Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Thực Chất đạo Công Giáo và các đạo Chúa

 

Thập Giá và Lưỡi Gươm của Đại đế Constantine

 

Charlie Nguyễn

 

 

Constantine sinh năm 274 (?) tại Nish, nay là tiểu bang Serbia của Nam Tư (Yougoslavia), qua đời tại Constantinople (nay là Istambul của Thỗ nhĩ kỳ) vào năm 337. Mẹ của Constantine là Helena, sinh quán tại Anh quốc. Cha của Constantine là Constantius Chlorus, một vị tướng của đế quốc La mă đồn trú tại Anh. Cha của Constantine đă quen biết bà Helena khi bà này c̣n là một cô gái hầu bàn tại quán rượu ở Bithinia (Enc. Britanica Vol. VI, page 297). Bà Helena chỉ là một trong những cô vợ bé của Constantius mà thôi. khi Constantine lên 7, 8 tuổi th́ bà Helena bị chồng ruồng bỏ. Bà rất đau buồn nên đă t́m an ủi trong đạo Ki-tô, chẳng bao lâu sau bà trở thành một tín đồ rất sùng đạo. Không ai ngờ hành động theo đạo Ki-tô của bà đă gây ảnh hưởng rất lớn đối với Constantine. Sau này, Constantine đă biến Ki-tô giáo thành một lực lượng khuynh đảo thế giới (world shaking power) lớn nhất trong lịch sử loài người.

 

Trước thời đại của Constantine, người Ki-tô giáo dùng h́nh con cá làm biểu tượng. Constantine là người đầu tiên dùng thập giá làm huy hiệu chính thức của quân đội La mă và cũng từ đó thập giá trở thành huy hiệu cao quí nhất của Ki-tô giáo. Đế quốc La mă và Ki-tô giáo cùng chung một biểu tượng thập giá. Dưới bàn tay phù thủy của Constantine, thập giá là một dụng cụ giết người rất dă man và đáng ghê tởm nhất đă biến thành “Thánh giá” thiêng liêng cao quí của đạo Ki-tô và của cả đế quốc!

 

 Có lẽ do ảnh hưởng của mẹ, Constantine nhận thấy những người Ki-tô giáo rất cuồng tín. Constantine không tin đạo nhưng chủ tâm xử dụng Ki-tô giáo làm công cụ chính trị để thống nhất đế quốc và sau đó có thể dùng tôn giáo để chinh phục thế giới. Constantine đă bộc lộ chủ trương này qua khẩu hiệu “In Hoc Signo Vinces” (Dưới khẩu hiệu Thập giá ta sẽ chiến thắng!”. Chủ trương này c̣n bộc lộ rơ rệt hơn nữa khi người kế nhiệm Constantine đổi tên Ki-tô giáo thành “Công giáo” năm 340. Danh từ “Công giáo” trong tiếng La tinh “Cattolica” có nghĩa là toàn cầu (universal) ngụ ư đế quốc có thể bành trướng thế lực ra khắp thế giới dưới chiêu bài Ki-tô giáo!

 

Những hoàn cảnh Lịch sử đă đưa Constantine lên ngôi Đại đế:

 

Đế quốc La mă bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 6 trước Công nguyên. Đến thời Deocletian, cuối thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, đế quốc La mă bao trùm một vùng lănh thổ rộng lớn lên tới hai triệu dặm vuông, trải dài từ Armenia (sát nước Nga) đến Bắc Phi, từ Đại Tây dương đến Biển Chết, từ Tô-cách-lan  đến Ai-cập.

 

Năm 285, Deocletian lên ngôi hoàng đế La-mă thấy lănh thổ của ḿnh quá lớn bèn chia đế quốc thành bốn vùng, mỗi vùng do một thống đốc (Tetrach/ Governor) cai trị. Bốn thống đốc đó là Licinius, Maxentius, Galerius và Constantius Chlorus (cha của Constantine). Vùng lănh thổ thuộc quyền Constantine là Anh, Pháp, Tây-ban-nha và một phần đồng bằng sông Rhin (Đức, Bỉ).

 

Năm 305, nhân dịp có vụ nổi loạn ở Anh, Constantine được cha trao trách nhiệm mang quân từ Pháp qua Anh dẹp loạn. Đến tháng 7 năm 306, trong lúc Constantine đang ở Anh th́ được tin cha từ trần tại Ư. Các quân sĩ dưới quyền tôn Constantine lên ngôi hoàng đế (emperor).

 

Bắt đầu từ đó (306) Constantine lo củng cố quân lực để thống nhất đế quốc. Sau 6 năm tuyển mộ quân lính, phần đông là những tín đồ Ki-tô giáo, Constantine thành lập đạo quân Thập Tự đầu tiên với cờ hiệu là h́nh chữ Thập hoặc viết hai chữ tắt Hy-lạp “XP” có nghĩa là Ki-tô.

 

Năm 312, Constantine kéo quân đến Rome, giết chết đối thủ là Maxentius tại cầu Milvian. Xác của Maxentius bị vứt xuống sông Tiber. ngay khi tiến quân vào làm chủ thủ đô Rome, Constantine công bố chủ trương ưu đăi Ki-tô giáo. Vào tháng 2 năm 313, Constantine đến Milan gặp đối thủ (co-emperor) Lucinius và thuyết phục ông này cùng kư tên vào văn kiện được gọi là “Đạo luật Milan” (Edit of Milan) ban bố hủy bỏ lệnh cấm đạo trên toàn đế quốc. Cả hai vị hoàng đế cùng công bố như sau: “Chúng tôi cho mọi người Ki-tô giáo có quyền lựa chọn các nghi lễ thờ phượng mà họ muốn” (We might give all Christians fredom of choice to follow the ritual which they wished –the Rise of Chistianity, Greenhaven press 1999, page 22).

 

Sau đạo luật Milan, Constantine ra lệnh hoàn trả Ki-tô giáo tất cả tài sản đă bị các hoàng đế tiền nhiệm tịch thu. Ngày 28-10 năm 312, Constantine công bố Thập giá là biểu tượng chính thức của Ki-tô giáo. Trước đó, các tín đồ Ki-tô thường dùng h́nh vẽ con cá làm biểu tượng v́ chữ Hy-lạp ICHTBUS có nghĩa là Cá, cụm từ EOU  UIOS  SOTER có nghĩa là Con của Chúa Trời (Son of God). Ghép các chữ đầu lại với nhau sẽ thành tên của Jesus theo tiếng Hy-lạp IESOUS (Deceptions and Myth of the Bible, Lloyd M. Graham, page 326-327).

 

Năm 323, một đối thủ của Constantine là Galerius (co-emperor) bất thần bị bệnh chết và không có thừa kế. Sân khấu chính trị của đế quốc La-mă chỉ c̣n lại hai đấu thủ là Constantine và Licinius. Năm 324, Constantine kéo đại quân tấn công Licinius tại Milan, truy kích và tiêu diệt đối thủ tại hải cảng Bosporus (Hy-lạp). Từ năm 324, Constantine tự xưng là Đại đế (Constantine the Great) nắm trọn quyền kiểm soát toàn thể lănh thổ của Đế quốc La-mă rộng lớn.

 

Với chủ trương xử dụng Ki-tô giáo làm dụng cụ toàn cầu, ngay sau khi nắm trọn quyền cai trị đế quốc, Constantine đă lo thực hiện việc đầu tiên là triệu tập hội nghị các giám mục trong toàn thể đế quốc họp tại Nicea (Hy-lạp) năm 325 để thống nhất các giáo phái Ki-tô. Sau Công đồng Nicea năm 325, Ki-tô giáo mới thành h́nh là một tôn giáo thống nhất về giáo lư. Trước đó thật sự chưa có đạo Ki-tô theo đúng nghĩa như ta hiểu hiện nay. Để đánh giá đúng mức công tŕnh kiến tạo Ki-tô giáo của Constantine, chúng ta cần t́m hiểu cái gọi là “Ki-tô giáo nguyên thủy” (The Early Christianity) tức Ki-tô giáo trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, hoặc c̣n gọi là “Ki-tô giáo trước Thời đại Constantine” (The Pre-Constantine Christianity)  như thế nào?

 

Ki-tô giáo trước Thời đại Constantine

 

Trong thời gian Constantine tiến quân vào Rome năm 312 th́ thành phố này có khoảng một triệu dân, nhưng không có một giáo hội Ki-tô nào có thể hoạt động công khai tại đây. Từ thời Néron (54-68) nhiều ngàn tín đồ Ki-tô bị ném vào giáo đấu trường cho thú dữ ăn thịt. Bạo Chúa Trajan (98-117) cấm đạo ác liệt trong 19 năm. Tiếp theo là vụ quân La-mă tàn phá Jerusalem giết hại 850.000 dân Do-thái trong các năm 132-135 khiến cho giáo hội Ki-tô Do-thái do James (em ruột của Jesus)  lập nên bị hoàn toàn tiêu diệt.

 

Năm 160 xảy ra biền cố quân Hung-nô chống lại La-mă. Do đó, các hoàng đế La-mă đă áp dụng chính sách cấm đạo gay gắt kéo dài trên một thế kỷ. Tín đồ Ki-tô bị sát hại hàng loạt, các nhà thờ bị đốt phá, các sách kinh bị hủy diệt.

 

Khởi đầu là hoàng đế Marcus Aurelius (161-180), hoàng đế Didius Julianus (193) Valerian (253-260) và hoàng đế Diocletan (284-305).

 

Các tín đồ sùng đạo phải đọc kinh hoặc hành lễ trong các hang hầm bí mật. Giáo hội Ki-tô bị phân tán và rút vào bóng tối như những hội kín (secret society). Ngày nay, Vatican thường liệt kê danh sách các giáo hoàng liên tục hoạt động ở Rome từ thời Phêrô cho đến thời Constantine là một điều hoàn toàn ngụy tạo. Trước hết, trong ṿng 3 thế kỷ đầu Công nguyên, Ki-tô giáo chưa thành h́nh là một tôn giáo thống nhất nên không thể có giáo hoàng đứng đầu toàn giáo hội. Sau nữa, trải qua nhiều đợt cấm đạo gay gắt liên miên trong gần 3 thế kỷ, mọi hoạt động công khai của giáo hội cũng như mọi cơ cấu tổ chức rộng lớn đều không thể thực hiện và không thể tồn tại ở Rome.

 

Trong tác phẩm “A History of Christianity” do St. martin press, N.Y. xuất bản, tác giả Owen Chadwick đă viết: “Trong 3 thế kỷ đầu Công gnuyên, Ki-tô giáo luôn luôn bị coi là bất hợp pháp trong toàn đế quốc La-mă. Do đó, Ki-tô giáo không có giáo hội công khai mà chỉ có “Hội kín của những tín đồ Ki-tô” mà thôi (... Secret society of the Christians, sách đd., trang 34). Trong thế kỷ đầu Công nguyên, tên gọi Ki-tô giáo cũng chưa có, mọi người trong  đế quốc La-mă gọi đạo của Jesus là “Phong trào Jesus” (The Jesus’s movement).

 

Tác phẩm “Eermans Hanbook of Christianity” là công tŕnh nghiên cứ Ki-tô giáo của trên một trăm giáo sư Sử học và tôn-giáo-học thuộc các trường Đại học Bắc Mỹ, Âu châu, Úc châu và Nhật Bản. sách dày trên 700 trang khổ lớn, xuất bản lần đầu 1977, tái bản 1987 với 750.000 cuốn. Mười trang sách (96-105) của tác phẩm giá trị này cho chúng ta thấy Ki-tô giáo trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên chưa thành h́nh là một tôn giáo thuần nhất. Có ít nhất 4 nhóm Ki-tô giáo đưa ra những “giáo lư” khác nhau. Nhóm này viết sách đă kích nhóm kia và kết án lẫn nhau là dị giáo hoặc rối đạo (heretic).

 

1. Nhóm Ki-tô giáo Do-thái (Jewish Christianity):

 

Nhóm này thoát thai từ giáo hội Ki-tô đầu tiên do em ruột của Jesus là James thành lập tại Jerusalem. Nhóm này tôn vinh Jesus là đấng Messiah (Ki-tô) và nhấn mạnh đến sự sống lại của Jesus v́ theo truyền thuyết của Cựu ước Do-thái th́ đấng Messiah không bao giờ chết. Nếu không đề cao “sự sống lại” của Jesus th́ ông ta không thể được coi là Chúa Cứu thế!

 

Nhóm Ki-tô Do-thái cố gắng t́m mọi cách để chứng minh Jesus là đấng Messiah đă được Cựu Ước tiên tri. Họ dùng những h́nh ảnh quen thuộc của Cựu Ước Do-thái để gọi Jesus. Chẳng hạn như Jesus là “Con chiên hy sinh trong ngày Lễ Vượt Qua” (The Passover Lamb), Jesus là “Adam thứ hai” (The Second Adam) ...

 

Điều này cũng dễ hiểu v́ Ki-tô giáo xuất thân từ Do-thái giáo và các tín đồ Ki-tô đầu tiên cũng đều là những người Do-thái. Chính v́ thế mà dân Do-thái đă gọi những tín đồ Ki-tô giáo đầu tiên là “những tín đồ Do-thái biến thể’ (The Judaisers). Nhóm Ki-tô Do-thái đ̣i hỏi mọi người ngoại giáo muốn theo đạo Ki-tô phải chịu phép cắt b́ (cắt da đầu dương vật) và phải tuân hành mọi luật lệ của đạo Do-thái (nghỉ việc ngày Sabbath).

 

Trong lúc đó, Phao-lồ đang giảng dạy đạo Ki-tô cho các ‘dân ngoại’ tại Hy-lạp và Rome với chủ trương “theo đạo qua đức tin mà thôi” (Conversion through faith only). Nghe tin Phê-rô và James thực hiện việc truyền đạo Ki-tô với những điều kiện ràng buộc vào đạo Do-thái, Phao-lồ lo sợ họ sẽ phá hỏng cuộc truyền đạo nên vội đến Jerusalem can gián Phê-rô và James, James biết phục thiện và nghe lời Phao-lồ. Phê-rô bướng bỉnh căi lại nên hai người đă trải qua một cuộc đấu khẩu kịch liệt. James bị chính quyền Do-thái xử tử tại Jerusalem năm 62, sau đó nhóm Ki-tô Do-thái phải hoạt động trong bóng tối hoặc phải chạy phân tán ra nước ngoài.

 

2. Nhóm Ki-tô Ngộ Đạo (Gnosticism):

 

Đây là giáo phái Ki-tô xuất hiện tại Tiểu Á và Bắc Phi vào cuối thế kỷ 1, phát triển mạnh trong thế kỷ 2 sau Công nguyên. Năm 1947, các nhà khảo cổ đă t́m thấy nhiều tài liệu cổ ở vùng Biến Chết (The Dead Sea Scrolls), trong đó có nhiều cuộn sách bằng da lừa nói về giáo phái Ngộ Đạo. Giáo phái này chủ trương mọi người được cứu rỗi do sự hiểu biết những bí mật của đạo. Danh xưng của giáo phái do tiếng Hy-lạp Gnosis, có nghĩa là ‘hiểu biết sự bí mật”  (Gnosis = a secret knowledge). Họ giải thích trái cấm trong vườn Địa đàng chính là Trái của cây Hiểu Biết (The Tree of Knowledge). Con rắn quyến rũ Eva ăn trái cấm không phải là quỉ Sa-tăng mà là một đại ân nhân của loài người v́ Con rắn là biểu tượng cho sự khôn ngoan. Con rắn muốn giúp loài người trở nên sáng suốt để tự giải thoát mọi đau khổ trầm luân trên cơi đời này bằng cách ăn trái của cây Hiểu Biết. Chính Thiên Chúa Jehovah trong Cựu Ước mới là ác quỉ v́ nó ra lệnh cấm tổ tiên loài người không được ăn trái của Cây Hiểu Biết. Nó muốn d́m con cháu Adam – Evà phải ch́m đắm trong sự u mê tăm tối để luôn luôn phải tôn thờ và tuân phục nó. Loài người phải đau khổ triền miên v́ chưa thoát ra khỏi sự ức chế của Ác Chúa Jehovah!  Đưa ra lư luận trên, giáo phái Ki-tô Ngộ Đạo chủ trương Ki-tô giáo phải tách rời khỏi Do-thái giáo bằng cách hoàn toàn phủ nhận các Kinh Thánh Cựu Ước Do-thái. Họ thẳng thắn phê b́nh “Thiên Chúa” (Jehovah) của đạo Do-thái là quá thấp kém, thậm chí họ c̣n gọi Jehovah là thằng quỉ, chính v́ thế những người Ki-tô giáo không thể tôn thờ nó.

 

3. Giáo phái Ki-tô Marcionism:

 

Vào năm 160, Marcion là một tín đồ Ki-tô rất trí thức và hùng biện thuyết giảng tại Rome ca ngợi Jesus là đấng Ki-tô (Chúa Cứu thế) nhưng đồng thời kịch liệt mạt sát Thiên Chúa của đạo Do-thái. Ông nói: “Thiên Chúa của Cựu Ước Do-thái thường gây những cuộc chiến tranh hoặc những cuộc tàn sát do sự tức giận nên không thể phù hợp với Đức Chúa Cha nhân lành của Jesus trong Tân Ước được”  (The old testament God who ordered battles and slaughter and was driven by anger, was incompatible with the merciful Father of Jesus Christ – Eerdmans Handbook of Christianity, page 101). Marcion ca ngợi Thiên Chúa trong Phúc âm Kitô giáo là Thiên Chúa của t́nh yêu. Tuy nhiên, Marcion cho rằng Jesus đă không được sinh ra bởi một người đàn bà nhưng đă bất thần xuất hiện tại Capermaum năm 29 sau Công nguyên với h́nh vóc của một người lớn, Marcion bác bỏ lư thuyết cho rằng xác của mọi người chết sẽ sống lại, bác bỏ hoàn toàn Cựu Ước Do-thái và phần lớn các sách Tân Ước, chỉ ngoại trừ Phúc âm của Luke và những bức thư của Phao-lồ mà thôi.

 

Giáo phái Ki-tô Marcionism truyền đạo khắp nước Ư trong thế kỷ 2. Tới thế kỷ 4, giáo phái này trở nên thịnh hành tại Trung Đông, Armenia và Ai-cập. Họ có nhà thờ riêng, có hệ thống tu sĩ riêng và có các nghi thức hành lễ riêng. Đến cuối thế kỷ 4, giáo phái này bị đế quốc La-mă tiêu diệt.

 

4. Giáo phái Ki-tô Hy-lạp:

 

Giáo phái này có rất nhiều “học giả” nổi tiếng, thông thạo triết học Hy-lạp và chịu ảnh hưởng sâu đậm triết học duy tâm của Plato và Socrates. Họ tin rằng Thiên Chúa của Plato chính là Thiên Chúa của Kinh Thánh và họ gọi Socrates là “tín đồ Ki-tô giáo trước Jesus” (sách đd, trang 110).

 

Các “học giả” này viết rất nhiều sách để hoàn thành một hệ thống giáo lư cho đạo Ki-tô. Họ chủ trương vẫn tôn trọng các sách Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do-thái, đồng thời dùng triết học và thần thoại Hy-lạp để biến Jesus thành Thiên Chúa. Họ đă thành công v́ lư thuyết của họ về một “Thiên Chúa Ba ngôi” đă được Công đồng Nicea năm 325 chấp nhận và trở thành Kinh Tin Kính của Ki-tô giáo. Những học giả nổi tiếng nhất của giáo phái Ki-tô Hy-lạp gồn có bốn người sau đây:

 

a. Justin Martyr (100-165): Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa (Creator-God) theo đúng quan điểm của đạo Do-thái, nhưng Thiên Chúa cũng hóa thân thành người sống giữa trần gian (incarnation) bởi v́ Thiên Chúa là Ngôi Lời (Logos-Word). Theo thần thuyết Hy-lạp th́ Ngôi Lời là con của Thượng đế có thể biến thành xương thịt như con người (Word became flesh).

 

Các sách của Justin Martyr đều được viết bằng tiếng Hy-lạp vào khoảng giữa thế kỷ 2. Điều đặc biệt đáng nhớ là Justin đă sáng tác ra nghi lễ “Misa”. Khi các tu sĩ làm lễ này phải có bánh và rượu để tượng trưng cho thịt và máu của Jesus.

 

b. Giám mục Irenaeus: Giám mục Irenaeus là tác giả chống lại phe Ki-tô Ngộ Đạo (Gnostic) mạnh mẽ nhất và cũng là người tuyên truyền mạnh nhất cho thần thuyết Ngôi Lời (theory of the Logos) của Hy-lạp. Danh từ Logos được xử dụng đầu tiên bời một số triết gia theo chủ nghĩa Platonism (thuộc thế kỷ 3 trước CN.) để chỉ “Thượng đế hóa thân”. Các “học giả” Ki-tô theo học thuyết Plato (Christian Platonists) cố gắng gán ghép Jesus là Logos để tôn thờ, đồng thời dựa vào đó để lập ra thuyết “Thiên Chúa Ba ngôi”.

 

Irenaeus sinh trưởng tại Bắc Phi, lớn lên trở thành tu sĩ tại Pháp và được bầu chọn làm giám mục tại địa phận Lyon vào giữa thế kỷ 2. Năm 185, Iraneus xuất bản cuốn sách “Chống dị giáo” (Against the Heretics) kết tội hai giáo phái Ki-tô Gnosticism và Marcionism. Ông đưa ra một bản dự thảo “Đức tin của các Thánh Tông đồ” (The Apostle’s creed). Bản dự thảo này đă được Công đồng Nicea biểu quyết chấp thuận năm 325 và trở thành kinh “Tin Kính” của Ki-tô giáo.

 

c. Origen (185-254): Origen là người Hy-lạp sinh trưởng tại Ai-cập, du lịch rất nhiều nơi và viết nhiều sách để quảng bá tư tưởng của Plato (Platonic philosophical ideas). Ông viết sách “First principles” để nêu ra thuyết Thiên Chúa Ba ngôi, gồm có God (Thiên Chúa của Cựu Ước Do-thái). Christ/ Logos (tức Jesus, ngôi thứ hai) và Holy Spririt (Chúa Thánh thần). Origen là người đầu tiên hoàn thành “thần học Ki-tô theo triết học và thần học Hy-lạp” (Greek Christian Theology). Trong cuộc cấm đạo dưới triều hoàng đế La-mă Dicius, Origen bị chém đầu năm 254.

 

d. Tertullian: Ông sinh trưởng tại Bắc Phi, chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy-lạp nhưng lại là tác giả đầu tiên viết sách truyền đạo Ki-tô bằng tiếng La-tinh. Người ta không rơ ông đă sinh và mất năm nào, chỉ biết các sách của ông đă được viết trong thời gian từ 196 đến 212 sau Công nguyên. Ông viết nhiều sách nhằm đả phá các giáo phái Ki-tô đương thời (Against marcion, Against Praxie, Exclusion of Heretics...) và rất nhiều sách giảng thuyết về linh hồn, và phép rửa tội, nhất là về thần quyền “Ngôi Lời”. Ngôi lời là một danh từ khó hiểu, thực ra nó đơn giản chỉ là lời nói (word). Tất cả phát xuất từ thần thoại Hy-lạp cho rằng “Thượng đế đă tạo dựng vũ trụ bằng lời nói của Ngài” (God made this universe by His word). Tertullian tán thêm: “Lời nói phát sinh từ Thiên Chúa nên được gọi là Con của Thiên Chúa và cùng bản chất với Thiên Chúa. Cho nên Con của Thiên Chúa đă từ Thiên Chúa mà ra như tinh thần bởi tinh thần, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” (This word was produced from God and therefore is called the Son of God from the unity of substance with God. For God is spririt, so from spirit comes spirit, God from God, as light is from light – Eermands Hanbook of Christianity, page 111-113).

 

Lời bàn “Mao Tôn Cương” nói trên của Tertullian không ngờ đă trở thành ṇng cốt cho “thần học Ngôi Lời” của Ki-tô giáo trong 17 thế kỷ qua. Tại các nhà thờ Công giáo ngày nay các giáo dân luôn luôn đọc câu kinh trong các lễ Mi-sa để ca ngợi Jesus: “....Chúa được sinh ra mà không phải tạo thành, Chúa là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng...”

 

Ṭa thánh thấy câu văn của Tertullian viết hay quá nên đă thưởng câu văn này biến nó thành câu kinh để giáo dân tin rằng Jesus cũng là Thiên Chúa như “ánh sáng bởi ánh sáng”, ngài là Ngôi Lời đă cùng với Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ này!

 

Đệ tử ruột của vua tán nhảm Tertullian là Đức ông Philippe Lê xuân Thượng, chánh xứ của họ đạo Việt Nam mang tên “Giáo xứ Đức Ki Tô Ngôi Lời Nhập Thể” (Christ the Incarnate Word Parish) – 8503 S.Kirwood Rd. Houston. Số phôn: (282) 495-8133. C̣n  có website có tên: gx-ngoiloi.tripod.com. Đức ông Thượng đặt tên cho giáo xứ của ngài là “Đức Ki tô Ngôi Lời Nhập Thể”, vậy chắc ngài rất thông suốt về thần học Ngôi Lời. Tôi ghi địa chỉ của Đức ông như trên để quí độc giả có điều ǵ thắc mắc về thần thoại Ngôi Lời xin cứ việc liên lạc trực tiếp để được giải đáp thỏa đáng.

 

Những khuôn vàng thước ngọc do Constantine đặt ra cho Ki-tô giáo:

 

Với đạo luật Milan năm 313, Constantine đă chính thức chấm dứt 3 thế kỷ cấm đạo Ki-tô của đế quốc La-mă. Constantine luôn luôn tự coi ḿnh là một đại ân nhân của tôn giáo này. Hơn thế nữa, Constantine chỉ coi Ki-tô giáo là một công cụ phục vụ cho mưu đồ củng cố và bành trướng đế quốc của hắn nên hắn đă tạo ra những “khuôn vàng thước ngọc” để buộc Ki-tô giáo phải tuân theo. Chính v́ vậy Constantine tự coi ḿnh là ông thầy dạy cho Ki-tô giáo phải làm những việc ǵ. Trong tác phẩm “Christian Spiritual”, Classics xuất bản năm 1996, trang 97, tác giả Richard Woods đă viết rất chí lư: “trong lănh vực ư thức chính trị cao, Constantine không phải là học tṛ mà là bậc thầy của giáo hội” (In the realm of high politics, Constantine was not the pupil of the church but its instructor). Quả thật “ông thầy” Constantine đă để lại cho đứa học tṛ của ḿnh là Ki-tô giáo, đặc biệt là Công giáo La-mă, nhiều khuôn vàng thước ngọc để tuân hành suốt trong 17 thế kỷ qua.

 

1. Khuôn vàng thước ngọc đầu tiên là Công Đồng (Council)

 

Giáo sư sử học Garry Wills thuộc đại học Western University đă viết: “Constantine điều hành các công đồng của giáo hội như một thẩm quyền chính trị của ông ta nhằm mục đích đập tan các phe dị giáo và để sắp đặt các giám mục” (Constantine who ran church coucils as his political right broke heresies and installed bishops – Papal Sin, Doubleday 2000, page 153).

 

Năm 324, Constantine thống nhất toàn đế quốc La-mă. Qua năm 325, ông ta triệu tập Công đồng Nicea bằng cách gửi giấy mời đến 1800 giám mục trong toàn lănh thổ đế quốc, nhưng chỉ có 250 giám mục đến họp tại Nicea (nay là thành phố Izmir của Thổ-nhĩ-kỳ). Pḥng họp là một lâu đài sang trọng của nhà vua tại thành phố này. Constantine chủ tọa cuộc họp với tư cách là sứ giả của chúa (Messenger of God). Constantine chẳng biết ǵ về giáo lư đạo Ki-tô nhưng ông ta nhận thấy Ki-tô giáo có quá nhiều phe phái chống báng nhau. Ông ra lệnh cho các giám mục phải thống nhất giáo lư - bất kể là giáo lư nào - miễn sao đại đa số giám mục biểu quyết chấp thuận th́ giáo lư đó thành chân lư cho toàn giáo hội. Đó là nguyên tắc chính yếu của các Công đồng thuộc giáo hội Ki-tô.

 

Kết quả của Công đồng Nicea năm 325 là: Ngoài việc chấp thuận Kinh Tin Kính bao gồm những tín điều căn bản của đạo Ki-tô, Công đồng c̣n biểu quyết một đoạn đặc biệt để chống lại giáo phái Arius. Đoạn này như sau: “Chúa Jesus có cùng bản chất với Chúa Cha, Người là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật” (Jesus was of one substance with Father, He is true God of true God).

 

Sau khi Công đồng biểu quyết, Arius là giám mục tại thành phố Alexandria (Ai-cập) không chịu kư vào biên bản. Ông ta vẫn giữ vững lập trường cho rằng: “Thiên Chúa tạo ra Jesus – Ki-tô từ không. Như vậy có lúc chúa Ki-tô không có. Do đó Ki-tô không phải là Thiên Chúa” (God created Christ from nothing. there was time Christ was not, so he is not God). Arius bị Constantine tống giam 9 năm (325-334). Khi được thả ra th́ Arius đă 78 tuổi. Ông sống lang thang trên hè phố Constantinople được hai năm rồi nằm chết bên đường như gă ăn mày. Arius đă chết v́ không hiểu chủ đích của Constantine. Tên bạo chúa La-mă chỉ cần thống nhất Ki-tô giáo để biến nó thành một công cụ chính trị. Y không cần đếm xỉa ǵ đến cái giáo lư của nó ra sao.

 

Trong cuộc đời của Constantine cho đế khi chết năm 337, y đă trực tiếp triệu tập và điều khiển 4 Công dồng để thống nhất giáo lư Ki-tô. Các hoàng đế La-mă kế nghiệp triệu tập Công đồng Ephesus năm 431 để tôn vinh bà Maria là Mẹ Thiên Chúa (Mother of God). Công đồng Chalcedon năm 451 để xác nhận Jesus có hai bản tính con người và Thiên Chúa....

 

Triệu tập Công đồng để giải quyết mọi vấn đề khó khăn của giáo hội là sáng kiến của Constantine. Giáo hội Công giáo La-mă thực hiện rất nhiều Công đồng trong gần 2000 năm qua. Công đồng cuối cùng là Vatican II do Giáo hoàng XXIII triệu tập năm 1962.

 

2. Khuôn vàng thước ngọc thứ hai của Constantine là h́nh thành cơ cấu tổ chức căn bản của giáo hội Ki-tô.

 

Trước hết, Constantine biến Rome thành thủ đô Ki-tô giáo (a Christian City) bằng cách xuất quĩ xây nhiều nhà thờ vĩ đại như Đền thánh Phê-rô, biến các đền thờ của Đa Thần giáo La-mă thành nhà thờ Ki-tô giáo.

 

Constantine ban hành qui chế giám mục. Các giám mục được coi như tương đương với nghị sĩ (senator) được hưởng quyền lợi của viên chức cao cấp của triều đ́nh (state officiers).

 

Riêng giám mục ở Rome được Constantine cho ở trong Cung điện Lateran.  Cung điện này nguyên là dinh thự của hoàng hậu Fausta bị Constantine giết chết. Lateran trở thành dinh của các giáo hoàng từ đó cho đến thế kỷ 14 mới chuyển sang một lâu đài khác.

 

Một điều quan trọng khác là Constantine chia lănh thổ toàn đế quốc La-mă thành các giáo phận (dioceses) đứng đầu bởi một giám mục. Nhà thờ ở nơi có giám mục được gọi là “Cathedral”, do chữ Hy-lạp “Cathedra” có nghĩa là cái ghế, ám chỉ giám mục có quyền cai trị của một viên chức nhà nước (bureaucratic power). Các tu sĩ (clergy men) được miễn mọi thứ tạp dịch công cộng (public duties). Từ năm 323, Constantine trao cho các giám mục có quyền xét xử mọi người trong giáo phận quản hạt.

 

 

3. Những khuôn vàng thước ngọc của Constantine về các nghi lễ tôn giáo.

 

      a. Ngày 28.10.312, Constantine công nhận thập giá là huy hiệu chính thức của quân đội La-mă. Trong ngày khai mạc Công đồng Nicea năm 325, Constantine chỉ thị cho các giám mục phải dùng Thập giá làm biểu tượng chính thức của Ki-tô giáo và thập giá phải là trung tâm thờ phượng của đạo Ki-tô (center of Christian cult). Từ đó, thập giá xuất hiện trên các nóc nhà thờ và luôn luôn ở vị trí chính giữa của bàn thờ Ki-tô giáo.

 

      b.Constantine tự ư ấn định mỗi tuần dành ra một ngày lo việc thờ phượng cho các tín đồ Ki-tô. Ngày đó gọi là “ngày của Thần Mặt trời” (Sunday). Ngày chủ nhật đầu tiên cho các tín đồ đi lễ là ngày 7.3.321.

 

      c. Constantine không cần biết Jesus sinh ra ngày nào, năm nào. Tuy nhiên, ông ta tự ư quyết định chọn ngày sinh nhật của Thần Mặt trời Vạn thắng (The Invincible Sun God) theo Đa Thần giáo La-mă làm ngày sinh nhật của Jesus. “Đêm Thánh Vô Cùng” đầu tiên toàn giáo hội Ki-tô long trọng tổ chức để mừng Chúa “giáng sinh” là ngày 25 tháng 12 năm 336.

 

Khi ban bố các lệnh trên, Constantine là tín đồ kiêm giáo chủ tối cao của Đa Thần giáo La-mă. Y muốn những tín đồ Ki-tô bề ngoài thực hiện nghi lễ của tôn giáo ḿnh nhưng thực ra là để tôn kính Thần Mặt trời của Đa Thần giáo. Ngày chủ nhật là ngày của Thần Mặt trời (Sunday), chứ không phải là “Chúa Nhật” (God day/ Christ Day! V́ vậy chúng tôi tha thiết mong những người Việt không nên gọi ngày Chủ nhật là “Chúa nhật”).

 

      d. Constantine tự ư quyết định các buổi lễ (Mass) của Ki-tô giáo phải có bánh và rượu để tượng trưng thịt và máu của Jesus. Nghi lễ này không phải do Constantine sáng chế mà do sáng kiến của Justus Martyr. Constantine chỉ muốn giáo hội Ki-tô phải hành lễ theo một nghi thức thống nhất mà thôi. Nghi thức tế lễ có bánh và rượu được gọi là “Phép Ḿnh Thánh Chúa” (Eucharist – A Concise History of the Catholic Church, Thomas Bokken-Kotten, Doubleday 1990).

 

Đấng Bề Trên Của Ki-tô Giáo.

 

Sử gia lừng danh thế giới Will Duran đă bỏ ra 25 năm nghiên cứu Ki-tô giáo và hoàn thành tác phẩm “Cesar and Christ” (750 trang) trong 5 năm. Nơi trang 656 ông nhận xét thái độ của Constantine đối với Ki-tô giáo như sau: “Trong suốt thời gian trị v́, Constantine đối xử với các giám mục như những phụ tá chính trị: Ông ta triệu tập và chủ tọa các Công đồng. Đối với một tín đồ chân chính th́ phải là một Ki-tô hữu trước đă rồi mới là chính khách sau, nhưng với Constantine th́ ngược lại. Ki-tô giáo đối với ông ta chỉ là một phương tiện chứ không phải là cứu cánh”. (Throughout his reign, Constantine treated the bishops as his political aids: He summoned them, presided over their councils. A real believer would have been a Christian first and a stateman afterward. With Constantine it was the reverse, Christianity was to him a means, not an end).

 

Tác phẩm “Eerdmans Handbook of Christianity” là công tŕnh nghiên cứu tập thể của trên 100 giáo sư Sử học và Tôn giáo học của các trường Đại học Âu, Mỹ, Úc. Nơi trang 109, họ đă viết: “Trước Công đồng Nicea do Constantine triệu tập năm 325 th́ những tiêu chuẩn phổ quát của đức tin chính thống Ki-tô giáo chưa hề có” (Prior to the Council of nicea summoned by Constantine in 325, no universal touchstone of Orthodox faith existed).

 

Các sử gia chân chính trên thế giới cho chúng ta thấy sự thật lịch sử là đạo Ki-tô chỉ thật sự thành h́nh từ sau Công đồng Nicea năm 325 mà thôi. Trong 3 thế kỷ đầu Công gnuyên không có Ki-tô giáo mà chỉ có “Phong trào Jesus” với rất nhiều phe nhóm chủ trương đối nghịch nhau.

 

Đọc lại cuốn Việt Nam Giáo Sử của linh mục Phan Phát Huồn (trang 20) tôi phải ... ‘phát buồn’ v́ thấy ông linh mục sử gia dỏm này viết sách bất chấp việc kiểm chứng sự thật lịch sử. Linh mục Huồn viết: “Lấy vơ lực đàn áp Công giáo để tiêu diệt người Công giáo th́ chẳng những Công giáo không bị tiêu diệt mà c̣n sinh sản đông đúc thêm.... Các hoàng đế La-mă muốn tiêu diệt đạo Công giáo th́ ngày nay trên thủ đô Rô-ma phất phới trước gió một cách oai hùng quốc kỳ Vatican tượng trưng cho quyền bính của giáo hội.”

 

Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên chưa có đạo Ki-tô hẳn ḥi mà chỉ có những nhóm thờ Jesus với những giáo lư hổ lốn. Ta có thể tạm gọi họ là những tín đồ Ki-tô giáo Nguyên thủy (The Early Christianity). Sau 325 mới có Ki-tô giáo thống nhất và phải đợi tới đời con của Constantine là hoàng đế Constantine I, Ki-tô giáo được ông vua sùng đạo này đổi tên thành Công giáo (Cattolica) vào năm 340.

 

Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, dù cho các hoàng đế La-mă có muốn diệt Công giáo đến đâu cũng không thể diệt được v́ lúc đó Công giáo chưa được đẻ ra !

 

Từ sau năm 325, Công giáo là con đẻ của đế quốc La-mă được đế quốc vỗ béo cho mau lớn để trở thành tôn giáo chính thức của cả đế quốc La-mă rộng lớn. Các hoàng đế La-mă chẳng bao giờ muốn tiêu diệt Công giáo mà chỉ lo việc bành trướng nó khắp nơi bằng bạo lực mà thôi.

 

- Năm 356, hoàng đế Constantius I  ra lệnh cấm Đa Thần giáo La-mă, biến các đền thờ Đa Thần giáo thành các giáo đường Ki-tô giáo.

 

- Hoàng đế Thedeosius (379-395) công bố Ki-tô giáo là quốc giáo, mọi người theo các đạo khác đều bị tử h́nh.

 

- Vào năm 500, một người ở xứ Gaul tên Cloris dấy binh thống nhất tất cả các bộ lạc Frank (Frankish tribes) lập nên nước Pháp. Cloris trở thành vua Pháp liên kết chặt chẽ với giáo hoàng La-mă và ra lệnh cho toàn dân Pháp phải theo đạo Công giáo. Ai bất tuân lệnh phải chịu h́nh phạt tử h́nh.

 

- Cuối thế kỷ 7, Hồi giáo tiêu diệt Ki-tô giáo tại Ai-cập, Palestine, Trung Đông và Bắc Phi. Ki-tô giáo lo bành trướng thế lực ở Tây Âu. Người thực hiện kế hoạch này là vua Pháp Chrlemagne (lên ngôi năm 768). Charlemagne đem quân đánh đuổi quân Ả-rập Hồi giáo khỏi lănh thổ Tây-ban-nha. Sau đó Charlemagne chiếm thêm vùng đồng bằng sông Rhin (Đức, Bỉ, Ḥa Lan). Đúng ngày lễ Noel năm 800, Charlemagne đến Rome qú gối dưới chân giáo hoàng Leo III để được giáo hoàng đội vương miện và phong tước hiệu “Hoàng đế của đế quốc La-mă Thánh thiện” (Emperor of the Holy Roman Empire). Đây chính là Đế quốc Công giáo La-mă đầu tiên. Charlemagne và giáo hoàng cùng chủ trương dùng đạo Công giáo làm lực lượng thống nhất đế quốc (a unifying force). Sau đó, Charlemagne đă ban bố một mệnh lệnh ghê gớm: “Phải theo đạo tập thể hoặc chống đối sẽ bị tàn sát tập thể” (mass conversion or mass slaughter in case of resistance – The Story of Christianity by Michael Collins and Mathew Price DK Publishing 1999, page 91).

 

Sử sách Âu châu gọi Đế quốc La-mă trong thời gian từ năm 313 đến năm 590 (277 năm) là “Đế quốc Ki-tô giáo” (The Christianity Empire – Sách dẫn chiếu trang 57-59). Ki-tô giáo nói chung và Công giáo La-mă nói riêng hiển nhiên là một sản phẩm của đế quốc La-mă.

 

Constantine là người biết rơ điều đó hơn ai hết nên ông ta luôn luôn có ư coi rẻ tôn giáo này. Một bằng chứng cụ thể nhất chứng tỏ Constantine tự coi ḿnh là “Đấng bề trên của Ki-tô giáo”, đó là việc Constantine thiết kế khu nhà mồ của ḿnh ở Constantinople (nay là thủ đô Istambul của Thổ-nhĩ-kỳ). Trong tác phẩm “The faith – A History of Christianity” nơi trang 96, sử gia Brian Monahan viết: “Mộ của Constantine được đặt ở trung tâm khu nhà mồ h́nh tṛn mà ông ta đă xây cho chính ḿnh tại Constantinople, với 12 ngôi mộ trống ở chung quanh tượng trưng cho các tông đồ (của Jesus) nằm ở  dưới chân hắn” (His tomb was placed in the carter of the circular mauseleum he built for himself in Constantinople with twelve sepulchures place around it as though the apostles lay at his feet).

 

Thái Độ của Vatican Đối Với Constantine:

 

Trong Giáo hội Chính Thống giáo, Constantine được tôn vinh là Hoàng đế-Thánh (Emperor-Saint) có ảnh tượng thờ tại các giáo đường. Constantine đội vương miện cao 3 tầng, tay phải cầm cây thập giá rất dài để nhắc mọi người biết Constantine là người đầu tiên tôn vinh dấu hiệu chữ Thập (In Hoc Signo). Trong Giáo hội Công giáo, chỉ một ḿnh mẹ của Constantine được tôn vinh mà thôi. Mặc dầu tiểu sử của bà chẳng có ǵ đặc biệt: xuất thanh từ một cô gái hầu bàn (a barmaid) lấy một sĩ quan La-mă, có con rồi bị chồng bỏ. Tuy nhiên, nhờ có bà  mới có Ki-tô giáo như ngày nay nên bà được Vatican phong “hiền thánh”. Cả giáo hội Công giáo dành riêng ngày 18 tháng 8 hàng năm để “dâng thánh lễ” tôn vinh ‘bà Thánh’ Helena. Ngoài ra, bà c̣n được tôn vinh là thánh quan thầy của kẻ tân ṭng. So sánh với bà Helena th́ công lao của Constantine đối với Ki-tô giáo lớn gấp ngàn vạn lần. Nhưng Constantine đă không được Vatican phong thánh. Chẳng những thế, Vatican c̣n cố ư lờ đi không nhắc tới để cho tên tuổi sự nghiệp của Constantine bị ch́m trong quên lăng. Công giáo La-mă là kẻ chịu ơn của Constantine nhiều nhất nhưng lại muốn phủ nhận hoàn toàn ‘công ơn trời biển’ của vị hoàng đế La-mă này. Tất cả chỉ v́ Constantine đă lôi Ki-tô giáo từ vũng bùn lên, đánh rửa sạch sẽ và tô son điểm phấn cho nó để làm công cụ phục vụ những mục tiêu chính trị của đế quốc.

 

Bề ngoài Constantine củng cố Ki-tô giáo để đạt mục tiêu chính trị, về mặt tâm linh ông ta vẫn là một tín đồ của đạo thờ thần Mặt Trời (a Sun-god worshiper). Cho đến khi về già ông ta vẫn tự xưng là Giáo chủ Tối cao của Đa Thần giáo La-mă (Pontifex Maximus).

 

V́ chỉ coi Ki-tô giáo như một sản phẩm của ḿnh nên thật sự Constantine không coi trọng Jesus, do đó ông ta không thèm xử dụng tước hiệu Đại diện Chúa Ki-tô (Vicar of Christ) mà xử dụng tước hiệu “Đại diện Thượng đế Trên Trái Đất” (God’s Vicar on earth). Trong tác phẩm “The Oxford Illustrated History of Christianity” của John Mac Mannus, Oxford Uni, Press 1990, trang 71 có in h́nh huy hiệu của Constantine, trên đó có in chữ Hy-lạp có ư nghĩa như trên ‘God’s vicar on earth’.

 

Constantine tạo mọi điều kiện làm cho Ki-tô giáo lớn mạnh nhưng không cho phép nó thành một quyền lực độc lập, mà chỉ cho nó làm một bộ phận của đế quốc mà thôi. Do đó, sau này Vatican đă phải làm giả văn kiện mang tên “Sự dâng cúng của Constantine” (The donation of Constantine) để tạo quyền lực cho giáo hội Công giáo La-mă. Văn kiện này được Vatican giả mạo dưới triều giáo hoàng Stephen III (752-757) bằng cách ngụy tạo văn kiện, ngụy tạo chữ kư của Constantine và bịa đặt ngày kư là 30 tháng 3 năm 315.

 

Trong văn kiện này có điều khoản quan trọng sau đây : “Đức Thánh Cha là đấng thừa kế Thánh Phê-rô sẽ được tôn vinh lên bậc cao cả trong đế quốc chúng ta và c̣n cao cả hơn ngôi báu thế gian. Đức Thánh Cha cai quản các giám mục ở Antioch, Alexandria, Constantinople và Jerusalem” (The Faith, a history of christianity, Brian Monahan, pages 217, 362).  Văn kiện giả mạo “The Donation of Constantine” đă bị lôi ra ánh sáng bởi Lorenzo Valla, một giới chức cao cấp tại Vatican, vào năm 1440. Một trong những bằng cớ rơ rệt nhất là văn kiện giả mạo ghi ngày kư là 30.3.315. Lúc này, Constantinople chưa có. Thành phố Constantinople bắt đầu được thành lập từ năm 324!

 

Với văn kiện giả mạo này, Vatican đă chiếm được quyền lực cai quản toàn bộ các giám mục trong giáo hội và lấn lướt quyền lực của các vua chúa về phương diện thế quyền. Văn kiện “The Donation of Constantine” chỉ là một trong vô vàn các h́nh thức bịp bợm đă tạo nên quyền lực của Vatican trong 16 thế kỷ qua.

 

Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời của sử gia Gibbon trong tác phẩm ‘The Decline and Fall of the Roman  Empire’ : “Giáo hội La-mă dùng bạo lực để bảo vệ cái đế quốc mà nó đă chiếm được bằng sự lừa bịp”! (The Church of Rome defended by violence the empire she acquired by fraud).

 

 

Charlie Nguyễn

 

(re-edited on March, 2002)

 

 

Những tước hiệu bịp bợm của Giáo hoàng

 

 Charlie Nguyễn

 

 

Vào một buối sáng tinh sương trong tháng Giêng năm 1995, một đám đông khổng lồ chưa từng thấy, khoảng trên 5 triệu người, từ khắp năm Châu đă tụ hội tại thành phố Manila (thủ đô của Philipines) để xem một buổi lễ Mi-sa ng̣ai trời của Giáo hoàng John Paull II. Ngoài sự háo hức cuồng tín, đám đông c̣n bị thôi thúc bởi óc ṭ ṃ nên họ đă chen lấn xô đẩy nhau để được nh́n thấy “vị cha chung” của họ bằng xương băng thịt. Nhiều người bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chỉ có một số ít tu sĩ và giáo dân chọn lọc được phép gần Giáo hoàng mà thôi. Chung quanh giáo hoàng là một đội ngũ công an, mật vụ, cảnh sát và đủ loại nhân viên an ninh lên tới cả chục ngàn người!

 

Hàng triệu tín đồ đáng thương đành phải mon men đến gần các loa phóng thanh gắn rải rác khắp nơi trong thành phố để nghe giọng nói tiếng Anh pha giọng Ba Lan của giáo hoàng. Ngoài 5 triệu tín đồ có mặt tại thành phố này c̣n có hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới đang theo dơi buổi lệ này qua radio và truyền h́nh trực tiếp.

 

Cuộc công du của giáo hoàng tại Philippines lần này chỉ là một trong hàng trăm chuyến công du của ngài tới các nơi khác trên thế giới. Giáo hoàng tới đâu th́ khung cảnh cũng tương tự như vậy. Điều đó đủ cho thấy giáo hoàng là người có ảnh hưởng chính trị lớn nhất trên hành tinh của chúng ta. Điều đáng chú ư là dù cho giáo hoàng trẻ hay già, dù mang quốc tịch Ư hay Ba Lan, dù đặc tính các nhân của giáo hoàng ra sao chăng nữa... tất cả đều không thành vấn đề.

 

Điều quan trọng hơn hết đă khiến cho giáo hoàng được những đám đông tín đồ cuồng  nhiệt tôn sùng chỉ v́ tin rằng giáo hoàng là người duy nhất trên thế gian có quyền “Đại diện Chúa Ki-tô” (Vicar of Christ) và “kế nhiệm thánh Phê-rô” (Sucessor of St. Peter). Đó là hai tước hiệu (titles) quan trọng nhất trong hơn một tá những tước hiệu của giáo hoàng.

 

Nhưng tất cả chỉ là những màn kịch được đạo diễn bời bọn Mafia chuyên nghiệp về tôn giáo. Tất cả những ǵ chúng ta thấy được ch́ là cái vỏ bên ngoài hào nhoáng của một giáo hội tội lỗi tự nhận là thánh thiện. Cái bề ngoài hào nhoáng đó không phải đă được tạo thành trong một sớm một chiều mà là kết quả do nhiều công tŕnh sáng tạo của những bộ óc lưu manh siêu việt trong 17 thế kỷ qua!

 

Những tước hiệu “kế vị thánh Phê-rô” và “đại diện Chúa Ki-tô” của giáo hoàng do đâu mà ra và bắt đầu từ bao giờ? Những tước hiệu đó có nguồn gốc lương thiện chân chính hay chỉ là những tṛ gian manh bịp bợm? Vatican đă thổi phồng những tước hiệu đó nhằm mục đích ǵ và bọn chúng đă khai thác những tước hiệu này để gây tội ác như thế nào cho nhân loại? Bài viềt này dực trên những sự kiện lịch sử nhằm đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề nêu trên.

 

Vài nét sơ lược về Vatican:

 

Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên, Ki-tô giáo chưa thành h́nh, chưa có giáo đô và cũng chẳng có ai tự xưng là giáo hoàng. Đến đầu thế kỷ thứ 4, tức giai đoạn đầu của thời đại hoàng đế Constantine (306-337) th́ trong đế quốc La Mă có một số trung tâm Ki-tô giáo nguyên thủy (The Early Christianity) như Lyon ở xứ Gaul tức nước Pháp ngày nay, Alexandria ở Ai Cập, Anatolia ở Thỗ nhĩ kỳ, Damascus ở Syria, Jerusalem và Rome.

 

Tại mỗi trung tâm nói trên có những tu sĩ nổi tiếng được các tín đồ tôn xưng làm giám mục (Bishop). Ở Rome cũng vậy, các tu sĩ đứng đầu trong cộng đồng giáo dân ở Rome cũng được gọi là “giám mục thành Rome” (Bishop of Rome). Trong ba  thế kỷ đầu Công nguyên, Rome được coi là giáo đô và cũng không có một giám mục nào ở Rome đuợc gọi là giáo hoàng cả !!.

 

Vào năm 324, hoàng đế Constantine quyết định bỏ Rome và dời đô đến Constantinople, nay là thủ đô Istambul của Thổ nhĩ kỳ. Lư do là lănh thổ của đế quốc La Mă lúc đó trải rộng về phía động gồm có những quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông, Tiểu Á, và một phần Đông Âu. Thủ đô cũ của đế quốc đặt tại Rome trở nên nên quá xa với lănh thổ ở phía đông, nên không c̣n thích hợp cho việc cai trị của đế quốc nữa. Thủ đô mới của đế quốc La Mă tại Constantinople tồn tại và phát triển trong hơn một ngàn năm (từ 324  đến 1453) với 88 đời hoàng đế từ Constantine.

 

Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mă bỏ trống từ năm 324 th́ các giám mục ở Rome bắt đầu âm mưu củng cố quyền lực bằng cách liên kết với các vua chúa của các nước Tây Âu để tách rời khỏi quyền lực của các hoàng đế La Mă tại Con stantinople. Dần dần, Constantinople không c̣n đủ sức kiểm sóat lănh thổ phía Tây gồm các nước Âu châu nên đế quốc La Mă bị tách ra làm hai. Ki-tô giáo gắn liền với đế quốc nên cũng bị tách ra làm hai giáo hội. Giám mục ở Rome tự xưng là “Thượng phụ của giáo hội Tây phương” (Patriarch of The West Church) và giám mục tại Constantinople tự xưng là “Thượng phụ của giáo hội Đông phương” (Patriarch of The East Church). Hai giáo hội Đông và Tây của Ki-tô giáo vẫn cố gắng thuận thảo với nhau từ  thế kỷ 4 đến năm 1054 th́ tách rời hẳn. Năm 1204, Vatican tổ chức cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 (The Fourth Crusade) tàn phá Constantinople gần thành b́nh địa. Constantinople trở thành thuộc địa của Vatican trong 57 năm (1204-1261).

 

Vatican chính thức trở thành một quốc gia độc lập do Hiệp ước Lateran được kư kết giữa hoàng đế Ư Victor Emmanuel III và giáo hoàng Pio XI năm 1929. Lănh thổ của quốc tí hon Vatican vừa bằng một cái sân golf với khỏang 700 công dân chính thức mang quốc tịch Vatican. Giáo hoàng là quốc trưởng của quốc gia tí hon này (State Sovereign of Vatican) kiêm Tổng giám mục của nước Ư (Primate of Italy). Các tu sĩ hoặc giáo dân nhiều khi không thích dùng tước hiệu “giáo hoàng” nhưng họ tôn xưng giáo hoàng bằng những tước hiệu khác, chẳng hạn  như “Đấng đáng tôn kính nhất” (The Most Reverend), “Đấng cao quư” (The Excellency), “Người đứng đầu hội thánh” (Pontifex maximus ) và đặc biệt là tước hiệu “Đầy tớ của các đầy tớ” (Servant of Servants).

 

Trong các buổi triều yết tại Vatican, các hồng y và giám mục thường xếp hàng để lần lượt quỳ gối hôn chân : “đầy tớ của các đầy tớ”! Peter de Rosa, cựu tu sĩ Ḍng tên nhận xét: “Những người mặc áo lụa tím, sống trong lâu đài và ngự trên ngai vàng khó có thể hành xử như một đầy tớ của các đầy tớ của Chúa” (Those who dress in purple lik, live in palaces, sit on throne... it is not easy for them to act as servant of servants of God – Vicar of Christ, page 27).

 

Chỉ các tu sĩ cao cấp hay những nhân vật nổi tiếng mới có thể tới gần giáo hoàng. Các giáo dân cắc ké muốn đến gần giáo hoàng không phải chuyện dễ. Từ đầu thế kỷ 20, giáo hoàng được bảo vệ bởi cơ quan mật vụ Ư (Unfficio Central de Vigilanza). Cơ quan này được lệnh nổ súng vào bất cứ ai khả nghi dám mon men đến gần giáo hoàng!

 

Từ nhiều thế kỷ qua, mỗi năm có nhiều triệu khách hành hương từ khắp năm châu đến viếng Vatican. Đông nhất là vào sáng chủ nhật hàng tuần tại Công trường thánh Phê-rô. Đến gần 12 giờ trưa, mọi con mắt của hàng chục ngàn khách hành hương đều đổ dồn về khung cửa sổ tầng lầu 3 của Lâu đài Các Thánh Tông đồ (The Apostolic Palace). Họ chờ đón giáo hoàng xuất hiện để quơ tay ban phép lành trong vài chục giây đồng hồ! Trong giây phút nghiêm trọng đó, có nhiều giáo dân sùng tín đă không ngần ngại qú gối trên sân đá để đón nhận “ơn phúc không khí” của giáo hoàng!

 

Trong cái lănh thổ tí hon chỉ bằng sân golf của Vatican chất chứa biết bao những âm mưu vĩ đại làm thay đổi lịch sử loài người. Các tín đồ sùng tín chẳng thấy ǵ cả, nhưng đối với những bậc thức giả th́ Vatican có rất nhiều điều đáng nói. Chẳng hạn như đại văn hào Pháp Chateaubriand (1768-1848) đă viết trong tác phẩm Mémoire của ông như “Ở Rome có nhiều ngôi mộ hơn xác chết” (In Rome there are more tombs than corpses – Vicar of Christ, trang 13). Ư ông muốn nói ở Rome có nhiều ngôi mộ giả v́ ở trong mộ không có xác chết. Nhất là những ngôi mộ ngụy tạo được gán cho là mộ của các thánh như Phê-rô, Phaolô chẳng hạn.

 

Vatican t́m đủ mọi cách để đề cao những tước hiệu: “Thừa kế của thánh Phêrô”, Đại diện Chúa Kitô”... để giáo hoàng có lư do cai trị gần một tỉ tín đồ, đứng đầu đội ngũ tu sĩ gồm có 4000 hồng y và giám mục, 400.000 linh mục và một triệu nữ tu. Những tước hiệu đó đủ tạo uy thế cho giáo hoàng thành người đứng đầu một trung tâm quyền lực khuynh đảo thế giới trong nhiều thế kỷ. Trong các buổi lễ tại đền thánh Phêrô do giáo hoàng cử hành, ca đoàn chính thức của Vatican là ca đoàn Sistine luôn luôn ca bài hát La-tinh “TU ES PETRUS” (Người là thánh Phêrô) nhằm nhắc nhở mọi người biết rằng : Giáo hoàng là thánh Phêrô tái sinh để cai trị Giáo hội Công giáo.

 

I .Tước hiệu “Người kế vị thánh Phêrô”

 

Theo bản danh sách chính thức của Giáo hội Công giáo th́ Phêrô là giáo hoàng đầu tiên và John Paul II là giáo hoàng thứ 263. Theo cựu tu sĩ ḍng tên Peter de Rosa, tác giả của tác phẩm lừng danh “Vicar of Christ” th́ bản danh sách giáo hoang của Vatican là hoàn toàn ngụy tạo v́ măi đến cuối thế kỷ 11 - tức là vào năm 1073 – giáo hoàng Gregory VI mới ra lệnh cho toàn giáo hội Công giáo phải dành danh từ “giáo hoàng” (Pope) cho riêng một ḿnh giám mục ở Rome mà thôi. Tất cả các giám mục không được phép tự xưng là “Pope”. Trước năm 1073, có nhiều giám mục ở nhiều nơi cũng tự xưng là giáo hoàng. Do đó, con số 263 được gán cho John Paul II là hoàn toàn vô căn cứ. (Vicar of Christ, trang 14).

 

Vấn đề quan trọng nhất cần được đặt ra là: Có thật sự Phêrô làm giáo hoàng đầu tiên ở Rome hay không?

 

Trong Kinh Thánh Tân ước (Sácch Tông đồ Công vụ) có một bức thư của Phaolồ nhắc đến tên của 29 người trong cộng đoàn nhưng không có tên Phêrô. Chẳng lẽ Phêrô là người quan trọng nhất trong cộng đoàn ở Rome mà Phaolồ bỏ qua? Sở dĩ Phaolồ không nói tới v́ Phêrô không có mặt ở Rome mà thôi.

 

Irenaeus là giám mục tại Lyon (178-200) và là tác giả của Kinh Tin kính, đă viết sách khẳng định : Giám mục đầu tiên ở Rome không phải là Phêrô mà là Linus do Phaolồ bổ nhiệm. (Vicar of Christ, trang 15).

 

Sử gia nổi tiếng về lịch sử Kitô giáo nguyên thủy là Eusebius (260-340) viết sách nói về các giám mục ở Rome nhưng không hề nói tới Phêrô. Kinh Thánh Tân ước khẳng định cộng đồng giáo dân Kitô đầu tiên ở Rome do Phaolồ lập nên. Phaolồ là người học thức và có quốc tịch La Mă. Sách Tân ước gọi Phaolồ là “tông dồ của dân ngoại” và Phêrô là “tông đồ của dân Do thái”. Vậy nếu có “giáo hoàng” hay “giám mục” đầu tiên ở Rome th́ người đó phải lả Phaolồ chứ không phải là Phêrô. Peter de Rosa khẳng định : Phêrô chẳng bao giớ làm giáo hoàng, Vatican đă gán cho ông ta cái chức vị nhiều thế kỷ sau khi ông ta đă qua đời. (Vicar of Christ, tr. 15).

 

Sử gia Hoa Kỳ Lloyd M. Graham, trong tác phẩm best-seller “Deceptions and Myths of the Bible”, đă dành ra chương 26 để vạch trần nền tảng bịp bợm (false foundation) của giáo hội Công giáo La Mă. Khởi đầu là những cố gắng của giáo hội muốn cho mọi tín đồ phải tin rằng: Giáo hội Công giáo được xây dựng trên nền tảng là thánh Phêrô do chính Chúa Jesus sắp đặt. Họ viện dẫn 3 câu trong Tân ước: Mattew 16:13, Luke 22:31 và John 21:15 để chứng minh Phêrô có thẩm quyền tối thượng (St. Peter’s Supremacy) cả ở trên trời lẫn dưới thế. Vậy giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô cũng có cái quyền tối thượng ấy (the papal supremacy).

 

Chính nhờ cái lối lư luận này mà giáo hoàng đă lấn lướt quyền hành của các vua chúa Công giáo ở Âu châu và nghiễm nhiên trở thành “Vua của các vua” trong nhiều thế kỷ.

 

Phúc âm John kể chuyện: Trong một bửa tiệc, Jesus hỏi Phêrô có yêu ông ta hơn những người khác không. Phêrô trả lời “Chúa biết con yêu Chúa mà”. Jesus nói “Vậy hăy nuôi nấng đoàn chiên của Ta” (Feed my lambs – John 21:15).

 

Đoạn Phúc âm quan trọng nhất thường được viện dẫn để chứng minh quyền lực của Phêrô, đó là Phúc âm của Mattew : “Con là Đá (Peter / Pierre). Trên viên đá này ta xây giáo hội. Các cánh cửa hỏa ngục không làm ǵ được. Ta sẽ cho con ch́a khóa thiên đàng. Những điều ǵ con buộc ở thế gian th́ cũng buộc ở trên trời và những ǵ con tha ở thế gian th́ cũng được tha ở trên trời” (Matthew 16). Nhưng tiếp theo đó (Mathew 23) th́ Jesus lại gọi Phêrô là Satan” “Hăy lùi lại đàng sau ta, thằng quỉ Satan, ngươi đă xúc phạm ta” (Get thee behind me, Satan, thou art an offence unto me). Như vậy, Jesus đă xây giáo hội trên nền tảng Phêrô tức trên nền tảng của quỉ Satan. Có lẽ nào chúng ta có thể tọi Công giáo là “Đạo thánh Đức Chúa Trời” trong khi chính Thánh Kinh của đạo này tự xác nhận là “Đạo của Quỉ”? Nếu Phêrô là giáo hoàng đầu tiên của đạo Công giáo th́ chính hắn là thằng quỉ đầu tiên hiện h́nh làm giáo hoàng cai trị giáo hội.

 

Sử gia M. Graham nhấn mạnh đến tính cách vô nghĩa và vô cùng láo xược của câu chuyện về Phêrô trong Phúc âm Matthew nói trên. Ông viết : “Câu chuyện về Phêrô là hoàn toàn vô nghĩa - một con người có sinh có tử mà được trao phó quyền lực trên ṭan thể nhân lọai cho đến muôn đời. Nếu có Thiên Chúa th́ chỉ một ḿnh Thiên Chúa có quyền đó mà htôi. Trong những vấn đề tôn giáo, những người Công giáo hẳn nhiên là những kẻ nhẹ dạ, nhưng dù nhẹ dạ tới đâu họ cũng không thể tin được là những bậc đại hiền triết trước Công nguyên như Pythagore, Plato, Socrates và Đức Phật Thích Ca lại phải tùy thuộc vào thẩm quyền tha tội hay buộc tội của một thằng thuyền chài Do thái ngu ngốc là Phêrô hay sao? Một Phêrô đầy thẩm quyền như vậy chẳng bao giờ có. Câu chuyện này chỉ là một thí dụ điển h́nh về sự thông thái bất lương của đạo Công giáo”  (Peter’s story is veriest nonsense – one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity, we thought that only God has this authority. In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be credulous as to believe that pro – Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates and Buddha require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose their souls?... Such a man as Peter never existed. This is just a sample of Catholic scholarship with its capacity for intellectual dishonesty...  Deceptions and Myths of the Bible, trang 439).

 

M. Graham hết luận : Chẳng phải Phêrô là nền tảng của giáo hội, sự ngu dốt là vùng đất tốt cho các tôn giáo phát triển và Kitô giáo không phải là một ngoại lệ.  (Ignorance is the soil in which religions grows and Christianity is no exception – S.đ.d, trang 441).

 

Vatican là hang ổ của bọn lừa bịp chuyên nghiệp nhưng bọn chúng chỉ lừa bịp được những người ngu ngốc mà thôi. Hầu hết các tu sĩ Công giáo Việt Nam, kể cả những tu sĩ cao cấp như hồng y Nguyễn Văn Thuận, đều đă không đọc kỹ Thánh Kinh.  Trong sách “Chúa Giêsu là ai? Giảng dạy những ǵ?” nơi trang 51, giáo sư Trần Chung Ngọc đă vạch rơ sự sai lầm của Hồng y Nguyễn Văn Thuận như sau: “Hồng y Thuận viết “Chúa Giê-su đă chọn Phêrô, người đă chối ngài...” là sai, chứng tỏ rằng ông đă được “giáo hội dạy rằng” rất kỹ và chưa từng đọc Thánh kinh v́ Thánh kinh đă viết rơ Giêsu tin rằng ngày tận thế sắp tới ngay trong khi một số người cùng thời với Giêsu c̣n sống, vậy chọn Phêrô để làm ǵ? Rơ ràng chuyện Chúa chọn Phêrô là do giáo hội ngụy tạo để tự tạo vai tṛ kế thừa Phêrô và là đại diện Chúa trên trần của các giáo hoàng”.

 

Ngoài ra, giáo sư Trần Chung Ngọc c̣n trích dẫn nhiều đoạn Thánh kinh và nhiều nhận xét của các học giả danh tiếng trên thế giới để chứng minh chuyện Giêsu chọn Phêrô để lập giáo hội là một chuyện bịp bợm trắng trợn. Họ phịa ra chuyện này chẳng phải để vinh danh Phêrô mà chỉ dùng cái xác của Phêrô để làm bàn đạp tạo quyền lực trên những cái đầu thiếu óc của đám tín đồ Công giáo. (Xin đọc: “Chúa Giêsu là ai? Giảng dạy những ǵ?” TCN, Giao Điểm xuất bản Xuân 2002, trang 67-75).

 

Tiến tŕnh h́nh thành quyền lực của giáo hoàng dưới chiêu bài “thừa kế Thánh Phêrô”:

 

Trong các công đồng Kitô nguyên thủy (Early Christian communities) như Lyon, Rome, Jerusalem, Antioch, Damascus, Alexandria .... đều chỉ có những tu sĩ cao cấp nhất gọi là giám mục (bishop). Trong 3 thế kỷ đầu Công nguyên không có ai là người đứng đầu toàn thể các giám mục. người đầu tiên tự xưng là vị chỉ huy tất cả các giám mục là hoàng đế Constantine. Trong tác phẩm “Vicar of Christ”, Peter de Rosa viết : “Constantine gọi các giám mục là các anh em yêu quí và tư xưng là Giám mục của các giám mục”... Ngay cả giám mục ở Rome – chưa từng bao giờ được gọi là giáo hoàng trong nhiều thế kỷ - so với hoàng đế th́ chẳng là ǵ cả. Về dân sự, giám mục ở Rome chỉ là giám mục hạng hai của Constantine” (Constantine called bishops his beloved brethen and styled homself ‘Bishop of bishops’... Even Bishop of Rome – not to be called the Pope for many centuries –was, in comparison a non-entity. In civic terms, he was, compared with Constantine, a second-class bishop – Vicar of Christ, Peter de Rosa, trang 43).

 

Như vậy, nếu coi giáo hoàng là người đứng đầu giáo hội và có thầm quyền trên hết các giám mục th́ giáo hoàng đầu tiên chính là Đại đế Constantine. Trong thực tế, Constantine đă hành xử quyền hành của giáo ḥang bằng cách triệu tập toàn thể giám mục đến họp các công đồng (councils) và chính hoàng đế chủ tọa các công đồng này. Trong cuốt thời gian trị v́ từ năm 306 đến 337, Constantine đă triệu tập và chủ tọa 4 công đồng đầu tiên của lịch sử Kitô giáo.

 

Từ năm 324, Constantine bỏ thủ đô Rome để thiết lập thủ đô mới tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp, thủ đô mới mang tên Constantinople, có nghĩa là thành phố của Constantine. Đế quốc La Mă từ đó đổi thành đế quốc Byzantine (Empire of Byzantine).

 

Rome trở thành một thành phố trống vắng quyền lực v́ ở xa Constantinople, các giám mục ở Rome dần dần tạo ra cái gọi là Quyền lực của Giáo hoàng (Papacy). Tân Tự điển Công giáo định nghĩa quyền lực của giáo hoàng như sau: “Đó là một định chế nhằm đ̣i hỏi quyền cai trị toàn cầu về phương diện tinh thần” (Papacy = An institution in its claim to universality in the spiritual sphere of government – New Catholic Encyclopedia, Volume 14).

 

Người đầu tiên có tham vọng thiết lập ngôi vị Giáo hoàng với quyền lực bao trùm thế giới là Giám mục ở Rome tên Damasus. Peter de Rosa đă kể lại trường hợp của Damasus tiếm đoạt chức Giám mục thành Rome (Bishop of Rome) như sau:

 

Sau khi giám mục Liberius chết năm 366, hai nhân vật có uy thế tại Rome tranh nhau chức giám mục ở Rome là Ursimus và Damasus. Trong khi Ursimus và những người ủng hộ ông ta đang họp trong nhà thờ St. Mary Major th́ Damasus thuê bọn du đăng ở Rome leo lên mái nhà thờ ném ngói xuống như mưa khiến cho 137 người của phe Ursimus chết tại chỗ. Trong khi đó th́ những tên du đăng khác đứng chận tất cả các cửa nhà thờ không cho ai thoát chạy trong 3 ngày.

 

Nhờ vụ sát nhân ghê gớm này, Damasus khiến cho mọi người phải khiếp sợ và nghiễm nhiên trở thành giám mục tại Rome. (Xin đọc Vicar of Christ, trang 38). Damasus là người đầu tiên tự xưng là người đứng đầu giáo hội (Pontifex Maximus / The Head of Church – Babylon Mystery Religion, trang 72). Năm 382, Damasus là ngưới đầu tiên khai thác mấy câu trong Phúc âm về chuyện Jesus trao quyền cho Phêrô để dựa vào đó tự xưng ḿnh là “người kế vị thánh Phêrô” có quyền cai trị giáo hội hoàn vũ. (The Rise of Christianity, Greenhaven press 1999, các trang 117-120).

 

Sau đây là tiến tŕnh phát triển lư thuyết về thẩm quyền của giáo hoàng dựa trên tước “kế vị thánh Phêrô” (viết theo Eerdmans handbook of Christianity, Eerdman Publishing Co. tái bản 1987, các trang 192-195). Qua tác phẩm này chúng ta sẽ thấy Damasus là một nhân vật ghê gớm trong lịch sử giáo hội Kitô. Tác giả viết : “Damasus làm cho chuyện Phêrô thành một phần chủ yếu cho học thuyết về quyền lực của giáo hoàng. Ông ta là giáo hoàng đầu tiên liên tục gọi Rome là Ṭa thánh của các Tông đồ và ông ta gọi các giám mục khác là “con” chứ không phải “anh em”. Damasus cai trị giáo hội 18 năm (366-384). [Sách đd, trang 192].

 

+ Giáo hoàng kế vị Damasus là Siricius (384-399): người đầu tiên gọi các văn kiện của y kư là Đạo luật hoặc Tông huấn (Decree) nhằm mục đích xác nhận thẩm quyền của giám mục ở Rome (cũng như thẩm quyền của hoàng đế) có hiệu lực đối với các cộng đồng Kitô trên hoàn vũ.

 

+ Giáo hoàng Leo the Great (440-461): Vào thế kỷ 5, giáo hội Kitô vẫn bao gồm các cộng đồng Kitô thuộc Tây Âu và các nước phía Đông của đế quốc Byzantine. Năm 451, Giáo hoàng Leo the Great triệu tập Công đồng Chalcedon nhằm mục đích yêu cầu công đồng chính thức công nhận học thuyết Chúa trao quyền cho Phêrô để thừa nhận giám mục ở Rome có thẩm quyền tối cao của giáo hoàng. Leo the Great nói với công đồng rằng: “Thánh Phêrô nói qua miệng của Giáo hoàng Leo” (St. peter has spoken through Leo).

 

Nhưng kết quả là các giám mục ở phía Đông đế quốc Byzantine bác bỏ chủ thuyết Phêrô (Petrine theory) và hoàn toàn phủ nhận thẩm quyền tuyệt đối của giáo hoàng. Họ công bố giáo hội Constantinople là “thủ đô Rome mới” (the new Rome) có thẩm quyền tương như giáo hội Rome cũ.

 

Công đồng Chalcedon năm 451 hoàn toàn tan vỡ và mở đầu cho sự chia rẽ về sau để thành hai giáo hội: Công giáo La Mă và Chính thống giáo!

 

+ Giáo hoàng Gelasius (492-496): Nhân danh là “Người kế vị của thánh Phêrô”, Giáo hoàng Gelasius gửi thư cho hoàng đế Byzantine với nội dung như sau: “Hoàng đế phải bảo vệ giáo hội nhưng phải phục tùng sự chỉ dẫn của giáo hoàng, người được hướng dẫn bởi Chúa và thánh Phêrô. Giáo hoàng không thể được xét đóan bởi bất cứ ai. Không một ai vào bất cứ thời gian và không v́ một lư do nào tự đặt ḿnh trên giáo hoàng v́ ngài là người được Chúa Kitô đặt trên mọi người.” [xem sách đă dẫn, trang 193].

 

V́ thấy các giáo hoàng ở Rome càng ngày càng lộng hành, chẳng những về tôn giáo mà c̣n muốn lấn lướt cả về thế quyền của hoàng đế nên vào đầu thế kỷ 6, hoàng đế Justinian (527-565) mang quân từ Constantinople đến chiếm Rome để tái lập trật tư. Kể từ đó, các giáo hoàng đều phải tuân phục các hoàng đế La Mă đóng đô tại Constantinople và phải đối xứ với các thượng phụ (Partriarchs) của giáo hội Đông phương tại giáo đô Constantinople như những bậc bề trên.

 

Tác giả sách dẫn chiếu viết : “Thẩm quyền của giáo hoàng bị lệ thuộc vào Constantinople một thời gian rất lâu sau vài cái chết của hoàng đế Justinian và giáo hoàng La Mă mất luôn quyền cai trị nước Ư. Cho đến năm 741, các cuộc bầu chọn giáo hoàng ở Rome đều phải được Constantinople xác nhận”  [xem sách đă dẫn, các trang 194-195].

 

II. Tước hiệu “Người đại diện Chúa Kitô”:

 

Tạp chí National Geographic tháng 12-1983 có một bài viết đặc biệt về đế quốc Byzantine (The Byzantine Empire) của Maria Nicolaidis Karanikolas [từ trang 714 đến 777]. Theo tác giả th́ các hoàng đế Byzantine chủ trương dùng Kitô giáo để thống trị thế giới qua khẩu hiệu : “Một Thiên Chúa, một thế giới, một hoàng đế” (One God, one world, one emperor). Tác giả viết: “Hoàng đế được Thiên Chús ủy nhiệm để truyền bá đức tin chân chính và đặc các tín đồ dưới sự thống trị của ngài” (The emperor had the divine mandate to progate the true faith and bring them under his domination.  Sách đd, trang 727). Để hiện thân hóa vai tṛ của Chúa Kitô, hàng năm vào ngày lễ Phục sinh và lễ Noel, các hoàng đế Byzantine đều mặc áo lộng lẫy và được 12 cận thần đóng vai 12 tông đồ tháp tùng trong một cuộc rước từ hoàng cung đến nhà thờ lớn Hagia Sophia. [ sách đd, trang 727].

 

Các hoàng đế Byzantine, từ Constantine đại đế đến vị hoàng đế cuối cùng trải qua 88 đời. Tất cả đều tự xưng là “Đại diện Chúa trên trần thế” (God’s Vicar on earth). Trong 88 vị hoàng đế “đại diện Chúa” có 13 vị đi tu, 30 vị bị chết bất đắc kỳ tử (bị đầu độc, bị đấm chết, bị treo cổ, bị đâm, bị phanh thây, bị chặt đầu và có vị bị chết đói). Tuy nhiên, đế quốc Byzantine đă tồn tại và phát triển trong 1.123 năm - từ năm 330 đến ngày 29 tháng 5 năm 1453 th́ bị quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ tiêu diệt.

 

Các hoàng đế Byzantine tự xưng là “Đại diện của Chúa” chỉ cốt để làm cảnh hoặc để đánh bóng thêm cho ngôi vị hoàng đế trong đế quốc Kitô giáo của họ. Trái lại, v́ các giáo hoàng chỉ là chủ nhân của một lănh thổ tí hon, không lớn hơn một sân golf, không có quân đội, không có căn bản thế quyền nên họ chỉ có một con đường duy nhất để tạo quyền lực bằng cách nhấn mạnh rằng: chỉ có giáo hoàng mới thật sự là Đại diện của Chúa Kitô và là người kế vị chân chính của thánh Phêrô.

 

Theo sách “Giáo hoàng Bách khoa Tự điển” (The Pope Encyclopedia, Matthew Buson, Crowntrade Paperbacks 1995, trang 148, Giáo hoàng Gelasius I (493-496) là người đầu tiên tự xưng là “Đại diện Chúa Kitô”). Giáo hoàng viết thư cho hoàng đế Byzantine là Anastasius với lập luận rằng: Chỉ có giáo hoàng mới là đại diện chân chính của Chúa Kitô về mặt tinh thần c̣n hoàng đế chỉ là đại diện về quyền thế tục mà thôi. Tinh thần phải được coi trọng hơn vật chất v́ vật chất sẽ qua đi c̣n tinh thần là muôn đời. Do đó hoàng đế phải công nhận thẩm quyền của giáo hoàng cao hơn thẩm quyền thế tục của hoàng đế. Lập luận của Giáo hoàng Gelasius I mau chóng được loan truyền khắp Âu châu và được đa số trong dư luận ủng hộ v́ lúc đó số tín đồ Kitô giáo ở Âu châu rất đông. Chính nhờ địa vị của giáo hoàng được củng cố và dần dần giáo hoàng trở thành người có quyền lực mạnh nhất cả về thần quyền lẫn thế quyền tại Âu châu.

 

Tám thế kỷ sau, giáo hoàng Innocent III (1198-1216) dành độc quyền tước hiệu “Đại diện Chúa Kitô” cho ngôi vị giáo hoàng với lập luận rằng: Giáo hoàng ở Rome là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, do đó chỉ giáo hoàng là đại diện duy nhất của Chúa Kitô trên thế gian này.

 

Chúa Jesus là Chúa của vũ trụ, giáo hoàng đại diện Chúa có quyền trên tất cả mọi người, kể cả các vua chúa thế gian. Với lập luận này, Innocent III tự cho ḿnh có quyền kiểm sóat các vua chúa thế gian. Do đó, trong đầu thế kỷ 13, giáo hoàng Innocent III đă ra lệnh cho các vua chúa Âu châu thực hiện nhiều tội ác đẫm máu:

 

- Ra lệnh cho vua Pháp tàn sát những giáo dân theo phái dị giáo Albigensians ở Pháp.

 

- Ra lệnh cho vua Ư và Đức thực hiện cuộc Thập Tự chinh Thứ tư (The Fourth Crusade) kéo dài 3 năm, từ 1201 đến 1204, để trừng phạt đế quốc Byzantine và Chính thống giáo. Kết quả là các thập tự quân của giáo hoàng đă chiếm thủ phủ Constantinople và phần lớn lănh thổ của đế quốc Byzantine. Vatican cai trị phần lănh thổ này 57 năm (1204-1261).

 

- Triệu tập Công đồng Lateran năm 1215 để lập ra các khu tập trung người Do thái (ghettos), buộc mọi người Do thái và Hồi giáo khi bước chân ra khỏi nhà phải mặc những quần áo đặc biệt để phân biệt với những người Kitô giáo. Innocent III mở đầu cho chủ nghĩa diệt chủng Do thái của Công giáo La Mă.

 

- Ra lệnh cho ḍng tu Dominicians tổ chức Ṭa án Dị giáo (Inquisition). Kết quả là những ṭa án tôn giáo này đă thiêu sống 10 triệu người qua nhiều thế kỷ.

 

Nhờ dựa vào vài tước hiệu bịp bợm, giáo hoàng Innocent III đă gây ra biết bao tội ác lớn lao đối với nhân loại: phát động chiến tranh thập tự, mở đầu chiến tranh diệt chủng Do thái, tàn sát những người muốn tách rời giáo hội và nhất là việc thiết lập hệ thống Ṭa án tôn giáo giết hại hàng chục triệu người.

 

Innocent III không phải là giáo hoàng duy nhất gây ra nhiều tội ác ghê gớm như Boniface VIII (1294-1303) Urban V (1378-1389) Alexander VI (1492-1503) v.v... Theo các sự kiện lịch sử nêu trên th́ hiển nhiên một điều là hai tước hiệu “Thừa kế thánh Phêrô” và “đại diện Chúa Kitô” đă tạo nên quyền lực của giáo hoàng. Nhưng xét cho cùng th́ quyền lực củ giáo hoàng phát sinh từ đầu óc mê muội của tập thể tín đồ. Nói cách khác, chính sự ngu dốt của giáo dân Công giáo là nguồn gốc quyền lực của Vatican và các giáo hoàng.

 

Charlie Nguyễn

tháng 12.2002 

 

                 

Cuốn Thánh Kinh Ô Nhục Của Đạo Công Giáo

(A Gospel of Shame)

 

Charlie Nguyễn

 

Trên thế gian này không có tôn giáo nào xử dụng tĩnh từ “thánh” (holy) một cách bừa băi và vô trách nhiệm cho bằng Công Giáo La Mă: Cây thập ác là một dụng cụ giết người dă man v́ nạn nhân phải chịu đói khát và đau đớn rất lâu mới chết. Mọi nạn nhân đều bị lột trần truồng trước khi bị đóng đinh vào thập ác. Đó là một sự bêu riếu sỉ nhục cùng cực. Dù cho Jesus đă bị quân La Mă xử tử trên thập ác chăng nữa th́ cây thập ác vẫn là cây thập ác chứ không thể trở thành “Thánh Giá” (Holy Cross) được! Giả sử quân La Mă đă không xử tử Jesus bằng thập ác mà xử tử bằng cách treo cổ hay chém đầu th́ Công Giáo sẽ có “Thánh Tḥng Lọng” hoặc “Thánh Mă Tấu” chăng?

Sào huyệt của Mafia đội lốt tôn giáo trú đóng ở Rome được gọi là “Ṭa Thánh La Mă”. Lịch sử thế giới ghi nhận: Từ ngày đế quốc La Mă lập ra đạo Công Giáo (Katholicos) vào đầu thế kỷ 4 đến nay, nó đă giết hại trên 200 triệu người.

Cái tội sát nhân vô địch này chỉ là một trong 7 núi tội mà chính Vatican đă phải thú nhận. Một tổ chức tội ác vô tiền khoáng hậu như vậy có lẽ nào được gọi là “Hội Thánh”? Sào huyệt Vatican phải được gọi là sào huyệt của quân cướp quốc tế cho chính danh. Tổ chức quốc tế này tại sao được xưng tụng là “Đức Thánh Cha”, “Đức Hồng Y”, “Đức Cha”, “Đức Ông”?

Bà Maria đẻ ra Jesus cũng chỉ được gọi là “Đức Mẹ” chứ có được gọi là “Đức Thánh Mẹ” bao giờ đâu? Vậy “Đức Mẹ” cũng chỉ được coi ngang hàng với các “Đức Cha” thôi. Đức Mẹ sẽ phải gọi các “Đức Ông” bằng bố xưng con và phải quỳ mọp trước dung nhan của các giáo hoàng v́ các giáo hoàng là các vị thánh sống (Đức Thánh Cha)!

Tuần báo Newsweek, số ra ngày 6 tháng 5 năm 2002, có in trên trang b́a một câu hỏi lớn: “What would Jesus do?”) Jesus nên làm ǵ đây?”). Bên trong là 10 trang báo viết về t́nh trạng lạm dụng t́nh dục của các tu sĩ Công Giáo. Nơi trang 28 có in h́nh một bức tranh sơn dầu vẽ gia đ́nh Giáo Hoàng Alexander Borgia vào cuối thế kỷ 15. Giáo hoàng này có nhiều vợ nhiều con, loạn luân với chị ruột và con gái ruột. Cô con gái này có một đứa con với giáo hoàng. Vào giữa thế kỷ 16, Giáo Ḥang Julius III dụ dỗ một thiếu niên 15 tuổi để làm t́nh theo kiểu sodomy (anal copulation). Giáo hoàng được đứa nhỏ chiều ư nên đă phong cho nó chức Hồng Y. Chẳng những thế, Giáo Hoàng Julius III c̣n bổ nhiệm thằng nhỏ giữ chức quốc vụ khanh ṭa thánh! (trang 28).

Nơi trang 29, tờ Newsweek c̣n cho biết: Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, ít nhất có 3 trường hợp giáo hoàng La Mă truyền ngôi cho con ruột giống như kiểu thế tập của các vua chúa thế gian.

Trong lịch sử Công Giáo không thiếu ǵ những tên khốn nạn dùng thủ đoạn lưu manh như giết người, lừa gạt, hối lộ... để chiếm đoạt ngôi vị giáo hoàng. Trong khi đó luận điệu của giáo hội luôn luôn dạy giáo dân rằng: Các giáo hoàng đều đă được Hội Đồng Hồng Y bầu chọn theo ơn soi sáng của Đức Chúa Thánh Thần. Nếu như vậy th́ tại sao Giáo Hội Công Giáo lại có quá nhiều những tên giáo hoàng khốn nạn? Phải chăng cặp mắt của Đức Chúa Thánh Thần là cặp mắt heo luộc nên đă không thấy được điều đó?

Các sách Tân Ước cũng như Cựu Ước đầy rẫy những chuyện nhảm nhí bậy bạ, tại sao lại được gọi là “Thánh Kinh” (Holy Bible)? Trọng tâm của những sách này là để đề cao Jesus, từ một gă thợ mộc tầm thường biến thành Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật, nghĩa là Jesus đă đẻ ra cha mẹ tổ tiên ông bà của chính ḿnh!

Sau đó người ta lộn lại gọi bà Maria là “Mẹ Chúa” (Mother of God). Mẹ Thiên Chúa đẻ ra Thiên Chúa. Trước đó Thiên Chúa đẻ ra Mẹ và cả ḷ tổ tiên nhà Thiên Chúa. Đây chính là một thứ Thiên Chúa quái vật trong truyện thần thoại dành cho nhi đồng. Đến đây, xin tạm coi Jesus như một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Do Thái, chúng ta hăy đọc lại trong kinh thánh phần nói về gia phả của Jesus để xem tổ tiên của y thánh thiện đến cỡ nào.

Hàng năm cứ đến Noel, các nhà thờ thường đọc Kinh Thánh về gia phả của Jesus gồm có 42 đời kể từ tổ phụ Abraham. Sách Sáng Thế Kư (Genesis, 11:27-28) kể rằng: Thợ nặn tượng tên Terah sinh ra ba người con là Abraham, Nabor và Haran tại thành phố UR, thành phố lớn nhất và cổ nhất của xứ Babylon. Chính tại thành phố UR, Abraham đă đập nát các tượng thần của cha và chỉ giữ lại một tượng thần duy nhất là tượng thần El (h́nh dạng của một con ḅ đực với bộ râu dài) để tôn thờ. Chính v́ hành vi này mà Abraham đă được tôn vinh là ông tổ của các Đạo Độc Thần (Monotheism) tức các đạo chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất. Tên của ḅ thần El được chuyển sang tiếng Hebrew là Elohim. Tám thế kỷ sau, nó được Moises đổi tên thành Jehovah. Đạo Kitô gọi Jehovah (tức con ḅ Elohim) là Đức Chúa Cha! Do đó, đối với Jesus, Abraham chẳng những là tổ phụ về huyết thống mà c̣n là tổ phụ về niềm tin tôn giáo của y nữa.

Abraham lấy em gái (cùng cha khác mẹ) là Sarah làm vợ. Năm Sarah 90 tuổi mới sinh con trai đầu ḷng là Isaac. Sarah chết vào năm 127 tuổi. Mấy năm sau khi vợ chết, Abraham lấy một cô vợ trẻ tên Keturah vào lúc y 137 tuổi. Cô này sinh cho y 6 người con. Theo sách Sáng Thế Kư th́ Abraham hưởng thọ 175 tuổi! Vào năm 1994, Giáo Hoàng John Paul II ngỏ ư rất mong muốn đến thăm thành phố UR v́ đó mới đích thực là quê hương của các đạo thờ Chúa. (Quả thật, Thiên Chúa đă không giáng sinh ở đất Do Thái mà ngài đă phát sinh từ tượng ḅ vàng – the golden calf – ở thành phố UR thuộc Babylon). Jean Paul II đă nói rất chí lư là thánh kinh không khởi đầu từ Israel mà đă khởi đầu từ thành phố UR. Jean Paul II đă tuyên bố với báo chí năm 1994: “Nếu không khởi hành từ UR th́ không thể nói là đă đi thăm vùng đất của thánh kinh v́ thánh kinh đă bắt đầu từ đó.” (No visit to the lands of the Bible is possible without a start in UR where it all began – Abraham, Journey of faith, by Tad Szule, National Geographic, December 2001, p.46).

Về đức hạnh th́ Abraham là kẻ loạn luân với em gái. Về tôn giáo th́ y là kẻ đă lập ra đạo thờ ḅ El. (“tức Thiên Chúa Elohim”). Ở Abraham tuyệt nhiên không có một đức hạnh hay một công trạng hiển hách nào đáng cho chúng ta kính phục. Tất cả chỉ v́ Abraham là người đầu tiên có ư kiến thờ một thần (thay v́ thờ đa thần) và v́ y là ông tổ 42 đời của Jesus nên người Công Giáo đă tôn vinh Abraham một cách lố bịch và đồng thời mù quáng nhục mạ tuyệt đại đa số dân tộc Việt Nam. Sách Kinh Nhựt Khóa Công Giáo (trang 143-146) có bài “Kinh Cầu Cho Dân Nước Việt Nam Trở Lại Đạo Thánh” có đoạn như sau: “Chúa đă phán rằng ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi phương Đông, Tây đến nghỉ ngơi cùng thánh Abraham trên nước Thiên Đàng. Nay nước Việt Nam cũng là một nước phương Đông đang c̣n nhiều kẻ tin vơ thờ quấy chưa hề biết đến Đấng Chí Tôn”.

Đấng Chí Tôn của Công Giáo cũng là Đấng Chí Tôn của đạo Do Thái. Người Công Giáo và Do Thái được ông tổ đạo Hồi là Mohammed gọi là “Những người của các sách Thánh Kinh (The People of the Books).

Chúng ta hăy đọc Kinh Koran chương 4, câu 153 (Sutra 4, verse 153) sẽ được Mohammed giải đáp cho chúng ta biết Đấng Chí Tôn của đạo Do Thái và đạo Kitô là ai: “Những người của các sách thánh kinh đă thờ CON B̉ thay v́ thờ Thiên Chúa, mặc dầu Thiên Chúa đă tỏ cho biết nhiều dấu hiệu về ngài”. (The people of the Books took THE CALF for God after clear signs had come to them). Mohammed đă giải đáp dùm cho 92% dân tộc Việt Nam lư do tại sao họ đă không theo đạo Công Giáo. Bởi lẽ giản dị Công Giáo chỉ là một biến thể của đạo thờ B̉!

Thành phố UR hiện nay chỉ c̣n là một phế tích trong sa mạc ở phía Nam nước Iraq, gần giáp với Koweit. Diện tích của thành phố UR khoảng 120 acres. Căn cứ vào di tích các ngôi cổ mộ và các di vật khai quật được, các nhà khảo cổ ước tính thành phố UR được xây dựng cách đây 7500 năm. Dân số ước lượng khoảng 12.000 dân vào năm 2000 TCN, tức vào thời của Abraham. Lộ tŕnh Abraham di cư từ UR đến Canaan (tức vùng Tây ngạn sông Jodan hiện nay) là 600 miles. Điều này cho thấy nguồn gốc thật sự của đạo Công Giáo là kho chuyện thần thoại của thành phố UR. Chính kho tàng thần thoại này đă đẻ ra Kinh Thánh Do Thái – Kitô và bộ truyện nổi tiếng thế giới là “Ngàn Lẻ Một Đêm”.

Một trong những người cùng di cư với Abraham là Lot. Lot gọi Abraham bằng bác ruột, có vợ và hai con gái lớn. Cả hai bác cháu đều là chủ nhân của đàn gia súc lớn. Khi tới vùng đất hứa, Abraham chọn vùng cao nguyên Canaan, c̣n Lot th́ chọn vùng đồng bằng sông Jordan. Tại đây có hai thành phố Sodom và Gomorah. Sau khi di cư được ít lâu, bọn cướp từ hai thành phố đến đồng cỏ lấy hết gia súc của Lot khiến cho Lot và gia đ́nh trở thành những kẻ ăn mày trong hai thành phố này. Tệ trạng xấu nhất trong hai thành phố Sodom và Gomorah là có rất nhiều đàn ông mắc chứng bệnh đồng tính luyến ái. Họ thường làm t́nh với nhau qua đường hậu môn. Chính v́ câu chuyện này trong Thánh Kinh nên ngôn ngữ Tây phương đă phát sinh ra danh từ SODOMY (do tên thành phố Sodom mà ra) để chỉ cái lối làm t́nh theo kiểu nói trên.

Cái thói tật xấu xa của những kẻ đồng tính luyến ái đă làm cho Chúa nổi giận và ngài quyết định sai các thiên thần mang lửa từ trời xuống tiêu hủy hoàn toàn hai thành phố này. Trước khi ra tay, Thiên Chúa sai thiên thần xuống báo tin cho Lot và gia đ́nh rút ra khỏi thành phố. Khi vừa mới chạy ra khỏi thành phố th́ bà vợ của Lot thấy ánh lửa cháy và nghe tiếng la thét kinh hoàng ở phía sau lưng. Bà ta xúc động ngoái cổ lại xem việc ǵ xẩy ra th́ ngay lập tức bà ta bị Chúa phạt biến thành tượng muối. Lot và hai cô con gái chạy đến một cái hang núi và trú ngụ tại đó. Kinh Thánh không nói rơ Lot ở đó bao lâu nhưng Lot đă làm t́nh với hai cô con gái ruột của ḿnh và mỗi cô cho ra đời hai đứa con!

Đọc chuyện trên trong Thánh Kinh, chúng ta thấy Thiên Chúa của Công Giáo tán thành sự loạn luân nhưng rất ghét cái tội đồng t́nh luyến ái (homosexuality). Chỉ v́ một nhóm người đồng tính kuyến ái mà Chúa nổi giận đốt cháy cả hai thành phố khiến cho biết bao nhiêu người vô tội phải chết oan.

Tuần báo Newsweek số ra ngày 6.5.2002 có loan tin sau: Nhà khoa học tâm lư trị liệu Richard Sipe nguyên là một linh mục, sau 25 năm nghiên cứu về tính dục của các tu sĩ Công Giáo đă đưa ra sự ước tính hiện nay có khoảng 50% tu sĩ Công Giáo Mỹ mắc chứng đồng tính luyến ái! Nếu Chúa là đấng công b́nh vô cùng th́ Chúa phải tính chuyện đốt hết các nhà thờ Công Giáo như Chúa đă làm ở Sodom và Gomorah xưa kia. Có lẽ v́ vậy nên tuần báo Newsweek đă đặt ra một câu hỏi lớn ở ngay trang b́a: “Jesus biết làm cái ǵ để giải quyết đây?” (What would Jesus do?).

Chúng ta đọc tiếp Kinh Thánh về gia phả của Jesus: Vợ chồng Abraham rất hiếm muộn, phải đợi đến lúc vợ Abraham là Sarah 90 tuổi mới sinh con, đặt tên là Isaac, có nghĩa là “tiếng cười”. V́ chuyện bà già 90 tuổi đẻ con là một chuyện tiếu lâm khiến ai cũng phải ph́ cười! Isaac lớn lên thay cha làm tộc trưởng (patriarch) Do Thái. Isaac sinh ra hai con trai. Con đầu là Esau và con thứ là Jacob. Jacob là kẻ gian tham đă lợi dụng lúc Esau đói bụng, gạ gẫm anh ăn bát cháo để đổi lấy chức trưởng nam. Esau trong cơn đói đă nhận lời. Do đó, sau này Jacob trở thành tộc trưởng của Do Thái và đặt tên nước Do Thái là Isra-el để tôn vinh thần ḅ El (tức Elohim trong ngôn ngữ Hebrew).

Chuyện kể trên của Kinh Thánh cho thấy Jacob là một tên lưu manh đă cướp quyền tộc trưởng của anh ruột bằng một thủ đoạn hèn hạ. Jacob sinh ra 12 người con. Một trong những người con đó tên là Judas. Con trai lớn của Judas có vợ tên là Thamar. Người con trai lớn này chẳng may chết sớm khiến cho Thamar phải sống góa bụa. Theo cổ luật của Do Thái th́ người em trai của chồng phải lấy chị dâu để nối dơi, nhưng người em trai này lại không thích chị dâu, nên chị dâu không có con.

Ít lâu sau, vợ Judas qua đời. Judas buồn quá nên đi t́m gái điếm để giải khuây, t́nh cờ lại gặp con dâu Thamar. Judas ăn ở với con dâu sinh ra Perez. Perez là tổ tiên 9 đời của David. Nếu tính từ ông tổ Abraham th́ David là đời thứ 14.

Bàn về nhân vật David th́ chúng ta có rất nhiều điều để nói. Phạm vi bài này không cho phép chúng tôi viết quá dài ở đây. Chúng tôi xin giới thiệu với quư vị đề tài “Thánh David là ai?” thuộc phần phụ lục trong sách “Chúa Jesus là ai? Giảng dạy những ǵ? Của giáo sư Trần Chung Ngọc, Giao Điểm (Cali) 2002. Qua gần 20 trang sách viết về David với những bằng chứng hùng hồn, tác giả đă chứng minh David không thể xứng đáng được gọi là thánh mà “chỉ là một tên tướng cướp, một bạo chúa hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát” (Sách đă dẫn, vị Hồng Y thuộc ḍng dơi tam đại Việt gian là Nguyễn Văn Thuận đă ca ngợi David trong sách “Chứng Nhân Hy Vọng” trang 30, như sau: “Nơi David, người nổi danh nhất trong các vua đă sinh ra đấng Messiah”.

Messiah là tiếng Hebrew có nghĩa là Chúa Cứu Thế, tức chúa Kitô (Christ). Quả thật David là tổ tiên của Jesus, đấng Merssiah của Thuận và Việt gian, nhưng vấn đề quan trọng là David đă sinh ra đấng cứu thế trong trường hợp nào?

Một hôm David lên sân thượng hóng gió, t́nh cờ nh́n thấy bà hàng xóm là Bathseba, vợ của tướng Uriah, đang tắm truồng trên sân thượng nhà của bà. V́ thấy Bathseba quá đẹp nên David ỷ quyền làm vua sai người triệu nàng vào cung cho vua thỏa măn thú tính. Để chiếm đoạt Bathseba, David đă đày chồng nàng là tướng Uriah ra mặt trận nguy hiểm nhất. Cuối cùng Uriah đă tử trận như ư David mong muốn. David đă trắng trợn giết chồng cướp vợ người để thỏa măn dục t́nh vô độ của y. Chính cái hành vi mất dạy của David đă đẻ ra đấng Messiah của Nguyễn Văn Thuận và đồng bọn. Cũng chính v́ cái hành vi mất dạy của David mà giáo hội Công Giáo Việt Nam mới có những câu kinh vừa ngu xuẩn vừa hèn hạ như sau: “Xin Chúa làm cho tôi khinh dể sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho chúng tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua Đa-vít”. (Sách kinh Nhựt Khóa, trang 707).

Người Công Giáo Việt Nam đă biểu lộ tâm t́nh ḿnh qua những câu kinh vong bản như trên: Đất nước Việt Nam không phải là quê hương thật mà chỉ là một nơi “muông chim cầm thú” đáng khinh dể, hoặc chỉ là một nơi dung thân tạm bợ mà thôi, v́ quê hương thật phải là nơi họ được “hiệp làm một với vua Đa-vít. Dưới con mắt mê muội của người Công Giáo th́ 92% dân tộc Việt Nam hăy c̣n ch́m trong bóng tối tăm v́ chưa nhận được ánh sáng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Kinh Nhựt Khóa, trang 144-145, có câu: “Xin Chúa đoái thương nước Việt Nam đang c̣n ngồi trong bóng tối tăm ngoại giáo”. Những người Công Giáo quá chủ quan nên trở thành mê muội v́ họ thực sự không biết họ tôn thờ cái ǵ. Đức Chúa Cha xuất thân từ Thiên Chúa Jehovah. Theo tiếng Hebrew, Jehovah có nghĩa là “Thiên Chúa của các tổ phụ” (Jehovah means God of Fathers) tức Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Jacob. Thiên Chúa của những vị này là Thiên Chúa Elohim, tức thần ḅ El của thành phố UR, thuộc xứ Babylon. Các nhà khảo cổ đă t́m thấy tại thành phố UR một bức tượng của con ḅ thần El mạ vàng thuộc niên đại 2000 năm TCN (thời Abraham). Tượng này hiện được triển lăm tại bảo tàng viện Baghdad, Iraq. (Xin đọc Iraq’s Ancient heritage – National Geographic Magazine, May 1991). Muốn biết h́nh hài nó ra sao, xin coi b́a sách “Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác” của Charlie Nguyễn, Giao Điểm xuất bản hè 2001).

Người Công Giáo chê đất nước của ḿnh là “nơi chim muông cầm thú” đáng khinh dể. Trong khi đó th́ họ thờ Đức Chúa Cha là con ḅ Elohim (thú/muông) và thờ Đức Chúa Thánh Thần là con chim bồ câu (cầm/chim). Vậy nơi nào mới thật sự là “nơi chim muông cầm thú”? Ai mới thật sự là những kẻ đáng khinh dể? Vậy nên sửa lại kinh cầu nguyện cho Việt Nam nơi trang 144-145 của Kinh Nhựt Khóa như sau: “Xin Chúa đoái thương 7% dân nước Việt Nam đang c̣n trong bóng tối tăm ngoại giáo!”

TÔI YÊU CẦU Hội Đồng Giám Mục Việt Nam PHẢI LÊN TIẾNG TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TRÊN VÀ PHẢI RA LỆNH THU HỒI CÁC CUỐN SÁCH KINH NGUYỆN CÓ NHỮNG LỜI KINH NGU XUẨN BẬY BẠ, NHỤC MẠ DÂN TỘC VIỆT NAM, NHỤC MẠ MỌI NGƯỜI KHÔNG THEO ĐẠO THỜ B̉ CỦA CÁC NGƯỜI!

Cuốn sách Kinh Thánh của các người và ngay cả gia phả tổ tiên của “Đấng Messiah” đầy dẫy những chuyện dâm đăng, loạn luân của một đoàn mất dạy!” Kinh Thánh đó chỉ đáng gọi là “Kinh Thánh Ô Nhục”. (Gospel of Shame) mà thôi!

Thời nay chúng ta lại có thêm một cuốn Kinh Thánh Ô Nhục khác. Thật sự tựa đề cuốn sách này rất dài: “A Gospel of Shame, Children Sexual Abuse and the Catholic Church” (Kinh Thánh Ô Nhục về trẻ em bị sách nhiễu t́nh dục và đạo Giáo Hội Công Giáo La Mă) của hai tác giả Elinor Burkett, tiến sĩ sử học, giáo sư đại học về báo chí. Công tŕnh điều tra của bà về bệnh Aids được giải thưởng Pulitzer năm 1991. Đồng tác giả là Frank Bruni, kư giả 28 năm chuyên nghiệp trong nghề, đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1992 về công tŕnh điều tra nạn rờ mó trẻ em (child molesters). Sách dầy gần 300 trang, do Viking Penguin xuất bản năm 1993. Để thu thập các tài liệu sống và xác thực, hai tác giả đă lặn lội đi khắp nước để tiếp xúc với các nạn nhân, phỏng vấn một số tu sĩ ở trong tù, gặp gỡ các chuyên viên về tâm lư và đặc biệt phỏng vấn 188 giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.

V́ cuốn sách khổ lớn và khá dầy thuật lại những vụ phạm pháp về tính dục của các tu sĩ Công Giáo Mỹ đă bị truy tố từ thập niên 1960 đến 1993, chúng tôi không thể thuật lại đầy đủ ở đây, nên chỉ xin nêu lên một số nét tiêu biểu mà thôi:

Vụ đầu tiên được kể trong sách là vụ phạm pháp liên tục của Linh Mục James Porter, chánh xứ Saint Mary thuộc giáo phận Massachusetts, từ năm 1960. Cứ sau một thời gian trông coi một giáo xứ nào đó, linh mục lại dở tṛ rờ mó con nít, làm t́nh theo kiểu sodomy với các bé trai giúp lễ (altar boy), đến khi bị mang tiếng trong giáo xứ th́ y lại được ṭa giám mục thuyên chuyển đến giáo xứ khác. Cứ như thế trên 30 năm, Linh Mục Porter đă được các giám mục thuyên chuyển qua nhiều giáo xứ thuộc các tiểu bang Massachusetts, New Mexico và Minnesota. Tổng số nạn nhân cả nam lẫn nữ của linh mục Porter lên tới nhiều trăm người. Trong phiên ṭa xử Porter tại Boston trong tháng 9-1992, một trăm nạn nhân từ các nơi kéo về tham dự. Linh mục Porter bị ṭa tuyên phạt 317 năm tù.

Điều chính yếu trong vụ án này cho thấy các ṭa giám mục hoàn toàn không quan tâm đến sự thiệt hại của các nạn nhân mà chỉ lo bưng bít che dấu tội phạm hầu bảo vệ uy tín của giáo hội mà thôi. Các ṭa giám mục đều biết rất rơ các hành vi bỉ ổi của Linh Mục James Porter trong hơn 30 năm nhưng không hề có một biện pháp kỷ luật nào với y. Y vẫn ngang nhiên thực hiện các phép bí tích rửa tội, làm lễ Misa, truyền phép Ḿnh Thánh v.v... Như vậy tất cả các nghi lễ do y thực hiện đều là các tṛ bịp và các giám mục bao che cho y đều là những kẻ đồng lơa. Cái vẻ nghiêm trang từ tốn của các tu sĩ Công Giáo chỉ là những tṛ đóng kịch, thực chất chúng chỉ là một đám đạo đức giả.

Trong chương 5, dưới tựa đề “False Idols” (Nhận lầm thần tượng), các tác giả phỏng vấn một tu sĩ ḍng Tên và được ông thổ lộ bí mật: Trong mấy chục năm làm linh mục, ông đă sờ mó và làm t́nh (sodomize) với 50 đứa nhỏ trai từ 7 đến 17 tuổi và rờ mó nhiều cô gái khác. Nhưng ông may mắn không bị ai tố cáo nên ông vẫn được b́nh an vô sự. Tuy nhiên, ông muốn các tác giả nêu lên ư kiến của ông là những chuyện dâm ô trong kinh thánh đă gây ảnh hưởng xấu về tâm lư của ông. Thậm chí Kinh Kính Mừng (Hail Mary) cũng làm cho ông bị ám ảnh rất nhiều. Trong Kinh Kính Mừng có câu “Blessed is the fruit of thy womb, Jesus”. Cái tiếng “womb” (tử cung) trong Kinh Kính Mừng làm cho ông liên tưởng đến bộ phận sinh dục của đàn bà. Linh mục tự hỏi: “Tại sao người ta lại đem cái danh từ tử cung vào một bài kinh cầu nguyện như vậy?”

Xin nói thêm ở đây là trong Kinh Kính Mừng bằng Việt ngữ không có danh từ “tử cung”. Nguyên văn câu “Blessed is the fruit of thy womb, Jesus” được dịch thành: “và Jesus con ḷng bà gồm phước lạ”.

Chương 6, dưới tựa đề là “The silencing of the lambs” (Sự bịt miệng con chiên) các tác giả cho thấy đại đa số các nạn nhân bị lạm dụng đều là bị bịt miệng bởi cha mẹ, thầy giáo và các thủ đoạn hăm dọa, khủng bố của các tu sĩ phạm pháp.

Đối với những thiếu niên của những gia đ́nh ngoan đạo th́ các tu sĩ Công Giáo luôn luôn được chúng coi là những người thánh thiện (holy men) và có uy tín hơn cả cha mẹ chúng. Khi chúng bị các tu sĩ lạm dụng t́nh dục, đă không dám về mách cha mẹ v́ sợ bị cha mẹ la mắng hay trừng phạt. Năm 1992, một số nhà tâm lư học đă phỏng vấn 15 em nhỏ ở Lafayette, Louisiana bị tu sĩ lạm dụng t́nh dục. Các em cho biết đă không dám tố cáo v́ bị các linh mục hăm dọa: “Nếu tố cáo sẽ bị Chúa đày xuống hỏa ngục đời đời” hoặc “mày phải câm miệng, nếu không, quỉ sẽ bắt mày!” Mấy bé gái bị linh mục sờ mó đă khai: “Cha nói Chúa đă chọn con để giúp cha biết cái đó thế nào!”

Trong chương này có một chuyện đáng chú ư, đó là chuyện của Cristine Clark thuộc giáo phận Joliet, Illinois. Lúc cô lên 7 tuổi, đi học lớp giáo lư để rước lễ lần đầu th́ cô đă bị cha xứ là Ed Stephanie dụ dỗ hôn hít sờ mó. Năm cô 14 tuổi, cô bị cha xứ dạy cách thủ dâm cho ông ta. Năm 18 tuổi, cha xứ giao cấu với cô. Lúc này cô tỏ ra rất lo lắng v́ sợ tội. Cha khẳng định giao cấu với cha không có tội v́ đó là ư Chúa. Sau đó, Cristine thấy không thể chịu đựng được nữa nên nói với cha mẹ ư định tố cáo nội vụ trước Cảnh Sát. Linh Mục Ed Stephanie thấy nguy nên tŕnh sự việc với ṭa Giám Mục Joliet. Ṭa giám mục cho người đến trao cho gia đ́nh Cristine số tiền 450.000 đô la để mua sự im lặng.

Cristine kư giấy cam kết không tố cáo ngày 15-4-1988. Tuy nhiên, Linh Mục Ed bị nhiều người khác tố cáo nên y bị cảnh sát bắt vào mùa thu năm 1992.

Chương cuối sách nói về sự thành lập hội VOCAL, chữ tắt của Victims of Clergy Abuse Linkup (Hội Liên Kết Những Nạn Nhân Bị Tu Sĩ Công Giáo Lạm Dụng T́nh Dục) quy tụ 300 người họp tại một khách sạn ở Chicago cuối tháng 10-1992. Hội đưa ra nhiều biện pháp như viết thư cho các ṭa giám mục yêu cầu chấm dứt sự bao che cho các tu sĩ phạm pháp. Hội viết báo và tổ chức các talk shows trên TV và Radio để lưu ư toàn quốc về sự nguy hiểm của tu sĩ Công Giáo, hô hào đồng bào mọi giới đừng quá tin tưởng vào các trường Công Giáo v.v...

Rất nhiều ṭa giám mục hồi đó (1992) cam kết sẽ không bao giờ để các vụ lạm dụng t́nh dục trẻ em tái diễn. Trong thực tế, các vụ lạm dụng t́nh dục trong giới tu sĩ Công Giáo vẫn tiếp diễn, chẳng những không giảm bớt mà mỗi ngày một gia tăng. Đến nay (2002) tệ trạng này đă tới mức nghiêm trọng khiến cho tất cả mọi ngành truyền thông từ báo chí, truyền thanh, truyền h́nh và Internet đều phải lên tiếng tố cáo và nghiêm khắc lên án các tu sĩ phạm pháp cũng như sự đồng lơa bao che của các giới lănh đạo.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2002, cuộc tấn công của mọi ngành truyền thông nhắm vào tính vô đạo đức của giới tu sĩ Công Giáo mạnh mẽ như một cơn băo lửa, đến nỗi Hồng Y Mahony phải than rằng: “Giáo Hội Công Giáo không thể tự cứu, chỉ có Chúa Jesus mới cứu nỗi mà thôi!” (www.cnn.com 4-11-2002). Giáo Hội Công Giáo hiện chỉ c̣n biết trông cậy vào phép lạ của Chúa Jesus! Đó là thái độ thường có nơi những tín đồ cuồng tín mỗi khi họ lâm vào t́nh trạng nguy hiểm tuyệt vọng. Họ vin vào niềm tin tôn giáo như chiếc phao cuối cùng của hy vọng để tiếp tục cuộc sống. Tất cả chỉ là ảo tưởng v́ trong thực tế, dù cho Jesus chết đi sống lại nhiều lần cũng không xóa nổi những vết đen ô nhục của các tu sĩ Công Giáo phạm pháp trong kư ức của mọi người, ở trong cũng như ở ngoài Giáo Hội Công Giáo.

Tội phạm lạm dụng tính dục nơi trẻ em là tội phạm chung của giới tu sĩ Công Giáo ở khắp mọi nơi và từ lâu đời chứ không phải chỉ ở Hoa Kỳ thời nay mới có. Tuy nhiên, các nhà thờ Công Giáo là những tiệm buôn thần bán thánh đạt kỷ lục thành công về mặt tài chánh nên họ luôn luôn có sẵn tiền để thương lượng mua sự im lặng của các nạn nhân. Do đó tất cả những vụ phạm pháp bỉ ổi của giới tu sĩ Công Giáo bị lộ ra ngoài chỉ là cái ngọn của tảng băng sơn trôi trên mặt biển.

Hiện nay, mọi mũi dùi dư luận đều tập trung chĩa vào Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, bởi lẽ giáo hội này là một định chế phi chính phủ (non-governmental institution) giàu nhất thế giới và có ảnh hưởng lớn nhất với Vatican về mọi phương diện.

Vụ tai tiếng về tính dục của giới tu sĩ Công Giáo Mỹ hiện nay chẳng những đă lột mặt nạ đạo đức giả của họ mà c̣n vén lên bức màn bí mật về tài chánh của giáo hội Công Giáo Mỹ. Chuyên gia tài chánh Richard Sipe, nguyên là một linh mục, tuyên bố với kư giả tuần báo Business ngày 15-4-02 rằng: “Giáo Hội Công Giáo luôn luôn t́m cách bưng bít hai điều bí mật: Đó là bí mật về lạm dụng tính dục và bí mật về tài chánh. Hai bí mật này có liên quan với nhau. Từ năm 1985 đến nay, Giáo Hội Công Giáo Mỹ đă phải chi trên 1 tỷ đô-la trong việc dàn xếp với các nạn nhân để họ không tố cáo các vụ phạm pháp – Giáo hội đă tốn rất nhiều tiền để bảo vệ thanh danh giả tạo.”

Luật sư Roderick Mac Leigh đă từng đại diện cho trên 100 nạn nhân của các tu sĩ Công Giáo tại ṭa án Boston trên 10 năm qua cho biết: “Số tiền 1 tỷ đô-la bồi thường cho các nạn nhân chỉ là số tiền đă bị tiết lộ, số tiền mà GHCG thực sự chi tiêu về việc này lên đến nhiều tỷ đô-la”.

Giáo sư Patrick Schiltz, viện trưởng Đại Học Luật Khoa Saint Paul, Minnesota, cho biết: Số tiền GHCG Hoa Kỳ dùng để dàn xếp bịt miệng các nạn nhân là một số tiền khổng lồ mà đến nay chúng ta chưa có thể ước lượng chính xác, nhưng hiện nay đă có nhiều giáo phận bị buộc phải bán nhà thờ, đất đai và nhiều bất động sản để trả nợ. Thậm chí nhiều giáo phận đă lâm vào t́nh trạng phá sản. Trong khi đó các khoản đóng góp của giáo dân cho nhà thờ đă sút giảm rơ rệt v́ họ không muốn số tiền mồ hôi nước mắt của họ được chi dùng để che lấp những thói xấu xa của giới tu sĩ Công Giáo đă xúc phạm tính dục trên thân thể con cái của chính họ.

Dư luận của giáo dân hiện nay kết án các tu sĩ phạm pháp là chính yếu, nhưng bên cạnh đó họ qui phần trách nhiệm lớn thuộc về Vatican. Giáo dân ở nhiều nơi đă lên tiếng đ̣i hỏi Vatican phải thành khẩn xét lại một số vấn đề mà từ xưa đến nay Vatican vẫn luôn luôn lẩn tránh:

1. Cho các tu sĩ (kể cả linh mục, giám mục, hồng y) được quyền tự do lựa chọn hoặc có gia đ́nh, hoặc sống độc thân (optional celibacy). Không có một luật nào của Chúa buộc các tu sĩ phải tuyên thệ độc thân. Đây chỉ là một thói tục do con người đặt ra và do đó con người có quyền thay đổi khi thấy nó bất lợi.

2. Hủy bỏ các giáo lư khắt khe về giới tính và khinh rẻ phụ nữ như những giáo lư của nhà thần học Ả Rập điên khùng St. Augustin (Cha đẻ ra Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Đức Mẹ Đồng Công).

Sau vụ tai tiếng nhục nhă của giới tu sĩ Công Giáo, GHCG sẽ bị thụt lùi rất xa so với Tin Lành về phương diện tài chánh. Theo kư giả William C. Symonds của tờ Business Week th́ giáo dân Mormon đóng góp cho nhà thờ hàng năm bằng 8% lợi tức. Các giáo phái Tin Lành khác đóng góp trung b́nh là 2% lợi tức. C̣n các giáo dân Công Giáo đóng góp cho nhà thờ luôn luôn dưới mức 1%. Ngày nay, theo kết quả thăm ḍ của Viện Gallup ngày 27.3.02 th́ 30% giáo dân Công Giáo Mỹ đă chấm dứt góp tiền cho nhà thờ v́ họ không c̣n tin tưởng nơi các tu sĩ như trước. Cũng theo kết quả cuộc điều tra của kư giả William Symonds (đăng trên Busniess Week ngày 15-4-02) th́ Giáo Hội Công Giáo Mỹ đă thu được các khoản tiền khổng lồ do các nguồn sau đây (trước khi nổ ra vụ tai tiếng):

1. Hoa Kỳ có 194 giáo phận (dioceses) đứng đầu bởi một hay nhiều giám mục, tổng giám mục hay hồng y. Mỗi giáo phận có nhiều giáo xứ (parishes). Mỗi giáo xứ có một hay nhiều linh muc. Trung b́nh mỗi giáo xứ có một nhà thờ với khoảng 3000 giáo dân. Tổng số Công Giáo Mỹ hiện nay khoảng 60 triệu với 20.000 giáo xứ. Tổng số tiền quyên tại nhà thờ hàng năm là 7 tỷ 500.

2. Giáo Hội Công Giáo Mỹ là sở hữu chủ lớn nhất về các trường tư thục, gồm có:

- 6900 trường tiểu học trực thuộc giáo xứ.

- 1200 trường trung học trực thuộc các ḍng tu (như ḍng Tên, ḍng Phan-xi-cô, ḍng St. Paul v.v...) Tổng cộng 2.6 triệu học sinh.

Các trường trung học và tiểu học thu lợi cho Giáo Hội hàng năm là 10 tỷ đô-la.

- Giáo Hội Công Giáo Mỹ c̣n thủ đắc 230 trường Cao Đẳng và Đại Học với tổng số 670,000 sinh viên. Số thu không rơ bao nhiêu.

Ngoài ra, các trường Đại Học c̣n được nhiều người tặng những khoản tiền rất lớn như Đại Học Boston được tặng 1 tỷ, Notre Dame 2.8 tỷ.

3. Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ làm chủ 637 bệnh viện (chiếm 17% tổng số bệnh viện của cả nước), 122 cơ quan y tế (health care agencies) và 700 nhà hưu dưỡng (senior housing) thu lợi hàng năm cho giáo hội 65 tỷ đô-la. Ngoài ra, giáo hội c̣n khai thác 14,000 “cơ quan Bác Ái” (Charities) thu lợi hàng năm cho giáo hội 2 tỷ 340 triệu đô-la!

Làm một bài toán cộng các khoản thu nói trên, chúng ta thấy mỗi năm Giáo Hội Công Giáo Mỹ đă thu về trên 85 tỷ đô-la!

Về việc chi tiêu được công bố th́ không thấm ǵ với số thu khổng lồ nói trên:

- Khoản tiền chi cho ngân sách hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (gồm 375 thành viên) là 150 triệu đô-la.

- Khoản tiền đóng góp cho ngân sách của Vatican trong năm 2000 là 209 triệu đô-la. Đây là số tiền rất nhỏ so với khả năng tài chánh khổng lồ (85 tỷ/năm) của GHCG Hoa Kỳ, nhưng nó cũng đủ làm cho Công Giáo Mỹ thành người đóng góp hàng đầu cho Vatican. Sau Mỹ là Giáo Hội Công Giáo Đức.

Các hồng y Mỹ thường được các giáo hoàng bổ nhiệm làm quản trị viên tài chánh (Financial Administrator) của Ṭa Thánh. Trước đây, Hồng Y John O’Connor đảm nhận chức vụ này trong nhiều năm. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng O’Connor đă từng là “Tuyên Úy Công Giáo Mỹ”, thường xuyên có mặt tại Dinh Độc Lập ở Saigon trong nhiều năm và là bạn chí thân của cả hai tổng thống Công Giáo Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

Cách đây vài năm, Hồng Y O’Connor đă được Chúa gọi về. Giáo Hoàng John Paul II bổ nhiệm Hồng Y Edward Egan (quản nhiệm địa phận Bridgefort) thay thế. Lư do bổ nhiệm là v́ Hồng Y Edward Egan có tài giao thiệp rộng trong giới tài phiệt Mỹ. Một trong những bạn chí thân của ông là ông Jack Welch, cựu chủ tịch đại công ty General Electric. Số tiền thu của giáo hội rất lớn nhưng thường đọng lại ở các văn pḥng của các giáo phận. Không có một cơ quan nào đại diện cho toàn giáo hội kiểm tra tài chánh của các giáo phận. T́nh trạng này đưa đến sự lạm dụng của các giáo phận trong việc dùng tiền để thương lượng với gia đ́nh nạn nhân trong các vụ lạm dụng tính dục của các tu sĩ để thanh danh của giáo hội không bị mang tiếng.

Sự thiếu trách nhiệm tài chánh tại các giáo phận tạo cơ hội cho các giới chức cao cấp của giáo hội dễ bị hủ hóa bằng cách đi t́m thú vui vật chất. Năm 1988, tờ báo National Catholic Reporter tố cáo Hồng Y Anthony Bevilaqua đă biển thủ 5 triệu đô-la của giáo phận Philadelphia để mua nhà nghỉ mát riêng ở băi biển. Nhà nghỉ mát riêng rộng lớn và hết sức sang trọng xa hoa chẳng lẽ để một ḿnh hồng y ăn chay hăm ḿnh ở đó? Điều mỉa mai là hầu hết các giáo dân trong địa phận Philadelphia lại là những người nghèo!

Cũng tờ báo Công Giáo nói trên tố cáo một câu chuyện làm người đọc phải ghê tởm hơn nhiều. Đó là trường hợp một linh mục thuộc địa phận Santa Rosa, California, bị tố cáo biển thủ một số tiền của địa phận. Nội vụ được tŕnh lên cha Darth Vader, giám mục quản nhiệm giáo phận Santa Rosa.

Giám mục Vader cho gọi linh mục phạm pháp đến tra vấn. Cuối cùng, giám mục Vader điều đ́nh với linh mục là sẽ bỏ qua tội biển thủ với điều kiện linh mục phải để cho y làm t́nh qua hậu môn! Sau đó nội vụ bị đổ bể và Giám Mục Vader buộc phải từ chức năm 1999. Nhân vụ này, người ta mới phát giác ra rằng: tất cả những tiền quỹ của giáo phận Santa Rosa đă được dùng để bồi thường cho các nạn nhân bị nhiều tu sĩ trong địa phận xâm phạm tính dục. Tuy nhiên, tất cả ngân quỹ cũng chưa đủ nên địa phận phải bán một số nhà thờ và bất động sản. Hiện nay, địa phận này c̣n mắc nợ 16 triệu đô-la.

* * *

Kính thưa quí vị độc giả,

 

Cuốn Thánh Kinh Ô Nhục của đạo Công Giáo cũng giống như bộ truyện Ả Rập “Ngàn Lẻ Một Đêm” kể hoài không hết. Tôi xin tạm dừng ở đây để nêu lên vài điều nhận định sau đây:

Phong Trào Giải Trừ Kitô Giáo là một hiện thực lịch sử có tính chất quốc tế nhắm vào kẻ thù chung của nhân loại trong 2000 năm qua.

Trước đây chúng ta đă từng nghe nói đến phong trào giải trừ Kitô Giáo (Dechristianization) tại các nước Âu Mỹ. Thoạt đầu, chúng ta thấy danh từ này có vẻ lạ tai và thật sự chúng ta chưa có đủ chứng cớ để tin rằng điều đó có thật. Nhưng đến nay, qua nhiều diễn biến có tính cách lớp lang qui mô và đồng loạt trên cả 3 lục địa Bắc Mỹ, Âu Châu và Úc Châu nhắm vào Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng, chúng ta phải khách quan thừa nhận rằng: Phong Trào Giải Trừ Kitô quả là một hiện thực lịch sử có tính chất quốc tế. Điều đó chứng tỏ lịch sử thế giới đă tiến đến giai đoạn đại đa số nhân loại nhận diện ra kẻ thù chung lớn nhất của ḿnh trong 200 năm qua là ai.

Chiến dịch mở đầu từ sau khi Cộng Sản Nga và Đông Âu sụp đổ trong những năm 1989-1991. Tới thời điểm này, Kitô Giáo trở nên thừa thăi v́ không c̣n cần thiết cho nhu cầu chiến lược chống chủ nghĩa Cộng Sản của các đế quốc. Phong trào chống Kitô Giáo đột nhiên bùng lên dữ dội trong các giới trí thức Âu Mỹ trên cả ba lục địa. Theo Tuần báo Newsweek số ra ngày 8-4-1996 th́ chỉ trong ṿng 5 năm từ 1991-1995, trên cả 3 lục địa Bắc Mỹ, Âu Châu và Úc Châu đă xuất hiện trên một ngàn bài báo nảy lửa và hàng trăm đầu sách thuộc loại best-sellers đồng loạt chĩa mũi dùi tấn công trực diện vào các giáo lư Kitô. Một trong những chủ đề trọng yếu của cuộc tấn công là tố giác các sai lầm nghiêm trọng của Giáo Hội Công Giáo La Mă. Rơ ràng một điều là phải có một kế hoạch quốc tế mới có thể nổ ra một cuộc tấn công qui mô đồng loạt trên cả 3 lục địa như vậy được. Phải công nhận cuộc tấn công đợt đầu của Phong Trào Giải Trừ Kitô của các nước Âu Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều so với Phong Trào Enlightenment ở Âu Châu thế kỷ 18. Kết quả ngoạn mục của đợt tấn công này là Vatican đă phải làm lễ long trọng thú nhận trước toàn thể nhân loại về 7 núi tội ác của nó trong lịch sử.

Đến nay, riêng trong hai tháng 4 và 5-2002, chúng ta ngạc nhiên nhận thấy hầu như tất cả các nhật báo, tuần báo, các đài phát thanh và truyền h́nh đồng loạt tố giác tu sĩ các cấp của giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ về các tội tà dâm, đặc biệt là tội tà dâm đối với các trẻ vị thành niên. Lúc tôi đang viết bài này là vào cuối tháng 5-2002, tôi không biết vụ tai tiếng này c̣n kéo dài trong những tháng tới hay không. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng đủ để thêm một bằng cớ chứng tỏ việc Giải Trừ Kitô là một thực tế nằm trong một kế hoạch toàn cầu. Kết quả của cuộc tấn công lần này là tập đoàn tu sĩ dâm tặc Công Giáo phải cúi đầu gục mặt nhận tội của chúng và uy tín về đạo đức của Giáo hội Công Giáo đă bị suy sụp nghiêm trọng.

Bước kế tiếp là luật pháp quốc gia sẽ nhắm làm giảm bớt khối lượng tài sản và số thu nhập hàng năm quá lớn của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Tất cả những diễn tiến nói trên chứng tỏ Đạo Công Giáo đang trên đà tuột dốc để lao xuống đáy vực diệt vong đầy ô nhục.

 

Charlie Nguyễn

 

 

 

Đạo Thiên Chúa chỉ là Đạo Thờ Ḅ Cải Biến

 

Charlie Nguyễn

 

 

Nếu chúng ta bị một người nào đó chỉ vào mặt mà mắng rằng: “Mày là đồ ngu như ḅ!” th́ chắc chắn chúng ta sẽ nổi giận phát điên lên và coi đó là một lời nhục mạ nặng nề xúc phạm đến danh dự của chúng ta. Nhưng cách đây trên 5000 năm, con vật bốn chân bị coi là ngu đần lại được người ta tôn thờ như một vị thần dũng mănh hơn hết các vị thần. Người Babylon gọi nó là Il, người Do thái gọi là El. Người ta tin rằng thần El thường hiện h́nh thành một con ḅ đực nên vị thần này được gọi là Thần Ḅ El (The Bull El hoặc El the Bull).

 

Đạo thờ ḅ lan rộng ra khắp vùng Trung Đông, từ Babylon đến Canaan và Phoenicia. Hầu hết các sắc dân Do thái và Ả rập đều tôn thờ thần ḅ El từ khỏang 3000 năm trước Công nguyên cho đến thời Moses (1250 TCN) th́ đạo thờ ḅ El biến thể. Chúng ta không thể ngờ được là tất cả các đạo thờ Thiên Chúa như đạo Do thái, đạo Ki tô (Công giáo, Anh giáo, Chính thống giáo, Tin Lành) và cả đạo Hồi đều là những biến thể của đạo thờ ḅ El. Đây là một sự thật lịch sử đă được chứng minh bởi các sử liệu giá trị và các kết quả nghiên cứu đầy công phu của ngành khảo cổ. Vấn đề này cũng đă được tŕnh bày rất rơ ràng trong các bộ Tự điển Bách khoa (Encyclopedia) lừng danh thế giới.

 

Mặc dầu đạo thờ ḅ El đă phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do thái từ thời Abraham khỏang năm 2000 TCN. Điều đáng chú ư là Abraham và dân tộc Do thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera v.v... Chính v́ yếu tố khác biệt quan trọng này mà Abraham đă được coi là ông tổ của các đạo độc thần (monotheistic religions). Do thái được coi là dân tộc được Chúa chọn v́ nước này là quốc gia đầu tiên mang tên thần ḅ El (Isra-El)..

 

Để dẫn chứng một cách đầy đủ và khách quan về đạo thờ ḅ El và các diễn tiến biến thể (transformation) của nó, chúng tôi xin nêu lên những tài liệu chứng minh rút ra từ những bộ Tự điển Bách khoa hoặc những sách do các trường Đại học có uy tín bậc nhất thế giới xuất bản sau đây:

 

1. The Oxford Illustrated History of the Bible, edited by John Rogerson, Oxford Uuniversity press, xuất bản năm 2001, trang 7:

 

Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah (1222-1214 TCN) có nói đến nước Do thái dưới quốc hiệu ISRAEL. Sử liệu này giải thích ISRA là cai trị (to rule), El là thần bó El. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần ḅ El.

 

2. Theological Dictionary of the Bible (Tự điển Thần học về Thánh Kinh), edited by Walter   A. Edwell, Baker Book xuất bản, trang 289-299:

 

Người Do thái thờ thần ḅ El từ lâu đời, cho nên El có nghĩa là “Thiên Chúa của Do thái” (El is God of Israel) hoặc “Thiên Chúa của Abraham”. Ngôn ngữ Hebrew gọi Thiên Chúa El bằng nhiều danh từ: El, Eloah, Elim, Elohim. V́ họ tin Thiên Chúa El thường hay xuất hiện ở các núi đá (Rock mountains) tiếng Hebrew là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa El là El-Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa El nói trên đă được nhắc đi nhắc lại tới 2.250 lần trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do thái. Riêng trong các bài Thánh Vịnh (Psalms) của David, tên của Thiên Chúa El đă được nhắc tới 238 lần! [Ghi chú: David sau Maisen 300 năm.]

 

3. The Illustrated Guide to the Bible, by J. R. Porter, Oxford University Press 1995, trang 45: Trước khi đặt tên nước là Do thái là Israel, Jacob (cháu nội của Abraham) đă đến thị trấn Luz của xứ Canaan. Tại đây, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đă leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa El mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đă đổi tên thị trấn Luz thành Beth-El, có nghĩa là “Nhà của Chúa” (House of El). Câu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12).

 

Do thái không phải là nước duy nhất thờ thần El. Hầu hết các giống dân quanh vùng Canaan đều thờ thần El và rất nhiều thần khác.Tuy nhiên họ quan niệm đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả đều coi thần El là vị thần cao nhất (The Highest God) và là cha của các thần (father of all gods). Abraham và dân tộc Do thái thời đó chưa có quan niệm Thiên Chúa là Duy nhất (Unity God) như quan niệm củ đạo Do thái sau này mà chỉ có quan niệm đơn giản: Thiên Chúa là vị thần mạnh nhất mà thôi.

 

Nơi trang 65, tác giả cho biết người Do thái đă thờ thần El dưới h́nh tượng của một con ḅ vàng (the golden calf) khởi đầu từ thời Abrahm, Jacob cho đổi đời Mai-sen. Chính anh ruột của Mai-sen là Aaron đă điều động dân chúng gom góp nữ trang, nấu chảy đúc thành một con ḅ vàng để tôn thờ vào khỏang năm 1250 TCN (Exodus 32-33).

 

Aaron và tuyệt đại đa số dân Do thái thời đó đều tin tưởng thần ḅ El chính là đấng Thiên Chúa đă cứu dân Do thái thóat ṿng nô lệ của Ai cập. Sách Cựu ước Exodus (32:4) thuật lại lời tuyên bố của Araon trước bàn thờ tuợng ḅ vàng như sau: “Hỡi dân Israel, đây là Thiên Chúa của các người, đây chính là đấng đă đưa các người ra khỏi đất Ai cập”.

 

Trong lịch sử đạo Do thái, Mai-sen (Moses) là cái mộc chia đạo Do thái thành hai thời kỳ:

 

- Thời kỳ đầu từ Abraham (2000 TCN) đến Mai-sen (1250 TCN) kéo dài 750, đạo Do thái được gọi là Đạo Cũ, hoặc đạo Do thái trước-Mai-sen (The pre-mosaic Judaism). Trong thời kỳ này, người Do thái gọi Thiên Chúa là El, Eloha hoặc Elohim và tôn thờ Ngài qua h́nh tượng con ḅ vàng.

 

- Từ thời Mai-sen (1250 TCN) đến nay, đạo Do thái được gọi là Đạo Mới hoặc đạo Do thái Mai-sen (Mosaic Judaism). Sự đổi mới quan trọng nhất của Mai-sen là công bố “Mười Điều Răn”, trong đó chủ yếu nhắm vào hai điểm: cấm thờ ảnh tượng ḅ vàng và cấm gọi tên Thiên Chúa là El, Eloa hoặc Elohim. Mai-sen bắt dân chúng phải gọi Thiên Chúa là Jehovah, có nghĩa là “Thiên Chúa của các tổ phụ” (God of fathers: Abraham, Isaac, Jacob). Mặc dầu Mai-sen rất tàn bạo và đă giết nhiều người bất tuân lệnh của y trong việc cải cách tôn giáo này, nhưng ngay trong sách Cựu ước cũng cho thấy tới 3 thế kỷ sau khi Mai-sen chết dân Do thái vẫn tiếp tục thờ Thiên Chúa El với tượng ḅ vàng:

 

- Các bài Thánh vịnh của David vẫn gọi Thiên Chúa là Elohim.

 

- Các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) vẫn dùng tượng con ḅ làm biểu tượng cho Thiên Chúa Jehovah (1 King 12:28 = Bull represents Jehovah).

 

- Vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN) là cháu nội của David lấp nhiều đền thờ Thiên Chúa El với tượng ḅ vàng từ thành phố Bethel đến thành phố Dan.

 

4. The New Encyclopedia Britannica (15 edition, Volume 4, trang 411)

 

Bộ Tự điển Bách khoa Britannica đă nối tiếng khắp thế giới từ lâu đời. Tự điển này đă dịch danh từ El như sau: “El là Thiên Chúa của giống dân Semetic (tức các chủng tộc Ả rập – Do thái) c̣n gọi là Con Ḅ Thần El, được coi là cha của các vị thần khác, ngoại trừ thần Baal. Các tác giả viết Kinh thánh Cựu ước đă dùng danh từ El vừa để gọi chung các thần thánh vừa như một danh từ đồng nghĩa với Jehovah”.

 

Điều khẳng định trên cho ta thấy Thiên Chúa Jehovah (Yahweh) mà Jesus gọi là “Cha ta ở trên trời” chính là Con Ḅ El (El the Bull = sysnonym for Jehovah!). Các sách Kinh thánh Tân ước xưng tụng Jesus là “con một của Đức Chúa Trời” (the only son of God) thực chất là con một của Thần Ḅ El.

 

5.New Larousse Encyclopedia of Mythology (Tân Tự điển Bách khoa Larousse và Huyền thoại, nguyên bản tiếng Pháp, bản dịch Anh ngữ do Premethus Press xuất bản, in lần thứ tư 1971, các trang 74-80):

 

Theo các bản văn viết bằng chữ cuneiform của xứ Babylon thuộc niên đại 1400 TCN trên những tấm đất sét phơi khô (hiện lưu trữ tại Bảo tàng viện Louvre ở Paris) th́ thần El được tôn thờ bởi các sắc dân Canaanites và Semites. El cũng được coi là vua của các ḍng sông (king of rivers) là thần mặt trời (the Sun God) và cũng là Thiên Chúa Tối cao (the Supreme God).

 

Các giống dân Canaanites và Semites thờ thần El dưới tượng của một con ḅ đực. Đối với họ, con ḅ đực là biểu tượng của sức mạnh . Cũng v́ vậy, mỗi khi nói đến thần El họ thường gọi Ngài là Ḅ Thần El (Bull-El).

 

6. The Encyclopedia of Middle Eastern Mythology and Religion (Bách khoa Tự điển về Huyền thoại và Tôn giáo vùng Trung Đông, của Jan Knappert, element 1993). Tác giả là một người Ả rập rất rành về các ngôn ngữ Ả rập, trong đó có ngôn ngữ Sumerian là ngôn ngữ chính của xứ Babylon vào thời cổ xưa cách đây nhiều ngàn năm.

 

Theo sự nghiên cứu của tác giả, tên của xứ Babylon cũng do tên của thần El mà ra. El là danh từ theo tiếng Hebrew. Người Ả rập gọi El là Il. Khi đổi ra số nhiều Il thành Ilun. Người xứ Babylon rất tự hào về đất nước của họ và họ tự coi đất nước của họ là “cái cổng của Thiên Chúa”. Theo ngôn ngữ Sumerian th́ “Bab” là cổng và “Ilun” là Thiên Chúa. Ghép hai chữ này lại sẽ thành “Babilun”, về sau người ta đọc trại đi thành Babylon. Như vậy, chữ Babylon có nghĩa là “cái cổng của nhà Chúa” (Gate of God).

 

Tại các thành phố thuộc xứ Babylon người ta thường làm lễ tế thần El với những lời ca tụng ngài là “Thiên Chúa hiện thân thành Con Ḅ” (The Bull-God). Theo niềm tin của người Babylon, thần El là vị chủ tọa các hội đồng thần thánh ở trên trời, là đấng tạo hóa đă sinh ra vũ trụ vạn vật và là đấng đă tạo dựng nên con người.

 

7. Near Eastern Mythology (Huyền thọai vùng Cận Đông, tác giả John Bray, nxb Peter Bedrick Book NY 1985, các trang 68-69):

 

El là vị thần chính yếu được tôn thờ tại vùng Lưỡng Hà Châu. Theo các huyền thoại của vùng Canaan (giữa sông Jordan và Địa Trung Hải) th́ thần El là một con ḅ đực (Bull) có sức mạnh vô song và sức sáng tạo vô bờ bến. V́ vậy, thần El là “đấng Tạo hóa của mọi vật thụ tạo” (Creator of all created things).

 

Như trên đă tŕnh bày là Mai-sen ra lệnh cấm thờ thần El vào năm 1250 TCN nhưng đến thế kỷ 10 và 9 TCN, các vua và dân Do thái vẫn tiếp tục thờ thần El với h́nh tượng ḅ vàng (1 King 12:28).

 

Trong cuốn sách này, tác giả cung cấp cho chúng ta thêm một chi tiết là đến thế kỷ 6 TCN, tức 700 năm sau khi Mai-sen ra lệnh cấm gọi tên thần El, vị tiên tri rất nổi tiếng của Do thái là Ezekiel đă cầu nguyện Thiên Chúa bằng tên El. Lời cầu nguyện như sau:

 

“Lời của Ngài, ôi Thiên Chúa El, là khôn ngoan. Ngài là đấng khôn ngoan muôn đời”

 

(Thy word, oh El, is wise

Thou art eternally wise, Ezekiel 28:2-10)

 

Những điều ghi chép rành rành trong các sách Genesis, Exodus, Kings và Ezekiel (trong bộ Thánh kinh Cựu ước) đă chứng tỏ rằng: Dù trước Mai-sen (từ 2000-1250 TCN) hay sau Mai-sen (từ 1250 TCN đến Ezekiel thuộc thế kỷ 6 TCN) đạo Do thái vẫn giữ nguyên bản chất của đạo thờ ḅ El với h́nh tượng ḅ vàng.

 

8. New Catholic Encyclopedia (Tân Tự điển Bách khoa Công giáo la mă). Đây là bộ tự điển bách khoa vĩ đại gồm 17 tập, ấn bản mới nhất in năm 1981. Thần ḅ El được tŕnh bày rơ ràng nơi trang 136 của tập 5 như sau: “El là danh hiệu lâu đời nhất để gọi Thiên Chúa. Sách Sáng Thế kư  (sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh Cựu ước) 28:10-22, 33:20, 49:25 đă đồng nhất hóa El với Elohin và Yaweh (Jehovah). Ư nghĩa chữ El (theo tiếng Hebrew) cũng đồng nghĩa với chữ Ilu theo ngôn ngữ cổ ở Babylon là Akkadian. Tất cả đều do căn ngữ Semistic “Yl”, có nghĩa là “hùng mạnh”. Trong các đền thờ của người Phoenicians, thần El được tôn thờ như Thiên Chúa Tối cao, Đấng sinh ra các vị thần và là Chúa của thiên đàng” (xem tập 5, trang 136)

 

9. A Muslim Primer, tác giả Ira Jeff  là một học giả Ả rập Hồi giáo, sách này do Thư viện Quốc hội Mỹ xuất bản, in lần thứ hai năm 1992.

 

Theo tác giả, cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi đều có chung một ông tổ là Abraham và đều có chung nguồn gốc về tên gọi Thiên Chúa (sách đă dẫn, trang 31-32).

 

Tác giả đă dùng Từ Nguyên học (Etymology) và Ngôn ngữ học (Linguistics) để chứng minh rằng: Dù cho tên gọi Thiên Chúa của các đạo độc thần bề ngoài khác nhau: Elohim, Jehovah, Allah nhưng tất cả đều bắt nguồn từ thần EL mà ra.

 

Các âm I trong tiếng Ả rập biến thành âm E trong tiếng Hebrew (Do thái).

 

Thí dụ: Ismail = Ismael (Hebrew, con của Abraham); Gabril = Gabriel (thiên thần truyền tin); Mikail =  Michael (tổng lănh thiên thần); Il = El (Ḅ thần).

 

Trong ngôn ngữ Arabic, người ta không gọi Thiên Chúa IL (tức El) một cách trống không mà thường thêm mạo tự ‘ah’ ở sau danh từ Il. Do đó, tên của Thiên Chúa Il trở thành Illah  (Il + article ‘ah’).

 

Về ngôn ngữ học, các âm I trong tiếng Arabic khi chuyển sang tiếng Anh hoặc Pháp đều đổi thành A. Thí dụ tên của ông tổ các đạo độc thần trong ngôn ngữ Arabic là Ibrahim, khi chuyển sang tiếng Anh hay Pháp đă trở thành Abraham. Do những biến chuyển của ngôn ngữ, thần ḅ Il của babylon đă thành Thiên Chúa Elohim và Jehovah của đạo Do thái, tức Chúa Cha của đạo Ki tô. Cũng do biến chuyển của ngôn ngữ, thần ḅ Il thành Illah trong tiếng Arabic và Allah trong ngôn ngữ Tây phương.

 

Tác giả viết: “Tên gọi Thiên Chúa là Allah có căn ngữ theo từ-nguyên-học bắt nguồn từ Babylon. Chính cái căn ngữ này đă nối kết cả ba tôn giáo Do thái, Ki tô và Hồi. Căn cứ Il của Babylon đă trở thành El / Elohim trong tiếng Hebrew. Những người Ki tô giáo đầu tiên đă gọi Jesus là Emmanu-El có nghĩa là “Thiên Chúa El ở cùng chúng ta”. El trong tiếng Arabic luôn đi theo với mạo tự “ah” trở thành Il-ah và cuối cùng khi chuyển sang Anh ngữ đă trở thành ALLAH!”.

 

(sách đă dẫn, trang 32)

 

10. Islam của tiến sĩ Ceasar Farrah, giáo sư môn Hồi giáo học tại Đại học Minnesota. Tác phẩm được tái bản lần thứ 6 trong năm 2000. Tác giả là người Ả rập Hồi giáo. Điều đặc biệt tác giả nhấn mạnh trong tác phẩm của ông là bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng Hồi giáo Ả rập đă vay mượn ư niệm về Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo (Islam, trang 28).

 

Tác giả chứng minh ngược lại là chính Do thái giáo và Ki tô giáo đă vay mượn ư niệm về Thiên Chúa do sự biến thể của “Allah” là El (Il) Thiên Chúa của đa thần giáo Ả rập. Tác giả viết: “Il-ah hoặc Allah là Thiên Chúa tối cao của bán đảo Ả rập Đa thần giáo. Đối với những người Babylon th́ Ngài là Il và sau đó Ngài được biết đến bởi người Do thái với tên của Ngài là El. Những người ở miền Nam bán đảo Ả rập tôn thờ Ngài dưới danh hiệu Illah và người Bedouins lại gọi ngài là Allah. Quan niệm Thiên Chúa của Do thái giáo và Ki tô giáo đă phát sinh từ sự biến dạng của Allah (Il / El) tức Thiên Chúa của tất cả các đạo Độc thần. (Islam, trang 28)

 

Muhammad và các tín đồ Hồi giáo chấp nhận danh từ Allah để gọi Thiên Chúa, mặc dầu danh từ này là biến thể của tên gọi Ḅ Thần El, nhưng người Hồi giáo không bao giờ nghĩ rằng Thiên Chúa đă hiện thân thành một con ḅ đực. Trái lại, lịch sử và các sách Thánh kinh Cựu ước đă chứng tỏ Do thái đă thờ Thiên Chúa dưới h́nh tượng một con ḅ bằng vàng từ thời Abraham (2000 TCN) cho đến thời các vua David, Solomon (thế kỷ 10 TCN) và vua Jeroboam I (thế kỷ 9 TCN). Cũng có thể đạo thờ ḅ El đă kéo dài đến đời tiên tri Ezekiel vào thế kỷ 6 TCN. Như vậy, đạo thờ ḅ El đă tồn tại ở Do thái trong một thời gian rất dài, từ 1000 đến 1400 năm!

 

Đây chính là lư do khiến cho Muhammad đă chê trách dân tộc Do thái trong kinh Koran như sau:  “Những tín đồ của các sách Kinh thánh - tức dân Do thái – đ̣i hỏi anh phải đưa cho họ một cuốn sách mang từ trên trời xuống, nhưng rồi họ đă tôn thờ con ḅ vàng thay v́ thờ Thiên Chúa.” (Kinh Koran 4:153)

 

Lịch sử Do thái ghi nhận: Trong Vương quốc Judah là một vương quốc bao gồm lănh thổ Do thái và những vùng khác từ Biển Chết đến Địa Trung hải (931-586 TCN) rất thịnh hành đạo thờ thần Molech. Đây là một biến thể của đạo thờ ḅ v́ tượng thần có thân h́nh người nhưng đầu của vị thần là đầu ḅ. Mỗi khi tế lễ thần Molech, nhưng vật hy sinh để dâng lễ luôn luôn là những đứa bé sơ sinh vô tội. Đứa bé được đặt vào hai bàn tay của thần bằng kim loại đă được đun nóng từ bên trong. Đứa bé và cha mẹ nó la thét thảm thiết nhưng tất cả đều bị át đi bởi những tiếng kèn, trống và phèn la khua lên inh ỏi.

 

Sau khi thịt của đứa bé đă bị nướng chín trên hai bàn tay của thần (thực chất là hai cái chảo bằng kim loại) các tu sĩ và giáo dân chia nhau ăn thịt người giống như các tu sĩ và tín đồ Công giáo ăn bánh thánh ở nhà thờ ngày nay.

 

Như chúng ta đă biết, bó thần El chính là Thiên Chúa Elohim hoặc Jehovah của đạo Do thái. Jesus luôn luôn gọi Thiên Chúa Jehovah của đạo Do thái là CHA. Jesus dạy các môn đệ đọc kinh cầu nguyện Jehovah bằng kinh “Lạy Cha”.

 

Trước khi chết trên thập giá, Jesus đă than trách jehovah: “Cha ơi, sao cha bỏ con!”. Chính v́ Jesus xác nhận jehovah là Cha nên con ḅ đực El đă trở thành Đức Chúa Cha của đạo Ki tô (bao gồm Công giáo, Anh giáo, Chính thống giáo và các giáo phái Tin lành). Mặc dầu các đạo thờ Chúa đều là những biến dạng của đạo thờ ḅ, nhưng Công giáo La mă đă thừa kế nhiều nhất những quan niệm và nghi lễ dă man của đạo này. V́ vậy, Công giáo La mă rất xứng đáng được tuyên xưng là “Đạo Thờ Ḅ Cải Biến” tiêu biểu trong thời đại hiện nay.

 

Chúng ta hăy xét một số đặc điểm của đạo thờ ḅ El đă được tiếp nối bởi đạo Công giáo La mă dưới những h́nh thức sau đây:

 

1. Quan niệm Thiên Chúa là giống đực:

 

Đạo thờ ḅ El phát sinh từ nên văn hóa du mục của giống người Semites, bao gồm Do thái và các bộ tộc Ả rập. Từ nhiều ngàn năm trước cho đến ngày nay, phần đông giống người Semites sinh sống bằng nghề du mục. Nghề này đ̣i hỏi con người phải có sức khỏe và ḷng can đảm mới đủ sức chống chọi với thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc và   đủ loại thú dữ để bảo vệ đàn gia súc của ḿnh. Do đó, chỉ có những thanh niên khỏe mạnh và dũng cảm mới có thể đảm nhiệm công việc. H́nh ảnh con ḅ đực (bull) đă được dân du mục chọn lựa làm biểu tượng cho sức mạnh của nam giới. Về sau, mỗi khi nghĩ đến Thiên Chúa, họ cũng h́nh dung Thiên Chúa là một vị đàn ông, chỉ khác một điều Ngài là một “Đấng đàn ông Toàn năng” (the Male Almighty). V́ vậy, trong các sách Kinh thánh Cựu ước cũng như Tân ước, mỗi khi nói đến Thiên Chúa, các tác giả Thánh kinh đều xử dụng các từ ngữ giống đực (grammatically masculin) như : He, His, Him .... kế thừa tinh thần tôn trọng giống Đực của nền văn hóa du mục Ả rập, con ḅ El đă biến thành Đức Chúa Cha của đạo Ki tô. Người Ki tô giáo chỉ nói tới Đức Chúa Cha (Father God) chứ không bao giờ nói tới một vị Thiên Chúa nào được gọi là “Đức Chúa Mẹ” .

 

2. Quan niệm Thiên Chúa dạy dỗ loài người bằng lời nói:

 

Người du mục Semites, quan niệm thần El thường dạy dỗ loài người bằng cách hiện ra trên núi đá, trong bụi rậm hoặc trong đống lửa và từ đó ngài phán điều này điều nọ để dạy dỗ loài người. Những cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh kinh Cựu ước là những sách ghi chép những lởi nói được gán cho là của thần El, tức Thiên Chúa Elohim. Những cuốn sách được viết sau đó đổi tên Thiên Chúa Elohim thành Jehovah; nhưng dù Thiên Chúa mang tên ǵ chăng nữa th́ tất cả những điều được viết trong Thánh kinh cũng đều được coi là “những lời của Chúa” (Words of God). Khi đă tin những điều trong Kinh thánh lời “lời Chúa”, hầu hết các tín đồ đều cúi đầu vâng phục tin theo mà không cần phân biệt phái trái đúng sai. Đó là niềm tin mù quáng không cần lư trí. Trong thực tế, tất cả các sách Cựu ước hoặc Tân ước đều là sản phẩm của con người. Tất cả những điều được viết trong đó đều là “lời của người” (words of man). Chẳng có một lời nào là lời của Chúa thật mà chỉ là những lời người gán cho Chúa mà thôi. Bọn tu sĩ lưu manh đă xử dụng “Lời Chúa” giả tạo để biến nó thành một sức mạnh thần bí nhằm buộc tập thể tín đồ phải thực hiện những ư đồ đen tối của chúng. Mặt khác, bọn tu sĩ lưu manh cho rằng Kinh thánh của chúng là Lời Chúa, lời của Đấng Tối Cao, cho nên Kinh thánh là chân lư tuyệt đối, bất di bất dịch. Ai chống lại Kinh thánh của chúng đều bị chúng gán cho tội “rối đạo”, “dị giáo” (heretics) để có cớ đưa người đó lên dàn hỏa!  Trong thời Trung cổ, ít nhất đă có 10 triệu người bị thiêu sống ở Âu châu v́ đă dám căi lại “Lời Chúa” của Công giáo La mă!

 

3. Quan niệm Thiên Chúa khát máu như ma-cà-rồng (Catholic = Vampiric God)

 

Trong mỗi xă hội, phương cách thờ cúng luôn luôn phản ảnh những nét đặc thù của nền văn hóa thuộc về xă hội đó. Chẳng hạn, như xă hội Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa và hoa màu, khi thờ cúng tổ tiên hoặc Thần, Phật, người Việt thường dâng lên bàn thờ những sản phẩm nông nghiệp như hoa, nhang, trái cây, oản xôi hay các thứ bánh làm bằng lúa gạo.... Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ nghe nói đến những thói tục dă man giết người để tế thần như đă xảy ra trong nhiều ngàn năm tại các xứ Trung Đông. Điều đó chứng tỏ hùng hồn rằng: Nền văn hóa nông nghiệp lâu đời của dân tộc Việt Nam rất phù hợp với tính hiếu sinh của đạo Phật. Cả hai yếu tố này đă un đúc nên bản chất nhân ái và hiếu ḥa của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, tinh thần nhân ái hiếu ḥa là dân tộc tính của người Việt chúng ta.

 

Trái lại, từ nhiều ngàn năm qua, các dân tộc Do thái - Ả rập chủ yếu sinh sống bằng nghề du mục. Họ nuôi đủ loại súc vật với mục đích để ăn thịt, giết sinh vật là công việc hằng ngày của họ. Họ trở thành những gnười quá quen thuộc với sự đổ máu và không c̣n cảm thấy xót thương trước sự đau đớn cùng cực của các sinh vật bị giết. Thiên Chúa hoặc các vị thần linh của giống người Do thái - Ả rập luôn luôn phản ảnh cái tâm linh hiếu sát của chính họ. Phương cách thờ cúng của người Semites phản ảnh nếp sống văn hóa du mục của họ. Từ nhiều ngàn năm trước Công nguyên cho đến ngày nay, mọi nghi lễ thờ cúng Thiên Chúa luôn luôn phải có máu. Điều đó đủ chứng tỏ đạo Chúa là một thứ văn hóa phi nhân bản. Do ảnh hưởng của nền văn hóa du mục và các giáo điều cuồng tín của đạo Chúa (thực chất là đạo thờ ḅ cải biến), các tín đồ Công giáo dần dần bị tiêm nhiễm tính hiếu sát, hiếu thắng, xa rời dân tộc và rất dễ dàng phạm tội phản bội tổ quốc. V́ một khi đă đánh mất dân tộc tính, người Công giáo đă mất đi chất keo gắn bó với dân tộc. Bản tính hiếu sát và khát máu của Thiên Chúa Jehovah (tức Đức Chúa Cha của đạo Ki tô) đă được xác định trong nhiều sách của bộ Kinh thánh Cựu ước và Tân ước:

 

- Levitica 17:11 (Cựu ước) và Hebrew 9:22 (Tân ước) đều ghi: “Sự đổ máu là điều bắt buộc để được tha tội” (Shedding of blood is required to be forgiven of sins).

 

- Từ thời Abraham, qua thời Moses cho đến nhiều thế kỷ về sau, người Do thái luôn luôn tế lễ Thiên Chúa Jehovah bằng máu sinh vật. Việc giết sinh vật để thờ Chúa là điều bắt bắt buộc trong luật Torah của Moses. Sinh vật bị giết để lấy máu rưới lên bàn thờ, thịt của chúng bị đốt để tạo “mùi hương dịu dàng dâng lên Thiên Chúa” (Sweet scent to God – Exodus 29:18, Leviticus 1:9).

 

Theo “Tự điển về Kinh thánh” (Bible Dictionary của tập thể 193 tác giả thuộc mọi tôn giáo, nhà Harper Collins xuất bản lần đầu 1946, tái bản 1971, trang 694) : Dân Do thái thờ thần Molech đầu ḅ trong những năm từ 735 đến 575 TCN. Mỗi khi làm lễ tế thần ở thung lũng Hinnon thuộc ngoại ô Jerusalem họ luôn luôn giết trẻ con rồi xe thịt đem nướng chín để làm món ăn tế thần. Tục lệ tế thần bằng thịt con nít được mô tả trong nhiều sách Kinh thánh Cựu ước như Deut. 12:31, Kings 16:3, Jer. 7:31, Ezek. 16:21 và Chron. 28:8.

 

Thần El cũng như thần Molech đều là những vị thần có h́nh tượng đầu ḅ và đều là những vị thần khát máu. Thiên Chúa Jehovah, tức Chúa Cha của đạo Công giáo, là hậu thân của các ác thần nói trên nên Thiên Chúa Cha cũng giữ nguyên cái bản chất khát máu như vậy.

 

Người Công giáo thường đọc kinh ca ngợi Jesus là Con của Thiên Chúa (Son of God) và ca ngợi Jesus là đấng ḷng lành vô cùng (Merciful God) nhưng thực ra Jehovah chẳng bao giờ coi Jesus là Con mà chỉ coi Jesus như một thứ ‘súc vật’ bị giết để làm một món barbecue mà thôi. Chính người Công giáo đă vô t́nh thừa nhận điều này trong lời kinh cầu nguyện của họ. Trong các lễ Misa, các tín đồ Công giáo thường đọc câu kinh bề ngoài có vẻ ca tụng Jesus nhưng thực ra là hạ nhục ông ta : “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian...”. Hiển nhiên một điều là Jesus tuyệt đối không có khả năng xóa tội cho bất cứ một ai trên đời này, nhưng câu kinh đó đă xác nhận Jesus chỉ là một thứ ‘súc vật’ để tế thần. Dù là một con chiên thường hay là “Chiên Thiên Chúa” (Lamb of God) th́ cũng chỉ là Con của Chúa Cha Jehovah th́ Chúa Cha là một thứ ma-cà-rồng hoặc một thứ ác quỉ. Nếu Jehovah không phải là một thứ ác quỉ hay ma-cà-rồng th́ tại sao nó lại ăn thịt con trai nó là Jesus?

 

4. Nghi lễ tại các nhà thờ Công giáo là nghi lễ của những bộ lạc ăn thịt người.

 

Tôi đă tŕnh bày vấn đề này dưới tiêu đề “Nguồn gốc huyền thoại Ki tô” (Chương Một, phần II trong Công giáo - huyền thoại và tội ác, GĐ xuất bản Hè 2001). Do đó, tôi chỉ xin tŕnh bày lại rất vắn tắt ở đây mà thôi.

 

Một trong những cuốn sách nghiên cứu dầy công về đạo Công giáo là cuốn Babylon Mystery Religion của Hội nghiên cứu Thánh kinh Raph Woodrow ỏ California. Hội này đă cho xuất bản và phát hành tới 600.000 bản in sách nói trên. Trọn chương 7, từ trang 115 đến 126, tác giả chứng minh nghi lễ của đạo Công giáo hầu như đă bắt chước trọn vẹn những nghi lễ của các đạo thờ ḅ của xứ Babylon thuở xưa. Một trong những nghi lễ dă man nhất là tế thần bằng các trinh nữ hoặc các bé trai đầu ḷng. Các nạn nhân đều bị giết và bị nướng chín (burnt offerings) để dâng lễ tế thần rồi sau đó các tu sĩ và tín đồ chia nhau ăn thịt nạn nhân.

 

Trong nghi lễ ở nhà thờ Công giáo, các linh mục và giáo dân chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ tin rằng đó là thịt thật và máu thật của Jesus. Dù chỉ là ăn thịt uống máu người tưởng tượng một cách ngây ngô ngớ ngẩn như vậy nhưng những hành vi ấy cũng đủ cho ta thấy tâm hồn của những gnười Công giáo là tâm hồn của những kẻ bán khai, v́ chỉ những kẻ bán khai mọi rợ mới ham thích ăn thịt uống máu người như vậy mà thôi.

 

Cái gọi là “Phép Bí-tích Ḿnh Thánh Chúa” là một dấu ấn đậm nét chứng tỏ Công giáo là một thứ đạo thờ thần ḅ Molech trong thời hiện đại.

 

Tấp thể giáo dân Công giáo chẳng khác ǵ một bộ lạc của giống mọi ăn thịt người sống lạc lơng trong xă hội văn minh của loài người chúng ta. Để giúp cho 7% đồng bào của chúng ta thoát khỏi vùng bóng tối tâm linh (spriritual darkness) chúng ta cần phải gia tăng công tác giáo dục. Một trong những điều quan trọng của sự giáo dục là cần phải vạch rơ cho họ thấy rằng: Công giáo không phải là một tôn giáo cao quí đáng hănh diện, cũng chẳng phải là “Đạo Thánh của Đức Chúa Trời” như họ lầm tưởng, Công giáo chỉ là hậu thân của đạo thờ ḅ cải biến c̣n tồn tại trong thời đại hiện nay.

 

Bất cứ ai không đồng ư với những điều trên đây th́ xin cứ việc thẳng thắn lên tiếng phản bác. Từ mấy năm qua đến nay tôi vẫn mong đợi sự lên tiếng của quí vị tu sĩ cao cấp trong Hội đồng Giám mục, các vị tiến sĩ thần học uyên bác và nhất là những vị trí thức Công giáo đă từng nổi tiếng sừng sỏ trong nhiều năm qua, nhưng tôi chỉ được đáp lại bằng sự im lặng khó hiểu. Tôi mong rằng qúi vị hăy cố gắng vận dụng trí năo để sớm nhận ra sự thật và dù sự thật làm cho quí vị đau ḷng chăng nữa th́ quí vị hăy can đảm nh́n nhận nó, bởi v́ không có tôn giáo nào có thể cao hơn sự thật.

 

Charlie Nguyễn

 

Vai tṛ của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc

 

Charlie Nguyễn

 

 

 

   Trước khi đề cập vai tṛ của chính quyền trong mối tương quan thường xuyên xung đột giữa Công giáo và Dân tộc, chúng tôi xin nêu lên bằng chứng về những thảm họa gây ra cho xă hội do những đầu óc mê muội cuồng tín tôn giáo, truyền thống phản quốc của những người Công giáo đầy rẫy trong lịch sử thế giới cũng như trong lịch sử Việt Nam. Chúng tôi cũng xin nêu lên một số đề nghị để gởi đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và sau này là những đề nghị của chúng tôi gởi đến chính quyền Việt Nam, nhất là quí vị có thẩm quyền trong nhành Lập pháp và Tư pháp, trong hiện tại cũng như trong tương lai.

 

I. Khởi đầu từ một nhận thức:

 

Thảm họa đáng sợ nhất là sự cuồng tín tôn giáo v́ những kẻ cuồng tín phạm tội ác không bao giơ biết hối hận.

 

Quê cha đất tổ của tôi là làng Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Năm 1533, do một sự t́nh cờ nào đó đă đưa dẩy con thuyền chở giáo sĩ Tây Ban Nha Ignatio cập bến đ̣ Ninh Cơ ở làng tôi. Sự t́nh cờ lịch sử này đă xui khiến các vị nội tổ của tôi trở thành những người Việt Nam đầu tiên theo đạo Công giáo và Ninh Cường quê tôi trở thành cái nôi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Trải qua hơn ba thế kỷ cấm đạo của các triều đại Lê, Trịnh, Nguyễn và các Phong trào Văn Thân, Cần Vương, hàng trăm ngàn giáo dân đă bị giết v́ đạo, tất nhiên trong số đó có nhiều vị tổ tiên của tôi. Ông bà cha mẹ tôi rất hănh diện về sự theo đạo “thâm căn cố đế” của ḍng tộc và càng hănh diện hơn nữa về các thánh tổ tiên tử đạo. Riêng tôi, tôi không cảm thấy hănh diện về những điều đó mà chỉ thấy đau xót v́ tổ tiên tôi đă phải chết uổng mạng cho một thứ tà đạo của ngoại bang.

 

Từ hậu bán thế kỷ 19, đạo Công giáo tại Việt Nam thoát khỏi sự bách hại của triều đ́nh và của các phong trào Văn Thân, Cần Vương.... Song song với sự đô hộ của thực dân mau chóng phát triển lớn mạnh như diều gặp gió. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 oai hùng lẫm liệt đă vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong khi chiến thắng Điện Biên là niềm vui lớn và là niềm tự hào vô hạn của mọi người Việt Nam yêu nước th́ “biến cố Điện Biên” lại làm cho những người Công giáo lo sợ và đau khổ ghê gớm.

 

Lư do là v́ những người Công giáo đă xin quân đội viễn chinh Pháp vơ trang để thành lập những khu tự trị. Khởi đầu là khu tự trị Công giáo Phát Diệm từ đầu năm 1947, Bùi Chu từ 1948 và Thái B́nh từ 1949. Từ các căn cứ của khu tự trị, người Công giáo đă mang súng đạn đi cướp phá những làng bên lương sát hại nhiều lương dân chỉ v́ những lương dân này tỏ ư bất măn với truyền thống phản quốc thân Tây của đại đa số người Công giáo.

 

Do được chứng kiến tận mắt những hành vi tra tấn thô bạo của các “vệ sĩ công giáo” đối với những tù nhân do họ lùng bắt từ các làng bên lương lân cận và nhất là được chứng kiến tận mắt những cái chết thê thảm của một số những người đó, những kỷ niệm này đă trở thành những ấn tượng hăi hùng, hoặc nói đúng hơn là những vết sẹo in hằn lên kư ức và tâm hồn tôi.

 

Nhưng có một điều khiến cho tôi phải kinh ngạc khi thấy quí vị linh mục, thày giảng và các vệ sĩ Công giáo vẫn hoàn toàn thản nhiên sau khi phạm các tội sát nhân. Trong các buổi lễ Misa hoặc trong các giờ cầu nguyện, họ đều tỏ ra là những người thánh thiện đạo đức như chưa từng phạm tội ác bao giờ! Có lẽ đối với họ những kẻ chống đạo Công giáo dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác đều là những “kẻ thù của giáo hội” hoặc là những “kẻ thù của Thiên Chúa”. Tất cả những kẻ này cần phải bị tiêu diệt để làm đẹp ḷng Chúa, cho nên khi người Công giáo giết hại những người mà họ coi là “kẻ thù của Thiên Chúa” họ đều không cảm thấy ḿnh đă phạm tội sát nhân!

 

Vào cuối thập niên 1940, cha tôi sáng tác một số bài thơ ca ngợi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Hồi c̣n nhỏ tôi thuộc ḷng các bài thơ này. Tời nay tôi đă quên hết và chỉ c̣n nhớ vài câu v́ những câu này đă ám ảnh tôi:

 

“Vô thần: hạt giống Sa tăng

Cứng ḷng không chịu ăn năn trở về...”

Đối với cha tôi, mọi người ngoại đạo đều là những kẻ vô thần. Cộng sản cũng như Phật giáo đều là vô thần. Tất cả con cái là của quỉ Sa tăng! Những kẻ không chịu “trở lại đạo” đều là những kẻ cố chấp (cứng ḷng) nên đă không nhận ra cái tội “ngoại đạo” của ḿnh đẻ mà ăn năn hối cải và “trở lại đạo” ! Khi nói lên  điều này tôi không có ư oán trách cha tôi, tôi chỉ cảm thấy thương cha tôi mà thôi. Nhưng càng thương cha bao nhiêu, tôi càng căm ghét cái đạo phi nhân bấy nhiêu, v́ nó đă làm u tối linh hồn các tín đồ của nó đến nỗi những kẻ làm điều ác rành rành mà vẫn không biết ḿnh là kẻ ác.

 

Theo thường t́nh th́ hầu hết mọi kẻ phạm tội ác đều biết hối hận sau khi tâm hồn lắng xuống. Nhưng điều nguy hiểm là những kẻ cuồng tín tôn giáo phạm tội ác đều không biết hối hận v́ chính họ không nhận ra tội ác của họ. Họ bi che mờ tâm trí bời những định kiến tôn giáo sai lầm . Do đó, sự cuồng tín mới đích thực là một tội ác nguy hiểm và đáng sợ nhất v́ kẻ cuồng tín không biết hối hận.

 

Không riêng ǵ trường hợp Công giáo Việt Nam mà cả lịch sử gần 2000 năm của đạo Ki-tô cũng đă chứng minh điều đó. Chúng ta ai cũng biết đạo Ki-tô xuất thân từ đạo Do thái mà ra. Nhưng những người Ki-tô giáo lại muốn xóa bỏ cái gốc Do thái của ḿnh. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc La mă đă nâng Ki-tô giáo lên thành quốc giáo. Kẻ bị chúng giết là Jesus được chúng nâng lên thành Thiên Chúa. Bọn đế quốc La mă đă nham hiểm đổ tội giết Chúa Jesus cho Do thái v́ bọn chúng không thể tôn thờ một người do chúng đă giết. V́ thế nên từ cuối thế kỷ thứ 4 đến giữa thế kỷ 20, người Do thái tại các nươc Âu Châu theo Ki-tô giáo, nhất là Công giáo La mă đă bị kỳ thị, bị ngược đăi và bị giết hại lên tới nhiều triệu người. Điều hiển nhiên là suốt trong 16 thế kỷ, người Công giáo Âu Châu đă trải qua hết đời này sang đời khác mà không có ai tỏ ra hối hận về tội ác diệt chủng Do thái cả. Điều đó chứng tỏ sự cuồng tín tôn giáo đă làm họ mờ mắt nên họ đă không nhận thấy sự diệt chủng Do thái là một tội ác tày trời.

 

Phải đợi đến năm 1960, những người Do thái đă tổ chức cho Giáo hoàng Gioan XXIII đi thăm các trại tập trung và các ḷ hỏa thiêu người Do thái trong Thế Chiến II tại Auschwitz, Dachau và Ravensbrunch. Tại các nơi này, Giáo hoàng Gioan XXIII đă được tận mắt nh́n thấy những chứng tích tội ác diệt chủng Do thái của Đức Quốc Xă với sự tiếp tay của Giáo hội Công giáo. Sau khi được xem cuốn phim tài liệu về một trại tập trung được quân đội Đồng Minh giải thoát, giáo hoàng nh́n thấy một đoàn người Do thái gồm có đàn ông, đàn bà và trẻ em từ trong các nhà giam bước ra. Tất cả đều trần truồng và gầy trơ xương. Giáo hoàng Gioan XXIII bất chợt kêu lên: “Ôi lạy Chúa! Đây mới thực là h́nh ảnh của Chúa trên thập giá!”. Sau đó, giáo hoàng đă qú xuống cầu nguyện như sau : “Lạy Chúa, dấu ấn của Cain in trên trán chúng con. Qua bao nhiêu thế kỷ, người anh em Abel của chúng con đă chết trên vũng máu do chúng con làm tuôn chảy v́ chúng con làm tuôn chảy v́ chúng con đă nguyền rủa sai lầm những người anh em Do thái. Xin Chúa tha tội chúng con v́ chúng con không biết việc chúng con làm.”

 

(The mark of Cain is stamped on our foreheads. Acrosss the centuries, our brother Abel has lain in blodd which we drew and shed tears we caused by forgetting thy love. Forgive us, Lord, for the curve we falsely attributed to their name as Jews. Forgive us for crucifying Theee a second time in their flesh, for We Knew Not What We Did (Vicar of Christ by Peter de Rosa, trang 6).

 

Qua lời cầu nguyện trên, Giáo hoàng Gioan XXIII đă công nhận tội ác diệt chủng Do thái qua nhiều thế kỷ của Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng cũng thú nhận nguyên nhân chính yếu khiến cho Giáo hội Công giáo phạm tội ác qua nhiều thế kỷ là do ḷng cuồng tín khiến cho họ không biết ḿnh làm tội ác (We knew not what we did).

 

Chính v́ không nhận thức được tội ác trong các hành động của ḿnh nên những người cuồng tín không biết hối hận. Do đó, các hành vi tội ác của họ vẫn cứ tiếp diễn và gây ra nhiều thảm họa trong xă hội. Từ sự nhận định này tôi bắt đầu dấn thân vào cuộc chiến đấu chống hiểm họa cuồng tín tôn giáo và chống lại truyền thống phản quốc của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

 

II. Người Công giáo không thể giữ măi “bản chất hai mặt”

 

Người Công giáo không thể cùng một lúc vừa trung thành với Vatican, vừa trung thành với tổ quốc. Bất cứ ai tuyết đối trung thành với Vatican cũng đều đương nhiên trở thành kẻ phản quốc. Điều này đă trở thành một định luật.

 

Trền đây không phải là những lời nói hàm hồ hoặc những điều nhận định vô căn cứ mà thật sự là những sự kiện hoàn toàn đúng với thực tế qua mọi thời điểm lịch sử và ở mọi nơi, Âu cũng như Á, ở những người đại trí thức cũng như ở nơi những người cao sang quyền quí.

 

Để dẫn chứng, chúng ta hăy đơn cử hai trường hợp tiêu biểu của hai nhân vật Công giáo rất nổi tiếng trong lịch sử Ki-tô giáo Âu Châu:

 

A. Thomas More: “Thà phản quốc chứ không phản Vatican!”

 

Thomas More sinh năm 1477 trong một gia đ́nh Công giáo thuộc giới quí tộc Anh ở Luân Đôn. Năm 1501, lúc vừa 24 tuổi, Thomas More trở thành luật sư. Nhờ có trí thông minh xuất chúng và tài hùng biện, More mau chóng nổi tiếng khắp nước. Đến nỗi sau đó vua Anh đă nhiều lần cử More làm trưởng đoàn thương thuyết, đại diện Hoàng gia Anh, để hội đàm với các phái đoàn nước ngoài.

 

Năm 1524, More được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Anh. Năm 1529, More được vua Anh (Lord Chancellor of England). Đây là đỉnh cao danh vọng của mọi người Anh không thuộc hoàng gia.

 

Từ năm 1530, vua Anh và nhiều nghị sĩ thuộc Quốc hội Anh có chủ trương đưa Giáo hội Anh quốc thoát khỏi quyền lự của Vatican để giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia. More lên tiếng kịch liệt phản đối, viện cớ rằng “Giáo hội thánh thiện Công giáo là giáo hội hoàn vũ” nên không có luật pháp của quốc gia nào có thể vượt qua. Sau đó, More từ chức thủ tướng lui về nhà riêng ở miền quê để phản đối nhà vua.

 

Tháng 4-1532, Quốc hội Anh bầu Thomas Cromwell làm chủ tịch. Nhân vật Cromwell là một trí thức cấp tiến đă cùng Quốc hội Anh mau chóng đưa ra những nghị quyết quan trọng làm thay đổi vận mệnh nước Anh vào cuối năm 1532:

 

1. Giáo hội Công giáo Anh từ nay hoàn toàn tách rời khỏi giáo quyền Vatican.

 

2. Hoàng đế Anh quốc vừa là thủ lănh quốc gia vừa là giáo chủ của Giáo hội Công giáo Anh.

 

Với những nghị quyết trên, một tôn giáo mới đă thực sự ra đời: Đó chính là Anh giáo (Anglicanism). Về phương diện giáo lư và nghi lễ, Anh giáo rất tương đồng với Công giáo La mă. Điều khác biệt quan trọng duy nhất là Anh giáo hoàn toàn độc lập với Vatican. Biến cố lịch sử này cho chúng ta thấy người Anh rất sáng suốt trong việc tách rời khỏi đế quốc thần quyền Vatican để bảo toàn độc lập quốc gia và danh dự dân tộc. Người dân Anh chọn con đường Ki-tô giáo để thực sự thờ kính Chúa và noi gương đạo đức của Chúa chứ dứt khoát không tuân phục và làm nô lệ cho đế quốc Vatican. Với sự xuất hiện của Anh giáo năm 1532, Hoàng đế và Quốc hội Anh đă thực sự mở đường cho toàn thể giáo dân Anh trở về với dân tộc Anh và hoàn toàn thoát khỏi những nanh vuốt độc ác vô h́nh của chủ nghĩa đế quốc tinh thần của bọn Mafia đội lốt tôn giáo.

 

V́ quá cuồng tín với giáo lư Công giáo La mă, More đă viết 7 cuốn sách chống nhà vua và quốc hội về việc lập ra Anh giáo. More điên cuồng kêu gọi những người Công giáo cực đoan tái thiết lập Ṭa Án Dị giáo (Insquisition) để đưa những kẻ phản đạo lên dàn hỏa. Lập trường ngoan cố và hủ lậu của More chẳng được ai tán thành. Ngày 16/4/1534, More bị bắt và bị tống giam tại Tháp Luân Đôn (Tower of London).

 

Ngày 1/2/1535, Quốc hội Anh biểu quyết đạo luật về Quyền Tối thượng của Quốc Gia (The Act of Supremacy) xác nhận Hoàng đế Anh quốc (chứ không phải Giáo hoàng) có quyền tối thượng đối với chủ quyền quốc gia và là thủ lănh tối cao của Quốc hội Anh (King is the supreme head of the church of England).

 

Với đạo luật này, Vua Anh có quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của Giáo hội Anh và đặc biệt có quyền ra lệnh giải tán tất cả các tu viện trên nước Anh. (The disssolution of manasteries – A World History of Christianity, edited by Adrian Hasting – Eerdmans Pub. Co. 1999, trang 253).

 

Tháng 6/1535, More bị đưa ra ṭa xét xử về tội Phản quốc v́ đă chống lại đạo luật về chủ quyền tối thượng của quốc gia. Ngày 6/7/1535, More bị chém đầu tại công trường Westminster, London. Trước khi bị chém đầu, More vẫn xác nhận ḷng trung thành tuyệt đối với Vatican. Y tuyên bố:

 

“Công giáo là giáo hội hoàn vũ. Tôi chết trong giáo hội và cho niềm tin vào giáo hội Công giáo thánh thiện” (The Catholic Church is univeral. I die in and for the faith of the Holy Catholic Church)..., “Nghị viện Anh quốc đă vượt quá luật pháp của Giáo hội hoàn vũ” (English Parliament overrule the law of the Universal Church), và “Tôi chết với tư cách là tôi trung của vua nhưng Thiên Chúa trên hết!” (I die as the King’s true servant But God First!”  (Xin đọc All Saints by Robert Ellsberg, the Crossroad Pu. Co. 1997, trang 269-270).

 

Hai mươi bốn năm sau khi More bị chém đầu, Quốc hội Anh biểu quyết đạo luật về việc tổ chức Giáo hội Anh thành một hệ thống tôn giáo thống nhất trên toàn quốc (Act of Uniformity). Thậm chí các sách kinh cũng được duyệt xét lại và mọi giáo dân chỉ được phép đọc các bài kinh nguyện đă được in trong một cuốn sách kinh duy nhất là “The Book of Common Prayers” mà thôi.

 

Năm 1935, tức đúng 400 năm sau khi More bị chém đầu, Giáo hoàng Pio XI phong thánh cho More. Điều khôi hài hơn nữa là vào tháng 11 năm 2000, Giáo hoàng John Paul II đă tôn More lên làm “Thánh Quan thầy của các chính trị gia” (Patron of Politicians).

 

Đọc qua tiểu sử của Thomas More, chúng ta cảm thấy xót xa tiếc thay cho một người tài hoa đă bị uổng phí một đời chỉ v́ sự mê muội cuồng tín. Sự mê muội tinh thàn đă làm cho ông ta không nh́n thầy được bản chất của Vatican chỉ là một tên trùm đầu sỏ của chủ nghĩa Đế quốc Tinh thần (Spriritual Imperialism) mà thôi.

 

Điều mỉa mai là với cương vị thủ tướng Anh quốc mà Thomas More đă không học được bài học lịch sử đen tối của chính nước ḿnh! Đó là vào cuối thế kỷ 12, Vatican ra lệnh cho vua Anh là Richard I, được mệnh danh là “Vua Richard có trái tim sư tử” (The Lion-Heart), lănh đạo cuộc Thập Tự Chinh thứ Ba để tái chiếm thánh địa Jerusalem khỏi tay quân Hồi giáo. Vua Richard I đích thân lănh đạo cuộc viễn chinh bao gồm cả quân Anh, Pháp và Đức. Đoàn quân viễn chinh đă bị quân Hồi chận đứng tại phía Bắc thánh địa Jerusalem. Nên vua Richard buộc ḷng phải ra lệnh cho đoàn quân viễn chinh dừng lại tại thành phố Acre. Trong thời gian trú đóng tại đây từ cuối năm 1191 đến đầu năm 1192, vua Richard I đă ra lệnh chém đầu tập thể 3000 người Hồi giáo Ả-rập. Vụ tàn sát tập thể dă man này đă đi vào lịch sử các nước Hồi giáo như một bằng chứng cụ thể cho tội ác diệt chủng v́ kỳ thị tôn giáo của Giáo hội Công giáo La mă (The Cross and the Crescent, by Malcom Billing, trang 116).

 

Chỉ v́ sự mê muội cuồng tín và ḷng sùng bái Vatican quá đáng, vua Richard I đă tự biến ḿnh thành một tên tay sai hạ cấp của Giáo hoàng La mă. Y đă đem sinh mạng của hàng chục ngàn công dân nước ḿnh đi viễn chinh để phục vụ cho tham vọng của bọn lưu manh tại Vatican. Cũng v́ cuồng tín, Richard đă phạm tội ác sát hại 3000 thường dân Ả-rập Hồi giáo không có vũ khí trong tay. Cuộc Thập Tự Chinh thứ Ba (1190-1192) do vua Richard I lănh đạo đă trở thành một vết đen trong lịch sử Anh quốc. Thomas More đă không học được bài học sai lầm đó với những lời tuyên bố sặc mùi cuồng tín : “Thiên Chúa trên hết”, “Giáo hội Công giáo là giáo hội toàn cầu”, “Tôi chết trong và cho đức tin vào Giáo hội Công giáo thánh thiện”!!!

 

Tiểu sử Thomas More là một bài học tiêu biểu cho ta thấy: Bất cứ ai trung thành với Vatican cũng đều tự dấn thân đi vào con đường phản quốc. Quyền lợi của các quốc gia luôn luôn tương phản với quyền lợi của đế quốc Vatican, cho nên chỉ những kẻ phản quốc mới có thể trở thành “thánh” của Vatican mà thôi.

 

Vào tháng 11/2000, Giáo hoàng John Paul II vinh danh Thomas More là “Thánh Quan thầy của các chính trị gia”!  Đúng vậy, Thomas More là thánh quan thầy của các chính trị gia vọng ngoại phản quốc, như Trương vĩnh Kư, Nguyễn trường Tộ, Trần Lục, Trần bá Lộc, Huyện Sĩ, Lê hữu Từ, Hoàng Quỳnh .v.v.... Thomas More chỉ là một kẻ đáng khinh bỉ dưới mắt các chính trị gia yêu nước mà thôi.

 

B. Jan Hus : Kẻ tử thù của Vatican

 

Đúng vậy, Jan Hus chính là kẻ tử thù của Vatican, nhưng là một “anh hùng dân tộc” (a national hero) của Tiệp Khắc được toàn dân tôn vinh. Hus sinh năm 1369 tại xứ Bohêmia, nay là Cộng ḥa Tiệp khắc (Republic of Czech), đậu tiến sĩ triết học tại Đại học Prague năm 1396 và được thụ phong linh mục năm 1401. Linh mục Hus nổi tiếng là người rất thông minh và có tài giảng thuyết hùng biện. Năm 1402, linh mục Hus được bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng Viện đại học Prague. Ông bỏ ra nhiều th́ giờ và công sức nghiên cứu sâu sắc nhiều vấn đề của Giáo hội Công giáo.

 

Vốn có bản chất nhân ái và yêu lối sống đạo đức khổ hạnh, Hus rất bất măn trước cuộc sống lầm than của đại đa số dân tiệp trong khi các tu sĩ cao cấp của giáo hội sống xa hoa thối nát.

 

Vào thời đó, hầu hết các giám mục và hồng y ở Âu Châu đều sống theo lối vương giả như những ông hoàng. 60% tổng số tiền thuế thu được trong nước được trao cho giáo hội, một phần phân phối cho các giáo phận (dioceses) và một phần được chuyển về Vatican. Do quá dư thừa tiền của, các giáo hoàng và các cận thần ở Vatican đă sống hết sức buông thả và vô đạo đức.

 

Với tư cách là một tu sĩ trí thức và cũng là một công dân tha thiết yêu nước, linh mục Hus đă đem hết tâm huyết hô hào một cuộc cải cách giáo hội trong tác phẩm “Bàn về Giáo hội Công giáo” (On the Church). Trong sách này, Hus đă đưa ra những luận điểm sau đây:

 

- Các linh mục không có quyền tha tội ai, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi.

 

- Không một giáo hoàng nào có quyền đưa ra những tín điều hay giáo lư mới và không có quyền bắt buộc giáo dân phải tin v́ mọi tín điều đă có trong Thánh kinh.

 

- Hus kịch liệt chống lại việc thờ ảnh tượng Chúa và các thánh v́ các ảnh tượng đều do con người tưởng tượng bịa đặt.

 

- Việc đồn đăi chuyện Chúa hay Đức Mẹ hiện ra ở nơi này nơi khác đều là những chuyện mê tín nhảm  nhí. Hus cực lực chống đối các cuộc hành hương đến những nơi có phép lạ và cả cuộc hành hương thánh địa Jerusalem. Các cuộc hành hương này đều đă biến thành các dịch vụ thương mại làm hạ giá tính cách thiêng liêng cao quí của tôn giáo.

 

- Hus cương quyết chống lại việc nhà thờ thu tiền xin lễ của giáo dân để cầu nguyện cho các linh hồn và chống lại việc Ṭa thánh mở ra các quày hàng bán Ơn Đại Xá (Indulgences). Hus coi đây là những h́nh thức lường gạt để ḅn rút tiền bạc của giáo dân khiến cho họ đă nghèo càng nghèo thêm.

 

- Hus tố cáo toàn bộ hệ thống tu sĩ Công giáo, từ giáo hoàng, hồng y, giám mục đến các linh mục, đa số là những kẻ đạo đức giả. Cuộc sống tham nhũng và hư đốn của họ làm gương mù cho giáo dân và làm ung thối toàn xă hội.

 

- Điều quan trọng hơn hết là Hus kêu gọi giáo dân Tiệp phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng, v́ quyền này xâm phạm quyền tối thượng của quốc gia dân tộc. Chính điều này đă làm cho Giáo hoàng John XXIII tức giận và ra lệnh “rút phép thông công” Linh mục Jan Hus  (Christian Sprituality, by Richard Wood, Christian Classics 1996, các trang 239, 246, 270).

 

Theo Hus th́ sự cuồng tín của giáo dân châu Âu thời đó đă tạo cho giáo hoàng La mă một thứ quyền tối thượng vượt lên mọi vua chúa ở Châu Âu và vượt lên mọi luật pháp của các quốc gia. Quyền tối thượng đó của giáo hoàng đă đưa đến nhiều hành vi lạm quyền đầy tội ác đẫm máu. Điển h́nh là việc giáo hoàng đă ra lệnh tổ chức hệ thống Ṭa án tôn giáo Insquisition để đưa hàng triệu người chống giáo hội lên dàn hỏa và giáo hoàng có quyền điều động quân lính khắp Âu Châu để lập thành các đoàn quân viễn chinh Chữ Thập đi xâm lược các nước Hồi giáo trong các thế kỷ 12-13. Quyền tối thượng của giáo hoàng La mă hoàn toàn đối nghịch với chủ quyền của các dân tộc. Bất cứ ai có ḷng yêu nước và tinh thần dân tộc, đều không thể chấp nhận việc cho phép giáo hoàng La mă có thứ quyền tối thượng đó.

 

Trong khi giữ chức Viện trưởng Đại học Prague, Linh mục Jan Hus trông coi một giáo đường nhỏ gọi là Bethlehem Chapel ở sát cạnh trường đại học. Sách “On the Church” của ông được các độc giả Tiệp tán thưởng nhiệt liệt. Các buổi thuyết giảng của ông tại Bethlehem Chapel được giới trí thức Tiệp đặc biệt chú ư. Chẳng bao lâu sau, Jan Hus trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh chống Vatican tại thủ đô Prahue của Tiệp và các hành động của ông được báo cáo về Rome.

 

Năm 1415, Jan Hus được Vatican “mời” đến tham dự Công đồng Constance (Council of Constance) để tŕnh bày quan điểm. Nhưng khi đến nơi, Jan Hus đă bị Công đồng Constance, do Giáo hoàng John XXIII chủ tọa, kết án tử h́nh. Jan Hus bị lôi ra pháp trường, bị trói vào cái cọc và bị thiêu sống. Jan Hus không được phép nói lên một lời nào để biện minh cho các hành động chính đáng của ông.

 

Xin mở ngoặc đơn ở đây để nói về Công đồng Constance. Công đồng này kéo dài 4 năm (1414-1418) với 45 phiên họp. Sau khi xử Jan Hus năm 1415, Giáo hoàng John XXIII bị chính công đồng này truất phế và xóa tên y ra khỏi danh sách các giáo hoàng. Do đó, vào năm 1958, Hồng y Giuseppe Roncalli đắc cử giáo hoàng đă lấy lại danh hiệu John XXIII. Điều đặc biệt của Công đồng Constance là bên cạnh các tu sĩ cao cấp c̣n có 1415 học giả thường dân (Secular Scholars) tham dự.

 

Sau khi Công đồng Constance cách chức Giáo hoàng John XXIII năm 1415, Giáo hoàng Gregory XII được chọn lên thay, nhưng chỉ vài tháng sau giáo hoàng này xin từ chứ. Một hồng y Tây Ban Nha được bầu lên làm giáo hoàng lấy hiệu là Benedict XIII. Chỉ hai năm sau (1417), Benedict XIII bị truất phế và bị đưa đi đày ở Tây Ban Nha. Công đồng Constance bầu một hồng y khác lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Martin V năm 1417. Để tạo uy tín cho Ṭa thánh Vatican, Công đồng tuyên bố Giáo hoàng Martin V có quyền tối thượng! (Supremacy).

 

Công đồng Constance cho thấy t́nh trạng rối loạn trong cơ cấu chóp bu của Giáo hội Công giáo trong thời Trung Cổ. Việc tuyên bố “quyền tối thượng của giáo hoàng” thực chất chỉ là một thủ đoạn chính trị để tái lập trật tự nội bộ của giáo hội mà thôi.

 

Trở lại với trường hợp của Jan Hus : Chúng ta thấy rơ là Vatican rất sợ ảnh hưởng của vị linh mục trí thức yêu nước này. Vatican đă đánh lừa bằng cách mời Jan Hus đến họp tại Công đồng Constance rồi bất thần bắt trói đưa ông lên dàn hỏa. Khi hay tin này, toàn dân Tiệp bàng hoàng và bất măn cực độ. Những người Tiệp và Hun-ga-ri ồ ạt bỏ đạo Công giáo để theo Luther v́ họ coi phong trào của Luther không phải là một tôn giáo mới mà là một cuộc cách mạng tôn giáo (A religious Revolt) chống lại chủ nghĩa bá quyền tôn giáo (religious hegemony) của Vatican.

 

Cái chết anh hùng của Jan Hus đă làm bùng lên một cuộc chiến tranh của dân Tiệp chống Giáo hội Công giáo kéo dài 30 năm.  (A World History of Christianity, by Adrian Hastings, trang 251).

 

Kết quả là Giáo hội Tiệp hoàn toàn tách rời khỏi Giáo hội La mă, mang tên “Giáo hội Hus của Tiệp khắc” (The Hussite Church of Bohemia). Giáo hội độc lập của Tiệp khắc tồn tại được gần 200 năm. Đến năm 1620, vua Đức là người sùng đạo Công giáo đă mang đại quân xâm chiếm Bohemia và tái lập giáo hội Công giáo La mă tại xứ này bằng bạo lực.

 

(Jan Hus, by Caroline T. Marshall, trang 330-331).

 

Cuộc chiến tranh của dân tiệp chống Công giáo La mă trong 30 năm có ảnh hưởng lớn đến các nước lân cận.

 

Trước hết, vào năm 1539, quốc hội Thuỵ Điển biểu quyết đạo luật trao cho nhà vua toàn quyền kiểm soát mọi thứ tài sản của giáo hội. Năm 1571 là dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu ngày tuyệt đại đa số nhân dân hai nước Thuỵ Điển và Na-uy bỏ đạo Công giáo để chuyển sang Tin Lành! Tất cả các hành vi này nhằm bày tỏ ḷng ngưỡng mộ Jan Hus. Đối vơi dân Tiệp và dân các nước Bắc Âu, Jan Hus là vị thánh tử đạo trong cuộc cải cách giáo hội, và là vị anh hùng dân tộc của nhân dân Tiệp khắc.

 

Tiểu sử của Thomas More và tiểu sử của Jan Hus đă đem lại cho chúng ta hai thí dụ điển h́nh về sự chọn lựa : một bên là đạo Công giáo với đặc tính của nó là sự lệ thuộc tuyệt đối vào thần quyền của Vatican mà tiêu biểu là thẩm quyền tuyệt đối của giáo hoàng, một bên là ḷng yêu nước với tinh thần kiên quyết bảo vệ quyền tối thượng của dân tộc. Quyền tối thượng của dân tộc luôn luôn đối nghịch với quyền tối thượng của Giáo hoàng Vatican. Thủ tướng Anh Thomas More là tín đồ Công giáo cuồng tín đă chọn con đường phụng sự giáo hoàng Vatican nên đă hành động đối kháng với quyền lợi của nước Anh và bị kết tội phản quốc. Ngược lại, Linh mục Jan Hus là người yêu nước đă đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc lên trên hết nên đă can đảm công khai chống lại Vatican và kêu gọi toàn dân Tiệp phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng.

 

Người Công giáo Việt Nam cũng vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai : Hoặc mù quáng tuân phục Vatican để cuối cùng đi vào con đường phản quốc hoặc trở về với dân tộc bằng cách dứt bỏ sự lệ thuộc vào Vatican. Tuyệt đối không thể có chuyện “bắt cá hai tay” – vừa cam chịu làm thân nô lệ khuyển mă cho Vatican vừa phục vụ cho những lợi ích của độc lập dân tộc.

 

Người Tây phương mỗi khi nói đến Công giáo luôn luôn dùng danh từ “Roman Catholic” , tức “Công giáo La mă”. Danh từ này đă nói lên cái đặc tính quan yếu nhất của tôn giáo này là sự lệ thuộc tuyệt đối vào sự lănh đạo tối cao của Vatican. Nếu bỏ tính cách lệ thuộc vào vatican th́ sẽ không c̣n là “Công giáo La mă” nữa. Điển h́nh là Anh giáo, nếu xét về giáo lư và nghi lễ th́ Anh giáo giống hệt Công giáo. Chính yếu tố độc lập với Vatican đă làm cho Anh giáo không c̣n là Công giáo La mă!

 

Trước đây, một học giả Việt Nam đă đưa ra đề nghị : Nếu những người Công giáo Việt Nam đi theo đường hướng “Công giáo Dân tộc” và sống hài ḥa với các thành phần khác trong Cộng đồng dân tộc th́ chắc chắn sẽ được cả nước dang rộng bàn tay đón chào. Nhưng thế nào là “Công giáo Dân tộc”? Liệu có thể có một thứ gọi là “Công giáo Dân tộc” hay không” Theo thiển ư của tôi th́ không thể nào có được một thứ tôn giáo có thể dung nạp hai yếu tố đối lập.

 

Do đó sẽ không bao giớ có “Công giáo Dân tộc” . Bản chất của Công giáo La mă là đế quốc tinh thần (Empire of Spirit). Đă là tín đồ Công giáo th́ đương nhiên phải tuân phục giáo hoàng tuyệt đối v́ đối với họ, giáo hoàng là đại diện Chúa Ki-tô (Vicar of Christ). Họ tôn thờ Chúa trên hết nên họ cũng tôn kính đại diện của Chúa trên hết. Quyền lợi của Vatican được đặt trên quyền lợi dân tộc. Cho nên, khi đă là một tín đồ Công giáo La mă, người đó đương nhiên đă có sẵn trong ḿnh cái bản chất “phi dân tộc” rồi!

 

Trên thế giới này, chỉ có những kẻ “phi dân tộc” mới theo đạo “Công giáo La mă” v́ họ luôn luôn hướng linh hồn về La mă để nhất cử nhất động đều răm rắp tuân theo các mệnh lệnh “không thể sai lầm” của Đức Thánh Cha!

 

Có thể nói “Công giáo La mă” đồng nghĩa với “Công giáo phi Dân tộc” và từ phi dân tộc đến phản quốc không cách nhau bao xa.

 

Ngược lại, đối với những người có tinh thần dân tộc cao nhă như Jan Hus chẳng hạn, dù là một linh mục Công giáo chăng nữa, ông cũng không có một con đường nào khác hơn là phải chống lại Vatican, chống lại sự lệ thuộc vào quyền tối thượng của giáo hoàng để bảo vệ danh dự quốc gia và độc lập dân tộc.

 

Nói tóm lại, mọi người Công giáo Việt Nam sùng bái Vatican đều là phản quốc. Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam thực sự yêu nước và muốn ḥa nhập vào đại khối dân tộc phải công khai tách rời khỏi Vatican, ngoài ra không c̣n một con đường nào khác. Không một ai có thể cùng một lúc vừa ôm chân đế quốc vừa tự xưng là người yêu nước được. Giáo hội Công giáo sùng bái Vatican là đạo quân thứ Năm của địch nằm vùng trong ḷng dân tộc Việt Nam !                                       

Charlie Nguyễn

 

 

Truyền Thống Abraham Dưới Ánh Sáng Khoa Học Khảo Cổ

 

 Charlie Nguyễn

 

     Trải qua 4000 năm lịch sử, nhân vật Abraham đă được coi là biểu tượng cho niềm khát vọng của con người muốn thiết lập một mối giao ước (covenant) với Thượng đế.

 

Nói đúng ra, đó là khát vọng tâm linh của phần đông các dân tộc Tây phương, bao gồm Âu châu, Do thái và các chủng tộc Ả   rập. Đố với các dân tộc Á châu, ư niệm về sự thiết lập một giao ước với Thượng đế là hoàn toàn xa lạ, nếu không muốn nói là kỳ quặc!

 

Chúng ta không thể tưởng tượng nổi là cái ư tưởng kỳ quặc đó đă xâm chiếm tâm linh của hơn một nửa dân số loài người.  Hiện nay có tới trên 3 tỉ người tôn vinh nhân vật Abraham là Thánh tổ phụ về huyết thống (Father) hoặc Thánh tổ phụ của đức tin (Spiritual Ancestor of Faith).

 

Một điều đáng chú ư là hai tỉ người Ki-tô giáo, 1.3 tỉ người Hồi giáo và 15 triệu tín đồ Do thái giáo từ xưa đến nay luôn luôn thù nghịch nhau, nhưng tất cả đều đồng nhất tự xưng ḿnh là tín đồ độc thàn chân chính của Abraham (True Abrahamic monotheists).   Dù là một nhân vật có thật trong lịch sử hoặc hcỉ là một nhân v6ạt thần thoại, Abraham đă hiển nhiên là một “giáo chủ” có đông tín đồ nhất từ xưa đến nay. Có thể nói, Abraham là giáo chủ của các giáo chủ Tây phương, bời lẽ không có một tôn giáo nào của Tây phương mà không tôn vinh Abraham là tổ phụ đức tin của tôn giáo ḿnh.

 

Cuốn sách đầu tiên của Bộ Thánh kinh Do thái là sách Sáng thế kư (Genesis II: 27-28) cho biết : Noah sinh ra Shem, Shem sinh ra Terah, Terah sinh ra Abraham. Abraham lấy Sarah sinh ra Isaac, Isaac sinh ra Jacob là tổ tiên của 12 bộ lạc Israel. Abraham lấy cô đầy tớ gái Ai cập sinh ra Ismael là tổ tiên của các giống Ả rập. Kinh thánh Do thái kể lư lịch của Abraham như trên để xác định Abraham chẳng những là ông tổ lập đạo Chúa mà c̣n là ông tổ của dân tộc Do thái về huyết thống.

 

Do thái thuộc ḍng dơi chính thức của Abraham c̣n các dân tộc Ả rập đều thuộc ḍng dơi thấp kém v́ chỉ là “con rơi con rớt” của Abraham mà thôi.

 

Trong sách Phúc âm Tông đồ Công vụ của Ki-tô giáo có bức thư của Phao-lồ gửi cho các tín hữu ở Rome, trong đó có câu: “Đức tin của chúng ta là đức tin của Tổ phụ Abraham”  (Epostle to the Romans: Our faith is that faith of our Fatther Abraham).  Phao-lồ là “vị đại thánh” có công hàng đầu trong việ lập đạo và truyền đạo ki-tô, v́ vậy các nhà chuyên nghiên cứu tôn giáo Tây phương đă gọi Ki-tô giáo là “thần học của Phao-lồ” (The Pauline theology). Phao-lồ đă xác nhận Ki-tô giáo là đạo của Abraham. Ng̣ai ra, v́ Phao-lồ là người Do thái nên ông ta đă gọi Abraham là Tổ phụ (Father).

 

Công giáo Việt Nam tránh né không gọi Abraham là “tổ phụ” nhưng cũng tôn vinh Abraham là một vị thánh cao cả ngồi cạnh Đấng chí tôn.  92% dân  số Việt-nam ngoại đạo đều là những kẻ chưa biết đến “đạo thánh” của Abraham! Người Công giáo Việt-nam cảm thấy xót thương đồng bào ḿnh nên đă sáng tác bài kinh bất hủ mang tựa đề :

 

“Kinh Cầu Cho Dân Nước Việt-nam Trở Lại Đạo Thánh”:

 

“Lạy Chúa, thuở Chúa mới giáng sinh, Chúa đă kêu gọi ba vua phương Đông đến thờ lạy Chúa. Chúa đă phán rằng : Ngày sau có nhiều kẻ bởi Đông Tây sẽ đến nghỉ ngơi cùng Thánh Abraham trên nước thiên đàng. Nay nước Việt-nam cũng là một cơi Đông Phương đang c̣n nhiều kẻ tin vơ thờ quấy chưa hề biết Đấng chí tôn. Xin Chúa hăy làm cho nó t́m đến cùng Chúa hầu ngày  sau đặng nghỉ ngơi (cùng thánh Abraham) trên nước thiên đàng, chúc tụng ngợi khen Chúa đời đời kiếp kiếp.”   (Kinh Nhựt khóa 143-146).

 

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad viết kinh Koran vào đầu thế kỉ 7 đă tôn vinh Abraham là tín đồ Hồi giáo. “Abraham chẳng phải là người Do thái, cũng chẳng phải người Ki-tô nhưng ngài là một người công chính, một người Hồi giáo.”  (Abraham was not a Jew nor a Christian but he was upright man, a Muslim – Koran 3:67). “Chúng ta tin Thiên chúa và tin những ǵ đă được Thiên chúa mặc khải cho Abraham và Ismael”  (We believe in Allah and waht eas revealed to Abraham and Ismael – Koran 3:84).

 

Nói tóm lại, tất cả các đạo thờ Chúa gồm có Do thái, Ki-tô và hồi đều dành nhau làm “con cái của Abraham” (The children of Abraham). Nhưng điều mỉa mai là từ nhiều thế kỷ qua đến nay, lịch sử của đám con cái Abraham luôn luôn là lịch sử của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn liên miên bất tận!  Vấn đề đựơc đặt ra 12 nguyên nhân nào đă dẫn đến sự nghi kỵ hận thù không thể hàn gắn giữa những người tự nhận là anh em cùng cha là Abrahan?

 

Nhà khảo cổ chuyên về Thánh kinh (Biblical archaeologist) Tad Szulc, tác giả bài “Abraham, cuộc hành tŕnh của niềm tin”  (Abraham, Journey of faith) đăng trên tạp chí National geographic tháng 12/2001 (trang 90-129), đă trả lời một phần cho vấn đề nêu trên. Tác giả đến Jerusalem quan sát và chụp h́nh nhiều nhóm tín đồ độc thần. Tất cả đều dùng Thánh kinh như những kịch bản bi kịch (drama). Các người thuyế giảng đều tự coi ḿnh như những diễn viên (actors). Lúc đầu các nhóm đều kể chuyện Thánh kinh giống nhau, nhưng về sau họ rẽ sang những chi tiết của câu chuyện khác nhau. Chính sự khác nhau về những chi tiết này đă làm các tôn giáo và các chủng tộc thù nghịch nhau, mặc dù tất cả đều cùng tôn vinh Abraham làm tổ phụ.

 

Màn bi kịch được diễn nhiều nhất tại Jerusalem là chuyện Thiên chúa dựng lên trời đất cạn vật trong 7 ngày, Chúa đuổi tổ tiên loài người là Adam và Eva ra khỏi vười Địa đàng, Chúa tạo nên trận Đại hồng thủy trong đời Noah. Con út của Noah là Shem sinh ra Terah. Terah sinh ra Abraham và Thiên chúa ra lệnh cho Abraham thực hiện một sứ mạng lịch sử. Đến đây câu chuyện bắt đầu khác : Người Hồi giáo tin rằng sứ mạng lịch sử của Abraham đă được mặc khải cho loài người qua Muhammad thuộc ḍng dơi Ismael, con của Abraham. Trong khi những người Do thái và Ki-tô giáo tin rằng họ được Thiên chúa mặc khải và ban cho nhiều ân sủng thiêng liêng qua ḍng dơi Jacob, con của Isaaac, tức cháu nội của Abraham.

 

Đối với các nhà nghiên cứu tôn giáo đứng bên ngoài quan sát đều đưa ra nhận xét : Tất cả các chuyện kể trên đều là bịa đặt, đả đựơc viết ra để tự vinh danh bộ lạc của ḿnh!  (these stories are pure fiction, written for tribal self-glorification – Journey of faith, National Geographic 12/2001, page 90).

 

Chúng ta hăy duyệt qua Kinh thánh Do thái và Kinh Koran của Hồi giáo để xem hai tôn giáo này đă xử dụng truyền thuyết Abraham để tôn vinh dân tộc của họ như thế nào. Cuối cùng, qua kết quả của các công tŕnh khảo cổ, chúng ta sẽ có một giải đáp khoa học khách quan về truyền thuyết Abraham.

 

1. Truyền thuyết Abraham qua Kinh thánh Cựu ước Do thái:

 

Sách Sáng thế kư 11: 27-31 cho biết Abraham sinh tại thành phố Ur ở phía Nam xứ Babylon (nước Iraq hiện giờ). Căn cứ vào sự xác định này của Thánh kinh Cựu ước, vào đầu thập niên 1920 hàng ngàn nhà khảo cổ từ khắp mọi nới trên thế giới đă đổ xô đến Ur để khai quật t́m hiểu về sinh quán của Abraham. Ur là một nới tiều điều bụi bặm, khô cằn sỏi đá và không có một người nước nào cả. Hiện chỉ c̣n một số ụ đất h́nh kim-tự-tháp, một số ngọn tháp Zigguart được xây để thờ thần Mặt trăng (Sin) vào khoảng năm 2100 TCN (Trước Công nguyên). Toàn cảnh thành phố Ur rộng khoảng 120 mẫu (acres) được tạo dựng lên khoảng 5000 năm TCN. Thành phố Ur được khai quật đợt đầu trong thập niên 1920 và sau đó vào thập niên 1930, dưới sự lănh đạo của nhà bác học khảo cổ trứ danh người Anh là Leonard Woolley.

 

Các nhà khảo cổ đă t́m thấy tại Ur nhiều ngôi   mộ cổ của các vua chúa và di tích của nhiều dăy phố. Đặc biệt là những đồ trang sức bằng vàng, bạc và đá quư rất tinh xảo. Điều đó chứng tỏ Ur là một thành phố giàu có và đạt tới tŕnh độ văn minh cao. Theo các giáo sư chuyên khảo cứu về văn minh Babylon thuộc trường Đại học Michigan th́ Ur là thủ đô của vùng Lưỡng Hà châu (Mesopotamia) và là thương cảng của sông Euphrate sát gần với Vịnh Ba tư. Thành phố Ur có tới 12.000 dân và đạt tới điểm cực thịnh vào khoảng năm 2100 TCN.

 

Sau đó, bờ biển của Vịnh Ba tư được đất bồi và tiến xa ra biển, đă để thành phố Ur ở lại phía sau cách bờ biển tới hơn một trăm dặm. Ur dần dần biến thành sa mạc hoang vu. Các công tŕnh khai quật thành Ur không phải là vô ích v́ nó đă đem lại cho các nhà khảo cổ hàng ngàn tấm đất sét phơi khô (sun-dried clay tablets) có những hàn chữ giống như nêm cối gọi là “Cuneiform”.  Lối viết chữ này đă được phát minh từ năm 3200 TCN bởi giống người Sumerians là những cư dân đầu tiên ở vùng Lưỡng Hà châu này.

 

Giáo sư Michalowski, chuyên viên khảo cổ về Luỡng Hà châu thuộc Đại học Michigan và là chủ bút tờ báo nghiên cứu về chữ Cuneiform (Kournal of Cuneiform Studies) cho biết : Thành phố Ur là trung tâm thương mại trong vùng Lưỡng Hà châu vào khoảng 2100 TCN, tương đương với thành phố Venice của Ư sau này v́ tại UR người ta dùng nhiều thuyền bè chạy trên sông Euphrates, sông Tigris và nhiều sông đào thông qua các con sông lớn này. nếu Abraham là một nhân v6ạt có thật vào thời điểm này và nếu được đi học th́ Abraham phải biết toán học, sử học, kế toán và văn chương của người Sumerians. Tại Ur có rất nhiều đền thờ thần Sin, tức thần Mặt trăng (The Moon God). Rất có thể những suy nghĩ về thần Mặt trăng đă dẫn Abraham đến ư tưởng thờ một Thiên chúa duy nhất.

 

Sác Sáng thế kư mô tả thành phố Ur thuộc xứ Chaldes là một điều sai lầm v́ các nhà khảo cổ có đầy đủ bằng cớ xác nhận Chaldes là một địa danh xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà châu vào thiên niên kỷ I TCN, tức sau thời đại của Abraham tới một ngàn năm.

 

Giáo sư Do thái Finkelstein, chủ nhiêm ngành khảo cổ thuộc Đại học Tel Aviv, cho biết : “Trong 20 năm qua, khoa học khảo cổ đă trở thnàh một công cụ chính yếu để khảo cứu các giai đoạn quá khứ của  Do thái Cổ. Sau nhiều năm nghiên cứu , ngành khảo cổ chưa xác định được có hay không có Abraham, nhưng sách Sáng thế kư (Genesis) viết về ông ta được ước tính đă được viết trong thế kỷ 7 TCN.”  (National Geograpic, p.106-107).  Như vậy, sách Sáng thế kư đă được viết để kể chuyện một nhân vật đă sinh ra trước đó tới 13 thế kỷ. Diều này cho thấy chuyện Abraham khó có thể là một chuyện thật.

 

Tuy vậy, các nhà khảo cổ vẫ đọc sách Sáng thế kư và lần ṃ theo từng trang sách để đi t́m dấu vết của Abraham. Sách Sáng thế kư viết : “Họ rời thành phố Ur để đi về Canaan với Terah, Abraham, Sarah và Lot. Họ đến Haran và định cư tại đây.”

 

- Các tài liệu ghi chép bằng chữ Cuneiform ghi nhận vào khoảng năm 2000 TCN có một trận chiến tranh lớn gây ra bời giống người Elamite (tức Iran ngày nay) đến tàn phá thành phố Ur. Đây có thể là lư do khiến gia đ́nh của Abraham phải dời đi nơi khác.

 

- Từ thành phố Ur đến Canaan là cuộc hành tŕnh dài 600 dặm (965 km). Nếu đi đường bộ với đoàn lữ hành có ngựa, lừa, lạc đà ... củng phải mất nhiều tháng hặoc cả năm. Sáng Thế kư cho biết Abraham không đến th8ảng Canaan mà đến định cư tại thành phố Haran một thời gian. Thành phố Haran ngày nay là một ngôi làng  thuộc Thổ nhĩ kỳ với 500 cư dân. Các ngôi nhà của dân làng này đều làm bằng đất sét giống như tổ ong. Thuở xa xưa, làng này là một thành phố thương mại sầm uất v́ nó nằm trên bờ sông Balikh, phía Bắc thung lũng sông Euphrates và là ngă tư quan trọng của vùng Lưỡi Liềm Cận Đông (The firtile crescent of the Near East). Tại đây có nhiều đền thờ thần Mặt trăng giống như ở Ur. Dân cư trở nên thưa thớt v́ khí hậu thay đổi càng ngày càng nóng. Hiện tại nhiệt độ trung b́nh ở đây lên tới 120 độ F.

 

Điều đặc biệt đáng chú ư là ở giữa làng Haran có một ngọn đồi, trên đó có một căn nhà mà dân làng này tin rằng đó là căn nhà khá rộng lớn như nhà của những  người khá giả. theo chuyện dân gian lưu truyến ở vùng này th́ Abraham làm nghề chăn nuôi và thường bán lông cừu cho nông dân trong vùng để đổi lấy nông sản và thực phẩm.

 

Những chuyện về Abraham ở Haran chỉ có thế nhưng cũng thu hút khá nhiều du khách từ những vùng lân cận đến bằng xe buưt (bus) vào cuối tuần để viếng thăm những “di tích” của Abraham !

 

Ở gần làng Haran có thành phố Urfa cới dân số gần nửa triệu người. Từ xa xưa thành phố này đă được coi là sinh quán của Abraham. Hàng năm người ta tổ chức những đại hội lớn gọi là “Đại hội Abraham” thu hút rất đông du khách từ thập phương kéo tới.

 

Truyền thuyết địa phương kể rằng : Abraham sinh ra trong một cái hang đá ở phía nam của thành phố Urfa. Khi mới sinh ra được một ngày, Abraham đă lớn bằng đứa trẻ đầy tháng và sau một năm, Abraham lớn bằng đứa trẻ 12 tuổi. Khi trưởng thành, Abraham đập nát các ảnh tượng của các thần cà khuyên mọi người chỉ thờ một Thiên chúa mà thôi. Vua Nimrod ra lệnh nắt Abraham và xử tử bằng cách thiêu sống. Nhưng khi ngọn lửa mới bùng lên th́ tự nhiên có một ṿi nước đổ nước xuống dập tắt ngọn lửa và những thanh củi đang cháy biến thành những con cá, nhờ thế mà Abraham được cứu sống.

 

Hiện nay, mỗi tuần có nhiều chuyến xe bus chở khách hành hương từ Iran qua viếng hang đá mà họ tin là nơi sinh của  Abraham. Trước khi vào hang đá họ phải đi qua một ngôi đền Hồi giáo có một ngọn tháp nhỏ. Họ ở đây ít phút cầu nguyện Thượng đế trước khi vào viếng thăm hang đá, nơi sinh ra của Abraham, vị thánh tổ vĩ đại của tất cà các đạo thờ Chúa !  Đối với dân chúng ở khắp vùng này th́ sinh quán của Abraham là Urfa chứ không phải Ur như sách Sáng thế kư của đạo Do thái đă nói. Dù cho Abraham sinh ra tại Ur hay Urfa cũng không quan trọng, điều quan trọng là sách Sáng thế kư (cuống sach đầu tiên của bộ Kinh thánh Do thái) đă mô tả chi tiết về Haran : Tại Haran, Chúa nói với Abraham hăy tiếp tục lên đường đi đến Đất hứa. Lúc đó Abraham đă 75 tuổi, vợ là Sarah đă 65 tuổi. Abraham lên đường cùng với vợ và người cháu trai tên là Lot.  Họ mang theo nhiều tài sản gồm súc vật và đồ đạc. Từ haran đến đất hứa  Canaan, Abraham phải đi qua nước Syria. Đất hứa Canaan chính là dải đất của xứ Ai cập. Sáng thế kư mô tả vùng Đất hứa Canaan “chảy ra sữa và mật” (flowing with milk and honey) ngụ ư miền đất này rất ph́ nhiêu. Trong thực tế vùng đất Canaan khô cằn sỏi đá nên từ hai ngàn năm trước Công nguyên đa số cư dân ở Canaan phải sinh sống bằng nghề buôn bán. V́ thế, từ thuở đó chữ “Canaanites” đă có nghĩa là thương gia (merchants).

 

Sách Sáng thế kư kể tiếp: Abraham đến vùng Đất hứa, trước hết cư ngụ tại thành phố Sechem. tại đây Chúa hiện ra với Abraham và phán rằng: “Ta sẽ cho ḍng dơi của con vùng đất này” (To your seed I will give this land).

 

Sechem là tên của một thành phố cổ tại Trung đông đă có từ 2000 năm TCN, tọa lac ở phía tây sông Jordan. Nay thành phố mang tên Nablus, có 130.000 dân và đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Palestine. Hiện tại thành phố này đang là một băi chiến trường giữa Palestine và Do thái. Cũng như hàng ngàn năm về trước, nơi đây đă từng là chiến trường giữa hai dân tộc con cháu của Abraham : Do thái và Ả rập !

 

Sách Sáng thế kư không nói Abraham ở tại thành phố Sechem bao lâu, chỉ nói Abraham đi về phía nam đến sa mạc Negrev. Ngày nay, vùng Negrev đă được dẫn thủy nhập điền nên nghề nông phát triển. Vào thời Abraham, mỗi khi gặp mùa hạn hán vùng này thường bị lâm vào nạn đói trầm trọng. Chính v́ vậy Abraham đă phải bỏ Đất hứa Canaan để đi Ai cập. Nhờ có sông Nil và vùng đồng bằng ph́ nhiêu màu mỡ nên dân Ai cập có một cuộc sống no đủ thịnh vượng. Mục đích của Abraham đến Ai cập kiếm ăn để khỏi bị chết đói. Khi mới tới biên giới Ai cập , Abraham căn dặn Sarah (lúc đó 65 tuổi) : “Em là một người đàn bà đẹp, nếu em nói là vợ ta th́ người Ai cập sẽ giết ta. Vậy em hăy nói là em gái của ta”. Quả nhiên, các cận thần của vua Pharaon thấy Sarah quá đẹp nên đă dẫn nàng  “dinh” (“harem”) của nhà vua.

 

Sự việc vua Pharaon cướp vợ của Abraham làm cho Thiên chúa rất tức giận nên ngài đă gây ra nạn dịch tàn phá Ai cập. Vua Pharaon thấy vậy sợ quá nên gọi Abraham đến để quở trách : “Tại sao ngươi không nói thật với ta Sarah là vợ ngươi? V́ ngươi nói nàng là em gái nên ta  mới lấy nàng làm vợ. Thôi, bây giờ ngươi hăy nhận lại nàng và cút khỏi đây”.  Sau đó, Abraham trở lại Canaan và chính thức định cư tại đây.

 

Tại Canaan, Chúa lại hiện ra với Abraham và xác định lănh thổ Đất hứa : “Ta sẽ cho ḍng dơi của con lănh thổ từ sông Nil của Ai cập đến sông Euphrates” (nay thuộc Iraq). Nhưng Abraham lo lắng nghĩ về tương lai v́ hiện tại Abraham không có một đứa con nào cả.   Abraham oán trách Chúa : “Chúa cho tôi những thứ đó để làm ǵ v́ tôi già sắp chết rồi mà vẫn không có con?”  (Oh my Lord, what can you give me when I am going to my end childless?).  Chúa trả lời : “Con hăy nh́n lên bầu trời và đếm các v́ sao. Ḍng dơi của con sau này cũng sẽ đông như vậy”.

 

Lúc đó, Sarah tin rằng ḿnh không thể nào sinh con được v́ đă 75 tuổi nên thuyết phục chồng ăn nằm cới cô đầy tớ gái Ai cập tên Hagar. ít lâu sau, Hagar sinh cho Abraham đứa con trai đầu ḷng, đặt tên là Ismael. Khi có đứa con đầu ḷng th́ Abraham tṛn 86 tuổi !

 

Mười ba năm sau, tức vào lúc Abraham 99 tuổi, Chúa hứa với Abraham rằng ông ta sẽ là tổ phụ của nhiều quốc gia (father to a multitude of nations). Abraham và Sarah đều phá lên cười và hỏi lại Chúa “Có lẽ nào một ông già trên 100 tuổi và một bà già 90 tuổi sinh con?”.   Đúng một năm sau, Sarah sinh ra một bé trai được hai vợ chồng đặt tên là Isaac, có nghĩa là tiếng cười (theo tiếng Hebrew).  Sau khi có con, Sarah ghen với Hagar và Ismael nên thuyết phục Abraham đuổi họ ra khỏi nhà. Abraham đưa Hagar và Ismael đến một nơi trong sa mạc. Những người Hồi giáo tin rằng nơi đó chính là Mecca hiện nay.

 

Sách Sáng thế kư kể tiếp : Sarah chết năm 127 tuổi tại Quiryat gần Hebron, Abraham đem xác vợ về chôn tại hang Machpelah, thuộc tỉnh Hebron ở gần Biển Chết (the Dead Sea).

 

Sau đó, Abraham đến Haran kiếm vợ cho Isaac tên Rebekah. Cưới vợ cho con trai xong, Abraham đi Hebron để kiếm một cô vợ cho riêng ông, lúc này ông đă 137 tuổi. Cô vợ trẻ của Abraham tên Keturah sinh cho ông 6 đứa con. Sách Sáng thế kư cho biết Abraham chết vào năm 175 tuổi. Isaac va Ismael đem xác cha về chôn bên cạnh mộ của bà Sarah tai hang Machpelah. Ngày nay hang này là thánh địa của đạo Do thái va đạo Hồi.

 

2. Truyền thuyết về Abraham trong đạo Hồi

 

Truyền thuyết về Abraham trong đạo Hồi được thuật lại một cách sơ lược qua 25 câu thơ rải rác trong các chương khác nhau của kinh Koran:

 

- Adam là tổ tiên của loài người và là vị tiên tri thứ nhất của Thiên chúa (Koran 3:33)

 

- Trận Đại hồng thủy  tiêu diệt cả loài người, chỉ ngoại trừ những người và vật trên tàu của ông Noah được cứu thoát mà thôi. Noah là tiên tri thứ hai của Chúa (Koran 7:59-64)

 

- Sau đó loài người sinh sôi nảy nở và thờ nhiều thần nhảm nhí nên Chúa cho tiên tri thứ ba xuất hiện, đó chính Abraham. Với sứ mạng lập đạo thờ một Chúa tức Độc thần giáo (Monotheism), Abraham chống lại cha ruột của minh là Azar (tức Terah) v́ ông này làm ra rất nhiều tượng thần để tôn thờ. Abraham chất vấn cha : “Cha sẽ thờ những ảnh tượng này thay v́ thờ Chúa sao? Hiển nhiên là cha và những người theo cha là những kẻ sai lầm!”  ( Koran 6:74-84 ).

 

Đạo Do thái và đạo Hồi đều tự nhận là đạo chân chính của Abraham v́ không thờ ảnh tượng.ai đạo này kết án đạo Công giáo và Chính thống giáo là những tà đạo v́ hai giáo phái Ki-tô này đều thờ rất nhiều ảnh tượng của Chúa và các thánh!

 

Trong thế kỷ I, “thánh” Phao-lồ của Ki-tô giáo gọi Abraham là “tín đồ Ki-tô giáo trước Phúc âm” ( a Christian before Gospel). Đến thế lỷ 7, Muhammad gọi Abraham là “tín đồ hồi giáo trước kinh Koran”  ( a Muslim before Koran ).

 

Truyền thuyết của Hồi giáo về Abraham trong phần đầu cũng tương tự như trong sách Sáng thế kư của đạo Do thái. Nhưng từ khi bà Sarah nổi ghen và buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Ismael ra khỏi nhà th́ câu chuyện bắt đầu đổi khác : Bà Hagar dẫn con đến một nơi ở sa mạc Syro-Arabia, nơi đó chính là địa điểm của thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay.

 

Năm Ismael lên 13 tuổi, Abraham cắt da qui đầu của con trai và sau đó ông tự cắt da qui đầu của ḿnh, mặc dầu lúc đó ông đă 99 tuổi. Đây là hành vi tỏ ư tuân phục Thiên chúa tuyệt đối. Tục lệ cắt b́ (circumcision) bắt đầu từ đó và dần dần biến thành một nghi  lễ (tương tự như lễ rủa tội của Ki-tô giao) áp dụng cho mọi tín đồ nam giới của đạo Do thái và đạo Hồi.

 

Khi Isamel trưởng thành, Chúa thử ḷng Abraham bằng cách ra lệnh cho ông phải giết đứa con trai yêu quí của ḿnh và đốt nó bằng củi lửa như những vật hy sinh khác ( Koran 37:102-112 ). Abraham tuân lệnh Chúa nên dẫn Ismael lên núi Arafat (cách Mecca 16 dặm) để giết. Nhưng khi Abraham vừa mới vung đao  lên để giết con th́ Thiên chúa ngăn lại. Chúa hứa cho Ismael sau này trỏ thành tổ phụ của một dân tộc lớn. về sau, Ismael có 12 người con trai là tổ tiên của 12 giống dân Ả rập. (Điều này cũng tương tự như Kinh thánh Cựu ước Do thái chép rằng : cháu nội của Abraham là Gia-cóp có 12 con trai là tổ phụ của 12 bộ lạc Do thái. Kinh thánh Tân ước cũng chép : Chúa Jesus chọn 12 tông đồ để lănh đạo 12 bộ lạc Do thái chứ không phải để truyền đạo khắp thế gian.)

 

Trong thời gian bà Hagar và Ismael sống tại sa mạc, Abraham thường xuyên đến thăm. Giữa chốn sa mạc hoang vu này Chúa đă khiến cho một ḍng nước từ dưới những lớp cát phun lên. Đó chính là giếng nước thiêng ở Mecca gọi là giếng Zamzam. Cả hai cha con Abraham đă cùng nhau xây  một đền thờ Chúa đầu tiên trên trái đất. Đó chính là đền thờ Kaaba ở Mecca hiện nay. Tiếng Ả rập Kaaba có nghĩa là Ṭa nhà h́nh khối (the Cubic Building).   Ismael thọ 137 tuổi.

 

Ngày nay, mỗi năm có tới hàng chục triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mecca hành hương. Địa điểm chính yếu là đền thờ Kaaba. Trước khi tới đền thờ này, người ta phải đi bộ qua các đại lộ Abraham, Hagar, Ismael và Muhammad. Sau đó, các khách hành hương đi thăm giếng nước Zamzam đă nuôi sống hai mẹ con Ismael ở sa mạc.  Cuối cùng họ kéo nhau lên núi Arafat, cách Mecca 16 dặm, giết những con cừu làm lễ tế sinh (animal sacrifice offering) để tưởng niệm Abraham toan giết Ismael làm lễ hy sinh tế lễ Thiên chúa !

 

3. Quan điểm của Vatican về Abraham:

 

Mặc dầu chỉ đọc qua những truyền thuyết về Abraham của đạo Do thái hay đạo Hồi, chúng ta cũng nhận thấy trong những câu chuyện có đầy dẫy những chi tiết huyền hoặc nhảm nhí. Tuy nhiên, Giáo hoàng John Paul II là người lănh đạo tối cao của gần một tỉ tín đồ Công giáo tin rằng Abraham là một nhân vật có thật. Năm 1994, John Paul II công bố ư muốn làm một cuộc hành hương đến thành phố Ur để vinh danh thánh tổ phụ Abraham. Giáo hoàng tuyên bố : “Nếu không khởi đầu từ thành phố Ur th́ mọi cuộc thăm viếng các vùng đất của Thánh kinh sẽ không thực hiện được, bởi v́ mọi sự bắt đầu từ đó”  (No visit to the lands of the Bible is possible without a start in Ur, where it all began – national geographic, 12/2001, page 98).

 

Vatican đă vận động Saddam Hussein cho phép giáo hoàng đến thăm Ur v́ thành phố cổ này hiện thuộc lănh thổ phía nam của Iraq. Cuối năm 1999, Saddam Hussein dứt khoát bác bỏ lời yêu cầu của Vatican. Giáo hoàng bèn quyết định tổ chức một đại lễ tại đại giảng đường ở Vatican. Ngày 23-2-2000, 6000 người tụ họp tai đại giảng đường Vatican để dự đại lễ tưởng niệm Abraham do giáo hoàng chủ lễ. Nghi thức chủ yếu trong buổi lễ này là giáo hoàng châm lửa đốt một đống củi nhỏ trên bàn thờ để tưởng nhớ hành vi giết con của Abraham làm vật hy sinh tế lễ Thiên chúa!  Khói và mùi hương lan tỏa khắp đại giảng đường. Dĩ nhiên, đối với Do thái giáo và Ki-tô giáo, đứa con trai mà Abraham định giết để tế Chúa là Isaac chứ không phải Ismael. Bà Hagar và Ismael của Hồi giáo hoàn toàn bị quên lăng trong hai tôn giáo này.

 

4. Quan điểm của cá nhà khoa học khảo cổ về Abraham

 

Sách Sáng thế kư là sách đầu tiên của Bộ Thánh kinh Do thái đă chép : “Terah sinh ra Abraham tại Ur.” Các cuộc khai quật khảo cổ trong thế kỷ 20 đă xác định sự hiện hữu của thành phố Ur, nhưng các kết quả thu lượm được chứng tỏ Abraham chỉ là một nhân vật thần thoại.

 

Cuộc khai quật thành phố Ur lần đầu tiên đuợc thực hiện năm 1917 bởi nhà khảo cổ trứ danh người Anh là Sir Leonard Wooley. Con số những hiện vật đào được rất nhiều và rất đa dạng khiến cho các nhà khoa học dễ dàng xác định  được hạn tuổi và t́m hiểu các khía cạnh của đời sống  người xưa. Báo National Geographic số tháng 5 năm 1999 đă viết về vấ đề như sau:  “Những tài liệu khổng lồ thu thập được về những thành tựu của con người đă xác định được lịch sử của Lưỡng Hà châu, nơi sinh quán theo truyền thuyết của một nhân vật cả ba tôn giáo Do thái, Ki-tô giáo và Hồi”.

 

“Nơi sinh quán theo truyền thuyết về Abraham là thành phố Ur đă bị bỏ hoang từ thế kỷ 4 trước Công nguyên do sự đổi ḍng của con sông Euphrate khiến cho Ur bị vây hăm bởi sa mạc”  (Traditional birthplace of Abraham, the city of Ur, was abandoned is the fourth century BC. after the Euphrate changed course, leaving Ur enclosed by desert).

 

Các cuộc khai quật khảo cổ tại Ur và các vùng khác thuộc Babylon đă đem đến cho các nhà khoa học hàng chục ngàn tấm đất sét phơi khô có ghi chữ ‘Cuneiform’. Đó là những cuốn sách ghi chép đủ thứ, từ sử liệu, thơ văn, tôn giáo, tóan học, khoa học và rất nhiều chuyện thần thoại. Trong kho chuỵên thần thoại của thành phố Ur có chuyện về Abraham.

 

Nhà khảo cổ Mellersh (tác giả Archeological Section của Bộ Đại từ diện Bách khoa Great Encyclopedic Dictionary) cho biết : Tại thành phố Ur có chuyện thần thoại về vị Thần đất Terah. Thần đất sinh con trai đặt tên là Abraham, có nghĩa là một vị nam thần (male god) và một con gái đặt tên là Sarai, có nghĩa là nữ thần (female god). Về sau hai người lớn lên, Abraham đă lấy em gái làm vợ.

 

Năm 322 TCN, Hoàng đế Hy lạp là Alexander the Great chiếm Do thái và vùng Lưỡng Hà châu và thiết lập sự cai trị vùng này trong 180 năm (322 TCN – 152 TCN). Các chuyện thần thoại của Do thái và Lưỡng Hà châu đều được dịch sang tiếng Hy lạp và phổ biến tại Âu châu. ngôn ngữ la tinh đă mượn tên thần đất Terah (cha của Abraham) để làm nguyên ngữ cho dnah từ TERRA có nghĩa là đất. Sau đó, Pháp ngữ dùng chữ Terra làm nguyên ngữ cho danh từ của Pháp là La Terre. Như vậy, theo kết quả khảo cổ, Abraham chỉ là tên đọc trại ra từ tên thần thoại.  Abraham trong chuyện thần đất Terah của thành phố Ur mà thôi. Abraham là một nhân vật không có thật.

 

Chuyên gia Do thái về khảo cổ tại Đại hoc Tel Aviv tuyên bố : “Abraham là vấn đề không thể truy t́m được. Không có một bằng chứng nào về sự hiện hữu của ông ta. Đi t́m một nhân vật Abraham lịch sử c̣n khó hơn nhiều so với việc đi t́m một Jesus lịch sử. Điều quan trọng là chúng ta hăy giả định Abraham chỉ là một ư tưởng được nhân cách hóa mà thôi.”  (Abraham is beyond recovery. Without any prooof of the patriarch’s existence, the search for a historical Abraham is even more difficult than the search for a historical Jesus. The important thing is to assess the meaning and legacy of the ideas of Abraham came to embody. National geographic Dec. 2001, page 96).

 

Ư tưởng chính yếu của Abraham là “chỉ tôn thờ một Chúa mà thôi”. Nhà khảo cổ Tad Szule, tác giả bài viết “Abraham, cuộc hành tŕnh của niềm tin” (Abraham Journey of faith – N. Geographic, Dec 2001) kết luận:  “ Các tín đồ độc thần nói lên niềm tin của Abraham vao một Thiên chúa, chính niềm tin đó đă làm thay đổi thế giới từ xưa tới nay” (They spell out his fundamenta belief that there is one Gos. That belief changed the world forever).

 

Người đưa ra chủ thuyết “chỉ thờ một Chúa” có thể đă có một mục tiêu vĩ đại là thống nhất các bộ lạc, hoặc các dân tộc trong niềm tin một Thiên chúa Duy nhất.

 

. Họ kỳ vọng các bộ lạc và các dân tộc sẽ coi nhau như anh em và sống trong ḥa b́nh. Trong thực tế, các đạo độc thần cùng thờ một Chúa và cùng chung một ông tổ Abraham đă không ngừng chém giết nhau trong những thế kỷ qua. Thực tế phủ phàng đă hùng hồn minh chứng rằng : “Độc thần Thiên Chúa giáo, tức lư tưởng Abraham, đă hoàn toàn bị phá sản" !

 

 

Charlie Nguyễn

 

 

JESUS DƯỚI CÁI NH̀N CỦA DO THÁI GIÁO VÀ HỒI GIÁO

 

 

 Theo con số thống kê của "Time Almanach 2001" th́ Ki Tô Giáo, tức Cơ Đốc Giáo (Christianity) là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 dân số toàn thể nhân loại.

  Dân số thế giới hiện nay là 5 tỷ 929 triệu.

  Số lượng tín đồ Ki Tô Giáo (Christians) là: 1 tỷ 943 triệu.

  Mặc dầu gần hai tỷ người đó đều tự nhận là tín đồ Ki Tô (Christians) nhưng họ thuộc về nhiều giáo hội khác nhau, với những tín điều và nghi lễ khác nhau. Nói chung, những người theo Ki Tô Giáo có thể được chia thành 5 nhóm tôn giáo sau đây:

1. Công  Giáo La Mă: 1 tỷ 026 triệu (trực thuộc Vatican)

2. Các giáo phái Tin Lành: 316 triệu (trên 200 giáo phái chống đối Vatican)

3. Chính Thống Giáo: 213 triệu (phần lớn ở  Đông Âu, Nga và Bắc Phi)

4. Anh Giáo: 63 triệu (nghi lễ giống Công Giáo nhưng không thuộc Vatican)

5. Các nhóm Ki Tô Giáo độc lập: 373 triệu (Unaffiliated Christians)

Qua gần hai ngàn năm lịch sử, Ki Tô Giáo đă bị phân hóa trầm trọng và những cuộc thánh chiến tương tàn giữa những người anh em có cùng niềm tin vào Chúa Ki Tô đă làm tiêu hao nhiều chục triệu sinh linh. Nhưng có một sự kiện nổi bật trong lịch sử là: Dù cho những người Ki Tô Giáo chống đối nhau, thậm chí giết nhau như cuộc xung đột Công Giáo Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan hoặc xung đột giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo ở Nam Tư, nhưng họ vẫn có chung một niềm tin: Jesus là Chúa Cứu Thế (Messiah/Christ).

Qua lăng kính tâm linh của các tín đồ Ki Tô Giáo, Jesus là đấng Messiah với những thuộc tính sau đây:

1. Ngài là Thiên Chúa hóa thân thành người (God in human form).

 2. Ngài chết để chuộc tội tổ tông của loài người

3. Ngài sống lại lên trời và sẽ xuống thế gian lần thứ hai vào ngày tận thế để xét xử mọi người sống và chết (mọi người chết sẽ sống lại để được xét xử)

Như chúng ta đă biết, Do Thái và Hồi Giáo cũng là những đạo thờ Thiên Chúa nhưng cả hai đều phủ nhận Jesus là Messiah với những thuộc tính nói trên.

Hai tôn giáo Do Thái và Hồi đă đưa ra những luận cứ nào để bác bỏ tư cách Messiah (Kitô) của Jesus? Đó là nội dung chính yếu của bài viết này.

 

I. QUAN ĐIỂM CỦA DO THÁI GIÁO VỀ JESUS

 

Jesus là một người có thật, bằng xương bằng thịt, đă được sinh ra ở Do Thái cách đây gần 2000 năm.

Nhưng ư niệm về Messiah (Chúa Cứu Thế/ Chúa Ki Tô) là một sản phẩm đặc biệt trong tư duy của dân tộc Do Thái. Để t́m một định nghĩa xác thực nhất về Messiah, thiết tưởng không có ǵ đáng tin cậy hơn là Tự Điển Bách Khoa về Đạo Do Thái (The Shengold Jewish Encyclopedia).

Niềm tin vào Đấng Messiah (Messianism) được định nghĩa như sau: "Niềm tin vào đấng Messiah là niềm tin rằng: dân tộc Do Thái và toàn thể nhân loại được dẫn đến một thời đại hoàng kim, trong đó nền công lư toàn hảo và nền ḥa b́nh thế giới được thực hiện bởi đấng Messiah. Ngài là vị vua lư tưởng và là một người toàn hảo. Danh từ "Messiah" có nghĩa là "Người được xức dầu", đây là một phương cách cổ xưa để tôn vinh một người được trao trọng trách đặc biệt. Danh từ "Messiah Adonai" có nghĩa là "Người được Thiên Chúa xức dầu". Đây là một danh hiệu do Cựu Ước dùng để gọi các vị vua của Israel. Các vị tiên tri trong kinh Thánh mô tả Messiah là một người được Thiên Chúa chỉ định, một vị lănh đạo lư tưởng để đưa toàn thế giới đến nền công chính và ḥa b́nh. Qua nhiều thế kỷ lưu lạc, dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục ước mơ về sự xuất hiện của đấng Messiah".

(Messianism:  The belief that the Jewish people and all humanity would be led to a Golden Age of perfect justice and universal peace by a Messiah, an ideal king and a perfect man. The Hebrew Messiah means "one anointed man with oil", the ancient way of dedicating a man to a special service. Messiah Donai - The Anointed of  God - was a title of honor given in the Bible to the Kings of Israel.  The prophets described the Messiah as a divinely appointed man, an ideal ruler who would lead the world in righteousness and in peace.

During the long centuries of exile, the Jewish people continued to dream of the Messiah).

Qua định nghĩa "Messiah" nói trên của người Do Thái, ta thấy sứ mạng của "Chúa Cứu Thế" chính danh phải là người thực hiện được nền ḥa b́nh thực sự và nền công chính toàn hảo trên khắp thế giới. Xét theo tiêu chuẩn này, mọi người đều sẽ nhận rơ rằng: Jesus chỉ là một kẻ vô dụng v́ y chưa từng bao giờ góp được một chút công lao nào cho nền công chính và ḥa b́nh của nhân loại.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều điều tiên tri về Messiah. Nhưng Jesus chưa từng bao giờ thực hiện được một điều nào để chứng tỏ ông ta là Messiah cả. Thí dụ:

- Tiên tri Isaiah (thế kỷ 8 TCN) định nghĩa Messiah là đấng "giải thoát mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Thử hỏi Jesus đă giải thoát được một người nào bị áp bức trên thế gian này?

- Isaiah cũng nói: Đấng Messiah sẽ gom góp toàn dân Do Thái trở về đất Israel (Gather all Jews back to the land of Israel - Isaiah 43: 5-6). Lịch sử Do Thái đă chứng minh ngược lại: Jesus chết khoảng năm 30. Đến năm 70 th́ Israel bị quân La Mă đánh chiếm và tiêu diệt người Do Thái vô số kể. Đến nỗi người Do Thái sợ bi diệt chủng nên đă bỏ xứ lánh nạn khắp nơi trên thế giới. Gần 19 thế kỷ sau (1949) th́ Liên Hiệp Quốc (không phải Jesus) đă gom dân Do Thái về Israel!

-  Tiên tri Zechariah nói: Đấng Messiah là vua cai trị toàn thế giới (King over all the world - Zech. 14: 19) Điều này th́ trong 2000 năm qua và cho đến muôn kiếp về sau chẳng bao giờ Jesus có thể thực hiện được!

- Tiên tri Isaiah xác định: Messiah phải là người thuộc ḍng vua David theo phụ hệ (Messiah must be decended on his father's side from King David.

- Isaiah 11: 1) Jesus có mẹ đồng trinh nên không có cha, vậy y làm sao thuộc ḍng David theo phụ hệ được? Do đó, Jesus không có tư cách Messiah.

- Người Do Thái hoàn toàn bác bỏ tính cách Thiên Chúa của Jesus v́ Cựu Ước dạy "Thiên Chúa chỉ có Một" (The Lord is One - Dent 6: 4) và "Thiên Chúa là vĩnh cửu, vượt thời gian. Ngài là vô cùng, vượt không gian. Ngài không thể được sinh ra và không thể chết" (God is eternal above time. He is infinite above space. He cannot be born and cannot die - Numbers 23: 19). Jesus đă được sinh ra bởi bà Maria và đă chết dù chỉ chết 3 ngày 3 đêm) nên Jesus không thể là Thiên Chúa v́ Thiên Chúa không chết dù chỉ trong giây phút.

Người Do Thái vẫn chờ đợi sự xuất hiện của đấng Messiah. Điều đó có nghĩa là đấng Messiah chưa từng bao giờ xuất hiện trên thế gian này. Đối với họ, Jesus không hề thực hiện được một điều nào Cựu Ước đă tiên tri về Messiah nên Jesus không bao giờ được dân tộc Do Thái công nhận. Người Do Thái cũng phủ nhận sự tái lâm của Jesus v́ thần học của đạo Do Thái khẳng định Messiah chỉ đến một lần và không bao giờ trở lại. (No second coming of Messiah).

Dân tộc Do Thái rất kiên tŕ trong niềm tin tôn giáo v́ họ tin tưởng rằng đạo Do Thái là đạo duy nhất do Thiên Chúa mặc khải cho cả quốc gia (a national revelation). Truyền thuyết về Messiah là sản phẩm tâm linh của cả dân tộc Do Thái. Họ không ngờ truyền thuyết này đă trở thành chiếc boomerang quay ngược lại tiêu diệt dân tộc ḿnh. Trong gần hai ngàn năm qua, họ luôn luôn phủ nhận tư cách Messiah của Jesus. Hậu quả thảm khốc là nhiều triệu người Do Thái đă bị giết nhưng vẫn chưa đủ đền mạng của một người Do Thái được người ta tôn vinh là Đấng Messiah!

 

II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒI GIÁO VỀ JESUS

 

Khi nghiên cứu về Hồi Giáo, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy người Hồi Giáo - nhất là Hồi Giáo Ả Rập - rất quan tâm và viết khá nhiều về Jesus.

Tiến sĩ Tarif Khalidi, giáo sư môn ngôn ngữ học Ả Rập tại Đại Học Cambridge, đă thu thập được 303 câu chuyện (stories) qua hàng trăm cuốn sách bằng tiếng Ả Rập viết về Jesus.

Ông đúc kết lại thành sách "The Muslim Jesus". Nguyên bản bằng tiếng Ả Rập. Bản dịch Anh ngữ  246 trang do Havard University Press xuất bản 2001. Tựa đề của cuốn sách ngụ ư Jesus không phải là người Do Thái, cũng không phải là giáo chủ đạo Ki Tô mà là một tín đồ Hồi Giáo. Cũng tương tự như Jesus, Abraham và Moises đều được người Hồi Giáo coi là những người đồng đạo của họ. Muhammad khẳng định: "Abraham không phải là Do Thái hay Ki Tô. Abraham, Moises và Jesus đều là những tín đồ Hồi Giáo. (Abraham was not a Jew nor yet a Christian. Abraham, Moises and Jesus are Muslims - Koran 3: 67).

Người Hồi Giáo cho rằng: các tín đồ Ki Tô đă hiểu sai về Jesus và chỉ có người Hồi Giáo mới có cái nh́n đích thực về một "Jesus Thật"  (The Real Jesus).

Tất cả những quan niệm của người Hồi Giáo về Jesus đều được Muhammad truyền dạy trong kinh Koran qua những câu thơ rải rác trong 15 chương sách. Chúng ta cũng biết rằng kinh Koran là Kinh Thánh của Hồi Giáo (The Holy Bible of Islam). Đối với các tín đồ Hồi Giáo, Jesus thật là Jesus được mô tả trong kinh Koran (Quranic Jesus). Đó chính là Jesus trong đức tin Hồi Giáo:

- Kinh Koran ca ngợi Jesus là tiên tri của Thiên Chúa (a prophet of God) là sứ giả của Chúa (a messenger of God) là tiếng nói và tinh thần của Thiên Chúa Allah (the Word and the Spirit of Allah) (Koran 3: 45).

- Kinh Koran ca ngợi Jesus có tài tranh biện v́ được Thiên Chúa ban sức mạnh tinh thần thánh thiện (God gave Jesus clear arguments and strenghten him with the holy spirit - Koran 2: 87). Thiên Chúa dạy dỗ Jesus sự khôn ngoan và sự hiểu biết về kinh Thánh Cựu Ước, Tân Ước (Allah taught him the wisdom, and the Tawrah, the Injil - Koran 3: 48) Jesus có khả năng chữa lành những kẻ mù hoặc những kẻ cùi hủi và khiến cho kẻ chết sống lại với sự cho phép của Thiên Chúa Allah (Jesus heals the blind and the leprous and bring the death to life with Allah's permission - Koran 3: 49)

- Hồi Giáo công nhận Jesus được sinh ra bởi bà Maria đồng trinh (And She who guarded her chastity - Koran 21: 91). Koran nhắc lại lời của bà I-sa-ve (mẹ của Gioan) chúc mừng bà Maria: "Thiên Chúa Allah đă chọn bà trên hết mọi người nữ ở thế gian này" (Allah has chosen you above the women of the world! - Koran 3: 42).

- Hồi Giáo tin rằng Jesus sẽ trở lại thế gian vào ngày phán xét cuối cùng nhưng chỉ với tư cách nhân chứng mà thôi. Vị thẩm phán tối cao xét xử mọi người là Thiên Chúa Allah. (On the day of Resurrection Jesus shall be a witness - Koran 4: 159).

  - Hồi Giáo không nói Jesus đă từ kẻ chết sống lại, nhưng tin rằng Thiên Chúa Allah đă đưa Jesus về trời. (Allah took him up to Himself - Koran 4: 158)

Mặc dầu Hồi giáo tôn vinh Jesus như trên nhưng họ hoàn toàn  phủ nhận tư cách Thiên Chúa hoặc Con Thiên Chúa của Jesus. Koran khẳng định: "Thật là nhục mạ Thiên Chúa đối với những kẻ nói Jesus, con của Maria, là Thiên Chúa. Jesus không là ǵ khác hơn là tôi tớ của Thiên Chúa mà thôi" (They do blaspheme who say God is Jesus, son of Maria. He was no more than a servant of God - Koran 5: 72-75).

Jesus không phải là một sinh vật linh thiêng mà chỉ là một người thường như chúng ta. Trước mặt Thiên Chúa Jesus cũng giống như Adam, tất cả đều được Thiên Chúa dựng lên bằng tro bụi. (Surely, the likeness of Jesus is with Allah as the likeness  of Adam. He created him from dust - Koran 3: 59). Sở dĩ Jesus được coi là một người đặc biệt v́ ông ta được Thiên Chúa Allah ban cho đặc ân và ngài biến ông ta thành một gương sáng cho con cháu của dân tộc Do Thái. (Jesus, son of Mary, was naught but a servant on whom God bestowed favor and made him an example for the children of Israel - Koran 43: 59).

- Hồi Giáo kịch liệt chống lại Thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi.  Kinh Koran luôn luôn nhắc đi nhắc lại điều quan trọng nhất của đạo Hồi là: Thiên Chúa chỉ có Một. Ngài không sinh con và không do ai sinh ra. Không có một người nào giống Thiên Chúa cả. (Say not three Deists, Allah is One. Koran 4: 117, Say, He, Allah is One. He begets not, nor is He begotten and none is like Him. Koran 112: 1-4)

Thiên Chúa không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai đồng hóa với Ngài - Bất cứ ai gán ghép một cái ǵ đó vào Thiên Chúa đều phạm tội trọng. (Surely, Allah does not forgive that anything should be associated with him - Whoever associated anything with Allah he devises indeed a great sin - Koran 4: 48)

- Hồi Giáo phủ nhận việc Jesus bị đóng đinh trên thập giá (They - the Jews - killed him not nor cruxified him - Koran 3: 59) đồng thời phủ nhận "tội tổ tông" của Adam và Eva, mặc dầu Hồi Giáo cũng tin hai vị này là tổ tiên của loài người. Nói cách khác, Hồi Giáo hoàn toàn phủ nhận lập luận của đạo Ki Tô cho rằng đă chịu chết trên thập giá chuộc tội tổ tông để cứu loài người.

Đọc kinh Koran, mọi người sẽ nhận thấy thái độ rất rơ rệt của Hồi Giáo đối với Ki Tô Giáo:

Một mặt, người Hồi Giáo rất tôn kính Jesus. Mặt khác người Hồi Giáo tỏ thái độ thù nghịch đối với các tín đồ Ki Tô Giáo v́ người Ki Tô vi phạm những điều cấm kỵ hết sức nghiêm ngặt của đạo Hồi là tuyệt đối cấm thờ bất cứ một ai ngoài Thiên Chúa Allah và cấm thờ ảnh tượng. Muhammad qui trách nhiệm cho những người Do Thái lập đạo Ki Tô đă ngụy tạo Lời Chúa và viết thêm những điều bậy bạ vào Thánh Kinh làm cho Ki Tô Giáo trở thành một tà đạo.  Muhammad viết:

- "Những người Do Thái (lập đạo Ki Tô) là những kẻ đă thay đổi Lời Chúa hoặc xuyên tạc Lời Chúa bằng miệng lưỡi của họ và nhạo báng đạo của Chúa" (of those who are Jews there are those who alter the words of God... distorting the words with their tongues and taunting about religion - Koran 4: 46).

- "Thật là một thảm họa cho những kẻ viết Thánh Kinh bằng bàn tay của họ rồi nói rằng sách đó do Thiên Chúa ban cho" (Woe, then, to those who write the Book with their hands and then say: This is from Allah - Koran 2: 79).

Muhammad ca ngợi Jesus là người hết ḷng tôn thờ Thiên Chúa Allah - kinh Koran có thuật lại lời cầu nguyện của Jesus như sau:

"Vinh danh Chúa Allah. Chúa biết những ǵ con nghĩ trong đầu nhưng con không biết điều ǵ trong ư Chúa. Chỉ có chúa là Đấng Thông Biết mọi sự".

(Glory to Allah. Thou knowest what is in my mind and I do not know what is in Thy mind. Surely Thou art the great knower of the unseen things - Koran 5:117)

Đối với đạo Hồi, Jesus được coi là một người công chính giống như tiên tri Elisha của đạo Do Thái. Kinh Koran viết: "Jesus và Elisha đều chung một hàng của những người Công Chính".

(Jesus and Elisha were all in the rank of the Righteous. Koran 6: 85)

 Nhưng các tín đồ Ki Tô Giáo lại bị người Hồi Giáo coi là "những kẻ không tin Chúa" (The disbelievers) và họ sẽ phải chịu h́nh phạt sau đây do người Hồi Giáo dành cho họ:

"Chúng ta sẽ gieo kinh hoàng nơi trái tim của những kẻ không tin đạo. Cho nên, hăy chặt đầu chúng và bứt hết các đầu ngón tay của chúng!" (We will cast terror into the hearts of those who disbelieve. Therefore strike off their heads and strike off every fingertips of them - Koran 8: 12).

 

 

 

 

 

ẢNH HƯỞNG THẦN HỌC DO THÁI VÀ KITÔ GIÁO

TRONG NIỀM TIN ĐẠO HỒI

 

(The Judeo - Christian Theology in Muslim Beliefs)

 

             Trong lịch sử văn hóa Tây Phương, Abraham là người đầu tiên đưa ra chủ thuyết chỉ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất (The Unity God) vào khoảng năm 2000 TCN. Do đó, Abraham được coi là ông tổ chung của các đạo Độc Thần (Monotheism) tức là các đạo Thiên Chúa. Năm 1250 TCN, Maisen (Moses) canh cải lại đạo của Abraham với sách Torah (Law) để thành lập ra đạo Do Thái như hiện nay (Mosaic Judaism). Đạo này c̣n được gọi là đạo Maisen để phân biệt với đạo Do Thái cũ của Abraham (Abrahmie Judaism).

            Đầu thế kỷ 1 sau Công Nguyên, Jesus sinh ra và lớn lên trong ḷng đạo Do Thái đă có những tư tưởng cải cách tôn giáo và xă hội. Sau 3 năm rao giảng chủ thuyết của ḿnh, Jesus đă bị đế quốc La Mă giết chết vào năm 30 sau Công Nguyên. Bốn mươi năm sau khi Jesus chết, một số người ở Hy Lạp viết sách kể chuyện cuộc đời và thuật lại những lời nói của Jesus. Những sách này được gọi là sách Tin Mừng (Good News), tiếng Hy Lạp gọi là Gospel, người Tàu dịch là Phúc Âm. Các sách Phúc Âm đă biến Jesus thành Thiên Chúa của đạo Ki Tô.

            Đến đầu thế kỷ 7, một thương gia tên Muhammad tại thành phố Mecca, thuộc xứ Arabia, đă bỏ ra 23 năm ṛng ră để viết sách Qu'ran (Koran) thuật lại những điều Thiên Chúa phán dạy qua trung gian là thiên thần Gabriel. Muhammad không nhận ḿnh là tác giả của kinh Koran mà chỉ là người thuật lại mà thôi ( a reciter).

            Kinh Torah trở thành đại diện cho Bộ Kinh Thánh Cựu Ước  của đạo Do Thái. Các sách Phúc Âm (Gospels) là ṇng cốt của đạo Ki Tô. Kinh Koran là căn bản của đạo Hồi.

            Muhammad đă xác định trong kinh Koran: Đạo Hồi là đạo thờ một Thiên Chúa duy nhất.  Kinh Koran được Thiên Chúa soi sáng để xác nhận lại những điều Chúa đă mặc khải trong kinh Torah (Cựu Ước Do Thái)  và trong sách Phúc Âm (sách Tân Ước của đạo Ki Tô). Kinh Koran nói rơ điều đó: "Chúa đă mặc khải cho con - Muhammad - cuốn Thánh Kinh của Chân lư để xác nhận những điều đă được mặc khải trước đó như đă mặc khải trong kinh Torah và trong Phúc âm". (God hath revealed to thee - Muhammad - the Scripture with truth confirming that which was revealed before it as He revealed the Torah and the Gospel - k3: 3).

            Như vậy, chính giáo chủ Muhammad đă xác định đạo Hồi là đạo thứ ba trong hệ thống tôn giáo độc thần của Abraham, sau đạo Do Thái và đạo Ki Tô.

            Tuy nhiên, theo quan điểm của đạo Hồi, hai đạo Do Thái và Ki Tô có trước từ lâu nhưng các tín đồ Do Thái cũng như các tín đồ Ki Tô đều đă đi sai đường với những giáo lư lầm lạc.  Ông kêu gọi các tín đồ Hồi Giáo đừng kết bạn với những người đó để khỏi bị lầm lạc như họ:

            "Hỡi các tín đồ Hồi Giáo! Đừng kết bạn với các tín đồ Do Thái và Ki Tô Giáo. Thiên Chúa không dẫn đường cho những kẻ lầm lạc ấy."(Oh ye who believe!  Take not the Jews and Christians for friend. Allah guideth not wrongdoing folk - Koran 5: 51).

            V́ hai đạo thờ Chúa là đạo Do Thái và đạo Ki Tô đă bị các giới tu sĩ làm cho sai lạc rất nhiều, nhất là đạo Ki Tô đă biến thành tà đạo Đa Thần (thờ Thiên Chúa Ba Ngôi) và tôn thờ ảnh tượng như những kẻ ngoại giáo. Họ đă làm mất đi ư nghĩa quan trọng của đạo Thiên Chúa là chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất mà thôi. Chính v́ vậy, Thiên Chúa đă lập đạo Islam là một đạo Độc Thần đúng nghĩa. Koran ghi lời Chúa phán:

"Hôm nay ta đă hoàn thiện một tôn giáo và chọn cho tôn giáo đó tên gọi là Islam".   (This day have I perfected your religion and I have chosen for you as religion al - Islam - Koran 5: 3)

Đọc qua các kinh sách của đạo Hồi, cũng như các sách sử trong 14 thế kỷ tồn tại của tôn giáo này, chúng ta nhận thấy một thái độ rất rơ rệt của người Hồi Giáo là: Một mặt họ rất nghi kỵ và thù nghịch với các tín đồ Do Thái và Ki Tô Giáo, nhưng đồng thời họ lại rất tôn kính các vị giáo chủ như Maisen (Moses) Jesus và các vị tiên tri của các sách Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước. Họ tôn kính gọi tất cả các vị nói trên là Thiên Sứ (Messengers). Tiếng Ả Rập là NABI.

Đối với Hồi Giáo, chỉ có sự sai lầm trong các tín đồ Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo mà thôi. Trái lại, các thiên sứ của đạo Do Thái và đạo Ki Tô đều không sai lầm. Chính v́ vậy, những điều mà Thiên Chúa đă mặc khải cho các vị thiên sứ của hai đạo nói trên đều là những điều cốt yếu của đức tin Hồi Giáo. Điều này được kinh Koran xác nhận rất rơ ràng như sau: "Đức Tin của chúng ta là đức tin của Abraham. Chúng ta tin Thiên Chúa và những điều Chúa đă phán truyền cho tổ phụ Abraham, Ismael, Isaac, Jacob và con cháu của Ngài. Chúng ta tin những điều Thiên Chúa đă xác minh với Maisen và Jesus".

(Ours is the creed of Abraham. We believe in God and in that which has been bestowed upon Abraham, Ismael, Isaac, Jacob and their descendants and that which has been vouched to Moses and Jesus - Koran 2: 35-36).

Các sách viết về giáo lư Hồi Giáo đều đồng nhất tóm lược tất cả các tín-điều căn-bản (fundamental beliefs) thành 6 điều chính yếu được gọi là "SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN" (The Six Pillars of Faith):

 

1. Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).

2. Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ

3. Tin các sách Mặc Khải (Books of Revelation)

4. Tin các vị Thiên Sứ (Messengers/Prophets)

5. Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại, mọi người sẽ được Thiên Chúa xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

6. Mọi việc do Thiên Chúa tiền định, nhưng mọi người đều có ư chí tự do.

 

TÍN ĐIỀU 1:  TIN CÓ MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT

 

Điểm đặc biệt trong quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi là luôn luôn nhấn mạnh đến đặc tính duy nhất tuyệt đối của Thiên Chúa (the absolute Oneness of God). Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận các huyền thoại về "Con của Thiên Chúa" hoặc "Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người". Kinh Koran ghi như sau: "Thiên Chúa không chọn ai làm con và không chọn một đồng sự nào trong thẩm quyền tuyệt đối của Ngài".

 (God had chosen no son, nor had He any partner in the absolute sovereignty - Koran 25: 2).

Căn cứ vào kinh Koran, giáo lư của giáo phái Sunni đă giảng rộng thêm như sau: "Thiên Chúa là Một, không có một ai tương đương với Ngài, Thiên Chúa không có khởi đầu và không có kết thúc. Ngài là thường hằng vĩnh cửu. Ngài vừa là Alpha vừa là Omega - chữ đầu và chữ cuối trong mẫu tự Hy Lạp - Ngài vừa ẩn vừa hiện. Ngài có thật và muôn đời".

(Allah is One, without any like him, having no equal, having no beginning, having no end. Ever - existing. He is both Alpha and Omega. The Manifest and the Hidden. He is real and eternal).

Đạo Hồi phủ nhận con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa v́ Thiên Chúa là đấng vô h́nh, không có thân thể (God is not a formed body). Ngài chẳng bao giờ xuống thế làm người và v́ là vô h́nh nên chẳng có ai ngồi ở bên tả hay bên hữu của Ngài.

"Thiên Chúa là đấng chỉ có Một ngôi duy nhất (không bao giờ có ba ngôi) Ngài không sinh Chúa Con và cũng không do ai sinh ra. Chẳng một ai giống Thiên Chúa cả."

(Allah is One. He begets not, nor is He begotten. And none is like Him - Koran 112: 1-4)

Đạo Hồi quan niệm Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đă sáng tạo vũ trụ theo đúng quan niệm của đạo Do Thái và Ki Tô trong sách Sáng Thế Kư (Genesis). Kinh Koran nhắc lại những điều đó như sau:

"Thiên Chúa dựng nên bầu trời và mặt đất trong sáu ngày và rồi Ngài ngự trên ngai của Ngài. Ngài kéo màn đêm phủ lên ban ngày và ngày đêm cứ nối tiếp nhau không ngừng. Sau đó Ngài dựng lên mặt trời, mặt trăng và những v́ sao".  (Allah   created the heavens and the earth in six days then He descended his throne - He throws the veil of night over the day which it pursues incessantly and then He created the sun and the moon and the stars - Koran 7: 54).

Đạo Hồi, cũng như đạo Do Thái và đạo Ki Tô, đều tin tưởng Thiên Chúa đă tạo dựng nên tổ tiên của loài người là Adam và Evà từ một cục đất sét:

"Ta đă dựng nên con người từ đất sét khô và ta thở vào nó tinh thần của Ta". (We created man from dry clay and breathed of My Spirit into him - Koran 15: 23).

Trong kinh Koran (chương 2 và chương 20) thuật lại chuyện Adam và Evà ăn trái cấm giống như trong sách Sáng Thế Kư của đạo Do Thái. Nhưng Hồi Giáo cũng như Do Thái Giáo đều không tin hành động ăn trái cấm của Adam - Evà cấu thành "Tội Tổ Tông" đến nỗi Con của Chúa Trời phải đầu thai làm người và chịu chết trên thập giá để chuộc cái tội đó!  Huyền thoại về Tội Tổ Tông (The Original Sin) là sản phẩm tưởng tượng của tên đạo khùng Augustine (354-450) gốc Algeria. Tên đạo khùng Augustine được coi là kẻ lập ra đạo Ki Tô đứng hàng thứ hai sau Phao lô.

Tóm lại, ư niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi hoàn toàn đồng nhất với ư niệm của đạo Do Thái. Cả hai đạo độc thần này kịch liệt chống lại ư niệm Ba Ngôi Thiên Chúa và lề thói tôn thờ ảnh tượng của đạo Ki Tô (Công Giáo và Chính Thống).

 

TÍN ĐIỀU 2:  TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ

 

Niềm tin vào các Thiên thần, nhất là các Thiên thần hộ mạng, là niềm tin chung của các đạo Thiên Chúa. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo th́ hiện nay có tới 70% dân Mỹ tin có Thiên thần. Nói chung, người ta cho rằng Thiên thần là những sinh vật linh thiêng (spiritual beings) có nhiệm vụ làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. V́ vậy Thiên thần cũng được coi là Thiên sứ (messengers of God).

Ư niệm về Thiên thần đă có từ trên 4000 năm qua. Các nhà khảo cổ đă t́m thấy tại thành phố UR ở Babylon một phiến đá có khắc h́nh nổi một người đàn ông có hai cánh. H́nh này được xác định thuộc niên đại 2300 năm TCN. Tuy nhiên, ư niệm về Thiên thần của Babylon đă không đi vào Kinh Thánh Do Thái.

Các nhà tôn-giáo-học chuyên nghiên cứu về Thiên thần cho rằng ư niệm Thiên thần phát xuất từ Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism). Hỏa Giáo được sáng lập bởi một triết gia Ba Tư tên là Zoroaster vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Hỏa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Ba Tư từ thế kỷ 10 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Vào năm 579 TCN, đế quốc Ba Tư chiếm Babylon (tức Iraq ngày nay), đến năm 539, Ba Tư chiếm Do Thái và cai trị vùng này nhiều thế kỷ. Do đó, đạo Do Thái đă du nhập các ư niệm về Thiên thần của Hỏa Giáo từ thời gian này. Các sách  Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái có trước thời gian này đều không nói ǵ đến các Thiên thần.

Ki Tô Giáo du nhập ư niệm Thiên thần của Hỏa Giáo Ba Tư qua sách Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo đă khai thác ư niệm Thiên thần nhiều hơn đạo Do Thái.

Đối với Ki Tô Giáo, Thiên thần  Gabriel trở thành một Thiên thần chuyên về việc đi thông báo các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chẳng hạn Gabriel báo tin cho bà Maria về việc bà thụ thai để sinh ra Jesus hoặc báo tin cho Joseph phải trốn sang Ai Cập v.v... Thiên thần Micae được Công Giáo La Mă khắc họa như một tên lính La Mă tay cầm cái giáo dài đâm vào đầu một con rắn mà ông ta đạp dưới chân. Dưới thời Ngô Đ́nh Diệm làm tổng thống VNCH, Thiên thần Micae (Micheal/ Saint Michel) được Diệm chọn làm thánh tổ của binh chủng nhảy dù. Con rắn ở dưới chân của thiên thần Micae được giải thích là biểu tượng của chủ nghĩa "Cộng Sản vô thần" . Trong thực tế, binh chủng nhảy dù đă là lực lượng chủ yếu làm cuộc đảo chánh chống Diệm năm 1960 và lật đổ chế độ Diệm năm 1963. Con rắn dưới chân Thiên thần Micae trong thực tế là biểu tượng của chính chế độ Công Giáo Ngô Đ́nh Diệm!

Ư niệm về các Thiên thần của Hỏa giáo Ba Tư truyền qua đạo Do Thái và đạo Ki Tô sang đạo Hồi. Trong đạo Hồi, thiên thần Gabriel trở thành một vị Thiên sứ đặc biệt của Thiên Chúa Allah truyền mọi mệnh lệnh và mọi điều mặc khải cho Muhammad ghi chép. V́ vậy kinh Koran được gọi là "Thiên Kinh" ghi chép lời Chúa (Words of God). Nếu không tin có Thiên thần th́ kinh Koran sẽ bị mất hết giá trị và không thể có đạo Hồi. Tin tức đầu tiên mà Gabriel thông báo cho Muhammad biết là việc Thiên Chúa đă chọn ông làm Tông Đồ của Ngài: "Này Muhammad! Con đă được Thiên Chúa chọn làm tông đồ của Ngài! và ta là Gabriel!" (Oh Muhammad! Thou art the Apostle of God and I am Gabriel! - Muhammad, a biography of the Prophet, by Karen Amstrong, Harper San Francisco 1992, p.83)

Ngoài hai vị Thiên thần Gabriel và Micae rất nổi danh trong các đạo độc thần c̣n có một số Thiên thần khác không được các đạo này đồng nhất tin theo:

- Thiên thần Raphael được Công Giáo La Mă tin là vị Thiên thần chuyên cứu nguy (the helpful angel). Đạo Do Thái, đạo Hồi và Tin Lành phủ nhận sự hiện hữu của Thiên thần Raphael.

- Về Thiên thần của sự chết: Ki Tô Giáo tin rằng tên của ngài là Andrew. Ngài rất đẹp và nhân từ, thường giúp người ta trút linh hồn trong b́nh an êm ái. Đạo Hồi gọi tên ngài là Arazel. Ngài đón linh hồn các tín đồ ngoan đạo để rước về thiên đàng. Ngài hành hạ những kẻ không tin Chúa và vứt linh hồn của chúng xuống hỏa ngục.

- Thiên thần Israfel: Cả hai đạo Ki Tô và Hồi đều tin rằng đến ngày tận thế, tức là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên thần Israfel sẽ thổi kèn trumpet để đánh thức tất cả mọi người chết sống dậy để tập trung tại thung lũng Kindron ở ngoại ô Jerusalem nghe Chúa phán xử lần chót có tính chung quyết!...

Quan niệm về Quỉ:  Cả ba đạo độc thần đều đồng nhất trong quan niệm cho rằng quỉ là những Thiên thần sa ngă (fallen angels) nên bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Ki Tô Giáo học theo sách Enoch (Book of Enoch) trong bộ Kinh Thánh của Do Thái, một sản phẩm du nhập thần học của Hỏa Giáo Ba Tư, cho rằng Thiên thần Lucifer lănh đạo một cuộc đảo chánh trên Thiên Đàng để cướp ngôi của Thiên Chúa. Lucifer trở thành hiện thân của ḷng kiêu ngạo bị Chúa phạt thành quỉ có đuôi, có sừng và có tai giống tai dơi. Từ đó Lucifer mang tên là Satan. Người Hồi Giáo gọi Satan là Shaitan hoặc Iblis (do phiên âm từ tiếng Hy Lạp Diablos).

Hồi Giáo tin rằng Satan sẽ được Thiên Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng và được phục hồi tư cách thiên thần như xưa. Satan không phải là thủ lănh của bầy quỉ cai quản hỏa ngục mà chỉ là kẻ cai quản các kẻ ác trên thế gian. Thiên Chúa trao chức vụ thủ lănh hỏa ngục cho thiên thần Malik (Koran 43: 77).

Ngoài niềm tin về Thiên thần và quỉ, đạo Hồi c̣n có thêm một loại thần linh thứ ba là Jinn (số ít) hoặc Jinni (số nhiều). Ki Tô Giáo không tin có loại thần linh này. Theo đạo Hồi th́ Jinn là một loại thần linh thường biến h́nh thành người hoặc loài vật, được Thiên Chúa cấu tạo nên từ lửa. Kinh Koran ghi rằng: "Con người được tạo nên bằng đất sét, Jinn được chế tạo từ ngọn lửa" (Man is created from clay, jinn from flames of fire - Koran 55: 14- 15).

Quan niệm về Jinn xuất phát từ Babylon vào khoảng 3000 năm TCN. Người Babylon gọi Jinn là "Cherubims". Đạo Do Thái du nhập "Cherubims" vào Sách Sáng Thế Kư (Genesis) là sách đầu tiên trong bộ thánh kinh của đạo Do Thái. Sách Sáng Thế Kư kể rằng: Sau khi Adam và Evà phạm tội ăn trái cấm liền bị Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Chúa sai các Cherubims trú đóng ở phía đông vườn Địa Đàng để chặn lối dẫn đến "Cây của Sự Sống". (God drove out the man and He placed at the east of the Garden of Eden Cherubims to keep the way of the Tree of Life - Genesis 4: 23-24).

Cũng cùng một nguồn gốc từ Kinh Thánh Cựu Ước, Ki Tô Giáo bác bỏ Cherubims nên không bao giờ nhắc tới chúng. Trong khi đó, đạo hồi chấp nhận niềm tin vào Cherubims và gọi chúng bằng tiếng Ả Rập là Jinn.

 

TÍN ĐIỀU 3:  TIN CÁC SÁCH MẶC KHẢI (KINH THÁNH)

 

Kinh Koran nói rất nhiều đến các sách Mặc Khải (Books of Revelation). Nhưng kinh Koran là sách mặc khải cao quí nhất và quan trọng nhất đối với đạo Hồi. Do vậy, Koran được gọi là "Mẹ của tất cả các sách" (Mother of Books).

Kinh Koran coi sách Cựu Ước của Do Thái cũng là một phần của sách mặc khải: "Các người không thấy những người Do Thái đă được Chúa ban cho một phần của sách mặc khải hay sao? Họ đă được mời gọi đến với Sách mặc khải của Chúa" (Have you not considered Jews who are given a portion of Book? They are invited to the Book of Allah - Koran 3: 23)

Bộ Kinh Thánh của đạo Do Thái có nhiều sách, nhưng chỉ có sách Torah (sách Luật) của Maisen là được kinh Koran nhắc đến nhiều nhất. Sách Torah của đạo Do Thái, sách Phúc Âm của đạo Ki Tô và kinh Koran đều được coi là các sách do Thiên Chúa mặc khải để dạy dỗ và hướng dẫn loài người. Koran ghi lời của Thiên thần Gabriel nói với Muhammad: "Thiên Chúa đă mặc khải cho con Sách Thánh Kinh của chân lư để xác nhận những điều đă được mặc khải trước đó như Ngài đă mặc khải trong Kinh Torah và trong Phúc Âm để hướng dẫn loài người và bây giờ Ngài gửi cho con kinh Koran". (God hath revealed into thee the Scripture of Truth confirming that which was revealed before it as He revealed the Torah and the Gospel, a guidance for the people and He sent you the Qur'an - K3: 3).

Mặc dầu Muhammad ca ngợi các sách mặc khải của đạo Do Thái và đạo Ki Tô, nhưng Muhammad biết rơ thái độ cố chấp hẹp ḥi của các tín đồ Do Thái và Ki Tô nên ông đă cảnh giác các tín đồ Hồi Giáo như sau:

"Người Do Thái và Ki Tô không bao giờ hài ḷng với các tín đồ Hồi Giáo, ngoại trừ trường hợp các người theo đạo của họ". (The Jews will not be pleased with you, nor the Christians, until you follow their religions - Koran 2: 120).

Các tín đồ Do Thái và Ki Tô đều độc quyền chân lư. Đối với họ, chẳng ai có thể được vào thiên đàng, ngoại trừ phải là tín đồ đạo Do Thái hay đạo Ki Tô. (None shall enter the paradise, except he who is a Jew or a Christian - Koran 2: 111). Muhammad gọi chung những tín đồ Do Thái và Ki Tô là "Những người của các sách Thánh Kinh" (The people of the Book). Ông cảnh cáo họ đừng quá lộng hành trong tôn giáo của họ. (Oh people of the Book, commit no excesses in your religion - Koran: 4: 171)

Những người Do Thái và Ki Tô chửi bới nhau và giết hại nhau trong thời của Muhammad vào cuối thế kỷ 6, đầu thế kỷ 7. Do đó, Muhammad viết trong kinh Koran: "Người Do Thái chê người Ki Tô không theo điều tốt, người Ki Tô chê người Do Thái không theo điều tốt, mặc dầu họ đều đọc cùng một sách mặc khải. Cho nên Thiên Chúa Allah sẽ xét xử những điều khác biệt của họ trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng" (The Jews say: the Christians do not follow anything good, the Christians say the Jews do not follow anything good while they recited the same Book. So, Allah judge between them on the Day of Resurection in what they differ - Koran 2: 113).

Muhammad thù ghét những người Ki Tô Giáo v́ họ là những kẻ thờ ảnh tượng (idolers). Tại chương 9, câu 5 của kinh Koran, Muhammad ra lệnh cho tín đồ giết hoặc bắt bỏ tù những kẻ thờ ảnh tượng: "Khi các tháng thiêng liêng đă qua đi, các tín đồ hăy giết những kẻ thờ ảnh tượng ở bất cứ nơi nào gặp chúng hoặc bắt chúng làm tù binh". (When the sacred months passed away, then slay the idolers wherever you find them or take them captives - Koran 9: 5).

Về các sách mặc khải, kinh Koran nói rất nhiều đến sách Torah của Maisen, các Thánh Vịnh (Psalms) của David và Sách Phúc Âm (Gospel) của đạo Ki Tô. Vậy tôi xin tŕnh bày sơ lược về những sách này và t́m hiểu ảnh hưởng của chúng trong đạo Hồi như thế nào:

            1. Torah (The Law).  Nhiều sách kinh của Hồi Giáo gọi sách này là Tawrah theo phiên âm Ả Rập. Đây là sách mặc khải quan trọng nhất của đạo Do Thái về người Do Thái đồng hóa Đạo Do Thái với Luật Do Thái hoặc người ta gọi Đạo Do Thái là Đạo của Luật. Bộ Luật này được Thiên Chúa mặc khải trên núi Sinai vào thế kỷ II TCN, tóm tắt lại thành "Kinh Mười Điều Răn" (The Ten Commandments). Đem phân tích luật Torah, mười điều răn trở thành bộ luật Pentateuch gồm có 613 điều luật. Bộ luật này đă chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, đời sống kinh tế xă hội của mọi người dân Do Thái trong nhiều ngàn năm qua. Có nhiều điều luật rất chi tiết, chẳng hạn như những điều luật về nghi lễ thờ kính Thiên Chúa: Khi đi lễ phải mang theo súc vật, giết súc vật lấy máu để rưới lên bàn thờ và phải đọc sách mặc khải cho mọi người cùng nghe...

            - Luật Torah của đạo Do Thái đă đi vào đạo Ki Tô với bài "Kinh Mười Điều Răn" trong các sách Kinh Nguyện.

            - Đạo Hồi không có Kinh Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng Kinh Koran cũng liệt kê mười điều tương tự:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa.

            2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.

            3. Tôn trọng quyền của người khác.

            4. Hăy bố thí rộng răi cho người nghèo.

5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

            6. Cấm ngoại t́nh.

            7. Hăy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.

            8. Hăy cư xử công bằng với mọi người.

9. Hăy trong sạch trong t́nh cảm và tinh thần.

            10. Hăy khiêm tốn

 

2. Thánh Vịnh David (Psalms of David).

Theo đạo Hồi th́ các Thánh Vịnh của David là do Thiên Chúa mặc khải. (God revealed to Dawood/David Zabur/ Psalms -Sura 4: 163). Sở dĩ David được đề cao trong đạo Do Thái v́ lịch sử của dân tộc Do Thái coi David là một anh hùng và là một minh quân hàng đầu. David trở thành biểu tượng của một vị "Cứu Tinh Dân tộc". (Savior of the people). Cứ mỗi lần Do Thái gặp nguy khốn, dân Do Thái lại cầu xin Chúa ban cho họ một đấng Cứu Nguy (Savior) dần dần tạo nên tâm lư của toàn dân Do Thái mong chờ một Đấng Cứu Thế (Messiah) với ư nghĩa là "một David mới" (The New King David). Cũng do vậy nên đă nẩy sinh truyền thuyết cho rằng Đấng Cứu Thế phải là người thuôc ḍng dơi vua David.

- Đạo Ki Tô khai thác triệt để truyền thuyết này nên đă t́m mọi cách chứng minh Jesus thuộc ḍng dơi của vua David và là Chúa Cứu Thế mà Do Thái mong đợi từ lâu.

- Đạo Hồi không quan tâm đến những điều nói trên mà chỉ quan tâm đến những lời ca ngợi Thiên Chúa đầy nhiệt t́nh của David mà thôi.

 (Trong bài viết "Chủ nghĩa khủng bố là đặc tính chung của các đạo Chúa", tôi đă trích dẫn nhiều câu trong Thánh Vịnh David nên tôi xin miễn nhắc lại ở đây)

 

            3. Phúc Âm (Gospels) Sách Phúc Âm là một bộ sách viết về cuộc đời của Jesus sau khi Jesus đă chết trên 40 năm. Jesus sinh trưởng tại Do Thái nhưng lại nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ của xứ Syria. Các sách Phúc Âm lại được viết bằng tiếng Hy Lạp căn cứ trên những lời đồn đại về Jesus ở Jerusalem trên 40 năm trước! Chỉ bấy nhiêu sự kiện cũng đủ cho thấy các sách Phúc Âm không có ǵ là chính xác.

            Đạo Do Thái hoàn toàn phủ nhận các sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Trái với đạo Do Thái, đạo Hồi công nhận các sách Phúc Âm là các sách Mặc Khải của Thiên Chúa và công nhận Jesus là một sứ giả của Thiên Chúa (messenger of God) đứng hàng thứ hai sau Muhammad. Tuy vậy, quan niệm của đạo Hồi về Phúc Âm và Jesus rất khác biệt với quan niệm của Ki Tô Giáo. Tôi đă tŕnh bày vấn đề này trong bài "Jesus dưới cái nh́n của Do Thái và Hồi Giáo", vậy xin miễn nhắc lại ở đây.

 

TÍN ĐIỀU 4:  TIN CÁC VỊ THIÊN SỨ

 

            Theo giáo lư của đạo Hồi th́ từ tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa đă gửi xuống thế gian 25 sứ giả của Ngài để dạy dỗ loài người. Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên của loài người và vị sứ giả cuối cùng chính là Muhammad. Sau Muhammad không c̣n bất cứ một sứ giả nào khác. Tất cả các người kế vị Muhammad được gọi là Caliph (khalif) đều chỉ là kế vị với tư cách lănh đạo cộng đồng Hồi Giáo mà thôi (leader of Islamic community) chứ không ai có tư cách kế vị thiên sứ cả (no successor to Messsenger of God). Muhammad là thiên sứ bất khả kế nhiệm và là thiên sứ lớn hơn tất cả mọi thiên sứ khác. Đối với các tín đồ Hồi Giáo, thiên sứ Muhammad chỉ là một người thường như mọi người nhưng không có ai vượt qua Ngài về sự khôn ngoan và đạo đức.

            Trong 25 vị thiên sứ th́ đạo Do Thái chiếm tới 18 vị, 3 vị thuộc Ki Tô Giáo và 4 vị c̣n lại thuộc về Ả Rập. Trong phạm vi bài biết này, nếu kể hết tiểu sử của 25 vị Thiên sứ th́ bài này sẽ thành một quyển sách. Chúng tôi xin tóm lược tiểu sử một số vị quan trọng trong cả ba tôn giáo độc thần mà thôi.

            Một số tiên tri của đạo Do Thái cũng là Thiên sứ của đạo Hồi:

            " Adam:  Đạo Hồi có một quan niệm về Adam khác với đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Ngoài thiên chức là tổ tông của loài người, Adam c̣n là vị Thiên sứ đầu tiên của Chúa. V́ vậy, sau khi dựng nên Adam, Thiên Chúa đă ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để kính chào Adam và phải tuân lệnh của Adam. Theo đạo Hồi, Adam cao quí hơn các thiên thần - Thiên thần Iblis (Lucifer) không chịu cúi chào Adam nên bị Chúa phạt thành quỉ Satan.

            Kinh Koran nói về Adam: "Khi Thiên Chúa Allah tạo nên Adam xong, Ngài thổi thần linh của ngài vào Adam. Xong ngài ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để chào Adam. Tất cả các thiên thần đều vâng lời Chúa. Chỉ một ḿnh Iblis (Lucifer) không chịu vâng lời nên bị Chúa phạt thành quỉ từ đó cho đến ngày Phán Xét Cuối Cùng".

            (When your Lord said to the Angels: Surely I am going to create a mortal from dust. So when I have made him complete and I breathed into him My Spirit, then all angels fall down making obeisance to him. And the angels did obeisance, all of them. But not Iblis because he was proud. Surely, my curse is on Iblis/ Shaitan to the Day of Last Judgement - Koran 38: 71-78).

            " Noah.  Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ông là NO-E. Noah là cháu đời thứ 10 của Adam-Evà. Noah là người công chính trong thế hệ của ông nên Chúa cho ông biết tin trước về trận đại hồng thủy. Ông đóng một chiếc tàu lớn để chứa gia đ́nh ông và mỗi thứ súc vật một cặp. Sau trận đại hồng thủy th́ cả loài người đều chết hết chỉ c̣n lại những ngừơi và những vật ở trên tàu mà thôi. Trận lụt kéo dài 7 ngày. Khi nước rút th́ tàu của Noah bị kẹt trên đỉnh núi Ararat (cao 5168 m ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ). Noah và mọi người giết súc vật làm lễ hy sinh để thờ lạy Chúa. Chúa ngửi thấy mùi thịt nướng sinh vật nên Ngài từ trời nh́n xuống chúc phúc lành cho Noah và các con của ông sinh sản con cháu đầy mặt đất. Noah sống đến 600 tuổi mới chết. Con út của ông tên Shem là tổ phụ các dân tộc  Do Thái và Ả Rập. (Sau này Do Thái Ả Rập được gọi chung là giống người Semites, có nghĩa là con cháu của tổ phụ Shem).

          

            " Maisen (Moses) và Aaron.  Chuyện về hai nhân vật hàng đầu sáng lập đạo Do Thái hiện hành là Maisen và Aaron được kể trong 2 cuốn sách thuộc Cựu Ước là Xuất Hành (Exodus) và Dân Số Kư (Numbers).

            Chương 34 sách Exodus kể rằng: Chúa truyền cho Maisen mang hai tảng đá lên núi Sinai (ở gần Biển Chết). Tại đây, Chúa hiện ra và dùng ngón tay của Ngài viết lên hai phiến đá. Mỗi phiến đá Ngài viết 5 điều răn, tổng cộng là Mười Điều Răn. Viết xong Ngài biến mất. Maisen ở lại trên núi nhiều ngày để tạ ơn Chúa.

            Dân chúng Do Thái qui tụ dưới chân núi Sinai nhiều ngày để chờ đón Maisen mà không thấy Maisen xuống, họ nghĩ rằng Maisen đă chết. Do đó, dân chúng Do Thái đă tôn người anh của Maisen là Aaron lên ngôi vị lănh đạo dân tộc Do Thái thay thế Maisen.

            Theo truyền thống lâu đời của dân Do Thái kể từ thời Abraham đến nay là 850 năm, dân chúng vẫn quen thờ thần El dưới h́nh tượng Con Ḅ Vàng (The Golden Carf). Do vậy, Aaron ra lệnh thâu góp các nữ trang của dân chúng để đúc thành tượng một con ḅ to bằng thật để thờ.

            Sau khi đúc xong tượng ḅ vàng, dân Do Thái đă lập bàn thờ ở chân núi và đặt tượng ḅ lên bàn thờ. Xong dân chúng làm lễ cúng tế thần ḅ El và cùng nhau nhảy múa ca hát tưng bừng. Vừa lúc đó th́ Maisen ở trên núi đi xuống thấy vậy bèn nổi giận và ông dùng 2 phiến đá phá nát tượng ḅ thần El. Ông ra lệnh cho dân chúng không được tôn thờ ảnh tượng từ đó và đổi tên Thiên Chúa từ Elohim (số nhiều của El) thành Jehovah.

            Do chuyện trên trong Cựu Ước Do Thái, Muhammad đă kết tội dân Do Thái là những kẻ thờ ḅ thay v́ thờ Chúa. Ông tôn trọng Maisen trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông tin là Chúa đă cho Maisen thẩm quyền cai trị. Kinh Koran ghi như sau: "Những tín đồ của Kinh Thánh đă thờ ḅ thay v́ thờ Thiên Chúa mặc dầu Chúa đă tỏ cho họ thấy những dấu hiệu rơ ràng về Ngài. Nhưng Chúa đă tha thứ cho họ tội này và đă ban cho Maisen thẩm quyền cai trị." (The followers of the Book took the golden carlf for God after clear signs had come to them. But we pardoned this and gave to Moses clear authority - Koran 4: 153).

 

" Elijah (Elisha).  Chương 4 sách Các Vua (Kings) kể chuyện Elijah làm nhiều phép lạ như biến một cái b́nh không thành một b́nh đầy dầu (oil) hoặc biến mấy cái thúng trống rỗng thành những cái thúng đầy những ổ bánh ḿ khiến cho nhiều trăm người ăn no. (Sau này các sách Phúc Âm cũng kể chuyện Jesus làm phép lạ tương tự như vậy). Kinh Koran ca ngợi Elijah là một trong những người tốt nhất thế gian và là tông đồ của Chúa (Koran 6: 86, 38: 48)

 

" Jonah (Yunus)  Thiên Chúa dự tính hủy diệt thành phố Nineveh v́ thành phố này có nhiều kẻ không tin Chúa. Thiên Chúa sai Jonah tới thành phố này để khuyên họ trở lại với Chúa th́ Chúa sẽ tha tội và không hủy diệt nữa. Chúa ra thời hạn 40 ngày để Jonah thi hành.

Thay v́ đi Nineveh, Jonah đă bất tuân lệnh Thiên Chúa dùng  thuyền tới thành phố Tarshish. Để trừng phạt Jonah Chúa đă tạo nên một cơn băo lớn.  Các thủy thủ trên thuyền biết đây là một h́nh phạt Chúa dành riêng cho Jonah nên họ đă ném Jonah xuống biển. Một con cá lớn đớp Jonah vào bụng. Jonah biết Chúa đă phạt ḿnh về tội không vâng lời nên ông đă ăn năn hối cải và cầu nguyện Chúa suốt 3 ngày ở trong bụng cá. Cuối cùng, Chúa tha tội cho Jonah và hóa phép cho con cá lớn nhả ông ra trên băi biển. Câu chuyện này được cả ba đạo Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo công nhận là chân lư. Kinh Koran ca ngợi Jonah là tông đồ của Chúa (K.6: 86, 21: 87)

 

" Solomon.  Solomon là con thứ của vua David. Y giết anh là Adonaijah để đoạt ngôi vua. Bản chất của Solomon c̣n dâm dật hơn David nên khi lên làm vua y đă xây cất cung viện rất lớn để chứa trên 3000 cung nữ. Tuy vậy, lịch sử và đạo Do Thái vẫn coi Solomon như một minh quân. Solomon xây một ngôi đền thờ Chúa được dân Do Thái gọi là Đền Thánh (The Holy Temple) và được truyền tụng là một kỳ công kiến trúc. Thực sự ngôi đền rất nhỏ (rộng 12 mét x dài 37 mét). Nếu so sánh với đền Ankor Watt của xứ Kampuchea, được xây vào thế kỷ 8, th́ đền Ankor lớn hơn đền của Solomon rất nhiều (75 mét x 176 mét). Solomon nổi tiếng là người khôn ngoan và là tác giả cuốn sách Châm Ngôn (Proverbs) trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Koran ca ngợi Solomon "là tôi tớ xuất sắc của Thiên Chúa và luôn luôn quay về với Chúa" (Solomon was most excellent the servant and he was frequent in returning to Allah - K 28: 30)

 

" Isaiah. Isaiah xuất hiện trong thế kỷ 8 TCN, ông được coi là người đầu tiên trong đạo Do Thái đưa ra thuyết Tận Thế và tiên đoán sẽ có một vị Cứu Thế (Messiah) ra đời. Tuy nhiên, ông đă định nghĩa "Chúa Cứu Thế là người giải thoát tất cả mọi người bị áp bức" (To let the oppressed go free - Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Như vậy, Chúa Cứu Thế nào không giải thoát được những kẻ bị áp bức trên thế gian th́ đó chính là Chúa Cứu Thế giả mạo. Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận tư cách "Chúa Cứu Thế" của Jesus, nhưng họ không qui trách Jesus mà qui trách các tín đồ Ki Tô là những kẻ lầm lạc đă tin những điều bậy bạ như vậy.

Ba vị của Ki Tô Giáo được Hồi Giáo coi là Thiên Sứ:  Ba nhân vật trong Phúc Âm Ki Tô Giáo được Muhammad đề cao trong kinh Koran là: Jesus, Gioan Baotixita và thân phụ Gioan là Zakaria.

Jesus được Muhammad ca ngợi trong 114 câu thơ, rải rác trong 15 chương sách của Kinh Koran. Điều đó chứng tỏ Jesus có một chỗ đứng khá quan trọng trong đạo Hồi. Người Hồi Giáo tôn kính gọi Muhammad là Thiên Sứ (Nabi) và họ cũng gọi Jesus là Thiên sứ theo ngôn ngữ Ả Rập là Nabi Isa.

Mặc dầu tôn kính Jesus và coi trọng sách Phúc Âm, đạo Hồi đă có những quan niệm rất khác biệt về Jesus và Phúc Âm so với quan niệm của các tín đồ Ki Tô Giáo.

Kinh Koran rất tôn trọng Gioan Baotixita và song thân là ông Zakaria và bà Elizabeth (Công Giáo Việt Nam gọi là bà thánh I-sa-ve). Zakaria là cậu của bà Maria. Khi bà Isave có mang Gioan được 6 tháng th́ bà Maria mới bắt đầu mang thai Jesus. Khi bà Maria đến nhà thăm vợ chồng Cậu Zakaria th́ bà I-sa-ve đă chúc tụng bà Maria như sau: "Hỡi bà Maria, Chúa đă chọn bà và thanh tẩy bà, Chúa đă chọn bà cao hơn hết thảy các người nữ trên thế gian" (Oh Mary! Allah has chosen you and purified you and chosen you above all the women of the world - Koran 3: 42). Lời chúc tụng của bà Isave (mẹ của Gioan Baotixita) đối với bà Maria (mẹ của Jesus) như nói trên là ư chính của kinh Kính Mừng (Hail Mary) trong đạo Công Giáo: "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ". Đạo Hồi cấm thờ ảnh tượng nhưng họ vẽ tranh treo tường hoặc dệt thảm những bức họa diễn cảnh Abraham hy sinh con trai Ismael (chứ không phải là Isaac) để tế lễ Thiên Chúa và họ cũng thường vẽ tranh bà Maria bế hài nhi Jesus. Trong đền thờ Káaba ở Mecca là thánh địa thiêng liêng nhất của thế giới Hồi Giáo hiện vẫn c̣n một bức tranh vẽ Bà Maria bế hài nhi Jesus.

Bức tranh này đă được người Ki Tô Giáo vẽ vào thế kỷ 6. Tháng giêng năm 630, Muhammad mang 10.000 quân đến chiếm Mecca, ông đă ra lệnh phá hủy tất cả các tượng thần và các tranh vẽ trên tường của đền thờ Káabe. Tuy nhiên, Muhammad đă tỏ ḷng tôn kính đặc biệt đối với bà Maria và Thiên sứ Jesus nên ông đă cổi áo choàng của ḿnh phủ lên bức tranh duy nhất của Ki Tô Giáo tại đền Kaaba và ra lệnh không ai được phá hủy bức tránh này. Nhờ đó, bức tranh vẫn tồn tại đến ngày nay.

Các Tiên Tri Ả Rập.  Kinh Koran chỉ kể tên vài vị tiên tri Ả Rập như Hud, Salid... nhưng không kể tiểu sử của họ nên chúng ta không có tài liệu để bàn tới. Như vậy, chỉ c̣n một vị tiên tri duy nhất là Muhammad mà thôi. Nhưng nói về Muhammad th́ có tới biết bao nhiêu sách nói cho hết. Sau khi đọc nhiều sách về tiểu sử của Muhammad, tôi đă cố gắng tóm lược trong hai bài:

1.         "Muhammad tại Mecca (570-622)

2.         "Muhammad tại Medina (622-632)".

 

*   *

            Trong số 25 vị thiên sứ (gồm có 18 vị thuộc đạo Do Thái, 3 vị thuộc đạo Ki Tô và 4 vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được đạo Hồi coi là những vị Thiên sứ quan trọng nhất. Đó là:

 

                                                                                     Tên phiên âm

                Tên Anh Ngữ                                            theo tiếng Arabic

          

1. Thiên Sứ Mohammed                           Nabi Muhammad

            2. Thiên sứ Jesus Christ                          Nabi Isa

            3. Thiên sứ Moses (Maisen)                    Nabi Musa

            4. Tổ phụ Abraham                                    Nabi Ibrahim

            5. Thiên sứ Noah (ông No-e)                   Nabi Nuh

            6. Thiên sứ Adam (ông A-dong)             Nabi Adam

          

Đối với đạo Hồi, chỉ có Moses và Jesus là người Do Thái, c̣n các vị khác như Adam, Noah và Abraham không thuộc chủng tộc nào cả. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh: Đạo Hồi không coi Moses là người lập đạo Do Thái hay Jesus là người lập đạo Ki Tô. Đạo Hồi coi tất cả các vị Thiên sứ đều là những tín đồ đạo Hồi.

 

TÍN ĐIỀU 5:  MỌI NGƯỜI CHẾT SẼ SỐNG LẠI TRONG NGÀY TẬN THẾ - TẤT CẢ KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT ĐỀU ĐƯỢC CHÚA XÉT XỬ TRONG NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.

 

            Tín điều 5 là một tín điều tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp nhưng lại là những điều mà cả 3 đạo độc thần chấp nhận hoàn toàn. Đó là:

            1. Tin rằng con người có hai phần, hồn và xác. Hồn là phần linh thiêng vĩnh cửu. Xác sau khi chết bị hủy hoại hoàn toàn, nhưng đến ngày tận thế xác của mọi người đều sống lại nhập với hồn và sẽ tồn tại vĩnh cửu.

            2 . Tin có ngày tận thế.       

            3. Khi chết, mỗi người đều đă được Chúa xét xử tạm thời.  Đến ngày tận thế, tất cả mọi người sống và chết (sống lại) đều được xét xử chung trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

            4. Tin có Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng đạo Hồi tin Hỏa ngục không có tính vĩnh cửu mà chỉ là h́nh phạt tạm thời.

            Chúa là đấng nhân lành nên mọi tội đều được Chúa tha thứ. Ki Tô Giáo trái lại tin rằng Hỏa ngục là h́nh phạt đời đời. Đạo Do Thái và đạo Ki Tô nói rất ít về thiên đàng. Trái lại, Đạo Hồi mô tả Thiên Đàng với nhiều chi tiết hấp dẫn: Thiên đàng có những con sông nước mát và trong vắt, có những con sông đầy sữa hoặc đầy ruợu nho, có những con sông đầy  mật, những khu vườn đầy trái cây và đặc biệt có những cô trinh nữ đẹp tuyệt trần chưa bao giờ có ai đụng tới (bashful virgins whom neither man nor a spirit have touched before - Koran 55: 41). Những trinh nữ mắt đen cư ngụ trong những căn lều, dựa lên những chiếc gối màu xanh và những chiếc thảm đẹp (Dark-eyed Virgins sheltered in their tents, they recline on green cushions and fine carpets. Which of your Lord's blessing would you deny? - Koran 55: 68). Đó là những thứ Chúa ban cho anh, há anh lại từ chối sao?

            Ngày tận thế là ngày trái đất này bị hủy diệt hoàn toàn. Kinh Koran mô tả: Toàn mặt đất và núi non đều bị nâng lên và đập xuống vỡ vụn. Bầu trời nứt ra từng mảnh (The heaven will split asunder). Ngày tận thế cũng là ngày mọi kẻ chết sống lại (Day of Resurrection, K 50: 42) Ngày họp mặt của toàn thể nhân loại (Day of Assembly K42: 7, 64: 9) ngày mở đầu cuộc sống vĩnh cửu (Day of Eternal Life - Koran 50: 34) và cũng là ngày tính sổ của Thiên Chúa (Day of Reckoning K37: 19-74). Kẻ lành được lên Thiên Đàng, kẻ ác bị đầy xuống hỏa ngục. Đối với niềm tin Hồi Giáo th́ những kẻ không tin vào tính duy nhất của Thiên Chúa (như thờ Thiên Chúa Ba Ngôi) hoặc thờ ảnh tượng đều phải sa hỏa ngục.

            Cũng xin nói thêm ở đây là Hồi Giáo và Do Thái Giáo chỉ tin có hai nơi trong đời sau là Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng Công Giáo La Mă tin có một nơi thứ ba là Luyện Ngục (Purgatoroy). Đó là một thứ ngục tối để giam giữ linh hồn có tính cách tạm thời mà thôi.

 

TÍN ĐIỀU 6:  MỌI SỰ DO THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH NHƯNG CON NGƯỜI CÓ Ư CHÍ TỰ DO.

 

            Cả 3 tôn giáo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo) đều xác nhận mọi sự trên đời đều do Thiên Chúa tiền định, như người ta thường nói: "Sợi tóc ở trên đầu rụng xuống cũng do ư Chúa định từ trước vô cùng". Nếu đă tin vào thuyết tiền định (Predestination) th́ người ta có thể nói rằng: mọi hành vi tốt hay xấu của mỗi người cũng do Chúa định, vậy không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi của ḿnh cả. Nói cách khác, con người không có quyền tự do chọn lựa v́ số phận của con nguời tốt hay xấu, sướng hay khổ đều đă do Thiên Chúa ấn định từ trước vô cùng.

            Sự tiền định của Thiên Chúa và Ư chí tự do của con người là hai ư niệm tương phản nhau. Nếu đă tin vào thuyết tiền định th́ không thể tin rằng con người có ư chí tự do. Ngược lại, nếu đă tin con người có quyền tự do chọn lựa th́ không có tiền định.

       Tuy vậy, cả ba tôn giáo độc thần đều chấp nhận cả hai. Hồi Giáo lập luận: "Thiên Chúa dựng nên ta là Ngài đă ấn định số phận của ta" (Thy God hath created and hath fixed thy destinies - Koran 87: 2-3).  Nhưng mỗi người có quyền tự do chọn lựa, hoặc tin hoặc không tin: "Chân lư từ Thiên Chúa, ai muốn th́ hăy tin, ai không muốn th́ đừng tin" (Say the truth is from your Lord, whoever wisheth he may believe, whoever wisheth not he may disbelieve - Koran 18: 30).

 

*  *  *

            Sau khi đă t́m hiểu sáu tín điều trụ cột của đạo Hồi, chúng ta nhận thấy chỉ có sự khác biệt về chi tiết so với các tín điều của đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Xét theo đại thể, các tín điều của ba đạo độc thần đều thống nhất.

            Muhammad đă xác nhận đạo Hồi không mang lại một điều ǵ mới mà chỉ xác nhận lại những điều Thiên Chúa đă mặc khải trong Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái và trong sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Kinh Koran chỉ là một SỰ NHẮC LẠI (Nay, It is an Reminder - Koran 80: 11). Muhammad cũng tự coi ḿnh là một kẻ nhắc lại: "Kẻ nhắc lại đó đến với anh từ Thiên Chúa để cảnh báo anh" (A Reminder has come to you from the Lord that he might warn you - Koran 7: 69)

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten