Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Syria: Ông KGB Và Ông Machiavelli

 

  

Vũ Linh

...ca tụng Obama là Machiavelli tái sinh, đóng vai anh khờ để đánh bẫy được Putin và Assad...

 

Mấy tuần qua, TT Obama bù đầu trắng tóc với chuyện Syria vì quả thật không biết phải làm gì. Đã lỡ hăm dọa, vạch lằn ranh đỏ để rồi TT Assad của Syria coi như pha, ông tự đẩy mình lên lưng cọp, phải nhắm mắt kẹp lưng cọp xông tới, một mặt đòi thả bom bất kể đại đa số dân Mỹ chống, giới quân sự Ngũ Giác Đài phản đối, triển vọng không đủ phiếu trong quốc hội, không có một đồng minh nào chịu tham chiến bên cạnh, mặt khác loay hoay tìm cách nhẩy khỏi lưng cọp.

 

Trong thế bí ông tự chiếu, bất ngờ ông đã gặp được người hùng cứu tinh dân tộc: TT Putin của Nga.

 

Trước hết, ta nhìn lại hậu thuẫn của kế hoạch đánh bom Syria của TT Obama.

 

CNN mở cuộc thăm dò dư luận. Kết quả không có gì đáng ngạc nhiên. Trong 10 người thì có hơn 7 người chống mọi hình thức can thiệp nếu không có quốc hội cho phép. Cho dù quốc hội cho phép thì vẫn có gần 6 người không đồng ý đánh.

 

Lý do quan trọng nhất là đại đa số dân Mỹ không hiểu tại sao phải đánh, phải “trừng phạt” Syria. Họ không thấy Mỹ có quyền trừng phạt ai trên thế giới. Đặc biệt là khi không thấy quyền lợi và an ninh của nước Mỹ bị đe dọa bởi Syria gì hết.

 

Lý do thứ hai là họ cũng chưa thấy có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh TT Assad đã sử dụng vũ khí hoá chất. Ai cũng thấy hình ảnh chết chóc xùi bọt mép, nhưng có gì chứng minh đây không phải là hành động của phe nổi loạn và đồng minh Al Qaeda? Tờ báo lớn Đức, Bild am Sonntag, loan tin chính quyền Đức có bằng chứng TT Assad không phải là người đã dùng vũ khí hoá học, trong khi TT Putin để đỡ đòn cho đàn em Assad, phổ biến tài liệu chứng minh phe nổi loạn mới là phe thủ phạm. Tổng Thư Ký LHQ xác nhận cả hai bên đều vi phạm những quy ước chiến tranh và phạm tội với nhân loại, nhưng không nói gì đến vũ khí hóa học. Tổ Chức Nhân Quyền khẳng định TT Assad đã là thủ phạm, nhưng bằng chứng đưa ra chưa thuyết phục lắm.

 

TT Obama biết tình trạng này, nên đã đành phải lên truyền hình tối Thứ Ba 10/9 để giải thích và tìm hậu thuẫn.

 

Thực ra đây là chuyện thật cần thiết. Từ trước đến giờ, chính quyền Obama chưa hề giải thích rõ ràng tại sao Mỹ phải can thiệp vào Syria. Vì lý do nhân đạo? Hay an ninh quốc gia? Hay quyền lợi kinh tế? Hay nhu cầu trừng phạt? Hay vì TT Obama đã lỡ hăm dọa nên bây giờ phải có hành động nếu không muốn mất uy tín?

 

Cho dù đánh hay không đánh Syria, uy tín của TT Obama đã bị sứt mẻ nặng.

 

Theo thăm dò của Fox, trong 10 người, có 5 người cho TT Obama là yếu đuối, không quả quyết. Nhìn dưới khiá cạnh khác, cũng trong 10 người, có 5 người cho rằng uy thế của Mỹ trên thế giới đã sa sút so với thời TT Bush, chỉ có 2 người cho rằng uy thế của Mỹ bây giờ cao hơn.

 

Báo The Telegraph của Anh nhận định dưới thời TT Bush, nước Mỹ có nhiều đồng minh mạnh (như Anh, Úc, các nước đông Âu), các đối thủ rất gờm Mỹ và sợ ông cao bồi. Bây giờ, TT Obama vận động mãi vẫn không có được một đồng minh trong khi bị các nước đối nghịch Iran, Bắc Hàn, và Syria coi thường. Ngay cả Chánh Văn Phòng của TT Obama đã xác nhận nếu Mỹ đánh Syria, Mỹ sẽ là nước duy nhất tham chiến. Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ hậu thuẫn chính trị trong khi vài nước Ả Rập chỉ yểm trợ tài chánh.

 

Báo USA Today, thân thiện với TT Obama, đã phải viết TT Obama đã trở thành trò cười (laughing stock) trên thế giới. Dưới đây là vài hàng tít của các báo lớn, toàn là báo phe ta:

 

- “Giờ của lãnh đạo tài tử”, của Maureen Down, New York Times;

 

- “Một phô bày không thể ngờ và không thể giải thích được về sự bất tài của tổng thống”, của Joe Klein, Time;

 

- “Tổng Thống Làm Cả Nước Mất Mặt”, của John Podhoretz, Washington Post;

 

- “Ngỡ Ngàng Và Rối Trí”, của William Dobson, Slate;

 

- “Sự Xụp Đổ Của Chính Quyền Obama”, của Peter Wehner, Commentary;

 

- “Một Đại Cường Nhỏ Yếu” (The Puny Superpower), của James Rubin, Newsweek.

 

Hiển nhiên, phản ứng của quần chúng và truyền thông phe ta đã rất bất lợi. Nhưng quan trọng hơn là ý kiến của quốc hội. Sau cả tuần lễ vận động công khai cũng như trong hậu trường của TT Obama, tuyệt đại đa số dân biểu và nghị sĩ vẫn còn hết sức dè đặt nếu chưa công khai chống đối mọi hành động quân sự đối với Syria. TNS Harry Reid đã quyết định dời ngày thượng viện biểu quyết vì đếm mãi vẫn chưa đủ phiếu. Chủ Tịch Hạ Viện tuyên bố Hạ Viện sẽ không có biểu quyết cho đến sau khi Thượng Viện có quyết định. Chính trường Mỹ đã trở thành một trận bóng rổ với các chính khách thẩy bóng qua lại cho nhau, câu giờ chờ kẽ hở của đối phương.

 

Trước thế bí đó, tình hình đột ngột thay đổi, từ bàn chuyện đánh Syria chuyển qua việc tìm giải pháp chính trị.

 

Câu chuyện bắt đầu hoàn toàn trong bất ngờ. Trả lời một câu hỏi của một ký giả “có cách nào không đánh bom Syria không?”, ngoại trưởng John Kerry nói miả mai đại khái giải pháp quân sự chỉ có thể không cần đến nếu Syria chấp nhận trao hết kho vũ khí hoá học cho thế giới kiểm soát. Rồi ông vừa cười vừa thòng theo một câu “đó chỉ là chuyện viễn vong không thể có”. Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao xác nhận chỉ là câu nói đùa.

 

Điều ông Kerry không ngờ là TT Putin đã mau mắn chộp lấy cơ hội và chính thức đề nghị Syria giải pháp này, và Syria lại cũng mau mắn không kém, lên tiếng chấp nhận ngay, không chút do dự. Trong ngỡ ngàng của cả thế giới, bất ngờ tự nhiên lại có một giải pháp chẳng những có thể tránh chiến tranh, mà quan trọng không kém, lại giúp tất cả ra khỏi thế kẹt mà không ai bị mất mặt quá đáng.

 

Tối thứ ba vừa qua, TT Obama lên truyền hình giải thích cho quốc dân vấn đề Syria. Bài diễn văn đã được hấp tấp sữa chữa lại sau khi giải pháp của TT Putin nổi lên một ngày trước.

 

TT Obama mở màn bằng cách đưa ra những hình ảnh cực kỳ khủng khiếp của chiến tranh hoá học. Với tội ác kinh hãi tầy trời đó, thế giới không thể ngồi yên được mà phải trừng phạt, Assad phải trả giá cho tội ác của hắn. Nhưng TT Obama nói rõ không có chuyện đổ bộ lính cũng như không có chuyện can thiệp vô hạn, chỉ trừng phạt “rất giới hạn”, với những biện pháp mà ngoại trưởng Kerry mô tả: “nhỏ không thể tin được” (unbelievably small). Kiểu như phạm tội giết người bị bắt, đè ra đánh cho ba roi. Không ai tin một cuộc oanh tạc kéo dài vài tuần, “nhỏ không thể tin được”, sẽ ép được TT Assad chấm dứt việc sử dụng vũ khí hoá học để giải quyết cuộc nổi loạn đe dọa sự sống còn của cả chế độ.

 

TT Obama không đề cập đến vấn đề quyền lợi và an ninh của Mỹ bị đe dọa như thế nào, cũng không đả động đến chuyện can thiệp sẽ tác động như thế nào trong cuộc nội chiến. Người ta có cảm tưởng như TT Obama tự cho mình vai trò trọng tài không thiên vị trong trận đấu giữa hai võ sĩ đang thượng đài. Ông can thiệp để cho một bên không được chơi xấu, vi phạm điều lệ, xong rồi nhẩy qua một bên cho hai bên đấm đá tiếp tục.

 

Người ta cũng để ý thấy lý luận can thiệp quân sự đã được thay đổi hoàn toàn sau sự kiện Putin. Trước đó, Mỹ cần can thiệp để trừng phạt, để ngăn cản việc sử dụng vũ khí hoá học, không có giải pháp hòa bình nào hết, như TT Obama đã giải thích trong phần đầu bài diễn văn. Nhưng sau sự kiện Putin thì bài diễn văn được chỉnh lại để thêm đoạn dưới theo đó thì TT Obama diễn giải biện pháp quân sự thật ra chỉ là một thứ đòn bẩy để giúp tạo áp lực ngăn ngừa Syria sử dụng vũ khí hoá học. Người ta khám phá ra trừng phạt chẳng những “nhỏ không thể tin được”, mà thật ra cũng chỉ là dọa chơi thôi. Trong cùng một bài diễn văn 15 phút, ác qủy Assad đột ngột biến thành đối tác nói chuyện hòa bình với ông tổng thống đại cường Cờ Hoa. Nhóm nổi loạn bị quên bẵng. Không ai nói chuyện giúp họ nữa.

 

Nhà báo phe ta Dana Milbank của Washington Post phê bình bài diễn văn là một tuyệt tác rối bù (massive muddle), đầy trống đánh xuôi kèn thổi ngược, khi TT Obama dành phần đầu để giải thích nhu cầu quân sự, để rồi bất thình lình trong phần sau lại nói thảo luận mới là quan trọng. Ông Milbank cũng nêu ra hàng loạt mâu thuẫn trong bài diễn văn. Hiển nhiên bài diễn văn có vẻ đã được chỉnh sửa giờ chót, quá gấp rút, không kịp duyệt kỹ lại. Thực tế, diễn văn đầy mâu thuẫn chỉ vì sách lược của TT Obama tự nó đã đầy mâu thuẫn.

 

TT Obama có thể ấm ức quá nên nổi khùng chửi TT Putin với thậm từ hàng tôm hàng cá “jackass” và “dick” (không biết tin này có thật không?), nhưng bây giờ đành phải ôm lấy giải pháp Putin vì đó là cách duy nhất thoát thế bí, có khi còn giúp xù luôn giải pháp quân sự mà ông muốn tránh.

 

Điều đáng kinh ngạc nhất là trong khi TT Obama ôm chầm lấy cái phao Putin tung ra, thì đúng theo sách vở Obama, ông đã rất mau chóng nhận công, cho rằng giải pháp chính trị của TT Putin đưa ra chính là kết quả tốt đẹp của những đe dọa quân sự của Mỹ. Lại còn có hàm ý đây là ý định ngay từ đầu của Obama. Bây giờ thì Bộ Ngoại Giao cải chính lại câu nói của ngoại trưởng Kerry không phải là câu nói đùa.

 

Trong những ngày tới, bảo đảm hàng loạt chính khách và nhà báo phe ta sẽ có dịp nức nở ca tụng viễn kiến và tài lãnh đạo xuất chúng từ sau lưng của TT Obama. TNS Dân Chủ Chris Murphy đã là người đầu tiên lên tiếng giải thích tất cả đều nằm trong kế hoạch của TT Obama ngay từ đầu và chính Obama đã mớm giải pháp này cho Putin. Nhà báo phe ta Andrew Sullivan đã bồi thêm, đi xa hơn nữa, ca tụng Obama quả là Machiavelli tái sinh, đóng vai anh khờ để đánh bẫy được Putin và Assad, ngăn chặn được vũ khí hóa chất mà không tốn một viên đạn. Niccolo Machiavelli là một chính trị gia và lý thuyết gia chính trị Ý thời thế kỷ 15, nổi tiếng vì những xảo thuật và thủ đoạn chính trị.

 

Giải pháp Putin chẳng những cứu TT Obama ra khỏi ngõ bí mà lại biến ông thành một... thiên tài chính trị nữa. Ban tham mưu của TT Obama và các “ca sĩ” phe ta có thể không phải là những tay cự phách về chiến lược chính trị thế giới, nhưng nhất định là những siêu chuyên gia tiếp thị -marketing-, rất giỏi đánh bóng món hàng Obama để bán cho dân Mỹ.

 

Thật ra, tung hô kiểu này hơi quá đáng. TT Obama có thể thiếu kinh nghiệm, làm sai nhiều chuyện, nhưng hiển nhiên không phải loại người xảo quyệt như Machiavelli. Ê-kíp Obama-Kerry còn thua xa ê-kíp Nixon-Kissinger về mánh mung chính trị, nói chi đến Machiavelli.

 

Người ta có thể coi Putin như là vị cứu tinh, đã nhẩy vào cứu TT Obama và cả thế giới. Nhưng nhìn dưới khiá cạnh khác, người ta thấy ngay sự cao tay ấn của cáo già KGB Putin. Phải nói là Putin nhẩy vào xỏ mũi lôi Obama ra, biến thành người hùng yêu chuộng hòa bình, ngăn chặn được chiến tranh. Thế giới nhìn thấy một Obama hung hăng hiếu chiến đòi đánh, và một Putin nhẹ nhàng đưa ra giải pháp hòa bình. Giờ này chắc mấy ông hàn lâm viện Na Uy đang xét lại giải Nobel Hòa Bình.

 

Đã vậy, vài ngày sau, TT Putin bồi thêm một phát nữa với một bài viết gửi thẳng dân Mỹ trên New York Times, đả kích lập trường hiếu chiến của tân đế quốc Mỹ từ Bush đến Obama, và cổ võ cho giải pháp hoà bình của Nga. Bài do một công ty giao tế Mỹ, Ketchum, Inc. được thuê viết, lời ngay nhưng ý hoàn toàn gian.

 

Ở đây, ta thấy một ván cờ chính trị giữa một cáo già KGB đầy thủ đoạn, giả dối, xảo quyệt, kinh nghiệm vật lộn chính trị trong cái xã hội hỗn độn của Nga hậu Sô Viết, và một bên là anh tổ chức cộng đồng ngây ngô, không chút kinh nghiệm "đấu tranh chính trị", chỉ giỏi mồm mép kiểu "hạ thủy triều và hàn gắn vết thương của thế giới".

 

Vấn đề quan trọng hơn là giải pháp Putin có thực tiễn không? Có thể được áp dụng với hiệu quả thực sự không? Ngoại trưởng Syria đã tuyên bố ngay sau khi TT Putin đưa ra đề nghị là Syria sẽ giải mật địa điểm các kho vũ khí hoá học, ngưng sản xuất, và cho “Nga, Liên Hiệp Quốc và vài xứ khác” kiểm soát.

 

Theo tin mới nhất, Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về biện pháp kiểm tra và kiểm soát Syria. Thỏa thuận Mỹ - Nga sẽ được hỗ trợ bằng một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ, trong đó sẽ có điều khoản ép buộc TT Assad tuân thủ và sẽ có trừng phạt nếu không tuân thủ.

 

Một khúc mắc then chốt trong giải pháp Putin là thời gian tính. Syria có một tuần để nộp danh sách địa điểm các kho vũ khí hoá học, và tất cả sẽ phải bị phá hủy trước giữa năm 2014. Theo ngoại trưởng Kerry, cuộc thanh tra đầu tiên sẽ diễn ra tháng 11 này, và cuộc phá hủy kho vũ khí hóa học đầu tiên sẽ được thực hiện đầu năm tới.

 

Nghe thì thật phấn khởi, nhưng có vài vấn đề thực tế cần xét lại. Điều thứ nhất, chuyện “trừng phạt” đã bị bỏ vào sọt rác, không ai nhắc đến nữa, bây giờ chỉ bàn chuyện không cho xài hoá học trong tương lai thôi. Quên quá khứ đi. Vấn đề mới bây giờ là có gì xác định được Syria sẽ thực tâm và chân thành khai báo hết các địa điểm cũng như ngưng sản xuất? Syria nêu rõ chấp nhận cho “vài xứ khác” kiểm soát, mà không ai rõ vài xứ khác có Mỹ và các đồng minh Tây Âu không? Hay chỉ là các đồng minh Nga, Trung Cộng, Iran, Bắc Hàn, …? Mà làm sao kiểm soát được gì khi Syria đang chìm ngập trong chiến tranh khốc liệt?

 

Washington Post cũng cho biết theo các chuyên gia, muốn kiểm tra và kiểm soát tất cả kho vũ khí hoá học sẽ mất mấy năm là ít, chứ không phải vài tháng như ngoại trưởng Kerry nói đâu.

 

Chưa biết tiến trình này sẽ kéo dài bao lâu, chỉ biết sẽ giúp TT Obama hoãn vô hạn định quyết định đánh bom Syria, tránh phải đối đầu với một thất bại tại quốc hội vì không đủ phiếu, quốc hội Mỹ cũng hoãn vô hạn định mọi biểu quyết nhức đầu đau óc.

 

TT Putin nói rất rõ ràng: “tất cả chỉ có ý nghiã nếu Mỹ chấm dứt những hăm dọa dùng võ lực chống Syria”, trong khi “không ai có thể đòi hỏi TT Assad phải đơn phương ngưng chiến khi chưa có thỏa thuận hoà bình”. Nôm na ra, đây là giải pháp của Nga nhằm trói tay Mỹ để cứu Assad, cho Assad tiếp tục đàn áp. Chả trách TT Assad mau chóng chấp nhận ngay. Nhưng chấp nhận thật hay giả còn phải chờ xem.

 

Dù sao, ta sẽ không lấy làm lạ nếu đâu lại vào đấy, Mỹ thoát ngõ bí không bị miễn cưỡng đánh nữa, cuộc nội chiến Syria tiếp tục trong khi các nhà ngoại giao “nói chuyện”, cò cưa kéo dài tháng này qua năm nọ trong khi việc kiểm tra tiến hành lai rai. Biết đâu đến hết nhiệm kỳ Obama vẫn chưa kiểm tra xong? Thế là TT Obama thoát được đại nạn Syria, khỏi phải quyết định gì nữa, tặng gia tài lại cho người kế nhiệm.

 

Quả bóng “khủng hoảng Syria” dường như đã xì hơi, đầu voi đuôi chuột. Nhưng vẫn còn hơn là chiến tranh tốn kém, vào không chính danh mà ra chưa chắc trong vinh dự. (15-09-13)

 

Vũ Linh

 

 

  

 

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: