Trang Chủ . Kim Âu . Video . Lưu Trữ . Báo Chí . BBC . RFI . RFA . Tác Phẩm . Kỹ thuật . Dịch Thuật . Tự Điển . Groups . Portal . Forum .Tinh Hoa . Da Lat . Thư Quán . ChinhNghia Media . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Quyền Du Lịch Việt Nam

 

- Thiên Đức

 

 

(Bài I)

 

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày

(Đỗ Trung Quân)

 

Theo nghị quyết 36 [NQ-TW ngày 26/3/2004 Bộ Chính Trị ghi rơ:

 

Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại ở trong nước của người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản thủ tục

 

Trên trang nhà của sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh ghi: Hân hoan chào đón quư khách đến với TP.Hồ Chí Minh...

 

Với truyền thống hiếu khách, chúng tôi mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời t́m đến như những người thân trong đại gia đ́nh. Và hy vọng Thành phố sẽ trở thành điểm hẹn du lịch tuyệt vời. Xin mời đến với Sài G̣n Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố năng động và trẻ trung.

 

http://www.tourism.hochiminhcity.gov.vn/chuyenmuc/default_column_action.php?subcolumn_id=3&column_id=1&current_page=1

 

Như vậy theo chính sách mời gọi của nhà nước, Việt kiều về thăm quê hương luôn luôn được ưu đăi và an toàn về mặt pháp luật. Nói vậy mà không phải vậy, trên thực tế Việt kiều về thăm quê hương với thị thực hợp pháp đầy đủ, vẫn không được an toàn. Sau đây là những bằng chứng cụ thể vừa mới xảy ra:

 

1)- Bắt đầu từ một lá thư tố cáo vu vơ, không có bằng cớ rơ ràng, công an đă vội vă bắt giam Đỗ Thành Công và những người khác để quy chụp cái tội khủng bố mà không trưng ra được một cái bằng cớ cụ thể nào về tội trạng này, trước áp lực của Hoa Kỳ và công luận quốc tế, công an đành phải miễn cưỡng trả tự do cho Đỗ Thành Công qua h́nh thức trục xuất trái phép. Đă được tŕnh bày rơ ràng trong bài viết “Trục xuất Đỗ Thành Công, tội phạm hay nạn nhân”.

 

2)- Việt kiều Úc bị đối xử thô bạo, sau đây là lời tự thuật của Nguyễn Hưng Quốc (Nguyễn Tuấn Ngọc) là một giáo sư đại học.

 

Lúc ấy là 4:15 phút chiều Thứ Bảy, 19 tháng 11 năm 2005. Phái đoàn gồm có tôi và 11 sinh viên Úc từ trường đại học Victoria, Melbourne về Việt Nam tham quan và học tập. Khi đến văn pḥng chỉ huy của trạm công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất, tôi được bảo ngồi chờ. Khoảng 10 phút sau mới có người gọi tôi đến quầy. Tôi nh́n vào bảng tên người ấy đeo trước ngực: Vũ Xuân Ái. Ông Ái cầm tờ hộ chiếu của tôi trên tay, hỏi:

 

- “Anh tên Nguyễn Ngọc Tuấn hay Nguyễn Tuấn Ngọc?”

 

- “Nguyễn Ngọc Tuấn.”

 

- “Anh sinh ở đâu?”

 

- “Quảng Nam.”

- “Anh dạy đại học ở Úc, phải không?”

- “Vâng.”

- “Anh đến Việt Nam có chuyện ǵ không?”

- “Tôi dẫn một đoàn sinh viên Úc về Việt Nam tham quan và học tiếng Việt.”

- “Đoàn sinh viên Úc có bao nhiêu người?”

- “14 người, nhưng ở đây với tôi chỉ có 11 người. Một người đă đến Hà Nội và hai người sẽ bay từ Bangkok đến Hà Nội tối nay.”

- “Xin anh chờ một lát.”

Nói xong, ông Ái vào căn pḥng phía sau quầy, đọc ǵ đó trên màn ảnh computer rồi cầm điện thoại lên nói chuyện với ai đó. Tôi ngồi chờ.... Đến hơn 5 giờ, ông Ái mới xuất hiện ở quầy công an hải quan. Ông cho gọi tôi đến, trịnh trọng tuyên bố:

Tôi xin thông báo cho anh biết là chúng tôi được lệnh không cho anh nhập cảnh vào Việt Nam.”

Tôi sửng sốt: “Cái ǵ? Tôi không được vào Việt Nam?”

Ông Ái nh́n tôi và gật đầu xác nhận. Tôi lại hỏi: “Anh biết là tôi đang dẫn cả phái đoàn sinh viên sang Việt Nam du khảo?”

Tôi biết. Nhưng đây là lệnh từ trên.”

Nhưng tại sao tôi không được nhập cảnh vào Việt Nam?”

Ông Ái đáp: “Tôi cũng không được biết. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh từ Bộ Công An.”

Nhưng ít ra Bộ Công An phải cho biết lư do chứ?”

Chúng tôi không được quyền biết. Chúng tôi chỉ là cấp thừa hành.”

Nói xong, ông Ái cúi xuống lúi húi viết vào tờ biên bản theo mẫu đơn in sẵn; sau đó, yêu cầu tôi kư. Nội dung tờ biên bản như sau:

 

BỘ CÔNG AN CỤC QUẢN LƯ XNC TRẠM CACK TSN Số 1087/BB

CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 19 tháng 11 năm 2005

 

BIÊN BẢN

 

Về việc: Từ chối nhập cảnh

 

Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2005, hồi 17 giờ 05 phút.

 

Tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

 

Chúng tôi gồm:

 

1/ Ông Đinh Thế Công, Chức vụ: Phó Trưởng trạm CACK Tân Sơn Nhất.

2/ Ông Vũ Xuân Ái, Cán bộ Tham mưu CACK Tân Sơn Nhất.

3/ Ông Nguyễn Trung Hải, Cán bộ Đội xuất nhập cảnh 2.

Tiến hành lập biên bản vi phạm quy chế xuất nhập cảnh đối với:

Người vi phạm là: Ông Nguyễn Ngọc Tuấn

Sinh ngày 29/10/1957.

Quốc tịch: Úc (Người VN định cư tại Úc)

Hộ chiếu số: M 32 465.48

Thị thực số B0008922 giá trị 1 lần đến 19/2/2006 do ĐSQ VN tại Canberra cấp ngày 8/11/2005.

Địa chỉ thường trú/tạm trú tại: Đại học Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn Hà Nội.

Nhân chứng gồm: Đại diện Hàng không VN: Đỗ Ngọc Anh, nhân viên.

Nội dung vi phạm: Chuyến bay VN 780 của hăng HKVN từ Melbourne Úc nhập cảnh TSN lúc 15h30’ CACKTSN lập biên bản từ chối nhập cảnh đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn (chi tiết nhân sự như trên) Lư do: theo yêu cầu của Bộ Công An.Tang vật gồm có: Hộ chiếu M32 46548

 

Thị thực: E0008922 (foto)

 

Căn cứ:

 

- Pháp lệnh xuất nhập cảnh nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2003 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi quyết định:

- Lập biên bản từ chối nhập cảnh đối với đương sự, hủy bỏ thị thực số E0008922.

- Yêu cầu HKVN chịu trách nhiệm chuyên chở đương sự về lại nơi xuất phát trên chuyến bay gần nhất: dự kiến chuyến bay VN783 HKVN xuất cảnh lúc 20h55’.

Biên bản được lập thành 02 bản, kết thúc lúc 17 giờ 40 ngày 19/11/2005, đă được đọc lại cho đương sự nghe và công nhận những điều ghi trong biên bản là đúng.

Biên bản được giao cho đương sự 01 bản.

Tôi theo dơi từ đầu đến cuối quá tŕnh lập biên bản nhưng tôi vẫn không hết bàng hoàng. Từ lâu, tôi biết ḿnh không được ḷng của nhà cầm quyền Việt Nam, nhất là từ phía công an văn hoá.

Trong các lần về Việt Nam, thỉnh thoảng tôi vẫn bị công an văn hoá thuộc Cục Xuất Nhập Cảnh ở số 254 đường Nguyễn Trăi, quận 1, thành phố HCM mời lên “làm việc”. “Làm việc” ở đây là chuyện tṛ và chất vấn về chuyện viết lách của tôi ở hải ngoại. Phần lớn tập trung vào cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản xuất bản lần đầu vào năm 1991 của tôi. Lần nào, với ai, tôi cũng đều khẳng định: tôi không hề làm chính trị. Tôi chỉ viết về văn học và văn hoá; và luôn luôn viết với tư cách một nhà phê b́nh. Mọi ư nghĩ của tôi đều được tŕnh bày một cách thẳng thắn, công khai, chả có ǵ phải giấu giếm cả. (nguồn Talawas.org).

 

3)- Một công dân Mỹ khác bà Thương nguyễn “Cúc” Foshee giám đốc một công ty cây cảnh bị bắt giam trong khi đi du lịch tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 9 năm 2005 cho đến nay, bà không bị truy tố, không được đóng tiền tại ngoại, không được tiếp xúc với luật sư và bị giam ở Saigon. Bà Cúc đă bị bắt giam hơn một năm nay, thế mà Cọng Sản Hà Nội vẫn chưa công khai đưa ra được một lư do chính đáng về việc giam giữ vô thời hạn này.

Qua những sự việc này cho thấy công an Việt Nam có toàn quyền (?) bắt người, trục xuất bất cứ ai mà không cần trưng dẫn một lư do nào theo luật pháp hiện hành. Đây là chuyện thường này của một xứ độc tài đảng trị. Không ai được quyền can thiệp v́ đó là chuyện nội bộ của Việt Nam.

Một vấn đề đặt ra ở đây là công an Việt Nam cần bao nhiêu cái án trục xuất hay giam giữ nữa đủ để có thể phá nát hệ thống du lịch Việt nam, chính sách đầu tư cũng như chính sách đoàn kết dân tộc theo nghị quyết 36? Đây là một đề tài rất hay cần phải bàn thảo nhưng rất tiếc không nằm trong chủ đích của bài viết này.

Bỏ ra ngoài những yếu tố chính trị trong vụ việc. Chủ đích của bài viết này cũng xuất phát từ những câu chuyện trên nhưng tự giới hạn trong khía cạnh pháp lư của người tiêu thụ để giải đáp vấn đề: Đâu là an toàn pháp lư cho Việt kiều về thăm quê hương với tấm thị thực nhập cảnh (Visa) trong tay? Nếu có những sự việc phũ phàng xảy ra như đă kể trên th́ ai là người chịu trách nhiệm liên quan? Quyền lợi của người du lịch tại quốc gia cư trú (chứ không phải tại Việt Nam) như thế nào? Người đi du lịch trong tương lai có thể tự bảo vệ ḿnh như thế nào?

 

I/- Đối với người đi du lịch: ngoài nghĩa vụ đóng tiền cho cơ quan ngoại giao đại diện nhà nước Việt Nam để có được tấm thị thực nhập cảnh là hợp pháp trở về Việt Nam. Trong quá tŕnh xét cấp thị thực, cơ quan ngoại giao Việt Nam đă thanh lọc thành phần lư lịch của đương sự rồi th́ không thể vin vào bất cứ một lư do ǵ để áp đặt một h́nh thức chế tài h́nh sự như giam giữ hay trục xuất v́ hành vi hợp pháp của những người này ở quốc gia sở tại. Ví dụ như những hành vi bày tỏ ư kiến khác biệt của ḿnh đối với chế độ Hà Nội trong ôn ḥa và bất bạo động. V́ vậy hành vi độc đoán của công an nói trên đă ngang nhiên phủ nhận giá trị của tấm giấy thị thực nhập cảnh của cơ quan ngoại giao đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài. Đây chính là điều đầy sĩ nhục cho nhà nước Việt Nam, v́ như vậy tấm giấy thị thực nhập cảnh của cơ quan ngoại giao chẳng khác ǵ là rác rưởi dưới cái nh́n của công an trong nước. Chữ kư của viên đại sứ Việt Nam có thể nào chỉ có giá trị ngang bằng chữ kư của những kẽ vô lại làm giấy tờ giả để lừa gạt tiền, chẳng có chút hiệu lực pháp lư nào hay sao?

 

II/- Đối với ngành du lịch Việt nam: Theo lời chào mừng của sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh như là một thương hiệu thu hút du lịch không kèm bất cứ một điều kiện nào cả, không kỳ thị đối với những người có ư kiến khác biệt miễn họ có thị thực nhập cảnh hợp pháp là đủ tiêu chuẩn luật định. Như vậy sở du lịch Việt Nam phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho du khách trong thời gian lưu trú tại Việt Nam cho đến khi lên máy bay ra khỏi nước. Thế mà trong thực tế đă có nhiều người du lịch bị trục xuất bị giam giữ không có lư do chính đáng mà sở du lịch hoàn toàn không có một phản ứng tích cực nào cả, đó thái độ vô trách nhiệm của một thương hiệu kinh doanh lưu manh theo kiểu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”.

Điểm chú ư ở đây trong những chương tŕnh quảng cáo du lịch Việt Nam cũng không có những cảnh báo cho người đi du lịch về những rủi ro, trong khi đến Việt nam. Như vậy người đi du lịch bị thiệt hại. Họ chính là nạn nhân bị lưà gạt bởi những chương tŕnh quảng cáo này, th́ họ có quyền khiếu tố những tổ chức du lịch Việt Nam tại ṭa án Mỹ để đ̣i bồi thường thiệt hại v́ không cảnh báo thông tin đầy đủ về những rủi ro có thể xảy ra cho họ trước khi đi du lịch.

 

III/- Trách nhiệm của ṭa đại sứ Việt nam: Điều trước tiên phải nói rằng muốn có được tấm giấy thị thực nhập cảnh Việt Nam, người đi du lịch phải trả tiền chứ không phải là được cấp phát hoàn toàn miễn phí. Như vậy một khi ṭa đại sứ Việt nam thu tiền và cấp phát thị thực nhập cảnh tức là phải bảo đảm cho người đó an toàn du lịch tại Việt Nam về mặt pháp lư.

Thế mà trong thực tế đă xăy ra nhiều trường hợp trục xuất, giam giữ không lư do chánh đáng cho người đi du lịch th́ ṭa đại sứ Việt Nam phải gánh chịu trách nhiệm về hậu quả việc cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lư cho người đi du lịch.

Thật vậy, theo luật pháp bảo vệ người tiêu thụ tại Hoa Kỳ một sản phẩm đưa ra thị trường bắt buộc phải có những cảnh báo an toàn cho người tiêu thụ ví dụ như cảnh báo hút thuốc lá dễ bị ung thư, hay là uống thuốc theo những điều kiện đặc biệt hay theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tấm giấy thị thực nhập cảnh là sản phẫm trao đổi hữu thường có trả tiền, hoàn toàn không có những cảnh báo rủi ro xảy đến cho người đi du lịch như là có thể bị giam giữ không xét xử hay bị trục xuất bất cứ khi nào. Do vậy sự việc không may đă xảy ra th́ ṭa đại sứ phải gánh chịu hậu quả công việc của ḿnh.

Như vậy trên nguyên tắc, người bị thiệt hại trong khi du lịch Việt Nam có quyền khiếu tố ṭa đại sứ Việt Nam ra trước ṭa án Mỹ để trả lời rơ ràng trách nhiệm dân sự đối với hành vi cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lư và sự việc thiếu sự cảnh báo an toàn cho người đi du lịch. Phải phân rơ ranh giới trách nhiệm pháp lư ở chỗ này là:

- Ṭa đại sứ Việt nam có quyền từ chối những ai có ư kiến khác biệt trở về Việt Nam. Đó là thẩm quyền của nhà nước Việt Nam không ai tranh cải. Thế nhưng một khi đă cấp chiếu kháng nhập cảnh th́ phải đảm bảo tính an toàn pháp lư cho người đi du lịch.

- Trường hợp người đi du lịch có hộ chiếu đầy đủ màvẫn bị bắt hay trục xuất như vậy chứng tỏ ṭa đại sứ đă cấp thị thực nhập cảnh giả hay không có hiệu lực pháp lư. Thái độ im lặng đồng t́nh đă tự tố cáo là ṭa đại sứ Việt Nam chẳng khác ǵ một tổ chức lưu manh lường gạt Việt kiều vừa lấy tiền để cấp thị thực mà vừa bắt giam giữ người vô thời hạn.

- Trường hợp cấp thị thực sai sót cho những người không thích hợp đến Việt Nam, th́ đó là lổi của Ṭa đại sứ chứ không thể lợi dụng sự cố này để giam giữ người đó đang là một công dân hợp pháp tại Hoa Kỳ. Luật rừng rú chỉ có thể áp dụng cho công dân Việt Nam chứ không thể áp dụng cho công dân Hoa Kỳ.

Nếu ṭa đại sứ Việt Nam cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực ǵ đối với công an nội địa để người du lịch bị thiệt hại mà không phải chịu một trách nhiệm ǵ . Th́ đây là một nghịch lư không thể chấp nhận được trong một xứ trọng pháp văn minh nhất thế giới được.

Thông qua sự tŕnh bày trên, đi vào thực tế cụ thể, bà Thương Nguyễn Cúc Foshee du lịch Việt Nam bằng thị thực nhập cảnh hợp pháp của ṭa Đại sứ nay bị bắt giam cả năm trời không được xét xử là một nghịch lư. Luật sư Liz Foshee McCausland con ruột của bà Cúc, trên nguyên tắc có quyền đại diện cho người bị thiệt hại khởi tố trước ṭa án Mỹ hai vụ kiện: (Ông Đỗ Thành Công cũng là nạn nhân trực tiếp có thể tham gia vụ kiện này).

- Thứ nhất kiện ngành du lịch Việt Nam thiếu những cảnh báo an toàn do đó đưa đến thiệt hại cho người đi du lịch Việt Nam.

- Thứ hai là kiện ṭa Đại Sứ Việt Nam vô trách nhiệm hay nói một cách khác là đă lường gạt ông Công, và bà Cúc trong việc cấp thị thực nhập cảnh không có hiệu lực pháp lư tại Việt nam làm cho cả hai người bị giam giữ thiệt hại về sức khỏe và tài sản.

- Luật sư McCausland cũng có thể đưa vụ kiện này đến cơ quan bảo vệ người tiêu thụ để xin can thiệp và giải quyết theo thủ tục khẩn cấp để cứu mẹ già ra khỏi ṿng lao lư.

Ṭa Đại Sứ Việt Nam phải có trách nhiệm đưa bà Cúc trở lại Hoa Kỳ an toàn vô điều kiện và trong thời gian nhanh nhất. Nếu Ṭa Đại sứ viện dẫn quyền đặc miễn ngoại giao để trốn tránh trách nhiệm, chơi cái tṛ trơ trẻn, ù ĺ kéo dài vụ kiện nhằm gây thiệt hại cho gia đ́nh th́ luật sư McCausland có thể (?) xin một án lệnh “sai áp bảo toàn” trên tất cả tài sản của Việt Nam có trên đất Mỹ, nhằm bảo đảm bồi thường thiệt hại cho bà Cúc trong hiện tại và tương lai. V́ bà Cúc càng bị giam giữ kéo dài th́ mức thiệt hại càng cao. Đây chính là động lực bắt buộc ṭa đại sứ Việt Nam phải giải quyết nhanh chóng vụ việc.

Ngày xưa Mục Kiền Liên chống gậy đi cứu mẹ dưới chín tầng địa ngục âm phủ. Ngày nay, Mục Kiền Liên tân thời cầm cây bút lao vào địa ngục trần gian trong xă hội mang danh tiến bộ nhất loài người để cứu mẹ là một việc có thể xảy ra. Và đoạn kết câu chuyện chắc chắn chưa dừng chân ở điểm này. (c̣n tiếp)

Bài 2- Tiếp theo bài 1)

 

IV/- Trách nhiệm của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam:

 

Trở lại câu chuyện của Đỗ Thành Công bị bắt ngày 14-8-2006 với quyết định truy tố về tội “Âm mưu tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNViệt Nam” thế mà trong văn thư sở ngoại vụ tp. HCM gởi ṭa đại sứ Hoa Kỳ ghi là có âm mưu khủng bố đánh bom ṭa lănh sự Mỹ. Ṭa lănh sự Mỹ đă không có sự phối kiểm chính xác nội dung văn thư của sở ngoại vụ, măi cho đến khi vào thăm Đỗ Thành Công ngày 1-9-2006 tức là nửa tháng sau mới phát hiện sự trí trá này.

Câu chuyện của bà Nguyễn Cúc Foshee, c̣n tệ hại hơn nữa theo thông tin thân cận của gia đ́nh cho biết là vào những ngày đầu tháng 9- 2005 bà Cúc về Việt Nam với hai lư do là tham dự đám cưới của người cháu con của bà chị lớn ở Saigon sau đó là t́m đối tác đầu tư với bạn bè ở Việt Nam theo chính sách mời gọi của nhà nước Việt Nam.

Ngày 8/9 bà Cúc bị công an bắt mất tích trên đường tham quan du lịch tại vịnh Hạ Long. Người thân sau ba ngày không nhận được tin tức ǵ của bà Cúc, vội vă đi t́m khắp nơi không có kết quả, sau cùng đến thăm hỏi ṭa đại sứ Hoa Kỳ, nơi đây cho biết là cũng không biết tin tức ǵ, và đă hứa hẹn t́m kiếm giùm. Mấy ngày sau, ṭa đại sứ thông báo với gia đ́nh là công an đă xác nhận có bắt giam bà Cúc về tội khủng bố, mà không trưng dẫn một bằng cớ xác thật nào cả? Hai tháng sau bà Cúc được chuyển vào giam tại Sai gon, gia đ́nh chỉ được vào thăm lần đầu tiên sau ba tháng giam giữ và được biết thêm tin tức, là bà Cúc bị bắt giam mà không nhận được bất cứ một giấy tờ ǵ cả như là quyết định khởi tố, và công an cũng không có bất cứ một chứng cứ hay tang vật về tội khủng bố cả. Bà Cúc đă bị ép cung để nhận những lời khai không đúng sự thật. Công an cũng từ chối không cho luật sư gặp mặt, và tiếp tục giam giữ bà Cúc mà không có thời hạn xét xử.

Qua hai câu chuyện xác thực trên đây đă cho thấy những vấn đề pháp lư cần phải đặt ra như sau:

Công an đă qua mặt ṭa đại sứ Hoa Kỳ trong việc bắt giam những người Mỹ gốc Việt với cáo buộc tội khủng bố là tội thuộc loại xâm phạm an ninh quốc gia nhằm mục đích khóa tay ṭa đại sứ không được quyền can thiệp vào lănh vực h́nh sự thuộc thẩm quyền nội bộ nhà nước. Như vậy công an đă lợi dụng những khe hở của pháp luật Việt Nam để tước đoạt đi nhiệm vụ chính của Ṭa đại sứ là bảo vệ quyền lợi chánh đáng của công dân Hoa Kỳ.

Qua hai câu chuyện trên cho thấy công an Việt Nam đă vi phạm trầm trọng luật pháp gây thiệt hại cho công dân Hoa Kỳ như sau:

 

1/- Vi phạm điều 49 của bộ luật tố tụng h́nh sự hiện nay về quyền lợi của bị can :

 

1. Bị can là người đă bị khởi tố về h́nh sự.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết ḿnh bị khởi tố về tội ǵ;

 

b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Tŕnh bày lời khai;

d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đ́nh chỉ, tạm đ́nh chỉ điều tra; quyết định đ́nh chỉ, tạm đ́nh chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

Trong vụ án của bà Cúc khi bị bắt giam đă không nhận được quyết định truy tố chính thức về tội danh nào. Và bà Cúc đă không được quyền nhờ luật sư bào chữa cũng như hiện diện trong những buổi hỏi cung của bà Cúc theo luật định. Đỗ Thành Công cũng vậy.

2/- Công an đă không có bằng cớ ǵ cũng không chứng minh được tội phạm của bà Cúc mà chỉ dùng những h́nh thức ép cung để buộc bà Cúc nhận tội (theo tố cáo của thân nhân gia đ́nh bà Cúc). Sự việc này đă hoàn toàn trái với tinh thần điều 10 luật tố tụng h́nh sự:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Ṭa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rơ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những t́nh tiết tăng nặng và những t́nh tiết giảm nhẹ trách nhiệm h́nh sự của bị can, bị cáo.

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là ḿnh vô tội.

3/- Công an đă tước đoạt quyền được thông báo của bà Cúc sau khi bị giam giữ theo điều 85. Thông báo về việc bắt Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đ́nh người đă bị bắt, chính quyền xă, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra th́ sau khi cản trở đó không c̣n nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.

Trên thực tế gia đ́nh thân nhân của bà Cúc và ṭa đại sứ Hoa Kỳ cũng không được thông báo về sự giam giữ bà Cúc trong 24 giờ đúng theo thông lệ quốc tế. Ṭa đại sứ chỉ biết được sự việc do sự cầu cứu của gia đ́nh, và được xác nhận của Nhà Nước sau đó mấy ngày.

Trong bài viết Đỗ Thành Công kiện nhà nước Việt Nam, (http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2458) có một số bạn đọc nêu ư kiến là nên kiện nhà nước Việt Nam ra ṭa án quốc tế về những tội vu khống khủng bố, tội công khai mỵ lỵ trên báo chí Việt Nam, và tội giam giữ như trái phép như đă tŕnh bày trên. Người viết xin trả lời:

- Chỉ có thể kiện tại ṭa án Việt Nam đúng theo quy định của nghị định trục xuất người theo thủ tục hành chánh và luật khiếu tố khiếu nại của Việt Nam là có hiệu quả cao nhất.

- Không thể thưa kiện công an về tội giam giữ người trái phép. V́ công an có thể viện dẫn điều 120. luật tố tụng h́nh sự: Thời hạn tạm giam để điều tra

 

4/. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng....

 

5/. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ 2 quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đă hết và vụ án có nhiều t́nh tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam th́ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.

Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia th́ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

 

Với điều luật này công an Việt nam có thể bắt giam bất cứ ai kể cả Việt kiều du lịch tại Việt Nam trong thời gian 16 tháng mà không cần giải thích một lư do chính đáng nào chỉ cần chụp cái mũ khủng bố hay xâm phạm an ninh quốc gia là đủ rồi?

 

Bằng chứng điển h́nh là bà Cúc bị giam giữ theo tinh trạng này. Ông Đỗ Thành Công nếu không có gia đ́nh và Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ th́ cũng bị giam giữ như bà Cúc vậy.

 

Ông Đỗ Thành Công chỉ có thể kiện nhà nước VN về tội trục xuất người trái pháp luật, và tội trục xuất sai qui định làm xâm hại giá trị phẩm giá con người. Có quyền yêu cầu nhà nước VN bồi thường thiệt hại và ra lịnh tất cả cơ quan truyền thông báo chí nào đă phổ biến tin tức nhằm phỉ báng cá nhân đương sự, phải đăng bài cải chính đúng thời gian và vị trí nơi đă phổ biến thông tin DTC.

 

Tóm lại, công an có quyền tạm giam bất cứ ai lần đầu tiên 4 tháng và có quyền gia hạn thêm 3 lần nữa, tổng cọng là 16 tháng, sau đó nếu điều tra không ra tội chứng th́ thả ra mà không chịu bất cứ một trách nhiệm ǵ v́ đă sử dụng đúng quyền hạn luật định.

 

Đây chính là điều KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÁP LƯ CHO NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI KHI VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG. Nhất là những người từng có ư kiến khác biệt.

 

Vậy trước t́nh trạng bất an này, ṭa đại sứ Hoa Kỳ phải làm ǵ và có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chận không cho t́nh trạng trên tái diễn trong tương lai? Đó là những vấn đề c̣n nhiều tranh luận giữa các vị dân cử hầu t́m ra giải pháp thích hợp để ṭa đại sứ Hoa Kỳ có thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ công dân một cách hữu hiệu hơn.

 

Phải chăng câu trả lời này cần được đặt ra trong việc xét cấp PNTR cho Việt Nam hiện nay?

 

V/- Trách nhiệm và quyền lợi của người đi du lịch:

 

Đến đây, bài viết tạm kết thúc chuyện của những người trong cuộc, thế th́ chuyện của người ngoài cuộc là những người đi du lịch trong hiện tại và tương lai đối với vấn đề: “An toàn pháp lư cho công dân Hoa Kỳ đi du lịch Việt Nam như thế nào?”

 

Muốn giải quyết vấn đề này không c̣n cách nào khác là tất cả chúng ta, cộng đồng người Việt hải ngoại phải hỗ trợ mạnh mẽ cho vụ án của bà Cúc và Đổ Thành Công trong vụ kiện tại Việt Nam, và vụ kiện ṭa đai sứ Việt nam ra trước ṭa án Hoa Kỳ.

 

Sự hỗ trợ của cộng đồng cho các vụ án này không những v́ quyền lợi của người trong cuộc, mà c̣n là quyền lợi của chính ḿnh trong tương lai. Chúng ta cần một án lệ rơ ràng về AN TOÀN DU LỊCH VIỆT NAM đó chính là bảo đảm pháp lư hữu hiệu cho chúng ta ở hiện tại cũng như tương lai vậy.

 

Cộng đồng người Việt cũng có quyền đặt lại vấn đề: Đảng viên cọng sản Việt Nam là người làm chính trị, có thể đi du lịch Hoa Kỳ và phát biểu công khai chính kiến của ḿnh, th́ trái lại tại sao công dân Hoa Kỳ, không làm chính trị, du lịch tại Việt Nam lại không có quyền phát biểu ư kiến khác biệt, mà c̣n bị giam giữ tù đày dài hạn, trục xuất mà không cần một lư do nào cả?

 

Đây chính là một bất b́nh đẳng pháp luật giữa hai quốc gia không thể chấp nhận được. Không ai có thể nhân danh bất cứ lư do ǵ để có thể chà đạp lên nguyên tắc b́nh đẳng pháp luật trên b́nh diện quốc tế. Việt Nam đă vi phạm những điều đă cam kết tôn trọng phong tục tập quán quốc tế trước khi gia nhập WTO.

 

Giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải có một hiệp ước tư pháp để tái lập sự b́nh đẳng pháp luật.

Cộng đồng người Việt Hải ngoại không thể nào phải chịu đựng t́nh trạng thua thiệt trong t́nh trạng bất b́nh đẳng luật pháp hiện nay được.

Đến đây có người nói nếu nhà nước Việt Nam vẫn trơ mặt ù ĺ th́ sao? Ṭa đại sứ VN viện dẫn quyền đặc miễn ngoại giao để phá bĩnh vụ kiện, th́ người đi kiện cũng chẳng làm ǵ được. Và thời gian chờ đợi để có một hiệp ước như vậy chắc c̣n lâu lắm.

 

Như vậy, phải chăng chúng ta măi măi đợi chờ trong thua thiệt hay sao?

 

KHÔNG! nhất định là KHÔNG!

 

Cộng đồng người Việt hải ngoại bắt buộc Hà Nội phải giải quyết nhanh chóng, trên căn bản quốc tế công pháp và thông lệ quốc tế.

Cộng đồng người Việt phải biểu lộ sức mạnh của chúng ta qua lá phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới tại Hoa Kỳ bằng hành động thực tiễn. Chúng tôi đề nghị tất cả các cộng đồng, hội đoàn, tôn giáo đảng phái tại mỗi địa hạt bầu cử của ḿnh, yêu cầu các vị ứng cử viên tại địa hạt của ḿnh một LỜI HỨA về dự luật “Cảnh báo rủi ro trong khi đi du lịch Việt Nam” với nội dung rơ ràng:

Cảnh báo người du lịch Việt Nam có thể bị bắt giam hay trục xuất bất cứ lúc nào. Nếu bị thiệt hại tài sản, tánh mạng không thể thưa kiện nhà nước Việt Nam, trong trường hợp này chính phủ Hoa Kỳ cũng không can thiệp và không giải quyết được khiếu kiện v́ bị thiệt hại cho người đi du lịch”

- In cảnh báo này trên tất cả vé may bay về Việt Nam.

- Bố cáo cảnh báo này một cách công khai, thường trực, vô hạn định, nơi trang trọng và dễ thấy nhất tại các đại lư bán vé máy bay, và các văn pḥng du lịch quốc tế tại Hoa Kỳ.

- Người bán vé máy bay phải có trách nhiệm thông báo đầy đủ cảnh báo này với khách hàng.

- Người đi du lịch có quyền biết thông tin này trước khi quyết định mua vé máy bay. Để họ có thể chuẩn bị tâm lư cho mọi bất trắc xảy ra.

- Dự luật này có hiệu lực ngay cho đến khi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệp ước tư pháp bảo đảm an toàn du lịch cho công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

Ở đây, người viết xin nhấn mạnh rơ ràng, là chúng tôi không chủ trương tẩy chay hay phá hoại ngành du lịch Việt Nam. Chúng tôi cũng không phản đối vấn đề đi du lịch về thăm quê hương.

 

Chúng tôi yêu cầu được QUYỀN AN TOÀN DU LỊCH do đó cần có sự cảnh báo thiết thực trước khi mua vé may bay đi Việt Nam.

Chúng tôi đ̣i hỏi quyền B̀NH ĐẲNG PHÁP LUẬT trên b́nh diện quốc tế nói chung và giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam nói riêng.

Chúng tôi đ̣i hỏi thực hiện dự luật này như là một biện pháp tạm thời đảm bảo an toàn cho người đi du lịch, mà cũng là một động lực chính thúc đẩy chính quyền Hà Nội giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề liên quan đến quyền an toàn du lịch và b́nh đẳng luật pháp.

Cộng đồng chúng ta hôm nay không biểu lộ ư chí đ̣i hỏi quyền an toàn du lịch, th́ măi măi chúng ta sẽ bị csvn đe dọa bắt giam và trục xuất bất cứ khi nào mà không cần một lư do như các trường hợp trên vậy. Dịp bầu cử tháng 11 này là một cơ hội may mắn để chúng ta đ̣i hỏi một lời hứa đấu tranh bảo vệ quyền an toàn du lịch và quyền b́nh đẳng pháp luật giữa hai quốc gia Việt Nam va Hoa Kỳ một cách hữu hiệu và nhanh chóng.

Đây là đ̣i hỏi chánh đáng, nằm trong tinh thần luật bảo vệ người tiêu thụ, và Hiến pháp Hoa kỳ.

 

CÁC VỊ DÂN CỬ HĂY CHO CHÚNG TÔI MỘT LỜI HỨA!

LÁ PHIẾU CỦA CHÚNG TÔI ĐI THEO LỜI HỨA CỦA QUÍ VỊ!

 

2)- Riêng về người Việt Hải ngoại: Nhằm mục đích cứu trợ người khi hoạn nạn, và để chúng ta có thể tự bảo vệ lấy ḿnh, để có thể hỗ trợ cho nhau, ứng xử những t́nh huống xấu nhất xảy ra tại Việt Nam, chúng tôi đề nghị lập ra một trang web gọi là một “cẩm nang đỏ” (Giống như đường dây điện thoại đỏ vậy) mạng tên đại loại là: SOS. CỨU TÙ CỌNG SẢN.

Trong trang web này cần có những thông tin cần thiết như sau:

- Đi du lịch Việt Nam là chấp nhận tù đày, bị trục xuất, bị thiệt hại tính mạng, tài sản mà không có quyền thưa kiện nhà nước Cọng Sản.

- Cách thức chuẩn bị tâm lư khi đi du lịch Việt Nam, sẵn sàng ứng phó với rủi ro.

- Cách đối phó với Công An Việt Nam khi bị bắt hay bị trục xuất vô cớ.

- Đ̣i hỏi đúng quyền lợi của ḿnh trong khi bị bắt như quyền thông báo thân nhân, thông báo ṭa đại sứ trong thời gian nhanh nhất, quyền được biết tội trạng ǵ, quyền được nhận tất các các giấy tờ biên bản truy tố cũng như giam cầm. đ̣i hỏi được biết chứng cứ buộc tội.

- Ghi rơ những địa chỉ cầu cứu cần thiết tại mỗi quốc gia riêng biệt.

- Địa chỉ tất cả các trang mạng sẵn sàng hỗ trợ thông tin rộng răi theo t́nh trạng khẩn cấp.

- Những kinh nghiệm đấu tranh với cộng sản, để không bị ép cung hay bức cung.

- Phương cách vận động để giải thoát tù cộng sản

- Cập nhật hóa t́nh h́nh luật pháp liên quan đến du lịch cũng như t́nh h́nh công an Việt Nam để người đi du lịch chuẩn bị tâm lư ứng phó hữu hiệu.....

Đây là những việc làm cần thiết cho những người đi du lịch nhất là trong dịp tết sắp đến.

LỜI TRẦN T̀NH ĐOẠN KẾT, thế là Thiên Đức vừa hoàn thành xong loạt bài nghiên cứu pháp luật về các đề tài:

1)- Trục xuất Đỗ Thành Công, tội phạm hay nạn nhân?

2)- Từ Đỗ Thành Công đến Huỳnh Việt Lang

3)- Đỗ Thành Công kiện Nhà nước Việt Nam?

4)- Đỗ Thành Công với quyền du lịch Việt Nam (1) và (2)

 

Loạt bài này đă được phổ biến đầy đủ trên các trang web: Danchimviet.com, Doithoai.com, phusa.net, ykien.net, vietbao.com.

Thiên Đức xin xác nhận không giữ bản quyền về loạt bài viết này.

Vượt qua ư kiến khác biệt cũng như quyền lợi cục bộ, Thiên Đức khẩn khoản đề nghị các giới truyền thông, báo chí địa phương, diễn đàn internet. các đoàn thể, đảng phái, hội đoàn, tôn giáo được toàn quyền sử dụng và phổ biến rộng răi lại loạt bài viết này đến bạn đọc của ḿnh nhằm các mục đích như sau:

Đấu tranh đ̣i quyền an toàn du lịch Việt Nam và quyền b́nh đẳng pháp luật như đă tŕnh bày trên.

Cảnh báo sự rủi ro trong khi đi du lịch Việt Nam như là một phương cách cảnh báo an toàn tạm thời đến với bạn đọc của quí vị trên đường đi du lịch Việt Nam, nhất là những người từng có ư kiến khác biệt với nhà cầm quyền Cộng sản.

T́m kiếm sự đồng thuận tạo nên sức mạnh tinh thần hỗ trợ cho các vị dân cử tranh đấu cho một giải pháp thỏa đáng để Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhất là Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ bảo vệ hữu hiệu hơn nữa cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam.

Tạo nên một luồng dư luận đồng t́nh mạnh mẽ nhất nhằm hỗ trợ cho các vị dân cử địa phương đệ tŕnh dự luật: “Cảnh báo rủi ro trong khi đi du lịch Việt Nam” là một h́nh thức bảo vệ quyền lợi thiết thực cho người đi du lịch.

Tạo một luồng dư luận đồng thuận rộng khắp thế giới để trở thành một sức ép chính trị thúc đẩy nhà cầm quyền Hà Nội phải đối diện sự thật, đối thoại với cộng đồng hải ngoại trên căn bản b́nh đẳng pháp luật. Tôn trọng thông lệ quốc tế về quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Chấp nhận ư kiến khác biệt. Chấm dứt sự bắt bớ, giam giữ, trục xuất trái pháp luật.

V́ quyền b́nh đẳng luật pháp giữa hai quốc gia Mỹ và Việt cũng như các nước khác

V́ quyền an toàn pháp lư du lịch trong hiện tại và tương lai.

V́ quyền lợi của chúng ta và con cháu chúng ta sau này.

Chúng ta phải biểu lộ sức mạnh của lá phiếu của chúng ta để cho chế độ Cộng Sản thấy đâu là giá trị dân chủ và đâu là sức mạnh của quần chúng qua lá phiếu.

Cuối cùng v́ tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam ngày mai chúng ta phải hành động ngay hôm nay.

Trân trọng

 

TIN MỚI NHẬN ĐƯỢC:

 

Khi chúng tôi vừa hoàn tất bài viết này, th́ nhận được tin nhà b́nh luận Trần B́nh Nam là một nhà báo ôn ḥa, bất bạo động, không hoạt động chính trị, không làm phương hại đến an ninh nhà nước Việt Nam. Muốn về thăm anh chị đă già trên 80 tuổi nhưng đă bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh trái với tinh thần nghị quyết 36 và chủ trương mời gọi du lịch Việt Nam.

 

Trong thư ngỏ đề ngày 12/10/2006 phần cuối thư ghi rơ:

 

Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn nghe những ǵ không êm tai, ra tay đàn áp mọi tiếng nói đối lập trong nước và bây giờ đóng cửa rút cầu không cho những ai ở hải ngoại từng lên tiếng đ̣i tự do dân chủ về thăm quê hương. Với một người cao niên 73 tuổi như tôi, cuối đời chỉ muốn về sống với quê hương của thời thơ ấu và chết được chôn bên cạnh mẹ cha mà quư vị c̣n sợ hăi như vậy th́ làm sao quư vị có thể tin ở người trẻ tuổi.Với một chính sách hẹp ḥi như vậy làm sao quư vị có thể ḥa giải với nhân dân để cùng xây dựng đất nước?

 

Tôi trân trọng kêu gọi ông thủ tướng ra lệnh cho Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh rút lại quyết định thiếu tinh thần dân chủ của Cục. Cám ơn ông thủ tướng.” (http://www.vietbao.com/print.asp?nid=96308)

 

Đây thêm một bằng chứng xác thật nữa, cho thấy Nhà nước Việt Nam đă theo đuổi chính sách bất b́nh đẳng pháp luật như đă tŕnh bày trên.

 

 THIÊN ĐỨC