Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phạm Duy: Cũng Một Kiếp Người!

 

Nguyễn Thiếu Nhẫn

 

Hỡi ơi! Cũng một kiếp người

Kẻ th́ lưu xú, người thời lưu danh!                    

 

LTG: Theo tin báo chí trong nước th́ nhạc sĩ Phạm Duy đă qua đời vào ngày 27-1-2013, hưởng thọ 92 tuổi.   

 

Cách đây 18 năm, năm 1995, khi nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức ra mắt Hồi Kư, tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, tựa lấy từ một bài viết của nhà thơ Trần Dạ Từ.

 

Năm 2005, tôi bổ sung thêm một số chi tiết sau khi nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố những lời nịnh bợ VC để xin xỏ về nước, trả lời phỏng vấn vung vít nhục mạ người Việt hải ngoại trên các báo ở trong nước. Và đổi tựa bài viết thành “Phạm Duy vĩnh biệt thôn Đoài”.

 

Mới đây, t́nh cờ đọc bài phỏng vấn Phạm Duy của trang mạng Việt ngữ của đài BBC, thấy những câu trả lời của Phạm Duy mà tội nghiệp cho nhân cách của ông ta.

 

Ai cũng biết cái trang mạng Việt ngữ của đài B(ọn) B(ọ) C(hét) là cái trang mạng của tên tay sai VC Nguyễn Giang.

 

Trang mạng này hết đưa bài viết của ả Tiến sĩ mén Đỗ Ngọc Bích, đến đưa bài phỏng vấn tên Tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh để nhục mạ chế độ VNCH.

 

Mới đây, tên này lại viết bài ca tụng cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của kư giả VC Huy Đức lên tới tận mây xanh.

 

Tất cả những việc làm này đều có mục đích phân hoá cộng đồng người Viêt tỵ nạn cộng sản theo chủ trương, đường lối của nghị quyết 36.

 

Khi đài BBC hỏi: “Ở Phillipines, ông đă viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” có đúng không?”

 

Nghe Phạm Duy trả lời: “Những bài đó là những bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến làm ǵ. Tôi quên rồi”, nghe thiệt là tội nghiệp cho thân phận những kẻ hàng thần!

 

Đài BBC hỏi: “Bài “Quê nghèo” th́ ông diễn tả điều ǵ?”

 

Phạm Duy trả lời: “Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” th́ khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người VN rất cảm động, rất thích, là bởi tôi nói được những cái đó lên”.

 

Rất là chua xót khi nghe nhạc sĩ Phạm Duy tự khoe ḿnh là “nói lên được cái cảnh có những ông già cày bừa thay trâu từ mấy mươi năm trước”; nhưng nay nhạc sĩ Phạm Duy không chịu nói lên dùm những cái thảm cảnh của những phụ nữ mà cả mẹ con phải khoả thân để giữ lại mảnh đất để cày bừa sinh sống mà bọn công an VC nó vẫn nhẫn tâm lôi đi sềnh sệch như lôi những con vật để chiếm đất của người dân! 

 

Và càng mỉa mai hơn khi trang mạng Việt ngữ của đài BBC đi cái titre: “Tôi về đây là v́ tôi yêu nước” bên cạnh bức ảnh của một ông già trên 90 tuổi là nhạc sĩ Phạm Duy. 

(xem link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121219_phong_van_pham_duy_phan_2.shtml)

 

Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quư vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn v́ ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt …thôn Đoài!

Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Kư. Trong bài viết đại ư nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.

Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đă đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam . Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đă “mang ơn” Nguyễn Trăi với “B́nh Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ v́ khử bạo”; mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”; mang ơn Nguyễn Đ́nh Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau ḿnh”; mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu một không thành th́ sao/Non cao đất rộng biết đâu mà t́m?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…

Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen pḥ mă tốt áo! Cũng không có ư đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để độc giả có cái nh́n chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.

 

*

-Bài thứ nhất là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:

“…Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “T́nh ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang t́nh tự dân tộc, giờ đă mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đă trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do kư giả Lư Kiến Trúc thực hiện rằng: “Trong hai mươi năm thế giới đă đổi thay, Berlin đă thay đổi th́ tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết  ở đây, nhưng hôm nay tôi  lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, th́ trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, c̣n bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam . Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái ǵ đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”

Để kết thúc  bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy  cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời: “Tôi rất vui mừng, v́ tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu…”

Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Ḥa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đă viết trong cuốn hồi kư của đời ḿnh rằng ông ta đă từng “có hơn hai trăm mối t́nh mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đă có gia đ́nh, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia v́ sinh kế, chứ không phải v́ lư tưởng…”

 

-Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:

“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp h́nh chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”

Gần đây có một  vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đă đến ṭa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 7-1-95. Tin này đă gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến  một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.

Chúng tôi đă gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đă được nhạc sĩ cho biết như sau:

“Tôi xin khẳng định với quư anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp h́nh với ông ấy. Bức h́nh mà một số báo đưa ra là h́nh tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”

Nhạc sĩ  Phạm Duy c̣n cho biết ông đă yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra ṭa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đă đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:

“Cáo lỗi

Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ư đă viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua v́ cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích ǵ ‘bọn ngụy miền Nam’, cùng với một tấm h́nh với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’

Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp h́nh chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ư muốn này

Tạp chí Ép-Phê.”

 

-Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Th́n như sau:

“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 5-6-1985. Chế Lan Viên quai mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:

“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa th́ có lư tưởng mẹ ǵ ngoài t́nh và tiền”, anh ấy năm kia lại giở tṛ lư tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, th́ cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”

Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-86, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:

“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, v́ anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi B́nh Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đă “dinh tê” về Hà Nội…                                                                                                                                      

Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, h́nh như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ư kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái ǵ đẹp nhất trước kia và nên, sau này…

… Chúng ta kiên tŕ, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên tŕ ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:

-Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm… Cần ǵ phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu th́ đi.”

Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố t́nh đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ư sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên. Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”…một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.

… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt nào với Phạm Duy?

Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.

Hăy để ư đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ư kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ư kiến Tố Hữu về việc ǵ? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ư kiến, Trần Văn Khê làm ǵ? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lư Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lănh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.

 

-Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ư cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đă tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng , chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!)”. Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đă vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu v́ sao, sau đó, mọi chuyện đều ch́m xuồng. Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đă được VC cho phép về Việt Nam . Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê  lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàig̣n th́ tha hồ mà hốt bạc (sic!).

 

-Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:

Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?

-Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đă viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này  với đồng bào trong nước.

-PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy c̣n thứ nh́, thứ nhất?

-PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (T́nh ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà - phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi - thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ - thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nh́ của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được  về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của ḿnh về…

-PV: V́ sao và từ khi nào ông muốn về?

-PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư - tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đă làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi… Làm ǵ có trăm năm mà chờ. Làm ǵ có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đă muốn về từ lâu. Tôi đă quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rơ tôi chẳng c̣n được bao năm nữa, đă muốn làm ǵ th́ phải làm ngay thôi…

-PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm ǵ?

-PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.

-PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?

-PD: Chứ sao!

Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nh́n người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành tŕnh “ngh́n trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không c̣n nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đă có làm ǵ đi nữa th́ tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đă từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và nhiều ca khúc nữa một thời đă làm rung động biết bao người.”

 

-Bài viết thứ sáu là bài “Nhạc sĩ Phạm Duy, những dự định, niềm vui và niềm tin” được đăng tải trên bán nguyệt san Trẻ, số 174, phát hành ngày 15-02-2005. Tạp chí Trẻ có ṭa sọan tại Westmister, Nam California . Đây là một số trích đoạn trong bài phỏng vấn này:

-Bác nghĩ như thế nào khi 30 năm qua Nhà nước Việt Nam chưa cho phổ biến tác phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy?

-Theo tôi nghĩ. Chính quyền nào cũng có một đường lối chính trị. Trong giai đoạn trước, đất nước đă có sự phân chia rơ rệt. Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế th́ hơi quá. Suy cho cùng th́ tôi cũng chỉ là một nhạc sĩ. Trong cuộc chia cắt đất nước suốt một quăng thời gian dài 20 năm, có thể có những tác phẩm của tôi không được sự đồng t́nh của bên này hay bên kia, nhưng với thời cuộc lúc bấy giờ, cũng như một số người khác tôi không thể chống lại chính quyền Sàig̣n, có nhiều lúc tôi không thể làm ǵ khác ngoài cách viết để kiếm sống và để kéo “một đoàn tàu” gồm 1 vợ 8 con. Nếu xét về dĩ văng th́ ai cũng có tội hết. (do người viết bài này gạch đít).

-Thế trong 30 năm sống trên đất Mỹ, bác đă có tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đă lên diễn đàn hoặc đă phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?

-Ô không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đ́nh tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không một ai tham gia một đảng phái chống đối nào. Với giới báo chí cũng vậy, tôi không hề phát biểu điều ǵ chống lại quê hương. Nếu quư vị biết có một tờ báo nào đă đăng tin tôi về điều này quư vị hăy cho tôi biết để tôi cải chính…

-Bác quả là một người lạc quan. Nhưng ngẫm lại chặng đường dài của cuộc đời ḿnh, bác có thấy trong ḷng c̣n điều ǵ ray rứt, buồn phiền hay phải hối hận không?

-Trước kia, có một người bạn là ông Tạ Tỵ đă viết quyển sách về tôi với tựa đề “Phạm Duy, c̣n đó nỗi buồn”. Có lần ông ấy hỏi tôi về nỗi buồn và tôi trả lời: “Tôi buồn v́ tôi thành công mà đất nước th́ chưa thành công. Tôi đă thành công và được công chúng đón nhận ngay từ tác phẩm đầu tay “Cô Hái Mơ” phổ thơ Nguyễn Bính, hồi ấy số lượng nhạc sĩ sáng tác khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. C̣n đất nước lúc bấy giờ đang bị chia cắt hai miền, năm 72 chiến sự quyết liệt dữ dội kéo theo nhiều điều nghiệt ngă đau buồn. Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong ḥa b́nh, no ấm… Nhưng ông ấy không hiểu ư tôi nên đă viết một cách chủ quan tùy tiện về những chuyện t́nh cảm và chuyện vui chơi lan man. Mặc dù nội dung tác phẩm ông ấy hết lời ca ngợi Phạm Duy, nhưng theo tôi, đó chỉ là quyển “Phạm Duy c̣n đó nỗi buồn, cười”. Và tôi đă không muốn nhắc đến trong hồi kư của tôi.

-Thế, có c̣n niềm ray rứt nào làm nhạc sĩ Phạm Duy nặng ḷng khi trở về Việt Nam ?

-Tôi không quan tâm về thế chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát. Những lần về nước trước đây, thú thật tôi vẫn cảm thấy ḷng buồn bă và khắc khoải. V́ thấy cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong ḷng công chúng c̣n quá chông chênh. Vâng, tôi cảm thấy ḿnh như một thân cây đă bị nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, bây giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ ngày xưa th́ bộ rễ chưa thể cắm sâu vào ḷng đất, nên thân cành vẫn chông chênh, nghiêng ngả. Bây giờ thấy Duy Quang được hát trước đông đảo khán giả Việt Nam, được hoan nghênh xem như là 50% tôi rồi. Tôi về đây xem như được 100% rồi…

-Bác đă ví ḿnh như một thân cây đă nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ th́ bộ rẽ chưa thể cắm sâu vào ḷng đất, nên thân cành vẫn chông chênh – đó là sự khắc khoải trong cảm nhận của những lần về nước trước đây. C̣n bây giờ? Bác mong ước ǵ khi trở về VN lần này.

-Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi Nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lư do ra đi… Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo quy luật mà ông bà ta đă đúc kết “lá rụng về cội” Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn được góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà…

-Trong cả gia tài gần một ngàn tác phẩm, bác nghĩ những tác phẩm nào của bác sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét đồng ư cho lưu hành?

-Tôi nghĩ nếu phải bỏ đi 50% tôi cũng thực sự vui ḷng. Tôi nghĩ đó là một sự “gạn đục khơi trong” cần phải có. Cái ǵ đục th́ ḿnh mạnh dạn bỏ đi, những ǵ tinh khôi trong trẻo th́ nên giữ lại.

-Bác có tin là ư nguyện của Bác sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận?

-Trước kia th́ không, nhưng bây giờ th́ tôi rất hy vọng Nhà nước sẽ xem xét và sớm chấp thuận. Tôi thực sự cảm động khi vừa qua, con tôi là ca sĩ Duy Quang đă được Nhà nước cho phép được biểu diễn tại Việt Nam, điều đó tạo cho tôi một niềm tin rằng Chính phủ Việt Nam luôn rộng lượng đối với những người Việt Nam muốn trở về đóng góp xây dựng đất nước.”

 

*

Bài viết của nhà thơ Chế Lan Viên cách đây 20 năm nằm trong âm mưu “chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ động ḷng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “b́nh yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi vùng kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát t́nh ca, làm văn chương thuần túy dỗ giành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.”

Nhạc sĩ Phạm Duy là một người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Việt Cộng t́m cách “chiêu dụ” ông là chuyện không có ǵ khó hiểu. Báo chí hải ngoại viết về ông là chuyện đương nhiên.

Khi nhạc sĩ Phạm Duy chối căi và hăm dọa “kiện đứa nào” nói ông về Việt Nam , chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”. Bài viết này đă được phổ biến trên nhiều tờ báo tại hải ngoại, vào năm 1995

Mới đây, qua hai bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước và bán nguyệt san Trẻ tại hải ngoại, đọc những câu nhạc sĩ Phạm Duy xum xoe, bợ đỡ Nhà nước VC, gửi đơn đến Bộ Thông Tin, Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên hệ xin xỏ để được “hoạt động thu âm, thu h́nh và phổ biến tác phẩm”, bắn tiếng dù cho Nhà nước VC có dẹp bỏ 50% sáng tác của ông th́ ông cũng rất vui ḷng… những người đă từng ái mộ nhạc sĩ Phạm Duy bỗng cảm thấy “thần tượng” của ḿnh hoàn toàn… sụp đổ!

Nghe nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông ta quyết định trở về Việt Nam v́ được Lưu Trọng Văn tặng cho ông ta bài thơ “Về thôi” vào năm 1994, mọi người đều cảm thấy ngỡ ngàng; nhưng những ai có đọc bài viết “Quê hương, lối về” đăng trên tạp chí Pháp Luật số Xuân Nhâm Ngọ (năm 2000) ở Việt Nam, th́ chẳng có ǵ ngạc nhiên.

Lưu Trọng Văn là nhà văn gốc bộ đội, con của nhà thơ Lưu Trọng Lưu, mà nhạc sĩ Phạm Duy khoe là bạn của ông ta. Trong bài viết “Quê hương, lối về”, Lưu Trọng Văn đề nghị lập ra một “Bộ người Việt Nam ở nước ngoài” để quản lư Việt kiều hải ngoại như sau:

“Chúng ta có các sứ quán nhưng trách nhiệm lớn nhất của các sứ quán là công tác ngoại giao nên không hề có bộ phận quản lư nhà nước giúp đỡ những công dân Việt hoặc Việt kiều ở nước sở tại. Chúng ta có Ủy ban Người nước ngoài nhưng Ủy ban này  lại chưa được đặt ngang tầm một cơ quan lớn của chính phủ và cũng không có các văn pḥng đặt ở nước ngoài. Nhiều bà con Việt kiều  cho rằng Quốc hội cần lập ra một bộ, đó là ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài.’ Tất cả các việc liên quan đến Việt kiều, bộ này có trách nhiệm lo. Khi h́nh thành ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài’, chúng ta mới có bộ máy kinh phí để trước hết thống kê ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ra sao, làm việc ra sao, có nhu cầu ǵ…”

Trong bài viết, Lưu Trọng Văn cho rằng Việt Nam ngày nay đổi mới rồi, và dẫn chứng những người “có vấn đề” với Đảng và Nhà nước bây giờ đă về Việt Nam rất thoải mái – như giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư Đặng Tiến, nhạc sĩ Phạm Duy. Sợ người đọc không tin, bài viết của Lưu Trọng Văn c̣n đăng kèm h́nh Đặng Tiến, Phạm Duy chụp chung với những cán bộ Cộng Sản thứ thiệt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường - những kẻ đă chít “dải khăn sô cho Huế” vào Tết Mậu Thân 1968. Trong bài viết, Lưu Trọng Văn c̣n quả quyết nhạc sĩ Phạm Duy có tới thăm mộ cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Để được thực hiện ước mơ cuối đời là được về sinh sống ở Việt Nam và “làm được một đêm nhạc ‘Phạm Duy cuối đời nh́n lại”, do chính ông ta đứng điều khiển từ đầu tới cuối,” qua hai bài phỏng vấn, nhất là bài phỏng vấn của bán nguyệt san Trẻ có toà soạn tại Westminster tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy đă phải nói những lời xum xoe bợ đỡ Nhà nước VC làm những người đă từng ái mộ ông ḷng tràn ngập đắng cay. Thấy nhạc sĩ Phạm Duy biện bạch là trong 30 năm sống ở hải ngoại chưa bao giờ phát biểu những lời chống lại Nhà nước Việt Nam mà ngán ngẫm. Lại càng ngán ngẫm hơn khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đă phải biện bạch và bác bỏ quyển “Phạm Duy nỗi buồn c̣n đó” của nhà văn Tạ Tỵ đă viết để ca tụng ông ta vào năm 1972.

Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy đă rất thành thật khi viết trong hồi kư là đă “bỏ vùng Cộng Sản về với Quốc Gia v́ sinh kế, chứ không phải v́ lư tưởng”. Khi hiệp định đ́nh chiến kư kết vào năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy và gia đ́nh đă cùng 1 triệu người miền Bắc lên tàu há mồm di cư vào Nam sinh sống và sáng tác, nay lại tuyên bố: “Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế th́ hơi quá” nghe có vẻ chướng tai làm sao. Chuyện càng trái khoáy là v́ muốn “minh định lập trường”, muốn chứng tỏ là ḿnh đă “sáng mắt, sáng ḷng” với Đảng và Nhà nước, nhạc sĩ Phạm Duy đă tự mâu thuẫn khi phủ nhận những ǵ mà nhà văn Tạ Tỵ đă viết về ông trong quyển “Phạm Duy nỗi buồn c̣n đó” khi phát biểu: “… Tôi buồn v́ tôi thành công mà đất nước th́ chưa thành công… Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong ḥa b́nh, no ấm”. Không biết nhạc sĩ Phạm Duy sẽ trả lời như thế nào khi Công an Văn hóa thành Hồ đặt câu hỏi: “Vào ngày 30-4-1975, đất nước đă thống nhất, núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong ḥa b́nh no ấm… v́ sao ông và gia đ́nh lại t́m mọi cách leo lên Đệ Thất hạm đội của đế quốc Mỹ để… chạy trốn tổ quốc cùng với bọn đĩ điếm, ma cô?”

Không ai trách ǵ một ông già 85 tuổi muốn về Việt Nam để chờ chết. Họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ là một cựu tù nhân chính trị, ở tù VC hơn 10 năm, ra hải ngoại đă viết hồi kư “Đáy Địa Ngục” để tố cáo tội ác của Cộng sản, về cuối đời đă về sống và chết tại Việt Nam. 

 

Khổng Tử có câu: “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tức “tới 50 tuổi mới biết mệnh trời”, và “Lục thập nhi thuận nhĩ”, có nghĩa “tới 60 tuổi nghe thấy đều thông hiểu cả”. Nhạc sĩ Phạm Duy tới 85 tuổi mới “tri thiên mệnh”, nhưng vẫn chưa “nhi thuận nhĩ”.

V́ chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đă trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu h́nh và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nh́n lại”.

Tiếc thay! V́ chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đă tự ḿnh… vĩnh biệt thôn Đoài!

 

Với cá nhân người viết bài viết này, không phải tới ngày 27-1-2013 nhạc sĩ Phạm Duy mới qua đời: Phạm Duy đă qua đời cách đây 8 năm, khi ông quay lưng chối bỏ căn cước tỵ nạn cộng sản để được về Việt Nam sinh sống.

 

Đó là cái đất nước Việt Nam bị cai trị bởi chế độ Cộng sản bạo tàn mà ông và gia đ́nh đă phải hai lần chạy trốn!

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN

San Jose 27-1-2013

Châu đ́nh An nói về Phạm Duy :

" C̣n ǵ đâu trong cuộc được thua "

 

 

                                             

Tháng 4 năm 1981 tôi bước chân xuống phi trường Los Angeles, California trong bỡ ngỡ của một “dân giả quê mùa” lần đầu tiên đặt chân đến thành phố sầm uất nổi tiếng của Hoa Kỳ. Đang long ngóng th́ có tiếng reo “A! đây rồi…”. Một người đàn ông ăn bận giản dị, chân đi dép và mái tóc hoa râm đến bên tôi “Phải An không?”.

Tôi nhận ra nhạc sĩ Phạm Duy, ông dẫn tôi đến bên chiếc xe Buick cũ đời 1977 màu cam nhạt, cất hành lư vào khoang xe và trực chỉ về nhà ông ở Midway City, Quận Cam Cali.

Trên đường đi từ Los Angeles đến Midway City vào khoảng gần 1 tiếng lái xe, ông hỏi thăm tôi về cuộc sống mới đến Mỹ ra sao, và một vài chi tiết thân thế long đong của tôi. Quen biết ông qua sự giới thiệu của cựu dân biểu VNCH Nguyễn Văn Cội, và khi tôi gửi đến ông 10 ca khúc để nhờ ông giúp thực hiện một băng nhạc Cassettes. Những bài nhạc tôi viết từ trại tỵ nạn Hồng Kông cho đến khi qua định cư ở Kenosha, Wisconsin Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1980. Trong đó có những bài như Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Tâm Động Ca, Như Những Lời Ca Thép, Trại Tù Chữ S, Sẽ Có Sáng Mai Này, Như Một Lời Thề Nguyền…

Khi nhận được 10 bài nhạc, ông đă nhanh chóng hồi âm sau hai tuần lễ và một cuộc nói chuyện với ông dẫn tôi đến Los Angeles, mà tôi đâu biết đă bắt đầu đưa tôi bước chân vào giới nghệ thuật. Qua thư trao đổi, ông khen nhạc tôi có nét lạ của một người vừa vượt thoát từ Việt Nam sau 5 năm dưới chế độ cộng sản, và ông nhận lời đứng ra làm Producer, nghĩa là nhà thực hiện và sản xuất cho băng nhạc đầu tay trong đời sáng tác của tôi.

Bước chân vào căn nhà xinh xắn ở Midway City, tôi được chào đón bởi bà Thái Hằng, phu nhân của ông với một nụ cười hiền hậu, bà vui vẻ, dễ thương ân cần hỏi han và chỉ tay trên vách pḥng ăn một bức h́nh tôi ở đấy. Ngạc nhiên th́ bà bảo là  “bác trai dán h́nh cháu để nhận diện đi đón cho dễ, mấy em ở nhà cứ th́ thầm với bác là, có lẽ đây là con rơi hay sao mà bố lo lắng ân cần quá!” Mà cũng dễ nghi lắm, v́ khuôn mặt tôi và Duy Minh có phần giống nhau lắm. Tôi cười và cảm thấy gần gũi ngay với không khí gia đ́nh ông bà Phạm Duy. Đến chiều Duy Quang đi làm về, lịch thiệp trong quần Jean và áo sơ mi trắng, nụ cười hiền hậu, Duy Quang thiện cảm chào tôi. Chúng tôi bắt tay nhau và Quang hỏi đă ăn uống ǵ chưa rồi không đợi tôi trả lời anh đưa tôi ra xe bảo là đi uống cà phê và thăm phố Bolsa cho biết cộng đồng ḿnh. Mặc cho bà Thái Hằng căn dặn là chiều về ăn cơm cả nhà.

Đó là những kỷ niệm đầu tiên của tôi với gia đ́nh nhạc sĩ Phạm Duy mà tôi c̣n nhớ.  Đến chiều về, cả nhà đông đủ, lần đầu tiên tôi dự bữa cơm gia đ́nh gồm có ông bà Phạm Duy và các con Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Đức, Hạnh, 10 người ăn và thêm một miệng mới nữa là tôi. Bữa cơm rất ngon v́ vui, và từ lâu tôi chưa hề có cái không khí gia đ́nh, thân mật, ấm cúng.

Là một gia đ́nh nghệ sĩ, các con của nhạc sĩ Phạm Duy nói chuyện thoải mái, đùa cợt với bố mẹ, nhưng vẫn có sự kính phục. Đây là một gia đ́nh Bắc Kỳ chính hiệu có truyền thống và nề nếp. Cho dù 4 chàng con trai (Quang, Minh, Hùng, Cường) và 2 cô con gái (Hiền, Thảo) đă trưởng thành, nhưng vẫn ở chung với bố mẹ. Nhà nhỏ, nhưng ngăn chia nhiều pḥng, có pḥng th́ hai người, chỉ riêng Duy Quang có riêng một pḥng lớn là cái gara để xe trưng dụng thành pḥng ngủ, và Duy Cường có một pḥng riêng v́ bận làm hoà âm cho nhạc. Ngoài công việc đi làm thường ngày, nhạc sĩ Phạm Duy và các con vẫn dựng lại ban nhạc The Dreamer và mỗi cuối tuần chơi nhạc tối thứ sáu, thứ bảy tại vũ trường ở Quận Cam thời bấy giờ.

Tôi ngụ lại nhà nhạc sĩ Phạm Duy suốt thời gian hai tuần lễ thực hiện thu âm cho dĩa nhạc, phải nói là ông rất chu đáo về tổ chức, ngày nào thu thanh ai hát, xem lại bài nhạc, xem lại hoà âm, và cuối cùng, trong tay chúng tôi có dĩa master nhạc Châu Đ́nh An, và thời bấy giờ Master băng rất to, đến hai dĩa băng nhựa nặng tay.

Nhạc sĩ Phạm Duy liên lạc với hoạ sĩ Hồ Đắc Ngọc vẽ cho tôi cái b́a băng Cassettes, chở tôi đến nhà in AnNam của ông Lê Ngọc Ngoạn để xem giá cả và ấn loát, những buổi đi làm việc như thế chỉ có ông và tôi trên chiếc xe cũ của ông băng qua những con đường trong sương mù buổi sáng, và trong xe th́ luôn phát ra các ca khúc mới toanh của tôi. Bạn tưởng tượng xem, tôi hạnh phúc và ngây ngất như thế nào bên một nhạc sĩ lừng lẫy nghe nhạc của tôi mới ra ḷ.

Ông c̣n thủ bút viết cho tôi những lời sau:

“Nhạc Châu Đ́nh An v́ có nội dung rất tích cực, hy vọng sẽ là người đại diện cho những ai vừa vượt thoát từ Trại Tù Chữ S, sẽ có ngày trở về dựng cờ Quốc Gia trên đất nước thân yêu”. Kư tên Phạm Duy

Ông không ngần ngại khen ngợi nhạc tôi viết hay, và ca khúc của tôi nhan đề Tâm Động Ca do Thái Hiền tŕnh bày đă làm ông xúc động rưng rưng khoé mắt, lời bài hát tôi viết sau 5 năm tả tơi trong chế độ mới từ 1975 đến 1980:

“Khóc cho người ở lại Việt Nam

Một tiếng khóc thương cho đồng loại

Một tiếng khóc thương em khờ dại

Một tiếng khóc nhăn nheo mẹ già

Có tổ quốc, mà không có quê hương

Có đồng bào mà sao xa lạ

Có Việt Nam mà tôi mất đâu rồi

Có gịng sông mà con nước khô cạn

Có t́nh yêu mà không có bè bạn

Đứng bên này bờ biển đại dương

Nh́n chẳng thấy quê hương chỗ nào

Nh́n chỉ thấy thêm thương đồng bào

Lời tổ quốc trong tim dạt dào

Và nghe tiếng trong tôi th́ thào

Giọt nước mắt lưu vong chợt trào

Tạm biệt

Tổ quốc thương yêu…

Của tôi”

(CDA 1980)

Ông xúc động và chắt lưỡi thốt lên “hay lắm!” không những v́ gịng nhạc tôi mà c̣n v́ giọng con gái ông là Thái Hiền cao vút kết thúc câu tạm biệt tổ quốc thương yêu của tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn c̣n nhớ một h́nh ảnh của nhạc sĩ Phạm Duy ngồi sau tay lái chiếc xe và nỗi rung động thiết tha với quê hương đang đau khổ. Cứ thế, hằng ngày, những câu chuyện ông kể, từ đời sống âm nhạc của ông, lộ tŕnh vượt thoát đến Mỹ, và đến nỗi đau đớn dày ṿ suốt bao năm tháng dài khi 4 người con trai c̣n kẹt lại quê hương. Ông cũng kể là cả hai ông bà in roneo, loại giấy copy để đóng thành tập nhạc dạy đàn guitar do Phạm Duy biên soạn để bán kiếm tiền sinh sống, và nhận lời đi hát dạo cho cộng đồng người Việt phôi thai h́nh thành. Ban nhạc gia đ́nh với Phạm Duy, Thái Hằng, Thái Hiền, và Thái Thảo, ông luôn nghĩ là ḿnh không lúc nào quên được cách để kiếm tiền, hầu có phương tiện t́m cách cứu thoát Quang, Minh, Hùng, Cường c̣n lại quê nhà. Bà Thái Hằng c̣n cho tôi biết, những ngày bận rộn sinh kế th́ thôi, c̣n khi về đến nhà, là ông Phạm Duy nằm dài ra thừ người, đau đớn, ray rứt với 4 người con trai mà ông đang suy tính t́m đủ cách để đoàn tụ.

Ở đây tôi muốn nói đến t́nh yêu con quá sức nơi nhạc sĩ Phạm Duy, cả nhà 10 miệng ăn, và từ khi c̣n ở Việt Nam qua đến Mỹ, nhất nhất do bàn tay của ông làm ra, từ viết nhạc, viết bài và làm những việc liên quan đến âm nhạc để nuôi sống gia đ́nh. Các con của ông dựa vào ông, chỉ v́ yêu quá, săn sóc và lo lắng thái quá, do vậy đă dẫn đến t́nh trạng sau này, là ông đánh đổi tất cả sự nghiệp âm nhạc tiếng tăm, để chọn một lối thoát kinh tế cho các con khi về sinh hoạt trong một nước Việt Nam do cộng sản cai trị.

Đây là một sự thực mà ít ai hiểu được.

Trong email với nhà báo Hoàng Lan Chi, khi chị đề cập về thái độ và lời nói của ông trong các cuộc phỏng vấn của báo chí “lề phải” trong nước, đă dấy lên sự phản ứng bất b́nh của cộng đồng hải ngoại, về những bức ảnh ông cầm tấm thẻ “chứng minh nhân nhân”, “chứng minh hộ khẩu”, tôi đă tŕnh bày cho chị về những điều tôi biết, và nhà báo Hoàng Lan Chi, một người quen biết với gia đ́nh ông.

Chế độ Việt Cộng và nhạc sĩ Phạm Duy chơi “game” với nhau, cả hai lợi dụng nhau, và cả hai đều có đường tính toán khác nhau. Chắc chắn một điều là Phạm Duy không thể nào theo cái gọi là chủ nghĩa cộng sản, và ông đă nhận ra chế độ hiện nay ở Việt Nam, không c̣n thứ cộng sản của thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, mà là cái vỏ bọc cộng sản che chắn cho cái thực chất là chế độ tư bản đỏ, độc tài toàn trị và cái ruột chính vẫn là mô h́nh tư bản kinh tế, hay rơ hơn là tham nhũng, bán tài sản quốc gia làm giàu cho các lănh tụ và phe cánh. Ông Phạm Duy chọn một lối đi như tôi đă nói ở phần trên là, lối đi kinh tế cho các con của ông sau này, mà nh́n phiến diện đó là sự thoả hiệp dễ nhạy cảm phát sinh ra sự chê trách, chống đối từ phía cộng đồng người Việt quốc gia, cái nôi đă cho ông hít thở, phát triển gần như toàn diện sự nghiệp âm nhạc của ông. Do vậy, người ta giận dữ cũng chỉ v́ tiếc cho ông, một tài năng, một biểu tượng văn hoá c̣n sót lại của Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi đoan chắc là chỉ v́ quá yêu thương các con, ông đă chọn về Việt Nam trong chế độ độc tài hiện hữu để có ba việc:

Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đă làm ông hụt hẫng năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời t́nh ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc sĩ, nhưng, có lần ông cho tôi nghe ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết riêng cho bà, v́ cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho ḷng ḿnh bâng khuâng nhớ nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi.

Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi ḷng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi th́ thôi không có chuyện nói đến, và bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, chế độ cộng sản chưa sụp đổ như bao người trông chờ, không biết đến bao giờ quay trở lại cố hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái quê hương khốn khổ đă cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao th́ ra.

Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con ḿnh sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp ǵ cả, chỉ hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải ngoại th́ không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy th́ không được, làm thợ th́ khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng v́ sự sụp đổ h́nh ảnh thần tượng nghệ sĩ quốc gia nơi ông.

Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà b́nh hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. V́ tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ.

Cái c̣n lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao th́, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương th́ hết ḷng, khi ghét th́ hết t́nh. Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng ǵ ông Phạm Duy, mà c̣n nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi v́ quá nhiệt t́nh, quá sôi nổi, quá bức xúc v́ chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô t́nh đă thiếu sự khoan dung, thiếu sự che chở, không có trái tim bao dung che chở, nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, chỉ xô đẩy người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, và họ trở thành ích kỷ. Điều này đă xảy ra ở các hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Thích Nhất Hạnh và bây giờ là Phạm Duy.

Ông Phạm Duy đă nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay suốt 93 năm làm con người sống thở trên cơi đời này. Chắc chắn là các báo lề phải trong nước sẽ có nhiều bài “vinh danh” ông, ca ngợi sự nghiệp âm nhạc và con người ông. Chế độ cộng sản hiện nay luôn nhận vơ cho ḿnh những khuôn mặt lớn của văn học nghệ thuật, từ Văn Cao, Trịnh Công Sơn và bây giờ là Phạm Duy là người của họ, là những kẻ thành danh do bởi chế độ, hoặc là tài sản chung của đất nước. Bởi v́ có mất mát ǵ đâu, khi một cái “Game” mà chế độ lúc nào cũng là kẻ thắng bởi v́ cầm quyền ban phát “xin và cho”.

Đây là một bài học cho giới làm nghệ thuật một khi thoả hiệp trong một trận đấu “Game”.

Ở sao cho vừa ḷng người

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê!

Châu Đ́nh An

http://www.chaudinhan.net/

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: