Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927-1954 –

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

 

(Hoàng Văn Đào)

 

 

CHƯƠNG VI

 

 

CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA

 

HỘI NGHỊ ĐỨC HIỆP

 

Trung tuần tháng 5.1929, Đại Biểu Đại Hội toàn quốc lại được bí mật triệu tập họp tại làng Đức Hiệp, Phủ Thuận Thành thuộc Tỉnh Bắc Ninh.

Trước hết Nguyễn Thái Học thuyết tŕnh về tu chính một số điều khoản trong Bản Điều Lệ Đảng.

Theo điều lệ mới, thấy rơ sự khác biệt quan trọng với những quy luật lúc đầu, chỉ có mục đích không thay đổi. Tất cả các tổ chức đều biến đổi và ba viện họp thành cơ quan tối cao của Đảng, nay chỉ c̣n một cơ quan duy nhất: ‘’Tổng Bộ Chiến Tranh’’.

Mỗi Chi Bộ không quá 10 người, mà phải là những người có đầy đủ tư tưởng cách mạng. Gặp cơ hội thuận tiện, các Chi Bộ sẽ biến thành ‘’Nhóm Chiến Đấu’’.

Sau phần Đại Hội thông qua điều lệ mới, Nguyễn Thái Học thuyết tŕnh tiếp:

‘’Đứng trước hoàn cảnh hiện tại, Đảng chúng ta phải lănh đạo nhân dân là cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ gấp rút mới được. Nếu để chậm lại theo đúng chương tŕnh Đảng đă dự liệu, th́ chắc chắn chúng ta sẽ bị thực dân bắt hết, sẽ chết dần chết ṃn trong nhà tù, Đảng chúng ta sẽ tan! Nghĩa là cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa nội trong năm nay.

Vậy ngay từ giờ phút này, các đồng chí trong nhà binh phải chú ư đến phương pháp tấn công, các địa điểm chiến lược…Các đồng chí dân sự phải chăm lo rèn dũa gươm dáo, chế tạo bom, đạn, cùng sự tập luyện vơ nghệ để đợi ngày…’’

Nguyễn Thái Học dứt lời, các Đại Biểu tranh luận sôi nổi. Một phái tán thành chủ trương của Đảng Trưởng, một phái chủ trương chưa nên khởi nghĩa vội, v́ lực lượng Đảng c̣n kém, đánh tất phải bị thua, thua tức bị thực dân khủng bố dữ dội, dân khí sẽ v́ thế mà thui chột mất hàng chục năm. Phái này mệnh danh là ‘’phái Trung Lập hay Cải Tổ’’, do Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Tiến Lữ, Lê Tiến Sự chủ trương.

Đến khi giơ tay lấy biểu quyết th́ phái chủ chiến đă thắng. Sự chuẩn bị cho cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ bắt đầu tiến hành một cách hăng say gấp rút.

Sau cùng Tổng Bộ thảo ra một bản kế hoạch ‘’Tổng Công Kích’’ với mấy điểm chính dưới đây:

1.- Đảng chỉ huy một cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ cùng một lúc đánh vào những đô thị lớn và những yếu điểm quân sự của Pháp quân.

2.- Vơ khí giết giặc phần chính là nhằm vào những vơ khí cướp được của địch, và những bom, đao, kiếm do chính đảng viên tự chế tạo ra.

3.- Lực lượng chính trong cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ là những binh sĩ của Đảng trong hàng ngũ địch, lực lượng phụ là toàn thể đảng viên ở ngoài Binh Đoàn.

4.- Quân Kỳ dùng trong cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ có hai mầu: Mầu vàng và mầu đỏ (mầu vàng tượng trưng cho dân tộc, mầu đỏ tượng trưng cho đấu tranh, nghĩa là dân tộc nổi dậy tranh đấu dành độc lập).

5.- Quân trang: Đảng phục mặc quần áo ka-ki màu vàng, đội mũ có vành lưỡi trai, đi giày cao su, tay phải đeo băng vải vàng có chữ ‘’Việt Nam Cách Mạng Quân’’.

6.- Công tác cấp tốc là phải nỗ lực tuyên truyền sâu rộng, và mạnh mẽ thêm trong giới binh sĩ Pháp ngoài Binh Đoàn của Đảng, đồng thời lập ngay nhiều ‘’xưởng chế bom’’.

 

Chương tŕnh ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ cách ít ngày sau đă được Bộ Chỉ Huy tối cao chấp thuận. Việc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ chỉ c̣n là vấn đề thời gian.

Xúc tiến công cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’, Nguyễn Thái Học rất lấy làm lo ngại, v́ chưa t́m được đồng chí nào có đủ khả năng để phụ trách tổ chức Binh Đoàn của Đảng ở Tỉnh Yên Bái, một yếu điểm quân sự ở miền Thượng Du.

Sau một hồi suy nghĩ, Sư Trạch đề nghị nên trao trọng trách ấy cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Giang, có Đỗ Thị Tâm và Nguyễn Thị Bắc trợ lực chắc chắn sẽ thành công.

Quả thật vậy, vượt qua bao thử thách và bao gian nguy trở ngại, cô Giang đă thành công rực rỡ trong sứ mạng mà Đảng đă giao phó. Cô Giang đă làm việc không biết mệt.

Sư Trạch xin tự đảm trách việc tuyên truyền ở các sơn môn, đạo hữu để ủng hộ Đảng về cả mặt tinh thần lẫn vật chất, đồng thời xin chịu trách nhiệm huấn luyện các đồng chí về kiếm thuật để áp dụng cấp thời vào công cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’. Ngoài ra Sư Trạch c̣n lănh nhiệm vụ bảo vệ tính mạng cho lănh tụ Nguyễn Thái Học. Ngoài Sư Trạch, c̣n xuất hiện một số nhân tài mới, tài ba xuất chúng: Kư Con, Lương Ngọc Tốn, Trịnh Văn Yên…

Sau khi Hội Nghị giải tán, c̣n lại ba lănh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính. Nguyễn Thái Học đưa ra ư kiến là không nên để cho các đồng chí quân nhân biết trước vội chương tŕnh hoạt động, bởi tính t́nh họ dễ bồng bột và cũng dễ nguội lạnh. Nhất là đồng chí Phạm Thành Dương chỉ nên trao phó trách nhiệm tổ chức quân sự ở một khu Hà Nội mà thôi. Tuyệt đối không để cho biết Đảng c̣n có những Binh Đoàn khác ở những nơi nào. Phải tuyệt đối đề pḥng khi mưu cơ của chúng ta bị lộ hoặc có kẻ mưu phản Đảng, sẽ không liên hệ đến các Binh Đoàn khác.

 

BIẾN CỐ QUAN TRỌNG

 

Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1929 tại nhà Lương Văn Trạm ở làng Mỹ Điền, thuộc Tỉnh Bắc Giang, bỗng phát lên tiếng nổ vang trời dậy đất.

Tiếng nổ ấy từ một gian buồng kín phát ra, làm một bức tường đổ, mái nhà bị lật tung. Lương Văn Trạm từ ngoài vội vàng chạy vào, th́ thấy ba đồng chí coi việc chế bom thịt xương bị dập nát, mặt mũi xém đen ś, máu me chan ḥa, cả ba nói không thành tiếng. Liền được vực cả lên tấm thảm, rồi vội vàng nhặt nhạnh quần áo nát cùng giấy tờ đem tiêu hủy cho phi tang.

Phút chốc bọn hương lư cùng tuần phu ùn ùn kéo tới bắt trói Lương Văn Trạm. Khám xét trong pḥng, người ta thấy một số giây đồng, mảnh thủy tinh, mạt gang cùng các hóa chất c̣n lung tung bừa băi, và lạ nhất là ở dưới đất có đến hơn 40 cái lỗ tṛn…họ cho là những lỗ để đúc bom!

Lương Văn Trạm bị giải lên Sở Mật Thám, bị tra tấn tàn nhẫn mà vẫn không sao biết được tên ba người hy sinh v́ nghĩa vụ cao cả ấy là những ai ? Người anh ruột của Trạm là Chánh Hội Mỹ Điền lập tức được trát bắt, đă trốn thoát được.

Phạm Công Tạo, Trần Ngọc Liên, Vũ Văn Dương, Đỗ Đức Hoạt, Cả Cai, Khóa Yễn…là những người thường hay lui tới nhà Lương Văn Trạm đều bị bắt cả, sự thực họ đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ tích cực chế tạo bom, tuyên truyền kết nạp thêm, vơ trang đồng chí, đánh tráo lấy địa đồ quân sự…đều nằm trong túi Khóa Yễn, một vai trọng yếu trong Tỉnh Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang.

Bị giam cầm cho măi tới sau khi Hội Đồng Đề H́nh giải tán, vụ này mới đưa ra xử trước Ṭa Án Đệ Nhị Cấp Tỉnh Bắc Giang.

- Ngày 20 tháng 11, chính quyền thực dân khám phá được 130 trái bom chôn dấu tại làng Phao Tân.

- Ngày 23 tháng 12, khám phá được 150 trái bom tại làng Nội Viên.

- Ngày 26 tháng 12, khám phá được 250 trái bom ở Thái Hà Ấp.

- Ngày mồng 10 tháng Giêng năm 1930, khám phá được nhiều chum sành chứa truyền đơn cách mạng ở Lục Nam (Bắc Giang), kêu gọi dân chúng và binh sĩ cùng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng.

Bởi bắt được số truyền đơn này, nên Sở Mật Thám đă báo động tất cả giới hữu quyền và đặt họ phải đề pḥng chống lại một phong trào bạo động có thể xảy ra! Những biện pháp canh pḥng được áp dụng một cách nghiêm ngặt và khẩn cấp (1).

- Đến ngày 20 tháng Giêng, chính quyền thực dân lại khám phá bắt được xưởng chế tạo đao, kiếm và tiếp tục những ngày sau c̣n khám phá được nhiều trái bom được chế tạo tại nhà Tổng Hội ở làng Kha Lâm (Kiến An) và các làng khác.

Sau những vụ khám phá ở trên, tờ báo ‘’Volonté Indochinois’’ ở Hà Nội viết: ‘’Những trái bom đó có lẽ là do mấy người lính An Nam qua Pháp hồi trước đă từng ra chiến trận, và đă từng làm việc trong các kho thuốc súng, nay về nước bắt chước mà làm, v́ xét những trái bom giống như đạn hạt lựu (grenade) dùng trong khi Đức, Pháp chiến tranh mới rồi!’’

Sự thực những trái bom của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà chính quyền thực dân đă khám phá được, là do một thanh niên đảng viên là Trịnh Văn Yên chế tạo ra.

Tóm lại, từ cuối tháng 10 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1930, chính quyền thực dân đă khám phá được trước sau là 70 nơi chứa bom, đao, kiếm, truyền đơn, cờ, quân phục…của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

NGUYỄN THÁI HỌC, NGUYỄN KHẮC NHU, PHÓ ĐỨC CHÍNH BỊ BẮT HỤT

 

Ngày 17 tháng 12 năm 1929, có 2 kẻ (2) đến mật báo cho Sở Mật Thám biết nơi ở của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính hiện ở nhà Lư Cả làng Vơng La, Tổng Hạ B́, Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).

Thừa lệnh quan thầy, Phạm Thành Dương tức Đội Dương hướng dẫn một tên mật thám mặc trá h́nh đeo lon cấp hạ sĩ quan nhà binh đi kèm bắt Nguyễn Thái Học. Nhưng Đội Dương không rơ địa thế làng Vơng La. Giáo Phú (3) cho Đội Dương hay: Vơng La là một làng cách mạng, ngày đêm quanh làng có người canh gác, chỉ có lối ra vào bờ sông là không có. Vậy không đến bắt nên theo lối ấy mà vào. Theo lời Giáo Phú, Đội Dương đi theo lối bờ sông vào, quả nhiên anh em không kịp đề pḥng vào báo trước.

Sớm ngày mồng 8 tháng 12 năm 1929, theo chân Đội Dương, Riner Thanh Tra Mật Thám cũng cầm đầu một toán mật thám bổ vây xung quanh làng Vơng La, trừ mặt sông.

Vào nhà Nguyễn Tiến tức Lư Cả, Phạm Thành Dương có vẻ không được tự nhiên như mọi lần gặp gỡ trước. Đội Dương giới thiệu với ba ông: Học, Nhu, Chính: ‘’Đây là một đồng chí trong Ban Tham Mưu Cách Mạng Quân đi theo để bảo vệ cho Tham Mưu Trưởng’’.

Xét thấy thái độ và cử chỉ của Phạm Thành Dương có vẻ khả nghi, Phó Đức Chính liền bấm Nguyễn Thái Học lui vào phía nhà sau, khuyên nên đề pḥng. Khi trở ra pḥng ngoài, trên mặt án thư có đặt khay trà, Đội Dương và người tùy tùng ngồi một bên, ba ông Học, Nhu, Chính cùng ngồi một bên mời nhau uống trà và hỏi thăm tin tức.

Nhưng chốc lát lại thấy Đội Dương ngó đồng hồ đeo tay, mà bàn tay lại thấy run rẩy, h́nh có sự ước hẹn cùng ai! Phút chốc Đội Dương liền vội đứng phắt dậy, tḥ tay vào túi quần, tên tùy ṭng cũng đứng dậy theo.

Nhanh như chớp, Xứ Nhu co chân đạp thật mạnh vào án thư, rồi ù té chạy, Nguyễn Thái Học cùng Phó Đức Chính cũng tiếp tục chạy mỗi người một ngă.

Bị té nhào một cách bất ngờ! Chúng vội vàng đứng dậy, hai bàn tay run run, chĩa súng bắn theo Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính, Học và Chính ngă vật xuống đất, nằm giả đ̣ chết thật. Đội Dương và tên tùy tùng bỏ đó, một tay cầm súng, một tay giắt chiếc xe đạp vội rượt theo Xứ Nhu.

Thừa dịp Nguyễn Thái Học cùng Phó Đức Chính tức th́ trở dậy tẩu thoát, Phó Đức Chính bị đạn xuyên qua ngang phần vú lặn vào thịt không sao lấy ra được, trở thành một cái tật, sờ vào thấy lục cục, được các đồng chí cấp tốc đem dấu kín trong kẹt một đống rơm. Nguyễn Thái Học không bị một vết thương nào! Vội vàng vượt qua hàng rào từ nhà này sang nhà khác, chạy thoát ra được ngoài đồng theo lối tắt. Một lăo nông đương đập đất thấy Nguyễn Thái Học chạy tới, vội trút cái áo tơi đang khoác trao cho Thái Học, và chụp lên đầu ông chiếc nón lá, và trao luôn chiếc vồ đập đất. C̣n ông già th́ vơ chiếc điếu cày ra ngồi đầu bờ ruộng vờ hút thuốc canh chừng cho Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thái Học vờ đập đất một hồi, rồi vác bồ lui dần khỏi địa phận Vơng La, t́m đến nhà một đồng chí ở làng kế cận cải trang, rút lui dần về miền xuôi, làng Mỹ Xá, Hải Dương.

Nguyễn Khắc Nhu vượt hàng rào rút lui ra bờ sông tại một bến bí mật, có thuyền chờ sẵn đưa đi thoát.

Nghe tiếng súng nổ, những đồng chí canh gác ở ngoài liền chạy vào tiếp cứu. Đội Dương e ngại mất mạng, không dám xục xạo đuổi theo nữa! Chỉ c̣n biết thủ thế đợi đồng bọn thám tử mai phục ở ngoài nghe hiệu kéo vào. Vào tới đầu làng, chúng bắt gặp người trong làng vác cầy vác cuốc ra đồng, coi như không có việc ǵ đă xảy ra ở trong làng cả! Bọn mật thám chia nhau: Một mặt bắt người làng phải tập họp cả lại, để chúng nhận diện từng người, một mặt chúng xục vào từng gia đ́nh lục soát. Kết quả bọn mật thám không t́m thấy ba ông Học, Nhu, Chính, đành bắt gia đ́nh Lư Cả, Lư Hai và cụ Bá Hộ, thân sinh ra hai ông tên đưa về Sở Mật Thám Hà Nội để điều tra ít ngày, rồi chuyển lên giam ở đề lao Tỉnh Phú Thọ.

Kể từ ngày 23 tháng 12 năm 1929, Ủy Ban Quân Chính của Đảng ở địa phương Hải Pḥng cũng bị mật thám đến vây bắt giữa lúc đang hội họp.

 

THI HÀNH BẢN ÁN PHẠM THÀNH DƯƠNG

 

Trước khi diệt giặc ngoài, cần phải diệt hết giặc trong, ấy là cả hai cha con Phạm Thành Dương tức Đội Dương. Dương là con trai viên Giáo Học Phạm Huy Du, lúc thiếu thời, Phạm Thành Dương là học sinh Trường Bưởi, sau khi tốt nghiệp thi vào trường thuốc (École de Médecine), theo học đến năm thứ hai th́ bỏ dở, sang Vientiane (Ai Lao) được bổ làm thơ kư ở Ṭa Khâm Sứ, tính ham chơi cờ bạc, nên đeo công mắc nợ. Phạm Thành Dương bỏ việc trốn vào Hà Nội. Tại Hà Nội, Dương xin đăng lính Sở Tầu Bay ở Bạch Mai và nhân có học lực khá. Dương được cử theo học lớp hạ sĩ quan ở Chùa Thông (Sơn Tây).

Đầu năm 1929, do một đảng viên là Giáo Phú giới thiệu, Nguyễn Thái Học đích thân đến đồn binh Chùa Thông tuyên truyền và kết nạp Phạm Thành Dương vào Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Giữ chức Trưởng Ban Binh Vụ, Phạm Thành Dương đă tuyên truyền và kết nạp được rất nhiều quân nhân đồng chí, tỏ ra là một đảng viên rất nhiệt thành xứng đáng.

Đến cuối năm 1929, Đội Dương bắt đầu thay đổi chí hướng, thoạt đầu Dương bí mật báo Sở Mật Thám đến vây khám cơ quan chế bom của Đảng ở căn nhà số 7 bis Vĩnh Hồ, rất may những người có phận sự ở nơi đó đă trốn thoát được cả. Tiếp theo, Đội Dương dẫn mật thám đến đào dược ở g̣ Điện Khí, Ấp Thái Hà, t́m thấy 700 trái bom do Đảng chôn dấu, để dùng trong trường hợp tấn công Phi Trường Bạch Mai.

Ngày 8 tháng 12, Đội Dương dẫn một toán mật thám lên vây làng Vơng La, để bắt Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính.

Bị thất bại ở Vơng La, quay về Hà Nội, Đội Dương tố cáo những binh sĩ trong các Chi Bộ Binh Đoàn của Đảng ở Hà Nội, khiến một số bị tù, một số bị lột lon đổi đi các đồn binh hẻo lánh. Y lại c̣n tố cáo với chính quyền thực dân là Việt Nam Quốc Dân Đảng đương sửa soạn ráo riết cuộc Tổng Khởi Nghĩa, nhưng chưa biết rơ Đảng ấy ấn định cuộc khởi nghĩa vào tháng nào!!! (4)

Theo báo cáo của Ban Đặc Vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ nguyên nhân việc Phạm Thành Dương tạo phản là do Phạm Huy Du được biết người con trai yêu quư của ông là Phạm Thành Dương, là một đảng viên trọng yếu của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông liền t́m đến Léonet là giám đốc các trường tiểu học Pháp-Việt, tỏ nỗi lo âu. Cách ba ngày sau, Giáo Du được mời đến Sở Mật Thám, Arnoux dọa khéo nhà giáo về khuyên nhủ con phải bỏ Việt Nam Quốc Dân Đảng mà theo về với chính phủ Bảo Hộ.

Giáo Du về nhà khuyên con, dọa Đội Dương nếu không tuân lời, th́ ông sẽ nói với Tây bỏ tù và sẽ đưa ra Côn Đảo. Đội Dương c̣n ngần ngừ chưa quyết định thái độ.

Cách vài ngày sau, Phạm Huy Du và Phạm Thành Dương được giấy mời lên Phủ Toàn Quyền. Pasquier long trọng trao tặng cho Phạm Huy Du chiếc ‘’Mề Đay tím’’ (Médaille) và tước hàm ‘’Hồng Lô Tự Thiếu Khanh’’, c̣n Phạm Thành Dương được đặc lĩnh một ngân khoản ngoại phí mỗi tháng là 1000 đồng.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Nguyễn Thái Học quyết định đưa hai cha con Phạm Thành Dương ra xử trước Ṭa Án Cách Mạng Tối Cao của Đảng vào ngày 20 tháng Giêng năm 1930.

Ṭa Án Cách Mạng được tổ chức tại làng Yên Quyết thuộc khu Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội, do Nguyễn Khắc Nhu ngồi ghế Chánh Án, chiếu tội trạng quyết nghị xử tử ‘’cha con Phạm Huy Du’’.

Khi Ám Sát Đoàn được lệnh thi hành bản án. Kư Con trao trách nhiệm việc giết Phạm Huy Du tức Giáo Du cho Nguyễn Văn Nho, (5) việc giết Phạm Thành Dương cho Nguyễn Xuân Huân, Nho và Huân hân hoan nhận lănh nhiệm vụ. Hai anh theo dơi điều tra đường lối, cũng như giờ giấc đi về của cha con Giáo Du.

Theo kế hoạch định, th́ cùng một lúc sẽ giết cả hai cha con tên phản đảng, nên Nho và Huân không hành sự ở nơi rất thuận tiện, Phố Gia Ngự, nơi nhà vợ lẽ của Giáo Du, mà hàng ngày khi đi dạy học từ Trường Hàm Long về, y thường ghé qua. Căn nhà chính của y là ngơ Hồng Phúc, Phạm Thành Dương cùng ở chung với cha.

Nguyễn Văn Nho năm ấy mới 17 tuổi, Nho xung phong lănh nhiệm vụ. Kư Con e rằng Nguyễn Văn Nho c̣n ít tuổi thiếu kinh nghiệm, nên cử Nguyễn Xuân Huân, một tay thiện xạ trợ lực. Nhưng với tinh thần tôn trọng kỷ luật Đảng tiêu diệt kẻ phản bội, Nho đă thành công trong sứ mạng.

Hôm ấy là ngày 22 tháng Giêng năm 1930, vào hồi 12 giờ trưa, trong khi phố xá c̣n đông đúc người qua lại, từ các công tư sở, các trường học, xe cộ tấp nập trên các nẻo đường thành phố, và mọi gia đ́nh đang chuẩn bị dùng bữa, th́ tại ngơ Hồng Phúc sau Phố Hàng Đậu, bỗng phát ra hai tiếng nổ xen lẫn với các tiếng nổ khác của máy mô tô, ô tô qua lại. Hôm ấy là ngày 22 tháng 1 năm 1930.

- Xe nổ lốp!

Có người căi lại:

 

- Pháo đùng đấy, Tết đến rồi mà!

Ít ai nghĩ đến tiếng súng lục, v́ đă từ lâu, khu phố này vẫn yên ổn. Trong khi đó tại nhà số 34 ngơ Hồng Phúc, có tiếng gơ cửa dồn dập, từ trong nhà một cô gái 17, 18 tuổi ra mở cửa thấy hai thanh niên (Nho và Huân) đang chăm chú nh́n vào trong nhà, cô gái liền hỏi:

- Các ông hỏi ǵ ?

- Cụ ông bị cảm, thầy Đội (Đội Dương) có nhà không hở cô ?

- Anh tôi đi Bạch Mai không có nhà, ông nói cậu tôi bị cảm ở đâu ?

- Cụ nằm gục trên vỉa hè kia ḱa, cô vào gọi người nhà ra khiêng cụ về nhà xoa dầu cho cụ.

Liền đó hai thanh niên dảo cẳng lẫn trong đám người qua lại mất dạng.

- Đây là một vụ ám sát, người đội mật thám ở khu đó biết trước nhất, liền đi gọi dây nói báo cho Sở Mật Thám hay.

Từ trên xe Cẩm Mật Thám Pujol và nhân viên Sở Căn Cước vội vàng nhảy xuống làm phận sự điều tra.

Theo cuộc khám nghiệm, th́ nạn nhân chết bởi hai viên đạn cỡ 6,35, một viên đi từ phía sườn bên mặt làm trúng gan, chạm đầu tim phía dưới xuyên qua lưng bên trái, một viên làm gẫy xương đùi bên phải và c̣n vướng ở đấy.

Nhà cầm quyền Pháp ra lệnh truy tầm thủ phạm ráo riết, v́ thừa biết đây là một vụ án v́ lư do chính trị. Các người t́nh nghi đều bị bắt, tất cả bút tích trong hồ sơ của các chính trị phạm đều được đem ra giải nghiệm với những nét chữ viết bằng mực tím trên mảnh giấy t́m thấy bên cạnh tử thi, để t́m tự dạng.

Theo lời khai của nhân chứng quan trọng thứ nhất là anh phu xe kéo ông Giáo Du khai trước nhà đương cuộc, th́ vụ án mạng ấy xảy ra như sau:

- Khi anh kéo chủ anh (Giáo Du) từ trường về đến gần nhà, th́ thấy hai thanh niên đă chờ sẵn ở đấy, một thâm thấp, nhỏ nhắn, trắng trẻo, chặn xe lại nói:

- Thưa thầy cho phép con thưa một việc.

Chủ anh liền ra hiệu cho anh ngừng xe, rồi bước xuống vỉa hè bảo anh.

- Giắt xe về để tôi đi bộ mấy bước.

Thanh niên vừa giơ một tờ giấy vừa nói:

- Có bức thư tŕnh thầy.

Chủ anh giơ tay cầm mảnh giấy giở ra xem, th́ liền đó có tiếng nổ và chủ anh ngă vật xuống. Anh sợ quá, bỏ xe chạy trốn về nhà một bà cô của anh ở băi Phúc Xá…

Cho măi đến sau ngày Tổng Khởi Nghĩa bị thất bại, Nguyễn Văn Nho bị bắt, Cẩm Pujol hỏi:

- Ai dạy anh bắn súng ?

- Tôi tự học lấy, Nho thản nhiên trả lời.

- Người đi cùng với anh là ai ?

- Chúng tôi không hề quen biết, chúng tôi chỉ nhận nhau bằng ám hiệu.

- Ai ra lệnh ?

- Đảng Quy, v́ khi gia nhập Đảng, Phạm Thành Dương đă thề: ‘’Nếu phản bội sẽ chịu tử h́nh’’. Vậy th́ bất cứ người đảng viên nào cũng phải có hành động như Đảng Quy đă định.

- Nguyễn Thái Học có chủ tọa Ṭa Án Cách Mạng không ?

- Tôi làm sao mà biết được.

Pujol liền rút ở ngăn kéo bàn giấy ra một mảnh giấy viết bằng mực tím, đă t́m thấy ở cạnh thi hài Giáo Du, giơ cho Nho coi và hỏi:

- Ai giao bản án này cho anh ?

- Một người bí mật.

Và dưới đây là nguyên văn bản xử tử cha con Phạm Thành Dương:

 

Nước mất nỡ ngồi yên!

Đạo trời đâu có thể,

Cha con Giáo Du,

Can tâm làm tay sai cho Pháp,

Tiết lộ bí mật của Đảng! Phản bội đồng chí,

Phải chịu tử h́nh trước Đảng! Trước cả quốc dân!

Ṭa Án Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

C̣n Phạm Thành Dương từ ngày ra mặt công khai phản Đảng, luôn ẩn ḿnh trong Sở Mật Thám, thậm chí đến khi cha bị giết chết, y cũng không dám trở về nhà để đi đưa đám. Nguyễn Xuân Huân theo dơi, măi đến ngày 30 tháng 5 năm 1930, mới hạ thủ được Phạm Thành Dương tại phố cửa Đông Hà Nội. Đội Dương bị đạn xuyên qua lưng đứt tới một khúc ruột, nhưng y c̣n khỏe vùng dậy rút súng bắn theo, viên đạn vô t́nh lại bắn trúng vào một xa phu.

Vào nằm điều trị tại bệnh viện, Phạm Thành Dương được chính quyền Mẫu Quốc phái một viên quan cai trị vào gắn cho một tấm huy chương và được phi cơ chở qua Mẫu Quốc chữa khỏi.

Được sống thêm 15 năm. Đến cuối năm 1945, Phạm Thành Dương đă bị cách mạng quân giết chết tại đồn điền của y tại Tỉnh Phú Thọ.

 

HỘI NGHỊ LỊCH SỬ TẠI VƠNG LÀ VÀ MỸ XÁ

 

I.

 

V́ t́nh thế mỗi ngày mỗi bất lợi cho Đảng, Lănh Tụ Nguyễn Thái Học cấp tốc từ Kinh Bắc trở lên Phú Thọ, triệu tập họp khẩn cấp vào ngày 16 tháng 1 năm 1930 tại làng Vơng La.

Mặc dầu Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu và Phó Đức Chính đă bị Đội Dương phản bội mưu bắt hụt tại làng Vơng La này, nhưng nhờ địa thế cũng như vấn đề nhân sự, việc tổ chức Đại Biểu Đảng vẫn rất thuận lợi có bảo đảm.

Dự Đại Hội khoảng 20 người, nhưng hầu hết Đại Biểu ở miền Trung Du. Khi Nguyễn Thái Học từ ngoài tiến vào, các Đại Biểu mới an tọa, không khí pḥng họp trở nên im lặng trang nghiêm.

Nguyễn Thái Học cất tiếng:

Thưa các đồng chí,

Chúng ta làm cách mạng bằng sắt máu, bao giờ cũng phải lấy lực lượng quân đội làm phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đă tạo phản, phần chủ lực đă bị sứt mẻ rồi! Phần khác, số khí giới dự trữ cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không hành động ngay, thế tất số ít bom xoàng dáo nhụt, với những đội tiện y ô hợp, th́ liệu chúng ta có thể chiến đấu với những đạo quân có tổ chức và huấn luyện kỹ càng, cùng khí giới tinh nhuệ được không ?

Người ta bảo: Cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng ta th́ đứng trước ở chỗ thua mất rồi! Thế nhưng liệu chúng ta hăy hoăn để tổ chức lại rồi mới đánh được không ? Tôi tin rằng không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn.

Gặp thời thế không ch́u ḿnh, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi ḷng sợ sệt đă xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, th́ phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô t́nh đă xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng ṃn mỏi ở các nơi pḥng ngục trại giam âu là chết đi, để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước.

Chúng ta Không Thành Công Th́ Thành Nhân, có ǵ mà ngần ngại!

Trần Hải đứng lên tiếp lời:

- Chúng ta có cả ngàn Chi Bộ dân sự, bốn năm trăm Chi Bộ nhà binh, cùng sự ủng hộ của đồng bào, lực lượng chúng ta không đến nỗi yếu kém!

Chúng ta đứng vào thế cưỡi cọp, không thể lùi bước được nữa, tôi đề nghị Đảng Tổng Khởi Nghĩa.

Nguyễn Thái Học đưa cặp mắt nh́n qua một ṿng rồi nói:

- Vậy chúng ta hăy biểu quyết xem có tán thành Tổng Khởi Nghĩa ngay chưa ? Tán thành xin giơ tay ?

Không một ai ngần ngừ, mọi người đều giơ tay ‘’Tán Thành’’.

Qua giây phút im lặng, Nguyễn Thái Học hướng về từng người nhận xét, rồi phân công:

Hưng Hóa, Lâm Thao: Do đồng chí Xứ Nhu đảm trách. Dưới quyền có các đồng chí đảng viên Học Sinh Đoàn và Binh Đoàn Khố Xanh.

Phú Thọ: Do đồng chí Nguyễn Văn Toại tức Đồ Thúy, Phạm Nhận tức Đồ Điếc, Lê Xuân Huy và Bùi Xuân Mai đảm trách chỉ huy các đồng chí đảng viên thuộc năm Phủ, Huyện trong Tỉnh và Binh Đoàn Khố Xanh.

Yên Bái: Do đồng chí Thanh Giang và Nguyễn Nhật Thân hiệp cùng các đồng chí đảng viên địa phương, các đồng chí Binh Đoàn Khố Đỏ do Quản Cần phụ trách. Ngoài ra c̣n có đồng chí Nguyễn Thế Nghiệp sẽ đem quân từ Vân Nam về tiếp viện.

Để các đồng chí khỏi thắc mắc, Nguyễn Thái Học nói tiếp:

- C̣n một số đồng chí vắng mặt hôm nay v́ lư do đặc biệt, sẽ được phân công những nơi khác, để Tổng Khởi Nghĩa cùng ngày.

Rồi ra lệnh giải tán, sau khi cho biết thêm là sẽ có lệnh về ngày giờ Tổng Khởi Nghĩa.

 

II.

 

Sau Hội Nghị Vơng La, Nguyễn Thái Học liền trở xuống làng Mỹ Xá thuộc Phủ Nam Sách, Tỉnh Hải Dương, triệu tập hội nghị khẩn cấp.

Cũng như Hội Nghị Vơng La, các Đại Biểu đều đồng ư là phải tổng động viên làm cuộc Tổng Khởi Nghĩa ngay, dù chết thơm danh, c̣n hơn âm thầm để rồi chịu tan ră. Nguyễn Thái Học quyết định phân công:

Sơn Tây: Do đồng chí Phó Đức Chính đảm trách, hợp với các đồng chí đảng viên Vệ Binh Đoàn Đồn Tông.

Hải Dương: Do đồng chí Trần Quang Diệu đảm trách.

Hải Pḥng, Kiến An: Do các đồng chí Vũ Văn Giản, Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn T́nh lănh nhiệm vụ phát khởi cuộc khởi nghĩa Kiến An và Hải Pḥng.

Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại: Do Nguyễn Thái Học đảm trách, chỉ huy các đồng chí địa phương hợp với các đồng chí Binh Đoàn Bắc Ninh, Đáp Cầu và Phả Lại.

C̣n Hà Nội, xét về lực lượng đảng tương đối yếu, v́ sự tạo phản của Phạm Thành Dương, nên giao cho Kư Con chỉ huy đoàn quân cảm tử làm công tác nghi binh để cầm chân quân Pháp và thức tỉnh đồng bào.

 

III.

 

E có sự trở ngại cho cuộc Tổng Khởi Nghĩa, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu bí mật ra lệnh cho Kư Con phải thủ tiêu Lê Hữu Cảnh, Cai Hồng phải thủ tiêu Nguyễn Đôn Lâm, những phần tử chủ trương chống đối cuộc Tổng Khởi Nghĩa. Kết cục Nguyễn Đôn Lâm đă bị Cai Hồng bắn một phát súng lục vào sau bả vai ở Hải Pḥng, nhưng Nguyễn Đôn Lâm đă im lặng t́m bạn chữa khỏi c̣n Lê Hữu Cảnh th́ Kư Con không nỡ hạ thủ.

Mặc dầu có sự xô xát nội bộ, nhưng Lâm và Cảnh đă nêu lên một tâm hồn cao cả, chỉ biết đại nghĩa là trọng, không một ai tỏ ư thù hằn hay oán trách, họ vẫn một ḷng phụng sự Đảng.

 

Chú Thích:

 

1.- Theo tài liệu của Louis Marty, Giám Đốc Sở Mật Thám Đông Dương viết trong cuốn ‘’Contribution à l’historie des mouvements politique de l’ indochine Français.’’

 

2.- Sau đó đă điều tra tên tuổi 2 kẻ đi tố giác với Sở Mật Thám, nên ngày 10.1.1930, hai kẻ ấy bị đưa ra bờ sông Đà. Một người bị giết bằng súng lục, kẻ kia lănh ba viên nơi ngực nhưng trốn thoát.

3.- Giáo Phú tức Vũ Đ́nh Phú, nguyên quê quán Hải Dương, chính là người giới thiệu Phạm Thành Dương với Nguyễn Thái Học hồi đầu năm 1928 tại Đồn Tông, Giáo Phú đă bị xử tử sau vụ này ít ngày.

4.- Sau vụ Vơng La, Phạm Thành Dương được đặc phái sang làm Thanh Tra Sở Mật Thám Bắc Việt.

5.- Nguyễn Văn Nho là bào đệ Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học, xin xem tiểu sử ở ‘’Thiên Phụ’’.

 

 

 

CHƯƠNG VII

 

 

TỔNG KHỞI NGHĨA

 

TẤN CÔNG YÊN BÁI

 

I.

 

Từ sau hội nghị lịch sử tại Vơng La và Mỹ Xá, những vụ xét nhà bắt người t́nh nghi diễn ra như cơm bữa, sự giao thông liên lạc trở nên chậm trễ khó khăn giữa ba lănh tụ Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đang ở một ngôi chùa trên núi Yên Tử. Sau cuộc thảo luận sôi nổi, ba yếu nhân ấy đồng ư quyết định ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ vào đêm mồng 10 rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu lập tức trở lên Phú Thọ, Yên Bái truyền mệnh lệnh này.

 

Cũng v́ vấn đề liên lạc hết sức khó khăn, mệnh lệnh chuyển đến các đồng chí phụ trách miền Hải Dương, Hải Pḥng, Kiến An bị chậm trễ, sự tập hợp đảng viên các địa phương không thể kịp định kỳ. Họ lập tức cử Đại Biểu t́m gặp Nguyễn Thái Học viện đủ lư do, khẩn khoản yêu cầu dời cuộc Tổng Khởi Nghĩa đến ngày 15 tháng 2 năm 1930.

Từ giă Yên Tử, Phó Đức Chính về Sơn Tây, ở nhà đồng chí Quản Trạng làng Nam An thuộc Huyện Tùng Thiện, tiếp được lệnh hoăn ngày Tổng Khởi Nghĩa của Nguyễn Thái Học, liền phái liên lạc là Lư Sự (La Hào) sang ngay xă Sơn Dương thông báo với Nguyễn Khắc Nhu.

Trong những giờ phút nguy hiểm ấy, cán bộ đảng cộng sản Đông Dương rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn hét to:

- Tôi không tin! V́ có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như vậy được!

 

II.

 

Tờ mờ sáng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, tức ngày 12 tháng Giêng năm Canh Ngọ, ngày đầu xuân, dân chúng trai thanh gái lịch, rộn rịp du xuân và trẩy hội Đền, Chùa.

Lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy, dưới làn mưa phùn gió nhẹ, ấm áp hơi xuân, Chi Bộ Phụ Nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm 15 người do Nguyễn Thị Bắc tổ chức, phụ trách chuyển vận số vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng đường Hỏa Xa. Chuyến sớm hoặc chuyến chiều. Các cô trá h́nh người buôn bán gạo, cám, rau, hoa quả v.v…gồng gánh những vật kềnh càng như kiếm trường, mă tấu…C̣n nam đảng viên hơn 300 người từ khắp các làng quê Tỉnh Phú Thọ, phân tán thành từng nhóm trong tấm áo bông dài, họ dấu súng lục, lựu đạn, dao găm…cũng giả đ̣ làm khách đi lễ Chùa, nhân ngày Hội Đền Nha Quán, cách Thành Phố Yên Bái độ 3 cây số ngàn. Nhóm xuống Ga xe lửa Yên Bái, nhóm xuống Ga Văn Phú. Tất cả đều b́nh an vô sự. Từng nhóm được hướng dẫn di tản vào khu rừng Sơn

Tại sân Ga Yên Bái, Nguyễn Thị Giang đứng đợi sẵn để đón tiếp những đồng chí phụ trách từ Phú Thọ lên. Cô Giang rỉ tai Thanh Giang:

- H́nh như đại sự của Đảng ta đă bị tiết lộ. Thiếu Tá Le Tacon đă ra lệnh bố trí canh pḥng nghiêm mật.

Thanh Giang nóng ḷng hỏi gặng:

- Thế Hà Văn Cấp ra sao ? (1)

- Cấp bị t́nh nghi, Le Tacon ra lệnh giam lỏng, chúng ta mất liên lạc đă từ hai ngày rồi! Cô Giang đáp.

Tiếp cô Giang hướng dẫn các đồng chí của cô đến rừng Sơn, rồi khi thông báo với các đồng chí lănh đạo Binh Đoàn.

Bóng chiều đă xế, núi rừng âm u, các đồng chí lănh đạo cấp dân sự đến nơi hẹn gặp các đồng chí Binh Đoàn, do sự giới thiệu của Cô Bắc. Cai Nguyên bắt đầu vào đề:

- Tôi muốn anh em hoăn lại tấn công Yên Bái ? V́ anh Quản Cần (2) vắng mặt không ?

Cai Hoằng đứng phắt dậy, rút thanh kiếm đeo dài bên ḿnh ra đáp:

- Lệnh Đảng đă ban ra, ai muốn cản trở hăy coi cây sơn này! Dứt lời, Cai Hoằng liền vung kiếm chém mạnh vào cây sơn đứt làm đôi. Mọi người im lặng, không khí ngột ngạt khó thở.

Cuộc họp bắt đầu, mọi người đồng thanh tiến cử Cai Hoằng thay thế Quản Cần ngồi ghế chủ tọa. Cai Hoằng nh́n thẳng vào mặt các đồng chí của anh, rồi nói:

- Hiện t́nh lúc này, chúng ta chỉ có tiến, mà không có thoái, anh em nghĩ có phải thế không ?

Mọi người đồng thanh đáp: Phải!

Cai Hoằng tiếp lời:

- Súng của chúng ta hiện trong Cơ Binh không có dự trữ, vậy việc đầu tiên để anh em dân sự có súng đầy đủ và để địch không thể kháng cự lâu dài là chúng ta phải đánh chiếm ngay kho vũ khí, để phân phối cho quân dân cách mạng.

 

Cai Hoằng hăng hái lên tiếng:

- Tôi t́nh nguyện sẽ giết cho bằng được Quan Ba Jourdain. Nếu không lấy được đầu nó, tôi sẽ thay đầu tôi cho anh em. C̣n anh Thuyết và anh Tính phải lấy cho kỳ được đầu tên Quan Hai Pháp.

Tiếp Ngô Hải Hoằng tức Cai Hoằng phân công:

- Anh em quân nhân chúng ta, cứ mỗi người có bổn phận dẫn theo hai đồng chí dân sự. Phá kho súng xong, phải đến ngay khu Hạ Sĩ Quan Pháp và da đen để trợ lực cho toàn thể đồng chí ở đấy, để giết cho bằng hết bọn chúng. Như vậy ta có thể xem việc đánh trại dưới xong, rồi tiến lên đồn Cao.

Trại dưới là trại nằm dưới ngọn đồi trong thành phố, c̣n trại trên, nằm trên ngọn đồi xa thành phố, gọi là Đồn Cao do Thiếu Tá Le Tacon chỉ huy.

Tiếp tục cuộc họp, Cai Hoằng trịnh trọng rút trong túi ra một mảnh giấy gồm 7 điều thuộc Quân Luật, do anh soạn thảo, nghiêm giọng đọc:

1.- Gặp giặc mà lùi Chém

2.- Cướp đoạt của dân

3.- Hăm hiếp phụ nữ

4.- Ngầm ư giúp giặc

5.- Liên lạc với giặc

6.- Tiết lộ bí mật của Đảng

7.- Bất tuân luật chỉ huy

Cuộc họp đến đây giải tán. Mọi người im lặng chờ giờ khởi sự sắp tới.

 

III.

 

Quang cảnh Thành Phố Yên Bái vào buổi chiều ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930 có một điều mà người ta lấy làm lạ! Là rạp chiếu bóng (Cinema) mỗi buổi chiều thường đông đảo và bị quấy phá, nhưng buổi chiều hôm đó lại vắng vẻ im lặng. Ngoài đường phố th́ lại đông người qua lại. Một Sĩ Quan Pháp hỏi ? Viên Thông Ngôn trả lời:

- Tại nhân dịp đầu Xuân, nên có nhiều người đi lễ Chùa Than.

Đến hồi 20 giờ, Đại Úy Gainza từ ngoài phố trở về trại, đă thấy Đội Vinh đợi sẵn, Vinh nói:

- Xin Đại Úy đừng ăn cơm.

- Tại sao ?

- Có thuốc độc.

Đội Vinh vừa nói vừa run! Tối nay những người Pháp ở trong trại sẽ bị giết hết. Kho đạn sẽ bị cướp phá, cờ cách mạng quân sẽ kéo lên nóc Thành.

- Mày say mèm rồi nói láo chứ ǵ !

- Tôi quả không say.

Giữa lúc đó Trung Úy Espiau tới, hai người bàn nhau. Họ quyết định bỏ bữa cơm, rồi cùng dẫn Đội Vinh vào tŕnh Thiếu Tá Le Tacon.

Đội Vinh khai:

- Tôi trông thấy nhiều người tụ họp với nhau ở rừng Sơn dưới chân đồi, mà mỗi người lính của chúng ta đều nhận được chỉ thị của bọn cách mạng.

Le Tacon hỏi:

- Chính mắt mày có nh́n thấy đám đông tụ họp ấy không ?

- Tôi không trông thấy, nhưng có Binh Tài là người anh em họ với tôi đă trông thấy và biết rơ tất cả.

Le Tacon cho Đội vinh rút lui, rồi giải thích cho hai sĩ quan biết rằng:

- Chính Binh Tài nó đă đến nói với tôi việc ấy rồi, nhưng tôi tin rằng không có sự thực, chẳng thấy ǵ hết! Le Tacon nói:

- Thôi chúng ta về đi ngủ thôi, chẳng có ǵ đâu! (3)

 

IV.

 

Giờ tác chiến sắp đến, các chiến sĩ chia từng nhóm rời rừng Sơn theo hướng dẫn viên tiến tới điểm tập trung. Các đồng chí quân nhân đi trước, dân quân cách mạng theo sau.

Tin từ trong trại cho biết t́nh h́nh yên tĩnh, không có hành động pḥng bị nào cả! Cai Hoằng ra hiệu tiến lên! Các chiến sĩ tiến tới bao vây các trại đă được phân công từ trước đợi lệnh.

Tiếng chuông Nhà Thờ điểm đúng một giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ: ‘’Đoàng’’, phá tan bầu không khí im lặng, sương mù dày đặc bao phủ bầu trời Thành Yên Bái, báo hiệu cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ Bắt đầu.

- Giết! Giết hết tụi giặc Pháp!

Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời!

Kho quân nhu bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng.

Một lát sau, Trung Úy Robert, Thượng Sĩ Cunéo, Trung Sĩ Chevalier, Damour, Bouhier đều bị giết chết.

Đại Úy Jourdain ở phía sâu yếu điểm, hô lệnh tập trung quân, lập tức bị Ngô Hải Hoằng bắn một viên đạn nổ chết ngay. Đại Úy Gainza bị thương ở sườn. Ngoài ra c̣n có hàng chục sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính bị thương.

Tiếng reo ḥ từ các trại vẫn vang lên lẫn tiếng súng ‘’Đoàng, Đoàng’’!

Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết Cách Mạng Quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ t́nh h́nh Đồn Dưới. Lúc ấy vào 4 giờ dáng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

Đường dây thép, điện thoại cũng bị Cách Mạng Quân cắt đứt, trừ đường Yên Bái-Lao Kai.

Các nơi hiểm yếu, Cai Hoằng, Cai Nguyên cắt đặt bố trí căn pḥng cẩn mật sửa soạn tiến đánh Đồn Cao.

 

Lá cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng tung bay phất phới khắp mọi nơi trong trại và đường phố.

Một cuộc họp khẩn được triệu tập ngay tại văn pḥng viên chỉ huy Jourdain để thảo kế hoạch tấn công vào Đồn Cao.

 

12hieukykhoinghiaHiệu Kỳ Tổng Khởi Nghĩa ngày 10.2.1930

 

Thừa thắng, một số chiến sĩ đề nghị nên tấn công ngay Đồn Cao, một số cho rằng dầu sao th́ Đồn Cao cũng đă được Le Tacon chuẩn bị đề pḥng rồi, nên đợi khi trời sáng rơ hăy tấn công cấp chỉ huy chấp thuận đề nghị này.

Sáu giờ, trời tảng sáng, Ngô Hải Hoằng ra lệnh tập họp, truyền mọi người trở lại đơn vị chuẩn bị tiến đánh Đồn Cao.

Đường phố c̣n ướt đậm sương đêm, nghe tiếng reo ḥ, dân chúng đổ xô ra, mọi người đều vui mừng hô vang:

 

Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm

Hoan hô Việt Nam Cách Mạng Quân

 

Cách Mạng Quân tiến đến gần Đồn Cao, th́ phi cơ địch từ Hà Nội cũng bay tới, lượn ṿng vào thành phố rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như trận mưa băo, trúng cả bộ chỉ huy.

Một số đề nghị, nên tập họp Cách Mạng Quân bao vây quanh Đồn, chờ viện binh Nguyễn Thế Nghiệp, một số khác đề nghị nên tạm rút vào rừng. Trước t́nh cảnh rối loạn, Cai Thuyết, Cai Hoằng đành thúc thủ, không c̣n cách nào khôi phục lại trật tự. Đành chấp nhận đề nghị tạm rút vào rừng.

Sau khi rút lui vào rừng, kiểm điểm lại chỉ c̣n phân nửa Cách Mạng Quân.

Nóng ḷng trả thù cho bọn Sĩ Quan bị giết, ngay buổi chiều ngày 11.2.1930, thực dân đưa hai chiến sĩ Cai Nguyên, Cai Tính ra bắn chết, không cần đợi ngày đưa ra ṭa xử.

 

TẤN CÔNG HƯNG HÓA, LÂM THAO

 

Mặc dầu Hưng Hóa chỉ là một đồn binh Khố Xanh thuộc Tỉnh Phú Thọ, nhưng lại là một điểm quân sự rất quan trọng. Nên từ đầu năm 1929, Đảng đă đặc phái một số cán bộ Đảng đến tuyên truyền, thành lập được Binh Đoàn tại đấy, gồm toàn Cai, Đội và Quản, cấp chỉ huy.

 

Các vơ trang đồng chí ấy nhất đáng đă bị ông Trưởng Ban Binh Vụ ‘’xơi’’ hết cả rồi! Đảng đă mất hẳn lực lượng trung kiên ấy.

 

Nhưng không v́ thế mà bỏ dở chương tŕnh ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’, Nguyễn Khắc Nhu đă huy động toàn thể đảng viên địa phương: Lâm Thao (Phú Thọ), Bất Bạt (Sơn Tây) tập trung lực lượng tấn công địch, mặc dầu không có đại bác, liên thanh.

 

Đúng hồi 1 giờ đêm mồng 10 tháng 2, Nguyễn Khắc Nhu có phụ tá là Nguyễn Văn Toại tức Đồ Thúy ra lệnh bắc loa chĩa vào đồn kêu gọi binh sĩ hăy quay súng lại giết giặc, trở về với hàng ngũ Cách Mạng Quân để phụng sự Tổ Quốc.

 

Sự kêu gọi của Nguyễn Khắc Nhu được đồn trưởng ra lệnh trả lời bằng một loạt súng từ trong đồn bắn ra.

 

Nguyễn Khắc Nhu liền ra lệnh cho Cách Mạng Quân liệng bom vào công phá đồn và hô xung phong. Công phá luôn mấy tiếng đồng hồ, tuy trong đồn bị thiệt hại nặng nề, nhưng Cách Mạng Quân cũng không thể nào tiến được! Mà số bom, đạn, b́nh phụt lửa cũng gần cạn. Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tạm lui quân về phía bờ sông, chờ số vơ khí sắp tiếp viện tới.

 

Khoảng khắc sau, số vũ khí từ các làng lân cận đă chuyển vận tới. Nguyễn Khắc Nhu nhận thấy tấn công đồn binh Hưng Hóa không có lợi, ông ra lệnh cho Cách Mạng Quân tiến phía Phủ lỵ Lâm Thao, lúc ấy vào hồi 3 giờ sáng.

 

Tới Phủ lỵ Lâm Thao, dân chúng nổi lên hưởng ứng reo ḥ như sấm động: ‘’Hăy bắt cho bằng được tên quan sâu mọt Đỗ Kim Ngọc! Giết ngay nó đi để trừ hại cho nhân dân’’, ‘’Hoan hô Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm!’’ Nhưng thừa khi nhốn nháo ấy, lại nhân trời c̣n bóng tối, Tri Phủ Đỗ Kim Ngọc cùng lính tráng trong Phủ đă thừa cơ hội trốn thoát hết.

 

Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tịch thu súng đạn, thiêu hủy công văn, thượng Đảng Kỳ lên nóc phủ đường, tập họp dân chúng, rồi đăng đàn diễn thuyết, hô hào toàn dân đoàn kết chống thực, phong, hoàn thành sứ mạng cứu quốc và ra lệnh đốt hết phủ đường.

 

Vừa dứt lời, th́ truy binh từ Phú Thọ, Hưng Hóa kéo tới vây chặt bốn phía. Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh dàn quân ra nghênh chiến, chiến đấu đến cùng. Nguyễn Khắc Nhu bị trọng thương ở nơi chân. Để tránh sự bị rơi vào tay địch, ông đă dùng lựu đạn tự sát, ruột ḷi cả ra ngoài mà vẫn không chết được! Địch quân bắt trói để lên trên một cái vơng, phái lính giải về đồn binh Hưng Hóa. Thừa khi đi sát bờ sông, ông đă nhảy xuống sông tự trầm, nhưng cũng không thoát.

 

Chauvet, Phó Công Sứ Tỉnh Phú Thọ ra lệnh tạm giam Nguyễn khắc Nhu vào lô cốt đồn binh Hưng Hóa rồi hỏi:

- Tại sao ông lại làm loạn ?

- Tôi là dân Việt Nam có bổn phận bảo vệ đất nước Việt Nam. Đó là việc hợp với lẽ phải và nhân đạo, sao lại bảo là làm loạn! Nguyễn Khắc Nhu trả lời.

Chờ cho Chauvet ra khỏi lô cốt, Nguyễn Khắc Nhu (4) liền đập đầu vào tường đá đến ba lần mới chết được. Cách Mạng Quân bị bắt hết. Địch bị chết và bị thương hơn 20 tên (5)

 

SƠN TÂY

 

Việc Yên Bái thất bại rồi! Cái hùng của Phó Đức Chính chưa chịu chết! Anh cùng các đồng chí ở Yên Bái thoát ṿng vây ra được, lập tức lại đi liên lạc các anh em, thu thập tàn lực, định hạ Thành Sơn Tây.

Thế nhưng ‘’mưu sự tại Nhân thành sự tại Thiên’’. Ngày 12, bao nhiêu bom đạn để ở Quảng Húc đều bị chính quyền thực dân khám phá được, rồi sáng ngày 13, Phó Đức Chính, Cai Tân cùng Thanh Giang Nguyễn Văn Khôi đương bàn việc ở nhà một đồng chí là Quản Trạng, xă Nam Man, Tổng Cẩm Hương, Huyện Tùng Thiện, bị một giáo viên trường tiểu học xă Nam Man có tư thù với Quản Trạng, mật báo với chính quyền Pháp Sơn Tây bắt giải về Hà Nội.

Để hiểu rơ Phó Đức Chính một cách vô tư, chúng tôi xin trích dịch một đoạn dưới đây của kư giả Louis Roubaud viết về Phó Đức Chính trong cuốn ‘’Việt Nam Tragédie Indochioise’’ nguyên văn như sau:

‘’Là một thanh niên 23 tuổi, mà tù đày làm ông hao ṃn gầy guộc. Thể xác béo mập có trước kia, thật là hiếm trong chủng tộc ông, nên trông ông có vẻ là một người Tầu, nếu ông có khổ người b́nh thường của người An Nam. Trên khuôn mặt ông biểu hiện sự lầm ĺ, nhưng lời nói cắt quăng, bỏ nửa lời, có vẻ lo âu huyền bí kia, làm chúng tôi phật ḷng luôn luôn với hầu hết những người ở xứ này. Cái vẻ nh́n chân thực, thông minh với tôi, th́ ông không có ǵ là ǵ trẻ con! Phó Đức Chính không phải là người nhà quê! Ông theo ban trung học và đă làm hành chính cho Pháp với chức cán sự chuyên môn công chính, nhưng ông ta có tâm hồn một người lănh tụ, khi đảng phái quốc gia bị thiệt tḥi một vài đảng viên đắc lực nhất, tiếp theo là vụ bắt bớ vào tháng Hai 1929, Phó Đức Chính bị Hội Đồng Đề H́nh bắt giam, và bị kết án hai năm tù treo, ông là người phụ tá của ông Nguyễn Thái Học rất đắc lực.

Tuổi trẻ không mấy ưa kiên nhẫn của ông cũng không thể thừa nhận một phong trào cách mạng lâu dài, đi xa hơn, ông ước rất chính đáng về vụ đổ máu đêm mồng 9 rạng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930 một khi chấm dứt đă đem lại hừng đông độc lập. Chính ông cũng sửa soạn kế hoạch chung.

Ông đă sống những tuần linh động nhất, tay cầm bút hoạch định đường lối tiến quân của cách mạng An Nam trong việc xung phong chiếm đồn Pháp. Cũng vẫn như thế, rồi ông định đánh chiến trận quan trọng nhất do chính ông chỉ huy xung phong tấn công Sơn Tây. Đại Tướng đă trải qua một đêm bi thảm rồi chờ đội quân cảm tử Lao Kai, Yên Bái, Hưng Hóa tới.

Một ḿnh ông đứng trước bức tường thành cổ kính lăng tẩm Vua Minh Mạng mà cách đây 40 năm, ông vua ấy định tiến quân, song quân quá ít, và một người chỉ huy già dặn kinh nghiệm, Đô Đốc Courbet.

Trước ủy ban h́nh luật, Phó Đức Chính (6) có một thái độ rất tư cách, tránh được sự khoe ḿnh. Ông chỉ đ̣i hỏi những trách nhiệm của ḿnh, ông là kẻ duy nhất trong số người bị kết án, ông từ chối kư chống án trước Hội Đồng Bảo Hộ.’’

 

TRÊN CẦU LONG BIÊN

 

Sáng sớm ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, Lương Ngọc Tốn, Trưởng Ban Ám Sát của Việt Nam Quốc Dân Đảng được tin Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao khởi nghĩa vào tối 10 tháng 2, vội vàng từ Bắc Ninh sang Hà Nội t́m Kư Con để hỏi thăm tin tức, rồi trở liền về Bắc Ninh để cấp báo với Nguyễn Thái Học.

Để tránh sự phí phạm thời giờ, từ Hà Nội, Lương Ngọc Tốn thuê riêng một chiếc xe hơi kiểu du lịch để trở về Bắc Ninh, xe chạy rất nhanh đến cầu Long Biên về phía gần Ga Gia Lâm, lúc ấy vào Hồi 12 giờ 15 phút, Đội cảnh sát là Saint Denis đứng gác trên cầu nghe tiếng c̣i báo động, liền hô nhau đuổi theo. Tốn phải móc túi tung giấy bạc lại phía sau cho bọn này nhặt, mới khỏi bị đuổi nữa!

Được phi báo, Giám Đốc Chính Trị Hành Chính là Lacombe cũng đích thân đem một đội lính Khố Xanh truy nă.

Lương Ngọc Tốn chạy đến bến đ̣ Thanh Tŕ, tên lái đ̣ nhất định không chịu, Tốn phải dí súng vào mang tai tên lái đ̣, khi ấy y mới chịu chở. Qua được sông Nhĩ, Tốn lại gặp phải bọn công nhân trong Ḷ bát Thanh Tŕ xô nhau ra đuổi. Vạn bất đắc dĩ, Lương Ngọc Tốn phải rút súng bắn ba phát giết chết ba tên, rồi liệng súng xuống sông. Bọn công nhân bắt trói đem nộp cho chính quyền thực dân để lĩnh tiền thưởng.

 

NÉM BOM HÀ NỘI

 

Hà Nội chẳng những là Thủ Phủ Bắc Việt, mà c̣n là Thủ Phủ cả Đông Dương. Vậy muốn cách mạng ở xứ này, trước hết phải nghĩ ngay đến cách đánh chiếm Hà Nội. Có thể nói rằng ‘’lấy được Hà Nội là lấy được tất cả’’ Cho nên ngay từ Tổng Bộ đầu tiên, đă đặc biệt chú ư đến các địa điểm chiến lược và phải cố gắng tuyên truyền vào lớp các hạ sĩ quan ở trong Thành. Và có thể nói là hùng hậu gấp mấy chục lần ở mọi nơi. Nguyên Chi Bộ Không Quân Bạch Mai có đến 22 đảng viên hầu hết là Cai Đội do Đội Môn tức Trần Văn Môn làm Chi Bộ Trưởng. C̣n ở hai trại thứ 4 và thứ 9 trong Thành và trại binh Khố Xanh, Đồn Thủy, không kể các Binh Đoàn, chỉ kể nguyên số Cai, Đội, Quản, Đảng có đến hơn 200 người là đảng viên cán bộ.

 

Nhưng từ sau ngày mưu phản của Phạm Thành Dương tức Đội Dương, th́ những đồng chí quân nhân ấy nếu không bị bắt khép án tù th́ cũng bị bóc lon, giáng chức đưa đi các đồn lẻ ở Thượng Du làm lính.

 

C̣n các thường đảng viên, như Thư Kư, Giáo Học, Thương Kỹ Nghệ Gia và anh em thợ thuyền, nhưng thiếu các anh em gươm súng th́ trong một cuộc cách mạng sắt máu, hỏi làm được việc ǵ!

 

Lực lượng chân chính của cách mạng kể từ ngày Nguyễn Thái Học bị bắt hụt ở Vơng La và sau ngày hàng ngàn bom ở Bạch Mai, ở Thái Hà bị khám phá, ở Hà Nội, Đảng chỉ c̣n lại Đoàn Ám Sát là đáng kể thế thôi!

 

Đoàn ấy tuy chỉ huy là Nguyễn Khắc Nhu, song lănh đạo chính là Kư Con Đặng Trần Nghiệp.

 

Sau khi chia tay cùng Lương Ngọc Tốn, Kư Con triệu tập 5 đoàn viên trong đội cảm tử là Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Bá Tâm và Nguyễn Quang Triều (7) đều là học sinh Trường Bách Nghệ, Hà Nội. Kư Con trao cho mỗi người một số bom, dặn đến đúng hồi 20 giờ phải ném:

 

- 20 trái vào nhà riêng Arnoux, Chánh Sở Mật Thám. (8)

 

- 8 trái vào ngục thất Hỏa Ḷ.

 

- 2 trái vào Sở Sen-đầm.

 

- 2 trái vào Cảnh Sát Quận 1.

 

- 2 trái vào Cảnh Sát Quận 2.

 

Và sau khi làm xong nhiệm vụ, tất cả sẽ về báo cáo công tác tại căn nhà số 24 Phố Hàng Giấy. Đồng hồ điểm đúng tiếng thứ 9, Kư Con và 5 đoàn viên khác phụ trách đi cắt giây thép, giây điện thoại trở về đầu tiên, rồi tiếp tục các chiến sĩ ném bom cũng về tới. Chủ nhân số 24 Phố Hàng Giấy là ông Đào Tiến Tường mừng quưnh hô gia nhân dọn bàn bày bánh kẹo khao thưởng các chiến sĩ, khoảng khắc sau mọi người đều sửng sốt, nhận ra c̣n vắng một đoàn viên, đồng chí Nguyễn Bá Tâm.

 

Kư Con lập tức phái một đồng chí mở cuộc điều tra, và dưới đây là lời tường thuật lại của Nguyễn Bá Tâm:

 

‘’…Chắc chắn anh cũng biết, đó chỉ là một chuyện nghi binh, chúng tôi mong làm thế để dân chúng nôn nao và may ra thực dân sợ Hà Nội có biến, không dám đem quân đi đánh các Tỉnh…Buổi chiều hôm mồng 10, tôi c̣n đi học. Hai quả bom gang, tôi vẫn bỏ chơi trong túi, 8 giờ tôi mới đến trước Bót Hàng Đậu (Quận 2) thấy một người vào gơ cửa, tôi ném luôn ngay vào chân nó. Bom nổ nhưng nó lại chạy thoát. Tôi định ném thêm quả nữa, th́ một đứa ở đâu chạy lại. Nó chạy mau quá, thành ra vấp vào tay tôi, làm cho bom nổ trong tay! Bàn tay tôi văng đi mất. Tôi cố nhịn đau, chạy đến nằm ở trên cầu, nghĩ thế nào cũng chết, tôi rút dao ra tự tử, nhưng dao cùn quá, đâm măi cũng không thủng cổ. Bị đau quá! Bấy giờ tôi nằm không yên nữa, đành phải gọi xe kéo tôi vào nhà thương. Chúng nó cắt cụt tay tôi, chữa cho tôi lành. Lành rồi chúng tra tấn cực kỳ dă man.

 

Nghĩ chối măi, chúng đánh cũng chết, tôi đành nhận là thủ hạ của Kư Con. Chúng hỏi Kư Con ở đâu ? Tôi khai anh thường nằm ở các khách sạn, không chỗ ở nhất định. Chúng hỏi Ban Ám Sát có những ai ? Tôi khai trừ Kư Con ra, tôi chỉ biết Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính chứ chẳng biết ai và cũng chẳng vào Chi Bộ nào cả…’’

 

ĐÁP CẦU, PHẢ LẠI

 

Sự thực th́ về miền Đông Bắc, chỉ có hai địa điểm quân sự quan trọng là Đáp Cầu và Phả Lại. Cả hai nơi, Đảng đă tổ chức từ lâu. Cả hai nơi, các vơ trang đồng chí quá khá đông, thế nhưng những vơ trang đồng chí ấy đă v́ sự phản bội của Phạm Thành Dương tức Đội Dương mà bị bắt hết cả rồi! C̣n nguyên các thường đảng viên, Nguyễn Thái Học tính đem toàn lực mà đánh dồn cả vào một nơi ‘’Phả Lại’’, họa chăng có được. Một mặt Nguyễn Thái Học ước hẹn với các đồng chí ở Gia B́nh, Nam Sách (Hải Dương). Tất cả chia năm đạo quân mà đánh vào. Hẹn đánh là ngày 12 tháng 2. Nhưng đến ngày giờ hẹn, nơi tập trung, th́ các đồng chí chẳng thấy Nguyễn Thái Học đâu cả. Mọi người hết sức kinh ngạc, kéo nhau ra về. Măi hôm sau mới hay tin.

 

Bởi mạn ngược đă không theo lệnh, mà đánh trước. Sự đánh sớm ấy gây nên hai hậu quả tai hại:

 

1.- Việc thất bại ở Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao gieo vào ḷng người sự ngờ vực lực lượng cách mạng.

 

2.- Nhà cầm quyền Pháp ở các địa phương biết việc khởi nghĩa chẳng phải là tin đồn hăo, nên tích cực đề pḥng.

 

Do sự đề pḥng ấy mà ngày 11 tháng 2, Công Sứ và Giám Binh Tỉnh Hải Dương đem một đại đội lính Khố Xanh đến vây khám làng Mỹ Xá thuộc Phủ Nam Sách. Cuộc vây khám ấy tuy không bắt được Nguyễn Thái Học và Trần Quang Diệu nhưng chúng đă bắt được đồng chí Vương Khắc Hội, Trương Khắc Thông và một số vũ khí.

 

Qua ngày 12, ngày Nguyễn Thái Học ước hẹn với các đồng chí tấn công Phả Lại, th́ Công Sứ và Giám Binh Tỉnh Hải Dương lại đem lính Khố Xanh đến vây khám làng Hưng Thăng. Nguyễn Thái Học được dân làng bảo vệ, đưa lội qua ao bèo dầy đặc, ẩn tránh trong bụi rậm, rồi được đưa xuống thuyền bơi ra thoát khỏi ṿng vây. Chỉ một chút nữa là bị bắt sống.

 

Cũng ngày hôm ấy, Công Sứ và Giám Binh Tỉnh Bắc Ninh đem lính Khố Xanh về triệt hạ nhà một cán bộ đảng là Nguyễn Văn Tuyên tức Chánh Tuyên và tưới xăng đốt cả làng Trụ Thôn cùng chợ Kênh Vàng, nơi Cách Mạng Quân từ các địa phương đă kéo về tập hợp chờ lệnh Nguyễn Thái Học mà không thấy.

 

Trở về địa phương, các đồng chí ở Tỉnh Bắc Ninh quyết định tấn công vào đồn binh Đáp Cầu vào đêm 18 tháng 2. Nhưng cũng bị chính quyền thực dân phát giác, nên không thành. Và sau đó một số lớn chất nổ c̣n được phát giác, nhất là ở vùng Bắc Giang, nơi quê hương của Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thị Giang.

 

Cũng đêm 18 tháng 2, một cuộc âm mưu tấn công một huyện trong Tỉnh Bắc Giang do các đảng viên địa phương chủ mưu, cũng bị phát giác không thành. (9)

 

ĐỒN BINH KIẾN AN

 

Tại miền xuôi, Bộ Tham Mưu Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương đánh chiếm đồn binh Tỉnh Kiến An, để rồi từ vị trí này sẽ phát động đi đánh chiếm các nơi khác.

 

Ngày 13 tháng 2, theo lệnh Bộ Tư Lệnh Khu Hải Quảng, các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng chuẩn bị đánh chiếm đồn binh Kiến An.

 

Các lực lượng vơ trang được điều động để tấn công các trại binh Pháp, gồm có:

 

- Các đảng viên thuộc Tỉnh Đảng Bộ Kiến An, do cán bộ Hội chỉ huy.

 

- Các đảng viên công nhân Khu Đảng Bộ Hạ Lư (Hải Pḥng), phần đông là thợ thuyền, phu phen nhà máy xi măng, do các cán bộ Trần Văn Nghĩ và Nguyễn Văn Nuôi chỉ huy.

 

- Các cảm tử gồm các thanh niên, học sinh thuộc Thành Đảng Bộ Hải Pḥng, do cán bộ Nguyễn Huy Thọ chỉ huy.

 

- Một số khác gồm 50 đảng viên được điều động từ mỏ Mao Khê về, do hai cán bộ Nguyễn Văn Đài và Trần Hữu Quyết chỉ huy.

 

- Ngoài ra trong các trại binh Pháp đều có đảng viên quân nhân, phần đông là hạ sĩ quan và binh sĩ, do các cán bộ Mai, San, Sửu chỉ huy, chịu trách nhiệm làm nội ứng.

 

Theo đúng quyết đề nghị, thời khởi sự đánh úp các đồn binh Pháp ở Kiến An vào đúng hồi 1 giờ đêm, 13 tháng 2, trong đánh ra ngoài đánh vào.

 

13 tháng 2 nhằm ngày 15 tháng Giêng Âm Lịch, trong đêm khuya gió lạnh, các chiến sĩ Việt Quốc được vơ trang gươm giáo, bom, súng lục, cánh tay đeo ‘’Đảng Hiệu’’ nửa đỏ nửa vàng, trên có hai ḍng chữ đen: ‘’Thề Giết Hết Giặc Pháp’’, ‘’Bỏ Ḿnh Cứu Nước Nam’’, và mang một băng hiệu dài có hàng chữ lớn ‘’Việt Nam Cách Mạng Quân’’ bắt chéo trước ngực qua lưng. Mọi người được sắp thành đội ngũ, tản mác đi tới chờ lệnh công phá các đồn binh địch.

 

Đối các đảng viên cư ngụ tại Kiến An, Hải Pḥng th́ có thể tới địa điểm tấn công một cách dễ dàng, nhưng riêng đối với các đảng viên từ Mao Khê về, th́ thật là một vấn đề nan giải.

 

Các chiến sĩ được lệnh tập trung tại An Dương, một khu ngoại ô Hải Pḥng. Đồng chí Đài được lệnh phải bố trí anh em quanh trại lính Khố Xanh Tỉnh Kiến An trước hồi 1 giờ đêm. Khi thấy bên trại Khố Đỏ có tiếng súng nổ, là xung phong công phá. Một đồng chí quân nhân Chánh Quản trong trại binh ấy sẽ sẵn sàng mở cổng trại đón tiếp anh em.

 

Nhưng làm cách nào để qua được Cầu Niệm ? Cây cầu nối liền Hải Pḥng-Kiến An, hai đầu cầu đều có quân đội và mật thám canh gác, đ̣ ngang cũng bị tập trung tại chân cầu.

 

Đồng hồ đă chỉ 10 giờ 30 phút. Trời tối lại mưa phùn gió bấc thổi mạnh làm da thịt tê tái, lạnh buốt thấu xương. Anh em được lệnh cởi quần áo, cùng vơ khí cuốn lại, đội lên đầu buộc chặt xuống cằm, chờ lệnh sang sông.

 

Hầu hết các chiến sĩ đều biết bơi và mực nước sông Cầu Niệm vào mùa ấy cũng chỉ độ hơn hai thước tây.

 

Giữa ḍng sông, bỗng một tiếng rú phát lên, ôi thôi! Một đồng chí chết đuối rồi! Một đồng chí, anh Đài, liền lặn xuống ṃ hồi lâu không t́m thấy, măi khi bơi vào gần đến bờ mới đụng phải, vội đưa lên bờ làm hô hấp cứu cấp, nhưng vô hiệu.

 

‘’Anh Trần Hữu Quyết đă bỏ dở nhiệm vụ của Đảng trao phó, anh đă trở nên người thiên cổ rồi!’’

 

Lúc bấy giờ là 12 giờ 10, c̣n gần 1 giờ nữa để tới địa điểm tập trung. Anh em liền tập trung dùng gươm, đào ngay một cái huyệt bên sông làm lễ mặc niệm an táng đồng chí Quyết.

 

Bởi nhật kỳ sai biệt, Yên Bái và các nơi khác đă hành động trước rồi. Pháp quân đă thiết quân luật, bố trí đề pḥng, cuộc nội ứng cũng như ngoại công không thành. Khi rút lui qua bến Cầu Niệm, địch quân đem binh truy kích, nhưng Cách Mạng Quân đă đi xa.

 

PHỤ DỰC, VĨNH BẢO

 

I.

 

Trở về địa phương, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chọn hai Huyện Phụ Dực, Vĩnh Bảo, v́ hai tên Tri Huyện này rất độc ác và tham tàn.

 

Hồi 20 giờ ngày 15 tháng 2, Ḥa Quang Huy, Đào Văn Thê tức Giáo Thê cùng Nguyễn Văn Hộ chỉ huy 40 vơ trang đồng chí đến đánh úp Huyện lỵ Phụ Dực thuộc Tỉnh Thái B́nh. Tri Huyệt là Trương Trọng Hiền trốn thoát, con gái Hiền là Trương Thị Kim 18 tuổi, đem vàng bạc châu báu ra dâng lễ Cách Mạng Quân, nhưng tất cả được trao trả lại. Trương Thị Kim cũng được tha, một thiếu nữ xét ra vô tội.

 

Tịch thu được 6 khẩu súng trường và một số đạn rồi bắc loa kêu gọi dân chúng đến tập hợp tại huyện đường, giải thích lư do, kể tội thực phong và kêu gọi đoàn kết.

 

5 giờ sáng hôm sau, cho thiêu hủy hết hồ sơ công văn, Cách Mạng Quân kéo sang bến đ̣ Ngh́n, để sẽ hợp quân lại tiến đánh đồn binh Ninh Giang theo chương tŕnh đă được hoạch định. Nhưng đợi măi không thấy tới, nên tự giải tán.

 

II.

 

Cũng ngày 15 tháng 2, tại làng Cổ Am, Trần Quang Diệu tập hợp các đồng chí lại bàn rằng:

 

‘’Nếu nay chúng ta kéo nhau ngay đến đánh chiếm Huyện lỵ Vĩnh Bảo, Tri Huyện Hoàng Gia Mô sẽ thừa cơ lộn xộn chạy trốn mất. Vậy thiết tưởng nên dùng mưu điệu y ra khỏi Huyện lỵ mà bắt, th́ hay hơn. Nhân tôi có quen với y, nên vẫn thường đi lại, vậy nay tôi lănh sứ mạng đến báo tin cho y biết là tôi được tin có một số Cách Mạng Quân nổi lên, định đánh chiếm Huyện lỵ chúng ta vào chiều hôm nay, thế tất y sẽ đi báo với đồn Ninh Giang. Thừa khi ấy chúng ta chiếm cứ luôn Huyện lỵ và phái một số cách mạng quân ra đón đường giết chết y.’’

 

Được các đồng chí đồng ư, Trần Quang Diệu liền đến mật báo với Tri Huyện Hoàng Gia Mô theo đúng kế hoạch đă trù liệu. Mô hoảng hốt vội kêu tài xế đánh xe hơi ra, có hai tên lính cơ đi hậu, lên đồn binh Khố Xanh, Ninh Giang báo cáo xin quân tiếp viện.

 

Hoàng Gia Mô đi khỏi, Cách Mạng Quân liền kéo tới chiếm cứ Huyện lỵ không gặp một sự kháng cự nào! Đảng Kỳ liền được thượng lên Kỳ Đài, Cách Mạng Quân chia làm 3 toán: 10 người ở lại giữ Huyện, 10 người phục kích ở đầu làng Nam Tạ đón Hoàng Gia Mô, c̣n 10 người lănh nhiệm vụ ra ngoài phố huyện, tuyên truyền giải thích cho dân chúng hiểu rơ ư nghĩa của cuộc cách mạng.

 

Thể theo lời yêu cầu, Trưởng Đồn Ninh Giang cấp cho Hoàng Gia Mô 6 lính Khố Xanh, 6 súng trường và một số đạn. Họ Hoàng có ư nghi ngờ, cho hết lính lên xe hơi chở ra Huyện, họ Hoàng c̣n kêu xe tay kéo theo sau xe hơi. Về tới đầu làng Nam Tạ, cách Huyện lỵ 50 mét, xe hơi chở lính bị ngưng lại, v́ đường bị ngáng bằng cây tre chặn ngang. Cách Mạng Quân tràn ra, liệng vào xe hơi một trái tạc đạn, khiến xe hơi lật nhào xuống ruộng, nhưng nhân đêm tối trời, lính và tài xế thừa cơ chạy trốn. Hoàng Gia Mô khi về tới, thấy xe hơi bị lật nhào, đường bị ngáng, biết ngay có biến, liền xuống xe kéo và được Trưởng Tuần phố huyện là tên Lợi hướng dẫn vào ngay làng Điềm Liêm, phía sau làng Nam Tạ, lấy quần áo vải nâu cho Hoàng Gia Mô thay, rồi đưa họ Hoàng vào ẩn náu trong một đám rơm sau nhà Kư Toản.

 

Được vợ Kư Toản mật báo, vào khoảng 6 giờ sáng ngày hôm sau, Cách Mạng Quân kéo tới, bắn một phát súng vào đống rơm, trúng phải đùi Huyện Mô, Mô dăy dụa nhưng không chịu ra, liền bị lôi ra trói lại, xỏ đ̣n tre vào dây lưng da của Huyện Mô khiêng về huyện đường để xét xử. Trần Quang Diệu tuyên bố:

 

‘’Chúng tôi đến đây với mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp và tất cả những ai đă cúi đầu theo giặc làm hại đồng bào.

 

Tên Tri Huyện Hoàng Gia Mô là một trong những tên đă hà hiếp tàn nhẫn, bóc lột đồng bào! Là một tay tôi tớ lợi hại của giặc, chắc đồng bào c̣n nhớ vụ Hoàng Gia Mô đă mưu mô với bọn thực dân mưu toan chiếm 6.000 mẫu ruộng của đồng bào ở băi Dương Am để làm tư kỷ. Bản thân nó đă có tội với quốc dân rồi! Đến cha ông nhà nó lại c̣n đắc tội hơn!’’

Toàn thể đồng chí cũng như đồng bào có mặt tại đấy đồng thanh yêu cầu xử tử Hoàng Gia Mô.

 

Vợ Hoàng Gia Mô dốc hết vàng bạc, châu báu trong tủ sắt ra làm lễ dâng Cách Mạng Quân, xin tha tội chết cho chồng, nhưng bị cực lực khước từ. C̣n Hoàng Gia Mô th́ kêu van:

‘’Đó là tội của ông cha tôi làm, xin các ông tha chết cho tôi, tôi xin làm một công dân để phụng sự cách mạng, và xin dâng hết của cải cũng như ruộng đất cho cách mạng…’’

Hoàng Gia Mô tức thời bị giết chết bằng một phát súng trường, vất xác xuống ḍng sông Cầu Mục.

Người được thực dân đưa về thay thế Hoàng Gia Mô là Cung Đ́nh Vận. Thừa cơ hội, Cung Đ́nh Vận đă khủng bố lương dân một cách vô cùng dă man để vừa ḷng quan thầy thực dân, mà vơ vét tiền bạc của nhân dân không biết bao nhiêu mà kể. Thế mà đến khi Cung Đ́nh Vận bị Việt Minh giết chết hồi đảo chính 1945, Việt Minh lại rêu rao ầm ỹ rằng: ‘’Cung Đ́nh Vận là một cán bộ cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng’’. Ôi thật là tuyên truyền xuyên tác hết chỗ nói!

Tính từ ngày chính thức thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng cho đến ngày ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’, vỏn vẹn mới được 2 năm và một tháng, tổng cộng là 766 ngày. Đương ở trong thời kỳ tổ chức, như vậy là đă đốt giai đoạn hàng chục năm. Hơn nữa, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ giữa thời thực dân toàn thịnh, bấy lũ chó săn đông đúc như đàn ḍi. Cố Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Cố Chủ Tịch Ban Lập Pháp Nguyễn Khắc Nhu lại hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh tại đào, bị thực dân kết án khuyến tịch 20 năm cấm cố, thế mà tạo nổi một lực lượng khả dĩ tiến hành được cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’. Thực là một chuyện phi thường, một kỷ lục không tiền khoáng hậu trong cách mạng thế giới.

Bởi bí quyết nào các vị tiên liệu tiền bối chúng ta đă làm nên được cuộc ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ oai hùng vĩ đại ấy ?

Cái bí quyết ấy phải chăng là ‘’Hành Động và Đoàn Kết’’, hành động liên tục, đoàn kết chặt chẽ, quang minh chính đại, vô vụ lợi, phát xuất do một tư tưởng cao cả, do những con người đảm lược, lúc nào cũng chỉ biết giữ cho ḷng ḿnh trong sạch, không bợm một chút nhơ ‘’Danh Lợi’’, chỉ biết phụng sự cho lư tưởng cách mạng một cách sáng suốt, nhiệt thành, dũng cảm vô điều kiện.

Hành động quang minh, lại vô điều kiện, ánh hào quang chiếu rạng vào ḷng dân khiến họ bừng tỉnh, thấu đáo bổn phận người dân đối với đồng bào, với Tổ Quốc mến yêu, khiến họ hy sinh tất cả cho cách mạng. Do đó mà lớn mạnh, bất chấp mọi sự ngăn chặn phá hoại, khủng bố của bè lũ thực dân.

Yếu tố ấy lại được thúc đẩy bởi những sự bạo ngược, tham tàn, thối nát, dă man, vô nhân đạo của thực dân và phong kiến nên đă sớm gây thành ‘’Trận băo lửa cách mạng’’, ḷa sáng trong đêm lịch sử mồng 9 rạng mồng 10 tháng 2 năm 1930, thiêu hủy cái khí thế hung hăng tàn bạo của bè lũ xâm lăng thống trị và làm choáng mắt bọn ‘’cách mạng áo cơm, cơ hội chủ nghĩa’’.

 

Chú Thích:

 

1.- Hà Văn Cấp làm bồi cho Thiếu Tá Le Tacon, được Đảng ra lệnh phải hạ sát Le Tacon, khi nghe tiếng súng báo hiệu.

2.- Bộ Tham Mưu địa phương Yên Bái gồm có 5 quân nhân: Quản Cần, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết và Cai Hoằng.

Không ngờ đến ngày Tổng Khởi Nghĩa th́ Quản Cần bị đau tim nặng, phải điều trị tại bệnh viện Lanessan. Khi hay tin cuộc Tổng Khởi Nghĩa bị thất bại Quản Cần đă học máu ra mà chết.

3.- Theo tài liệu của kư giả ‘’Louis Rouband trong cuốn Việt Nam Tragédie Indochinoise’’

4.- Nguyễn Khắc Nhu biệt hiệu ‘’Song Khê’’, thi đậu đầu xứ, nên người ta gọi là Xứ Nhu. Ông sinh năm Quư Mùi (1883) tại Phủ Lạng Thương thuộc Tỉnh Bắc Giang.

Cảnh nhà nho thanh bạch, cũng như Tú Xương, nhờ được bà hiền phụ tần tảo bán buôn, nên ông được để cả thời giờ hoạt động cho cách mạng. Con trai ông là kư giả Nguyễn Khắc Trạch cũng là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Hội Đồng Đề H́nh kết án chung thân, năm 1945 bị tử thương trong trận giao phong ác liệt với việt cộng ở Tỉnh Sơn Tây.

5.- Theo tài liệu của tạp chí ‘’Phụ Nữ Tân Văn’’ Sài G̣n.

6.- Phó Đức Chính sinh năm 1897 tại làng Đa Ngưu thuộc Tỉnh Bắc Ninh. Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Công Chính, được bổ chức cán sự Công Chính tại Tỉnh Savanakhet (Ai Lao) vào đầu năm 1928.

Là sáng lập viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau ngày Bazin bị ám sát, Phó Đức Chính bị bắt từ Ai Lao đưa về Hà Nội, bị kết án 2 năm tù treo và băi chức.

8.- Theo tài liệu của Louis Marty, Giám Đốc Mật Thám Đông Dương, viết trong cuốn ‘’Contribution à l’historie des mouvements politiques de l’Indochine Française’’

 

9.- Louis Marty, Giám Đốc Mật Thám Đông Dương, viết trong cuốn ‘’Contribution à l’historie des mouvements politiques de l’Indochine Française’’ rằng: ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng đă có đầy đủ tài liệu về quân lực đóng ở Đông Dương. Các đảng viên ghi lực lượng của ta về nhân lực và vơ khí. Người ta đă lập bản đồ nơi đóng quân, nơi chứa vơ khí và nơi để đạn dược. Cuối cùng nhiều lính pháo thủ đồng lơa với Đảng như những biến cố cho thấy…’’

 

CHƯƠNG VIII

THỰC DÂN TRẢ THÙ

 

PHẢN ỨNG ĐẦU TIÊN CỦA THỰC DÂN

 

Cuộc biến động Yên Bái măi đến 9 giờ sáng ngày mồng 10, Công Sứ Yên Bái mới đánh được điện tín về Hà Nội, lập tức Nguyên Soái Aubert hội kiến với Toàn Quyền Pasquier để t́m phương đối phó. Một mặt cho chuyển ngay binh sĩ, khí giới và phi cơ chiến đấu đến tăng cường cho Yên Bái, một mặt ra lệnh báo động các đồn binh trong toàn cơi Bắc Việt.

Tại Hà Nội, các công sở đóng cửa nghỉ ngày mồng 10, quân đội mang khí giới đứng gác khắp các ngả đường, khám xét người qua lại.

Các báo Pháp tại Hà Nội và Sài G̣n đều đăng hàng chữ lớn trên trang nhất: ‘’Theo tin của chúng tôi th́ có 2 cơ binh khởi loạn ở Yên Bái. Lính Khố Xanh phụ với lính Pháp đánh lại đội lính khởi loạn. Về phía Pháp có 10 viên quan và cai đội bị giết và mấy chục người bị thương…’’

Qua ngày 11, các báo Pháp lại loan tin: ‘’Trước kia tưởng là có 2 cơ binh Khố Đỏ khởi loạn, nay điều tra ra th́ chính là vụ âm mưu của cộng sản. Có chừng 60 đảng viên cộng sản âm mưu với mấy chục người lính khởi loạn, c̣n lính khác bị hăm dọa phải theo. Đến 6 giờ sáng, Thiếu Tá Le Tacon đem 2 cơ binh lại đánh, th́ loạn quân phải rút vào rừng khoảng Yên Bái-Phú Thọ, họ đem theo được 3 khẩu súng đại bác, 20 súng trường và vài trăm viên đạn…’’

Ngày 13, báo ‘’Françe Indochine’’ ở Hà Nội, kư giả người Pháp dưới bút hiệu Saint Fraust viết rằng: ‘’Trước kia người ta nói là bọn cộng sản quấy rối, tôi th́ tôi không tin rằng những bọn làm loạn đó là do từ bên Moscou xúi dục, mà chính là do các phong trào cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng xử hồi tháng 7 năm ngoái đă liên miên tới nay, mà gây nên việc rối loạn kia, chứ không phải là cộng sản đâu!…’’

Các tờ báo Pháp khác, tờ th́ đề nghị chính phủ nên mộ lính Lê Dương để thay thế lính Khố Đỏ. Tờ th́ đề nghị chính phủ nên hạn chế và sửa đổi chương tŕnh giáo dục, để tránh sự làm loạn của thanh niên An Nam sau này.

Báo ‘’Oeuvre’’ của tả đảng ở bên Pháp viết: ‘’Điều quan hệ ngày nay là chúng ta phải biết rằng cái chính sách của chúng ta thi hành ở Viễn Đông bây giờ cần phải thay đổi mới được. Bởi rằng không phải mỗi lúc là ông thượng thư thuộc địa cứ đổ cho phong trào cách mạng ở ngoài tràn vào, để che đậy những sự sai lầm của ḿnh mà được đâu!…’’

Báo ‘’Populaire’’ của Đảng Xă Hội Pháp viết: ‘’Xứ Bắc Kỳ đă xảy ra việc ǵ vậy ? Dân ở các thuộc địa ta bên phương Đông đă nổi dậy chống chúng ta, có lẽ nào chính phủ ta giả câm giả điếc hoài hay sao ?…’’

 

Ngày 12, Toàn Quyền Pasquier đáp chuyến xe lửa đặc biệt từ Hà Nội lên Yên Bái để dự lễ tống táng 10 sĩ quan. Trước khi xe lửa tới Ga Yên Bái 20 phút đồng hồ, có hai trái bom liệng vào phá hủy một phần Nhà Ga.

 

Bài điếu văn của Pasquier đọc trước linh cữu 10 sĩ quan và hạ sĩ quan có đoạn:

 

‘’Những đứa khốn nạn muốn sanh sự rối loạn, đặng ngăn trở việc khai hóa nước Pháp, nhưng chúng đă vấp phải cái thế lực của nước Pháp vững vàng cứng rắn không có sức ǵ lay chuyển được.

 

Nhà nước sẽ trừng trị ngay những kẻ xướng loạn một cách đáo để, đặng phục thù cho mấy người cả Tây lẫn An Nam đă bị hại một cách dă man.

Mai đây sẽ có Hội Đồng Đề H́nh xử bọn đó xứng đáng với tội ác của chúng nó…’’ (1)

Sáng ngày 14, Toàn Quyền Pasquier kư nghị định thành lập Hội Đồng Đề H́nh, cử Poulet Osier, Thanh Tra Chính Trị Hành Chính Bắc Việt là Chánh Hội Đồng. Sự bắt bớ khủng bố các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lan tràn khắp nơi rất dữ dội. Những người bị t́nh nghi hoặc có tư thù cá nhân với bọn tay sai Thực, Phong cũng bị bắt bớ một số khá đông, ngục thất các Tỉnh Bắc Việt cơ hồ không c̣n chỗ chứa!

Dẹp cuộc Cần Vương khởi nghĩa của Cụ Pham Đ́nh Phùng, Nguyễn Thân được phái đi đàn áp. Nay đến phong trào cách mạng dân tộc của Việt Nam Quốc Dân Đảng, chính quyền Thực, Phong cũng cử một vị đại thần là Vi Văn Định (2), Tổng Đốc Tỉnh Thái B́nh đem một đại đội binh mă đi tiễu trừ các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Tú Tài Nguyễn Đức Triệu 84 tuổi. Chi Bộ Trưởng Chi Bộ Phu Dực bị Vi Văn Định dùng chấy giă gị tra khảo đến bỏ mạng. Các đồng chí cùng bị giam với Cụ Nguyễn Đức Triệu khi hay tin, có làm câu đối khóc:

‘’Ngoài tám chục lận đận thân già, bầu nhiệt huyết vẫn lao đao v́ Tổ Quốc,

Sau trăm năm rườm rà bụi cỏ, dấu hàn nho c̣n phản phất với Giang Sơn’’.

 

TÀN PHÁ CỔ AM

 

13DemRucLuaYenBaySách đêm rực lửa Yên Báy

(viết 1930 tác giả người Pháp)

 

Tại Vĩnh Bảo, vào hồi quá trưa ngày 16 tháng 2, một đoàn phóng pháo cơ gồm 5 chiếc bay tới liệng xuống làng Cổ Am 57 trái bom loại nặng 10 kư suốt từ đầu đến cuối làng, rồi bay rất thấp xả súng liên thanh xuống, nhà cửa hầu hết bị cháy rụi, cây cối bị đổ nát hết, làm thiệt mạng 21 người gồm 10 người đàn ông, 5 người đàn bà, 6 trẻ con đều là thường dân cả.

 

Thực dân Pháp đă căn cứ vào điều luật 61, tội h́nh An Nam định rơ:

 

‘’Hương Chức Kỳ Mục trong làng có trách nhiệm về những vụ trộm cướp, sát nhân, đánh người bị thương, hoặc tất cả hành động phạm pháp của nhóm lạ mặt gây ra thiệt hại cho làng mạc. Nếu họ không thể đương đầu nổi với lực lượng lấn át kia, họ phải xin tiếp cứu.’’

 

‘’Điều luật 64: Họ phải đến trước Ṭa để tŕnh rơ về sự kiện và trường hợp trách nhiệm về việc đó, hoặc cá nhân do ủy ban Kỳ Mục bầu lên, hoặc trả lời trách nhiệm tập thể, nếu sự kiện kia thuộc về toàn thể hương thôn.’’

 

Những người cách mạng bị bắt hầu hết, duy có Trần Quang Diệu trốn thoát. Tất cả những nhà cửa của những người bị bắt trong hai Huyện Phụ Dực và Vĩnh Bảo đều bị đốt phá thành đống tro tàn. Làng Điềm Diên và Phố Hàng Bè, nơi bắt và giết Hoàng Gia Mô cũng đều bị đốt phá hết.

 

Tiếp đến các làng Phong Cầu, Đồng Tải, Kha Lâm (Kiến An), La Hào, Vơng La, Sơn Dương (Phú Thọ)…thực dân cũng đem lính Khố Xanh đến triệt hạ. (3)

 

Thống Sứ Robin thông tư bằng điện tín cho khắp các Công Sứ Chủ Tỉnh, nguyên văn như sau:

 

‘’Village Coam, province de Haiduong, où s’était réfugiée bande rébelles ayant mis à mort sous préfêt de Vinhbao, a été bombardé hier par escadrille Hanoi. Vous prie domner large publicité et qjoute que tout village qui se mettra dans situasion analogue subira impitoyablement le même sort.’’ (4)

 

Trần Quang Diệu (5) thay h́nh đổi dạng trốn thoát. Thực dân ra lệnh truy nă, đồng thời bắt khai quật phần mộ cụ thân sinh ra ông Diệu là Trần Văn Dư mới tạ thế được hơn một năm, đem để lộ thiên tại trước cổng Đồn binh Khố Xanh, Ninh Giang. Cho măi đến tháng 5 năm 1930, sau khi đă bắt được Trần Quang Diệu từ Tỉnh Thái Nguyên đưa về giam tại ngục thất Hà Nội, thực dân mới cho phép thân nhân ông Trần Quang Diệu mang thi hài cụ Trần Văn Dư về an táng tại Cổ Am (6)

 

NGUYỄN THÁI HỌC BỊ BẮT Ở ẤP CỔ VỊT

 

Hưởng ứng cuộc Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lăng Vân, một nhà cách mạng Việt Nam lưu vong ở Trung Quốc, huy động đồng chí từ Long Châu phất cờ cách mạng kéo quân đánh vào phía biên giới Lạng Sơn. Đạo quân này bị đánh tan, Lăng Vân bị nhà chức trách Trung Hoa bắt được ở Bằng Tường đem xử tử.

 

Tiếp theo Đoàn Kiểm Điểm (7) được các đồng chí lưu vong ở Trung Hoa đặc phái về nước, để quan sát t́nh h́nh và đón Nguyễn Thái Học xuất ngoại. Các đồng chí ở trong nước như Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân… cũng khuyên Nguyễn Thái Học:

 

- Anh nên xuất ngoại, để tạm lánh sự không may rất có thể xảy đến. Cái tên anh đă vang dội khắp trong nước cũng như ngoài nước. Anh xuất ngoại sẽ có lợi cho việc ngoại giao của Đảng lắm. Với quốc dân họ coi anh như linh hồn cột trụ vững chắc của Đảng, c̣n các đồng chí th́ vững ḷng tin tưởng nương tựa mà theo đuổi công cuộc cải tổ lại Đảng ở bên trong.

 

Nguyễn Thái Học cười đáp:

- Không thể được! Không thể được!

Nguyễn Thái Học cho rằng việc thất bại vừa rồi là trách nhiệm ở tại nơi ḿnh mà bao nhiêu đồng chí bị giết, bị tù đày! Bao nhiêu gia đ́nh bị tan nát! Bao nhiêu làng xóm bị đốt phá, đồng bào bị ly tán lầm than! Nguyễn Thái Học càng phải ở lại trong nước cùng với các đồng chí c̣n ở ṿng ngoài, để lo cải tổ lại Đảng, làm tṛn sứ mạng phục quốc và kiến quốc, mặc dầu phải chịu mọi sự gian lao nguy hiểm.

Nguyễn Thái Học cương quyết không chịu xuất ngoại, thực dân th́ ra lệnh lập thêm điếm canh tại các làng, xóm, ấp, trại, các trục giao thông, thông tri cho các quan lại địa phương phải ngày đêm đôn đốc sự canh pḥng và khám xét các khách bộ hành qua lại một cách thật nghiêm ngặt. Số thám tử cũng được tăng cường phái đi dọ thám khắp mọi nơi, lại biệt phái một đội lính Lê Dương đi tuần pḥng lưu động khắp miền biên giới Việt-Hoa, và các địa phương có địa thế hiểm yếu. Đồng thời cho in hàng vạn tấm h́nh Nguyễn Thái Học, kèm theo hàng triệu tờ truyền đơn cáo thị dân chúng ‘’Nếu ai bắt được Nguyễn Thái Học, chính quyền thực dân sẽ tặng thưởng một số bạc là 5.000 đồng.

Trong thời kỳ này Nguyễn Thái Học thường lưu trú ở vùng Lương Tài (Gia B́nh), thuộc Tỉnh Bắc Ninh, v́ suốt từ bến đ̣ Kênh Vàng đến Mỹ Lộc. Cả vùng rộng lớn ấy, đều thuộc ảnh hưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Để xúc tiến việc cải tổ Đảng, một hội nghị cán bộ Đảng được triệu tập tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Tuyên tại làng Trụ Thôn, Tổng Yên Trụ, thuộc Huyện Lương Tài, suốt từ đêm 14 cho đến đêm 19 tháng 2. Sau khi Hội Nghị bế mạc, Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân cùng một số cán bộ vội vă ra đi. Tiếp đến Nguyễn Thái Học, Sư Trạch, Kư Tiểu, Chánh Kinh, Chánh Tuyên cũng thu xếp ra đi.

Đồng chí Phạm Văn Phổ đề nghị với Nguyễn Thái Học nên đi đường thủy, do các đồng chí địa phương phụ trách thuyền bè và hộ tống, có sự bảo đảm chắc chắn hơn. Nhưng Nguyễn Thái Học nhất định không nghe, cho rằng việc cấp bách mà đi đường thủy sẽ mất nhiều th́ giờ!

 

Vào hồi 8 giờ rưỡi sáng ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học cùng 4 đồng chí bận quần áo lối phu mỏ, vai mang đẫy đi qua ‘’Ấp Cổ Vịt’’ là ấp của tên thực dân Clébert. Phía giáp quan lộ có đặt điếm tuần canh suốt ngày đêm. V́ là ấp của thực dân, nên được đồn trưởng đồn binh Khố Xanh Chi Ngăi phát cho tuần canh 2 khẩu súng trường và mấy chục viên đạn.

Thấy người lạ mặt đi qua ấp, 5 tên tuần phu đang ngồi trong điếm canh hô to đứng lại, để xét giấy tờ và khám hành lư. Làm thế nào mà đứng lại để cho bọn tuần phu khám xét được! Nên bắt buộc cứ tiến và liệng lại một trái tạc đạn, để dọa cho bọn tuần phu khỏi đuổi theo, rồi Nguyễn Thái Học cùng Sư Trạch chạy rẽ vào phía rừng. Ngờ đâu bọn tuần phu cũng có súng, vội hô hoán ầm ỹ, xô nhau đuổi theo, nổ súng bắn trúng vào chân Nguyễn Thái Học và Sư Trạch, khiến hai người cùng bị ngă quỵ.

Anh hùng mạt lộ!Bọn tuần phu đổ xô nhau lại, kẻ dùng dáo, người dùng báng súng đánh đập túi bụi, rồi hô nhau trói lại, khám hành lư và thẻ tùy thân. Nguyễn Thái Học ung dung nói:

- Thôi không cấn phải khám xét, chính ta đây là Nguyễn Thái Học, c̣n đây là Sư Trạch!

Bọn tuần phu trố mắt nh́n nhau, rồi nói:

- Rơ thật khổ quá! Sao các ông không dừng lại và nói thật ngay đi! Nếu chúng tôi biết ông là Nguyễn Thái Học, th́ chúng tôi nhất quyết mặc sức cho các ông đi tự nhiên. Bây giờ việc đă trót lỡ mất rồi! Tên Clébert đă biết! Im đi không được! Biết làm thế nào bây giờ ?

Nguyễn Thái Học mỉm cười nói:

- Thôi anh em cứ việc khiêng chúng tôi mà đem nộp cho Tây để mà lănh 5.000 bạc thưởng!

Tin đă bắt được Nguyễn Thái Học được cấp báo với Clébert, y bắt mỗi người ngồi vào trong một cái thúng, sai tuần phu khiêng lên nộp đồn binh Chi Ngăi, Clébert tự vác súng đi kèm.

C̣n Chánh Kinh, Chánh Tuyên và Kư Tiểu tức Kư Diến, nhân đi phía sau, thừa lúc lộn xộn không ai để ư, chạy thoát vào khu rừng Kiếp Bạc, nghỉ lại một ngày đêm, sớm ngày 21, ba người bơi qua sông Luống để về Gia B́nh. Khi bơi ra tới giữa sông, Chánh Tuyên quay lại bảo hai đồng chí:

- Thôi vĩnh biệt hai anh! Đại sự đă hỏng mất rồi! Tôi chẳng thiết sống làm ǵ nữa! Hai anh c̣n đủ sức khỏe, hăy gắng mà sống để phụng sự Đảng, phụng sự Quốc Gia Dân Tộc!

Chánh Kinh và Kư Diến trở về Gia B́nh được ít ngày, th́ Kư Diến bị Pháp bắt, rồi bỏ ḿnh ngoài Côn Đảo, c̣n Chánh Kinh trốn khỏi lưới quân thù.

Từ đồn Chi Ngăi, Nguyễn Thái Học và Sư Trạch bị đưa lên Ṭa Sứ Tỉnh Hải Dương, rồi đưa lên Hà Nội.

 

Khi hay tin đă bắt được Nguyễn Thái Học, từ chính phủ đến các giới thực dân Pháp đều thở phào lên tiếng ‘’Vậy Là Xong Việc!’’

 

Sau khi Nguyễn Thái Học bị bắt, tờ báo ‘’Volonté Indochinoise’’ xuất bản ở Hà Nội viết:

 

‘’Không, chúng ta chưa tóm được mấy tên đầu đảng mà! Chúng ta hăy c̣n tự do hành động, có lẽ ở ngay bên chúng ta, mà chính phủ chưa tóm được! Chính phủ cũng tự biết vậy! Mà dân cũng biết như vậy! Thế th́ bây giờ đă vội nói rằng bắt được những người như Học là đầu Đảng, là xong chuyện ư! Có lẽ các quan trên tưởng rêu rao như vậy là có ảnh hưởng ǵ chăng ?

 

Thật ra, bắt được tên Học cũng là việc hay, chúng bị án quốc sự mà Hội Đồng Đề H́nh xử án trảm quyết là đúng.

 

Song, tôi xin van các ông đừng có bắt chúng tôi tin rằng Nguyễn Thái Học và mấy đứa học tṛ theo nó, cùng là mấy thằng thợ hồ, mấy thằng điền tốt vào đảng cách mạng, ấy đều là đầu đảng đó. Chúng nó bất quá cũng như bọn lính đồng mưu, gây ra mấy cuộc lưu huyết, chỉ là cái khí cụ, do những tay khác sai khiến, mà lính mật thám chưa tṛng khóa vào những tay ấy được!

 

Chúng ta cứ vững ḷng, nay mai chính phủ sẽ tóm những tay thật là trọng yếu trong đảng cách mạng, rồi chính phủ sẽ nói cho ta biết. Chính phủ sẽ kể cả chức tước của bọn phạm nhân ấy ra nữa! Chừng đó sẽ quên sự đă tăng cho Học là lănh tụ đảng cách mạng. Nhưng hiện bây giờ th́ chưa…’’

 

Báo Volonté Indochinoise ám chỉ ông Quách Vy, Tuần Phủ Tỉnh Ḥa B́nh. Sự thật ông Quách Vy chỉ là một thường đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng như trăm ngàn đảng viên khác của Đảng. Họ Quách gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ đầu năm 1928, ông đă quy tụ được một số các quan lang, thân hào và nhân sĩ vào Tỉnh Đảng Bộ ở Tỉnh Ḥa B́nh. Họ Quách rất mực trung thành và c̣n giúp đỡ cho Đảng nhiều việc rất quan trọng. V́ ông Quách Vy có rất nhiều uy tín đối với đồng bào Mường, Mán, thổ dân… Rút dây sợ động rừng, thực dân biết rơ như vậy, nên không dám bắt ông, mà chỉ ra lệnh đề pḥng mà thôi. Báo chí thực dân đă vê tṛn bóp méo, xuyên tạc sự thực rất nhiều. Điều đó không lấy ǵ làm lạ!

 

Trong khi bị giam ở ngục thất Yên Bái, Nguyễn Thái Học có viết hai bức thư bằng Pháp ngữ gửi cho các Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp và Toàn Quyền Đông Dương. Nhưng bị chính quyền thực dân giữ lại không cho gửi qua Pháp. Bức thư ấy được kư giả Louis Roubaud theo đúng nguyên ư tóm gọn lại như sau:

 

Messieurs les députés,

 

En équité: le droit de tout citoyen est de vouloir sa patrie libre. En humanité: le devoir de tout individu est de secourir son frère malheurex.

 

Que vois-je ? Depuis plus de soixante ans ma patrie est asservia par vous, Français. mes frères souffrent sous votre domination, ma race est menacé dans son existence. J’ai donc le droit et le devoir de défendre mon pays et mes frères.

 

J’avais d’abord pensé atteindre ce but en collaborant avec vous. Mes échecs répétés m’ont conduit à conprendre que les Français ne désiraient passincèrement cette collaboration et qu’il me serait impossiblé de servir mes conpatriotes aussi longtemps que vous serez les maitres de mon pays.

 

J’ai alors, en 1927, organisé le parti nationaliste Anamite dont l’action devait tendre:

 

1.- à chasser les Français du territoire.

 

2.- à former un gouvernement républicain Anamite sincèremente démocrate.

 

Je me rends personellement responsable de tous les événements politiques survenus dans mon pays depuis cette date et organisés par moi. Je suis le seul et vrai coupable, ma mort donc suffire. Je demands grâce pour les autres.

 

Ceci dit, je tiens à vous déclarer que si les Français veulent désormais occuper l’indochine en toute tranquilité, sans être gênés par aucun mouvement révollutionnaire, ils doivent:

 

1.- abandonner toute méthode brutale inhumaine.

 

2.- se comporter en amis des Anamites, non plus en maitres cruels.

 

3.- s’sfforcer d’atténuer les miséres morales et matérielles en restituant aux Anamites les droits élémentaires de l’individu: liberté de voyage, liberté d’intruction, liberté d’association, liberté de la presse.

 

4.- ne plus favoriser la concussion des fonctionnaires ni leurs mauvaises moeurs.

 

5.- donner l’instruction au peuples, développer le commerce et l’industrie indigènes.

 

Veuillez agréer, Messieurs les députés, l’expression de mes sentiments de respect. (8)

 

Votre ennemi, le revolutionnaire

 

Nguyễn Thái Học

 

LẠI MƯU ĐÁNH PHÁ NGỤC THẤT HỎA L̉ VÀ PHÁP TRƯỜNG YÊN BÁI

 

Từ khi Nguyễn Thái Học và các yếu nhân của Đảng bị bắt, th́ Lê Hữu Cảnh lên nắm quyền của Đảng. Cảnh đă bỏ qua hết những mối bất ḥa lúc trước và không tỏ ra nghi ngờ đối với các đồng chí cũ của Nguyễn Thái Học. hơn nữa, Lê Hữu Cảnh vẫn thường liên lạc với Nguyễn Thái Học trong ngục thất và nhận lấy những lời khuyên bảo do Nguyễn Thị Giang làm liên lạc giữa hai người. Không những thế, cô Giang c̣n làm cố vấn cho Đảng và được mọi người nghe theo cho đến ngày cô chết.

 

14ngucHoaLothoiPhapNgục Thất Hỏa Ḷ thời thực dân Pháp

 

Mối ưu tư đầu tiên của cô là phải thi hành gấp việc ám sát kẻ phản đảng là Phạm Thành Dương.

 

Để lập lại trước mắt quần chúng uy tín của Đảng bị lung lay mạnh bởi những thất bại mới đây, và nhiều vụ bắt bớ mới xảy ra, chính Nguyễn Thị Giang quyết định gây mưu hại khủng bố chẳng những đối với những kẻ âm mưu phản đảng, mà c̣n đối cả với những viên chức cao cấp người Âu Châu và bọn quan lại tận tụy với Bảo Hộ. Người bị hại đầu tiên phải là Toàn Quyền Pasquier, bản án xử tử được viết bằng thứ mực kín, mà mật thám đă tóm được trong các giấy tờ của Lê Hữu Cảnh, lúc Cảnh bị bắt. Bản án ấy do chính Nguyễn Thị Giang đọc cho Lê Hữu Cảnh viết.

 

Một bản án xử tử khác cũng được công bố, bản án của Vi Văn Định, Tổng Đốc Tỉnh Thái B́nh, người đă góp phần đắc lực vào công cuộc đàn áp những mưu toan của cách mạng ở tất cả những nhiệm sở ông phục vụ. Người ám sát được chỉ định thi hành là Tô Phúc Dịch bị bắt ngày 16 tháng 7 năm 1930, mang trong ḿnh một khẩu súng lục đă nạp đạn và một bức thư ghi bản án tử h́nh.

 

Và chính việc tuyên truyền tổ chức Binh Đoàn Yên Bái đă làm nên cuộc khởi nghĩa đêm mồng 9 rạng ngày mồng 10 tháng 2, cũng là Nguyễn Thị Giang. Hơn thế nữa, Nguyễn Thị Giang c̣n chủ mưu đánh phá ngục thất Hỏa Ḷ và pháp trường Yên Bái để cứu Nguyễn Thái Học và các đồng chí của cô.

 

Đảng vẫn tiếp tục công tác chế bom, sau nhiều lần thử không thỏa măn những vũ khí nổ mạnh, người ta bắt đầu chế bom bằng kim khí có dạng h́nh trụ, phát hỏa bằng điện. Nhiều quả bom loại mới này bị bắt được ở Hà Nội ngày 27 tháng 8 năm 1930. (9)

 

TÊN TUẦN PHU BẮT NGUYỄN THÁI HỌC BỊ XỬ TỬ

 

Cách đúng đó 10 năm sau, ngày 23 tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật Bản từ Trung Hoa tiến vào Lạng Sơn. Lợi dụng thời cơ thuận tiện các lănh tụ ‘’Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội’’ chỉ huy Phục Quốc Quân vào chiếm đóng Thành Lạng Sơn. Được toàn thể đồng bào Tỉnh Lạng Sơn nhiệt liệt hưởng ứng và ủng hộ. Sau ngày quân đội Pháp chiếm lại Thành Lạng Sơn, Phục Quốc Quân chống cự không nổi phải rút lui ra ngoài bưng biền hoạt động du kích chiến.

 

Tháng 11 năm 1940, Độc lập sư Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội do Hoàng Lương chỉ huy hành quân, bộ tham mưu đóng tại Bản Cam (thuộc Tỉnh Lạng Sơn) phái Nguyễn Đ́nh Hải xuất quân một đại đội đi tuần tiễu.

 

Một trung đội lính Việt trong hàng ngũ Pháp quân do Trung Úy (Lieutemant) Hà Văn Kư chỉ huy đă bị lọt vào ổ phục kích của Phục Quốc Quân tại Bản Lim. Hà Văn Kư bị giết tại chỗ (10), c̣n lính bị bắt giải về bộ tham mưu tại Bản Cam. Ngoài số binh sĩ, c̣n có 8 người dân quê mà Hà Văn Kư bắt đi làm hướng đạo cũng bị bắt về bản doanh hành quân Bản Cam.

 

Trong số 8 người dân quê hướng đạo cho Hà Văn Kư được thẩm vấn, có một người khai tên là Lương Văn Quán và tự cung khai chính y là một người trong số tuần phu cánh gác Điếm Cổ Vịt của thực dân Clébert, đă cùng đồng bọn bắt Nguyễn Thái Học cùng Sư Trạch ngày 20 tháng 2 năm 1930.

 

Hoàng Lương cho là một việc tối thiêng liêng báo ứng của luật nhân quả Đạo Phật, bởi chính Lương Văn Quán đă tự cung khai chứ không một ai biết chuyện quá khứ 10 năm.

 

Hoàng Lương ra lệnh xử tử Lương Văn Quán lập tức bằng nhiều mũi lưỡi lê. (11)

 

THỰC DÂN TREO GIẢI THƯỞNG 5.000 ĐỒNG BẠC CHO AI BẮT ĐƯỢC KƯ CON

 

Sau vị ném bom Hà Nội đêm mồng 10 tháng 2, Kư Con bị Sở Mật Thám Bắc Kỳ truy nă rất gắt gao. Chính quyền thực dân cho in h́nh Kư Con và rải hàng vạn cáo thị cho ai bắt hay giết được Kư Con, sẽ được thưởng một số bạc là 5.000 đồng.

 

Đứng trước t́nh thế nghiêm trọng ấy, Kư Con rời Hà Nội xuống ở nhà một đồng chí ở làng Dư Hàng, ngoại ô Thành Phố Hải Pḥng. Ở Hải Pḥng ít lâu, cảm thấy khó bề yên ổn. Vào trung tuần tháng 6, Kư Con (12) trở về Nam Định ở tạm một đêm tại nhà một đồng chí ở Phố Năng Tĩnh. Sớm hôm sau, trong khi Kư Con sửa soạn ra đi, th́ mật thám ập vào bắt được đưa về Hà Nội. Sở Mật Thám Nam Định tuyệt nhiên không hề hay biết ǵ cả! Nguyên do vụ này, theo Phán Tảo, một nhân viên trong Sở Mật Thám Nam Định đă thuận lại với tác giả rằng: Là có mấy đảng viên ‘’Đông Dương cộng sản đảng’’ ở Nam Định và Thái B́nh biết tin Kư Con hiện có mặt tại Nam Định, chúng liền lên thẳng Hà Nội mật báo với lăo quan thầy của chúng là Louis Marty, Tổng Giám Đốc Nha Liêm Phóng Đông Dương. Louis Marty liền ra lệnh cho Arnoux đem mật thám Hà Nội xuống Nam Định vây bắt Kư Con, khiến cho Sở Mật Thám Nam Định bị Arnoux khiển trách rất nặng nề.

 

Nhưng nuốt 5.000 đồng bạc thưởng đâu có trôi! Để trả đũa, Sở Mật Thám Nam Định liền ra lệnh bắt ngay mấy đảng viên Đông Dương cộng sản đảng ấy.

 

Tại Sở Mật Thám Hà Nội, kư giả Louis Roubaud đă gặp Kư Con, Louis Roubaud đă tường thuật lại cuộc gặp gỡ ấy như sau:

 

‘’Tôi gặp Kư Con ở pḥng ông Arnoux, Giám Đốc Mật Thám Bắc Việt. Ông Arnoux là người điều khiển ngành công an Pháp, th́ Kư Con mấy hôm trước đây c̣n là công an của Đảng. Anh là Trưởng Ban Ám Sát. Khi ṭa án cách mạng của Đảng tuyên án tử h́nh ai, họ thường chuyển việc này sang cho Kư Con sao lại bản tuyên án để hành h́nh. Anh ra chỉ thị cho những nhân viên làm việc, khi đă xong xuôi, anh cho in bản thông cáo để loan báo cho dân chúng An Nam và Pháp biết, những sự việc vẫn trôi chảy đều đều.

 

Hôm nay anh ở trong pḥng ông giám đốc công an Pháp, tôi được thân mật nói chuyện với anh, đôi khi rất buồn cười, nếu tôi căn cứ vào tiếng cười của Kư Con.

 

Anh ta là một người bé nhỏ hơn tất cả mọi người, anh ta rất gầy, anh ta mới 22 tuổi, có khuôn mặt như con sóc, mắt sáng lấp lánh. Anh vừa bị bắt mới cách đây vài hôm thôi. Đầu anh được treo giải thưởng từ lâu nay. Cuộc thẩm vấn không kéo dài, v́ anh đă thú nhận hết.

 

- Thủ phạm sát nhân trong Sở Thú chính là anh!

 

- Đánh cướp xe trên đường Sơn Tây chính là anh! Cái ǵ không do chính tay anh hành động, anh cũng sửa soạn và ra lệnh. Mỗi tội ác của anh giá trị ngang với xử tử h́nh mà đă có 20 tội như vậy. Hội Đồng Đề H́nh kết án tử h́nh mà đến lượt anh phải nhận.

 

Câu chuyện đối thoại đến khúc quan trọng, ông Armoux phải nói tới chủ thuyết Đảng và mục đích cuộc cách mạng. Kư Con trả lời ung dung, không cần lựa lời, chấm câu, để giải thích hay thuyết phục.

 

Theo lời đề nghị của tôi, ông Arnoux hướng về quá văng tù nhân, đến thuở thiếu thời của anh.

 

Kư Con sinh trưởng ở Hàng Sơn trong một phố tuyệt đẹp ở Hà Nội, cha anh trông coi tiệm thợ bạc. Như thế không có nghĩa là gia đ́nh anh giàu có. Vốn liếng vỏn vẹn có, là gồm những dụng cụ để làm nghề một người thợ vàng, bạc.

 

Đến lượt tôi hỏi chuyện anh:

 

- Nếu anh thấy rất ít ḷng tin thành công, th́ sao anh cứ dằng dai măi ?

 

Anh trả lời tôi:

 

- Người ta phải khởi sự, rồi người khác tiếp tục. Chúng tôi không thành công, rồi kết quả sẽ đến sau này.

 

- Để làm ǵ ?

 

- Để đuổi người Pháp ra khỏi xứ An Nam.

 

- Có phải rằng ám sát đồng bào tôi, anh có thể đi tới đích ?

 

- Tôi chỉ trừng phạt bọn bội phản. Nếu tôi giết kẻ nào là bởi công ích. Ông không thể làm cuộc cách mạng mà không có sự giết người.

 

- Và anh cướp bóc hành khách (chuyến xe đó Mỹ Lâm ngày 21.1.1930).

 

- Cách mạng cần tiền. Trong xe có nhiều lái buôn Trung Hoa rất giàu có, đi chợ để đầu cơ thực phẫn: Gạo. Tôi bảo họ: ‘’Tôi có nhiệm vụ chiếm của cải kẻ giàu có quá mức, để phân phát cho kẻ nghèo.’’

 

- Anh là cộng sản ?

 

- Tôi chỉ là một người Cộng Ḥa như ông, tôi cầu chúc cho xứ sở tôi được như là xứ sở ông đă có: Một chính phủ dân chủ, bầu cử phổ thông, tự do báo chí, thừa nhận quyền hành làm công dân để khởi sự đầu tiên là độc lập.

 

Anh c̣n tuyên bố:

 

- Nếu người Pháp yêu chúng tôi, họ sẽ thấy chúng tôi khổ sở biết chừng nào.

 

Và anh nói thêm:

 

- Những người khổ sở nhất là những người già, bởi họ không trông thấy. Chúng tôi sống không ánh sáng, như người già cả. Chúng tôi là dân tộc sống trong tăm tối.

 

Ông Arnoux là một kẻ địch nguy hiểm nhất của họ, theo dơi họ không thương xót: Nhưng ông không dám khinh miệt họ bao giờ!’’

 

CƠ QUAN CẢI TỔ ĐẢNG BỊ KHÁM PHÁ

 

Mặc dầu gặp hoàn cảnh hết sức khó khăn, Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Lê Tiến Sự, Nguyễn Đôn Lâm, Phạm Văn Hề, và ít ngày sau thêm Nghiêm Toản, cùng nhau đứng lên làm nhiệm vụ liên lạc với các đồng chí c̣n ở trong ṿng bí mật để triệu tập một hội nghị bầu Trung Ương Chấp Hành Việt Nam Quốc Dân Đảng cải tổ.

 

Để có tài chính thực hiện công tác cải tổ Đảng, ngày 30 tháng 4 năm 1930, thừa khi Nguyễn Văn B́nh, Tham Tá Sở Công Chính ôm cặp bạc từ Ngân Khố Trung Ương Hà Nội trở về sở để phát lương cho nhân viên. Ngồi trên xe kéo đi được ít bước đường, Nguyễn Xuân Huân đi xe đạp tiến tới giật cặp bạc của Nguyễn Văn B́nh, trong có số bạc 11.000 đồng (13) trao cho Nguyễn Văn Quất. B́nh kêu cứu và lăng mạ thậm tệ. Sợ bị lộ chuyện, Nguyễn Xuân Huân liền rút súng lục bắn chết Nguyễn Văn B́nh cho phi tang.

 

Sở Mật Thám phái thám tử đến khám xét những người t́nh nghi là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong số có Giáo Sư Lê Văn Giáp, họ Lê bị bắt, nhưng thủ phạm xét ra không phải là họ Lê, v́ ông này không biết đi xe đạp. Măi đến ngày 10 tháng 7 năm 1930, Sở Mật Thám giăng lưới bắt được Lê Hữu Cảnh ẩn náu trong một ngôi nhà ở Hải Pḥng với người phụ tá là Nguyễn Xuân Huân và Lê Thị Thành. Cảnh và Huân đều có mang súng lục và đạn. Mật thám c̣n khám phá được ở trong căn nhà này ngoài bản án tử h́nh chống Pasquier, c̣n bắt được tất cả dụng cụ chế bom cũng như các công thức làm chất nổ.

 

Trước sự tra tấn dă man của Pujol (14), Nguyễn Xuân Huân và Lê Hữu Cảnh khai nhận hết. Sau khi đă kư vào tờ cung khai, thừa khi Pujol không lưu ư, Lê Hữu Cảnh (15) cầm b́nh mực bằng thủy tinh trên bàn giấy liệng thật mạnh vào mặt Pujol, rồi lao ḿnh từ lầu 1 xuống sân trong Sở Mật Thám tự tử, nhưng Lê Hữu Cảnh đă không được toại nguyện. Lê Thị Thành bị cùm hai chân và khóa chặt hai tay trong sà lim, mật thám cưỡi xe đạp đi trên bụng chị Lê để bắt khai cung. Chị Lê lăng mạ bọn thám tử thậm tệ và nhất định không chịu cung khai cho một ai!

 

Đến ngày 15 tháng 8 năm ấy, Lê Tiến Sự, Nguyễn Đôn Lâm, Phạm Văn Hể đều bị bắt. Và cách ít ngày sau, Nghiêm Toản cũng bị bắt nốt.

 

Tiếp đến ngày mồng 7 tháng 9 năm 1930, Sở Mật Thám lại huy động một số đông đảo nhân viên đến vây suốt đêm, đợi trời sáng rơ mới ập vào khám nhà Hoàng Đ́nh Gị (Cơ quan bảo vệ tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng cải tổ) ở Thanh Giám, Hà Nội.

 

Hai nhân viên Sở Mật Thám bị thương bằng súng lục. Hoàng Đ́nh Gị, Hoàng Đ́nh Vỹ cùng 3 đồng chí t́m cách trốn chạy, bắn không ngừng lại những người rượt bắt. Cuối cùng cả 5 người trốn chạy đều bị bắt: Hoàng Đ́nh Gị, Hoàng Đ́nh Vỹ, Đỗ Thị Tâm, Nguyễn Thị Vân và Trần Xuân Độ. Và sau đó ít ngày, Hoàng Đ́nh Gị, Hoàng Đ́nh Vỹ v́ bị thương nặng nên đă từ trần.

 

Đỗ Thị Tâm bị đưa lên thẩm vấn đầu tiên. Pujol ra lệnh lột trần, tra tấn bằng điện, nước và gân ḅ cực kỳ dă man. Chị Tâm nhất định không chịu cung khai một lời, c̣n lăng mạ! Pujol ra lệnh tạm giam vào sà-lim số 21. Trước khi đưa vào sà-lim, một tên thám tử người Pháp to lớn, c̣n lấy hai tay nâng bồng chị Tâm ở giữa sân trong Sở Mật Thám, quay nhiều ṿng tṛn tít như chong chóng.

 

Chân bị cùm, tay bị xích ở sà-lim, Đỗ Thị Tâm (16) lấy mảnh yếm lụa nhét vào trong cuống họng kết liễu đời ḿnh ngay đêm hôm ấy (mồng 7.9.1930).

 

Nguyễn Thị Vân khai gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng là để tranh đấu quyền độc lập cho Tổ Quốc. Trước ngày Đảng khởi nghĩa, Thị Vân được trao phó công tác may cờ cùng quân phục cho Cách Mạng Quân, nay th́ học bắn súng chế bom để giết những kẻ nào phản đảng và những kẻ xâm lăng. Được gia nhập Đảng là do chị Đỗ Thị Tâm giới thiệu. Chi Bộ có 5 người, th́ 2 người bị bắn chết, c̣n lại 3 người bị bắt đây.

 

Ra trước Hội Đồng Đề H́nh, xét v́ chưa đến tuổi thành niên, Nguyễn Thị Vân bị xử giam vào Nhà Trừng Giới 10 năm.

 

Đến Trần Xuân Độ (17) nguyên là đoàn viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc Chi Đoàn Hải Pḥng. Sang lao động tại Ai Lao đă hơn một năm. Khi được tin Đảng sắp khởi nghĩa, anh t́m đường xuyên sơn trở về nước, được xung công tác tại cơ quan mật vụ này.

 

Trần Xuân Độ được đưa ra xét xử trước Hội Đồng Đề H́nh, bị kết án lưu đày ra Côn Đảo.

 

Chú Thích:

 

1.- Theo tài liệu của tạp chí ‘’Phụ Nữ Tân Văn’’ Sài G̣n.

 

2.- Mỗi khi bắt được một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, Vi Văn Định liền ra lệnh đốt nhà, rồi bắt người về tra tấn rất dă man.

 

3.- Xem bài văn tế của Cụ Phan Sào Nam ở Thiên Phụ.

 

4.- Dịch ra Việt ngữ như sau:

 

‘’Bọn giặc giết ông Huyện Vĩnh Bảo rồi trốn về làng Cổ Am, th́ ngày hôm qua bản chức đă phái phi cơ liệng bom xuống làng Cổ Am. Vậy bản chức thông tư cho các ngài biết. Các ngài phải thông báo việc ấy cho sâu rộng, để cho các dân xă hay. Nếu làng nào c̣n chứa chấp bọn khởi nghĩa, th́ cũng sẽ bị ném bom xuống ngay như làng Cổ Am, chứ không tha thứ. (Theo tài liệu trong cuốn ‘’Việt Nam Bi Thảm’’ của Louis Roubaud, trang 143-144).

 

5.- Trần Quang Diệu sinh năm 1888 là con cụ Tú Tài Trần Văn Dư ở làng Cổ Am, Tổng Đông An, Huyện Vĩnh Bảo, Tỉnh Hải Dương.

 

Trần Quang Diệu dáng người tầm thước, da trắng mắt sáng, tính t́nh ḥa nhă, hào hiệp, nhưng rất cương quyết. Hán văn thi đậu Khóa sinh, Pháp văn đậu Tiểu Học Pháp-Việt. Sau khi thi đậu Thừa Phái, nhưng không chịu đi nhậm chức, làm nghề dạy học tư trong vùng.

 

Trần Quang Diệu c̣n có một người em trai là Trần Văn Quanh, Giáo Học, cũng là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị Hội Đồng Đề H́nh kết án khổ sai chung thân đày ra Côn Đảo.

 

6.- Cổ Am là một xă chia làm nhiều thôn. Cụ Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh quán ở Thôn Trạng Am.

 

Cách đây 4 thế kỷ, Cụ Trạng đă làm bài thơ (Sấm) xin chép nguyên văn dưới đây, mà người đời sau cho là ứng vào việc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930 ở Kiến An, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Yên Bái, và chỉ vào việc Hoàng Gia Mô, Tri Huyện Vĩnh Bảo bị Cách Mạng Quân giết chết.

 

‘’Ḱa ḱa gió thổi là rung cây,

Rung Bắc rung Nam rung tới Tây,

Tan tác Kiến kiều an đất nước,

Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

Lâm giang nổi sóng mù theo cát,

Hưng địa tràn dâng hóa nước dầy.

Một ngựa một yên ai sùng bái,

Nhắn con nhà Vĩnh Bảo cho hay.’’

 

7.- Đoàn Kiểm Điểm là con một viên thừa phái, nguyên quán tại Tỉnh Lạng Sơn. Tính cương trực, thông Hán văn và Pháp văn. Lạng Sơn, nơi tiếp giáp lănh thổ Trung Quốc, Đoàn Kiểm Điểm xuất ngoại tương đối một cách dễ dàng. Năm 1930, sau khi trở về nước được ít lâu bị thực dân bắt đầy ra Côn Đảo. Cuối tháng 9 năm 1940, Đoàn Kiểm Điểm tham gia phong trào ‘’Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội’’ đánh chiếm Thành Lạng Sơn, bị Pháp bắt giết cùng với lănh tụ Trần Trung Lập.

 

8.- Bức thư trên được dịch ra Việt ngữ như sau:

 

‘’Thưa các ông Nghị,

 

Theo công bằng, quyền của mọi công dân là muốn giải phóng dân tộc. Theo nhân bản luận, bổn phận mọi cá nhân là cứu trợ đồng bào cực khổ. Tôi đă trông thấy ǵ ? Đă 60 năm, Tổ Quốc tôi bị đặt vào ṿng nô lệ các ông, gịng giống tôi bị đe dọa bởi cuộc sinh tồn. Tôi có quyền, vậy thế, và bổn phận bảo vệ xứ sở và đồng bào tôi.

 

Trước hết, ư nghĩa của tôi là muốn đi tới mục đích hợp tác với các ông, những thế cờ ấy nhắc lại, dẫu cho tôi đến sự thừa biết rằng những người Pháp không muốn thành thật trong công cuộc hợp tác ấy, và như thế tôi không thể phục vụ đồng bào tôi dài lâu, nếu các ông vẫn làm chủ trên xứ sở này. Nên năm 1927, tôi lập một đảng phái quốc gia An Nam và hành động trải rộng về:

 

1.- Đuổi Pháp ra khỏi lănh thổ.

 

2.- Thành lập một chính phủ Cộng Ḥa An Nam trên căn bản thành thật dân chủ.

 

Tôi sẽ chịu hết trách nhiệm về cá nhân tôi qua các biến động chính trị đột biến trên xứ sở này, từ ngày tôi thành lập Đảng. Chỉ có tôi là chính tôi là thủ phạm, sự hành h́nh riêng tôi là đủ, tôi xin ân xá cho những người khác.

 

Điều nói này đây, tôi nói với các ông rằng, những người Pháp muốn chiếm Đông Dương yên ổn, th́ từ đây trở đi, không muốn bị một phong trào cách mạng nào quấy rối các ông phải:

 

- Bỏ tất cả phương pháp dă man vô nhân đạo.

 

- Cư xử với người An Nam như bạn, chứ không phải là chủ ác độc.

 

- Cố gắng giảm bớt sự đau khổ tinh thần cũng như vật chất, xây dựng cho người An Nam quyền sơ đẳng cá nhân.

 

- Không thể làm ngơ trước sự hối lộ của viên chức và tính xấu của họ.

 

- Cho dân tộc ấy học hỏi phát triển thương măi và kỹ nghệ bản xứ.

 

Xin các ông Nghị nhận nơi đây, sự biểu tỏ những t́nh cảm kính mến của tôi.

 

Địch thủ của các ông,

 

Nhà cách mạng Thái học’’

 

9.- Mục này, tác giả trích dịch theo tài liệu của Louis Marty, Giám Đốc Mật Thám Đông Dương trong cuốn ‘’Contribution à l’histoire des mouvements politiques de l’Indochine Française.’’

 

10.- Sau khi Pháp tái chiếm Lạng Sơn, Pháp đă lấy tên Hà Văn Kư đặt cho một tên phố ở Thành Hà Nội.

 

11.- Theo lời tường thuật của ông Nguyễn Văn Phi, chiến sĩ Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội.

 

12.- Căn cứ vào hồ sơ của Kư Con tại Sở Mật Thám th́ họ, tên anh là Đoàn Trần Nghiệp, sinh năm 1908 tại Phố Hàng Sơn (Rue de la Laque). Hà Nội, là con ông Đoàn Văn Ba và bà Đinh Thị Thuận, nguyên quán tại làng Khúc Thủy, Huyện Thanh Tŕ, Tỉnh Hà Đông. Thân phụ anh hành nghề kim hoàn tại số 36 Phố Hàng Bạc, Hà Nội.

 

Tại làng Khúc Thủy, chúng tôi không thấy có họ Đoàn, mà chỉ thấy có hai họ Đào, 2 họ Đặng, 1 họ Trần và 1 họ Nguyễn. Nên chúng tôi kết luận là Kư Con họ Đào.

 

Đến năm 1967, chúng tôi mới có dịp gặp lại Giáo Sư Nguyễn Văn Mùi, và có đề tặng Giáo Sư cuốn ‘’Lịch Sử Việt Nam Quốc Dân Đảng’’. Sau khi đọc hết, Giáo Sư Nguyễn Văn Mùi cho biết: ‘’Trần Nghiệp không phải là họ Đoàn, mà cũng không phải là họ Đào! Nguyên vào năm 1949, khi ấy Giáo Sư Mùi làm Hội Viên Thành Phố Hà Nội, chính thân phụ Trần Nghiệp thân đến nhà Giáo Sư Mùi hai lần yêu cầu Giáo Sư đề nghị với Hội Đồng Thành Phố cho sửa lại Biểu Phố ở Khu Nhà Diêm là Đặng Trần Nghiệp cho đúng, chứ không phải là Đoàn Trần Nghiệp. Giáo Sư Mùi trả lời là không có quyền sửa lại lịch sử’’.

 

Theo ư tác giả, có lẽ Kư Con đă đánh lạc hướng cho chính quyền thực dân khỏi làm phiền lụy đến những người trong họ hàng, đến những người thân yêu anh chăng ? Vậy tác giả xin đính chính là Đặng Trần Nghiệp tức là Kư Con cho đúng.

 

Kư Con dáng người nhỏ bé, nước da trắng mịn, khuôn mặt trái soan, cặp mắt sáng nhưng có vẻ mơ màng, đôi môi đỏ thắm như son, miệng lúc nào trông cũng như mỉm cười, nhưng điềm đạm ít nói.

 

V́ nhà nghèo, Kư Con phải thôi học sớm. Năm 18 tuổi phải vào làm nghề bán hàng cho hăng Gô Đa, Hà Nội. Đầu năm 1928, Kư Con được giới thiệu vào Việt Nam Quốc Dân Đảng lấy bí danh là Doăn.

 

Đến khi Khách Sạn Việt Nam được thành lập, anh Doăn được cử vào trông coi việc mua bán và xuất nhập kho. V́ anh Doăn là người nhỏ tuổi hơn hết, nên các nhân viên trong khách sạn gọi đùa anh Doăn là ‘’Kư Con’’. Cái tên Kư Con xuất hiện từ đó.

 

Đến tháng 2 năm 1929, Khách Sạn Việt Nam bị thực dân khám xét và ra lệnh đóng cửa, vai tṛ của Kư Con khi ấy không mấy quan trọng, nên Hội Đồng Đề H́nh không mấy lưu ư, nên được trả tự do. Kư Con bắt đầu hoạt động sát cánh Nguyễn Thái Học. Xét thấy Kư Con là người gan dạ và lại kín đáo, Nguyễn Thái Học đă cử vào Ban Ám Sát, Kư Con lấy bí danh là ‘’Sĩ Hiệp’’. Từ đấy Kư Con mới có cơ hội được thi thố hết tài năng của ḿnh để phụng sự Đảng.

 

13.- Số tiền 11.000 đồng theo lời khai của Lê Hữu Cảnh, trích 5.000 đồng phái một cán bộ phụ nữ đưa sang cho Nguyễn Thế Nghiệp ở Vân Nam, số tiền c̣n lại dùng để xây cất tại Hải Pḥng và Hà Nội nhà thương vụ, hầu có lợi phải bổ xung quỹ của Đảng.

 

14.- Pujol là Commissaire de la police spéciale.

 

15.- Lê Hữu Cảnh sinh năm 1895 tại xă Thịnh Quang, Tổng An Hạ, Huyện Hoàn Long, Tỉnh Hà Đông, trong một gia đ́nh Công Giáo rất ngoan đạo. Được theo học tại Trường Thầy Ḍng Hà Nội. Là Phó Quản lính mộ đi Pháp. Khi trở về nước, anh làm việc tại công xưởng Hỏa Xa. Song thân anh làm nghề thương măi về đồ gốm tại số nhà 51 Phố Hàng Mắm, Hà Nội. Lê Hữu Cảnh rất thông minh và gan dạ vô cùng.

 

16.- Đỗ Thị Tâm chính tên là Phạm Thị Hào là con gái ông Ba Đỗ và là cháu cụ Cử Chí. Quán làng Thịnh Hào, Huyện Hoàn Long, Tỉnh Hà Đông.

 

Phạm Thị Hào là ư trung nhân, là đồng chí với Hoàng Đ́nh Gị, chết bởi nhiều vết thương trong lúc bảo vệ tự do chống lại bọn thám tử, mà anh đă gây nhiều thương tích bằng những phát súng lục. Theo gương Nguyễn Thị Giang ngay đêm bị bắt, Phạm Thị Hào đă tự tử theo ư trung nhân.

 

17.- Độ là bí danh khi anh gia nhập Đảng hồi tháng 10.1928, tên thực của anh là Phạm Xuân Đại, nguyên làm thợ sắt tại hăng Cacric Hải Pḥng. Sau sang Ai Lao làm ở hăng nhánh Cacric.

 

Ngày 31.1.1930, chuyến máy bay thường lệ của Hàng Không Pháp đáp xuống Vạn Tượng, chở theo một số máy móc của hăng. Anh cùng một số thợ khác ra trường bay tháo gỡ đưa về sở. Những người ở Việt Nam sang kể chuyện với bà con của họ là Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp khởi nghĩa. Chính quyền Pháp đă bắt được nhiều súng đạn cùng tài liệu về chủ trương đó. Sớm chiều cách mạng sẽ bùng nổ, t́nh h́nh rối ren lắm.

 

Nghe được tin ấy anh mừng lắm, cơ hội phụng sự dân tộc một cách thiết thực đă đến. Anh chuẩn bị lương khô vượt biên giới, 15 ngày đêm anh lận đận trong rừng sâu mới về tới địa phận Tỉnh Ḥa B́nh. Bắt liên lạc được người quen, được biết cuộc khởi nghĩa của Đảng đă thất bại. Nhờ có phương tiện và giấy tờ hợp lệ về được Hà Nội là do một lăo đồng chí là ông Quách Vỵ Tuần Phủ Tỉnh Ḥa B́nh thời ấy cấp cho.

 

Về Hà Nội, anh xin gia nhập Ám Sát Đoàn, phụ trách cơ quan Hậu Giám. Khi bị bắt về Sở Mật Thám, chúng hỏi tên tuổi và căn cước, anh đều khai là không có, nhưng anh nhận là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Chúng hành hạ, đánh đập anh hết ngày này qua ngày khác, lâu rồi chúng đâm ngán. Tập hồ sơ của anh không có tên. Măi sau, nhân khi anh đi tắm, khi trở về pḥng giam, vô t́nh đánh rớt cục xà bông, một người chắc là đồng chí của anh, từ trong lỗ cửa sà-lim trông thấy, vô t́nh kêu:

 

- Ḱa anh Độ! Anh đánh rớt cục xà bông kia ḱa!

 

Do đó, có kẻ nghe thấy, liền lên báo cho mật thám biết để tâng công. Từ đấy trong tập hồ sơ của anh, mật thám mới ghi tên là ‘’Độ’’.

 

Anh em những người cùng bị giam chung với anh, đều mệnh danh anh là ‘’Gan Ĺ Tướng Quân’’.

 

—>CHƯƠNG IX

CHƯƠNG IX:

NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ

 

NGÔ HẢI HOẰNG CÙNG BA ĐỔNG CHÍ LÊN MÁY CHÉM THỰC DÂN

 

15maychemMáy chém chặt đầu các Anh Hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng

 

Để kịp làm êm dịu t́nh h́nh và đẹp ḷng giới tư bản cùng hàng ngũ binh sĩ thực dân. Ngày 27 tháng 2 năm 1930, Hội Đồng Đề H́nh họp phiên xử công khai lần đầu tiên tại trại binh Tỉnh Yên Bái do Poulet Osier ngồi ghế chánh án, xử các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa Yên Bái ngày mồng 10 vừa qua. Có 15 bị cáo. Người bị gọi ra thẩm vấn đầu tiên là Ngô Hải Hoằng.

 

- Sao anh lại đánh Yên Bái ? Poulet Osier hỏi.

 

- Không phải tôi đánh mà là Trung Ương Đảng Bộ hạ lệnh cho tôi đánh! Các ông c̣n lạ ǵ kỷ luật của Đảng tôi! Nếu không phục ṭng mệnh lệnh, tất nhiên Đảng xử tử. Đánh với các ông nếu có thua đi nữa, cũng đến xử tử là cùng!

 

- Anh thật là người vô ơn, Quan Ba Jourdain là vị quan thầy hết sức tử tế với anh, vậy mà đêm ấy anh đă bắn chết ông ta đầu tiên.

 

- Đại Úy Jourdain là người tử tế với tôi thật, nhưng đó là t́nh riêng. C̣n tôi giết ông ta là bổn phận đối với Đảng tôi. Người Việt Nam chúng tôi bao giờ cũng đặt nghĩa công lên trên t́nh riêng.

 

- Anh thật là hạng người tàn ác. Một ḿnh anh đêm ấy đă giết chết 6 người Pháp.

 

- Tôi làm ǵ giết được nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Thế nhưng Đảng chúng tôi chỉ là một người! Anh em tôi giết tôi xin vui ḷng chịu hoàn toàn trách nhiệm.

 

Hội Đồng Đề H́nh tuyên án:

 

    1 người bị khổ sai chung thân.

    1 người bị 20 năm khổ sai

    13 người bị tử h́nh.

 

Bản án gửi qua Pháp, Tổng Thống Doumergue giảm 9 án tử h́nh xuống khổ sai chung thân. C̣n lại 4 chiến sĩ.

 

    Đặng Văn Lương, nông dân, quán làng Xuân Lũng, Phủ Lâm Thao, thuộc Tỉnh Phú Thọ.

    Đặng Văn Tiệp, nông dân, quán làng Xuân Lũng, Phủ Lâm Theo, thuộc Tỉnh Phú Thọ.

    Nguyễn Thanh Thuyết, hạ sĩ quan thuộc Binh Đoàn Yên Bái.

    Ngô Hải Hoằng, hạ sĩ quan thuộc Binh Đoàn Yên Bái.

 

Đă lần lượt lên máy chém thực dân tại Yên Bái vào sớm ngày thứ Năm, mồng 8 tháng 3 năm 1930 (tức ngày mồng 9 tháng 2 năm Canh Ngọ).

 

NGUYỄN THÁI HỌC CÙNG 12 ĐỒNG CHÍ THỨ TỰ BƯỚC LÊN MÁY CHÉM

 

Sáng ngày 23 tháng 3, hai đội lính Khố Xanh vơ trang dưới quyền chỉ huy của Giám Binh Cases, phụ tá có rất đông thám tử do thanh tra mật thám là Reiner phụ trách áp giải 83 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng từ ngục thất Tỉnh Yên Bái ra trước Hội Đồng Đề H́nh, nhóm phiên xử công khai tại trại binh Tỉnh Yên Bái. Poulet Osier ngồi ghế chánh án. Bởi pḥng xử quá hẹp nên chỉ có mấy chục người vừa Pháp vừa Việt là những người có thần thế mới được vào xem xử mà thôi.

 

Để chứng tỏ công bằng chỉ huy, chính quyền thực dân cử hai luật sư là Mandrette, Bona, Msyet và Demistre ra biện hộ cho các bị cáo.

 

Bắt đầu buổi họp, Hội Đồng Đề H́nh tuyên bố tha bổng cho các bị cáo: Vũ Hữu Hóa, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Văn Ninh, Lê Văn Châu, c̣n lại 83 bị cáo chia ra như sau:

 

- 1 phụ nữ (Nguyễn Thị Bắc)

 

- 37 thường dân

 

- 45 binh sĩ

 

Người bị gọi ra thẩm vấn đầu tiên là Nguyễn Thái Học. Với thái độ chững chạc, b́nh tĩnh, Nguyễn Thái Học nhận hết trách nhiệm, và toan phân trần về lư do chính trị của cuộc khởi nghĩa, liền bị Chủ Tịch Hội Đồng chặn lại không cho nói. Nguyễn Thái Học nói to:

 

- Nếu vậy th́ cái ṭa án này là nơi đem cường quyền mà đàn áp công lư, ta c̣n nói nữa mà làm chi! Và ta cũng không cần ai biện hộ cả!

 

Đến Phó Đức Chính, Chính tỏ thái độ cương quyết, tự nhận là Ủy Viên Tuyên Truyền cổ động ở các Tỉnh, thảo truyền đơn gởi cho các binh sĩ khuyên họ làm cách mạng, thảo chương tŕnh kế hoạch Tổng Khởi Nghĩa…

 

Nguyễn Thị Bắc phản đối kịch liệt, đ̣i thả cô ra ngay và hô to: ‘’Các người về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d’Arc đi thôi.’’

 

Các chiến sĩ khác đều dũng cảm công nhận là có gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng với mục đích là đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam giành lại quyền độc lập cho Tổ Quốc.

 

Sau rốt đến lượt các luật sư biện hộ với một luận điệu xin Hội Đồng xét xử cho công bằng. Chỉ nên làm tội những người chủ mưu xướng xuất mà thôi, và nên dung thứ cho những người a ṭng.

 

Đến hồi 10 giờ sáng ngày hôm sau, Hội Đồng Đề H́nh tuyên án:

 

    39 người bị án tử h́nh.

    30 người bị án khổ sai chung thân.

    9 người bị án 20 năm khổ sai

    5 người bị án tội đày trong số có cô Nguyễn Thị Bắc 5 năm tù ở.

 

Để mong gỡ án nhẹ phần nào cho các đồng chí, Nguyễn Thái Học đă kư chống bản án lên Hội Đồng Bảo Hộ để cho các đồng chí noi theo. Duy Phó Đức Chính không kư chống án. Poulet Osier hỏi tại sao ? Họ Phó đáp:

 

- Đại sự đă không thành! Chết là vinh! C̣n chống án làm chi vô ích!

 

Sau khi Hội Đồng Đề H́nh xử xong, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông bị đưa về giam tại ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội.

 

Nhận thấy Hội Đồng Đề H́nh kết án tử h́nh tuy khá nhiều, nhưng trước khi thi hành bản án, c̣n phải gửi qua Ba Lê để Tổng Thống quyết định. Sự quyết định ấy là ân giảm, làm cho giới thực dân ở Việt Nam không hài ḷng. Các báo Pháp ở Đông Dương đều la lớn: ‘’Phải già tay như vậy mới được. Chém cổ chúng nó ngay đi! C̣n chờ đợi ǵ nữa!’’ Có báo lại viết: ‘’Có lẽ là bên Ba Lê cứu tội chết cho mấy chục cái đầu ấy chăng!’’

 

Các Đại Biểu Pháp (les Élus) ngoài Bắc cũng như trong Nam họp nhau lại gửi điện tín về Ba Lê, yêu cầu chính phủ cho phép Toàn Quyền Đông Dương được rộng quyền xử tử những việc rối ren trong xứ, nghĩa là Toàn Quyền Đông Dương được y án chém, khỏi phải gửi hồ sơ qua Pháp nữa.

 

Ngày 31 tháng 3 năm 1930, tin từ Ba Lê gửi qua: ‘’Thuộc Địa Thượng Thư trả lời rằng: Luật lệ nhà nước đă định như vậy, chỉ có Tổng Thống mới có quyền ân xá cho phạm nhân, chớ không có thể làm trái luật nước đi mà để cho chính phủ Đông Dương có quyền ấy được.’’ (1)

 

Ngày tháng trôi qua, đến đầu tháng 6, một công điện từ Ba Lê đánh sang Hà Nội, báo tin Tổng Thống Doumerque đổi 26 án tử h́nh ra án khổ sai chung thân (2), c̣n lại 13 người bị y án. Nhưng tin ấy chính quyền thực dân hết sứt giữ bí mật.

 

Măi đến chiều ngày 16 tháng 6, một đội lính Lê Dương cùng một số nhà hữu trách tiến vào dăy sà-lim án tử h́nh, kêu tên Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông xích tay 2 người làm một đưa ra đi.

 

Từ trong sà-lim án chém bước ra các trại giam, Nguyễn Thái Học hô to:

 

‘’Chúng tôi đă trả nợ nước đây. Các anh em c̣n sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ Quốc c̣n cần đến sự hy sinh của con dân nhiều hơn nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công! Thôi kính chào các anh em ở lại…’’

 

‘’Tiếng chào anh em ở lại’’ ḥa với tiếng la ó cảm động của phạm nhân trong khắp các trại giam, trở nên vang động khắp khu Hỏa Ḷ.

 

Để giữ kín đến phút cuối cùng, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông được đưa đi trong một buổi hoàng hôn ảm đạm từ Hà Nội đi Yên Bái bằng một chuyến xe lửa riêng.

 

Một đoàn xe hơi thuộc loại fourgonnette đen, bọc lưới sắt, từ trong cổng ngục thất Hỏa Ḷ tiến ra, ngoài số 13 chiến sĩ, số lính vơ trang súng ống rất đông cùng ngồi trên xe canh chừng rất nghiêm ngặt. Đoàn xe lướt nhanh qua đường Jean Soler, rẽ ra đại lộ Carreau, chạy thẳng ra đường Hàng Lọng, rồi rẽ tay trái thẳng tới Ga Hàng Cỏ. Hai bên dọc đường đều có rất đông lính canh gác rất cẩn mật.

 

Khi đoàn xe vừa vượt qua đường Jean Soler, th́ có một số khoảng hơn 20 người, trước đó đứng tản mác mỗi người một nơi trước khu vườn trồng rau bên cạnh Sở Căn Cước cũ, vội sô cả ra lề đường, th́ trên xe phát ra những tiếng hô to: ‘’Việt Nam Muôn Năm’’, ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm’’ vang động rền trời! Đồng thời một mảnh giấy cũng được vứt từ trên xe thứ Ba xuống mặt đường.

 

Một số người đứng trên lề đường cũng vừa hô to những khẩu hiệu như trên, rồi ùa nhau ra đường để nhặt mảnh giấy ấy. Nhưng đồng thời chiếc xe hơi đó cũng ngừng ngay lại, một số lính đứng trên xe vội nhảy xuống đường giành giựt để nhặt mảnh giấy ấy. Số lính đứng gác hai bên lề đường cũng úa nhau đuổi theo bắt đánh những người đă nhặt được mảnh giấy ấy. Kết quả bọn lính trên xe hơi đă cướp lại được, rồi mới nhảy lên xe, rồ máy chạy nhanh. Người ta c̣n vẳng nghe tiếng kêu của những phạm nhân ở trên xe hơi, có lẽ anh em đă bị lính đánh đập tàn nhẫn.

 

Trong chuyến xe lửa riêng này có mấy viên thanh tra mật thám Pháp và một số mặt thám ta, viên giám binh người Pháp và một đội lính Khố Xanh đi kèm. Ngoài ra c̣n có hai ông Cố đạo Méchet và Dronet. Trong chặng đường trường dài 4 tiếng đồng hồ, tất cả đều chuyện tṛ vui vẻ Phó Đức Chính nói:

 

- Chúng ta đến Ga Yên Bái, chắc chắn sẽ được các đồng chí Lương, Tiệp, Thuyết, Hoằng ra đón rước nồng nàn.

 

Nguyễn Thái Học đấu khẩu với Cố Dronet:

 

- Chúng tôi chỉ là những kẻ chiến bại, chứ đâu phải là kẻ có tội. Chúng tôi có phạm tội ǵ đâu mà phải ăn năn thú tội! Rồi nhà cách mạng họ Nguyễn ngâm mấy câu thơ Pháp:

 

Mourir pour sa patrie (3)

C’est le sort le plus beau.

Le plus digne d’envie…

 

Cái máy chém cũng được đưa lên một cách lén lút như vậy. Trong Thành Phố Yên Bái không ai ngờ có chuyện đó!

 

Pháp trường là một khu đất trống, giống như một băi đá banh, xung quanh có mấy dăy nhà gạch một tầng mới cất, đó là trại binh Khố Xanh và nhà tiếp đón khách văng lai của chính quyền.

 

Bên cạnh máy chém, thực dân cho để 15 chiếc ḥm gỗ (quan tài).

 

Họ phải đề pḥng như vậy, 18 phút cuối cùng e có sự thay đổi bất thần chăng ? Xung quanh pháp trường có 400 lính được phái đến vây kín khiến việc mang bom của cô Giang dự định đến phá pháp trường không hoạt động ǵ được. Công chúng người dân Việt ta không lấy ǵ đông đảo, và hoàn toàn im lặng đau xót!

 

Năm giờ kém 5 phút, toán người đầu tiên từ nhà giam tiến đến pháp trường, 4 bộ binh mang súng có lưỡi lê, 2 bộ binh tay không để đề pḥng sự té xỉu của phạm nhân trong quăng đường ngắn đó, nhưng không có một phạm nhân nào té xỉu, dẫn đầu là viên Công Sứ De Bottini.

 

Cả bọn tiến đến gần máy chém, đao phù thủ là Cai Công (4) dắt Bùi Tử Toàn 37 tuổi, nông dân, sinh quán tại làng Xuân Lũng, Phủ Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, đẩy vào tấm ván vừa bằng một người bắc nổi vào lỗ máy chém. Bùi Tử Toàn mới hô được tiếng ‘’Việt Nam’’, liền bị lính Lê Dương bịt miệng lại, rồi đao phủ thủ liên giật lưỡi dao phập xuống.

 

Người thứ hai tiến lên máy chém là:Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, thuộc Binh Đoàn Yên Bái, Bùi Văn Chuẩn mới hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’, th́ cũng bị lính Lê Dương bịt miệng lại và Cai Công cũng giật lưỡi dao ngay.

 

Người thứ 3 là: Nguyễn An, 31 tuổi, thuộc Binh Đoàn Yên Bái, Nguyễn An cũng hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’, rồi bị chém.

 

Người thứ 4 là: Hà Văn Lạo, 25 tuổi, thợ hồ, cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’, rồi bị chém.

 

Người thứ 5 là: Đào Văn Nhít thuộc Binh Đoàn Yên Bái. Đào Văn Nhít mới hô được tiếng ‘’Việt…’’.

 

Người thứ 6 là: Ngô Văn Du (5) thuộc Binh Đoàn Yên Bái.

 

Người thứ 7 là: Nguyễn Đức Thịnh, thuộc Binh Đoàn Yên Bái. Nguyễn Đức Thịnh cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’.

 

Người thứ 8 là: Nguyễn Văn Tiềm thuộc Binh Đoàn Yên Bái. Nguyễn Văn Tiềm cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt…’’.

 

Người thứ 9 là: Đỗ Văn Sứ thuộc Binh Đoàn Yên Bái, cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’.

 

Người thứ 10 là: Bùi Văn Cửu thuộc Binh Đoàn Yên Bái, cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt…’’

 

Người thứ 11 là: Nguyễn Như Liên tức Ngọc Tỉnh, 20 tuổi, học sinh, quán láng Cao Mại, Phủ Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, cũng chỉ hô to được tiếng ‘’Việt Nam’’.

 

Đến người thứ 12 là: Phó Đức Chính, nhà cách mạng họ Phó đ̣i thực dân cho được nằm ngửa để xem lưỡi dao rới xuống như thế nào ?

 

Tiếp đến: Nguyễn Thái Học, được thực dân dẫn từ nhà giam ra lần cuối cùng, lần thứ 13. Người anh hùng dân tộc ấy với bộ râu quai nón, mỉm cười, đưa cặp mắt sáng quắc nh́n bốn phía, nghiêng ḿnh chào đồng bào một lần cuối cùng, hô to: ‘’Việt Nam Muôn…’’ th́ Công Sứ De Bottini liền vẫy tay lần thứ 13, đầu Nguyễn Thái Học rơi. (6)

 

Lúc đó vào hồi đúng 5 giờ 35 phút sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930, tức ngày 21 tháng 5 Canh Ngọ. (7)

 

Để đề pḥng và trả thù xác chết, sau khi hành quyết xong, chính quyền thực dân cho đưa thi hài 13 vị Liệt Sĩ lên chôn chung vào một huyệt ở dưới chân đồi Cao, bên cạnh đồi là đền thờ Trấn Quán, cách Ga xe lửa Yên Bái độ một cây số. Phái lính đến canh gác suốt ngày đêm, cho măi đến cuối năm 1930 mới băi lệnh. (8)

 

16cacvilanhdaokhoinghiayenbayH́nh ảnh các vị lănh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái 10.2.1930

 

Sau này, Việt Nam Quốc Dân Đảng chiếm đóng Tỉnh Yên Bái vào cuối tháng 10 năm 1945, Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă tu bổ lại phần mộ 17 vị Liệt Sĩ Yên Bái và dựng Đài Kỷ Niệm.

 

17thucap13lietsiVNQDDThủ cấp 13 Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng

 

NGUYỄN VĂN TOẠI CÙNG BỐN ĐỒNG CHÍ LÊN MÁY CHÉM

 

Ngày 26 tháng 5 năm 1930, Hội Đồng Đề H́nh họp phiên xử công khai tại một nhà kho rộng, bên cạnh Ṭa Sứ Tỉnh Phú Thọ, Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh Poulet Osier, thanh tra chính trị, bận lễ phục trắng, ngồi ghế chánh án. Lính Sen-đầm và lính Lê Dương đứng xung quanh tường súng cắm lưỡi lê, làm thành một hàng rào.

 

Có hai luật sư biện hộ cho 85 bị cáo, trong số đó có một phụ nữ là chị Nguyễn Thị Lùn (9)

 

Nguyễn Văn Toại tức Đồ Thúy mặc áo dài thâm quần trắng, trên mép để ria, ông tỏ ra nóng nảy. Ṭa hỏi chưa hết câu, ông đă nói:

 

- Tôi nhận hết

 

- Tại sao ṭa chưa hỏi mà anh lại trả lời ?

 

- Ṭa muốn buộc tội ǵ, tôi cũng chịu hết

 

Một bị cáo khác được gọi ra, ṭa hỏi:

 

- Anh có phải là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng không ?

 

- Tôi chỉ là một người Việt Nam. Tôi thương xót đồng bào tôi bị cực khổ quá cho nên tôi tham dự vào công cuộc tấn công đồn binh Pháp ở Hưng Hóa.

 

Lại một người khác khai:

 

- Tôi không được tham dự vào cuộc tấn công đó, v́ tôi đau mắt nặng. Nếu tôi không bị đau mắt nặng, th́ tôi nhất định làm như mọi người khác.

 

Đến lượt một bị cáo mới 15 tuổi được gọi ra khai:

 

- Tôi giúp anh tôi làm một điều công lư. Nói vừa hết câu, th́ bị Pouler Osier đuổi về ngồi chỗ cũ.

 

Rồi đến một người nông dân chừng 40 tuổi, anh khai:

 

- Tôi chẳng có chân trong một hội kín, hội hở nào cả! Tôi chỉ là người Việt Nam! Tôi có bổn phận phải đánh đuổi người Pháp ra khỏi lănh thổ nước tôi, để khôi phục lại nền độc lập cho Tổ Quốc tôi. (10)

 

Nguyễn Thị Lùn khẳng khái nhận hết tội mà Hội Đồng Đề H́nh buộc là tuyên truyền, liên lạc và chuyển vận vũ khí v.v…

 

Trần Văn Hợp đứng lên căi rất hùng hồn, nhưng Poulet Osier đuổi về không cho phép anh được nói tiếp.

 

85 bị cáo, mà ṭa chỉ xử trong có ba phiên chớp nhoáng, rồi tuyên án.

 

    10 người bị tử h́nh.

    27 người bị khổ sai chung thân.

    4 người bị 20 năm khổ sai.

    1 người bị 5 năm khổ sai.

    3 người bị 20 năm cấm cố.

    2 người bị phạt giam trong nhà trừng giới.

    1 người được tha bổng.

 

Mười án tử h́nh là: Trần Văn Hợp, Bùi Văn Bồi, Lê Xuân Huy, Bùi Xuân Mai, Nguyễn Đắc Bằng, Nguyễn Văn Quế, Nguyễn Văn Toại, Phạm Nhận, Lê Đ́nh Cư, Vũ Văn Mô.

 

Bản án gửi qua Ba Lê, Tổng Thống Pháp giảm 5 án xuống khổ sai chung thân, và y án tử h́nh 5 Liệt Sĩ dưới đây:

 

    Nguyễn Văn Toại tức Đồ Thúy, 33 tuổi, nguyên quán Lâm Thao, Phú Thọ.

    Trần Văn Hợp nguyên quán tại Thanh Ba, Phú Thọ

    Phạm Nhận tức Đồ Điếc (?)

    Lê Xuân Huy, 31 tuổi, nông dân, quán Cổ Pháp, Bất Bạt, Sơn Tây.

    Bùi Xuân Mai nông dân, nguyên quán Cổ Pháp, Bất Bạt, Sơn Tây.

 

Năm vị anh hùng dân tộc ấy đă lên máy chém thực dân tại Tỉnh Phú Thọ vào sớm ngày 22 tháng 11 năm 1930, tức ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.

 

ĐẶNG TRẦN NGHIỆP TỨC KƯ CON CÙNG SÁU ĐỒNG CHÍ LÊN MÁY CHÉM

 

Ngày mồng 5 tháng 8 năm 1930, Hội Đồng Đề H́nh họp phiên công khai tại Pháp Đ́nh Hà Nội, để xét xử 148 bị cáo. Qua ngày mồng 9, tuyên án:

 

    12 người bị án tử h́nh.

    11 người bị án khổ sai chung thân.

    4 người bị án khổ sai 10 năm.

    2 người bị án cấm cố 10 năm.

    2 người bị án phát lưu 5 năm.

    3 người bị án 5 năm tù ở.

    114 người bị án phát lưu chung thân.

 

Bản án gửi qua Ba Lê, Nguyễn Bá Tâm (11), Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng được Tổng Thống Pháp giảm xuống án khổ sai chung thân, c̣n y 7 án tử h́nh, đă lên máy chém thực dân vào cuối năm 1930 tại trước cổng ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội là các Liệt Sĩ:

 

    Đặng Trần Nghiệp tức Kư Con

    Lương Ngọc Tồn tức Chánh Tồn

    Nguyễn Quang Triều

    Nguyễn Minh Luân

    Nguyễn Trọng Bằng

    Phạm Văn Khuê tức Cai Khuê (12)

 

TRẦN QUANG DIỆU CÙNG BA ĐỒNG CHÍ LÊN MÁY CHÉM

 

Sau khi thẩm vấn xong, ngày mồng 7 tháng 5.1930, Hội Đồng Đề H́nh nhóm phiên họp xử công khai tại Tỉnh lỵ Hải Dương. Có 193 bị cáo, gồm toàn thể đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

Trước vành móng ngựa, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo và Trần Nhật Đồng cực lực lên án thực dân đă tàn sát cả ông già, đàn bà cùng trẻ con, triệt hạ làng Cổ Am và các làng xóm khác. Viên Chánh Hội Đồng Đề H́nh phải ra lệnh cho lính bịt miệng lại và phải về chỗ ngồi.

 

Sau 7 ngày cứu xét, Hội Đồng Đề H́nh tuyên án:

 

    8 người được tha bổng.

    8 người bị tử h́nh.

    28 người bị khổ sai chung thân.

    87 người bị lưu đày không có kỳ hạn (trong số có chị Lê Thị Thành).

    20 người bị 20 năm khổ sai.

    7 người bị 15 năm khổ sai.

    1 người bị 5 năm tù treo.

    30 người bị 20 năm phát văng.

    3 người bị 15 năm phát văng.

    1 người bị cấm cố chung thân.

 

Bản án gửi qua Ba Lê, 2 người được giảm xuống khổ sai chung thân. C̣n lại 6 chiến sĩ bị y án tử h́nh là: Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo tức Lư Giáo, Trần Nhật Đồng tức Cai Đồng, Nguyễn Văn Phúc (cựu binh), Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Xuân Huân.

 

Đến sớn ngày 23 tháng 6 năm 1931 (tức ngày mồng 8 tháng 5 năm Tân Tỵ) 4 Liệt Sĩ:

 

    Trần Quang Diệu

    Vũ Văn Giáo

    Trần Nhật Đồng

    Nguyễn Văn Phúc

 

Bị hành h́nh tại Tỉnh lỵ Hải Dương. Tất cả 4 Liệt Sĩ, thực dân ra lệnh chôn chung vào một huyệt tại ngay phía sau Đề Lao Tỉnh lỵ Hải Dương gần xóm hàng Đồng.

 

LÊ HỮU CẢNH, NGUYỄN XUÂN HUÂN LÊN MÁY CHÉM

 

Bị kết án tử h́nh và y án, nhưng trú quán tại Thành Phố Hà Nội, nên sớm ngày 23 tháng 6 năm 1931, thực dân đă hành quyết Lê Hữu Cảnh và Nguyễn Xuân Huân tại trước cổng ngục thất Hỏa Ḷ Hà Nội.

 

HỘI ĐỒNG ĐỀ H̀NH TỈNH KIẾN AN

 

Sau phiên ṭa xử vụ khởi nghĩa Phụ Dục, Vĩnh Bảo ở Hải Dương. Hội Đồng Đề H́nh chuyển xuống Tỉnh Kiến An, họp phiên xử công khai vào ngày 30 và 31 tháng Giêng năm 1931 do Poulet Osier ngồi ghế chánh án. Tất cả có 190 bị cáo, can vào 13 vụ khác nhau trong số có 75 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị buộc tội là âm mưu đánh phá đồn binh Tỉnh Kiến An, số c̣n lại đều thuộc vào tổ chức Đông Dương cộng sản đảng can vào các vụ rải truyền đơn, biểu t́nh v.v…ở các khu hầm mỏ thuộc vùng duyên hải Bắc Việt.

 

Hội Đồng Đề H́nh tuyên bố tha bổng 5 người, c̣n lại 185 người đều bị kết án khổ sai có thời hạn (13)

 

Nguyễn Văn Lực được trắng án.

 

Chờ ngày phát lưu ra Côn Đảo, số phạm nhân 185 người đều được chuyển xuống tạm giam ở ngục thất Hải Pḥng. Trong khi ấy Nguyễn Thế Long đă cùng 8 phạm nhân khác tổ chức vượt ngục, nhưng duy có Nguyễn Thế Long là trốn thoát.

 

Bởi vụ vượt ngục ấy, Đốc Lư Hải Pḥng đă ra lệnh cùm các phạm nhân. Các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă cùng nhau tranh đấu phàn kháng kịch liệt với chính quyền thực dân, gây nên vụ xô xát đẫm máu. Để hiểu rơ vấn đề, xin độc giả đọc bàn Thông Cáo của Phủ Thống Sứ Bắc Việt, theo nguyên văn dưới đây:

 

‘’Nhân vụ Nguyễn Thế Long là người bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 20 năm khổ sai, đă tổ chức vượt ngục vào đêm 21 tháng 9 năm 1931, nên Quan Đốc Lư Hải Pḥng ra lệnh cho trù liệu các phương sách đề pḥng và bảo vệ những tù nhân tại khám.

 

Có 75 tù phạm Việt Nam Quốc Dân Đảng bị kết án nặng hiện đương bị giam tại khám Hải Pḥng sắp giải đi Côn Đảo, không bằng ḷng về các phương sách đó. Họ hăm dọa và toan đánh các viên chức coi ngục, bằng nhiều tấm ván và những đanh sắt tháo ở sàn ra. Các viên Sen-đầm đến dẹp họ cũng bị đối phó như thế. Các viên chức liền đem ṿi rồng tới xịt nước một hồi lâu, mà họ cũng vẫn không chịu phục ṭng. Quan Đốc Lư bèn cho kêu gọi binh lính gác xung quanh trại giam đến, nhưng cũng bị họ đánh. Sau khi đă ra lệnh cảnh cáo, và bắn ít phát súng chỉ thiên, binh lính liền xông vào ngục để khôi phục trật tự. Số tù phạm Việt Nam Quốc Dân Đảng có 4 người chết và 8 người bị thương. Bên lính cũng bị thương mất mấy người’’. (14)

 

T̉A ÁN ĐẠI H̀NH SÀI G̉N

 

Tháng 6 năm 1929, Sở Mật Thám Nam Việt đă huy động một số đông thám tử giăng lưới khám nhà và bắt hết nhân viên Ban Chấp Hành Chi Bộ đặc biệt Việt Nam Quốc Dân Đảng miền Nam đem giam giữ tại khám lớn Sài G̣n.

 

Sau một thời gian cứu xét khá lâu, măi đến ngày 15 tháng 7 năm 1930 mới đưa ra xử công khai trước Ṭa Án Đại H́nh Sài G̣n cùng với vụ án đường Barbier (tức đường Lư Trần Quán thuộc khu Tân Định hiện nay). Do Kỳ Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội Nam Kỳ tổ chức giết 2 đồng chí của họ là Lê Văn Phát và cô Nhựt, can tội phản đảng.

 

Sáng ngày 18 tháng 7, Ṭa tuyên án về vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại miền Nam như sau:

 

- 3 người bị kết án 5 năm tù cấm cố lưu đày ra Côn Đảo: Trần huy Liệu, Cao Hữu Tạo và Nguyễn Phương Thảo (15)

 

- 6 người bị kết án từ từ 2 đến 4 năm, giam tại ngục thất Tỉnh Hà Tiên Nguyễn Ḥa Hiệp, Nguyễn Hiền Lương, Phạm Hoài Xuân (16), Hà Thuận Hồng, Vơ Công Tồn tức Hội Đồng Tồn và Đỗ Xuân Viên.

 

Chú Thích:

 

1.- Theo tài liệu của Tuần Báo ‘’Phụ Nữ Tân Văn’’ Sài G̣n.

 

2.- 26 án tử h́nh được giảm xuống khổ sai chung thân là các chiến sĩ: Nguyễn Văn Thân tức Kư Thân, Vũ Tích, Lê Văn Tư, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Văn Ông, Bùi Văn Dụ, Bùi Văn Tuyết, Cao Văn Chính, Mai Viết Chinh, Hoàng Văn Vọng, Nguyễn Văn Khôi tức Thanh Giang, Hà Cập, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Đắc Bằng, Nguyễn Văn Chu, Nguyễn Như Thông, Vũ Xuân Kiểm, Trần Đức Tài, Hoàng Công Tiễn, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Đức Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Văn Liên.

 

3.- ‘’Chết v́ Tổ Quốc

Ḷng ta sung sướng!

Trí ta nhẹ nhàng…

 

4.- Dưới thời thực dân Pháp, người giật lưỡi dao chém mà thực dân gọi là phạm nhân, ấy là Cai Công, là một giám thị trong ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội, phụ tá Cai Công là Cai Long cũng là một giám thị cùng một ngục thất. Cứ chém xong một phạm nhân, Cai Công xách thủ cấp giơ lên cao để tŕnh bày, như vậy là đă hành h́nh xong một phạm nhân. Cai Công được thưởng một món tiền nhất định, nhưng quên không rơ là bao nhiêu ?

 

Những ngày bị giam ở ngục thất Hỏa Ḷ về vụ ám sát Bazin, chúng tôi thường gặp mặt Cai Công, người thấp và mập, nhưng có một điều lạ, là mặt y lúc nào cũng đỏ rực, giống hệt như một con quỷ khát máu hiện h́nh.

 

Cứ mỗi năm vào ngày rằm tháng 7, ngày ‘’xá tội vong linh’’, y đều sắm lễ vật cúng những linh hồn mà y đă chém, nhưng vợ chồng y vẫn không tránh thoát được tai nạn ‘’Hữu sinh vô dưỡng’’.

 

Bị giam ở sà-lim, phía sau có bộ phận máy chém, cứ mỗi đêm khuya, mọi người đều nghe rơ có tiếng máy chém kêu ‘’leng keng’’, th́ y như là cách ngày hôm sau, chiếc máy chém ấy được hạ xuống để đem chém người.

 

5.- Không rơ v́ lư do nào mà Ngô Văn Du luôn mồm kêu là bị chết oan. Phó Đức Chính nói: ‘’Đúng vậy, đầu tôi có thể thay thế cho ba đầu mà đầu của anh Du là thừa’’.

 

6.- Theo tài liệu của Louis Roubaud trong cuốn ‘’Việt Nam Bi Thảm’’ nơi trang 154-161.

 

7.- Xem bài văn tế của Cụ Phan Sào Nam ở ‘’Thiên Phụ’’.

 

8.- Giữa thời thực dân toàn thịnh ấy, giữa thời thực dân đại khủng bố phong trào cách mạng dân tộc ấy, đă có một công dân Việt Nam là ông Tạ Giao Hiền, Hội Đồng địa hạt làng Ḥa B́nh, thuộc Tỉnh Bạc Liêu (Nam Việt), đă dám từ Nam ra Bắc t́m người hướng đạo đi viếng mộ Nguyễn Thái Học, nhưng không một ai dám lănh nhiệm vụ ấy. Cuối cùng họ Tạ phải t́m đến làng Thổ Tang, Phủ Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Yên, nhờ vị thân mẫu Nguyễn Thái Học thân dẫn đến Yên Bái viếng mộ phần 17 vị anh hùng.

 

Chúng tôi cũng ghi thêm ở đây rằng: Ông Tạ Giao Hiền là người đă săn sóc thuốc men cùng góp phần lo liệu khi Cụ Phan Tây Hồ tạ thế tại Sài G̣n. Và cũng là người đă kịch liệt đả kích nhóm lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu ra mắt tại Nhà Hát Lớn, Sài G̣n.

 

9.- Nguyễn Thị Lùn nguyên quán tại làng Chu Hóa, Phủ Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 20 năm cấm cố.

 

10.- Kư giả Louis Roubaud viết trong cuốn ‘’Việt Nam Bi Thảm’’ nơi trang 126 rằng: ‘’Tại Phú Thọ, tôi đă được mắt thấy những người nhà quê không có chân trong đảng phái nào mà cũng nức ḷng theo cách mạng. Vậy tại sao lại bảo cuộc cách mạng ấy là chỉ do một nhóm người trí thức bất măn nổi lên!’’

 

11.- Sau 8 năm được ân xá, Nguyễn Bá Tâm trở về nguyên quán làng Cẩm Khê thuộc Tỉnh Phú Thọ. Thấy Tri Huyện Cẩm Khê là một tên tham quan ức hiếp dân lành một cách vô cùng tàn nhẫn. Tại bến đ̣ Chí Phủ, Nguyễn Bá Tâm một tay bị cụt gh́ chặt lấy cổ Huyện Khánh, một tay rút dao đâm chết Phạm Gia Khánh tại chỗ. Nguyễn Bá Tâm bị thực dân đưa lên máy chém tại Tỉnh Phú Thọ vào năm 1941.

 

12.- Cai Khuê quán làng Quế Dương, Tổng Dương Liễu, Huyện Đan Phượng, Tỉnh Hà Đông.

 

13.- Trong số đó có Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh sau này, bị kết án vắng mặt 20 năm khổ sai.

 

14.- Theo tài liệu của tạp chí Phụ Nữ Tân Văn, Sài G̣n.

 

15.- Nguyễn Phương Thảo sau đổi tên là Nguyễn B́nh, nguyên quán ở làng Bần, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên (Bắc Việt) Phụ trách công tác liên lạc giữa Chi Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Sài G̣n với Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hà Nội.

 

Năm 1945, Nguyễn B́nh tham gia vào hàng ngũ Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Năm 1946, Việt Minh trao trọng trách vào chỉ huy mặt trận kháng chiến Nam Bộ. Uy danh của Nguyễn B́nh rất lớn, v́ được các đồng chí cũ giúp sức.

 

Đă đến lúc không thể để một cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng như Nguyễn B́nh được phép sống nữa, Việt Minh liền ra lệnh gọi ra Bắc lănh công tác khác. Trên đường trở ra Hà Nội ngày 29.9.1951, một toán quân tuần tiễu đă được Việt Minh báo trước phục kích bắn chết Nguyễn B́nh trong một khu rừng già thuộc phần đất Cao Miên.

 

16.- Phạm Hoài Xuân nguyên quán tại Phan Thiết, hiện nay vẫn hoạt động cách mạng trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Phan Thiết.

 

—>CHƯƠNG X

CHƯƠNG X:

CUỘC TRANH ĐẤU TIẾP TỤC KHÔNG NGỪNG

 

GIAI ĐOẠN 1931-1932

 

Từ tháng 3 năm 1931, Việt Nam Quốc Dân Đảng không c̣n tuyên truyền đồng thời như trước nữa nên khắp lănh thổ Bắc Việt. Cuộc tuyên truyền được thu hẹp từng gia đ́nh và chỉ trong một vài Tỉnh mà những người lănh đạo đầu tiên c̣n gây ảnh hưởng bản thân lâu dài. Ngoài những Thành Phố Hà Nội và Hải Pḥng, những vùng Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hải Dương và Bắc Ninh đặc biệt c̣n bị ảnh hưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà chính quyền Pháp gọi là c̣n ‘’nhiễm uế’’.

 

Những người cầm đầu những mưu toan khác biệt này dần dần đưa đến đồng nhất nguyên lư để giữ một kỷ luật phải hoàn toàn ‘’Mật’’. Họ tiên liệu quy chế đối với tất cả các cấp bậc của Đảng, của một Ban Ám Sát. Họ quyết định trừng phạt không chùn tay những ai phải bội ‘’Lời Thề’’

 

Một trong những người chủ mưu can đảm nhất trong việc tổ chức lại công việc tuyên truyền là Vũ Tiến Lữ bị xử án khuyến tịch đă tham gia nhiều vụ làm kinh tài trong Tỉnh Thái B́nh cho Đảng.

 

Từ đầu năm 1931, Lữ quy tụ được một số lớn đảng viên trong vùng Hà Nội và Hải Pḥng, và nhanh chóng xem như là lănh tụ. Nếu Vũ Tiến Lữ không bị bắt buộc phải rời khỏi Bắc Việt bị tầm nă gắt gao bởi mật thám, và tự cảm thấy gần kề bị bắt, Vũ Tiến Lữ vượt biên giới vào cuối năm 1931, trốn sang Vân Nam, trở nên một người lănh đạo đáng sợ nhất thuộc Chi Bộ của đảng cách mạng do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức ở Vân Nam (Trung Hoa)

 

Từ khi có cuộc đàn áp, Vân Nam là nơi trốn tránh của những cá nhân bị lùng bắt hay bị xử khiếm diện, nhiều người trong số có vợ của Nguyễn Ngọc Sơn và một cô giáo khác theo đường qua Vân Nam. C̣n hai giáo viên là phần tử ưu tú của Đảng. Trần Ngọc Tuân và Bùi Văn Hạch cũng vượt biên giới.

 

Từ khi Vũ Tiến Lữ ra đi, không có lănh tụ nào tỏ ra có khả năng điều khiển ở quốc nội một hành động tổng hợp của Đảng, những cố gắng đều rời rạc. Ngoài ra mỗi lần có ư định tổ hợp th́ lại xảy ra bố ráp của Sở Mật Thám, họ mở những cuộc bắt bớ quan trọng.

 

Vào tháng 10 năm 1931, mười đảng viên bị bắt trong Tỉnh Vĩnh Yên, vào tháng Giêng và tháng Hai năm 1932, xảy ra hơn 40 vụ bắt bớ làm Đảng hoàn toàn tan ră trong Tỉnh này là Trung Tâm Kháng Chiến của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

Đầu năm 1932, những Tổ trong Tỉnh Hải Dương do phong trào đàn áp c̣n bỏ sót, bắt đầu nhóm lại với ảnh hưởng của một chiến sĩ bị xử án khiếm diện là Đào Nguyên Huân tục gọi Khóa Vát (1) Những đảng viên có ảnh hưởng nhất đứng ra tổ chức nhiều tổ mới mà họ điều khiển luôn luôn thuộc vào bộ trung ương. Một vài công chức của nhà nước cũng tán trợ nhiều hay ít phong trào, và nhiều buổi hội họp được tổ chức tại nhà của nhiều người. Như vậy Đảng gây ảnh hưởng mau lẹ trong những vùng Kinh Môn, Chí Linh và Cẩm Giàng.

 

Nhóm người ấy không từ chối những âm mưu khủng bố và ám sát. Bởi v́ Đảng chưa nghĩ tới chuyện ám sát nhưng đă tổ chức Ban Ám Sát gồm: Một Chủ Tịch, một Tổng Thư Kư, một Thu Ngân Viên, Hai Ủy Viên và Một Liên Lạc Viên.

 

Ủy Ban Ám Sát có nhiệm vụ chẳng những loại trừ kẻ địch ra khỏi Đảng mà c̣n lo điều hành việc tài chính, có thể lập bao nhiêu tiểu tổ, nếu xét ra thấy cần.

 

Bom cũng được chế tạo theo phương thức mới. Các đảng viên thuộc Chi Bộ Vân Nam gửi về công thức và sơ đồ. Sơ đồ do chính tay Vũ Tiến Lữ ghi chú. Nhiều quả bom thuộc loại mới này t́m thấy dấu trên mái của một căn nhà trong một làng của Tỉnh Bắc Ninh, t́nh cờ nổ ngày 29 tháng 2 năm 1932.

 

Sau đó ít lâu, Đảng quyết định ám sát một cựu đảng viên tên là Nguyễn Trung Khuyến bị th́nh nghi là đă gây ra nhiều vụ bắt bớ tại Hải Pḥng trong tháng 4 năm 1931. Ngày 16 tháng 4 năm 1932, hắn bị xử tử với nhiều vết gươm và dao gần Đáp Cầu thuộc Tỉnh Bắc Ninh. Vụ ám sát này làm cho 2 đảng viên bị bắt.

 

Ngày 19 tháng 9 năm 1932, các đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng trong Tỉnh Hải Dương tổ chức bầu cử một Ủy Ban Liên Tỉnh, nhiệm vụ tập hợp lại và điều khiển những tổ trong các Tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh. Tổ chức mới đề nghị gửi đảng viên qua Vân Nam để viết sách tuyên truyền, lập những tổ phụ nữ huấn luyện tuyên truyền gồm các binh sĩ bản xứ, và tổ chức những tổ thanh niên có nhiệm vụ ghi chép bản đồ của các trại quân lính.

 

Đảng không có th́ giờ đem chương tŕnh ra áp dụng. Ngày 4 tháng 10 năm 1932, một cuộc bố ráp quan trọng trong hai Tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh chặn bắt 74 đảng viên.

 

Từ cuối năm 1931, Hội Đồng Đề H́nh không họp, bởi v́ Đảng nay suy yếu nhiều, và tuyên truyền của Đảng bị đàn áp. Ṭa án thường đă biết tất cả những vụ đặc phái này và xét xử rời ra.

 

Từ khi xảy ra những vụ bắt bớ ở Hải Dương, chỉ c̣n một mưu toan nổi dậy được ghi nhận. Mưu định ấy bộc phát tại Trung Tâm Bắc Quang (Hà Giang), Tổ chức bởi một kẻ cô lập với chủ đích gây lại làng yêu nước của Lính Khố Đỏ và tù nhân trong trại giam. Phong trào cuối cùng quay lại làm lợi cho cộng sản khi tất cả cơ cấu bị bắt vào tháng 5 năm 1933. (2)

 

Chú Thích:

 

1.- Đào Nguyên Huân tục gọi Khóa Vát, sinh năm Đinh Hợi (1887) tại làng Hưng Triệu, Huyện Gia B́nh thuộc Tỉnh Bắc Ninh. Không những là một nhà cách mạng chân chính, mà lại c̣n là một nhà văn, thơ lỗi lạc.

 

2.- Chương X này chúng tôi cũng trích dịch trong cuốn ‘’Contribution à Histoire des Mouvements Politiques de L’Indochine Française’’ do Marty Giám Đốc Mật Thám Đông Dương viết ra, ấn hành vào năm 1933.

 

—>CHƯƠNG XI

CHƯƠNG XI:

TỪ HÀ NỘI ĐẾN CÔN LÔN GUYANE FRANÇAISE

 

Tổng kết các phiên Hội Đồng Đề H́nh họp xử công khai về Việt Nam Quốc Dân Đảng từ tháng 7 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1931 tại các Tỉnh Yên Bái, Phú thọ, Hà Nội, Hải Dương và Kiến An đă đưa 37 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém, và ngót 1000 nam, nữ đảng viên lưu đày đi Côn Đảo và Guyane Française. Ngoài ra c̣n một số hàng trăm người bị giam ở các ngục thất những Tỉnh thuộc vùng nước độc miền Thượng Du Bắc Việt, và c̣n xử tại ṭa án thường cũng hàng trăm người.

 

18chuongcopcondao‘’Chuồng cọp’’ là một kiểu trại giam đặc biệt do thực dân Pháp xây dựng ở Côn Đảo từ thập niên 1930 để giam giữ những người Việt Nam yêu nước.

 

Kể từ ngày người Pháp sang đặt nền đô hộ ở nước ta, sự chống đối của dân tộc chúng ta kế tiếp liên tục. Người Pháp đă đem khí giới tối tân đàn áp vô cùng tàn nhẫn. Nhưng xét ra, chưa có cuộc khởi nghĩa nào mà số con dân của đất nước, của dân tộc lại hy sinh quá lớn lao đến thế.

 

Cuối năm 1930, chính quyền thực dân bắt đầu thuê tầu Claude Chappe chở một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Hải Pḥng đến Cap Saint Jacques, rồi chuyển sang tầu Armand Rousseau đưa thẳng ra Côn Đảo.

Đến tháng 5 năm 1930, chính quyền thực dân bắt đầu thuê tầu Martinière chở một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng nữa từ Hải Pḥng đưa thẳng ra Côn Đảo.

 

Cách vài tháng sau chính quyền thực dân lại mướn tàu Forbin của hăng Chargeurs Réunis hết 500 triệu Quan để chở 1.800 phạm nhân (cả thường phạm trọng tội và chính trị phạm, trong số có hơn 300 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Côn Đảo đưa đày sang xứ Guyane Française thuộc Nam Mỹ Châu, theo chương tŕnh của chính phủ Pháp, đă định là lợi dụng số phạm nhân bị án nặng ở các xứ thuộc địa Pháp thay số nhân công phải mướn để khai thác Guyane của ḿnh.

 

Tại Côn Lôn: Ngày 14 tháng 10 năm 1941, một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng do Bửu Đ́nh tổ chức, đóng bè vượt khỏi Côn Đảo, nhưng cũng từ đó biệt âm vô tín. Trước khi ra đi, Bửu Đ́nh có gửi lại cho Chúa Đảo bốn câu thơ như sau:

 

Mấy lời nhắn nhủ chú Bu-vê (Bouvier)

Chú ở ta đi quyết một bề!

Chim đă sổ lồng bay thẳng cánh!

Trời cao biển rộng nước non quê.

 

Một số đông chiến sĩ v́ quá lao khổ và tật bệnh kiệt sức bị chết ngoài Côn Đảo.

Năm 1936, khi Mặt Trận B́nh Dân Pháp lên cầm quyền, một số chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng hàng trăm người được trả tự do, số c̣n lại đều được trở về quê hương vào cuối năm 1945.

Nhưng có một chuyện chúng tôi không thể bỏ qua mà không ghi nhận ở đây, đó là vấn đề Quốc-Cộng ở ngoài Côn Đảo thời ấy.

Nguyên anh Trương Dân Bảo một Trung Ủy Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân kết án 10 năm đày ra Côn Đảo từ 1929 (vụ ám sát Bazin). Tại Côn Đảo, những giờ phút ra sân chơi, Bảo thường liên lạc mật thiết với một người bạn cán bộ cộng sản, khiến cho một đồng chí của họ Trương là anh Đội Lăng đă phải khuyến cáo Trương Dân Bảo nhiều lần, nhưng Bảo đă không chịu nghe lời. Đội Lăng cho Bảo là kẻ phản Đảng đi theo cộng sản. Đội Lăng lặng lẽ sửa soạn một lưỡi dao con chó thật bén, chờ cơ hội hạ thủ Trương Dân Bảo.

 

Cơ hội ấy đă đến, trong giờ ra chơi sân hôm ấy, Trương Dân Bảo bá vai bạn cộng sản, chuyện văn một cách say sưa ở phía sau trại giam. Đội Lăng liền đến nắm cổ áo tặng cho Bảo một lưỡi dao con chó vào cổ. Bảo ngă quỵ, Đội Lăng yên trí là Bảo đă chết, liền quay về đứng dơng dạc trên thành giếng trước cửa trại hô to:

 

‘’Hỡi các đồng chí! Tôi đă giết tên phản Đảng là Trương Dân Bảo rồi! Hỡi bọn cộng sản! Chúng bay hăy coi chừng! Chúng ta không thể sống chung với bọn chúng mày! Tao c̣n rất nhiều đồng chí sẽ hy sinh cho Việt Nam Quốc Dân Đảng như tao. ‘’Việt Nam Muôn Năm! Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm!’’

 

Sau khi hô xong, Đội Lăng liền vung dao tự đâm vào cổ ḿnh rồi ung dung bước xuống thảm cỏ cạnh giếng nằm thẳng thắn yên giấc ngàn thu.

 

Trương Dân Bảo đă không chết về tay người cách mạng quốc gia cực đoan, mà sau này đă chết bởi bàn tay khát máu của những phần tử cộng sản vào thời gian kháng chiến năm 1946 ở miền Nam này.

Tại Guyane Française: Năm 1936, khi Mặt Trận B́nh Dân Pháp lên nắm chính quyền. Một số nhỏ chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, những người án tương đối nhẹ như Thái Văn Sạ, Giang, Nho, Đính, Già Nam, Hóa… được ân xá trở về nguyên quán.

Một số v́ quá lao khổ đă tự sát tại đấy, trong số chúng tôi c̣n nhớ: Nguyễn Văn Phú tức Giáo Phú, Nguyễn Văn Liên (ném bom Hà Nội), Sư Trạch…và c̣n hàng trăm chiến sĩ đă v́ tật bệnh, v́ kiệt sức mà phải bỏ ḿnh, trong số chúng tôi c̣n nhớ: Nguyễn Văn Hoạt tức Tư Hoạt, Nguyễn Đ́nh Hiếu, Nguyễn Văn Duyên tức Giáo Duyên, Nguyễn Văn Hợp, Vũ Văn Mộ, Mai Duy Xứng (ném Bom Hà Nội), Nguyễn Văn Ất…

 

19chuongcopAnnam

 

Chuồng cọp tại nhà lao Annam ở rừng Amazone Guyane, Nam Mỹ dùng để nhốt những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị lưu đày biệt xứ từ năm 1931

Năm 1941, một số chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại đấy cũng v́ quá cực khổ phải liều ḿnh vượt trùng dương trốn thoát được sang lănh thổ xứ Guyane Anglaise là Nguyễn Đắc Bằng, Ḥa Quang Ơn…

Năm 1945, ngày Tướng De Gaulle lên lănh đạo chính phủ lâm thời nước Pháp, đă ban hành lệnh ân xá hết thảy chính trị phạm tại các thuộc địa của Pháp. Các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Guyane Française được phóng thích hết, nhưng thiếu phương tiện chuyên chở về quê hương, nên có một số đă lấy vợ người thổ dân, sinh cơ lập nghiệp ở đó.

Đến cuối năm 1945, tất cả phạm nhân Đông Dương, kể cả thường phạm, được chính phủ Pháp cho phép được trở về quê hương. Mọi người đều thu xếp giấy tờ hợp lệ. Đến khi tầu cặp bến Cayenne (Thủ Phủ xứ Guyane Française), chính quyền Cayenne lại chỉ cho phép xuống tầu hồi cố hương có 51 đàn ông, 3 phụ nữ (Thổ dân) và 11 trẻ con, trong số chỉ có 3 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng là Trần Ngọc Uẩn, Nguyễn Tường và Lương Như Truật.

 

Trên đường hồi hương, khi tầu cặp bến Colombo, Trần Ngọc Uẩn (1) bị bệnh tạ thế, được các bạn đồng đội vận động xin được phép Thuyền Trưởng cho khâm liệm, đưa thi hài về an táng tại nghĩa trang Chí Ḥa, Sài G̣n vào ngày 22 tháng Giêng năm 1955.

Năm 1963, chính trị phạm Việt Nam, gồm cả Quốc-Cộng, số c̣n lại trên phần đất xứ Guyane Française, được chính phủ Pháp cho chở hết bằng phi cơ đưa về Pháp, rồi chuyển xuống tàu thủy đưa về Bắc Việt.

Nói đến Guyane Française, khi Cụ Đề Thám bị kẻ thù giết chết. Cả Rinh cùng một số đồng chí của Cụ cũng bị lưu đày sang đấy, và cũng đă đều bị bỏ ḿnh tại đấy.

Kế đến Thái Nguyên Quang Phục 7 ngày (1917), một số đồng chí của nhà cách mạng Lương Lập Nham và Trịnh Văn Cấn cũng bị lưu đày sang xứ Guyane Française. Hiện nay c̣n sống sót hai người, một người trốn thoát sang Guyane Anglaise, một người đă ngoài 80 tuổi, lấy vợ thổ dân lập nghiệp ở Cayenne.

 

Chú Thích:

 

1.- Trần Ngọc Uẩn nguyên quán tại làng Cổ Am, Huyện Vĩnh Bảo, Tỉnh Hải Dương.

 

 

THIÊN THỨ NHẤT

Phần I

Phần II

THIÊN THỨ HAI

Phần I

THIÊN THỨ BA

Phần I

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten