Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 

BÀI NGHIÊN CỨU -THAM KHẢO

 

Lư luận văn học Việt Nam 25 năm đổi mới (1986-2011)

 

 

Cao Hồng

 

 

 

Hành tŕnh đổi mới lư luận văn học nước nhà (1986-2011) đă tṛn 25 năm trải qua những chặng thăng trầm khác nhau. Đây là một quăng thời gian ngắn đối với lịch sử văn học nói chung nhưng lại là một quăng thời gian đủ để có thể làm nên những chuyển biến có tính chất “bước ngoặt” của lư luận văn học nói riêng trên con đường hiện đại hóa. 

 

Đổi mới chính là điểm khởi đầu của một thời kỳ lớn - thời kỳ hội nhập với thế giới hiện đại trong thế kỷ XXI. Đổi mới lư luận chính là hiện đại hóa lư luận trên tinh thần nhận thức lại, phát triển, bổ sung và hoàn thiện nhiều vấn đề cho phù hợp với thời đại. Từ tầm nh́n hiện đại, các nhà nghiên cứu xác định rơ lư luận văn học là một chuyên ngành riêng biệt nằm trong khoa học văn học - là khoa học của nghệ thuật ngôn từ, điều này khiến bản thân lư luận ngày càng ư thức sâu sắc vai tṛ của ḿnh đối với sự phát triển của văn hóa nói chung và đời sống văn học nói riêng. Từ đó, lư luận từng bước nỗ lực đổi mới tư duy học thuật, từng bước tiến đến khẳng định những thành tựu quan trọng. So với trước, lư luận văn học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới có nhiều phương diện trưởng thành vượt bậc, đây chính là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển của lư luận văn học dân tộc trong những giai đoạn tiếp theo ở thế kỷ XXI.

 

Có thể nói đă có nhiều nhân tố nội, ngoại sinh tác động đến việc đổi mới văn học nói chung và lư luận văn học nói riêng, tuy nhiên năm nguyên nhân cơ bản sau đă tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến đổi mới lư luận văn học: 1/ Khát vọng hướng về đổi mới và tâm thế đồng thuận của toàn xă hội - Sự vận động cùng chiều với thế giới hiện đại; 2/ Sự phát triển của sáng tác văn học; 3/ Đổi mới đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; 4/ Những ảnh hưởng của phong trào đổi mới trong văn nghệ của Liên Xô và Trung Quốc; 5/ Đội ngũ các nhà nghiên cứu với tư duy khoa học tiến bộ. Được thúc đẩy phát triển bởi những nguyên nhân cơ bản trên cho nên có thể khẳng định: Lư luận văn học Việt Nam đă và đang tiếp tục đổi mới theo đúng ḍng chảy của văn học nhân loại và dân tộc một cách khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, văn hóa - xă hội.

 

Sau giai đoạn chuyển động có tính chất quá độ, mang nhiều yếu tố dự báo (1975-1985), lư luận văn học ở Việt Nam bắt đầu đổi mới rơ hơn từ sau năm 1986. Theo dơi tiến tŕnh (tạm thời chia thời gian có tính ước lệ) qua hai giai đoạn: 1/ Từ 1986 đến 1995; 2/ Từ 1996 đến nay, có thể khái quát diện mạo lư luận với một số nét tiêu biểu sau đây:

 

Đề cao tinh thần biện giải, mạnh mẽ phê phán các giáo điều lư luận xơ cứng, phiến diện

 

Nh́n một cách bao quát, lư luận văn học đổi mới đă đề cao tinh thần biện giải, mạnh mẽ phê phán các giáo điều lư luận xơ cứng, phiến diện. Tinh thần này được thể hiện sôi nổi nhất ở khoảng mười năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1995), và tất nhiên có nhiều vấn đề được giới lư luận đề xuất ở thời gian này tiếp tục được làm sáng tỏ ở giai đoạn tiếp theo.

 

Tinh thần biện giải, xới lật đó là sự tự phê phán, tự phản tỉnh đối với những mô thức hóa của lư luận văn học, không c̣n thích ứng với yêu cầu phát triển của sáng tác văn học nghệ thuật, định giá lại một số giá trị bị coi là nhất thời thậm chí là giá trị ảo, những phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu đă từng được coi là khoa học, là tối ưu giờ bộc lộ những bất cập, thậm chí chính nó là nguyên nhân gây nên sự tŕ trệ của nền văn học. Tinh thần này cũng đồng thời thể hiện ở việc khôi phục, trả lại giá trị đích thực cho những hiện tượng văn học đă bị đánh giá không đúng với những phẩm chất vốn có của nó. Trên tinh thần phê phán khách quan khoa học cái cũ, lư luận đưa ra những đề xuất khoa học mới.

 

Bắt đầu từ mốc khởi điểm năm 1986 (sau Đại hội lần thứ VI của Đảng), trên văn đàn từ miền Nam ra đến miền Bắc lần lượt diễn ra nhiều cuộc thảo luận, tranh biện sôi nổi về các vấn đề lư luận văn học. Có thể nói, đường lối đổi mới và tư tưởng chỉ đạo của Đảng: “Nh́n thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng sự thật” đă tạo nên một bầu không khí dân chủ thực sự trong tranh luận học thuật. Nhiều hội thảo đă thu hút, lôi cuốn sự chú ư tham gia không chỉ các văn nghệ sĩ, các nhà lư luận phê b́nh, các nhà giáo mà cả đông đảo bạn đọc trong nước. Tinh thần đổi mới văn học, đổi mới lư luận trở thành câu chuyện của cộng đồng - cộng đồng văn chương và cộng đồng xă hội.

 

Tinh thần biện giải, xới lật của lư luận văn học thời đổi mới thể hiện rơ nét ở b́nh diện ư thức hệ. Đó là việc nh́n nhận lại các vấn đề lư luận quen thuộc như tư tưởng văn nghệ macxit, lư luận về phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa.

 

Về tư tưởng văn nghệ macxit, phương châm là vừa kiên tŕ tư tưởng Marx - Lenin, vừa phải có những đối sách mới mẻ, linh hoạt để thích ứng với hoàn cảnh mới. Tư duy lư luận đổi mới đă coi lư luận văn nghệ macxit vừa như một thành tựu trí tuệ của nhân loại, vừa như là đối tượng để nghiên cứu, tiếp nhận, bổ sung và phát triển, nó hoàn toàn không phải là loại lư luận duy nhất hàm chứa chân lư bất biến của văn học nghệ thuật như nhiều năm trước đây chúng ta đă nghĩ. Đây không phải là vấn đề “xem nhẹ” hoặc “làm sai lệch”, “hạ bệ thần tượng” mà chính là sự tôn vinh, phát huy lư luận văn nghệ mácxit trong cái nh́n biện chứng, khoa học và đúng đắn nhất, là nhận thức quan trọng trong sự vận động đổi mới ư thức hệ của lư luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

 

Trong lư luận văn nghệ macxit, lư luận phản ánh có ư nghĩa hàng đầu để giải thích về nghệ thuật, chính v́ thế phương diện này đă được giới lư luận đặc biệt quan tâm chú ư. Bên cạnh việc tranh luận, nhiều bài nghiên cứu đi sâu t́m hiểu thêm vấn đề lư luận phản ánh trong nghệ thuật của các nhà nghiên cứu được công bố: Văn học với hiện thực dưới ánh sáng phản ánh luận Marx-Lenin(1) của Phương Lựu; Về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật trong mỹ học của Ch.Caudwell và G.Lukacs(2) của Trương Đăng Dung; Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ(3) của Trần Đ́nh Sử... Các nhà lư luận nhận thức phản ánh luận là cơ sở nền tảng chứ không phải là duy nhất. Bởi v́, văn học là một h́nh thái đặc thù của hoạt động sống của con người, vừa có cái chung với các hoạt động khác, vừa có tính riêng. Tính riêng của văn học nghệ thuật là cái mà các h́nh thái ư thức khác không thể thay thế. Nhưng: “Không nên t́m đặc trưng nghệ thuật bằng cách đối lập tuyệt đối nó với các h́nh thái ư thức xă hội khác, đối lập với khoa học. Đó là v́ văn học, nghệ thuật có tính chất song trùng: vừa là h́nh thái ư thức xă hội đứng cùng dăy với pháp luật, chính trị, đạo đức, tôn giáo… lại vừa đứng cao hơn chúng. Đây là điều mà các nhà lư luận phi macxit cũng thừa nhận”(4). Từ đó, tư duy lư luận khẳng định phản ánh luận của Lenin vẫn mang những ư nghĩa to lớn nhưng đồng thời chỉ rơ nhược điểm của lư luận văn nghệ Việt Nam trong mấy chục năm qua là đă vận dụng tư tưởng của Lenin vào thực tiễn văn học quá máy móc, áp dụng phản ánh luận vào văn học một cách cứng nhắc không làm rơ những khâu trung gian. Và đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều giới hạn đối với sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà nói chung và lư luận văn học nói riêng.

 

Nh́n tổng thể lư luận văn học thế giới thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu lư luận văn học ở Việt Nam thừa nhận lư luận mácxit dù có quan trọng, cơ bản như thế nào cũng chỉ là một trường phái, tự nó không thể thay thế toàn bộ lư luận, không thể giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra đối với lư luận văn học hiện đại. Cần phải coi lư luận văn học mácxit là một hệ thống mở, không gạt bỏ các thành quả lư luận văn học phong phú thuộc các trào lưu tư tưởng khác mà hấp thu, phát triển chúng để làm cho hệ thống lư luận nước nhà ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Đây có thể coi là một trong những bước chuyển biến nhận thức quan trọng nhất của tư duy lư luận thời đổi mới, bởi thừa nhận nhiều nguồn lư luận văn học có giá trị khoa học ngang nhau, lư luận văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đă tạo ra cho chính ḿnh những cơ hội để đối thoại với lư luận hiện đại thế giới, thực sự mở ra một không gian mới cho tư duy về văn học nghệ thuật.

 

Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, mà sáng tạo th́ phải đa dạng, chính v́ thế không thể bắt ép và khuôn định người nghệ sĩ vào bất cứ một công thức có sẵn nào về phương pháp và phong cách nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa với phương pháp sáng tác của nó trong một thời gian dài đă chi phối sâu sắc đời sống sáng tác cũng như lư luận phê b́nh văn học ở nước ta. Trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu của nền văn học sáng tác theo phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa, giới lư luận văn học Việt Nam phát hiện: “Cái định nghĩa của nó không thể nào quán triệt được vào tất cả các loại h́nh và loại thể văn học nghệ thuật”(5), có nghĩa là: “Tham vọng tạo ra một phương pháp sáng tác tối ưu cho nhiều nền văn học khác nhau thực chất là một ảo tưởng”(6). Thực tiễn phát triển của sáng tác văn học thời kỳ đổi mới đă khiến các nhà nghiên cứu nhận ra sự bất ổn, vênh lệch giữa lư luận và thực tiễn. Từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở đi, khái niệm phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa gần như không thấy xuất hiện trong đời sống sáng tác văn học, trong các văn kiện của Đảng về văn học nghệ thuật. Nhiều cuộc tranh biện, nhiều bài nghiên cứu phân tích về sự bất ổn bên trong cũng như khẳng định những hạt nhân khả thủ của nó được công bố trên văn đàn thời kỳ đổi mới. Lư luận đă nhận chân chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa, nó khó có thể tiếp tục được xem là một phương pháp sáng tác tối ưu, chiếm địa vị độc tôn. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu, tham khảo lư luận văn học Xô - viết ở Việt Nam thời kỳ này đă đạt được những chuyển biến đáng kể trong tư duy học thuật.

 

Ngoài các vấn đề chủ yếu nêu trên, từ việc t́m kiếm điểm tựa từ triết học và nhận thức luận macxit nói chung, lí luận văn học đổi mới c̣n quan tâm đến một số vấn đề khác như: vấn đề con người trong văn học, chức năng của văn học, phương pháp luận trong nghiên cứu văn học… Ư thức hệ của lư luận thay đổi tiến bộ, đă góp phần không nhỏ vào việc đánh giá các giá trị văn học văn học đương đại, soi chiếu vào hàng loạt các tác giả và tác phẩm bị coi là “có vấn đề” trong giai đoạn văn học trước, trả lại giá trị đích thực cho những tác giả, tác phẩm và trào lưu văn học mà quá khứ đă nh́n nhận không công bằng. Các cuộc hội thảo về văn học nghệ thuật được tổ chức, những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê b́nh, sáng tác dưới ánh sáng của thời đại dân chủ đổi mới tư duy đă làm sống dậy nhiều tác phẩm văn chương thuộc giai đoạn 1930-1945 mà một thời đă bị quên lăng, chẳng hạn như thơ của Phong trào Thơ mới và văn của các tác giả Tự lực văn đoàn. Trước đây, khi xem xét đến những phong trào văn học này, các nhà nghiên cứu chủ yếu phê phán nội dung tư tưởng của chúng và chỉ nêu lên một số yếu tố tích cực về nghệ thuật thể hiện. Chúng luôn bị coi là loại văn học lảng tránh hiện thực, đề cao cái tôi cá nhân... th́ nay nhiều giá trị nhân văn, nhân bản, giá trị tâm linh sâu sắc của các tác phẩm đă được “phục hưng”lại trong cái nh́n khách quan, khoa học hơn. Điều này chứng tỏ các nhà nghiên cứu đă có những điều chỉnh tư duy cho phù hợp với sự vận động của lịch sử xă hội.

 

Tuy nhiên, ở mười năm đầu đổi mới, sự đánh giá lại dù đă là phổ biến song vẫn mới dừng ở sự tự do, cởi mở trong tâm lí, chứ chưa phải là sự thay đổi về tiêu chuẩn giá trị, bởi lẽ giai đoạn này lư luận mới chỉ tập trung chỉ ra những hạn chế, tính không tưởng, tính vô hiệu quả, phi hiện thực của những khái niệm, những nguyên tắc lư luận được để cao một thời chứ chưa đưa ra được những khái niệm công cụ mới để vận dụng trong nghiên cứu, phê b́nh văn học. Điều này quả là không dễ dàng, nó cần tới thời gian và sự vận động mau lẹ, sáng tạo của lư luận văn học Việt Nam trong việc hướng tới chân trời rộng mở của lư luận văn học nhân loại ở thế kỷ XX.

 

Nh́n lại một chặng đường tuy ngắn ngủi, nhưng quăng thời gian từ 1986 đến 1995 là những năm tinh thần tự do trong ngôn luận được phát huy mạnh mẽ nhất, chấp nhận nhiều luồng suy nghĩ khác nhau thậm chí trái ngược nhau, chấp nhận nhiều phong cách biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Ngót mười năm đầu, công cuộc đổi mới lư luận văn học diễn ra với không ít khó khăn, sóng gió, trắc trở, quá tŕnh tự “lột xác” trải qua những thăng trầm khác nhau để tiến đến đánh dấu một bước chuyển quan trọng của tư duy lư luận văn học Việt Nam: Từ tâm thế luôn thụ động, thiếu linh hoạt, thiếu cái nh́n phê phán khách quan, phần lớn chịu ảnh hưởng, phụ thuộc vào lư luận văn học Xô - viết nay chuyển sang tâm thế chủ động tự phê phán và đề xuất sáng tạo những quan niệm lư luận mới có giá trị thực tiễn. Chính từ tâm thế mới này, lư luận văn học nước nhà tiếp tục từng bước, bền bỉ hướng đến những kết tinh mới ở hành tŕnh phía trước.

 

 

Tiếp tục kế thừa di sản lư luận văn học dân tộc, mở rộng biên độ tiếp nhận những điểm khả thủ của lư luận văn học thế giới

 

Nghiên cứu di sản lư luận văn học dân tộc từ trung đại đến hiện đại

 

Một trong những biểu hiện đáng ghi nhận của phong trào đổi mới lư luận trên b́nh diện “nội sinh” là đă quan tâm nghiên cứu, phát huy di sản lư luận văn học dân tộc từ trung đại đến hết thế kỷ XX.

 

Thời trung đại ở nước ta, những quan niệm văn học xuất hiện lẻ tẻ trong các lời bạt, lời b́nh, lời tựa, tồn tại dưới dạng cổ Hán ngữ. Mặc dù không thành hệ thống nhưng đây cũng là di sản vô cùng quư báu. Để kế thừa, khai thác phần di sản này th́ công việc sưu tầm, dịch thuật, chú thích là có ư nghĩa tiên quyết. Trước đổi mới đă có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này: Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam của Nguyễn Đức Vân (Văn học số 12/1963), Từ trong di sản của nhiều tác giả (Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam của Phương Lựu (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1985). Đây là những công tŕnh đặt cơ sở cho công việc này được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn sau 1986 trở đi. Từ sau đổi mới xuất hiện thêm các công tŕnh Người xa bàn về văn chương của Đỗ Văn Hỷ sưu tầm (Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 1993), Lê Quư Đôn trên tiến tŕnh ư thức văn học dân tộc của Đinh Thị Minh Hằng (Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 1996), Thơ trong con mắt của người xưa chuyên luận của Phạm Quang Trung (Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam của Phương Lựu (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1977), … Những công tŕnh sưu tầm, nghiên cứu trên đă góp phần quan trọng xác lập hệ thống quan niệm trong văn học trung đại Việt Nam.

 

Song song với việc khai thác kế thừa quan niệm văn học thời trung đại, là việc sưu tầm, nghiên cứu thành tựu lư luận văn học thế kỷ XX. Theo các nhà nghiên cứu, nền lư luận văn học Việt Nam măi đến thế kỷ XX mới thực sự h́nh thành và phát triển mạnh mẽ. Và đây chính là phần di sản trực tiếp nhất cho việc xây dựng nền lư luận văn học trong thế kỷ mới của chúng ta. Như vậy việc sưu tầm và nghiên cứu thành tựu lư luận văn học nước nhà thế kỷ XX cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết và bức bách của giai đoạn hội nhập này.

 

Theo thống kê của chúng tôi, kể từ năm 1995 đến nay đă có khoảng hơn chục công tŕnh sưu tầm, biên soạn lư luận phê b́nh được công bố. Các nhà nghiên cứu tập trung vào mảng lư luận văn học trước và sau năm 1945: Tuyển tập Phê b́nh, Nghiên cứu văn học Việt Nam 1900-1945, (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1998) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên; Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu lư luận phê b́nh văn học do Trần Mạnh Tiến chủ biên, (Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003); Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, 2 tập, do Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn (Nxb. Lao Động, Hà Nội, 2003); Phạm Quỳnh - Luận giải văn học và triết học do Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn (Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003); Bộ tùng thư: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Quyển Năm, tuyển chọn giới thiệu các tác gia, tác phẩm thuộc thể loại Lư luận- phê b́nh trong Văn học Việt Nam hiện đại kể từ đầu thế kỷ XX (Nxb. Văn học, ấn hành từ 2004 đến cuối 2010) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên đă ra mắt đến tập XIV; Bộ tuyển Trương Tửu: phê b́nh văn họcMười thế kỷ bàn luận về văn chương - Từ TK X đến nửa đầu thế kỷ XX, 3 tập (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007) do các tác giả Phan Trọng Thưởng, Vũ Thanh, Trần Nho Th́n, Nguyễn Cừ biên soạn. do Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn (Nxb.Lao Động, Hà Nội, 2007); Bộ tư liệu

 

Điều đáng lưu ư ở việc sưu tầm là các nhà nghiên cứu không chỉ chú ư đến những tác giả đă được khẳng định trên văn đàn như Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh... mà c̣n giới thiệu thêm nhiều tên tuổi và công tŕnh có phần lạ lẫm và hầu như ít ai biết đến như Cao Văn Chánh, Hoàng Duy Từ, Trúc Hà, trân trọng những giá trị lư luận có thể c̣n rất sơ lược, giản đơn, nhưng nó đă được manh nha ở nước ta từ thời trước cách mạng Nghệ thuật với văn hóa của Lê Quang Lộc, Văn chương nữ giới của Nguyễn Đồng Khang, Vấn đề nữ lưu và văn học của Nguyễn Thị Kiêm. Qua các công tŕnh sưu tầm, các nhà nghiên cứu lư luận thời đổi mới đă góp phần lưu giữ những thành tựu quan trọng của lư luận văn học dân tộc trong thế kỷ XX, đồng thời mang lại sự đánh giá công bằng cho hàng loạt các nhà nghiên cứu phê b́nh trước đây bị định kiến lâu dài do quan niệm hẹp ḥi, ngộ nhận một thời như: Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Lan Khai, Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa... Ở mảng lư luận văn học sau 1945, công việc sưu tầm biên soạn tư liệu đi theo tinh thần chọn lọc các tác giả. Tuy vậy có thể thấy qua các bộ sách hội ngộ khá đầy đủ gương mặt của hàng trăm các tác giả đă và đang góp phần tham gia vào nghiên cứu lư luận phê b́nh văn học từ 1945 đến nay.

 

Việc sưu tầm, biên soạn tư liệu là công việc khoa học đ̣i hỏi một sự cẩn trọng, chu đáo và công phu. Mặc dù đến nay c̣n nhiều khoảng trống chưa thể lấp đầy nhưng lư luận văn học thời kỳ đổi mới đă đạt được những thành tựu nhất định ở mảng này, những bộ sách sưu tầm, biên soạn đă kịp thời bổ sung, phát triển nâng cao những thành tựu lư luận vốn có, góp phần trang bị cho người nghiên cứu những kiến thức không thể thiếu về lịch sử chuyên ngành lư luận văn học ở Việt Nam.

 

Bên cạnh việc sưu tầm tư liệu, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu lư luận văn học dân tộc thế kỷ XX cũng được quan tâm chú ư. Có thể kể đến một số công tŕnh có giá trị học thuật đă được công bố như sau: Tác gia nghiên cứu lư luận phê b́nh văn học 1945-1975 của Ban Lư luận Viện Văn học (Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 1986); Nh́n lại nửa thế kỷ lư luận hiện thực xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1936-1986) của Phương Lựu (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999); Lư luận phê b́nh văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Nxb. Giáo dục Hà Nội, 2002); Lịch sử phê b́nh văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945 của Trần Thị Việt Trung (Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002, tái bản năm 2010); Phê b́nh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thị Thanh Xuân (Nxb. Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, 2004); Lư luận phê b́nh văn học thế kỷ XX của Trần Đ́nh Sử (Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004) do Phan Cự Đệ chủ biên, Lược khảo 34 tác giả lư luận, phê b́nh văn học Việt Nam thế kỷ XX (Trong Lư luận, phê b́nh đời sống văn chương, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2010) của Nguyễn Ngọc Thiện…

 

Lư luận văn học Việt Nam thế kỷ XX có ư nghĩa đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền lư luận hiện đại ở những giai đoạn tiếp theo. Những công tŕnh nghiên cứu về di sản lư luận văn học dân tộc được ra mắt ở thời kỳ đổi mới đă góp phần phác họa diện mạo lư luận nước nhà một thế kỷ qua. Dưới sự thẩm định khoa học và khách quan của các nhà nghiên cứu, thành tựu và hạn chế của lư luận văn học giai đoạn này để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho việc hiện đại hóa lư luận văn học nước nhà trong những chặng đường kế tiếp. 

 

Nghiên cứu giới thiệu, ứng dụng lư luận văn học nước ngoài

 

Vào những năm 1990, quan điểm đa dạng hóa, đa phương hóa đă tạo nên một sự phong phú trong nghiên cứu, dịch thuật, trong giới thiệu các công tŕnh lư luận của nước ngoài vào Việt Nam. Sau nhiều năm nền lư luận văn học nước ta thiếu hụt sự liên thông tư tưởng học thuật với khoa học nhân văn thế giới do những hạn chế chủ quan và điều kiện lịch sử xă hội. Đến thời kỳ đổi mới song song với việc bảo tồn, nghiên cứu di sản lư luận văn học dân tộc, giới lư luận đă nhận thức sâu sắc nếu muốn hiện đại hóa lư luận th́ vấn đề “tiếp thu rộng răi những lư thuyết, quan điểm, phương pháp của các nền lư luận văn học hiện đại thế giới với tinh thần tỉnh táo và gạn lọc là một điều không thể xem nhẹ”(7). Trên tinh thần hội nhập, việc dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu những thành tựu lư luận văn học thế giới đă phát triển hơn nhiều so với mấy chục năm trước đó.

 

Về lư luận văn học cổ điển phương Đông, tuy chưa nhiều nhưng các nhà nghiên cứu, dịch thuật đă chú ư tới việc dịch và giới thiệu tư liệu gốc như Tùy viên thi thoại của Viên Mai do Nguyễn Đức Vân dịch (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999); Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp do Phan Ngọc dịch (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1997). Xuất hiện một số nghiên cứu có tính chuyên luận: Tinh hoa lư luận cổ điển Trung Quốc của Phương Lựu (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1989), Thi pháp học cổ điển Ấn Độ của Phan Thu Hiền (Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 2006)...

 

Thành tựu đặc biệt hơn cả là việc nghiên cứu, giới thiệu và dịch lư luận văn học hiện đại phương Tây. Mảng sách nghiên cứu có: Các vấn đề khoa học của văn học (1990) do Trương Đăng Dung chủ biên; Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1992) của Hoàng Trinh (1992); Triết học và mỹ học phương Tây hiện đạiT́m hiểu lư luận văn học phương Tây hiện đại (1995) và Mười trường phái lư luận văn học phương Tây đương đại (1998) của Phương Lựu; Từ văn bản đến tác phẩm văn họcNghiên cứu văn học, lư luận và ứng dụng (1988) của Nguyễn Văn Dân v.v... Bên cạnh các sách nghiên cứu là mảng sách dịch lư luận văn học với mục đích giới thiệu nguyên gốc các thành tựu lư luận văn học nước ngoài: Alain Robbe - Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết (Lê Phong Tuyết giới thiệu và dịch, 1993); Phê b́nh văn học Pháp thế kỉ XX (Lộc Phương Thủy chủ biên, 1995); Phê b́nh, b́nh luận văn học London, Twain, Hemingway (Vũ Tiến Quỳnh, 1995); Octavio Paz: Thơ văn và tiểu luận (Nguyễn Trung Đức dịch, 1998); M.Kundera: Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch, 1998), J. P.Sartre: Văn học là ǵ (Nguyên Ngọc dịch, 1999) v.v... Chỉ trong vài năm đầu thế kỉ XXI, số sách nghiên cứu giới thiệu các thành tựu lư luận văn học thế giới tăng mạnh: Văn học so sánh, lư luận và ứng dụng (Lưu Văn Bổng chủ biên, 2000), Lư luận phê b́nh văn học phương Tây thế kỉ XX (Phương Lựu, 2001); Chủ nghĩa cấu trúc và thuyết hiện sinh (Trần Thiện Đạo, 2001) v.v... Mảng sách biên soạn đă thực sự là các tư liệu bổ ích cho các nhà lư luận. Tác giả biên soạn Đỗ Lai Thúy đă cho xuất bản hàng loạt sách: Phân tâm học và văn học nghệ thuật (2000), Nghệ thuật như là thủ pháp (2000), Phân tâm học và văn hóa tâm linh (2002), Phân tâm học và t́nh yêu (2003), Sự đỏng đảnh của phương pháp (2004), Phân tâm học và tính cách dân tộc (2007); Nhiều tác giả: Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lư thuyếtLư luận phê b́nh văn học thế giới Thế kỷ XX (2 tập) do Lộc Phương Thủy chủ biên ra mắt bạn đọc năm 2007, v.v...; Đặc biệt sách dịch: M.Kundera: Tiểu luận (Nguyên Ngọc dịch, 2000); Văn học phi lí (Nguyễn Văn Dân giới thiệu và dịch cùng người khác, 2001); Chủ nghĩa cấu trúc và văn họcPhê b́nh lư luận văn học Anh - Mỹ (Lê Huy Bắc chủ biên, 2002), Plin và Tzurganova: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu - Hoa Kỳ thế kỉ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân và Lại Nguyên Ân dịch, 2003); Văn học so sánh, nghiên cứu và dịch thuật (Khoa ngữ văn, và báo chí thành phố Hồ Chí Minh, 2003); J.M. Lotman: Cấu trúc văn bản nghệ thuật (2004) do Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch; Kate Hamburger: Logic học về các thể loại văn học (2004) do Trần Ngọc Vương và Vũ Hoàng Địch dịch; Chủ nghĩa Marx và phê b́nh văn học (2008) của Terry Eagleton do Lê Nguyên Long Dịch; Lư luận văn học (2009) của R.Wellek và A.Warren do Nguyễn Mạnh Cường dịch, Thi pháp của nền văn học Nga cổ (2010) của D.S.Likhachev do Phan Ngọc dịch v.v... (1992) của Nguyễn Hào Hải chủ biên; (1988) của Trương Đăng Dung; (2003), bên cạnh đó (Trịnh Bá Đĩnh giới thiệu và dịch, 2002);

 

Như vậy, vượt qua giới hạn của chính ḿnh, lư luận văn học thời kỳ đổi mới đă đi từ phong bế đến hội nhập, mạnh dạn phiên dịch, giới thiệu những lư thuyết văn học trước nay bị xem là vùng cấm. Một số tác giả triết học và mỹ học phương Tây như G.W.Hegel, I.Kant, M.Heidegger, J.P.Sartre, R.Barthes, M.Kundera... thậm chí có những tác giả trước đây bị lên án gay gắt như G.Lukacs (bị coi là đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xét lại) cũng được trân trọng giới thiệu lại như là những nhà lư luận với những quan điểm đáng được quan tâm, tham khảo. Song cũng cần thấy, sự hội nhập với thế giới của lư luận văn học đương đại Việt Nam thật ra không quay lưng lại với lư luận văn học Xô - viết. Nếu trước đây chúng ta chỉ thiên về những thành tựu có tính chất chính thống th́ nay quan tâm đến cả những thành tựu lư luận vốn trước đây không được coi trọng, (thậm chí bị phê phán) bởi những công tŕnh này được viết không hoàn toàn theo tinh thần mácxit, đến đổi mới, “cải tổ”, nó được nh́n nhận lại, trở thành di sản quư báu không những của Nga mà c̣n là của thế giới. Đó là hai công tŕnh quan trọng của M.Bakhtin - một trong những nhà nghiên cứu lư luận văn học được coi là lớn nhất thế kỷ XX: Lư luận và thi pháp tiểu thuyết do Phạm Vĩnh Cư dịch (Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992), Những vấn đề về thi pháp Dostoevsky do Trần Đ́nh Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1993). Tư tưởng khoa học mới mẻ trong các công tŕnh khoa học này đă tác động mạnh đến giới lư luận Việt Nam. Nhiều quan điểm của M.Bakhtin như coi thể loại là nhân vật chính của lịch sử văn học, cách nh́n về vai tṛ lễ hội Carnaval trong chuyên khảo về F.Rabelais, vấn đề “tính đa thanh” của tiểu thuyết, … đă được giới nghiên cứu nước ta hưởng ứng, vận dụng. Những tư tưởng lư luận của phương Tây (đặc biệt là của Âu - Mỹ) trở lại với Việt Nam trong tinh thần cầu thị học hỏi và đối thoại, đă nhen nhóm, kích thích những t́m ṭi, sáng tạo mới.

 

Trong bối cảnh đất nước đổi mới, với tinh thần hội nhập, mở rộng biên độ giao lưu, mở rộng tầm nh́n, 25 năm qua lư luận văn học đương đại Việt Nam đă chủ động hướng về những chân trời khác nhau để tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm học thuật của nhân loại với mục đích đổi mới và phát triển lư luận văn học dân tộc. Có thể khẳng định, sự hiện diện của tư tưởng, học thuật hiện đại nước ngoài nói chung và của lư luận văn học nước ngoài (chủ yếu là lư luận văn học phương Tây) nói riêng đă có vai tṛ tích cực không nhỏ đối với sự phát triển lư luận, nghiên cứu phê b́nh văn học ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng lư luận văn học hiện đại của nhân loại, lư luận văn học Việt Nam đă bổ sung, thay đổi hệ thống quan niệm lư luận, từ đó giúp tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ của người Việt Nam cũng được đổi mới và trở nên toàn diện, đa chiều hơn. Hệ thống các khái niệm lư luận mới được h́nh thành đồng thời cũng mở ra một không gian mới cho tư duy về văn học, có nhiều ảnh hưởng tích cực tới mọi phương diện của đời sống văn học như sáng tác, nghiên cứu phê b́nh, tiếp nhận tác phẩm. Đến nay hệ thống khái niệm lư luận văn học Việt Nam một mặt đă định h́nh được những khái niệm mới, mặt khác vẫn đang tiếp tục chuyển động theo hướng tiếp cận hệ thống khái niệm lư luận của thế giới, bổ sung thêm những khái niệm mới. So với hệ thống lư thuyết cũ nghèo nàn, tồn tại và ẩn chứa nhiều giới hạn, hệ thống lư thuyết mới có độ mở, linh hoạt và đặc biệt mang tính thực tiễn cao. Hệ thống lư thuyết này chính là nền tảng, là công cụ để giải quyết các vấn đề nghiên cứu phê b́nh văn học đang đặt ra hết sức cấp bách trong thời đại nền văn hóa và văn học nước nhà bước vào hội nhập toàn cầu.

 

Thứ hai, lư luận văn học hiện đại phương Tây đă tác động tới nghiên cứu phê b́nh văn học một cách rơ rệt. Các lư thuyết: kư hiệu học, thi pháp học, văn học so sánh, phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc, lư thuyết mỹ học tiếp nhận, lư thuyết mỹ học hiện tượng học, giải thích học, tự sự học, … được lần lượt giới thiệu vào Việt Nam đă bước đầu làm thay đổi nền phê b́nh Việt Nam. Bên cạnh phê b́nh báo chí, những hướng nghiên cứu phê b́nh mang tính học thuật như thi pháp học, phân tâm học, tự sự học, văn học so sánh đă và đang được khẳng định. Từ các hướng nghiên cứu này nhiều hiện tượng văn học của giai đoạn trước trải qua những số phận thăng trầm hoặc các hiện tượng sáng tác mới lạ của văn học đương đại đă được đánh giá thỏa đáng hơn. Mặc dù thành tựu chưa nhiều nhưng những thành công ban đầu có tính chất khai mở của những mũi nhọn nghiên cứu đă thực sự góp phần thúc đẩy hành tŕnh hiện đại hóa nền phê b́nh. Tuy c̣n phải giải quyết nhiều vấn đề chưa vượt thoát giới hạn cũ nhưng nền phê b́nh văn học Việt Nam đă và đang chuyển động để thay đổi hệ h́nh, hướng đến một nền phê b́nh mới thực hiện đúng chức năng: Phê b́nh văn học không những chỉ giúp người đọc thưởng thức mà c̣n là sự khám phá các giá trị văn hóa được gửi gắm qua văn học, đem đến cho mọi người tri thức và sự sáng tạo mới. Trong tư duy mới của lư luận, phê b́nh văn học được coi là một loại h́nh hoạt động tinh thần nằm giữa khoa học và nghệ thuật. Các công tŕnh nghiên cứu phê b́nh mang tính học thuật của các tác giả Việt Nam được công bố thời đổi mới đă phần nào chứng tỏ giới nghiên cứu phê b́nh văn học nước nhà đă ư thức được một cách sâu sắc tính khoa học và tính nghệ thuật của phê b́nh văn học - đó là dấu hiệu của sự xuất hiện nhà phê b́nh chuyên nghiệp. Phê b́nh văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới không hẳn là “yếu kém” và “lạc hậu” như một số ư kiến đánh giá mà dưới ánh sáng của hệ thống lư thuyết mới, nó đă và đang tiếp tục hành tŕnh về đích: trở thành một bộ môn khoa học độc lập đi t́m ư nghĩa của văn bản văn học.

 

Công cuộc đổi mới lư luận từ 1986 đến nay không hề phủ nhận hoặc loại bỏ hoàn toàn những yếu tố đă có từ trước của lư luận văn học ở Việt Nam. Đây là một quá tŕnh vận động tư duy bền bỉ, lao động khoa học nghiêm túc của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu để hướng đến những nhận thức lư luận mới, bổ sung, khái quát cái mới, chắt lọc giữ ǵn những giá trị hợp lư của cái có trước mong muốn làm giàu thêm cho nền học thuật lư luận nước nhà vốn đang lạc hậu so với thế giới. Trong tiến tŕnh vận động đổi mới bên cạnh thái độ phê phán đă có thái độ tự phê phán, bên cạnh thái độ phủ định là thái độ khẳng định, luôn cầu thị quan tâm học hỏi và vận dụng những tri thức mới. Mặc dù hệ thống lư luận văn học ở Việt Nam hiện nay c̣n nhiều lư thuyết chưa được đánh giá thống nhất về giá trị, sự tiếp thu lư luận văn học nước ngoài đă có lựa chọn nhưng chưa triệt để(8), nhưng rơ ràng trải qua 25 năm trăn trở, t́m ṭi khám phá, lư luận văn học Việt Nam đă khác trước ở nhiều phương diện. Trên hành tŕnh đổi mới, lư luận văn học Việt Nam bước đầu xác lập được một hệ h́nh mới và góp phần không nhỏ giải quyết những vấn đề mà thực tiễn sáng tác cũng như phê b́nh văn học đă đặt ra. Đây là giai đoạn lư luận văn học Việt Nam chuyển từ một nền lư luận khép kín, độc tôn, một chiều, ổn định sang một nền lư luận phát huy được tinh hoa lư luận dân tộc, cập nhật được với lư luận tiến bộ của nhân loại và mang tính ứng dụng thực tiễn. Nó ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hướng đến tinh thần đối thoại và tranh biện với bên ngoài để xây dựng một nền lư luận phù hợp với đặc điểm văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung đặt trong những bước tiến mới của lịch sử, văn hóa xă hội, thời đại.

 

Cao Hồng

 

_____________

 

(1) Phương Lựu, Lư luận phê b́nh văn học, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr.32-48.

 

(2) Viện Văn học, Văn học và hiện thực, (Phong Lê chủ biên), Nxb Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1990, tr.175-199

 

(3)(4)Trần Đ́nh Sử, Lư luận và phê b́nh văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2000, tr35-50, 48

 

(5) Phương Lựu, Vì một nền lý luận văn học dân tộc-hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009, tr.72.

 

(6),(7) Viện Văn học, Lư luận và phê b́nh văn học đổi mới và phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 2005, tr.264-265, 120.

 

(8) Bàn về việc giới thiệu và dịch thuật lư luận văn học nước ngoài Lộc Phương Thủy cho rằng: “Hiện nay, việc giới thiệu nghiên cứu tư tưởng học thuật nước ngoài tuy đă có khởi sắc, đă có những gợi ư phần nào cho lư luận nước nhà, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu (…) việc giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm học thuật nước ngoài ở Việt Nam c̣n chưa được bao nhiêu”( Viện Văn học, Lư luận và phê b́nh văn học đổi mới và phát triển (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, tr. 638-639); Vấn đề tiếp thu, ứng dụng Trần Đ́nh Sử nêu nhận xét: “Nhiều lí luận vừa mới nhập khẩu vẫn c̣n “nguyên đai nguyên kiện” như là “của người khác”, chưa được Việt hoá, c̣n để ngổn ngang như những thứ “phôi” chưa được cắt gọt, mài giũa để trở thành đồ dùng. Nhiều người nh́n chúng bằng con mắt xa lạ. Có những người “sính Tây”, chủ trương một thứ học Tây “thuần tuư”, như thứ hàng c̣n nguyên cả chữ “made in ...” như thế mới sang” (Trần Đ́nh Sử, “Hai mươi năm lư luận, phê b́nh, nghiên cứu văn học- Thành tựu và suy ngẫm”, Văn nghệ , số 52/ 2006).

 

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng