vuan

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồi Giáo sẽ nắm chính quyền ở Bắc Phi ?

 

Nhữ Đ́nh Hùng

 

 

 

 

 

 

Tại Tunisie,hồi-giáo đă cho thấy sự thắng thế của họ qua phong trào hồi giáo Ennahda trong cuộc bầu cử lập hiến.Thắng lợi nay đă làm tăng uy thế cho phe hồi giáo tại Maroc,đảng công lư và phát triển (Parti de la justice et développement=PJD),và đảng này đă chiếm được đa số trong kỳ bầu cử quốc hội vừa qua tại Maroc.Trong ngày thứ hai 28 tháng 11,tại Ai Cập,các cử tri sẽ đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội trong một khung cảnh khủng hoảng về chánh trị có thể nói là nặng nề giữa một bên là giới lănh đạo xuất thân từ quân đội và một bên là khối lực lượng quần chúng tiếp tục bày tỏ sự phản đối chánh quyền xuất thân từ quân đội của chế độ cũ.Mặc dù nhóm huynh đệ hồi giáo không lên tiếng v́ đang bắt tay với quân đội để chia xẻ quyền hành,người ta e rằng sẽ cùng một tấn tuồng sẽ được diễn ra ở Ai Cập,đó là sự thắng lợi của nhóm huynh đệ hồi giáo.(Nhóm huynh đệ hồi giáo nói là họ đă chiếm được đa số trong hai ngày bầu cử thứ hai 28.11 và thứ ba 29.11.Kết quả chính thức sẽ được loan báo trong ngày thứ năm.Ngoài ra,cuộc bầu cử ở địa phương sẽ được tiếp diễn cho đến hạ tuần tháng ba 2012.Thắng lợi của nhóm huynh đệ hồi giáo đáng được quan tâm v́ đảng này cũng bị cấm hoạt động ở Ai Cập dưới thời tổng thống Moubarak)Sự thắng thế của nhóm hồi giáo ở Libye cũng có thể nhận ra qua việc chánh quyền CNT tuyên bố sẽ áp dụng luật lệ hồi giáo 'charia' và nhóm huynh đệ hồi giáo đă lần đầu tiên chánh thức nhóm họp ở Libye sau 25 vắng bóng!

 

Trong vùng Maghreb,ngày nay chỉ c̣n Algérie và Mauritanie là c̣n ở ngoài ṿng ảnh hưởng của phong trào hồi giáo.Nhưng đây có thể chỉ là t́nh trạng tạm thời.

 

Hiện nay,phong trào hồi giáo ở các nước Bắc Phi không khoác nhăn hiệu 'cực đoan',không chủ trương 'thánh chiến' như sau cuộc khủng bố ngày 11.09.2001 và nhất là ngày nay,người lănh đạo có sức lôi cuốn mạnh  Oussama Ben Laden không c̣n nữa.Phong trào hồi giáo tại các nước Bắc Phi đă mang  nhăn hiệu ôn hoà,xử dụng một thứ 'sức mạnh mềm dẻo' để tiến tới việc nắm giữ chánh quyền.Tại Tunisie,đảng Ennahda do Rached Ghannouchi sáng lập đă không ở trong cuộc nổi dậy của dân chúng nước này,thế mà,ngày nay,đảng này chiếm đa số trong cuộc bầu cử vừa qua,một cuộc bầu cử thực sự tự do và người dân có sự tự do chọn lựa.Tại Ai Cập,nhóm huynh đệ hồi giáo đă tham dự một cách khôn khéo trong khối quần chúng nổi dậy.Và nhóm này cũng đă khôn khéo tham dự chánh quyền chuyển tiếp đặt dưới sự điều khiển của quân đội.Và nhóm này cũng đang đạt tới đa số trong cuộc bầu cử tại Ai Cập.Tại Maroc,quốc hội vừa được bầu ra,phe hồi giáo đă chiếm được một đa số nhiều hơn dự trù và cũng không có những dàn xếp trước.Từ đó đưa đến câu hỏi liệu rằng phong trào hồi giáo sẽ phỗng tay trên  các thành-quả của cuộc nổi dậy do sáng kiến của giới trẻ và cũng do chính giới trẻ thực hiện?Những sự lo ngại này không phải không có căn cứPhải chăng tại những nước có cuộc cách mạng "mùa xuân ả'rập,người ta đang chứng kiến một cuộc chuyển quyền dân chủ,hoàn hảo,lư tưởng và đáng mơ ước?Phải nh́n vào thực tế!Xin lấy Tunisie làm  ví dụ.

 

*T́nh h́nh tại Tunisie.

 

Theo nguồn tin của Tân Hoa Xă,hiện đang có những tranh chấp trong quốc hội lập hiến về dự thảo việc tổ chức công quyền lâm thời,do sự khác biệt quan điểm giữa đảng Ennahdha và những đảng khác.Những dị biệt này phần lớn nằm trong hai điều khoản dành cho vị thủ tướng 'quá' nhiều quyền hạn và giới hạn  'chặt chẽ' quyền hạn của tổng-thống.Như thế,Tunisie sẽ đi từ t́nh trạng 'siêu Tổng-Thống' dưới thời Ben Ali để chuyển sang chế độ 'siêu Thủ Tướng' và như thế,dảng đa số mà trước mắt là  Ennandha sẽ nắm hầu như trọn vẹn đời sống chánh trị của Tunisie trong giai đoạn chuyển tiếp

 

Hiện nay,tại Tunisie có 6 đảng chánh,đứng đầu là Ennahdha theo khuynh hướng hồi giáo mà sáng lập viên là Ghannouchi.Kế tiếp là đảng dân chủ cấp tiến  (Parti démocrate progressite = PDP) của Ahmed Najib Chebbi,tuy được cho phép hoạt động dưới thời của Ben Ali nhưng điều này không ngăn cản việc các đảng viên của đảng này bị làm khó dễ hay ngược đăi trước đây.Kế đó là đảng Ettakattol, khuynh hướng dân chủ xă hội của Mustapha Ben Jaafar, thân cận với đảng xă hội Pháp.Sau đó c̣n các đảng PDM (Dân chủ tân tiến) hay Al-Qotb,đây là một tập hợp tả phái chống lại đảng Ennandha một cách rơ rệt,đảng 'nghị hội cộng hoà' (congrès pour la République) của Moncef Marzouki,đảng lao động Tunisie (PTT) chịu ảnh hưởng nặng của nghiệp đoàn UGTT.Sau kết quả cuộc bầu cử lập hiến,ba chánh đảng đă liên kết với nhau để nắm quyền ở Tunisie,trở thành một 'tam đầu chế' (triumvirat) bằng một đường lối...dân chủ.Tam đầu chế này gồm Hamdi Jbali (đảng Ennahdha), Moncef Marzouki (Nghi hội công hoà =CPR) và Mustapha ben Jaafar (đảng Ettakattol).Nhưng, nếu được dắc cử qua một cuộc tuyển cử dân chủ,trong sáng và ngay thẳng,tam đầu chế đă muốn lợi dụng việc có đa số để áp đặt một chế độ tự quyền và độc tài của đa số,dù chỉ là đa số tương đối.Ennahdha muốn làm ra một hiến pháp theo đó đảng này có thể,dù một ḿnh,có thể làm mọi việc mong muốn.

 

Sau khi chánh quyền chuyển tiếp của chế độ cũ từ chức,một tân chánh quyền đă được ra mắt vào ngày thứ hai 21 tháng 11.2011 tại pḥng khách của khách sạn Majestic ở Tunis.Ngày hôm sau,có những vận động ở hậu trường quốc hội nhằm vào việc soạn thảo hiến pháp.Những t́n tức bị thoát ra ngoài cho thấy có những việc không đồng ư trong hai ủy ban soạn thảo nội qui và ủy ban soạn thảo về tổ chức công quyền. Ủy ban soạn thảo tổ chức công quyền do một người thuộc đảng Ennahdha chủ toạ đă đưa ra một bản văn về tổ chức chánh quyền mà tất cả mọi quyền hành đều nằm trong tay Thủ Tướng mà hiện nay là Hamasi Jébali thuộc đảng Ennahdha Bản văn này đă được phổ biến trên mạng internet nhằm để báo động và kêu gọi phản ứng của xă hội dân sự.

 

Theo như nhật báo Le Temps trong ấn bản ả rập Assabah, bản văn đề nghị cho ủy ban do một người thuộc đảng Ennahdha chủ toạ cho thấy một chế độ kiểu nghị hội nhưng có nhiều điểm tạo ra các tranh luận sôi nổi trên mạng.

 

Theo như b́nh luận của Jaouhar Ben Mbarek th́ với đề nghị của phe liên-kết đa số tại quốc hội lập hiến :

 

1- Quyền hạn của Thủ Tướng là vô giới hạn và tuyệt đối, theo như điều 17 của dự thảo hiến pháp:

 

-Thủ tướng thuộc về đảng có nhiều ghế nhất (đa số tương đối đơn giản)

 

-Thủ tướng là nhân vật trung tâm của chế độ,ông ta ban hành các sắc lệnh cá nhân (décret individuel) và các sắc lệnh lập qui.(décret réglementaire)(điều 17); đây là điều mà Ben Ali đă lạm dụng trong hiến pháp của chế độ ông ta.

 

 -Thủ tướng chủ toạ hội đồng tổng trưởng

 

-Thủ tướng  lập và băi bỏ các bộ,các xí nghiệp công,các cơ sở hành chánh và ấn định chức năng và phương cách điều hành.

 

-Thủ tướng bổ nhiệm Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương.

 

-Thủ tướng phó thự (contresigne) các quyết định của các tổng trưởng.

 

2-Quyền hành của Tổng thống, theo như điều 11 của dự thảo hiến pháp,chỉ có tính cách tượng trưng:

 

- phê chuẩn các quyết định của thủ tướng về việc chỉ định các công chức cao cấp của quốc gia,các đại sứ,nhưng tổng thống không có quyền đề nghị hay bổ nhiệm

 

- phê chuẩn các quyết định của thủ tướng về việc chỉ định hay băi nhiệm các viên chức cao cấp của quân đội

 

-phê chuẩn các  qui ước quốc tế đă được quốc hội thông qua

 

- phê chuẩn các đạo luật đă được quốc hội thông qua.

 

3- Quyền hành quốc hội theo dự thảo bị giới hạn và không có khả năng kiểm soát chánh phủ

 

- tán đồng chánh quyền và chính sách của chánh phủ chỉ cần độ số tương đối thường (50%+1) trong khi việc bất tính nhiệm chánh quyền hay một vị tổng trưởng cần đến đa số hai phần ba.Như thế,sau khi được chấp thuận, chánh quyền sẽ tiếp tục tại vị dù cho sau đó bị mất đa số (điều 3)

 

- các điều khoản được biểu quyết với đa số tương đối thường, toàn bản văn được biểu quyết với đa số tương đối hai phần ba, nếu toàn bản văn không được thông qua,sẽ biểu quyết lại với đa số thường! (điều 5)

 

-Không thấy đề nghị trưng cầu dân ư về hiến pháp mặc dù các chủ tịch các đảng có đề cập điều này.

 

Theo như phân tích trên, tổng thống của Tunisie có tính cách 'bù nh́n','hữu danh vô thực' v́ mọi việc đều do thủ tướng quyết định, ngay cả khi không đồng ư cũng không xong v́ quốc hội (lập hiến) có quyền thông qua. Mà ngay quốc hội (lập hiến) này cũng không có khả năng ḱnh chống với đảng Ennahdha v́ đảng này có được đa số tương đối thường (50%+1), như thế, bản dự thảo hiến pháp do Ennahdha đưa ra nhằm phục vụ cho Ennahdha, đảng này làm tất cả những ǵ nó muốn và bất chấp mọi ư kiến đối nghịch. Như vậy,chế độ đang được h́nh thành ở Tunisie sẽ là một chế độ chuyên đoán và độc tài của đa số !

Chế độ độc tài của Ben Ali bị lật đổ để được thay thế bằng một chế độ khác mà sự độc tài xem chừng không tránh khỏi,nói khác đi, cuộc nổi dậy đ̣i hỏi dân quyền, dân chủ và cải thiện dân sinh đă bị đẩy sang một hướng khác bởi Ennahdha và nhằm phục vụ cho Ennahdha ! Nói rằng dự thảo hiến pháp c̣n đang được thảo luận là không chịu nh́n thẳng vào sự thực khi mà vai tṛ quốc hội lập hiến theo như điều 3 của dự thảo là 'quốc hội lập hiến có mục tiêu soạn thảo hiến pháp, hành xử thẩm quyền hành pháp, tuyển-cử tổng thống cộng hoà và việc băi nhiệm nếu việc này được đặt ra. Quốc hội lập hiến (và như thế là cả quốc hội lập pháp sau này) không có quyền băi nhiệm chánh phủ mà chỉ có quyền kiểm soát..Và điều năm của dự thảo về cách quyết định cho quốc hội là một sự trói tay các nhà lập pháp trước đảng Ennahdha.

 

Tệ hơn cả Ben Ali v́ ông này không dám đụng chạm đến sự độc lập của định chế tài chánh qua ngân hàng trung ương Tunisie, thủ tướng chánh phủ có quyền bổ nhiệm và băi nhiệm vị thống đốc ngân hàng, biến vị thống đốc này thành nhân viên của chánh phủ.

 

Chuẩn bị để nắm chính quyền về lâu về dài, 'bộ ba' đang cầm quyền dự định tổ chức bầu cử hội đồng thị xă trước khi có bầu cử lập pháp và tổng thống để có thể nắm chắc quyền kiểm soát hạ tầng cơ sở bởi v́ chánh quyền chuyển tiếp sẽ phải từ chức một khi hiến pháp được soạn thảo xong,thời gian soạn thảo này có thể kéo dài từ một năm đến một năm rưỡi.

 

(Nhắc lại,cuộc bầu cử quốc hội lập hiến ngày 23 tháng 10 đă đưa đến thắng lợi lớn cho ba đảng Ennahdha (hồi giáo),đảng nghị hội Công Hoa CPR) và Rttakattol.Ba đảng này liên kết với nhau để có một đa số thuận lợi tại quốc hội lập hiến và trên nguyên tắc,vào đầu tháng mười hai,sẽ bầu tân tổng thống Tunisie,ông này sẽ chỉ định một thủ tướng để thành lập chánh phủ.Các dàn xếp cho thấy Moncef Marzouki (CPR),66 tuổi, sẽ được bầu vào chức tổng thống và Hamadji Jebali,62 tuổi,tổng thư kư của Ennahdha,sẽ được chỉ định làm thủ tướng.Trong ngày 22.11,ngày họp phiên khoáng đại đầu tiên của quốc hội lập hiến,dưới sự chủ toạ của vị cựu chủ tịch quốc hội cũ Mebazaa, Mustapha Ben Jaafar,71 tuổi,thuộc đảng Ettakattol đă được bầu vào chức chủ tịch quốc hội lập hiến với 145 phiếu thuận (phe đa số) và 68 phiếu của thiểu số dành cho một ứng cử viên của đảng dân chủ cấp tiến,Maya Jribi)Bộ ba này, Jebali, Ben Jaafar, Marzouki sẽ làm mưa làm gió trên chánh trường Tunisie vào những ngày sắp tới) 

 

 

 

Nhữ Đ́nh Hùng/tin tổng hợp/01.12.2011

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: