1. Kim Âu

  2. Mapquest

  3. Thời Thế

  4. Chính Nghĩa Là Của Chúng Ta

  5. Nợ Núi Sông

  6. Ta Về Giữa Độ Tàn Thu

  7. Nửa Đêm Nghe Hồn Sử Gọi

  8. Tiếng Nói Công Lư

  9. Vietnamese Commandos

  10. History of Viet Commandos

  11. Compensation Commission

  12. President Unit Citation

  13. Son Tay Raid

  14. Gian Đảng Phở Ḅ

  15. Băng Đảng Việt Tân

  16. Thiên Cổ Tội Nhân

  17. Vàng Rơi Không Tiếc

  18. Câu Chuyện Về Một Đứa Trẻ

  19. Chiến Khu Ma

  20. Đỗ Hùng

  21. Đỗ Văn Phúc

  22. Đinh Lâm Thanh

  23. Nguyễn Mạnh Trinh

  24. Phùng Ngọc Sa

  25. Nguyễn văn Chức

  26. Nam Nhân

  27. Hoàng Đạo Thế Kiệt

  28. Nguyễn Đạt Thịnh

  29. Phạm Thanh Phương

  30. Trương Minh Ḥa

  31. Tân Dân

  32. Trần Thanh

  33. Hoàng Duy Hùng

  34. Dương Như Nguyện

  35. Đinh Thạch Bích

  36. Hoàng Hải Thủy

  37. Trần Kiêm Đoàn

  38. Đỗ Hoàng Gia

  39. Trúc Đông Quân

  40. Nguyễn Mạnh Quang

  41. Nửa Ngày Lao Tù

  42. Đọc "Tôi Phải Sống"

  43. Kiêm Ái

  44. Lăo Móc

  45. Trần Xuân Ninh, Houston

  46. Nguyễn Đ́nh Sài Tố Cáo

  47. Hồng Y Sepe

  48. Liên  Minh Thần Thánh

  49. Quan Niệm Chính Thống

  50. Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn

  51. Khái Niệm Về Số Trong Dịch

  52. Con Người Vô Dụng

  53. State of Denial

 

 

 

 HY PHẠM MINH MẪN NGỤY BIỆN: OAN THỊ KÍNH

Ngày 4/07/2008 -

MẶC GIAO

 

 

Người Việt Nam “tiền cộng sản” không mấy ai mà không biết truyện Thị Kính, Thị Mầu. Thị Kính giả trai đi tu chùa (chắc để tránh sexual harassment), sớm kinh tối kệ rất ngoan hiền. Thị Mầu lẳng lơ nên đeo thúng trước bụng. Bị làng tra hỏi tác giả của cái thúng, Thị Mầu khai đại là chú tiểu Kính. Đến ngày khai hoa nở nhụy, Thị Mầu vác trẻ sơ sinh đến chùa “trả” cho chú Kính. Chú Kính không nói một lời, ẵm trẻ vô chùa nuôi nấng. Khi chú Kính lià trần, lúc tẩm liệm, người ta mới biết chú Kính là phụ nữ. Từ đó tục ngữ Việt Nam ta mới có câu “Oan Thị Kính”.

Giới trẻ Công Giáo Việt Nam hải ngoại chưa đi dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 ở Sydney, Úc, đă bị mắc oan Thị Kính rồi. Họ bị tiên thiên kết án là “làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN” nếu họ vác cờ vàng ba sọc đỏ đến Sydney. Trong “Tiếng Vọng Gioan Baotixita” tháng 4, 2008, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn gửi một thư ngỏ cho 3 vị giám mục trong nước (chắc là 3 vị sẽ hướng dẫn phái đoàn từ VN), nhưng chủ tâm là phổ biến ra nước ngoài. Nội dung thư ngỏ cho biết Ngài rất bận công tác mục vụ di dân, nhưng nể t́nh Đức Hồng Y G. Pell năn nỉ, Ngài sẽ đi dự Đại Hội Giới Trẻ ở Sydney vào mùa hè này. V́ thế Ngài mới lo ngại bọn trẻ VN hải ngoại, như những lần trước ở Pháp, Canada, Đức, lại vác cờ vàng ba sọc đỏ đến đại hội, sẽ làm tắc nghẽn sự hiệp thông với những người trẻ đến từ VN. Tội cho bọn trẻ hải ngoại qúa Đức Ngài ơi! Tụi nó chắt bóp dành từng xu để đi hiệp thông với giới trẻ thế giới và để hâm nóng đức tin. Tụi nó có muốn ngăn chặn hiệp thông với ai đâu? Tụi nó có muốn đem cờ quốc gia đi đấu với cờ cộng sản đâu? Mỗi phái đoàn đều có lá cờ biểu tượng của ḿnh. Phái đoàn từ VN sang cứ việc trưng cờ đỏ sao vàng. Nếu không muốn hay không dám trưng là quyền của họ. Chẳng lẽ v́ thế mà bắt phái đoàn VN hải ngoại phải đi chân tay không để nhập đoàn hay sao? Họ cũng có lá cờ riêng của họ chứ. Cả thế giới (trừ chính phủ cộng sản VN) chẳng ai phiền ḷng về việc trưng lá cờ này, cớ chi Đức Ngài phải thắc mắc qúa thể như vậy? Nếu muốn cho giới trẻ trong và ngoài nước gặp nhau để t́m hiệp thông và cùng cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ, các vị giám mục và linh mục hướng đẫn có thiếu ǵ cách khôn ngoan để thực hiện việc này. Tuổi trẻ vốn ham vui, thích kết đoàn, gặp nhau là sáp lại ngay. Chính người lớn làm cho tụi trẻ e ngại, nghi ngờ nhau. Người lớn mới hay đặt vấn đề v́ lập trường khác biệt, v́ “ăn cây nào rào cây nấy”, v́ bị áp lực, v́ sợ bị kết án mất lập trường, nên mới đè đầu lũ trẻ mà đổ tội cho chúng.

Đức Hồng Y c̣n dậy thêm: “Người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc mặc áo rách, vẫn là người mẹ đă dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đă để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá”. Đức Ngài ơi! Người mẹ với cái áo là hai chuyện khác nhau. Thằng con thích áo mẹ mầu đỏ có thể kết án thằng con thích áo mẹ mầu vàng là bất hiếu được không? Chưa chắc thằng nào yêu mẹ hơn thằng nào. Yêu mẹ v́ mẹ là mẹ chứ không phải v́ mầu áo của mẹ hoặc áo mẹ lành hay rách. Nếu mỗi thằng khăng khăng đ̣i mặc một mầu áo khác cho mẹ là gia đ́nh có vấn đề. Hăy t́m phương cứu chữa tận căn bản. Giảng luân lư xuông không giải quyết được ǵ.

 

Đức Hồng Y thuyết thêm rằng Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghiă thế trần, dù tư bản, cộng sản hay quốc gia, v́ những chủ nghiă tạo nên sự đối kháng và loại trừ nhau trong ḷng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ. Mọi người là con một Cha, anh em chung một nhà, t́nh huynh đệ giữa đồng bào có thể phát huy trên cơ sở một sắc tộc và một nền văn hóa dân tộc. Cuối cùng, Đức Hồng Y cầu chúc và cầu xin cho sự thành công của Đại Hội, của tinh thần hiệp thông liên đới huynh đệ.

Thưa đúng như vậy. Giáo Hội không dựa vào chủ nghiă nào. Nhưng Giáo Hội được sống trong chủ nghiă quốc gia có đỡ khổ hơn sống trong chủ nghiă cộng sản không? Tại sao Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị lại phải giúp dân Ba Lan thay đổi chế độ nhỉ? Giáo Hội gặp chủ nghiă nào cũng phải sống với chủ nghiă đó, nhưng không thể sống theo kiểu đồng lơa với chủ nghiă bằng cách im lặng trước những tội ác và bất công. Giáo Hội phải sống v́ con người. C̣n nói đến t́nh huynh đệ, anh em một nhà, con một Cha, cùng gịng giống, cùng văn hóa, th́ điệp khúc này đă được ca hơi nhiều. Người Việt ở nước ngoài không thiếu những t́nh cảm này. Họ yêu anh em đồng bào ở trong nước “hết ḷng, hết sức, hết trí khôn”. Chẳng vậy mà hàng năm họ gửi về cho anh em gần chục tỷ đô la, mỗi khi thấy anh em bị ăn hiếp là họ chạy đôn chạy đáo, bớ làng bớ xóm để hô thiên hạ đến cứu anh em. Họ chỉ chống những người làm khổ anh em thôi.

Kẻ viết bài này ở gần bọn trẻ hải ngoại khá lâu, nên cũng hiểu kha khá tâm lư của bọn chúng. Vậy xin mách Đức Ngài một kế mọn để thuyết phục tụi nó. Ngài cứ nói nhỏ với tụi nó thế này: “Các con ơi! Các con có thương cha th́ đừng vác cờ vàng ba sọc đỏ chụp h́nh chung với cha. Thú thiệt với các con là việc này sẽ gây rầy rà cho cha lắm”. Ngài ca vọng cổ như thế chắc chắn tụi nó sẽ mủi ḷng v́ cho rằng Ngài nói thiệt. C̣n cứ rào đón, chặn trước chặn sau, khi này khi khác là tụi nó không chịu đâu. Tụi nó đă qúa ớn cái tṛ này của cộng sản rồi. Tụi nó đă thuộc nằm ḷng câu ca dao mới:

 

Khi Thị Kính, khi Thị Mầu

Váy dài, váy ngắn, biết đâu mà lần

6/08. 7/08. 8/08. 9/08. 10/08. 11/08. 12/08