Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phan Nhật Nam

 

Tù binh và ḥa b́nh

 

 

 Ḥa B́nh, tưởng như là giấc mơ

 

 

Hôm nay, gần hết tháng thứ năm ḥa b́nh của chiến tranh “Đông Dương đệ nhị”. Người Mỹ đă rút đi cùng bộ máy chiến tranh khổng lồ, khối nhân lực nửa triệu người, hàng trăm máy bay chiến đấu, những phi đoàn trực thăng, hệ thống phi trường dă chiến lần lượt đóng cửa. Người Mỹ phủi tay gọn ghẽ: 1960-73, mười ba năm tham dự vào vũng lầy Đông Dương, nước Mỹ quả t́nh cần phải nghỉ ngơi. Vụ Watergate như một cơn sốt cao độ để người Mỹ trút được khối chất độc tự thân lần cuối. Ngoài giải tỏa chiến tranh, trong dọn sạch nội bộ, người Mỹ uống một liều thuốc nặng “độ” để dứt điểm cơn bịnh. Vệ tinh Skylab hư bộ phận chống nhiệt nhưng được sửa chữa kịp, pḥng thí nghiệm không gian đáp tuyệt hảo xuống biển Thái B́nh sau hai mươi tám ngày bên ngoài khí quyển quả đất.

Bà Golda Meir đón thủ tướng Tây Đức ở phi trường Tel-Aviv với câu nói lịch sử: “Nhân loại sẽ không c̣n nếu không có can đảm mở màn cho những bắt đầu mới...”

Ở Ba Lê, Kissinger mạnh miệng tuyên bố: “Sẽ không trở lại nơi này một lần nào nữa v́ lư do Đông Dương..” Xong, tiếng bạc chót đă đặt xuống. Thế giới thở hơi dài trước một viễn ảnh đẹp đẽ đang ráp nối dần.

Nhưng Nam Việt Nam th́ quả t́nh chưa xong một chuyện nhỏ. Ngày 27.1.73 khi dấu chấm cuối cùng vừa dứt trên văn kiện “Tái Lập Ḥa B́nh tại Việt Nam”, th́ ở Việt Nam, đêm 27 rạng 28-1-73 Thủy quân lục chiến cường tập dứt điểm mục tiêu Tango hay Cửa Việt. Pháo 130 của Bắc quân từ Đông Hà, Khe Sanh đổ xuống vùng Như Lệ, Tân Lê làm quân Dù không thể ngóc nổi đầu... Ngày Chủ nhật 28-1-73 toàn thể các lộ đi vào Sài G̣n đều bị đóng “chốt”. Chốt ở quốc lộ 15 phía nam Long Thành, chốt trên quốc lộ 1 ở Xuân Lộc, Long Khánh, chốt kẹp đường Tây Ninh, chốt giữ đường đi Đà Lạt. Người Việt Nam đón ḥa b́nh với tiếng chắt lưỡi khi mở tờ báo, lúc chui xuống hầm, bế con chạy trốn pháo. Hiệp Định Ngưng Bắn và Tái lập Ḥa V́nh tại Việt Nam: Thật sự đùa cợt tàn nhẫn trên bi thương của dân tộc Việt. Ḥa B́nh, chiếc bóng ao ước của cả một giống ṇi chập chờn ảo tượng. Hôm nay, cuối tháng thứ năm của ngày ngưng bắn, tất cả dạng thức ḥa b́nh vẫn c̣n rời rạc, trừ hiện tượng người Mỹ đă mất hẳn, để khi đi trên đường trong Tân Sơn Nhất, trong Long B́nh, Cam Ranh với canh cánh phản ứng... Hóa ra “Ḥa b́nh” đă đi được một bước cụ thể. Bước trở về của đám lính Mỹ bên kia đại dương Thái B́nh. Và cũng chỉ có mỗi hiện tượng đó, tất cả c̣n nguyên vẹn. Ḥa B́nh - Việt Nam Người ở đâu?

Có một cảm giác không an toàn, âu lo phảng phất trong không khí. Cắt đất thành lập một quốc gia thứ ba, ngưng bắn thật sự lại chỗ chờ đợi Hội Đồng Ḥa Giải và cơ chế chính trị mới. Hay... Đánh trở lại?!! Những câu hỏi nhức nhối theo từng nhịp thở khi nghe tiếng đại bác ŕ rầm vang vọng trong đêm.

Chuyện ǵ sẽ xẩy đến? Và câu hỏi hệ luận: Mặt Trận Giải Phóng hiện đang toan tính ǵ? Lẽ tất nhiên, phần cuối cùng của chiến lược Cộng Sản không thể đơn giản khẳng định với một minh xác cụ thể, nhưng nét chính chiến thuật phải nằm trong toàn bộ chiến lược lớn của Đảng Lao Động Việt Nam mà mục tiêu lớn từ lâu không thay đổi: Nhuộm đỏ toàn thể Đông Dương.

Nhưng dẫu nắm được điểm chính chiến lược của miền Bắc, cũng không thể dễ dàng t́m ngay được giải đáp cho câu hỏi. Đoạn đường dài đó, đảng Lao Động từ lâu đang tâm thực hiện, nhưng nhịp độ, phương thức thực hiện của bước tiến luôn vấp phải muôn ngàn trở ngại do đối kháng của phía Quốc gia, t́nh h́nh quốc tế, nên di chúc Hồ Chủ Tịch được mặc nhiên uyển chuyển thi hành theo các đường ṿng nới rộng hay ép chặt tùy hoàn cảnh. Nhưng cái đích của mọi từ trường hành động vẫn không ra khỏi hai cực nam châm, cụ thể là quyết tâm của người đă chết. Từ quan điểm chiến lược này của đối phương, chúng ta cần thiết t́m nên đường đi trong ư nghĩa tự tồn và tự cứu. Viên đạn của địch đă lên ṇng, ta phải xét thêm vị trí của ṇng súng, thế qú nhắm của địch để từ đó t́m ra đường lối chống đỡ. Lần chống đỡ cuối cùng để vượt qua cái chết hoặc ch́m mất... Lặp lại câu hỏi: Mặt Trận Giải Phóng toan tính những ǵ có thể thay thế bằng một câu hỏi tương tự: Cộng Sản đă mưu tính ǵ khi lấn chiếm những vùng đất có chung nhiều mẫu số.

Qua những vùng đất bị tạm chiếm, chúng ta có nhiều yếu tố để nhận diện đối phương.

29-3-72, mở đầu cuộc tấn công mùa hè vào miền Nam, Cộng Sản Bắc Việt xua 13 sư đoàn bộ binh cùng ba trung đoàn chiến xa theo hai hướng tây-đông và bắc-nam, cường tập vào tỉnh Quảng Trị với mục tiêu thứ nhất là thị xă Đông Hà, sau khi giàn đại pháo 130 ly của ba trung đoàn pháo nặng yểm trợ tiếp cận, quét sạch dăy căn cứ hỏa lực chạy từ làng Vei, Hương Hóa, như Caroll, Sarge, C1, C2, A1, A2, từ biên giới Lào Việt đến bờ biển. Mặt trận Đông Hà vỡ v́ Sư đoàn 3 Bộ Binh và một Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến không thể nào giữ được một tuyến pḥng thủ rộng đến ba mươi cây số không chiều sâu.

Ngày 1-5-72 Quảng Trị mất, người dân dùng tất cả mọi phương tiện để xuôi Nam. Thật lạ, người Việt vốn rất tỉnh, rất thường với biến cố, nhưng khi một làng xóm, một quận lỵ vừa ngửi mùi “bộ đội” gần đến, đă vội vàng di tản. Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến giữ nhiệm vụ bao chót, vét hết người dân Quảng Trị cuối cùng và dừng lại tại Mỹ Chánh để lập pḥng tuyến cuối. Điểm giữa đường Quảng Trị - Huế.

Ngày 29-6-72, hai sư đoàn chủ lực của miền Nam, Nhảy Dù phía tay trái, Thủy Quân Lục Chiến tay phải, cùng song song tiến về hướng Bắc lấy quốc lộ 1 làm chuẩn và thành phố Quảng Trị làm mục tiêu cuối cùng.

Bắt đầu từ ngày 29-6-72 và chấm dứt vào cuối tháng 7-72, Quảng Trị “nóng” mùi lính Cộng ḥa, chỉ trừ một chốt cuối: Cổ thành Đinh Công Tráng, ba tiểu đoàn Thủy quân lục chiến hoàn tất nhiệm vụ đúng 12 giờ trưa ngày 15-9-72. Mặt trận Quảng Trị được phân ranh rơ rệt bởi gịng sông Thạch Hăn.

Tháng ngày qua từ từ, cuộc chiến tạm kết thúc với không người thắng cũng không kẻ bại.

Kết quả, Hiệp Định ngưng bắn tái lập ḥa b́nh ra đời, tờ Hiệp Định quái dị, mờ mịt và láu cá như một bài thơ tự do mà mọi phe đều có thể giải thích với phần lợi cho ḿnh. Ḥa B́nh: từ ngữ linh thiêng lần đầu tiên đuợc gọi tới.

Ta kiểm điểm đất đai Cộng sản đă chiếm được ở mặt trận phía bắc: Từ đèo Lao Bảo ra đến Cửa Việt, từ sông Bến Hải vào đến sông Thạch Hăn và đặt lại câu hỏi mà suốt những ngày đầu cuộc đại chiến của năm 1972 đă nhiều lần được nói tới: Cộng sản muốn chiếm Huế hay không? Câu trả lời có thể đặt lên hai vế mà không sợ lầm lẫn. Về mặt chiến thuật, Huế cũng là một mục tiêu nhưng chỉ là một mục tiêu chiến thuật, của Sư đoàn 324B. Bằng tất cả cố gắng, SĐ324B nầy đă cài răng lược với Sư đoàn 1 Bộ Binh VNCH trong dự tính đẩy sư đoàn này ra khỏi các cao độ King, Birmingham, Bastogne, Checkmate ở vùng tây-nam Huế, để từ đây theo trục lộ 547 tiến về Huế (Đường đă một lần được xử dụng trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân). Nhưng Huế chỉ là một mục tiêu chiến thuật lớn chứ không phải là một thành phố mà quan điểm chiến lược Bắc Việt quan niệm đến.

Sự xác định quân sự căn cứ từ các yếu tố, sau khi chiếm được Đông Hà và Quảng Trị, Cộng quân bỗng “khựng” lại ở bờ bắc sông Mỹ Chánh. Sự tŕ chậm của cuộc tiến quân có lư do là phương tiện tiếp vận không đi theo kịp với bước tiến của bộ binh. Nói rơ hơn, Cộng quân không “chuẩn bị” để đẩy quân sâu về phía nam hơn được, trong khi chuẩn bị là ưu điểm số một mà họ đă nhiều lần thực hiện đủ trong toàn thể các chiến dịch... Mậu Thân, Hạ Lào, cuộc tổng tiến công đầu tháng 4-1972 vào Đông Hà, Lộc Ninh, Darkto là những bằng chứng hiển nhiên về cách chuẩn bị kỹ của đối phương. Thế nên Sư đoàn 324B cùng các trung đoàn thuộc quân khu Trị-Thiên của Cộng sản dù có thay phiên nhau nhồi Sư đoàn 1 Bộ Binh ở vùng núi tây-nam Huế, thành phố này vẫn chưa được quan niệm đúng cỡ như điểm dứt của chiến tranh Việt Nam.

Xác định kéo đến một hệ luận: Mục tiêu lớn của cuộc tổng tấn công không vượt khỏi ranh sông Thạch Hăn, đường ranh giới này có thể tính được từ một khối óc điện tử khi có đủ các dữ kiện vừa tŕnh bày. Khoảng đất 150 cây số vuông ở bắc sông Thạch Hăn là một vùng không có tiềm lực kinh tế và 90% dân chúng đă vượt sông bỏ làng mạc xuôi Nam. Không tài nguyên, không nhân lực, khoảng đất trống với thiên nhiên nghèo nàn đó trên ư niệm của chiến tranh cổ điển, chiến tranh chiếm đất, bắt dân, cướp tài nguyên không thể là mục tiêu đúng kích thước được. Nhưng lật tờ bản đồ Đông Dương chỉ với một nhận xét đơn sơ nhất của quan điểm chính trị địa lư, th́ thấy vùng đất nằm hai bên quốc lộ 9, từ Đông Hà đến Tchépone quả thật là một trung điểm để kiểm soát được cạnh sườn tây và đông của dăy Trường Sơn nằm trên ba quốc gia Việt, Miên, Lào. So sánh quốc lộ 9 nằm trên trục Đông Hà - Tchépone - Savanakhet với trục quốc lộ 12 Thakhet - Đèo Mụ Già; trục lộ 19 Stungteng - Đức Cơ - Pleiku th́ nhận thấy ngay được tính chất quan trọng của con lộ kể trên, con đường tương đối ngắn (dài hơn trục bắc và ngắn hơn trục nam) nằm giữa trung tâm của Đông Dương hợp với đường Hồ Chí Minh thành ra một ngă tư nối liền được đông-tây, nam-bắc của bán đảo. Nhận định này cũng chẳng ǵ mới lạ, Cộng quân chỉ lập lại hoài băo mà tổ tiên ta xưa không thực hiện được: Kiểm soát đường số 9, chế ngự Nam Lào để tiến lên bắc, xuống nam b́nh định luôn toàn thể bán đảo. Nhận định có thể kiểm chứng khi ta nh́n lại diễn tiến và kết quả của hai mặt trận khác, Darkto và An Lộc.

Từ Attopeu trên đất Lào, đường Hồ Chí Minh có một hệ thống rẽ về phía đông. Gọi là một hệ thống v́ gồm những con đường phẳng phiu trơn láng chạy quanh co trên các cao độ chập chùng, không che dấu dưới cánh phi cơ quan sát hay bằng mắt trần từ các trại Ben Hét, căn cứ 5 hay từ các căn cứ hỏa lực dọc sông Pôkơ của Nhảy Dù.

Mặt trận Tam Biên bao lâu nay vẫn giữ nguyên cường độ cới các trận đánh quanh các căn cứ 5, 6, cứ điểm Darksong; Sư đoàn Sao Vàng hay Nông Trường 2 (lực lượng chính của quân vùng khu Cộng sản Kontum, Phú Yên, B́nh Định) có nhiệm vụ vừa đánh cầm chừng đồng thời bảo vệ luôn đường dây “giải phóng” nối từ đường dây Xă Hội Chủ Nghĩa (đường Hồ Chí Minh) về miền b́nh nguyên Trung phần. Cao điểm mùa hè 72, Cộng quân xử dụng Sư đoàn Thép hay Sư đoàn Điện Biên (320) tấn công cường tập các mục tiêu Delta, Charlie, Vơ Định của Nhảy Dù, dăy cứ điểm bị vỡ tung dần... Hậu quả tất nhiên là Darkto bị tràn ngập. Nhưng không như ở Quảng Trị, Kontum vẫn không bị tấn công dứt điểm, Bộ chỉ huy Mặt trận B3 (Tây Nguyên) xử dụng thế liên hoàn, luân phiên cho các trung đoàn trực thuộc của Sư đoàn 320 và Sư đoàn F10 thay phiên nhau tấn công vào Kontum hai đợt trong tháng 5-1972, nhưng đơn vị Cộng sản vào được thành phố chỉ là các thành phần đặc công, không có đại pháo, chỉ một ít chiến xa yểm trợ.

Mặt trận Kontum không vỡ, chỉ bị khựng lại trong một giai đoạn ngắn. Cộng quân bị chận lại ở phía nam Vơ Định, một điểm bất ngờ không có được biên giới thiên nhiên để gọi tên. Thành phố cực bắc của vùng cao nguyên tưởng rằng đă có lúc rơi vào ṿng tay địch, rốt cuộc trở nên thành phố yên tĩnh đầu tiên ngay từ đầu tháng 6-1972, khi ông Thiệu đáp trực thăng xuống để gắn sao cấp tướng cho Đại Tá Bá, Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh.

Kontum vẫn chưa bị pháo 130 ly, mẫu số trùng hợp với Quảng Trị ở điểm: Tại sao Cộng quân không đưa pháo xuống sâu hơn nữa?

Tại mặt trận An Lộc, quả t́nh Cộng sản đă rơi vào sai lầm chiến thuật khi không phối hợp được chiến xa và quân bộ chiến ở những lần cường tập hồi đầu tháng 4-1972, lúc mà Tướng Hưng chưa bố trí kịp các đơn vị của Sư đoàn 5BB và các lực lượng tăng phái chưa vào trận. Địch mất đi một dịp may lớn để lấy được An Lộc trong lúc đủ thế thượng phong. Mặt trận An Lộc sở dĩ đă có kết quả như đă xảy ra cũng do yếu tố chính: Địch ngă về phương thức bao vây An Lộc, lập chốt dọc quốc lộ 13 để tiêu diệt lực lượng tăng viện chứ không thực hiện phương thức bao vây cường tập, chiếm giữ An Lộc để rồi tiếp tục uy hiếp Lai Khê, B́nh Dương hợp cùng các cánh quân của những mặt trận phụ như Sư đoàn C30B đang ở vùng G̣ Dầu Hạ, Trăng Bàng (Hậu Nghĩa), Công Trường 5 đang ở Dầu Tiếng, Trị Tâm, B́nh Dương, (CT5 sau khi dứt điểm Lộc Ninh ngày 5-4-1972 chia hai lực lượng đánh vào Phước B́nh và Dầu Tiếng) cùng tiến chiếm thủ đô Sài G̣n. Giải thích như vừa kể để chúng ta nh́n rơ lại mục tiêu của Cộng sản, vẫn là các phần đất nằm hai bên quốc lộ 13 và gần biên giới. Nơi thích hợp nhất để họ đặt bộ chỉ huy tiến thẳng về Sài G̣n, sang trái là các tỉnh cao nguyên và nam Trung phần, phía phải là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời nếu Cộng sản muốn đặt một cái gọi là thủ đô cho chính phủ lâm thời trong vùng này, người ta mới có thể hiểu được lư do chọn lựa kể trên.

Nh́n lại ba vùng chiến trận của thời gian qua, căn cứ vào những sự kiện chính trị của địch, diễn tiến, kết quả và hậu quả của hội nghị Ba Lê, ta có thể đúc kết nhận định tổng quát với hai điểm nổi bật:

Thứ nhất, cuộc tổng tấn công mùa hè 72 vào ba vùng của Việt Nam Cộng Ḥa với mục tiêu là những thị trấn, những vùng đất biên giới, không thuần túy chỉ là những cuộc tấn công quân sự nhằm biểu dương sức mạnh của chế độ và các mục tiêu sở dĩ được chọn lựa chỉ v́ thuận lợi cho việc tiếp vận, tiếp trợ và điều động chiến thuật. Trận đại chiến được thực hiện không với ư niệm giản dị như thế, nó có mục đích to lớn, tổng quát hơn mà chúng ta có thể t́m thấy được do căn cứ trên những sự kiện khác - Đấy là khi ba mặt trận lớn bùng nổ, các mặt trận phụ ở những vùng đông dân cư, vùng bản lề mở cửa vào thủ đô, những vùng tiếp giáp với bờ biển như Hoài Ân, Bồng Sơn, Bà Rịa, Long An, Chương Thiện, Tây Ninh, B́nh Dương, Long Khánh đều bùng nổ với cường độ dồn dập. Những trận đánh này không thể quan niệm như là những cuộc hành quân thuần túy quân sự với âm mưu hỗ trợ cho ba điểm chính.

Thật quá giản dị khi cho rằng quận Đất Đỏ (Phước Tuy), quận Hoài Ân, căn cứ Đệ Đức (B́nh Định) là những mục tiêu chính của cuộc tổng tiến công. Lẽ tất nhiên, chúng chỉ là mục tiêu lớn cho một tiểu đoàn, vài đại đội; nhưng cuộc đại tấn công có tính chất chiến lược quan trọng hơn; Bắc Việt muốn gây lại cho Mặt Trận Giải Phóng hệ thống hạ tầng cơ sở ở khắp miền Nam, đặc biệt nhắm vào những vùng đông dân, bản lề, để chuẩn bị lực lượng quần chúng đấu tranh cho những ngày của... Ḥa B́nh - Những ngày sau 27-1-1973. Một hướng khác, thuần túy quân sự và rơ ràng hơn, là trong trường hợp lực lượng quân sự Cộng sản dứt điểm được các mục tiêu Quảng Trị, Kontum, Pleiku, Lộc Ninh, họ sẽ triển khai thành một tuyến biên giới xong đánh úp toàn bộ miền Nam, từ Quảng Trị đánh sâu xuống Huế chiếm đèo Hải Vân, cánh quân từ Kontum tràn xuống đồng bằng lập ṿng đai dọc quốc lộ 19 chia đôi miền Nam bởi trục Kontum - B́nh Định, và cánh quân An Lộc sẽ dứt điểm Sài G̣n. Trong chiều hướng này Cộng sản sẽ phá bỏ Hội Nghị Paris, thành lập chính quyền đỏ, thống nhất đất nước, tràn qua phía tây bắt tay với các cơ sở nằm vùng phía đông sông Cửu Long ở đất Miên vẽ lại bản đồ Việt Nam!! Ư hướng này (lẽ tất nhiên) đă không thực hiện được...(1)

Cuối thu 72, cuộc đại chiến lắng xuống, một vài vùng đất của Việt Nam Cộng Ḥa bị Cộng quân tạm chiếm được giải tỏa, các thị trấn lớn dần dần dứt pháo. Thế nhưng, những đường giây giao liên quan trọng (Đă bị đứt khúc, vỡ tan sau các cuộc hành quân lớn như Johnson City hồi năm 67, sau Mậu Thân và bị vô hiệu hóa trong giai đoạn 69, 70...) dần dần được nối lại. Từ đường ṃn Hồ Chí Minh khoảng ở Attopeu, các cán binh Cộng sản có thể yên lành theo đường 36 vào Ben Hét, đến Darkto để từ đây theo đường 14 lên hướng bắc tiến vào thượng lưu sông Thu Bồn, ngỏ chính đường về đồng bằng Quảng Nam hoặc từ Darkto theo hướng đông vượt sông Dark-Psi cặp theo đường liên tỉnh số 5 vào thung lũng Gia Vực, từ đây ra Quảng Ngăi hay vào B́nh Định chỉ c̣n là kỹ thuật di chuyển.

Cuộc đại tấn công cũng đă nối lại được những đường dây ở bên kia biên giới Kampuchia để về Việt Nam. Các mật khu Ba Thu, Lư Văn Mạnh, Rừng Chàm, Bà Vụ, cuối cùng là những nơi “ém quân” sát nách thủ đô Sài G̣n và cách trung tâm Sài G̣n với cự ly súng cối 82 ly. Những đường dây nối lại, những vùng “xôi đậu” dày hơn, tốc độ đắp mô, gài ḿn tăng trưởng, ấp Mỹ Nhơn, Mỹ Yên cạnh quốc lộ 4 nằm giữa ranh hai quận B́nh Chánh (Gia Định), Bến Lức (Long An) biến thành hai ấp hạng C, ban ngày cán bộ xă Việt Nam Cộng Ḥa khó khăn vào thu thuế.

Một t́nh h́nh tổng quát tương tự như những ngày của năm 1960 với lớp cán bộ hạ tầng cộng sản mới có khả năng và tuổi trẻ hơn, bắt đầu cấy sâu dần nơi nông thôn miền Nam: Những cán bộ chính trị người Bắc. Thế trận chính trị bắt đầu, những ngày đầu năm 1973 kịp đón nhận biến cố: Hội nghị Ba Lê hoàn tất bản thỏa hiệp.

Thứ hai, cuộc đại chiến dù trải qua sáu tháng quân sự dồn dập v́ đă có khi người ta nghĩ đến lúc cán bộ đặc công Cộng sản chờ lệnh giờ G (Giờ khởi đầu của lệnh hành quân) là ra mặt tàn sát, khởi đầu bạo động trong các thành phố lớn. Cũng có lúc người ta nghĩ rằng Hà Nội khó đứng vững thêm một ngày một buổi nào nữa, khi 100 pháo đài bay B52 không kể 300 chiến đấu cơ hộ tống cùng đánh bom liên tục trong 12 giờ, từ b́nh minh đến hoàng hôn trên vùng trời Hà Nội như trong ngày 5-12-1972. Nhưng tất cả khó khăn căng thẳng đều đi qua, bản Hiệp Định ngưng bắn vẫn được hoan hỷ kư kết cùng với những điều khoản được dự trù thực hiện trong khoản thời gian có giới hạn. Các yếu tố cụ thể dần dần được thống kê và hợp thức hóa để sẳn sàng tham dự tṛ chơi “Ḥa B́nh”.

Các chuyến bay thả tù từ Phú Quốc, Biên Ḥa; nhận tù ở Gia Lâm (Hà Nội), Lộc Ninh (B́nh Long) được thiết kế và phân công. Hiệp Định đi bước thực hiện đầu tiên: Trao trả và tiếp nhận tù binh. Các địa điểm trao trả đă sẵn sang. Kết quả tích cực nhất của chín tháng đại chiến.

Hai tháng sau ngày hiệp định kư kết, 26.058 tù cộng sản, 5018 tù Việt Nam Cộng Ḥa dần dần được trao trả trên sáu địa điểm chính, bờ bắc sông Thạch Hăn, Quảng Trị, Đức Phổ (Quảng Ngăi), Hoài Ân (B́nh Định), Lộc Ninh, Minh Thạnh (B́nh Long) và Thiện Ngôn (Tây Ninh). Cuộc trao trả tù binh đă vô t́nh hợp thức hóa “thực thể”: Mặt Trận Giải Phóng có được một vùng tạm kiểm soát lốm đốm, xen kẽ lẫn vùng Việt Nam Cộng Ḥa. Điều này làm mạnh thêm nhận định: Cuộc đại chiến chỉ là mặt nổi, dứt điểm cho hội đàm; thế nên chiến trận dù đă đạt đến cường độ cao nhất cũng chưa phải là “điểm nổ” để gây nên hệ thống nổ dây chuyền ảnh hưởng đến toàn thế giới. Hội nghị Ba Lê do đó đă không thể tan vỡ để bản hiệp định như là cơn hạ sốt phải đến sau cùng.

Nhưng đến khi phải thi hành hiệp định, phía Cộng sản đă không chấp thuận phương thức ngưng bắn tại chỗ, vạch đường phân ranh tạm thời, ấn định mỗi vùng trú quân tạm thời cho hai lực lượng tham chiến, cấp chỉ huy chiến trường gặp gỡ để cam kết, cụ thể hóa vấn đề ngưng bắn (Điều 2, 3 và 7 của đề nghị VNCH). Phía Cộng sản đă không chấp nhận danh xưng “vùng trú quân tạm thời”, họ lư luận đó là các vùng kiểm soát “thực tế” của MTGP, không cần phải xác định ở cấp trung đội, tiểu đội, nơi nào có cán binh Cộng sản, nơi đó phải được xem như vùng “kiểm soát” của họ. Cấp chỉ huy chiến trường gặp nhau chưa đủ, phải từng cá nhân vơ trang của cả hai bên mới hội đủ cho điều kiện thảo luận ngưng bắn.

Những đ̣i hỏi như trên lẽ tất nhiên không thể chấp nhận được. Nhưng kinh qua sự kiện cùng các diễn tiến của hội nghị Ba Lê trong hạ tuần tháng 5, 7-73 và những ngày trước thông cáo chung 13-6-73, người ta thấy hiển hiện một âm mưu thâm độc của phe bên kia: Cộng sản muốn hợp thức hóa vùng đất kiểm soát để có đủ yếu tố cụ thể cho một “nước” với chính phủ, quân đội và đất đai riêng. Âm mưu đă ló dạng toàn thể vào những ngày đầu tháng 6-73 tại bàn hội nghị Liên Hợp Quân Sự cũng như ở La Celle Saint Cloud.

Đến đây, có thể có thêm một nhận xét. Chánh quyền VNCH và cả MTGP đều có chung một ưu tư về thành phần thứ ba trong Hội Đồng Ḥa Giải (Điều 12a của Hiệp Định), một thành phần tuy yếu “lực” hơn hai thành phần kia nhưng là “hy vọng” của toàn bộ hiệp định.

Sự kết luận về “nước” thứ ba như trên có vẻ khó thực hiện khi nh́n t́nh trạng đóng quân hiện tại của lực lượng vơ trang MTGP một t́nh trạng loang lỗ trải dài trên miền Nam qua các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngăi, Kontum, B́nh Định, Pleiku, Tuy Ḥa, B́nh Long, Tây Ninh, Chương Thiện, Kiến Phong. v.v... Có nơi Cộng quân chiếm được một quận hoặc một vùng rộng lớn như phần đất bắc Quảng Trị xuyên qua các quận Triệu Phong, phần đất bắc Kontum (quận Tân Cảnh), phần đất bắc B́nh Long (quận Lộc Ninh và một phần quận Chơn Thành, An Lộc). Có nơi cộng sản chỉ chiếm được một ấp nhỏ sát vùng kiểm soát như ở Quảng Ngăi (ấp Vạn Lư thuộc quận Đức Phổ). Có nơi Cộng sản không chiếm hẳn được một ấp xă hay thị trấn nào như ở Chương Thiện, Định Tường, nhưng nhiều vùng trong các tỉnh này có rải rác cán bộ chính trị nằm vùng và lực lượng địa phương, du kích khi ẩn khi hiện.

Từ nhận định vừa được cấu thành, nh́n vào kết quả của chiến tranh và diễn tiến của ḥa đàm, những buổi họp ù lỳ của ban LHQS hai bên trong suốt thời gian tháng 4, 5-73, bế tắc toàn diện của hội nghị song phương tại Ba Lê, cuối cùng là bản thông cáo chung của Kissinger và Thọ. Chúng ta có thể đi đến những kết luận như trên mà không sợ sai lầm về ư đồ của đối phương trong suốt quá tŕnh trước và sau 27 tháng 1-1973.

Tuy nhiên, dù sự kiện đă sáng tỏ nhưng kết luận toàn diện và khả thể nhất vẫn là điều chưa khẳng định dứt khoát được v́ diễn tiến, mục tiêu đấu tranh quân sự, chính trị của Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam vẫn là một điều bí mật, nằm trong những khối óc, trên bàn giấy của Duẫn, Đồng, Giáp, Thọ. Nghị quyết của ngày 10-2-73 cũng chưa phải là điều suy tư chính thức của các Ủy Viên Trung Ương Đảng mà có thể là một trong những nội dung “bề mặt”, đôi khi không phản chiếu ǵ đến “điểm chiến lược” mà có thể những ủy viên cũng không đồng nhất hoặc hoàn toàn khẳng định.

Thế nên, những kết luận sau, có thể xem như một lối nh́n giữa một rừng hỏa mù mà toàn đất nước đang ch́m sâu:

a) Cuộc đại tấn công là “điểm” chính đối với các sư đoàn chính quy Bắc Việt, dùng hết lực đánh phá chiếm đóng các thành phố, ví dụ như Huế, Kontum, B́nh Dương và có thể được là Sàig̣n (Như dự định đầu tiên của mặt trận An Lộc). Chiếm các đô thị lớn, lật đổ cơ cấu chính trị hành chánh của VNCH, phá bỏ hội nghị Ba Lê. Nhưng như thực tế đă xảy ra, phía Cộng sản không thực hiện được sự trù tính này. Hội nghị Ba Lê do đó có kết thúc ngày 27-1-1973 với một thỏa hiệp có thể giải thích dưới nhiều quan điểm khác nhau.

b) Không thực hiện được dự tính theo phương cách trên, Cộng sản dựa một chân trên các phần đất đă chiếm được để giải thích bản hiệp định theo ư đồ riêng. Ư đồ này này được nhận rơ khi Cộng sản khước từ đề nghị của VNCH về việc ngưng bắn tại chỗ, cấp chỉ huy chiến trường hai bên gặp nhau, định vùng trú quân tạm thời cho hai bên trong khi chờ đợi thành lập Hội Đồng Ḥa Giải, tổ chức tổng tuyển cử. Phái đoàn MTGP luôn luôn nhắc đến điều kiện tiên quyết trên của MTGP; vậy chúng ta cần mở một cánh cửa mới để t́m hiểu thêm một sự kiện khả thể khác, một dự phóng đi xa hơn các điều 9 và 12 của Hiệp Định (Về quyền tự quyết của miền Nam và tinh thần ḥa giải giữa các phe). Để hiểu rơ sâu xa và cụ thể hơn, chúng ta xét đến chi tiết của từng vùng tạm chiếm.

Vùng đất tiếp giáp nam Quảng Trị, vùng đồi từ phía nam Khe Sanh, Hương Hóa càng về phía nam càng đi ra gần biển. Bắt đầu từ Văn Xá núi chỉ cách đường số 1 khoảng mươi cây số đường chim bay. Truồi và Cầu Hai, Trường Sơn đi song song với bờ biển và cuối cùng mơm Hải Vân, ranh giới thiên nhiên giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Trong vùng núi đồi này, cộng quân đă bố trí sư đoàn 325 từ Khe Sanh xuống đến vùng Cổ Bi, Hiền Sĩ (An Lỗ,Thừa Thiên - Huế) và từ đây sư đoàn 324B (đă có mặt từ lâu) nối tiếp hoạt động sâu xuống phía nam hướng A Sao, Thừa Thiên. Trên trăm cây số đường núi song song với quốc lộ 1 từ Quảng Trị đến A Sao có các đường 518, 547, 548, 561 trước kia chỉ là những đường ṃn di chuyển bộ binh, nhưng từ sau ngày 27-1-73, khi các mặt trận chấm dứt, Cộng quân dồn nỗ lực khai thông và kiến tạo hệ thống đường ṃn trên, nhất là đường giao liên T7 (Đường về A Sao hay căn cứ địa 611) thành những con đường rộng răi trải đá để xe Molotova có thể di chuyển. Từ A Lưới, cách biên giới Lào Việt chừng mười cây số, đường giây T7 có một đoạn rẽ sang mặt để nối vào lộ 922 trên đất Lào. Đường 922 là một nhánh rẽ của đường 92 hay binh trạm 36 thuộc đường 559 hay cũng là đường ṃn Hồ Chí Minh, đường dây Xă Hội Chủ Nghĩa. Thung lũng A Lưới, A Sao vốn có sẵn ba phi trường; Phi trường A Lưới, Tà Bạt thuộc loại lớn, máy bay C130 có thể xuống được nếu có hướng dẫn, nay nếu hoàn tất thêm hệ thống đường bộ th́ vùng núi non này không c̣n là một vùng bị cách trở với các thị trấn miền biển, lại càng gần gũi hơn với các vùng nội địa Đông Dương. Trên thực tế, vùng này nằm ngang với Đà Nẵng trên một vĩ tuyến, (cách vĩ tuyến 16 khoảng một trăm cây số về hướng bắc) và cũng là trung b́nh điểm của vùng đất kể từ Đà Nẵng vào đến biên giới Lào, Thái. Phi trường A Lưới, Tà Bạt c̣n được ghi nhận là phi trường của mọi thời tiết. Từ A Sao, Cộng quân đang dồn mọi nỗ lực để nối tiếp đoạn đường sạn đạo xuôi Nam. Đoạn Khe Sanh, A Sao tuy được thiết lập trên những đỉnh Trường Sơn, vùng Triệu Phong (Quảng Trị), Nam Ḥa (Thừa Thiên), nhưng vùng núi non này tương đối dễ dàng với những đỉnh núi cao chỉ trên dưới ngàn thước như ở thượng lưu sông Mỹ Chánh ranh tỉnh Quảng Trị, Thừa thiên. Đoạn đường phía nam A-Sao th́ gai góc, khó khăn hơn, ranh Thừa Thiên, Quảng Nam từ Hải Vân trở vào đất Lào là một chuỗi núi trẻ, cao độ trên một ngàn thước chập chùng tiếp nối vào nhau với những sườn dựng thẳng đứng đổ xuống các thung lũng hun hút, mở đầu cho những nhánh thượng lưu của hệ thống sông Buông, sông A Vương, sông Côn... Nhưng Cộng quân đang khai triển tối đa khả năng nỗ lực của cán binh và dân công phần đông là tù binh VNCH để khai rộng con đường 458 hầu nối hết những nút cuối của chặng đường mà tiền nhân xưa đă một lần xử dụng: Con đường nối vùng núi rừng Kontum theo trục Kontum - Quảng Nam - Thừa Thiên - Quảng Trị, nay được hiện đại hóa bằng các địa danh mới: Khe Sanh - A Lưới - A Sao - Đại Lộc - Darkto, bởi một hệ thống đường giây: 547, 458, bắc quốc lộ 14(Bắc Kontum). Đầu và cuối của hệ thống này được mắc nút vào hai trụ của đường dây Xă Hội Chủ Nghĩa. Cần mở thêm một ngoặc đơn ở đây để xác nhận thêm ư định của địch, trong những địa điểm mà Cộng sản đưa ra để trao trả tù binh có vị trí cách Hà Tân (Quảng Nam) mười cây số đường chim bay về hướng đông và thung lũng Hà Tân chính là điểm nối của đường 458 với cực bắc của đường 14 chạy từ Kontum lên.

Từ vùng Tà Lơn, Hà Tân của vùng Quảng Nam này, công việc xuôi xuống đồng bằng sông Thu Bồn (Vùng Duyên Hải Quảng Nam) hay theo quốc lộ 14 để vào Nam (Bắc của Kontum) không vấp phải trợ lực của thiên nhiên nào đáng kể. Con đường 14 của đoạn này lại cập theo con sông Cái chạy giữa một thung lũng trống trải, chỉ cần sửa chữa với các phương tiện tối thiểu cũng xử dụng lại dễ dàng.

Chúng ta vừa đi qua một vùng địa thế bao gồm các phần đất thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi, Kontum và B́nh Định với hệ thống đường giao liên 518, 516, 517, 548 (Vùng Khe Sanh), 458 (Vùng ranh Thừa Thiên - Quảng Nam), đường số 14, liên tỉnh lộ 5 (Nối Kontum À Quảng Ngăi) và đường dây 514 (Nối Quảng Ngăi - B́nh Định: Từ thung lũng Gia Vực đến thượng lưu sông An Lăo), đường dây này Cộng quân đă xử dụng để chuyển chiến xa từ vùng ba biên giới xuống tham chiếm mặt trận Hoài Ân hồi tháng 5-72. Hệ thống đường đă và đang được tu sửa lại để có một trục lộ giao thông song song với quốc lộ 1 xuyên qua vùng núi non của năm tỉnh cực bắc VNCH. Hồi chánh viên Trần Đức Cường đă nói rơ hơn về đoạn bắc con đường: “Hiện họ (Cộng sản) đang khai dụng theo một đường mới ở dăy Trường Sơn từ Quảng Trị đến Quảng Nam, ba tiểu đoàn dân công được xử dụng để sửa sang lại đường xâm nhập này và phi trường A Lưới. Từ bốn tháng nay, kể từ 27-1-73, chiến xa hạng nặng bắt đầu di chuyển rầm rộ theo con đường này để từ Quảng Trị vào Nam...”

Điều này chứng minh cho nhận định đầu tiên của bài viết: Cộng sản không “tha thiết” lắm với các mục tiêu thành phố. Các thành phố nếu có thể, chỉ là mục tiêu đến sau đối với các sư đoàn chiến thuật. Và chiến trận đă diễn ra dưới một cường độ hợp lư để không đi đến điểm nổ cuối cùng. Cả hai bên đều có lư thắng khi giải thích các thành quả ḿnh đă thu đạt được tại chiến trường (1972). Và hai bên cũng đều có lư thắng khi giải thích kết quả của Hiệp Định Ngưng Bắn 1973.

Từ những sự kiện được móc nối hợp lư như trên, chúng ta có thể t́m đến kết luận không xa với sự thật và chính xác: Cộng sản không thể và cũng không bao giờ từ bỏ phần đất cặp theo sườn đông Trường Sơn chạy qua năm tỉnh khi họ đă được nối ráp vào nhau thành h́nh tượng thực tế. Dăy Trường Sơn chỉ là biên giới thiên nhiên chứ không thể là biên giới nhân văn hay chính trị khi khối nhân lực ở đông và tây của dẫy núi cùng trong một lực lượng quân sự mang chung một ư hướng chính trị. Và như vậy con đựng giao thông qua vùng Trường Sơn chỉ được quan niệm như lối đi b́nh thường trong một xứ sở núi non.

Âm mưu thành lập một quốc gia thứ hai ở miền Nam không phải chỉ được bộc lộ trong ư hướng tấn công vào các mục tiêu như đă nói, cũng không phải chỉ hiện rơ ở cách thức củng cố, xây dựng các phần đất tạm chiếm được, mặc dù ở bàn hội nghị họ luôn luôn chối bỏ ư đồ này bằng những luận cứ vô cùng tha thiết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... Không có hai nước Bắc và Nam Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời... Đất nước sẽ thống nhất bằng tổng tuyển cử, hiệp thương, quan hệ hai miền b́nh thường, th́ làm ǵ có nước thứ ba, thứ tư được!!” Nhưng luận lư vẫn chỉ là một lối nói, một số lời nói được học thuộc để xử dụng trong một giai đoạn nào đó, thế nên những cán bộ có bổn phận ở bàn hội nghị cứ phải nói, phần đằng sau (tức là vùng Cộng sản chiếm được) vẫn phải xây dựng, củng cố cơ sở, đấu tranh trên mọi “diện” để làm sao nổi bật được thực tế “vùng giải phóng”.

Con đường xương sống như vừa tŕnh bày đang được tiến hành và đang được nối dài xuống phía Nam để nối vào đoạn Tây Ninh - B́nh Long - Phước Long qua trục Quảng Đức - Pleiku, (Sẽ trở lại vấn đề này ở đoạn cuối bài viết).

Chúng tôi tiếp tục tŕnh bày công việc xây dựng “vùng giải phóng” của Cộng sản... Tại những nơi Cộng sản chiếm được sau tổng tấn công 1972 như Cam Lộ, Gio Linh, Đông Hà, Tân Cảnh (Kontum), Xa Mát, Thiện Ngôn (Tây Ninh), Đức Cơ (Pleiku) đều đưọc xây dựng thành những trung tâm hành chánh, kinh tế. Họ đặt các Ủy Ban Hành Chánh, các “chính quyền địa phương nhân dân” và xử dụng các danh xưng này thật nghiêm túc... - Tôi, Thiếu tá Trần Cảnh đại diện chính quyền địa phương tỉnh Pleiku - Viên thiếu tá mặt xanh mướt v́ sốt rét vừa chui từ hóc rừng Đức Cơ ra đến địa điểm trao trả Đức Nghiệp (Tây-nam Pleiku ba mươi cây số đường chim bay) đă nói với giọng không chút khôi hài. Không phải chỉ một ḿnh Trần Cảnh, nhưng toàn thể cán bộ, binh lính Cộng sản đều phải thực hiện mô thức “Chính phủ Lâm Thời với vùng kiểm soát cụ thể...” đó. Trong mục tiêu của việc thành lập “nước” thứ hai cho Chánh phủ lâm thời Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam, Bắc Việt đă đẩy vào Nam hàng chục ngàn dân chúng thuộc các tỉnh bắc Trung Việt vào định cư ở những vùng Tây nguyên, miền đông Nam phần, phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị, sinh sống theo phong trào “quê hương mới”, phong trào đặt trọng tâm vào khối cán bộ, mà đa số là thanh nữ trẻ, những thanh nữ này có “nhiệm vụ” kết hôn cùng đám binh sĩ trẻ tuổi đă đi vào đây trước, hiện tại đă được biến cải thành người miền Nam (Những người miền Nam quái dị với giọng nói thổ âm miền Bắc). Đến đây, chúng ta có thể xác định mà không sợ sai lầm: Khẩu hiệu “Sinh Bắc Tử Nam” không là một khẩu hiệu “khích động chiến thuật” nhưng là một “chỉ đạo chiến lược” để hoàn tất cuộc xích hóa miền Nam. Và như thế, chiến tranh chỉ là một môi trường, quân đội chỉ là một phương tiện để miền Bắc chuyển khối nhân lực đầu tư vào miền Nam. Vậy, Mặt Trận cách mạng giải phóng miền Nam, Chính phủ Lâm thời CHMNVN sẽ lần lượt đóng hết vai tṛ “chiến thuật” của nó, trận chiến cuối cùng, trận đấu then chốt vẫn chỉ là chúng ta cùng miền Bắc qua tấm đệm “Mặt Trận”. H́nh như cả thế giới, một số đông của thế giới không nh́n được âm mưu ghê tởm độc hại này. Nhưng cũng chỉ là một âm mưu rất rơ mặt.

Để tăng thêm cường độ hiện thực cho nước thứ hai kia, ngựi Cộng sản ngoài việc lập các nhà máy kỹ nghệ, điện lực ở các “thị trấn” Xa Mát, Đức Cơ, không quên khai triển hoạt động ngoại giao để có đủ h́nh thức một tổ chức quốc gia về cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời CHMNVN. Đại sứ Nga, Trung Cộng, Algérie cũng có màn tŕnh Ủy Nhiệm Thư lên Nguyễn Hữu Thọ; Chủ Tịch Thọ họp báo quốc tế... v...v... Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam đang được ráp nối dần từ mảnh như từng khúc đường trong vùng núi rừng Trường Sơn trùng điệp.

Ngoài ra, c̣n có thêm một điều đáng chú ư để làm mạnh cho luận cứ trên nếu là Cộng sản muốn phá vỡ bản hiệp định bằng đường lối quân sự th́ khoảng thời gian tháng 6-73 vừa qua quả là giai đoạn chín mùi cho chuẩn bị chiến thuật. Nhưng Cộng sản vẫn không mở cuộc đánh phá cấp độ lớn, không phải do ḷng yêu chuộng ḥa b́nh cũng không phải bởi tinh thần tôn trọng bản hiệp định mà họ đă kư, nhưng như Nghị Quyết ngày 10-2-73 của Cộng Sản Bắc Việt đă giải thích t́nh h́nh và đường lối đấu tranh sắp tới không phải thực hiện bởi ṇng súng, điều này cũng phù hợp với nhận xét về cộng sản của J. Honey sau khi viếng thăm Hà Nội: “Cộng sản Bắc Việt vẫn chủ trương xích hóa toàn thể Đông Dương (Tuyên bố hôm 27-3-73); có điều sách lược đấu tranh được quan niệm theo một đường lối khác.”

Vậy theo đường hướng mới nầy, một xứ sở “an toàn” nằm trên ba vùng đất trung tâm của bán đảo Đông Dương, cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam của Bắc Việt chỉ c̣n một khoảng cách chiến lược tối thiểu để hoàn tất bước chót của ư đồ.

Qua các tin tức từng được phát giác, chúng ta khẳng định được rằng cách thức sửa soạn của Cộng sản ở phía bên kia gịng sông Thạch Hăn, trên miền thung lũng Ba Ḷng, nơi phía tây cố đô Huế kéo dài xuống miền Nam dọc theo dẫy Trường Sơn cộng với các tin tức tại miền Lộc Ninh, các vùng đất từ Tây Ninh qua B́nh Long sang Phước Long với các mật khu Tam Giác sắt, Dương Minh Châu, Hố Ḅ, Bời Lời.v.v... Các mưu toan chiếm lĩnh toàn thể vùng núi Thất Sơn tại Châu Đốc, đặc biệt vùng núi Dài, núi Cấm với những hang động thiên nhiên hiểm yếu, những trận đánh dằng dai trong śnh lầy miền Chương Thiện để tranh giành những làng xóm hoang vu, những cánh đồng cỏ mọc thay lúa, người ta thấy chiến thuật của Cộng sản vẫn là không bao giờ để đối phương có th́ giờ nghỉ ngơi, đồng thời chính lực lượng của họ cũng không được phép nghỉ ngơi. Sự nghỉ ngơi đưa đến suy nghĩ, thắc mắc, so sánh, không có ǵ lợi ích cho mục tiêu do các lănh tụ mà đầu óc đă chai cứng qua mấy chục năm vinh nhục vạch ra và nay họ phải thực hiện, Các tin tức trong các vùng Cộng sản tạm chiếm cho biết rằng, ngoài những sự sửa soạn cho đến những quyết định về những ngày sắp tới. Cán bộ Cộng sản luôn luôn học tập xách lược đấu tranh chính trị trong giai đoạn mới, cán binh được học tập đấu tranh vơ trang phối hợp chính trị để lung lạc tinh thần dân chúng. Người Cộng sản c̣n nhấn mạnh một cách đặc biệt sự huấn luyện các thành phần dân chúng c̣n kẹt lại trong các vùng họ chiếm được. Các tin tức cho biết họ tổ chức đám dân này thành đội ngũ, vừa tuyên truyền vừa dọa nạt, thành từng đội, từng tổ sản xuất, chiến đấu, thu thuế, dân công v.v... Họ đă lưu tâm tới đám thiếu niên, v́ tuổi trẻ dễ bị kích động, dễ tin nên dễ lợi dụng. Đây là khối nhân sự có giá trị lâu dài về cả quân sự và chính trị. Rút tỉa kinh nghiệm từ những ngày tháng đại chiến dai dẵng của năm 72 và những năm trước, họ tổ chức lại nhân sự, chuẩn bị lương thực trong tinh thần tự túc tự lực, tái trang bị và tăng cường tối đa khả năng vơ khí tối tân gồm cả chiến xa, đại pháo, pḥng không, hỏa tiễn chuyển vận từ miền Bắc vào. Hiệp Định Ba Lê chỉ như một cuộc dừng chân tạm nghỉ để người Cộng sản chỉnh đốn lại hàng ngũ và trang cụ. Người ta cũng thấy sách lược của họ vẫn là sách lược cổ điển, giai đoạn sắp tới, người ta sẽ không thấy cuộc xâm lăng của miền Bắc tại miền Nam Việt Nam nữa, nói một cách khác, ư định của một cuộc xâm lược như vậy sẽ được Cộng sản Bắc Việt né tránh tối đa để người Việt Nam và nhân dân thế giới hiểu rằng, cuộc chiến tranh khủng khiếp sẽ xảy ra trong tương lai chỉ hoàn toàn là của “Nhân dân miền Nam Việt Nam”, do cái gọi là “Chính Phủ Cộng Ḥa Nhân Dân miền Nam Việt Nam” lănh đạo với đất đai và quân lực riêng, nghĩa là của một quốc gia chống lại một quốc gia”. Nói như vậy để chúng ta hiểu thế quốc tế “tế nhị” gây nên bực tức cho chúng ta, do phía Cộng sản tạo dựng thành và thế trận quốc nội từ một lực lượng vơ trang không dân không đất ngày nào, tuy không được công nhận nhưng là một thực thể khiến cho công cuộc chiến đấu sinh tồn của chúng ta sẽ càng ngày càng đi vào những khó khăn phức tạp.

Những tin tưởng vào sự kiện Nga Sô, Trung Cộng bắt tay với Mỹ và cắt chiến phí cung cấp cho Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh (Nếu thật sự đi chăng nữa) cũng chỉ có giá trị giai đoạn; v́ sách lược xâm lăng của Cộng sản luôn luôn biến thái tùy hoàn cảnh. Không thể nào không xảy ra trường hợp Nga Tàu dù đă đồng ư với Mỹ thôi cung cấp chiến cụ cho Bắc Việt mà chiến tranh vẫn đột nhiên tái phát khủng khiếp trong một lúc nào đó. Tóm lại, những chuẩn bị của Cộng sản trong các khu vực họ tạm chiếm trước ngày 27-1-73 hoàn toàn không có ư nghĩa như một củng cố cho các vùng đất nầy về mặt kinh tế chính trị để sống trong ḥa b́nh: Không hề là như vậy!!

Tháng 6-1973

 

Tống Lệ Chân: giọt nước mắt khô của Ḥa B́nh Miền Nam

 

Khi người dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Ḥa B́nh Việt Nam, cùng lúc đó tại một hóc hẻm của Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, B́nh Long, một cứ điểm quân sự trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang.

Trận đánh Tống Lệ Chân bắt đầu nặng độ. Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngày. Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi, bỏ qua tai nạn cục bộ của một Việt Nam rắm rối. Ḥa B́nh: thứ rượu nhạt mà thế giới hằng lâu không được uống. Tống Lệ Chân: trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của ḍng thời gian binh lửa. Tính đến nay, căn cứ bị vây đúng 17 tháng hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm này. Chúng ta cũng là những kẻ có tội.

Stalingrad bị người Đức bao vây 76 ngày, người Mỹ giữ cứ điểm Bataan 66 ngày, quân lực Anh và khối Thịnh Vượng Chung tử thủ Tobruk 241 ngày và ở Việt Nam, “địa đàng” của chiến tranh, nơi binh đao tung hoành không giới hạn, chúng ta cũng đă có những nơi chốn với tên gọi để đời như Điện Biên Phủ bị bao vây tới số lượng 57 ngày. Gần gũi và c̣n được nhớ là những trận đại chiến khởi đi trong mùa hè 1972, những trận đánh vượt qua hẳn chiến sử thế giới với các địa danh: Kontum, An Lộc, Quảng Trị. Nhưng Delta, Charlie ở Kontum cũng chỉ kéo trong vài ngày, An Lộc 110 ngày và Quảng Trị thực sự đến ngày 25-7-1972 đă được giải tỏa phần lớn. Thế nên, Tống Lệ Chân với 510 ngày bị vây hăm phải được xem là trận đánh dai dẳng nhất lịch sử chiến tranh nhân loại.

Căn cứ nhỏ bé đó từ ngày 10-5-1972 đă bị mờ khuất sau làn khói dậy lên từ An Lộc, Quảng Trị, Kontum - và đến nay - sáu tháng sau ngày ḥa b́nh độc hại, chiếc tiền đồn lại càng có khuynh hướng bị xóa mờ để che dấu và vô hiệu hóa tội ác của những người Cộng sản. Chúng ta phải nhỏ xuống giọt nước mắt để cầu nguyện cho một nhóm người trong 510 ngày đă phấn đấu để chứng tỏ cùng thế giới: Tội ác đă đồng nghĩa cùng người Cộng sản. Tống Lệ Chân, giọt nước mắt tinh tuyền từ sức đối kháng vô bờ của người Việt miền Nam.

Căn cứ được thiết lập trên ngọn đồi cao năm mươi thước, trông xuống hai con suối Takon và Neron, những nhánh nguồn đầu tiên của sông Sài G̣n, dầy đặc khắp miền Tây Ninh, B́nh Long, nằm trên đường ranh của hai tỉnh này, cách An Lộc mười lăm cây số về phía đông-bắc và ở phía nam biên giới Việt-Miên khoảng mười ba cây số. Điểm nhọn của chiếc Mơ Vẹt, đại bản doanh của Cục R, Trung Ương Cục Miền Nam chỉa thẳng vào căn cứ.

Tống Lệ Chân trước kia là một trong những trại Dân sự Chiến đấu thuộc Lực lượng Đặc Biệt mà người Mỹ đă thành lập từ năm 1967. Trong lănh thổ Quân Khu III dọc theo biên giới Việt-Miên từ Tây Ninh qua Phước Long có những trại Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Tống Lệ Chân, Lộc Ninh, Quản Lợi, Bù Gia Mập, chỉ riêng trại Bến Sỏi nằm trong nội địa Tây Ninh, các trại c̣n lại làm thành một hàng rào song song với biên giới hệ thống tiền đồn ngăn chặn, báo động lần xâm nhập, điều động của quân đội Cộng sản từ bên kia biên giới, nơi có những địa danh đă một lần vang dội như Lưỡi Câu, Mơ Vẹt. Hệ thống trại c̣n là nơi phát xuất những cuộc hành quân tuần tiểu phát hiện và tiêu diệt các đơn vị địch trong vùng.

Vùng hoạt động của trại cũng là chiến khu của giặc: Chiến khu C, và cũng như hệ thống đường liên tỉnh mà chính quyền Tổng Thống Diệm đă thành lập từ những năm 1960, 1961, những trại Lực Lượng Đặc Biệt, sản phẩm đắc ư của Tổng Thống Kennedy, người được yêu chuộng nhất của 37 đời tổng thống Mỹ. Nhưng đến bây giờ, năm 1973 tại Việt Nam, lúc người Mỹ đă quay phi cơ về Clark Field, Guam, bỏ lại xứ sở Đông Dương mịt mù tiếng đạn trong âm vọng ḥa b́nh. Các trại kia chỉ c̣n lại là những chiến trường địa phương bị cô lập với thế giới bên ngoài đành đoạn.

Không phải là chiến tranh nữa, đây chỉ c̣n là những cơn sốt vỡ da cho “Ḥa B́nh” nguy hiểm. Tống Lệ Chân, cơn sốt cuối cùng và dai dẵng. Dưới chân đồi căn cứ về phía bắc c̣n có đường 246 nối Tây Ninh và B́nh Long, xuyên qua lớp rừng xanh lá, đây là con lộ huyết mạch để Mặt Trận nối liền hai vùng sinh tử, khu C và khu D. Tống Lệ Chân cũng là yết hầu chặn ngang đường dây Bắc-Nam nối bản doanh cục R và vùng Dầu Tiếng, để từ đây xâm nhập xuống B́nh Dương - Gia Định. Với vị trí chiến thuật quan trọng như thế, Tống Lệ Chân không c̣n là mục tiêu quân sự thông thường, căn cứ nhỏ bé này có một tầm quan trọng khẩn thiết. Kiểm soát được bốn hướng Tây-Đông, Bắc-Nam của toàn hệ thống giao liên quan trọng trong ḷng căn cứ địa đối phương. Từ ngày thành lập, Tống Lệ Chân chưa hề có một ngày thanh b́nh.

Tên địa phương là Tonlé Chombé, vị chỉ huy trưởng đầu tiên, Thiếu Tá Đặng Hưng Long, gọi trại thành Tống Lê Chân, binh sĩ nói thành Tống Lệ... Những người ngoài binh chủng lực lượng đặc biệt phần đông gọi theo danh từ hàm súc này. Tống Lệ Chân - tên tiền định cho số kiếp nghiệt ngă. Năm 1970, trong chương tŕnh cải tuyển binh chủng, binh sĩ trại phần đông là dân sự chiến đấu thuộc sắc dân Stiêng t́nh nguyện ở lại cùng căn cứ để biến cải thành Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng. Tháng 4-72 song song với các cuộc cường tập vào Lộc Ninh, An Lộc, Cộng quân đă có ư định “ủi láng” hết dăy căn cứ biên pḥng trên để rộng đường điều quân, cùng chuyển vận quân nhu, quân cụ. T́nh h́nh khẩn trương của thời gian ấy đă khiến bộ chỉ huy Biệt Động Quân Quân Khu III quyết định rút hết lực lượng thuộc bốn căn cứ: Thiện Ngôn, Katum, Tống Lệ Chân và Bù Gia Mập. Nhưng người chỉ huy của Tống Lệ Chân đă có câu trả lời sau khi nhận được lệnh:

- Xin ở lại để chiến đấu bảo vệ căn cứ. Di tản tiếc quá, Biệt Động Quân mà di tản yếu quá...

-T́nh h́nh có giữ nổi không?

-Tất cả binh sĩ đều xin ở lại bằng mọi giá để bảo vệ uy tín binh chủng!

Định mệnh đă điểm giờ phút đó, lực lượng nhỏ bé của Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Pḥng trở nên những anh hùng lặng lẽ của trận đánh cuối cùng làm sáng tỏ sức chiến đấu bền bĩ của người cho Ḥa b́nh. Ḥa B́nh Việt Nam, giấc mơ tội nghiệp của một dân tộc được tưới thêm máu nóng của những người lính vô danh Tiểu Đoàn 92 trong một hóc của núi rừng miền đông Nam bộ. Thế giới giữ được cân bằng trên ḥa b́nh vất vả này. Toàn thể nhân loại có biết thế không?

Giữ một vị thế trọng yếu trong hệ thống giao liên giữa căn cứ địa của địch, bảo vệ được cạnh sườn phía tây cho An Lộc, Tống Lệ Chân trên bản đồ hành quân của Ban Tham Mưu Cục R đă được xác định là một mục tiêu cần phải “dứt điểm”. Ngày 10-5-72 Cộng quân dồn lực lượng đánh trận biển người vào căn cứ có chiến xa yểm trợ sau khi đặc công đă xâm nhập được vào ṿng đai pḥng thủ. Nhưng căn cứ vẫn đứng vững được như lời nguyền, người chỉ huy của trại mang tên Lê Văn Ngôn với số tuổi khiêm nhượng, 25 tuổi, đă giữ được lời thề. Ngôn thuộc khóa 21 Đà Lạt ra trường năm 1966, bây giờ - tháng 9-73, Ngôn mang cấp bậc Trung Tá. Một thời gian kỷ lục nhưng không ai tị hiềm. Không thể tị hiềm được v́ h́nh như quân sử thế giới không có một đơn vị nào bị vây trong thời gian 510 ngày vẫn c̣n đơn độc chiến đấu. Ngôn và Tiểu Đoàn 92 của anh là một biệt lệ, hiện thực ư niệm cao cả về trách nhiệm và giá trị mà người lính muôn đời hiện thực. Những người lính khắp nơi của thế giới đă nhiều lần chứng tỏ tầm vóc vĩ đại của ḿnh trên đảo Saipan, nơi buồng lái của những chiếc máy bay Zéro, trong những phi vụ trên vùng trời Âu Châu được đan kín bởi một lưới lửa đạn pḥng không suốt đệ nhị thế chiến. Ở Việt Nam, trận Mậu Thân 1968, Hạ Lào 1971 và suốt năm 1972, nhiều đơn vị, nhiều người lính đă chứng tỏ phẩm chất vĩ đại cao cả của ḿnh. Trên tất cả mọi cao điểm đó, Tống Lệ Chân rực rỡ với ánh sáng của riêng ḿnh. Ngày 8-6-72, An Lộc được chính thức giải tỏa sau khi Tiểu Đoàn 6 Dù “bắt tay” được với Tiểu Đoàn 8 Dù, lực lượng cực nam của cửa ngỏ vào An Lộc, Cộng sản thu quân về phía tây để bồi dưỡng và chuẩn bị đánh lớn. Dăy căn cứ bạn đă di tản, Tống Lệ Chân c̣n lại mỗi ḿnh, Công Trường 9 Việt Cộng dùng lực lượng cơ hữu thay phiên nhau nhồi Tống Lệ Chân trong suốt một năm dài. Ngày 27-1-73 Hiệp Định Ba Lê được kư kết để tái lập Ḥa B́nh tại Việt Nam. Ngày 25-1-73 cũng là ngày N (1) của cuộc tấn công cường tập vào Tống Lệ Chân, Cộng quân muốn “ủi láng” căn cứ để hoàn toàn kiểm soát ṿng đai biên giới từ Tây Ninh qua Lộc Ninh, cuộc tấn công không thành và bây giờ - tháng 9-1973 - tám tháng sau ngày “ngưng bắn”, theo thống kê chính xác của người lính ngồi dưới hầm trốn pháo, theo bài tính cộng của viên sĩ quan hành quân tiểu đoàn: Căn cứ bị pháo kích 233 lần, 20 lần bị tấn công biển người, 7 lần đánh đặc công và chiếc đồn trơ trọi trên đỉnh cao 50 thước đó đă nhận 14.500 trái đạn đủ loại nổ liên tục trong tám tháng hay 220 ngày được gọi là “Ḥa B́nh” trên đất nước Việt Nam!!

Cuộc bao vây đă diễn ra trong 510 ngày dài, binh sĩ bị thương và chết lên đến gần con số 100, phần lớn bị thương không di tản được. Bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp cả ḷng nhân đạo giữa những sinh vật gọi là người, và rất trái ngược với “tinh thần ḥa giải và ḥa hợp dân tộc” mà từ tên lính gác ở bờ bắc sông Thạch Hăn đến gă Thượng tá tóc bạc ngồi ở bàn hội nghị luôn luôn mồm nói lên với vẻ trang nghiêm cẩn mật. Máy bay trực thăng tải thương là mục tiêu thực tập cho các đơn vị pḥng không Cộng sản dựng dầy đặc quanh căn cứ. Ngày 10-8-73 phi vụ tản thương chót không thực hiện được, chiếc UH.1 của Phi Đoàn 233 bị đốn ngă, phi hành đoàn phải ở lại căn cứ và những người này chỉ có thể trở ra khi những người bạn cùng phi đoàn đă thực hiện được một chuyến bay không giống bất cứ một phi vụ trực thăng nào của cuộc chiến mười năm. Phi vụ bắt đầu lúc mười hai giờ đêm từ phi trường Biên Ḥa và mục tiêu là Tống Lệ Chân. Phi vụ này c̣n có nhiệm vụ mang số tiền thưởng của quân dân Vùng III tặng Tiểu Đoàn 92 và cặp lon Trung Tá cho Ngôn. Phi tuần trưởng của chuyến bay này là Thiếu Tá Bảo bạn cùng khóa với Ngôn. Nhưng t́nh trạng bi tráng này đă nẩy nở ra một khía cạnh khác, trong sổ bảy mươi lăm người bị thương, con số xin ở lại lên đến bốn mươi. Đến một lúc nào đó, trong một hoàn cảnh thích hợp, sự can trường trở nên như một tính chất tổng quát và chung của cộng đồng. Bệnh sốt rét và phù thủng đă khống chế toàn trại nguyên do bởi thiếu dinh dưỡng và cuộc sống chật chội quá lâu dưới hầm đất. Trong tháng 7-73 các cuộc tiếp tế thả dù tưởng chừng như không thể thực hiện được. Chiếc móc nối kiện hàng và bộ phận phối hợp trên máy bay không c̣n nữa. Cuộc họp của các giới chức cao cấp nhất về tiếp vận và không trợ đă diễn ra dồn dập để giải quyết vấn đề “cái móc”, mà một bộ phận chính là đoạn dây cable dài chừng một tấc. Đoạn dây cable này có nhiệm vụ giữ palette (tấm sắt làm đế của kiện hàng thả dù) với hệ thống phối hợp; khi máy bay đến địa điểm thả dù, bộ phận cắt sẽ được bấm nút để chặt xuống đoạn dây này, palette mang kiện hàng sẽ lăn ra cửa máy bay trên hệ thống bánh xe. Từ trước đến nay, các cơ quan thả dù không quân chẳng ai để ư đến đoạn dây ngắn ngủi này v́ quá thừa thải. Khi Tống Lệ Chân bị vây liên tục, đồ tiếp liệu, tiếp tế phải thả dù, nên đến một lúc người ta khám phá đoạn giây cần thiết này bị thiếu!! Muốn gởi mua ở Mỹ phải gởi đúng nơi sản xuất nó qua một hệ thống đặt hàng phức tạp, trước một thời gian dài, đoạn dây cũng phải được gọi bằng ám số lê thê, hăng chế tạo mới cung cấp đúng. Phe ta, vốn truyền thống “ǵ cũng được” nên đến lúc cần mới bật ngữa, không làm sao cấp thời giải quyết được. Nhưng cái khó không bó cái khôn, dây lớn đúng cỡ không có th́ biến chế bằng hai sợi dây nhỏ kết vào nhau... Và kết quả, dù thả mười cái hết sáu cái rơi ra ngoài căn cứ!! Khoảng trống giữa hai sợi dây nhỏ kết lại đă làm thời gian cắt đoạn giây dài hơn vài giây. Vài giây của tốc độ hơn hai trăm dặm giờ khi phi cơ thả dù đă làm cho chiếc dù bay ra khỏi chiếc đồn nhỏ bé. Bi thảm hơn, có những ngày bị Cộng quân pháo kích và tấn công liên tục, toàn căn cứ phải nhịn đói hoặc bắt gián ở các hầm cầu để nướng ăn thay cơm!! Nhưng dù thiếu thức ăn và sống dưới hầm lâu trong 510 ngày, cùng một lúc sức chiến đấu lại tăng trưởng theo chiều cao, theo cường độ tấn công và pháo kích của giặc. Tống Lệ Chân bắt chúng ta suy nghĩ khi biết được Gilles, viên tướng nhảy dù lừng danh của Quân Đoàn viễn chinh Pháp đă nói cùng Cogny và Navarre: “ Hăy móc tôi ra khỏi đấy (Điện Biên Phủ), tôi vừa sống sáu tháng ở “ổ chuột” Na Sản... Tôi quá sợ những điểm bưng bít như thế này!! ” - sáu tháng ở cứ điểm Na Sản trong vị thế của một người chỉ huy cùng với phương tiện vật chất thừa thải cũng đủ làm cho ông tướng gốc người Corse phải kinh khiếp - thế nhưng trên ngọn đồi năm mươi thước, dưới hầm sâu lạnh tanh, viên trung tá trẻ nhất Quân Lực Miền Nam, Lê Văn Ngôn đă sống đến ngày thứ 510 cùng tiểu đoàn Biệt động với quân số thiếu hụt và thực phẩm phải dè sẻn từng túi cơm sấy. Đau đớn hơn tất cả, Ngôn chiến đấu trong ḥa b́nh giả tạo và gian dối mà đối phương cùng thế giới đang nhân danh mỗi giờ, mỗi phút. Những giờ phút Tiểu Đoàn 92 ẩn ḿnh dưới giao thông hào đợi cơn pháo qua, giờ phút của 510 ngày thiếu ánh mặt trời.

Vậy vấn đề được đặt ra cùng sự kiện như đă tŕnh bày: Chúng ta phải làm ǵ cho số người nhỏ bé cao cả trên cao điểm năm mươi này? Ngăn chặn, phát hiện địch, giữ căn cứ để làm bàn đạp tung quân tuần tiểu, tấn công và truy kích địch, những mục tiêu đầu tiên mà ư niệm hành quân đă đặt để cho căn cứ không c̣n nữa. Chúng ta chỉ c̣n lại một biểu tượng bi tráng, chỉ có một chiến trường phi lư để những người anh hùng âm thầm ngă xuống trong lặng lẽ, làm sáng tỏ cách tàn ác, khiếp nhược của một ḥa b́nh độc hại. Chúng ta sẽ là ǵ nếu bỏ qua hay thụ động buông thả để duy tŕ t́nh trạng phi lư độc địa này. Phiên họp đặc biệt cấp Trưởng Đoàn ngày 17-3-73 do Việt Nam yêu cầu và Hoa Kỳ chủ vị, chính thức đặt Tống Lệ Chân lên bàn hội nghị. Trưởng Đoàn Việt Nam Cộng Ḥa, Tướng Dư Quốc Đống đề nghị ba biện pháp cấp bách:

-Cử ngay một Tổ LHQS/4B Trung Ương đi Tống Lệ Chân để điều tra vi phạm, sau khi có thỏa thuận tại hội nghị.

-Nếu hai phe Cộng sản không thỏa thuận đề nghị, Hoa Kỳ trên tư cách chủ vị gửi văn thư yêu cầu UBQT cử người đi điều tra.

- Yêu cầu phía Mặt Trận Giải Phóng ra lệnh ngay cho các đơn vị của ḿnh chung quanh Tống Lệ Chân phải ở nguyên vị trí không được bắn lên phi cơ của UBQT khi đến điều tra.

Nhưng lọc lừa là tính chất cơ bản, phía MTGP biết chắc phiên họp đặc biệt này sẽ thảo luận một vấn đề nghiêm trọng mà họ chưa có chỉ thị để giải quyết; dù Trần Văn Trà mang quân hàm Trung tướng chăng nữa ông ta cũng không bao giờ quyết định được một vấn đề ǵ, dù vấn đề đó chỉ thuộc về nguyên tắc, thủ tục nếu chưa có chỉ thị trước, nên Trà đă vắng mặt để cho viên Đại Tá Đặng Văn Thu đại diện họp thay. Trước ba đề nghị xác đáng của một vấn đề cụ thể, Thu không ngập ngừng, bối rối né tránh với tố cáo: Việt Nam Cộng Ḥa đă vi phạm ngưng bắn tại Đức Phổ, Sa Huỳnh, (Quảng Ngăi), Đức Cơ (Pleiku)... Và kết luận ung dung: Chính VNCH vi phạm tại các địa điểm trên! Không một lời nói, không một từ ngữ nhắc đến sự kiện, địa danh Tống Lệ Chân. Trưởng phái đoàn Bắc Việt gật gù tán đồng, lập lại lời phát biểu của MTGP với thứ tự từ ngữ địa danh được nói khác đi một chút. Bài học đă được học từ nhà, các cậu học tṛ Cộng sản lập lại không sai một chữ bất chấp nội dung rơ rệt của ba đề nghị - Ư kiến - Yếu tố không bao giờ có trong đầu của cá nhân người Cộng sản khi chưa “hội ư”!!

Thấy hai phái đoàn Cộng sản không đá động ǵ đến ba đề nghị vừa tŕnh bày. Phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa lập lại đề nghị lần thứ hai: Nếu Ban Liên Hiệp Quân Sự Bốn Bên Trung Ương chưa thống nhất ư kiến th́ yêu cầu Hoa Kỳ gởi văn thư cho Ủy Ban Quốc Tế để Ủy Ban này đi điều tra. Mặt Trận Giải Phóng cùng Bắc Việt lại hát lên một nội dung: “Không đồng ư việc gởi văn thư cho Ủy Ban Quốc Tế v́ t́nh h́nh chưa rơ rệt, chưa có an ninh không tiện lợi cho Ủy Ban Quốc Tế đến để điều tra...” Phiên họp ngưng ở kết luận này. “Tinh thần nhất trí” của văn bản Hiệp Định. Tính chất không bao giờ có ở bàn hội nghị.!!

Cho chắc ăn hơn nữa, phía Cộng sản mớm lời cho hai phái đoàn Ba Lan, Hung Gia Lợi, khi tiếp nhận văn thư của Hoa Kỳ yêu cầu đi điều tra Tống Lệ Chân: “UBQT không đồng ư đi điều ra ở một nơi khi nơi đó chưa được an ninh!” Muốn chắc hơn, hai phái đoàn quốc tế Cộng sản này lại đưa thêm điều kiện: Sẽ chịu đi nếu phái đoàn MTGP cử sĩ quan liên lạc tháp tùng cùng trực thăng. Lẽ tất nhiên điều kiện không được thực hiện, v́ MTGP chắc chắn không bao giờ đồng ư cử sĩ quan liên lạc tháp tùng.

Một tuần trôi qua, kể từ phiên họp 17-3-1973, tất cả nỗ lực về Tống Lệ Chân đều bị chắn lối bởi hai ngón đ̣n “T́nh h́nh Tống Lệ Chân chưa rơ rệt. Phái đoàn MTGP chờ chỉ thị của thượng cấp” và đ̣n “V́ MTGP không cử sĩ quan liên lạc đi cùng nên Ủy Hội Quốc Tế không thể đến điều tra...” Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt, Ba Lan, Hung Gia Lợi nương vào nhau nhồi quả bóng vô liêm sĩ, né tránh hẳn vấn đề.

Ngày 23-3-1973, chỉ c̣n bốn ngày nữa là hết thời hạn sáu mươi ngày làm việc của Ban Liên Hợp Quân Sự bốn bên, Hoa Kỳ thúc dục phái đoàn Gia Nă Đại (Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế) trực tiếp thu xếp với MTGP để sớm điều ra sự kiện Tống Lệ Chân, MTGP trốn không nổi, đành đưa Đại Tá Vơ Đông Giang, Phó Trưởng đoàn ra gặp Đại Tá Lomis (Gia Nă Đại), thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của Mặt Trận theo Ủy Ban Quốc Tế đến Tống Lệ Chân vào ngày 24-3-1973. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ là tṛ đánh tráo, theo thỏa thuận của Giang, sĩ quan Mặt trận sẽ từ Tân Sơn Nhất đi Tống Lệ Chân tiếp xúc với lực lượng Cộng sản ở đây, xong trở về Biên Ḥa (Biên Ḥa là khu V Liên Hợp Quân Sự, tức là vùng III của VNCH) để đón Ủy Ban Quốc Tế vào Tống Lệ Chân. Gă sĩ quan liên lạc của Mặt Trận nhận chỉ thị trước, nên thay v́ từ Tống Lệ Chân, y trở về hẳn Tân Sơn Nhất, Ủy Ban Quốc Tế đợi ở Biên Ḥa suốt ngày 24-3-1973. Cuộc điều tra Tống Lệ Chân của Ủy Ban Quốc Tế không bao giờ có thể thực hiện được: Không bao giờ.

Về phía Liên Hợp Quân Sự, sau một tuần cố gắng liên tục kể từ phiên họp 17-3-1973, Việt Nam Cộng Ḥa buộc Mặt Trận Giải Phóng phải cử sĩ quan liên lạc đến Tống Lệ Chân để thực hiện tản thương. Nhưng ngày 23-3-1973, thay v́ xuống Tống Lệ Chân như đă dự liệu, viên sĩ quan Mặt Trận xuống Sóc Con Trăn cách Tống Lệ Chân muời cây số về hướng Tây, viên sĩ quan này lấy cớ phải liên lạc với “địa phương” y trước, sau một hồi t́m kiếm trong rừng, y trở lại trực thăng lấy cớ v́ bom Mỹ và VNCH đă đánh đứt đường dây, y không t́m ra ai!! Chiếc trực thăng trở về Sài G̣n, không một thương binh được di chuyển. Phái đoàn VHCH vẫn kiên tŕ yêu cầu MTGP phải thuận để Việt Nam Cộng Ḥa tản thương ở Tống Lệ Chân, Mặt Trận Giải Phóng hết cớ từ chối, ngày 24-3-1973, hai mươi thương binh đầu tiên và cũng là cuối cùng được di tản. MTGP “ḥa hợp, ḥa giải, dân tộc” với giá máu này một lần độc nhất. Tống Lệ Chân đóng của vĩnh viễn với nỗi bi hùng của nó.

Cấp Trưởng Phái Đoàn, cấp Trưởng Tiểu Ban liên tiếp họp để dọn sạch vấn đề Tống Lệ Chân. Nhưng sự thật là một việc và cách nh́n của người Cộng sản lại là một việc khác, nên sự kiện quân đội Cộng sản bao vây, cường tập tấn công vào vị trí của ta biến thành “... Một cuộc hành quân của quân đội Sài G̣n lấn chiếm Tống Lệ Chân, nơi nằm sâu từ lâu trong vùng giải phóng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời!!” Kèm thêm luận cứ, lực lượng Mặt Trận Giải Phóng pháo vào trại là rất tự kiềm chế v́ phải cảnh cáo đơn vị trong đồn muốn “nống lấn” ra ngoài khu vực của Chính Phủ Lâm Thời (Một đơn vị chỉ hơn hai trăm người có thể nào tấn công vào ṿng vây của một sư đoàn?!!) Về việc gọi loa đầu hàng, Mặt Trận Giải Phóng giải thích: Đó là giảng “Đạo lư Hiệp Định” cho binh sĩ trong đồn biết: Đạo lư về Ḥa Hợp, Ḥa giải Dân Tộc!! Ư nghĩ đích thực của ngôn từ đă biến mất trên lưỡi của người Cộng sản. Nhưng điều vô lư thô bỉ đă được dựng đứng, đài phát thanh Việt Cộng ào ào tố cáo, Trần Văn Trà, Lê Quang Ḥa gởi kháng thơ tố giác, các thành viên Hung Gia Lợi, Ba Lan nghiêm chỉnh nghiên cứu kháng thơ. Và biết đâu trên thế giới có một số đông người tin vào kháng thơ gian dối đó. Không hiểu Đức Giáo Hoàng khi đọc bản tin của tờ báo Ṭa Thánh đề cập đến bản kháng thư đó Ngài có biết đến những con mắt nổ lửa dưới hầm sâu Tống Lệ Chân đang mong ngày mau đến. Đau đớn hơn hết khi tại Sài G̣n, nơi chỉ cách Tống Lệ Chân trăm cây số đường chim bay, có những người đă không biết hoặc không muốn biết những người lính Việt Nam đang ở trong chiếc đồn bị vây vào ngày thứ 510. Và nhiều kẻ lại nh́n vấn đề ngược lại: Như đám Ngọc Lan, Chân Tín, thứ chính khách đối lập Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Hữu Tường, Trương Gia Kỳ Sanh... (Những Nghị sĩ, Dân biểu được MTGP nhắc nhở nhiều lần ở bàn hội nghị khi muốn tố cáo chính quyền VNCH) Những người này là ǵ trong khi đồng lơa với tội ác ngập máu này? Tính đến ngày của phiên họp đầu tiên đề cập đến Tống Lệ Chân, hai mươi ngày sau ngày Ḥa B́nh 28-1-1973, căn cứ có thêm bốn chết và hai mươi hai bị thương. Những người này chết cho ai? Phải chăng để bảo vệ miền Nam, trong đó có những người vừa kể trên, những kẻ nhân danh Ḥa B́nh...

Quả t́nh chúng ta ở trong một trạng thái ḥa b́nh sau hơn hai mươi năm nghe súng nổ và lửa cháy. Chúng ta đă nghe quen tiếng nổ đại bác, hỏa tiển, chúng ta cũng dần quen với độ cao của ngọn lửa Mậu Thân, hơi nóng từ An Lộc, Quảng Trị, nên h́nh như khi hưởng được sự yên ổn đau đớn của những ngày hôm nay, chúng ta đă quá vội vă muốn xóa tan vết tích chiến tranh, muốn quên đi những h́nh ảnh tàn khốc của tháng kia, năm trước. Và từ, với hạnh phúc tội nghiệp nầy, giữa ḷng cơn lốc túng đói, chúng ta đă không có khả năng để nhớ đến, để nghĩ đến h́nh ảnh một căn cứ: một căn cứ lẻ loi cố gắng để khỏi bị hủy diệt, thể hiện ư muốn “sống trong tự do và ḥa b́nh”, nỗi mơ ước của toàn dân tộc... Mơ ước đó có ta dự phần. Vậy, chúng ta phải làm ǵ được cho Tống Lệ Chân?

Tôi viết lên tiếng kêu bi hùng về Tống Lệ Chân vào tháng 6-1973, thời gian quân đội Cộng sản đang chuẩn bị trận dứt điểm vào căn cứ trong dịp mùa mưa sắp tới của năm 1973. Suốt năm 73, chiếc đồn nhỏ bé này đă đứng vững được trước hàng chục lần tấn công và bị pháo hơn vạn quả đạn, viên chỉ huy căn cứ, Trung Tá Lê Văn Ngôn, h́nh như định mệnh đă gắn chặt tên anh cùng chiếc đồn bé nhỏ đó, lời nói quyết chí của ngày tử thủ đầu tiên đă được giữ trọn như tên anh đă định trước: Ngôn Một ḷng sắc son giữ măi một lời nói. Trong nguy nan của mỗi giờ sát cùng cái chết, người anh hùng lặng lẽ với số tuổi quá nhỏ so với chiến trường kia quả đă hiện thực h́nh ảnh linh diệu kết tinh bởi sức chịu đựng vô bờ của dân tộc. Ng̣i bút viết ra cũng hổ thẹn trước nỗi can trường này. Những phiên họp của tháng 3, tháng 4, 74 tại Ban Liên Hợp Quân Sự 2 Bên Trung Ương, phía Việt Nam Cộng Ḥa lại lớn tiếng báo động Công Trường 9 nhất định rút ưu khuyết điểm của năm qua, tập dượt trên sa bàn cùng trung đoàn 271 quyết ủi láng trại... Trung Đoàn 271 sẽ được yểm trợ trực tiếp bởi một trung đoàn pháo, một trung đoàn pḥng không và một lữ đoàn chiến xa, không kể thành phần trừ bị và chận viện. Một năm trời thử lửa, một, hai tháng thực tập trên sa bàn và trên địa thế tương tự quân cộng sản dùng địa đạo chiến, công kiên chiến khởi đi từ 5-4-1974 đến 01:00 giờ ngày 11-1-1974 đoạt được đồn!! Ngôn làm ǵ được với quân số 259 người với năm mươi người bị thương từ trước, hai chục người bị thương ở đợt tấn công sau cùng?!! Tiểu Đoàn 92 đă chiến đấu hơn tất cả mọi đơn vị bộ chiến của lịch sử chiến tranh con người, Ngôn hơn hẳn những người anh hùng của chiến trận nhân loại, Alamo, Saipan, Wake, hàng trăm ngàn chiến binh thế giới đă dựng nên gương sáng can trường về bổn phận cao cả của người lính, Ngôn và Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân dựng chắc tấm bia lớn nhất, rực rỡ nhất. Cao quư hơn tất cả, Ngôn và 259 Biệt Động Quân của Tống Lệ Chân là những chiến sĩ chiến đấu cho ḥa b́nh: Ḥa B́nh của quê hương Việt Nam. Chúng ta trong thành phố b́nh yên có nghĩ ǵ khi hay tin Tống Lệ chân đă bị đoạt mất, Tiểu Đoàn 92 mở đường máu rời căn cứ. Chỉ c̣n giọt nước mắt. Phải, chỉ c̣n một ḍng nước mắt ngập bi hùng.

Tháng 11-1974

 

 

Một người tù vừa được thả

Một tiền đồn bị tràn ngập.

 

Cuối cùng, bà Ngô Bá Thành đă được thả, tuy t́nh trạng chỉ là tại ngoại hầu tra, nhưng từ vị thế của một người sắp sửa để trao trả cho Mặt Trận Giải Phóng trong hạ tuần tháng 7-73 đến t́nh trạng hiện tại, quả t́nh đă có một thay đổi rất lớn. Sự thay đổi có nhiều nguyên do, gây nên từ nhiều sức ép; cũng như hành động rùm beng tô vẽ của nhiều đoàn thể, cá nhân chung quanh người đàn bà này làm người viết phải suy nghĩ... Bà Thành! Bà là ai? Sau lưng bà là tôn giáo cực tả, cộng sản hay người Mỹ?!! Ư nghĩ dấy lên đau đớn. Bao nhiêu năm tháng tù tội của một đời rốt cuộc cũng chỉ là con bài mặt của những dự mưu thâm hiểm hay sao? Và mục tiêu của phong trào Đ̣i Quyền Sống, trong đó vắng bóng dáng tội nghiệp và niềm ao ước nhỏ nhoi của người lính cùng tập thể gia đ́nh họ, những người có thẩm quyền nhất để được đ̣i quyền sống yên lành. Bà Thành, người đàn bà trí thức với năm mươi bảy tháng tù trong cô quạnh cùng lời tuyên bố kiêu hănh “Tôi là thành phần thứ ba...” Thành phần thứ ba, thành phần bề mặt tối cần thiết để hoàn thành bước chót của Hiệp Định Ba Lê. Và ước mơ của dân tộc có được gói đủ trong những ḍng chữ rất nhiều nghĩa của tấm Hiệp Định quái gở này chăng? Trại Tống Lệ Chân với 293 người lính Biệt động quân, đám thân nhân gia đ́nh binh sĩ chạy nhốn nháo giữa rừng già trong tiếng nổ dồn dập của bộc phá. Tiểu đoàn K2 đặc công quyết làm đầu cầu để lực lượng sư đoàn 320 chính qui Bắc Việt dứt điểm trại. Không ai nói đến 293 người lính này, không ai nghĩ đến h́nh ảnh người đàn bà vợ một binh nhất tay bế con nương theo chồng dưới lằn đạn của những người Cách Mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng kết tập bởi giai cấp công-nông gồm nhân dân giác ngộ. Người lính, người vợ, đứa trẻ nhỏ, chắc hẳn đă là những trở ngại của bước tiến cách mạng vô sản Việt Nam đó. Những người này có quyền đ̣i quyền sống không? Bà Thành có kể thêm họ vào mục tiêu tranh đấu...?

Phong trào Đ̣i Quyền Sống của bà Thành có ư niệm nào về những người đau khổ này? Và một tờ báo mang nhản hiệu đối lập đấu tranh cho “nhân dân yêu nước” có chăng h́nh tượng chiếc trại bốc cháy giữa rừng xanh, rộ tiếng reo ḥ đẫm máu của lực lượng quân đội Hà Nội?! Trong hỗn loạn với những h́nh ảnh chập chờn nhức nhối này - Bà Thành được trả tự do.

Không ai phủ nhận giá trị cá nhân người đàn bà nổi tiếng với bốn mươi mốt tuổi, tiến sĩ Công pháp quốc tế, năm mươi bảy tháng tù tội liên tục trong bảy năm... Không thể là những tiêu chuẩn b́nh thường mà mọi người đều có thể thực hiện. Văn bằng đó đă có nhiều người khác đạt được, nhưng quả t́nh rất hiếm hoi nơi đất nước ta, ở vùng Đông Nam Á, cũng có thể nói toàn cơi Á - Phi, ngay trên khắp thế giới. Tiến sĩ Công pháp quốc tế, một bằng cấp bảo đảm nhiều khả năng và giá trị; năm mươi bảy tháng tù trong hiu quạnh cùng lúc niềm tin, ư tất thắng vượt qua nghịch cảnh trong trạng huống khó khăn để hoàn tất bước chót hoài băo lại là một tiêu chuẩn khác rất khó đạt. Dù đă có nhiều người ở tù lâu hơn, đă có nhiều cảnh tù cực khổ đau đớn hơn, nhưng một người đàn bà từ chối an lành để đem đời xuống đường phố, vào lao tù, đối diện bức tường lạnh trong thời gian đằng đẵng năm mươi bảy tháng quả t́nh không thể là sự kiện b́nh thường... Chắc chắn phải được thôi thúc từ một dự tính cao cả mang vóc dáng to lớn theo kích thước của quê hương. Phải thán phục, người đàn bà đă từ chối sự b́nh yên thụ động, dấn thân vào nơi băo lửa chấp nhận những thiệt tḥi đau đớn cụ thể.

Nhưng những kính phục trên khía cạnh cá nhân không thể ngăn nổi hoài nghi cùng câu hỏi: Bà Thành đă thực hiện cuộc đấu tranh với mục đích ǵ? Không thể nghĩ một cách giản dị, đây là cuộc đấu tranh đơn độc của người đàn bà trí thức vùng dậy chống đối một chế độ nhiều sơ hở. Không thể nghĩ nông cạn và giản lược toàn bộ một cuộc đấu tranh rất có hệ thống và đa diện vào một mục tiêu đơn độc như thế.

Vậy, nh́n lại những năm trước với những hành động của phong trào: Đấu tranh yểm trợ phong trào Thương Phế binh, đ̣i hủy bỏ chính sách quân sự học đường, tham dự vào cuộc tranh chấp của hai phe nhà chùa về một bất động sản... Những mục tiêu hạn hẹp, đoản kỳ, hụt hơi không thể nào là mục tiêu chiến thuật của phong trào mang vóc dáng to lớn với tiêu đề hàm súc: Đ̣i Quyền Sống?!! Ngoài ra phong trào đă bỏ qua, đă với không tới biết bao nhiêu mục tiêu rất đáng được để giành ưu tiên quyền được sống: Người lính chiến đấu cùng hệ thống gia đ́nh lầm than của họ...

Những mục tiêu lúng túng, ngắn hạn, thụ động và vô ích càng ngày tỏ rơ thực chất của phong trào. Một đoàn thể hỗn tạp với bề mặt sôi nổi hiếu động, thiếu quan niệm chiến lược chỉ đạo để rút cuộc hiện nguyên h́nh là một bộ phận xách động vô tổ chức, cố thực hiện cho bằng được một vài mục tiêu bề mặt. H́nh trạng của phong trào trong những năm 69, 70 làm ta nghĩ đến mũi giáo tiền phong thay mặt hợp pháp cho Cộng sản ở đường phố Sài G̣n. Tôi e ngại khi nghĩ như trên v́ sợ rằng đă hạ thấp phẩm giá người cầm đầu phong trào, một phụ nữ hằng chứng tỏ khả năng dẻo dai, sung sức với căn bản trí thức vững chăi, một người có đủ lực ngăn chặn ḿnh không lầm lẫn khi thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sàig̣n, những “mục tiêu tập dượt” chỉ đáng dành riêng cho đám sinh viên đàn em. Hơn nữa, nếu quan niệm bà Thành là một cán bộ trung cấp nội thành của Mặt Trận th́ quả t́nh không nghiêm chỉnh. Sự trùng hợp về tính chất của mục tiêu phong trào và ư đồ của Mặt Trận chỉ có thể là một chuyện ngẫu nhiên có dự tính!!

Vậy, mục tiêu to lớn trong kích thước Dân Tộc không có, cán bộ trung cấp của Mặt Trận không phải... Th́ Bà Thành là ai?!! Cần mở một dấu ngoặc ở đây, nếu Bà thành là “cán bộ gộc” th́ Mặt Trận không đời nào chịu hao tổn lực lượng bằng cách dàn ra trống trải đám cán bộ cỡ “quốc tế” như bà ta ra đường phố với sư, cha, sinh viên con nít... Nhưng nếu tất cả không phải là hai vế trên, th́ Bà Thành chỉ c̣n lại là một chiếc “phông” để hiển hiện lên đó toàn bộ bản chất và chủ đích của người Mỹ. Phải, chỉ có thể là như vậy.

Ư nghĩa trên đă được thành h́nh với toàn thể tính chất năo nề, cay đắng. Một cá nhân xuất sắc, một căn bản trí thức vững chăi, chuỗi ngày dài tranh đấu với năm mươi bảy tháng tù câm nín với một tiêu đề to lớn rốt cuộc chỉ là lá bài tẩy cho lực lượng lót đường h́nh thành bản Hiệp Định tái lập Ḥa B́nh Việt Nam. Bản Hiệp Định phản ảnh rất dễ bị xuyên tạc, rất nguy hiểm, ngụy trang sâu sau ước vọng của toàn dân tộc nhưng đă được nhận định: “Đó là một thắng lợi to lớn, chứng tỏ chính nghĩa nhất định thắng”... Nhận định của Bà Thành, nhận định này có những từ ngữ của người Cộng sản, nhận định cũng bao gồm sự diễn giải Điều 1 Hiệp Định theo quan điểm của Hà Nội, của Mặt Trận. “Chính nghĩa nhất định thắng”. Thành ngữ đăi lọc đă được phổ quát do Hồ Chủ tịch. Nhưng điểm quan trọng không phải ở vài từ ngữ mang hơi hướng Cộng sản này; cũng không phải lời chào đặc sệt mùi vị vô sản “gởi lời chào đồng bào cả nước” của bà Thành làm chúng ta chú ư. Chúng ta nói đến vẻ kiêu hănh của lời tuyên bố “Tôi là thành phần thứ ba...”. Thành phần thứ ba, quả t́nh tất cả sinh hoạt chính trị trong và ngoài nước đang chủ tâm, đang hướng toàn bộ khả năng định giá vào những người rải rác khắp nơi trên Âu, Á... Bảo Đại, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Chánh Thi, Nghị Sĩ Mẫu, Đại Tướng Minh... Những khuôn mặt cũ kỹ đă bị thời cuộc bào nhẵn nay được nhuộm lại màu sắc để chuẩn bị cho thế đấu tranh mới. Thế đấu tranh dứt điểm t́nh trạng Việt Nam theo sách lược của người Mỹ hay là của Kissinger - ông Ngoại Trưởng thượng hảo hạng của Hiệp Chủng Quốc. Trong đám người được tô vẽ có hệ thống tội nghiệp yếu kém kia có bà Thành với sự góp mặt kiêu hănh thảm thương “ Tôi là thành phần thứ ba!!”. Thành phần không có chân trong cộng đồng dân tộc, thành phần sinh sau đẻ muộn từ một cơi ngoài Việt Nam, sản phẩm tối cần thiết cho tác phẩm Kissinger.

Nh́n bản Hiệp Định dưới nhăn quan tàn nhẫn đích thực kia, thấy toàn thể ră rời ốm yếu của thành phần thứ ba ấy, xét được nỗi vô ích của năm mươi bảy tháng tù, mảnh bằng tiến sĩ Công pháp, sự quảng cáo lố bịch ồn ào các tờ báo Sài G̣n chung quanh bà Thành, tự nhiên ḷng sôi niềm công phẫn. Đă quá nhiều người nhân danh Tổ Quốc và Nhân Dân, đă quá nhiều người hân hoan bạo ngược trên bầu rượu máu Việt Nam, trại Tống Lệ Chân với 293 người lính cùng đám thân nhân góp phần đời sống vào bữa tiệc đau đớn này. Thành phần thứ ba - Người dự tiệc mới mẻ! Hăy giới hạn nỗi hân hoan tàn nhẫn của các người.

Thật nguy hiểm khi nhận định: Sự kiện Lệ Chân là một thử thách cho nền ḥa b́nh của Hiệp Định (Ḥa B́nh của Hiệp Định không là Ḥa B́nh của Việt Nam). Phải bỏ qua sự kiện, xem như là tai nạn cục bộ, địa phương để xúc tiến và hoàn tất việc kết tập thành phần thứ ba, đi bước chót của Hiệp Định. Hoặc phải đặt vấn đề máu để lương tâm và phẩm tính con người chuộng công lư, chuộng liêm sỉ chọn lựa. Chúng ta đang bị vây bởi ṿng đai lửa hiểm độc, mọi lối thoát đều bị kiểm soát và phê phán khắc nghiệt cùng lúc tiếng reo ḥ man rợ của kẻ thù bốn phía dấy lên. H́nh ảnh, bài báo phỏng vấn bà Thành cùng một lần câu chuyện chiếc đồn bốc cháy được nêu lên trên trang nhất các tờ báo hằng ngày chính là bằng cớ về một chọn lựa giữa lương tâm và luân lư; nước mắt đau đớn phẫn nộ hay một đồng lơa tồi tệ thụ động buông xuôi theo hoàn cảnh vượt khỏi tầm tay.

Tháng 11-1973

 

Thời đại của gian dối*********Đấu

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: