Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Marco Rubio: Một Obama Của Cộng Ḥa?

 

Vũ Linh

 

Republican U.S. presidential candidate Senator Marco Rubio speaks during the Republican presidential debate in Las Vegas, Nevada December 15, 2015.    REUTERS/Mike Blake - RTX1YV7K

..Rubio đang đứng hạng ba hay tư với tỷ lệ hậu thuẫn trên dưới 10%-12%...

 

Tiếp tục cuộc điểm danh các ứng viên Cộng Ḥa, lần này, ta bàn đến ông Marco Rubio.

 

Thượng nghị sĩ Marco Rubio sanh năm 1971, 44 tuổi, tại Miami, Florida. Cả bố và mẹ đều là di dân hợp pháp từ Cuba, qua Mỹ năm 1956, trước khi Fidel Castro chiếm quyền năm 1959, tức là bố mẹ không phải là dân tỵ nạn cộng sản. Ông đắc cử thượng nghị sĩ liên bang năm 2010, trong cơn sóng thần Tea Party, trước TNS Ted Cruz hai năm. Trước đó, ông đă là Chủ Tịch Hạ Viện trẻ nhất trong quốc hội của tiểu bang Florida khi ông được bầu năm 2005, lúc đó mới 34 tuổi.

 

Giống như phần lớn dân gốc Tây Ban Nha, ông theo Công giáo. Xuất thân bần hàn, cả bố và mẹ đều là di dân đi làm vất vả. Bố pha rượu trong một quán bar rẻ tiền, mẹ là người giúp việc nhà trong một gia đ́nh khá giả. Ông tốt nghiệp luật tại đại học Miami nhờ học bổng, một đại học không thuộc loại tên tuổi lớn như Harvard hay Yale. Tham gia chính trị rất sớm khi đắc cử vào Hội Đồng Tỉnh West Miami, một thành phố nhỏ ngoại ô Miami, khi 26 tuổi, năm 1998. Chỉ hai năm sau, cuối năm 1999, ông đắc cử dân biểu tiểu bang, và 6 năm sau lên Chủ Tịch Hạ Viện. Trong khi làm dân biểu tiểu bang Florida, ông cũng có dịp hành nghề luật sư tại Miami.

 

Năm 2010, ông nhẩy ra tranh cử thượng nghị sĩ liên bang của Florida trong nội bộ đảng CH, chống lại đương kim Thống Đốc Charlie Crist, người kế nhiệm TĐ Jeb Bush. Khởi đi hoàn toàn vô vọng, ông đánh bại TĐ Crist trong các cuộc bầu sơ bộ, khiến ông này bực ḿnh, nhẩy ra tranh cử với tư cách độc lập. Trong cuộc chạy đua tay ba Rubio-Crist và ứng viên của đảng DC, ông Rubio đại thắng chiếm được gần 50% phiếu.

 

Trong suốt thời gian tranh cử, ông Rubio đă đưa ra chủ trương bảo thủ khá cực đoan, chống TT Obama mạnh. Nhưng khuynh hướng bảo thủ của ông cũng có nhiều điểm không lấy ǵ làm bảo thủ lắm. Khi c̣n làm Chủ Tịch Hạ Viện Florida, ông đă khởi động và thông qua được một dự luật chính thức “xin lỗi và hối tiếc việc nước Mỹ đă dùng dân da đen làm nô lệ”. Mặc dù luật này chỉ mang ư nghiă tượng trưng không có bồi thường vật chất ǵ, nhưng đă thoả măn đ̣i hỏi của khối dân da đen mà các tiểu bang khác cũng như chính quyền liên bang đă không làm được.

 

Ông Rubio khi làm thượng nghị sĩ liên bang cũng đă là một trong những tiếng nói lớn cố gắng t́m giải pháp ôn ḥa hợp thức hoá sự hiện diện của cả chục triệu di dân lậu gốc Nam Mỹ.

 

Năm 2013, ông Rubio cầm đầu một nhóm tám nghị sĩ đề xướng ra một dự luật di dân mới. Ông chủ trương di dân lậu ra tŕnh diện đầy đủ, nộp phạt và đóng thuế hồi tố cho những năm làm lậu không khai thuế, bị điều tra lư lịch, rồi xếp hàng, tuần tự được vào công dân. Khác với quan điểm của TT Obama hợp thức hóa dễ dăi hơn nhiều. Đồng thời cũng khác với quan điểm sau này của ông Trump đ̣i trục xuất hết trong ṿng hai năm, hay quan điểm của ông Cruz chấp nhận cho ở lại và cho làm việc, dĩ nhiên có điều kiện, nhưng không cho vào công dân Mỹ.

 

Dự luật được Thượng Viện thông qua, nhưng qua tới Hạ Viện th́ bị... chết ch́m. Từ nhiều năm nay, đă có khá nhiều dự luật về vấn đề di dân, nhưng tất cả đều chung số phận, chết ch́m, không được mang ra thảo luận hay biểu quyết ǵ hết. Thực tế rất giản dị là mấy vị dân biểu, nghị sĩ đều biết rất rơ đại đa số dân Mỹ chống mọi h́nh thức ân xá hay hợp thức hóa. Mang những luật này ra biểu quyết th́ rất phiền: họ biểu quyết cho ân xá th́ mất phiếu dân Mỹ trắng, mà bỏ phiếu chống ân xá th́ mất phiếu dân gốc Nam Mỹ mà lại có vẻ không “phải đạo chính trị”. Thôi th́ cứ cho mấy cái dự luật này chết ch́m cho xong.

 

Ở đây, ta nhớ lại chuyện TT Obama và đảng DC có lúc đă nắm trọn quyền hành pháp và lập pháp, trong hai năm 2009-2010. Khi đó, dĩ nhiên có đủ quyền và đủ phiếu trong cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện để ban hành luật ân xá như họ lớn tiếng hô hào, nhưng dĩ nhiên đă không dám nhúc nhích. Đợi đến năm 2011, sau khi phe CH chiếm được Hạ Viện th́ gân cổ đ̣i ân xá. Chính trị không thể nào giả dối lộ liễu hơn, nhưng vẫn không thiếu người mù quáng tin, rồi đổ thừa CH là “party of no”, cản trở không cho ân xá.

 

Ông Rubio có quan điểm khá mạnh tay trong chính sách quốc pḥng, đối ngoại, và nhất là trong sách lược chống khủng bố và trong cuộc chiến chống ISIS. Ông có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề an ninh quốc gia v́ đă là thành viên Ủy Ban An Ninh Thượng VIện từ 4 năm qua. Ông ủng hộ việc TT Obama can thiệp vào Libya lật đổ Khaddafi, nhưng đồng thời chỉ trích TT Obama quá yếu đuối tại Syria và nhất là trong sách lược chống ISIS. Việc ông Rubio chê trách TT Obama thật ra không phản ánh một thái độ bảo thủ hiếu chiến cực đoan ǵ, mà phải nói đó là nhận định chung của hầu hết dân chúng và chính khách Mỹ của cả hai đảng. Có một điều đáng nhấn mạnh là TT Obama cho đến nay đă có bốn ông bộ trưởng Quốc Pḥng, một ông đương nhiệm và ba ông đă từ chức. Cả ba ông từ chức, các ông Robert Gates (CH), Leon Panetta (DC) và Chuck Hagel (CH nhưng chống đối TT Bush rất nặng) đều từ chức hoặc bị ép từ chức v́ bất măn với sách lược quá yếu đuối của TT Obama. Việc TT Obama tự vạch rồi tự xoá lằn ranh đỏ tại Syria là việc cả ba ông cựu bộ trưởng đều chỉ trích nặng nề như những quyết định làm mất uy tín Mỹ, khiến các anh độc tài nhí trên thế giới coi thường Mỹ, tạo nguy cơ chiến tranh khắp nơi, cũng như giúp ISIS lớn mạnh quá mức.

 

Ông Rubio chủ trương giảm thiểu tối đa vai tṛ của Nhà Nước bao đồng, giảm bớt quá nhiều luật lệ hành chánh nhất là những luật lệ khoá tay giới doanh thương nhỏ và trung. Obamacare cũng bị ông Rubio chống mạnh v́ gây thiệt hại lớn nhất cho giới trung lưu. Chẳng những vậy, Obamacare cũng đă là một trở ngại rất lớn cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giới trung lưu. Trong khi các đại công ty muốn tránh thuế hay Obamacare đều có thể đóng cửa bỏ nước Mỹ đi qua những nước chậm tiến, lao động rẻ mạt như Việt Nam, Bangladesh,... th́ các công ty nhỏ và trung b́nh không thể dọn đi đâu, mà chỉ c̣n cách mướn ít nhân công hơn, hay gia tăng số nhân công bán thời.

 

Ông Rubio cũng chống lại mọi h́nh thức tăng thuế, và chủ trương giản dị hoá hệ thống thuế suất, thay v́ có tới hơn nửa tá khung thuế, sẽ chỉ c̣n hai mức thuế, 15% tới mức lương 75.000 đô, và 35% cho tất cả mức lương cao hơn, dẹp bỏ hàng loạt đặc miễn v́ hầu hết chỉ là cách trốn thuế của các đại gia và đại công ty.

 

Dĩ nhiên là chính sách thuế khoá của ông Rubio, cũng như tất cả các chính sách thuế khoá của mấy ông bảo thủ, đă bị phe cấp tiến tố cáo là có lợi cho mấy ông nhà giàu. Điều mà mấy ông cấp tiến không chịu nh́n nhận, là chính sách thuế khoá lũy tiến mạnh của phe cấp tiến chỉ “công bằng” trên lư thuyết trong khi trên thực tế, quá phức tạp, quá nhiều kẽ hở để rồi cuối cùng mấy ông đại gia và các đại công ty đóng thuế chẳng bao nhiêu. Như đại công ty GM lời bạc tỷ nhưng không đóng một xu thuế nào (xin nhắc lại, Chủ Tịch Tổng Giám Đốc GM cũng là Cố Vấn Kinh Tế của TT Obama).

 

Ngay từ ngày mới nhẩy vào chính trị, ông Rubio đă tạo được sự chú ư của ông Jeb Bush, Thống Đốc Florida từ 1999 tới 2007. Có thể nói toàn thể sự nghiệp chính trị của ông Rubio là do ông Jeb nâng đỡ ngay từ đầu, đặc biệt là qua các cuộc vận động trong hậu trường cho ông Rubio khi ông c̣n ở Hạ Viện tiểu bang, và nhất là khi ông ra tranh cử thượng nghị sĩ liên bang chống TĐ Christ. Ông Jeb cũng đă giới thiệu ông Rubio cho những tài phiệt lớn của Florida. Quan hệ “thầy tṛ” kéo dài 17 năm. Việc ông Rubio công bố tin ra tranh cử vài tuần sau khi ông Jeb công bố đă gây ngạc nhiên cho rất nhiều người.

 

Việc cả hai ông Rubio và Jeb Bush đều ra tranh cử tổng thống là một nhức đầu lớn cho cử tri Florida nói riêng và đảng CH nói chung, v́ cả hai đều được hậu thuẫn khá mạnh tại Florida. Khi cả hai ông cùng chạy đua, tất nhiên cử tri Florida, giới tài phiệt yểm trợ tài chánh, và đảng CH tại đây bắt buộc phải lựa chọn giữa hai người.

 

Có phải ông Rubio “phản thầy” không? Không hẳn vậy. Hai ông Jeb và Rubio có quan điểm rất giống nhau trên hầu hết mọi vấn đề. Nhưng ông Rubio cho rằng ông Jeb sẽ thất bại v́ không có khả năng vận động quần chúng và nhất là v́ có cái tên cực kỳ bất lợi. Ông Rubio tự cho ḿnh trách nhiệm phải đứng ra dương lá cờ chung của hai người lên.

 

Những thăm ḍ mới nhất cho thấy ông Rubio trên cơ “ông thầy” khá xa. Ông Rubio đang đứng hạng ba hay tư với tỷ lệ hậu thuẫn trên dưới 10%-12% trong khi ông Jeb lẹt đẹt đâu tuốt dưới mức 4%-5%. Ông Rubio dường như đă nhận định khá đúng về cái thế yếu của ông Jeb, tuy thành công cuối cùng hay không th́ chưa rơ.

 

TNS Rubio có nhiều lợi điểm do đó cũng bị phe ta và truyền thông ḍng chính tấn công khá nặng.

 

Lợi điểm lớn nhất của ông là tuổi trẻ và sức thu hút cá nhân.

 

Dù ông trẻ nhất, nhưng trong các cuộc tranh luận trực tiếp truyền h́nh, dân Mỹ đều thấy một người rất có khả năng, đối đáp rất trôi chẩy, có vẻ điềm đạm chững chạc hơn xa ông Trump, ôn ḥa hơn ông Cruz, ít hành trang hơn ông Jeb, và nhiều kinh nghiệm hơn ông Carson. Hầu hết các cơ quan truyền thông đều nh́n nhận ông Rubio đă thắng lớn trong các cuộc tranh luận này.

 

Nhưng chính cái tuổi trẻ này cũng là điểm bất lợi lớn cho ông Rubio. Sau 7 năm đi từ thất bại này đến khủng hoảng nọ dưới triều đại Obama, dân Mỹ đâm ra ớn lạnh mấy vị chính khách lơ tơ mơ không kinh nghiệm. Nhiều b́nh luận gia đă gọi ông Rubio là “Obama của CH”, đại ư so sánh sự thiếu kinh nghiệm của ông Rubio với TT Obama khi ra tranh cử tổng thống năm 2008. Nhiều thăm ḍ dư luận cho thấy đa số dân Mỹ muốn bầu cho một tổng thống với kinh nghiệm hành pháp, như một thống đốc chẳng hạn, chứ không c̣n tin tưởng vào một thượng nghị sĩ mới ra ḷ giống như thượng nghị sĩ Obama của năm 2008. Cái chức Chủ Tịch Hạ Viện Florida của ông Rubio cũng không có ǵ là ghê gớm lắm khi Hạ Viện tiểu bang này chỉ làm việc bán thời có hơn hai tháng mỗi năm.

 

Những ai chê kinh nghiệm của ông Rubio tại quốc hội tiểu bang cần nhớ lại ông Obama khi làm nghị sĩ tiểu bang Illinois, nổi tiếng v́ chuyên môn bỏ phiếu “hiện diện” mà chưa khi nào được bầu vào một vị trí lănh đạo nào.

 

Dù vậy, truyền thông phe ta cũng nh́n thấy rơ mối nguy cơ của cái tuổi của ông Rubio đối với bà gà nhà Hillary, nên đă tận t́nh chiếu cố ông Rubio. Đi bới móc những chuyện lặt vặt không đâu vào đâu. Như tố cáo ông Rubio đă phá cái trương mục tiết kiệm có 68.000 đô để lấy tiền đi mua một cái tàu đi câu cá –fishing boat- không phải là du thuyền –yatch- trị giá 80.000 đô. Đại khái theo truyền thông th́ việc này chứng tỏ ông Rubio là người xài hoang phí, có thể có nguy cơ mang ngân sách quốc gia xài vung vít. Chuyện ông Rubio lấy tiền tiết kiệm của ḿnh đi mua tàu câu cá th́ có ǵ đáng trách? Nhất là cái tàu đi câu cá giá 80.000 th́ ai cũng biết chẳng phải là cái ǵ ghê gớm lắm. Nếu nói xài vung vít ngân sách quốc gia th́ làm sao có thể so sánh ông Rubio với ông tổng thống Obama của 18.000 tỷ nợ công?

 

Rồi truyền thông cũng chỉ trích việc sử dụng thẻ tín dụng của đảng CH cấp cho ông vào những chi tiêu cá nhân vài ba ngàn đô, mặc dù tất cả sổ sách ông Rubio đă trưng ra đầy đủ, chứng tỏ ông mỗi tháng đều hoàn trả đầy đủ cho đảng. Nếu muốn truy cứu những chi tiêu của các ứng viên tổng thống, sao lại chúi mũi vào vài trăm đầu này, vài ngàn đầu kia của ông Rubio, mà lại nhắm mắt không nh́n thấy hàng trăm triệu hay hàng tỷ tiền mờ ám, mờ ám từ nguồn vào đến đầu ra, trong cái quỹ Clinton Foundation của hai ông bà Clinton?

 

Ông Trump cũng nhẩy vào cuộc, chỉ trích ông Rubio xài hoang, với quá tầm tay của ḿnh. Chỉ khiến ông Rubio nhẹ nhàng nhắc lại ông Trump đă khai phá sản bốn lần trong khi ông Rubio chưa lần nào. Chính trị Mỹ nhiều khi thấy rất hứng thú với những đối đáp kiểu này.

 

Vài anh nhà báo cấp tiến chỉ trích TNS Rubio không lo việc Thượng Viện và đ̣i ông Rubio từ chức nghị sĩ v́ trong một năm từ 10/2014 tới 9/2015, tức là năm thứ ba của ông, ông Rubio chỉ tham gia có 74% các cuộc biểu quyết của Thượng Viện. Điều khôi hài là những anh nhà báo cấp tiến đó không thắc mắc chuyện thượng nghị sĩ Obama chỉ “làm việc” tại Thượng Viện có hai năm đầu sau khi đắc cử (2005-06), năm thứ ba và thứ tư (2007-08) đă lo đi tranh cử tổng thống toàn thời, và hai năm chót th́ đă thành tổng thống rồi. Khi đó, không nghe anh nhà báo nào đ̣i nghị sĩ Obama từ chức.

 

Các thăm ḍ dư luận gần đây cho thấy ông Rubio là người duy nhất có khả năng hạ bà Hillary trong cuộc chạy đua giữa hai người, tuy chỉ hạ có đâu hai ba điểm. Ông được sự ủng hộ của khối bảo thủ trí thức, thượng lưu, của một số dân gốc Nam Mỹ, một số dân da đen ghi nhận ông đă ra luật xin lỗi họ. Và của giới trẻ không tin ở bà lăo Hillary, dĩ nhiên giữa một trung niên tuổi tứ thập với một cụ bà tuổi cổ lai hy th́ sự lựa chọn khá dễ nếu không bị thành kiến phe phái chi phối.

 

Các ông Trump, Cruz, Jeb đều bị bà Hillary hạ hết. Nhưng dĩ nhiên, những thăm ḍ này c̣n quá sớm để có ư nghiă thật sự, nhất là khi cách biệt hậu thuẫn chỉ khít nút, trong ṿng sai lầm xác xuất thống kê.

 

Cái khó khăn lớn nhất của ông Rubio hiện nay là trong nội bộ CH, làm sao hạ được hai ông bảo thủ nặng kư Trump và Cruz. Các chuyên gia cũng nhận thấy theo lịch bầu cử sơ bộ, coi bộ ông Rubio sẽ thua ông Cruz và ông Trump liên tiếp tại cả chục tiểu bang đầu. Câu hỏi là như vậy, ông có thể sống sót để chờ chiến thắng tại các tiểu bang bầu muộn không? Năm 1992, Thống Đốc Clinton thua 6 cuộc bầu sơ bộ mới thắng được lần đầu.

 

Cái khổ nữa của ông Rubio là cử tri của ông thuộc thành phần bảo thủ ôn ḥa, trí thức, thượng lưu, các tài phiệt lớn, và quan trọng nhất là các chính khách kỳ cựu trong guồng máy cầm quyền của đảng CH –establishment. Cho tới nay đă có ba thượng nghị sĩ CH chính thức ủng hộ ông Rubio trong khi chưa ông nghị sĩ nào hậu thuẫn các ông Cruz và Trump. Trong Hạ Viện, ông Rubio đă được sự ủng hộ của hai dân biểu nổi tiếng nhất, ông Darrell Issa và Trey Gowdy, cựu và đương kim chủ tịch tiểu ban đang điều tra vụ Benghazi của bà Hillary. Ông Rubio được hậu thuẫn tài chánh của ba đại đại gia, Norman Braman là tỷ phú giầu nhất Florida, Paul Singer là vua đầu tư Wall Street, và Larry Ellison, chủ nhân của Oracle, người được coi như giàu thứ ba của Mỹ, sau Bill Gates và Warren Buffett. (Ông Rubio cũng được sự ủng hộ của Jenna Jameson, nữ hoàng của phim XXX! Trong khi ông Trump được hậu thuẫn của vô địch quyền Anh Mike Tyson, vô địch đô vật Hulk Hogan, và Dennis Rodman, vô địch bóng rổ kiêm bạn thâm giao của các vua cha vua con họ Kim của Bắc Hàn!).

 

Khối cử tri bảo thủ của ông Rubio cũng là khối cử tri của các ông Jeb, Christie, Kasich,... Cả ba ông sau này bỏ cuộc hết th́ may ra ông Rubio mới ngang cơ hai ông Trump và Cruz. Khó có thể xẩy ra. Hay có xẩy ra th́ cũng phải sáu tháng nữa, có thể quá trễ rồi.

 

Hy vọng thực sự của ông Rubio là một buổi sáng đẹp trời, cử tri CH sẽ bừng tỉnh, nh́n lại thấy hai ông Trump và Cruz cực đoan quá, rồi sẽ nh́n lại ông Rubio kỹ hơn.

 

Trong t́nh trạng tranh cử hiện nay, chỉ có Trạng Tŕnh tái sinh may ra mới đoán được tương lai ông Rubio sẽ đi xa tới đâu. Theo luật Florida, ông không được tranh cử tổng thống đồng thời tái tranh cử thượng nghị sĩ, do đó ông đă không ra tái tranh cử nghị sĩ. Có nghiă là nếu ông thất bại trong cuộc chạy đua vào Ṭa Bạch Ốc th́ sẽ có dịp về làm luật sư, và chuẩn bị cho các cuộc tranh cử tổng thống trong hai chục năm tới vẫn c̣n chưa muộn. Hai chục năm nữa, ông cũng vẫn c̣n trẻ hơn bà Hillary bây giờ. Trong khi chờ đợi, biết đâu ta sẽ thấy ông Rubio làm Thống Đốc Florida? Hay ứng viên Phó Tổng Thống đứng cùng liên danh với một ông CH nào đó? (10-01-16)

 

Vũ Linh

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng