Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vị Tổng Thống Dân Cử Cuối Cùng

Của Việt Nam Cộng Ḥa

 

 

 

TRẦN VĂN HƯƠNG

Cựu Giáo Sư Trường Trung Học Mỹ Tho

Nguyễn Thanh Liêm

 

Từ lúc bắt đầu đi học cho đến bây giờ, tôi đă có rất nhiều may mắn được học hỏi với biết bao nhiêu thầy cô đáng thương đáng kính. Nhưng ngoài những thầy cô đáng thương đáng kính ấy c̣n có ba bậc thầy tôi rất mực tôn sùng, nhưng tôi không hề được thọ giáo bao giờ. Vị thứ nhất là một nhà nho có học vị cao nhất Miền Nam, là vị tiến sĩ Nho học đầu tiên và duy nhất của Miền Nam, cụ Phan Thanh Giản, một nhà cai trị đầy ḷng yêu nước thương dân với chủ trương “dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh”. Vị thứ hai là một nhà văn hóa có cái học uyên thâm, nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Kư, và vị thứ ba là cụ Trần Văn Hương, cựu giáo sư Trường Trung Học Mỹ Tho, và cũng là vị Tổng Thống dân cử cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa. Cụ Phan Thanh Giản cả đời lo cho dân cho nước, địa vị có cao, nhưng cuộc đời hết sức giản dị đạm bạc, cuối cùng phải tuẩn tiết đền ơn sông núi sau khi đă tiết kiệm được bao nhiêu xương máu của người dân Nam Kỳ. Ông Đốc Kư th́ đă đi dạy từ hơn nửa thế kỷ trước khi tôi chào đời, đă để lại cho Việt Nam một công tŕnh văn hóa to lớn, đă khai đường mở lối cho nền văn chương chữ quốc ngữ, và đă đóng góp rất nhiều trong công cuộc xây dựng nền học thuật mới, tổng hợp khoa học kỹ thuật Âu Tây với luân lư đạo đức Á Đông vào hồi cuối thế kỷ thứ XIX. Vị thứ ba là cụ Trần Văn Hương, tuy không có một công tŕnh văn hóa lớn lao như hai vị trên, nhưng đă để lại trong ḷng người dân Việt một h́nh ảnh không phai mờ của một kẻ sĩ đầy khí tiết, một tấm gương ngay thẳng trong sạch, và là một chính trị gia lúc nào cũng tận tụy, hy sinh cho dân chúng và quốc gia Việt Nam trong thời đen tối của lịch sử hiện đại.

 

Về hai vị thầy thứ nhất và thứ nh́ th́ những sách vở văn học và sử học đều có nói đến, tuy chưa có tài liệu nào dành cho họ một ngôi vị xứng đáng với công tŕnh to tát mà họ đă đóng góp cho nền chính trị và học thuật nước nhà. Nhưng dù sao th́ phương danh của họ cũng đă được lựa chọn để đặt cho hai ngôi trường trung học lớn và có tiếng ở miền Nam Việt Nam: trường Petrus Trương Vĩnh Kư, ở ngay tại thủ đô Sài G̣n của Miền Nam tự do, và trường trung học Phan Thanh Giản ngay tại thủ đô của Miền Tây nước Việt. Nhưng về vị thầy thứ ba là cụ Trần Văn Hương th́ tôi chưa thấy có một công tŕnh biên khảo nào đáng kể để được xem như là một nỗ lực nhằm tôn vinh một người chí sĩ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam cho xứng đáng với đức độ và sĩ khí của Người. Do vậy mà trong thâm tâm tôi vẫn thầm nguyện ước phải làm một cái ǵ để chính bản thân tôi và nhiều người Việt Nam khác, nhứt là thế hệ trẻ, có thể biết đến, kính phục và thương mến một con người đạo đức và rất yêu thương dân chúng và quê hương xứ sở.

 

Ước nguyện nầy đă thúc đẩy tôi cùng một số bạn hữu tổ chức những buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Trần Văn Hương, từ hồi tháng 3 năm 1996 tại San Jose với sự tham dự đông đủ của những người ngưỡng mộ ông. Chúng tôi hy vọng buổi lễ tưởng niệm nầy sẽ là bước khởi đầu cho những công tŕnh quan trọng hơn và ư nghĩa hơn ở nhiều nơi.

 

Rồi hôm nay, sau một phần tư thế kỷ ngày từ trần của cụ Hương, ở tại đây, nơi được xem là thủ đô của người tỵ nạn, chúng tôi muốn khởi đầu lễ tưởng niệm vị Tổng Thống hợp hiến cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà để nhắc nhở các thế hệ sau về tấm gương của một nhà ái quốc đạo đức, một chính trị gia trong sạch, liêm chính, hết ḷng v́ dân v́ nước, đă phải sống những ngày cuối cùng của cuộc đời trong cảnhï nghèo túng, đạm bạc, cũng như cụ Phan Thanh Giản trước kia. Cụ Hương cũng đă tiết kiệm được nhiều xương máu của người dân Nam, đă ở lại với người dân, sống khổ sở tũi nhục trước sự hống hách của những can binh cộng sản không t́nh người, vô đạo đức, vô liêm sĩ, chỉ biết dùng sức mạnh vơ lực để kiềm hảm, áp bức người dân Nam hiền lành. Chúng tôi mong nhân dịp này tạo cơ hội để hằng năm những người quốc gia chân chính hăy cùng tưởng niệm vị giáo sư lỗi lạc có một không hai của trường Nguyễn Đ́nh Chiểu, nhà chí sĩ khí tiết cao cả của miền Nam Việt Nam, vị Tổng Thống hợp hiến cuối cùng được nhiều người mến phục của Việt Nam Cộng Hoà. Bên cạnh cụ Hương c̣n có những vị tướng lănh đă nêu cao nghĩa khí của người chiến sĩ bất khuất, thà chết chứ không chịu nhục trước cái chiến thắng không chính đáng, không danh dự của bọn người nô lệ mù quáng cho chủ nghĩa cộng sản chật hẹp, lỗi thời. Các vị tướng lănh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, và những sĩ quan, binh sĩ khác đă tuẩn tiết ngày Cộng Sản xăm chiếm Miền Nam cũng đều đáng được tôn thờ, tưởng niệm bên cạnh vị Tổng Thống bất khuất của Việt Nam Cộng Hoà.

 

Ông Trần Văn Hương sanh năm 1902 tại Vĩnh Long trong một gia đ́nh nông dân nghèo khó. Cha làm ruộng, mẹ đi bán cháo ở ngoài chợ. Nhà nghèo, thuở nhỏ ông phải đi làm để kiếm tiền đi học. Nhờ học giỏi nên ông được học bổng của chính phủ. Sau khi xong Trung Học Pháp, ông tiếp tục học Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Năm 1926, sau khi tốt nghiệp, ông được bổ về dạy tại Trường Trung Học Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho. Ít lâu sau, ông được bổ nhiệm làm Thanh Tra Học Chánh (inspecteur provincial) tỉnh Tây Ninh. Chính tại đây, nhà giáo Trần Văn Hương đă vượt qua cương vị của một nhà mô phạm để bắt đầu dấn thân vào con đường chính trị. Thực ra, khi quốc gia hữu sự th́ mọi người, dù kẻ thất phu cũng c̣n có trách nhiệm, huống chi là người có tâm huyết, chí khí như giáo sư Trần Văn Hương. Cho nên, năm 1945, sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, ông mạnh dạn bỏ nghề dạy học để tham gia phong trào toàn quốc kháng chiến chống Pháp, đảm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng tỉnh Tây Ninh. Khi Pháp tái chiếm tỉnh nầy, ông đưa bộ đội rút về Đồng Tháp Mười để tiếp tục kháng chiến.

 

Nhưng vào khoảng 1946-47, khi biết phong trào nầy đă bị Cộng Sản thao túng, ông Hương giải tán bộ đội, trở về thành để làm “cu-li viết”, như ông thường nói, hầu sống đạm bạc qua ngày. Tư cách, uy tín cũng như tài năng của ông được nhiều người biết đến Cho nên khi Ngô Đ́nh Diệm t́m một người có đủ tài năng và đức độ làm đô trưởng Sài G̣n th́ Trần Văn Hương đă được đề nghị trước hết. Năm 1955, ông nhận lời mời của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm ra làm Đô Trưởng Saigon lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên người dân miền Nam Việt Nam được thấy một chính trị gia cỡi xe đạp đi nhậm chức đô trưởng. Nhưng mấy năm sau, khi thấy chánh quyền Đệ Nhất Cộng Ḥa bắt đầu có nhiều sai lầm trong chánh sách, ông Hương cùng 17 nhân sĩ khác trong nhóm Tự Do Tiến Bộ (thường gọi là nhóm Caravelle) kư tên vào bản thỉnh nguyện và tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle để yêu cầu Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thay đổi đuờng lối cai trị để cứu nguy dân tộc. Kết quả là ông Hương và 17 nhân sĩ bị vào tù, và là thời gian ông có dịp làm bài thơ bất hủ: Ngồi buồn găi (dái) ngứa tăng tăng . . .

Năm 1964, ông được mời làm Đô Trưởng lần thứ hai. Không bao lâu sau, ông lại được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu mời thành lập chánh phủ và đây là lần đầu tiên ông làm Thủ Tướng Chính Phủ. Khi tướng Nguyễn Khánh làm chỉnh lư, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bị truất phế, Thủ Tướng Trần Văn Hương bị bắt và bị quản thúc một thời gian ở Vũng Tàu.

Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, trong cảnh hỗn loạn hiểm nguy, ông Hương đă can đảm nhận lời mời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra làm Thủ Tướng lần thứ hai. Sau một năm chấp chánh, t́nh h́nh chánh trị, quân sự ở miền Nam Việt Nam đă có phần được ổn định lại. Năm 1971, ông đắc cử Phó Tổng Thống trong liên danh với Nguyễn Văn Thiệu. Ở ghế ngồi chơi xơi nước, ông chỉ làm chủ tịch một số hội đồng quốc gia trong đó có Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục. Tưởng như vậy cũng đă yên thân lúc tuổi già, nào ngờ, vào ngày 20 tháng tư năm 1975, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, lúc vận mệnh quốc gia đi đến hồi thập tử nhất sinh, ông Trần Văn Hương lại mạnh dạn đứng ra nhận lấy trách nhiệm trước quốc dân đồng bào khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ông Trần Văn Hương lên làm tổng thống chỉ vỏn vẹn có bảy ngày, vừa đủ để gặp gỡ Đại Tướng Dương Văn Minh, và điều trần trước lưỡng viện Quốc Hội về t́nh trạng khẩn trương của đất nước, để t́m một giải pháp chính trị trong tuyệt vọng của miền Nam Việt Nam. Trước áp lực mạnh mẽ của Mỹ, với sự đồng ư của lưỡng viện Quốc Hội, Tổng Thống Trần Văn Hương đă trao quyền lănh đạo lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh trong một buổi lễ tại Dinh Độc Lập chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, khoảng 36 tiếng đồng hồ trước khi quân Cộng Sản tiến vào Saigon. Ông Trần Văn Hương là vị tổng thống dân cử cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa. Trước khi Saigon mất, đại sứ Hoa Kỳ có đến mời ông ra đi để có thể bảo đảm cho ông một cuộc sống yên ấm cho đến trăm tuổi già. Ông nhứt đinh ở lại quê hương, chia xẻ nỗi đau và cảnh khốn cùng của dân quân cán chánh Việt Nam Cộng Ḥa.

Năm 1977, chánh quyền Cộng Sản đem giấy tờ trao trả quyền công dân lại cho ông. Ông đă khẳng khái khước từ. Ông dơng dạc tuyên bố với chánh quyền Cộng Sản rằng ông sẽ là người sau cùng nhận lănh sự trao trả đó khi nào tất cả các dân quân cán chánh đang bị giam cầm đều được trao trả quyền công dân.

Ông đă sống hết sức thanh bần trong những ngày c̣n lại của ông. Tuy rất nghèo nàn, thiếu thốn, ông vẫn muốn sống, để sống hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi.

Ông đă được thỏa măn với ước nguyện của ông. Ông mất hồi 4 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mùng ba Tết năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi.

Ông Trần Văn Hương là một nhà giáo và cũng là một nhà nho với tất cả phong độ của một kẻ sĩ thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh mặc dù ông theo Tây học từ thuở nhỏ. Theo quan niệm nhà nho, tiến vi quan, thối vi sư, tùy theo thời cơ mà ra làm quan giúp vua trị nước hay là đi dạy học, truyền bá đạo lư thánh hiền. Tu, Tề, Trị, B́nh, là con đuờng mà kẻ sĩ phải theo trong tiến tŕnh hoàn thành trách nhiệm mà đất trời giao phó. Cuộc đời đi dạy học và chấp chánh của ông cho thấy ông đă đi đúng con đường mà ngày xưa Khổng Tử đă đi.

Lớn lên trong hoàn cảnh loạn ly, Khổng Tử muốn đem đạo đức luân lư cải thiện con người và xă hội. Hoài băo đem đạo thánh hiền để cứu đời, đem vương đạo để cai trị, làm cho quốc gia có trật tự và hưng thịnh, cho thiên hạ được thái b́nh, là hoài băo luôn được Khổng Tử ấp ủ trong ḷng. Do đó, sau một thời gian dạy học, Khổng Tử lại vượt ra cuộc đời của nhà mô phạm để chấp chánh.

Ngày kia, khi đến nước Sái, thấy có hai người cày ruộng. Khổng Tử sai Tử Lộ đến hỏi thăm đường. Người thứ nhứt tên là Tràng Thư nói với Tử Lộ: “Ông ấy (tức Khổng Tử) chu du đă lâu để dạy đạo cho đời, hẳn phải biết đường rồi c̣n hỏi chi nữa.” Người thứ hai là Kiệt Nịch lại bảo: “Đời loạn đă lâu, làm sao mà trị được. Anh đi theo Khổng Khâu đă lâu làm ǵ để bị người đời xa lánh. Sao anh không theo ta để chính ḿnh xa lánh cuộc đời có phải hơn không!”

Nghe vậy , Khổng Tử bèn than: “Người mà không sống chung với loài người th́ sống với ai? Nếu thiên hạ đă đạt được đạo rồi th́ Khổng Khâu nầy đâu cần phải dấn thân vào đời đổi loạn ra trị làm ǵ nữa!”

Thương thay cho những người muốn dấn thân giúp đời như Khổng Tử! Tội nghiệp thay cho thân phận nhà giáo muốn đem đạo đức vào địa hạt chính trị để cho vương đạo được phổ cập trong thế giới loài người!

Ông Trần Văn Hương khi nhận lời chấp chánh chắc cũng nghĩ như Khổng Tử là đem tất cả thành tâm thiện chí của ḿnh để mong cải thiện đường lối chánh trị, đem lại trật tự cho xă hội đang hồi loạn ly, đem yên ổn thanh b́nh cho dân chúng. Vốn là nhà giáo, thấm nhuần tư tưởng Khổng Nho, ông muốn đem đạo đức vào địa hạt chánh trị để cho vương đạo được sáng tỏ.

Ông hành sử như vậy v́ ông thấy ḿnh có trách nhiệm phải làm chớ không phải v́ bổng lộc, danh vọng hay quyền lợi cho cá nhân hay gia đ́nh ông. Thanh bạch, liêm khiết là những đức tánh không ai phủ nhận được nơi ông Trần Văn Hương. Dù giữ chức vụ cao cấp trong chánh quyền, cuộc sống của ông lúc nào cũng đạm bạc, khiêm tốn, ngay cả quần áo ông cũng không có một bộ cho đáng giá. Nói về tư cách của người lănh đạo, nhà nho bảo là khi quốc gia hữu sự, nhân dân khốn khổ mà ḿnh làm bậc cha mẹ dân lại được giàu sang sung túc là một điều sỉ nhục. Ông Trần Văn Hương đă theo đúng tinh thần nho giáo ấy khi ông lănh đạo quốc gia dân tộc.

Nói đến ông Trần Văn Hương là phải nói đến con người cương trực, khẳng khái của ông. Những kẻ hay dùng tiền bạc hay một sức mạnh nào khác tạo áp lực để mưu cầu lợi riêng cho cá nhân hay đoàn thể chắc chắn không đạt được kết quả ǵ trước cái ngay thẳng gan ĺ của “Ông già gân”. Dù bị chống đối, bị áp lực đủ tṛ, ông vẫn một mực đặt tôn giáo và chánh trị ra ngoài học đường, thượng tôn luật pháp để văn hồi an ninh trật tự cho xă hội. Tinh thần bất khuất của kẻ sĩ đă khiến ông phải mạnh dạn đứng lên phản kháng khi gặp phải diều bất b́nh, bất lợi cho quốc gia dân tộc, dù có phải nguy hại đến an ninh cá nhân.

Hai lần được mời làm đô trưởng, hai lần được mời làm thủ tướng, một lần được mời đứng chung liên danh ứng cử Thượng Viện, và một lần được mời đứng chung liên danh ứng cử tổng thống, khả năng và nhân cách của ông Trần Văn Hương đă được người đương thời biết đến và kính phục. Tuy ông đă không đem lại được thắng lợi và vinh quang cho chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, ông cũng đă để lại cho người dân miền Nam Việt Nam một tấm gương yêu nước, thương dân, trong sạch, liêm khiết và tiết tháo mà người đương thời ít ai sánh bằng. Với tư cách đạo đức trong sáng của một nhà giáo, với khí tiết hùng dũng, bất khuất của một chính trị gia thật sự yêu nước thương dân, ông Trần Văn Hương và những chiến sĩ Quốc Gia chết v́ chế độ tự do của Việt Nam Cộng Hoà thật vô cùng xứng đáng để ngày nay chúng ta tưởng niệm vậy.

 

Nguyễn Thanh Liêm

 

 

 


 

 

  

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: