tuthucuamottubinhtruocconcuchinagiaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 Đă có sự phân chia Biển Đông?

 

Lữ Giang

 

 

Hiện nay, có hai cuộc chiến lớn đang diễn ra trên thế giới: Cuộc chiến thứ nhất là sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, và chiến lược “xoay trục” (pivot) hay “tái phối trí” (rebalance) của Hoa Kỳ được nói là để chận đứng sự bành trướng này. Cuộc chiến thứ hai là cuộc tranh chấp giữa Nga với Mỹ và NATO về ṿng đai Liên Sô cũ ở Âu Châu. Các nhà nghiên cứu đă viết rất nhiều bài nói về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của mỗi bên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ quan tâm đến sự lớn mạnh của Nga hơn là Trung Quốc. Cách tốt nhất là vừa kiềm chế cả Nga lẫn Trung Quốc và vừa tách Trung Quốc ra khỏi Nga. Nhưng vấn đề không giản dị, v́ bên nào cũng đă có những phương thức để đối đấu.

Trong bài này, chúng tôi xin tŕnh bày tóm lược về mục tiêu và kết quả chuyến đi Á Châu vừa qua của Tổng Thống Obama và phản ứng của Trung Quốc. Trong những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về chiến lược và chiến thuật của hai bên trong cuộc chiến giành vùng đất Liên Sô cũ ở Âu Châu.

CHỈ LÀ TRẤN AN ĐỒNG MINH?

Trong bài “Tổng thống Mỹ bắt đầu công du châu Á” phồ biến ngày 23.4.2014, đài BBC đă mở đầu như sau: “Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du châu Á với mục đích trấn an đồng minh về cam kết của Mỹ đối với khu vực này”.

Tại sao lại phải trấn an Đồng Minh?

Chúng ta nhớ lại, vào tháng 11/2011, nhân chuyến thăm Úc, Tổng thống Obama đă phát biểu trước Quốc Hội Úc: “Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái B́nh Dương, tôi đă ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai tṛ lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này”. Thậm chí, ông c̣n khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng ǵ đến sự hiện diện của nước này ở Thái B́nh Dương. Nhưng các nước Á Châu Thái B́nh Dương gần như không tin những lời tuyên bố của ông và nhiều nước không muốn đứng hẳn về phía Mỹ.

Vào tháng 11/2013, khi Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận diện pḥng không trên biển Hoa Đông, 10 nước ASEAN không lên tiếng. Trong khi đó, ba hăng hàng không dân sự, trong đó có hai công ty thuộc khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways, và Qantas Airways của Úc cho biết họ sẽ tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua vùng pḥng không.

Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC vào tháng 10/2013 tại Bali, Indonesia, Tổng Thống Obama đă phải bỏ cuộc v́ những tranh chấp về ngân sách quốc gia ở Mỹ dẫn đến việc chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa một phần. Trong khi đó, Chủ Tịch Tập Cẩm B́nh của Trung Quốc có mặt tại diễn đàn, ông không tham dự vào việc thảo luận về hiệp ước TPP mà đi thảo luận với Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia và kư với Indonesia các hiệp ước hợp tác về thương mại và kỹ nghệ lên đến 30 tỷ USD. Thủ tướng Lư Hiển Long của Singapore cho rằng sự vắng mặt của Tổng thống Obama tại diễn đàn là “một thất vọng rất lớn”. Ông nói rơ ràng là APEC muốn một chính phủ Mỹ làm việc hơn là một chính phủ không vận hành.

Diễn tiến của chuyến đi c̣n cho chúng ta thấy ông Obama không chỉ trấn an các nước Á Châu mà c̣n phải ḥa giải tranh chấp giữa Nhật và Nam Hàn về lănh thổ, và cũng muốn trấn an cả Trung Quốc về chiến lược “xoay trục” của Mỹ.

DIỄN TIẾN CỦA CHUYẾN ĐI

Khi đến thăm Tokyo kể từ ngày 23/4, ông Obama một mặt cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản trên vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, mặt khác kêu gọi đồng minh kiềm chế. Trong thư trả lời nhật báo Yomiuri của Nhật, ông tuyên bố rằng Mỹ chống lại “bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại sự quản lý của Nhật đối với các hòn đảo này.” Ông cho rằng sự cam kết bảo vệ Nhật là “một vấn đề lịch sử” chứ không phải nhằm gây hấn với Trung Quốc.

Giữa Mỹ và Nhật có hai hiệp ước quan trọng về an ninh: Đầu tiên là Hiệp ước San Francisco ngày 8.9.1951, có hiệu lực ngày 28.4.1952, và Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ngày 19.1.1960.

Điều 5 của Hiệp ước an ninh 1960 nói rơ “mỗi bên ghi nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại bất cứ bên nào trong khu vực lănh thổ thuộc quyền quản lư của Nhật Bản sẽ là mối nguy đối với ḥa b́nh và an toàn của chính ḿnh, và tuyên bố sẽ hành động để đối phó với mối nguy chung phù hợp với các điều khoản và tiến tŕnh hiến pháp nước ḿnh”.

V́ thế, ông Obama nói: “Hiệp ước (an ninh) giữa Mỹ và Nhật có trước khi tôi ra đời, cho nên đó không phải là lằn ranh đỏ mà tôi vẽ ra.” Ông nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhưng ông lưu ý rằng về mặt lịch sử thì Nhật quản lý những hòn đảo này. Ông cũng bày tỏ mong muốn xây dựng mối quan hệ vững chắc với Bắc Kinh. Ông nói: “Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc vươn lên một cách hòa bình.” Ông lưu ư Thủ tướng Shinzo Abe rằng “tiếp tục leo thang căng thẳng thay v́ đối thoại sẽ là một sai lầm lớn”.

Các cố vấn của ông Obama đã nhấn mạnh thêm rằng chuyến công du này cũng như chính sách của Washington đối với Châu Á không phải nhằm để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc và rằng tổng thống Mỹ không yêu cầu các nước Châu Á phải chọn giữa Washington hay Bắc Kinh.

 [BBC ngày 24.4.2014: “Bảo vệ Senkaku là nghĩa vụ Hiệp ước”]

Ông Obama cũng cố gắng thuyết phục hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc phải tạm gác sang một bên những bất đồng với nhau để cùng Hoa Kỳ đối phó với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Hai nước này đang bất hòa với nhau do có tranh chấp về lãnh thổ trên biển và các vấn đề lịch sử liên quan đến quá khứ xâm lược của Nhật. Vào cuối tháng 3, ông đă thuyết phục được Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Park Geun-Hye ngồi chung bàn với ông và ông ngồi giữa hai lănh đạo này, nhưng quan hệ giữa hai vị vẫn c̣n rất lạnh nhạt. Ông Taylor Washburn, một chuyên gia về bang giao quốc tế ở Washington đă cảnh báo: «Nếu Seoul và Tokyo ngưng hợp tác quân sự, do không giải quyết được những bất đồng lịch sử, vùng Đông Bắc Á sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với cả hai quốc gia».

Hôm 27.4.2014, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng Thống Obama khẳng định: «Hoa Kỳ có trách nhiệm trên toàn thế giới và chúng tôi vui mừng đảm nhận trách nhiệm này. Chúng tôi tiếp tục tái cân bằng chính sách ngoại giao hướng tới khu vực này của thế giới». Ông nhấn mạnh: «Hoa Kỳ luôn đứng bên cạnh các đồng minh, trong những thời điểm tốt đẹp cũng như trong những lúc khó khăn».

Malaysia từng là quốc gia Hồi giáo công khai phản đối chính phủ Mỹ, nhưng nay đang hy vọng tăng cường hợp tác với Washington. Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong cuộc họp báo chung:

"Malaysia hoan nghênh chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á, cũng như những cống hiến của Mỹ cho nền ḥa b́nh, ổn định và phồn vinh của khu vực. Hai miền lục địa của chúng ta cùng chung một đại dương, chúng ta cũng nên liên kết với nhau bằng một chính sách chung.”

Hôm 28.4.2014, Tổng thống Obama đă tới thăm Philippines Vài giờ trước khi ông tới Manila, Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin và Đại sứ Hoa Kỳ tại Manila Philip Goldberg, đă kư Thỏa Ước tăng cường hợp tác quốc pḥng song phương, có hiệu lực trong ṿng 10 năm. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng thỏa ước vừa được kư kết mở đường cho việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước, nhưng không bao gồm việc lính Mỹ hiện diện thường trực tại Philippines, như trong nhiều thập niên trước đây. Theo đài truyền h́nh Philippines ABS-CBN, Tổng thống Obama khẳng định: «Một sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa lực lượng Mỹ và Philippines sẽ cho phép cải thiện khả năng cùng huấn luyện và tác chiến, và đối phó nhanh chóng hơn trước một loạt các t́nh huống».

Giữa Mỹ và Philippines có Hiệp Ước Quốc Pḥng ngày 30.8.1951 trong đó có điều khoản Mỹ cam kết bảo vệ Phi như cam kết bảo vệ Nhật, nhưng hiệp ước này lại không được nhắc đến!

CHUYỆN CÁI BÁNH VẼ TPP

Các nhà tranh đấu cho nhân quyền và các “b́nh luận gia” thường đem hiệp ước TPP ra để đe dọa Hà Nội, nói rằng nếu Hà Nội không chịu thực thi dân chủ và nhân quyền, sẽ không cho tham gia TPP. Nhưng nói như thế là không hiểu ǵ về TPP cả.

Lúc đầu, đây là hiệp ước tự do mậu dịch giữa các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore kư vào ngày 3.6.2005 và có hiệu lực ngày 28.5.2006. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01.1.2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Ngày 22.9.2008 Mỹ tuyên bố sẽ tham gia đầy đủ trong các cuộc đàm phán. Ngày 14.11.2010, tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nhật Bản, lănh đạo của 9 nước đă tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama biến nó thành “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái B́nh Dương” (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt là TPP) và sẽ được thảo luận trong Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, qua ba hội nghị thượng đỉnh APEC 2011, 2012 và 2013, các cuộc thảo luận vẫn chưa đi tới đâu v́ những đề nghị của Hoa Kỳ khó được chấp nhận. Trong hội nghị tại Singapore, ông Michael Froman, Đại diên Thương mại Mỹ đưa ra danh sách các hồ sơ lớn gồm những vấn đề phức tạp như các doanh nghiệp nhà nước, chính sách trợ giá sản phẩm, sở hữu trí tuệ, điều kiện lao động và môi trường... với mục dích bảo vệ lợi ích của Mỹ. Đại diện 12 nước liên quan gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mêhicô, New Zearland, Peru, Singapore và Việt Nam đă tranh luận rất gay gắt với kết quả là ngày 10.12.2013 đă ra về tay không. Trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống Obama hôm 24.4.2014, Nhật cũng không đồng ư hủy bỏ chính sách trợ giá nông nghiệp.

TPP đang c̣n là cái bánh vẽ, khi nào nó h́nh thành, mỗi nước sẽ xem nó có lợi cho ḿnh hay không để quyết định có tham dự hay không, hoặc tham dự có điều kiện dự pḥng (reservation). Chắng nước nào có quyền cấm nước nào cả.

ĐANG CÓ SỰ PHÂN CHIA BIỂN ĐÔNG?

Chúng ta nhớ lại, trong cuộc viếng thăm Washington ngày 14.2.2012, ông Tập Cẩm B́nh, lúc đó đang c̣n là Phó Chủ Tịch, đă nói với Tổng Thống Obama rằng Trung Quốc và Mỹ có "những lợi ích đồng quy" trong khu vực và có "đủ không gian" cho cả hai tại Thái B́nh Dương. Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng chia cái bánh Biển Đông với Mỹ.

Trong cuộc viếng thăm Á Châu vừa qua, chúng ta thấy Tổng Thống Obama chỉ quan tâm đến cái ṿng đai bao quanh Biển Hoa Đông và Biển Đông, kéo dài từ Nam Hàn xuống Nhật Bổn, Đài Loan, Phi Luật Tân và có thể ṿng qua Mă Lai đến Singapore. Hoa Kỳ không đả động ǵ đến cái lơm ở giữa đường lưỡi ḅ của Trung Quốc. Hoa Kỳ cho biết họ không ngă về bên nào trong các vụ tranh chấp, bất luận là ở Biển Đông Trung Hoa hay biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, nỗ lực của Washington là nhằm tái cân bằng vị thế ở khu vực này qua việc tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, chính trị và an ninh.

Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc c̣n có quá nhiều lợi ích cần được bảo vệ nên cả hai bên rất khó tách rời nhau trong một thời gian gần. Trong lịch sử, năm 1972 Hoa Kỳ đă bán miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc để đổi lấy việc mở rộng thị trường của Mỹ và tách Trung Quốc ra khỏi Liên Sô. Mối lợi đó c̣n tồn tại nên Hoa Kỳ khó từ bỏ Trung Quốc.

Ngày 23.4.2014, khi ông Obama đến Nhật, ông Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh nói: "Cái gọi là liên minh Mỹ-Nhật thực chất là sự dàn xếp song phương từ thời Chiến Tranh Lạnh và điều này không được làm tổn hại đến toàn vẹn lănh thổ cũng như những quyền lợi chính đáng của Trung Quốc." Nhưng Trung Quốc lại nói muốn giải quyết những vụ tranh chấp trong khu vực bằng đường lối ḥa b́nh và tố cáo Nhật Bản cố t́nh thổi phồng những mối đe dọa để biện minh cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự.

Trước khi ông Obama đi Á Châu, từ ngày 21 đến 22.4.2014, ASEAN và Trung Quốc họp lần thứ 20 tại Pattaya, Thái Lan bàn về:

(1) Đẩy nhanh việc h́nh thành Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (Code of Conduct). Sẽ có thêm một cuộc họp thứ hai trong năm 2014 để xúc tiến việc này.

(2) Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Hiện thương mại hai chiều ASEAN Trung Quốc đă đạt trên 400 tỷ USD. Tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đă hơn 100 tỷ USD. Hai bên đặt ra mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2015.

Xin nhắc lại, ngày 4.11.2002, Trung Quốc và ASEAN đă kư Hiệp Ước Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc - ASEAN (ASEAN–China Free Trade Area). Do đó, dù các nước ASEAN có gia nhập TPP hay không, tương quan mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn không thay đổi. Hàng năm, các nước Indonesia, Brunei và Malaysia bán được nhiều nguyên liệu cho Trung Quốc nên thặng dư mậu dịch thường nghiêng về họ. Do đó, các nước này không tha thiết với TPP lắm.

Nh́n lại, chuyến đi Á Châu vừa qua của Tổng Thống Obama chưa làm thay đổi ǵ cán cân ở Biển Đông. Trái lại, Mỹ đă bật đèn xanh cho các nước ASEAN có thể chơi tṛ đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc để các nước này không gặp khó khăn khi vừa gia nhập khu vực mậu dịch Trung Quốc – ASEAN vừa tham gia chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Á Châu Thái B́nh Dương.

 

Ngày 1.5.2014

Lữ Giang

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám