MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

Nếu đi hết biển

 

 

NGUYỄN QUỐC TRỤ

 

Kẻ nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của ḿnh, và rành rẽ chuyện xóm làng cùng phong tục địa phương.

"When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions.

W. Benjamin: Người kể chuyện.

 

Cả ḷ nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài đó, liệu liệu mà viết!

[Bà chị cốt cán nói với thằng em phản động].

 

Trong một lần qua Cali, qua Hoàng Khởi Phong, tôi có dịp gặp Vũ Thư Hiên ở báo Người Việt, và Trần Văn Thuỷ, ở cà phê Factory. Ngồi chung bàn, h́nh như có trao đổi một cái gật đầu, một nụ cười thay cho một lời chào. Nhưng chưa tṛ chuyện. Lại càng chưa phỏng vấn.

Phía tôi, không hề có ư định phỏng vấn, và không hề có ư định trả lời phỏng vấn. Tôi vẫn nghĩ, những cuộc gặp t́nh cờ hay cố ư như vậy, chẳng phải là dịp để mà thố lộ tâm t́nh. C̣n phía “bên kia”, bây giờ nghĩ lại, sau khi đọc một số bài phỏng vấn một số nhân vật hải ngoại trong NĐHB, tôi có ư nghĩ, tôi không thuộc final list, những người được lọc ra để phỏng vấn, có lẽ vậy.

 

Tôi đă từng được "phía bên kia" phỏng vấn. Và lần đó, thật là tuyệt vời.

Cái người phỏng vấn tôi, h́nh như rất hiểu tôi. Anh tránh hết mọi câu hỏi có dính dáng tới t́nh h́nh chính trị trong và ngoài nước. Những câu hỏi như chưa hề được sửa soạn, nhưng hóa ra là được sửa soạn rất kỹ: Chỉ hỏi về cảm giác của một người hơn một nửa thế kỷ mới trở lại nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh. Những câu hỏi nói lên tâm hồn của người hỏi: rất thân thiết, rất thực.Thú nhất, như thể muốn cho tôi được hoàn toàn thoải mái, anh mở đầu cuộc phỏng vấn bằng câu như thế này:

-Tôi đă từng vượt biên!

 

Tôi nghĩ, những câu hỏi của TVT, với CXH chẳng hạn, cho thấy, anh thua xa người phỏng vấn tôi, lần đó, ở Hà Nội.

 

Tôi chưa được đọc toàn cuốn sách NĐHB, nhưng qua trích đoạn trên Hợp Lưu.

Nhân đây, cũng đề nghị với Trung tâm William Joiner, "tiền chùa" sao không xây [construct] một trang web cho bàn dân, lưu vong hay không lưu vong, cùng được đọc những "nghiên cứu về tiến tŕnh 'Tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài'" của những tác giả đă từng cộng tác với Trung Tâm?

Bởi v́ tôi đă từng làm như vậy, với một tác giả, là Hoàng Ngọc Hiến. Tin Văn là nơi đầu tiên lọc cọc "type" bài viết của ông, và post lên lưới toàn cầu cho bàn dân thiên hạ cùng đọc, trước khi xẩy ra vụ kiện.

[Tôi không hiểu "tác phẩm" của HNH có được "Trung Tâm" cho xb hay là chưa?]

Lại nói chuyện phỏng vấn: tôi là nhà văn "lưu vong, hải ngoại " đầu tiên được báo trong nước phỏng vấn, và sau đó được đưa lên lưới toàn cầu [xin xem Phỏng vấn NQT}

 

Lần trở về, của đáng tội, Gấu tui cũng phải tính toán!

Nghĩa là phải trở lại đất bắc trước, gặp ông cậu trước, có ǵ c̣n có ông. Sau mới ghé Sài G̣n.

Vả chăng, nếu không gặp lại "một" người [của đất] bắc, chắc ǵ đă dám trở về!

Nhưng có lẽ phải nói, chuyện trở về nhen nhúm từ khi bắt đầu viết trở lại. Đúng hơn, từ khi giữ mục Tạp Ghi  trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác. V́ viết trở lại, mới quen Ariadne, mới nhận ra sợi chỉ nối một đứa trẻ với cái chuồng giam giữ nó, là Miền Bắc, Hà Nội.

 

 ***

 

 Tôi nghĩ, những cuộc gặp gỡ như được ghi lại trong Nếu Đi Hết Biển của TVT, nó ôm đồm quá, tham quá, người đặt câu hỏi th́ muốn đặt ra thật nhiều vấn đề, người trả lời th́ muốn trả lời, không chỉ cho một người nghe, mà c̣n muốn cho cả ngoài và nhất là cả trong nước, và nhất là nhà nước, nghe.

 

Đúng ra, để đi tới được những vấn đề như thế, là phải có những câu hỏi hoặc câu trả lời có vẻ như lạc đề,  thí dụ như câu của cái tay phỏng vấn tôi ở Hà Nội. Một câu như thế, thật là cần thiết, nếu không phơi phới, "được lời như cởi tấm ḷng", th́ cũng ngọt ngào, đậm đà, như các cụ nói, "miếng trầu là đầu câu chuyện".

 

TVT đă không đặt ra cho ḿnh một câu hỏi như thế [có thể chẳng bao giờ ông nghĩ tới vấn đề này cũng nên, có thể ông cho rằng ẩn dụ nếu đi hết biển của ông là đủ nói lên hết rồi, hết tấm ḷng của ḿnh rồi]. Cái kiểu hỏi đối với CXH chẳng khác ǵ một cuộc hỏi cung, về lư lịch. Và tôi sợ rằng, đây là một " tật xấu" của những người sống quá lâu trong chế độ toàn trị.

 

Tôi đă từng bị hỏi như vậy, những ngày đầu tiên, khi vừa viết mục Tạp Ghi cho báo Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác.

 

Một bữa, NMG gọi điện thoại cho tôi, hỏi:

-Anh có một ông cậu nào, ở Hà Nội, làm cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương, mà đă về hưu không?

-Có, nhưng tôi không biết là ông cậu đă về hưu hay là chưa?

-Có một độc giả gửi thư đến ṭa soạn, cho biết, rất thích những bài TG của anh. C̣n hỏi giá một năm báo, để mua, gửi về trong nước. Rồi ông ta "tiện thể" hỏi chi tiết trên, về anh.

 

Giác có lần nói với tôi, như một người ra ngoài này trước: ở ngoài này, viết cứ như là viết vào hư vô. Chẳng có tí hồi đáp nào từ phía độc giả. Đọc mục toà soạn trả lời bạn đọc, thí dụ như của báo Văn chẳng hạn, nghe toàn giọng của người đi trên mây, hoặc kẻ đă từng có thời suy nghĩ trên cỏ (1).

 

(1): Xin lỗi bạn ta, Gấu này không c̣n nhớ tên cuốn tuỳ bút của bạn, viết ngày nào trên cỏ may miền nam.

 

Anh nói về những bài TG: Bạn là người độc nhất, theo như tôi biết, vừa viết là đă có hồi đáp liền.

Sau đó, anh kể ra một vài trường hợp thật là cảm động. Thí dụ như, có hai ông bà độc giả rất thích mục Tạp Ghi. Họ có một người bạn thân, t́nh h́nh kinh tế hơi eo hẹp, thành thử cứ qua hỏi mượn. Ông này cũng mê mục TG, mà cứ muốn đọc trước cả người bỏ tiền ra mua báo! Thế là hai ông bà đề nghị, ông Giác ơi, bán thêm cho tôi một số nữa, theo giá biểu quà tặng, và gửi về địa chỉ của ông bạn.

 

Thế rồi đến trường hợp hỏi mua dài hạn, kể từ số có bài TG của NQT, để gửi về trong nước!

 

****

 

 -Các anh c̣n ǵ để mà bàn giao?

Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:

-C̣n chứ, c̣n tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.

Bởi v́ mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.

Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.

 

 Một trong những hành động "giao lưu, ḥa giải, nhưng "hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến tranh, là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo Mẽo, tờ Time, toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp viên Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên. 

Người mà Time tính chọn làm đại diện cho giới viết văn miền bắc, là Nguyễn Tuân.

Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.

Vào thời kỳ đó, tôi c̣n nhớ, tờ Life th́ phải, làm một số đặc biệt về miền bắc, với những h́nh ảnh, thí dụ, những thanh niên miền bắc nghiêm trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi tiếng bom đạn vừa dịu xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một h́nh ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lư tưởng của chiến tranh vệ quốc: Bởi v́, nói ǵ th́ nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một cuộc chiến tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam, không phải bởi  v́ những ǵ xẩy ra trước, trong, mà là sau chiến tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền h́nh Pháp, trong chương tŕnh văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống sót ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù, Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đă tiên đoán, miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.

Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một h́nh ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức h́nh tờ Time dùng làm h́nh b́a cho một số báo của họ, h́nh như thời gian sau khi ông Diệm mất. H́nh một ông xă trưởng miền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức h́nh làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".

 

Nếu Đi Hết Biển II

 

Nếu đi hết biển.

 

II

C̣n ở hải ngoại này th́ không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, th́ hà cớ ǵ phải vừa viết vừa cảnh giác đề pḥng cộng đồng biểu t́nh chống đối?

Hoàng Khởi Phong, trả lời Trần Văn Thuỷ: Ở hải ngoại này có tự do sáng tác hay không? 

 

Theo tôi, quả là có nỗi sợ bị "dí súng vào màng tang", ở một số nhà văn hải ngoại, ở những thời điểm nóng bỏng của nó. 

 

Tôi c̣n nhớ, thời gian trước 1975, khi phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho nhật báo Tiền Tuyến, cũng là thời gian Vũ Hạnh bị bắt, v́ bị t́nh nghi là Việt Cộng. Như để chứng minh một điều, rằng, chuyện đó chẳng ảnh hưởng ǵ tới Vũ Hạnh, như là một nhà văn, tôi đă điểm cuốn vừa mới ra ḷ của ông lúc đó, là cuốn Bút Máu. V́ là báo quân đội, và người phụ trách khi đó là "sĩ quan" Dzư Văn Tâm [sau ông trao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi], cho nên ông  khuyên tôi, có lẽ nên bỏ bài đó đi. Tôi cứ để nguyên. Nhà thơ, có thể nghĩ, như vậy mới đúng, nên đă cho đăng.

 

Khi tôi viết mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học,của Nguyễn Mộng Giác, và đưa ra một số ư kiến riêng về vấn đề giao lưu ḥa giải, và nhất là đă có những ḍng "khen  ngợi" một số nhà văn ở trong nước, như Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp.... Nguyễn Mộng Giác nói: Nếu trước đây, mà anh viết như vậy, là "tụi nó" làm thịt anh rồi!

Nhân đó, tôi hỏi về vụ Mùa Biển Động. Anh nói, nếu không dính đến ["đại cuộc" là] vụ HCM,  tôi đă không làm cái chuyện "xin lỗi"...

 

Tôi suy ra một điều: Một số nhà văn miền nam ở hải ngoại, nói chuyện giao lưu ḥa giải sớm sủa nhất, đều là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà, theo nghĩa, họ băn khoăn nhiều nhất về chế độ đó. Trong tận cùng bản chất,  họ là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà.

Đây là một điều trái khoáy, ngược ngạo, mà ít ai nhận ra, theo tôi.

 

Thanh Tâm Tuyền là người đầu tiên thực tâm muốn viết về người lính VNCH, nhưng cũng là người đầu tiên từ bỏ ư định đó, qua nhân vật Đạo, trong một truyện dài mà ông bỏ dở. Và sau đó, lại bỏ dở một chuyện dài khác nữa, một thứ giống như tự truyện, viết về những ngày đầu tiên ở trong quân trường, của một người "già" do lệnh tổng động viên nên bị gọi lính trở lại, giữa một đám thanh niên không cùng tuổi với ḿnh, nhưng chịu cùng chung một số phận.

 

Trong tận cùng bản chất,  họ là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà. Trường hợp điển h́nh nhất: Khánh Trường, và truyện ngắn: Có Yêu Em Không.

 

Truyện này đă được dịch qua tiếng Tây, nhưng theo tôi, dịch giả đă không nắm được tinh thần của truyện, nên đă làm hỏng nó. Cái truyện ngắn của KT, nó giống như truyện ngắn Con Thú Tật Nguyền của Nguỵ Ngữ, Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi, của Cung Tích Biền, Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền, chúng đ̣i hỏi một điều thật là nghiệt ngă: Những ai bỏ chạy cuộc chiến, là không thể nào hiểu nổi chúng.

Giống như trường hợp của G. Steiner, khi ông viết về Ḷ Thiêu, về cái cảm giác, số phận tôi, là phải chết cùng những bè bạn của ḿnh ở trong đó. Nhờ ông bố nh́n xa, ông thoát chết, và thế là suốt đời, ông sống "Cái Chết Ḷ Thiêu."

Với những truyện ngắn trên, muốn hiểu chúng, là bắt buộc, tôi lập lại, bắt buộc, phải trải qua cuộc chiến nồi da xáo thịt đó.

Nói theo trường hợp Steiner, bạn suốt đời phải sống "Cái Chết Việt Nam" mới hiểu nổi những truyện ngắn trên.

Nói chuyện Ḷ Thiêu xa vời, có thể lấy ngay một câu của Linda Lê, "Tôi mang trong tôi một đứa trẻ đă chết, là Việt Nam", h́nh như bà đă từng tuyên bố như vậy. (1)

Một cách nào đó, có thể nói, tôi "may mắn" v́ đă "hiểu" chúng. Cũng như "may mắn", v́ đă ở lại, và là một trong những người thuộc loại "trâu chậm uống nước đục".

Như nhà văn Trùng Dương đă có lần than giùm: "Anh qua trễ quá, biển hết động rồi!"

 

(1): Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết. Rơ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.      

Phỏng vấn nhân dịp phát hành Thư Chết

Tôi đọc truyện ngắn Có Yêu Em Không của Khánh Trường ở trong trại cấm Sikiew, Thái Lan, trong lúc chờ kết quả thanh lọc. Chấn động do nó gây nên, sau này phải nhớ lại, tôi thấy chẳng khác, nếu phải so với  lần đầu tiên được nghe bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, của Phạm Duy, thời gian ở trong trại cải tạo, nghĩa là người nghe lần đầu, là tôi đó, đă có một khoảng cách thật xa với lúc bản nhạc ra đời.

 

Tôi vẫn thường nghĩ, có những tác phẩm, nó như không chịu gặp bạn ngay, v́ nó biết rằng, gặp ngay là hỏng!

 

Bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng là vậy đối với tôi. Như thể nó được Phạm Duy sáng tác, để dành riêng cho tôi, bao nhiêu năm tháng sau, khi cuộc chiến đă chấm dứt, để cho tôi gặp nó, bản nhạc, ở trong một trại tù ở miền nam. Tôi nhắc lại, phải là một trại tù, ở miền nam, có thể cũng không xa lắm, cái nơi mà người vợ đă từng tới, để nhận xác chồng.

 

Có thể, bởi v́ tôi đă ở có lần đi nhận xác thằng em trai, tử trận tại Sóc Trăng, trước Mậu Thân một năm.

 

Bất th́nh ĺnh, giữa chốn lao tù không biết ngày nào về, bản nhạc cất lên, và nó làm tôi sống lại những ngày tháng cay nghiệt, thê lương đó....

 

Như một "dấu báo", cho riêng tôi, truyện ngắn KT, Có Yêu Em Không, bản nhạc Phạm Duy, Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, những sự kiện riêng rẽ chẳng liên quan ǵ tới nhau đó, lạ một điều, chúng quyện vào với nhau, xung quanh cái chết của đứa em trai. Sự kiện "giả tưởng", trung tâm truyện ngắn KT, cái xen xẩy ra ở trên gác xép, bên dưới đèn nhang khấn bái chung quanh chiếc ḥm của người chết đó, đă thực sự xẩy ra, tuy không ngay bên cạnh chiếc ḥm của thằng em trai tại nhà hội thị xă Sóc Trăng, nhưng cũng cách đó chẳng xa, giữa một số sĩ quan bạn bè của thằng em, và mấy cô gái làng chơi, sau này tôi được nghe kể lại, từ một người bạn, cũng sĩ quan, đă cùng đi với tôi, xuống nhận xác thằng em.

 

Lần về, trong khi tôi theo chiếc C130 về Sài G̣n cùng xác thằng em, cô bạn gái của nó, bà mẹ của cô gái, anh bạn đi xe đ̣ trở về Cần Thơ, là nơi đơn vị anh đang đóng quân, chiếc xe đ̣ đi trước xe anh bị ḿn. Sau này, anh vẫn tự hỏi, hay là thằng Sĩ đă "xúi" tao đừng nhảy lên chuyến xe đầu tiên?

 

Một cách nào đó, nó c̣n liên quan tới sự kiện giả tưởng ở trong cuốn tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn, của Garcia Marquez. Bạn có nhớ cái xen làm t́nh giữa hai kẻ cùng huyết thống, trên chiếc vơng, và bao nhiêu mồ hôi, tinh khí , máu trinh... chưa kịp rớt xuống sàn nhà, là đă bị những sợi vơng nóng bỏng nuốt sạch, rồi bạn tưởng tượng ra cái cảnh ở trên gác xép trong truyện ngắn KT, và làm một cú so sánh, th́ sẽ thấy, cảnh ở trong truyện KT hung bạo gấp mấy lần của Garcia Marquez:  Hăy tưởng tượng những máu lệ, những sung sướng, đau khổ, những rên xiết quằn quại của cặp trai gái... bị những tiếng cầu kinh, những sợi nhang khói nuốt sạch, không để lại một chút nào cho cái cuộc chiến khốn kiếp đó! (1)

 

Trong những truyện ngắn hay nhất thế giới, có một, của Nhật, kể câu chuyện, một anh chàng sinh ra, lớn lên học hành thành tài, ra đời, lấy vợ, đẻ con, sống [ngu ngốc] cái cuộc đời đầy những hạnh phúc [ngu ngốc] như thế đó, bỗng một bữa, trên đường đi làm, động đất [h́nh như vậy], phải chạy vội vào một ổ tạm trú. Ở đó, anh gặp một đứa con gái, dơ dáy, bẩn thỉu, thuộc loại ăn xin ăn mày trong thành phố. Trong khi chờ chết, cả hai "h́ hục, hăm hở, mê mải.... làm t́nh" và cho tới lúc đó, anh đàn ông mới hiểu ra được "làm t́nh" nghĩa là ǵ, hạnh phúc nghĩa là ǵ.

 

Tôi nghĩ, truyện ngắn Có Yêu Em Không của KT có cái mùi vị hạnh phúc tương tự.

 

Cho dù là được viết ở hải ngoại, nhưng Có Yêu Em Không là cũng từ những năm tháng đó mà ra.

 

Thành thử cái tay "ǵ đó" dịch ra tiếng Tây, đọc không được!

 

Đọc không được, làm sao dám dịch?

 

Vậy mà c̣n dám dịch, những "của quí" như của DTH?

 

Có những giây phút, những thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải nh́n lại lịch sử văn học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn học những năm 1960 quả là giầu có vô cùng.

 

Chỉ với một vài truyện ngắn của nó.

 

 

Trong những năm chiến tranh, Gấu tui may mắn có được một vài dịp bỏ chạy cuộc chiến, nhưng có thể, bởi v́ nó dai như đỉa đói, cho nên, cuối cùng đều hỏng cả.

Thời gian Gấu vừa làm chuyên viên Bưu Điện vừa làm "part time" cho hăng RCA, trụ sở chính ở Manila, đám chuyên viên Phi làm chung thích Gấu quá, cứ xúi, mày đi Manila đi, tụi tao nói với Sếp lo cho.

 

Chả là, tụi nó biết tôi suưt chết, trong vụ ḿn Mỹ Cảnh, trong khi đi cùng hai người bạn Phi. Chính hai người bạn Phi vừa mới chân ướt chân ráo tới Sài G̣n đă che cho Gấu, và hứng hết những mảnh ḿn Claymore, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh bên bờ sông Sài G̣n, trong dịp biệt động thành chào mừng Mẽo đổ quân tại băi biển Đà Nẵng, 1965. "Sự cố" này, Gấu tôi đă kể trong truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài G̣n.

Chắc là chúng muốn "bắt" một thằng, "thế" cho hai thằng đă chết. Lúc này Gấu tuy chưa vợ con dầm dề, nhưng chỉ mê đi Tây. Cứ muốn "xin một tí Paris để được làm thi sĩ".

 

Rồi thời gian làm cho UPI, tay sếp cũng muốn t́m cách cho đi Tokyo.

 

Nói chung là tụi nó đều mê Gấu, không phải v́ tài viết văn, mà tài sửa máy. Gấu nổi tiếng là một chuyên viên kỹ thuật, "không sửa máy bằng tay, mà bằng đầu," như một tay chuyên viên Mẽo từ California tới Sài G̣n, đă từng khen.

 

Có lần, vào phút chót, tưởng đi mười mươi, lại khựng lại. Lư do khựng lại, không phải do ngoại cảnh, mà như thể có một người nào, ở bên trong Gấu, xúi bậy xúi bạ, này đừng, ra đi là... hết rồi, là khốn nạn đấy con ạ, đi là không thể nào trở về được đâu, mà có trở về, th́ cũng chẳng c̣n ǵ nữa. Có nhớ chàng Lưu, chàng Nguyễn không? Đến Thiên Thai làm ǵ cho khốn khổ khốn nạn, khi trở về là hết đời của ḿnh rồi! [Đào thơm đâu cần phải đến Thiên Thai mí có!]

 

Chỉ vào những năm gần chót đời, khi phải nh́n lại, tôi mới nhận ra một sự thực thê lương là, đời của lũ chúng tôi,  chính là cuộc chiến khốn kiếp đó!

 

"Đời của mi đâu rồi, hôm nay sao không đi đón mi?"

Gấu tôi chợt nhớ Bông Hồng Đen, và câu nói đùa của bạn cô, những lần Gấu tôi bận việc sở không thể đi đón, khi tan trường...

 

NQT

 

Chú thích:

 

(1) Cái xen ở trong Trăm Năm Cô Đơn, là như thế này:

 

".... Cô chỉ c̣n kịp cám ơn Thượng Đế đă sinh ra ḿnh, trước khi lương tri bị ch́m nghỉm trong niềm khoái lạc đê mê át cả cái đau đớn, để giăy giụa ở trong ḷng chiếc vơng bốc hơi nghi ngút. Cái vơng như một tờ giấy thấm đă hút ngay máu trinh của cô chảy ra."

 

[Bản dịch của Nguyễn Trung Đức - Phạm Đ́nh Lợi - Nguyễn Quốc Dũng, nhà xb Văn Học Hà Nội, 2000]

Nếu Đi Hết Biển

III

Tác phẩm văn học, theo tôi, luôn có một nhan sắc thầm, như để dành riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một cuộc đời, như thế nào, đó, th́ mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận ra được cái nhan sắc thầm kia.

Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa, với những ḍng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đă sử dụng huyền thoại mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt trắng dă, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.

 

Nhưng Steiner - cũng vẫn huyền thoại mắt xanh mắt trắng, cái tài hoa, cái mộc mạc, tức ư tưỏng trên - lại diễn tả bằng một cách khác, như để áp dụng riêng cho văn chương thời kỳ hậu Ḷ Thiêu, như trích đoạn sau đây:

 

-Ông vẫn c̣n thích viết giả tưởng?

-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một ḥn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông chồng (anh ta đă tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với những người đàn ông đă làm ǵ với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác. Cội nguồn xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những người đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây, không chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng khiếp bắt đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người đàn bà bắt đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại c̣n chuyện những đứa trẻ nữa: làm sao chúng sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm?

[Phỏng vấn Steiner]

Ngửi ra cái mùi đồ tể, là từ những ḍng văn ḍng thơ, cũng nói về cái ác, của một cơi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh ch́m, tay phải đánh người, tay trái viết văn, lâu lâu đổi tay, ở trong thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên ngửi thấy nó, khi ông ăn tối cùng với gia đ́nh, khi bước vào pḥng ngủ bên bà vợ....

 

Cuộc chiến Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải như vậy. Bất th́nh ĺnh, ngày 30 tháng Tư cho thấy, nó không phải như vậy.

Cũng thế, nếu nói về mặt văn học: Văn học xă hội của miền bắc. Nó y hệt như chủ nghĩa Cộng Sản, là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng lồ như là chủ nghĩa CS khổng lồ. Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó đụng vào một bức tường mềm, là cuộc sống thực của miền nam, nó gặp "kẻ thù" của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai, nó gặp "văn hữu" của nó, những nhà thơ chỉ nói chuyện chuồn chuồn châu chấu, những nhà văn suốt đời chỉ mơ được làm một phó thường dân. Nhân vật tiểu thuyết, những Sài những Mía, những Núp... đột nhiên nhận ra, ḿnh có những phần giông giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở trong Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi, Dọc Đường, Em Yêu Anh Không...  nhưng cứ cố t́nh vờ đi, để viết... dưới ánh sáng của Đảng.

 

Norman Manea đă từng tự hỏi, tại sao, một ông khổng lồ như thế, đột nhiên té chỏng khu: Cuộc sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Đỏ.

Nếu Đi Hết Biển

IV

Thế nào là bỏ chạy cuộc chiến?

 

[Nếu Đi Hết Biển 4]

 

Có khi bạn sống ở Sài G̣n, trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là một thứ bỏ chạy cuộc chiến.

 

Linda Lê, rời Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được ǵ, từ cuộc chiến, từ cái gia tài của mẹ, vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói, luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam? Bà lấy ở đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang đó?

 

Cái xác chết, như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích 1/1 rách nát, mà người Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.

 

Văn chương Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại một đứa trẻ đă chết, mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà.

 

Trường hợp những nhà văn hậu thuộc địa, và tiếp đó, thời toàn cầu hoá, như Linda Lê, như Salman Rushdie...  cho thấy, viết văn bằng ngôn ngữ vay mượn có lẽ là...  cách tốt nhất, để làm một nhà văn... bản xứ!

 

Đây là điều Kertesz nhận ra, khi cho rằng, bất cứ một nhà văn, đều là nhà văn của Ḷ Thiêu, một thứ cô hồn vất vưởng mong t́m nơi nương náu, ở nơi nao nếu không là ở trong tiếng nước người?

 

 ****

 

“Việc đánh cờ có ba điều kỵ: khai cuộc khi cờ chưa định, kỵ ở sự tham; vào đến giữa cuộc, sát khí đang vượng, kỵ ở chữ đấu; đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đă đi rồi, kỵ ở ham được. Nay tiên sinh với ta đă cùng đường, miễn cưỡng cầm cự c̣n mong giữ được ḿnh, hà tất phải mưu đồ ǵ chứ?”

 

“Thứ lỗi cho Tra mỗ thẳng lời, ván cờ vừa năy thấy tiên sinh, sức cờ thiếu căng, trong lúc ứng đối lộ vẻ tŕ trệ. Tôi e rằng trong người tiên sinh có tật bệnh, mong hăy chữa trị sớm.”

[Đàm Ca: Tuyệt Kỳ]

 

Câu trên, có thể áp dụng cho Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, nhất là nhận xét về thế tàn cuộc, của trận cờ, th́ cứ tạm gọi là "quốc cộng":

 

Đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đă đi rồi, tối kỵ là cái chuyện ham được.

 

Có hơn một ham được, của Trần Văn Thuỷ, ở trong Nếu Đi Hết Biển.

 

Ham rào đón, ham hỏi, ham “tháu cáy”, ham điều tra lư lịch..

 

Tôi nghĩ, chưa bao giờ, ông có được cái ư nghĩ, “hăy ham thua”, hăy đưa ngực ḿnh ra chịu đ̣n, rồi sau đó, được thua, hạ hồi phân giải.

 

Chưa bao giờ TVT nghe được câu này: “Hăy thua, thua nữa, thua cho bảnh”. [Beckett].

 

 

”Nay tiên sinh với ta đă lâm vào tuyệt lộ... hà tất phải mưu đồ ǵ chứ?”

Xin thưa, "tản mạn này" chẳng mưu đồ ǵ.

 

 ***

 

Một cách nào đó, Gấu tui mới là người "đă đi hết biển", và đă được về lại nhà, quê hương đất bắc mà Gấu đă từng bỏ chạy nó, vào năm 1954.

 

Về để rồi lại đi.

 

Và cái chương tŕnh của Trung Tâm William Joiner, Đại Học Massachusettes Boston, "một cách nào đó", Tin Văn đă thực hiện trước họ, với sự hiện diện của nó, trên không gian ảo.

 

 

 

Chuyện như thế này: Khi Gấu tui đề nghị chủ biên tờ Văn Học [NMG], một số bài dịch Steiner, từ cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, anh lắc đầu, "cao quá, không hợp với độc giả Văn Học".

 

 

Ư nghĩ, làm cách nào phổ biến những bài đó tới độc giả, nhất là độc giả ở trong nước - những người chưa từng nghe nói, hoặc chỉ nghe nói lơ mơ, về Ḷ Thiêu - là một việc làm cần thiết, đúng theo tinh thần Steiner diễn tả sau đây:

 

Tôi là một người của hồi nhớ. Ở trung tâm tác phẩm của tôi, là toan tính: tới sau Ḷ Thiêu, theo nghĩa văn học, dưới góc cạnh văn hóa, triết học. Được ở ḷng ṿng đâu đó, với tất cả những cái bóng, những hồn ma và tro than, những thứ đó th́ đầy rẫy ở đây [Âu Châu].

G. Steiner: Trả lời phỏng vấn

 

Toan tính "tới sau Ḷ Thiêu", cũng là của Trần Văn Thuỷ, theo như tôi hiểu được, và tôi tạm gọi là, "toan tính tới sau Ḷ Cải Tạo", khi ông mở ra cuốn sách của ông bằng những ḍng sau đây:

 

Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi, có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán ḷng người sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không.

 

 Tôi đă hơn một lần, đụng một câu hỏi tương tự như vậy.

 

 Thí dụ như lần đi tŕnh diện cải tạo, và được cán bộ hỏi:

-Nếu mấy người chiếm được miền bắc, mấy người sẽ đối xử như thế nào, với chúng tôi?

Thú thực, tôi ngớ người ra, khi được hỏi như vậy. Và tôi thử để ư, những người cùng số phận như tôi bữa đó, đa số đều ngớ người. Rơ ràng là, đa số chúng tôi không hề nghĩ đến chuyện, bị hỏi một câu như vậy.

 

Và lần ở trại tị nạn, t́nh cờ đọc một  bài viết của nữ văn sĩ người Nga, T. Tolstaya, Những Thời  Ăn Thịt Người, trong đó bà cho rằng cái ác mà người ta "đổ vạ" cho chủ nghĩa Cộng Sản, thực ra là đă nằm ở dưới những tầng sâu hoang  vắng của lịch sử Nga, chủ  nghĩa Cộng Sản chỉ là một "dịp may" để cho nó trỗi dậy, vậy thôi.

 

Cũng cùng một ư đó, trước T. Tolstaya, Kafka, trong truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê, đă đưa ra nhận xét:

"Người ta chả biết, trong nhà của ḿnh có ǵ".

Cái người ta có, mà chả biết, tui tin rằng, nếu TVT có t́nh cờ đọc bài này, có thể đoán ra được, và nếu không đoán ra được, th́ đây là câu trả lời của Kafka, trong truyện ngắn trên:

Người ta không hề biết có cái ác, ở trong chuồng heo, bị bỏ quên bao năm tháng, và khi viên y sĩ đồng quê, trong khi nóng ruột, cần mấy chú ngựa, thắng vào cỗ xe, làm sao tới kịp bên giường một con bệnh ngặt nghèo, đă đá tung cánh cửa chuồng heo, và cái ác được xổng chuồng, vươn vai xuất hiện, lớn như thổi, "như một phù đổng".

 

Người ta, [ở đây là Trần Bạch Đằng] đă chẳng từng ví von, lính Cụ Hồ: lính Phù Đổng?

 

Tôi không hiểu Nguyễn Huy Thiệp có đau ḷng v́ chuyện này không, như nhân vật của ông đă từng đau ḷng, v́ được con cái, thế hệ hậu chiến tranh Việt Nam, chửi là ngu, và chăm sóc ông, một ông tưóng về hưu, bằng “cái ác chuồng heo”?

 

Và lần ở thư viện Toronto, Canada, t́nh cờ cầm cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng của Steiner lên, đụng vào câu hỏi của ông:

 

"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hăy nhớ những ḍng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của ḿnh như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có c̣n được không?"

(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)

 

NQT

 

 

 

 

Nếu Đi Hết Biển

V

Muốn thống nhất nước Đức, là phải ôm riết lấy Ḷ Thiêu. Grass đă từng tâm niệm. Những tác phẩm của ông là toan tính đến sau, hoặc ôm riết, hoặc khởi đi từ Ḷ Thiêu.

Tương tự, Gấu tui cho rằng, mọi toan tính của văn học Việt Nam, là, hoặc ôm riết lấy Ḷ Cải Tạo, hoặc đau rất đau, Cái Nhục Thắng Trận.

Nhân tiện, cũng xin được tản mạn một tí, về mấy nhà văn trong nước, bi giờ lại ưa xài mốt mới, là lắc đầu quầy quậy, không nhận ḿnh là kẻ chiến thắng. Gấu tui khuyên, đừng làm như vậy, bởi v́, bỏ cái nhục chiến thắng đi, là đếch có viết được ǵ đâu! I "CAN" U! U "THA" cho "ME".

Vả chăng, oan [từ chữ oán] có đầu, trái [nợ, như trong chữ trái phiếu] có chủ, các văn hữu "bạn" của Gấu đó, nếu cứ lắc đầu quầy quậy như vậy, những oan hồn Ḷ Cải Tạo, Mồ Biển Cả, hằng năm biết tụ về đâu, để mà húp tí cháo?

 

Trong bài diễn văn Nobel, Thi Sĩ và Thế Giới, bà Wistawa Szymborska cho rằng, vào những lúc ồn ào bát nháo như thế này, tốt nhất là nhận ḿnh dở ẹt, hơn là nhận ḿnh tài, ḿnh hay, bởi v́ cái hay của ḿnh, có vẻ như nó lặn sâu đến nỗi, chính ḿnh cũng không c̣n tin tưởng vào nó nữa.

Ôm lấy Ḷ Cải Tạo, ôm lấy Nhục Thắng Trận c̣n được hiểu theo nghĩa đó: chấp nhận cái đau, cái nhục, cái dở, cái khốn nạn, của bất kỳ một người Việt nào, quẳng bỏ mọi phân biệt giữa những tên Mít đó "mí" nhau. "Bạn" dám nhận, ḿnh là một thằng VC không, khi đọc Nếu Đi Hết Biển? Bởi v́ nếu đọc nó, với "vinh quang", hay "hào quang", của "kẻ thua trận", là vứt đi!

Cứ theo như bài viết của Trương Vũ đăng trên talawas, th́ cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tại một Đại Học Huê Kỳ, bữa khai mạc thiếu cao thủ hải ngoại tham dự, là do như sau đây:

"Theo sự giải thích của WJC, sự thiếu vắng các tuyển viên ở hải ngoại là do điều kiện thường trú ở đại học buộc tuyển viên phải sống ở Boston trong thời gian nhận học bổng. Hầu hết các nhà văn, học giả ở hải ngoại đều đang có công ăn việc làm, không ai muốn bỏ công việc của họ. Nhất là, học bổng Rockefeller không nhiều và không ai được hưởng học bổng toàn phần."

Có khác ǵ VC biểu rằng, bố VC th́ con mới được vô đại học!

Nếu thực t́nh Ban Tổ Chức cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm muốn cao thủ hải ngoại tham dự, họ đă sửa đổi điều kiện - như họ đă làm, sau đó - để có mặt những nhà văn hải ngoại.

Khi mà người ta cố ư th́ người ta có đủ cách.

Tôi lấy một thí dụ khác.

Đài Bi B́ Xèo, khi phỏng vấn về t́nh h́nh văn học Việt Nam, mấy ông ở trong ban "Tổ Chức", mà theo như Gấu tui được biết, đều là những cao thủ ra đi từ miền bắc, đă chọn một ông ở Hà Nội, và một ông ở Úc, để hỏi, và cả hai ông đều lắc đầu chê, văn học VN bi giờ ẹ lắm. Chẳng một ai chịu ngó một tí xuống miền nam, để mà nhận ra, có một sự khởi sắc, hay nói đúng hơn, có một ḍng văn, ḍng thơ đang t́m cách tách ra khỏi cái khung giáo điều do Hà Nội áp đặt.

Như thể cái đài Hà Nội đă được dời tới bên bờ sông Ta Ḿ rồi!

Ai cũng có quyền viết về văn học hải ngoại, nhưng một ông đă từng bỏ chạy cuộc chiến th́ thật khó mà mời một thằng thâm niên quân vụ, vô cùng ngồi với ḿnh, bàn chuyện trà dư tửu hậu đă khó, bàn chuyện vẽ lại chân dung của nhau, lại càng khó.

Chính v́ thế mà một cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tương tự, tại một đại học Nhật, ban tổ chức đă mời toàn thứ lính chiến tham dự, như Bảo Ninh, Phan Nhật Nam...

Thử hỏi, một ông ra đi từ miền bắc, sau đại thắng mùa  xuân, được đài Bi B́ Xèo tuyển dụng, có thích thú ǵ không, nếu mời một ông nhà văn hay một bà văn miệt vườn, ở măi tít xóm bèo Cà Mâu chẳng hạn, bàn về chuyện văn chương?

Trong thời gian chiến tranh cái đài này chẳng ưa ǵ Mẽo, và lại  càng chẳng ưa miền nam cộng ḥa. Cái hăng tin Roi Từa th́ cũng chẳng thèm đặt trụ sở tại Sài G̣n, theo như Gấu tôi được biết. Thành thử cái chuyện tuyển nhân viên ra đi từ miền bắc cũng là chuyện dễ hiểu.

Ngay lần đầu gặp nhau ở Hà Nội, như "linh cảm" được những ǵ xẩy ra sau đó, vị giáo sư già tặng tui bản thảo bài viết của ông, và một người mới quen cũng lên tiếng nhận xét liền sau đó, đây là một bài viết dở. Nhận xét tương tự như nhận xét của Trương Vũ [TV], trong bài viết đă dẫn, trên talawas.

Vấn đề ở đây là, bài viết hay hay dở không quan trọng. Mà là quan điểm, cách nh́n của người viết mới quan trọng.

Và như nhận ra lời gửi gấm của ông, tui đă lọ mọ gơ bài, và đưa ngay lên trang nhà của tui, trước khi xẩy ra vụ kiện.

Cũng vậy, tôi có thể không đồng t́nh với vụ kiện, nhưng không phản đối những người khởi xướng và tham gia. Và cũng không tin, một vụ kiện như thế sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong cộng đồng hải ngoại, như lời dẫn bài viết TV  trên talawas, " .... về nguy cơ tự xóa bỏ những giá trị mang theo từ miền Nam của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ."

Sự thực, tôi không tin, những nhà văn miền nam cần phải có tiếng nói ở trong cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm đó. Xin trích đăng ư kiến của một độc giả trên talawas.

01.07.2003 - Một độc giả talawas

Quan Hệ Mỹ-Việt?

 

Trên talawas có bài viết của nhà làm phim Đặng Nhật Minh, trích đoạn sau đây:

 

.. Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười bắt đầu một cuộc hành tŕnh rất dài qua màn ảnh của rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại không ít thiện cảm cho đất nước Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam. Sau này tôi được nghe kể tại buổi chiếu đầu tiên của bộ phim tại Honolulu (Hawaii) vào tháng 11/1985 như sau: Các thuyền nhân Việt Nam ở Honolulu nghe có một bộ phim của Cộng sản Hà Nội được chiếu kéo đến đầy xung quanh rạp với những biểu ngữ phản đối. Trước giờ chiếu 15 phút cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo tin trong rạp bị cài ḿn. Lập tức khán giả được mời ra khỏi rạp. Sau một giờ rà soát, cảnh sát xác định tin kia là thất thiệt mới cho khán giả vào lại. Nhiều thuyền nhân cũng vào xem cốt để gây rối trong khi chiếu. Nhưng buổi chiếu đă kết thúc tốt đẹp trong tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt đọng trên mi mắt của nhiều người trong đó có cả những thuyền nhân Việt Nam. Họ xúc động xem từ đầu đến cuối quên cả dự định phá rối. Đó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Việt...

 

Bài viết của ĐNM về những ngày làm phim của ông thật tuyệt, nhưng như câu văn trên, mà người viết bài này nhấn mạnh, cho thấy, liệu có đúng đó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ Việt, hay căng thẳng nhất, giữa những người Việt, "ở" ngoài nước, về phim Việt, "của" trong nước?

Tôi nghĩ là ĐNM đă cố t́nh viết khác đi, về một quan hệ, giữa người Việt với người Việt, thành một quan hệ Việt-Mỹ. Ông không là người độc nhất, khi phải "nhập nhằng", về một "chính danh" như thế.

Trường hợp sau đây, theo tôi, cũng là nhập nhằng: Một đại học Mỹ mời một số nhà văn trong nước viết về đề tài văn học hải ngoại - đúng ra là về nguyên nhân cuộc bỏ nước ra đi, bởi v́, do có vụ bỏ nước ra đi, mới có cái gọi là văn học VNHN - Tôi nghĩ là đại học Mỹ đă quyết định đúng, khi chỉ mời những nhà văn ở trong nước tham dự đề tài trên, những nhà văn hải ngoại, nhất là những nhà văn của miền nam trước đây chẳng có lư do nào để đ̣i hỏi, phải có tiếng nói của họ ở trong đó. Bởi v́ hai thằng "ăn cướp" nó vào nhà ḿnh, rồi sau đó, nó "tranh công", "buộc tội" lẫn nhau, tao mới là thằng gây nên cái gọi là văn học lưu vong của người Việt hải ngoại, hà cớ ǵ "khổ chủ" lại cần phải có mặt?

Bởi v́, muốn viết về văn học VNHN, ngồi ở đâu mà chẳng viết được, tại sao lại cứ đ̣i cho được một chỗ ngồi ở... đại học Mỹ?

 

NQT

 

Nếu Đi Hết Biển

VI

 

Trước 1975, là một chuyên viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài cơi đời thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đ́nh. Trong sở, trừ một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó. Nói vụng trộm, là cả với gia đ́nh, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, ḿnh cũng giả đ̣ đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho nhỏ, ánh sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đă nhập, chẳng c̣n biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực tui cũng chỉ nh́n trân trân, không ư thức, không cảm giác, không nhận ra là ai. Đó là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng. C̣n khi chưa nhập, bị bắt gặp tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm. Gắt nhặng lên.

Chính v́ vậy, khi tờ Tin Sáng của đám cách mạng 30 tháng Tư đăng danh sách những nhà văn phản động đồi truỵ, h́nh như chừng một tháng sau ngày 30 tháng Tư, Gấu chẳng hề biết, cho tới khi một anh bạn cùng sở dí tờ báo vào mặt, cười cười, bỏ đi. Đọc, Gấu thực t́nh bị choáng. Ngạc nhiên vô cùng. Cảm phục vô cùng, về cái sự tài ba của VC. Và cũng rất ư là bị sợ vô cùng.

Cái danh sách nhà văn phản động đồi truỵ đầu tiên đó, như Gấu tui c̣n nhớ được, gồm có 12 tên. Gấu đứng hàng thứ 7, với tập truyện ngắn độc nhất Những Ngày Ở Sài G̣n.

Đám Sáng Tạo chiếm gần hết danh sách.

Làm sao "nó" biết ḿnh viết văn? Làm sao "nó" có được Những Ngày Ở Sài G̣n? Đâu có c̣n cuốn nào?

Bí mật về "nó", măi sau này, khi ra hải ngoại, tôi mới "ngộ" ra được.

Lần gặp lại ông cậu sau giải phóng, ông cho biết, ngay từ trước 1975, ở Hà Nội, ông có đọc báo chí Nguỵ, có lần đọc thấy tên Nguyễn Quốc Trụ, trên tờ Điện Tín, ông đoán ra ngay, đây là thằng cháu của ḿnh.

Vậy th́ đă 50 năm rồi, ông thẩm định ra sao, về câu châm ngôn nổi tiếng của Adorno: "Không có thơ, sau Auschwitz"?

-Với tôi, đó là thời điểm quyết định, cực kỳ tự nhiên để nói ra [1945].

[G. Steiner trả lời phỏng vấn].

Thời điểm quyết định, tự nhiên để nói ra, theo nhà thơ Milosz, là do một người Đức nào đó, viết ra vào năm 1942, tại Ba Lan. Trong cuốn Milosz's ABC's, ông dùng lời của triết gia Emmanuel Levina, để giải thích: đó là năm [theo Levina, 1941], Ông Trời [God] "bỏ chạy" ["abandoned"], chúng ta.

Gấu tui nghĩ, năm thế giới của người Việt chúng ta, chính là năm 1975. Không phải năm đó 'Chúa đă bỏ mày rồi, Phật đă bỏ mày rồi' [nhại nhạc TCS] mà là, chân lư "nước Việt Nam là một", đă bị lừa đảo.

Bị làm nhục.

Hay nói một cách khác, lời tiên tri, "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, không thể ăn đời ở kiếp," và sau đó, là cuộc chia ly 50 người con xuống biển, 50 người con lên núi... đă được chứng nghiệm.

 

****

 

Năm Thế Giới

 

Trong lúc Gấu đi giang hồ vặt, th́ đọc tin nhà thơ Milosz mất, ngày 14 tháng Tám, 2004. Tới ngày 16 tháng Tám, sinh nhật Gấu, đến lượt hai người quen Gấu, là Ngô Mạnh Thu, và thầy Thanh Tuệ, mất.

 

Ngô Mạnh Thu có biết Gấu nhưng rất thân với bạn của Gấu, là đám NKL, NTV... hiện đang ở quận Cam. Gấu gặp ông lần đầu tại ṭa báo Người Việt. Lần đó, ông lắc đầu, trách trí nhớ tồi tệ của Gấu, v́ theo ông, cả hai đă từng gặp nhau ở Sài G̣n, từ những thuở nào.

Tuy nghe tiếng từ Sài G̣n, trước 1975, nhưng Gấu cũng gặp thầy Thanh Tuệ lần đầu ở đây.

 

Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.

Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đă viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.

Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.

Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.

Như chúng ta đă biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.

Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.

 

Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và c̣n theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.

Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.

Hậu môn của thế giới.

Năm Thế Giới.

Năm "Chúa đă bỏ loài người, Phật đă bỏ loài người". [TCS].

Năm chân lư "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.

Bị làm nhục.

 

Nếu Đi Hết Biển

VII

 

Như thể cái đài Hà Nội, ở bên trong sông Hồng, đă được dời tới bên bờ sông Ta Ḿ rồi!

[NĐHB 5]

 

Nhắc tới bờ sông Ta Ḿ, với Gấu tôi, là nhắc tới câu chót trong cuốn Gương Soi Gián Điệp [bản tiếng Pháp Le Miroir aux espions] của Le Carré.

Tay điệp viên Anh, bị Nữ Hoàng bỏ rơi nơi đất địch, trước khi bị làm thịt, bèn ca vọng cổ:

Có một giống dân khốn kiếp, ở bờ sông Ta Ḿ, cứ tưởng chúng là bảnh nhất trong thiên hạ. (1)

Ở một diễn đàn trên lưới, Gấu tui cũng đọc được một câu "cảm khái" tương tự:

Tại làm sao chỉ chiếm, một miền nam, mà không thừa thắng xông lên, thu toàn cơi Đông Dương về một mối?

Nhưng cũng chính me xừ Le Carré này, vào lúc thoạt đầu của thời kỳ Cởi Trói, đi Moscow, và khi được mời thăm điệp viên phản thùng Philby, đă từ chối, và trả lời: Không lẽ trong bữa dạ tiệc tối hôm qua, tôi được đón tiếp như là người đại diện cho Nữ Hoàng Anh, vậy mà bữa nay, lại đi bắt tay kẻ thù của Nữ Hoàng?

 

****

“Chúng tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công tŕnh nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nh́n h́nh ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra một đồng là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...”

Nguyễn Hữu Luyện [Trương Vũ trích dẫn trong bài viết trên talawas].

 

"Phát biểu điều ḿnh tin là quyền của cá nhân đó. Nhưng tự động phát biểu cho người khác, hay đi xa hơn, áp đặt điều ḿnh tin hay ư muốn của ḿnh lên một tập thể ba triệu người, đ̣i hỏi rất nhiều cẩn trọng. Đặc biệt, khi những phát biểu như vậy được dùng cho một vụ kiện, phát xuất từ một đơn khởi tố cá nhân.”

Trương Vũ.

 

 Về câu của NHL, theo tôi, có tính "khẩu hiệu", như bất kỳ một khẩu hiệu nào khác, trong thế kỷ "khẩu hiệu" của "chúng ta".

 

Bởi v́, trong ba triệu người đó, ít nhất cũng có "hai", một ngần ngại, một thẳng thừng lắc đầu, làm cái chuyện móc hầu bao, dù chỉ chi ra một đồng, cho cái "vụ án thế kỷ" của "chúng ta".

 

Về câu của TV, Gấu tui tự hỏi: Có bao giờ TV đặt ngược lại câu hỏi của chính ḿnh: Làm sao ba triệu người, cứ tạm cho là như vậy, đều ngu muội đến nỗi, lầm một vụ án cá nhân, thành "vụ án của thế kỷ"?

****

Trí lớn gặp nhau, trí nhỏ cũng gặp nhau.

Trong một kỳ trước, Gấu có lèm bèm về mấy ông Yankee, ra đi sau đại thắng mùa xuân, được đài Bi B́ Xèo tuyển dụng, đă lầm đài này với đài Hà Nội khi đếch thèm để ư đến miền nam anh em. Không hiểu t́nh cờ, hay trí nhỏ gặp nhau, sau đó vài ngày, thấy đài này bèn chiếu cố đến mấy nhà thơ miệt vườn Sài G̣n.

Gấu tui thật lấy làm mừng, nhưng giá có một vài lời dẫn bài, nhắc một tí đến cơ duyên nào đưa đẩy, th́ thật hay biết mấy.

Bởi v́ những chuyện vờ như thế đó, thường xẩy ra.

 

Một lần, trên trang net của một biếm gia nổi tiếng, chuyên trị chuyện ở phiá bên trên đầu gối một tị, trong một bài viết, Gấu tui thấy ông ta lầm danh sĩ cởi truồng đánh trống trước thằng đại gian thần Tào Tháo, là Nễ Hành, với anh chàng có con chim tổ chảng, một khi vận công, có thể làm ngưng một chiếc xe tứ mă đang phi như bay, là Lao Ái. Bèn đi một đường email. Ông ta bèn trả lời, cám ơn rối rít, và liền sau đó, thiến luôn bài viết, không một lời xin lỗi những "bạn ta", của ông ta.

 

Nhưng vẫn biếm gia nổi danh này, thay v́ phone cho bạn, là một thi sĩ nổi danh, [hiện đang bị thiên hạ làm thịt], bèn viết một cái thư gửi bạn ta, mắng xối xả về chuyện nhà thơ lớn này viết một câu tiếng Anh không nên thân, không hề hiểu rằng, giỏi tiếng Anh th́ cũng chỉ suốt đời đọc tin ở bên trên đầu gối một tị, từ những tờ báo lá cải bằng tiếng Anh.

Chuyện thứ hai, là do Đào Nương kể cho Gấu tui.

Bà cũng nổi tiếng phiếm.

Trong một lần đọc bài viết của một "văn hữu", bà thấy ông này lầm tay VC ngồi xử án một nhà li khai, với một nhà thơ li khai.

Chả là hai ông này đều tên là Bùi Minh Quốc.

Th́ cứ để tên Bùi Minh Quốc trống trơn, là đủ, nhưng ông này không muốn tỏ ra là ḿnh hơi bị thiếu uyên bác, bèn đi thêm một đường chú thích, và gọi tay xử án này là nhà thơ li khai BMQ!

Đào Nương bèn đi một đường điện thoại. Ông ta bèn cám ơn. Nhưng cũng chẳng thèm xin lỗi độc giả của ông.

Và nhà thơ Bùi Minh Quốc.

 

Và Đào Nương đă nhă nhặn trả lời văn hữu, "bạn" của bà như vầy:

-Ông đâu cần phải cám ơn tui, mà xin lỗi độc giả của ông. Và xin lỗi nhà thơ Bùi Minh Quốc.

Tiện đây, "thay mặt" ông ta, Gấu tui bèn đi một đường xin lỗi nhà thơ Bùi Minh Quốc.

Xin lỗi "bạn ta", tức nhà thơ Bùi Minh Quốc!

Chả là, Gấu đă từng nhậu thịt rừng với ông nhà thơ này, ở một quán nhậu Hà Nội.

 

                            bmq

[Lần đó, "bạn ta" ngồi cạnh một ông họa sĩ chuyên vẽ h́nh "nuy", h́nh như vậy, c̣n Gấu già, ngồi bên một sơn nữ  tuổi chắc thua Gấu chừng hơn nửa thế kỷ! Ngồi được một tị, ngượng quá, Gấu xin phép chuồn]

Don't tell me how to [clean my house] do my job... Nhân tiện xin lỗi, bèn xin lỗi tiếp, nếu Gấu tui phạm vào tội "dạy đĩ vén váy", nhưng theo như Gấu tui được biết, đài BBC có một truyền thống rất đẹp, là, sau bầu cử, nếu Đảng đang cầm quyền thất cử, là tay Giám Đốc, hay thuyền trưởng, bèn chết theo tầu, nghĩa là về vườn, đuổi gà cho vợ, nhường Đài cho một tay khác, thuộc Đảng mới lên cầm quyền.

Nói rơ hơn, không có chuyện vừa đánh trống vừa ăn cướp ở đất nước Hồng Mao đó.

 

Nhân nói chuyện thiến, Gấu tui thấy một bài dịch của ḿnh [phỏng vấn nhà văn Kundera], được đăng lại trên một trang văn học; trang này ghi chú "nguồn", là từ báo Văn Nghệ [chắc là tờ Văn Nghệ của Tổng Cục, chứ không phải của miệt vườn Sài G̣n].

Bèn email hỏi, anh em ṭa soạn cho biết, tên người dịch được ghi là Quốc Trụ. Chỉ có vậy.

 

Nghĩa là thiến mất một mẩu của Gấu.

Mấy ông báo Văn Nghệ làm như vậy, là không được, không phải với Gấu tui, mà là với tờ báo đă đăng bài phỏng vấn, và tác giả được phỏng vấn [Kundera]. Gấu tui, do ỷ y, rằng ḿnh dịch chỉ nhằm thông tin tới độc giả Việt Nam, nên đă không xin phép xin phiếc ǵ hết. (1)

Chú thích

(1): Trang Tin Văn, hoàn toàn do Gấu thực hiện, không nhờ vả một nguồn tài trợ nào hết. Bài, trừ trang giới thiệu, tha hồ xài, vô tư, thoải mái, nếu không có ư định kiếm tí tiền bỏ túi.

NQT

(1) Câu ca vọng cổ ở trên, là Gấu nhớ mài mại. Mới đây, lục mớ sách, thấy The Looking Glass War, hoá ra câu vọng cổ thực sự như vầy:

"They're crazy people the English! That old fellow by the river: they think the Thames is the biggest river in the world, you know that? And it's nothing. Just a little brown stream, you could nearly jump across it some places."

[Dân Hồng Mao khùng! Cái đám già sống bên con sông, chúng nghĩ con sông Ta  Ḿ của chúng là con sông lớn nhất trên thế giới! Cứt khô! Chỉ là một rạch nước vàng lờ lợ những cứt cùng đái, ở một vài chỗ, bạn, để tránh cái mùi cứt đái đó, bèn vén váy nhảy qua!]

Gấu tui cứ nghĩ đến những trường ca sông Ta sông Ḿ của đám Hồng Mao đó, mà cười khùng khục!

Nếu Đi Hết Biển

VIII

Tôi đề nghị anh đọc Đời Nhẹ Khôn Kham, của Kundera... để anh thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.

Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời Trần Văn Thuỷ.

Theo tôi, đa số độc giả, đọc Kundera, không phải để thâm nhập và nhận diện bộ mặt của bất cứ cộng đồng, mà là bộ mặt của cộng sản. Tác phẩm của ông, là về kinh nghiệm sống dưới chế độ toàn trị.

Và đây là lư do Nguyên Ngọc đă dịch hai cuốn Những Di Chúc Bị Phản Bội, và Nghệ Thuật Tiểu Thuyết của Kundera. Ông muốn độc giả trong nước thâm nhập và nhận diện bộ mặt cộng sản, đặc biệt, bộ mặt cộng sản Việt Nam, bị che giấu dưới quá nhiều mặt nạ...

 

Lần viếng thăm Tiểu Sài G̣n mới đây, ghé Người Việt gửi anh em ṭa soạn cuốn sách mới ra ḷ, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả trong Nếu Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói, những lần tới, cứ tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết Biển.

-Nếu ông thực t́nh muốn viết về 'nó', th́ ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.

***

Thú thực, tôi ít khi có ư định, "thực t́nh" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất cứ một điều ǵ.

Những bài viết của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất". Một lần, PTH tỏ ư thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần ngại, nói, bài chưa viết xong.

Bà "quạt" lại liền:

- Anh chỉ cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đă hoàn tất?

 

Thường ra, tôi  "tạm ngưng" một bài viết, khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết mới, tiếp theo sau.  Nói một cách khác, mỗi bài viết mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.

Lần viết bài cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết, và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại, nói, anh cứ chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ ḿnh như vậy.

C̣n NMG, chủ báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài ḷng với một bài viết.

 

Chỉ tới khi, tôi mường tượng ra được, lư do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp gần như ngưng viết...

Chính v́ thế, bài trên net, một trang net của riêng ḿnh, là một h́nh thức viết phải nói là tuyệt hảo cho tôi.

Bất cứ lúc nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp.

 

Trở lại với bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba nhà văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài. Tôi nh́n ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ư thức tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quăng cách với thời đại của ḿnh, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi, mà kết quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát., và sau, là Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định đă cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ béo bằng những thai nhi.

Câu hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ư thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ng̣i bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?

Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn Huy Thiệp?

 

[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954].

 

Liệu, ư thức của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đă không chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'ǵ ǵ đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành nọc độc, là chủ nghĩa cộng sản?

 

*****

Home is where one starts from.

In my beginning is my end.

What you own is what you do not own.

T. S. Eliot

[Nhà là nơi mà bạn bắt đầu]

[Trong cái bắt đầu của tôi là cái tận cùng của tôi]

[Cái bạn sở hữu là cái bạn không sở hữu]

 

Indians are proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its victims.

Người Ấn tự hào về nền văn minh cổ xưa, c̣n hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của nó.

Naipaul: Lần viếng thăm thứ nh́  [in trong Nhà văn và Thế giới]

 

Nguyễn Huy Thiệp đă từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay về. Ông giải thích, 'v́ nghĩ đến mẹ'.

Mẹ ở đây, là 'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng sông Hồng?

 

Nhưng Văn Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đă từng có vé của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đă viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của một  tướng về hưu là như vậy. Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, v́ không thể hiểu được một miền đất  khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...  chứ không với Dân, hay với Đảng.

 

Nếu Đi Hết Biển

IX

Nhưng làm sao, có cách nào đi...  hết biển?

Có theo dơi những bài viết của anh về Nếu đi hết biển...

Anh viết quá nhẹ nhàng với tác giả [của nó]...

Một độc giả

Một bữa ở Luân đôn, sương mù dầy đặc, đến nỗi, bạn x̣e tay ra ngay trước mặt mà cũng chẳng nh́n thấy nó, có một người đàn ông nhận được một cú điện thoại, nói ông ta phải tới liền một bệnh viện ở mép bờ phiá bên kia của thành phố, v́ đứa con của ông, bị bệnh nặng và đă được chở vô đó. Người đàn ông mở cửa, chạy ra đường, và trước mặt ông là một khối đen kịt. Ông kêu cứu, nhưng chẳng xe cộ, mà cũng chẳng bộ hành.

Bất th́nh ĺnh, một bàn tay từ đâu đặt lên vai ông, và một giọng nói vang lên: "Tôi sẽ dẫn anh tới đó."

Và thế là người lạ kia dẫn người cha xốn xang lo lắng xuyên qua thành phố Luân đôn sương mù đen kịt, thỉnh thoảng nhắc nhở, này coi chừng chỗ này, coi chừng chỗ kia, này quẹo trái, này quẹo phải...

Khi tới được bệnh viện, người cha hỏi, làm sao mà ông lại có thể đi xuyên qua biển sương mù dầy đặc như thế, con người tốt bụng kia trả lời:

"Đêm tối, sương mù chẳng thể nào làm phiền nổi tôi. V́ tôi là một người mù."

Amos Oz: Dưới Ánh Sáng Chói Chang.

-Tôi hỏi thật ông, ông có ngại khi chứa VC trong nước qua không?

-Nếu ngại, đă chẳng mời. Tôi không thích theo đuổi cuộc chiến nhăn hiệu. Tôi chơi hoặc không chơi với con người cụ thể.

Trần Văn Thuỷ phỏng vấn Hoàng Khởi Phong.

Câu hỏi, tôi đă nghe hơn một lần, và tôi nhận ra, cuộc chiến vừa qua nó làm cho con người ngu đi nhiều, nhất là trong phép xă giao, trong cách đối xử giữa con người với con người.

Trên một diễn đàn nọ, tôi đọc được một câu cảm thán, nhân một ngày 30 tháng Tư: Liệu có một gia đ́nh nào ở Tiểu Sài G̣n dám mời một ông nón cối vô nhà không?

Cụ thể hay không cụ thể, nón cối hay không nón cối, khi bạn mời một người nào vô nhà bạn, bạn tin rằng, người đó là bạn ḿnh.

Nhưng qua gợi ư của một bạn văn, câu hỏi trên không phải của TVT, mà là của HKP.

Bởi v́, ai đời, ḿnh đă mời nó vô nhà ḿnh, mà nó c̣n thọt lét ḿnh một cú đau hơn hoạn như thế, th́ thật không phải phép xă giao một chút nào hết!

Hay là ở nơi đó, người ta quên mất phép xă giao?

Tôi không tin.

Để ư, những người được Trần Văn Thuỷ phỏng vấn, đều là người đă 'chứa chấp' ông.  Đây là thất bại lớn của cuốn sách. Thất bại của nó, c̣n là những nhận định được lập đi lập lại quá nhiều lần, ở những người được phỏng vấn.

Người ta đă được nghe hơn một lần, những dè bỉu của, hoặc Nguyễn Mộng Giác, hoặc Nguyễn Thị Hoàng Bắc, về văn học hải ngoại. Theo tôi, những nhận định như vậy đều không có cơ sở, đều do thành kiến, hoặc thói quen.

Bởi v́, nếu có bệnh biểu diễn lập trường, th́ cũng chỉ ở một số người, thường là đại diện cho một cộng đồng trong một cộng đồng nào đó. Không phải ở nhà văn.

 

Nói rơ hơn, mấy ông bà này lầm một bài diễn văn ở một cuộc họp đoàn thể 'cựu' VNCH nào đó, với một tác phẩm văn chương. Lầm hiện tượng xă hội, thường xuyên xuất hiện ở bất cứ một cộng đồng di dân -  với những con người không làm sao quên quá khứ, cuộc sống cũ, và rơi vào "hoang tưởng", "vĩ cuồng"... - với hiện tượng nhà văn lưu vong. Người ta đánh đồng một dúm người, trong bất kỳ một cuộc biểu t́nh chống cộng nào đều có mặt, với cả một chế độ VNCH đă mất. Tiếu lâm hơn, người ta phong cho những con nguời của đường phố này, là những nhà văn đang biểu diễn lập trường! Hơn nữa, khi bạn đưa ra một nhận định, một phát biểu nào, là phải chứng minh.

Với Nguyễn Mộng Giác, tôi sợ ông không đọc những tác phẩm văn học. Bởi v́ nếu đọc, ông không thể coi những tác phẩm, thí dụ, của thân hữu của tạp chí Văn Học, như Trúc Chi, Tạ Chí Đại Trường, Lâm Chương chẳng hạn... là những tác phẩm biểu diễn lập trường? Không lẽ những tác phẩm của Thảo Trường, là biểu diễn lập trường?

Không lẽ ông không cho phép một người đi tù cải tạo như Lâm Chương chẳng hạn, nói, tôi thù ghét chế độ đó, chế độ cộng sản?

C̣n một thất bại nữa, của cuốn sách của Trần Văn Thuỷ, là, những người được phỏng vấn, có vẻ như đều không ưa chế độ VNCH, mà họ từng sống. Tôi có cảm tưởng, họ đều thù hận nó.

Tôi nhắc lại, đụng vào những vấn đề có tầm vóc lớn lao, mang tính biểu diễn lập trường vĩ đại, như "vẽ lại" khuôn mặt người Việt lưu vong, là phải coi chừng, là phải cẩn trọng, là phải nghiên cứu, t́m hiểu. Và nhất là, phải thực sự sống nó, chứ đừng giả đ̣ sống, rồi tuyên bố bậy bạ, tào lao.

 

Trong một kỳ trước, tôi có đưa ra nhận xét, những người đầu tiên lên tiếng giao lưu ḥa giải, đều là những người quan tâm tới chế độ VNCH, theo nghĩa, họ có mắc míu với nó, cách này hoặc cách khác.

Nhân vật Khánh, trong truyện ngắn Có Yêu Em Không, là một mẫu lính VNCH điển h́nh. Cái nhân vật đeo lỗ tai người như vật trang sức của NMG cũng là một anh lính, hoặc sĩ quan VNCH một trăm phần trăm. Theo nghĩa: họ hành động tự phát, rất ư là người, theo cảm tính, theo bản năng... trong khi không thể  có một ông bộ đội nào ba gai như vậy. Những nhà văn, đẻ ra những nhân vật như thế, họ cố gắng mô tả một người lính VNCH rất người, và v́ rất người, nên cũng rất gần với... thú, tuân theo bản năng, nếu xấu th́ đành vậy, c̣n nếu tốt, th́ cũng được thôi.

 

Khánh có người bạn đồng ngũ. Anh này có cô em gái, thương bạn của anh. Thuơng em, thuơng bạn, anh t́m cách cho hai người  lấy nhau. Nhưng anh tử trận, và hai người c̣n sống đó đă thực hiện cái việc vợ chồng, trên căn gác xép, trong lúc cỗ ḥm của người anh th́ c̣n ở bên dưới, mọi người đang x́ xụp lễ bái, khóc lóc.

Bảo rằng hành động đó là thú cũng được, nhưng bảo rằng chỉ có con người mới làm được, bằng vô thức, th́ có lẽ đúng hơn.

Tôi nghĩ truyện ngắn trên nó nằm chung vào một dạng, là, chỉ vào những phút chót như thế, hành động mới bộc phát. Tôi có cảm tưởng đôi trai gái, trong khi làm việc đó, là để thay cho một lời khấn: Anh muốn tụi em thành vợ thành chồng, th́ vào giờ phút này, nếu linh hồn anh chưa kịp bỏ đi, xin anh chứng kiến chúng em hoàn thành lời hứa chưa kịp hứa với anh, khi anh c̣n sống.

Cái hành động xin nếm một muỗng nước mắm của một nhân vật tu hành suốt đời, đến phút hấp hối lại thèm đồ mặn, của Thuỵ Vũ, theo tôi, cũng là những hành động rất người, bộc phát trong lúc hấp hối, v́ biết rằng, không thể có một cơ hội nào khác nữa, để làm người.

Hay là hành động lấy chiếc kính chiếu yêu ra, ngó bóng ḿnh, trên mặt suối, của một nhân vật của Nhất Hạnh.

Hay là hành động của một người đàn bà, cởi áo ra, để lộ đôi vú, và vắt sữa nhỏ vô miệng một anh lính đang ngáp ngáp những cái ngáp cuối cùng của cuộc đời này, là cũng cùng một truyền thống như vậy.

Sự thù hận của những nhà văn như KT, như NMG, đối với tầng lớp lính tráng VNCH, theo tôi, là phản ứng rất người, và cũng rất cá nhân: Chúng mày ngu quá, không hiểu tao, th́ tao theo thằng VC!

 

Những hành động, cung cách, sử sự  như trên, có một ông nhà văn chuyên viết truyện điệp viên James Bond, không phải Fleming, mà là người kế thừa, đă mô tả, là hành động cứu nguy, chỉ phút chót mới xuất hiện, khi James Bond bị đẩy vào cửa tử, và  trong một sát na, anh t́m ra sinh lộ!

Thí dụ như cảnh này: Khi cách mạng Hung xẩy ra, James Bond được biệt phái sang Budapest để cứu một điệp viên nằm vùng. Một cô gái. Bị KGB gài bắt, và trước khi bỏ đi, nhốt cả hai vào chuồng dă nhân ở Sở Thú. Mấy con vật lúc này cũng phát khùng, v́ chung quanh chúng, chỗ nào cũng có lửa cháy. Chúng  cứ thế lao tới hai người. Và James Bond đột nhiên nhớ ra rằng, loài khỉ hay bắt chước. Anh và cô bạn lùi dần đến bên chấn song sắt, hú lên những tiếng hú man rợ, và làm bộ bẻ cong những thanh sắt....

Thế là những con dă nhân làm theo, chúng bẻ cong chấn song vọt ra bên ngoài. Hai điệp viên chỉ việc chui theo.

 

Nh́n theo tinh thần đó, cái hành động rất thú của Khánh, lại là hành động "cứu nguy"!

Chính hành động đó, làm cho anh lại là người!

Anh là người nhờ hành động tưởng là thú đó!

 

Bởi v́ con người có c̣n là người hay không, là ở vào những sát na "sợi tóc", những giây phút ngất ngư giữa đôi bờ "ta là thiên thần hay là quỉ sứ", là như thế đó.

 

Tôi cho rằng, hành động nhét ǵ ǵ đó, của nhân vật Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp, vào miệng đám sĩ phu của một miền đất, là hành động 'sáng tạo tuyệt vời nhất', và cũng 'cứu nguy' nhất, cho một miền đất.

Sau cú đó, mà nó vẫn chưa tỉnh, th́ đành ô hô ai tai mà thôi!

Những ông bộ đội Cụ Hồ, có thể có những người có hành động tương tự, nhưng những ông nhà văn của họ, c̣n lâu mới được phép viết ra.

Hành động người nhất, của lính cụ Hồ, được Bảo Ninh mô tả, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh: Trước giờ đụng trận, nhân vật của ông, sợ chết quá, teo chim lại, và phải phi cần sa [một thứ cỏ tên là hồng hoang th́ phải, ép phê như cần sa] cho đỡ sợ. Hành động dă man nhất, độc nhất xẩy ra, theo nghĩa, độc nhất lọt ra thế giới văn minh của con người, là hành động phăng đầu một ông xă làng, rồi để cái đầu dằn cái án tử, lên bụng người đă chết, trên b́a tờ báo Time ngày nào, khiến cả thế giới bữa đó không thể nhâm nhi ly cà phê buổi sáng.

Ở trên, tôi có nhắc lại hành động của Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp, là v́ nó có liên quan tới một bài viết của Trương Vũ, một trong những người đă tham gia vào cuộc chơi Nếu Đi Hết Biển, do Trần Văn Thuỷ khởi xuớng.

TV đă từng tự hỏi, tại sao lại mô tả một nhân vật NH như thế, và ông cho biết ông không thể hiểu nổi.

Và tôi có thử t́m cách trả lời TV, trong một bài viết về NHT.

 

Lần tái ngộ ông, tại Hà Nội, nghĩa là đă qua những thủ tục xă giao lần đầu, khi nghe ông nói, chưa từng đọc tôi viết về ông, tôi có kể lại cách tôi giải thích những hành động độc ác, thô bỉ của nhân vật NH khi ra bắc, của ông, ông giật ḿnh, nói:

-Ông mà viết như vậy, là tụi nó làm thịt tôi đấy.

Tôi nhớ là, NMG cũng đă từng nói với tôi như vậy, khi tôi viết về những nhà văn ở trong nước.

Và như để chứng minh, NHT rút từ trong túi ra một tờ giấy, nói:

Đây là cái thư mời ngày mai đi dự Ngày Báo Chí, [h́nh như vậy,nếu trí nhớ của tôi không lầm lộn], nhưng tụi nó đă phải trao cho anh công an khu vực đích thân tới tận nhà, đưa cho tôi, bắt tôi kư nhận.

Và ông nói, như để 'từ chối" cách giải thích văn của ông, của tôi:

-Th́ cũng chỉ v́ thương ḿnh, thương người mà viết, chứ có ghê gớm thần thánh ǵ đâu.

NQT

Nếu Đi Hết Biển

X

 

Quá khứ là không xác thực, bởi v́ chúng ta không thể nào xác định được, thực sự, quá khứ nó ra làm sao, nó như thế nào, cho dù cố gắng cách mấy. Hơn nữa, ngay cả sự kiện 'thực' mười mươi, ở trong cuộc đời, khi được một nhà văn lôi vào trong tác phẩm, lập tức nó biến thành giả tưởng. Đây là một trong những tính chất thật hàm hồ, và cũng thật đáng yêu của văn chương. Bởi vậy, nhà văn Nabokov đă từng phán, coi giả tưởng là sự thực, là làm nhục cả hai. Sự kiện, lính VNCH đeo tai người đi 'shopping', như được miêu tả trong tác phẩm của NMG chẳng hạn, phải được coi là giả tưởng.

Vấn đề ở đây, là, một sự kiện giả tưởng như thế, khi được đưa vào trong một tác phẩm văn học, là phải có một mục đích nào đó. Và cái mục đích này, thường liên quan tới cái tâm của người viết. Quá hơn, nó đưa ra  viễn ảnh của nhà văn, và quá nữa, nó tiên đoán một kết thúc nào đó, cho một giai đoạn lịch sử. Tôi thí dụ, khi một ông nhà văn đưa vào tác phẩm sự kiện rất đỗi b́nh thường là, hồi này lính Mẽo ưa ca bản Tôi để trái tim của tôi ở Cựu Kim Sơn, là người đọc biết, Yankees sắp sửa go home. Mật hiệu là "Cái Gân Gà" th́ thu xếp quân trang, sửa soạn về nhà "mi" [kiss] vợ, mi con là vừa rồi. Liệu chúng ta có thể coi "Cái Tai Người" là một mậu hiệu của cuộc chiến, giống như "Cái Gân Gà", của Tào Tháo? Và NMG bị "làm thịt", v́ cái tội đă tiên đoán ra được cái thế "tất thua" của miền nam?

 

Nếu không phải ác quỉ, th́ Thượng Đế, nằm ở trong cái chi tiết, cái sự kiện của một nhà văn. Nếu cái mũi của người đẹp Cleopatre nhỉnh thêm lên một chút? Tại làm sao mà ông vua kinh dị lại chú ư đến cái tất rách của Ngài Bí Thư Khruschchev trong một buổi họp quan trọng như thế tại LHQ?

 

Nietzsche cho rằng, chẳng có sự kiện, chỉ có dẫn giải, theo nghĩa, tại làm sao mà bạn đưa sự kiện này, vào trong cuốn sách của bạn, mà không phải là sự kiện nọ? Theo tôi, cái chi tiết tai người tiên đoán một sự thực, không phải về cuộc chiến, mà về măi sau đó. Theo kiểu, một bên th́ 'cứt đái' ǵ cũng phô ra, c̣n một bên th́ giấu cái ác của ḿnh như mèo giấu cứt. Thành thử, nó giải thích, không chỉ tại sao miền nam thua trận, mà luôn cả, cuộc bỏ chạy tán loạn của cả hai miền nam bắc. Chính v́ vậy, mà tôi tưởng tượng ra rằng, ông nhà văn than, tụi mày ngu quá, không hiểu tao, th́ tao đành theo VC vậy!

 

Người ta thường cắt nghĩa sai câu của Nguyễn Du, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Câu này phải được hiểu là, cái tâm chính là cái tài, nhưng được nhân lên gấp ba. Phải hiểu như vậy mới hiểu được câu châm ngôn, vỉa hè địa ngục làm bằng thiện ư của những thằng cha bất tài mà cứ muốn làm trời. Cái tâm [của một nhà văn], bằng ba lần cái tài là vậy. Mấy ông nho nhoe có được tí tên, trong số tí độc giả, thường là thân quen bằng hữu, tưởng rằng ḿnh có tài, bèn quẳng mẹ cái tâm, là ô hô ai tai!

Bởi v́, chỉ một khi bạn luyện cho cái tài làm sao tăng lên gấp ba để được gọi là cái tâm, th́ tới lúc đó, văn của bạn mới ngửi được.

Hiểu rộng ra, đây c̣n là giấc đại mộng của Marx, về một thiên đường nhân loại: một bên là lư thuyết, một bên là thực hành, làm sao cho cả hai quyện vào nhau, triệt tiêu lẫn nhau, để có được con người hoàn toàn.

 

Làm sao cho nhân vật của ḿnh đeo cái tai người, mà lại lộ ra được cái tâm bồ tát của người viết, ấy là đạt vậy!

Nhưng một khi mô tả một nhân vật y chang một nhân vật có thực ở ngoài đời, rồi sau đó, bị chính người đó chất vấn, lại trả lời là tôi hư cấu, chỉ nội chi tiết đó, là để lộ ra cái tâm của người viết rồi. Sartre đă từng phải lên tiếng xin lỗi, v́ tên một nhân vật trong một vở kịch của ông trùng với tên một con người có thực ở ngoài đời. Một khi bạn cố t́nh nhập nhằng giữa giả tưởng và sự thực, là vứt đi. Theo tôi đây mới là thất bại lớn của cuốn tiểu thuyết. Chỉ một chi tiết như vậy làm đổ cả một tác phẩm văn học. Bạn có nói ǵ th́ nói, độc giả sẽ không tin bạn nữa, v́ bạn đă vi phạm một trong những giao ước quan trọng giữa người đọc và người viết, giữa giả tưởng và sự thực.

 

Theo nghĩa đó, Kafka cho rằng, kỹ thuật chính là linh hồn, là cái đạo, của văn học. Mà đạo c̣n có nghĩa là đường, thành thử viết văn là cứ phải học hoài, theo nghĩa, làm sao cho cái tâm của ḿnh sáng ra, đừng tối om om, là ô kê.

 

***

Đoạn mới viết đây [Nếu Đi Hết Biển 9, và 10], người viết có gửi cho một diễn đàn bạn, và nhận được reply như sau:

Không thể đăng. Đụng nặng. Nặng lắm. Đăng, gặp nhau, làm sao chào hỏi?

Nhưng một độc giả, khác, lại cho rằng, viết quá nhẹ nhàng về Trần Văn Thuỷ.

 

Trong bài viết Sách Quí, Gấu có đi một đường cám ơn đất nước Canada đă cưu mang Gấu, đực, cái, và con, từ trên mười năm nay, kể từ ngày rời trại tị nạn Thái Lan, vào tháng 11 năm 1994. Tôi có đưa ra câu chuyện làm mồi,  về một cô gái câm, đă dành những âm thanh đầu tiên của ḿnh, để cám ơn vị bác sĩ chữa cho cô hết câm, và nuơng vào đó mà nói lên, những lời cám ơn muộn màng của một kẻ gần đi chót đời của ḿnh, tới quê hương thứ nh́, tức xứ Canada, cái tâm của nó gấp ba cái tài [vặt], cái tai [ác] của quê hương thứ nhất, là nước Đại Cồ Vịt.

 

Ở vào cái tuổi gần kề miệng lỗ như thế, mà lại viết những bài khiến cho một bạn văn phải từ chối không đăng, và c̣n mắng rằng th́ là, anh viết như vậy là đụng, đụng nặng, nặng lắm, tôi không đăng, v́ nếu đăng, th́ làm sao tôi ăn nói với họ. Làm sao chào hỏi nhau, hở ông Gấu? Anh không sợ, lâu lâu có dịp qua đây, bạn bè bọc lá chuối vào gót chân, đá cho anh một cú văng về Canada?

 

Xin thưa, Gấu cho rằng, trước khi rời bỏ cái cuộc đời tuyệt vời này, th́ cũng phải dọn dẹp sạch sẽ cứt đái mà ḿnh, và bạn bè của ḿnh, văng ra. Cái việc viết như thế, là chỉ nhắm một mục đích như thế. Viết như thế để c̣n gặp nhau, c̣n cười nói, chào hỏi nhau. Để thưa với bạn rằng, đống cứt đó đó, Gấu tôi đă dọn sạch rồi.

Đó là tâm của Gấu, khi viết loạt bài này.

Lợn lành thành lợn què, viết để làm cho cái tâm sáng ra, làm sao trở nên tối ṃ ṃ thế này hở giời?

 

 

Lần đụng nặng nhất, là khi Gấu tôi viết về nhân vật Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp.

Ông cũng bị trong nước lôi ra làm thịt v́ những lời báng bổ những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc.

Nhưng tại sao ông ta lại làm như thế. Tôi cũng có cùng thắc mắc như tác giả Trương Vũ, và cố gắng t́m cách trả lời.

 

Cái độc, cái thâm, nhất là ở trong văn chương, là cái thật là thiếu vắng trong văn chương miệt vườn miền nam. Đây là một nét phân biệt rất rơ, hai ḍng văn chương.

Tôi c̣n nhớ, một anh bạn thi sĩ, gốc bắc, đă có ḷng tốt chuyển một số bài viết của tôi, tới một người viết ra đi từ miền bắc, chưa từng đọc "Gấu". Đọc, ông ta phán: Thằng cha này, chém chết cũng là Bắc Kỳ!

 

Ngay trong bài giới thiệu Nơi Ḍng Sông Chảy Về Phía Nam, Phan Tấn Hải cũng đưa ra nhận xét, về văn của Gấu: Với ngôn ngữ rất là Bắc Kỳ, và gần suốt một đời trưởng thành và sống tại Miền Nam, văn của NQT đă trở nên đa dạng và phức tạp hơn hầu hết những người cầm bút cùng thời.

 

Cái anh bạn thi sĩ gốc bắc ra đi từ miền bắc đó, cũng đă nhận xét những ǵ tôi viết về NH của NHT: Anh viết như vậy, đến tôi cũng thấy đau!

Bài đó, lần đầu đăng trên mục Tạp Ghi, báo Văn Học cũng nhận được hồi đáp từ phía những người, có thể là những cán bộ ở trong nước được phái ra hải ngoại.

 

Xin trích lại đoạn viết về NHT, trong bài tản mạn về truyện ngắn, t́nh yêu và chiến tranh.

Trên Hợp Lưu, 6/92, sau khi đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn Huy Thiệp, Trương Vũ đă đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là những sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không thể' "bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ư thừa sức thấy rơ điều đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng với những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng đởm' v́ những nét đó. Không v́ đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà v́ đó là một nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không thấy được sự công b́nh cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách hư cấu như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"

Đụng vào một nhân vật lịch sử cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lư do như Trương Vũ đưa ra, "mà v́ đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết", c̣n một lư do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mă làm ông nhớ đến cô giáo dậy môn sử, và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus, Flavius... toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lư do, theo ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào c̣n đen kịt, sặc mùi thuốc súng, vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đă ăn sâu vào bộ óc non nớt của chúng ta, không dễ ǵ bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng người" không dễ dàng, khi cố t́nh xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là "nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn.

 

Theo chân C. Lévi-Strauss, người viết xin mượn ư tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại" Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn minh. Có thể v́ sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng v́ vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ c̣n có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và h́nh ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền, những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta t́m ǵ ở đây?" "Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".

 

H́nh như có một tác giả ngoại quốc đă để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện của Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần t́nh yêu, anh ta được chia, và luôn cả, t́nh yêu không được chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính ḿnh, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết ḿnh trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ". Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một "nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét" ǵ ǵ đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải theo kiểu, "chỉ c̣n có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân. Tại sao lại là Nguyễn Huệ?

 

Bởi v́ c̣n bao nhiêu kẻ muốn bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi ở ĺ lại. Phải chăng, chính v́ vậy mà đă xẩy ra cơn xuất huyết năo, hiện tượng chất xám thiên di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi được nó cũng đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas Mann, khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước Nga", của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi th́ đi luôn, đừng trở về", mà nhà nước Xô viết đă từng "hù dọa", và đă thành công, với Pasternak.

 

Câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại là Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái ǵ?" (bản dịch tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ư niệm tác giả xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt của quá tŕnh "cá nhân hóa" (individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương, triết học, và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu có tác giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu tên, khi cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta, (và chắc là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours), không phải là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt trong "trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro. Nh́n theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu, khi có kẻ dám nói "tôi", thay v́ "chúng ta", khi có kẻ dám nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đă thiêng liêng, và tin rằng, điều báng bổ có khi thật cần thiết...

[Truyện ngắn, t́nh yêu và chiến tranh]

 

Như đă chót có lần khoe khoang, theo NMG, khi viết cho Văn Học qua mục Tạp Ghi, tôi là người đầu tiên, vừa mới "tái" xuất giang hồ,, là đă có "tiếng vọng" từ phía độc giả.

Và trong số độc giả, có người, theo tôi, có thể là cán bộ trong nước, có nhiệm vụ tại hải ngoại.

Họ đă thư cho NMG hỏi, một số chi tiết liên quan tới gia đ́nh, bà con của Gấu tui, hiện sống tại miền bắc.

Rồi tới bài viết về Nguyễn Huệ của Nguyễn Huy Thiệp.

NMG nhận được thư của mấy ngựi anh em trong nước này. Thư đại ư, thời gian qua, chúng tôi về thăm quê hương, t́nh cờ biết được tin buồn, là, nhạc mẫu của nhà văn NQT mới mất tại Hưng Long, Cai Lậy.

Chúng tôi gửi kèm theo đây, một số tiền nhỏ, nhờ quí báo đăng giùm vài lời phân ưu.

Kư tên [ ba người, h́nh như vậy].

 

Thư cũng đưa ra nhận xét sau đây:

Về trường hợp NHT, vết thương đă lâu rồi, NQT c̣n chọc ra, nhưng hy vọng nhờ vậy, nó sẽ đóng sẹo, và lành hẳn.

 

Cái vụ việc "Cái Tai Người" cũng đă lâu rồi. Cho phép tôi mượn lại ở đây, niềm hy vọng, trên, của mấy người anh em ở trong nước, liên quan tới trường hợp NHT.

 

 

Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng