Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Political Insider

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 

Kịch Bản Lạ: Ứng Viên Mới

 

 

07/06/2016

Vũ Linh

 

 

 

...biết đâu sẽ là... ông Kasich đấu với ông Biden?

 

 

Một thăm ḍ mới nhất: hơn 20% dân Mỹ muốn thấy có một ứng viên khác ngoài bà Hillary và ông Trump ra tranh cử. Chuyện ǵ lạ vậy?

Từ trước đến giờ, ai cũng biết bà Hillary chắc chắn sẽ được đảng DC đề cử, dù bị 56% dân Mỹ ghét. Đảng CH không chịu thua, t́m cách bầu cho ra ông Trump với 62% dân Mỹ không ưa (73% theo CNN!). Vấn đề của tháng Mười Một này là xem ai dành được giải thưởng độc nhất vô nhị "ai ít bị ghét hơn ai". Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 200 năm của Mỹ, lại có chuyện lạ lùng là cả hai ứng viên chính đều bị đa số dân ghét như vậy.

Một thăm ḍ khác cũng mang nhiều ư nghiă không kém. Được hỏi tại sao bầu cho bà Hillary th́ hơn 50% cử tri của bà cho biết "v́ không muốn ông Trump đắc cử". Cũng với câu hỏi tương tự th́ 60% cử tri ủng hộ ông Trump cho biết "v́ không muốn bà Hillary đắc cử". Nói cách khác, họ bầu cho người này v́ ghét người kia.

Không có ǵ mới lạ v́ cả nước từ mấy tháng nay đều đă biết những cái tốt hay không tốt về hai ứng viên chính này. Rơ ràng một người th́ không đáng tin tưởng, tham vọng và tham tiền, mánh mung xảo quyệt đủ kiểu, cốt sao làm tổng thống thôi, người kia th́ là mỵ dân thời cơ nh́n thấy kẽ hở, khai thác để chui qua trong khi chẳng có chính sách hay lập trường ǵ ráo, có vẻ nguy hiểm lạ thường.

Bên CH, những tai to mặt lớn của đảng phân hoá công khai. Người th́ v́ quyền lợi đảng đành phải chấp nhận ông Trump, người th́ ủng hộ v́ quyền lợi cá nhân mơ chức vị nào đó do TT Trump sẽ ban cho, người khác nữa th́ muốn đứng ngoài lề, cuối cùng là những người nhất quyết tẩy chay ông Trump.

Chia rẽ v́ rất nhiều người nghĩ ông Trump là bảo thủ mạo danh. Mà chia rẽ cũng v́ nghi ngờ khả năng thắng cử của ông Trump. Ngay trong hàng ngũ CH cũng đă có rất nhiều người nhất quyết không bỏ phiếu cho ông Trump, như vậy làm sao ông này hạ bà Hillary được?

 

Bên DC, khác với bên CH, hầu hết cấp lănh đạo đảng đứng sau lưng bà Hillary, nhưng một số lớn cử tri nồng cốt của đảng như trí thức cấp tiến trẻ và giới thợ thuyền vẫn không chấp nhận bà. Đại hội đảng mới đây của tiểu bang Nevada đưa đến gần như ẩu đả tay chân giữa hai phe Hillary (guồng máy đảng) và Sanders (cử tri hạ tầng).

 

Rơ ràng là cả hai đảng đều đang đối phó với một cuộc khủng hoảng nội bộ khi cử tri hạ tầng đi một hướng, cấp lănh đạo đi hướng ngược lại. Một bên th́ ứng viên được lănh đạo ủng hộ nhưng cử tri hạ tầng chống, một bên th́ ứng viên bị lănh đạo bác bỏ nhưng cử tri ào ào ủng hộ. Không giống như bên xứ "đỉnh cao trí tuệ" các ứng viên được lănh đạo "giới thiệu" rồi cử tri răm rắp tuân hành.

 

T́nh trạng này cũng phơi bày ra ánh sáng khuyết điểm khổng lồ của dân chủ kiểu Mỹ: trong gần 350 triệu người mà lại chỉ lựa ra được hai người tệ hại và ít hậu thuẫn như vậy. Câu hỏi đặt ra là mô thức dân chủ này tại sao đă gạt qua những người thực sự có tài, có đức, để chỉ c̣n lại những người tài yếu đức kém mà vẫn muốn hay dám ra vác ngà voi. Mô thức chọn lựa đại diện đảng cực rườm rà, tốn cả trăm triệu, kéo dài hơn cả năm trời mà kết quả như vậy sao? Chưa kể mai này, sau khi tốn thêm cả tỷ bạc, một trong hai người tệ hại nhất này sẽ là tổng thống.

 

Trong t́nh trạng chéo cẳng ngỗng này, cả hai đảng loay hoay t́m giải pháp tốt đẹp hơn. Ai cũng nghĩ đến một kịch bản "cứu nguy" giúp cho nước Mỹ tránh được cả hai mối họa Hillary và Trump: một ứng viên thứ ba, thậm chí có một ứng viên thứ tư hay thứ năm nữa nhẩy ra tranh cử, với hy vọng chỉ cần người đắc cử sẽ không phải bà Hillary hay ông Trump.

 

Bên DC, cụ xă nghiă Bernie Sanders nhất định không bỏ cuộc, thất bại trong đảng DC, rất có thể sẽ ra tranh cử với tư cách độc lập. Bên CH, khối bảo thủ không chấp nhận ông Trump, cũng có thể đưa một ứng viên khác ra tranh cử. Tức là ta có thể có tới 4 ứng viên, chưa kể cả vài chục ứng viên ruồi bu khác.

 

Mới nghe th́ có vẻ hoang đường. Nhưng nh́n kỹ, không phải là không thể xẩy ra.

 

Phải nói cho ngay, trong các cuộc bầu tổng thống, thiên hạ chỉ chú tâm vào hai ứng viên của hai chính đảng. Do đó, nhiều người tưởng lầm cuộc tranh cử chỉ có hai người. Thực tế, trong mỗi cuộc bầu tồng thống đều có cả mấy chục, có khi cả trăm ứng viên, tuyệt đại đa số vô danh, ứng cử tại một vài tiểu bang, phần lớn v́ thích khoe tên ḿnh trên báo cho vợ con và bạn bè xem, nhưng cũng có người muốn tranh đấu cho một quan điểm hay một quyền lợi địa phương nào đó, hay là đại diện của một đảng vớ vẩn nào đó, như đảng Xanh –Green Party, đảng Tự Do – Libertarian Party, hay đảng CS Mỹ.

 

Trong lịch sử cận đại, đă có vài trường hợp có một ứng viên thứ ba có tầm vóc, nhưng cùng lắm, họ cũng chỉ đóng được vai tṛ phá bĩnh, gây hại cho một trong hai ứng viên chính, chứ chẳng có mảy mai hy vọng đắc cử ǵ hết. Thí dụ gần nhất là ông Ross Perot đă nhẩy ra, chiếm một số lớn phiếu của khối bảo thủ khiến đương kim TT Bush cha thua thống đốc Bill Clinton năm 1992.

 

Thoáng nghe, chuyện ứng viên ngoài hai ứng viên của hai chính đảng có vẻ cũng vớ vẩn như những năm trước thôi. Nhưng nh́n kỹ, lần này có khác biệt.

 

Mấy lần trước, các ứng viên thứ ba đều ra với tư cách cá nhân, chẳng có hậu thuẫn về tiền bạc, nhân sự hay tổ chức ǵ hết. Hai ứng viên chính đều không ai bị ghét nặng và đều được hậu thuẫn nội bộ mạnh. Chỉ có tỷ phú Perot, cũng như tỷ phú Trump bây giờ, dư tiền nên tự tài trợ, đạt được tỷ lệ phiếu cao nhất so với mấy ông độc lập trước, gần 20%.

 

Năm nay, cả một cánh bảo thủ của CH không thể chấp nhận ông Trump, trong khi khối cử tri cấp tiến của ông Sanders nhất định không chấp nhận bà Hillary. Do đó, cả hai chính đảng đều bàn về chuyện đưa một ứng viên khác ra thay thế hai người này, và cả hai ứng viên thay thế đều có thể có hậu thuẫn mạnh hơn các ứng viên thứ ba của mấy lần trước. Và có hy vọng thành công nhiều hơn.

Bài toán của họ rất đơn giản.

Họ không hy vọng một ứng viên mới sẽ có thể hạ được cả hai ông Trump và bà Hillary, nhưng chỉ cần không cho hai người này đạt được số 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết (xem ghi chú * ở cuối bài) là coi như đă thành công. Theo Hiến Pháp, trong trường hợp không có ứng viên nào đạt đủ số phiếu mầu nhiệm này th́ Hạ Viện sẽ bầu tổng thống và Thượng Viện sẽ bầu phó tổng thống, và họ có quyền bầu bất cứ ai, không bắt buộc phải là một trong những ứng viên đă ra tranh cử trước đó. Trong lịch sử Mỹ, đă có trường hợp này xẩy ra năm 1824. Năm đó, có 4 ứng viên tranh cử, chẳng ai đạt đủ túc số trên 50%, quốc hội phải bầu. Hạ Viện bầu cho ông John Quincy Adams làm tổng thống, cho dù ông không phải là người được nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Tuyệt đối hợp luật pháp và hợp Hiến Pháp, chẳng ai khiếu nại.

Nếu bây giờ đi đến t́nh trạng quốc hội bầu th́ coi như CH tương đối có nhiều hy vọng thắng hơn v́ hiện nay CH đang nắm đa số tại cả hai viện quốc hội. Sau cuộc bầu tháng Mười Một, có nhiều hy vọng CH vẫn tiếp tục nắm đa số tại Hạ Viện và như vậy tổng thống sẽ là người của CH. Thượng Viện hy vọng cũng vẫn sẽ nằm trong tay các thượng nghị sĩ CH, do đó phó tổng thống cũng sẽ là CH luôn. Cho dù DC chiếm lại được đa số tại Thượng Viện, th́ cùng lắm DC sẽ chỉ bầu được ông Phó thôi.

Đó là nói chuyện lư thuyết. Trên thực tế, giải pháp này có hy vọng thành công không?

Trước tiên phải nhắc lại, bầu tổng thống không phải là bầu trực tiếp và thắng cử không cần phải được đa số phiếu cử tri cả nước đi bầu, mà là do kết quả bầu cử của các tiểu bang. Như cột báo này đă bàn, đại khái, hiện nay có 19 bang theo DC, 22 theo CH, và 9 xôi đậu có thể ngả qua bất cứ bên nào (các con số có thể chênh lệch đôi chút tùy cơ quan thăm ḍ).

Cả bà Hillary lẫn ông Trump đều cần thắng tại những tiểu bang xôi đậu này mới đắc cử. Từ đó, sách lược thắng cử của một ứng viên độc lập sẽ rất giản dị, thắng tại những tiểu bang xôi đậu, khiến cho cả hai ứng viên chính không đủ túc số, để quốc hội bầu và cả hai nhân vật chính sẽ bị loại. Quốc hội nếu do CH nắm đa số chắc chắn sẽ không bầu cho bà Hillary mà cũng chẳng bầu cho ông Trump luôn, bầu ai cũng đều tốt hơn hai người này.

Một hay hai ứng viên độc lập chỉ cần chia nhau thắng cử tại vài tiểu bang xôi đậu lớn nhất, Ohio, Florida, North Carolina, Wisconsin, và Virginia (thêm được Colorado và Nevada th́ càng chắc ăn) là sẽ chẳng có ai đủ 270 phiếu.

Nói cách khác, ứng viên độc lập chỉ cần tập trung tranh cử tại 5-6 tiểu bang xôi đậu nêu trên, không cần ḍm ngó tới các tiểu bang khác. Dĩ nhiên nếu có phương tiện tài chánh, nhân sự, tổ chức, và hậu thuẫn cá nhân để thắng thêm vài tiểu bang khác th́ càng tốt.

Đi đến chuyện cụ thể, ai có thể là ứng viên thứ ba, thứ tư?

Bên DC th́ hiển nhiên chỉ có thể là cụ Sanders. Kịch bản cụ Sanders ra th́ bảo đảm đảng DC sẽ tự diệt v́ chia phiếu DC, hoặc là ứng viên CH sẽ thắng ngay, hoặc là đưa cho Hạ Viện dưới sự kiểm soát của CH quyền bầu tổng thống. Điều đáng nói là cụ Sanders chẳng sợ ǵ kịch bản này v́ ông thấy bà Hillary và ông Trump đều nguy hại như nhau.

Bên phía CH, các chiến lược gia có nhiều ư kiến:

1. Những bộ mặt mới, sạch sẽ, hấp dẫn có thể là biểu tượng tương lai như nghị sĩ Ben Sasse của Nebraska, hay thống đốc Nikky Haley của South Carolina. Nhưng vấn đề là chẳng ai biết đến họ, và bây giờ quá muộn để cử tri biết và bầu cho họ;

2. Những chính khách uy tín, được biết nhiều rồi, khỏi cần giới thiệu lại, như thống đốc Mitt Romney, chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan. Nhưng cũng có vấn đề v́ họ là những người đă thua cuộc trước đây rồi. CH hết người, phải bưng mấy ông đă thi rớt trở ra làm quan sao?

3. Một nhóm có ư định đưa ông David French, một nhà báo bảo thủ ra. Ông này ra bảo đảm sẽ được phiếu của vợ và con, ngoài ra th́ không ai biết ông này là ai hết.

Dẫn đến ư kiến đưa ra liên danh thống đốc Ohio John Kasich và nghị sĩ Florida Marco Rubio! Cả hai đều được dân Mỹ biết nhiều qua cuộc tranh cử vừa qua. Họ thua thật, nhưng là thua cái ông mỵ dân Trump mà mọi người muốn loại. Liên danh hai ông này sẽ có rất nhiều lợi điểm:

hai ông này có thể dành được thắng lợi tại hai tiểu bang xôi đậu lớn nhất là Ohio và Florida; có nhiều hy vọng sẽ thắng tại Virginia, và gặm nhấm bớt vài tiểu bang kỹ nghệ hàng xóm của Ohio như Wisconsin, Michigan và Pennsylvania; ông Rubio với chủ trương cởi mở trong vấn đề di dân lậu, có thể thành công tại Colorado và Nevada là nơi có nhiều cử tri di dân gốc La-tinh như ông Rubio, cho dù ông Rubio gốc Cuba trong khi di dân đa số là gốc Mễ, và hai bên không ưa ǵ nhau; liên danh cứu nguy này có nhiều hy vọng được hậu thuẫn tài chánh mạnh của các tài phiệt bảo thủ chống bà Hillary mà lại không tin tưởng ông Trump.

Chỉ cần thắng bấy nhiêu đó cũng đủ cản đường cả hai ứng viên chính, để quốc hội do CH kiểm soát bầu. Và điểm quan trọng là hai ông Kasich và Rubio đều được nhiều hậu thuẫn trong quốc hội, có nhiều hy vọng hai người sẽ thắng cử tại đây, và CH sẽ đi vào thời "huy hoàng", cả nước tránh được tai họa Hillary và Trump.

Nghe th́ có vẻ hấp dẫn, nhưng thực hiện được hay không và với những hậu quả như thế nào th́ là chuyện khác.

Giải pháp này bảo đảm cả hai người, bà Hillary cũng như ông Trump, sẽ không ngồi yên chống mắt nh́n và đợi ngày bị đuổi về vườn. Họ sẽ quậy tung trời, nhất là ông Trump, sẽ tố cáo lănh đạo CH "ăn cướp cơm chim", bầu bán có thể hợp lệ nhưng chắc chắn không chính danh, phản dân chủ v́ tiếng nói của người dân không được tôn trọng, mánh mung hậu trường giữa các trưởng lăo bẩy tám túi của CH mà thiên hạ đang quá chán ngán,...

Nói tóm lại, giải pháp người hùng Zorro Kasich -hay một vị bảo thủ nào khác- bay ra cứu nguy đảng CH, thậm chí đưa đến thắng lợi cuối cùng cho CH, trên nguyên tắc và lư thuyết, có thể là giải pháp hoàn hảo nhất, có lợi cho đất nước nhất v́ tránh được hai mối hoạ lớn là Hillary và Trump, nhưng chỉ sợ trên thực tế chính trị, có thể sẽ tạo ra đại loạn, dân chúng xuống đường biểu t́nh chống đối, các chính khách đánh đấm nhau túi bụi, không có chuyện hợp tác ǵ với ai nữa, và cả nước đi vào bế tắc.

Quư độc giả có thể nhận thấy giải pháp này có tính cách giả tưởng, chỉ để ta có thể hiểu rơ chính trị Mỹ hơn thôi, chứ thực tế khó thực hiện tuy không ai biết ǵ hết trong t́nh trạng hiện hữu. Chưa kể đến việc giải pháp này hao hao giống mô thức XHCN, đảng cử rồi đảng bầu luôn cho tiện.

Ngoài ra, c̣n kịch bản khác nữa. Biết đâu chừng cái bản đồ cổ điển 19 tiểu bang theo DC, 22 theo CH và 9 xôi đậu sẽ bị ông Trump xé nát, vẽ lại toàn diện? Có thể thái độ kỳ thị của ông sẽ khiến CH mất những tiểu bang lớn miền nam như South Carolina, Georgia, nơi có dân thiểu số da đen rất đông? Có thể những tiểu bang xôi đậu miền tây như Nevada và Colorado sẽ chạy tuốt luốt qua DC nhờ số dân gốc La-tinh rất lớn chống ông Trump?

Ngược lại, cũng có thể ông Trump sẽ lôi cuốn được giới thợ thuyền của các tiểu bang kỹ nghệ lớn quanh Đại Hồ về phía CH? Thăm ḍ mới nhất cho thấy ông Trump dễ dàng thắng bà Hillary tại Ohio và ngang ngửa với bà tại Pennsylvania. Trả lời những câu hỏi về nhu cầu đoàn kết đảng CH, ông Trump nói thẳng thừng ông không thấy cần thiết v́ ông sẽ đủ khả năng thu hút hàng triệu cử tri DC thay thế số phiếu CH ông có thể mất, ư ông muốn nói nhờ khối thợ thuyền này.

Nếu ông chuyển được khối lao động qua phía CH, th́ quả là ông đă vẽ lại bản đồ chính trị Mỹ và ông sẽ hiên ngang bước vào Toà Bạch Ốc đầu năm tới. Ai buồn có quyền ôm gối khóc.

C̣n một kịch bản khác mà ít ai nói tới: bà Hillary bị FBI truy tố, phải rút lui. Cựu chủ tịch Hạ Viện John Boehner cho biết "ông sẽ không ngạc nhiên nếu bà Hillary phải rút lui". Có khi nào ông này đă biết tin ǵ từ trong hậu trường? Nếu FBI kết luận là bà Hillary phạm tội th́ hiển nhiên, công bố kết quả càng muộn th́ DC càng khó đỡ. Cấp lănh đạo DC không thể nào chấp nhận cụ xă nghiă Sanders ra đại diện, do đó nhiều triển vọng đảng DC sẽ phải hấp tấp bưng cụ Phó Joe Biden hay bà thượng nghị sĩ cấp tiến Elizabeth Warren của Massachusetts, hay cả hai, ra thay thế. Đây cũng chính là kịch bản nhiều ông bà DC đang kín đáo mơ ước.

Cuộc bầu tổng thống năm nay đúng là quái lạ. Cử tri cả hai đảng đều đưa ra ứng viên đáng ghét nhất và lănh đạo cả hai đảng đều công khai (CH) hay âm thầm (DC) cầu mong có thể thay được hai ứng viên đó. Và cuối cùng chưa chắc sẽ là ông Trump đối đầu bà Hillary, mà biết đâu sẽ là... ông Kasich đấu với ông Biden? Hay ông Ryan với bà Warren? Hay hai người nào khác, ai biết được? Thế mới vui! (05-06-16)

(*) Bài viết trước đây ghi sai là phải cần 271 phiếu mới đắc cử, đă được một độc giả sửa sai. Xin đa tạ vị độc giả đó và cáo lỗi quư độc giả khác. TT và PTT do cử tri đoàn bầu trong tháng Chạp rồi kết quả phải được Thượng Viện chính thức biểu quyết xác nhận đầu tháng Giêng. Đương kim phó tổng thống sẽ ra trước Thượng Viện tuyên đọc kết quả chính thức.

Xác nhận cho rơ:

Tuần qua, có một độc giả b́nh luận: "VL nói VL vhi la dich gia, co nghia la chi lam cong viec phien dich bai cua nguoi khac viet, song trong hau het cac bai viet, duong nhu deu la y' cua VL", rồi khuyên tác giả "dau cho VL thich dang CH, thi cung dung da kich dang DC mot cach qua dang" (nguyên văn không dấu).

Tôi chưa hề "nói VL chỉ là dịch giả". Tôi lấy tin tức của truyền thông Mỹ, nhưng không phiên dịch, mà b́nh luận, chia sẻ với độc giả ư kiến chủ quan cá nhân, không có bài nào là "dịch bài của người khác viết". Tất cả mọi bài đều phản ảnh ư kiến chủ quan cá nhân, quư độc giả dĩ nhiên tự do đồng ư hay không đồng ư.

Vũ Linh

 

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: