Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

 

 

 

DI TẢN HUẾ THÁNG BA 1975

---------- Lâm Quang Thi ----------

 

 

Tướng Lâm Quang Thi trả lời:

 

Thân gời anh Phạm Vũ Bằng

 

 

 Trong e-mail anh nói đă đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” xuẩt bản năm 2005. (Tập hồi kư này là bản dịch quyển “The Twenty-Five Year Century” do Viện đại học University of North Texas xuất bản năm 2002, nghĩa là 7 năm trước khi viện đại học này xuất bản tác phẩm “Hell in An Loc.” Tôi nghĩ rằng anh đă viết bài “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” trước khi anh đọc quyển “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” v́ quyển sách này có một chương rất dài nói về sự sụp đổ VICT, và v́ thế có thể giài đáp những thắc mắc về sự triệt thoái khỏi Huế và Đànẳng tháng 3, 1975.

 Tuy nhiên, tôi vẫn trả lời vắn tắt sau đây những thắc mắc của các đồng đội của anh để anh phổ biến đến các anh em này. 

 

 Theo tôi thấy th́ anh đă nêu lên những thắc mắc chánh sau đây:

 a). tại sao không rút lui theo QL1;

 b) tại sao không có cây cầu nổi bắt qua Cửa Tư Hiền và Hải Quân gập nhiều khó khăn để bốc LĐ147 TQLC phía nam Thuận An và

 c) tại sao không có sự yểm trợ đầy đủ của Không Quân.

 Về điểm thứ nhứt, trong quyên “25 Năm Thế Kỷ” (trang 476, 477), tôi đă có tường thuật rằng trong đêm 22 tháng 3, Trung Đoàn 101 của SĐ325 BV, sau nhiều đợt tấn công dữ dội, đă đánh bật TD60 BDQ ra khỏi đồi 500 kế cận phía tây QL1 và v́ thế địch quân đă kiểm soát được hành lang Phú Lộc. Sau khi hay tin Đồi 500 đă rơi vào tay địch, tôi gọi Tướng Trưởng và yêu cầu ông chỉ thị LĐ258TQLC đóng phía bắc Đèo Hải Vân phối hợp với LĐ15BĐQ để phản công tái chiếm Đồi 500 và giải tỏa QL1. (Lúc bấy giờ SĐ1BB bung ra quá mỏng và không c̣n lực lượng trừ bị để phản công). Tướng Trưởng hứa sẽ nghiên cứu những ǵ có thể làm được, nhưng cuối cùng cuộc phản công, không rơ v́ lư do ǵ, đă không được thực hiện. Và cũng v́ vậy cho nên Của Tư Hiền và bải biển Thuận An là đường lui quân duy nhất c̣n lại. 

 

 Kế hoặch triệt thoái của tôi là SĐ1 sẽ di chuyển qua ngă Tư Hiền và LĐ147 sẽ được lực lượng đặc nhiệm HQ – do Ság̣n gởi ra tăng cường QĐI và gồm nhiều chiếc LST (Landing Ship, Tank) – bốc lên ở phía nam Thuận An. Tôi nhấn mạnh với Tướng Trưởng rằng sự triệt thoái SĐ1 chỉ có thể thực hiện với hai điều kiện:  (1) một cây cầu nổi phải được bắc ngang Đầm Của Tư Hiền và (2) Núi Vĩnh Phong, cao điểm phía nam cửa Tư Hiền, phải do một đơn vi. TQLC chiếm đóng. Tướng Trưởng hỏi ư kiến của BTM của ông và họ cho là hai điều kiện này có thể thoả măn được. Chiều ngày 23, Tướng Trưởng họp với Tướng Lân, TL.SĐTQLC, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL.HQVICT, và trung tá chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 10 Công Binh. Ông Thoại bảo đảm với Tướng Trưởng rằng ông sẽ cho đánh ch́m một chiếc tàu HQ ở giữa Cửa Tư Hiền để cho SĐ1 di qua và Tướng Lận cũng bảo đảm rằng ông sẽ cho chiếm đóng các cao điểm phía nam cửa Tư Hiền. Nhưng cuối cùng hai nhiệm vụ này cũng không được thực hiện, và điều này đă gây nhiều tổn thất cho các đơn vị rút quân qua ngă Tư Hiền. 

 

 Lâm Quang Thi 

 

 Mặc khác, rủi ro cho LĐ 147TQLC, các tàu LST của BTL.HQ tăng cường cho QĐI gặp rất nhiều khó khăn cặp bải để đón các anh em v́ biển động, sóng to và các băi biển cạn. Mặc dầu vậy, phần lớn anh em TQLC của LĐ147 đă được bốc về Đà Nẵng trong những ngày 24, 25 và 26 tháng Bạ.

 

Về điểm LĐ147 TQLC không được KQ yểm trợ đầy đủ, dó cũng là hậu quả của việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho QLVNCH. Thật vậy, ngày 4 tháng Tư, 1974, Quốc Hội Hoa Kỳ, một lần nữa, cắt viện trợ quân sự cho Nam VN từ 1 tỉ MK xuống c̣n 750 triệu MK cho tài khóa 1974-1975. Nhưng trong số 750 triệu MK này, 300 triệu dành để trả lương cho nhân viên Văn Pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ ở Sàig̣n. Một điểm đáng được lưu ư là Do Thái nhận được 2 tỷ rưỡi MK viện trợ quân sự trong trận chiến ba tuần Yom Kippur năm 1973. Nói khác đi, trong ṿng một năm, NVN nhận được 21% của sự viện trơ. Do Thái nhận được trong ṿng ba tuần lễ. 

 

Trong lúc các đơn vị Lục Quân thiếu thốn trầm trọng về xe vận tải và đạn dược th́ Không Quân cũng rất thiếu thốn về nhiên liệu và quân dụng thay thế; quân chũng này phải cho nằm ụ tổng số là 224 phi cơ đủ loại: chiến đấu cơ AD6, các phi cơ vận tải C47, và C113. Trong lúc năm 1972, KQ có thể di chuyển một trung đoàn từ Quân Khu này đến Quân Khu khác, năm 1975 KQ chỉ có thể di chuyển vào khoảng một tiểu đoàn mà thôi. Riêng tại VICT, trực thăng khiển dụng chỉ có thể chuyên chở một đại đội Bộ Binh cùng một lúc. Cũng v́ thế cho nên không yểm cho các đơn vị chạm địch cũng bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, trong lúc các đơn vị Bắc Đèo Hải Vân đang rút quân th́ hai tỉnh cực nam của VICT đang bị tấn công nặng và có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào. Do đó không yểm của SĐ1 KQ ở Đà Nẵng, vốn đă bị hạn chế, c̣n phải được xử dụng để yểm trợ cho các đơn vị phía nam VCT.

 *

 Tôi hy vọng những chi tiết trên đây sẽ giài tỏa những thắc mắc của anh em TQLC. Trưóc khi chấm dứt, tôi có đôi lời nhắn nhủ với các chiến hữu. Nhân dịp này, tôi xin nhắc lại lời nói của Tướng Charles De Gaulle của Pháp trong kỳ Đệ II Thế Chiến. Sau khi rút tàn quân Pháp qua Anh Quốc để chờ ngày trở về giải phóng quê hương, Tướng De Gaulle tuyên bố một câu bất hủ: “Nous avons perdu une bataille, mais nous navons pas perdu la guerre” (Chúng ta đă thua một trận đánh, nhưng chúng ta chưa thua cuộc chiến tranh). 

 

 Chúng ta cũng vậy; chúng ta đă thua một trận đánh năm 1975, nhưng cuộc Chiến Tranh VN c̣n đang tiếp diễn duới mọi h́nh thức. CSVN hiện nay đang đứng trên bờ vực thẩm v́ chúng đang phải đương đầu với những bế tắc không lối thoát trên phuơng diện kinh tế và chánh trị.  

 

V́ thế, nếu chúng ta tiếp tục xử dụng quyền lực kinh tế và chánh trị càng ngày càng tăng gia của Cộng Đồng VN Hải Ngoại để gây ảnh hưởng có lợi cho cuộc chiến đấu của chúng ta; nếu chúng ta tiếp tục khai thác các phưong tiện truyền thông hiện đại để khuyến khích và giúp đở người dân trong nước đứng lên đói quyền sống của ḿnh; nếu chúng ta tiếp tục khuyến khích các thê hệ hậu duệ mạnh dạn dấn thân vào hệ thống chánh trị các xứ tạm dung để tiếng nói chúng ta càng ngày được lắng nghe, th́ tôi tin chắc rằng cuộc Chiến Tranh VN Thứ Hai, cuộc chiến tranh để đem lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho quê hương VN, cuộc chiến tranh này nhứt định chúng ta sẽ thắng.

 

 

 Lâm Quang Thi

ongvove.wordpress.com

Tân Sơn Ḥa chuyển

 

THƠ PHÚC ĐÁP CỦA NHÀ VĂN BẰNG PHONG

Kính gửi :

 

Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương QĐI VNCH.

 

Trước hết, tôi xin thành thật cám ơn Trung Tướng đă cho anh em TQLC chúng tôi biết những khó khăn Trung Tướng gặp phải trong việc mang QĐI TP từ Quảng Trị-Huế về Đà Nẵng trong những ngày cuối tháng 3/75, theo như Trung Tướng th́ những khó khăn này có 5 điểm sau đây:

 

1-Không thể dùng QL1 được v́ Trung Đoàn 101 CSBV đà kiểm soát QL1 tại Phú Lộc, Đồi 500.

 

2-Không có cầu phao tại cửa Tư Hiền v́ HQ và Công Binh QĐI không làm cầu và TQLC không chiếm núi Vĩnh Phong.

 

3-Bờ biển Thuận An nông và sóng lớn gây trở ngại cho LST HQ (Tuần Dương Hạm) vào lấy quân.

 

4-Phần lớn LĐ 147 TQLC đă về được Đà Nẵng trong ngày 24,25,26/3/1975.

 

5-Không có không yểm v́ không quân QĐI thiếu nhiên liệu và thiếu cơ phận.

 

Sau đây xin phép Trung Tướng cho tôi được bàn luận với Trung Tướng  từng điểm một:

 

1-Không lui quân trên QL1 v́ Trung Đoàn 101 khiểm soát QL1 tại Phú Lộc, Đồi 500.

 

Cứ cho là có Trung Đoàn 101 CSBV thực sự kiểm soát QL1 tại Phú Lộc, Đồi 500 đi, như vậy th́ chỉ có 1 trung đoàn của địch đóng trên một địa thế trống trải có thể là mồi ngon cho hỏa lực khủng khiếp của Không Quân và Hải Quân của QĐI mà đă khiến cho đạo quân Tiền Phương QĐI với quân số áp đảo gấp 10 lần, với hàng trăm xe tăng từ M48, M41 đến M113, với hàng mấy trăm cỗ đại bác từ 175 ly, 155 ly tới 105 ly, theo lệnh của Trung Tướng(25 Năm Thế Kỷ trang 480) vứt bỏ xe tăng đại bác đầy QL1, đầy đường phố của Huế chậy ra Thuận An để t́m cái chết! Như vậy th́ quá nhục nhă thưa Trung Tướng! người Mỹ đọc đến đây họ sẽ nghĩ sao về QLVNCH?.

 

Sự thực th́ QLVNCH có hèn nhát như vậy không? Tôi xin đưa ra 2 trận đánh đă có trong quân sử của Nhẩy Dù và TQLC, vào thời điểm tháng 2 và,3/1975 : A- Tiểu Đoàn 11 ND TĐT là Thiếu Tá  Nguyễn Văn Thành đả đánh tan Trung Đoàn Bạch Mă CSBV trong ṿng một đêm khi chúng chiếm một đoạn QL1 trên đèo Hải Vân. B- Tiểu Đoàn 4 TQLC TĐT là Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn đă đánh tan Trung Đoàn B́nh Trị Thiên CSBV trong ṿng chưa đến nửa ngày khi chúng âm mưu cắt QL1 tại cây số 23 Phong Điền, Đồi 51. Cả 2 vị TĐT này đều có mặt tại Mỹ nếu Trung Tướng cần tiếp xúc để biết thêm chi tiết của trận đánh.

 

Trở lại câu chuyện có Trung Đoàn 101 CSBV đánh TĐ 60 BĐQ chiếm đồi 500 và cắt QL1 tại Phú Lộc từ ngày 22/3/1975 không? Chuyện này tôi không muốn lạm bàn vi tôi không phải là BĐQ, tôi chỉ muốn nói đến một sự thật là: LĐ258 trong đó có tôi từ ngày 18/3/75 đến ngày 25/3/75 đă đóng tại phía Tây QL1, 1km Bắc Sông Truồi,gần với Phú Bài và rất xa Đèo Hải Vân, trong những ngày 21 đến 24/3/75 chúng tôi vẫn tản thương trên QL1 qua Phú Lộc về Đà Nẵng mà không gặp trở ngại,  5 giờ sáng ngày 25/3/1975 LĐ258 TQLC từ gần Thôn Bảo Vinh bắc Sông Truồi được lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ vị trí để rút về Đà Nẵng bằng đường bộ , cả 1 LĐ trong đó có tôi đă đi trên QL1 qua Bạch Thạch (Đồi 500 phía sau Bạch Thạch), Cầu Hai, Phú Lộc, chúng tôi đă không thấy một tên CSBV nào và đă không có một viên đạn lớn nhỏ nào bắn vào chúng tôi.

 

2-Không có cầu phao qua Cửa Tư Hiền do lỗi của các đơn vị khác: Thưa Trung Tướng, cá nhân tôi không biết ǵ về buổi họp ngày 23/3/75 nên không có ư kiến ǵ về việc này, nhưng thưa Trung Tướng, là một vị tướng tài ba nắm trong tay sinh mạng của cả chục ngàn binh sĩ, khi Trung Tướng thiết kế kế hoạch rút đạo quân TP QĐI qua Cửa Tư Hiền chắc chắn Trung Tướng đă có những kế hoạch phụ nếu cây cầu nầy không được thực hiện th́ sẽ phải làm ǵ và Trung Tướng sẽ theo rơi diễn tiến của cuộc rút quân. Cho đến chiều ngày 24/3/75 th́ Trung Tướng đă biết là cây câu nầy không được thực hiện và phải có kế hoạch khác để thuộc cấp của Trung Tướng có th́ giờ chuẩn bị, nhưng thực tế th́ lúc 10.30 sáng ngày 25/3/75 khi cả LĐ147 TQLC đă vào cái rọ Thuận An rồi th́ Trung Tướng mới có kế hoạch rút LĐ147 bằng Hải Quân  như vậy th́ quá trễ làm sao HQ có th́ giờ chuẩn bị kịp! kết quả là HQ lúng túng không vào đón kịp thời để Quân CSBV đuổi kịp và bao vây LĐ147.Nhân tiện đây tôi xin kính hỏi Trung Tướng: Theo hồi kư Can Trường Trong Chiến Bại của PĐĐ Hồ VK Thoại trang 193 có viết: Vùng biển Thuận An-Phá Tam Giang có 2 duyên đoàn và 2 giang đoàn bảo vệ, các lực lượng HQ này đă đi đâu và theo lệnh của ai mà Quân CSBV đă vượt qua Phá Tam Giang một cách dễ dàng trong chiều ngày 25/3/75 để bao vây LĐ147?.Tôi nghĩ Trung Tướng là tư lệnh chiến trường và là cấp chỉ huy trực tiếp của PĐĐ Hồ VK Thoại, Trung Tướng có thừa thẩm quyền trả lời điều này.

 

3-Bờ biển Thuận An nông và có sóng lớn gây trở ngại cho LST vào lấy quân:

 

Thưa Trung Tướng, Trung Tướng đă ở QĐI mấy năm rồi chắc chắn Trung Tướng phải biết điều đó, tại sao Trung Tướng lại dùng chiếc LST801 vào lấy quân sáng ngày 25/3/75 để rước lấy thất bại? Hải Quân và Quân Vận QĐI có rất nhiều tầu đổ bộ đấy bằng LCU và LCM8 có khả năng vào sát bờ ngay cả bờ biển nông tại Thuận An, tai sao khi thiết kế kế hoạch rút quân tại đây Trung Tướng không đ̣i hỏi các loại tầu này?. C̣n sóng lớn th́ trong trang 202 của cuốn hồi kư PĐĐ Hồ VK Thoại viết: Sóng biển lúc đó tại Thuận An là sóng cấp 2 có nghĩa là từ ½ đến 1m, như vậy th́ sóng đâu có lớn!.

 

4-Phần lớn LĐ147 TQLC đă về được Đà Nẵng trong ngày 24,25,26/3/1975:

 

Thưa Trung Tướng, tôi là người được cái vinh dự đi đón tàn binh của LĐ147 ngày 26/3/75 tại Đà Nẵng, cả một LĐ gần 4000 TQLC chỉ về được có 100 thương binh và 200 TQLC khỏe mạnh trên một chiếc LCU duy nhất, theo hồi kư của những người sống sót từ cái Pháp Trường Cát Thuận An th́ lúc 6 giờ chiều ngày 24/3/75 LĐ147 được lệnh bỏ Quảng Trị, 8 giờ sáng ngày 25/3/75 toàn bộ LĐ147 tụ tập tại Thuận An gồm các TĐ 3,4,5,7 TQLC, TĐ2 PB, 1 ĐĐ Viễn Thám đi về phía cửa Tư Hiền, 10.30 sáng 25/3/75 th́ được lệnh của Trung Tướng dừng lại để tầu HQ vào đón, chờ đến 5 giờ chiều mà không có tầu HQ đón và cái ǵ phải đến đă đến: Quân truy kích CSBV đă vượt qua Phá Tam Giang và Cửa Thuận An mà không bị ngăn cản bởi các Giang Đoàn và Duyên Đoàn HQ (có lẽ đă bỏ đi? Theo lệnh của ai?), chúng bao vây LĐ 147 và tàn sát TQLC bằng các vơ khí cộng đồng lớn nhỏ, sáng ngày 26/3/75 khi ṿng vây đă xiết chặt th́ mới có 2 chiếc LCU vào đón, một chiếc đón được Bộ Chỉ Huy LĐ. 100 thương binh và 200 TQLC, chiếc nầy bị trúng 1 hỏa tiễn AT3, chiếc LCU thứ 2 bị trúng đại bác của địch và bị mắc cạn, sau đó không có một chiếc tầu nào vào nữa! 3 giờ sáng 27/3/75 toàn bộ cái c̣n lại của LĐ 147 bị CSBV bắt trói trong đó có các vị TĐT sau đây: T Tá Nguyễn Văn Sử TĐ 3, T Tá Đinh Long Thành TĐ 4, T Tá Phạm Văn Tiền TĐ 5, T Tá Phạm Cang TĐ 7, T Tá Vơ Đăng Phương TĐ 2 PB. Thưa Trung Tướng đa số những người này hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ, Trung Tướng có muốn nói chuyện với họ?. Ngoài ra trong hồi kư của PĐĐ Hồ VK Thoại trang 233 ông cũng phải thú nhận sự việc gần như toàn bộ LĐ 147 đă bị địch quân bắt. Trong cuốn hồi kư “Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” trang 483 Trung Tướng viết có 90/100 TQLC đă về được Đà Nẵng trong ngày 24,25/3/75, chuyện này không đúng với sự thật.

 

Có một điêu làm tôi thắc mắc: Trung Tướng là cấp chỉ huy trực tiếp của cuộc rút quân này mà tại sao Trung Tướng không biết về những sự kiện quan trọng như vậy, vậy th́ vào thời điểm những ngày 26 và 27/3/75 khi đạo quân dưới quyền của Trung Tướng đang bị lâm nguy tại Thuận An, Trung Tướng có hiện diện tại ngoài khơi biểnThuận An để điều khiển HQ tiếp cứu, tiếp viện, tiếp tế và yểm trợ hải pháo cho họ không?.Hay là Trung Tướng đang ở Đà Năng?.

 

5-Không có không yểm v́ Không Quân thiếu nhiên liệu và cơ phân.

 

Không lẽ cả một Sư Đoàn 1 KQ lại không có vài chiếc phản lực có đủ nhiên liệu bay một đoạn ngắn từ Đà Nẵng đến Thuận An thả máy trái bom để cứu gần 4000 quân Tổng Trừ Bị? mà thực tế Trung Tướng có yêu cầu không yểm không? Nếu có th́ tôi nghĩ Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cũng chẳng hẹp ḥi ǵ. Không có phi cơ của QĐI th́ vẫn có phi cơ của QĐII. C̣n nếu không có không yểm th́ Trung Tướng có yêu cầu hải yểm không? Theo hồi kư của PĐĐ Hồ VK Thoại trang 196 th́ ngay tại vùng biển Thuận An trong những ngày 24,25,26/3/75 HQ đă có 8 chiến hạm và 4 chiến đỉnh. Nếu Trung Tướng ra lệnh th́ khối hỏa lực khủng khiếp này của HQ sẽ tấn công Quân CSBV tại Thuận An ngay lập tức và từ đủ mọi hướng Đông, Tây, Nam ,Bắc (nên nhớ khu vực này là một cù lao bốn bề là nước).

 

Kính thưa Trung Tướng, đă 35 năm rồi, biết bao nhiêu nước đă chẩy qua Sông Hương, Sông Hàn, Sông Thu Bồn, đă có rất nhiều quân dân miền Trung chết trong cái tháng 3 đau buồn của năm 1975 ấy. Họ chết trên các đường phố của 5 tỉnh thuộc QKI, họ chết đầy trên QL1, họ chết đủ kiểu trên các băi biển thơ mộng của miền Trung, thịt xương họ đă tan biến vào với đất mẹ, nhưng oan hồn của họ vẫn c̣n đó, không siêu thoát được v́ sự thật về cái chết của họ đă không được phô bầy, đă có vài hồi kư của vài cấp chỉ huy thuộc QĐI, nhưng các hồi kư này chỉ có tính cách chậy tội khoe công! Không ai có đủ liêm sỉ viết một lời tạ tội đến các oan hồn uổng tử này! Sinh mạng của quân dân miền Trung đối với họ rẻ hơn cỏ rác! Thêm vào đó là một lũ kư giả Tây Phương lưu manh, chúng ngồi trong các nhà hàng sang trọng của thành phố Saigon, ăn bánh ngọt, uống café, hút thuốc lá rồi tưởng tượng ra những trận đánh tại QKI mà viết phóng sự chiến trường. Đau đớn thay, một số các nhà báo VN tại hải ngoại lại dựa trên các hồi kư và phóng sự chiến trường này để viết sách viết báo!

Điều này lại càng làm cho những oan hồn của quân dân miền Trung thêm tủi nhục, chính v́ những lư do nầy mà tôi đă nén đau thương, ngồi viết lại những ḍng hồi kư”Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” với mục đích mang lại một phần nhỏ của sự thật để giải tỏa một phần nào nỗi oan nghiệt cho các oan hồn này chứ không hề có ác ư moi móc những lỗi lầm của bất cứ ai, rất mong Trung Tướng hiểu cho.Ngoài ra khi đọc hồi kư”Hai Mươi Lăm Năm Thế Kỷ” ít nhất th́ Trung Tướng đă dành hơn nửa trang( 533-534) để nói về sự tuẫn tiết của 5 vị Tướng anh hùng của QLVNCH khi nhận được lệnh đầu hàng của Tướng Dương V Minh, tôi xin thành thật cám ơn Trung Tướng về việc này.

 

Kính Thư:

Bằng Phong Phạm Vũ Bằng.

 

V́ Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I ?

 

 

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

 

 

 

Lời Ṭa Soạn: V́ có một số người hoài nghi không chắc Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là tác giả, và Ṭa Soạn không liên lạc được với Trung Tướng để kiểm chứng, chúng tôi đăng tải bài này chỉ nhằm mục đích "rộng đường dư luận" vớt tất cả mọi dè dặt thường lệ. Nếu có sự ngộ nhận, Ṭa Soạn chân thành tạ lỗi cùng Trung Tướng Trưởng và qúi độc giả. Cám ơn.

 

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài G̣n họp. Tôi vào đến Sài G̣n nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có ḿnh tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài G̣n họp th́ đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, th́ chỉ một ḿnh tôi thôi. Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ư định của ông ta là phải rút bỏ Quân Đoàn 1 ngay hôm nay th́ tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức v́ lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó t́nh h́nh tại Huế, Quảng Ngăi, và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề v́ địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Đoàn Dù cùng với Thủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi tŕnh bày cặn kẽ những ư kiến cũng như dự định của tôi lên tổng thống và thủ tướng nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càm sớm càng hay.

 

Trở ra Quân Đoàn 1, tôi cho triệu tập tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng, và các sĩ quan tham mưu quân đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rút cục tôi chỉ hỏi sơ qua t́nh h́nh và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi có thể ra lệnh thẳng khi chỉ với một ḿnh tôi là tư lệnh quân đoàn mà thôi. V́ vậy, cuộc họp hôm đó cũng chẳng mang lại kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

 

Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ư định của ḿnh. Nghĩa là các vị tư lệnh các quân binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lệnh sư đoàn, v.v. đă không biết ǵ về lệnh rút quân của Quân Đoàn 1 và 2 cả. Lệnh này chỉ có tổng thống, thủ tướng, đại tướng Cao Văn Viên, tôi (tư lệnh Quân Đoàn 1), và tư lệnh Quân Đoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữ tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả th́ giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đ́nh họ cũng không được bảo vệ đúng mức th́ làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Đà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Đà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

 

Tôi ra lệnh cho tướng Trần Văn Nhựt rút Sư Đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lư Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng th́ đường biển sẽ bị khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đă xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ này sang chỗ khác lam cho binh sĩ nao núng và cũng chạy theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với ḷng sắt đá và giọng nói cứng rắn hàng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng 1.

 

Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huết và Vùng 1. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng 1 được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá này mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đă đổ máu để ǵn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

 

Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp tướng Lâm Quang Thi (tư lệnh phó Quân Đoàn 1) đang chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do đại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh tổng thống yêu cầu tôi "bỏ Huế." Thật làm cho tôi chết lặng người. V́ mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ th́ tôi biết nói làm sao với tướng Thi và anh em binh sĩ.

 

Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: "Ở Huế bây giờ xă ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu t́nh h́nh cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao?" Tôi buồn bả trả lời: "Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huết dùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được." Kết quả là tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tày Hải Quân rút về Đà Nẵng.

 

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 4, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. T́nh h́nh khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh "phải rút càng sớm càng tối" lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin thủ thướng ra quan sát t́nh h́nh. Sáng 19 tháng 3, 1975, thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, thị trưởng, bộ tham mưu, và các trưởng pḥng sở của hành chánh để thủ tướng nói chuyện.

 

Trước khi thủ tướng đến, tôi đă nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng t́nh h́nh khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi này để thủ tướng biết rơ t́nh h́nh và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ "tŕnh thưa dạ bẩm" trong lúc này nữa. Phải thẳng thắng mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc th́ cũng chẳng ai nói ǵ cả. Tôi rất buồn v́ anh em không chịu nghe lời tôi để nói thủ tướng biết những sự thật về t́nh h́nh hiện tại. Duy chỉ có một ḿnh đại tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: "Thưa thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đă tự ư bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa thủ tướng, phải dùng biện pháp ǵ để trừng phạt những người đó?" Câu hỏi thật hay, nhưng thủ tướng không trả lời và nói lảng sang chuyện khác. V́ thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đă muốn giải tán Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 càng sớm càng tốt.

 

Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài G̣n. Trên tàu cũng có một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đă phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy th́ mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một ḿnh tôi về Sài G̣n. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đă cặp bến Cam Ranh rồi.

 

Tôi nhờ hạm trưởng gọi về Bộ tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài G̣n tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. C̣n nếu không th́ tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài G̣n bằng ḷng cho tàu chở tất cả về Sài G̣n.

 

Về đến Sài G̣n, tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư Lệnh Hành Quân lưu động ở Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vào đây, tôi gặp phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải) và chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân) đang ngồi viết bản tự khai, và trung tướng Thi th́ bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu v́ sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội ǵ. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt th́ quả thật bất công. Tướng Thi thực sự là một người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là tổng thống đă ra lệnh bỏ Huế th́ tướng thỉ đă trả lời thẳng với tôi rằng: "Xă ấp tốt quá mà bỏ là sao?" Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng ngày bị phạt quá oan uổng v́ họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông tướng phè phỡn tại Sài G̣n.

 

Hôm sau trong buổi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu, tôi có nói rằng: "Việc phạt tướng Thi cùng hai tướng Thoại và Khánh là không đúng, họ chỉ là thuộc cấp của tôi, họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi, họ không có tội ǵ cả, nếu có phạt th́ xin phạt tôi đây này." Pḥng họp lặng ngắt. Đại tướng Viên nh́n qua tung tướng Trần Văn Đôn. Tướng Đôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức tổng trưởng quốc pḥng. Có thể v́ vậy nên tướng Đôn mới không biết là tổng thống Thiệu đă trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên tướng Đôn làm đề nghị phạt tướng Thi v́ đă bỏ Huế mà rút lui. Mà tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với tướng Đôn, và chỉ kư lệnh phạt. Sau đó, tướng Lê Nguyên Khang với giọng giận dữ đă buột miệng nói: "Anh em chúng tôi không có tội t́nh mẹ ǵ cả!"

 

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của tướng Thoại và tướng Khánh. Là vị tư lệnh trong tay, có hàng ngàn ĺnh, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, tướng Thoại đă bị bỏ quên không ai chở đi khỏi bộ tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đă phải đi bộ qua dăy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của Hải Quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng c̣n giữ kỷ luật, thấy đề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chỏ tướng Thoại đi chứ nếu không th́ cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. C̣n tướng Khánh, tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân, đă không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một băi cát ở Sơn Chà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ 404 và đă cùng tôi về Sài G̣n.

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám.