Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM

Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam

 

 

Trần Ngọc Giang

 

 

 

 

Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đă có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lănh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v... đều là những người đă một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên b́nh diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử th́ thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.

 

Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích v́ vậy Đại tá Khiêm đă được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đă đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa vào thời điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lănh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.

Từ trước tới nay đă có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn c̣n thiếu sót và không chính xác v́ chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường th́ không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay c̣n lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài G̣n mà thôi.

 

Đến đây tiện giả xin tŕnh bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quư vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đă soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.

 

Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa v́ Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đ́nh Nhu đă có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang v́ Thiếu tá Giang đă từng là Chánh Văn pḥng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đă yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng pḥng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.

Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu v́ ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng tŕnh lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lănh Thiếu tướng Khiêm đă tranh thủ được hầu hết, chỉ c̣n có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ư, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ư với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đă có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động v́ chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.

Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng; khi Thiếu tá Giang bước vào th́ thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng kư v́ Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.

Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh th́ thiếu tá Giang phải giữ lại trong pḥng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn th́ Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ư bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rơ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đă ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lư do cản trở Đại úy Nhung th́ Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.

Khoảng 2 giờ trưa ngày 1-11-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi t́nh trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uư Triệu và yêu cầu Đại úy vào tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ ǵ do đó mới bị chết thảm.

Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 1-11-63 Thiếu tướng Khiêm đă chủ động qua các diễn tŕnh như:

- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.

- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài G̣n để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn pḥng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.

- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.

- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v... có mặt tại Ṭa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền v́ tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong pḥng làm việc của tướng Khiêm.

Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lănh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ư rồi sẽ tŕnh lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ư đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 1-11-63 Thiếu tướng Khiêm tự ư điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đ́nh ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ư đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ư với tướng Minh, Đôn, Kim th́ tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.

Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đă nhận ra vai tṛ của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v... chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được v́ trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống v́ vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đă không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh pḥng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.

Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai tṛ nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc pḥng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lăng quên do đó cuộc chỉnh lư mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất măn của tướng Khiêm.

Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên v́ sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lănh đạo cuộc chỉnh lư. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...

Mục tiêu của cuộc chỉnh lư không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v... để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lư thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lănh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.

Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành h́nh th́ tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đă gây dựng sự nghiệp cho ḿnh là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả c̣n nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong ṿng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".

Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, v́ ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống th́ tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.

Xuyên qua những sụ kiện tŕnh bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đă nắm giữ một vai tṛ tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...

Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai tṛ của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong gịng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng ḥa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan ră QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đ́nh Việt Nam.

 

Phạm Bá Hoa:: Về bài viết TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam 

November 20, 2009

Phạm Bá Hoa:

 

Về bài viết TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM

Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam

của Tác Giả Trần Ngọc Giang (Xin xem nguyên văn dưới cuối bài)

 

Tôi, Phạm Bá Hoa, xin phép tác giả Trần Ngọc Giang. V́ có nhiều bạn chuyển đến tôi bài viết của tác giả, kèm theo câu tóm tắt chung là "muốn tôi cho biết ư kiến". Lúc đầu, tôi có trả lời rất vắn tắt riêng cho 4 bạn, nhưng v́ càng nhiều bạn chuyển bài này đến tôi và muốn biêt ư kiến, nên tôi thấy cần tŕnh bày chi tiết thêm vào từng đoạn thích hợp trong bài viết của tác giả để tiện trả lời chung. Vào đầu bài:

"Cơn Lốc Rối Loạn Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam", tác giả có y như "trần t́nh" với người đọc với ḍng chữ "... sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch Sử Việt Nam".

Cũng v́ vậy, một lần nữa, tôi xin phép tác giả để viết lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những ǵ mà mắt tôi thấy trực tiếp, tai tôi nghe trực tiếp, cùng nét nh́n của tôi từ những điều đó và từ những ḍng chữ của tác giả, c̣n đánh giá như thế nào xin tùy quí vi hữu, quí độc giả.

Xin thưa, trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, tôi là Đại Úy chánh văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Trong bài này, phần chữ nghiêng tôi viết và save dưới dạng pdf.

 

* * *

 

Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đă có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lănh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v... đều là những người đă một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên b́nh diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử th́ thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.

Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích v́ vậy Đại tá Khiêm đă được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Tôi không biết Thiếu Tướng Khiêm thân với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu từ lúc nào, mà tôi chỉ biết - theo lời của bà Trần Thiện Khiêm - Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, và Đại Tướng Cao Văn Viên, thân nhau khi 3 vị cùng là Đại Úy và cùng chiến đấu trong quân đội Liên Hiệp Pháp  tại mặt trận Na Sản trên đất Lào

Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

 

(1) Sau khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi thất bại cuộc đảo chánh 11/11/1960, Đại Tá Khiêm gọi tôi đến gặp ông tại Bộ TTM - lúc ấy tôi đang học lớp tham mưu tại trường đại học quân sự đồn trú trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ TTM. Trước khi đi học, tôi là Trưởng Ban Hành Quân Pḥng 3/SĐ21BB- Đại Tá Khiêm chỉ nói: "Ông Khánh sẽ cho di chuyển trường đại học lên Đà Lạt. Phần chú, măn khóa là chú về lại Pḥng 3 SĐ, tôi có việc cho chú". Ngày hôm sau, Đại Tá Khiêm trở về Quân Khu 5 đồn trú tại Cần Thơ, ông vẫn kiêm nhiệm Tư Lệnh SĐ21BB đồn trú tại Sa Đéc. Tháng 4/1962, giải thể các Quân Khu, các Quân Đoàn Sư Đoàn được trao thêm nhận trách nhiệm an ninh lănh thổ với danh xưng kèm theo là Vùng Chiến Thuật, Khu Chiến Thuật, Đại Tá Khiêm vẫn là Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang, và SĐ21BB di chuyển từ Sa Đéc sang Cần Thơ. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, và ông nhận chức ngày 17/12/1962. Lúc ấy tôi Đại Úy chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB, tôi cũng được lệnh thuyên chuyển đến bộ TTM, và Thiếu Tướng Khiêm cử tôi giữ chức chánh văn pḥng TMT Liên Quân cũng từ ngày ấy (17/12/1962). Danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mới sử dụng từ 1/4/1964 thời Trung Tướng Nguyễn Khánh, sau văn kiện hệ thống hóa "QLVNCH gồm: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân" (2) Trong cuộc sống nhất là trong sinh hoạt chính trị, tôi không tin là có sự "tín cẩn tuyệt đồi", v́ thật ra không có ǵ tuyệt đối trong đời sống chúng ta cả.

Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đă đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lănh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.

 

(1) Thiếu Tướng Khánh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Khiêm trước khi ông đi Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật. Như vậy, tôi nghĩ, không phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Thiếu Tướng Khánh sau khi Thiếu Tướng Khiêm nhận chức. Chức TMT Liên Quân là chức vụ mới thiết lập và Thiếu Tướng Khiêm là người đầu tiên nhân chức vụ này. (2) Có phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB hay không, điều này tôi không biết. (3) Các đơn vị thi hành lệnh của Bộ TTM ngang qua TMT Liên Quân kư thừa lệnh Tổng Tham Mưu Trưởng là hành động b́nh thường trong quân đội.

 

Từ trước tới nay đă có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn c̣n thiếu sót và không chính xác v́ chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường th́ không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay c̣n lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài G̣n mà thôi.

 

Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đ́nh từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi: "Thưa anh Tư, hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam ḿnh anh Tư?"  "Từ phía Hoa Kỳ". "Vậy ai là người nối vào Việt Nam ḿnh anh Tư?" "Ông  S.". "Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?" "Nối vào anh, nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh (Dương Văn)". Cựu Đại Tướng Khiêm có nói tên đầy đủ của người Mỹ này, nhưng ông không muốn tôi nêu tên ông ấy dù ông S. đă chết rồi. Trong năm 1963, tôi có dịp nói chuyện với ông S. này trong những lúc ngồi chờ vào  gặp Thiếu Tướng Khiêm. Ông ta trong ngành t́nh báo, nói tiếng Pháp sành sỏi. Với những ǵ  tôi biết, Thiếu Tướng Khiêm là một trong những vị quan trọng trong cuộc đảo chánh chớ không phải là "nhân vật chủ chốt". Trong một đoạn bên dưới, tôi tŕnh bày rơ hơn về điểm này.

 

Đến đây tiện giả xin tŕnh bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quư vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đă soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.

Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa v́ Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đ́nh Nhu đă có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang v́ Thiếu tá Giang đă từng là Chánh Văn pḥng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đă yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng pḥng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.

 

(1) Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đảo chánh 1/11/1963, tác giả là Đại Úy chớ chưa là Thiếu Tá.  Tôi c̣n nhớ văn pḥng của tác giả trong Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu, building bên trái từ cổng số 1 vào. Tác giả có trách nhiệm xét cấp "Thẻ" ra vào cổng Tổng Tham Mưu cho quân nhân viên chức phục vụ trong khuôn viên Bộ TTM. Tôi cũng được cấp thẻ đó. Tác giả nói đầu tháng 10/1963, Thiếu Tướng Khiêm gọi tác giả lên văn pḥng cho biết có đảo chánh, nhưng những ǵ tôi biết th́ những buổi họp tối mật giữa Thiếu Tướng Khiêm với các vị đảo chánh là từ trung tuần tháng 10/1963. Chứng minh: Khoảng 17 hay 18/10/1963, Thiếu Tướng Khiêm bắt đầu có những lần rời khỏi nhà ban đêm (sau đảo chánh tôi mới biết là ông đến nhà Thiếu Tướng TT Đính)  mà không cho xe hộ tống theo sau, cho phép suy đoán là chuyện đảo chánh được thảo luận từ đó.

 

(2) Về phần tôi, 7 giờ sáng 1/11/1963 (hôm ấy là lễ Các Thánh Tử Đạo) Thiếu Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông, sau khi ngồi ở góc sân mà từ đó nh́n thấy chung quanh để biết chắc là không ai nghe thấy, trước khi ra lệnh ông nói thế này" "Đây là chuyện tối mật, chú không được nói với bất cứ ai kể cả vợ chú và chú Có, nếu bị tiết lộ th́ chú đứt đầu trước tôi." Chù Có mà Thiếu Tướng Khiêm nói ở đây là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của ông. Tôi nghĩ, nếu tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước đảo chánh một tháng, ắt hẳn tác giả phải là nhân vật rất quan trọng trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng trong thực tế chừng như không phải vậy, v́ tôi không nhận thấy "người thật việc thật" liên quan đến cuộc đảo chánh. Tôi nói "rất quan trọng" v́ đây là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến binh nghiệp và mạng sống của những vị tham gia đảo chánh. Hơn ai hết, ngành an ninh biết rơ điều này ít nhất là sau vụ 11/11/1960. (3) Những ǵ ở Sư Đoàn 4 Dă Chiến liên quan đến tác giả, tôi có nghe Trung Úy Nguyễn Hữu Có - sĩ quan tùy viên lúc ấy - nói lại, nhưng v́ chưa đủ lư lẽ để tôi tin nên tôi xem như không biết ǵ hết.

 

Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu v́ ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng tŕnh lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lănh Thiếu tướng Khiêm đă tranh thủ được hầu hết, chỉ c̣n có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ư, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ư với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đă có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động v́ chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.

 

(1) Những ngày cuối tháng 10/1963, một buổi tối sau khi Thiếu Tướng Khiêm ra khỏi nhà một lúc, Trung Tá Phạm Thư Đường - chánh văn pḥng ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu - điện thoại tôi, hỏi TT Khiêm đi đâu và tôi trả lời TT Khiêm vừa đi đâu đó tôi không biết. Trung Tá Đường nói lệnh của ông Cố Vấn bảo tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm là sau giờ làm việc không nên ra khỏi nhà, v́ lúc này bọn đặc công Việt cộng t́m ám sát các Tướng Lănh. Điều này cho thấy ông Cố Vấn Nhu theo dơi hoạt động của Thiếu Tướng Khiêm (và có thể những vị khác nữa) chớ không phải ḷng tín cẩn. Tôi chứng minh thêm. Tháng 4/1962, khi ông Cố Vấn xuống Vĩnh Long quan sát trắc nghiệm Ấp Chiến Lược, Đại Tá Khiêm - Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang -có mặt tại phi trường nhỏ đón ông Cố Vấn, nhưng khi lên xe đi thăm ACL th́ Đại Tá Khiêm vẫn ngồi trên xe của ông chớ không đi theo phái đoàn. Trung Tá Lê Văn Phước -Tỉnh Trưởng Vĩnh Long- đến tận xe mời Đại Tá Khiêm cùng ngồi xe với ông Cố Vấn, Đại Tá Khiêm nói: Anh đưa ông Cố Vấn đi thăm ÂCL, tôi vào nhà anh ngồi chờ". Sở dĩ tôi nghe được câu trả lời và nh́n thấy thái độ của Đại Tá Khiếm, v́ tôi vừa là chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB vừa trách nhiệm theo dơi trắc nghiệm ACL tại các tỉnh Hậu Giang, và lúc ấy tôi đứng cạnh Đại Tá Khiêm. (2) Trong quân sự, lệnh phải "ngắn gọn, rơ ràng, chính xác". Ở đây, Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả bảo Đại Tá Đỗ Mậu "tạm thời lánh mặt" dường như lệnh này không rơ nghĩa. Xin thưa, mỗi lần Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tôi, bao giờ ông cũng hỏi: "Chú có ǵ cần hỏi không?"  Trường hợp tôi hiểu không rơ là tôi hỏi lại ngay. Với lệnh bảo Đại Tá Đỗ Mậu "tạm thời lánh mặt" phải hiểu thế nào để chuyển lệnh cho đúng? (3) Chính tôi điện thoại liên lạc Thiếu Tướng Khánh (ở Pleiku) nhưng ông không nhận điện thoại, măi đến gần sáng 2/11/1963 ông mới lên tiếng ủng hộ đảo chánh, chứng tỏ Thiếu Tướng Khánh không tham dự từ đầu, v́ nếu tham dự từ đầu th́ Thiếu Tướng Khiêm đâu cần ra lệnh cho tôi điện thoại hỏi TT Khánh.

 

Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng; khi Thiếu tá Giang bước vào th́ thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng kư v́ Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.

 

(1) Vào thời gian ấy, cử vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn phải là Sắc Lệnh của Tổng Thống, đâu thể nào chỉ do một công điện mà là công điện của vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại đủ thẩm quyền thay cho một Sắc Lệnh? Thêm nữa, những tài liệu thuộc loại mật và tối mật trong văn pḥng TMT Liên Quân, hoàn toàn do tôi đánh máy, cho số, vào phong b́, dán kín mới gởi, cũng như lưu giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi,  không một sĩ quan nào có trách nhiệm này. Nhưng tôi hoàn toàn không biết ǵ về công điện mà tác giả nói ở trên. (2) Tôi có chút thắc mắc: "Tại sao phải có mặt tác giả bên cạnh Đại Tá Nguyễn Hữu Có để chứng minh công điện đó là thật". Như vậy phải hiểu rằng, nếu không có tác giả th́ Đại Tá Có chẳng có giá trị gi hết, nếu không nói lúc ấy "Đại Tá Có chỉ là cái bóng của tác giả". Với lại những ǵ tôi biết về Đại Tá Đạm, ông là người rất chính chắn b́nh tỉnh trong mọi vấn đề, nên tôi tự hỏi: Chẳng lẽ Đại Tá Đạm biết tác giả được sự tín cấn của Thiếu Tướng Khiêm đến mức chỉ cần sự có mặt của tác giả đă đủ để ông tin tưởng cái lệnh tối mật đó là thật sự của Thiếu Tướng Khiêm? Chẳng lẽ Đại Tá Đạm lại chấp nhận cái công điện đó của vị TMT Liên Quân có thẩm quyền thay cho Sắc Lệnh của Tổng Thống? Dù ǵ th́ trên quyền của TMT Liên Quân c̣n có Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng nữa mà. Phải chăng tác giả hàm ư tác giả là biểu tượng của Thiếu Tướng Khiêm do tác giả từng là chánh văn pḥng của Đại Tá Khiêm khi ông giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dă Chiến đồn trú tại Biên Ḥa. (tùy theo thời gian, tôi dùng cấp bậc đúng vào lúc ấy)

 

Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh th́ thiếu tá Giang phải giữ lại trong pḥng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn th́ Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ư bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rơ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đă ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lư do cản trở Đại úy Nhung th́ Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.

 

(1) Ngày 31/10/1963, hoàn toàn không có buổi họp nào tại Bộ TTM do TT Khiêm chủ tọa cả. (2) Ngày 1/11/1963, lúc 7 giờ sáng (hôm ấy nghỉ lễ buổi sáng), Thiếu Tướng Khiêm đưa tôi hai danh sách và ra lệnh: Thứ nhất. Mời quí vị trong danh sách 1 đến câu lạc bộ Bộ TTM trước 12 giờ để dùng cơm, thật ra là buổi họp của những vị tham gia đảo chánh trước khi lên pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm. (2) Mời quí vị trong danh sách 2 đến họp tại pḥng họp số 1 (tầng 1 ṭa nhà chánh) và yêu cầu có mặt trước lúc 1 giờ trưa,  thật ra là cầm chân trong pḥng họp. Đúng 1 giờ trưa, đóng cửa lại và cho Quân Cảnh gác, không một ai trong số đó được ra vào. Lúc ấy tác giả không phải là thành viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, cũng không phải là sĩ quan thừa hành của bất cứ vị nào trong đó, tôi nghĩ, tác giả làm sao ngăn chận Đại Úy Nhung là người nhận lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Thật ra - theo lời của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên - nói với tôi trong bữa ăn tại nhà anh chị Lư Thanh Tâm ở Virginia trưa ngày 6/9/2003, chính Thiếu Tướng Đính bảo Đại Úy Nhung tháo c̣ng ra (lúc ấy mới c̣ng 1 tay). (3) Tôi ngạc nhiên ở điểm, tác giả không phải là Trung Tướng Minh, cũng không phải là Đại Úy Nhung, làm sao biết được Đại Úy Nhung "tự ư" bắt Đại Tá Tung? Sự kiện mà tác giả nêu lên là sự kiện lịch sử, v́ vậy mà sự suy đoán nhất là suy đoán theo chủ quan, tôi nghĩ là nên tránh. (4) Nhẩy Dù lúc ấy là Lữ Đoàn chớ chưa là Sư Đoàn. (5) Ngay Đại Tá Nguyễn Đức Thắng Trưởng Pḥng 3 TTM, Đại Tá Đặng Văn Quang Trưởng Pḥng 4 TTM, cũng không vào được, tác giả làm sao vào bản doanh HĐQNCM để nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Xin mời đọc thêm đoạn cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston vào tối 21/10/2003 (bên dưới) để nhận ra điều mà tác giả nói Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động Đại Úy Nhung, "điều đó có thể có hay không".

 

Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi t́nh trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uư Triệu và yêu cầu Đại úy vào tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ ǵ do đó mới bị chết thảm.

 

Ngày 31/10/1963, không có chuyện Đại Úy Triệu đẫn quân đến hỏi t́nh trạng Đại Tá Tung.

 

Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đă chủ động qua các diễn tŕnh như:

 

Ngày 31/10/1963, đâu có cuộc đảo chánh nào mà nổ súng. Đảo chánh ngày 1/11/1963, ngày này không phải riêng Việt Nam ḿnh mà nhiều quốc gia trên thế giới đều biết, nhưng theo tài liệu của tác giả là ngày 30/10/1963. Viết nhầm con số chăng? Tôi e không phải, v́ ngày 1 chỉ có một con số nhưng tác giả lại gơ vào số 3 trước rồi đến số 1. C̣n con số tháng 10 khác xa với con số tháng 11. Muốn viết số 11 th́ gơ hai lần số 1 tận cùng bên trái, nếu gơ nhầm số thứ nh́ phải là số 2 hay số 3, chớ đâu thể nào gơ nhầm vào số 0 ở gần tận cùng bên phải của hàng số. Nếu được tác giả giải thích điều này th́ rơ nghĩa.

 

- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.

Lệnh của HĐQNCM (không phải lệnh của Thiếu Tướng Khiêm) cử Đại Tá Nguyễn Hữu Có xuống SĐ7BB (Mỹ Tho) khống chế Đại Tá Đạm án binh bất động. BTL Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ và SĐ9BB đồn trú tại Sa Đéc, hai đại đơn vị này cũng bị khống chế án binh bất động như vậy.

 

- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài G̣n để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn pḥng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.

 

- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.

 

Lúc 1 giờ trưa, tôi xuống lầu chuyển lệnh cho Quân Cảnh đóng cửa pḥng họp số 1 và Quân Cảnh đứng gác. Tôi thấy tận mắt để biết chắc là lệnh đă được thi hành, rồi trở lên văn pḥng tŕnh Thiếu Tướng Khiêm.

 

- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết.

 

Tối 1/11/1963, tôi điện thoại lên Quân Đoàn 2 để chuyển lời của Thiếu Tướng Khiêm hỏi TT Khánh có ủng hộ hay không, nhưng TT Khánh không nhận điện thoại. Như vậy, Thiếu Tướng Khánh không được biết cuộc đảo chánh ít nhất cho đến sau 1 giờ trưa (giờ G của cuộc đảo chánh). Trường hợp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí có công điện ủng hộ ngay sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Tôi có trách nhiệm nhận các công điện do Truyền Tin Bộ TTM đưa đến và mang vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm, cũng có nghĩa là tŕnh cho HĐQNCM. Ngay sau đó, những công điện ủng hộ được chuyển sang đài phát thanh để phát trên làn sóng. Tôi cũng được lệnh bảo Truyền Tin Bộ TTM "chận bắt" tất cả công điện gởi về Phủ Tổng Thống và tŕnh ngay vào Hội Đồng.

 

- Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v... có mặt tại Ṭa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền v́ tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong pḥng làm việc của tướng Khiêm.

 

Tôi có mặt trong văn pḥng từ sáng sớm ngày 1/11/1963 liên tục ngày đêm đến chiều ngày 3/11/1963 mới về nhà, tôi không thấy tác giả có mặt trong pḥng Thiếu Tướng TMT Liên Quân, tức bản doanh của HĐQNCM. Đúng là mọi diễn biến đều diễn ra trong pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm và điều này trong Bộ TTM ai cũng biết cả, nhưng thực quyền th́ không phải vậy. Bằng chứng. Khoảng 5 giờ chiều 1/11/1963, khi tôi vào cầm ống nói điện thoại đưa Thiếu Tướng Khiêm và mời ông tiếp chuyện với Tổng Thống, Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp phản ứng th́ Trung Tướng Minh giựt ống nói trên tay tôi và nói chuyện với Tổng Thống. Vài phút sau đó, cũng điện thoại từ Đại Úy Bằng, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, yêu cầu tôi mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống, nhưng Trung Tướng Minh cũng giựt ống nói và đặt xuống máy chớ không nói chuyện. Thiếu Tướng Khiêm với thái độ b́nh thản, im lặng. Thêm nữa, lúc 7 giờ tối, Trung Tướng Minh gọi các vị vào họp, lúc ấy có thêm Trung Tá Đỗ Khắc Mai (Không Quân) mới đến. Ông ra lệnh: "Đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) nếu dinh Gia Long chưa đầu hàng, Không Quân cho nhiều phi tuần khu trục đánh bom, sau đó Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp tấn công vào ....."   Chỉ vài sự kiện đó thôi, tôi nghĩ, cũng đủ cho thấy vị nào thực sự nắm quyền.

 

Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lănh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ư rồi sẽ tŕnh lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ư đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ư điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đ́nh ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ư đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ư với tướng Minh, Đôn, Kim th́ tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.

 

Trong Bộ TTM vào ngày 31/10/1963, t́nh h́nh vẫn b́nh thường như những ngày trước đó. Chuyện mà tác giả nói ở đây, tôi không biết xảy ra ở đâu. Cứ cho rằng cuộc đảo chánh diễn ra ngày 31/10/1963 như tác giả viết, vậy th́ đúng 3 giờ 17 phút, lúc 4 giờ 30 phút, và khoảng 6 giờ chiều mà tác giả viết trong tài liệu, liệu tác giả có mặt trong pḥng Thiếu Tướng  Khiêm vào những lúc ấy hay không mà viết rất rơ giờ phút? Vế phần tôi, tôi thấy tận mắt Trung Tướng Minh cầm ống nói nói chuyện với Tổng Thống khoảng 5 giờ chiều và tôi nghe tận tai Trung Tướng Minh thuật lại cuộc nói chuyện đó với các vị ngồi trong pḥng Thiếu Tướng Khiêm lúc ấy, nhưng không phải ngày 31/10/1963 mà là ngày 1/11/1963. Đây là vấn đề lịch sử, mà lịch sử phải là khách quan, trung thực!

 

Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đă nhận ra vai tṛ của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v... chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được v́ trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống v́ vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đă không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh pḥng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.

 

Thưa quí vi hữu và quí độc giả, sau 12 năm 3 tháng bị nhốt trong 4 trai tập trung của cộng sản tại miền Nam và miền Bắc, tôi đến Hoa Kỳ ngày 5/4/1991 trong đợt HO5. Sau mấy năm làm nhiều việc khác nhau, cuộc sống ổn định. Năm 2003, tôi lên Virginia thăm cựu Đại Tướng Khiêm và cựu Đại Tướng Viên. Sau đó, thỉnh thoảng điện thoại qua lại. Tối  21/10/2003, cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston, ông nói một số điểm liên quan đến cuộc đảo chánh 1/11/1963. Đây là vài điểm trong số đó: "Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: "Phải để Tổng Thống b́nh yên và xuất ngoại". Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ư, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ư. Sở dĩ Anh nói với Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, v́ hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm cùng với ông Nhu bị giết, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) th́ bị c̣ng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú có hay biết ǵ đâu. Mấy ổng ngồi bên pḥng của Đại Tướng Tỵ quyết định với nhau. (Lúc ấy Đại Tướng Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng). Ngưng một chút, ông tiếp: "Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó,  ông Minh ông Kim đồng ư với Anh là để ông Diệm b́nh yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất măn với ông Minh ông Kim".  Với lời của cựu Đại Tướng Khiêm trên đây, cho thấy lúc ấy ông trong thế bị động, cho nên không hay biết ǵ về Đại Tá Tung bị đưa ra khỏi pḥng họp số 1, Đại Tá Viên bị c̣ng tay, th́ làm sao ông ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động của Đại Úy Nhung như tác giả viết ở một đoạn bên trên.

 

Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai tṛ nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc pḥng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lăng quên do đó cuộc chỉnh lư mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất măn của tướng Khiêm.

 

(1) Chiều ngày 2/11/1963, Thiếu Tưóng Khiêm thăng cấp Trung Tướng (cùng với nhiều vị khác nữa) và vẫn giữ chức Tham Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Chức vụ đó là chính xác, v́ tôi vẫn là chánh văn pḥng. (2) Ngày 1/1/1964, bàn giao chức TMT Liên Quân cho Trung Tướng Lê Văn Kim, và ngay chiều hôm ấy sang nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Vùng 3 Chiến Thuật. Cả hai cuộc bàn giao không có vị nào chủ tọa, mà chỉ có 2 vị "bên giao bên nhận" và các sĩ quan tham mưu liên hệ. Tôi và các sĩ quan cùng nhân viên văn pḥng TMT Liên Quân đều thuyên chuyển sang Quân Đoàn 3, cộng thêm Đại Úy Lê Văn Tuấn (về sau anh Tuấn là Đại Tá Giám Đốc Nha An Ninh Hành Chánh khi Đại Tướng Khiêm giữ chức Tổng Trưởng Nội Vụ). Tôi nghĩ, tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước một tháng về cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng tiếc là tác giả không biết ǵ về chức vụ của Trung Tướng Khiêm sau cuộc đảo chánh. Mời quí vi xem lại đoạn trên để thấy cựu Đại Tướng Khiêm thố lộ một chút tâm trạng của ông sau ngày 1/11/1963. (2) Nếu chỉ cho rằng, v́ Trung Tướng Khiêm bất măn do chức Tổng Trưởng Quốc Pḥng hữu danh vô thực, tại sao trong bản doanh của các vị Chỉnh Lư ngày 30/1/1964 có mặt một viên chức t́nh báo Hoa Kỳ? (viên chức này khác với viên chức Hoa Kỳ trong cuộc đảo chánh 1/11/1963).  Chẳng lẽ Hoa Kỳ chỉ đơn thuần ủng hộ sự bất măn của Trung Tướng Khiêm mà không có quyền lợi của Hoa Kỳ?

 

Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên v́ sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lănh đạo cuộc chỉnh lư. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...

 

Đến đây tác giả viết đến cuộc chỉnh lư ngày 30/1/1964. Lúc bấy giờ Trung Tướng Khiêm Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng 3 Chiến Thuật, Trung Tướng Khánh Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Vùng 1 Chiến Thuật. Xin nhắc lại, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhiều vị Tướng Lănh thăng cấp và giữ chức vụ mới. Trong số đó, HĐQNCM cử Trung Tướng Trí Tư Lệnh QĐ1/V1CT đồn trú ở Đà Nẳng,  Trung Tướng Khánh Tư Lệnh QĐ2/V2CT đồn trú ở Pleiku, hai vị hoán chuyển chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn. Cũng lúc ấy, tôi là Thiếu Tá, chánh văn pḥng Tư Lệnh QĐ3/V3CT. Từ giữa tháng 1/1964, Trung Tướng Khiêm với Trung Tướng Khánh thường liên lạc nhau bằng điện thoại, đôi khi dùng tiếng Pháp. Chiểu ngày 26 hoặc 27/1/1964, Trung Tướng Khiêm bảo tôi lái xe của ông lên phi trường nhưng bên băi đáp quân sự đón Trung Tướng Khánh. Đừng cho ai biết tin này. Những đêm sau đó, 2 vị cùng ngồi chung xe đi đâu đó, tương tự như trước ngày 1/11/1963 vậy.

 

Ngày 29/1/1964, sau giờ làm việc chiều về nhà (thuở ấy là việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều), Trung Tướng Khiêm gọi tôi đến tư dinh và cho biết: "Tôi, Trung Tướng Khánh, và Đại Tá Viên,  lật đổ nhóm ông Minh ông Đôn, v́ các ông này có kế hoạch đưa Việt Nam đến trung lập. Sau giờ này, chú đưa xe truyền tin hành quân của Quân Đoàn về đậu sau nhà chú. Đích thân chú liên lạc với Thiếu Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Có, khi liên lạc được rồi phải giữ máy thường trực cho tôi. Công tác này chú phải xong trước 2 giờ sáng. Đúng 3 giờ sáng, chú đón tại cổng số 1, mời Đại Tá Viên vào nhà Trung Tướng Khánh (bên phải sau khi vào cổng sổ 1) và hướng dẫn Tiểu Đoàn Dù bố trí chung quanh ṭa nhà chánh. Phần an ninh trại Trần Hưng Đạo, chú với Trung Tá Luông lo như lần trước. Chú c̣n ǵ cần hỏi thêm không?" Tôi không có ǵ phải hỏi. Cuối cùng, ông bảo tôi chỉnh lại đồng hồ theo đồng hồ của ông.  Và rồi Chỉnh Lư (tôi vẫn gọi đảo chánh) thành công.

 

Khoảng 12 giờ trưa 30/1/1964, Sau một lúc thảo luận với viên chức Hoa Kỳ đă có mặt từ sớm, Trung Tướng Khánh mời Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Viên vào bàn họp. Một số sĩ quan quan tâm hay hiếu kỳ, đang đứng lóng ngóng trong nhà để theo dơi tin tức, được mời ra sân, đang có khá đông sĩ quan các quân binh chủng và một số phóng viên báo chí. Lúc bấy giờ trong nhà Trung Tướng Khánh, ngoài 3 vị tại bàn họp, chỉ c̣n người Việt Nam có vẻ là thân tín của Trung Tướng Khánh, một viên chức Hoa Kỳ, và tôi. Trung Tướng Khánh lên tiếng trước như là người chủ tọa: "Thôi, mọi việc xong rồi. Bây giờ th́ anh Khiêm làm đi". Trung Tướng Khiêm xoay qua Đại Tá Viên, vừa cười vừa nói: "Phần tôi đến đây là đủ rồi. Tôi không thích chính trị đâu, hay là anh Viên nhận đi". Đại Tá Viên với nụ cười không hết miệng như lúc nào: "Thôi. Hai anh tính với nhau đi, ai làm cũng được mà. Tôi không thích lao vào chính trị. Phần tôi đến đây là xong. Tôi muốn ở Lữ Đoàn Dù với anh em". Trung Tướng Khánh cười cười: "Các "toa" không nhận th́ "moa" đành nhận thôi".

 

Mục tiêu của cuộc chỉnh lư không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lư thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lănh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.

 

Sau Chỉnh Lư,  Trung Tướng Khánh nhận chức Chủ Tịch HĐQNCM hành sử chức năng Quốc Trưởng, Trung Tướng Khiêm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Pḥng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Thiệu nhận chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân.

 

Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành h́nh th́ tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đă gây dựng sự nghiệp cho ḿnh là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả c̣n nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong ṿng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".

 

(1) Có tổ chức "tam đầu chế" v́ theo các tổ chức chính trị mít tinh biểu t́nh "cáo giác"  Hiến Chương Vũng Tàu là sản phẩm của Trung Tướng Khánh phảng phất tính độc tài. Trung Tướng Khánh đưa ra "sáng kiến" kết hợp Đại Tướng Khiêm (thăng cấp trước ngày ban hành Hiến Chương), Trung Tướng Minh, và Trung Tướng Khánh vào tổ chức này, nhưng quyền hành vẫn trong tay Trung Tướng Khánh. (2) Ngày 13/9/1964, Trung Tướng Dương Văn Đức, Tư Lệnh QĐ4/V4CT cùng Đại Tá Tồn Tư Lệnh SĐ7BB, thực hiện cuộc Biểu Dương Lực Lượng cảnh cáo Trung Tướng Khánh. Có lẽ khi hoàn thành công tác cảnh cáo nên viên chức t́nh báo Hoa Kỳ ra lệnh rút quân về Mỹ Tho và Cần Thơ. Trung Tướng Khánh buộc Đại Tướng Khiêm lưu vong v́ ông cho rằng Đại Tướng Khiêm đứng sau lưng những vụ xáo trộn chống đối ông. Trong bữa ăn trưa ngày 30/9/1964 tại tư dinh Đại Tướng Khiêm do Trung Tướng Khánh bắt buộc, chỉ có Đại Tướng Khiêm & phu nhân, và Trung Tướng Khánh. Nhóm an ninh của Đại Tướng Khiêm - có tôi - và nhóm cận vệ của Trung Tướng Khánh gần như gh́m nhau chung quanh bên ngoài.  Sau khi Trung Tướng Khánh ra về, tôi hỏi: "Thưa Đại Tướng, điều ǵ xảy ra mà Trung Tướng Khánh to tiếng vậy Đại Tướng? "Ông Khánh "muốn" (hàm chứa ư nghĩa một mệnh lệnh) tôi phải ra ngoại quốc, nếu không th́ tánh mạng tôi khó an toàn". "Đại Tướng nghĩ sao? "Tôi quyết định đi. Chú lo thủ tục cho tôi và gia đ́nh tôi càng sớm càng tốt. Chú với chú Châu, nếu được th́ cùng đi với gia đ́nh tôi".

 

Tôi thắc mắc: Lúc ấy tác giả đứng đâu mà nghe câu ấy? (3) Đại Tướng Khiêm lưu vong dưới danh nghĩa đi cám ơn các quốc gia Âu Châu đă ủng hộ VNCN chống cộng sản chớ không phải đi làm Đại Sứ ở Đài Loan như tác giả viết trong tài liệu. Thật ra, Đại Tướng Khiêm giữ chức Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ, sau đó mới chuyển sang Đài Loan, và từ Đài Loan về nước tham gia chánh phủ.

 

Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, v́ ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống th́ tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.

 

(1) Xin lặp lại. Biểu Dương Lực Lượng do Trung Tướng Đức thực hiện dẫn đến trường hợp Đại Tướng Khiêm lưu vong, chớ không phải Đại Tướng Khiêm từ Đài Loan điều khiễn cuộc Biểu Dương Lực Lượng. (2) Cuộc đảo chánh ngày 19/2/1965 do Thiếu Tướng Lâm Văn Phát lănh đạo để lật đổ Trung Tướng Khánh, nhưng bị Hội Đồng Quân Đội (đă cải danh  từ HĐQNCM) buộc rút quân về căn cứ, đồng thời HĐQĐ buộc Trung Tướng Khánh lưu vong với chút an ủi là Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thăng cấp Đại Tướng cho Trung Tướng Khánh.  Xin nói thêm. Trong cuộc điện đàm tối 21/10/2003, có đoạn liên quan. Sau khi ông hỏi tôi những chi tiết trong cuộc đảo chánh này, tôi liền hỏi lại ông: "Thưa anh Tư, xin anh cho biết vụ Thiếu Tướng Phát đảo chánh ngày 19/2/1965, theo lời Trung Tá Lê Hoàng Thao nói th́ Trung Tá Phạm Ngọc Thảo từ Hoa Kỳ về tham gia, nếu thành công th́ anh Tư về cầm quyền. Điều đó có đúng không?" Cựu Đại Tướng Khiêm trả lời: "Bây giờ chú hỏi Anh mới biết là tại sao lúc đó mấy anh nhà báo của Mỹ nhất là tờ Washington Post theo phỏng vấn Anh về cuộc đảo chánh đó. Anh trả lời là Anh không biết ǵ hết, và đang chờ tin tức từ Việt Nam. C̣n cái vụ ông Thảo về Việt Nam là do ông Khánh (Trung Tướng Khánh) gởi công điện gọi ông Thảo về gấp đó mà không nói lư do. Sau đó Anh mới biết ông Khánh phái người chận bắt ông Thảo đem đi giết, nên người đó giúp ông Thảo chạy trốn. Về sau, bị nhóm nào đó bắt được và giết chết". Rồi ông nói  tiếp: "Chú có biết là tại sao ông Phát đảo chánh ông Khánh bị thất bại, mà ông Khánh lại lưu vong hông? Ông Phát thua th́ phải rồi, c̣n ông Khánh tại sao thua? Hồi ông Khánh qua ở đây với Anh (Đại Tướng Khánh có đến nhà Đại Tướng Khiêm khi ông Khiêm giữ chức Đại Sứ tại Hoa Kỳ), Anh có hỏi ổng: "Tại sao ông Phát thua mà Anh cũng thua nữa? Ông Khánh "cười cười mà không trả lời". Im lặng một lúc, cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp: "Anh có gặp Thiếu Tướng Phát khi ổng qua Mỹ này, Anh hỏi ổng tại sao ổng đảo chánh hồi năm 1965. Ông Phát trả lời thật ngắn là "Mỹ xúi". Anh thấy chuyện đời mà buồn! Chú có biết là Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm), ông Khánh, ông Đức (Dương Văn), và ông Phát, bốn đứa Anh cùng học một khoá không? Vậy mà khi lên Tướng lại quay mặt đánh nhau! Chú có thấy chính trị nó làm mất t́nh cảm giữa anh em bè bạn với nhau không!"

 

Xuyên qua những sụ kiện tŕnh bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đă nắm giữ một vai tṛ tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v....

 

Tôi không có ư kiến.

 

Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai tṛ của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong gịng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng ḥa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan ră QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đ́nh Việt Nam.

 

Xin nhớ rằng, theo lời của cựu Đại Tướng Khiêm th́ cuộc đảo chánh 1/11/1963 bắt nguồn từ ông S. viên chức t́nh báo Hoa Kỳ tại VNCH, chớ không phải tự ông tổ chức (mời xem lại trang 2 bên trên). Trong cuộc Chỉnh Lư 30/1/1964, cũng có một viên chức t́nh báo Hoa Kỳ bên cạnh các vị lănh đạo Chỉnh Lư.

 

Đến đây xin hết phần góp ư của Phạm Bá Hoa.

Xin cám ơn quí vi hữu và quí độc giả.

 

Ngày 11 tháng 11 năm 2009

  

Florida 28-9-2010

Góp ỳ với Cựu Đ/u Nguyễn Phán về bài " Thơ Ngỏ gửi Cựu Đại tướng Trần thiện Khiêm", ngày 28-9-2010.

Thưa Anh,

Tôi là sinh viên Quân Y, được Trường Quân Y gửi lên Vơ Bị học Quân sự Hè năm 1962, lúc đó, có các khóa SVSQ-Vơ Bị 16, 17, 18, 19(?).

Tôi cũng đă " bị" gửi tới Biệt khu Thủ Đô, Trường Thủ Đức để học bổ túc Quân sự( 3 tháng Hè).

Cảm nghĩ của tôi về Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt và các sinh viên Sĩ quan Vơ Bị là một sự Thán Phục và hănh diện cho Miền Nam Việt Nam với Niềm Tin Tinh thần Vơ Bị Đà Lạt sẽ mang lại chiến thắng cho VNCH.

Tinh Thần Vơ Bị Đà Lạt khác xa với " Tinh thần" của Đa số những sĩ quan cao cấp VNCH được đào tạo trong thời gian Pháp thuô.c, điển h́nh là những : Trần thiện Khiêm, Nguyễn văn Thiệu, Phạm văn Chiểu, Nguyễn văn Là, Tôn thất Đính,

Trần văn Đôn,Nguyễn văn Vỹ, Lâm quang Thi, Lâm quang Thơ v..v..

Tôi không mất thời giờ nhắc lại " Tướng mạo Quân Vụ" của những ông Tướng Co Cẳng Chạy dài, Chạy Nhanh này ; chỉ xin nêu ra vài thí dụ điển h́nh:

1- Nghe nói ông Cựu Trung tướng Lê nguyên Khang ( TQLC) luôn luôn dùng trực thăng để chỉ huy các cuộc hành quân.

2- Ông Cựu Trung tướng Lâm quang Thi( cựu Tư Lệnh Tiền Phương Vùng I Chiến Thuật) đă chứng tỏ KHÔNG có bất cứ khả năng tổ chức, điều hành nào trong trách vụ Rút Quân từ Vùng I, về Vùng II. khiến lính và dân hoảng loạn đạp lên xác nhau mà chạy trốn VC, trong khi Ông Cựu tướng này ở Nha Trang(?) dùng điện thoại viễn liên để chỉ huy vụ Rút Lui Chiến Thuật Vùng I.

3- Ông Cựu Đại tướng Trần thiện Khiêm( nghe đâu là nhân viên của CIA), và ông Cựu trung tứơng Nguyễn văn Thiệu đă được Mỹ đồng ư CHO ra khỏi VN với đầy đủ tài sản, vàng bạc, đô la, gia nhân, đầy tớ trong khi CSVN tự do pháo kích bừa băi vào đô tỉnh thị, quận, xă ấp khiến đồng bào vô tội chết như ngả rạ , trong khi các sĩ quan trẻ của VB-Đà Lạt, Thủ Đức, Đồng Đế, CSQG và các chiến sĩ vô danh C̉N Can Đảm đối diện với CSVN.

Từ 30-4-75 tới nay, ông Trần thiện Khiêm đă hưởng Quyền, Lợi cao quư nhất của Miên Nam VN, KHÔNG hề Có Ư Kiến Ǵ về Không Biết Bao nhiêu chiến sĩ Quốc Gia, đồng bào bị CSVN giết hại, bỏ tù, vùi thây ngoài biển cả khi chạy trốn CSVN.

Ông Nguyễn văn Thiệu cũng không khá hơn ông Trần thiện Khiêm, cũng như Đa số các Tướng Tá Cao Cấp VNCH khác.

Khi chết, các Ông đ̣i an táng theo nghi thức Cựu Tứơng VNCH với lễ nghi Quân Cách , quan tài Phủ Cờ Quốc Gia. Đây là một điều quái dị và buồn cười, mà chỉ có một Cựu Tướng Có Liêm sỉ là cựu Trung tứơng Ngô quang Trưởng đă để di chúc cho con cái: không được Phủ Cờ QGVN trên quan tài ḿnh.

4- Nay ông Cựu tướng Co Cẳng Chạy Nhanh và anh toàn Trần thiện Khiêm tới Đai Hội của tổ chức Tập Thể CS-VNCH-HN với mưu tính ǵ? Liệu có khá hơn mưu tính của cựu Đại tướng Hề Nguyễn Khánh trong CP=Bịp Nguyễn hữu Chánh hay không?

Nam VN, ở trong cùng hoàn cảnh chia cắt như Nam Hàn. Miền Nam VN trù phú và được thiên nhiên ưu đăi nhiều lần hơn Nam Hàn.

Nhưng Nam Hàn không suy sụp, không bị Mỹ bỏ, mà trái lại đă vươn ḿnh trở thanh một cường quốc kinh tế Á Châu, bỏ xa CSVN hiện nay, chính nhờ cái Tinh Thần Vơ Sĩ Đạo giống người Nhật thà chết Vinh( như ông Thủ Tứớng Cam Bốt Sirik Matak) c̣n hơn Sống Nhục như các ông Tướng Co Cẳng Chạy Dài VN mà Trần Thiên Khiêm là một.

Bất hạnh của Nam VN là Mỹ đă tin dùng Nhiều Tên Hèn, Ngu và Vô Liêm sỉ để cai trị Nam VN mà không trọng dụng những nhân tài như GS Nguyễn văn Bông về Hành Chánh, và những sĩ quan trẻ với Tinh Thần Vơ Bị Đà Lat trong các Quân Binh Chủng VNCH.

Sau Hoàng Cơ Minh là Nguyễn Hữu Chánh; Sau Đào Minh Quân lại tới Trần thiện Khiêm, Hoàng thân Nhiếp Chánh " Bịp" Bủu Chánh.

Những tṛ hề vô liêm sỉ này, chừng nào mới " Măn Tuồng" để đồng bào khỏi bẩn mắt và mất thời giờ khi đọc phải những bản tin liên quan tới các Tên Tuổi loại Trần thiện Khiêm, Nguyễn cao Kỳ, Nguyễn Khánh.

Nguyễn Đức An MD

Florida

 

Nè Từ Trần = Tử Trận = Chết Bất Dắc Kỳ Tử …

 

Ta đă nói Ông Diệm kiêm nhiều chức vụ , chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng th́ dành cho Đại tướng hay Trung Tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH chăm sóc ghế nầy . Chớp Ta nào nói Ông Diệm kiêm nhiều chức vụ như Tổng Tư Lệnh QL/ VNCH đâu ?

 

Chức vụ Tổng Tư Lệnh QL / VNCH nó đi đôi như bóng với h́nh trong chức vụ Tổng thống kia mà.

 

Tổng Tư Lệnh QL / VNCH khá nhau xa với chức Tổng Tham Mưu Trưởng nghen chưa tên “ đơ- dem” cùi-bắp “. Mà nhà ngươi có biết chức vụ “ đơ-dèm “ “ cùi- bắp “ hay không ?

 

Nếu nhà Ngươi không biết chức “ đơ-dèm “ “ cùi- bắp “ th́ quả thật nhà ngươi không phải là dân nhà binh rồi. Quả thật nhà Ngươi là “ dân xe Honda-ôm “ là đúng. Mà ủa lạ chưa ? Dân Xe Honda ôm mà sao được qua Mỹ vậy cà ?

Dân H.O đâu phải là dân Honda ôm ? H.O là dân nhà binh được Hoaky lập nên cụm từ nầy là “ Humanitarian Operation “ ( Chiến dịch T́nh Nhân loại loài người  )…Nghĩa là xứ nào không có Chiến dịch t́nh Nhân Loại Loài người th́ không nhận đám H.O qua đây , như Pháp , Úc , Canada hay Congo , Maroc…

Khi đám H.O được Hoaky nhận vào với tấm ḷng nhân đạo th́ nên vào xứ nầy mà giúp cho Hoaky tốt đẹp hơn lên . Chớ đừng như tên Từ Trần = Tử Trận …tối ngày lo viết Yahoogroups.com mà quên tu sửa bản thân ḿnh cho tốt đẹp hơn lên , ngơ hầu giúp đất nước Hoaky được thêm phần tốt đẹp.

Cứ xạo ngày đêm welfare , cứ xạo ngày đêm SSI mà không chịu đi làm để nuôi bản thân và đóng thuế cho đất nước có ḷng nhân đạo như Hoaky nầy.

Từ Trần nên nhớ là ḿnh phải học English cho giỏi , để ngày kia Chết bất đắc Kỳ Tử th́ gặp Diêm Vương mà xin tội.

Diêm Vương không nói được tiếng Việt mà Diêm Vương chỉ Speak English only.

Lúc đó Tử Trận = Từ Trần mà tay lật tự điển bỏ túi English-Vietnamese nói chuyện với Diêm Vương th́ Ngài không có giờ đâu .

Ngài bấm nút cho Tử Trần đầu thai làm thằng phát thơ ( không phải tại xứ Hoaky có chiến dịch H.O đâu ) mà Ngài sẽ bấm nút cho Từ Trần thành thằng phát thơ ở xứ Congo bên Phi Châu đó.

 

Xứ nầy dân núi rừng ,ngoại ô đa số ở truồng lông ngông. Khi Từ Trần làm thằng phát thơ …th́ phải biết là vừa phát thơ vừa ở truồng chạy bộ chân không , đến những cḥi lá dân Congo mà giao thư cho họ.

Dân Congo nầy không có Intenret để mà Từ Trần đánh email cho nhóm Yahoogroup như kiếp trước c̣n ở tại Hoaky đâu.

Phát thư xong th́ phải chạy cho nhanh , coi chừng con sư tử nó vồ rách cái đít th́ tội nghiệpm lắm nghen Mr. Tử Trận.

Hừ ! Ở truồng , vai đeo cặp táp đầy thơ…chạy giao thư cho dân miền núi Congo…vừa chạy vừa sợ sư tử quào rách cái đít th́ cười chết bỏ…

Ràng học đi dân Honda-ôm tại Ngă Ba Chú Ía .

Lần nữa Từ Trần ráng học English đi…vào Hoaky với diện t́nh nhân đạo loài người th́ phải ăn ở cho có t́nh nhân loại loài người…là giúp người đến sau…chớ không phải ngày đêm đánh email , Internet Yahoogroup  gởi người nầy , chưỡi người nọ mà quên trí tuệ loài người nghe chưa ?

Ngu dốt th́ ḍng họ ḿnh xấu hổ là cái chắc đâu phải ḍng họ lối xóm xấu hổ ?

Hiểu chưa Mr. Từ Trần nick :” chẻ đó “….

 

 

--------------------------------------------------------------------------------

From: Tu Tran <trantu60@yahoo.com>

To: thaoluan9@yahoogroups.com; chinhluan@yahoogroups.com;

Subject: Re: [diendanviahe] Re: [Thaoluan9] Re: Sử Việt ghi tướng Trần Thiện Khiêm là TỘI ĐỒ DÂN TỘC, là tay sai giết mướn !

 

Sau cùng Thiệu chết và cho dốt hỏa thiêu…thế là trái với đạo Chúa mà hắn theo.

 

 

 Huệ Đỗ mới viết có ít ḍng mà ṭan là lời lẽ chửi bới và chê bai

 . Kẻ ngu này chỉ mới liếc sơ qua đă thấy ngay câu mà Hue Do

 đă viết màu đỏ trên đây này . Bên Thiên Chúa Giáo có cấm thiêu người chết bao giờ đâu  ? Ông Diệm một tổng thống, một lănh tụ ngu, Vậy th́ việt cộng nó mạnh trong thời kỳ ông Diệm c̣n sống Hay nó mạnh lên sau thời kỳ ông Diệm chết .? C̣n cái đại ngu của Hue Do nữa là không hiểu cái thể tổng thống chế  Trong chế độ tổng thống chê nước nào cũng vậy tổng thống đều là : Tổng Tư Lệnh của quân độị " Ngay nước Mỹ, Ông Bush, cũng như ông ObaMa  người trốn quân dịch trong thời trai trẻ, Nhưng khi đắc cử tổng thông các ông ấy cũngvvẫn  là Tổng Tư Lệnh của quân đội Hoa Kỳ kia thây . Muốn chê bai, chửi bới ai th́ nên đi học thêm tí nữa rồi hăy chửi, hoặc chê bai .

 

--- On Wed, 9/29/10, Hue Do <dothilonhue@yahoo.com> wrote:

 

 

From: Hue Do <dothilonhue@yahoo.com>

Subject: [diendanviahe] Re: [Thaoluan9] Re: Sử Việt ghi tướng Trần Thiện Khiêm là TỘI ĐỒ DÂN TỘC, là tay sai giết mướn !

To: thaoluan9@yahoogroups.com, chinhluan@yahoogroups.com, diendanviahe@yahoogroups.com

Cc: kbchaingoai@yahoo.com, diendannguoiviettoronto@yahoogroups.com, diendanqlvnch@yahoogroups.com, tapthechiensivnch@yahoogroups.com, thaoluan9@yahoogroups.com, hoinghi@yahoogroups.com, tranvanlong_k19@yahoo.com, tdran747@yahoo.com, thoiluan@sbcglobal.net, sau_nguyen08@yahoo.com, diendanvanhoavn@yahoogroups.com, diendanchinhluan@egroups.com, diendanvannghe@yahoogroups.com, nguyenlam37@yahoo.com, ngotinvan@gmail.com, quynhonsaigon@yahoo.com, huylee@hotmail.com, truongkhoa@hotmail.com, maihongho@yahoo.com, sau_nguyen08@yahoo.com, phonang@yahoogroups.com, phong-vu@hotmail.com, diendancongluan@yahoogroups.com, goidan@yahoogroups.com, doinay@aol.com, diendantintuc@yahoogroups.com, richard10truong@yahoo.com, govap69@yahoo.com, nguyenkinhdoanh@dslextreme.com

Date: Wednesday, September 29, 2010, 5:45 AM

 

 

 

 

Thật sự nếu trách tên mặt bư mang kính cận Trần thiện Khiêm th́ hơi quá lố.

Mà nên trách Tổng thống Ngô đ́nh Diệm nhiều hơn.

Ông là một con người đạo đức , nhưng là một lảnh tụ bất tài.

Ông ôm đồm quá nhiều việc trong người. Nào là chức Thủ tướng ( Ông từng làm Thủ tướng ) , nào là chức Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH ( sau khi Thống tướng Tị đi Pháp chữa bệnh )

Tổng thống Ngô đ́nh Diệm phong tướng cho người mà Ông chọn lựa.

Những người mà Ông Diệm tin cẩn , giao quyền quan trọng trong chính phủ VNCH I và trong quân đội hầu như 99 % đều phản ông hết.

Ông Diệm chỉ coi được tướng để phong quan quyền , nhưng ông Diệm không coi được tâm tánh của tướng của ông.

Ông Diệm thích nịnh , cho nên Tướng Tôn thất Đính được Ông Diệm giao quyền canh pḥng cho thủ đô Saigon , chính tên nầy là kẻ đâm nhát dao sanh tử vào lưng Ông Diệm.

Tổng thống Ngô đ́nh Diệm có 2 người thân cận giữ cửa cho ḿnh là :

1.- Bác sỉ Trần kim Tuyến coi vế  an ninh dân sự .

2.- Tướng Đỗ Mậu coi về an ninh quân đội .

Hai tên nầy chính là kẻ tội đồ của dân tộc miền Nam VNCH .

Nắm trọng trách trong tay , bác sỉ Trần kim Tuyến không làm được một chuyện ǵ qquan trọng. Bác sỉ Tuyến lại chơi thân với diệp viên toàn hảo là  Phạm xuân Ẩn mà Tuyến lại không biết cóc ǵ về tên nầy.Nắm trọng trách trong tay về quân đội mà tên Đỗ Mậu lại cóc biết ǵ sự đảo chánh kỳ I với Ngô đ́nh Diệm…

Những kẻ làm lớn mà thích ton hót làm đẹp ḷng Ngô đ́nh Diệm lại dẩy đầy .

 Tên Nguyễn văn Thiệu đạo Phật , chuyển sang đạo Chúa th́ Ông Diệm phải đề pḥng sự lật bàn tay của tên nầy rồi.

Dân độc phải có người độc cai trị mới được .

Cho nên dân miền Bắc mới có Hồ chí Minh trị được.

Tổng thống Ngô đ́nh Diệm được kẻ thù kính trọng . Kết  quả anh em Ông Diệm đều lên bàn thờ.

Nguyễn văn Thiệu bị kẻ thù xem khinh. Kết quả Nguyễn văn Thiệu chết , không một ai làm lớn đến viếng tang khóc trước quan tài , nhưng Ông Diệm th́ c̣n có người đến viếng thăm mộ với ḷng kính mến từ trước đến giờ .

Lời thế của Ông Diệm với vị Vua Bảo Đại tại Pháp…

 

Ông Diệm xem quá nhẹ lời thề . Ông quên luôn lời thề với Vua Bảo Đại trước cây thập giá Jesus

Có thể truất quyền vua Bảo Đại , nhưng có nhiều h́nh thức khác nhau .

Đặt bài vè nghe vẽ nghe ve , nghe vè Bảo đại là quân ăn hại….th́ quá cạn tàu ráo máng với một vị Vua mà trước đó ḿnh vẩn cầu cạnh tới lui.

Ngô đ́nh Diệm về VN với lệnh bổ nhiệm từ chữ kư của Vua Bảo Đại chớ không phải từ chữ kư của Pháp hay của Mỹ.

Lời thề ứng nghiệm…Những kẻ giết gia đ́nh anh em Ông Diệm lại là những người tướng thân cận với Ông.

Ông Diệm và ông Nhu biết tên Dương văn Minh không xài được trong vụ chôm chỉa tiền của Bảy Viển…để yên tên nầy đánh tennis hàng ngày…Cho tới ngày kia , ḿnh bị tên nầy phản chù và giết mất.

Nếu tên Dương văn Minh mà ở miền Bắc…th́ tên Dương văn Minh nầy chưa chắc c̣n sống sót kể luôn 3 đời gịng họ của Dương văn Minh dưới tay Hồ chí Minh.

Ngô đ́nh Diệm tánh đạo đức mà lại lảnh đạo dân Miền Nam đủ hạng người , dối trá th́ nhiều…

Bằng chứng những tên dối trá nầy đều lần lượt làm lớn sau khi Ông Diệm bị giết chết.

Ngô đ́nh Diệm thuộc ḷng kinh thánh Tân Ước như nằm ḷng . ,nhưng Ông Diệm chưa từng đọc bộ Đông Châu Liệt Quốc , để biết tại sao Ngũ tử Tư bị vua trước đó tin ḿnh , sau nầy lại chặt đầu ḿnh.Bị Vua chặt đầu bởi người bạn thân do ḿnh tiến cử cho Vua. Sau nầy người bạn thân ấy xúi Vua chặt đầu Ngũ tử Tư.

Ông Ngộ đ́nh Diệm ḷng kinh thánh Tân Ước như nằm ḷng , nhưng Ông Diệm chưa thông suốt Bộ Tàm quốc Chí để biết dụng tướng + thử tướng của Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Kết luận : Ông Ngô đ́nh Diệm có thể lảnh đạo ở một nước thanh b́nh , hiền ḥa có luật pháp hướng dẩn như : Hoaky , Pháp , Anh…

Ông Diệm không thể lảnh đạo ở một nước mà dân đa số trí trá , lương lẹo như Miền Nam VNCH…Những tên trí trá , lưu manh sau khi giết Ông Diệm đều lên làm lớn hết .

Kể cà tên Đại tướng  Trần thiệm Khiêm chưa bao giờ biết nhét viên đạn M79 vào lỗ súng M79 cách nào…vậy mà vẩn gọi là Đại tướng…

Muốn cự được miền Bắc Cộng sản th́ phải có tay ngang ngữa  bản lảnh như Hồ chí Minh th́ mới hy vọng cự được miền Bắc…Nhưng chỉ một thời gian dài hơn mà thôi , chung cuộc vẩn bị mất…

Nhưng mất anh hùng hơn mất vào những tay tướng tá lưu manh hèn kém loại Nguyễn văn Thiệu vậy .Tên Nguyễn văn Thiệu là tên đa nghi nhưng kém trí tuệ…

Từng làm Chỉ Huy trưởng Trường Vơ Bị Đà Lạt…thế mà không biết CSBV giỏi về điều nào .

Sau khi nướng hết quân du kích và quân đội CSBV trong 3 trận Tổng tấn Công đợt 1 , đợt 2 , đợt 3 …là CSBV hết mẹ nó quân rồi…Thế mà Thiệu ngu lại đem toàn quân tinh nhuệ qua biên giới Hạ Lào đánh CSBV…

Nguyễn văn Thiệu ngu đâu biết CSBV rất giỏi về phục kích , ẩn sâu…nên Thiệu nướng hết nhiều đoàn quân tinh nhuệ của VNCH II.

Nguyễn văn Thiệu hô hào không để mất một tất đất cho CSBV…thế là dính mưu Bắc Việt…

Sư đoàn tinh nhuệ như Nhảy Dù , TQLC , BDQ đều bị đóng cứng canh tất đất của Thiệu tại vùng ven biên giới…

Những đoàn quân lưu đông tinh nhuệ nầy trở thành Địa phương Quân và Nghĩa quân , không nhúc nhích cục cưa ra khỏi doanh trại của ḿnh , trong khi đó hàng hàng lớp lớp quân đội cùa CSBV ào ào vào Tam biên.

 

 

Trước khi đánh Ban Mê Thuột th́ Bắc Việt làm bộ nhữ ta sẽ đánh Pleiku…

Thế là đám tướng tá VNCH thời Thiệu ngu dốt , ào ào lo giữ Pleiku ,tằng cường thêm quân vào Pleiku…thề là Ban Mê Thuột mất…thời gian sau Miền nam mất luôn.

Sỉ quan Trung cấp bị bắt cầm tù hết , c̣n tụi sỉ quan cao cấp th́ chạy mẹ nó sang Mỹ , Pháp…củng với tiền của mà tụi nầy cướp được. Thiệu quá giàu , Khiêm quá giàu …đủ hết.

Sau cùng Thiệu chết và cho dốt hỏa thiêu…thế là trái với đạo Chúa mà hắn theo.

Thiệu sợ có người đái trên mộ hắn . Có thể c̣ thiệt là người sẽ đái trên một hắn.

C̣n mộ của Tồng thống Ngô đ́nh Diệm và Ngô đ́nh Nhu ở Lái Thiêu / t́nh B́nh Dương …vẩn có người đến viếng mộ và nước mắt rơi v́ sự đạo đức của Ông khi cầm quyền .

Ông được kẻ thù kính trọng và chết luôn 3 anh em. Thiệu bị kẻ thù khinh khi , chết không ai viếng ḥm bia , kể cà một đóa hoa hồng của chính phủ Hoaky cũng không có.

Thời buổi ấy…một kẻ thù nguy hiểm th́ ḿnh không hiểu câu “ Bất độc bất anh hùng “.

Trong ṣng bạc đầy kẻ lưu ,manh tráo bài , bên ta cũng như bên Địch…thế mà vẩn thích làm Cái..chia bài hy vọng những tên lưu manh cờ bạc nầy đánh bạc tử tế hiền lành đừng lưu manh tráo bài…Tiến cá cược của Ông Diệm đặt trên chiếu bạc là hàng vạn sanh linh miền Nam.

 Ông làm Cái ,làm chủ chia bài hy vọng đánh bài với nhựng tay hiền lành, cải tà quy chánh…

Than ôi ! Ông bị tụi lưu manh tráo bài đánh chết gia đ́nh Ông và hàng vạn sanh linh theo ông.

Miền Nam VNCH phải có một lảnh tụ đạo đức nhưng phải gian trá để trị bọn gian trá, đạo đức ban thưởng cho người đạo đức.

Than ôi !

Lời Thề với quốc vương Việt Nam quả thật linh nghiệm vô cùng .

Ông Diệm ít đọc sách xưa . Lời Thề với Vua nhà Lư mà họ Trần từng thề. Nhà Trẩn diệt nhà Lư …lời Thề ứng nghiệm…ngày kia nhà Trần bị diệt …Trần Cảo bị diệt bởi Lê Lợi . Họ Trần bị tiêu…

Lời Thề ứng nghiệm .

 

--------------------------------------------------------------------------------

From: CSQG <phudacuy@yahoo.com>

To: thaoluan9@yahoogroups.com; chinhluan@yahoogroups.com;

Subject: [Thaoluan9] Re: Sử Việt ghi tướng Trần Thiện Khiêm là TỘI ĐỒ DÂN TỘC, là tay sai giết mướn !

Từ đảo chánh, chỉnh lư, xuồng đường, biểu dương lực lượng..vv... Mọi xáo trộn, hổn loạn chính-trị của xă hội VNCH. Tất cả đều do bàn tay lông lá của Tướng Trần-Thiện-Khiêm. Chuyện khó tin nhưng có thật nếu nh́n lại th́ sẽ giật ḿnh khi thấy Trần-Thiện-Khiêm từ cấp Đại-Tá lên đến  Đại-Tướng vỏn vẹn chưa đến một năm. Nầy nhé ! Khoảng Tháng 10.1963 Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm  vinh thăng Trần-Thiện-Khiêm lên Thiếu-Tướng cho giữ chức TMT Liên Quân. Sau đảo chánh 01.11.63  thành công, TTK thăng Trung-Tướng. Tháng 01.64 Nguyễn-Khánh "chỉnh lư" lập ra "Tam Đầu Chế"  phong Nguyễn-Khánh, DVM và TTK lên Đại-Tướng để gọi là cùng nhau cai trị đất nước.

 Dưới thời Đệ Nhị VNCH chính vợ chồng Trần-Thiện-Khiêm là tác giả đă  sản sinh ra quốc nạn tham nhũng hối lộ, mua quan bán chức. Từ Hành-Chánh, Quân-Đội, Cảnh-Sát ... không chừa lănh vực nào, chức nhỏ đến chức to, hậu cứ hay tác chiến. Muốn lên lon cũng "Bà Khiêm" , muốn giữ chức ǵ cũng "Bà Khiêm." Tùy Quận, Tĩnh mỗi nơi đều được mụ Đinh-Thủy-Yến (vợ Trần-Thiện-Khiêm) ấn định GIÁ. Nói chung bất cứ  ai muốn làm việc ǵ th́ cứ chạy "Bà Khiêm" là trót lọt  Dân chúng đă ví  mụ Đinh-Thủy-Yến là người đàn bà quyền lực nhất nước,toàn quyền sinh sát lấn át chửi bới cả chồng,c̣n ghê sợ gấp triệu lần Vơ-Tắc-Thiên.

Tuy rằng đất nước VNCH chúng ta lọt vào tay cộng-phỉ là do Chánh Phủ Hoa-Kỳ v́ quyền lợi riêng tư đă bỏ rơi  người bạn đồng minh VN nhỏ bé nhưng ít nhiều mầm móng  khiến Hoa-Kỳ đi đến sự phản bội chúng ta là do tệ nạn tham nhũng khiến Hoa-Kỳ chán năn đă tác động đến sự viện trợ cho VNCH mà chính vợ chồng Trân-Thiện-Khiêm & Đinh-Thủy-Yến  là thủ phạm đẻ ra dịch bệnh  "Mua Quan Bán Chức"  gây ung thối làm sụp đổ cả một Chánh-Quyền.

Suốt bao nhiêu năm làm Thủ Tướng, Trần-Thiện-Khiêm chỉ ngậm miệng ăn tiền, câm như hến không há mồm tuyên bố chi cả về t́nh-h́nh đất nước, mà chỉ há mồm đớp phân hôi thối  dù đống lớn đống nhỏ cũng không để rơi rớt lọn nào. Báo chí Tây phương thời bấy giờ đă gọi Trần-Thiện-Khiêm là  "Ông Thủ-Tướng trầm lặng nhất thế giới"

Trần-Thiện-Khiêm quả nhiên là một tội đồ của dân tộc, sẽ được lưu xú muôn đời vào trang sử của Tỏ Quốc Việt-Nam

                                CSQG

 

 

 

* * *

 

 

Các bài Hoang Hieu đă đưa lên

 

Có 8 đọc giả góp ư »

Nguyen Hung Kiet | 11:36 | 11-16-2009

Kính gởi Cựu Đại tá Phạm Bá Hoa .

Nhờ Người Việt Boston kính chuyển giùm , thành thật Cám ơn.

Thưa Đại tá .

Tôi thiết nghĩ , Đại tá nên viết nhửng bai b́nh luận về cộng đồng hải ngoại, hay những mẫu chuyện trong tù CS, th́ hay , và hữu ích thiết thực hơn là Viết về Đảo chánh 1.11.1963, Dù trong ngày oan nghiệt đó : Đại uư Phạm Bá Hoa là Chánh văn Pḥng cũa Ông tướng Linh hồn đảo chánh; Tham mưu trưởng liên quân : Trần Thiện Khiêm.

Nhưng Tôi cũng hiểu t́nh cảm của Đại tá đối với Tướng Khiêm v́ vậy Đại tá phải bênh vực Tướng Khiêm, nhất là Ông ta c̣n Sống.

Lịch sử phải đ̣i hỏi sự thật trung thực, thưa Đại tá : Tôi có thể phản bác những điều Đại tá viết, dù tôi không phải là nhân chứng trong ngày oan nghiệt đó.Nhưng tôi không làm, v́ tôi vẫn kính trọng Đại tá. Nếu các bạn trên diễn đàng Nguoi Viet Boston đả đọc các phần góp ư của tôi,th́ các bạn cũng đă hiểu phần nào.

Nhà Nghiên cứu Sử .

Nguyển Hùng Kiệt

 

Nguyen Hung Kiet | 15:21 | 11-16-2009

Kính gởi Ông Trần Ngọc Giang.

Tôi chỉ xin góp ư một phần nhỏ trong bài viết của Ông :"Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, v́ ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống th́ tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.'

Thưa Ông: TT Thiệu chưa bao giờ trả ơn cho bất kỳ một Ông tướng nào, mà Ông chỉ lợi dụng một thời gian, khi mục đích đạt đưọc là loại bỏ , hay cô lập để bảo vệ quyền lực TT.

Ngay tướng Nguyen Khánh là người nâng đỡ Ông . 1962. Thiếu tướng Khánh TMT liên quân đề nghị TT Diem gắn lon Đại tá cho Trung tá Thiệu bổ nhậm tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh tại Huế.( 9.1963 Tướng Khiêm rút về tư lệnh Sư đoàn 5 để Đảo chánh lúc này Bộ tư lệnh SĐ tại Biên Hoà. Sau này mới dời về Lai Khê - Bến Cát.)

Dưới thời Tướng Khánh ông lại được nâng đỡ : Tham mưu trường liên quân , Tồng trường quốc Pḥng , Phó thủ tướng , vậy mà Ông Cấu kết Đại Việt , dùng lời ngon ngot, làm Tướng Thi sập bẩy ép Quốc trưởng Phan Khắc sửu đẩy Tưóng Khánh lưu vong 25.2.1965.

( Tướng Khánh , Tướng Thiệu là bạn thân từ ngày cấp uư , Khánh nhỏ hơn Thiệu 4 tuổ)i.

Đẩy Khánh đi rồi Ông kết cấu đẩy cái gai: Tướng Nguyen Chanh Thi giải nhiêm 3.1966 lưu Vong .Sau Thi là Trung tướng Nguyễn Hữu Có :Tổng trưởng Quốc pḥng mất chức , giải ngũ 2.1967.

Sau Tướng Có là PTT Nguyễn Cao Kỳ. muốn hạ Cao Kỳ . TT Thiệu phải dùng Tướng Khiêm,nên triệu về nước, ; với lời hứa : làm TT 8 năm là để lại cho Khiêm . Ông Khiêm sập bẩy phục vụ hết ḿnh lên làm Thủ tướng giúp TT Thiệu đá văn Cao Kỳ, hại tướng Đỗ Cao Trí ( v́ một số tướng lănh đề nghị Tướng Đỗ Cao Trí ra ứng cử TT 1971, tranh cử với TT Thiệu. Kết quả Tướng Trí chết thảm khốc 21.2.1971). cô lập Tướng Viên hư vị vô quyển. 1972-1975

Khi yên Vị TT Thiệu chuẩn bị sửa hiến Pháp làm TT nhiệm kỳ 3, chuẩn bị đá văng :Thiện Khiêm, v́ mục đích đạt được tại sao phải giũ lời hứa.

 

Van Giang | 18:54 | 11-16-2009

Tôi c̣n rất trẻ khi có cuộc Chính Biến Đaỏ Chánh Cố TT Ngô Đ́nh Diệm . Sau naỳ , tôi đă đọc được nhiều sách báo cũng như Hồi Kư cuả những nhân vật liên quan nói về ngaỳ Lịch Sử đó 1/11/63.

Riêng bá viết của Ông Trần Ngọc Giang tŕnh baỳ có nhiều điểm chưa thật sự có tính thuyết phục cao .

Có thể v́ Ông nhắc laị một giai đoạn lịch sử đau thương đó với một bá viết quá ngắn , không đủ để tŕnh bày caí chiều dài lịch sử Cuộc Đảo Chánh 1/11/1963 . Với người VN như tôi là lớp trẻ mới lớn lên , xuyên qua các tài liệu . Tôi có thể tin rằng , cuộc đaỏ chánh đó do Mỹ đứng sau chi Tiền ( chỉ có mâư Triệu Dollars) và giật dây .....các Tướng trong Quân Đội MN VN đă thực sự cúi đầu làm tay sai cho Ngoại bang . Và cũng từ đó về sau , cuộc chiến tranh chống CS đă không c̣n chính nghiă .Tướng Lănh MN lúc đó không có tầm nh́n xa thấy rộng ....cho nên MN VN đă bị ngoại bang thao túng về Chính Trị và Quân Sự đến tận cùng bằng số !!! mà không sao thoát ra được .

Cuộc Đảo Chính 1/11/63 đă thành công , Hai Anh Em Ông Diệm đă bị giết . Chế độ Đệ Nhất CH sụp đỗ , nhưng hậu quả của nó khốc hại ngay lúc bấy giờ là bàn tay bẩn thỉu cuả ngoại bang đă nhúng vạ trong đó . Tướng Lănh cầm đầu cuộc Chính biến là loaịi người phản trắc và quá bất lương, bất nhân .

Vạ thời điểm đó , Mỹ cũng bị một số Đồng Minh lên án ....và sau naỳ chính Cố TT Mỹ Richard Nixon cũng phaỉ ngao ngán nói rằng : Cái chết của Cố TT Diệm là một vết nhơ trong lịch sử bang giao nước Mỹ.Ngoài ra , Cố TT LB Johnson cũng đă gọi cái hành động cuả bọn Tướng Tá đă giết Anh Em Ông Diệm là bọn <> bẩn thiủ ....đáng khinh bỉ .

Trở laị với bá viết bên trên , Tôi rất đồng t́nh với nhận định cuả Ng H Kiệt . Tướng Khiêm không thể lụn lách hay nhờ đàn em viết bài chạy tội . Một cái tội mà theo tội có lẻ phaỉ đấm ngực ăn năn cho đến khi chết . Xin Bạn Đọc haỹ nh́n laị .....trước đây và sau naỳ ..chúng ta vẫn c̣n lên án CSVN về nhiều vấn đề , nhưng riêng trường hợp Ông Ngô Đ Diệm , th́ Ông cũng đă từng bị Nhật và cả CSVN bắt trước đó , nhưng cả hai là Nhật va CSVN vẫn không nỡ giết Ông . Nhưng chính là các Viên Tướng mà Ông tin tưởng nhất lại manh tâm phản phúc một cách dă man nhất trong lịch sử VN cận đaị .

Đă là Tướng TMT Liên Quân lúc bấy giờ mà baỏ rằng .....những cái chết kia ḿnh không biết ǵ th́ trơ trẽn quá !!!! Ít ra trong một kế hoạch dù là Chính Trị hay Quân sự , người ta phải vạch ra một mục tiêu là ǵ ? .... và các phương án cuả từng chi tiết cuả kế hoạch khả thi ...hay dự trù nếu có trở ngại ......sau đó khi thi hành th́ phải theo dơi rất sát .....Trường hợp cuộc Đaỏ Chánh 1/11/63 caí sinh mạng cuả 2 Anh Em Ông Diệm phaỉ là caí quan trọng nhất .....cũng như caí sinh mạng cuả chinh các Tướng đaỏ chánh gắn liền với sự thất bại hay thành công phaỉ là caí quan tâm kế đó .Không thể hôm nay sau bao năm chối phăng đi rằng ḿnh không hay biết ..... v́ <> đă chết gần hết rồi , đâu có c̣n ai đâu mà đối chứng ? !!!

Hôm nay đây , ngồi để nh́n laị một phần lịch sử đă qua và nhất là cuộc lui binh baị trận một cách tức tươỉ đă gây nên không biết bao nhiêu cái chết của Quân và Dân MN và sự tủi nhục cho biết bao gia đ́nh mà hiện tượng đó vẫn c̣n vang vọng trên các diễn đàn baó chí Hải Ngoại .

Không ít th́ nhiều , cũng khởi đi từ cái ngaỳ định mệnh đó : 1/11/1963.

Lịch Sử VN sẽ khắc ghi tên tuổi bọn ác ôn côn đồ chắc hẳn không c̣n xa .

 

Nguyen Hung Kiet | 19:47 | 11-17-2009

Kính gời Đại tá Phạm Bá Hoa .

Kính nhờ Ban biên tập Người Việt Boston đăng chuyển giùm . Thành thật cám ơn nhiều .

 

Thật ra tôi không muôn tranh luận với Đại tá, ví tôi là kẻ hậu bối, trường thành sau cuộc chiến Quốc -Cộng 1954-1975. Nhưng tôi xin Đại tá nghỉ lại những điều sau :

 

1. Hành động bắt trói Tổng Thống: Nguyên thủ quốc gia, 2 vị sĩ quan xả hàng loạt đạn tiểu liên M.2 kết thúc mạng sống TT, và Cố vấn chỉ đạo N.Đ. Nhu. Đây có phải là tội ác ,không? (Tội nhân c̣n ra toà , xét xừ, . Đối xừ nguyên thủ Quốc gia như vậy là sao ?

 

2. Nhân vật nguời Mỹ tên S mà Đại tá giấu tên thật ra mọi ngưới đều biết lá : Trung ta Lucien Emiilie. Connein ngổi trên ghế của Đại tướng Lê Văn Tỵ, sang 1.11.1963 đặt hai túi bạc Dollars duới ghế ,2 chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum. "

Lucien sinh năm 1919 tại Paris , lúc 5 tuổi được mẹ gởi qua Mỹ sống với bà dỉ tại Kansas City. Trong War 2 (1939-1945) Ông là trung uư. 1954-1956 Lucien đến Vietnam trong toán đặc nhiệm của Đại tá Edward Lansdale ,nguời giúp TT Diệm xây dựng chế độ cộng hoà , thành lập QLVNCH ( Đại tá Eward Lansdale được thăng chuẩn tướng khi công tác hoàn thành và sau này Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ là ngựi Kính trọng yêu mến TT Diệm).

1961 Lucien xin về hưu, 1963 ông được goi làm việc trờ lại do đề nghị Cabot Loge, phong chức Trung tá, ông gởi qua Sài g̣n có nhiệm vụ giúp ông đại sứ móc nối các Tướng Nam Vietnam mà ông có dịp quen biết trước đây khi phục vụ dưới quyền trung tướng Lansdale,

 

Đại sứ Henry Cabot Lode goi Lucien :" The indispensable"( con người cần thiết). Mổi lần phỏng vấn báo chí Lucien thường bắt bắt đầu :"Bây gị là sự thật hai mặt, các bạn đừng tin bất cứ điều ǵ tôi nói, tôi là một tên nói dối chuyên nghiêp!"

 

3. TT Diệm có thề dẹp tan đảo chánh không khó, nhưng v́ TT nhân từ. 2:00PMThiếu tá Duệ vào thưa TT Diệm xin đem quân tấn công Bộ TTM bắt các Tướng phản loạn , giải cứu Đại tá Tung, Trung tá Khôi, Đại tá Viên , Trung tá Thiện.. Xin hứa vói TT và cố vấn sẽ thành công v́ Bộ TTM chỉ có quân cảnh , một ít quân đội bảo vệ.

TT Diệm : Bắt hết các Tướng lấy ai chống Cộng ? Cố vấn Nhu đành thúc thủ.

 

4. chính sữ nhân tự của Ngô TT , Mà anh em TT bị thảm sát.

 

4. Đại tá Hoa Cũng biết rắng ai lá tác giả gơi cú phone khiến các sỉ quan cao cấp thân Ngô TT sập bẩy :" Các đơn vị Đặc công CS xâm nhập chuẩn bị tấn công Thủ đô Sài G̣n ", đă làm các Sĩ quan cấp tá mắc bẩy :Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh Lực lượng Đặc Biệt, Đại Tá Cao Văn Viên Tư lệnh Binh chủng Dù , Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi Tư lệnh Lữ đoàn Pḥng vệ phủ TT, Trung Tá Nguyễn Văn Thiện Tư lệnh Thiết Giáp. Đại tá Tung đă chết Thảm. C̣n các vị kia đều bị tống giam

 

5. Đại tá củng biết Ai là Hung thủ dùng tiểu liên M.2 xă hàng loạt đạn kết thúc Mạng sống Anh em TT.

 

6. Đại tá cũng hiểu rằng trong nhà tù CS,Không thể che dấu quá khứ , vị Hung thủ đả khai ,.

Quân sử CS viết không thua ǵ tài liệu Mỹ.

 

7. Đại tá phải biết rằng thớ điểm 1963 t́nh h́nh các nước Châu Á v́ hiểm hoạ CS , mà các Lảnh tũ đều dùng bàn tay sắt , hạn chế tự do diệt CS :

...Ấn Độ Thủ tướng Jawaharlal Nehru (1947-1964) nhiệm chức 17 năm , sau đó Con Gái ông : Indira Gandhi nhận chức Thủ tướng (1966-1984) 18 năm , Kênh tế phát triển , Quân đội hùng mạnh , có Vũ khí nguyên tử. Diệt CS thẳng tay . Ngày nay Ấn độ hơn VN xa lắc . Thế hệ trí thức Ấn họ cũng vẫn bị ảnh hưởng Văn hoá Anh Quốc ( Thực dân Anh cai trị hơn 100 năm). Họ vẫn chấp nhận gần 30 năm bị hạn che tự do , để diệt CS , xây dựng Kênh tế , Khi đất nước hùng mạnh, dân trí nâng cao mới áp dụng mô h́nh phương Tây được.

...Singapore : Thù tướng Lee Kuan Yew: Ly Quang Dieu (1959-1990) Thủ tướng 31 năm, duới thời Ông: Kênh tế cất cánh, khoa học kỹ thuật phát triển ,Ông đă sử luật kỷ luật sắt (1962-1967) diệt CS , do Trung cộng ủng hộ , tất cả quyền tự do bị hạn chế, không có Đảng đối lập. Mật vụ dày đặt, v́ Ông quan niệm có đối lập CS sẽ lợi dụng.

Trí thức Singapore chấp nhận , để bảo vệ đất nước , trước hoạ CS , giup chính quyền phát triển đất nước. hiện tại Singapore la con Rồng châu Á , Tự do dân chủ cao,Người dân coi Lee Kuan Yew như vị Anh hùng dân tộc, người của thời điễm Lich sử Singapore cần .

..... South Korea : TT Pak- Chung -hee (1962-1979) TT 17 năm , đất nước Korea thay đổi hẳn về giáo dục, kênh tế, Khoa học kỹ thuật . Ông là nhà độc tài , duới tḥi Ông :Mật vụ cảnh sát dày đặt, trấn Áp CS, do North Korea kích động. Khi dân trí đă cao , quân đọi , kênh tế hùng mạnh ., người dân không chấp nhận tự do giói hạn , Ông bị Ám sát 1979 .

nhưng ngày hôm nay người dân Korea rất kính trọng Ông,: Anh hùngVĩ nhân Korea . Ông là một trong 100 Vĩ nhân trong thế kỷ 20 của thế giói .

 

...Taiwan : Đài Loan TT Chiang Kai-shek Tuong Giói Thạch) 1925-1975 làm TT 50 năm:

1925-1949 TT Trung hoa Dân Quốc Lục địa . 1949-1975 TT Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan .

 

8. Trong lúc đó TT Diệm chưa độc tài bằng 4 lănh tụ kia, lại làm TT 8 năm 1955-1963 , quá ngắn ngủi so với họ. Bộ mặt việt Nam , đặc biệt Nông thôn thay đổi hẳn , đ̣i sống Nông dân nâng cao , có ruộng cày cấy , thanh b́nh ,an ninh.. Việt Nam xuất khẩu gạo thứ nh́ trên thế giói. Kênh tế Việt Nam vuợt qua Singapore , South Korea, Taiwan, Thailand. Giáo dục phát triển, Y tế cũng vậy . Thành phố nào cũng có bệnh viện Công . Quận cũng có bệnh viện, hay trạm xá , y tế miển phí. Quân đội VNCH, bẻ găy tất cả các cuộc tấn công Việt Cộng. mổi làng đều có Dân vệ bảo vệ làng xóm ( một trung đội do thanh niên Nông dân cầm súng bảo vệ làng xóm .

 

9. Đại tá không bao giờ Ân Hận, Mà bênh vực Tướng Khiêm là tại sao?lại ủng hộ hành động man rợ của thời trung cổ bất chấp luật pháp quốc gia Công hoà, các loạn tướng bắt trói TT , xả hàng loạt đạn vào anh em Ngô TT, hành xử hơn tội nhân .( tội nhân c̣n ra toà xét xử ).

 

10.Mỹ , hay CS là ngoại nhân chỉ nhúng tay can thiệp vào được khi có 3 lực lượng này là Đồng minh . Sao Mỹ, và CS không nhúng tay vào Korea, Singapore, Taiwan , Thailand được v́ Tri thuc , Tướng lănh , ở đó họ thực tế hơn họ nh́n xa hơn hiểm hoạ CS , phụ thuộc Mỹ là không tốt , dễ bị CS đánh phá .

 

Hậu quả ngày hôm nay VN không những thua các quốc gia trên, mà c̣n nghèo khổ cùng cực , khả năng thành Tây Tạng thứ 2.

Tôi hy vọng Đại tá hảy v́ sự thật Lịch sử mà trung thực

Nguyễn Hùng Kiệt

.

 

Nguyen Hung Kiet | 16:57 | 11-18-2009

Tôi cũng Kính nhờ Đại tá Phạm Bá Hoa , Ông Trần Ngọc Giang , bạn Quang Phan, và các Cựu Sĩ quan Quân Lực VNCH, cùng các bạn trên diễn đàng, kiểm tra lại tư liệu Quạn trọng tôi sắp tŕnh bày sau đây có đúng sự thật không: Diễn tiến cuộc đảo chánh 1.11.1963,. tôi chỉ không tŕnh bày việc thảm sát Anh em TT V́ tế nhị, và có ảnh hưởng đến một số người đang c̣n sống . Xin Ban biên tập Người Việt Boston đang tải giùm thành thật cám ơn rất nhiều, v́ đả là sử liệu cần bổ sung nhiều người mới chính xác . Và có tŕnh bày để Lịch sử Việt Nam không bao giờ tái diễn lần thứ 2 ;

 

Đảo chánh 1-11-1963.

Trước Đảo chánh 5 ngày Tướng Khánh tư lệnh Vùng 2 điện thoại cho TT Diệm nên đề Pḥng Trung tướng Dương Văn Minh , và Tr/ Tuớng Trần Văn Đôn , nếu có thể được TT Diệm nên ra lệnh bắt ngay . TT Diệm không đồng ư v́ chưa có chứng cớ rơ ràng.

TT Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đều biết đào chánh sẽ xảy ra. Cả phủ TT đều biết

Trung tá Nguyện Ngọc Khôi Lữ đoàn trưỡng Lữ đoàn pḥng vệ phủ TT ra lệnh Lữ đoàn cắm trại 100% . Trung tá Khôi nói với Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ tư lệnh phó ( cà hai người đều phật giáo):

Nếu Tôi có mệnh hệ ǵ !, Anh điều động Lữ đoàn, khả năng lữ đoàn có thể đánh bại cả Sư đoàn bộ binh. ( Lữ đoàn phóng vệ rất thiện chiến , trang bị Tiều liên M.2 . chi đoàn Thiết giáp M.113, Súng chống chiến xa, Đại bác 105 Ly, Súng pḥng Không hạ Oanh tạc cơ. Thiếu tá Duệ từng Trung đoàn trưởng Bỗ binh của Sư đoàn 7 thiện chiến (1959-1962).

Trước Đảo chánh 3 ngày Đại tá Lê Quang Tung tư lệnh Lực Lượng Đăc Biệt ( Biệt kích dù sau này) Xuống Cần Thơ gặp Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao tư lệnh Vùng 4 , Và Thiếu tá Kính Tư lệnh Phó Lực lượng ĐB . Thiếu tá Kính đàng điều động các Toán Biệt Kích nhảy vao Kampuchia truy t́m Cộng quân tại vũng 4 .

Đại tá Tung : "Thiếu Tướng co biết đảo chánh sắp xảy ra ?"

Thiếu tướng Cao :"Tôi cũng nghe tin đồn. Tôi chuẫn bị Thiết giáp , và Sư đoàn 7 sẵn sàng.

Nói TT Diem đàn áp phật giáo? láo khoét , khắp Vùng 4 yên binh chỉ có Huế , Sải G̣n do CS , và Mỹ giật dây. TT quá nhân từ."

Đại tá Tung xoay qua : "Anh Kính, Anh thu xếp về Sài G̣n Cùng Tôi , nếu Tôi có mệnh hệ ǵ ? Anh điều Động Lữ đoàn bảo vệ TT và Cố Vấn, Em tôi Thiếu tá Triệu mới về chưa có kinh nghiệm điều động binh si.( Thiếu tá Kính xuất thân Nhảy dù là sĩ quan cấp trên của Thiếu tá Phạm Văn Phú :Liên đôi trưởng biệt kích la Sĩ quan tài ba lỗi lạc binh sĩ rất nể Trọng , Thiếu tá Lê Quang Triệu mới về nhận chức Tham mưu trưởng LLDB , Chưa quen công viiệc , xa lạ với binh sĩ).

Thiếu tá Kính : thưa Đại tá cho tôi trong 3-4 ngày tỗi sẽ về Sài G̣n, v́ hiện tại 3 toán đă nhảy vào mật khu địch"

Nếu Thiếu tá Kính có mẵt tài Sài G̣n 1-11-1963 .T́nh h́nh sẽ khác . Thiếu tá sẽ điều đông LLDB , cũng như thiếu tá Phú cùng Chiến đoàn 2 dù của Thiếu tá Trương Quang Ân ( 2 vị này trước đây dưới quyền thiếu tá Kính khi c̣n ở binh chủng dù, rất quí mến Th/ tá Kính.)

Chiều 31-10-1963 Đại tá Tung báo cho Cố vấn Nhu , Ông ta ra lệnh lực lượng đặc biệt bắt giam Đại tá Đỗ Mậu giám đốc an ninh quân đội , v́ Đỗ Mậu đang kêu goi binh sĩ làm phàn.

Ông xin lệnh lấy khẩu cung . Cố vấn vào báo TT.

Một điều không may , lúc đó Trung tá Châu tuỳ viên quân sự đại sứ quán Hoa Kỳ, tới thăm TT .( TT Diệm rất qíu trung tá Châu , trước đây Giám đốc tâm lí chiến)

Trung tá Châu:" thưa TT , ai cũng nghi ngờ cả lấy ai làm việc Đại tá Mậu từng theo TT bao nhiêu năm ,nay lại ngờ vực tôi rất buồn"

TT Diệm nghe vậy yêu cầu thả Đại tá Đỗ Mậu ngay.

Sau Đảo Chánh Trung tá Châu trốn qua Cambodia , sau đó qua Pháp , ông rất ân hận nếu Ông khổng cản . Đại tá Mâu đă bị bắt, Tướng Khiêm sẽ rúng đống v́ cánh tay mặt bị bắt , chỉ có nước bỏ trốn, không dám tiến hành đảo chánh.

 

Sáng 1-11-1963 tại dinh Gia Long phủ Tổng thống 7:30 am giờ sáng . Trung tá Khôi gặp thiếu tá Duệ : "Anh Duệ tôi mới nhận điện thoại từ văn pḥng Tướng Khiêm, nhận lệnh về Tổng tham mưu họp v́ có tin t́nh báo đặc công VC xâm nhập vào thành phố Sai G̣n , Đại tá Tung cũng đươc gọi , Anh điều động Lữ đoàn chuẩn bị tác chiến , khoàng 3 giờ chiều là tôi trở lại"

.

1 ;00 PM 1.11.1963 Tại Tổng Tham mưu tất cả tư lệnh binh chủng vào họp .

Trung tướng Dương văn Minh , chủ toạ bên cạnh Tướng Trần thiện Khiêm , Trần Văn Đôn , Đại tá Đỗ Mậu. Bên ngoài quân cảnh đứng gác. Tướng Minh tuyên bố Đảo chánh thành lập Hội đồng quân nhân cách mạng để lănh đạo quân đội, toàn dân chống cộng hữu hiệu .Lên án TT Diệm độc tài ?đàn áp Phật Giáo. Ai không đồng ư ;

Lập tức Đại tá Lê quang Tung ,( LLĐB) Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi ( Lữ đoàn Pḥng vệ phủ TT) Trung tá Nguyễn văn Thiện tư lệnh thiết Giáp , Đại tá Cao văn Viên tư lệnh Lữ đoàn dù phản đối. Lập tức Tướng Minh . Khiêm ra lệnh Quân cảnh c̣ng tai chỗ , giải đi .

Đại tá TungThét lớn :" bọn mày là lũ khốn kiếp ăn cháo đá bát, là bọn phản loạn' "

Đăi tá Tung giải ra bị bắn chết. Các sĩ quan c̣n lại bị bắt giam.

Trung tá Phạm Ngọc Thảo đặc trách ấp chiến lược thấy t́nh cảnh như vậy ông quyết định thật nhanh : Tuyên bố ủng hộ Đào chánh ? Tướng Khiêm , Tướng Minh nghi ngờ :

Lệnh cho Trung tá Thảo phải đến đài phát thanh tuyên bố là phát ngôn nhân của lực lượng đảo chánh ! Trung tá Thảo buộc phải thi hành .

Lúc này Trên xa lộ biên hoà Thiếu tá T.V Lực cầm tay lái , Đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh Hải quân VNCH ngồi bên cạnh .

Sau lưng là Đại uư N. H. Giang,. Thiếu tá Lực :"

Hôm nay quân đội sẽ đảo chánh, chung toi theo đảo chánh , giờ này quân đội đang tiến về Sai G̣n"

Đại tá Quyền Nổi giận :" quay xe về ngay , tui mày bịp tao " Lập tức Thiếu tá Lực , Đại uư Giang ngồi sau rút súng bắn liên tiếp nhiều phát . Than ôi Đại tá Quyền gục xuống chết ngay .. ( Sau 1-11-1963 ca hai thăng cap Trung tá, Thiếu tá sau Chỉnh Lư 30-1-1964 Trung ta Lực tron sang Phap, Sau nay ung ho MTGPMN(Việt Cộng). ( 2 Viên sỉ quan này đă mời Đại tá Quyền đi ăn trưa tại thủ Đức 1.11.1963 để thi hành lệnh các Tướng phản loạn

 

. Tại Bộ Tư lênh Không Quân Phi trường Tân sơn Nhất Trung tá Nguyễn Khắc Mai, cùng Trung tá Nguyễn Cao Kỳ theo đảo chánh tiến hành bắt giữ Đại tá Tư lệnh KQVNCH Huỳnh Hữu Hiền , Vi Tư lệnh tài ba đức độ trung thành với TT .( sau đảo chánh Đại tá Hiền xin giải ngũ ).

Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ đô Thiếu tá Diệm chánh văn pḥng Tư lệnh nhận lệnh Tướng Khiêm: Giam lỏng Thiếu Tướng Nguyễn văn Là Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô., .

Bô tư lệnh vùng 3 Biên Hoà Thiếu Tướng Tôn Thất Đính điều động Sư đoàn 5 bộ binh tiến về Sài g̣n đảo chánh theo kế hoạch tƯớng Khiêm vạch sẵn , Tân tư lệnh Sư đoàn : Đại tá Nguyễn Văn Thiệu ( Đại tá Thiệu nguyên tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh tại Huế cuối tháng 9-1963 Tướng Khiêm rút về tư lệnh sư đoàn 5 để chuẩn bị đảo chánh). Đại tá Thiệu điều động Cánh quân chậm chạp v́ ông không biết có thể thành công hay không? Tướng Khánh , Đại tá Viên cùng với Tướng Khiêm là bạn thân từ ngày c̣n cấp uư . Tướng Khánh trong thờI tham mưu trưởng Liên quân đă nâng đỡ Ông nhiều . 10-1962 Tướng Khánh đề nghị TT Diêm thăng cấp Đại tá cho trung ta Thieu bổ nhậm tư lệnh Su đoàn 1 , cũng như Đại tá Khiêm vinh thăng Thiếu Tướng.

Trong lúc này tại dinh Gia Long Thiếu tá Duệ ban lệnh Lữ đoản chuẩn bị tác chiến, vị thiếu tá trẻ tuổi từng Trung đ̣an trưởng trẻ nhất QLVNCH KHI 26 tuổi mắt long lên giận dữ, khi hay tin Trung tá Khôi bị giam giữ không biết sống chết thế nào ?

Thiếu tá Duệ vào thưa TT Diệm xin đem quân tấn công Bộ TTM bắt các Tướng phản loạn , giải cứu Đại tá Tung, Trung tá Khôi , Trung tá Thiện , Đại tá Viên. Xin hứa vói TT và cố vấn sẽ thành công v́ Bộ TTM chỉ có quân cảnh , một ít quân đội bảo vệ.

Cố vấn Nhu đồng ư, nhưng TT Diệm : "chờ xem các Tướng muốn ǵ ? nếu bắt hết lấy ai chống Cộng.?." (Hồi kư Đại tá Nguyễn Hữu Duệ )

Tại Vùng 2 Tướng Khánh ra lệnh quân đội chuẩn bị ứng chiến , và di chuyển khi có lệnh phái quân bảo vệ các con của cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu đang ở Đà Lạt. Phu Nhân Trần Lệ Xuân đang công du tại Mỹ, để giải độ dư luận v́ báo chí Mỹ cho rắng TT Nam Viet Nam đàn áp Phật giáo.

Vùng 4 trước đó một ngày Tướng Khiêm phái Thiếu tá Giang sĩ quan an ninh TTM , đưa đại tá Nguyễn Hữu Có (theo Đảo chánh) xuống nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 7 thay Đại tá Bùi Đ́nh Đạm, công lệnh Trung tướng Đôn quyền Tổng tham mưu trưởng kư ; đồng thời đặt Sư đoàn 7 trực thuộc vùng 3 dưới sự chỉ huy của Tướng Tôn Thất Đính. chú không trực thuộc Tướng Huỳnh Văn Cao tư lệnh vùng 4 ? v́ vậy khi đào chánh 1.11.1963 Thiếu tướng Cao phải điều động Sư đoàn 21 từ Cần thơ, thiết đoàn thiết giáp của thiếu tá Lư Ṭng Bá đàng hành quân ( Thiếu tá Bá mới được Tong thống Diệm thăng chức th/tá sau trận Âp Bắc 1963). tiến về Sài.g̣n cuu gia ..

 

Bên đảo chánh theo kế hoạch ngoài sư đoàn 5 bộ binh, c̣n 2 tiểu đoàn TQLC, Thiếu tá Nguyễn bá Liên tư lệnh phó TQLC ( th/tá Liên là cháu gọi Đỗ Mậu bằng cậu ruột) chỉ huy.

Trước đó 2 ngày Tướng Khiêm điều 2 Tiểu đoàn TQLC xuống B́nh dương tăng cường cho vùng 3 do thiếu tá Liên chỉ huy, Thực ra dùng lực lượng này đảo chánh . Tư lệnh TQLC Trung tá Lê nguyên Khang trung thành TT. khi đảo chánh xảy ra trung tá Khang bị giam lỏng.

Thiếu tá Liên âm mưu với Đại uư Trần Văn Nhật TĐT Tiểu đoàn 1 TQLC, Tuyên bố láo LỪA BỊP với binh sĩ 2 tiểu đoàn ; Lữ đoàn pḥng vệ Phủ TT làm phản TT Diệm nên cấp tốc về Sài g̣n tiêu diệt Lữ đoàn của thiếu tá Duệ. ,khi TQLC Về sài g̣n Chiếm đài phát thanh , họ phát hiện bị 2 sĩ quan Liên- Nhật bip nện án binh bất động không chịu tấn công vào phủ TT .

các tướng phản loạn tại bộ TTM nghe tin này đều muốn bỏ trốn, đào thoát ra ngoại quốc.

Trung ta Pham Ngoc Thao tương kế, tựu kế đang sắp xếp canh quân chuẩn bị cứu giá.

 

Tại Bộ Tổng Tham Mưu , Không khí lo sợ bao trùm , Tướng Minh , Khiêm đến gặp Trung tá Lucien Emilie Conein (cánh tay mặt đại sứ Cabot Lodge) xin chỉ thị :

Lucien ngổi trên ghế của Đại tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc Dollars duới ghế, 2 chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375Magnum" (chú thích Đại tướng Tỵ đang trị Ung thư tại Mỹ, Tướng Trần Văn Đôn quyền Tổng tham mưu trưởng, thực tế ông không được tin tưởng v́ Ông và Tướng Đính gia nhập Đảo chánh giai đoạn cuối) Sau khi nhận chỉ thị của ông Boss Trung tá Luc quân Hoa kỳ Lucien . Tướng Minh , Khiêm nói chuyện với Trung tá Vĩnh Lộc Trung đoàn Trường thiêt Giáp tại Mỹ Tho (Vùng 4) yều cầu Trung tá Vĩnh Lộc tiến quân về Sài G̣n ., với hứa hẹn thăng cấp Đại tá bổ nhiệm tư lệnh mot sư đoàn bộ binh. Đến chiều Trung tá Lộc chấp nhận theo Đào chánh đưa trung đoàn thiết Giáp tiền về Sài Gón . Thiết đoàn của Thiếu tá Lư Ṭng Bá đang hành quân miền tây( ngoại ô Cần Thơ) cấp tốc tiền về Sai G̣n (thật ra Thiếu tá Bá muốn bảo vệ TT và cố vấn Nhu). Nhưng đơn vị Chi đoàn thiết giáp M113 của đại uư Ngà "Đại Việt" ở Mỵ tho tiến quân trước , Chi đoàn này dẫn đầu tiến về dinh Gia Long bị Quân Lữ đoàn pḥng vệ bắn cháy 2 chiếc dẫn đầu, Đại uư Ngà chết tại chỗ, Thiết giáp dội lui, không dám tấn công.( Trung tướng DVM, truy thăng thiếu tá Anh hùng dân tôc VN ?)

Thiếu Tương Khiêm nghe tin ra lệnh trung tá Nguyễn cao Kỳ chỉ huy trường căn cứ Không quân Tân sơn nhất dội bom dinh Gia Long phủ TT . Một chiến đấu cơ cất cánh từ Tân sơn Nhất bay tới Dinh Gia Long bị Luới lửa pḥng không của Lữ đoàn pḥng vệ phù TT do Thiếu tá Duệ quyền tư lệnh Lữ đoàn . Chiến đấu cơ vôi vàng bắn vài tràng đạn, trốn chạy.

8:30 PM 1-11-1963 Tiểu đoàn Biệt động quân do đại uư Sơn Thương chỉ huy tiến về Sở thú . Đai uư Sơn Thương gọi điện thoại cho Thiếu tá Duệ xin dặt dưới quyền chỉ huy, bảo vệ ṿng ngoài Phủ TT ..

Nghe tin này Các Tướng phản loạn rúng động , chuẩn bị đào tẩu ra ngoại quốc lần thứ hai.

Lệnh Hành quyết :

Tại dinh Gia Long Cố vấn Nhu noi chuyện với Tướng Khánh , và Tướng Huỳnh Văn Cao, Khuôn mặt ông ta tư lự cánh quân Tướng Cao sau bao nhiều gị mới vuợt bắc Mỹ thuận ( Mỵ Tho) do Đại tá Nguyễn Hữu Có Tân tư lệnh sư đoàn 7 cản trờ , tiến về Long An, có khả năng đụng độ với trung tá Vĩnh Lộc thiết Giáp án ngữ tại đây, cơ hội phản công ban sáng do thiếu tá Duệ đề xuất bị bỏ dỡ, Tướng Khánh ở xa không thể cứu viện v́ không có giúp đỡ Không quân,. Trong lúc TT Diệm đau buồn các Tướng Lănh ống gắn Sao trên cổ áo trọng dụng gị lại làm phản, Tướng Đính làm Ông đau buồn nhất, là con nuôi Ngô đ́nh Cần, trọng dụng Tư Lệnh Vùng 3 lại phản bội. Kế đến Trung tá Phạm Ngọc Thảo người được tin dùng giờ là phát ngôn nhân Đảo chánh trên dài Phát Thanh ( Xin lỗi hương hồn Đại tá Thảo,

đây là thời điễm 1-11-1963. TT Diệm , và Lịch sử VN đă hiểu ḷng trung thành Đại tá sau 1-11-1963). 11:30 PM 1-11-1963 TT Diệm quyết định bàn giao chính quyền cho các Tướng Lănh Đào chánh.

 

" TT Diệm , Cố Vấn Nhu , hai Sĩ Quan tuỳ viên trung thành: trung thành: Đại uư Đỗ Thọ và đại uư Lê Cong Hoàn lên xe rời dinh Gia Long ..( Đại uư Thọ Cháu Đỗ Mậu chú ruột, nhưng tuyệt đối trung thành TT , Đại uư Thọ bị thảm sát sau này , v́ thế lực các Tướng phản loạn lo sơ Đại uư chuyển lời trăn trồi Cố vấn Nhu đến Tướng Khánh: "hăy trả thù cho chúng tôi") ,Lúc này cánh quân cứu giá Trung tá Phạm Ngọc Thảo tiến đến ngoài dinh Gia Long , cùng Tiểu đoản BĐQ của Đại uư Sơn Thương. Một sĩ quan từ Tổng tham mưu do Tướng Đôn , Tướng Khiêm phái tới Thuyết phục Đai uư Sơn Thương theo Đảo chánh sẽ thăng cấp thiếu tá, bổ nhậm trung đoàn trưởng bộ binh? Đại uư Thương từ chối, đang nói chuyện. Thiếu tá Duệ goi trong gịng nói đầy uất hận ngẹn ngào ; Lữ đoàn pḥng vệ sẽ ha vũ khí bàn giao phũ TT Dinh Gia Long cho các Tướng đảo chánh theo lệnh Tổng Thống. Đại uư Thương , Không c̣n lựa chọn phải ủng hộ đảo chánh.

Trung tá Thảo tiến vào dinh Gia Long gặp Thiếu Tá Duệ :

" Anh Duệ , TT , Và cố vấn đang ở đâu ?"

Trong ḷng Thiếu tá Duệ đang uất hận , nhất Trung Tá Thảo tuyên bố trên đài phat thanh ?

Thiếy tá Duệ  lạnh lùng :" Thưa trung tá Tôi Không biết "

Khuôn mặt Vị trung tá tín đồ ngoan đạo Công giáo, một trong bộ óc đệ nhất cộng hoà, Tư lự ông ta lo Sinh mạng TT và Cố vấn, vội vàng điều quân đi t́m TT, và Cố vấn Nhu.( Sau này Đại tá Duệ ân hận câu nói này) nếu Thiếu tá Duệ noi thật TT đi 30 phút đến nhà Mă Tuyên Chơ lớn , Lịch sử đang sang trang. Trung tá Thảo ở TTM . Ông ta dư biết thủ đoạn Tướng đào chánh ,và Lucien sinh mạng anh em TT bị đe dọa , đă quyết định khi đảo chánh bắt đầu.

sau đó Trung tá Thảo sập bẫy Tướng Khiêm.

" Bọn Ác Ôn , Côn Đồ đáng nguyền rũa"(Cau noi noi tieng TT Lyndon Johnson) .

Nguyen Hung Kiet

.

 

thanhnoi 75 | 10:24 | 11-19-2009

Toi la doc gia cung con nho luc xay ra dao chanh tt Ngo Dinh Diem, nhung qua nhieu sach vo va nhung su kien xay ra sau khi dao chanh , toi thay nhan xet cua anh Nguyen h Kiet, Van Giang la dung. Baai cua tac gia Tran ngoc Giang bat loi cho tuong Khiem, nhung noi len su that.Nguoi dau dang va gia nhan nghia(giet 2 anh em tt ma lam ra ve ngay tho vo toi)la tuong Tran thien Khiem.Toi chi de nghi , neu duoc tai sao anh Nguyen h Kiet khong noi ro ten 2 nguoi xa sung ban 2 anh em tt Ngo dinh Diem, vi neu 2 nguoi do chet di se kho doi chung.

 

Nguyen Hung Kiet | 17:45 | 11-19-2009

. Gởi bạn Thành Nội 1975, và các bạn trên diễn đàng thật ra tôi không đề cập rơ ràng là cũng có lư do:

Từ 1963 đến nay báo chí sách vở Đệ nhị Cộng Hoà một mực khẳng định Thiếu tá Nguyễn văn Nhung là hung thủ , đả đền tội 30.1.1964 là xong , đừng đào bới làm ǵ , đào bới là kiếm chuyện, chia rẽ , thậm chí một Ông Luật Sư Cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH , ỡ Houston tuyên bố như đinh đóng Cột : "Big Minh ra lệnh Đại uư Nhung thi hành "., Cở như tôi hậu bối nói ngược lại chắc bị chụp mũ không chừng. Nhưng Lịch sử là sự thật , đừng bị bóp méo vo tṛn , chúng ta lên án CS độc tài , dối trá . Vậy chúng ta phải lương thiện trước.

Đây là ư kiến riêng của Chúng tôi nhà nghiên cứu Lịch sữ :

Khoàng 10 :00 AM ngày 2-11-1963, Khi Thiết Giáp M.113 Chở xác TT Ngô Đ́nh Diệm , và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu cùa nền đệ nhất Công hoà về đến Bộ Tổng tham mưu, đặt trên sân cỏ

phía tay phài. Mở cửa xe phía sau ra , người ta thấy TT Diệm mặc bộ Complet màu xám đậm, Ông Cố Vấn mặc bộ Complet màu nâu hơi tím. Cà hai bị trói thúc ké tay sau lưng , nằm nghiêng trên sàn xe , máu me dầm dề. Tướng Dương Văn Minh đă xuống và tự vạch quần TT Diệm xem có ": Chim" hay không ! Tướng Khiêm lấy kiếng chúi mắt : "chính trị là như thế" . Tướng Đính :" Đ Mẹ , làm sao nói với báo chí, và đông bào?"

Với các dấu vết chết như thế, nhiều người tự hỏi ; Anh em TT đă bị giết như thế nào Lịch sử phải trả lại cho sự thật, không vo tṛn bóp méo, mạ lị vu khống, phải được bạch hoá.

Tin Anh em TT chết Đại diện toà thánh Vatican tại Sài G̣n nhận được, vị Đại diện gọi phone cho Đại sứ Quán Mỹ yêu cầu gặp Đại sứ Henry Cabot Lodge nôi dung cuộc điện đàm :

Đại diện toà thánh (ĐDTT): " chúng tôi nghe tin Anh em TT Diệm đă chết !"

Đại sứ Mỹ :" Họ đă tự sát sáng hôm nay!"

ĐDTT " Đây là trọng tội đối với thiên chúa giáo, Họ là những tín đồ công Giáo , không thể có chuyện tự sát ?"

Đại sứ Mỹ:" tôi biết được do một đại uư bộ binh v́ hận thù đă bắn chết Anh em Ông Diệm"

Ông đại sứ Cabot Lodge thiếu lương thiện , lúc đầu cho là tự sát , sau đỗ lỗi cho Đại uư Nhung cận vệ Tướng Minh, một bản án tử h́nh đại uư Nhung để bịt đầu mối phi tan Hung thủ?.

Tất cả báo chí đệ nhị cộng hoà khẳng định theo lệnh Ông đại sứ : Thiếu tá Nhung đă đền tội sau 30-1-1964, là xong . không nên nhác lại chuyện cũ, đối chúng tôi đây là không lương thiện đối với lịch sử . Lịch sử là lịch sử không thể mạ lị vu khống xuyên tạc, bịt đầu mối , nếu mai đây các vị lănh đạo đệ nhị Cộng Hoà nhắm mắt , quí vị này sẽ bị trọng tội với lịch sử VN, v́ che dấu sự thật bao che tội ác

.

Trong tác phẩm "A Death in November" cái chết vào tháng 11 " của bà Ellen J. Hammer, đă nói rơ ai là hung thủ , cũng như trong cuốn "Assassin in our time ‘ Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta" xuất bàn 1976 cũng đă nói rỏ , hay tài liệu CS cũng tiết lộ khi Đại uư Nhung vào hầm M113 , Anh em Ông Diệm đă chết , viên đại uư đă bắn bồi máu phun trên tay áo để lập công"

Có một điều Thiếu Lương thiện của Tướng Nguyễn Chánh Thi ( Xin lỗi hương hồn Tướng Thi, lịch sử là sự thật không bao che tội ác).

"Sau cuộc chỉnh ly 30-1-1964 nhận lệnh Tướng Khánh: Đai tá Thi đích thân lấy lời khai Đại uư Nhung trước khi ra lệnh giết để phi tang một nhân chứng cực kỳ quan trọng, c̣n bắt Nhung Viết lới khai về vụ này ,. Ông có cho tôi coi lời khai này năm 1968 khi đang định cư tại Washington D.C nhưng rất tiếc khi xuất bản cuốn"Viêtnam một trời tâm sự" Tướng Thi đă không cho đăng nguyên văn, mà tự ư sửa đổi cắt bớt. Tướng Mai Hữu Xuân đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong QLVNCH, Không có Tướng nào tên Thu cả" ( Ellen J. Hammer.).

 

Nhưng Công b́nh Tướng Thi đă làm 2 điều cho Lịch sử :

 

1. đưa bản cung khai của Thiếu tá Nhung cho sử gia Ellen J. Hammer .

2. Giúp chúng tôi truy t́m Lịch Sử dể dàng hơn : Tướng Thu chính là Thiếu tướng Mai Hữu Xuân.

1956 Tổng giám đốc cảnh sát Quốc gia . Bị TT Diệm cách chức do cấu Kết với tướng Lê Văn Kim ( anh em cột chèo Tướng Trần Văn Đôn) tham nhũng .

Tên họ các sĩ quan theo Tướng Xuân nhận chỉ thị của Tướng Phản Loạn "đi đón" anh em TT, trong tác phẩm Việt Nam một trời tâm sự đều là thật : Đại tá Dương Ngọc Lắm tư lệnh Địa Phương Quân , TT Diệm tin dùng. Tướng Khiêm , Minh đưa đại tá Lắm đi để anh em TT tin tưởng không đề pḥng. thật ra Đại tá Lắm không biết chi tiết Ông chỉ nghĩ là đi đón về TTM( sau này Ông xin về hưu v́ biết bị lừa Thiếu tướng Lắm giải ngũ sau 1.11.1963). Đại uư Nhung là tài xế lái Jeep cho Tướng Xuân., và Đại tá Lắm.

theo sau là Thiết Giáp M.113 , Và Trung đội thám báo của sư đoàn 5 tất cả dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, và Đại uư Phan Hoà Hiệp.(1975 Phan Hoà Hiệp là Chuẩn tướng , Dương Hiếu Nghỉa là Đại tá)

 

2 Viên sĩ quan cao cấp QLVNCH đă phủ nhận lời tường thuật cùa tác Phẫm "A Death in November : cái chêt váo tháng 11″Ông ta nói rằng nếu Ông :giết Ông Diệm Ông Nhu , người ta cũng giết ông như đại uư Nhung rồi.

Ông ta là Đảng viên Đại Việt , thuộc loại cuồng tín căm thù đệ nhất cộng hoà, sau này ngồi ghế Chánh Án toà án quân sự kết Án từ h́nh Cố vấn Miền Trung Ngô Đ́nh Cẩn em trai TT Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, mặc dù không có bằng chứng xác thức, vu khống.

do đó không đủ thuyết phục chúng tôi những người nghiên cứu lịch sử .

Hồi kư Đại tá Nguyễn Hữu Duệ cũng nói rơ trước khi Ông mất 2008.

Sau khi thi hành lệnh của chủ và lảnh tiền công " Bọn ác ôn côn đồ dáng nguyền rủa cấu xé nhau về chức quyền và tham nhũng đưa tới mất chủ quyền quốc gia , rồi thảm cảnh 30-4-1975.

"Bây giờ ở nơi các tầng địa ngục "Naraca" : Dương văn Minh , Trần Văn Đôn, Mai Hữu xuân , Lê văn Kim , Đỗ Mậu, , Nguyễn Văn Nhung đang cùng 2 ông thầy Henry Cabot Lode , Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của vị TT thứ 36 Lyndon Johnson "..

 

 

Nguyễn Hủng Kiệt

Tai Liêu Tham Khảo :

Assassin in our Time ; (kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta). Sandy Lesberg

Adeath in November (Cái chết vào tháng 11) Ellen J . Hammer.

Tài liệu lục quân Hoa Kỳ.

Cuốn băng ghi âm của TT Lyndon B. Johnson.

Quân sử Hà Nội .

Hồi kư : Đại tá Nguyễn Hữu Duệ .

Hồi kư : Trung tướng Nguyễn Chánh Thi :Viet Nam Một trời tâm sự

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: