Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đâu là Sự Thật Trong Vụ Bin Laden Chết?

 

Vũ Linh

 

 

 

 

 ...Thế th́ tổng thống và cả nội các chăm chú nín thở coi cái ǵ trong 40 phút vậy?

 

 TT Obama là người đầu tiên xuất hiện trước truyền thông gần nửa đêm mùng một rạng mùng hai tháng 5 - giờ miền Đông nước Mỹ -  để thông báo tin giựt gân nhất của thế kỷ: Osama Bin Laden đă bị giết chết. Ngắn gọn, không chi tiết. Thiên hạ nín thở chờ đợi chi tiết.

 

Rồi màn hài kịch bắt đầu.

 

Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc mô tả đă xẩy ra cuộc đấu súng ghê gớm. Bin Laden được yêu cầu đầu hàng, đă không chịu th́ chớ, lại c̣n núp sau lưng bà vợ bắn vào lính Mỹ, đưa đến cuộc đấu súng dữ dội và Bin Laden bị bắn vào đầu vỡ tan sọ, chết tại trận. Một kư giả phe ta đă dùng danh từ �fierce firefight� để mô tả cuộc chiến mà anh ta không hề chứng kiến. Toà Bạch Ốc phổ biến h́nh ảnh các vị tai to mặt lớn trong Ṭa Bạch Ốc nín thở theo dơi cuộc đấu súng được trực tiếp truyền h́nh về cho TT Obama theo dơi từng giây từng phút, kéo dài 40 phút.

 

Nh́n bức h́nh, kẻ viết này không biết phải mừng hay lo. Trong h́nh, có một người được biết là Giám Đốc đặc trách Chống Khủng Bố của TT Obama. Người ta tưởng người đó chắc phải là một ông tướng già cứng cựa, kinh nghiệm đánh nhau cùng ḿnh. Nhưng không phải. Trong bức h́nh đó, có một cô bé mặt non choẹt núp sau mấy ông già, ló mặt ra thôi. Đó chính là bà Audrey Tomason, người chịu trách nhiệm bảo vệ chúng ta chống khủng bố. Có yên tâm được không?

 

 

(Xin vào link này xem h́nh: http://en.wikipedia.org/wiki/Audrey_Tomason)

 

Câu chuyện đột kích này, có lẽ các đạo diễn Hollywood chỉ có thể mơ tưởng thôi, chứ cũng không thể nào làm phim gay cấn hồi hộp được như vậy. Nghĩ cho cùng, chỉ có Mỹ mới làm được chuyện này: lính Mỹ nửa đêm đi đột kích một căn nhà tuốt bên kia địa cầu mà vẫn có phó nḥm đi theo quay phim trực tiếp cho tổng thống coi để trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu súng. Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hiệp Chủng Quốc đang điều binh khiển tướng như chơi video games vậy.

 

Nhưng rồi h́nh như có ǵ không ổn.

 

Ngày hôm sau, ông phát ngôn viên được hỏi thế bà vợ Bin Laden bị dùng làm lá chắn như thế nào và Bin Laden bắn súng ǵ? Ông ta ú ớ trả lời không có chuyện Bin Laden núp sau lưng vợ, hai người đứng cạnh nhau, cả hai được mô tả là có hành động kháng cự nên bà vợ bị bắn vào chân c̣n Bin Laden th́ bị bắn vào đầu.

 

- Bin Laden dùng súng ǵ?

 

- Ờ, ờ, Bin Laden không có súng!

 

- Thế sao lại nói Bin Laden kháng cự?

 

- Bin Laden có kháng cự nhưng không phải bằng súng.

 

- Thế th́ kháng cự bằng ǵ? Bằng cách nào?

 

- Ờ, ờ, nhiều chi tiết cho đến nay vẫn chưa rơ ràng!

 

Lạ thật. Báo đăng h́nh TT Obama và cả nội các ngồi chăm chú coi khúc phim đấu súng mà sao bây giờ lại nói chi tiết chưa rơ ràng? Thế th́ tổng thống và cả nội các chăm chú nín thở coi cái ǵ trong 40 phút vậy?

 

Ngày hôm sau, Giám Đốc CIA Leon Panetta gặp báo chí, cho biết trong 40 phút giao tranh ác liệt đó th́ hệ thống truyền tin bị trục trặc, chỉ truyền h́nh được có đâu 15 phút đầu, trước khi toán đột kích tới hiện trường. Do đó, không có thu h́nh trực tiếp trận đấu súng nào hết. Có nghĩa là bức h́nh chỉ là dàn dựng để phổ biến ra báo, mai mốt mang đi tranh cử.

 

 Cuối tuần rồi, đài CBS loan tin đă coi được khúc phim cuộc đột kích qua các máy thu h́nh gắn trên mũ sắt của các quân nhân đột kích. Khúc phim mà nội các Obama có vẻ như đang coi nhưng thực tế không coi được. Theo CBS, toán đột kích vào căn nhà, bị một tên giao liên bắn một phát, tên này bị bắn hạ ngay. Sau đó Bin Laden từ pḥng ḿnh trên lầu ba chạy ra, bị bắn ngay lập tức, nhưng bắn hụt, tên này chạy vào pḥng lại, bị toán Người Nhái xông vào pḥng, bắn hai phát, vào ngực, sau đó vào đầu.

 

Bin Laden đă bị bắn chết trong quần lót (underwear), không có vũ khí ǵ trong tay và cũng không kháng cự ǵ hết. Thấy là bắn. Chắc chắn đó chỉ có thể là lệnh từ TT Obama: bắn chết chứ không bắt tù nhân. Cá nhân kẻ viết này không luyến tiếc ǵ tên Bin Laden, nhưng cũng không khỏi thắc mắc. Theo TT Obama, TT Bush cho phép trấn nước tù khủng bố bị bắt tại mặt trận độ 15 phút cho sặc sụa một hồi là hành động dă man mà tính nhân bản và luật pháp Mỹ không chấp nhận được. Thế nhưng TT Obama ra lệnh một giờ sáng xông vào pḥng ngủ, bắn chết một người không có súng trong tay, mặc quần lót trong pḥng với vợ, th́ lại là chuyện chính danh sao?

 

TT Bush coi chuyện chống khủng bố là chiến tranh, do đó lính Mỹ có quyền bắn chết kẻ địch mà không cần bắt đưa ra ṭa. Nhưng TT Obama cho rằng TT Bush vi phạm nhân quyền và Hiến Pháp, TT Obama cấm không cho nhân viên chính phủ dùng từ chiến tranh, và chuyển giao hồ sơ tù nhân cho bộ Tư Pháp, coi như là vấn đề an ninh trật tự, phải tôn trọng luật lệ tuyệt đối.

 

Thế bắn chết Bin Laden như vậy có phải là tôn thủ luật Mỹ không? Luật Mỹ rất rơ ràng: chưa bị kết án có tội là không có tội. Bin Laden chưa bị một ṭa án Mỹ nào kết tội, nhưng đă bị TT Obama cho lệnh bắn chết. Có vi phạm nhân quyền, luật lệ và và Hiến Pháp Mỹ không?

 

Một cựu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, ông John Paul Stevens cho rằng việc giết Bin Laden hoàn toàn hợp pháp v́ tên khủng bố là một kẻ thù muốn tấn công nước Mỹ. Nhận định này có vẻ chéo cẳng ngỗng với nhận định cũng của ông năm 2004, dưới thời Bush, khi đó ông chỉ trích Bush không có quyền giam giữ tù khủng bố vô hạn định nếu không có bằng chứng.

 

Nói cách khác, khi Bush làm tổng thống th́ Mỹ không có quyền nhốt tù khủng bố nếu không có bằng chứng, nhưng khi Obama làm tổng thống th́ Mỹ có quyền giết Bin Laden mà không cần bằng chứng. Một lư luận khá lạ lùng từ một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, cho dù ông có khuynh hướng cấp tiến. Hay là v́ ông có xu hướng đó?

 

Thời ông cao bồi Bush, Saddam Hussein bị bắt sống, trao lại cho chính quyền Iraq, mang ra xử án công khai, có luật sư biện hộ đầy đủ trước khi bị kết án tử h́nh, chứ không bị bắn ngay tại chỗ. Đến thời luật gia Obama th́ Bin Laden bị bắn chết tại trận, không bị bắt hay đưa ra ṭa làm ǵ cho phiền phức.

 

Chưa hết, TT Obama lên truyền h́nh, bi thảm hoá câu chuyện thêm nữa.

 

Đây là quyết định khó khăn nhất trong đời ông. Ông nhấn mạnh ông chỉ biết được xác xuất 55/45 là có thể có Bin Laden trong nhà đó, và quyết định của ông là một quyết định cực kỳ phiêu lưu, khó khăn v́ không chắc chắn 100%. Sự thật là CIA tính xác xuất là 70%-80%, TT Obama giảm xuống 55% nghe cho hồi hộp hơn. Nếu CIA nói có 70%-80% hy vọng giết được Bin Laden th́ bất cứ anh cảnh sát hay anh lính Mỹ nào cũng muốn nhẩy vào chộp lấy cơ hội, chẳng có ǵ là quyết định khó khăn nhất và can đảm nhất trên đời.

 

TT Obama mà không hành động để Bin Laden chạy thoát th́ sẽ là lư do lớn nhất để phe Cộng Ḥa trở về Ṭa Bạch Ốc lại năm tới.

 

TT Obama lưu ư là tổng thống có khi phải có can đảm lấy quyết định khó khăn dựa trên tin tức hết sức thiếu sót, và dân chúng cần phải hiểu khó khăn đó. Thế TT Bush có can đảm không khi quyết định đánh Iraq mà chưa đầy đủ tin tức về kho vũ khí giết người tập thể của Saddam Hussein? Và TT Obama có hiểu cho TT Bush đă phải lấy quyết định bảo vệ nước Mỹ chống vũ khí đó ngay sau vụ 9/11 trong t́nh trạng thiếu thông tin không?

 

Toàn bộ câu chuyện nói đi nói lại dường như chỉ có đúng một chuyện là đúng sự thật: đó là Osama Bin Laden bị giết chết. Người dân chẳng có cách nào biết rơ chuyện ǵ đă xẩy ra. Chỉ v́ câu chuyện do chính quyền phổ biến thay đổi như chong chóng, mỗi ngày một chuyện.

 

Đâu là châm ngôn trong sáng của mùa tranh cử? Khủng hoảng niềm tin nơi chính quyền đă được giải quyết chưa? Theo thăm ḍ dư luận, cứ năm người th́ đă có một người cho rằng Bin Laden vẫn c̣n sống (20%), cho dù tổng thống nói ǵ cũng vậy!

 

Trong cuộc chiến Việt Nam năm xưa, khó khăn lớn nhất của các chính quyền Mỹ không phải là thắng được mấy ông du kích hay thắng được chiến xa Nga, mà là thắng được mấy ông kư giả Mỹ.

 

V́ lư do chính trị, lư do tuyên truyền, hay lư do tranh cử, các chính quyền Mỹ từ Johnson đến Nixon, đă nhiều khi nói sai hay nói thiếu sự thật, để đến khi sự thật ḷi đuôi ra th́ các kư giả mất niềm tin đối với chính quyền, tạo ra một khoảng cách niềm tin- credibility gap. Rồi từ đó chính quyền - từ tổng thống đến phát ngôn viên đến tướng tá - nói ǵ th́ cũng bị đặt câu hỏi, không biết nói thật hay nói láo.

 

T́nh trạng truyền thông và dân chúng mất niềm tin với chính quyền kéo dài lai rai từ mấy chục năm qua mà chẳng tổng thống nào thay đổi được ǵ. Cho đến khi ứng viên Dân Chủ Barack Obama ra tranh cử năm 2007.

 

Ông lớn tiếng quảng bá sẽ thay đổi cách làm việc, sẽ mang lại trong sạch và trong sáng vào chính quyền để tái tạo lại niềm tin nơi chính quyền. Dân chúng Mỹ vốn dĩ dễ tin, ùn ùn bỏ phiếu cho ông Obama thay đổi cách làm việc của Hoa Thịnh Đốn.

 

Để rồi bây giờ mới nhận thấy h́nh như ông tổng thống khác xa với ông ứng viên tổng thống. TT Obama đă mau mắn biến một thành tích lớn thành một câu chuyện biểu tượng cho sự luộm thuộm của cả chính quyền Obama.

 

Những tin tức mới nhất được x́ ra cũng đưa ra một h́nh ảnh không oai hùng lắm. Thay v́ h́nh ảnh một tổng tư lệnh xuất chúng chỉ đạo quân lực đại cường Cờ Hoa lùng bắt tên trùm khủng bố trong một cuộc đấu súng kinh hoàng, th́ người ta lại thấy h́nh ảnh một chính quyền luộm thuộm nửa đêm cho lính vào bắn chết một ông già dơ dáy, mặc quần lót trong pḥng ngủ với vợ, chung quanh đầy băng video khiêu dâm 3-X, đang sống với ba bà vợ và hai tá con. Rồi sau đó loan tin lung tung kiểu ông nói gà bà nói vịt� khiến chẳng ai hiểu chuyện ǵ đă xẩy ra.

 

Cái tính luộm thuộm được phản ánh ngay trong cái tên của chiến dịch. Mới đầu được đặt tên là Chiến Dịch Geronimo. Geronimo là tên của một lănh tụ dân Da Đỏ chống lại các anh cao bồi Mỹ thời lập quốc. Bị dân Da Đỏ phản đối v́ gắn tên thần tượng của họ vào tên trùm khủng bố Bin Laden, chính quyền Obama vội vàng đổi tên là Chiến Dịch Neptune Spear, cây đinh ba của thần Neptune - cũng là huy hiệu của nhóm Người Nhái đột kích bắn Bin Laden.

 

Sau đó th́ người ta cũng thấy h́nh ảnh một ứng viên tổng thống không có bao nhiêu thành tích để tranh cử, vội vă khai thác cái chết của Bin Laden như vũ khí tranh cử quan trọng nhất, đi ngay Texas và Kentucky - đến chụp h́nh với lính dù tại Fort Campbell - để kể công.

 

Cảnh luộm thuộm, coi dzậy mà hổng phải dzậy� trong câu chuyện giết chết Bin Laden, cũng như việc khai thác quá mạnh thành tích này, đă giảm thiểu ngay tính ấn tượng của chiến công này. Mức hậu thuẫn của Obama vọt lên 6 điểm trong những ngày đầu, bây giờ đă mau mắn tuột xuống 3 điểm. Một năm rưỡi nữa, chắc dân Mỹ cũng chẳng nhớ tên Osama Bin Laden là ai nữa không chừng.

 

Câu chuyện này làm ta nhớ lại câu chuyện máy bay NATO đánh bom giết chết con trai và ba đứa cháu nội của nhà độc tài Gaddhafi.

 

Trước câu hỏi giết người con trai út và ba đứa cháu nội này có liên quan ǵ đến việc cứu dân Benghazi, th́ phát ngôn viên Ṭa Bạch Ốc trả lời máy bay chỉ đánh bom các mục tiêu quân sự thôi và chỗ họ bị giết là một bộ chỉ huy quân sự (military command). Chẳng may cho ông phát ngôn viên này, Gaddhafi mau chóng phổ biến cho báo chí h́nh ảnh cái bộ chỉ huy quân sự này thực ra chỉ là nhà riêng của ông con trai út của Gaddhafi, chứ chẳng phải căn cứ quân sự ǵ. Chẳng qua, Mỹ và đồng minh cố t́nh muốn truy giết Gaddhafi thôi v́ có tin t́nh báo cho biết Gaddhafi đang ở đó. Tin bé cái lầm� này được truyền thông phe ta thông cảm không nhắc lại làm ǵ. Dù sao th́ chuyện mấy đứa cháu nội của Gaddhafi chết cũng là chuyện nhỏ.

 

Điều chắc chắn là mặc dù với dưới danh nghĩa NATO, nhưng ông tướng Mỹ ra lệnh đánh bom giết Gaddhafi phải được sự chấp thuận của TT Obama. Có thể cả nội các Obama cũng đă ngồi coi khúc phim máy bay Mỹ thả bom không chừng, nhưng v́ thất bại nên h́nh không được phổ biến. Câu hỏi là như vậy TT Obama lấy quyết định khi thiếu tin tức chính xác nên giết oan ba đứa bé, có được coi là can đảm không? Tại v́ Gaddhafi không chết mà chỉ có ba đứa bé bị chết oan, chứ nếu như Gaddhafi bị chết trong trận đánh bom đó, th́ câu chuyện này có thể đă trở thành một chiến công hiển hách tốn rất nhiều trang báo, cũng đă là một quyết định khó khăn và can đảm khác của TT Obama để mang ra tranh cử rồi. Thật đáng tiếc. (15-5-11)

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: