Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Biên dịch: Tuệ Minh

 

 Nỗi oan của Khổng Tử

 

Khải Nguyen

 

Chẳng phải là nỗi oan Thị Mầu càng không phải nỗi oan Thị Kính. Đây là nỗi oan khó gọi tên, khó giăi bày, có khi ẩn sau ánh hào quang.

B́nh sinh Khổng tử trải qua ba việc lớn: đi thuyết khách, làm chính khách và dạy học. Hai việc đầu liên quan mật thiết với nhau. Ngài du thuyết các vua chư hầu cố vực dậy cái ngai “con trời” đă ọp ẹp của nhà Chu. Họ ít nghe ngài. Thảng hoặc có người toan nghe nhưng khi thấy chẳng thuận với quyền và lợi của họ th́ họ quay lưng lại. Cả hai vai thuyết khách và chính khách đều long đong đến mức có lúc ngài nói ra miệng với học tṛ là sẵn sàng đi theo kẻ cướp hoặc tán đồng người ta ví ḿnh như con chó nhà có tang. Bước thành đạt nhất của ngài là lúc được vua nước Lỗ nghe theo và cho làm quan có quyền hành thực sự ở mức có thể giết phăng kẻ đối lập trước mặt vua. Tiếc rằng lúc đang đắc thế nhất lại phải cược tiền đồ sự nghiệp của ḿnh vào miếng thịt tế và rồi đành phải ra đi. Cuối cùng sự nghiệp của ngài chốt lại ở việc dạy học. Đây là thành công duy nhất của ngài và được người đời đánh giá cao. Dẫu rằng danh tôn “vạn thế sư biểu” là có cường điệu và v́ lí do chính trị là chủ yếu th́ cũng là một sự ghi công không tệ.

 

Bảo thẳng ngài rằng ngài là “người thầy của muôn đời” hẳn là ngài chẳng dám nhận. Chẳng phải v́ bọn hậu sinh của ngài chỉ mượn danh ngài, trưng những câu nói của ngài, tạo ra học thuyết, thậm chí một “đạo”, - đạo Khổng Mạnh, ghép tên ngài với tên một học tṛ của học tṛ ngài -, thực ra là để củng cố thứ chế độ chuyên chế sống dai nhất trong lịch sử nhân loại. Càng về sau ngài càng được “thánh hóa”, song đạo của ngài tuy được xếp vào hàng tôn giáo (Nho giáo) lại nặng về thế quyền, thay v́ thần quyền, và ngày càng gắn chặt vào thế quyền, vừa là công cụ ư thức hệ, vừa là công cụ ngu dân, là cái “ám ảnh” xă hội và lịch sử đeo đẳng rất khó gột. Ngài có thể can dự ǵ được vào những chuyện đó!

Với tư cách người thầy, có những lời ngài dạy là hợp lẽ đời, tỉ như  “những ǵ ḿnh không muốn chớ làm cho người”; có những lời khuyên khôn ngoan, tỉ như “với quỉ thần chỉ nên kính từ xa”; nhưng có những lời ngài dạy hoặc ngài tâm đắc chỉ hợp với tầng lớp thống trị hoặc có lợi cho họ, tỉ như “đàn bà là khó dạy”, “lễ nghĩa chẳng xuống đến hạng dân đen, h́nh phạt không lên đến giới quan lớn”. Tất nhiên, những lời của ngài, dù đúng dù sai, là dành cho con người và xă hội cách nay hơn hai ngàn năm; người đời sau muốn sử dụng hoặc lợi dụng phải biến báo đi.

“Đạo” của ngài lẽ tất nhiên là phát xuất từ ngài, bao gồm (chủ yếu) những ǵ ngài tiếp nhận từ tiền nhân, -những người nổi danh như Chu công và những người vô danh tập hợp trong các “kinh” mà ngài thu thập hoặc san nhuận. Nội dung của nó được các học tṛ thân tín của ngài và những lớp học tṛ hậu duệ của họ “biên tập”, bổ sung. Rồi nho sĩ các đời sau góp phần cải biên theo nhu cầu của thời thế, bắt đầu từ Đổng Trọng Thư, một Hán nho, người đă theo chủ trương của Hán Vũ đế đưa ngài và học thuyết nhân danh ngài lên ngôi độc tôn ở Hoa hạ; mạnh tay nhất sau này là Tống nho.

Các đời sau tôn sùng ngài là bậc thầy (phu tử), là nhà tư tưởng, triết nhân, thậm chí là “thánh”, cũng được đi. Nhưng nên nỗi cái ǵ cũng viện “thánh hiền”: đạo thánh hiền, lời dạy của thánh hiền, chữ của thánh hiền [Đến nước không được để những tờ giấy có chữ nho (“chữ của thánh hiền”) rơi văi ở những nơi uế tạp, nhặt được nếu không tiện cất giữ th́ phải hoặc là đốt đi hoặc là thả vào giếng nước ăn(!) như ở đất nước VN thời chưa xa lắm -chẳng biết c̣n ở xứ nào khác không?!] để cho đất nước tŕ trệ mà tâm thức lại u tối trước “họa của bọn quỉ Bạch dương” như ở Trung quốc, Việt Nam … th́ đâu phải do ngài! Vậy mà có những người như cái ông Lỗ Tấn ở đất nước ngài kết tội ngài và đạo của ngài đă ḱm hăm dân tộc Trung Hoa vào ṿng nghèo hèn, lạc hậu. Thật không công bằng! Tại ngài hay tại “các người”. Cũng là dân Á đông “học Nho” mà sao người Nhật sớm tỉnh thức trước pháo hạm phương Tây? Tại “thuốc lú” hay tại người cứ muốn trầm luân trong thuốc lú? Đâu nặng tội hơn!

Ngài bị hàm oan vậy, song dù sao họ cũng c̣n có cái cớ của họ, bám víu vào những hoàn cảnh địa-chính trị, địa-lịch sử ... này nọ. Đến như cái bọn đă làm cách mạng rồi, đă làm “đại cách mạng văn hóa vô sản”, đă đập phá, đốt rụi hầu hết mọi thứ di sản rồi mà c̣n bày tṛ “phê Khổng” hạ bệ ngài. Vẫn biết đó là tṛ gắn kết chủ yếu để triệt đối thủ chính trị (Lâm và phe cánh) đồng thời quét các tư tưởng “phi Mao” (trong đó có dằn mặt “đại nho” họ Chu, mặc dù đó là một kẻ cực ḱ tuân phục họ Mao, theo hồi kí của Lí Chí Thỏa bác sĩ riêng của Mao). Ngài dây ǵ đến bọn họ mà lôi ngài dậy làm nhục ngài! Sau nạn này, tưởng thế là ngài sẽ được yên là bóng ma lịch sử, dù có đáng ngậm ngùi đôi chút. Chẳng ngờ mới đó chưa lâu mà nay người ta là dựng ngài dậy nâng lên cực cao, vượt mọi suy tôn từ trước. Thế lực cầm quyền tạo ra lớp “nhà nho mới” (chữ của Lưu Hiểu Ba -LHB) xưng tụng ngài không chỉ trong nước bằng mọi phương tiện truyền thông, thậm chí muốn nâng “Khổng tử như vị cứu tinh thế giới” mà LHB đă vạch ra. Các viện Khổng tử được lập hầu khắp thế giới tuy dưới danh nghĩa trung tâm văn hóa nhưng lại chịu sự chi phối chính trị từ Bắc kinh. Vậy là với ư đồ “phục hưng vĩ đại” để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” bá quyền đại Hán siêu cường, dưới chiêu bài trỗi dậy ḥa b́nh, người ta sử dụng ngài như là một giáo chủ “Trung Hoa giáo” hay “Đại Hán giáo” và là một thần tượng “tinh hoa tư tưởng phương Đông”. Đến đây th́ ngài khó mà minh oan với thiên hạ. Vẫn biết sinh thời ngài có hai điều sở đắc lớn: thuyết “tôn quân” v́ các đấng chí tôn thay trời chăn dân và thuyết “đại nhất thống” coi Trung Quốc là cái rốn thiên hạ. Hăy thông cảm với ngài. Thời của ngài, ngài chỉ được nghe truyền lại, kể lại từng có những thời thịnh trị dân cư được an lạc dưới các triều vua Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ, … , ngài chẳng mong ǵ hơn dân cảnh và dân t́nh được như dưới các thời ấy. Do vậy, việc thuyết giảng của ngài chủ yếu là “truyền đạt văn hóa cổ xưa”. Mặt khác, ngài cũng chỉ biết dưới trời (thiên hạ) chỉ có giang sơn nhà Chu, mệnh danh Trung quốc, và ven quanh là vùng đất của các dân tộc ít người bị coi là kém phát triển hơn và bị gọi là man di. Do vậy, ngài mong muốn “thiên tử” giang rộng tay ôm trọn cho muôn dân được hưởng ơn mưa móc. Ngày nay, hai điều đó họ đă đạt vượt xa sở nguyện của ngài lúc sinh thời. “Tôn quân” th́ rơ ràng các “hoàng đế hiện đại”, cá nhân và tập thể, quyền uy lệch cả trời. “Đại nhất thống” th́ họ đă thâu tóm một giang sơn rộng gấp hàng mấy chục lần cái “Trung quốc” nằm gọn trong lưu vực sông Hoàng Hà thuở ngài sống; nữa, c̣n vươn ṿi “quyền lực cứng”, “quyền lực mềm” ra toàn cầu. Thế mà c̣n lôi ngài ra làm “cái bung xung”, một thứ chiêu bài phục vụ ḷng ham hố không cùng của họ!

Hiện giờ trên thế giới người ta gờm tham vọng của Trung cộng cho nên người ta ngán những thủ đoạn “quyền lực mềm” của họ trong đó có những cái núp danh “Khổng tử” mà họ trưng ra. Khốn khổ cho ngài! Cũng là danh nhân được hậu thế của ḿnh đem đặt tên cho trung tâm văn hóa đại diện đất nước ḿnh, dân tộc ḿnh ở nước ngoài, mà tên của ngài lại khiến người ta “cảnh giác” thế! Không như của các nước khác, (viện) Gớt của người Đức chẳng hạn, được người ta tôn trọng, v́ nể, ít ra là không phải nghi ngại.

Đặt ngài đúng vị thế trong lịch sử, nói đúng hơn, đánh giá đúng đóng góp thực sự của ngài cho đất nước ngài, dân tộc ngài, cả những ǵ tích cực mà học thuyết của ngài từng ít nhiều đem lại cho nhân quần, là cách giải oan tốt nhất cho ngài. Càng tốt hơn nếu vạch được chân tướng đằng sau những ư đồ lợi dụng và tận dụng ngài để trả lại nguyên vẹn những ǵ thuộc về ngài, kể cả những tôn vinh mà ngài đáng được hưởng. Với ư nghĩa đó, không ít những người con đáng kính, trung thực và tỉnh táo, của dân tộc TH vĩ đại đă thẳng thắn vạch ra nhiều sự thật có vẻ như xúc phạm ngài mà ngẫm kĩ ra lại là “chiêu tuyết” cho ngài.

Lưu Hiểu Ba, người TQ nổi tiếng từng được giải Nôben ḥa b́nh, trong bài “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: ‘Bàn về cơn sốt Khổng tử hiện nay’ ” (Phan Trinh dịch ra tiếng Việt đăng BVN ngày 01/01/2015) nhận xét rằng giáo huấn của Khổng tử “chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn” và chỉ ra rằng: “Tệ sùng bái thánh nhân ở TQ là một công tŕnh văn hóa giả tạo cực lớn do các đời vua chúa cùng bọn văn nhân cung đ́nh phối hợp tạo nên”, và người ta đă sản ra “món hàng giả vô cùng nguy hiểm”. Ông cũng phân tích kĩ về “cơn sốt Khổng tử hiện nay” ở Trung Quốc, qua đó ta có thể luận ra nỗi oan khiên của họ Khổng. Nếu chẳng may mà người ta lợi dụng ông thành công trong muôn một th́ tên tuổi của ông, của “đạo” ông không chừng sẽ gắn với những trang bi thảm của nhân loại, mặc dù h́nh tượng “chó gác cửa” đáng gây mủi ḷng! 

Nhà đấu tranh cho dân chủ ở TQ họ Lưu cũng dẫn ư kiến của giáo sư Lí Linh, trường đại học Bắc kinh, cách nay chưa lâu, về một Khổng tử “nhân tạo” và trích một câu trong cuốn “Chó nhà tang – Tôi đọc Luận ngữ” của ông này: “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng tử lên bệ thờ, cũng không nên d́m ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Đôn Kihôtê (người hùng hoang tưởng trong một cuốn tiểu thuyết Tâybannha nổi tiếng –KN)”. Ai cũng biết Luận ngữ tập hợp những lời của Khổng tử do học tṛ ông ghi lại và là một trong những tác phẩm kinh điển chủ chốt của đạo Nho.

Ở đất nước VN chúng ta, đạo Nho của “đức Khổng, thầy Mạnh” theo chân bọn quan quân đô hộ bắc phương xâm nhập vào từ hai ngh́n năm trước nhưng phải đến thời nhà Hậu Lê trở về sau mới thành độc tôn chi phối tư tưởng, đạo đức cả về mặt chính trị lẫn lối sống xă hội, … T́nh trạng trên bắt đầu lung lay từ đầu thế kỉ 20, do ảnh hưởng văn minh Âu Tây, và bị xóa bỏ từ năm 1945. Vậy mà những năm gần đây, trước t́nh h́nh đạo đức xuống dốc, sự học xuống cấp, …, một số người, trong đó có thể có những người được đào tạo ở “nước bạn” hoặc có quan hệ làm ăn hay công tác gần gũi với “bạn” đă đề cập đến việc khôi phục lễ nghĩa đông phương, thực chất là lễ nghĩa Khổng giáo. Nổi đ́nh đám nhất hiện tại là địa phương nọ bỏ ra hàng mấy trăm tỉ đồng xây dựng Văn miếu cực ḱ hoành tráng, sau khi đă cho quan chức chóp bu sang tận quê ngài Khổng học hỏi cung cách xây Khổng miếu, nói là để chấn hưng đạo học (!). [Nghe nói sau khi ‘được’ dư luận la ó dữ quá, các vị đưa tin “mới là đang bàn”!]. Rồi ra những người VN có lương tri có đủ tỉnh táo không để khỏi buộc tội oan ngài là nguyên nhân của những toan tính phi lí, phi nghĩa, cả phi t́nh, kia? Những toan tính chẳng hề có lợi cho việc giữ ǵn, phát huy truyền thống VN nói riêng, truyền thống đông phương nói chung trong xu thế toàn cầu hóa!

Các “hiện tượng” vừa nói khiến hồ nghi cái ư đă nêu phía trên: sự tôn phục nho giáo và Khổng tử ở VN đă cáo chung từ năm 1945 về sau. Sực nhớ cách đây chưa lâu lắm, trong hồi kí của ḿnh, một ông cựu phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng VN, -tương đương phó thủ tướng- kể (khoe) hai điều đắc ư trong lần ông sang công du Bắc kinh: một là, đă đăng đàn nói bằng tiếng Trung (thay v́ tiếng nước ḿnh theo thông lệ bang giao quốc tế); hai là, khi thủ tướng Trung cộng hỏi muốn đi tham quan những đâu đă hănh diện trả lời: Tôi là đồ đệ Khổng tử nên tất nhiên là muốn tham quan Khổng miếu. Chẳng biết ở cơi u minh ngài Khổng có vui ḷng v́ bỗng dưng có thêm một mê-tông-đồ (và các cụ Mác-Lê có buồn ḷng v́ bỗng lộ diện một phản đồ ngay cả khi hắn ta đang là một chức sắc đạo ḿnh cao vời!)? Hay là ngài phải khổ tâm v́ phải làm thầy “oan” một “đệ tử” đă giảng giải thật “cao siêu” và “thú vị” cho tổng bí thư LD khi so các danh ngôn “kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” và “mỗi người v́ mọi người, mọi người v́ mỗi người”!

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nước Tầu có không ít những đại gia về tư tưởng, học thuật: Lăo Đam, Trang Chu, Dương Chu, Mặc Địch, Hàn Phi, …, trong đó có những người sâu sắc hơn hoặc đắc dụng hơn Khổng Khâu, nhưng rồi với đời sau đều mất hút trước uy danh và uy thế của họ Khổng và đạo Nho, chẳng phải do sự vượt trội của lẽ đạo cũng như con người Khổng tử. Hầu như không có phản ứng nào, và, cũng hầu như cam phận xuôi lịch sử (dẫu cũng đă có những ư kiến bàn tán, chẳng hạn, Lăo tử phải bỏ đi ra ngoài quan ải v́ ngán hoặc không ưa Khổng tử). Có một ngoại lệ, nhưng đây chẳng phải là nhân vật lịch sử; đúng ra chỉ là một nhân vật dă sử hoặc truyền thuyết. Hồi nào chầu ŕa bên một buổi chuyện văn của mấy cụ nho, người viết bài này được nghe kể về sự tích con ruồi. Sinh thời Khổng tử có một người ḱnh địch về tài biện bác: Hạng Thác. Cậu bé này giải được những câu hỏi uẩn khúc; ngược lại họ Khổng không ít lần bí. Cậu bé mất sớm, gần cùng lúc với Khổng tử, người được tế lễ linh đ́nh đương thời và hậu thế. T́nh cảnh cậu bé th́ trái lại. Hạng Thác bèn nguyện hóa thành con ruồi để hưởng trước những lễ vật bày ra cúng Khổng tử ngay khi chưa kịp khấn vái (mời mọc) ngài. –có thể coi đây là sự “đắc thắng” của cậu bé họ Hạng, mà cũng có thể là một sự “lưu hận” đời đời!- Câu chuyện vừa phi khoa học, vừa mất vệ sinh, phảng phất trào phúng, muốn nói lên điều ǵ? Hư danh? Sự tôn phục, chân giả? Chỉ con ruồi biết thực ra là cúng bái (tôn sùng) ai và cái ǵ chăng? Đâu chỉ có chuyện “xôi thịt”! Hoặc giả chẳng c̣n là chuyện “kính nhi viễn chi”! Liệu thời nay c̣n những lời nguyền kiểu Hạng Thác? Có điều, dường như có thể có nỗi oan thánh nhân mà khó có nỗi oan con ruồi!

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng