Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

NẾU KHÔNG HỢP TÁC ĐƯỢC TH̀ ĐỪNG GÂY RỐI, ĐÁNH PHÁ

http://www.chinhnghia.com/hoptachaydanhpha.asp

 

ĐÁNH PHÁ TƯỢNG ĐÀI: VIỆT CỘNG HAY TÂM THẦN?

http://www.chinhnghia.com/phatuongdaivietconghaytam%20than.asp

 

Khó Vừa Ḷng Người

http://www.chinhnghia.com/khovualongnguoi.asp

 

Những Kẻ Đánh Phá Tượng Đài

http://www.chinhnghia.com/nhungkedanhphatuongdai.asp

 

THƯ NGỎ 26/8/2012

http://www.chinhnghia.com/thungo26082012.asp

 

Đoàn Lữ Hành Cứ Đi

http://www.chinhnghia.com/doanluhanhcudi.asp

 

Dốt Mà Lắm Chuyện

http://www.chinhnghia.com/dotconlamchuyen.asp

 

 

Cảm nghĩ về Kư Ức Huỳnh Văn Lang

 

 Tập 2  

 

 Lê Quế Lâm

 

 

 

Ông bà Huỳnh Văn Lang

 

 

 

 Nửa thế kỷ trước, Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến Việt Nam nhằm ngăn chận Trung Cộng thôn tính các nước Đông Nam Á. Đến đầu thập niên 1970, HK đă xây dựng xong ṿng đai bao vây TC. Ngoài Singapore và Mă Lai vốn là thân hữu của HK, các nước trong khu vực như Đại Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Cam Bốt và VNCH đều do các tướng lănh thân HK lănh đạo. Trong bối cảnh đó, cuối tháng Hai năm 1972 Tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, mở đầu việc thiết lập bang giao với TC. Đó là tuần lễ mà TT Nixon tự hào đă làm thay đổi cục diện thế giới, 11 tháng sau, Hiệp định Paris 1973 ra đời. Chiến tranh VN chấm dứt, HK rút lui khỏi ĐNA.

 

Việc CSVN xé bỏ HĐ Paris 1973, cưỡng chiếm MN, đưa cả nước vào quĩ đạo Xă hội chủ nghĩa, sau đó kư Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác với Liên Xô và đưa quân sang Miên lật đổ chế độ Pol Pot, khiến TC nhanh chóng trở thành đồng minh của HK. Hai bên chính thức b́nh thường hóa bang giao từ đầu năm 1979, ngay sau đó lănh tụ TC Đặng Tiểu B́nh đến thăm HK để đáp lại chuyến viếng thăm Hoa Lục của TT Nixon 7 năm trước. Đặng kêu gọi Mỹ, Tây Âu và Nhật hợp tác với TC trong liên minh chống bá quyền LX. Hai thập niên sau chuyến công du Hoa Lục của Nixon, Liên bang Xô Viết và khối CS Đông Âu sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh kéo dài từ sau Thế chiến II.

 

Sau gần 4 thập niên vắng bóng, HK trở lại ĐNÁ, họ coi khu vực Á Châu Thái B́nh Dương là hướng phát triển chủ yếu trong thế kỷ 21. Mục tiêu của HK là tạo sự ổn định để giúp các nước trong khu vực phát triển trong ḥa b́nh. Vấn nạn lớn là tham vọng của TC muốn độc chiếm Biển Đông. ĐNA sẽ lâm vào t́nh trạng bất ổn định, xuất phát từ sự tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Cả hai đều là nhân tố chính trong cuộc chiến VN trước đây. Cuộc chiến này đă kết thúc bằng HĐ Paris 1973, với Điều 1 xác định: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đă công nhận”. C̣n các bên VN “phải triệt để tôn trọng các quyền tự do công dân và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN là thiêng liêng bất khả xâm phạm”. V́ thế, người ta không ngạc nhiên khi thấy HK luôn đ̣i Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng, th́ sự hợp tác chiến lược giữa hai nước mới phát triển được.

 

HK trở lại ĐNA, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày Cựu chiến binh Việt Nam (Vietnam Vetarans Day) 28-5-2012, TT Obama công bố một chiến dịch sâu rộng để làm sáng tỏ cuộc chiến VN. Kế hoạch này đă được Quốc hội Mỹ chấp thuận và sẽ được tiến hành trong suốt 13 năm tới (2012-2025), nhằm t́m hiểu và công bố sự thật lịch sử trong quá tŕnh của Chính phủ Mỹ tiến hành cuộc chiến Việt Nam, đă bị khuất lấp trong suốt gần 50 năm qua.

Nhân dịp này, tôi sẽ có một loạt bài về cuộc chiến của chúng ta, để tôn vinh các chiến sĩ VNCH đă chiến đấu và hy sinh giúp dân tộc được hưởng dân chủ tự do. Điều này được ghi trong HĐ chấm dứt chiến tranh năm 1973, nhưng đến nay đồng bào vẫn chưa hưởng thành quả xương máu này. Dân chủ tự do c̣n để đoàn kết dân tộc phát triển đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ. 

 

Nh́n lại lịch sử hồi nửa thế kỷ trước, tôi vui mừng được biết cuối tháng Sáu vừa qua (2012), ông Huỳnh Văn Lang -một trí thức lăo thành 90 tuổi, xuất bản quyển Kư Ức Huỳnh Văn Lang/Tập 2, viết về thời kỳ Quốc gia Việt Nam độc lập từ 1955 đến tháng Tư 1975. Đây là giai đoạn lịch sử được Trần Bạch Đằng -một cán bộ cộng sản cao cấp ghi nhận như sau: “Sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam tạm chia làm hai miền với hai chính thể khác nhau. Ở Nam vĩ tuyến 17, người Mỹ thay chân người Pháp, chế độ thực dân cũ biến dạng thành chế độ thực dân mới, với tham vọng biến miền Nam Việt Nam thành một tủ kính trưng bày sự phồn vinh và nền tự do kiểu Mỹ ở Đông Nam Á”. (Trần Bạch Đằng, Tổng Luận, Chung Một Bóng Cờ về Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (từ trang 849 đến 871) do NXB Chính trị Quốc Gia, Hànội phát hành năm 1993).

Qua nhận xét trên, đồng bào miền Bắc và các thế hệ sau 1975 có thể hiểu rơ thế nào là “chế độ thực dân mới” của Mỹ. Nó khác thực dân cũ, vơ vét tài nguyên, bốc lột người dân thuộc địa để phục vụ mẫu quốc Pháp. Trái lại, với thực dân mới, HK mang tài nguyên từ chính quốc, viện trợ giúp MNVN phát triển phồn vinh, cùng với ư tưởng dân chủ tự do. Miền Nam VN sẽ tương tự như Tây Đức trước kia hoặc Nam Hàn ngày nay. Cái “tủ kính” mà TBĐ mô tả chính là mô h́nh một nước VNCH phồn vinh, theo chủ nghĩa quốc gia, có tinh thần dân tộc, với thể chế tự do dân chủ. Đó là “thí điểm của nền dân chủ ở Á châu” của HK như lời tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy với “Hội ngựi Mỹ bạn của Việt Nam” hồi tháng 5/1956. Nó đối nghịch với mô h́nh một nước VNDCCH theo chủ nghĩa CS, có tinh thần quốc tế vô sản, với một thể chế độc đảng chuyên chính. Đó là mô h́nh do ông Hồ Chí Minh xây dựng theo khuôn mẫu Liên Xô.

Từ những suy nghĩ trên, tôi kỳ vọng nhiều vào tập Kư Ức Huỳnh Văn Lang sẽ giúp soi sáng lại lịch sử. Tác giả là con một đại điền chủ đạo Thiên Chúa ở Trà Vinh, du học ở HK từ 1950, đến tháng 8/1954 ông được Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm gọi về nưóc, bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Hối Đoái. Ông c̣n là Bí thư Liên Kỳ bộ Đảng Cần Lao, là nhân vật số 2, chỉ đứng sau đảng trưởng Ngô Đ́nh Nhu. Ông là nhân chứng lịch sử, có thế lực lớn dưới thời Đệ nhất Cộng ḥa và một nhà tư bản giàu có lớn trong thời Đệ nhị Cộng ḥa mà ông gọi là giai đoạn “người lính cầm quyền”.

Tôi chưa đọc tập Kư Ức của ông, nhưng có đọc lời Dẫn nhập và Chung kết trên mạng. Tác giả cho biết “Tập sách nầy tôi kính dâng hương hồn Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu. Vô cùng Thương cho người Anh và Tiếc cho người Em! Thượng hưởng”. Do chủ đích trên, b́a cuốn sách là h́nh tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Dưới có ghi tác giả xuất bản và tŕnh bày. B́a trong là h́nh ông Ngô Đ́nh Nhu. Mặt trong của b́a sau là h́nh bà Ngô Đ́nh Nhu. Phía ngoài b́a sau là h́nh tác giả, phía dưới có câu “Cám ơn đời đăi ngộ tôi quá nhiều. Nhưng bây giờ tôi lại thiếu quá lớn, thiếu cả ṿm trời của quê hương”.

Trong phần dẫn nhập, tác giả viết “Rất tiếc, phần nhiều những nhân vật được đề cập trong tập sách nầy đều đă ra người thiên cổ. Rất tiếc hơn nữa, tôi không chấp nhận cái lư “nghĩa tử là nghĩa tận”, tôi nghĩ “hùm chết để da, người ta chết để tiếng” đúng hơn và thực tế hơn. Có tiếng xấu cũng như có tiếng tốt, tiếng nào cũng là bài học để lại cho người sau: tiếng tốt để noi theo và tiếng xấu để tránh đi. Sau hết, khi viết những trang nầy, tôi đụng chạm với đời và đụng chạm đến người rất nhiều, nhưng tôi cố tôn trọng một nguyên tắc dân chủ: tôi có quyền phê b́nh, chỉ trích...nhưng tôi không giành quyền luận tội, v́ là quyền của quốc dân; tôi cũng không giành quyền kết tội, v́ là nhiệm vụ của lịch sử”. Đây là chủ đích thứ hai của tác giả, phê b́nh chỉ trích những tướng lănh đă đảo chánh thần tượng của ông, lật đổ Đệ nhất Cộng ḥa (đă đăi ngộ ông quá nhiều), thành lập chế độ người lính cai trị, làm mất nước (nên bây giờ ông thiếu cả ṿm trời của quê hương).

Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh trong bài điểm sách “Đọc kư ức Huỳnh Văn Lang Tập 2” đă viết: “Trong Kư Ức tập 2, tác giả đă phê b́nh rất nhiều nhân vật lịch sử. Như mượn lời phê b́nh của tác giả Nguyễn Hoàng Lưu (bút hiệu của người một thời gian vài năm làm Phụ tá cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là ông ông Nguyễn Văn Ngân) viết về TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm:

 “Những người lănh đạo sau này không có tư cách như bà Nhu. Tổng thống Thiệu gửi con trai c̣n nhỏ đi học tại các trường tư thục thuộc loại đắt tiền nhất ở Thụy Sĩ, Anh. Con rể Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đều thuộc thành phần trốn quân dịch sống phe phởn bằng tiền của cha mẹ vợ, vơ vét trên xương máu của nhân dân.Kể từ khi bắt đầu cầm quyền các ông Thiệu, Khiêm đă lo vơ vét tích lũy tài sản, tẩu tán ra ngoại quốc đề pḥng lúc hữu sự...

Năm 1973, ông Thiệu là Trung tướng, Tổng thống, Tổng Tư lệnh Quân đội. Ông Khiêm là Đại tướng, Thủ tướng, Tổng trưởng Quốc pḥng, Nội vụ. Ông Thiệu giữ chức lănh đạo quốc gia 10 năm. Ông Khiêm làm thủ tướng lâu nhứt 1969-1975. Hai ông đă đào thoát ngày 25/4/1975 bằng máy bay Mỹ. Trong trận đánh 55 ngày cuối cùng trong khi CS Bắc Việt dốc toàn lực th́ các ông Thiệu Khiêm nằm bẹp ở Sàig̣n phó mặc cho các tư lệnh địa phương thi hành mệnh lệnh triệt thoái, không đi thăm mặt trận, không đôn đốc, không kiểm soát, quân đội tự động tan vỡ v́ không có lănh đạo, gần như không có một trận nào xảy ra ngoại trừ trận Xuân Lộc do sự kiên quyết của các sĩ quan chỉ huy tại mặt trận trong khi súng đạn c̣n, nhân tài vật lực chưa được vận dụng. Không quân và Hải quân c̣n làm chủ trên không và trên biển. Bộ Tổng Tham mưu với gần trăm tướng lănh bị đặt vào t́nh trạng bất khiển dụng.

Một trong những mẫu số chung của đa số các tướng lănh là gái và tiền -từ Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Đỗ Cao Trí, Tôn Thất Đính, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Hữu Có, Đặng Văn Quang...

Sau đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 không c̣n sự kiềm chế và kiểm soát, đám “tướng lănh hội đồng cách mạng” ăn chơi trác táng thâu đêm...các nữ sinh viên Phật tử hiến thân cho các anh hùng cách mạng, các bà phụ nữ liên đới đem thân xác chuộc. Gian dâm vợ người, tống tiền của, đoạt tài sản không bị xem là tội ác. Sau vụ đoạt quyền 1/11/1963 ông Thiệu đă nói: “quân đội làm (đảo chánh) th́ quân đội hưởng”. (Nguyễn Mạnh Trinh, Đọc kư ức Huỳnh Văn Lang tập 2, Việt Luận Úc châu số 2667 Thứ sáu 13-7-2012.).

 

 

Nhà văn Giao Chỉ (bút hiệu của cựu Đại tá Vũ Văn Lộc) trong bài “Thôi đành phụ nhau! viết về tác phẩm Kư Ức của Huỳng Văn Lang” đă nhận xét: “Theo tôi nghĩ, lời cảm ơn đời của tác giả, hết sức chân thật. Đọc về cuộc đời tác giả, có thể lời cảm ơn chưa đủ. Sẽ không bao giờ đủ. Bởi v́ thực ra quê hương VN đă đăi ngộ ông nhiều hơn tất cả mọi người, trong mọi thời đại. Đời ông không c̣n ǵ để phàn nàn. Nhưng bác vẫn phàn nàn bằng cả một cuốn sách”. Tôi xin trích một vài đoạn trong bài viết của Giao Chỉ về tác giả HVL:

“Ông là tay chơi của xứ Nam Kỳ. Từ đá cá thia lia đến săn cọp. Ông là khai quốc công thần của Đệ Nhất Cộng ḥa. Ông là người số 2 của Đảng Cần Lao. Chỉ đứng sau số 1 Ngô Đ́nh Nhu. Ông là người hưởng bổng lộc hợp pháp nhiều nhất của Đệ nhất Cộng ḥa... Ông thành hôn với giai nhân Bắc hà, con gái của nhà hàng vàng danh tiếng Đức Âm. Ông là sinh viên du học Mỹ được thủ tướng Diệm triệu hồi đích danh về giúp nước. Nhưng trong kỳ đảo chánh tổng thống Diệm, chính ông cũng lại là người sẳn sàng hợp tác với Đại tướng Khiêm để hy vọng thực hiện giải pháp giữ lại TT Diệm và loại bỏ ông Nhu. Nhưng tướng lănh lúc đó xét ra không cần và không tin nên đă bỏ rơi ông Huỳnh Văn Lang và cả Phạm ngọc Thảo. Kết quả đảo chánh thành công, hai anh em ông Diệm bị giết. Người bạn gần như đồng chí của ông Huỳnh Văn Lang là Phạm ngọc Thảo bị giết. Riêng ông Lang bị bắt ra ṭa và sau cùng được trả tự do. Trước sau ông bị tù chưa dến hai năm. Tài sản bị mất khá nhiều, nhưng cũng c̣n lại khá nhiều v́ dưới tên của bà Đức Âm là mẹ vợ.

 

Sau khi ra tù, lúc đó là thời kỳ nhiễu nhương giữa hai nền Cộng ḥa. Đệ nhất đă cáo chung và Đệ nhị chưa chính thức ra đời. Cuộc đời của tác giả HVL chuyển qua giai đoạn làm ăn và trở thành phú gia địch quốc. Tác giả đă liệt kê và mô tả chi tiết công việc làm ăn thành công với 4 tổ chức vĩ đại. Hoà Phong Công ty nhập cảng hàng trăm ngàn xe gắn máy Honda, rồi mở Đại Á Ngân hàng qua Công ty Đông Phương. Một lănh vực khác rất mới mẽ với thị trường thương mại VN là Công ty Bảo hiểm và tái bảo hiểm Phượng Hoàng. Sau cùng là Hoa Phượng Export mà tác giả tự nhận là một trong hai tội lớn của con người. Thứ nhất là phá sơn lâm và thứ hai là đâm hà bá. Công ty Hoa Phượng là nổ lực phá rừng xuất cảng gỗ trên toàn vùng Cao nguyên Darlac, Lâm Đồng, Ban Mê Thuộc, Quảng Đức, Kontum, Pleiku”.

 

Ông Giao Chỉ nhắc lại lời ông Huỳnh Văn Lang: “Người anh phụ tôi, cất chức viện Hối Đoái mà không cho tôi biết. Người em giải tán kỳ bộ Cần Lao của tôi mà không có lư do chính đáng. Người ta phụ tôi nhưng tôi không phụ người. Tôi thương cho người anh và tiếc cho người em”. Và nhận xét “Rơ ràng ghi nhận tác phẩm là trải tấm ḷng của tác giả với Đệ nhất Cộng Ḥa. Người phụ ta chớ ta không phụ người và đồng thời cũng lên án mạnh mẽ phe tướng lănh chủ trương đảo chánh nhà Ngô”. Trong buổi ra mắt sách tại Vivo San Jose vào chiều Chúa Nhật (31/6/2012), trong phần giới thiệu tác phẩm, nhà văn Diệu Tần “có nêu lên các nhận định của bác HVL về Đệ nhất và Đệ nhị Cộng ḥa. Đặc biệt các đoạn tác giả lên án hoặc nhắc lại các lời phê phán về tướng lănh trong vụ đảo chánh. Những lời phê phán hết sức nặng nề. Một đoạn ghi rơ nhất khi tác giả nhắc lại ư kiến của Phạm Ngọc Thảo và cho rằng Đại tá quân báo Connor cũng ghi nhận như vậy. Nguyên văn như sau: ‘Minh là đại ca đại ngu. Đôn là thằng đểu. Đính là thằng dốt. Đỗ Mậu gian, Kim là điếm chính trị, Oai là thằng hèn, Xuân là tên đại ác...’.Trong suốt tác phẩm, tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần các tướng lănh cầm quyền ngu, dốt, gái, tiền”.

Ông Giao Chỉ cho biết thêm “khi cuốn Kư Úc tập 1 xuất bản, bác Lang có nhờ chúng tôi đọc và góp ư. V́ chỉ đơn thuần là cuộc đời của một thanh niên miền Nam mới trưởng thành. Đọc rất thú vị nên tôi có bài viết gọi là tán thưởng. Lần này tác giả muốn chúng tôi đọc và cho ư kiến chân thực. Ban tổ chức cũng mời anh em tham dự và thỏa hiệp xin cứ phê b́nh tự nhiên. Thôi đành phụ nhau: rất tiếc là chúng tôi đă phụ ḷng của tác giả và nhà tổ chức khi góp ư kiến trên diễn đàn quá thẳng thắn như sau:

“Tôi buồn nhiều hơn vui khi đọc tác phẩm nầy. Ư kiến phê phán tác giả và tác phẩm th́ khá nhiều nhưng v́ hết sức tôn trọng tuổi tác và khí phách của bác Lang qua t́nh thân hữu nên chỉ tŕnh bày giới hạn. Người xưa nói rằng. Dân thế nào th́ vua thế ấy. Quân ra sao th́ tướng như vậy. Tướng lănh của chúng tôi mà xấu xa tệ hại như thế, th́ thuộc cấp c̣n ra làm sao. Dù rằng thực ra, nằm trong chăn chúng tôi biết chăn có rận. Trải qua bao năm quân ngũ, trực tiếp dưới quyền các tướng lănh như thế, làm sao tôi không biết là các niên trưởng của tôi có những sai lầm tệ hại. Nhưng ngày nay rơ ràng v́ thù hận mà tác giả lên án nặng nề. Thử hỏi, hàng cấp dưới chúng tôi, ai chả đau ḷng. Nghĩ đi nghĩ lại, các vị tướng mà bác Lang nhắc đến tên từ Dương Văn Minh, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn, Trần Tử Oai, Mai hữu Xuân, Lê Văm Kim xem ra đều dốt và hèn. Nhưng các vị niên trưởng khác của chúng tôi lên tướng đợt sau nhưng cũng có lúc vẫn vừa dốt lại vừa hèn. Ngay như thân phận anh em cùng khóa chúng tôi, có người chưa tốt nghiệp trung học mà đă ra trường sĩ quan. Nào có cơ hội học hành ǵ đâu mà tránh được bản án dốt nát. Sau này trải qua 21 năm chinh chiến, chuyện tứ đổ tường trong chúng tôi, anh nào cũng có lúc ra vào thông thả...

V́ vậy nghe bác chửi thượng cấp, làm sao lại không đau ḷng. Lại xin có lời thưa rằng, xem lại các thượng cấp dốt nát mà bác chê bai chửi bới th́ trăm phần trăm là do tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tin cậy, với sự cố vấn hết sức tinh tế của ông Ngô Đ́nh Nhu. Rồi mới thăng cấp và bổ nhiệm. Làm sao các ngài lại để ra cớ sự như vậy. Lính tráng và các sĩ quan cấp dưới chúng tôi đâu có bầu ra tướng lănh.

Bác từng là đệ nhất công thần của chế độ, ngày xưa khi vua bị giết, quan đại thần phải chết theo. Nay bác chỉ bị tạm giữ, xem mấy ông tướng vẫn c̣n sợ nhân vật Cần Lao số 2 của chế độ. Lại nói về Cần Lao, xin báo cáo bác rơ dù muộn màng gần 50 năm, là ở cấp dưới chúng tôi đă khổ v́ mấy ông Cần Lao biết chừng nào.

Vấn nạn kế theo là trong giai đoạn người lính cai trị kéo dài suốt Đệ nhị Cộng ḥa. Lính là tổng thống, là thủ tướng, tỉnh trưởng và quận trưởng. Đó lại là giai đoạn mà tác giả làm giàu. Làm giàu trong chiến tranh. Thời Đệ nhất Cộng ḥa, tác giả tiền dư bạc thừa v́ hưởng quyền lợi hợp pháp qua tiền thưởng trên công vụ điều tra sai lầm hối đoái. Quả thực không một người lính tham nhũng nào được hưởng quyền lợi nhiều hơn những phần thưởng hợp pháp như thế. Đó chính là nguồn gốc của bất công. Cho đến năm 1975 lương của cá nhân tôi cấp đại tá cũng chỉ có năm, sáu chục ngàn tương đương với 50 mỹ kim một tháng. Suốt đời đi lính, cho đến năm 1975 tôi chưa có dịp cầm trong tay tờ 100 mỹ kim. Và tôi biết rằng các anh em khác c̣n khốn nạn hơn nhiều. V́ vậy tôi cho rằng giàu có trong chiến tranh là một tội lỗi. Xem ra suốt cuộc đời thành công và tung hoành ngang dọc. Tác giả dù sống trong ḷng đất nước, nhưng vẫn không biết lính tráng chúng tôi đă khổ biết chừng nào. V́ vậy nên không cách chi giải thích được khi bác đổ tội cho người lính cầm quyền, người lính cai trị”.

 

Tuy nhiên, sau cùng độc giả nên t́m đọc tác phẩm của tác giả Huỳnh Văn Lang. Giá trị của tác phẩm là hết sức chân thật, thẳng thắng, hết sức chủ quan, không ṿng vo khách sáo. Đa số các nhân vật đều bị đả kích. Ngay cả các nhân vật tác giả hết ḷng kính trọng cũng có dịp phơi bày những yếu kém sai lầm. Tuy nhiên độc giả cần có một máy lọc để tự ḿnh thẩm định. Tác phẩm này về chất lượng rất phong phú, tha hồ cho máy lọc làm việc”. (Dankeu.com/.../giao-chi-vu-van-loc-ma-ly-tuong-lanh hoặc Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Thôi đành phụ nhau! viết về tác phẩm Kư Ức Huỳnh Văn Lang, Báo Văn Nghệ Úc Châu Thứ Năm ngày 9 tháng 8 năm 2012).

 

 

Lê Quế Lâm

 

 


 

 

 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: