xuống sông đâm giao, chặt được đầu, người trong thuyền đều sống cả.” Sách Tiền Hán thư, “Vũ Đế kỷ” viết chuyện Hán Vũ Đế từ sông Tam Dương đi thuyền ra sông Dương Tử, tự bắn được con giao long ở giữa sông. Cao Dụ chú giải con Giao long được dẫn trong sách Hoài Nam Tử nói rằng: “Da nó có từng hột (vẩy dày), người đời cho miệng nó là miệng gươm đao.” Nhan Sư Cổ dẫn lời Quách Phác viết con Giao long trong Tiền Hán thư rằng: “Con giao h́nh như con rắn mà có bốn chân, cổ nhỏ… giống lớn to đến mấy ôm, sinh trứng to bằng một hai cái hộc, có thể nuốt người được.”

 

Kênh National Geographic do VTV ngày 28/2/2014 phát có phim khoa học MOST AMAZING MONTS về một ngôi đền ở miền Bắc Ấn Độ, trong đền có 15,000.(Mười lăm ngh́n) con chuột được nuôi, ở chung với tất cả mọi người, được ăn, uống trước mọi người v́ theo tín ngưỡng ở đây, chuột là hậu duệ của Vị Thần thờ tại đền. Vậy nên cứ lư mà suy th́ người Lạc Việt và các tộc người thuộc Bách Việt xưa vẫn săn bắn, ăn thịt cá sấu đến mức nay sông Dương Tử, Trung quốc không c̣n mấy cá thể  cá sấu nữa. Sự việc này để thấy rằng trong tâm thức người Việt “ Cá Sấu” không phải Tổ linh thiêng nên ăn thịt được, sự suy luận của các học giả là Totem của người Việt là không có lozic. C̣n ở miền Bắc Việt Nam là đất cổ của người Lạc Việt c̣n giữ vững độc lập tự chủ đến ngày nay th́ không thấy con cá sấu nào, nhưng dọc các sông lớn ở đây vẫn c̣n rải rác các đền thờ Thuồng Luồng. Truyền thuyết cũng có nhiều truyện nhắc đến Giao Long như truyện sự tích hồ Ba Bể. Đây là logic của tín ngưỡng, tôn giáo mà các học giả không mấy ai xét thấy. Trong các thư tịch cổ của Trung quốc cũng như Việt Nam cũng không thấy nơi nào có đền thờ cá sấu? Vậy th́ Giao Long tuyệt nhiên không thể là Cá Sấu như các học giả Phương Tây suy diễn được. Giao Long, có thể là một sinh vật biển có vẩy, giống rắn, rất to lớn, có chân, hoặc không có chân, dữ tợn,… sống ở biển. Đến gần đây, vẫn c̣n được một số lăo Ngư dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam kể lại. Đáng lưu ư là những Lăo Ngư dân này ở những địa điểm xa nhau, không có quan hệ ǵ, nhưng sự mô tả tương đối giống nhau về họ đă từng nh́n thấy Giao Long ở biển khơi. Thuồng Luồng cũng vậy, gần như không có ai nh́n thấy. Ngày nay, loài quái vật có tên là Thuồng Luồng chỉ c̣n ghi trong truyện cổ tích, kể trong truyền thuyết. Tuy vậy, ở các vùng ven sông lớn, hồ lớn có vực nước sâu ở miền Bắc Việt Nam thường có miếu thờ Thuồng Luồng. Hẳn cổ xưa, đă có một sinh vật ở nước ngọt rất to lớn, hung dữ, … nên dân chúng các nơi này sợ hăi mà làm miếu thờ.

 

Vậy nên Giao long dứt khoát không phải là cá sấu, Thuồng Luồng cũng vậy, đây có thể là một loài lưỡng cư cổ vừa giống mực vừa giống rắn, là một giống loài khủng long tiền sử, nay đă tuyệt chủng hoặc vẫn c̣n sót lại ở biển sâu hoặc rừng rậm nguyên sinh nơi con người chưa biết đến. Xem h́nh khắc mấy con vật tựa như sự mô tả của sách cổ trên ŕu đồng, ta thấy Giao Long không phải là cá sấu. Hy vọng trong tương lai, cổ sinh học sẽ phát hiện được xương hóa thạch, hoặc giả c̣n bắt được con nào c̣n sót lại trong những vực sâu của sông Đà, hồ Ba Bể,… chẳng hạn. Các chương tŕnh khoa học của Mỹ như National Geographic, Discovery,… phát qua VTV cho thấy trong các khu rừng nguyên sinh và ở những sông hồ lớn ngày nay ở Việt Nam cũng như trên Thế giới c̣n nhiều sinh vật bí ẩn tồn tại mà con người chưa biết đến. Trong khi chưa có minh chứng rơ rằng, chỉ tạm coi Giao Long và Thuồng Luồng là hai loài sinh vật cổ, to lớn, ở dưới nước, như truyền thuyết miêu tả, nhưng chắc chắn là những động vật có thật đă từng hiện diện sống trên trái đất.

 

Theo h́nh vẽ khắc trên trống đồng được các học giả suy diễn là Giao Long rồi từ Giao Long ra cá Sấu hẳn sẽ thấy ch́nh con vật lại có “Sừng” (?), như vậy cũng không thể là Cá Sấu. Đây là h́nh vẽ một con vật đă tuyệt chủng từ lâu, cần nhớ rằng người cổ vẽ h́nh rất trung thực về cơ bản giống với sự thật. Những năm 90 của thế kỷ XX, ngay tại Việt nam đă phát hiện được nhiều loài động vật tưởng đă tuyệt chủng từ lâu như ḅ, tê giác một sừng, sao la, mang, một số loài cá,…Đến nay, tại Việt Nam cũng như thế giới vẫn tiếp tục có những phát hiện về các loài được cho rằng đă tuyệt chủng. Hiện tượng bên ngoài bề mặt tầu vũ trụ APLO của Mỹ sau khi từ vũ trụ trở về phát hiện có nhiều vi khuẩn không có tên ở sinh quyển trái đất là một vấn đề gây tranh căi lâu dài hàng chục năm qua của giới khoa học thế giới. Hy vọng trong tương lai không xa, với các phương tiện khoa học thám hiểm tiến tiến, chúng ta sẽ t́m được những sinh vật cổ xưa vẫn c̣n sinh sống ở những nơi rừng rậm hoang vu hay ở những vực sâu dưới biển, dưới sông trên Trái Đất.

 

CHỮ VIỆT CỔ:

Chữ viết là một trong những phát minh lớn nhất trong lịch sử kể từ khi loài người xuất hiện trên trái đất 3,5 triệu năm. Nhờ có chữ viết, các kinh nghiệm sống, các phát hiện khoa học và lịch sử một Dân tộc được truyền lại, được tích lũy cho các thế hệ người tiếp nối bảo tồn, xây dựng và phát huy văn minh của một Dân tộc và của cả xă hội loài người phát triển đến tận ngày nay. Dân tộc Lạc Việt đă phát minh sự vĩ đại đó từ hàng vạn năm trước đă được khoa học Lịch sử – Khảo cổ học xác nhận bằng hiện vật ở khắp các di chỉ khảo cổ từ vùng Quảng Tây, Trung quốc, đến nhiều vùng ở miêng Bắc Việt Nam ngày nay. Phát minh chữ Việt cổ đă làm các học giả Trung Quốc và quốc tế nhận định “ Phải viết lại Văn minh Trung Hoa, chữ Hán xuất phát từ chữ Việt cổ”. Mặt khác phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là c̣n có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy ngh́n năm. Đă có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đă phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đă được sử sách ghi rơ.

 

Nguyên nhân người Việt phải dùng chữ Hán là từ biến động lớn của lịch sử. Sử sách Trung Quốc ghi rơ lănh thổ của người Việt (Bách Việt) trong đó Lạc Việt có tên nước là Việt Thường là lớn và hùng mạnh hơn cả. Lănh thổ của Việt rất rộng lớn, từ Đông (Phúc Kiến, Quảng Đông – Trung Quốc ngày nay) sang phía Tây là vùng Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc ngày nay, goi chung là toàn bộ vùng nam sông Dương Tử (Trường Giang) xuống đến Bắc và Trung Việt Nam ngày nay. Năm 218 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ thư thống lĩnh 50 vạn (nửa triệu) quân Tần vượt sông Dương tử (Trường Giang) đánh chiếm Bách Việt. Năm 217 Tr.CN, đại quân Tần đă chiếm được gần hết vùng đất của các tộc Ngô Việt, Điền Việt,  Dạ Lang(Việt) Quỳ ViệtMân ViệtĐông Việt, Ư Việt, … Quân Tần tiến vào Tây Âu (Việt, thuộc vùng đông bắc Quảng Tây) giết được Quận trưởng Tây Âu Việt là Dịch Hu Tống, giáp với đất của người Lạc Việt. Sau khi chiếm đất của người Việt,“Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ,… Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử kư Tư Mă Thiên). Sử kư Tư Mă Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ ghi: “ Chính thay lập làm Tần Vương (năm 247 Tr.CN ),… Năm thứ ba mươi ba (năm 214 Tr.CN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể, những người đi buôn đánh đất Lục Lương (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và các tỉnh phía nam sông Trường Giang), lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người đi đày đến canh giữ”. Đây là lần đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ, sau này gọi là Hán (Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện – Sử kư Tư Mă Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 trước Công nguyên – Sách đă dẫn). Nhà Tần đă bước đầu thực hiện chính sách nô dịch, đồng hóa cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên người Việt bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Như vậy, từ năm 217 Tr.CN, Nhà Tần thực hiện chính sách đồng hóa tàn khốc lên người Việt trong đó bắt học và dùng chữ tượng h́nh Giáp cốt, Kim văn là tiền thân sau này của chữ Hán (Danh từ chỉ chữ viết được gọi từ thời Tây Hán), đồng thời chữ Hán c̣n được truyền bá vào xă hội Việt bởi các Nho sinh trốn nạn đốt sách, giết học tṛ của Lư Tư -Thừa Tướng thời Tần Thủy Hoàng đế.

 

Những tài liệu Khảo cổ học đă phát hiện chữ Việt cổ trên vùng đất Trung Quốc bây giờ gồm có chữ khắc trên b́nh gốm 12,000. năm tuổi tại Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây. Các chữ khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9,000. năm tuổi. Một số chữ Việt cổ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông. Chữ viết của dân tộc thiểu số Thủy là một nhánh của Việt tộc c̣n sót lại 25,0000 người hiện đang sống tại Quư Châu. Bộ sưu tập chữ Giáp cốt và chữ Kim văn là biến thái chữ Việt cổ được phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam xưa là vùng đất cổ của Bách Việt nay thuộc Trung Quốc. Hiện nay, một số các nhà Ngôn ngữ và Khảo cổ Mỹ, Châu Âu và một số Nhà nghiên cứu Việt Nam đă đọc được một phần chữ Việt cổ.Giới khoa học cổ sử Trung quốc và một số nước khác trên thế giới qua nghiên cứu về Ngôn ngữ học cho rằng chữ Giáp cốt, đồ đồng Nhà Thương và chính ngay cả Vua Nhà Thương là Thành Thang theo sự miêu tả của cổ sử Trung Quốc cũng có gốc là một người Việt cổ.

 

KHẢO CỔ HỌC HIỆN VẬT CHỮ VIỆT CỔ Ở TRUNG QUỐC

Chữ Việt cổ ở Quảng Tây và Chiết giang trước Giáp cốt văn hàng ngàn năm. Chữ biểu ư Lạc Việt hơn 4000 năm / Posted by: fanzung 
(171.237.41) Date: January 03, 2012 05:38AM. Các trang điện tử Trung Quốc vừa đưa tin news.cntv.cnngày 26/12/2011: “Tại huyện B́nh Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn kư tự biểu ư cổ Lạc Việt”.
Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4,000-6,000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ.

 

 

Học giả Trung Quốc Lí Nhĩ Chân (117.6.129) websitenews.xinhuanet.com January 03, 2012(6) Date: January 03, 2012 08:17PM đă viết:” Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đă sáng tạo chữ viết vào bốn ngh́n năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử h́nh thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, th́ thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ băi đá Sapa đi. Nhà Thương là một ḍng dơi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng h́nh này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng h́nh Trung Hoa,… Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đă sáng tạo chữ viết vào bốn ngh́n năm trước công nguyên, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những khởi nguồn của văn hóa Trung Hoa” ” (Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Lịch sử – Khảo cổ học Trung Quốc ngày 20/2/2012).
Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân / (58.187.216) Date: January 03, 2012 03:22PM / 一 千 多 个 古 骆 越 表 意 字 符 广 西 出 土 / Phát hiện hơn một ngh́n tự ph́ biểu ư của người Lạc Việt cổ ở Quảng Tây / 23:44 ngày 26 tháng 12 năm 2011

Gần đây, tại ‘di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang’ – thị trấn Mă Đầu – huyện B́nh Quả – Quảng Tây phát hiện mấy chục phiến xẻng đá lớn và tấm đá khắc đầy văn tự cổ của người Lạc Việt, trong đó khối đá có văn tự lớn nhất là dài 130 cm, rộng 55 cm, khắc mấy trăm tự phù, phần lớn là văn cúng tế và lời chiêm bốc. Vào vào thống kê sơ qua, có hơn 1,000 tự phù khắc trên những phiến đá này. Các chuyên gia suy đoán, thời ḱ xuất hiện của chữ khắc trên phiến đá của người Lạc Việt cổ này cùng thời với thời gian của ‘xẻng đá lớn’ (4,000-6,000 năm trước). Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di ‘chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang’ là một trong những văn tự h́nh thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Trước mắt, phiến đá có khắc chữ cổ của người Lạc Việt do bộ môn quản lí văn vật huyện B́nh Quả – thành phố Bách Sắc – Quảng Tây giữ ǵn, giới khảo cổ đang triển khai công tác nghiên cứu.

________________________________________________________________________

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (58.187.216.—)/ Date: January 03, 2012 04:00PM /专 家 鉴 定 平 果 感 桑 石 刻 文 为 古 骆 越 的 珍 贵 文 字 / Chuyên gia giám định chữ khắc đá ở di chỉ Cảm Tang – huyện B́nh Quả là chữ viết quư báu của người Lạc Việt cổ / ngày 21 tháng 12 năm 2011.

 
Ngày 21 tháng 12 năm 2011, với chức vụ Chủ nhiệm Ủy viên Hội Giám định Văn vật Quảng Tây, nguyên Quán trưởng Bác Vật quán Quảng Tây là ông Tưởng Đ́nh Du đứng đầu nhóm chuyên gia tiến hành giám định chữ viết khắc trên đá phát hiện tại di chỉ Cảm Tang huyện B́nh Quả – Quảng Tây, bước đầu cho rằng loại chữ chữ viết khắc trên đá này là chữ viết cổ của người Lạc Việt thời Tiền Tần, cùng gọi tên là “chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ”. Nhóm chuyên gia cho rằng chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ thời Tiền Tần phát hiện trong một di chỉ thứ nhất tại Quảng Tây, rất quư báu. 

Nhóm chuyên gia tham dự việc giám định lần này ngoài ông Tưởng Đ́nh Du ra c̣n có Phó Hội trưởng Hội Y Dược học dân tộc Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch y học nổi danh là Hoàng Hán Nho, thành viên tổ chuyên gia Trung Quốc thuộc Tổ chức Giáo dục của Liên hiệp quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch dân tộc là La Tân, hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – Quảng Tây, chuyên gia nghiên cứu văn tự Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu. Nhóm chuyên gia tiến hành kiểm tra toàn diện phiến đá có khắc chữ của người Lạc Việt phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện B́nh Quả, nhất trí cho rằng chữ viết cổ này có một số chỗ giống với chữ giáp cốt, nhưng lại là thể bói cỏ, lại có đặc điểm tự có. Chữ viết khắc trên đá này có giá trị trọng đại đối với việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của người Lạc Việt cổ. 

 

 

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.—)/ Date: January 03, 2012 08:17PM/ Thứ sáu, 06/01/2012 | 21:28 / 专 家  认  为  中 国  骆  越 人  在  四 千 年 前 创 造 了 文字/ Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt ở Trung Quốc sáng tạo nên chữ viết vào bốn ngh́n năm trước / 09:03:18 ngày 22 tháng 12 năm 2011. Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đă sáng tạo chữ viết vào bốn ngh́n năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: “Chuyên gia của Hội nghiên cứu đă thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ư vào bốn ngh́n năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, h́nh thành vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng ‘chữ Thủy’ của dân tộc Thủy.Tháng 10 năm nay (2011), tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mă Đầu – huyện B́nh Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù. Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời ḱ xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời ḱ xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự h́nh thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh – tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế c̣n phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đ́nh Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới. Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông – thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu này rơ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời ḱ đầu. [news.xinhuanet.com]

 

 

Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.—) Date: January 03, 2012 09:02PM / 专 家 证 实 骆 越 人 四千 年 前 就 创 造 了 文 字/ Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt sáng tạo nên chữ viết vào bốn ngh́n năm trước / 21 tháng 12 năm 2011
Tháng 10 năm 2011, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mă Đầu – huyện B́nh Quả – Quảng Tây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Để đi sâu vào nghiên cứu chữ viết cổ này, gần đây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây đă lần lượt đến hiện trường phát hiện phiến đá có chữ viết cổ để điều tra nghiên cứu, phát hiện chữ viết trên phiến đá có chữ viết này đều tạo thành câu văn cúng tế và chiêm bốc, có phiến đá trên đó khắc mấy chục chữ viết, rơ ràng là tạo thành câu văn. Khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đấy mấy trăm tự phù. Phiến đá vỡ nhỏ nhất chỉ lớn bằng ngón tay cái, cũng khắc bảy, tám chữ. Phần nhiều câu ngắn này là lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có khắc hơn 1000 tự phù. Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 – 6000 năm trước. Nó cho thấy đây là chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm, cũng có niên đại sớm hơn so với tiền thân của chữ giáp cốt là chữ khắc trên xương thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn Đông. Trước mắt, chữ viết này h́nh thành xưa nhất được phát hiện ở nước ta. Phát hiện đàn tế của người Lạc Việt có h́nh khắc của người Lạc Việt 

 

 Re: Chữ Khoa Đẩu / Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.—) Date: January 03, 2012 10:04PM
大 石 铲 Đại thạch sản: xẻng đá lớn. Là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo h́nh sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, niên đại khoảng 4000-5000 năm trước, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới, giới khảo cổ học Trung Quốc gọi là “văn hóa xẻng đá lớn”.Trung tâm phân bố di chỉ xẻng đá lớn tại vùng tam giác của lưu vực sông Tả, sông Hữu, phạm vi phân bố rộng khắp đến các vùng khác của tỉnh Quảng Tây cho đến phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và miền bắc Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Tây phát hiện hơn 120 di chỉ xẻng đá lớn, ở tỉnh Quảng Đông là 7 di chỉ, ở đảo Hải Nam là 1 di chỉ, ở Việt Nam là 13 di chỉ. 

Học giả Hà văn Thùy có bài “ Phát hiện thêm chữ khắc trên đá của Người Lạc Việt” SA/ ngày 01/11/2015 có viết:”Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mă Đầu huyện B́nh Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước…Trên các mảnh đá có khắc chữ tương tự Giáp cốt văn, dùng cho cúng tế, bói toán. Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ư nghĩa rất quan trọng v́ đó là chứng cứ rơ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sớm sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng h́nh Lạc Việt từ Sapa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa như Giả Hồ, Bán Pha, Lương Chử… Gần đây, chuyên gia Hội Nghiên cứu văn vật văn hóa Lạc Việt tại huyện Long An, thành phố Nam Ninh thuộc Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây lại phát hiện hơn 30 mảnh dao bằng đá, ngọc mă năo h́nh dáng mỏng, thuộc Thời kỳ Đá Mới của người Lạc Việt có khắc chữ cổ. Long An gần với B́nh Quả nên khám phá này bổ sung cho chuỗi các bằng chứng về văn bản cổ của người Lạc Việt xuất hiện từ 4.000 năm trước. Vào thời kỳ văn hóa xẻng đá, người Lạc Việt đă tạo ra các văn bản cổ xưa nhất trên đất Trung Quốc. Báo Tin Nam Ninh buổi tối cho hay:Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia và học giả đă tiến hành nghiên cứu toàn diện về các di tích lịch sử và văn hóa thành phố Quư Cảng. Ngày 3 Tháng 2 năm 2015 tại thành phố Quư Cảng, Hội thảo về lịch sử văn hóa Quư Cảng được tổ chức. Một số chuyên gia đồng ư rằng các di chỉ khảo cổ ở Quế Lâm, Quư Cảng là trung tâm văn hóa quan trọng của người Lạc Việt cổ đại, cũng là một nguồn gốc quan trọng cùa Con đường tơ lụa trên biển phương Nam.” Những cứ liệu sử học có được từ các tài liệu khảo cổ học của Trung Quốc về di tích Thiên Đài do Vua Lạc Việt là Đế Minh lập trên núi Đại Minh, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay th́ tục thờ THÁNH MẪU của Người Việt đă có là 4879 năm. Trong các di chỉ khảo cổ học thời kỳ Văn hóa Đông Sơn về tục mai táng người chết có kèm theo nhiều đồ tùy táng  chứng tỏ người Việt cổ đă có quan niệm tôn giáo về 2 cơi Âm và Dương khi con người chết đi là sang một cơi sống khác. Chữ Việt đă được t́m thấy trên đá tại cao nguyên đá Pà Màng, Thuận Châu tỉnh Sơn La, băi đá Xín Mần tỉnh Hà giang, băi đá Hoàng Liên Sơn,…hiện có nơi đă được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại. Chứng tỏ cách đây hàng vạn năm Người Việt đă có tôn giáo và chữ viết.

 

TIẾNG VIỆT

Về lịch sử ngữ âm được h́nh thành và phát triển cùng với sự tiến hóa của nhận thức và sinh sống. Khi loài người đă hoàn thiện về cơ thể đứng thẳng, xă hội tiến hóa sang chế độ Phụ hệ cách đây hơn 10,000 năm hoặc lâu hơn, về cơ bản cấu tạo các cơ quan nội tạng gần như không thay đổi nhiều cho đến nay. V́ vậy các làn điệu ngôn ngữ cũng như vậy. Sự thay đổi lớn về cơ thể người là các kích thước h́nh học của xương, của cơ bắp, da thịt, râu tóc,…Ngôn ngữ chịu tác động nhận thức và tư duy của năo nên các ngôn từ ngày một chính xác hơn, phong phú hơn nhưng vẫn phát triển trên một làn điệu nhất định đối với từng dân tộc – Đó chính là Tiếng Dân tộc, ở phạm trù rộng lớn hơn, bao trùm hơn trong giao tiếp ngữ âm trở thành tiếng Quốc gia hay c̣n gọi là Tiếng nước,… Tiếng Việt, c̣n gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tạiViệt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại Tiếng Việt c̣n là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết.Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mă hai chữ cái cho tiếng Việt là “vi” (tiêu chuẩn ISO 639-1) và đặt mă ba chữ cái cho tiếng Việt là “vie” (tiêu chuẩn ISO 639-2).

 

Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc Hà Nội, giọng Trung Huế và giọng Nam Sài G̣n là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngă và thanh hỏi ở miền Bắc rơ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc sử dụng một số phụ âm (tr, ch, n, l…) khác với miền Nam và Trung. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác v́ có nhiều từ địa phương. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson th́ cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng.

 

Giống như nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, tiếng Việt khá phong phú về nguyên âm. Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tṛn môi, c̣n lại là nguyên âm tṛn môi. Ă và â là dạng ngắn của a và ơ. Đồng thời, tiếng Việt c̣n có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, c̣n gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các “dấu”. Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh ngang (c̣n gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này. Giống như nhiều ngôn ngữ khác tại Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ – vị ngữ – phụ ngữ (SVO). Người Việt Nam có ư thức trong việc nhận thức và giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt nên việc sử dụng từ Hán Việt có sự chọn lọc, có xu hướng thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt khi có thể.

Về ngôn ngữ Việt – Mường và một tiếng của các dân tộc khác vùng Đông Nam Á. Câu chữ Tay – tiếng Việt là Thay trong tiếng Mường, Khmer goi là Đay, Mon là Tai,… Tiếng Việt có 6 âm sắc chính là – ngang, sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng. Giai đoạn từ đầu công nguyên, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung Hoa. Theo các Học giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong sách Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt đă phân chia sự giao lưu Hán – Việt làm hai thời kỳ: Một là thời kỳ đầu công nguyên đến nhà Đường, ảnh hưởng tiếng Hán, chữ Hán tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là Từ Hán cổ. Hai là thời kỳ từ Trung kỳ Nhà Đường đến cận đại được gọi là từ Hán – Việt. Trong thời kỳ đầu, các Danh sỹ Việt đă thay đổi chữ Hán cổ làm chữ Nôm, một thứ chữ chỉ có người Việt hiểu. Chữ Nôm của Người Việt là kư tự ghi âm tiết v́ thế có một thể loại Hán – Nôm của người Việt. Ngô Th́ Nhậm (1746 sau CN -1803 sau CN) đă biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (c̣n gọi là Tam Thiên tựTự Học toản yếu). Tam thiên tự giải âm chỉ lược dạy 3000 chữ Hán – Nôm thông thường, tuy nhiên đây chính là Tự điển Hán – Nôm Việt đầu tiên mà chúng ta c̣n biết được ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách Chỉ Nam Ngọc âmChỉ Nam Bi loại. Nhờ thế sau có thêm các sách Nhật Dụng Thường đàmThiên Tự vănĐại Nam Quốc ngữ. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam thời kỳ này đă có những phát triển rực rỡ với Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765 sau CN -1820 sau CN). Tiếng Việt, được ghi lại bằng âm tiết chữ Nôm thời kỳ sau này rất gần với tiếng Việt Hiện đại. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, nhưng phải là người được học chữ Nôm mới có thể đọc và viết chữ Nôm. Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789. Trong một thời kỳ hơn 2,000 năm, ngay chữ Hán cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, đến nay chỉ có một số hạn chế các học giả Trung Quốc học và nghiên cứu chuyên sâu mới hiểu được chữ Hán cổ.

Có thể dẫn chứng đặc trưng Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ “sĩ diện”, “phi công” (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay “bao gồm”, “sống động”, “sinh đẻ” (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Tỷ lệ vay mượn tiếng Hán – Việt trong tiếng Việt là khá lớn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng từ Hán – Việt chiếm khoảng từ 60% đến 70% các từ trong các thể chính luận. Học giả Lê Nguyễn Lưu trong sách “Từ chữ Hán đến chữ Nôm” cho rằng tỉ lệ này có thể lên đến 80% ở các bài viết khoa học, và 12% ở văn học, trong giao tiếp hàng ngày lại rất thấp chỉ dưới 8%. Xét theo các kết quả khảo chứng cho thấy ngữ âm Hán và sau này là một số ngữ âm phương Tây chủ yếu như Pháp, Nga, Anh,… khi đưa vào Viêt Nam đều bị Việt Nam Hóa, hoặc giản lược đi, hoặc phong phú trau truốt hơn lên cho mềm mại dễ nghe trong tiếng Việt. Trong bức thư gửi cho Hồ Mộ La vào năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, th́ nên dùng tiếng ta, như rứa phổ thông hơn, phải không cháu?”. Hồ Chí Minh cũng đề xuất thay thế các từ “giám mă” bằng “giữ ngựa”…

 

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ Quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, c̣n gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các “dấu”. Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh ngang (c̣n gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này.Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng một trong ba phụ âm cuối /k/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái “c” hoặc chữ cái nhị hợp “ch”), /t/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái “t”), /p/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái “p”) chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. Ba âm tắc trên đă làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh. Trong thơ ca các thanh điệu được phân thành hai nhóm: thanh bằng gồm có ngang và huyền, thanh trắc gồm các thanh c̣n lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luật và lục bát, sự hoà hợp thanh điệu bằng – trắc giữa các tiếng trong một câu thơ rất quan trọng”.

 

“Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thêm vào đó, tiếng Việt được hơn 1 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ (đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3 tại Texas, thứ 4 tại Arkansas và Louisiana và thứ 5 tại California), cũng như trên 100.000 người tại Canada và Úc (đứng thứ 6 toàn quốc). Theo Ethnologue, tiếng Việt c̣n được nhiều người sử dụng tại AnhBa LanCampuchiaCôte d’IvoireĐứcHà LanLàoNa UyNouvelle-CalédoniePhần LanPhápPhilippinesCộng ḥa SécSénégalThái LanTrung Quốc và Vanuatu. Tiếng Việt cũng c̣n được dùng bởi những người Việt sống tại Đài LoanNga… Ngoài ra Tiếng Việt cũng được công nhận là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng ḥa Séc v́ người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc”. Tiếng địa phương: Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc Hà Nội, giọng Trung Huế và giọng Nam Sài G̣n là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngă và thanh hỏi ở miền Bắc rơ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc sử dụng một số phụ âm (tr, ch, n, l…) khác với miền Nam và Trung. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác v́ có nhiều từ địa phương. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson th́ cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng – Lược trích Tiếng Việt Vikipia

Tiếp đến, ư kiến của GS. S. Oppenheimer trong sách “Địa đàng tại phương Đông” giả thiết về một sự hiện hữu của vùng Sundaland coi như nguồn gốc của nhân loại Đông phương, có thể của cả thế giới. Rồi thuyết về ngôn ngữ học của nhà ngữ học Johana Nichols và các nhà ngôn ngữ mới khác chứng minh ngôn ngữ Đông Nam Á Austronesian và Austro – Asiatic từ miền biển, miền thấp, ngược các con sông tiến lên miền cao, miền núi, chứ không phải từ miền núi xuôi xuống miền biển theo dọc ḍng sông

CHỮ QUỐC NGỮ

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 kư tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Phápvà tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt. Sự kiện lịch sử du nhậpVăn hóa – giáo dục Phương Tây vào Việt Nam có tính quy luật của phát triển. Linh mục Đỗ Quang Chính, S.J. – tác giả sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1620 sau CN – 1659 sau CN), đầu thế kỷ thứ 17 các Giáo sĩ ḍng Tên đến Nhật Bản truyền đạo đă thành công khi dùng chữ Latin để kư âm Tiếng Nhật làm nên chữ Nhật romaji – Chữ Nhật Latin hóa – hồi cuối thế kỷ 16. V́ thế khi đến truyền đạo Kito ở Việt Nam, các giáo sĩ ḍng Tên đă vận dụng cách làm này để kư âm tiếng Việt và làm nên chữ Việt mới để thuận lợi cho sứ vụ truyền giáo của ḿnh. Các giáo sĩ đến đây thấy tiếng Việt rất khó học v́ đă đơn âm lại có thanh điệu, rất khó trong việc phát âm, một âm chỉ cần đọc nặng – nhẹ một tí là sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. “Khi vừa đến Đàng Trong, nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như ḿnh nghe chim hót và tôi đâm thất vọng v́ nghĩ rằng không bao giờ học được tiếng Việt” – giáo sĩ Alexandre de Rhodes (c̣n có tên là Đắc Lộ), người đến Hội An, Quảng Nam cuối năm 1624. Ông đă ở lại cư giáo Thanh Chiêm cách chừng 7km  Cảng Hội An.

 

Theo nghiên cứu của Học giả Phạm Thận Duật sự h́nh thành chữ Quốc Ngữ là hệ quả tất yếu kết hợp chữ Việt cổ kiểu Khoa Đẩu viết theo chiều ngang, từ trái sang phải với 17 chữ cái theo vần bằng là phụ âm đi thanh không và với 16 chữ cái theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền, 11 nét phụ cho những từ vần bằng thành nguyên âm kết hợp với chữ Latinh do các Giáo sỹ đến truyền đạo Kito ở Việt Nam thực hiện từ cuối thế kỷ 17 sau CN. Lịch sử truyền giáo Đạo Kito  cũng ghi như sau: ”Đầu năm 1625, Alexandre  de Rhodes cùng với bốn cha ḍng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ”. Trong sách ” Tự điển Việt – Bồ – La” của Alexanre de Rhode viết: “Chỉ trong ṿng 3 tuần lễ, chú bé đă dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức ǵ về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong ṿng 3 tuần lễ này, cậu đă có thể hiểu được tất cả những ǵ tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latinvà đă có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé,…”. Đây là sự xác nhận khách quan lịch sử của một Giáo sỹ phương Tây với chữ Việt cổ vẫn c̣n lưu truyền trong dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII. Trong một ít số văn cúng tế do Pháp sư, Thầy cúng viết lễ tại các Đền, Phủ ở miền Bắc bây giờ vẫn được c̣n được viết bằng chữ Việt cổ.

 

Trong bài viết “Một vài văn kiện bằng Quốc âm tàng trữ ở Âu châu” đăng ở tập san Đại Học số 10, tháng 7-1959 tại Sài G̣n, Giáo sư Hoàng Xuân Hăn đă viết về việc Viện bảo tàng ḍng Tên ở La Mă (Ư) c̣n giữ được những tư liệu quan trọng. Đó là bức thư và tập lịch sử của Bentô Thiện gửi cho giáo sĩ G. Philippo de Marini đề ngày 25-10-1659 và bức thư của Igesico Văn Tín cũng gửi cho vị giáo sĩ này, đề ngày “mươy hay thánh chính D.C.J. ra đờy một ngh́n sáu tram nam muoy chinh – Nghĩa chữ ngày nay: mười hai tháng chín Đức Chúa Jesus ra đời một ngh́n sáu trăm năm mươi chín”.
“Ngoài bức thư gửi giáo sĩ G. P. de Marini, thầy giảng Bentô Thiện c̣n viết một tập Lịch sử nước An Nam (LSNAN) gửi cho vị giáo sĩ này. (Tác giả Bentô Thiện không đặt tên cho tập tư liệu lịch sử của ḿnh, nhưng căn cứ vào nội dung tập tư liệu của ông, linh mục Đỗ Quang Chính đă đặt tên là Lịch sử nước An Nam). Qua lời trong thư của Bentô Thiện gửi giáo sĩ Marini, rơ là tập LSNAN được Bentô Thiện viết gửi cho giáo sĩ Marini theo đề xuất của vị giáo sĩ này. Căn cứ từ những dữ liệu xác tín, linh mục Đỗ Quang Chính khẳng định tập tư liệu này được Bentô Thiện viết ở khoảng đầu năm hoặc giữa năm 1659. Nhờ đích thân Bentô Thiện viết cho một tư liệu lịch sử, giáo sĩ Marini không chỉ nhắm đến năng lực chữ quốc ngữ mà c̣n ở vốn kiến thức của người thầy giảng mà giáo sĩ từng biết qua thời gian truyền đạo ở vùng Kẻ Vó.Với sáu tờ giấy viết chữ cỡ nhỏ ở hai mặt, tức 12 trang, phần nhiều được viết trong khổ 20x29cm, có thể nói tập LSNAN là văn bản quốc ngữ “dài hơi” đầu tiên của người Việt được lưu lại. Nhận thức rằng đây là “công tŕnh” có giá trị với người nước ngoài, mà cụ thể là với vị giáo sĩ ḿnh yêu kính, Bentô Thiện đă viết thành hai bản để gửi đến giáo sĩ Marini qua hai chuyến tàu, mỗi chuyến tàu một bản, để pḥng rủi bị thất lạc ở chuyến tàu này th́ c̣n có bản gửi ở chuyến tàu kia.

 

Trong sách Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659), linh mục Đỗ Quang Chính, S.J. – người tiếp cận nhiều tư liệu gốc cho việc nghiên cứu sự h́nh thành chữ quốc ngữ ngay tại các bảo tàng và văn khố ở châu Âu – đă chép lại toàn văn các văn bản của Igesico Văn Tín và Bentô Thiện để người đọc có thể thấy chữ quốc ngữ ở thời khởi nguyên được viết thế nào. Có thể nói những người học và sử dụng chữ quốc ngữ sớm nhất ở nước ta là những tân ṭng – người mới theo đạo (Công giáo) – trẻ tuổi và ham học hỏi bởi họ gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với các vị giáo sĩ truyền đạo vốn là những người đang sử dụng chữ quốc ngữ buổi đầu. Igesico Văn Tín và Bentô Thiện đều là tân ṭng rồi dần trở thành thầy giảng (đạo). Bức thư của Igesico Văn Tín được viết ở vùng Kẻ Vó (Đàng Ngoài/tức miền Bắc). C̣n bức thư của Bentô Thiện được viết tại Kẻ Chợ (tức Thăng Long, cũng thuộc Đàng Ngoài). Bức thư của Igesico Văn Tín gồm hai trang, trang đầu viết trong khổ 17x25cm, có 27 ḍng chữ cỡ trung b́nh, trang hai trong khổ 16x9cm có 11 ḍng. Thư của Bentô Thiện cũng gồm hai trang, cỡ chữ nhỏ, viết trong khổ 21x31cm. Cả hai bức thư đều là những lời thăm hỏi, kể về t́nh h́nh của những tân ṭng, công việc truyền đạo trong vùng cũng như bày tỏ ḷng tôn kính, nhớ mong của họ với giáo sĩ Marini.“Ơn đức Chúa Blờy blả’ caơ cho thầi đờy đờy. Bấi nhieu mlờy tôy chép tháng mươy ĩ Igreja mà thư nầi thi ngài Lễ Bà Thánh Daria cũ ơn Thánh Chrisanto tử v́ đạo, tôy lại ơn thầi là cha v́ thương đến con cũ tôy xin cha chớ quên làm chi. Từ Đức Chúa Jesu ra đờy cho đến rài một ngh́n sáu trăm năm mươy chín năm. Bentô Thiên tôy tá nhà Thầi – Nghĩa chữ ngày nay: Ơn đức Chúa Trời trả công cho thầy đời đời. Bấy nhiêu lời tôi chép tháng mười Igreja, mà thư này th́ ngày lễ bà thánh Daria cùng ông thánh Chrisanto tử v́ đạo. Tôi lạy ơn thầy là cha th́ thương đến con cùng. Tôi xin cha chớ quên làm chi. Từ Đức Chúa Jêsu ra đời cho đến rày một ngh́n sáu trăm năm mươi chín năm. Bentô Thiện tôi tớ nhà thầy”, những câu cuối thư của Bentô Thiện. Và câu cuối thư của Igesico Văn Tín “D. C. Blờy blả’ cơn cho Thài đờy nài và đờy sau – Nghĩa chữ ngày nay: Đức Chúa Trời trả công cho thầy đời này và đời sau”. Cả hai cho thấy phần nào cách dùng từ, văn phong và cách viết quốc ngữ ở giai đoạn tiên khởi.

 

Bản gửi theo chuyến tàu thứ nhất được tác giả ghi ở đầu thư là 1a via, c̣n bản gửi theo chuyến tàu thứ hai được ghi là 2a via, cả hai bản sử lược này đều đến tay giáo sĩ Marini, tất cả đều c̣n được lưu giữ ở văn khố ḍng Tên tại La Mă. Tuy vậy những sự kiện chính yếu diễn ra ở các triều đại đều được tác giả kể ra, cả các chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, Trọng Thủy – Mỵ Châu, Thánh Gióng cũng được ghi lại với những t́nh tiết hấp dẫn. Ngoài phần lược sử các triều đại, cây bút “viết quốc sử bằng chữ quốc ngữ đầu tiên” này c̣n dành phần nói về văn hóa: phong tục tập quán, việc hành chính, địa lư, điểm qua một số chùa chiền, nhà thờ… “Trích của tác giả HUỲNH VĂN MỸ – BẢO TRUNG.

  Sách Quốc ngữ đầu tiên


Hai sách chữ quốc ngữ đầu tiên được xuất bản là Tự điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin và Phép giảng tám ngày. Được in và xuất bản tại La Mă năm 1651, Tự điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày, theo linh mục Đỗ Quang Chính, được giáo sĩ Đắc Lộ viết ở Áo Môn khoảng từ năm 1637-1645. Nhận thấy ư nghĩa và giá trị của hai quyển này, Ṭa thánh La Mă đă cho phép Bộ Truyền giáo được thành lập giữa năm 1622 xuất bản ngay. In ấn sách chữ Việt lần đầu tốn nhiều công sức. Với các thanh điệu mới, cách ghép vần khác hẳn với chữ viết của các nước dùng mẫu tự Latin vốn đă quen thuộc, để có thể in được chữ quốc ngữ, xưởng in của Bộ Truyền giáo đă phải đúc khuôn chữ in mới.


Với gần 500 trang, Tự điển Việt-Bồ-La, lúc đầu giáo sĩ Đắc Lộ chỉ soạn bằng hai loại chữ quốc ngữ và Bồ Đào Nha. Về sau, theo ư các vị bề trên ở La Mă, ông soạn thêm phần chữ Latin vào để tiện cho người Việt học tiếng Latin. Phép giảng tám ngày – công tŕnh về giảng dạy giáo lư – được Đắc Lộ viết bằng hai thứ chữ quốc ngữ – Latin. Theo nhà nghiên cứu Vơ Long Tê dẫn theo linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, quyển sách nổi danh về truyền dạy giáo lư này được Đắc Lộ biên soạn hay khởi thảo từ những năm 1627-1629.

 

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân

11

Bức phù điêu giá tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên 1000 năm tuổi được dát vàng.

Hiện ở B́nh Đà (B́nh Minh, Thanh Oai, Tp Hà Nội), xưa mang danh Cổ Nơi/ Kẻ Nơi hay tên Nôm là làng Bùi (thời Lê đổi Bảo Cựu, thời Lư đổi Bảo Đà và B́nh Đà có từ Minh Mệnh 1820 thuộc phủ Ứng Thiên – Đỗ Động Giang). Cổ Nơi ngọc phả hiện lưu tại Đến Hùng, niên hiệu Thái B́nh thứ hai 971 có ghi “Mộ Quốc Tổ Lạc Long Quân táng tại Ba Đống (Ba G̣) đồng Thượng Bảo Cựu, hậu Bảo Đà..”. Để tri ân Đức Quốc Tổ, dân làng Bảo Đà lập ngôi đền Nội thờ cùng bức phù điêu (Bảo vật quốc gia) trên ngh́n năm tuổi..

 

Lễ Hội từ ngày 24/2 đến mùng 7/3 âm hàng năm. B́nh Đà mở hội và rước “bánh vía”:

Ngày 24/2 (tế Quán Sái – tế lễ mục dục tắm rửa, lau chùi, quét dọn đền, hương án, các đồ thờ tự và tắm rửa cho trâu, ḅ phục vụ tế); ngày 25/2 (tế cáo Tiền Nhật, chuẩn bị trâu, ḅ tế cùng dân làng ra sân miếu tế lễ Thánh, sau đó đem về các giáp giết mổ “ngưu nhục/thịt trâu ḅ- trư nhục/thịt lợn đen” dâng tế ở đ́nh Ngoại (thờ Linh Lang Đại Vương); ngày 26/2 (ngày hóa Đức Thánh Linh Lang, cũng là ngày Đệ niên kỷ niệm Dương Cảnh Thành Hoàng – 7 thôn cùng nhau rước 2 lễ vật của ḿnh (1 lễ chay, có oản, bánh trôi, bánh chay, thanh bông hoa quả, trầu cau để dâng ở đền Nội thờ Đức Quốc Tổ – 1 lễ mặn dâng ở đ́nh Ngoại thờ Linh Lang Đại Vương); ngày mùng 1/3 tổ chức lễ dâng, rước đón mă (kèm cây vàng, cây bạc) ra nhà văn chỉ, thông qua Hội đồng trưởng lăo của làng duyệt theo thứ tự (mă, vàng, bạc được thờ tṛn một năm, kỳ hội sau mới hóa); ngày mùng 2/3 (lễ Nhật luân nhập tịch kỳ phước do một thôn chọn phải có 2 lễ (lễ chay tế tại đền Nội, lễ mặn tế tại đ́nh Ngoại) để cầu phúc; ngày mùng 3/3 (lễ Nhật luân nhập tịch kỳ phước, chủ yếu đón dân chúng, chính quyền, đoàn thể các làng quanh vùng đến lễ và dự hội cổ truyền); ngày mùng 4/3 (lễ phần mă kư hoàn, lễ hóa mă năm trước, rước sắc, kiệu Long đ́nh, Giá cỗ, Bát cống cùng lễ vật dâng vào đền Nội và đ́nh Ngoại, hành tiến rợp trời cờ thần, chấp kích, trống chiêng, bát âm, diễn ra náo nhiệt cổ súy của dân làng); tối mùng 5/3 (lễ Trào, theo tục từ chập tối cửa đền tạm khép, nội bất xuất, ngoại bất nhập sau một tuần nhang, chỉ có quan tế chủ 2 đền Nội và đ́nh Ngoại và người đứng đầu chính quyền dự lễ, hành lễ mật cúng, thỉnh mời các bậc Thánh hiền và truyền thông điệp khẩn cầu của dân tới Thành Hoàng và bách thần, cầu phúc, cầu an cho bàn dân thiên hạ); ngày mùng 6/3 ngày mùng 7/3 làm lễ tạ yên vị để lại 3 kiệu, c̣n 3 kiệu rước trả về đền Nội (hoàn cung). Những năm gần đây, lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân ở B́nh Đà chỉ tổ chức trong 3 ngày từ mùng 4 đến mùng 6/3 âm mang bản sắc văn hóa dân tộc của người Lạc Việt. Năm 2014 Lễ hội đền thờ Đức Quốc Tổ được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ra Quyết định công nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

KINH ĐÔ LẠC VIỆT – DI CHỈ VĂN HÓA LƯƠNG CHỬ

LÀ KINH ĐÔ NƯỚC XÍCH QUỶ?

Bài lược trích của Học giả Hà Văn Thùy

 

Lời giới thiệu của tác giả: Trong tất cả những nền văn hóa tiền sử được phát hiện trên đất Trung Hoa, văn hóa Lương Chử có vai tṛ đặc biệt quan trọng. Là nền văn hóa có diện tích bao phủ lớn nhất, với lượng hiện vật lớn và tiến bộ nhất, với kư tự vào loại sớm nhất được phát hiện và đặc biệt là ṭa thành lớn, được xây dựng vững chắc nhất… Lương Chử là di tích của kinh đô nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông. Do vậy, đó là nền văn hóa góp phần quyết định soi sáng lịch sử phương Đông.

Văn hóa Lương Chử Văn hóa Lương Chử (Liangzhu) được phát hiện năm 1936 tại trấn Lương Chử, huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, là nền văn hóa khảo cổ Hậu kỳ Đá Mới, tồn tại từ 3,300 tới 2,200 năm Tr.CN ( cách ngày nay là 5,316 năm đến 4216 năm), do văn hóa Mă Gia Bang và văn hóa Tung Trạch phát triển lên. Văn hóa Liangzhu phân bố chủ yếu ở Thái Hồ, thuộc lưu vực sông Dương Tử, nơi người Việt cổ định cư, bao gồm Dư Hàng Liangzhu, Nam Gia Hưng, Đông Thượng Hải, Tô Châu, Thường Châu, Nam Kinh. Di chỉ c̣n được mở rộng ra phía tây đến An Huy, Giang Tây, phía bắc tới bắc Giang Tô, lan tỏa tới gần Sơn  Đông. Văn hóa Lương Chử c̣n ảnh hưởng tới phía nam Sơn Tây. Vào thời điểm đó, sức mạnh của Liangzhu chiếm một nửa đất nước Trung quốc ngày nay, nếu tŕnh độ kinh tế và văn hóa không cao, th́ không thể thực hiện được.Văn hóa ngọc Lương Chử đại diện cho làn sóng thứ hai của nền văn hóa ngọc bích thời tiền sử phương Đông (làn sóng đầu tiên là văn hóa ngọc Hồng Sơn, lưu vực sông Lao Hà, vùng Nội Mông). Ngọc bích có tông, việt, hoàng (ngọc bán nguyệt), ngọc h́nh vương miện, ngọc h́nh đinh ba, ṿng tay, ngọc h́nh ống, Amanda, mặt dây chuyền, ngọc h́nh trụ, h́nh nón, nhẫn ngọc. Ngọc thờ cúng (tông, bi, ŕu) được đề cao, sau này được các vương triều Trung Nguyên thừa kế.Công cụ bằng đá khai quật ở Liangzhu có đá h́nh lưỡi liềm, đầu mũi tên, dáo, ŕu đục lỗ, dao đục lỗ, đặc biệt là cày đá và dụng cụ nhổ cỏ được sử dụng, cho thấy nông nghiệp bước vào giai đoạn dùng cày. Đồ gốm đánh bóng màu đen là đặc điểm của gốm Lương Chử.Trên gốm và ngọc bích xuất hiện một số lượng lớn các kư tự đơn hoặc nhóm mang chức năng văn bản, các học giả gọi là “văn bản gốc” cho thấy giai đoạn bắt đầu trưởng thành của kư tự tượng h́nh. Kư tự là dấu hiệu quan trọng của xă hội văn minh. Di tích thành phố cổ Liangzhu có thể được gọi là “thành phố phương Đông đầu tiên”, là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa, “b́nh minh của nền văn minh” phương Đông, là thánh địa của văn minh phương Đông, được xếp vào “Danh sách Di sản thế giới”. Các bức tường thành được dựng ở phía tây nam và đông bắc, chứng tỏ người xưa xây dựng thành phố về mặt địa lư một cách cẩn thận và có quy hoạch.

 

Thành phố cổ có bức thành theo hướng đông tây dài 1.500-1.700 m, chiều Bắc-Nam khoảng 1.800-1.900 mét, h́nh chữ nhật hơi tṛn. Một số phần của bức thành c̣n lại cao 4 mét, mặt cắt 40 mét bề mặt, đáy 60 mét (so sánh với bức tường thành phố cổ Tây An được xây dựng trong những năm Hồng Vũ nhà Minh, chân thành 18 mét mặt rộng 15 m) bằng đất hoàng thổ nguyên chất, đưa từ nơi khác tới, được đầm nén kỹ. Thành phía tây dài khoảng 1000 m, có mặt cắt từ 40 đến 60 mét, phía nam liền với Phượng Sơn, bắc tiếp Đông Thiều Hoát. Tường thành phía nam, phía bắc và phía đông dưới đáy đều có móng bằng đá cùng khối lượng lớn hoàng thổ được đầm chặt. So với bức tường phía tây, ba mặt của tường thành phức tạp hơn: rất nhiều nền đá được khai quật, những bức tường đá bên ngoài tương đối lớn, bên trong nhỏ hơn. Thành đắp bằng hoàng thổ, đôi khi thêm một lớp đất sét màu đen, tăng khả năng chống thấm. Các nhà khảo cổ cho rằng những dấu vết c̣n lại chứng tỏ bức thành phía tây được xây dựng đầu tiên, cho đến khi có kinh nghiệm mới xây dựng ba bức thành kia.Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ Liangzhu được phát hiện có những cung điện nơi nhà vua và giới quư tộc ở chính là kinh đô thời kỳ Liangzhu. Các nhà khảo cổ tin rằng thành phố cổ đó thực sự là “nhà nước Liangzhu cổ đại.”. Năm 1986 -1987, di chỉ Phản Sơn Liangzhu được phát hiện. 11 ngôi mộ lớn được khai quật, thu hơn 1200 miếng gốm, đá, ngà voi và ngọc khảm sơn mài. Trong những năm gần đây, di chỉ văn hóa Liangzhu được t́m thấy tăng từ 40 lên đến 135 địa điểm, với những làng, nghĩa trang, bàn thờ và các di tích khác. Một số lượng lớn vật tùy táng được khai quật từ các ngôi mộ, chiếm hơn 90% là ngọc bích, một biểu tượng của sự giàu có và quyền thế. Ŕu được làm bằng Ngọc là một biểu tượng của sức mạnh quân sự và cung cấp thông tin có giá trị. Đây là bộ sưu tập ngọc lớn nhất thế giới được tái xác định, đặt tên. Năm 1994 cũng t́m thấy các cơ sở xây dựng siêu khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, xác nhận sự bồi đắp nhân tạo của hoàng thổ, dày tới 10,2 mét, kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới. Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy giai đoạn văn hóa Liangzhu, nông nghiệp đă bắt đầu tiến vào thời kỳ cày đất, thủ công mỹ nghệ trở nên chuyên nghiệp hơn, công nghiệp chế tác ngọc đặc biệt phát triển. Việc xuất hiện lượng lớn ngọc bích thờ cúng đă mở ra nghi thức xă hội, sự phân biệt giữa lăng mộ lớn của quư tộc và mộ dân thường cho thấy phân chia đẳng cấp xă hội. Việc phát hiện một số lượng lớn các ngôi mộ khác nhau thể hiện rơ t́nh trạng giai cấp trong xă hội thời bấy giờ.  Văn hóa Liangzhu đă cho thấy một xă hội với tổ chức Nhà nước quy mô, các tầng lớp xă hội đă h́nh thành và phát triển.

 

Trong văn hóa ngọc Liangzhu có một mô h́nh rất bí ẩn liên tục xuất hiện, một motipe đặc biệt khốc liệt của chiến trận, không thể không gợi nhớ tới chiến binh Si Vưu. Si Vưu là lịch sử cổ xưa của Nam Man huyền thoại, được coi là vị Thần Chiến tranh. Văn hóa ŕu đá Liangzhu phát triển cao, cho thấy rằng người Liangzhu có vũ khí tinh nhuệ và dũng mănh trong chiến trận. Sau khi Si Vưu bị vương triều Hoàng Đế đánh bại, văn hóa Liangzhu bước vào thời kỳ suy thoái. Truyền thuyết nói một vài bộ lạc liên minh với Si Vưu gồm nhóm Đông Di, Sơn Đông và các bộ lạc sống trong lưu vực sông Dương Tử. Tù trưởng bộ tộc Si Vưu có một liên minh bộ lạc lớn được gọi là Cửu Lê, phạm vi của nó bao gồm tất cả các nền văn hóa Liangzhu bản địa, người Lê Liangzhu mạnh mẽ nên đứng đầu Cửu Lê. Trong Cửu Lê có một chi gọi là Vũ nhân hoặc Vũ dân. Họ suy tôn chim, thú, làm tổ tiên, và do đức tin đó, thờ phượng chim, thú. H́nh khắc trên nền văn hóa ngọc bích Liangzhu nhiều nhất là h́nh chim, thú, được coi là vật tổ của người Lương Chử – Liangzhu. V́ vậy, người Liangzhu có thể có tên là Vũ Nhân hoặc Vũ Dân. Trong các di chỉ lớn của nền văn minh tiền sử phương Đông, th́ Liangzhu lớn nhất, mức phát triển cao nhất. Ngày 29 Tháng 11 năm 2007, Khảo cổ Trung Quốc tại Hàng Châu, thông báo rằng 5,000 năm trước, thành phố cổ Lương Chử có diện tích hơn 2.900.000 m2 đă được t́m thấy trong vùng lơi của di tích Liangzhu. Giáo sư Đại học Bắc Kinh Nghiêm Văn Minh và các nhà Khảo cổ khác chỉ ra rằng đây là các di chỉ thành phố giai đoạn văn hóa Liangzhu lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực sông Dương Tử. Thành phố cổ Liangzhu cho thấy nền văn hóa Liangzhu 5.000 năm trước đă phát triển trưởng thành một Đô thị rất lớn thời Cổ đại. Cần chú ư rằng về niên đại và vị trí Lương Chử thời kỳ đó là thuộc về lănh thổ Người Việt (Bách Việt).

 

Ban Di sản Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Nhóm di sản Liangzhu sẽ trở thành đền thờ 5,000 năm của nền văn minh Trung Quốc. Có thể lúc này hai nhà nước cổ ra đời: phia tây là nhà nước Ba Thục gồm vùng đất Ba Thục phía tây Trung Quốc và Thái Lan, Miền Điện do vị vua Can Công lănh đạo. Ở phần c̣n lại của Hoa lục, cùng với Đông Dương là nhà nước do Thần Nông trị v́. Vương quốc của Thần Nông rất rộng lớn, gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo tiến tŕnh Bắc tiến của người Việt, lưu vực sông Dương Tử điều kiện tự nhiên thuận lợi và được khai thác sớm nên có sự phát triển trước, trở thành trung tâm lớn mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Do vị trí đặc biệt của nó nên vùng Lương Chử của Thái Hồ trở thành kinh đô của các vương triều Thần Nông. Khoảng năm 4879 Tr.CN, Đế Minh, hậu duệ của Thần Nông chia đất, phong vương cho con là Đế Nghi cai quản lưu vực Hoàng Hà, Kinh Dương Vương cai quản lưu vực nam sông Dương Tử xuống hết vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân nam, Bắc và Trung bộ Việt Nam ngày nam. Kinh Dương vương lập ra nước Xích Quỷ”.

 

H́nh trong ngọc Lương Chử thường khắc ” Thần nhân thú diện-神人獸面” để tôn thờ mà ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng đây là Viêm Đế hoặc Si Vưu v v… Cái mà người ta gọi là ” thú diện” th́ đây chính là gương mặt của con rồng, từ thời Tần, Hán cho đến ngày nay người ta vẫn vẽ gương mặt của con rồng như vậy. Đây chính là dấu ấn “con Rồng cháu Tiên” như truyền thuyết của người Việt. Học giả Trung Quốc sau khi khảo chứng gọi dân cư Lương Chử là “Vũ nhân hay Vũ dân.” Do Vũ và Bàng cùng thuộc về chim nên có thể hiểu người dân thờ chim này nhận ḿnh là Hồng Bàng, như trong truyền thuyết về họ Hồng Bàng. Các hài cốt di vật Khảo cổ ở Lương Chử là chủng người Việt cổ. Đó cũng chính là Người Việt cổ từ Văn hóa Ḥa B́nh đi lên Phương Bắc sau thời kỳ Băng Hà từ gần 40.000 năm. Qua nhiều kư tự được khắc trên ngọc Lương Chử cho thấy, vào thời Lương Chử, chữ của người Việt đă trưởng thành. Chữ Lương Chử thô sơ hơn Giáp Cốt văn Ân Khư và có tŕnh độ tương đương với chữ khắc trên đá Cảm Tang, cho thấy, có sự thống nhất về văn hóa rộng lớn trong quốc gia Xích Quỷ ở phía nam Dương Tử. Chữ Lương Chử, Cảm Tang là tiền bối của Giáp Cốt văn Ân Khư. Các kết luận của GS Trần Đại Sỹ , được tŕnh bầy ở nhiều hội nghị quốc tế , từ năm 1992 là trùng khớp với các ghi chép trong Ngọc Phả  Hùng Vương. Những năm 1978-1979, GS Trân Đại Sỹ đă đi khắp năm tỉnh phía Nam Trung quốc : Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quư Châu và Tứ Xuyên . Ông đă t́m được hơn 100 di tích miếu, đền thờ Hai Bà Trưng, Vua Bà và các Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng trên vùng đất Lưỡng Quảng ngày nay.

 

Họ Vũ là một trong những họ tối cổ của Dân tộc Lạc Việt:

Chữ Vũ trong Hán – Việt có nhiều nghĩa, nghĩa là Mưa, nghĩa là Lông Chim, nghĩa là Vơ công (Vũ công), để có phân tích khoa học xác đáng cần phải có các Nhà Hán – Nôm khảo chứng. Về  sự kiện lịch sử:” Người Việt chọn người Tuấn Kiệt lên làm tướng” – Hoài Nam Tử, sách đă dẫn, qua khảo sát thực tế các di tích Lịch sử, các bia kư, sắc phong thần, thần phả, thần tích,… đă t́m thấy hai vị tướng cầm quân thời kỳ này là Cao Minh Đại Vương Vũ Công Bách và Cao Sơn Đại Vương là Vũ Công Điền. Qua các sử liệu được thống kê thành hồ sơ các Ngài đă công bố quyết định số: 301/QĐ – UBND ngày 01/02/2010 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc công nhận xếp hạng Lịch sử – Văn hóa di tích Đ́nh Làng Đông Mật tại xă Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng Đông Mật, xă Sơn Đông, huyện Lập Thạch, là một xă cổ nằm kề bên cố đô Phong Châu của Nhà nước Văn Lang. Các làng cổ của xă Sơn Đông như làng Gốm có các thôn Quan Tử, Triều Đông, Cương Đông, Phú Thị và các làng Đông Mật, Phú Hậu, Lũng Tuyền có từ thời Hùng Vương. Xă Sơn Đông nằm trong thung lũng Phong Châu giữa hai dẫy núi lớn là núi Ba V́ (Tản Viên – thuần Dương) và Tam Đảo thuần Âm là 2 trong 4 long mạch chính của Việt Nam. Xă Sơn Đông lại có vị trí ngay tại ngă ba sông sông Hồng, sông Lô, sông Đà là hợp lonh của 3 sông lớn nhất phía Bắc Việt nam, ngày nay tại làng Đông Mật vẫn c̣n 2 giếng nước cổ phun nước vĩnh cửu. Đất này được coi là “ Địa linh, Nhân kiệt” sinh ra rất nhiều vị Danh nhân, các Anh hùng cứu nước. Tại đây có ḍng họ Vũ Công gốc Việt Thường được coi là một trong những ḍng họ cổ nhất của người Lạc Việt. Tại đây cũng đă phát hiện di vật khảo cổ người Việt định cư ở vùng đất này ( Phong Châu) cách đây từ 10,000. năm đến 8,000. năm. Họ Vũ Công có thể đă h́nh thành từ một vùng đất được đặt tên tương tự khi người Việt cổ phát minh chữ viết Khoa Đẩu. Bằng công nghệ xét nghiệm tmDNA, khoa học đă xác định chủ nhân của văn hóa Lương Chữ là người Lạc Việt. Bộ xương người cổ  Lương chữ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Liangzhu Chiết Giang, Trung Quốc.

 

Tại Việt nam, khu di tích làng Lệ Mật, xă Sơn Đông, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện c̣n một bia kư khắc dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (năm 1784) bia kư này được ghi số 15440 theo danh sách văn bia Vĩnh Phúc. Bia có kích thước 60cm x 35cm. chữ khắc 15 ḍng mỗi ḍng có từ 02 chữ đến 49 chữ, và lưu giữ 09 đạo sắc phong. Tại làng Quan Tử, xă Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vinh Phú hiện nay c̣n có Nhà thờ Họ Vũ. Nhà thờ họ được dựng lại vào năm Quư Mùi 1943. Trong bàn thờ chính c̣n có bia đá cổ: “Vũ Tộc Thủy tổ”. Nhà thờ Họ Vũ này được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh năm 2001. Họ Vũ xă Sơn Đông gồm 3 chi họ là: Vũ – thôn Đông Thịnh, Vũ – thôn Quan Tử, Vũ – thôn Phú hậu Thượng. Họ Vũ ở đây tương truyền có từ thời nước Việt thường cách đây hơn 5,000. năm. Xă Sơn Đông có 17 Danh Nhân, Anh Hùng thời cổ. Có 2 vị Đại tướng thời Hùng vương được thờ làm Thành Hoàng làng, 1 Tướng thời Hậu Lê, 1 thầy giáo là Thành Hoàng làng, 13 Tiến sỹ các triều đại phong kiến.

 

Cũng tại vùng đất này bên hữu ngạn kề bên làng Đông Mật ở tả ngạn sông Lô, năm 17 sau CN, là nơi sinh ra Vị Nữ Anh hùng đầu tiên của Dân tộc Việt Nam – Uy viễn Đông nhung Đại tướng quân Vũ thị Thục Nương có bố đẻ là Nhà giáo Thầy thuốc Vũ Công Chất – thuộc ḍng hậu duệ của Quư Minh Đại Vương Vũ Công Bách và Cao sơn Đại Vương Vũ Công Điền. Theo các tài liệu cổ, đến nay tạm thời tôn xưng các Cụ Vũ Công Bách và Vũ Công Điền là Thủy tổ của một Chi Họ Vũ tối cổ trong các họ của Dân tộc Lạc Việt. Bà Vũ thị Thục Nương có mẹ đẻ là bà Hoàng Thị Mầu, sau khi Bà hóa ngày 17/3 năm 43 sau Công Nguyên khi mới 26 tuổi, Bà hiển Thánh là Thượng Đẳng Phúc Thần tối linh, tối cao kiêm ba ngôi Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thánh Mẫu Thoải Phủ trong trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

 

Khảo thuật về cổ tịch có liên quan đến Việt Nam thuộc các triều đại ở Trung Quốc

Thứ bảy, 16 Tháng 3 2013 22:39 Hà Thiên Niên

Số lượng văn hiến có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc khá phong phú, nhưng nhiều tác phẩm đă thất lạc, số c̣n lại th́ việc chỉnh lư và sử dụng cũng chưa được bao nhiêu. Bài viết này, trên cơ sở thư mục xưa nay và các điển tịch liên quan, thử t́m hiểu rơ t́nh trạng cơ bản của loại văn hiến này về các mặt: phân bố lịch sử, hiện trạng mất c̣n, quan hệ giữa chúng với nhau, đồng thời tŕnh bày vắn tắt giá trị của chúng. Với bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp một đầu mối văn hiến cơ bản cho công tác nghiên cứu về Việt Nam.

Quế Lâm, Tượng Quận. Tượng Quận bao gồm miền đất Trung bộ và Bắc bộ của Việt Nam hiện nay. Năm 939 (năm thứ 4 niên hiệu Thiên Phúc đời Hậu Tấn), Ngô Quyền tự lập, xưng vương, đây được coi là sự mở đầu của nền độc lập của Việt Nam. Trong khoảng thời gian chừng một ngh́n năm đó, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hoặc được gọi là Giao Chỉ, Giao Châu, hoặc được gọi là An Nam. Việt Nam sau khi độc lập thường tự xưng là Đại Việt – Sau năm thứ 7 niên hiệu Gia Khánh đời Thanh (năm 1802) mới gọi là Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn thường gọi Giao Chỉ, An Nam. T́nh hữu nghị giữa hai nước Trung – Việt có nguồn gốc lâu đời. Việt Nam cũng như Triều Tiên và Nhật Bản là những quốc gia mà tầng lớp sĩ đại phu Trung Quốc rất đồng cảm, được coi là nước dùng chung một thứ chữ viết, cho nên trong lịch sử Trung Quốc đă sản sinh rất nhiều thư tịch hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ghi chép lịch sử, địa lư, phong tục Việt Nam. Có nhiều cổ tịch viết bằng chữ Hán do người Việt Nam biên soạn ra đời và lưu truyền trên đất Trung Quốc, như Việt sử lược, An Nam chí lược của Lê Trắc, Nam Ông mộng lục của Lê Trừng. Những thư tịch này truyền về trong nước Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đối với sử học và văn học ghi chép về Việt Nam được ghi trong lịch sử, thực lục, địa chí, loại thư cũng có rất nhiều sử liệu liên quan đến Việt Nam, nhưng v́ chúng rất phân tán, ở đây không giới thiệu ǵ đặc biệt. Đối với sách vở cận đại, v́ đă được các sách thư mục Thanh sử cảo và Thanh sử cảo nghệ văn chí thập di giới thiệu rất rơ.

Sách chuyên thư chép về Giao Châu sớm nhất có Giao Châu dị vật chí 1 quyển do Dương Phu cuối đời Hán soạn, Nam Việt chí 8 quyển do Thẩm Hoài Viễn đời Tấn soạn, Giao Châu tiên hiền truyện 3 quyển do Phạm Viên soạn, Giao Châu tạp sự 9 quyển, Giao Châu quảng kư của Vương ẩn, Giao Quảng nhị châu kư 1 quyển của Vương Phạm, Giao Châu kư của Lưu Hân Kỳ. Các sách nói trên được nhắc tới trong sử chí, c̣n chúng th́ đă thất truyền từ lâu lắm rồi. Một số đoạn văn của các sách đó thấy dẫn, chép trong các sách Thủy kinh chú, Sử kư sách ẩn, Bắc đường thư sao, Thái B́nh hoàn vũ kư. Trong Lĩnh Nam di thư có bản chép Giao Châu dị vật chí. Giao Châu kư đă mất. Thủy kinh chú từng dẫn Giao Châu ngoại vực kư, sách này không thấy chép trong Tùy kinh tịch chí và Đường thư nghệ văn chí. Theo Nghệ văn loại tụ, quyển 6, mục Châu bộ Giao Châu th́ Địch Cung cũng có Giao Châu kư. Trong Thái B́nh ngự lăm, chữ Địch 苖 viết thành chữ Hoàng 黃. Diêu Chấn Tông đời Thanh dựa vào một câu “Sĩ Nhiếp trước lục, Lưu Bỉnh tải thư, tắc lỗi lạc anh tài, xán nhiên doanh trục giả hĩ (Sĩ Nhiếp làm sách, Lưu Bỉnh chép sách, là những bậc anh tài lỗi lạc, rơ ràng được (người đời) rất chú ư)” được chép trong Thông sử – Tạp thuyết để đoán định Sĩ Nhiếp có sách Giao Châu nhân vật chí, nhưng rốt cuộc cũng chưa thấy đời nào có sách này, cũng chưa thấy có sách nào dẫn dụng cả.

 

Đời Đường hầu như không có sách chuyên chép về Giao Châu – Những sách mà Tân cựu Đường thư thu nạp đều là sách đă có từ trước đời Tùy. Nhưng Lĩnh Biểu lục dị, 3 quyển của Lưu Tuân có nhiều đoạn nói tới Giao Chỉ. Sách này đă mất, trong Thuyết phu, Tụ trân bản tùng thư của Uyển ủy Sơn đường, có bản tập hợp các bản đă mất. Quan coi thư viện Tứ khố toàn thư từng lẩy ra được 3 quyển từ Vĩnh Lạc đại điển, và nói rằng nguyên thư mười phần chỉ c̣n tám chín Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư không thấy chép.

 Đến thời Tống có An Nam biểu trạng, 1 quyển, do Lư Thiên Tộ tức vua Lư Anh Tông (ở ngôi năm 1138 – 1175) của Việt Nam biên soạn và Giao Chỉ sự tích, 10 quyển, của Triệu Hiệp. Trong quyển 7 sách Trực Trai thư lục giải đề, Trần Chấn Tôn nói: “Giao Chỉ sự tích gồm 10 quyển, quan Tri Châu ở Tân Châu là Triệu Hiệp soạn”. Tân Châu ở đời Tống thuộc đông lộ phía nam Quảng Đông, rất gần Việt Nam. Tác giả có thể v́ vậy mà hiểu biết về Việt Nam rất rộng. Cùng trong quyển đó lại nói: “An Nam biểu trạng gồm 1 quyển, năm thứ 25 niên hiệu Thiệu Hưng Lư Thiên Tộ tiến cống. Từ năm thứ 2 niên hiệu Tĩnh Khang trở đi, đến lúc này mới thông”. Năm thứ 25 niên hiệu Thiệu Hưng, ở triều Lư là năm thứ 16 niên hiệu Đại Định, tức là năm dương lịch 1155. Sách này cũng được Văn hiến thông khảo của Mă Đoan Lâm chép. Ngoài ra, Tống sử nghệ văn chí  c̣n chép quyển 2 của 10 thiên An Nam nghị của Trần Thứ Công, (như trên) An Nam biên thuyết 5 quyển, của Triệu Thế Khanh, An Nam thổ cống phong tục 1 quyển (quyển 3). Bí thư sảnh tục tứ khố thư mục thu chép An Nam hội yếu nhất quyển(Sử bộ địa lư loại), Trung hưng quản các thư mục thu chép Giao Quảng đồ 1 quyển (Sử bộ địa lư loại). Theo lời tổng tựa đầu sách Việt Kiệu thư, thời Tống Ninh Tông, quan Trực các Trương Hiệp c̣n biên soạn An Nam chí. Giao Chỉ sự tích và An Nam hội yếu, đến đời Minh, Tiêu Hoằng với tác phẩm Quốc sử kinh tịch chí tuy có chép, nhưng chỉ là sao từ các bộ thư mục khác. Cho nên, các sách kể trên đă mất từ lâu.

 

Đời Nguyên, An Nam chí lược là một bộ sử thư quan trọng chuyên chép về An Nam. Sách này ở Trung Quốc có bản chỉnh lư của Trung Hoa thư cục, ở Việt Nam cũng có một bản được lưu truyền. Thời gian định cư ở Trung Quốc, cả Lê Trắc và Trần Ích Tắc đều có làm thơ được lưu truyền các đời. Lê Trắc có Tĩnh Lạc cảo 1 quyển, chép ở quyển 16 Nguyên thi tuyển tam tập,ngoài ra Lê Trắc c̣n có Lư Sơn du kư 3 quyển, nhưng không thấy lưu truyền. Trần ích Tắc có An Nam tập 1 quyển, thấy chép trong quyển 68 sách Nguyên thi tuyển sơ tập. Ngoài ra, người Trung Quốc khi đi sứ sang Việt Nam thường biên chép về phong cảnh núi non sự vật ở những nơi họ đi qua, và cũng thường làm thơ đề vịnh những nơi đó. Văn Uyên các thư mục (quyển 2) của Dương Sĩ Kỳ đời Minh có chép 1 bộ 1 sách tác phẩm Trần Cương Trung An Nam lục, 1 bộ 1 sách Trần Cương Trung xuất sứ thi . Trần Cương Trung tức Trần Phu. Năm thứ 29 niên hiệu Chí Nguyên, Nguyên Thế tổ sai Lương Tằng đi sứ An Nam, Trần Phu làm Phó sứ với tư cách là Hàn lâm viện Biên tu. Trong thơ của Trần Phu chép ở quyển 6 tập thơ Nguyên thi tuyển nhị tập có nội dung đề vịnh những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi sứ Việt Nam. Tứ khố toàn thư tập bộ biệt tập loại cũng chép tập thơ của Trần Phu, trong đó có Giao Châu cảo, nội dung giống như Nguyên thi tuyển nhị tập. Thế th́, Giao Châu cảo phải là Trần Cương Trung xuất sứ thi trong Văn Uyên các thư mục. Trong Trần Cương Trung thi tập mà Tứ khố toàn thư đă thu nạp, ngoài Giao Châu cảo, c̣n phụ chép 1 quyển, quyển ấy chép Dụ An Nam chiếu thư, An Nam tạ tội biểu và thư từ qua lại giữa Trần Phu với An Nam, nội dung có thể tương đương với Trần Cương Trung An Nam lục. Ngoài ra, Thuyết phu bản Uyển ủy Sơn đường có An Nam hành kư, có chỗ chép là Thiên Nam hành kư, do Từ Minh Thiện đời Nguyên soạn. Sách này cũng được chép trong Tích thốn âm trai tùng sao. Theo như quyển 3 An Nam chí lược đă chép th́ Tiêu Phương Nhai có soạn Sứ giao lục. Căn cứ vào Nguyên sử Trương Lập Đạo truyện, th́ đời Nguyên, Trương Lập Đạo có soạn An Nam lục. Theo như Bổ tam sử nghệ văn chí của Tiền Đại Hân, c̣n có hai vị sứ thần tên là Nguyên Trinh và Văn Tử Phương, mỗi người soạn một tác phẩm Sứ Giao lục và An Nam hành kư.

 Đời Minh Thanh, qua lại giữa Trung Quốc và Việt Nam càng mật thiết hơn, càng có nhiều tác phẩm ra đời, số tác phẩm được truyền ở đời không phải là ít. Trong số đó phần nhiều là tác phẩm của các sứ giả ngoại giao, cũng có một bộ phận mang tính chất du kư.

Đời Minh có bộ Đại Việt sử lược, tác giả là người Việt Nam. Ghi chép sớm nhất về bộ sách này là Văn Uyên các thư mục của Dương Sĩ Kỳ. Về sau có Bí các thư mục của Tiền Phổ, Lục Trúc đường thư mục của Diệp Thịnh và Tứ khố toàn thư tổng mục đều có chép. Nội dung của Đại Việt sử lược có thể t́m thấy trong Thủ Sơn các tùng thư, Tứ khố toàn thư. ở Thư viện Thượng Hải có bản sao sách này của Tri Thánh Đạo Trai đời Thanh. Ngoài Đại Việt sử lược c̣n có Nam Ông mộng lục của Lê Trừng được chép trong Kỷ lục vựng biên, sử địa loại của Tùng thư tập thành sơ biên cũng có chép.

 Đời Minh do có một thời kỳ ngắn chiếm đóng Việt Nam, về sau lại có chuyện họ Mạc soán đoạt ngôi nhà Lê, xoay quanh những hoạt động chính trị ấy, đă ra đời hàng loạt tác phẩm sử học phản ánh t́nh h́nh chính trị địa lư Việt Nam – Hoàng Phúc có Phụng sứ An Nam thủy tŕnh nhật kư, 1 quyển. Sách này hiện c̣n trong Kỷ lục vựng biên phần sử địa loại của sách Tùng thư tập thành sơ biên cũng có chép. Sách ghi chép những năm thuộc niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh, về chiến tranh Việt Nam có B́nh định Giao Nam lục, 1 quyển, của Khâu Tuấn, sách c̣n có tên là Định Hưng vương b́nh định Giao Nam lục. Sách này xưng nhân vật chính trong truyện là “vương” tức chỉ Trương Phụ, nội dung nhiều chỗ giống với quyển 6 Việt Kiệu thư,cuối sách có câu “Nam Kỷ Tỵ niên hiệu Chính Thống, mất trong khi làm việc công, đến đây là 37 năm”. Lời tựa Việt Kiệu thư đề tháng 6 năm Canh Tư niên hiệu Gia Tĩnh (1540). Vậy là Việt Kiệu thư được làm tiếp nối thêm cho B́nh định Giao Nam lục. Nhiều thư mục đời Minh có ghi chép về sách này, hiện thấy chép trong các tùng thư: Quốc triều điển cố, Kim hiến vựng ngôn, Kỷ lục vựng biên, Trạch Cổ trai trùng sao.

 Sách liên quan đến họ Mạc, có An Nam tấu nghị. Tạp sử loại tồn mục trong Tứ khố toàn thưcó chép sách này, không ghi tác giả, chỉ nói là tập sớ của Trương Toàn, gồm 1 quyển. Sử bộ sách Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục th́ đề là Trương Toàn soạn, gồm 2 quyển. Tồn mục tùng thư có chép sách này. Một tác giả gần đây là La Chấn Thường, với tác phẩm Thiện bản thư sở kiến lục, quyển 2, có chép về một quyển sách cùng tên, và chua: “Nghiêm Tung đời Minh soạn, bản chép trên giấy, b́a màu lam, sao từ đời Minh. Sách chép những việc về giao thiệp với An Nam, cuối sách có phụ chép Nghị phủ An Nam sự nghị, có chú thích bên cạnh: Quốc triều điển cố 93, có lẽ chuyển chép từ một sách khác. Tàng thư Thiên Nhất Các, nay quy về kho sách Đại Vân của họ La”. Xét thấy rằng, những điều mà họ La biết cũng được chép vào trong Quốc sử kinh tịch chí – Tập bộ Tấu nghị của Tiêu Hoằng và quyển 2 sách Vạn Quyển đường thư mục của Chu Mục Lương đều ghi là Nghiêm Tung soạn. Sau khi Đặng Dung cướp ngôi nhà Lê, hậu duệ họ Lê là Lê Ninh sai Trịnh Duy Liêu chạy sang Bắc Kinh cáo nạn và xin viện binh. Triều đ́nh bàn thảo, mỗi người một ư. Căn cứ các đoạn chép trong Minh sử – An Nam truyện: “Bọn Hạ Ngôn và Trương Toàn ra sức nói rằng nghịch thần cướp ngôi đoạt nước, không chịu triều cống, đáng đánh lắm”, “Bấy giờ Nghiêm Tung nắm bộ Lễ, cho rằng lời nói của nó (chỉ Trịnh Duy Liêu) chưa thể tin hết được”, “Nghiêm Tung, Trương Toàn nom thấy sắc chỉ của vua, ra sức can ngăn nhưng không được”, như vậy bấy giờ cả Nghiêm Tung và Trương Toàn đều có sớ biểu. Một bộ sách khác có liên quan đến họ Mạc là Nghị xử An Nam sự nghi. Năm thứ 18 niên hiệu Gia Tĩnh, sai Cừu Loan, Mao Bá Ôn chinh phạt An Nam. Bộ sách này chép các tài liệu liên quan đến sự kiện này, như sớ văn của Mao Bá Ôn, công văn và chiếu thư của bộ Binh. Tác giả của Tứ khố toàn thư đề yếu nghi ngờ sách này hăy c̣n thiếu sót. Văn bản hiện c̣n của sách này khá nhiều. Ngoại trừ Tồn mục tùng thư có chép, các bộ tùng thư Hoàng Minh tu văn bị sử, Quốc triều điển cố cũng thu nạp sách này. ở Thư viện Nam Kinh c̣n lưu giữ bản sao chép tay thời Minh, trong Thiên Nhất các tàng thư mục lục có chép một tên sách An Nam nghị nghi và c̣n tàng trữ một bản sao nhan đề Thẩm vấn An Nam sự lược, ngờ rằng đây là tên khác của sách kể trên.

 Sách có liên quan họ Mạc c̣n có một quyển nữa: An Nam Mạc Mậu Hợp liệt truyện, được thu nạp vào trong Hoàng Minh tu văn bi sử, hiện được lưu giữ ở Thư viện Bắc Kinh.Vào những năm thuộc niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, Lư Văn Phương đă biên soạn “Việt Kiệu thư, gồm 20 quyển, đây là bộ trước tác sử học cổ đại Trung Quốc, liên quan đến Việt Nam, tŕnh bày có hệ thống, có độ dày khá đồ sộ. Lời tựa sách này nói đến bối cảnh sáng tác: Khi họ Mạc soán đoạt ngôi vua Lê, triều đ́nh định khởi binh tiến đánh, nhưng ư kiến bàn luận c̣n phân vân, tác giả bèn soạn sách này, khảo sát phong tục, núi sông, lịch sử An Nam. Sách phân ra các mục: diên cách, núi sông, sản vật, phong tục, thư chiếu, biểu chương, chế độ, thơ. Những điều sử chép từ đời Minh trở về trước đại thể lấy từ An Nam chí lược của Lê Trắc, phần chép về đời Minh th́ tác giả sưu tập từ các sách khác, trong đó phần chiếu dụ của vua Vĩnh Lạc cấp cho Trương Phụ, Mộc Thạnh, Trần Hiệp coi là tư liệu quan trọng hơn cả. Chu Di Tôn trong Việt Kiệu thưbạt khen sách này “mạch lạc rơ ràng, dă sử ghi chép về đất nước như thế này thật tuyệt diệu”. Sách này được Tồn mục tùng thư thu nạp, căn cứ vào bản in ảnh bản sao Minh Lam Cách hiện tàng trữ tại thư viện Đại học Bắc Kinh, th́ quyển 1 và quyển 2 khớp với bản sao đời Thanh. Ngoài ra, thư viện Thượng Hải cũng giữ bản sao sách này. Đời Minh, sách liên quan đến Việt Nam, c̣n có An Nam khí thủ thủy mạt, 1 quyển. Hai chữ “thủy mạt” có bản chép là “bản mạt”. Thư viện Nam Kinh có bản sao đời Thanh, sách An Sấu sơn pḥng dục tồn thiện bản thư mục, quyển 5, Bức Tống lâu tàng thư chí, quyển 22 đều chép. An Nam đồ chí, 1 quyển, do Đặng Chung đời Minh soạn, Thư viện Bắc Kinh lưu giữ, có chép tập 1 sách Quốc lập Bắc B́nh đồ thư quán thiện bản tùng thư, có bài tự tựa đề năm thứ 36 niên hiệu Vạn Lịch (1608). Sứ Giao lục do Tiền Phổ soạn, trong tùng thư Nghệ hải vựng hàm có chép, các bộ thư mục đề số quyển không thống nhất, tồn mục 6, truyện kư loại, sách Tứ khố đề yếu ghi là 18 quyển, là do dựa vào Thiên Nhất các tàng bản. ở quyển 8 Thiên Khoảnh đường thư mục của Hoàng Ngu Tắc có chép về sách này nhưng chỉ nói là 1 quyển. Cũng ở quyển 8 Thiên Khoảnh đường thư mục c̣n thu nạp bộ Sứ Giao lục, tác giả là Hoàng Gián. Ngoài ra, quyển 1 sách Giáng Vân lâu thư mục của Tiến Khiếm Ích lại thu nạp bộ Sứ Giao lục, tác giả là Ngô Bá Tông, và chú thích là danh nhân đầu đời Minh. Sách Giao Lê tiễu b́nh sự lược, gồm 5 quyển, do Âu Dương Tất Tiến đời Minh soạn, Thư viện Bắc Kinh lưu giữ. Tứ khố đề yếu cho rằng [sách này] do Phương Duyệt Dân đời Minh soạn. Năm thứ 28 niên hiệu Gia Tĩnh, Phạm Tử Nghi người An Nam và Lê Na Yên quê ở Quỳnh Châu vào quấy rối, Âu Dương Tất Tiến hịch Du Đại Du đánh dẹp. Tứ khố đề yếu nói quyển 1 là bản đồ, từ quyển 2 đến quyển 4 là tấu sớ, quyển 5 là công văn giấy tờ. Phần Tồn mục tùng thư chép là dựa vào bản in ảnh của bản khắc niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, đề là Âu Dương Tất Tiến soạn, Phương Duyệt Dân biên tập, đầu sách có lời tựa của Trương Ngạo, cả phần mục lục và chính văn chỉ có 4 quyển, không có quyển 5 chép công văn giấy tờ. Bản mà Thư viện Bắc Kinh lưu giữ tuy là bản sao đời Thanh nhưng lại có 5 quyển, không biết tại sao Tồn mục tùng thư lại không chép. An Nam lại uy đồ sách, gồm 3 quyển, do Phùng Thời Thích, Lương Thiên Tích biên tập. Tập lược gồm 3 quyển, do Giang Mỹ Trung biên tập, được chép trong Huyền Lăm đường tùng thư. Sự thực mà sách này lấy làm căn cứ, về đại thể là giống nhau, mục đích của người biên tập là ca công tụng đức Giang Nhất Quế.

 Trong đó, phần “đồ sách” thu thập được rất nhiều tranh ảnh h́nh vẽ, nhưng nội dung giản lược. Phần “tập lược” thấy chép trong Thiên Khoảnh đường thư mục, đề là An Nam lại uy tập lược, gồm 3 quyển, chú thích là “Cha của Mỹ Trung là Nhất Quế, quê ở Vụ Nguyên, niên hiệu Gia Tĩnh làm Tri phủ Thái B́nh Quảng Tây. Mao Bá Ôn, Nhất Quế đi chiêu dụ Mạc Đăng Dung xưng thần, nộp cống, xây thành Thu Hàng và đài Chiêu Đức ở Trấn Nam quan, được phong á trung đại phu, được người Giao Châu thờ phụng. Mỹ Trung tập hợp thư từ văn cáo qua lại làm thành sách, Cấp sự trung Nghiêm Ṭng Giản đề tựa”. Nội dung phần Tập lược kỹ càng hơn, chép nhiều chiếu dụ và tấu biểu của họ Mạc và của kỳ mục địa phương Việt Nam, phần này giá trị hơn Đồ sách. Thư viện tỉnh Phúc Kiến lưu giữ An Nam chí, 1 quyển, bản khắc, do Tô Tuấn đời Minh soạn. Sách này từng được chép trong Sử bộ, Ngoại di loại sách Từ thị Hồng Vũ lâu thư mục của Từ (Hỏa Bột) đời Minh. Quyển 3 sách Đạm Sinh đường thư mục của Kỳ Thừa (Hỏa Nghiệp) đời Minh có chép sách An Nam chí, không đề tên người soạn, có lẽ cũng là sách đó. Đời Minh, sách ghi chép về Việt Nam c̣n có An Nam truyện của nhà văn nổi tiếng Vương Thế Trinh, được thu nạp vào các bộ tùng thư loại sử địa như Kư lục vựng biên, Tùng thư tập thành sơ biên. An Nam đồ thuyết, Quách Nhược Tằng soạn, được thu nạp vào loại địa lư Tồn mục tùng thư. An Nam cung dịch kỷ sự, 1 quyển, do một di dân cuối đời Minh tên là Chu Chi Du soạn, được thu nạp vào trong Thuấn thủy di thư. Thư viện Bắc Kinh lưu giữ Chinh An Nam sắc chinh An Nam sự thực, không phân quyển, bản sao đời Thanh. Sách này có lẽ là bản sao gộp của hai tác phẩm B́nh An Nam sắc dụ, Chinh An Nam sự tích mà các bộ thư mục Thiên Khoảnh đường thư mục và Vạn Quyển đường thư mục đă chép. Trên đây là thư tịch do người đời Minh biên soạn hiện nay vẫn c̣n. Thiên Khoảnh đường thư mục của Hoàng Ngu Tắc người đời Thanh, chép toàn sách đời Minh. Theo sách này vẫn c̣n một số thư tịch liên quan đến Việt Nam chưa được lưu truyền. Trong đó có các tác phẩm của Hoàng Phúc: An Nam sự nghi 1 quyển, Tuy Giao lục 2 quyển, Tuy Giao kư 1 quyển. Theo quyển 6 sách Nội các tùng thư mục lục do Tôn Năng Truyền và Tôn Huyên đời Minh soạn, có sách B́nh An Nam bi,do Đại học sĩ Hồ Quảng người đầu đời Minh phụng sắc soạn. Thiên Nhất các tàng thư mục lục có chép 1 bản An Nam sớ cảo. Quyển 2 Vạn Quyển đường thư mục chép B́nh Giao kỷ lược, 10 quyển. Quyển 3 Đạm Sinh đường tàng thư mục chép An Nam kỷ hành chí, 1 quyển, Giao Lê mạt nghị, 3 sách, Tưởng Quang Ngạn soạn.

 Sách ghi chép về Việt Nam ở đời Thanh không phải là ít. Trong Tứ khố đề yếu chép 3 tên sách: tạp sử loại tồn mục 3 có An Nam sứ sự kư, 1 quyển, Lư Tiên Căn soạn, trong mục lục và tùng thư, sách này có nhan đề An Nam tạp kư yếu hoặc An Nam tạp kư; địa lư loại tồn mục 7 chép An Nam kỷ dụ, 1 quyển, của Phạm Đỉnh Khuê, Hải ngoại kỷ sự, 6 quyển, của Trạch Đại Sán. Ba tên sách trên đây, ngoài Tồn mục tùng thư có chép, trong các bộ tùng thư cũng thấy chép, chẳng hạn Thuyết linh, Học hải loại biên, Chiêu đại tùng thư, Biên dư kỷ lược hội sao,và mục Sử địa loại sách Tùng thư tập thành sơ biên. Trung Hoa thư cục năm 2000 xuất bản bản điểm hiệu hợp đính hai tác phẩm An Nam chí lược và Hải ngoại kỷ sự. Đời Thanh có 3 tác phẩm đề là An Nam kỷ lược, một tác phẩm gồm 2 quyển do Nhiệm Đống soạn, được chép trong phần bổ sung của Tŕ Tĩnh trai thư mục, một tác phẩm khác do Tra Lễ soạn, cũng 2 quyển, hiện được lưu giữ ở Thư viện Đại học Vũ Hán, c̣n một tác phẩm nữa có tên khác Khâm định An Nam kỷ lược, gồm 32 quyển, phụng sắc biên soạn năm thứ 56 niên hiệu Càn Long. Nội dung này ghi sự tích vào khoảng năm thứ 53 đến 56 niên hiệu Càn Long, triều đ́nh nhà Thanh giúp An Nam quốc vương Lê Duy Kỳ lấy lại ngôi vua và sắc phong Nguyễn Quang B́nh làm vương. Sách này có bản in ảnh bản sao lưu giữ tại Thư viện Bắc Kinh do Nhà xuất bản Văn vật xuất bản năm 1986. Bài tựa trong đó nói rằng truyền bản của sách này rất ít, “chỉ có Viện Bảo tàng Cố cung và Thư viện Bắc Kinh giữ bản sao. Nhưng theo Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục th́ Thư viện Đại học Dân tộc Trung Ương có giữ bản sao nội phủ Càn Long đời Thanh, hẳn là văn bản tốt nhất.

 Đời Thanh, sách chuyên ghi chép về địa lư Việt Nam càng nhiều, nội dung thêm phong phú. Liệt kê như sau: Ṭng nhung Việt Nam kư, 1 quyển, của Âu Dương Văn Tĩnh, Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc; Việt Nam tân văn lục, 1 quyển, của Vương Nghĩa Phật, Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc; An Nam quân doanh kỷ lược của Trần Nguyên Nhiếp (xem thêm Quân doanh kỷ lược), Thư viện Bắc Kinh; An Nam chí, 1 quyển của Dương Trọng Hưng, phụ chép An Nam quốc h́nh thế khảo lược, 1 quyển, Thư viện tỉnh Hồ Bắc; Việt Nam dư địa lược, 1 quyển, bản sao của họ Viên ở thôn Tiệm Tây, Thư viện Thượng Hải; Sứ Giao kỷ sự, 1 quyển, của Ô Hắc; Nam Giao hảo âm, 1 quyển, Chu Xán biên tập; Sứ Giao ngâm, 1 quyển, An Nam thế hệ lược, 1 quyển, của Chu Xán; bản khắc thời Khang Hy đều thấy ở Thư viện Thượng Hải; Việt Nam kư, 1 quyển; Việt Nam cương vực khảo, 1 quyển, của Ngụy Nguyên; Chinh phủ An Nam kư, 1 quyển, của Ngụy Nguyên; Chinh An Nam kỷ lược, 1 quyển của Sư Phạm; Việt Nam chí, 1 quyển, của 1 người Phương Tây; Việt Nam địa dư đồ thuyết, 1 quyển; Việt Nam thế hệ diên cách lược, 1 quyển, của Từ Diên Húc; Việt Nam đạo lộ lược, 1 quyển; Việt Nam khảo lược, 1 quyển, của Cung Sài; Việt Nam du kư, 1 quyển, của Trần Mỗ, đều thấy chép ở Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao; Du Việt Nam kư, 1 quyển; An Nam luận, 1 quyển, của Lư Đề Ma Thái nước Anh, thấy chép ở Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao tam bổ biên; Việt Nam phong tục kư, 1 quyển, An Nam biến thông hưng thịnh kư của Lư Đề Ma Thái nước Anh, xem Tiểu Phương hồ trai dư địa tùng sao tam bổ biên; Trùng đính Việt Nam đồ thuyết, 6 quyển, của Thịnh Khánh Phật đời Thanh, xem Quan tượng lư tùng thư; Sứ Giao tập, 1 quyển, của Ngô Trường Canh đời Thanh, xem Ngô Hưng tùng thư; Tiếp hộ Việt Nam cống sứ kư, 1 quyển, của Giả Trăn, xem Giả thị tùng thư giáp tập; Hộ tống Việt Nam cống sứ nhật kư, 1 quyển và Tái tống Việt Nam cống sứ nhật kư, 1 quyển, của Mă Tiên Đăng, xem Mă thị tùng khắc; Việt Pháp chiến thư, không chia quyển, 4 sách, Vương Tử Cần biên tập, bản in năm thứ 10 niên hiệu Quang Tự; Việt Nam vong quốc sử, không chia quyển, 1 sách, Tân Dân xă biên soạn, bản in năm thứ 31 niên hiệu Quang Tự; Pháp Việt sự kỷ không chia quyển, Ông Đồng Ḥa soạn, xem bản B́nh Lư tùng cảo; An Nam sử, 4 quyển, người Nhật Bản Dẫn Điền Lợi Chương soạn, Mao Năi Dung dịch, năm thứ 29 niên hiệu Quang Tự, bản in đá của Thượng Hải Giáo dục thế giới xă; Việt sự bị khảo, 12 quyển, Lưu Danh Dự biên tập, bản khắc Quế Lâm năm thứ 21 niên hiệu Quang Tự; An Nam tiểu chí, không có số quyển, Diêu Văn Đống soạn; An Nam kỷ lược, 1 quyển, Thẩm Sâm Nhất soạn, xem bản Ngũ châu liệt quốc chí vựng.

 Trong lịch sử, giao lưu văn hóa Trung – Việt đương nhiên là hai chiều, cho dù ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam là mặt chủ yếu. V́ vậy, có một số thư tịch ra đời trên đất nước Việt Nam đă lưu truyền sang Trung Quốc. Trong số những tác phẩm ấy, Việt sử lược phải coi là quan trọng nhất, ngoài ra, quyển 6 sách Khai Hữu ích trai độc thư ch í của Chu Tự Tằng có chép Việt Nam thi tuyển gồm 6 quyển, Bùi Bích biên tập, bản khắc; trong quyển 4 sách Gia Tùng đường tàng thư ch í có chép Trích diễm tập gồm 6 quyển, Hoàng Đức Lương biên soạn, bản sao, do Mâu Thuyên Tôn giải đề. Theo Bản thư ngẫu kư, c̣n có Hoàng Việt địa dư chí, 2 quyển, bản khắc Kim Ngọc lâu núi Phật Sơn Việt Đông khoảng năm thứ 11 niên hiệu Đồng Trị. Nhưng 3 bộ sách kể trên hiện giờ ở đâu th́ không được biết. Tác phẩm hiện c̣n th́ có thể t́m thấy ở Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc một bộ sách Nam Chi tập của nhà yêu nước Việt Nam chống Pháp Nguyễn Thượng Hiền, niên đại khá muộn, sách có tựa của Chương Bính Lân viết năm 1913.

 Giá trị của số sử tịch kể trên trước tiên đương nhiên là về sử học, Việt Nam từ triều Ngô trở đi có lịch sử riêng của ḿnh để ghi chép, nhưng phần lớn bị thất lạc. Lịch sử trước đó hàng ngh́n năm chủ yếu bảo tồn trong thư tịch Trung Quốc. Tuy những ghi chép đó sơ lược nhưng chúng đều rất quư giá đối với hai nước Việt – Trung. Chẳng hạn, sách Giao Châu ngoại vực kư tuy đă tản mát, nhưng trong các sách như Thủy kinh chú với những trích dẫn giản lược, có thể thấp thoáng nh́n thấy một vài diện mạo xă hội Việt Nam thời thượng cổ. Thủy kinh chúquyển 37, điều “Diệp Du hà” trích dẫn “Giao Chỉ xưa khi chưa chia quận huyện, đất đai có lạc điền, đất ruộng ấy, theo thủy triều lên xuống, dân đến khai khẩn làm ăn, nên gọi là Lạc dân. Đặt ra Lạc vương, Lạc hầu cai quản quận huyện, huyện phần nhiều là Lạc tướng, Lạc tướng có ấn đồng giải xanh. Về sau, con trai vua Thục đem ba vạn binh sang đánh Lạc vương Lạc hầu, qui phục được Lạc tướng. Con trai vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương”. Đây là một ghi chép sớm nhất khá hoàn chỉnh về xă hội Việt Nam thượng cổ. Niên hiệu truyền thuyết của Việt Nam sau này về Hùng vương và Thục Phán, An Dương Vương có thể được khởi đầu từ đây.

 Tác giả của Tứ khố đề yếu khen An Nam chí lược “Có thể chứng minh điều nói ngoa của nhà chép sử”, “có thể tham khảo, kê cứu lẫn nhau”. Bành Nguyên Thụy trong Tri Thánh Đạo trai độc thư bạt, nói Việt sử lược “nhiều chỗ bổ sung cho những ǵ c̣n thiếu của tiền sử”, coi Giao Châu cảo trong Trần Cương Trung thi tập và phần phụ chép thư từ gửi An Nam là “có thể bổ sung cho sự bất cập của Nguyên sử và địa chí”. Sự đánh giá này không nghi ngờ ǵ nữa, quả là chính xác. Chẳng hạn, con trai của Đặng Tất là Đặng Dung. Các sách của Việt Nam như Đại Việt sử kư toàn thư, sách Trung Quốc xuất bản mới đây Việt Nam thông sử đều viết chữ “Dung” (容), nhưng tác phẩm tương đối sớm của Trung Quốc như Việt Kiệu thư lại viết chữ “Dung” (鎔). Minh sử – An Nam truyện, Minh Thái Tông thực lục (quyển 73, 91) cũng viết “Dung” (鎔), và đề cập tới hai anh em của Dung tên là Doăn, Thiết đều có bộ kim bên cạnh, vậy là viết chữ “Dung” (鎔) là chính xác.

 Đứng về nghiên cứu văn học mà nói, những điển tích kể trên cũng có thể có tác dụng bổ sung tư liệu về Việt Nam. Chẳng hạn trong Việt Kiệu thư có nói đến hoạt động văn học của Việt Nam. Quyển 5 sách này nói “Trần Toại là cháu Trần Nhật Cảnh, được phong là Uy Văn Vương. Ông thông minh, hiếu học, tự hiệu là Sầm Lâu, có văn tập truyền ở đời. Thơ ông có câu:

古  來  何  物 不 成  土
死  後  惟  詩  可  勝  金

(Xưa nay vật ǵ mà chả biến thành đất
Sau khi chết chỉ có thơ là quư hơn vàng).

Viếng cháu là Văn Hiếu hầu, ông lại có câu:

山  豈  忍  埋  成  器  玉
月  空  自  照  少  年  魂

(Núi nỡ nào vùi lấp viên ngọc đă mài thành khí
Ánh trăng soi măi hồn phách thiếu niên).

Toại mất lúc 30 tuổi, người trong nước ai cũng thương tiếc”(19). Quư giá nhất là quyển 20 của sách này chép trọn 1 quyển toàn thơ của các bậc vua tôi An Nam, gồm 40 vị, phần lớn trong số tác giả và tác phẩm thơ này không thấy chép trong Toàn Việt thi lục. Tập hợp tác phẩm này mà gộp lại với số thơ của các danh nhân An Nam được chép trong quyển 18 sách An Nam chí lược th́ hẳn sẽ làm phong phú thêm kho báu văn học Việt Nam. Do đó có thể thấy rằng, các sách viết liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc khá phong phú về số lượng, trong đó hàm chứa những tài liệu sử học, văn học rất quư giá. Phần lớn những tác phẩm này chưa được chỉnh lư kỹ càng, nhất là các sách Việt Kiệu thư, An Nam lai uy tập lược, Khâm định An Nam kỷ lược, chúng có nội dung phong phú, tính hệ thống cao và thái độ biên soạn nghiêm túc. Nếu các sách này được chỉnh lư, sẽ trở thành những trước tác ghi chép lịch sử đất nước Việt Nam và giao lưu chính trị văn hóa Trung Việt giống như An Nam chí lược.

Đinh Văn Minh (dịch)

 

NHẬN ĐỊNH

Các tư liệu lịch sử, khảo cổ và nhiều tài liệu phát kiến của khoa học nói chung đă bổ cứu thêm phần nào những khoảng thiếu, sót và trống trong bức tranh Lịch sử Việt Nam thời cổ đại. Lịch sử là sự tổng hợp một cách sinh động và đầy đủ cuộc sống xă hội đương thời. Cần có cách nh́n rộng hơn, các tư liệu sử đáng tin cậy hơn về h́nh ảnh xă hội thời cổ đại của Gia Tiên Người Việt. Đă có không ít thời gian ở Việt Nam diễn ra nhiều cuộc tranh luận về Dân trí Việt. Đă không ít các tư tưởng, các nhận định phiến diện cực đoan quy kết Dân trí Việt thấp kém hơn nhiều nước trên thế giới. Trong không gian công nghệ IT ngày một rộng, một mạnh cho chúng ta nhận thức qua nhiều sự kiện như bầu Tổng thống Hoa kỳ vào cuối năm 2016, hiện tượng Brxit Vương Quốc Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu,… cho thấy Dân trí những nước được coi là lớn, là hiện đại, là Tự do Dân chủ có phần nhận thức, phân biệt thông tin chính trị, xă hội c̣n kém Người Việt Nam. Bỏ phiếu rồi vẫn không hiểu EU là ǵ, bỏ phiếu rồi mới té ra là sai sự thật? Vậy nên Dân Trí – Dân chủ Việt là một phạm trù cần suy xét một cách công bằng, khách quan khoa học.

 

Từ thời cổ đại, Việt vẫn là một quốc gia ḥa đồng, dân chủ khi đối chiếu lịch sử chế độ Phong kiến Việt không có chế độ chiếm hữu Nô Lệ. Xă hội Việt từ Thượng cổ đến nay coi trọng Gia đ́nh, tôn thờ Gia Tiên và Đạo lư lấy việc Thiện, lấy sự độ lượng, bao dung làm căn bản cho ứng xử gia đ́nh và xă hội. Hiện tượng tan vỡ gia đ́nh ở các nước G7 là một vấn đề xă hội nghiêm trọng, là nguồn gốc cho sự khủng hoảng xă hội hiện nay. Trên chương tŕnh truyền h́nh cáp của VTV ở kênh  CinemaWodl vừa phát phim “Tam giác Becmutda ở biển Bắc”, dù là phim hư cấu, dự báo trên ḥn đảo sắp gặp thảm họa thiên nhiên có cảnh (sen – trường đoạn) người con gái ra bờ biển gọi ông bố già là thị trưởng đảo về trú ẩn, ông bố không nghe, chị con gái tát bố rồi bỏ chạy, hành động trên phim nhưng cũng diễn lại cảnh đời thường ở một nước Bắc Âu – Là một hành động vô lễ, bất hiếu không thể chấp nhận được trong Đạo lư Làm người.

 

Tinh khí của một con người thể hiện qua sắc diện mặt, ánh mặt và dáng người. Tinh khí của một Dân tộc thể hiện qua núi sông, phong tục, đức tin. Rơ nhất là Khí diện, dễ nhất là qua Âm nhạc. Từ thời cổ, các làn điệu dân ca cổ điển Việt đều cho thấy khí hiền ḥa, trong sáng, không bi lụy – Điển h́nh là Hát Quan Họ Bắc Ninh, hát Chầu văn Lễ hầu Đồng Đạo Thánh Mẫu. Từ trước, sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở miền Bắc xuất hiện nhiều ca khúc, giao hưởng,… trữ t́nh nhưng tươi sáng đầy đức tin hướng tới tương lai tươi sáng thắng lợi, thống nhất đất nước của Dân tộc. Riêng bản Tiến Quân ca là một trong những Quốc ca hay nhất, thể hiện khí hùng thiêng Dân tộc Việt Nam xưa nay Nhân loại chưa từng có. Ngược lại, từ chế độ Bảo đại – Trần Trọng Kim đến các chế độ Ngô Đ́nh Diệm – Nguyễn văn Thiệu đă sản sinh rất nhiều tự do sáng tác văn học, nghệ thuật – rất nhiều ca khúc âm nhạc làm rung động ḷng người đến tận bây giờ. Nhưng âm nhạc đó bi lụy, đau thương và đầy tuyệt vọng. Chính v́ thế tất cả chế độ Việt Nam Cộng ḥa dù cố đến đâu cũng kết thúc là thất bại.

 

Tháng 2/1972, lănh tụ Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn khi thảo luận với Nhà văn Vũ Ngọc Phan hỏi: “ Anh giải thích cho tôi tại sao ở Nam bộ họ thích cải lương?”.

Nhà văn trả lời: “ Đất Nam Bộ chính thức khai phá thời Chúa Nguyễn Hoàng. Người Bắc và Trung vào mở đất mới nên có câu thơ – Từ thủa mang gươm đi mở nước / Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. Xa quê lại sống ḥa hợp với người Chăm, người K.me cũng tha hương nên có lời ca buồn như khóc”.

Ông Lê Duẩn: “ Anh nói thật chí lư”.

Sau này, lớp các nhà nghiên cứu Văn học cùng thời bấy giờ đều truyền tụng câu chuyện này. Nh́n sang láng giềng Trung Quốc – một nước lớn, một dân tộc lớn, một Đảng lớn lại văn minh lâu đời nhưng tự cổ đến nay âm nhạc Trung Hoa là một trong những nền âm nhạc lớn, huy hoàng của Nhân loại, có giai điệu, ca từ trau chuốt nhưng khí nhạc thường buồn thê thảm vậy nên xă hội Trung Hoa từ thời Tần – Hán đến tận ngày nay không lúc nào yên.
Đọc trên Internets Bách Độ (Baidu) Trung Quốc cho thấy hàng chục năm qua có một chủ đề: “V́ sao Trung Quốc thống trị Việt Nam hơn 1.000 năm mà Việt Nam không bị đồng hóa?” được hàng chục triệu dân mạng Trung Quốc có chung một thắc mắc lớn: “V́ sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc? Nói cách khác, họ coi đồng hóa ngôn ngữ là tiêu chuẩn đồng hóa quan trọng nhất và đều thừa nhận Trung Quốc đă không đồng hóa nổi Việt Nam. Họ tỏ ra tiếc nuối về sự kiện Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ từng là quận huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán hàng ngh́n năm mà rốt cuộc lại trở thành một quốc gia độc lập, dùng chữ Latin hóa, ngày nay là nước chống lại mạnh nhất chính sách xâm lấn Biển Đông của Bắc Kinh”. Chúng ta có thể dẫn một số trang mạng được tập trung tranh luận nhiều như: 为 什 么 经 历 了一 千 多 年 的 统 治,中 国 始 终 不 能 同 化 越 南?“V́ sao đă thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml 越 南人(京 族)为 何 难 以 同 化 “ Người Việt Nam (tộc người Kinh) v́ sao mà khó đồng hóa như vây?” http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html / “路 史” 罗 泌 (1131—1189) 宋 朝 : 越 裳, 雒 越, 瓯 越 瓯  皑, 且瓯, 西 瓯, 供 人, 目 深, 摧 夫, 禽 人, 苍 梧, 越 区, 桂 国, 损 子, 产 里(西 双 版 纳), 海 癸, 九 菌, 稽 余, 北 带,仆 句, 区 吴(句 吳), 是 谓 百 越。#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina.

 

Đó là một sự thật Lịch sử Việt từ thời cổ đại đă có nền Văn minh từ rất sớm trước văn minh Trung Hoa, là gốc cho Văn minh Trung Hoa,… như bài viết đă tổng hợp. Dân tộc Việt đă văn minh hơn th́ sao đồng hóa được? Sự văn minh đó là một ḍng chẩy liên tục trong tâm trí, máu xương Người Việt kiên cường, bất khuất, độ lượng, khoan dung,… là Đạo Người Quân tử như chính Khổng Tử đă nhận định cách đây hơn 2,500 năm! Cần làm sáng tỏ sự thật Lịch sử Văn minh Việt để chúng ta suy xét chọn lọc từ nguồn gốc những ǵ ưu tú nhất Văn minh Tổ tiên Dân tộc Việt rồi tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc Văn minh Công nghiệp Thế giới để xây dựng phát triển Việt Nam trở lại là một Cường quốc bảo vệ Độc lập, Tự do, toàn vẹn lănh thổ và đóng góp quan trọng cho Ḥa b́nh – Thịnh vượng Thế giới như sự nghiệp của Cha, Ông – Tổ Tiên Lạc Việt, Việt Thường, Văn Lang, Đại Việt đă từng làm hàng chục ngh́n năm trước đây. Xem thời khí luân chuyển tạo hóa ở Thiên văn và Kinh Dịch tính từ khi Đại quân Tần xâm lược chiếm đất Bách Việt năm 218 Tr.CN đến năm Việt thống nhất đất nước năm 1975/ Thế kỷ XX sau CN là 36,55 Nguyên (Một Nguyên là 60 năm), thấy rằng khoảng 360 năm nữa, gồm 6 ṿng Giáp Tư, đất cổ của Người Việt sẽ lại trở về hợp nhất trong lănh thổ Việt Nam. Đọc đến đây hẳn Thiên hạ đều cười cho rằng hoang tưởng, song sách này c̣n lưu trữ lâu dài trong thư viện và dân gian bấy giờ mới rơ đúng sai.

 

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2017

 

GHI CHÚ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO DẪN GIẢI

 

1/ Tứ khố đề yếu nói rằng Kinh tịch chí của Tiêu Hoằng “Bộ tùng thư ấy sao chép thư mục cũ, không khảo cứu ǵ cả, không nói rơ sách nào mất sách nào c̣n, ghi chép dễ dăi. Các bộ thư mục xưa nay chỉ có sách ấy là không đáng tin nhất”. Nay khảo các sách Giao Châu tạp sự, Giao Quảng nhị châu kư, Giao Quảng dĩ nam ngoại quốc truyện, Giao Châu tiên hiền truyệnth́ chỉ Tùy chí và Lưỡng Đường thư chí có chép, c̣n Tống chí và Văn hiến thông khảo không chép nữa. Có thể thấy, điều mà Tiêu Hoằng nói trong lời tự tựa “Những ǵ hôm nay ghi chép được cũng đáng khích lệ.

2/ Tùy thư kinh tịch chí chú thích “Ghi chép chuyện về Sĩ Nhiếp và Đào Hoàng”.

3/ Xem Bổ Tấn thư nghệ văn chí san ngộ, phụ chép của Bổ Tấn thư nghệ văn chí, bản tùng thư tập thành.

4/  Xem Diêu Chấn Tông: Tam Quốc nghệ văn chí, bản Tùng thư tập thành tục biên.

 5/ Trích: Vào năm thuộc niên hiệu Càn Đạo, An Nam sang triều cống.

6/  Theo Việt Nam Hán Nôm di sản mục lục do Việt Nam biên soạn, sách này được truyền vào Việt Nam ở thời cận đại.

7/ Tiền Đại Hân: Bổ tam sử nghệ văn chí, quyển 2, bản Tùng thư tập thành. Trong lời bạt An Nam chí lược bạ t in ở quyển 44 tác phẩm Bộc thư đ́nh tập của Chu Di Tôn, có nhắc đến sách này, nhưng đương thời họ Chu chưa được tận mắt nh́n thấy sách.

8/ La Chấn Thường: Thiện bản thư sở kiến lục, Thương vụ ấn thư quán, năm 1958.

9/  Xem Bộc thư đ́nh tập, quyển 44.

10/ Các tỉnh tiến tŕnh thư mục, sách tỉnh Triết Giang tặng cũng 18 quyển. Sách này Tứ khố tồn mục tùng thư chưa thu nạp.

11/ Triệu thị Bảo Văn đường thư mục – Từ thị Hồng Vũ lâu thư mục, Cổ điển văn học xuất bản xă, tháng 12 năm 1957.

12/  Do Ủy ban biên soạn Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư biên soạn, Tề Lỗ thư xă, tháng 9 năm 1995, sau đây gọi tắt là Tồn mục tùng thư.

13/ Xem Tống sử nghệ văn chí – Bổ – Phụ biên, Thương vụ ấn thư quán, tháng 12 năm 1957. Sách này thu nạp các tác phẩm: Tống sử nghệ văn chí, Tống sử nghệ văn chí bổ, Tứ khố khuyết thư mục, Bí thư sách tục tứ khố thư mục, Trung hưng quán các thư mục, Tống quốc sử nghệ văn chí.

14/  Sách này cũng được nhắc tới trong B́nh định Giao Nam lục: “Tôi nhân tham khảo bảng văn lộ bố chép trong sách ghi chép về quận Giao Chỉ và tấm bia nói về b́nh định An Nam do ông Hồ Văn Mục phụng sắc soạn… phụ chép điều tôi biết được vào trong sách này”.

15/  Xem Mông Văn Thông: Việt sử tùng khảo, An Dương Vương tạp khảo, Nhân dân xuất bản xă, tháng 3 năm 1983.

16/ Việt sử thông giám bắt đầu biên soạn vào năm thứ 9 niên hiệu Tự Đức (1856), hoàn thành vào năm thứ 34 niên hiệu Tự Đức (1881). Lịch triều hiến chương loại chí biên soạn vào năm thứ 2 niên hiệu Minh Mệnh triều Nguyễn.

17/  Đoạn văn này trong Việt Kiệu thư chắc là trích từ quyển 15 sách An Nam chí lược.

18/ Văn hiến tham khảo: Tùng thư tông lục. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xă, tháng 2 năm 1990.

– Trung Quốc cổ tịch thiện bản thư mục. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xă tháng 12 năm 1990.

– Thanh sử cảo nghệ văn chí thập di. Trung Hoa thư cục, tháng 9 năm 2000.

– Tùng thư tập thành sơ biên, phần Thư mục.

– Tùng thư tập thành tục biên, phần Thư mục.

– Tứ khố toàn thư, phần Thư mục.

– Tứ khố toàn thư tồn mục tùng thư, phần Thư mục.

19/ Kinh tế thời Nguyên thủy ở Việt Nam – Đặng Phong, NXB Khoa học xă hội xuất bản 1970.

 20/  Việt sử lược, Việt thi tuyển, Trích diễm tập, Hoàng Việt địa dư chí đều được bảo quản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội. Trong đó, Hoàng Việt địa dư chí có bản khắc in Kim Ngọc lâu.

 21/ 尚書大傳/卷,  後漢書/卷, 維基文庫, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2016.

22/ Khuyết danh, Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn học, H, 1972

23/ Lịch Đạo Nguyên và nhóm tác giả, Thủy kinh chú sớ, Nxb. Thuận Hóa, H, 2005

24/ Đào Duy Anh. Lịch sử cổ đại Việt Nam. Nxb. Văn hoá Thông tin. H, 2005

25/ William H. Baxter (白一平), Laurent Sagart (沙加爾). Baxter-Sagart Old Chinese reconstruction, version 1.1 (20 September 2014), University of Michigan College of Literature, Science, and the Arts. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2016.

26/ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí,Nxb. Sử học, H, 1962

27/ Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Nxb. Văn hóa, H,1997

28.    Trương Thái DuMột cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam.

29 / Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb. Sử học, H, 1961

30 / 汉语大词典编辑委员会, 汉语大词典编纂处. 汉语大词典, 第九卷. 上海辞书出版社,1992

31 / Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Sử Thông giám Cương mục, Nxb. Văn sử địa, H, 1957 – 1960

32 / Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt, Nxb. Hội nhà văn, H, 2016 

33 / Nguyễn Trăi toàn tập, Nxb. Khoa học xă hội, H, 1976

34 /  Lê Văn Diễn, Nghi Xuân địa chí, UBND huyện Nghi Xuân, 2001 

35/ Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

36 /《交 州 外 域 记: “南 越 王 尉 佗 举 众 攻 安 阳 王。安 阳 王 有 神 人 皋 通,下 辅 佐,为 安 阳 王 治 神 弩 一 张,一 发 杀 三 百 人”: Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

37/《水经·叶榆水注》中注引《交州外域记》云:“交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách “Thủy Kinh.Diệp Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Kư” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai th́ có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện, về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

38/ Khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như c̣n nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ tŕnh độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và c̣n phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

39 / Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán, thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện c̣n ở Ân Thi, Hưng Yên

Advertisements

Chia sẻ:

Liên quan

Những danh nhân Bắc Giang với sự nghiệp bang giao của đất nướcIn "Lịch sử Việt Nam"

Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt NamIn "Lịch sử Việt Nam"

Từ chính sử đến dă sử...In "Lịch sử Việt Nam"

19 thoughts on “Văn minh Việt – Một sự thật lịch sử”

1.     https://2.gravatar.com/avatar/b55a935ae8b2f40679bd42d76c18ae21?s=32&d=identicon&r=GNguyen An nói:

Tháng Tám 15, 2017 lúc 2:03 sáng

Bài viết hay, bổ ích cho việc giáo dục lịch sử,

Phản hồi

2.     https://1.gravatar.com/avatar/4675777722ad8218fd736e0713b002a8?s=32&d=identicon&r=GNguyen Va Do nói:

Tháng Tám 16, 2017 lúc 6:24 chiều

1) Tác giả rất yêu nước Việt và Lịch Sử Việt
2) Trang nghiencuulichsu.com ngày càng được tín nhiệm
Chúc mừng admin

Phản hồi

o    https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 7:31 sáng

tôi nghe nói “nhiệt t́nh mà ngu dốt là phá hoại” chẳng được tích sự ǵ. Nói th́ nên cân nhắc, chắc chắn hăy nói, nhất là về học thuật, về lịch sử như thế này. Nói không chuẩn ghi gây nhiễu thôi. Người đọc tỉnh táo không sao, nhưng có người cứ sái cổ tin theo th́ hậu quả khó lường.

Ví dụ nêu lên ư kiến ǵ đó th́ hăy trưng tài liệu chắn chắn tin cậy để chứng minh và phân tích. Chứ nói khơi khơi th́ ai chẳng nói được?

Phản hồi

3.     https://0.gravatar.com/avatar/fa01254db662d618c301148e82097113?s=32&d=identicon&r=GDuc Tran nói:

Tháng Tám 20, 2017 lúc 3:47 chiều

Một bài viết hoàn toàn NHẢM NHÍ và NỰC CƯỜI.

Chỉ cần kể tệ hại lớn nhất là người viết bài này không-có-một-tư-ư-thức nào về cái việc cơ-bản-hàng đầu của nghiên cứu lịch sử đó là PHÂN LOẠI TƯ LIỆU. Trộn lẫn tất cả thần tích, ca dao, tục ngữ, diễn văn, phát biểu, thơ ca, h́nh ảnh, báo cáo,… đủ mọi thời đại Tần Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh Trung Cộng Lư Trần Lê Nguyễn v.v.. lộn tùng phèo với nhau miễn là nó “nghe có vẻ” hợp với lập luận nhảm nhí vơ quàng vơ xiên của ḿnh

(đơn cử: Đào đươc mảnh đá, cứ-cho-là-cổ-thật, có chữ Hán, ở Quảng Tây, phán luôn đó là chữ của Lạc Việt?! Một lăo học giả bá vơ nào đó nói cái ǵ hợp tai thế là đem vào, cứ như là phát kiến khoa học ghê gớm lắm?!).

Vậy mà viết được dài một cách nực cười, hoang tưởng về chủ nghĩa dân tộc bất chấp sự thật và logic như thế này. Tôi nghĩ người viết bài có vấn đề về đầu óc, bị tâm thần.

Và admin đăng được bài này, không hiểu là ra sao? Dù có thể nói là tự do ngôn luận, nhưng bài viết phản lại lư trí thông thường của con người này sẽ làm giảm uy tín của web.

Phản hồi

o    https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 7:09 sáng

Thời ḱ Hùng Vương-An Dương Vương truyền lại theo truyền thuyết, truyền thuyết là ǵ? Chính là ḍng dơi của các đời Hùng Vương-An Dương Vương c̣n sinh sống ở đất cũ từng đóng đô, từng hoạt động ở đấy, hay nói đúng hơn là các bậc bô lăo hoặc già làng hoặc các vị có chức sắc trong làng. Hăy về di chỉ Cổ Loa ở huyện Đông Anh – Hà Nội mà nghe các bô lăo-già làng, các vị trông coi di tích miếu thờ ở đấy mà nghe kể chuyện về thời An Dương Vương, nghe kể gốc tích An Dương Vương, chuyện Mị Châu-Trọng Thủy, nghe kể nơi nào là từng là đặt cung điện của An Dương Vương, nơi nào là kho vũ khí, nơi nào băi chiến trường, nơi nào Triệu Đà từng đóng quân. Lúc đó mới biết thời đại An Dương Vương là có thật như sách cũ đă chép.

Ngày xưa Tư Mă Tử Trường tiêu diêu khắp miền Trung Nguyên, phía nam chu du Cửu Giang-Ngũ Hồ, nào là Tam Ngô-Bách Việt, đến đâu cũng nghe các bô lăo kể chuyện về thời xưa, nghe chuyện vua Nghiêu cách thời ḿnh 2.000 năm từng đóng đô ở đâu, truyền ngôi cho vua Thuấn ra sao, chinh phục Tam Miêu thế vào, kể cả nghe các bô lăo kể chuyện về thời b́nh sinh Hán Cao Tổ thời c̣n là Bái Công là kẻ ham rượu gái quỵt nợ ra sao để chép nên Sử kí nổi tiếng kim cổ đấy thôi. Lịch sử được viết nên không phải chỉ ở pḥng sách của sử gia mà thôi, mà c̣n là từ miệng của các bô lăo kể chuyện bên bếp lửa.

Nghiên cứu sử phải biết dùng tư liệu, v́ người xưa nói “tin quá vào sách không bằng đừng đọc sách”, là ư nói phải biết phân biệt đúng sai, phải biết gạn lọc khơi trong, trên vàng hạ cám. Nhất là thời ḱ chưa có văn hiến, phải cẩn thận khi dùng tài liệu. Nguyên tắc là tài liệu càng xưa càng có giá trị. Nên phân biệt thế nào là dă sử hoặc cổ tích. Dă sử mới có giá trị nghiên cứu. Cổ tích chỉ có giá trị văn học mà thôi.

Phản hồi

§  https://0.gravatar.com/avatar/fa01254db662d618c301148e82097113?s=32&d=identicon&r=GDuc Tran nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 9:30 sáng

Tôi không hề phủ nhận toàn bộ giá trị nghiên cứu của những loại tư liệu như truyền thuyết, dă sử. Song sử dụng bất kỳ tư liệu nào, kể cả chính sử, sử văn bản, khảo cổ,.. cũng phải có phương pháp phân loại và phê phán tư liệu đúng đắn. Đặc biệt, những tư liệu như truyền thuyết, dă sử kém tin cậy hơn lại càng phải thận trọng. Bởi chúng ta không lạ ǵ hiện tượng “chế biến truyền thuyết”, “sáng tác thần tích” như dưới tay chế tác của Đông các học sĩ Nguyễn Bính hay kho thần tích ở Bằng Đắng (Vĩnh Phúc) của Quản giám bách thần Nguyễn Hiền/Tô Thế Huy. Bản thân truyền thuyết dân gian ở Cổ Loa th́ cũng phải xem xét tùy từng cái: An Dương Vương quả có thật nhưng thật đến mức độ nào th́ phải đánh giá tiếp.

Trí tuệ dân gian truyền miệng, mơ hồ, vô bằng vô cứ, không thể mặc nhiên đem vào sử ngay được. Phải đi vào đánh giá từng trường hợp cụ thể. Tư Mă Thiên là sử gia thời cổ, chưa h́nh thành phương pháp sử học hiện đại song cũng không dùng lời truyền miệng bừa băi: bên cạnh chấp nhận lời truyền tụng của dân về Hán Cao Tổ th́ ông cũng bác bỏ chuyện Thái tử Đan than thở ngựa mọc sừng hay kiểm chứng việc Hàn Tín chôn mộ mẹ ở chỗ rộng răi bằng cách đến tận nơi xem. Tóm lại là phân loại và phê phán tư liệu cực kỳ quan trọng và mới cần đầu óc sử gia.

Điều này hoàn toàn không thấy được trong bài viết dài trên, cho nên tôi mới nói nó nhảm nhí và nực cười, v́ cũng theo ḍng của những Kim Định, Hà Văn Thùy hoang tưởng về cổ sử, khêu gợi ḷng tự tôn dân tộc quá khích, ngu muội.

§  https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 10:46 sáng

Tôi nghĩ bạn cũng là người hiểu chuyện, đă rơ ư tôi rồi.

Chuyện dă sử truyền thuyết phản ánh sự thật lịch sử cũng được chứng minh như thời ḱ An Dương Vương là có thật, giống như thời ḱ vua Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc. Đều là truyền thuyết được chép vào thời sau và có khảo cổ soi sáng.

Ví dụ dă sử chép An Dương Vương đóng đô ở huyện Phong Khê, tức là huyện B́nh Đạo thời nhà Ngô-Tấn, tức là di chỉ Cổ Loa ở huyện Đông Anh – Hà Nội ngày nay. Dă sử tức là các chuyện trong sách như tôi đă dẫn Giao châu ngoại vực kí, Nhật Nam truyện, Quảng châu kí… đều chép về An Dương Vương. Khảo cổ ở di chỉ Cổ Loa cũng đă phát hiện hàng vạn mũi tên đồng, cả hệ thống thành hào cũ, cả trống trống đồng nữa, các di vật vũ khí, công cụ sản xuất bằng đồng đă chứng tỏ đây là một ṭa thành đắp bằng lũy đất, là nơi tập trung đông dân cư, xứng đáng là một trung tâm văn hóa lớn của Giao Chỉ đương thời. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa di chỉ Cổ Loa là kinh đô Phong Khê của An Dương Vương thời xưa. Ở đây vẫn c̣n dày đặc các miếu đền về các nhân vật cùng thời.

Lấy ví dụ thời ḱ vua Nghiêu để so sánh. Vua Nghiêu theo truyền thuyết dă sử ở ngôi khoảng năm 2333 TCN – 2297 TCN, tức là thời ḱ cuối thời đồ đá mới ở Trung Quốc, có thể thời này bắt đầu dùng đồ kim khí bằng đồng đỏ nhưng rất ít, công cụ chủ yếu vẫn là đồ đá mới và đồ gốm, con người đă định canh định cư, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, có thể tụ họp thành các cộng đồng làng ấp lớn, cũng đủ để dựng nên nhưng tiểu quốc nhỏ rồi. Dă sử hay truyền thuyết đều chép vua Nghiêu đóng đô ở đất Đào Đường hoặc đất B́nh Dương. V́ văn hiến Trung Quốc tạm có từ thời nhà Thương (1766 TCN–1122 TCN) với chữ giáp cốt, cách thời vua Nghiêu phải đến 1.000 năm. Có nghĩa là chuyện vua Nghiêu phải truyền miệng dă sử khoảng 1.000 năm mới may ra được người thời nhà Thương bắt đầu dùng chữ viết giáp cốt để ghi lại sự tích thành văn. Nhưng sự tích thành văn chép về thời vua Nghiêu được biết đến như Thượng thư – Nghiêu điển, Trúc thư kỉ niên, Sử kí chỉ xuất hiện từ thời Xuân thu-Chiến quốc về sau, tức là đă cách xa thời vua Nghiêu ngót khoảng 2.000 năm rồi. Dă sử thời này cũng chép vua Nghiêu sai họ Hi-Ḥa quan sát thiên văn, hoặc bao huyền thoại khác như truyền ngôi cho vua Thuấn hoặc là có thuyết nói vua Nghiêu bị vua Thuấn bắt giam, hay các truyền thuyết ca ngợi công đức của vua Nghiêu… Như vậy có đáng tin là vua Nghiêu là nhân vật lịch sử có thật hay không? Nhưng người ta đă khai quật di chỉ Đào Tự ở huyện Tương Phần tỉnh Sơn Tây cũng tức là đất Đào Đường hoặc đất B́nh Dương mà dă sử chép đến, người ta đă phát hiện cả cụm di chỉ lớn bao gồm cả khu nhà ở được cho là dấu vết thành cung cũ, phát hiện được dấu vết đài quan sát thiên văn, c̣n có các đồ nhạc khí, lễ khí. Người ta cho rằng đây là dấu vết của kinh đô thời vua Nghiêu. Tức là từ dă sử đă thành lịch sử rồi.

Vua Nghiêu ở thời đồ đá mới mà c̣n như vậy. Huống chi An Dương Vương ở thời đồ đồng, niên đại lại gần hơn, th́ cũng đáng tin.

4.     https://1.gravatar.com/avatar/1d2dea564fc7821e06a857e096b2c3cb?s=32&d=identicon&r=Gnguyễn huy hùng nói:

Tháng Tám 21, 2017 lúc 11:17 chiều

Trần Đức b́nh luận hạy nhất như chỉ mới biết đọc, biết viết. Tôi có biết ở Trung quốc mấy năm 2011 – 2013 có hội nghị tại Bắc Kinh chuyên đề khoa học về văn minh Lạc Việt là nguồn gốc văn minh Trung quốc, xuất bản đến mấy quyển sách khoa học lịch sử, mỗi quyển dầy đến cả ngh́n trang. Lúc đó Trần Đức c̣n mù chữ. C̣n thấy ảnh cái “lăo học giả bá vơ” nào đấy được Ôn gia Bảo bắt tay v́ là một trong các chuyên gia hàng đầu về lịch sử khảo cổ của Chính phủ Tàu.

Phản hồi

o    https://0.gravatar.com/avatar/fa01254db662d618c301148e82097113?s=32&d=identicon&r=GDuc Tran nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 9:35 sáng

Sách có xuất bản vạn trang cũng chỉ là giấy vụn, được Thủ tướng Trung Quốc bắt tay th́ cũng chẳng có ư nghĩa ǵ với khoa học. Sự kính trọng trong khoa học nhờ vào chất lượng nghiên cứu chứ không phải là hoang tưởng với ba đống chữ nhảm nhí và xun xoe bọn chức quyền mù tịt học thuật.

Bạn có dù là một chút lập luận khoa học với bằng chứng, chứng cứ đáng tin cậy nào để phản biện chăng hay chỉ có những lời rác rưởi cảm tính kém thuyết phục, thưa người chắc cũng biết đọc biết viết mà c̣n ngu xuẩn hơn kẻ không biết đọc biết viết khi chỉ biết công kích cá nhân?

Phản hồi

5.     https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 6:02 sáng

水經注卷三十七葉榆河引《交州外域記》曰:
交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民,設雒王、雒侯,主諸郡縣。縣多為雒將,雒將銅印青綬。後蜀王子將兵三萬來討雒王、雒侯,服諸雒將,蜀王子因稱為安陽王。後南越王尉佗舉衆攻安陽王,安陽王有神人名臯通,下輔佐,為安陽王治神弩一張,一發殺三百人,南越王知不可戰,却軍住武寧縣。按《晉太康記》,縣屬交趾。越遣太子名始,降服安陽王,稱臣事之。安陽王不知通神人,遇之無道,通便去,語王曰:能持此弩王天下,不能持此弩者亡天下。通去,安陽王有女名曰媚珠,見始端正,珠與始交通,始問珠,令取父弩視之,始見弩,便盜以鋸截弩訖,便逃歸報南越王。南越進兵攻之,安陽王發弩,弩折遂敗。安陽王下船逕出于海,今平道縣後王宮城見有故處。《晉太康地記》,縣屬交趾,越遂服諸雒將。

Thủy kinh chú quyển 37 Diệp Du hà (Bắc Ngụy – Lịch Đạo Nguyên soạn) dẫn Giao châu ngoại vực kí chép:

Đất Giao Chỉ ngày xưa khi chưa đặt thành quận huyện, đất đai có ruộng Lạc, dân làm ăn ở ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống, nhân đó có tên là dân Lạc, đặt ra Lạc Vương-Lạc Hầu để làm chủ các quận huyện, huyện phần nhiều có chức Lạc tướng, Lạc tướng đeo ấn đồng thao xanh. Sau có con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương-Lạc hầu, chinh phục các Lạc tướng, con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương. Sau nữa vua Nam Việt là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương, An Dương Vương có người thần tên là Cao Thông xuống phụ tá, làm cho An Dương Vương một chiếc nỏ thần, bắn một phát giết ba trăm người, vua Nam Việt biết không đánh được, rút quân về đóng ở huyện Vũ Ninh. Xét sách Tấn Thái Khang kí chép huyện này thuộc quận Giao Chỉ. Vua Nam Việt sai Thái tử tên là Thủy hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ vương. An Dương Vương không biết Thông là người thần, đối đăi không phải đạo, Thông bèn bỏ đi, bảo vương rằng: “Giữ được nỏ này th́ làm vương thiên hạ, không giữ được nỏ này th́ mất thiên hạ.” Thông đi rồi, An Dương Vương có con gái tên là Mị Châu thấy Thủy đoan chính, Châu thông giao với Thủy, Thủy hỏi Châu xin lấy nỏ của cha ra cho ḿnh xem, Thủy thấy nỏ, bèn lén cưa đứt lẫy nỏ rồi trốn về báo cho vua Nam Việt. Vua Nam Việt tiến binh đánh vương, An Dương Vương bắn nỏ th́ nỏ đă găy, liền thua. An Dương Vương xuống thuyền đi tắt ra ở ngoài biển, thành cung cũ của vương ở huyện B́nh Đạo ngày nay c̣n thấy chỗ cũ. Tấn Thái Khang địa kí chéo huyện này thuộc quận Giao Chỉ. Vua Nam Việt bèn chinh phục các Lạc tướng.

________________

太平御覽卷三百四十八引《日南傳》曰:

南越王尉佗攻安陽。安陽王有神人睪通爲安陽王治神弩一張,一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄。

Thái b́nh ngự lăm quyển 384 (Bắc Tống – Lí Phưởng soạn) dẫn Nhật Nam truyện chép:

Vua Nam Việt là Úy Đà đánh An Dương Vương. An Dương Vương có người thần là Cao Thông giúp An Dương Vương làm một chiếc nỏ thần, bắn một phát giết chết một vạn người, bắn ba phát giết ba vạn người. Đà bèn rút lui, sai Thái tử tên là Thủy hàng An Dương Vương. An Dương Vương không biết Thông là người thần, đối đăi không phải đạo lí, Thông bỏ đi. Thủy có dáng vẻ đẹp đẽ, con gái An Dương Vương tên là Mị Châu thích dáng vẻ ấy mà giao thông với Thủy. Thủy cùng Châu vào kho, lén cưa đứt lẫy nỏ thần, rồi trốn về báo cho Đà. Đà liền ra chỗ không ngờ mà đánh, An Dương Vương v́ nỏ găy quân thua, bèn vượt biển bỏ trốn.

________________

《史記》卷百一十三南越列傳第五十三索隱引《廣州記》云:交趾有駱田,仰潮水上下,人食其田,名為駱人。有駱王、駱侯。諸縣自名為駱將,銅印青綬,即今之令長也。後蜀王子將兵討駱侯,自稱為安陽王,治封溪縣。後南越王尉他攻破安陽王,令二使典主交阯、九真二郡人。

《Sử kí》 quyển 113 Nam Việt liệt truyện 53 Sách ẩn (Đường – Tư Mă Trinh soạn) dẫn 《Quảng châu kí》chép:

Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương-Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê. Sau nữa vua Nam Việt là Úy Tha đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả điển chủ người hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân.

___________________

《北堂書鈔》卷第一百二十五武功部十三引劉欣期《交州記》云:安陽王者其城在乎道縣之東北林賀周相睪通徐作神弩趙曲者南越王佗之孫屢戰不克矯託行人因得與安陽王女媚珠通截弦而兵既重交一戰而霸也。

《Bắc đường thư sao》 quyển 125 Vũ công bộ 13 (Đường – Ngu Thế Nam soạn) dẫn 《Giao châu kí》 của Lưu Hân Ḱ chép:

An Dương Vương có thành ở phía đông huyện B́nh Đạo, có (người thần là) Cao Thông làm ra nỏ thần. Triệu Khúc là cháu của vua Nam Việt tên Đà nhiều lần đến đánh nhưng không thắng, bèn muợn cớ gửi người sang nhân đó mà thông giao với con gái của An Dương Vương là Mị Châu, cắt đứt dây nỏ mà đem binh sang đánh nữa, bèn một trận là thắng.

_____________

《舊唐書》卷41志第二十一地理四引《南越志》曰:

交趾之地,最為膏腴。舊有君長曰雄王,其佐曰雄侯。後蜀王將兵三萬討雄王,滅之。蜀以其子為安陽王,治交趾。其國地,在今平道縣東。其城九重,周九里,士庶蕃阜。尉佗在番禺,遣兵攻之。王有神弩,一發殺越軍萬人,趙佗乃與之和,仍以其子始為質。安陽王以媚珠妻之,子始得弩毀之。越兵至,乃殺安陽王,兼其地。

《Cựu Đường thư》 (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn) quyển 41 Chí 21 Địa lí 4 dẫn 《Nam Việt chí》 chép:

Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con ḿnh làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện B́nh Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín ṿng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc. Úy Đà đóng đô ở thành Phiên Ngu phát binh sang đánh. Vương có nỏ thần bắn một phát giết một vạn quân Việt. Triệu Đà bèn ḥa với vương, rồi sai con ḿnh tên là Thủy làm con tin. An Dương Vương đem con gái tên là Mị Châu gả cho Thủy, Thủy thấy được nỏ thần bèn hủy đi. Kịp khi quân Việt đến liền giết An Dương Vương, chiếm cả nước ấy.

___________________________

嶺南摭怪卷之二金龜傳曰:

甌貉國安陽王,巴蜀人也,姓蜀名泮。因先祖求雄王之女媚娘為婚,雄王不許,怨之。泮欲成前志,舉兵攻雄王,滅文郎國,改號甌貉國而王之。築城於越裳之地,隨築隨崩。王乃立壇齋戒,祈禱百神。三月初七日,見一老人從東方來,至城門,歎曰:「建立此城,何時而就?」王喜,迎入殿,行拜禮,問曰:「立此城,臨就復崩,傷損功力而不能成,何也?」老人曰:「有清江使來,與王同築成。」言訖辭去。

翌日,王出東門望之,忽見金龜從東方來,立於水上,能解作人語,自稱清江使,明知天地陰陽鬼神之事。王喜曰:「此老人所以告我者。」遂以金輦舁入城中,延坐殿上,問以築城不就之故。金龜曰:「此山精氣,乃前王之子,為國報仇,並有千載白雞化為妖精,隱在七曜山中。有鬼,乃前代樂工埋葬於此,化為鬼。傍有一館,以宿往來人。館主名悟空,有一女並白雞一雙,是鬼精之餘氣,凡人往來宿泊者,鬼精化千形萬狀而害之,死者甚眾。今白雄雞娶館主之女,若殺雄雞,滅其鬼精,彼必聚陽氣化為妖書,鴟鴞鳥銜書飛上旃 之樹,奏於上帝,乞壞其城。臣嚙墜其書,王速收之,則城可成。」

金龜使王托為行路人,寓宿館中,置金龜於門楣上。悟空曰:「此館有妖精,夜常殺人。今日未暮,郎君速行,勿宿。」王笑曰:「死生有命,鬼魅何為?吾不足畏。」乃留宿焉。

夜間鬼精從外來,呼曰:「何人在此,不速開門?」金龜叱曰:「門閉,汝何為乎?」鬼精放火,變現千形萬狀,詭異多方,以驚怖之,終不得入。至雞嗚時,鬼精走散。金龜會王,追躡之,至七曜山。鬼精收藏殆盡,王乃還館。

明旦,館主令人來收葬宿泊人身屍。見王欣然笑語,皆趨拜曰:「郎君安然若此,必聖人也。」乞求其神術以救生民。王曰:「殺爾白雞而祭之,鬼精盡散。」悟空從之,殺白雞,而女子即倒死。乃命掘七曜山,得古樂器及骨骸,燒碎為炭,投之江流。日將晚,與金龜登越裳山,見鬼精以為鴟鴞鳥,六足,銜書飛上旃 樹。金龜遂化為色鼠,隨其後,嚙鴟鴞足,書墜於地。王速收之,書蠹已過半矣。自此鬼精遂滅。

築城半月而就,其城延廣千丈餘,盤旋如螺形,故曰螺城,又曰思龍城。唐人呼曰昆侖城,取其最高也。

金龜居三年,辭歸。王感謝曰:「荷君之恩,其城已完。如有外禦,何以禦之?」金龜曰:「國祚盛衰,社稷安危,天之運也。人能修德以延之,王有所願,何為惜之?」乃脫其爪授王曰:「用此作機弩,向賊發箭,無憂矣。」言訖,遂歸東海。王命皋魯為弩,以爪為機,名曰:靈光金龜神機弩。

後趙王佗舉兵南侵,與王交戰。王以神機弩射之,佗軍大敗,馳於鄒山與王對壘,不能正戰,遂請和。王喜,許小江以北佗治之,以南王治之。

未幾,佗求婚。王不意,以王女媚珠嫁佗子仲始。仲始誘媚珠竊覓神機弩,潛作別機換金龜爪。詐謂北歸省親,曰:「夫婦之情,不可相忘;父母之親,不可偏廢。吾今歸省,萬一兩國失和,南北隔別,我來尋汝,將用何物表我?」媚娘曰:「妾為兒女,如遇睽離,情難勝矣。妾有鵝毛錦褥,常附於身處,到時即拔毛置三歧路以示之。庶得相救。」

仲始挾機而歸。佗得之,大喜,乃舉兵攻王。王恃神機弩,圍棋自若,笑曰:「佗不畏神機弩耶?」佗軍進迫,王舉弩,而神機已失,乃自奔走。王置媚珠於馬後,與之南走。仲始認鵝毛而追之。王至海濱,途窮無舟楫可渡。王呼曰:「王喪乎!清江使何在?速來救我!」金龜湧出江上,叱曰:「在馬後者,賊也。」王乃拔劍斬媚珠,女祝曰:「妾為兒女,有叛逆之事以害死其父,則為微塵。如忠孝一節,為人所詐,死則化為珠玉,雪此仇耻。」媚珠死於海濱,血流水上,蚌蛤吸之,化成明珠。王持七寸文犀,金龜開水,引王入於海去。世傳演州郡高舍社夜山,即其處也。佗軍到此,茫然無所見,惟媚珠屍在焉。仲始抱媚珠屍,歸葬螺城,化為玉石。媚珠已死,仲始痛惜不已,於沐浴處,想媚珠形體,遂投井死。後人事東海明珠,以此井水洗之,愈明潔。因避媚珠名,故呼明珠為大玖、小玖是也。

Lĩnh Nam chích quái quyển 2 Kim Quy truyện (Trần – Trần Thế Pháp soạn) chép:

Vua An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục tên Phán. Tổ tiên ngày trước cầu hôn lấy Mỵ Nương là con gái vua Hùng Vương, nhưng Hùng Vương không gả, nên đem ḷng oán giận. Phán muốn hoàn thành chí người trước, cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, đổi tên nước thành Âu Lạc, rồi lên làm vua.

Xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy, vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo. Ngày mồng 7 tháng 3, bỗng thấy một cụ già từ phương tây tới trước cửa thành, than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được!”.

Vua đón vào trong điện, vái và hỏi rằng: “Ta đắp thành này đă nhiều lần nhưng cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới, cùng nhà vua xây dựng mới thành công”, nói xong từ biệt ra về (1).

Hôm sau vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói được tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đă báo cho ta biết trước”. Bèn rước vào trong thành, mời ngồi trên điện, hỏi việc v́ sao xây thành không được. Rùa vàng đáp: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều trước chôn ở đây. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách văng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng, vốn là dư khí của quỉ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, th́ quỉ tinh lại biến hóa muôn h́nh vạn trạng, làm hại người chết rất nhiều. Nay giết được con gà trống trắng và con gái chủ quán ấy th́ trấn áp được quỉ tinh. Quỉ tinh sẽ hóa ra lá thư yêu tinh, cho con chim cú ngậm bay đậu lên trên cây chiên đàn, tâu cùng thượng đế để xin phá thành. Thần sẽ cắn rơi lá thư, nhà vua tức tốc nhặt lấy, th́ thành sẽ xây được”.

Rùa vàng bảo vua giả làm kẻ đi đường, nghỉ ở quán trọ này, và để rùa vàng ở phía trên khung cửa. Ngộ Không nói: “Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Hôm nay trời chưa tối, xin ngài mau đi chỗ khác, chớ nghỉ lại kẻo rước hoạ vào thân”. Vua cười, nói: “Người sống chết có mạng, ma quỷ làm ǵ được, ta không sợ”. Bèn cứ nghỉ lại. Đến đêm, quỉ ở ngoài vào, thét lớn: “Kẻ nào ở đây, sao chẳng mau mở cửa?” Rùa vàng hét lớn: “Cứ đóng cửa th́ mày làm ǵ?”. Quỉ phóng hỏa, biến hóa thiên h́nh vạn trạng, quỷ quái trăm đường để ḥng dọa nạt, sau cùng cũng chẳng nổi. Đến lúc gà gáy sáng, quỷ tinh bỏ chạy. Rùa vàng cùng vua đuổi theo, tới núi Thất Diệu, quỉ tinh thu h́nh biến mất. Vua bèn quay về quán trọ.

Sáng hôm sau, chủ quán sai người đến định lượm xác khách trọ để chôn, thấy vua vẫn ngồi cười nói như thường (2), bèn chạy tới lạy mà nói rằng: “Ngài vẫn được b́nh an được như thế này, tất là thánh nhân, vậy xin ban thuốc thần để cứu sinh dân”. Vua nói: “Nhà ngươi giết con gà trắng mà tế thần, quỉ tinh sẽ tan hết”. Ngộ Không y lời, đem gà trắng ra giết, người con gái lập tức quay ra chết. Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống ḍng sông. Trời gần tối, vua và rùa vàng leo lên núi Việt Thường thấy quỉ tinh đă biến thành con chim cú, ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn. Rùa vàng liền biến thành con chuột theo sau, cắn vào chân cú, lá thư rơi xuống đất, vua vội nhặt lấy, lá thư đă bị nhấm rách quá nửa.

Từ đó quỉ tinh bị diệt, không thể tác quái được nữa. Thành xây nửa tháng th́ xong. Thành đó rộng hơn ngàn trượng, xoắn như h́nh trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, c̣n gọi là Quỉ Long thành, người đời Đường gọi là Sát Quỉ Côn Lôn thành, v́ cho rằng thành ấy cao lắm.

Rùa vàng ở lại ba năm, rồi từ biệt ra về (3). Vua cảm tạ nói: “Nhờ ơn của thần, thành đă xây được. Nay nếu có giặc đến quấy rối th́ lấy ǵ mà chống?”. Rùa vàng đáp: “Vận nước suy thịnh, xă tắc an nguy đều do mệnh trời, vua có thể tu đức mà kéo dài thời vận, nhà vua có ḷng mong muốn th́ ta có tiếc chi”. Bèn tháo vuốt đưa cho nhà vua nói rằng: “Đem vật này làm nỏ, nhắm quân giặc mà bắn th́ sẽ không lo ǵ nữa”. Dứt lời th́ quay trở về biển đông, nhà vua đích thân đưa tiễn. Vua liền sai bề tôi là Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy nỏ, gọi là nỏ thần Linh Quang Kim Quá (Vuốt vàng linh thiêng sáng rực).

Về sau Triệu Đà cử binh xâm đánh phương Nam, giao chiến với vua. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, chạy về núi Trâu (Trâu Sơn) cầm cự. Đà biết nhà vua có nỏ thần không dám đối chiến, bèn xin ḥa. Vua cả mừng, chia phía bắc sông Tiểu Giang cho Triệu Đà cai trị, phía nam th́ thuộc nhà vua (nay thuộc sông Nguyệt Đức). Không bao lâu Đà cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm quan Túc Vệ và cầu hôn với Mỵ Châu, là con gái của nhà vua. Vua không rơ kế lược gian manh của cha con Triệu Đà nên gả Mị Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm cái lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng thay vào. Xong rồi Thủy nói dối với Mỵ Châu xin về phương bắc thăm cha. Trước khi đi, Thủy nói rằng: “T́nh vợ chồng không thể quên được, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Tôi nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước bất ḥa, bắc nam cách biệt, lấy ǵ làm dấu để tôi t́m được nàng?”. Mỵ Châu nói rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt ly, chắc là khổ đau khôn xiết, thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên ḿnh, đi đến đâu sẽ nhổ lông ngỗng trên áo rắc xuống ở ngă ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Trọng Thủy mang lẫy nỏ thần về nước (4). Đà được lẫy nỏ cả mừng, liền đem quân sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, không pḥng ngừa, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần hay sao?”. Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đă hư, thua chạy. Vua đặt Mỵ Châu ngồi sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Trọng Thủy nhận dấu đuổi theo dấu lông ngỗng. Vua chạy tới bờ bể, đường cùng, không có thuyền qua sông, bèn than rằng: “Trời hại ta ư, sứ Thanh Giang đâu, mau mau lại cứu ta”. Rùa vàng hiện lên mặt nước, hét lớn: “Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!, giết đi th́ ta mới cứu nhà ngươi”. Vua bèn tuốt kiếm chém chết Mỵ Châu. Mỵ Châu trước khi chết, ngưỡng mặt khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có ḷng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một ḷng trung hiếu, bị người lừa dối th́ chết đi biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù”.

Mỵ Châu chết ở bên bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ṣ ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Đời truyền rằng nơi đó là đất huyện Dạ Sơn, xă Cao Xá, phủ Diễn Châu. Quân Đà kéo tới đấy không thấy bóng vết ǵ, chỉ c̣n lại xác Mỵ Châu. Trọng Thủy ôm xác vợ đem về Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mỵ Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau ṃ ngọc ở biển đông lấy nước giếng này mà rửa th́ thấy càng trong sáng. Người đời kiêng tên Mỵ Châu nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu (4).

Chú thích:
1) Bản A 2914 chép rằng: “Cụ già bỗng bay lên trời”.
2) Bản A 2914 chép thêm rằng : “Vua nói với chủ quán rằng: Ta là An Dương Vương đến đây để diệt yêu tinh cứu giúp sinh linh”
3) Bản A 2914 chép: “Rồi trở về hồ Động Đ́nh”
4) Cữu 玖 là tên 1 loại ngọc

_____________________________________________

Trên là ít nhất 5 dị bản (địa phương chí và truyền thuyết) về chuyện Mị Châu và Trọng Thủy hoặc An Dương Vương và Triệu Đà trong sách sử Trung Quốc, niên đại xưa nhất là Giao châu ngoại vực kí được dẫn trong sách Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy (thế kỉ 5-6) và muộn nhất là Nhật Nam truyện được dẫn trong sách Thái b́nh ngự lăm của Nhâm Phưởng thời Bắc Tống (thế kỉ 10). C̣n sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp thời nhà Trần (thế kỉ 13-14) muộn hơn nên kết cấu truyện phức tạp hơn, thêm nhiều chi tiết sự vật hơn, rơ là hư cấu thêm của đời sau.

Thời Hùng Vương và An Dương Vương chưa có văn hiến, chỉ truyền miệng, được đời sau ghi chép lại đầu tiên trong sách địa phương của người Trung Quốc khi họ đến Việt Nam. Cũng tương tự như thời Ngũ Đế của Trung Quốc vậy. Do đó khó tránh có nhiều ghi chép sai biệt nhau. Người đời sau chỉ nên gạn lọc khơi trong, suy kĩ nghĩ sâu để chọn lấy những điều cốt yếu thôi. Với điều kiện thuận lợi tài liệu số hóa dễ dàng như ngày nay, đều này không c̣n khó như người thời xưa nữa, cộng với khảo cổ phát hiện văn hóa Đông Sơn cùng các di tích thời ḱ đồ đồng ở Việt Nam cũng đủ để xác định thời đại Hùng Vương và An Dương Vương là thời đại dựng nước trong lịch sử Việt Nam.

Phản hồi

6.     https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 6:12 sáng

Mọi người đều biết chính sử Việt Nam bắt đầu từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê (thế kỉ 15) chép buổi đầu dựng nước họ Hồng Bàng và An Dương Vương, nhưng trang sử Việt đầu tiên phải kể đến Sử kí của Đỗ Thiện thời nhà Lí (thế kỉ 11-12) Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu thời Trần (thế kỉ 13-14)) nhưng đều thất truyền. Ngoài ra c̣n có Việt sử lược thời nhà Trần (thế kỉ 13-14) bị lưu lạc sang Trung Quốc ở Tứ khố toàn thư của nhà Thanh.

《越史略》卷上國初沿革曰

昔黄帝既建萬國,以交趾逺在百粤之表,莫能統屬,遂界於西南隅,其部落十有五焉,曰交趾、越裳氏、武寧、軍寧、嘉寧、寧海、陸海、湯泉、新昌、平文、文郎、九真、日南、懐驤、九德,皆《禹貢》之所不及。至周成王時,越裳氏始獻白雉,《春秋》謂之闕地,《戴記》謂之雕題。至周莊王時,嘉寧部有異人焉,能以幻術服諸部落,自稱碓王,都於文郎,號文郎國。以淳質爲俗,結繩爲政,傳十八世,皆稱碓王。越勾踐嘗遣使来諭,碓王拒之。周末,爲蜀王子泮所逐而代之。泮築城於越裳,號安陽王,竟不與周通。秦末趙佗據欝林、南海、象郡以稱王,都番禺,國號越,自稱武皇。時安陽王有神人曰臯魯,能造栁弩,一張十放,教軍萬人。武皇知之,乃遣其子始為質,請通好焉。後王遇臯魯稍薄,臯魯去之。王女媚珠又與始私焉,始誘媚珠求看神弩,因毁其機。馳使報武皇,武皇復興兵攻之,軍至,王又如初,弩折,衆皆潰散,武皇遂破之。王銜生犀入水,水為之開,國遂屬趙。

《Việt sử lược》 quyển thượng Quốc sơ duyên cách chép:

Ngày xưa Hoàng Đế đă dựng muôn nước, thấy đất Giao Chỉ xa ở ngoài cơi Bách Việt, chẳng thể thống thuộc được, bèn giới hạn ở góc tây nam, trong đó có mười lăm bộ lạc có tên là: Giao Chỉ, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Lục Hải, Thang Tuyền, Tân Xương, B́nh Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức, đều không được chương《Vũ cống》chép đến. Đến thời Thành Vương nhà Chu, người bộ Việt Thường Thị bắt đầu dâng chim trĩ trắng, sách 《Xuân thu》 gọi là Khuyết Địa, sách 《Đái kí》 gọi là Điêu Đề. Đến thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh có người (thần) dị có thể dùng ảo thuật chinh phục các bộ lạc, tự xưng là Đối (Hùng/Lạc) Vương, đóng đô ở bộ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục c̣n thuần phác, chính lệnh dùng lối thắt nút, truyền mười tám đời đều xưng là Đối Vương. Vua nước Việt tên là Câu Tiễn từng sai sứ đến dụ nhưng Đối Vương chống lại. Cuối thời nhà Chu th́ bị con vua Thục tên là Phán đuổi đi mà thay ngôi. Phán đắp thành ở bộ Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, cũng không thông sứ với nhà Chu. Cuối thời nhà Tần có Triệu Đà chiếm giữ các quận Uất Lâm-Nam Hải-Tượng Quận để xưng vương, đóng đô ở thành Phiên Ngu, đặt tên nước là (Nam) Việt, tự xưng là Vũ Hoàng (Đế). Bấy giờ An Dương Vương có người thần tên là Cao Lỗ làm nên chiếc máy nỏ một phát bắn mười mũi tên để dạy cho một vạn quân. Vũ Hoàng biết được, bèn sai con ḿnh tên là Thủy sang làm con tin, xin thông hảo vậy. Sau đó vương đối đăi Cao Lỗ ngày càng bạc, Cao Lỗ bỏ đi. Con gái của vương là Mị Châu lại tư thông với Thủy, Thủy dụ Mị Châu lấy nỏ thần ra cho ḿnh xem, nhân đó phá nỏ ấy đi rồi sai sứ về báo cho Vũ Hoàng, Vũ Hoàng liền phát binh lại đánh, quân đến th́ vương lại như trước lấy nỏ ra bắn nhưng đă găy, quân đều tan vỡ. Vũ Hoàng bèn phá được. Vương ngậm sừng tê lội xuống nước, nước v́ thế rẽ ra, nước bèn thuộc về họ Triệu.

_________________

Rơ ràng chuyện thời Hùng Vương-An Dương Vương là thời đại dựng nước, v́ không có văn hiến (chữ viết) nên truyền lại qua truyền thuyết, cho nên có nhiều dị bản của các tác giả khác nhau. Mà sách sử Trung Quốc chỉ chép sơ qua Hùng Vương-An Dương Vương.

Cổ sử Việt Nam thời Hùng Vương-An Dương Vương cũng giống cổ sử Trung Quốc thời Ngũ Đế (Hoàng Đế-Chuyên Húc-Nghiêu-Thuấn-Vũ) vậy. Đây đều là chưa có văn hiến (chữ viết) để chép sử, hoàn toàn đều là truyền thuyết ở các địa phương.

Chẳng hạn Tư Mă Thiên thời Hán (thế kỉ 2 TCN) khi chép về thời Ngũ Đế cách đó 2.000 năm đă viết rằng: “Nhiều học giả kể chuyện Ngũ Đế, đều là chuyện rất xưa rồi. Mà sách 《Thượng thư》 chỉ chép chuyện từ thời vua Nghiêu về sau, c̣n Bách gia kể chuyện Hoàng Đế, lời văn của họ không rành mạch, khiến cho những kẻ sĩ đọc sách cũng khó mà bàn luận được những chuyện ấy. Khổng Tử truyền lại lời giảng 《Tể Dư vấn Ngũ Đế đức》 và 《Đế hệ tính》 nhưng cũng có các nhà Nho khác không truyền dạy được. Tôi từng đi về phía tây đến núi Không Đồng, phía bắc qua quận Trác Lộc, phía đông đến ở bờ biển, phía nam xuôi miền Giang-Hoài, đến đâu các bô lăo cũng đều kể chuyện chỗ cũ của Hoàng Đế-Nghiêu-Thuấn, phong tục mỗi nơi vốn có khác, nhưng đều khá đúng mà không khác với lời văn trong sách cổ. Tôi lại xem sách 《Xuân thu》, 《Quốc ngữ》, thấy các sách ấy càng làm sáng tỏ cho các chuyện kể trong 《Tể Dư vấn Ngũ Đế đức》 và 《Đế hệ tính》 vậy. Chỉ là v́ người ta không chịu xem xét kĩ càng, nhưng thực ra những chuyện ấy đều không phải sáo rỗng đâu. 《Thượng thư》 có chép sót nhiều chuyện, nhưng các chuyện liên quan đều có thể thấy được ở các sách. Nếu không chăm đọc xét kĩ th́ không biết được ư nghĩa của các lời văn ấy, đấy gọi nh́n kém nghe ít th́ khó mà biết được. Tôi lần lượt biện luận các chuyện ấy, chọn những chuyện rành mạch trong các sách, cho nên chép thành chuyện đầu của Bản kỉ.” (太史公:曰學者多稱五帝,尚矣。然尚書獨載堯以來;而百家言黃帝,其文不雅馴,薦紳先生難言之。孔子所傳宰予問五帝德及帝系姓,儒者或不傳。余嘗西至空桐,北過涿鹿,東漸於海,南浮江淮矣,至長老皆各往往稱黃帝、堯、舜之處,風教固殊焉,總之不離古文者近是。予觀春秋、國語,其發明五帝德、帝系姓章矣,顧弟弗深考,其所表見皆不虛。書缺有閒矣,其軼乃時時見於他說。非好學深思,心知其意,固難為淺見寡聞道也。余并論次,擇其言尤雅者,故著為本紀書首。)

Trung Quốc có văn hiến (chữ viết) vào thời nhà Thương (thế kỉ 18-thế kỉ 12 TCN). Có chép sử vào thời nhà Chu, đặt chức Thái sử để chép sử. Do đó từ thời nhà Chu về sau, người Trung Quốc bắt đầu chép sử, hoặc như Khổng Tử soạn sách Xuân thu kể chuyện nước Lỗ, các nước chư hầu thời Xuân thu-Chiến quốc đều có chép sử của ḿnh, cho nên Tư Mă Thiên mới có tư liệu để chép Bản kỉ-Thế gia của các nhà Hạ-Thương-Chu, lại thêm tham khảo các sách đương thời của Bách gia chư tử để chép Liệt truyện chủ yếu về thời Xuân thu-Chiến quốc về sau. Trước đó thời Ngũ Đế hoàn toàn là truyền thuyết trước khi có văn hiến. Những chuyện về thời Ngũ Đế được lưu truyền trong dân gian, nơi có các di tích như đất phong tước, kinh đô, lăng mộ của Ngũ Đế, v́ niên đại đă rất xa cho nên các sách đời sau chép khác nhau và mâu thuẫn nhau.

Ví dụ chuyện thời vua Nghiêu. 《Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ 》chép theo 《Thượng thư 》(Nghiêu điển-Thuấn điển) của Khổng Tử là vua vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, nhưng 《Trúc thư kỉ niên》 của tác giả khác thời Chiến quốc lại chép vua Nghiêu bị vua Thuấn cầm tù mà cướp ngôi. Các sách thời Tần-Hán về sau như 《Đế vương kỉ》, 《Quát địa chí》… cũng chép vua Nghiêu đóng đô ở đất B́nh Dương, hoặc đất Đào Đường. Đại khái là như vậy. Dù là truyền thuyết rất xưa, nhưng khảo cổ di chỉ Đào Tự ở huyện Tương Phần tỉnh Sơn Tây đă chứng minh nhưng ghi chép ấy là đúng, chứ không phải hư cấu. Hay nói đúng là vua Thuấn là nhân vật lịch sử có thật.

Trở lại với lịch sử Việt Nam chuyện về Hùng Vương (Lạc Vương) và An Dương Vương cũng như chuyện Ngũ Đế vậy. Các sách địa phương chí của các tác giả người Trung Quốc khi chép về quận Giao Chỉ-Cửu Chân (miền Bắc của Việt Nam ngày nay) như 《Giao châu ngoại vực kí》, 《Giao châu kí》, 《Nhật Nam truyện》, 《Nam Việt chí》, 《Quảng châu kí》có chép về Giao Chỉ có ruộng Lạc, các chức Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, An Dương Vương đóng đô ở huyện Phong Khê (tức huyện Tây Vu thời Hán hay huyện B́nh Đạo thời Ngô-Tấn), chuyện Triệu Đà đánh phá An Dương Vương… Và khảo cổ di chỉ Cổ Loa đă chứng minh ghi chép trên là đúng, hay nói đúng là An Dương Vương là nhân vật lịch sử có thật. Các di chi văn hóa Đông Sơn (thời đại đồ đồng) là minh chứng không thể chối bỏ cho thời đại Hùng Vương (Lạc Vương) và An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam. Vừa phù hợp với sách xưa và khảo cổ.

Vua Thuấn là thời đại đồ đá bắt đầu chớm vào thời đại đồ đồng ở Trung Quốc là cũng có thật, huống chi Hùng Vương và An Dương Vương đă bước vào thời đại đồ đồng (di vật tiêu biểu là trống đồng). Đă bước vào thời đại đồ đồng là bước tiến khoa học kĩ thuật lớn của người Việt cổ, đẩy nhanh sản xuất, khai thác đất đai, của cải sẽ dư thừa, và bắt đầu xuất hiện nhà nước phân cấp quư tộc (thủ lĩnh) và dân thường. Cùng thời xung quanh đất Giao Chỉ (An Nam) như ở Vân Nam cũng có nước Điền, ở Qúy Châu cũng có nước Dạ Lang, ở Quảng Tây có nước Tây Âu vậy.

Phản hồi

7.     https://1.gravatar.com/avatar/abbc984133dc1b3e9db5cd0bd2a4fa55?s=32&d=identicon&r=GTích Dă nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 6:45 sáng

Đọc bài viết của tác giả tôi xin có ư kiến như sau:

– Lịch sử Việt Nam phải là lịch sử trên lănh thổ Việt Nam ngày này. Lịch sử thời Hùng Vương-An Dương Vương là văn hóa Đông Sơn ở miền bắc, văn hóa Sa Huỳnh-Ốc Eo ở miền nam, cũng có thể so sánh với các văn minh láng giềng như văn hóa Điền ở Vân Nam, văn hóa Dạ Lang ở Qúy Châu, văn hóa Tây Âu ở Quảng Tây, văn hóa Bách Việt ở Phúc Kiến-Chiết Giang, văn hóa Thục ở Tứ Xuyên, văn hóa Lê ở đảo Hải Nam và một số nền văn hóa cùng thời ở Thái Lan, Lào, Miến Điện, Campuchia.

– Văn hóa Đông Sơn là minh chứng cho thời đại Hùng Vương-An Dương Vương trên nước ta. Đó là nền văn minh đồ đồng, nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi, săn bắt. Thời ḱ này đă dựng nước với các trung tâm văn minh lớn ở thành Cổ Loa và các trung tâm văn minh ở quận Cửu Chân và các nền văn hóa Sa Huỳnh-Ốc Eo ở miền Nam.

– Văn hóa Đông Sơn chưa xuất hiện chữ viết cũng như một số văn hóa láng giềng như văn hóa Điền ở Vân Nam, văn hóa Dạ Lang ở Qúy Châu, nếu có th́ có thể tầng lớp quư tộc (thủ lĩnh) đă vay mượn chữ Hán ở các nước Trung Nguyên (có thể qua trung gian các nước Bách Việt và Ngô Sở) hoặc vay mượn chữ Phạn ở Ấn Độ qua các nhà buôn Ấn Độ và Đông Nam Á, nhưng dùng rất hạn chế, không được phổ biến. Văn minh Đông Sơn chỉ thực sự tiếp xúc và bắt đầu biết chữ Hán khi nhà Hán áp đặt nền thống trị ở Giao Chỉ-Cửu Chân thông qua các quan lại phương bắc (như Nhâm Diên-Tích Quang-Sĩ Nhiếp…) và bắt đầu có người Hán sang nước ta sinh sống.

– Di sản văn minh Đông Sơn có di vật tiêu biểu là trống đồng, nhưng sau thời Hai Bà Trưng th́ bắt đầu mai một, người Lạc Việt ở đồng bằng bắt đầu không dùng nữa, chỉ c̣n một bộ phận người ở miền núi như Lí-Lăo vẫn c̣n dùng cho đến tận thời Đường-Tống. Đó là v́ người Lạc Việt ở đồng bằng theo đ̣i văn minh Hán, chỉ dùng trống bằng da và gỗ, các triều đại phong kiến sau đó như Đinh-Lí-Trần Lê theo lễ nhạc Trung Hoa không dùng trống đồng nữa. Cho nên măi đến khi phát hiện trống đồng Đông Sơn ở tỉnh Thanh Hóa th́ người Việt Nam mới bàng hoàng về thời đại Hùng Vương-An Dương Vương của ḿnh.

– Hai Bà Trưng nổi dậy ở Giao Chỉ, đóng đô ở huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), thế lực có thể lên đến quận Hợp Phố, nhưng chỉ ràng buộc lỏng lẻo, nhanh chóng bị nhà Hậu Hán sai Mă Viện sang đánh bại, bắt đầu chấm dứt chế độ thủ lĩnh bản địa Lạc tướng, thay vào đó là tầng lớp quan lại người Hán sang thống trị ở cấp quận và huyện, từ đây đẩy nhanh văn hóa Hán ảnh hưởng lên người Lạc Việt. Sử cũ chép: “Từ đó người Lạc Việt vâng theo phép cũ của Mă tướng quân.” Không có chuyện người Lạc Việt bị quân Hán đuổi hết lên núi hoặc ra ngoài biển đến tận các đảo Indonesia-Malaysia. Bấy giờ Giao Chỉ-Cửu Chân đă có dân số tṛm trèm 1 triệu dân rồi, quân Hán của Mă Viện sang đánh cùng lắm chỉ có 1-2 vạn người thôi, tuổi ǵ mà đ̣i đuổi hết được người Lạc Việt có 1 triệu dân đi chỗ khác?

– Người Hán sang ở lẫn với người Lạc Việt theo từng đừng rất nhỏ lẻ, rời rạc, không đủ để áp đảo người Lạc Việt bản địa. Nhưng v́ văn hóa Hán có vẻ tinh tiến hơn nên đă giúp cho người Lạc Việt học hỏi được rất nhiều, ví dụ chữ Hán, văn minh Khổng-Lăo, Âm dương, Ngũ hành, tứ thư ngũ kinh, Âm lịch (24 tiết khí)… Do đó không thay đổi được ngôn ngữ, vẫn là cái lơi tiếng Việt-Mường, chỉ khoác thêm cái áo là vốn từ vưng Hán-Việt mà thôi.

Phản hồi

8.     https://1.gravatar.com/avatar/7cb5360f2c7a9213ffefbea8709b16e4?s=32&d=identicon&r=GVũ Ngọc Phương nói:

Tháng Tám 22, 2017 lúc 9:31 sáng

Xin trân trọng cảm ơn ư kiến của Ông Tích Dă,
Sử học Việt là vấn đề phức tạp. Sách chính sử của ta có nhiều thiếu sót sai lầm. Sách Trung quốc cũng vậy, v́ vậy việc sưu tầm khảo chứng rất khó khăn. Thời gian từ năm 1995 đến nay trong quá tŕnh hội nhập và công nghệ IT ngày một mạnh th́ thông tin cũng nhiều, càng khó phân định. Đầu năm 1980, các Vị Thân sinh tôi cũng là các Nhà văn hóa lớn của Dân tộc có di huấn cho tôi phải làm tiếp t́m về Sử liệu Lạc Việt, … trong thời kỳ 1980 – 1995 do công tác phức tạp, tôi ít có thời gian sưu tầm, khảo chứng. Từ 1996 đến nay tôi đă giành thời gian đi ở Trung Quốc, Châu Âu và Hoa kỳ,.. thấy tài liệu cổ viết về Việt rất nhiều, có thuê dịch lại. Đến nay đă có hàng chục ngh́n trang. Nhất là các hiện vật, các di tích khảo cổ học. Tại Trung Quốc có rất nhiều Nhà Việt Nam học là Người Hán, họ thành thạo tiếng Việt và chữ Hán. Ở Quảng châu, tôi đă gặp Hội Lịch sử Khảo cổ Văn hóa Lạc Việt, họ giới thiệu các Nhà Việt Nam học có danh sách hơn 500 người. Đặc điểm các Nhà Việt Nam học rất nhiệt t́nh đưa tôi đến các di tích, hiện vật, đền miếu,.. của Việt từ thời Hai Bà Trưng c̣n rất nhiều ở Lưỡng Quảng. Tôi cũng được đến một thư viện bảo tàng lớn ở Bắc Kinh trong đó có hàng trăm ḥm sách cổ của Việt,…Sự thật Văn minh Lạc Việt khác với nhận thức cũ rất nhiều. Cháu gái con cậu Vũ Nguyên Bác ( Lư Anh Tự, Hồng Thủy, Nguyễn Sơn) hiên là Bí thư Đại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc, các con của Cậu Nguyễn Sơn và Bà Trần Kiếm Qua tại Trung Quốc cũng giúp nhiều, họ đều là cán bộ cao cấp Chính phủ Trung Quốc. V́ thế ngay trong văn hóa lịch sử hiện nay họ rất tôn trọng sự thật Văn minh Việt là nguồn gốc Văn minh Trung Hoa. Có nhiều bảo tàng chuyên đề về Lạc Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây,… đến Phúc Kiến. Sự thật về Văn minh Việt cần nh́n ở tổng quan từ kinh tế đến nhân chủng học, tôn giáo, chữ viết. Phần bài viết của tôi chỉ là viết sao chép có đối chứng sách cổ sử, hiện vật mà thôi. Tôi tin rằng trong tương lai sự thật Văn hiến Việt ngày một sáng rơ. Chân thành cảm ơn ông Tích Dă,
Kính, Vũ Ngọc Phương

Phản hồi

9.     https://0.gravatar.com/avatar/3be8b92d625b5776e717bbd72894048a?s=32&d=identicon&r=GLại Việt nói:

Tháng Tám 23, 2017 lúc 1:40 sáng

Các nhà khảo cứu cổ sử ít chú ư tới dân tộc Mường: Dịt Dàng, nói theo nghĩa Hán Việt là Việt vương, c̣n có nghĩa là vua Ŕu/búa. Có bốn chữ Việt tất cả, chữ đầu chính là Ŕu, chữ thứ hai có bộ Mễ và Vượt, chữ thứ ba cũng vẫn là Mễ có đuôi Ŕu(nguyệt), chữ thứ tư chính là chúng ta đang dùng gồm Tẩu và Thích(chữ này có nghĩa là giáo, mác, ŕu). Chữ thứ hai và ba chỉ tộc người Lạc Việt ở các vùng Đông Âu, Tây Âu và Mân Việt khi xưa. Người Việt Mường mới chỉ tách ra từ thời nhà Lư và hoàn tất vào TK 17 thành Kinh và Mường riêng biệt, v́ thế, danh xưng “Dịt Dàng” cần phải nghiên cứu cho thật kỹ th́ mới có thể biết được sự thật. Người Lạc Việt và người Mường có thể là hai cộng đồng riêng biệt và đă tiếp xúc hoà huyết với nhau, với dân bản địa để thành Việt Mường có vật tổ là Nai và Chim, rồi khi tiến về đồng bằng(“Đưa vua về Đồng Quan, Kẻ chợ”) th́ tiếp nhận thêm Sấu làm vật tổ. Sấu/Cù/Cồ vẫn c̣n thịnh hành trước thời Lư. Từ Lư, người Kinh bắt đầu h́nh thành, lấy Rắn làm thần và chuyển hoá nó thành Rồng( Lư Công Uẩn dời đô, cá Sấu bị động thuyền nhảy vọt lên đă tạo nên cảm hứng Thăng Long của ngài). Mặt khác, khi Tần Thủy Hoàng cho Đồ Thư dẫn 50 vạn quân vượt Ngũ Lĩnh để xâm chiếm Âu Lạc(Tây Âu) và giết quân trưởng của họ là Trạch/Dịch Hu Tống, người dân đă bỏ vào rừng và tổ chức kháng chiến, họ giết được Đồ Thư và 10 vạn quân Tần, buộc chúng phải chạy. Theo như tác giả, lúc ấy có hai đại vương họ Vũ rất có công đánh giặc, vậy th́, hai ngài ấy là người của Trạch/Dịch Hu Tống hay là của An Dương Vương hoặc Hùng Vương?

Phản hồi

10.                        https://1.gravatar.com/avatar/7cb5360f2c7a9213ffefbea8709b16e4?s=32&d=identicon&r=GVũ Ngọc Phương nói:

Tháng Tám 25, 2017 lúc 9:53 sáng

Kính gửi Ông Lại Việt, V́ giới hạn của bài viết tổng quan đối chiếu và so sánh nên tôi không phân tích sâu vào Hai vị Cao Minh Đại Vương và Cao Sơn Đại Vương. Theo tài liệu và các hiện vật được bảo quản th́ Hai Ngài thuộc thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18). Trân trọng cảm ơn sự trao đổi của Ông.

Phản hồi

o    https://0.gravatar.com/avatar/3be8b92d625b5776e717bbd72894048a?s=32&d=identicon&r=GLại Việt nói:

Tháng Tám 26, 2017 lúc 1:05 sáng

Cảm ơn tác giả, theo như ông trả lời th́ có nghĩa là thời nhà Tần đánh Lĩnh Nam th́ thời đại Hùng Vương vẫn c̣n tồn tại?

Phản hồi

11.                        https://1.gravatar.com/avatar/7cb5360f2c7a9213ffefbea8709b16e4?s=32&d=identicon&r=GVũ Ngọc Phương nói:

Tháng Tám 27, 2017 lúc 3:50 sáng

Cảm ơn ông Lại Việt. Tôi chép theo sách sử cổ Trung Quốc và các kết quả khảo cổ học Trung Quốc thời gian từ 1960 – 1998 về Nhà Tần xâm lược Việt và các sắc phong, bia kư,… hiện c̣n được lưu giữ tại Bảo tàng Viễn đông Bác cổ cùng các tài liệu lưu trữ tại Hà Nội và Vĩnh Phúc hiện nay. Trân trọng!

Phản hồi

12.                        https://0.gravatar.com/avatar/3be8b92d625b5776e717bbd72894048a?s=32&d=identicon&r=GLại Việt nói:

Tháng Tám 29, 2017 lúc 4:18 sáng

Cảm ơn tác giả đă trả lời, xin hỏi thêm là Tây Âu có chủng tộc là người Thái cổ, tộc người này tại sao lại phân hoá thành Thái và Choang, thời điểm phân hoá là vào lúc nào ạ?

Phản hồi

13.                        https://1.gravatar.com/avatar/7cb5360f2c7a9213ffefbea8709b16e4?s=32&d=identicon&r=GVũ Ngọc Phương nói:

Tháng Tám 31, 2017 lúc 11:43 sáng

Xin cảm ơn ông Lại Việt đă đặt câu hỏi. Về nội dung của ông hiện c̣n nhiều giả thuyết liên quan đến Nhân chủng học, tôi chỉ là người sưu tầm, khảo chứng nên không đủ kiến thức chuyên sâu để trả lời ộng. Trân trọng!

 

 


SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: