Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

THOẢ THUẬN VỀ HẠCH TÂM VỚI BA TƯ

 

Mai Loan

 

 

 

Sau một loạt những cuộc đàm phán kéo dài trong 18 ngày rất căng thẳng và có lúc gay gắt tưởng chừng như có thể đổ vỡ, 6 cường quốc trên thế giới (gồm có 5 nước trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng cộng với nước Đức) đă đồng ư kư kết thoả thuận với chính quyền Ba Tư (Iran) trong nỗ lực hạn chế tham vọng phát triển hạch tâm của nước này để đánh đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận và chế tài trong thời gian qua. Đây là một thoả hiệp giữa các bên nhằm ngăn chặn mối nguy Ba Tư có thể trở thành một quốc gia có bom nguyên tử và tránh cho Hoa Kỳ không phải sa lầy khi can thiệp quân sự vào thế giới của người Hồi-giáo.

Thành quả này có được sau một chuỗi dài những cuộc thương thuyết, bí mật cũng như công khai, giữa nhiều nước và xuyên qua nhiều lục địa trong một nỗ lực ngoại giao từ trước tới nay thường bị xem là không có dấu hiệu khả quan. Những cuộc đàm phán này đă bị đổ vỡ hoặc ngưng ngang giữa chừng trong nhiều tháng trời, trong lúc chương tŕnh phát triển hạch tâm của Ba Tư vẫn cứ tiến hành đến mức độ mà nhiều cơ quan t́nh báo Tây phương tin rằng chỉ cần thêm 2 tháng nữa th́ Ba Tư có khả năng chế tạo được bom nguyên tử. V́ thế nên Hoa Kỳ và Do Thái từ lâu đă nhắc lại lời đe doạ rằng họ có thể dùng đến biện pháp quân sự để trả đũa nếu như Ba Tư tiếp tục theo đuổi chương tŕnh hạch tâm của ḿnh.

Hoa Kỳ chính thức tham dự vào các cuộc đàm phán này từ năm 2008, và 4 năm sau đó, các viên chức của Mỹ và Ba Tư đă bí mật gặp gỡ tại Oman để biết xem rằng liệu họ có thể đạt được tiến triển ngoại giao cụ thể hay không. Thế nhưng nội vụ cũng tiếp tục cù nhầy, không có ǵ thay đổi đáng kể, cho đến mùa hè năm 2013 khi Ba Tư có một vị tổng thống mới là ông Hassan Rouhani với lời tuyên bố rằng quốc gia họ đă sẵn sàng để nói chuyện điều đ́nh một cách nghiêm chỉnh .

Sau đó là nhiều màn gặp gỡ bí mật khác để hai phía thương lượng, dẫn đến cuộc hội kiến tay đôi chính thức giữa Ngoại Trưởng John Kerry và người tương nhiệm của Ba Tư là ông Mohammad Javad Zarif nhân dịp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2013, và sau đó là một cú điện thoại giữa hai vị nguyên thủ quốc gia là TT Barack Obama và ông Hassan Rouhani. Cuộc điện đàm này được xem như là cuộc trao đổi ngoại giao cao cấp nhất giữa hai nước sau vụ khủng hoảng vào năm 1979 khi cuộc Cách mạng Hồi giáo bùng lên vào lúc ấy để đưa giáo sĩ Khomeini lên cầm quyền và dẫn đến vụ bắt cóc các con tin trong toà đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Tehran.

Sau đó, hai vị ngoại trưởng Kerry và Zarif chủ động trong các cuộc đàm phán. Kết quả sau đó 2 tháng là vào tháng 11/2013, Ba Tư và 6 cường quốc đă loan báo tại thành phố Geneva một bản thoả ước tạm thời theo đó Tehran sẽ tạm đ́nh chỉ các chương tŕnh phát triển năng lượng hạch tâm, và đổi lại Hoa Kỳ và Tây Âu cũng tạm tháo gỡ một số các tài sản của Ba Tư để chứng tỏ thiện ư của đôi bên. Tuy nhiên, cả hai phe đều đă không đạt được những thành quả nào như mong muốn sau những thời hạn chót do tự họ đặt ra, đầu tiên là vào tháng 7/2014 và sau đó là tháng 11/2014. Để rồi đến đầu tháng 4 năm nay, các nhà thương thuyết lại nói rằng họ đă đạt được một khung sườn thoả thuận tại thành phố Lausanne, với hạn chót dự trù cho thoả thuận chính thức là vào cuối tháng 6/2015.

Vào lúc ấy, nhiều chính trị gia bảo thủ, trong số đó có 47 nghị sĩ liên bang thuộc đảng Cộng Hoà đă nhao nhao phản đối và kư một bức thư hăm doạ là bản thoả thuận này, cho dù có được kư kết, cũng có thể bị huỷ bỏ trong tương lai bởi một vị tân tổng thống thuộc đảng Cộng Hoà. Trong bối cảnh đó, nhiều người nghĩ rằng có lẽ các cuộc đàm phán sẽ không đi đến kết quả cụ thể theo đúng thời hạn đă định. Tuy nhiên, nhiều nỗ lực ngoại giao vẫn tiếp tục kéo dài và cuối cùng th́ sự kiên nhẫn của các bên cũng được đáp ứng với bản thoả thuận sau cùng đạt được vào thứ Ba tuần trước (14/7/2015) tại thủ đô Vienna ở nước Áo.

Trong thoả hiệp mới nhất này, chính quyền Ba Tư sẽ phải từ bỏ tham vọng tích tụ năng lượng hạch tâm để có thể chế tạo bom nguyên tử trong ṿng ít nhất là 10 năm sắp tới, cũng như phải chấp nhận cho các phái đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc (thuộc cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA) đến thanh sát tại bất cứ nhà máy nguyên tử nào, kể cả tại những căn cứ quân sự bí mật. Thoả thuận này quả là một bước đột phá bất ngờ và ngoạn mục sau nhiều thập niên dài đấu đá giữa hai quốc gia thù nghịch, với một bên là Hoa Kỳ gọi nước kia là “quốc gia bảo trợ hàng đầu cho khủng bố” và Ba Tư th́ gọi bên kia là “Đại Ma Quỷ Satan”.

Trong bài diễn văn ngắn đọc tại Toà Bạch Ốc, và được chiếu trực tiếp trên các đài truyền h́nh của nhà nước Ba Tư, TT Obama nói rằng thoả thuận này “không phải được xây dựng trên nền tảng tin tưởng, nhưng nó được đặt trên nền tảng kiểm chứng.” Nói một cách khác, ông Obama cho rằng Ba Tư cam kết không thôi cũng chưa đủ, mà cộng đồng quốc tế cần phải kiểm chứng cho rơ hư thực rồi mới tin tưởng được, và từ đó sẽ tháo gỡ các biện pháp cấm vận và chế tài. TT Obama cũng nói rằng mọi ngả đường để Ba Tư có thể chế tạo được bom nguyên tử đều đă bị cắt đứt. C̣n tại thủ đô Tehran, Tổng thống Rouhani phát biểu rằng “một trang sử mới” đă mở ra trong liên hệ ngoại giao của Ba Tư đối với cộng đồng thế giới.

Cả hai vị nguyên thủ quốc gia này cũng đă có một cuộc trao đổi ngắn liền sau khi bản thoả thuận này được loan báo chính thức, sau nhiều ngày đêm điều đ́nh và thương thuyết ráo riết và căng thẳng, có lúc các vị trưởng đoàn của Hoa Kỳ và Ba Tư hăm doạ là sẽ rút lui. Nhưng sau khi các bên đồng ư kư kết vào bản thoả thuận này, mọi người đều cùng hân hoan ca ngợi thành tựu ngoại giao này. Ngoại trưởng của khối Liên Hiệp Âu Châu là bà Federica Mogherini nói rằng “các nhà ngoại giao lần này đă mang đến cho cộng đồng thế giới một điều mà họ đang hy vọng, đó là sự cam kết cho nền hoà b́nh và cùng bắt tay nhau để giúp cho thế giới này được an toàn hơn.” Theo bà Mogherini th́ thoả hiệp này sẽ bảo đảm rằng chương tŕnh phát triển năng lượng hạch tâm tại Ba Tư sẽ chỉ được dùng vào các mục tiêu thuần tuư dân sự mà thôi.

 

Các ngoại trưởng liên hệ trong những cuộc đàm phán dẫn đến thoả thuận về hạch tâm với Ba Tư

Trong phiên họp điều đ́nh cuối cùng với các vị ngoại trưởng của 6 cường quốc thuộc phía bên kia, ông Mohammad Javad Zarif là ngoại trưởng của Ba Tư đă thẳng thắn nh́n nhận: “Chúng ta đạt được một thoả thuận có thể là không toàn vẹn cho bất cứ phe nào, nhưng đó là điều mà chúng ta có thể đạt được, và đó là một thành quả quan trọng cho tất cả chúng ta.” Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ cũng thú nhận rằng sự nhẫn nại trong thời gian qua đă đem lại những kết quả ích lợi khi ông phát biểu với các phóng viên: “Nếu chúng tôi sẵn ḷng chịu một thoả thuận có ít quyền lợi hơn, chắc chắn là chúng tôi đă giải quyết thoả hiệp này từ lâu rồi.”

Thoả thuận đột phá này có được là sau khi hai phía có những nhượng bộ khá quan trọng. Phía Ba Tư đồng ư việc Liên Hiệp Quốc có thể duy tŕ biện pháp cấm bán vũ khí cho nước này trong ṿng 5 năm nữa, trừ khi cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế có thể xác định chắc chắn rằng Ba Tư đă thực sự chấm dứt mọi chương tŕnh chế tạo vũ khí hạch tâm th́ các chính sách ngăn cấm này có thể được rút lại sớm hơn. Ngoài ra, chính sách giới hạn việc chuyển giao những kỹ thuật về phi đạn đạn đạo (ballistic missile) cho chính quyền Tehran cũng có thể tiếp tục kéo dài đến 8 năm nữa.

Phía Hoa Thịnh Đốn luôn muốn duy tŕ các biện pháp cấm Ba Tư không được nhập cảng vũ khí, cũng như không được xuất cảng sang các nước hay tổ chức đàn em khác như: chính quyền của TT Bashar Assad tại Syria, nhóm nổi loạn Houthi tại Yemen hoặc là phe Hezbollah tại Lebanon. Hoa Kỳ lo ngại rằng với sức mạnh tài chính có được sau khi các biện pháp cấm vận được gỡ bỏ, Ba Tư có thể có dư tiền và sẽ phóng tay trong nỗ lực bành trướng thế lực của ḿnh theo hệ phái Shiite để yểm trợ cho các nhóm này chống đối lại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông như Saudi Arabia (theo hệ phái Sunni) và Do Thái.

Phía Ba Tư th́ đ̣i hỏi rằng các biện pháp cấm vận phải được rút lại giữa lúc họ đang phải đối phó với nhiều lực lượng thù nghịch như tổ chức ISIS. Và Ba Tư cũng được sự ủng hộ ngầm của hai cường quốc là Trung Cộng và nhất là Nga, lúc nào cũng muốn nới rộng sự hợp tác quân sự cũng như sẵn sàng bán các loại vũ khí tối tân như hệ thống pḥng không tối tân với các phi đạn S-300, điều mà Hoa Kỳ từ lâu đă chống đối.

Ba Tư cũng nhượng bộ nhiều khi đồng ư cho các phái đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc được thanh sát bất cứ địa điểm nào ở trong nước, kể cả các căn cứ quân sự, một điều mà thủ lănh tối cao của họ là giáo chủ Ali Khamenei luôn lên tiếng phản đối. (Sau cùng, để gỡ thể diện, Ba Tư cũng đồng ư để cho các thanh tra quốc tế đến kiểm soát, miễn là họ là người của các quốc gia có liên hệ ngoại giao với Ba Tư, ngụ ư không cho các quan sát viên của Mỹ v́ bị coi là thành phần gián điệp). Tuy nhiên, việc đến thanh tra các địa điểm này không phải là điều được tự động thoả măn và có thể bị tŕ hoăn, một chi tiết mà những người chống đối thoả hiệp này có thể vin vào đó để chỉ trích rằng Ba Tư sẽ khai thác lỗ hổng này để che đậy những hoạt động mờ ám của họ.

Theo bản thoả hiệp dài gần 100 trang này, phía Ba Tư có quyền kháng cáo những đ̣i hỏi của các phái đoàn thanh tra, và một hội đồng hoà giải bao gồm 6 cường quốc và Ba Tư sẽ họp lại để giải quyết những đơn kiện cáo này (theo tiêu chuẩn này th́ Ba Tư coi như sẽ ở thế thiểu số so với các nước c̣n lại). Và một khi hội đồng hoà giải phán xử mà Ba Tư từ chối không cho thanh sát, th́ điều này được xem như là sự vi phạm của thoả thuận và các biện pháp cấm vận và chế tài sẽ được tự động áp dụng trở lại. Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế cũng muốn thanh sát nhiều căn cứ tại Ba Tư để hoàn tất những cuộc điều tra đă bị bỏ dở về những chương tŕnh chế tạo vũ khí bí mật của Ba Tư trong quá khứ, để từ đó có thể đánh giá chính sách hơn về tham vọng và tiến tŕnh phát triển hạch tâm của nước này.

Để đổi lấy những mối lợi to lớn về tài chính và kinh tế, Ba Tư đă phải chấp nhận những điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt. Mục đích của bản thoả thuận này nhằm kéo dài thời gian cần thiết để Ba Tư có thể chế tạo bom nguyên tử nếu như họ bất chấp mọi thứ để theo đuổi con đường này. Nếu như trước đây hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Ba Tư có thể chỉ cần 1 thời gian khoảng 2 tháng (break-out time) để gom góp tất cả nỗ lực th́ có thể chế tạo được bom nguyên tử, th́ giờ đây thời gian đó sẽ kéo dài đến ít nhất là 1 năm nếu như Ba Tư chấp hành theo các điều kiện trong bản thoả thuận này.

Ngoài ra, bản thoả thuận cũng sẽ buộc Ba Tư phải huỷ bỏ bớt khoảng 2/3 số lượng các máy ly tâm để tinh luyện chất uranium (nguyên liệu chính để chế bom nguyên tử), từ hơn 19,000 đang hoạt động, sẽ giảm xuống chỉ c̣n hơn 6,000 tại nhà máy Natanz trong ṿng 10 năm tới. Các máy ly tâm tối tân hơn cũng như khối lượng chất uranium đậm đặc phải bị huỷ bỏ. Đồng thời, Ba Tư cũng phải bán tống bán tháo hoặc làm giảm độ đậm đặc của số lượng 10,000 kg uranium đă tích tụ xuống chỉ c̣n 300 kg, với tỷ lệ tinh luyện cũng không được quá 3.67% (phải đậm đặc tới 90% mới có thể chế thành bom), trong thời hạn 15 năm. Trong thời gian này, Ba Tư cũng không được xây dựng thêm các nhà máy ngầm trong núi, cũng như không tiến hành thêm các chương tŕnh tinh luyện uranium.

 

Biểu đồ các nhà máy tinh hạch tâm của Ba Tư

và kế hoạch giảm bớt chương tŕnh hạch tâm theo thoả thuận.

Nếu như Ba Tư thực tâm từ bỏ tham vọng hạch tâm khi thi hành các điều khoản theo thoả thuận này, họ sẽ nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và tài chính khá nhanh chóng và cụ thể. Số tiền hơn 100 tỷ Mỹ-kim của Ba Tư đă bị đóng băng tại các ngân hàng ngoại quốc sau vụ bắt cóc con tin tại toà đại sứ Mỹ vào năm 1979 sẽ được giải toả ngay lập tức. Việc xuất cảng năng lượng của Ba Tư, quốc gia có kho dự trữ dầu thô lớn hàng thứ tư trên thế giới (và kho khí đốt lớn hàng thứ 2 trên toàn cầu), cũng không c̣n bị ngăn cấm, giúp đem lại một nguồn lợi tức dồi dào và nền kinh tế trong nước được tăng trưởng, cùng lúc khiến cho cuộc sống của người dân trong nước cũng được dễ thở hơn. 

Tuy nhiên, không phải chỉ có Ba Tư được hưởng lợi kinh tế mà nhiều quốc gia khác cũng được hưởng lây nhiều điều tốt đẹp khác. Với kho dầu thô được tung ra thị trường quốc tế, giá dầu sẽ c̣n xuống thấp hơn nữa, giúp cho nền kinh tế của nhiều quốc gia nhập cảng nhiều dầu thô. Một Ba Tư bớt hung hăng và hiếu chiến (ít ra là trong ṿng 10 năm tới) cũng sẽ khiến cho t́nh h́nh Trung Đông bớt căng thẳng, giúp cho Hoa Kỳ đỡ “hao tâm tổn sức” và phung phí tiền bạc cũng như nhân mạng cho những cuộc xung đột đẫm máu tại vùng này.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng chia sẻ những nhận định lạc quan hay những mong ước tích cực mà bản thoả thuận này có thể đem lại. Đầu tiên là trong nội địa Hoa Kỳ, Quốc Hội Mỹ có quyền đưa bản thoả thuận này ra để cứu xét trong ṿng 60 ngày trước khi phê chuẩn, và trong thời gian đó TT Obama không được quyền tháo gỡ các biện pháp cấm vận và chế tài. Có nhiều xác suất là với phe Cộng Hoà đang nắm quyền đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện, bản thoả thuận này sẽ không được thông qua.

Tuy nhiên, bản thoả thuận này là một sự đồng ư giữa 6 cường quốc và chính quyền Ba Tư, chứ không phải là một thoả hiệp song phương giữa hai nước nên phải cần có sự chuẩn thuận của Thượng Viện theo đúng hiến pháp Hoa Kỳ. Do đó, TT Obama sẽ có thể rảnh tay hơn để đối phó với sự chống đối của phe Cộng Hoà. Cho dù Quốc Hội Mỹ có thông qua đạo luật phủ nhận thoả thuận này, và không cho tổng thống có quyền tự ư tháo gỡ các biện pháp cấm vận, ông Obama cũng có thể dùng sức mạnh hành pháp của ḿnh để phủ quyết (veto) đạo luật này. Đến chừng đó, phe Cộng Hoà phải vận động được trên 2/3 các vị dân biểu và nghị sĩ cùng ủng hộ để có thể vượt qua quyền phủ quyết (override) này.

Ngoài Hoa Kỳ, cũng có hai nơi chống đối mạnh mẽ bản thoả thuận này: đó là Do Thái, dưới trào của Thủ tướng Benjamin Netanyahu thuộc phe hiếu chiến lúc nào cũng chỉ đ̣i tấn công Ba Tư để diệt trừ mầm mống nguy hiểm  và hậu hoạ. Và ngay cả trong nước Ba Tư, nhiều phần tử bảo thủ giáo điều, dưới sự lănh đạo của giáo chủ Khamenei cũng không sẵn ḷng muốn tháo bỏ những chương tŕnh phát triển hạch tâm mà Ba Tư đă bỏ ra hàng trăm tỷ Mỹ-kim từ trước tới nay để xây dựng. Nhiều quốc gia Ả Rập khác như Saudi Arabia cũng không mấy mặn ṃi với thoả thuận này, v́ cho rằng một nước Ba Tư không c̣n bị khống chế bởi các cường quốc trên thế giới th́ sẽ dễ dàng dồn nỗ lực để phát triển tiềm năng và gia tăng ảnh hưởng của ḿnh đến các vùng theo hệ phái Shiite như họ.

 

Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Do Thái là 1 trong những người chống đối thoả thuận với Ba Tư

Dĩ nhiên, không ai đoán được tương lai sẽ diễn tiến ra sao để có thể b́nh luận hoặc tiên đoán một cách chắc chắn về viễn tượng thành công hay thất bại của bản thoả thuận lần này. Bởi lẽ đơn giản nhất là bất cứ một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia nào cũng có thể “tráo trở”, “lật lọng” để phủ nhận những thoả thuận mà họ đă kư kết trước đó, nếu như những hành động tráo trở này có lợi cho họ nhiều hơn theo đúng tinh thần thực dụng mà gần như mọi người đều đă chấp nhận như là nguyên tắc khôn ngoan nhất để sống c̣n.

Phải đợi đến 5 hay 10 năm nữa th́ người ta mới được dịp nh́n thấy xem là liệu chính quyền ở Ba Tư có thực thi các điều đă cam kết hay không. Tuy nhiên, nếu như Hoa Kỳ đơn phương rút lui và không chấp nhận thoả thuận này như đa số những chính trị gia bảo thủ chống đối đ̣i hỏi, nhiều phần là Hoa Kỳ sẽ không c̣n có khả năng để thuyết phục các nước Tây Âu cũng như Trung Cộng và Nga cùng đứng chung trong liên minh để tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận và chế tài. Phải công nhận rằng chính sự đoàn kết này (vẫn c̣n chặt chẽ đến giờ) mới khiến cho Ba Tư phải lâm vào cảnh khó khăn về mọi mặt từ nhiều năm qua, và đă dẫn đến việc người dân và chính quyền Ba Tư phải chấp nhận việc thương thảo để giải quyết những xung khắc, thay v́ cứ tiếp tục cứng rắn theo đuổi lư tưởng của ḿnh.

Nhiều người dễ dàng chỉ trích chính quyền Obama, nhất là những tiếng nói diều hâu hoặc các chính trị gia đang vận động trong ṿng tranh cử sơ bộ của đảng Cộng Hoà hiện nay, trong nỗ lực ngoại giao này và cho rằng Hoa Kỳ đă nhượng bộ quá nhiều. Hoặc là chính quyền Obama đă quá ngây thơ, hoặc là có “bồ tèo” thiện cảm ngầm với khối Hồi-giáo (một luận điệu quen thuộc của nhiều tay bảo thủ cực hữu) nên sẵn sàng coi thường quyền lợi của Hoa Kỳ và mau chóng thoả thuận với nhiều quốc gia thù địch nguy hiểm. Tất cả những tiếng nói này đều gióng lên một lập luận không khác ǵ tiếng hô phản đối của ông Netanyahu khi cho rằng bản thoả thuận này là “một sai lầm lịch sử cho thế giới”. Nhiều b́nh luận gia bảo thủ quen thuộc cũng đưa ra những lời phê phán nặng nề tương tự như các ông William Kristol của diễn đàn Weekly Standard hoặc Charles Krauthammer của Fox News.

Để chỉ trích bản thoả thuận này, những người chống đối đă cố t́nh bỏ lơ những chi tiết cho thấy là bản thoả thuận này có ghi nhiều điều khoản để áp đặt trở lại một cách mau chóng các biện pháp cấm vận nếu như Ba Tư vi phạm các điều đă cam kết, cũng như cho thấy là Ba Tư khó ḷng che giấu được những mưu mô để có thể bí mật chế tạo được bom nguyên tử. Một điều đáng lưu ư là những tiếng nói chỉ trích hoặc chống đối này đă không đưa ra được một giải pháp nào khác có xác suất thành công và hiệu năng tốt đẹp hơn. (Nó giống như là các vị dân cử đảng Cộng Hoà cứ ra rả chỉ trích chính sách bảo hiểm y tế đại chúng, thường được quen gọi là Obamacare, từ nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ đưa ra được một chính sách nào của họ để thay thế. Họ chỉ biết chỉ trích cho sướng miệng để thoả măn tâm lư của nhiều thành phần bảo thủ cực đoan không muốn nh́n thấy những thành quả tích cực của người khác).

Những người chỉ trích hoặc chống đối này đă không giải thích được một t́nh huống là nếu như Hoa Kỳ không chấp nhận bản thoả thuận này giống như họ yêu cầu, th́ liệu kết quả có khá hơn hay không? Liệu các cường quốc khác có c̣n đoàn kết trong nỗ lực áp đặt các biện pháp cấm vận hay không? Và liệu Hoa Kỳ cũng như Do Thái có khả năng ngăn chặn được Ba Tư tiến hành, tuy chậm chạp nhưng vẫn có thể tiến được, chương tŕnh phát triển vũ khí hạch tâm để cuối cùng có thể sản xuất được bom nguyên tử?

Thí dụ điển h́nh là một nước nhỏ bé, nghèo nàn như Bắc Hàn, quanh năm suốt tháng không sản xuất được nguồn lợi kinh tế nào và lại c̣n bị cô lập, cấm vận, nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn chế tạo được bom nguyên tử. Nên nhớ là Ba Tư là một quốc gia to lớn và giầu mạnh hơn nhiều so với Bắc Hàn. Do đă hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong nhiều năm dài sau khi CIA phối hợp với MI6 của Anh để lật đổ Thủ tướng Mossaddegh vào năm 1953, các chính quyền dưới trào của ông hoàng (Shah) Reza Pahlavi đă đẩy mạnh nhiều chính sách canh tân đất nước nhờ vào kỹ thuật của Hoa Kỳ để biến Ba Tư thành một nước giầu mạnh và tân tiến trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Hồi-giáo vào năm 1979.

V́ thế nên Ba Tư có phần tiến bộ hơn đa số các quốc gia khác trong vùng, hầu hết chỉ biết dựa vào kho dầu hoả khổng lồ dưới ḷng đất để đưa cho các quốc gia khác khai thác. Ba Tư đă đẩy mạnh nền kỹ nghệ trong nước, với một lực lượng lao động và khối dân trung lưu có tŕnh độ cao, có khả năng sản xuất (và kể cả xuất cảng) xe hơi. Tuy nhiên, tệ nạn tham nhũng và bè phái dưới thời của cựu TT Mahmoud Ahmadinejad, cộng với áp lực của các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Tây Âu sau này đă khiến cho sản lượng kinh tế của Ba Tư giảm sút. Theo nhiều chuyên gia kinh tế và một số các nhà ngoại giao nhận định, nếu như Ba Tư thực tâm tuân thủ theo thoả thuận để không c̣n bị chế tài hoặc cấm vận, th́ chỉ trong ṿng một thập niên sắp tới, quốc gia này có thể đạt được sản lượng cao hơn cả 2 nước Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện giờ được xem như là 2 cường quốc kinh tế trong vùng Trung Đông.

V́ những lợi thế và sức mạnh có sẵn của ḿnh, Ba Tư cũng có thể dễ dàng t́m cách móc nối hay hợp tác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là Trung Cộng và Nga, để thoát khỏi ṿng vây cấm vận của Hoa Kỳ.

Theo nhà báo Joe Conason, trong một bài b́nh luận đăng trên diễn đàn The National Memo đề ngày 14/7 vừa qua, những tiếng nói bảo thủ đều cố t́nh quên rằng chính một trong những chính trị gia thần tượng của họ trong đảng Cộng Hoà, cố tổng thống Ronald Reagan, cũng là người luôn tin tưởng rằng việc thương thuyết bao giờ cũng có lợi hơn việc đấu đá hay chém giết lẫn nhau. Nhiều khuôn mặt bảo thủ cực hữu đều cho rằng giải pháp hay nhất là cứ ra tay tiêu diệt hết các cơ sở của Ba Tư để ngăn trừ hậu hoạ, và có nếu có xảy ra chiến tranh th́ đó cũng là cái giá phải trả, và Hoa Kỳ vẫn c̣n “trên cơ” các quốc gia kẻ thù khác.

Điển h́nh cho lập luận theo trường phái tân-bảo-thủ này là ông Joe Scarborough. Cũng giống như nhiều nhân vật bảo thủ khác đă từng ủng hộ chính sách tấn công Iraq để loại trừ lănh tụ Saddam Hussein vào đầu năm 2003 dưới thời của TT Bush Con, ông Scarborough trước đó đă từng hô hào rằng việc lật đổ được nhà độc tài này không những chỉ là việc kết thúc tham vọng tích luỹ vũ khí tàn sát quy mô mà c̣n là một cuộc lật đổ rất dân chủ tất cả những kẻ thù của chúng ta tại vùng Trung Đông!

Để so sánh việc chỉ trích TT Reagan đă đồng ư thương thuyết với các lănh tụ của Liên Sô trong nỗ lực tài giảm binh bị vào đầu thập niên 80 và thoả hiệp hiện nay của TT Obama với Ba Tư, ông Scarborough đă viết: “Tôi không bao giờ tin tưởng bọn Liên Sô. Tôi chẳng bao giờ muốn thấy ông Reagan thoả hiệp với bọn Liên Sô. Mặc dù kết quả sau cùng (của những vụ thoả hiệp này) diễn ra tốt đẹp, nhưng tôi vẫn luôn chống đối chính sách hoà hoăn (détente) và thoả hiệp với bọn cộng sản. V́ thế cho nên tôi chống lại việc thoả hiệp với một quốc gia mà giáo chủ của họ gọi chúng ta là ma quỉ, và cứ đ̣i hạ bệ Hoa Kỳ trong lúc đang thương thuyết.”

“Mặc dù kết quả sau cùng diễn ra tốt đẹp” là câu nói của ông Joe Scarborought xác nhận một cách yếu ớt một thành quả rất to lớn. Chính nhờ những nỗ lực chịu thương thuyết với kẻ thù nguy hiểm nhất là Liên Sô (vào thời đó) kéo dài trong nhiều thập niên mà uy tín của TT Reagan mới được tăng cao hơn nữa, và thế giới này mới tránh được một cuộc đại chiến nguyên tử với hậu quả khốc liệt không sao lường nổi. Hoặc ít ra là các cường quốc cũng tránh được một cuộc chạy đua vơ trang vừa tốn kém vừa phi nhân, chỉ có lợi cho một thiểu số trong các kỹ nghệ súng ống, cũng như thoả măn ước vọng điên cuồng của một số các chính trị gia hiếu chiến.

Theo nhà báo Joe Conason, điều đáng nói là việc thương thuyết trên những đề tài như chiến tranh và hoà b́nh đ̣i hỏi chúng ta phải đối diện một thực tế hết sức khó chịu, đó là đôi khi phải nói chuyện trực diện với kẻ thù mà ḿnh thù ghét. Nhưng nhiều khi nó là điều ḿnh cần phải làm để đạt được những mục đích có lợi thiết thực, to lớn và lâu dài hơn.

Mai Loan


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng