Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 Vietnamese Commandos' Hearing  History Document

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

 

THÂN PHỤ THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ LÀ AI?

 

 

 

 

Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ là ai? là câu hỏi mà bao năm các nhà sử học đang t́m lời giải. Trong bài viết này, tôi viết ngắn gọn về thân phụ Thái sư Trần thủ Độ mà tôi t́m hiểu, nghiên cứu, phát hiện được trong các tư liệu lịch sử, xin được giới thiệu để con cháu họ Trần cùng t́m hiểu. Trải bao thăng trầm của lịch sử, hậu duệ của Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc đă có 18 nhánh họ, sống rải rác ở Linh Lăng, Quế Dương, Liễu Châu (Trung Quốc). Người hậu duệ đời thứ 27 thuộc ngành trưởng là ông Trần Định Nhân, chủ quán cà phê ở thị trấn Nhạc Dương bên hồ Động Đ́nh ( tỉnh Hồ Nam Trung Quốc ) c̣n lưu giữ tại từ đường cuốn “ Phả tộc Trần” vô cùng quư giá. “ Phả tộc Trần” do Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc viết sau năm 1285 khi ông sống lưu vong ở Hồ Nam - Trung Quốc, là cuốn gia phả viết công phu, đầy đủ nhất về họ Trần từ năm 227 trước Công nguyên đến năm 1300 sau Công nguyên.

Theo chính sử thời Trần c̣n lưu giữ tại Viện Lịch sử Việt Nam và "Phả tộc Trần "do Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc biên soạn th́ gốc tích xa xưa từ đời Chiến quốc, họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc). Năm 227 trước công lịch, Phương chính hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà, v́ mâu thuẫn giữa người Hán và người Bách Việt ông đă theo ḍng người Bách Việt di cư xuống phía Nam. Tự Minh được vua An Dương Vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba, cùng Cao Lỗ giúp vua chống lại Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, đất nước rơi vào tay cha con Triệu Đà, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc. Ḍng họ Trần trải qua 700 năm ở Kinh Bắc phân ra nhiều nhánh, nhưng ḍng thống tôn đến đời Trần Tự Viễn (582 - 637) nổi lên như một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu. Hồi ấy ở Từ Sơn có sư Pháp Hiền, đệ tử của Đại sư T́-ni-đa-lưu-chi (ấn Độ) đang dụng công truyền bá đạo Phật Thiền tông, thu nạp rất đông môn đệ, cư tăng lúc nào cũng hơn 300 người. Thiền tông phương Nam bấy giờ thịnh nhất”. Chú bé mồ côi kiếm củi gần chùa là Trần Tự Viễn được sư Pháp Hiền thu nạp, yêu mến dạy cho học thông tam giáo (Phật - Nho - Lăo) và cả vơ công nữa. Sau nhiều năm tu luyện, Tự Viễn trở thành môn đệ xuất sắc nhất của Phật phái Thiền tông và cũng rất nổi tiếng vơ công cao cường. Môn phái vơ thuật của ông đặc sắc nhất là Hổ quyền và Ưng - Xà quyền. Tự Viễn kế nghiệp thầy Pháp Hiền say sưa truyền bá đạo Phật Thiền tông và đem vơ công đặc sắc của ḿnh cùng đệ tử giúp dân chống lại sự đô hộ hà khắc của nhà Tuỳ, nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính, tôn ông là Phật sống. Có lẽ đây là lư do giải thích v́ sao ḍng dơi họ Trần sau này rất thượng vơ, nhưng cũng rất sùng đạo Phật, khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử.

Họ Trần ḍng thống tôn có chữ đệm là “Tự” cư ngụ ở Kinh Bắc, truyền đến đời Trần Tự An (1010 - 1077) mỗi ngày thêm hiển hách trong giới vơ lâm của Đại Việt. Để phân biệt với các vơ phái khác, Tự An đặt tên cho vơ phái của ḿnh là Đông A, triết tự chữ “Trần” ra hai chữ “Đông” và “A” mà thành. Thời ấy ở Đại Việt ta có ba vơ phái nổi danh: vơ phái Lĩnh Nam xuất phát từ đất Mê Linh sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo - Ba V́; vơ phái Hoa Sơn xuất phát ở Kinh Bắc rồi lan truyền ra Thăng Long và các vùng phụ cận và vơ phái Đông A của Tự An. Ba vơ phái trên đều tràn đầy ḷng tự tôn dân tộc, nhưng có sự khác nhau về hệ tư tưởng, lại muốn thống trị giới vơ lâm cả nước nên mâu thuẫn khá gay gắt. Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lăo. Hai phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát ở Kinh Bắc, nhưng Hoa Sơn theo Phật giáo Nghiêm Hoa tông, c̣n Đông A theo Phật giáo Thiền tông. Phái Hoa Sơn thuộc hoàng tộc họ Lư nên đương nhiên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện. Thế nhưng Đông A với sự d́u dắt của Trần Tự An hồi ấy có “Côi Sơn tam anh” là ba nhân vật vơ công lừng lẫy: Thanh Mai, Tự Mai và Thông Mai. Trước khi qua đời, Tự An khuyên con trai Tự Mai nên t́m cách chuyển vơ đường Đông A đi nơi khác, tránh sự xung đột với phái Hoa Sơn, có hại cho sự nghiệp chung của vơ lâm Đại Việt. Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở Đông Triều - Chí Linh, sau đến đời con (khoảng cuối thế kỷ XI) là Trần Tự Kinh chuyển đến dừng chân ở Tức Mạc với hai người con trai rất giỏi vơ là Trần Tự Hấp và Trần Tự Duy. Về cuối đời, ông nghe theo lời của con trưởng Tự Hấp chuyển hẳn về đất Thái Đường, định cư lâu dài, có nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp kế tục làm trưởng môn phái vơ Đông A, thanh thế họ Trần đă rất lớn. Huyền tích trong tộc phả giải thích lư do họ Trần rời Tức Mạc về Thái Đường khá ly kỳ: Sau khi Lư Nhân Tông chết, triều đ́nh có sự rối ren. Một hôm Tự Kinh và hai con là Tự Hấp và Tự Duy cùng mấy chục đệ tử đi thuyền trên sông Cái, Tự Hấp phát hiện thấy có xác người bị đóng bè trôi sông liền sai thủ hạ vớt lên. Trong số môn đệ phái Đông A có Phạm Tử Tuệ giỏi về y thuật. Ông phát hiện thấy xác c̣n hơi ấm, kinh mạch tŕ bế nhưng chưa tắt hẳn nên hết ḷng cứu chữa theo lệnh của Tự Hấp. Kẻ được cứu nạn là Đoàn Thông quê ở lộ Hồng Châu (Vĩnh Phúc ngày nay). Ông ta bị một viên quan gian ác ở Thăng Long là Nguyễn Cố sát hại. Vốn là thầy địa lư có tiếng tăm, Đoàn Thông mách với Tự Hấp rằng ở đất Thái Đường có khu đất tụ nhiều linh khí, nếu đặt mộ tổ vào đó ắt có ngày sẽ phát đế vương. Tự Hấp nghe xong cả mừng xin cha cho đi gấp về quê cũ Kinh Bắc chuyển mộ cụ cố Trần Tự Mai về đặt ở Thái Đường, rồi chuyển cả gia quyền về đó sinh sống. Nhờ vậy gia tộc họ Trần mỗi ngày thêm phát đạt, vơ môn Đông A càng thêm hưng thịnh, thu hút nhân tài khắp nơi về tụ họp, môn đệ ngày một thêm đông, thanh thế vơ đường Đông A ngày thêm lớn, con cháu có nhiều người văn vơ song toàn có tài kinh bang tế thế.

 Trần Tự Hấp ở đất Thái Đường sinh ra Trần Lư, Lư sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung. Thừa sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh. Người em ở đất Lưu Xá bên cạnh là Trần Tự Duy v́ mâu thuẫn sâu sắc với họ Lưu, tàn sát họ này quá nhẫn tâm nên tổn hao âm đức, chỉ sinh được Trần Thủ Huy, đến đời Huy chỉ sinh ra Thủ Độ rồi tuyệt tự (chính  sử  ghi: Trần Thủ Độ sinh ra ở Lưu xá)

Theo gia phả của con cháu Chiêu-quốc vương Trần ích Tắc tại Trường-sa Trung-quốc, th́ Trần Thủ Huy là một tướng giỏi đời vua Lư Anh Tông, nên được nhà vua giả công chúa Lư Đoan Nghi làm vợ. Công chúa Lư Đoan Nghi là con của vua Lư Anh Tông với bà thần phi Bùi Chiêu Dương, nên Trần Thủ Độ là cháu ngoại vua Lư Anh Tông, là con của Pḥ-mă Trần Thủ Huy và Công chúa Đoan Nghi (con vua Lư Anh Tông).

Như vậy, nếu xét từ đời Tự Kinh th́ Tự Hấp thuộc ngành trưởng, Tự Duy thuộc ngành thứ. Đến đời Trần Thừa và Thủ Độ quan hệ giữa hai người là anh em cùng họ khác cành và đă sang đời thứ ba. Đó là lư do v́  sao Trần Lư hứa gả Thị Dung cho Thủ Độ, theo luật tục họ Trần cứ ba đời quay lại thông gia với nhau (nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để lư giải về những bí ẩn xung quanh Trần Thủ Độ và họ Trần, như: tại sao tại đền Lim(Bắc Ninh) lại thờ Thái sư Trần Thủ Độ, tại sao Trần Thủ Độ lại lấy chị họ là Trần Thị Dung, tại sao nhà Trần dời tức Mạc(Nam Định) về Thái Đường(Thái B́nh), tại sao đạo phật thời nhà Trần lại trở thành Quốc đạo....và những điều phi lư khác

 

 

Trần Thủ Độ: Đời luận anh hùng

Lê Phước Phát

 

Trong việc đánh giá các nhân vật lịch sử, thường có một câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà thật sự không đơn giản chút nào : Có đáng được xem là anh hùng không? Bởi trong thực tế, có không ít nhân vật công tội khó phân. Thêm vào đó, việc đánh giá lại c̣n tùy thuộc vào từng quan điểm, từng thời đại. Mà cái việc “đời luận anh hùng” này lại lắm phần phức tạp. Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử điển h́nh cho trường hợp này.

 

Gia đ́nh ngư phủ đổi đời

Trần Thủ Độ sinh năm 1194, mất năm 1264. Sử cũ không thấy chép về cha mẹ của ông, và hiện tại đây vẫn c̣n là một điểm mờ của làng sử học Việt Nam. Người ta chỉ biết rằng, Trần Thủ Độ từ nhỏ đă được người bác tên là Trần Lư nuôi dưỡng.

Số là vào đầu thế kỷ 13, vua Cao Tông nhà Lư ăn chơi vô độ, khiến loạn lạc nổi lên khắp nơi và dẫn đến cái loạn của Quách Bốc. Cao Tông bèn dẫn thái tử Sảm bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Sau đó, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp, làng Lưu Gia và được gia đ́nh Trần Lư che chở. Gia đ́nh Trần Lư làm nghề chài lưới, nhưng rất giàu có, và nhân buổi loạn lạc cũng tuyển mộ được binh lính riêng. Chính gia đ́nh Trần Lư đă về kinh dẹp loạn, đưa cha con Cao Tông trở lại Thăng Long.

Đến năm 1210, Cao Tông mất, trị v́ được 35 năm, hưởng dương 38 tuổi. Thái tử Sảm lên ngôi lấy hiệu Huệ Tông (1211-1225). Khi tá túc nhà Trần Lư, Huệ Tông đă kết hôn với con gái của Trần Lư là Trần Thị Dung. Sau khi lên ngôi, Huệ Tông cho rước Trần thị về làm Nguyên phi, và sau đó là hoàng hậu. Bấy giờ Trần Lư đă chết, nên Huệ Tông bèn phong cho con trai thứ của Trần Lư là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu, và sau đó là Phụ chính. Anh trai Trần Tự Khánh là Trần Thừa cũng được phong làm Nội thị Phán thủ.

Một thời gian sau, Huệ Tông phải bệnh, thỉnh thoảng lên cơn điên dại. Thế là triều chính hoàn toàn do anh em Trần Tự Khánh nắm cả. Năm 1228, Trần Tự Khánh mất. Huệ Tông bèn phong cho Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy. Năm sau, lại phong cho Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Như vậy, Thủ Độ là em họ của Hoàng hậu và Phụ quốc Thái úy. Quyền hành coi như về tay họ Trần cả, chỉ c̣n việc chính thức thiết lập nhà Trần nữa là xong.

Sử cũ chép rằng, vào năm 1224, Trần Thủ Độ đă ép Huệ Tông nhường ngôi cho con gái mới lên 7 tuổi là Chiêu Thánh Công Chúa, tức Lư Chiêu Hoàng. Chị của Lư Chiêu Hoàng là Thuận Thiên Công Chúa th́ được Trần Thủ Độ sắp đặt kết hôn với con trai lớn của Trần Thừa là Trần Liễu. Em trai Trần Liễu là Trần Cảnh, cũng vừa 7 tuổi kết hôn với Lư Chiêu Hoàng. Năm 1225, Trần Thủ Độ ép Lư Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Thế là, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Thái Tông, bắt đầu triều đại nhà Trần. Triều Lư do Lư Công Uẩn lập nên đến đây là dứt, tồn tại được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.

 

Bấy giờ, Thái Tông mới có 8 tuổi, nên mọi việc điều do chú họ là Trần Thủ Độ nắm cả. Vừa lên ngôi, Thái Tông đă ban chiếu phong Trần Thủ Độ làm Thái Sư Thống Quốc nắm hết binh quyền. Đối với một ông vua 8 tuổi, th́ rơ ràng việc gia phong này là do chủ ư Trần Thủ Độ cả.

 

Để củng cố quyền lực nhà Trần, Thủ Độ rắp tâm diệt cỏ tận gốc đối với tôn thất nhà Lư. Năm 1225, Thủ Độ ép Huệ Tông phải tự tử. Sử cũ c̣n chép, năm 1232, nhân tôn thất nhà Lư về tế lễ, Thủ Độ ngầm sai người đào hầm đặt bẫy chôn sống tất cả. Sau đó, để tuyệt được hậu họa, Thủ Độ c̣n lấy cớ là tên của tiên tổ Triều Trần là Trần Lư, v́ thế phải kiên húy chữ Lư, và ra lệnh người họ Lư trong nước phải đổi thành họ Nguyễn.

C̣n việc trong nhà, sau khi bức tử Huệ Tông, Thủ Độ ép vua ban chiếu giáng thái hậu Trần Thị Dung xuống làm Thiên Cực Công Chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Lư Chiêu Hoàng lấy Thái Tông Trần Cảnh đă 12 năm mà chưa sinh con, Thủ Độ bèn ép Thái Tông giáng xuống làm Công chúa, rồi đem chị của Lư Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, gả cho Thái Tông làm Hoàng hậu. Khi ấy Thuận Thiên Công chúa là vợ của Trần Liễu, và đă có thai với Trần Liễu 3 tháng.

Công và tội ?

 

Trần Thủ Độ nắm quyền hành nhà Lư và là linh hồn của chính quyền nhà Trần cho đến khi ông mất vào năm 1264, tức trên 40 năm điều hành đất nước. Đánh giá về Trần Thủ Độ, các sử gia Nho giáo đă không tiếc lời chỉ trích.

Như việc Thủ Độ đổi vợ thay chồng trong tôn thất nhà Trần như đă nêu trên, Ngô Thời Sĩ trong Đại Việt Tiêu Án đă thốt lên: “…con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là ǵ, tập tục loạn luân như thế…”. Sử gia Phan Phu Tiên nhận định : «Tam cương ngũ thường, đó là luân lư trọng đại của loài người. Thái Tông là vua sáng nghiệp, đáng nên lập ra phép tốt để cho đời sau theo, thế mà lại nghe mưu gian tà của Thủ Độ, cướp vợ anh làm vợ ḿnh, như thế chả phải tự ḿnh làm trái luân thường để mở đầu cái mối dâm loạn đấy ư?”. Sử gia Trần Trọng Kim th́ cho rằng: “Làm loạn nhân luân như thế th́ từ thượng cổ mới có một”.

C̣n việc Trần Thủ Độ dùng hôn nhân cướp ngôi nhà Lư, th́ các sử gia Nho Giáo cũng phê phán nặng nề. Chẳng hạn như các sử gia nhà Nguyễn đă phê trong bộ Việt Sử Thông Giám Cương Mục rằng: “Huống chi làm những nết xấu như chó lợn, dạ độc như hùm beo, dựng nước mà như thế th́ làm thế nào mà lâu dài được?...Thực là việc lạ, suốt ngh́n xưa chưa hề có”.

Thế nhưng, ngoài việc này ra, nếu nh́n vào giai đoạn sau khi cướp ngôi nhà Lư, th́ Trần Thủ Độ lại là người có công lớn không chỉ với nhà Trần mà c̣n với cả non sông. Như đă nói, ông nắm quyền lèo lái triều đ́nh nhà Trần đến khi mất vào năm 1264. Trong giai đoạn đó, một loạt công việc từ kinh tế, chính trị, quốc pḥng…đă được thực hiện.

Phải nh́n nhận một cách khách quan rằng, kể từ thời Cao Tông nhà Lư, triều đ́nh bắt đầu lâm cảnh suy vi, vua măi ăn chơi bỏ bê chính sự, loạn lạc khắp nơi nổi lên, kinh tế suy sụp. Sau khi nhà Trần được lập, vua Trần Thái Tông chỉ là cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Chính Trần Thủ Độ đă ngược xuôi dẹp nội loạn, đưa đất nước từ loạn đến trị. Ông cũng đă lèo lái hệ thống chính quyền khôi phục kinh tế, định lại thuế khóa, xây dựng đê điều, mở rộng chế độ tư hữu ruộng đất, xây dựng và củng cố quân đội, chăm lo học hành…

Chính vào giai đoạn này, nhà Trần đă mở khoa thi Thái học sinh (Tiến sĩ) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngoài việc lập Quốc học viện để giảng Tứ thư Ngũ kinh, Trần Thủ Độ c̣n cho lập giảng vơ đường để luyện tập vơ nghệ. Sử gia Trần Trọng Kim là người phê phán gay gắt chuyện Trần Thủ Độ soán ngôi nhà Lư, cũng thừa nhận rằng: “Thủ Độ một tay cáng đáng bao nhiêu trọng sự, giúp Thái Tông b́nh phục được giặc giă trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự được với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường”.

Một công lớn nữa của Trần Thủ Độ đó là ông đă đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất vào năm 1258. Trần Thủ Độ với vai tṛ là người nắm đại quyền ở triều chính, đă xúc tiến việc củng cố quân đội. Khi giặc Nguyên-Mông tràn sang, quân đội nước Nam khi ấy có đến 20 vạn người. Đây là một chiến công trong xây dựng quân đội sau giai đoạn tŕ trệ kéo dài của các vua cuối triều Lư. Trước thế mạnh của giặc, vua tôi nhà Trần phải rút khỏi Thăng Long. Khi ấy không phải không có đại thần toan đầu hàng. Sử cũ chép rằng, vua Thái Tông ngự thuyền đến hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu, vị quan này không trả lời mà cầm sào viết xuống nước hai chữ “Nhập Tống”. Sau đó, khi Thái Tông đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, th́ Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, th́ xin Bệ hạ đừng lo”. Câu nói này đă cho thấy được tinh thần yêu nước đáng trân trọng của Trần Thủ Độ, v́ nếu ông chỉ là người hám quyền hám danh th́ đă không có cái chí khí kiên cường đến thế!

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư nhà Hậu Lê c̣n chép lại nhiều mẫu chuyện về đức độ làm quan của Trần Thủ Độ:

- Thấy Thủ Độ quyền át cả vua, có kẻ ngầm vào gặp Vua Thái Tông mà nói rằng: “Bệ hạ c̣n thơ ấu, mà Thủ Độ quyền át cả vua, xă tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông bèn cho bắt người đó giải đến phủ Thủ Độ. Sau khi nghe chuyện, Thủ Độ đáp: “Quả đúng như lời hắn nói”. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho người đó.

- Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi là vợ của Trần Thủ Độ, một hôm ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ. Ông tức giận sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu thất kinh và tưởng thế nào cũng chết. Nhưng khi đến tŕnh bảo mọi điều với Thủ Độ, th́ Thủ Độ lại khen ngợi người lính hiệu đă biết giữ đúng phép nước và ban thưởng cho.

- Có lần, bà Trần Thị Dung xin với Thủ Độ cho một người được làm câu đương. Thủ Độ nhận lời. Khi gặp người ấy, ông bảo: “Người v́ có công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người nọ hoảng hồn khóc lóc van xin măi mới được tha và không dám xin chức câu đương nữa. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ v́ việc riêng nữa.

- Có lần Thái Tông muốn cho người anh ruột của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ bèn tâu: An Quốc là anh thần, nếu giỏi hơn thần th́ thần xin rút lui, c̣n nếu cho thần giỏi hơn An Quốc th́ không thể cử An Quốc, nếu anh em đều làm tể tướng cả th́ việc triều đ́nh sẽ ra sao? Vua nghe nói vậy mới thôi.

Qua đó, ta thấy rằng Trần Thủ Độ rơ ràng là một vị quan gương mẫu xưa nay hiếm, một người “vĩ công vi thượng”. Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong bộ Việt Sử Giai Thoại đă nhận định: “Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quư tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quư tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời!”

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư nhà Hậu Lê nh́n nhận: « Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài hơn người, làm quan triều Lư được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả …Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc ǵ không để ư. V́ thế đă giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ ḷng đặc biệt quư mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu th́ khó lẩn tránh với đời sau vậy”. Khâm Định Triều Nguyễn cũng cho rằng: “…những việc giết vua triều trước và thông dâm với vợ vua, việc ǵ Thủ Độ cũng nhẫn tâm làm cả. Như thế Thủ Độ là bầy tôi có công với triều Trần, mà là người có tội với triều Lư”. Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng: “Thủ Độ là một người rất gian ác đối với nhà Lư, nhưng lại là một đại công thần của nhà Trần”.

Đến đây, ta thấy rằng, việc các sử gia khen và chê Trần Thủ Độ tựu chung có hai điểm:

- Chê việc ông đă soán ngôi nhà Lư và c̣n độc ác tận diệt người họ Lư, chê v́ ông đă bất chấp luân thường để thay đổi gán ghép hôn nhân của người trong gia tộc họ Trần.

- Khen ông là một người lănh đạo có tài và hết ḷng v́ nước.

Rơ ràng, ta thấy rằng, tất cả những việc Trần Thủ Độ làm bên trên là v́ ḍng tộc họ Trần, v́ để củng cố triều Trần. Như vậy đối với ḍng tộc họ Trần ông là người có công. Sau khi dựng nên nhà Trần, Thủ Độ tay nắm đại quyền đă vực dậy đất nước sau giai đoạn suy tàn thời mạc Lư, để làm tiền đề cho nước Việt đủ sức đương đầu và ba lần đánh lui quân xâm lược Nguyên-Mông, một đội quân chinh phạt mà trước đó đă “làm cỏ” khắp Á Âu. Như vậy, đối với non sông, Thủ Độ cũng lập đại công.

 

Một điểm cần lưu ư nữa là, chúng ta không thể không công nhận vai tṛ của Trần Thủ Độ đối với Trần Quốc Tuấn. Nên nhớ rằng, Trần Thủ Độ nắm đại quyền đến năm 1264, và trong cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên-Mông vào năm 1258, Trần Quốc Tuấn cũng đă có tham gia dưới sự chỉ huy của Trần Thủ Độ, và khi ấy Trần Quốc Tuấn chỉ mới 30 tuổi c̣n Trần Thủ Độ đă 64 tuổi. Hơn nữa Trần Thủ Độ lại là chú họ của Trần Quốc Tuấn. Không thể nói rằng, cái tinh thần v́ sự đoàn kết của họ tộc Trần và v́ nước v́ dân của Trần Hưng Đạo sau này không có ảnh hưởng của Trần Thủ Độ.

 

Đời luận anh hùng

Đương nhiên, sự phê phán của các sử gia Nho Giáo ngày xưa là gay gắt bởi nếu đứng trên lập trường Nho Giáo, th́ rơ ràng việc soán ngôi nhà Lư của Trần Thủ Độ là trái đạo luân thường. Thế nhưng, cũng nên nhớ rằng, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho Giáo được khai thác ở những điểm cực đoan nhất nhằm phục vụ cho việc củng cố nhà nước phong kiến. Cái tinh thần trung quân khi ấy đă được đẩy lên mức cực đoan, đến mức mà người ta chỉ thấy vua mà không thấy nước, chỉ biết trung với vua mà không biết trung với nước. Trong khi mà Nho Giáo không hề ca ngợi cái “ngu trung”. Á Thánh Mạnh Tử c̣n nói rằng: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển mă, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua xem bầy tôi như tay chân th́ bầy tôi xem vua như máu thịt, vua xem bầy tôi như chó ngựa th́ bầy tôi xem vua như người lạ trong nước vậy thôi, vua xem bầy tôi như đất cỏ th́ bầy tôi xem vua như giặc thù). Nói như vậy th́ chữ trung có giới hạn chứ không phải vua thế nào th́ bầy tôi cũng phải trung. Bởi v́, Mạnh Tử nói: “Dân vi quí, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” (Trước có dân sau mới tới nước, rồi mới tới vua). Thế th́ dân và lợi ích của dân vẫn là trọng nhất.

Trở lại trường hợp của Trần Thủ Độ, đặt giả thuyết ông không soán ngôi nhà Lư mà tiếp tục “ngu trung”, th́ với cái thế suy vi của nhà Lư lúc bấy giờ liệu nước Việt có thể giữ được chủ quyền quốc gia hay không, chứ chưa nói đến chuyện có thể đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông? Sau hơn bảy thế kỷ nh́n lại, đứng trên phương diện lợi ích quốc gia, ta thấy rằng, Trần Thủ Độ thật sự là người có công với xă tắc. Trường hợp của Trần Thủ Độ cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ khi nhận xét đánh giá về bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, đó là :không nên đánh giá chỉ dựa vào tiểu tiết mà xem nhẹ những đóng góp lớn lao cho đại cuộc.

 

 


 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten