Từ PHẠM NGỌC THẢO Đến PHẠM XUÂN ẨN

Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài!

 

Lê Tùng Minh

 

 

 

 

       

Trong "Lịch Sử Hoạt Động T́nh Báo" của Đảng CSVN, trên chiến trường miền Nam Việt Nam (1946-1975), có rất nhiều bi kịch cá nhân của các t́nh báo viên cộng sản, mà hai điển h́nh được nêu ra đây là bi kịch của Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn!

          Phạm Ngọc Thảo (PNT) và Phạm Xuân Ẩn (PXA) đều là Cán bộ T́nh báo Chiến lược của Đảng CSVN, trong suốt hai thời kỳ 1945-1954 (kháng chiến chống Pháp) và 1955-1975 (chống Mỹ cứu nước) nhưng PNT là thế hệ đàn anh, c̣n PXA thuộc thế hệ đàn em. Về vai tṛ và vị trí chiến lược của hai người trong hoạt động gián điệp cũng khác nhau! Chỉ có một điểm giống nhau là Họ Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài!

 

Tiếp theo kỳ trước...

     Đầu năm 1960, PXA trở về Sàig̣n, với tư cách là phóng viên của Hăng Thông Tấn Reuters (Anh quốc), đồng thời là công tác viên của nhiều hăng thông tấn nước ngoài khác. Nhưng, sự thật đó, chỉ là cái vỏ bên ngoài của một điệp viên cộng sản mà thôi. Nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của PXA là bằng mọi cách "nắm bắt cho được Âm Mưu và Kế Hoạch thực hiện Chiến lược Chiến tranh của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn 1961-1965!"

     Ngày 28-1-1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1961-1963) đă thông qua "Chiến lược Chiến tranh Đặc biệt", và quyết định thí nghiệm chiến lược mới đó tại chiến trường Nam Việt Nam! Phương thức tiến hành "Chiến tranh Đặc biệt" là dùng quân lực VNCH trực tiếp giao chiến với các lực lượng vũ trang của Việt Cộng, do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy! Để giành thắng lợi trong cuộc "Chiến tranh Đặc biệt", ngày 4-5-1961, tổng thống Kennedy quyết định tăng viện trợ gấp đôi về mặt quân sự cho chính quyền Ngô Đ́nh Diệm; đồng thời gợi ư sẽ đưa quân đội Mỹ sang tham chiến ở chiến trường Nam Việt Nam. Tiếp theo, ngày 7-5-1961, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đă họp phiên đặc biệt, để xem xét việc sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ tại Việt Nam, để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho quân đội Mỹ, và nếu cần thiết sẽ có sự tham chiến của quân đội các nước trong khối SEATO! Và đến ngày 13-6-1961 Thông Cáo Chung Lyndon B. Johnson – Ngô Đ́nh Diệm ra đời, coi như hoàn tất công việc chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh Đặc biệt"! [Thông Cáo Chung này có mấy điểm chính như sau: Tăng viện trợ kinh tế và quân sự; phát triển các lực lượng chính quy của quân lực VNCH; tăng cố cấn quân sự Mỹ và kêu gọi sự giúp đỡ của các nước trong khối SEATO; tăng cường công tác b́nh định nông thôn...]

     PXA đă thu thập tin tức bằng cả hai nguồn: Nguồn tin công khai của các hăng thông tấn nước ngoài, đặc biệt là của Hoa Kỳ, và nguồn tin bí mật, khai thác sự tiết lộ từ các quan chức của Ngũ Giác Đài, của C.I.A… Và "Z.21 đă hoàn thành kịp thời và xuất bản về tập tài liệu  "âm mưu và kế hoạch thực hiện chiến tranh đặc biệt: của Mỹ ở Nam Việt Nam" (Z.21 là bí số  của PXA – Theo đánh giá của Cục T́nh Báo Trung ương, trong cuộc họp tổng kết thành tích T́nh Báo trong chiến tranh "chống Mỹ cứu nước", Hànội, tháng 12-1978).

     Trong thời 1961-1963, PXA c̣n có nhiệm vụ thâm nhập vào Sở Mật Vụ do Bác sĩ Trần Kim Tuyến là Giám đốc (Lúc này , Sở Mật Vụ núp dưới nhăn hiệu "Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xă Hội/Phủ Tổng Thống). Bằng cách nào PXA đă quen thân với Bác sĩ Trần Kim Tuyến? Không ai biết chính xác cả, bởi v́ cả TKT và PXA đếu giữ đúng nguyên tắc "Sống để bụng, chết mang theo"! Chỉ biết có một điều là PXA và TKT thỉnh thoảng có gặp nhau ở nhà hàng quốc tế Continental trên đường Catinat (sau này đổi tên là Tự Do), hoặc gặp nhau tại nhà hàng sang trọng nào đó trong Chợ lớn … Hầu như rất ít thấy PXA vào gặp TKT tại Sở Mật Vụ. (Theo tiết lộ của ông Trần Văn Hải, tức Hải con hay Hải nhí, là Trưởng pḥng Phản gián/Sở Mật Vụ).  Nhờ sự liên hệ đặc biệt đó với TKT, nên PXA mới thu thập được nhiều tin nội bộ của Phủ Tổng Thống trong những năm 1961-1963, so với bất cứ một điệp viên nào của Cộng Sản Bắc Việt cài vào Nam Việt Nam!

     [Trong thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền, những điệp viên của Cộng Sản Bắc Việt cài vào gồm có một số nhân vật chính như sau: Vũ Ngọc Nhạ leo đến chức cố  vấn cho ông Diệm, và sau này cố vấn cả cho ông Thiệu. Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên của T́nh Báo Pháp (2è Bureau). Vào thời ông Ngô Đ́nh Diệm, Huỳnh Văn Trọng làm Đổng lư Văn pḥng Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm. Sau này làm cố vấn chính trị cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Lê Hữu Thúy, tổ trưởng Tổ T́nh Báo Chiến Lược A.25 hoạt động tại Nam Việt Nam. Thúy đă từng làm chủ nhiệm tờ báo SINH LỰC do dân biểu Vơ Văn Trường đỡ đầu, và làm việc dưới trướng của Mai Hữu Xuân (Giám đốc An Ninh Quốc Gia). Và sau này Thúy chui vào ngành phản gián thuộc quyền của Tướng Đỗ Mậu…]

     Chính PXA đă là người báo cáo trước tiên cho Hà nội biết chuyện ông Ngô Đ́nh Diệm "không muốn để cho quân đội Mỹ và khối SEATO trực tiếp tham chiến ở Nam Việt Nam". Do được tin này, ông Hồ Chí Minh mới chỉ thị mật cho Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch MTDTGPMNVN, phải t́m mọi cách bắt tay với tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, nhằm "cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, và hai miền Việt Nam sẽ tiến hành hiệp thương ḥa b́nh thống nhất nước nhà" (Theo tiết lộ của ông Trần Bửu Kiếm, Ủy viên đối ngoại của MTDTGPMNVN). Điệp viên của Mỹ nằm vùng trong Ủy Ban Trung Ương MTDTGPMNVN đă báo cáo tin này về Trung tâm C.I.A ở tiểu bang Maryland (Hoa Kỳ).

     Hơn 30 năm sau (1963-1995) khi viết Hồi Kư, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Robert S. McNamara đă xác nhận như sau: "Hồi đầu mùa hè năm đó, chúng tôi đă nhận được báo cáo cho biết Diệm, thông qua em ḿnh là Nhu, đă bí mật thiết lập quan hệ với Hà nội … một vài quan chức c̣n lại ở Washington thấy đây là một cơ hội loại bỏ chính quyền Diệm. Cuối ngày hôm đó (24-8-1963), nước Mỹ đă sắp đặt cho một cuộc đảo chánh quân sự, mà theo tôi đây là một trong  những quyết định thực sự cứng rắn liên quan đến Việt Nam trong thời kỳ các chính quyền Kennedy và Johnson." (Theo "IN RETROSPECT   - The Tragedy and Lessons of Vietnam" của Robert S. McNamara, Time Book New York, 1995, các trang 51-53).

      Từ cuối tháng 10-1963, PXA cũng đă nhận được tin Tổng thống Kennedy ra lệnh cho Henry Cabot Lodge - Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam, tiến hành đảo chánh Diệm-Nhu! PXA đă điện báo (qua Vô Tuyến Điện) về Cục T́nh Báo Trung Ương (Hà nội) ngắn gọn như sau: "Chiều 29-10-1963 stop. Tại Nhà Trắng ở Washington, có một cuộc họp đặc biệt stop. Tổng thống Kennedy quyết định cho tiến hành đảo chánh Diệm-Nhu bằng quân sự stop. Có tin ǵ mới, cáo cáo sau stop." (Theo Hồ Sơ Báo cáo của Z.21 - Tuyệt Mật - Lưu trữ tại Cục T́nh báo Trung ương, Kư hiệu: BC/Z.231-1963. Không thể tiết lộ nguồn tin). Đáng lư ra, tập đoàn Hồ Chí Minh-Lê Duẩn phải nhân cơ hội này hỗ trợ cho anh em tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thoát khỏi cuộc đảo chánh 1-11-1963, lật lại "thế cờ Nam-Bắc cùng bắt tay chống Mỹ". Nhưng, họ vẫn án binh bất động, lấy lư do chưa đến thời cơ, mà chỉ ra lệnh cho  Bộ Chỉ Huy Các Lực Lượng Vũ Trang Miền Nam (Việt Cộng) chỉ chuẩn bị "lấn đất giành dân, mở rộng vùng giải phóng, tạo thời cơ Tổng Nổi Dậy trong vài năm tới!" (Theo Công điện ĐB của Bộ Chính Trị gửi cho Trung Ương Cục Miền Nam, ngày 30-10-1963) Những hoạt động vũ trang của Việt Cộng trong năm 1964 trên chiến trường miền Nam và trong nội thành Sàig̣n, đă minh chứng ư đố của Hà nội!

     Trong những năm 1963+1965, PXA đă phát huy sở trường viết báo của ông, để tạo thế đứng vững chắc cho công tác t́nh báo, ngay tại thủ đô Sàig̣n. PXA đă làm cho giới báo chí tại Sàig̣n cũng như quốc tế, chú ư đến Phạm Xuân Ẩn qua nhiều bài viết, đăng trên các báo như: The New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor … Nhà báo PXA gây được uy tín và có sự tín nhiệm của đồng nghiệp là do chính tinh thần trách nhiệm cao đối với độc giả: Đưa tin nhanh, kịp thời và xác thực. B́nh luận xác đáng và có giá trị tham khảo lâu dài … Nhưng, quan trọng hơn hết là PXA biết hành xử thân t́nh trong quan hệ với đồng nghiệp, tự tin nhưng không kiêu căng ngạo mạn, tự trọng nhưng không tự ty ích kỷ … Cho nên PXA đă được nhiều đồng nghiệp mến mộ! Chính tư cách nghề nghiệp và nhân phẩm đó, là cái vỏ bọc tốt nhất cho nhà t́nh báo PXA, tồn tại công khai ngay trước mặt đối phương suốt gần 20 năm mà không bị lộ!

     Tài năng và tư cách làm báo của PXA đă được Ban lănh đạo báo TIME (Mỹ quốc) lưu ư, nên khi PXA đầu quân, làm phóng viên thường trú tại Nam Việt Nam cho báo Time (cuối 1964), là ông được trọng dụng ngay! Nhận làm phóng viên thường trú cho báo Time, không đơn thuần là tiền lương cao, có danh vọng trong giới báo chí quốc tế; mà c̣n là nhiệm vụ tiếp cận với giới truyền thông uy tín và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, để phục vụ cho nghề nghiệp t́nh báo của PXA!

     Ở Sàig̣n, trong những năm 1956-1964 và vế sau này, báo chí đă được Đảng CSVN coi là một mặt trận đấu tranh rất quan trọng! V́ thế, tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ, trước khi rút ra Hà nội, họ đă cài nhiều cán bộ báo chí nằm vùng trong một số tờ báo có tiếng như: Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai (Kỹ sư Nguyễn Văn Hiếu lấy bút hiệu Khai Minh, chuyên viết Xă Luận, và khi MTDTGPMNVN thành lập, 20-12-1960, ông được bầu làm Tổng Thư Kư). Báo Ánh Sáng của bà Lữ Khê, do ông Thanh Sanh làm Tổng Thư Kư (Mai Thế Đồng, Ủy viên Xứ đoàn TNCQ Nam bộ đă nằm vùng trong BBT báo Ánh Sáng. Chính Mai Thế Đồng là một trong những người "tranh luận chủ nghĩa Cộng Sản - Chủ nghĩa Quốc gia với ông Nguyễn Trân, tỉnh trưởng Định Tường). Báo Đuốc nhà Nam của Nam Đ́nh, báo Đôc lập của Hoàng Châu, báo Điện Tín của Hồng Sơn Đông v.v…     

      Nhà báo PXA tuy có quan hệ mật thiết vế mặt trao đổi tin tức, đôi khi cũng viết bài kư bút danh khác,theo yêu cầu của các tờ báo đó, và với khả năng quan sát của nhà t́nh báo, PXA cũng thấy cái dấu ấn nằm vùng của họ, nhưng PXA luôn kín miệng giữ an toàn cho họ! Ngược lại họ vẫn cảnh giác với PXA, v́ trong mắt họ, PXA là "CIA dấu mặt" (?).

    Không rơ bằng cách nào, thông qua mạng lưới điệp báo nào mà PXA đă lấy được Kế Hoạch Hành Quân 34A - kế hoạch bí mật  xâm nhập Bắc Việt của lực lượng Biệt Kích do CIA huấn luyện và chỉ huy (?) Theo Hồ Sơ Báo Cáo Tối Mật của Z.21, lưu trữ tại Cục T́nh Báo trung ương (Hà nội) cho biết vắn tắt như sau:

Ngày 20-11-1963, tại cuộc họp ở Honolulu, tổng thống Johnson đă thông qua 'kế hoạch  về các hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt Nam của các lực lượng Nam Việt Nam được CIA hậu thuẫn" Kế hoạch nay được gọi là kế hoạch hành quân 34A. Và tháng 1-1964, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đă cho phép CIA giúp đỡ chính quyền Sàig̣n thực hiện kế hoạch 34A bao gồm hai loại h́nh hoạt động: 1/-Tàu thuyền và máy bay thả điệp viên người Việt có trang bị máy Vô Tuyến Điện, xuống các vùng trọng yếu của miền Bắc, để phá hoại và thu thập tin tức t́nh báo. 2/- Tàu tuần tra tốc độ cao do người Việt hoặc người nước ngoài, do CIA tuyển dụng, tiến hành tập kích vào bờ biển và đánh phá căn cứ trên các đảo của miền Bắc. Loại h́nh thứ hai này c̣n có mật danh là DESOTO)    

       Chính nhờ PXA lấy được kế hoạch hành quân 34A của Mỹ, nên Đảng và Chánh phủ Cộng sản miền Bắc mới kịp thời đối phó và làm thất bại hầu hết các vụ xâm nhập Bắc Việt của Biệt Kích do CIA chỉ đạo. Đây chỉ là một trong những thành tích xuất sắc của Z21.

    

     Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8-1964), PXA nhận được một tin vô cùng quan trọng: Đó là "quyết định leo thang" (The Decision to Escalate), tiến hành Chiến tranh Phá hoại miền Bắc của tổng thống Johnson, cả việc đưa lục quân Mỹ vào Nam Việt Nam, nâng tổng số quân Mỹ từ 23.000 lên đến 175.000 quân!  Và tổng thống Johnson cũng đă quyết định: Bắt đầu vào đầu tháng 3 năm 1965, không quân Mỹ sẽ thường xuyên oanh tạc miền Bắc Việt Nam! Z21 tức tốc điện khẩn, trực tiếp cho văn pḥng Tổng Bí Thư Lê Duẩn, thơ điện S.O.S.

     Nhờ nhận được tin trước khi Mỹ hành động, nên Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt mới kịp thời bố trí Ba tầng Pḥng không (không quân canh giữ tầng cao nhất, pháo binh và hỏa tiễn pḥng vệ tầng trung, bộ binh cùng dân quân du kích, vơ trang đại liên, tiểu liên và súng trường canh pḥng tầng thấp nhất) để chống lại Chiến tranh Phá hoại của Mỹ!

     Tin điệp báo của Z21 thật là chính xác: Ngày 2 tháng 3 năm 1965, hơn 100 phản lực cơ của Mỹ, đă được phóng từ các tàu sân bay của Hoa kỳ ở biển Nam Trung Hoa, và từ các căn cứ không quân ở Nam Việt Nam, bay ra oanh tạc các kho vũ khí của Bắc Việt - mở đầu cái gọi là Chiến dịch "Sấm Rền" (Rolling Thunder).

     Suốt trong thời kỳ Hoa Kỳ tiến hành Chiến Tranh Phá Hoại Bắc Việt (3/1965 đến 5/1967), có thể nói: Trong số điệp báo của Cộng Sản Bắc Việt hoạt động tại Nam Việt Nam, th́ tin tức của Z21 cung cấp, về việc tiến hành Chiến tranh Phá hoại miền Bắc của Mỹ, là "kịp thời và chính xác nhất, có giá trị chiến lược như: T́nh h́nh mâu thuẫn đối kháng giữa phe Bồ Câu và phái Diều Hâu trong Quốc Hội Hoa Kỳ và Chính quyền Johnson về chiến tranh Việt Nam, sau sự thất bại của các cuộc oanh tạc miền Bắc trong năm 1966. Và việc Chính quyền Johnson thông qua Ba Lan và Nga t́m cách đi đêm, đàm phán Ḥa B́nh với miền Bắc, đă bị tiết lộ, làm cho phái Diều Hâu Mỹ bất măn, làm cho các đồng minh tham chiến ở Nam Việt Nam nản ḷng!!" (Theo Hồ sơ đề bạt thăng cấp Thiếu tướng của PXA, đă dẫn).

     Mặt khác, trong những năm 1964-1966, ở Sàig̣n PXA đă trực tiếp đối diện với với một t́nh h́nh, như ông Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert S. McNamara ta thán rằng: "We're in hell of a mess… I did not know how to solve it."(Chúng ta đang ở trong một mớ ḅng bong… Tôi không biết làm sao thoát ra được) (Hồi Kư đă dẫn, trang 188). Thật vậy, từ tháng 1-1964 đến tháng 3-1966, tại Thủ đô VNCH đa xảy ra biết bao nhiêu biến cố chính trị và quân sự, xuất phát từ sự tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm quân phiệt trong quân lực VNCH, như:

     - Biến cố ngày 30-1-1964 – Đó là cuộc chính biến lật đổ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (thành lập trong cuộc đảo chính 1-11-1963), do các tướng Nguyễn Khánh - Trần Thiện Khiêm lănh đạo. Tướng Nguyễn Khánh lật đổ tướng Dương Văn Minh, giành lấy chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (coi như Quốc trưởng?)

     - Biến cố ngày 13-9-1964 – do tướng Dương Văn Đức lănh đạo, để lật đổ tướng Nguyễn Khánh, nhưng đă thất bại nhanh chóng, tạo cơ hội cho tướng Nguyễn Khánh nắm cả 3 ghế quyền lực cao nhất: Chủ tịch Hội Đồng Quân Lực, Thủ tướng chánh phủ và Tổng trưởng Quốc pḥng. Nhưng, do áp lực của Mỹ, Nguyễn Khánh bắt buộc phải thành lập chánh phủ dân sự vào ngày 1-11-1964, với giáo sư Trần Văn Hương làm Thủ tướng, và ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng.

     - Biến cố ngày 19-2-1965 – do thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo lănh đạo, với mục đích là dùng áp lực quân sự bắt tướng Nguyễn Khánh, lập lại Ban Lănh Đạo mới của Hội Đồng Quân Lực, cải tổ chính phủ dân sự, nhưng không thành công. Các tướng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu, đă cùng hợp sức lập lại trật tự!  Và Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được nắm giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Quân Lực. Vê Chính phủ th́ HĐQL đă đưa Bác sĩ Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng thay giáo sư Trần Văn Hương.

     - Biến cố 19-6-1965 – do tướng Nguyển Văn Thiệu đứng đầu, mệnh danh "theo yêu cầu của thủ tướng Phan Huy Quát" để giải tán chính phủ dân sự, và thành lập Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch (tương đương Quốc trưởng), Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp (tương đương Thủ tướng), và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có làm Tổng ủy viên chiến tranh (tương đương Tổng trưởng Quốc pḥng)…

     - Biến cố ngày 9-3-1966 – Đây là từ cuộc chỉnh lư nội bộ giữa Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia (Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên) với Trung tướng Tư lệnh Vùng I Nguyễn Chánh Thi, đến vụ Phật giáo miền Trung xuống đường ủng hộ Nguyễn Chánh Thi, đ̣i phục chức cho tướng Tư lệnh Vùng I (?) Cuối cùng, các cuộc biểu t́nh của Phật giáo miền Trung cũng bị giải tán bằng bạo lực, và Nguyễn Chánh Thi phải "đi nước ngoài để chữa bệnh" (!)

     Đối diện với 5 biến cố tranh giành quyền lực của nhóm tướng (Khánh, Khiêm, Minh, Đôn, Đính, Đức, Thiệu, Kỳ, Thi …), trong ṿng 27 tháng (1/1964 – 3/1966), nhà t́nh báo PXA không chỉ có nhiệm vụ thu thập tin tức để thông tin đơn, mà c̣n có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, nhận định và đề xuất  phương sách "Lợi dụng sự khủng hoảng chính trị và quân sự của chính quyền Thiệu-Kỳ, Quân Giải Phóong nên tiến hành tấn công như thế nào để giành thắng lợi hoàn toàn?" PXA đă đề xuất phương sách đó một cách cụ thể như sau:

     "1/- Lợi dụng tinh thần chủ ḥa của phe bồ câu ở Mỹ, phối hợp với Phong trào phản chiến của Thanh niên – Sinh viên Mỹ, đẩy mạnh chiến dịch tấn công Ḥa B́nh trên mặt trận ngoại giao, t́m đủ cách để tổng thống Johnson quyết định rút quân, chấm dứt sự tham chiến tại Nam Việt Nam.

     "2/- Khi nào c̣n quân lực của Mỹ chủ chiến tại Nam Việt Nam, ta chưa nên tiến hành tổng tấn công chiếm lấy thành phố bằng quân sự, mà chỉ nên: Dùng lực lượng vũ trang mở rộng vùng giải phóng áp sát thành phố tạo thanh thế bao vây khắp miền Nam. Đồng thời dùng lực lượng chính trị kết hợp vũ trang, thường xuyên quấy rối làm cho kẻ ăn không ngon ngủ không yên, cùng xây dựng và củng cố "Nhóm Giải phóng" trong các nội thành, chờ thời cơ Tổng Tấn Công!

     "3/- Chuẩn bị sẵn lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa thông tin, y tế…chờ thời cơ Mỹ vừa rút ra khỏi chiến trường, ta liền Tổng Tấn Công Giải Phóng Miền Nam, theo chiến thuật đánh nhanh, đánh mạnh, thắng gọn và vững chắc!" (Theo Hồ sơ "Báo Cáo Tới Mật  của Z21" , đă dẩn, tập năm 1966).

     Cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy vào Tết Mậu Thân (1968) là sự bất ngờ hoàn toàn và ngoài ư muốn của điệp viên Z21. Nhưng, anh cũng trụ tại Sàig̣n, với tư cách công khai là Phóng Viên của báo Tine (Mỹ) để theo dỏi sự diễn biến của chiến sự, đồng thời t́m cách nắm bắt cho được Kế hoạch phản công của quân lực Hoa Kỳ (?) để báo cáo kịp thời cho Trung ương.

     Thật khác xa tầm nh́n chiến lược của Trung tá T́nh Báo PXA, Nghị quyết của BCT TW Đảng LĐVN (12-1967) đă nhận định (chủ quan) như sau: "Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong t́nh thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược."... "V́ thế, chúng ta phải quyết tâm chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định!" (Theo Nghị Quyết Hội Nghị Trung Ương lần thứ 14 của BDHTW Đảng khóa Ba, tháng 1-1964). Cho nên tập đoàn lănh đạo Cộng sản Bắc Việt đă hối hả mở cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy đúng vào Tết Mậu Thân (đúng ngày mồng Một Tết, tức 31-1-1968). Trong đợt I, từ 31-1-1968 đến 25-2-1968, VNCH v́ bị tấn công bất ngờ nên bị thiệt hại trầm trọng! Nhưng, đối với Mỹ th́ không bất ngờ, v́ CIA đă nhận được tin trước đó không lâu, c̣n chờ xác minh, nên chưa thông báo cho VNCH. Vả lại, tướng William C. Westmoreland, Tư lệnh quân lực Mỹ ở Nam Việt Nam (1964-1968) muốn thực hiện chiến thuật "Dụ địch vào bẫy" để tiêu diệt tối đa sinh lực V́ệt Cộng trong hai đợt tấn công tới, rồi sau đó càn  quét b́nh định, chiếm lại toàn bộ vùng nông thôn mà Việt Cộng đă chiếm trong những năm 1960-1968 (?)

     PXA đă được một nhân viên CIA ở Sàig̣n tiết lộ cho biết tin mật vô cùng quan trọng này, nhưng quá chậm, v́ khi nhận được tin là vào chiều ngày 4-5-1968, th́ sáng ngày 5-5-1968, Việt Cộng đă mở đợt II (từ 5-5-1968 đến 12-5-1968). Trong đợt Hai này, Việt Cộng đă bị tiêu hao sinh lực rất nặng! PXA thực sự lúng túng: Không biết có nên báo cáo tin mật đă nhận được vào ngày 4-5-1968 hay không? Suy đi nghĩ lại, PXA quyết định không báo cáo tin đó, mà chỉ điện báo cho Trung ương rằng: "Kẻ thù đă hồi sức và đang chuẩn bị phản công ta trên toàn mặt trận!" (Theo bản "kiểm thảo ưu khuyết điểm trong quá tŕnh công tác của PXA", tại lớp chỉnh huấn của Cán Bộ Trung-Cao cấp Đảng, ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Hà nội 1976-1978).            

     Từ sau đợt Ba của cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy (từ 17-8-1968 đến 30-9-1968), sinh lực của Việt Cộng coi như đă bị tiêu diệt về căn bản! Sau đó, trong năm 1969, liên quân Mỹ-VNCH đă b́nh định gần như toàn bộ nông thôn miền Nam! Các cơ quan đầu năo của Việt Cộng từ Huyện, Tỉnh đến Miền (Cục R) đều phải chạy ẩn trú trên lănh thổ Campuchia, trong các khu rừng  của các tỉnh dọc theo biên giới, từ Stungtreng đến Tàkeo. Từ 1960 đến 1967, chưa bao giờ Việt Cộng bị thất bại nghiêm trọng như vậy!

     Thấy sự thất bại thảm hại của phe ta như vậy, PXA rất đau ḷng, đồng thời cũng bất măn với Trung ương Đảng - tập đoàn lănh đạo mà từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến nay, PXA không bao giờ nghi ngờ sự sáng suốt của những vị lănh đạo đó! Bởi vậy, thực tế thảm bại của năm Mậu Thân, trong thâm tâm của PXA bắt đầu nghi vấn: "Sự thật, các vị lănh đạo tối cao của Đảng có thật sự thông minh và sáng suốt như lời truyền tụng hay không? Hay đó chỉ là một sự sùng bái mù quáng?" PXA nói một cách hối tiếc với người đồng chí tâm giao rằng: "Nếu Trung ương chịu khó để tâm nghiên cứu đề xuất của tôi th́ t́nh thế năm Mậu Thân chắc chắn là phát triển theo chiều thắng lợi, không phải hy sinh hàng triệu chiến sĩ và đồng bào như vậy!" (Tâm sự của PXA với người bạn Đại tá, người Nam bộ (xin giấu tên), cùng học lớp chỉnh huấn, tại Hà nội, trong thời gian 1976-1978).

     Từ khi trở thành phóng viên chính thức của báo Time (Mỹ) PXA đă có quan hệ mật thiết với Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sàig̣n, và PXA có giao t́nh đặc biệt với một nhân bật trọng yếu tên là Thomas Polgar. Thomas Polgar là trùm CIA tại Việt Nam. Cái "công ty"  của Polgar- biệt danh của CIA, trụ ngay tại khách sạn DUC, trên đường Phan Đ́nh Phùng. Trong "Công Ty" trá h́nh này có một Phân Tích Gia trẻ tuổi tên là Frank Snepp, cũng rất thân với PXA.  Thỉnh thoảng Phóng Viên Báo Time PA cũng đến khách sạn DUC để "tán gẫu" với những người bạn Mỹ. Nếu để ư th́ câu chuyện họ chung quanh vài bàn ăn sang trọng kiểu Mỹ, th́ chỉ nghe họ bàn về kinh tế, chẳng hạn như "Kinh tế của Nam Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn, nếu không có vụ tăng giá dầu lửa!" Hoặc giả chỉ nghe họ bàn về "những tṛ lắt léo chính trị của chánh phủ Sàig̣n.' Tuyệt nhiên, ai cũng tránh bàn về thời cuộc, về tương lai của chiến tranh! Nhưng, người ngoài cuộc làm sao hiểu được "mật ngữ t́nh báo" của họ? Chắc chắn, từ Thomas Polgar và Frank Snepp, PXA cũng thu thập được nhiều tin quan trọng! Nguồn tin Bộ trưởng Quốc Pḥng Robert S. McNamara ra đi v́ bất ḥa với tổng thống Johnson (2-1968) và Ledo lên thay, là do Frank Snepp tiết lộ cho PXA biết trước khi báo chí Mỹ đưa tin (Tâm sự của PXA với người bạn Đại tá cùng học chỉ huấn, đă dẫn).

      Dù rằng đă đánh bại Việt Cộng trên chiến trường Nam Việt Nam, nhưng bị làn sóng tuyên truyền độc hại của một số hăng thông tấn và báo chí thân Cộng, ở ngay trong nước Mỹ, cộng với Phong trào Phản chiến của Thanh niên Sinh viên Mỹ, cho nên trong ngày lễ nhậm chức Tổng Thống thứ 37 (20-1-1969), Richard  M. Nixon đă thừa nhận rằng: "Nước Mỹ đang bị khủng hoảng về tinh thần, đang bị chia rẽ về chính trị, do bởi hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam… Do đó tôi đă có kế hoạch chấm dứt chiến tranh Việt Nam!" (Theo Washington Post, 21-1-1969).

       Khi nghe tổng thống Nixon tuyên bố rằng ông "đă có kế hoạch chấm dứt chiến tranh Việt Nam", Bộ Chính Trị trung ương Đảng LĐVN, tức khắc ra lệnh cho Cục T́nh Báo Chiến Lược "phải t́m cách lấy cho được Kế Hoạch Chấm Dứt Chiến Tranh Việt Nam (X) của Nixon, trước khi Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch X ở miền Nam Việt Nam!"

     Thế là Z21 lại bắt đầu vào cuộc chiến thầm lặng, nhưng đầy khó khăn và nguy hiểm muôn vàn, bởi v́ trận tuyến của PXA là từ Ṭa Bạch Ốc đến Ngũ Giác Đài ở tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ. Cho dù, không phải chính Z21 tự thân làm đạo chích, lẻn vào trong các cứ điểm đó để đánh cắp tài liệu, nhưng phải thông mạng lưới Mật Vụ mà PXA đă dày công tổ chức và xây đựng từ chục năm qua. Z21 đă đầu tư bao nhiêu công sức và tiêu phí hết bao nhiêu tiền của tổ chức vào đó? Nếu không khéo th́ chỉ một trận này là hết sạch (!?) Trong lĩnh cực t́nh báo, có khi giả là thật, mà tưởng thật lại là giả! Do đó, nói rằng Z21 nhờ có mạng lưới Mật Vụ ở  trong Nhà Trắng hay Lầu Năn Góc cũng được, mà nói PXA nhờ có quan hệ mật thiết với một số nhân vật trọng yếu của CIA, nên thu thập được nhiều tin tức mà người khác không có được! Hoặc nói PXA nhờ có tài điều tra-nghiên cứu-tổng hợp-phân tích, nên mới rút ra được nhiều tin quan trọng cũng đúng! Cho nên, cứ xem kết quả thu được của PXA mà đánh giá tài năng của ông là đúng nhất!

     Bằng cách nào PXA lấy được "Kế Hoạch Chấm Dứt Chiến Tranh của Nixon"? Không ai biết được chính xác, mà chỉ biết rằng: Trước khi Nixon cho thực hiện "kế hoạch chấm dứt chiến tranh Việt Nam", th́ Z21 đă cung cấp đầy đủ nội dung của kế hoạch đó cho Bộ Chính Trị trung ương  Đảng LĐVN! Nhờ vậy, nên Cộng sản Bắc Việt mới có đối sách kịp thời chuẩn bị đối phó…

     Trong ṿng 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4-1969), với tinh thần làm việc không ngừng, điều tra liên tục, thu thập mọi nguồn tin, phân tích - đối chiếu nhiều tư liệu khác nhau … Cuối cùng, PXA đă có trong tay: Nội dung căn bản cái gọi là "kế hoạch chấm dứt chiến tranh Việt Nam" của Nixon.

     Theo bản tường tŕnh của Z21, gửi cho Cục T́nh Báo Chiến Lược (Hà nội), cho biết rằng:

     "Muốn hiểu thực chất "Kế Hoạch Chấm Dứt Chiến Tranh Việt Nam" của Nixon, trước hết phải biết "Học thuyết Nixon".

     Học thuyết Nixon đề ra Ba nguyên tắc: Một là "tập thể tham gia". Hai là "Sức mạnh của Mỹ". Ba là "Sẵn sàng thương lượng". Theo Nixon, thực hiện ba nguyên tắc này là nhằm đạt những mục tiêu sau đây: Giảm bớt các "cam kết quốc tế" của Hoa Kỳ;; đ̣i hỏi các đồng minh "chia sẻ trách nhiệm" với Hoa Kỳ, cùng chống lại sự bành trướng của Cộng Sản trên toàn thế giới; chiến tranh chống Cộng ở quốc gia nào th́ người của quốc gia đó tiến hành là chính; trong tiến tŕnh chiến tranh chống Cộng, nếu cần thiết chúng ta chấp nhận thương lượng với đối phương nhằm chiến thắng trong ḥa b́nh.

      Học thuyết Nixon đem áp dụng vào Việt Nan được gọi là chiến lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh"(The Vietnamization War), cũng có nghĩa là điều chỉnh chủ trương "phi Mỹ hóa chiến tranh" của Johnson. Thực hiện "Việt Nam hóa Chiến Tranh" thực chất là để quân Mỹ rút chân ra khỏi cuộc chiến ở miền Nam, và giao trách nhiệm xương máu đó cho quân lực VNCH, theo chính sách "dùng người Việt tàn sát người Việt". Mỹ chỉ c̣n trách nhiệm viện trợ và cố vấn cho đồng minh VNCH mà thôi.

     Nixon dự tính thực hiện kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh' trong Ba Giai Đoạn như sau:     

     - Giai đoạn I: từ tháng 6-1969 đến tháng 6-1970, tăng cường sức mạnh cho quân lực VNCH để đủ khả năng đối với quân chủ lực của Việt Cộng, ra sức b́nh định nông thôn nhằm kiểm soát cho được những vùng đông dân quan trọng nhất, để quân đội Mỹ có thể rút một bộ phận, đưa trở về nước!

     - Giai đoạn II: Từ tháng 6-1970 đến tháng 6-1971, kiểm soát hết những vùng đông dân ở nông thôn Nam Việt Nam, và quân lực VNCH đă đủ khả năng đảm nhiệm tác chiến trên bộ, thay thế cho đại bộ phận quân Mỹ rút về nước.

     - Giai đoạn III: Từ tháng 6-1971 đến tháng 6-1972, hoàn thành căn bản về việc thực hiện thắng lợi chiến lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", đẩy Việt Cộng ra khỏi Nam Việt Nam, quân Mỹ c̣n lại rút hết về nước."

     (Theo Hồ Sơ Báo Cáo Tối Mật của Z21, đă dẫn).

     Để thực hiện "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", đầu năm 1969, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ledo đă yêu cầu Quốc Hội Mỹ tăng thêm 450 triệu USD (bổ sung vào số 1.100 triệu USD đă duyệt) để hiện đại hóa quân lực VNCH! Nhờ vậy, nên đến đầu năm 1970, quân lực VNCH đă tăng thêm 36 Tiểu đoàn Pháo binh và xe tăng, xe thiết giáp; 4 phi đoàn gồm 150 máy bay các loại, 308 tàu thuyền hải quân làm nhiệm vụ cơ động ở ven biển, trên sông. Một hệ thống gồm 20 trung tâm huấn luyện binh lính-hạ sĩ quan và 25 trường đào tạo sĩ quan các binh chủng đă được xây dựng hoàn chỉnh. Hàng ngàn sĩ quan chỉ huy, sĩ quan kỹ thuật đă được đưa đi đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ. T́nh h́nh trên đây đều được Z21 báo cáo kịp thời cho Cục tỉnh báo trung ương liệu định!

     Sự thật, trong năm 1969, Mỹ không cần thực hiện "Việt Nam Hóa Chiền Tranh", th́ Việt Công cũng đă mất hết những vùng nông thôn đông dân quan trọng nhất (như đă tŕnh bày ở trên). Điều đó, chứng tỏ  Mỹ không thấy hết thực trạng thất bại của Việt Cộng, mà chỉ nghe báo về việc Bắc Việt cứ dồn dập đưa quân đội và vũ trang vào Nam, để tiến hành đánh cho "Mỹ cút, ngụy nhào"! Rơ ràmg, Việt Cộng đă thua Mỹ trên chiến trường, nhưng họ đă thắng Mỹ trên mặt trận tuyên truyền, ngay cả trên nước Mỹ!

      Bởi thế, chính quyền Nixon mới xúc tiến gấp việc thương lượng với cộng sản Bắc Việt. Tuy nhiên, lúc đầu Nixon muốn ép Cộng sản Bắc Việt chịu ở vào thế yếu. Cụ thể như: Ngày 14-6-1969, Nixon đưa đề nghị 8 điểm, trong đó có mấy điểm quan trọng như sau: Bắc Việt với Mỹ cùng rút quân ra khỏi Nam Việt Nam. Duy tŕ chính quyền VNCH. Chống việc thành lập Chính Phủ Liên Hiệp ở Nam Việt Nam…. Và trong cuộc họp riêng trưởng đoàn đàm phán giữa Mỹ và Bắc Việt, trong tháng 8-1969, Kissinger đe dọa rằng:" Nếu đến ngày 1-11-1969 mà không đạt được tiến bộ nào th́ Mỹ sẽ tính đến thực hiện những biện pháp có hậu quả nghiêm trọng."                

     Nhưng, tập đoàn lănh đạo trung ương Đảng LĐVN đă nhận được tin tức do PXA cung cấp, rằng: "Nixon đang cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ, để được thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống khóa 1971-1974, nên Nixon phải t́m cách "chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá! Hơn nữa Nixon đang bị áp lực của Quốc Hội Mỹ đ̣i rút quân Mỹ ra khỏi chiến tranh Viêt Nam!" Do đó, Cộng sản Bắc Việt kiên quyết không chấp nhận đề nghị của Nixon, họ cũng không sợ lời đe dọa của Kissinger!

     Trong thời gian 1970-1973, nhiệm vụ quan trọng nhất của PXA là theo sát "âm mưu và thủ đoạn thương lượng ḥa b́nh" và "chiến thuật rút quân" của chính quyền Nixon (?)

     Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, ngoài việc điều tra, tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn, PXA c̣ phải dùng phương sách mua bán tin tức với CIA.  Lẽ đương nhiên, muốn dùng phương sách  con dao hai lưỡi này, PXA phải được sự cho phép của cấp trên! Cấp trên đơn tuyến của PXA vẫn là Sáu Búa (tức Lê Đức Thọ), nhưng do yêu cầu của chiến trường, nên phải có người lănh đạo trực tiếp để kịp thời chỉ đạo, và giải quyết những yêu cầu của PXA. Do đó, Sáu Hồng (tức Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục)  là người lănh đạo đơn tuyến, trực tiếp tại chiến trường của Z21 (Theo tiết lộ của Đại tá Ba Nguyên, tức Trần Ngọc Thuận, nguyên phụ tá T́nh Báo của Sáu Hồng, Sàig̣n 1976).

     Trong môi trường t́nh báo quốc tế, việc mua bán tin tức là chuyện xảy ra "như cơm bữa", không có ǵ phải ngạc nhiên! Vấn đề là giá trị của tin tức, chính xác đến mức độ nào, có giá trị nhất thời hay lâu dài, có tính chất quyết định cho đại cuộc hay tiểu cuộc?

     Trong thời gian này Z21 đă bán cho CIA những tin tức ǵ? Không có ai biết được! Nhưng, căn cứ theo những báo cáo của CIA ở Sàig̣n gửi về cho Ngũ Giác Đài ở Washington DC. Th́ các nhà nghiên cứu có thể đoán ra. Đó là tin tức về số lượng quân đội, phương tiện chiến tranh, lương thực… của miền Bắc đưa vào Nam, theo đường ṃn Hồ Chí Minh.  Đó là kế hoạch giải phóng những vùng nông thôn trù phú của Nam Bộ của Việt Cộng, để giành thế mạnh trên bàn hỏa đàm với Mỹ. v.v…Những tin tức mà PXA được phép bán cho CIA, thật ra chỉ co ½, hay nhiều nhất là 2/3 sự thật mà thôi – Nói chung là cường điệu: Ít nói thành nhiều. Yếu thành mạnh. Thắng nhỏ cho là thắng lớn…! V́ thế, CIA ở  Sàig̣n mới có báo cáo sai lệch như sau: "Quân cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng chủ lực, bằng cả việc xâm nhập vào từ miền Bắc và tuyển mộ ở ngay địa phương…Cộng sản có thể tiếp tục giữ vững được sức mạnh tổng hợp của họ trong những năm tiếp theo." (Theo CIA Memorandum SC… "The Situation in Vietnam. An Analyse and Estimate" pp. 1-2, CIA 80-82).

     [Trong thực tế, sau năm 1968, chủ lực quân của Việt Cộng trên chiến trường Miền Nam, gồm có 4 sư đoàn (mật danh là Công trường: Công trường 1, Công trường 5, Công trường 7 và Công trường 9), đă bị tiêu diệt sinh lực gần hết, chỉ c̣n lại 1/10 quân số và một số cán bộ khung mà thôi. Do đó, trong những năm 1970-1973, Cộng sản Bắc Việt cố vơ vét tân binh, hạ đến tuổi 16-17, huấn luyện trong ṿng 3 tháng là đưa ngay vào Nam, để lấp vào con số đă bị tiêu diệt, xây dựng lại 4 sư đoàn, như cũ về số lượng nhưng về chất lượng chiến đấu th́ kém xa trước 1969! Và Việt Cộng đă lấy chiến trường Campuchia làm nơi rèn luyện tác chiến cho tân binh trước khi cho xâm nhập về chiến trường miền Nam! C̣n việc tuyển dụng tân binh tại chỗ th́ không bằng 1/100 số quân  của miền Bắc đưa vào!].  

     Trái lại, PXA mua được nhiều tin quan trọng, trong đó cũng có tin giả, nhưng nhờ thu thập được nhiều nguồn tin để đối chiếu, đánh giá lại, nên tin của Z21 báo cáo cho cấp trên, hầu hết  là chính xác!

     Dưới đây là 2 thí dụ điển h́nh:

     - Tin thứ nhất: Về cuộc hành quân tổng lực của Mỹ phối hợp với VNCH trên lănh thổ Campuchia, nhằm mục đích: "Hủy diệt các cơ quan đầu năo của Việt Cộng, phá hoại cơ sở hậu phương, tiêu hao phần lớn sinh lực chiến đấu và đẩy lực lượng vũ trang c̣n lại của Việt Cộng ra khỏi Campuchia, rút sang Lào, để diệt trừ mầm họa cho VNCH sau khi Mỹ rút quân về nước!"

     Z21 đă nhận được hung tin này từ giữa tháng 1-1970, nhưng chưa biết chính xác ngày tháng bắt đầu của cuộc hành quân tổng lực (?) Trước hết, Z21 báo ngay cái tin "dự mưu" này, để cho Cục R chuẩn bị đối phó! Sau đó, Z21 liền  tiến hành điều tra từ Bộ Chỉ Huy MACV (Mỹ) đến Bộ Tổng Tham Mưu (VNCH), đến sự điều binh của các quân khu (đặc biệt quân khu Thủ đô và quân khu 3) … Nhờ có mạng lưới mật vụ trải rộng và sâu đến các đầu năo  của quân lực Hoa Kỳ và quân lực VNCH, nên trong tháng 3-1971, Z21 đă xác định và báo cáo về cấp trên như sau: "Cuộc hành quân tổng lực trên đất K của kiên quân Mỹ-Việt sẽ bắt vào ngày 29-4-1970, với 5 vạn quân Mỹ và 5 vạn quân ngụy!" Nhờ có tin t́nh báo chính xác và biết trước nên các cơ quan đầu năo của Việt Cộng như Trung ương Cục, MTDTGP, Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền, Ban An Ninh, Ban Binh Vận, Ban Tuyên Huấn, Ban Kinh Tài v.v… đều di tản vô trong rừng sâu, tránh được các mũi "T́m Diệt" của liên quân Mỹ-Việt.  Và các lực lượng vũ trang của Việt Cộng mới kịp thời phân tán nhỏ, để đánh du kích chiến, ở khắp  các mặt  trận… Kết quả, sau hai tháng "T́m Diệt", liên quân Mỹ-Việt phải rút về, để lại hậu quả hoàn toàn có lợi cho Việt Cộng, v́ Việt Cộng đă giúp cho Khờ Me Đỏ giải phóng hoàn toàn được 5 tỉnh: Ratanakiri, Stungtreng, Kratié, Mondunkiri và Prêtvihia! Đồng thời giải phóng phần lớn 6 tỉnh khác là: Kongpongcham, Preyveng, Soairiêng, Tàkeo, Cằngdan và Cambốt, gổm có tổng số hơn 3 triệu dân! Thành ra "hậu phương ngoài biên giới" của Việt Cộng càng được mở rộng thêm; "an toàn khu" và cơ sở hậu cần của Việt Cộng trên đất Campuchia càng được củng cố!

     - Tin thứ nh́: Về  ba cuộc hành quân quy mô của liên quân Mỹ-Việt trên mặt trận Hành Lang Chiến Lược của ba nước Đông Dương - Cuộc hành quân "Lam Sơn 719" đánh ra Đường số 9 Nam Lào – Cuộc hành quân "Toàn Thắng 01/71" đánh qua Congpongcham-Kratié (Đông Bắc Campuchia) –

Cuộc hành quân "Quang Trung 4"  đánh thẳng vào vùng Ba Biên Giới (Tây Nguyên).

     Cuối tháng 1-1971, PXA đă nhận được tin khẩn: Vào ngày 2-2-1971, sẽ có cuộc họp mật giữa tổng thống Nixon với các nhân vật có tầm chiến lược là: Kissinger, (Bộ trưởng Ngoại giao), Ledo (Bộ trưởng Quốc pḥng) và Moorer (Tham mưu trưởng liên quân), để xét duyệt kế hoạch các cuộc hành quân "Lam Sơn 719", "Toàn Thắng 01/71" và "Quang Trung 4". Và theo kế hoạch đă được Nixon chấp thuận th́ cuộc hành quân "Lam Sơn 719" là cuộc hành quân lớn nhất, với lực lượng 55.000 quân (40.000 quân Việt, 15.000 quân Mỹ).

     Z21 đă báo cáo khẩn lên cấp trên, nhưng về thời gian bắt đầu của mỗi cuộc hành quân đă làm cho Z21 đau đầu! Không thể chỉ trông mong vào "kẻ bán tin"! Z21 phải tự ḿnh tiến hành theo dơi và điều tra tận gốc… Do đó, đến ngày 4-2-1971 (đúng ngày liên quân Mỹ-Việt bắt đầu cuộc hành quân "Toàn Thắng 01/71"), Z21 đă biết: Bộ Chỉ Huy Hành Quân Mỹ-Việt đă bắt điều động binh từ ngày 3-2-1971, và đến ngày 8-2-1971, cuộc hành quân "Lam Sơn 719" sẽ bắt đầu! Nghĩa là PXA biết trước được 3 ngày. Và ngày 6-2-1971 Bộ Chính Trị Cộng Sản Bắc Việt đă nhận được tin khẩn cấp! Và ngày 7-2-1971, Bộ Chính Trị  Đảng Bắc Việt liền họp khẩn với Bộ Chính Trị Đảng Lào, cùng quyết định Kế hoạch "phản công"… Đến ngày 23-3-1971 cuộc hành quân "Lam Sơn 719" kết thúc! Thắng bại như thế nào lịch sử chiến tranh Việt Nam đă ghi rơ rạng!

      Cuộc hành quân "Toàn Thắng 01/71" bắt đầu vào ngày 4-2-1971, và kết thúc vào ngày 31-5-1971. Cuộc hành quân "Quang Trung 4" mở đầu vào ngày 26-2-1971 và chấm dứt vào ngày 16-4-1971. Trong thời gian diễn tiến của cuộc hành quân Quang Trung 4" , có thể nói là Việt Cộng đă chủ động được phần lớn, v́ Z21 đă cung cấp tin t́nh báo hơn nửa tháng trước!

     Chiến công thầm lặng của điệp viên Z21 trong việc bảo tồn lực lượng giải phóng, đồng thời tiêu hao sinh lực Mỹ-VNCH  của Việt Cộng trong những năm 1970-1971, thật là không nhỏ! Do đó, cuối năm 1973, PXA được thăng vượt cấp từ Trung tá lên Đại tá (không qua cấp Thượng tá) (Theo Hồ sơ thăng cấp của PXA, lưu trữ tại Pḥng Điệp báo của Cục T́nh báo trung ương).

     Trong những năm 1970-1973, Z21 c̣n thu thập được những "Tin Chiến Lược" rất quan trọng, góp phần quyết định cho sự thắng lợi vào 30-4-1975 của Cộng Sản Việt Nam! Đó là:

     1- Tin về "chiến thuật rút quân nhỏ giọt" của Nixon.

     Đầu năm 1970, PXA nhận được tin tổng thống Nixon đă quyết định rút quân Mỹ về nước, nhưng theo "chiến thuật nhỏ giọt" để có thời gian "Hiện Đại Hóa Quân Lực VNCH", đủ khả năng tự lực chống cộng hữu hiệu, th́ quân Mỹ sẽ rút hết (?) Và theo dự định của ông Laird – Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ, th́ sẽ rút 400.000 quân trong ṿng 42 tháng bắt đầu từ tháng 1-1970 đến tháng 6-1973 (?) Và, để lại tại Nam Việt Nam một lực lượng là  200.000 quân, làm nhiệm vụ hỗ trợ cho quân lực VNCH.                          

     Sau khi kiểm tra nhiều nguồn tin, PXA báo cáo lên cấp trên như sau: "Tin rút quân nhỏ giọt là chính xác 100%, c̣n thời hạn rút quân có thể co giăn, nhưng con số 400.000 là phải rút hết trước tháng 6-1973!" (Theo Hồ sơ Báo cáo Tuyệt Mật của Z21, đă dẫn).

     Nhờ nhận được Tin Chiến Lược này mà tập đoàn lănh đạo Cộng sản Bắc Việt mới hoạch định khá chính xác "Chiến Lược mai phục" chờ Mỹ rút hết 400.000 quân, sẽ phản công giải phóng  hoàn toàn miền Nam Việt Nam! Cụ thể: Trong 42 tháng Mỹ rút quân nhỏ giọt, th́ Trung ương cục miền Nam phải cho cán bộ thâm nhập về những vùng giải phóng trước 1968, nay đă bị VNCH chiếm lại để xây dựng cơ sở Đảng và quần chúng, chờ đợi quân giải phóng về! Trong thời gian đó, Cộng sản Bắc Việt ráo riết đưa tân binh vào Nam, mà thực chất là đưa vào Campuchia để thực tập chiến đấu và xây dựng quân chủ lực, đợi thời cơ tràn về Nam Việt Nam. Thực tế lịch sử đă chứng minh "Chiến Lược Mai Phục" của Cộng sản Bắc Việt đă thành công!

     2- Tin Chiến Lược về "âm mưu và thủ đoạn thương lượng ḥa b́nh" của chính quyền Nixon.      

     Đầu tháng 5-1971, PXA nhận được tin: Henry Kissinger sẽ bí mật sang Trung Quốc trong tháng 6-1971, để tiếp xúc với Thủ tướng Chu Ân Lai, đặng chuẩn bị cho chuyến sang thăm Chủ tịch Mao Trạch Đông của tổng thống Nixon, vào đầu năm 1972. Trong chuyến đi này, Nixon sẽ đề nghị Mao Trạch Đông làm áp lực bắt ép Bắc Việt Nam phải chấp nhận "chấm dứt chiến tranh theo yêu cầu của Mỹ". Và nếu, Bắc Việt chịu tuân theo áp lực của Trung Quốc th́ Mỹ sẽ "rút hết các lực lượng và cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan" (?) Sau khi xác minh và đánh giá nguồn tin này, có thể chính xác đến 8/10 PXA liền khẩn báo lên cấp trên! Kèm theo báo cáo, PXA đă nhận định rằng: "Trong thời gian ḥa đàm với Ta ở Paris, nhất là sau chuyến đi Trung Quốc của Nixon (có thể vào tháng 2-1971) Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh ở cả hai miền Nam,Bắc, đồng thời làm khó Ta trên bàn thương lượng! Đề nghị: Trung ương cần có đối sách "phản công chiến lược" trên cả hai mặt trận, tại chiến trường và trên bàn thương lượng!" (Theo Hồ sơ Báo cáo Tối mật, đă dẫn).

     Tin trên đây của Z21 có thể nói là chính xác 100%! Lịch sử đă ghi nhận: Ngày 21-2-1972, Nixon đến Trung Quốc và cùng Mao Trạch Đông đưa ra cái gọi là "Thông Cáo Chung Thượng Hải"- và nội dung chính của Thông Cáo này đúng như tin của PXA đă báo cáo lên cấp trên! C̣n đề nghị "phản công chiến lược" của PXA cũng đă được thể hiện bằng "cuộc tấn công chiến lược trên toàn miền  Nam" bắt đầu từ ngày 30-3-1972 của Việt Cộng!

 (Tham khảo thêm "VIETNAM A Historry" của  Stanley Karnow, Bengun Bookss, New York, 1983, các trang 652-653).

      Sau ngày 27 tháng 1 năm 1973 – ngày các Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa, Việt Nam Cộng Ḥa và Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam, cùng kư tên vào bản "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam". Đến cuối tháng 3-1973, toàn bộ số quân viễn chinh c̣n lại của Hoa kỳ và một số quân của các nước chư hầu, đều rút hết về nước. Ngày 29-3-1973, Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ ở Sàigon  đă làm lễ hạ cờ, là đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam!

     Từ nay, PXA đă được cấp trên giao cho một trọng trách mới. Đó là trọng trách: Theo dơi và báo cái kịp thời về việc "Mỹ và chính quyền Sàig̣n có thi hành đúng những điều khoản đă ghi trong Hiệp Định 27-1 hay không? Và chính sách của Mỹ đối với chính quyền Sàig̣n sau khi kư hiệp định như thế nào? Đặc biệt chú ư đến mạng lưới tinh báo của CIA cài lại ở Việt Nam!"

     Như vậy, phạm vi đặc vụ và đối tượng trinh thám  của Z21 đă mở rộng hơn trước! Tuy nhiên, do cái thế hợp pháp và chính uy tín của nhà báo có tầm cỡ quốc tế, nên PXA vẫn không gặp trở ngại nhiều trong hoạt động t́nh báo! Về "những người bạn CIA" th́ vẫn không có ǵ thay đổi; nhưng đối với "những người bạn ở số 3 Bạch Đằng" (tức Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo của VNCH, do tướng Nguyễn Khắc B́nh cấm đầu) th́ Z21 phải t́m cách "kết nghĩa bằng hữu" với một số nhân vật quan trọng, có khả  năng trở thành "nguồn tin có giá trị nhất" (như ông Nguyễn Phát Lộc, hàm Đại tá đặc trách Kế Hoạch của Phủ Đặc Ủy, như ông Nguyễn Thúy, hàm Trung tá, Trưởng Ban R tức Ban Nghiên Cứu của Phủ Đặc Ủy…)

     Đúng vào ngày kư Hiệp Định Paris (27-1-1973), PXA đă nhận được tin từ "số 3 Bạch Đằng", cho biết về quan hệ căng thẳng giữa Nguyễn Văn Thiệu và Nixon, nên PXA đă báo cáo lên cấp trên như sau: "Khi Nguyễn Văn Thiệu không chịu kư bản văn thứ nhất của thỏa hiệp Paris, Nixon đă tức giận nói với Kissinger rằng: "Sự tàn nhẫn chẳng là ǵ hết. Ông hăy đi gặp tên chó đẻ ấy xem nó có chịu theo không?"

     [Khi đọc đến cách nói kiểu cao bồi (tên chó đẻ) của Nixon, tôi không tin là thật, nên quyết t́m cho ra sự thật. Khi đọc cuốn "Crue Avril 1975 –La Chute De Saigon" của Olivier Todd, Éditions Robert Laffont S.A Paris, 1987, nơi trang 44, có ghi lại nguyên văn câu nói của Nixon, tôi mới tin là PXA không có bịa đặt!]   

     Ngay cuối tháng 1-1973, Z21 đă nhận được tin: "Tổng thống Nixon dự định viện trợ 3 tỷ 250 triệu dollars US cho Bắc Việt để tái kiến thiết sau chiến tranh." Z21 liền báo cáo lên cấp trên, kèm theo ư kiến nhận xét như sau: "Nếu tin này là thật th́ chắc chắn Mỹ sẽ buộc Ta chấp nhận điều ǵ đó có lợi cho Mỹ!"

    Quả thật, ngày 1-2-1973 Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận được thư của tổng thống Nixon, trong thư Nixon hứa sẽ viện trợ cho Bắc Việt 3 tỷ 250 triệu Mỹ kim.  Đến ngày 10-2-1973, Ngoại trưởng Kissinger đă tới Hà nội và nhắc lại lời hứa viện trợ của Nixon (?) Và lời nhận xét của Z21 hoàn toàn chính xác! (Theo Hồ sơ Báo cáo Tối Mật của Z21, đă dẫn).

      Cũng trong thời gian Nixon viết thư cho Phạm Văn Đồng hứa hẹn viện trợ cho Bắc Việt, PXA cũng được tin Nixon đă viết thư hứa hẹn với Nguyễn Văn Thiệu như sau: "Ông có thể tuyệt đối yên tâm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho chính phủ của ông sự yểm trợ đầy đủ nhất, kể cả sự viện trợ kinh tế lâu dài và sự giúp đỡ quân sự phù hợp với các qui định của cuộc ngừng bắn… Ông có sự bảo đảm tuyệt đối của tôi là nếu Hà nội không tôn trọng đầy đủ các điều khoản của thỏa hiệp này, tôi sẽ trả đũa mau  lẹ và nghiêm khắc," PXA đă nhận xét rằng: "Nixon chỉ muốn làm cho Thiệu an tâm, chớ trong thực tế Nixon  không thể hành động theo ư muốn của ông ta! Mỹ đă xuống thang rồi th́ không thể nào leo thang trở lại được. Chắc chắn là như vậy!" (Báo cáo đă dẫn). Và thực tế lịch sử đă chứng minh rơ ràng: Trong hai năm 1973-1974, Cộng Sản Bắc việt đă tăng cường lực lượng chiến đấu trên chiến trường Nam Việt Nam, và tiến hành Lấn Đất Giành Dân kiên tục, không nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản đă quy định trong Hiệp Định 27-1-1973! Nhưng, chính quyền Nixon đă làm ǵ để ngăn chặn thảm họa Cộng sản cho VNCH (?) Ngay khi Trung Cộng, được sự "đồng t́nh" của Hà nội, đă đưa hạm đội đến đánh chiếm Trường Sa của VNCH (10-1-1974) th́ tổng thống Nixon lại ra lệnh cho Hạm Đội Mỹ ở Thái B́nh Dương phải tránh xa khu vực Trường Sa (!)

     Đầu tháng 8-1974, PXA nhận được MẬT LỆNH bán "tin thất thiệt" cho CIA (?) Đó là tin về "cuộc họp đặc biệt bí mật của Lê Duẩn với một số tướng lănh đạo Quân ủy Trung ương, tại thị xă Đồ Sơn (Hải pḥng) vào ngày 21-7-1974, để bàn Kế Hoạch Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam Việt Nam trong năm 1975!." Nhưng phải biến thành tin: "Kế hoạch Giải Phóng Miền Nam chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I, trong năm 1975, cố gắng tập trung toàn lực để giải phóng hoàn toàn vùng lănh thổ từ vĩ tuyến 13 trở ra, nghĩa là bao gồm các tỉnh Pleiku, Kongtum, Quảng Ngăi, Quảng Nam và B́nh-Trị-Thiên. Giai đoạn II, trong hai năm 1976-1977, phải dốc toàn lực của cả nước để giải phóng hoàn toàn vùng lănh thổ từ vĩ tuyến 13 đến mũi Cà mau!"

     "Tin Thất Thiệt" này đă đến tay CIA (Mỹ) và Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo (VNCH), đă tạo nên sự "chủ quan khinh địch" về thời gian giải phóng miền Nam (1 năm thành 3 năm) của Cộng sản Bắc Việt, để cho các tướng lănh Mỹ-Việt  thấy không cần phải vội vă bố trí pḥng ngự lại trên chiến trường Nam Việt Nam (!)

     PXA đă thành công trong đặc vụ bán TIN THẤT THIỆT!

    Và vào đầu tháng 12-1974, PXA nhận được tin: Tổng thống Thiệu đă họp với các Tư lệnh Quân khu, có sự tham dự của các cố vấn Mỹ. Trong cuộc họp này các tướng lănh VNCH và các cố vấn Mỹ đă nhất trí rằng: "Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt có thể mở những trận tấn công với quy mô lớn hơn trong năm 1974, nhưng không có khả năng như Tết Mậu Thân 1988! Do đó, không thể hoàn thành mưu đồ giải phóng hoàn toàn vùng lănh thổ từ vĩ tuyến 13 trở ra được! Mặt khác, cần phải cảnh giác Việt Cộng có thể xuất kỳ bất ư đánh chiếm Tây Ninh, để dùng làm Thủ đô của Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam. Cho nên, không thay đổi thế bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu là Trị-Thiên (quân khu I) và miền Đông Nam Bộ (quân khu III). C̣n ở Quân khu II th́ chỉ tập trung lực lượng pḥng thủ chính là Bắc Tây Nguyên (Pleiku-Kongtum)…" (Theo Báo Cáo của Z21, đă dẫn)

     Nhờ biết được tin quan trọng này, Công sản Bắc Việt đă đổi hướng tấn công vào chỗ pḥng thủ yếu nhất của quân lực VNCH ở Nam Tây Nguyên – Thị xă Buôn-Ma-Thuột. Đây là mục tiêu chính trong chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 1-3-1975 đến 25-3-1975). Phối hợp với chiến dịch Tây Nguyên, Quân khu Trị-Thiên và Quân khu V của Việt Cộng, được sự yểm trợ của quân đội Bắc Việt, cũng mở chiến dịch Xuân-Hè đánh chiếm vùng lănh thổ quân khu I của VNCH. Thế mới biết: Tin tức t́nh báo không chính xác thật là vô cùng nguy hiểm, hậu quả không thể lường được!

      Trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, trong khi quân lực VNCH đang tăng cường pḥng thủ Tây Ninh, th́ Việt Cộng lại tấn công chiếm lấy các quận lỵ Dầu Tiếng, Chơn Thành và giải phóng tỉnh B́nh Long, để mở thông đường 13 – 14 từ Nam Tây Nguyên đến Miền Đông Nam Bộ, chuẩn bị bàn đạp tiến đánh thẳng vô thủ đô Sàig̣n! Đây là một bất ngờ đối với các "bộ óc tham mưu" của Mỹ-VNCH (?)

     Sau khi quân Bắc Việt đă chiếm được thị xă Phước Long (6-1-1975) PXA nhận được tin: Trong một phiên họp đặc biệt tại Dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu tuyên bố rằng: "Quân lực của chúng ta khó có thể thu hồi lại thị xă Phước Long!"  Tập đoàn Lê Duẩn ở Hà nội đă nhận được tin này, sau cuộc họp đặc biệt đó, chỉ sau có 6 tiếng đồng hồ! Cộng sản Bắc Việt đă lợi dụng tinh thần thất bại chủ nghĩa của Nguyễn Văn Thiệu, để mở rộng thế tấn công bao vây Sàig̣n! Trong lúc đó, PXA lại nhận được tin: Hoàng Đức Nhă có lời khuyên ông Thiệu là "nên trực tiếp nói chuyện với Chính Phủ lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam" (?) Nhưng, ông Thiệu không muốn, v́ ông cả tin vào lời hứa của Nixon (!)

    Chính trong thời gian thủ đô Sàig̣n sắp sửa đối diện thật sự với chiến tranh khốc liệt, thí nhà báo Phạm Xuân Ẩn, và hai người bạn của ông, đă được nhà báo Olivier Todd (Pháp) đề cập đến  như một nhân vật rất ư là "nhàn hạ", như sau:

     "Đối diện với khách sạn Continental, những kư giả mà Sàig̣n quen gọi là Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ đang quây quần bên ly cà phê hảo hạng tại nhà hành Givral: Ông Vượng duyên dáng, Phạm Xuân Ẩn khả kính, và Cao Giao với cḥm râu dê…  Ẩn là kư giả duy nhất của Việt Nam lănh lương Mỹ của tạp chí Time, biết rất nhiều tin tức và được kính nể! Ba Chàng Ngự Lâm trao đổi tin chiến sử.

     Cao Giao nói:

     - Người bà con của một người bạn đang làm việc cho đồn điền Michelin nói rằng, quân Bắc Việt có chiến sa, loại T-72 và TY-54.

     Ẩn tỏ ra nghi ngờ:

     - Tôi nghĩ rằng Cộng quân đang chuẩn bị đánh vào Tây Ninh." (Sách đă dẫn, các trang06-20).

     Ai biết đâu, trong đầu của PXA đang tính toán  việc đánh lạc hướng nhận định của Bộ Chỉ Huy liên quân Mỹ-VNCH (?)

     Khi phi công Nguyễn Thành Trung lái máy bay F-5E  ném bom xuống Dinh Độc Lập (8-4-1975). Ngày hôm sau (9-4-1975) quân đoàn IV của Bắc Việt xua quân tấn công thị xă Xuân Lộc,  th́ PXA đoán biết là: "Chiến dịch Giải Phóng Sàig̣n sắp mở màn!" PXA đă quyết định cấp tốc đưa vợ con sang cư trú ở Hoa kư! Chính quyết định này đă tạo sự nghi ngờ của Cục Phản Gián cộng sản đối với Z21 (!?). Rơ ràng, các đồng chí cộng sản của PXA đâu hiểu thấu ḷng trung thành của ông đối với Đảng. Sở dĩ PXA đưa vợ con sang sống ở Mỹ, là để tạo điều kiện hợp pháp cho việc hoạt động t́nh báo của ông ngay sào huyệt của "tên đế quốc đầu sỏ" của thế giới tư bản!

      Sàig̣n đang đối diện với sự sụp đổ của một chế độ chính trị đă bị 'siêu cường đàn anh" bỏ rơi giữa cơn giông băo! Thật vậy, trước năm 1975, nếu Mỹ viện trợ cho VNCH là 1 tỷ 500 ngàn Mỹ kim, th́ giờ đây chỉ viện trợ 700 triệu Mỹ kim. Nỗi đau cũng là sự bạc nhược về ư chí tự cường của tổng thống Thiệu đă thể hiện ở câu nói bất hủ này: "Ngày trước với 1 tỷ rưởi Mỹ kim, chúng ta giữ được 4 quân khu. Vậy có 700 triệu Mỹ kim ta chỉ giữ được quân khu III và IV." Tại nhà hàng Givral, Cao Giao hỏi PXA rằng: " Chúng ta phải tính sao khi ông Thiệu đă bỏ 2 quân khu cho Cộng sản?" PXA cười nói tự nhiên rằng: "Chúng ta về đóng đô ở Cần Thơ…Tây Đô gạo trắng nước trong mà!" Nhưng, trong ḷng PXA đang có một nỗi lo: "Khi Sàig̣n mất th́ một số bạn bè quốc gia của ḿnh sẽ ra sao? Có cách nào giúp họ khỏi bị bắt đây?" (Tâm sự của PXA với người bạn Đại tá cùng học chỉnh huấn, đă dẫn).

     Trong khi đó, PXA nhận đươc điện khẩn của cấp trên là "phải điều tra thật chính xác: V́ sao nhiều chiến hạm của Mỹ, từ hải phận Nhật Bản, từ Manila và từ Vịnh Subic... đang di chuyển về hướng bờ bể Việt Nam?" Điều đó chứng tỏ Hà nội đang lo Mỹ trở lại giúp VNCH, chơi đ̣n "Hồi Mă Thương" như khi vào đợt 2 năm 1968! Nhưng, khi PXA báo cáo rằng: "Các chiến hạm Mỹ đang tiến về biển Việt Nam là để làm nhiệm vụ sơ tán người Mỹ và một số người Việt có dính líu với Mỹ, khi đường hàng không bị cắt đứt!" PXA c̣n báo cáo là đă nhận được tin là: " Ngày 18 tháng Tư 1975, tổng thống Mỹ Gerald Ford sẽ ra lệnh di tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Việt Nam!"  

     T́nh thế của VNCH càng bi đát, khi Ủy Ban Quân Lực của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ đă bác bỏ ngân sách viện trợ quân sự bổ sung cho VNCH (16-4-1975). "Nội các chiến đấu" của Nguyễn Bá Cẩn vừa tổ chức ra mắt quốc dân đồng bào (14-4-1975) đă phải ôm hậu quả quá nặng nề! Nhưng nội các NBC cũng chỉ "chiến đấu" được 8 ngày th́ cũng từ chức theo sự ra đi đầy nước mắt của ông Nguyễn Văn Thiệu (21-4-1975). T́nh h́nh chính trị của VNCH bước sang ngày 22-4-1975 coi như một người già yếu đang thoi thóp, cầu sống ngáy nào hay ngày đó. Vậy ma Đai tướng Dương Văn Minh c̣n yêu cầu ông giáo già Trần Văn Hương phải giao chức tổng thống lại cho ông ta (26-4-1975).

     Buổi sáng ngày 27-4-1975, tại nhà hàng Givral, nhiều nhà báo quốc tế đă tiếp xúc với PXA. Họ cùng nêu một câu hỏi cho nhà báo tài ba này rằng: "Tại sao Minh Cồ đă thấy đường hầm không có ánh sang mà cứ lao vào, có khác ǵ con thiêu thân?" PXA mỉm cười và trả lời rất lịch sự với các bạn nhà báo rằng: "Thật ra, tôi không biết ǵ hơn các bạn đâu! Nhưng, tôi nghĩ ông Minh Cồ muốn làm một việc có ư nghĩa nhất, trong cuộc đời của một vị tướng đă hết thời!" Ẩn số trong lời giải đáp của PXA cũng thật có ư nghĩa đối với "lá bài Dương Văn Minh", nhằm đảm bảo cho Sàig̣n tránh được sự  tàn phá nặng nề của bom đạn!

     Trong ba ngày cuối cùng của thủ đô Việt Nam Cộng Ḥa (28, 29 và 30-4-1975), việc "thay chủ đổi ngôi" trong cái màn "múa rối chính trị" của "gánh hát Dương Văn Minh-Vũ Văn Mẫu", đă không c̣n là nỗi bận tâm của PXA nữa, bởi v́ "bản nhạc giao hưởng đầu hàng và tiếp quản", giữa chánh quyền Dương Văn Minh và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời CHMNVN, đă được sắp xếp xong về căn bản rồi! Nỗi bận tâm của PXA trong những ngày hỗn loạn này là t́m cách "giúp một số bạn bè quốc gia thoát ra khỏi Sàog̣n" trước khi quân cộng sản vào !

     Trong số bạn bè quốc gia đă được PXA tận t́nh giúp đỡ, có Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám đốc Sở Mật Vụ của Đệ nhất VNCH.

     Trường hợp ông Tuyến thật vô cùng nguy hiểm! Cho dù, Bác sĩ Tuyến đă mất chức từ hơn mười năm nay (1963-1975), và đă từng vào tù của nhà nước VNCH. Tuy nhiên, chắc chắn cộng sản vẫn không tha cho ông! Chính PXA đă khuyên ông Tuyến là phải đi khỏi Sàig̣n trước khi Việt Cộng chiếm Nam Việt Nam! Nhưng, đến ngày 28-4-1975, ông Tuyến vẫn chưa có cách nào để di tản ra nước ngoài! PXA thấy vậy, nên đă khuyên ông Tuyến đừng đi đâu hết, cứ nghỉ tại "Pḥng Thường Trú" của PXA ở khách sạn Continental, để PXA t́m cách cho ông Tuyến, v́ ông quen nhiều người của ṭa Đại sứ Mỹ, và PXA đă gọi điện thoại nhờ họ giúp "trường hợp sinh tử" này! Bạn bè không phụ ḷng của PXA!  Khoảng gần 6 giờ tối 29-4-1975, thỉ có điện thoại từ ṭa Đại sứ Mỹ gọi cho PXA.  Người gọi cho PXA là ông Southerland, kư giả của báo Christian Monitor, báo gấp cho PXA biết rằng: "Hiện c̣n một chuyến trực thăng chót của ṭa đại sứ Mỹ, sẽ đến đón người di tản vào lúc 6 giờ tối nay, tại lầu 7 của cao ốc kế bên trụ sở Văn Hóa Pháp, trên đường Lê Thánh Tôn…" Không chần chờ ǵ nửa, PXA tức tốc lấy chiếc xe "deux chevaux" của ḿnh, chở Bác sĩ Tuyến, lao nhanh đến cao ốc đó… Đến nơi, người lính Mỹ gác cổng không cho vô, nhưng, PXA nhanh trí, mượn lệnh miệng của Ngài Đại Sứ Martin cho vô. Thế là Bác sĩ Trần Kim Tuyến đă vào được cao ốc, và đă leo lên trực thăng di tản khỏi Sàig̣n, đúng 6 giờ 10 phút tối ngày 29-4-1975! Nh́n chiếc trực thăng di tản cuối cùng cất cánh, trong dó có người bạn thâm giao một thời của ḿnh, PXA thở phào, nhẹ nhơm… Nhưng, đó là một trong những "lỗi lầm" mà tổ chức đă kết tội PXA (!)

     Ngày 30-4-1975, là ngày đại thắng của Đảng CSVN, cũng là ngày hoàn thành nhiệm vụ điệp viên một cách xuất sắc của nhà báo tài ba PXA, đúng như lời nhận xét của Jean-Claude Pomonti-phóng viên (đă về hưu) của tờ báo Pháp Le Monde, rằng: "Ông vừa là điệp viên vừa là nhà chiến lược… Ông có mạng lưới liên lạc sâu sát với người Mỹ và có khả năng phân tích t́nh huống xuất sắc. Họ (Mỹ) chưa bao giờ phát hiện được ông. Ông là một điệp viên hoàn hảo!" (BBC, 21-9-2006). Nhưng, PXA đă sống trong hoàn cảnh đầy bi kịch của số phận Nhị Trùng, như Terrence Smith - Trưởng pḥng đại diện tờ báo New York Times ở Việt Nam trong thời gian 1968-1970, người bạn thân của PXA – đă nói: "Ông chịu bi kịch của người phục vụ hai chủ, và cả hai ông chủ đều nghi ngờ, không tin tưởng ông!" (New York Times, 5-2005).

     Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tổ chức bắt buộc PXA xuất hiện công khai với quân hàm Đại tá. Điều đó cũng có nghĩa là bức tử cuộc đời hoạt động t́nh báo của PXA! 

     Với lư do nào mà Cục T́nh Báo Chiến Lược Trung Ương phải quyết định như vậy?

     "Bố Sáu Già" trùm t́nh báo CSVN (tức Lê Đức Thọ) đă  trực tiếp giải thích cho PXA rằng: "Theo lệnh của các đồng chí lănh đạo tối cao là nên chuyển đồng chí sang công tác trong thời b́nh. Suốt 15 năm qua, đơn độc chiến đấu trong ḷng địch, đồng chí đă lập được nhiều chiến công và cũng hy sinh quá nhiều. V́ thế Đảng cho phép đồng chí nghỉ ngơi và hưởng hạnh phúc gia đ́nh trong thái b́nh!"  Đúng là những "lời ca" tuyệt tác của nghệ thuật tráo trở trong công tác tổ chức của CSVN!

     PXA biết rằng: "Đó chỉ là những lời lẽ che đậy một sự thật phũ phàng đối với những cán bộ t́nh báo đă bi nghi ngờ, và Đảng không c̣n tin tưởng nữa!" Nhưng, sự thật phũ phàng và quá cay nghiệt này, khi PXA bị Đảng bắt buộc viết bản Kiểm thảo về việc đưa  vợ con sang ở Mỹ trước ngày giải phóng miền Nam. PXA đă nói thật sự suy tư của một Điệp Viên Chiến Lược, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng rằng: "Tôi đưa vợ con sang ở Mỹ, trước hết là xuất phát từ công tác t́nh báo quốc ngoại lâu dài của Đảng ở ngay trong sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Tôi đă tự tin rằng đảng sẽ giao cho tôi làm nhiệm vụ quan trọng đó, v́ tôi đă tạo được chỗ đứng khá vững chắc trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Nhưng, nào ngờ, tôi đă hiểu biết quá ấu trĩ về đường lối t́nh báo quốc ngoại của Đảng?" Và PXA bắt buộc phải vâng lệnh Đảng: Kêu vợ con trở về sống ở Việt Nam!

     Đă lăn lộn trong nghề t́nh báo mang tầm vóc quốc tế trong ṿng 15 năm (1960-1975) không hề bị lộ, đă là một kỳ tích! Với kinh nghiệm và với cái thế công khai "Phóng viên báo Time", chắc chắn PXA c̣n làm nên những chiến công cho ngành t́nh báo của CSVN! Nhưng, PXA lại phải " ngồi chơi xơi nước" trong suốt hơn 30 năm (1975-2006), đóng vai tṛ một Thiếu tướng T́nh báo để làm kiểng cho những cuộc phỏng vấn đầy tính hiếu kỳ của giới truyền thông. Đây chính là nỗi đau buồn về cuối đời của PXA!

     Đặc biệt trong 13 năm đầu, từ năm 1975 đến 1988, PXA không được phép tiếp xúc  với bất cứ người nước ngoài nào!    Bởi v́ PXA đă bị t́nh nghi là đang làm việc trong mạng lưới nhị trùng của CIA (?)  "Tại sao cố t́m cách giúp cho trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến thoát ra nước ngoài? Tại sao không biết ǵ về số t́nh báo của Mỹ cài lại ở Việt Nam?  Đă nhận nhiệm vụ ǵ của CIA ở Việt Nam, sau ngày 30-4-1975?"

          Đó là những câu  hỏi "đóng dấu phạm tội" cho PXA, mà lúc nào cũng phải kiểm thảo, mỗi khi đi dự lớp chỉnh huấn chính trị tại Hàmội (!)

     Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho cái gọi là "công cuộc đổi mới", dưới trào của Nguyễn Văn Linh, PXA mới bắt đầu dễ thở, được tiếp bạn bè ngoại quốc tại tư gia ở cư xá làng báo chí tại Thủ Đức, nhưng vẫn bị sự kiểm soát chặt chẽ của an ninh chính trị.  Và cũng từ đó, ông đă sống như một con người cô độc, đêm đêm ngắm cái bóng của ḿnh lởn vởn trên tường, để hoài niệm, để suy tư và ôm hận về sự lầm đường theo chủ nghĩa Cộng sản!

     Ngày 20 tháng 9 năm 2006, PXA đă qua đời tại Bệnh Viện Quân Y 175 ở Sàig̣n, trong sự thương tiếc của bạn bè trong ngành truyền thông quốc tế, trong nỗi ngậm ngùi và xót xa của nhiều đồng chí lăo niên, đang cùng cảnh ngộ bị vắt chanh  bỏ vỏ!

     

 

o0o

 

     Chúng tôi xin thắp một nến hương cầu siêu cho linh hồn của hai chiến sĩ vô danh - Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn, cho vơi niềm đau khổ ở bên kia thế giới, và cũng để cảnh tỉnh cho những chiến sĩ vô danh, cũng như hữu danh, c̣n đang phục vụ cho chế độ cộng sản Việt Nam.

                                                

 New England-USA                                                

 Ngày 20-02-2007                                           

 Lê Tùng Minh