Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ Đánh Lybia: Đi Đến Đâu?

 

Vũ Linh

 

 

 

Chủ tịch tập đoàn dầu xăng Shell vừa lên tiếng tiên đoán giá xăng sẽ lên đến 5 đô vào mùa hè 2012. Đây có lẽ là tin đáng lo nhất cho TT Obama v́ lúc đó cũng là lúc ông đang tranh cử tổng thống trở lại. Cái giá xăng này sẽ là đối thủ ghê gớm nhất của ông, ghê gớm hơn bất cứ ông bà ứng viên nào của đảng Cộng Ḥa.

 

Hiện nay, giá xăng trong mấy tuần qua đă leo thang như diều gặp gió. Giá xăng trung b́nh trên toàn quốc đă lên đến xấp xỉ 3,7 đô rồi. Tiểu bang Cali dĩ nhiên dẫn đầu cả nước với giá trung b́nh ở mức 4 đô, nhưng riêng tại vùng Riverside, phiá đông Los Angeles, báo Mỹ loan tin thấy có cây xăng treo bảng 4,99 đô cho xăng hạng nhất (premium), 4,69 đô cho xăng thường (regular).

 

Nếu so sánh hai lần xăng lên giá, ta sẽ thấy khác biệt rất lớn. Mà lại là những khác biệt bất lợi cho TT Obama. Giá xăng vọt lên hồi năm 2008 là một diễn biến nhất thời, hậu quả của đầu cơ tích trữ của mấy đại gia buôn xăng trên thế giới. Rồi thị trường tự điều chỉnh. Giá dầu tụt xuống nhanh hơn khi tăng. Giá xăng cũng tuột theo mau chóng.

 

Lần này, giá xăng tăng không c̣n là hậu quả của một đột biến do đầu cơ nữa, mà là do những biến động căn bản trong kho dầu của thế giới.

 

Từ Lybia đến Yemen, Bahrain, Ả Rập Saudi, Jordan, Syria, các chính quyền địa phương đều lung lay v́ khủng hoảng chính trị với quy mô chưa từng thấy. Quan trọng hơn nữa, các cuộc nổi loạn, trên danh nghĩa là đ̣i dân chủ, nhưng dường như lại do các nhóm quá khích chủ trương. Bức tranh chưa có ǵ rơ rệt, nhưng nếu như hàng loạt các chính quyền thân Tây Phương và Mỹ xụp đổ, các nhóm quá khích lên cầm quyền, có nhiều hy vọng họ sẽ áp dụng những chính sách khai thác dầu và bán dầu không mấy thân thiện với Tây Phương và Mỹ, và giá dầu sẽ ảnh hưởng theo. Và chuyện này nếu xẩy ra th́ sẽ không phải là chuyện đột biến nhất thời như hồi 2008, mà sẽ là hiện tượng lâu dài, có thể vĩnh viễn luôn. Tức là giá dầu sẽ leo lên cao mà không xuống trở lại nữa, ít nhất là cho đến sau mùa tranh cử 2012.

 

Thiên tai khủng khiếp ở Nhật cũng sẽ góp phần vào việc tăng giá dầu. Nguy cơ phóng xạ bung ra từ các nhà máy biến điện hạt nhân tại vùng động đất sẽ khiến nhiều nước, nhất là những nước chưa phát triển, chưa có kỹ thuật kiểm soát công nghệ nguyên tử, phải suy nghĩ lại về những kế hoạch sử dụng năng lượng nguyên tử thay cho dầu lửa.  Có nhiều hy vọng dầu lửa sẽ được tin tưởng hơn, mức cầu sẽ tăng, và giá dầu sẽ leo thang theo.

 

Giá dầu lên cao sẽ ảnh hưởng dây chuyền lên tất cả các giá cả khác. V́ một lư do rất giản dị: bất cứ món hàng hóa nào th́ cũng cần phải được sản xuất bằng máy móc, chuyên chở từ nơi sản xuất đến người tiêu thụ, bằng tàu bay, tàu thủy, xe vận tải, hay xe lửa. Và tất cả các máy móc, phương tiện chuyên chở đó đều chạy bằng điện, hay xăng chứ không phải chạy bằng nước lạnh.

 

Trong tháng Hai vừa qua giá thực phẩm tại Mỹ đă tăng 3,9%, mức cao nhất từ năm 1974, ba mươi sáu năm trước, một hậu quả trực tiếp của việc giá xăng tăng.

 

Giá xăng tăng, giá thực phẩm tăng, đó là những biến chuyển tác hại trực tiếp đến túi tiền, bữa cơm hàng ngày của dân Mỹ. Không phải là chuyện viển vong hâm nóng địa cầu năm trăm năm nữa. Cũng chẳng phải là chuyện nợ nần mấy chục ngàn tỷ mà đời con cháu họ phải trả. Mà là chuyện sáng hôm nay đổ xăng hết bao nhiêu tiền, chiều nay đi chợ mua được mấy miếng thịt ḅ. Giá dầu xăng tăng cũng ngăn cản phục hồi kinh tế, thất nghiệp sẽ c̣n kéo dài. Người dân Mỹ, luôn luôn thực tế, sẽ không suy nghĩ lâu lắc, phân tách nguyên nhân xa gần ǵ hết, mà sẽ làm đúng theo “phong tục tập quán” Mỹ, xiả tay đổ lỗi, và … đổi ngựa không chút đắn đo.

 

Đó chính là bài toán của TT Obama cho hai năm tới.

 

Nh́n vấn đề dưới khiá cạnh này th́ b́nh thường, người ta sẽ thấy một tổng thống cực kỳ năng động, tả xông hữu đột để trước là ngăn chận những chuyển động và hậu quả bất lợi của giá dầu xăng, sau là để t́m cách bảo vệ tương lai chính trị của chính ḿnh. Nhưng lạ lùng thay, TT Obama đă hoàn toàn không có phản ứng ǵ. Bà kư giả cấp tiến Ruth Marcus gọi là “missing in action”. Ông nhà báo bảo thủ Dick Morris th́ gọi là “người tàng h́nh”.

 

Các chính khách Cộng Ḥa hô hoán, kêu gọi tổng thống cho phép khoan dầu tại Mỹ, mở kho dự trữ dầu lửa chiến lược để giảm áp lực trên giá cả. Nhưng TT Obama tuyệt nhiên không lên tiếng về những chuyện này. Ngay cả chuyện ngân sách bế tắc và Thượng Viện đă lại phải phe chuẩn ngân sách tạm cho ba tuần nữa, ông cũng tịnh khẩu.

 

Trái lại, TT Obama trong thời gian qua đă lên đài phát thanh, nói chuyện với dân Mỹ về vấn đề trả lương đồng đều cho phụ nữ, rồi tuần sau lên nói chuyện về cải tổ giáo dục, lên đài ESPN tiên đoán xem đội bóng rổ của trường đại học nào sẽ là vô địch năm nay, tổ chức đêm văn nghệ da đen tại Ṭa Bạch Ốc, cuối tuần đi đánh gôn. Cuối cùng là đi … du lịch với vợ con, tháng này đi Ba Tây, Chí Lợi và El Salvador, tháng Năm đi Anh và Aí Nhĩ Lan.

 

Phải đợi đến sau khi các nước Ả Rập biểu quyết đ̣i chỉ định vùng cấm bay tại Lybia, và sau khi Tổng Thống Pháp và Thủ Tướng Anh công khai vận động cho biện pháp mạnh th́ TT Obama mới lai tỉnh, đồng ư xin Liên Hiệp Quốc cho phép có biện pháp với Gaddhafi. Rồi bất thần chuyển hướng 180 độ, vội vă quyết định đánh bom Lybia.

 

Câu hỏi đặt ra bây giờ là phản ứng muộn của TT Obama có chính đáng không?

 

TT Obama giải thích việc đánh bom Lybia là cần thiết để phá hệ thống pḥng không của Lybia, từ đó mới có thể thiết lập vùng cấm bay, với mục đích không cho TT Gaddhafi dùng máy bay thả bom quân nổi dậy. Như vậy cái lư căn bản của việc Mỹ tham chiến là để thi hành một quyết định “nhân đạo” của Liên Hiệp Quốc, cứu dân quân nổi loạn của Lybia, để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ và thế giới (“Today we are part of a broad coalition. We are answering the calls of a threatened people. And we are acting in the interests of the United States and the world...”)

 

Lịch sử có nhiều chuyện thật oái ăm. Ngày 20 tháng 3 năm 2003, TT Bush ra lệnh đánh Iraq. Ông tuyên bố lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh đang tham gia vào một chiến dịch quân sự để giải giới Saddam Hussein, cứu dân Iraq và bảo vệ thế giới (“American and coalition forces are in the early stages of military operations to disarm Iraq, to free its people and to defend the world from grave danger...”). TT Obama lớn tiếng chống đối.

 

Tám năm sau, cũng đúng ngày 20 tháng 3, TT Obama ra lệnh đánh Lybia, với lời giải thích giống hệt như lời giải thích của TT Bush tám năm trước.

 

So sánh hai quyết định của hai tổng thống, ta thấy có vài điều đáng nói.

 

           Hội Đồng Bảo An LHQ biểu quyết 15-0 để có biện pháp với Iraq nếu Saddam không đáp ứng đ̣i hỏi của LHQ. Bây giờ Hội Đồng này biểu quyết 10-0 (Nga, Tầu, Đức, Ba Tây, Ấn Độ bỏ phiếu trắng) cho phép có biện pháp với Lybia nếu Gaddhafi không đáp ứng đ̣i hỏi của LHQ. Cả hai nhà độc tài đều không đáp ứng. Bush đánh Iraq, bị phe cấp tiến và chính Obama nhất loạt sỉ vả là hành động bất hợp pháp. Bây giờ chính Obama đánh Lybia, thái độ của cấp tiến như thế nào?

 

           TT Bush mang vấn đề Iraq ra trước quốc hội Mỹ và được cả thượng viện và hạ viện biểu quyết với đa số tuyệt đối cho phép có hành động quân sự với Iraq. Dù vậy, phe cấp tiến và Obama vẫn tố cáo cuộc chiến Iraq vi hiến. Bây giờ TT Obama không hề mang quyết định ra bàn thảo trước quốc hội, mà đánh Lybia ngay sau khi LHQ biểu quyết. Cuộc chiến tại Lybia có vi hiến không?

 

           Năm 2003, Pháp, Đức, Nga, Tầu công khai chống chiến tranh Iraq mặc dù đă biểu quyết cho phép có biện pháp, nhưng TT Bush vẫn quyết định đánh. Bush bị tố cáo là tổng thống cao bồi bất cần đồng minh, mặc dù có khoảng bốn chục nước đồng minh tham chiến với Mỹ, trong đó có hầu hết các nước Ả Rập trong vùng. Bây giờ Đức, Nga, Tầu chống cuộc chiến Lybia (bỏ phiếu trắng v́ “nể” khối Ả Rập), nhưng TT Obama vẫn đánh. TT Obama có phải là cao bồi không? Hay là v́ được Pháp ủng hộ nên hết là cao bồi?

 

Năm 2003, phe cấp tiến lớn tiếng chỉ trích Bush là nói láo, họ cho rằng thật sự là Bush đánh Iraq v́ dầu hỏa, v́ quyền lợi của công ty dầu hỏa Halliburton của Phó TT Cheney, cũng như v́ quyền lợi của các tài phiệt dầu hỏa Texas là đồng minh của Bush. Cứu dân Iraq khỏ nạn độc tài chỉ là ngụy biện, v́ chẳng có lư do ǵ mà Mỹ cần tuyên chiến với một nước Ả Rập Trung Đông để cứu dân xứ đó hết. Bây giờ th́ phe cấp tiến nghĩ sao về quyết định và lời giải thích của TT Obama? Có phải v́ dầu hỏa không?

 

Nếu nói v́ lư do nhân đạo th́ trước đây Obama phản đối chuyện Bush can thiệp để cứu dân Iraq khi mà Saddam tung vũ khí hoá học giết chết hàng trăm ngàn người, bây giờ tại sao lại phải cứu dân Lybia khi Gaddhafi mới cho máy bay thả bom chết vài trăm người?

 

Cứu dân Lybia có liên hệ như thế nào đến quyền lợi của nước Mỹ? Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều chính quyền đang đàn áp dân ḿnh bằng vơ lực, như Bắc Hàn, Sudan, Zimbabwe, Iran, Tầu, và gần đây, Yemen, Bahrain. Nếu nói về chuyện nhân đạo cứu người th́ sao không cho máy bay Mỹ oanh tạc tất cả mấy xứ này? Tại sao lại chỉ có anh Lybia bị lănh đạn?

 

C̣n một lư do nữa có thể giải thích cho quyết định của TT Obama. Sau những lưỡng lự chần chờ tại Tunisia và Ai Cập, ông đă nhận ra được sự chuyển hướng của cả khối Ả Rập và Hồi Giáo. Có thể trong tương lai không xa cả khối này -  cũng là kho dầu của thế giới - sẽ lột xác chính trị toàn diện, với chính quyền mới tại khắp cả vùng. Bây giờ là lúc nước Mỹ cần có tầm nh́n xa, dọn ḿnh nhẩy vào phe của tương lai, ủng hộ mạnh mẽ những nhóm nổi dậy để bảo vệ chỗ đứng của Mỹ trong vùng cũng như bảo vệ nguồn cung cấp dầu hoả. Lại dầu hỏa?

 

Nói tóm lại, phe cấp tiến trước đây cho rằng Bush đánh Iraq v́ dầu hỏa nên chống đối, bây giờ nh́n lại quyết định của TT Obama, cũng không thấy lư do ǵ khác hơn là dầu hỏa. Như vậy khối cấp tiến có chấp nhận không?

 

Bỏ qua một bên lư do, cuộc chiến này đă đưa nước Mỹ vào một con đường phiêu lưu không nhỏ. Hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq có mục đích tối hậu là thanh toán chính quyền hiện hữu, xây dựng lại nước đến khi có ổn định tương đối th́ Mỹ sẽ chấm dứt can thiệp, tức là có điểm kết toán cuối cùng. Trong cuộc chiến Lybia cho đến nay, không ai biết rơ Mỹ can thiệp v́ lư do ǵ và để đi đến mục đích tối hậu nào? Khi nào th́ coi như đă đạt mục tiêu và chấm dứt chiến tranh? TT Obama không hề tuyên bố sẽ đánh Lybia để lật đổ Gaddhafi như Bush muốn lật đổ Saddam và Taliban, mà chỉ đánh để khai thông các vùng cấm bay. Cấm bay đến lúc nào? Bảo vệ dân Lybia chống máy bay của Gaddhafi đến bao giờ? Gaddhafi đến tuổi gần đất xa trời rồi, nhưng ông “thái tử” mới ở tuổi ba mươi, tương lai c̣n ngồi trên ngai vàng rất lâu. Một cuộc chiến “mở” không thời hạn, cũng không có có điểm mốc nào để ngưng lại? Tại sao lại nằng nặc đ̣i ấn định ngày rút quân tại Iraq và Afghanistan mà bây giờ lại tung ra một cuộc chiến không mục đích cuối cùng và không hạn kỳ?

 

Rồi đến vấn đề tiền bạc. Nước Mỹ đang ôm đồm cả chục ngàn tỷ tiền nợ. Bây giờ nhẩy vào cuộc chiến Lybia, sẽ tốn thêm bao nhiêu ngàn tỷ nữa. Ngân sách sẽ thâm thủng đến mức nào nữa? Đó là chưa nói đến khả năng quân sự của Mỹ có cho phép gồng gánh ba cuộc chiến một lúc không? Lỡ như có biến tại Iran hay Bắc Hàn hay biển Nam Hải nữa th́ sao? Dĩ nhiên TT Obama đă xác định không đổ bộ lính Mỹ xuống Lybia. Nhưng cuộc chiến ở Việt Nam cũng bắt đầu một cách rất khiêm tốn. Ai dám bảo đảm cuộc chiến tại Lybia sẽ không leo thang?

 

Ở đây, quan điểm của bộ trưởng Quốc Pḥng Robert Gates rất rơ ràng. Ông cực lực và công khai chống lại cuộc chiến tại Lybia.

 

TT Obama cho đến bây giờ vẫn c̣n là một bí ẩn cho thiên hạ. Trước những biến cố dồn dập trên thế giới, ông hoàn toàn thụ động, im lặng như tờ rất lâu, rồi bất ngờ lấy quyết định, mà lại là những quyết định thật khó hiểu. Không ai hiểu rơ lư do nào Mỹ đánh Lybia, v́ mục tiêu ǵ, cho đến bao giờ, và hậu quả sẽ như thế nào? Ngày trước, người ta có thể đồng ư hay không đồng ư với Bush, nhưng ít ra người ta cũng biết tại sao Bush đánh Afghanistan và đánh Iraq, với mục tiêu ǵ. (20-3-11)

 

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: