Con đường lên nắm quyền

của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-54

(P1) by The Observer

 

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Đ́nh Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

 

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

 

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Đ́nh Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong ṿng một thập kỷ trước khi ông trở thành lănh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Đ́nh Diệm đă chủ động t́m cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính ḿnh và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Đ́nh Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá tŕnh hiện đại hoá, so rơ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

 

Ngô Đ́nh Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đă đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đ́nh Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Đông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đ́nh Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng v́ sao và làm thế nào mà Ngô Đ́nh Diệm bước vào một vai tṛ chủ chốt như vậy.

 

Trong thời gian Ngô Đ́nh Diệm nắm quyền (1954-1963), nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đă mô tả ông là con rối của Mỹ, người đă được Hoa Thịnh Đốn dựng nên và hậu thuẫn để phục vụ các mục đích của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, những bài viết kể từ thập kỷ 1960 trở đi lại nhấn mạnh vào sự thiếu thiện ư rơ rệt của Ngô Đ́nh Diệm trong việc chấp nhận để Hoa Kỳ cố vấn, và thực tế là liên minh giữa ông và Mỹ cuối cùng đă sụp đổ. Nhiều học giả do vậy đă bác bỏ quan niệm cho rằng Ngô Đ́nh Diệm chỉ là một sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, và đă mô tả Ngô Đ́nh Diệm như một sản phẩm của “những truyền thống” tiền hiện đại, chẳng hạn như Thiên chuá giáo và Nho giáo. Nhưng giữa các học giả này không có sự đồng thuận về ư nghĩa và hậu quả của các phẩm chất “truyền thống” ở Ngô Đ́nh Diệm. Trong một vài nghiên cứu sử học gần đây, Ngô Đ́nh Diệm bắt đầu xuất hiện như một vị thánh – anh hùng dân tộc, người đă bị những đồng minh thất thường phá đám; trong một vài nghiên cứu khác, ông lại bị mô tả như một kẻ chuyên quyền cứng nhắc, người đă thất bại v́ cố bám lấy những quan niệm lănh đạo lỗi thời. [1]

 

Những diễn giả dường như khác hẳn nhau này về Ngô Đ́nh Diệm – hoặc là bù nh́n của Mỹ, hoặc một người yêu nước đạo đức, hoặc một kẻ chuyên quyền phản động – thật ra khá giống nhau. Qua việc mô tả Diệm đơn giản và bằng phẳng, họ đều không công nhận những khía cạnh riêng biệt cũng như ngẫu nhiên trong tư tưởng cũng như hành động của ông. Dù người ta cho rằng Ngô Đ́nh Diệm chỉ là người thừa hành các mưu đồ của Hoa Kỳ hay biểu thị những đặc tính văn hoá hay xă hội “truyền thống”, th́ kết quả vẫn thế: trong cả hai trường hợp, khả năng ông tự làm chủ suy nghĩ và hành động của ḿnh đều không được thừa nhận. Tóm lại, những diễn giải đang tồn tại về Ngô Đ́nh Diệm đă tước đi của ông vai tṛ tác nhân lịch sử. Kết quả là, như một sử gia chỉ ra gần đây, các nghiên cứu sử học đă hạ vai tṛ của ông xuống thành “phiến diện”. [2]

 

Bài viết này nhằm khôi phục phần nào vai tṛ tác nhân của Ngô Đ́nh Diệm qua việc xem xét phần sự nghiệp ít được nghiên cứu đến của ông: thập niên trước năm 1954 khi ông được cử làm Thủ tướng của phần đất mà ngay sau đó sẽ trở thành miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu của tôi phản bác lại những quan điểm hiện có về Ngô Đ́nh Diệm về hai mặt. Trước hết, bài viết bác bỏ những khẳng định rằng Ngô Đ́nh Diệm đă trải qua thời gian cuộc chiến Việt Minh – Pháp 1945-1954 trong t́nh trạng tự cô lập về chính trị, và lặng lẽ chờ thời cơ. [3] Trong thực tế, Ngô Đ́nh Diệm không hề lánh xa những cuộc xung đột đă xé nát Đông Dương, và ông có liên hệ với hầu hết tất cả các nhân vật chủ chốt trong nền chính trị Đông Dương khi đó. Do đó, thay v́ mô tả ông như một nhân vật thụ động hoàn toàn hoặc phần lớn dựa vào sự ủng hộ của nhóm này hay nhóm khác, bài viết chỉ ra rằng Ngô Đ́nh Diệm đóng một vai tṛ quan trọng và chủ động trong việc tạo dựng quyền lực cho ḿnh.

 

Thứ hai, bài phân tích của tôi phản bác lại quan niệm cho rằng có thể coi tư tưởng và hành động của Ngô Đ́nh Diệm vào năm 1945-1954 là bằng chứng cho cách nghĩ “truyền thống”. Như nhà học giả hậu thuộc địa Ronald Inden đă chỉ ra, những viện dẫn “truyền thống” thường bộc lộ xu hướng bản chất luận vốn ngấm sâu trong nền học thuật phương Tây khi nghiên cứu về Châu Á và người Châu Á. [4] Những ví dụ mà Inden phê phán được rút ra từ ngành Ấn độ học, nhưng lư luận của ông có thể áp dụng vào những nghiên cứu viết về Việt Nam nói chung và về Ngô Đ́nh Diệm nói riêng. Cũng như các học giả Ấn Độ học có xu hướng quy vai tṛ chủ động của người Ấn sang cho người Châu Âu hoặc cho những phẩm chất được coi là bản chất của đời sống Ấn Độ chẳng hạn như vấn đề đẳng cấp (caste) hay vương quyền thiêng liêng, các học giả về Chiến tranh Việt Nam cũng thường quy vai tṛ chủ động của Ngô Đ́nh Diệm cho người Mỹ, hoặc cho những “bản chất” như Nho giáo hoặc Thiên chúa giáo. Bằng cách quy lời nói và hành động của Ngô Đ́nh Diệm cho những ảnh hưởng c̣n rơi rớt lại của cách nghĩ tiền hiện đại, nhiều tác giả đă bỏ qua nỗ lực thay đổi những quan niệm cũ thành những h́nh thức mới của Ngô Đ́nh Diệm, cũng như việc ông quyết tâm đẩy mạnh một viễn kiến riêng biệt về việc làm thế nào để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hiện đại. [5] Đương nhiên là viễn kiến về công cuộc hiện đại hoá Việt Nam của Ngô Đ́nh Diệm chỉ nảy sinh dần dần, và vào năm 1954 th́ nó vẫn chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, đó là một viễn kiến hết sức riêng biệt, và nỗ lực của ông trong việc thuyết phục người dân miền Nam về tác dụng và ưu điểm của viễn kiến ấy đă thất bại thảm hại về mặt lâu dài, nhưng thất bại không nhất thiết là tầm thường hay không hợp lư. Để có thể có được cách hiểu lịch sử hơn và ít biếm hoạ hơn về vai tṛ của Ngô Đ́nh Diệm trong lịch sử các cuộc chiến Đông Dương, chúng ta cần hiểu được bản chất ngẫu nhiên và đương thời trong quan niệm của ông, và phải xem xét bối cảnh lịch sử – Đông Dương thời cuối thuộc địa – đă khiến ông có những tư tưởng đó.

 

Ngô Đ́nh Diệm và cuộc truy t́m một “Lực lượng thứ Ba”, 1945-1950

 

Với nhiều người Việt quốc gia, khởi đầu của cuộc chiến tranh toàn diện giữa Pháp và Việt Minh vào tháng 12 năm 1946 đặt ra một lựa chọn quả quyết và khó khăn. Ư tưởng ủng hộ chế độ thực dân khiến các nhà hoạt động chống thực dân, chủ trương giành độc lập cho Việt Nam, cảm thấy ghê tởm; mặt khác, nhiều người quốc gia cũng chùn ngại trước ư tưởng ủng hộ Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh do những người cộng sản chi phối. Một số người từ chối hợp tác với Việt Minh v́ lư tưởng; những người khác e ngại cộng sản v́ họ đă có kinh nghiệm trong quá khứ. [6] Phải đối mặt với những lựa chọn chẳng hay ho ǵ như vậy, những người quốc gia này thường từ chối không chọn bên nào, và quyết định chờ sự xuất hiện của một “Lực lượng thứ Ba” – một đảng phái hay liên minh độc lập vừa chống thực dân vừa chống cộng. Từ giữa thập niên 1940, có rất nhiều nỗ lực thành lập Lực lượng thứ Ba ở Đông Dương, nhưng tất cả đều thất bại v́ những rạn nứt tư tưởng và chính trị đă chia rẽ vô số các đảng phái, giáo phái, và bè nhóm không cộng sản của Việt Nam. Kết quả là, nhiều nhà quốc gia đă đặt ḿnh vào thế trung lập không mấy dễ chịu trong cuộc xung đột. Người Pháp chê nhóm lẽ-ra-hẳn-là Lực lượng thứ Ba này là những người “thiếu lập trường” (fence-sitter), c̣n Việt Minh th́ chế nhạo họ v́ đă “trùm chăn”.

 

Là một nhà quốc gia và một lănh đạo Công giáo nổi tiếng, Ngô Đ́nh Diệm là một trong những người lỗi lạc nhất thuộc nhóm thiếu lập trường. Nhưng đây là cách hiểu dễ gây sai lầm, v́ nó ngụ ư rằng Ngô Đ́nh Diệm ngại phải mạo hiểm chính trị. Ngô Đ́nh Diệm sinh năm 1901 trong một gia đ́nh Công giáo hết sức thành đạt. Cha ông, Ngô Đ́nh Khả là Thượng thư triều đ́nh; anh cả Ngô Đ́nh Khôi là tổng đốc một tỉnh thời thuộc địa và một anh trai khác, Ngô Đ́nh Thục, trở thành một trong những vị tổng giám mục Công giáo đầu tiên của Việt Nam. Ngô Đ́nh Diệm tiếp nối truyền thống gia đ́nh, trở thành một viên quan trong triều, và lên tới chức tổng đốc khi c̣n đang trong những năm cuối tuổi hai mươi. Ông thành công không những nhờ tài cai trị hành chính mà c̣n nhờ sự đỡ đầu của Nguyễn Hữu Bài, một người Công giáo và lănh đạo Hội đồng Thượng thư ở Huế. Mặc dù có một quá tŕnh hợp tác lâu dài với chính phủ thuộc địa, vào thập niên 1920, Nguyễn Hữu Bài trở nên bất măn với việc Pháp ngày càng xâm phạm các đặc quyền của Triều đ́nh Huế, v́ vậy ông ta đă tranh thủ Ngô Đ́nh Diệm và các anh của Ngô Đ́nh Diệm trong nỗ lực gây áp lực với Pháp để cải cách nhằm khôi phục lại chủ quyền của Việt Nam. Vào năm 1933, người Pháp cố gắng xoa dịu Nguyễn Hữu Bài bằng cách nâng Ngô Đ́nh Diệm lên chức vụ Thượng thư Bộ Lại; nhưng nước cờ này đă bị đập lại khi Nguyễn Hữu Bài cố vấn Ngô Đ́nh Diệm từ chức để phản đối việc Pháp không chịu khoan nhượng trong vấn đề cải cách. Việc từ chức của Ngô Đ́nh Diệm đă tạo cho ông danh tiếng là một nhà quốc gia không thoả hiệp, mặc dù nó cũng khẳng định địa vị của ông như một lănh đạo Công giáo nhiều tham vọng và quá khích. [7]

 

Dù có những nhận định ngược lại về Ngô Đ́nh Diệm, sau năm 1933 ông không rơi vào cảnh bị quên lăng về mặt chính trị, mà vẫn rất tích cực tham gia vào t́nh h́nh chính trị triều đ́nh ở Huế suốt thập niên 1930, dù ông không c̣n giữ chức vụ nữa và đang bị cảnh sát theo dơi. [8] Sau năm 1940, ông tăng cường hoạt động nhằm khai thác các cơ hội chính trị mới nảy sinh do việc Nhật chiếm Đông Dương. Việc chiếm đóng của Nhật từ 1940-1945 rất kỳ lạ, v́ Nhật cho phép một chính phủ thuộc địa Đông Dương thân Vichy được tiếp tục tồn tại để đổi lại những đặc quyền đồn trú và được cung cấp lương thực. Một chính sách như vậy trái ngược hoàn toàn với thực hành của Nhật ở những nơi khác vùng Đông Nam Á trong Thế chiến thứ Hai, và nó không phù hợp với các quan chức Nhật, những người tự coi ḿnh là “lư tưởng” trong vấn đề giải phóng các nước đồng chủng Á Châu khỏi ách thuộc địa Châu Âu. Sự bất măn của những người Nhật “có lư tưởng này” mở đường cho Ngô Đ́nh Diệm, và vào năm 1942, ông đă bị cuốn vào nhiều nhóm mưu đồ chống Pháp. Vào năm 1943, Ngô Đ́nh Diệm cử người liên lạc với hoàng tử Cường Để, một nhà hoạt động chống thực dân lâu năm và tuyên bố ḿnh là kế thừa hợp pháp của triều Nguyễn; Cường Để sống lưu vong ở Nhật đă hơn hai thập niên, và có liên hệ với các sĩ quan và các nhà ngoại giao “có lư tưởng” ở cả Tokyo và Đông Dương. Cũng trong khoảng thời gian đó, Ngô Đ́nh Diệm lập ra một đảng chính trị bí mật được biết đến với tên Đại Việt Phục hưng Hội. Hội này dường như chủ yếu hoạt động ở vùng quê hương của Ngô Đ́nh Diệm thuộc miền Trung Việt Nam, và đảng viên hầu hết – thậm chí có thể toàn bộ – đều là dân Công giáo. Vào mùa hè năm 1944, sở mật thám Pháp biết được sự tồn tại của đảng Ngô Đ́nh Diệm thành lập và bắt đầu bắt bớ đảng viên. Ngô Đ́nh Diệm thoát khỏi bị bắt nhờ sự giúp đỡ của Tổng Lănh sự Nhật ở Huế, người đă giúp ông ra khỏi thành phố bằng cách cải trang ông thành một sĩ quan trong quân lính hoàng gia. Ông được bay vào Sài G̣n và ở đó vài tháng dưới sự bảo vệ của quân đội Nhật. [9]

 

Trong một khoảng thời gian ngắn đầu năm 1945, có vẻ như mưu kế dùng người Nhật của Ngô Đ́nh Diệm sẽ thành công. Vào cuối năm 1944, giới tướng lănh Nhật quyết định rằng đă đến lúc phải hạ bệ chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Khi họ đang chuẩn bị một vụ lật đổ, các sĩ quan “có lư tưởng” người Nhật đề nghị đưa Cường Để lên ngôi và đặt Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng của chính phủ mới. Không may cho Cường Để, nhà chỉ huy tối cao Nhật tại Đông Dương không đồng ư với lập luận của phe “có lư tưởng”, và ông ta đă phá huỷ kế hoạch trao trả “độc lập” cho người Việt. Kết quả là, khi vụ lật đổ xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, vị hoàng tử già vẫn ở lại Nhật và Hoàng đế Bảo Đại đương vị vẫn được tiếp tục giữ vương miện. Bảo Đại có thể biết rằng trước đó Ngô Đ́nh Diệm đă liên minh với Cường Để; nhưng ông vẫn coi Ngô Đ́nh Diệm là ứng cử viên số một để lănh đạo chính phủ Việt Nam mới thay thế cho chế độ thực dân, và v́ vậy ông đă triệu Ngô Đ́nh Diệm từ Sài G̣n về Huế. Ngô Đ́nh Diệm phạm phải một tính toán sai lầm trầm trọng là đă từ chối đề nghị của Hoàng đế. Gần như ngay lập tức sau đó, ông hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược t́nh thế, nhưng quá muộn: Bảo Đại đă mời học giả và nhà phê b́nh văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng thế chỗ Ngô Đ́nh Diệm. Ngô Đ́nh Diệm đă để lỡ một cơ hội vàng ngọc, mặc dù không phải v́ không cố gắng hay không quan tâm. [10]

 

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc lên nắm quyền bất ngờ của Hồ Chí Minh và Việt Minh không làm giảm quyết tâm theo đuổi tham vọng chính trị của Ngô Đ́nh Diệm. Thay v́ rút ra khỏi cuộc xung đột trong lúc Việt Minh và Pháp đánh nhau (giành quyền) quyết định tương lai của Đông Dương, Ngô Đ́nh Diệm cân nhắc xem làm thế nào có thể lợi dụng t́nh h́nh đương thời để xây dựng một phong trào mới mà cuối cùng có thể áp đảo cả hai đối thủ mạnh này. Ông hiểu việc xây dựng một Lực lượng thứ Ba có thể đứng vững được th́ cần phải có thời gian, và lúc này, ông không thể trực tiếp thách thức Pháp hay Việt Minh. V́ vậy, ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cùng khi đó, ông cũng cố gắng xây dựng và duy tŕ quan hệ với cả hai phía. Bằng cách này, Ngô Đ́nh Diệm hy vọng có thể có thêm thời gian và mở rộng nhóm ủng hộ ḿnh và gây thiệt hại cho cả hai đối thủ.

 

Nỗ lực áp dụng vị trí phi lập trường của Ngô Đ́nh Diệm nhằm đạt được lợi thế chính trị tối đa được thể hiện rơ trong quan hệ của ông với Việt Minh vào cuối thập niên 1940. Bất chấp việc sau này ông nói ngược lại, những tiếp xúc của Ngô Đ́nh Diệm với Hồ Chí Minh và các lănh đạo Việt Minh khác được mô tả là ve văn nhiều hơn từ chối rất nhiều. Không lâu sau Cách mạng tháng Tám, Ngô Đ́nh Diệm bị du kích Việt Minh bắt giữ ở miền Trung Việt Nam. Sau khi bị giam một thời gian tại một vùng núi hẻo lánh, người ta đưa ông ra Hà Nội vào đầu năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh, người đề nghị với ông một chức vụ trong chính phủ đoàn kết Việt Minh. [11] Trong những năm sau này, Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố là ḿnh đă bác bỏ đề nghị này ngay tức th́; ông cũng kể là đă thuyết phục Hồ Chí Minh thả ḿnh chỉ đơn giản bằng cách nh́n thẳng vào mặt vị thủ lĩnh Việt Minh và hỏi một cách hùng biện: ‘Tôi có phải là người sợ áp bức hay sợ chết không?” [12]

 

Không có lư do ǵ để nghi ngờ việc Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố ông dùng những lời lẽ sắc bén và chua chát trong cuộc gặp đó, v́ ông biết rằng quân Việt Minh bắt và xử tử người anh cả Ngô Đ́nh Khôi của ḿnh mấy tháng trước đó. Mặt khác, khi câu chuyện được Ngô Đ́nh Diệm kể lại về cuộc gặp này vào sau năm 1954 lược bỏ sự thực rằng ông đă sẵn ḷng tham gia một chính phủ Việt Minh nếu như Hồ Chí Minh chỉ cần đồng ư với yêu cầu để ông nắm giữ một số mặt trong chính sách. [13] Tương tự, ông cũng không bao giờ công khai thừa nhận việc ông vẫn giữ liên lạc với các lănh đạo Việt Minh trong ít nhất hai năm sau khi được Hồ Chí Minh thả. Báo cáo của t́nh báo Pháp thời kỳ này cho thấy rằng Ngô Đ́nh Diệm duy tŕ các mối liên lạc này với hy vọng cuối cùng có thể thuyết phục một số lănh đạo Việt Minh bỏ Hồ Chí Minh và quay sang với ông. Theo tin tức của chỉ điểm Pháp, những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hành ngũ lănh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đ́nh Diệm và cũng ngưỡng mộ anh của Ngô Đ́nh Diệm là Ngô Đ́nh Thục, và thậm chí người ta c̣n rỉ tai nhau là Ngô Đ́nh Diệm đă lôi kéo được tướng Nguyễn B́nh, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ. [14]

 

Cùng thời gian Ngô Đ́nh Diệm đang có quan hệ tay đôi với Việt Minh, ông cũng t́m cách liên minh với các lănh đạo và các nhóm phái chống cộng. Nỗ lực của Ngô Đ́nh Diệm về hướng này dường như được khơi nguồn cảm hứng từ ví dụ về một liên minh Lực lượng thứ Ba tồn tại ngắn ngủi, được biết đến với tên Mặt trận Thống nhứt Quốc gia. Mặt trận này được h́nh thành đầu năm 1947 tại một hội nghị của các đảng chính trị và nhóm phái chống cộng tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc. Sau một đợt hoạt động dấy lên vào mùa xuân và mùa hè năm 1947, mặt trận này bất ngờ sụp đổ do việc một trong những lănh đạo chủ chốt bị Việt Minh ám sát và do những tranh đấu nội bộ giữa các thành viên. [15] Dường như Ngô Đ́nh Diệm không tham gia vào việc thành lập mặt trận, nhưng khi mặt trận này tự tan vỡ, ông nhanh chóng chuyển theo sự nghiệp của Lực lượng thứ Ba. Vào giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lănh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Đại Việt Quốc dân Đảng (thường được biết đến với tên Đại Việt). Suốt mùa thu năm ấy, Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn sát cánh bên nhau để thuyết phục những người chống cộng tham gia một tổ chức quốc gia mới với tên gọi Việt Nam Quốc gia Liên hiệp. Mặc dù sau này trở thành kẻ thù như nước với lửa, Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn gắn bó với nhau vào năm 1947 v́ họ có chung tham vọng xây dựng một phong trào Lực lượng thứ Ba tồn tại được. Những liên hệ của Nguyễn Tôn Hoàn trong đảng Đại Việt và của Ngô Đ́nh Diệm với những ủng hộ viên Công giáo trở thành một phối hợp mạnh mẽ, và trong một khoảng thời gian ngắn, dường như Liên hiệp sẽ thành công ở nơi mà Mặt trận Thống nhứt Quốc gia thất bại. [16]

 

Theo Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn, mục đích của Liên hiệp là vận động ủng hộ cho một phong trào chính trị mới dưới sự bảo trợ của Bảo Đại. Sau một thời gian ngắn giữ chức là người đứng đầu Đế chế Việt Nam do Nhật bảo hộ vào năm 1945, vị hoàng đế này đă buộc phải thoái vị trong Cách mạng tháng Tám. Ông làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng vài tháng sau đó chọn sống lưu vong ở ngoại quốc. Năm 1947, Bảo Đại sống ở Hồng Kông và bắt đầu xem xét các đề nghị của Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Tôn Hoàn và những người Việt Nam khác v́ họ hi vọng là ông có thể chỉ huy một liên minh gồm những nhóm và bè phái không cộng sản vốn bị chia rẽ của Việt Nam. Nhưng cùng lúc đó, cựu hoàng cũng gặp gỡ các viên chức người Pháp. Họ tâng bốc ông làm “trung gian” giữa chủ nghĩa thực dân của Pháp và chủ nghĩa quốc gia của Việt Nam. Vào cuối năm 1947, sự xu nịnh này h́nh như đạt được ảnh hưởng cần thiết: vào tháng Mười Hai, Bảo Đại trở lại Đông Dương trong một thời gian ngắn và đồng ư trên nguyên tắc cho việc thành lập một chính phủ Việt Nam mới trong Liên hiệp Pháp. Sau đó Bảo Đại lại quay về Hồng Kông để cân nhắc nước cờ tới và để nghe lời khuyên của nhiều nhà lănh đạo người Việt khác nhau.[17]

 

Ngô Đ́nh Diệm là một trong số những người đă sang Hồng Kông để cố vấn cho cựu hoàng. Bảo Đại chưa quên việc Ngô Đ́nh Diệm từ chối phục vụ dưới quyền ông trước đây; nhưng ông vẫn chăm chú lắng nghe Ngô Đ́nh Diệm giục ông đ̣i hỏi Paris nhượng bộ thêm. Ngô Đ́nh Diệm đặc biệt cao giọng cảnh cáo rằng các nhà quốc gia Việt Nam sẽ không chấp nhận với người Pháp điều ǵ ít hơn t́nh trạng mà Anh gần đây thừa nhận Ấn Độ và Pakistan. Bảo Đại có vẻ tiếp thu những lập luận này; nhưng Ngô Đ́nh Diệm sợ cựu hoàng vẫn bị ảnh hưởng các đề nghị của Pháp. [18] Vào tháng Hai năm 1948, Ngô Đ́nh Diệm và các lănh đạo khác thuộc phe quốc gia gặp tại Sài G̣n để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Sau đó Ngô Đ́nh Diệm quay trở lại Hồng Kông vào tháng Ba để cố gắng thuyết phục Bảo Đại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Điều quan trọng là kế hoạch Ngô Đ́nh Diệm cổ vũ trong những cuộc gặp gỡ này phản ánh nhận thức về nền cộng hoà trong ông: kế hoạch nhằm xây dựng một hội đồng Việt Nam mới, trong đó uỷ nhiệm Bảo Đại làm đại diện trong các cuộc thương lượng với Pháp, và kế hoạch cũng quy định là cựu hoàng có nghĩa vụ phải hội ư với hội đồng trước khi thực hiện bất cứ thoả thuận nào về vấn đề độc lập. [19]

 

Không may cho Ngô Đ́nh Diệm là tất cả các nỗ lực của ông đều vô ích. Tại một “Đại hội mini” ở Hồng Kông vào cuối tháng Ba năm 1948, Bảo Đại thông báo cho Ngô Đ́nh Diệm và các lănh đạo người Việt khác là ông ta có ư định tiếp tục xây dựng chính phủ mới theo các điều khoản do Paris đưa ra. Vào tháng Sáu, cựu hoàng kư một thoả thuận thứ hai với các viên chức thuộc địa ngụ ư trao độc lập cho Việt Nam như một “nhà nước liên hiệp” trong Liên hiệp Pháp. Sau một số đàm phán nữa, các chi tiết về quan hệ Việt – Pháp rốt cuộc được ghi trong Hiệp ước Elysée ngày mùng 8 tháng Ba năm 1949. Hiệp ước này thiết lập một nền tự trị hành chính có giới hạn cho Việt Nam, nhưng cho Pháp toàn quyền về chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự. Chẳng bao lâu sau khi kư Hiệp ước, Bảo Đại trở lại Đông Dương và tuyên bố là quốc trưởng của một Quốc gia Việt Nam mới, độc lập trên danh nghĩa.

 

Việc thực thi “giải pháp Bảo Đại” vào 1948-1949 khiến Ngô Đ́nh Diệm cực kỳ thất vọng. Nhiều nhà lănh đạo quốc gia chống cộng – bao gồm cả Nguyễn Tôn Hoàn và đảng Đại Việt – chấp nhận hậu thuẫn cho Bảo Đại và Quốc gia Việt Nam với hy vọng rằng nhà nước mới này sẽ là một phương tiện đưa dần Việt Nam tới độc lập. Nhưng Ngô Đ́nh Diệm th́ phẫn nộ trước cái mà ông coi là sự đầu hàng của cựu hoàng trước những đ̣i hỏi của người Pháp, và ông quyết định đă đến lúc ḿnh cần phải lên tiếng phản đối trước công chúng. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đ́nh Diệm cho đăng một tuyên bố trong đó ông hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée bằng cách nhắc lại đ̣i hỏi của ḿnh cho quyền tự trị lănh thổ cho Việt Nam. Đồng thời, ông cũng gửi thông báo rằng ông không có ư định hợp tác với Việt Minh. Ngược hẳn lại với việc trước đây ông sẵn sang cân nhắc một thoả thuận với Hồ Chí Minh, giờ th́ Ngô Đ́nh Diệm kêu gọi một phong trào chống thực dân mới, dưới sự lănh đạo của “những thành viên đă có những cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc” và đặc biệt là “những người kháng chiến” – một dấu hiệu rơ rệt cho thấy ông có ư định thách thức Việt Minh bằng cách lôi kéo một số ủng hộ viên, những người muốn bỏ Việt Minh để sang hàng ngũ của ông. [20]

 

Tuyên bố của Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 6 năm 1949 báo hiệu một thay đổi lớn trong chiến lược. Việc Ngô Đ́nh Diệm công khai cắt đứt với cả Bảo Đại lẫn Việt Minh không đơn thuần chỉ loại bỏ họ khỏi danh sách những đồng minh có thể trong tương lai. Ông cũng cho thấy ông có một viễn kiến khác cho việc thay đổi cuộc sống và xă hội Việt Nam. Bất chấp việc các nhận định (về ông) sau này khẳng định điều ngược lại, viễn kiến này không phải là một kế hoạch phản động nhằm khôi phục lại các thể chế và giá trị truyền thống. Thực vậy, Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố rơ ràng rằng ông coi viễn kiến của ḿnh ít nhất cũng có tính cách mạng ngang với những đề nghị từ các đối thủ của ông:

 

“Thứ đến, nên biết rằng cuộc tranh-đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến-đấu cho độc-lập Tổ-quốc về phương-diện chính-trị mà thôi, mà c̣n là một cách-mạng xă-hội để đem lại độc-lập cho nông dân và thợ thuyền Việt-Nam. Để cho tất cả mọi người trong nước Việt-Nam mới có đủ phương-tiện để sống xứng đáng với phẩm-cách con người, con người tự-do thực sự, tôi chủ trương những sự cải-cách xă-hội hết sức tân-tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự-do nẩy-nở.” [21]

 

Khi đó, những chi tiết cuộc “cách mạng xă hội” của Ngô Đ́nh Diệm – bao gồm cả những điều liên quan đến vấn đề quyết định là thể hiện qua chính sách và thực hành – vẫn chưa rơ ràng. Ngô Đ́nh Diệm cũng không đưa ra giải thích nào về nguồn gốc viễn kiến của ông, hay cho biết điều ǵ đă gợi cảm hứng cho viễn kiến ấy. Nhưng dù sao ông cũng đă tiến hành một bước quan trọng trong việc làm sáng tỏ một chương tŕnh đặc biệt về hành động chính trị và chuyển đổi xă hội. Viễn kiến về tương lai Việt Nam này, mặc dù c̣n chưa chắc chắn và mơ hồ vào năm 1949, sẽ trở nên chắc chắn và rơ ràng hơn trong những năm sau đó, và trong nhiều khía cạnh, nó cho chúng ta biết được tất cả những quyết định và chính sách quan trọng của Ngô Đ́nh Diệm cho đến cuối đời ông. [22]

 

Ngô Đ́nh Diệm hy vọng rằng việc đăng tuyên bố ngày 16 tháng 6 của ông sẽ giúp thu hút dư luận công chúng có lợi cho ông. Nhưng về mặt đó, nước cờ này đă thất bại. Tuyên bố của ông được nhiều người đọc và được chú ư trên khắp Việt Nam, nhưng nó không mang đến một sự mến mộ mới của quần chúng dành cho Ngô Đ́nh Diệm, cũng không gây tác hại ǵ cho “giải pháp Bảo Đại.” Trên thực tế, hiệu quả tức th́ lớn nhất của nó là chấm dứt sự kiên nhẫn của cả Pháp lẫn Việt Minh trong việc t́m cách lôi kéo ông. Kết quả là chẳng bao lâu sau, ông buộc phải cân nhắc những chiến lược khác, và đi t́m những đồng minh khác.

 

Xem tiếp: Phần 2, Phần 3

 

Edward Miller là giáo sư khoa Lịch sử, trường đại học Dartmouth.

 

Nguồn: Bản tiếng Việt: © 2007 talawas

 

—————————-

 

[1]Cả những người hâm mộ và những người chỉ trích Ngô Đ́nh Diệm đều mô tả ông như một người theo các quan niệm và thực hành “truyền thống”. Trong thập niên 1960, tác giả từ cả hai phe đều coi việc Ngô Đ́nh Diệm tôn sùng Nho giáo là bằng chứng của một lối suy nghĩ tiền hiện đại; ví dụ, hăy thử so sánh cuốn sách chỉ trích Ngô Đ́nh Diệm gay gắt của nhà báo Denis Warner, The last Confucian (New York: Macmillan, 1963), với cuốn tiểu sử nhằm thánh hoá Ngô Đ́nh Diệm của Anthony Bouscaren, The last of the mandarins: Diem of Vietnam(Pittsburgh: Duquesne University Press, 1965). Theo một số tác giả, thói quen Nho giáo “truyền thống” của Ngô Đ́nh Diệm được căn cước Công giáo của ông củng cố thêm, khiến ông thiên về các h́nh thức chính quyền cổ điển; xem Bernard Fall, The two Viet-Nams: A political and military analysis, 2nd rev.edn (New York: Praeger, 1967), trang 236. Phân tích của các học giả kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975 về Ngô Đ́nh Diệm và các quan niệm của ông có tinh tế hơn, nhưng kết luận của họ về bản chất “truyền thống” trong niềm tin Nho giáo và Công giáo của ông cũng giống hệt những ǵ đă được viết trước đó. Để biết thêm về những phê b́nh Ngô Đ́nh Diệm theo lối này, xem Neil Jamieson, Understanding Vietnam(Berkeley: University of California Press, 1993), trang 235; William Turley, The Second Indochina War: A short political and military history, 1954-1975 (Boulder, CO: Westview, 1986), trang 13; George Kahin, Intervention: How America became involved in Vietnam (Garden City, NY: Anchor, 1987), trang 93; và Stanley Karnow, Vietnam: A history, 2nd rev.edn (New York: Penguin, 1997), trang 229. Muốn biết thêm ví dụ về các nghiên cứu sau năm 1975 miêu tả sự tận tụy với “truyền thống” của Ngô Đ́nh Diệm theo một cách thông cảm hơn, xem Ellen J. Hammer, A death in November: America in Vietnam, 1963 (New York: Dutton, 1987), trang 52; và Pham Van Luu, “The Buddhist crises in Vietnam, 1963-1966” (Luận án tiến sĩ, Đại học Monash, 1991), các trang 102-103.

 

[2]Philip E. Catton, Diem’s final failure: Prelude to America’s war in Vietnam (Lawrence, KS: University of Kansas Press, 2002), trang 2.

 

[3]Để biết thêm về những ư kiến cho rằng Ngô Đ́nh Diệm bị cô lập chính trị trong thập niên 1940 và 1950, xem John Mecklin, Mission in torment: An intimate account of the U.S. role in Vietnam (Garden City, NY: Doubleday, 1965), trang 31; Robert Shaplen, The lost revolution (New York: Harper and Row, 1965), trang 111; và Frances Fitzgerald, Fire in the lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam (Boston: Little, Brown, 1972), trang 82; George Herrings, America’s longest war: The United States and Vietnam, 1950 – 1975, 4th edn (Boston: McGraw-Hill, 2002), trang 59; và Ross Marlay and Clark Neher, Patriots and tyrants: Ten Asian leaders (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 1999), trang 119.

 

[4]Ronald Inden, Imagining India (Oxford: Blackwell, 1990), đặc biệt từ trang 1 – 48.

 

[5]Hăy xem tuyên bố của tác giả một cuốn giáo tŕnh bán rất chạy về Chiến tranh Việt Nam: “Không nhận thức nổi mức độ tàn phá các giá trị và thể chế chính trị truyền thống mà Pháp và Việt Minh đă gây ra, [Ngô Đ́nh Diệm] quay về với một vương triều Việt Nam đă không c̣n tồn tại. Ông ta không hề có kế hoạch xây dựng một quốc gia hiện đại hay huy động dân chúng của ḿnh.” (Herring, America’s longest war, trang 59).

 

[6]Vào mùa xuân năm 1946, một liên minh tiện thời và ngắn hạn giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản ở miền bắc Việt Nam sụp đổ, gây ra một làn sóng xung đột và một chiến dịch tiêu diệt tàn bạo của Việt Minh. Xem François Guillemot, “Au Coeur de la fracture viêtnamienne: L’élimination de l’opposition nationaliste et anticolonialiste dans le Nord du Viêt-nam (1945-1946)” trong Le Viêt Nam depuis 1945: États, marges et constructions du passé, ed. Christopher E. Goscha and Benoît de Tréglodé (Paris: Les Indes Savantes, sắp ra).

 

[7]Để biết thêm về việc Bài vận động cho việc bổ nhiệm cũng như từ chức của Ngô Đ́nh Diệm vào năm 1933, xem Bruce Lockhart, The end of the Vietnamese monarchy (New Haven: Yale Council on SEA Studies, 1993), pp. 60-86.

 

[8]Như trên, trang 87-92.

 

[9]Để biết thêm về các mưu đồ Nhật Bản liên quan đến các nhà quốc gia người Việt trong thời 1940-1945, xem Ralph Smith, “The Japanese period in Indochina and the coup of 9 March 1945”, Journal of Southeast Asian Studies [JSEAS], 9, 2 (1978): 268-301; Kiyoko Kurusu Nitz, “Independence without nationalist? The Japanese and Vietnamese nationalism during the Japanese period, 1940-45”, JSEAS, 15, 1 (1984): 108-133; và Tran My-Van, “Japan and Vietnam’s Caodaists: A wartime relationship (1939-1945)”, JSEAS, 27, 1 (1996): 179-193. Việc Ngô Đ́nh Diệm quan hệ với Nhật Bản trong thời 1943-1944 được Vũ Ngự Chiêu bàn đến trong “The other side of the 1945 Vietnamese Revolution”, Journal of Asian Studies, 45, 2 (1986): 299, 306. Về việc Ngô Đ́nh Diệm cử người đến gặp Cường Để, xem Cường Để, Cuộc đời cách mạng (Sài G̣n: Nhà in Tôn Thất Lê, 1957), trang 137-138. Để biết về việc thành lập cũng như bị đàn áp của Đại Việt Phục hưng Hội, xem François Guillemot, “Révolution nationale et lutte pour l’indépendance au Viêt-Nam: L’échec de la Troisieme Voie ‘Đại Việt’, 1938-1955” (Luận án tiến sĩ, École Pratiques des Hautes Études, 2003), trang 206-207. Việc Ngô Đ́nh Diệm trốn khỏi Huế vào mùa hè năm 1944 trong Nitz, “Independence without nationalist?” trang 117.

 

[10]Để biết thêm về kế hoạch và hậu quả cuộc lật đổ của người Nhật vào tháng Ba năm 1945, xem Masaya Shiraishi, “The background to the formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945: Japanese plans for governing Vietnam”, trong Indochina in the 1940s and 1950s, ed.Takashi Shiraishi and Motoo Futura (Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992): trang 113-141. Shiraishi chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng Ngô Đ́nh Diệm nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Đại gửi đi ngay sau khi vụ lật đổ xảy ra, và cũng chứng minh rằng Ngô Đ́nh Diệm tự ư từ chối đề nghị của Hoàng đế. Nhưng chúng ta không biết rơ lư do tại sao ông quyết định như vậy. Shiraishi trích dẫn các nguồn tư liệu Nhật gợi ư rằng Ngô Đ́nh Diệm được các đồng minh lư tưởng hoá cố vấn nên từ chối vị trí thủ tướng trên cơ sở là kế hoạch giành độc lập ban đầu đă bị thay thế. Nhưng Stein Tønnesson dùng tư liệu của Pháp để biện luận rằng việc Ngô Đ́nh Diệm từ chối là một thủ đoạn nhằm tăng cường lực đ̣n bẩy, và ông ta chứng minh rằng Ngô Đ́nh Diệm đă tức giận khi nhận ra rằng Bảo Đại không đưa ra lời mời lần nữa. Stein Tønnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a world at war (Oslo: International Peace Research Institute, 1991), trang 285.

 

[11]Chúng ta không biết rơ ngày tháng và hoàn cảnh cụ thể xung quanh việc Ngô Đ́nh Diệm bị bắt giữ vào năm 1945. Theo t́nh báo Pháp, Ngô Đ́nh Diệm bị bắt ở Phan Thiết trong khi đang trên đường ra Hà Nội với tư cách là một thành viên của một phái đoàn được uỷ nhiệm đại diện cho một liên minh của các nhóm quốc gia miền Nam Việt Nam. Xem “M. Ngo Dinh Diem, nouveau President du Conseil Vietnamien,” June 1954, Archives de la Ministère des Affaires Étrangères, Paris [MAE], Série Asie-Oceanie, 1944-1955, Sous-série Indochine, dossier 157.

 

[12]Karnow, Vietnam, trang 232-233; cũng xem Marguerite Higgins, Our Vietnam nightmare (New York: Harper and Row, 1965), trang 157-158; và Shaplen, Lost revolution, trang 110. Một trong những trợ tá của Hồ Chí Minh sau này nói rằng lănh đạo Việt Minh sợ rằng việc tiếp tục giam giữ Ngô Đ́nh Diệm sẽ làm các nhà quốc gia quê Ngô Đ́nh Diệm ở miền Trung Việt Nam xa lánh họ; George Boudarel and Nguyen Van Ky, Hanoi: City of the rising dragon, do Claire Duiker dịch (Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2002), trang 90 – 91. Luận điểm cho rằng Ngô Đ́nh Diệm được thả là nhờ Linh mục Công giáo Lê Hữu Từ có trong Đoàn Độc Thư và Xuân Huy, Giám mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm, 1945-1954: Những năm tranh đấu hào hùng(Houston: Xuân Thu, 1984), trang 117.

 

[13]Ngô Đ́nh Diệm trước đó đă từng công nhận rằng ḿnh hẳn đă tham gia chính phủ của Hồ Chí Minh để đổi lấy việc được nắm quyền trong chính sách an ninh của Việt Minh; xem Ellen J. Hammer, The struggle for Indochina, 1940-1955 (Stanford: Stanford University Press, 1966), trang 149-150; và Memorandum of Conversation, Edmund S. Gullion, 8 May 1953, Foreign Relations of the United States [FRUS] 1952-1954, vol. 13 (Washington: Government Printing Office, 1982), trang 553-554.

 

[14]Nguồn tư liệu Pháp được mô tả trong Trần Thị Liên, “Les catholiques et la République Démocratique du Viêt-Nam (1945-1954): Une approche biographique” trong Goscha and de Tréglodé ed., Le Viêt Nam depuis 1945.

 

[15]Để biết thêm về việc thành lập Mặt trận, xem Guillemot, “Révolution nationale” trang 474-478; để biết về sự sụp đổ của nó, xem Jamieson, Understanding Vietnam, trang 210-213.

 

[16]Guillemot, “Révolution nationale” trang 488-491.

 

[17]Lockhart, End of the Vietnamese monarchy, trang 165-171; Hammer, Struggle for Indochina, trang 208-216.

 

[18]Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952 (Paris: Seuil, 1952), trang 420. Bảo Đại kể lại về cuộc gặp này trong Bảo Đại, Le dragon d’Annam (Paris: Plon, 1980), trang 190. Để biết thêm về quan điểm của Ngô Đ́nh Diệm với các đề nghị của Pháp, cũng như việc Ngô Đ́nh Diệm lo lắng về thái độ của Bảo Đại vào thời điểm của cuộc gặp, xem Telegram, Hopper to Sec.State, 20 Dec, 1947, FRUS, 1947, vol 6 (Washington: GPO, 1972), trang 152-155.

 

[19]Devillers, Histoire du Viêt-Nam, trang 425-429.

 

[20]Ngô Đ́nh Diệm, “Lời tuyên bố của chí-sĩ Ngô-Đ́nh-Diệm ngày 16 tháng 6 năm 1949”, in lại trong Con đường chính nghĩa: Độc lập dân chủ: Hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, tập 1 (Sài G̣n: Sở Báo chí Thông tin, Phủ Tổng thống, 1956) trang 221-222.

 

[21]Như trên.

 

[22]Điều quan trọng là bản tuyên bố ngày 16 tháng 6 năm 1949 dường như là tư liệu duy nhất do Ngô Đ́nh Diệm viết trong khoảng thời gian trước năm 1954 và được chính quyền miền Nam Việt Nam xuất bản lại sau khi ông đă lên cầm quyền.

 

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-54 (P2)

Posted on 04/09/2015 by The Observer

Print Friendly, PDF & Email

4-4-1955

 

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Đ́nh Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

 

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

 

Bước lưu vong của Ngô Đ́nh Diệm ở Mỹ, 1950-1953

 

Vào đầu năm 1950, không gian cho cuộc vận động chính trị của Ngô Đ́nh Diệm giảm xuống trầm trọng do sự phát triển của t́nh h́nh ở cả Đông Dương và nước ngoài. Vào tháng 2 năm đó, Việt Minh đă đạt được một đột phá về ngoại giao khi cả Trung Quốc và Liên Xô đều chính thức thừa nhận và ủng hộ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khi đó, việc phê chuẩn Hiệp ước Elysée sau một thời gian tŕ hoăn dài dẫn đến việc Mỹ và Anh chính thức hậu thuẫn cho Quốc gia Việt Nam và Bảo Đại. Những thay đổi trên trường quốc tế này báo trước các lập trường chính trị ở Đông Dương trở nên cứng rắn hơn. Với việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giờ đây nghiêng về khối cộng sản, Hồ Chí Minh và các đồng sự không c̣n muốn nhượng bộ để đạt được sự hợp tác với các phe nhóm quốc gia không cộng sản như trước nữa.

 

Cùng lúc đó, Bảo Đại và người Pháp cũng chuyển hướng sự chú ư sang Washington và những hứa hẹn viện trợ quân sự, với hy vọng sẽ giành được thế trên trong trận chiến. Kết quả của những phát triển mới này là giảm thiểu lực đ̣n bẩy mà Ngô Đ́nh Diệm đă từng có trước đây với vai tṛ trung lập về danh nghĩa trong cuộc xung đột. Sự giảm thiểu lực đ̣n bẩy này trở nên rơ rệt khủng khiếp vào đầu năm 1950 khi Ngô Đ́nh Diệm được tin là Việt Minh đă ra lệnh ám sát ông. [1] Với Ngô Đ́nh Diệm, đă đến lúc phải cân nhắc những chiến lược khác và t́m kiếm sự ủng hộ của những nơi khác. Tháng 8 năm 1950, Ngô Đ́nh Diệm rời Đông Dương trong một chuyến đi dự định chỉ một vài tháng; nhưng ông đă ở nước ngoài tới gần bốn năm.

 

Hẳn Ngô Đ́nh Diệm rời Việt Nam mà không hề có một kế hoạch lớn hay chiến lược nào; dường như ông đang ḍ t́m một số cách khác nhau nhằm thu được sự hỗ trợ của nhiều phe nhóm và chính phủ nước ngoài. Đi cùng Giám mục Ngô Đ́nh Thục, người luôn nhiệt t́nh ủng hộ các mục tiêu chính trị của em trai ḿnh, Ngô Đ́nh Diệm sang Nhật trước tiên. Với sự giúp đỡ của một trong những ủng hộ viên “lư tưởng hoá” của ông thời Nhật chiếm đóng, lần đầu tiên ông đă gặp trực tiếp đồng minh trước đây của ḿnh là hoàng tử Cường Để, khi đó sống ở Tokyo. Sau này Ngô Đ́nh Diệm nhớ lại đó là một cuộc gặp gỡ dễ chịu, và có lẽ họ đă hồi tưởng khá nhiều về các sự kiện năm 1945, nhưng họ cũng bàn đến một sự hợp tác mới. [2] Trước khi rời Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục tỏ ra quan tâm đến một âm mưu trong đó Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại sẽ được thay thế bằng con trai ông là Bảo Long, đang ở độ thiếu niên, và bằng cách đó mở đường cho Cường Để trở về Đông Dương làm nhiếp chính cho vị thái tử trẻ. [3] Cường Để có thể đă quan tâm đến kế hoạch đó. Thực vậy, một vài tuần lễ trước khi gặp Ngô Đ́nh Diệm, vị hoàng tử này đă thử đáp tàu thuỷ sang Đông Dương, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp từ chối không cho vào. Đó cũng là cố gắng hồi hương cuối cùng của Cường Để; ông mất tại Tokyo vào ngày 6 tháng 4 năm 1951, sau 36 năm sống lưu vong. Nhiều năm sau, khi Ngô Đ́nh Diệm đă trở thành lănh đạo của miền Nam Việt Nam, ông sắp xếp đưa di hài của vị hoàng tử này về chôn tại quê ở Huế. [4]

 

Bây giờ xem xét lại, sự kiện quan trọng nhất trong thời gian Ngô Đ́nh Diệm ở Nhật không phải là cuộc gặp gỡ với Cường Để, mà là việc quen được một nhà khoa học chính trị người Mỹ là Wesley Fishel. Tuy mới chỉ 31 tuổi, Fishel đă có tiếng là một chuyên gia về chính trị Đông Á. Giống như nhiều nhà khoa học chính trị thế hệ ông, Fishel tiếp cận ngành ḿnh bằng quan điểm nh́n từ trên xuống (top-down); cách tiếp cận này được thể hiện qua việc ông quan tâm đến giới tinh hoa chính trị Châu Á, đối tượng của phần lớn các nghiên cứu của ông. Fishel muốn nghiên cứu giới tinh hoa, nhưng ông ta cũng muốn làm cố vấn và gây ảnh hưởng tới họ. Như một đồng nghiệp của ông hồi tưởng lại, ngay từ khi mới bước vào nghề này, Fishel đă có thói quen gây dựng quan hệ cá nhân với các lănh đạo Châu Á, những người, theo Fishel, có nhiều khả năng nắm quyền trong tương lai. [5] Fishel thấy Ngô Đ́nh Diệm là một “nhân vật hết sức sắc sảo; Rơ ràng học giả người Mỹ này cũng gây ấn tượng nơi Ngô Đ́nh Diệm, và cả hai đồng ư trao đổi thư tín. [6] Sau này, Fishel trở thành một trong những ủng hộ viên Mỹ nhiệt t́nh nhất của Ngô Đ́nh Diệm, và Ngô Đ́nh Diệm đă tận dụng tốt những quan hệ của Fishel trong giới học thuật và với chính phủ Mỹ trong và sau thời gian sống lưu vong.

 

Ngay cả trước khi gặp Fishel, Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục đă quyết định rằng điểm dừng kế tiếp trong chuyến đi của họ sẽ là Hoa Kỳ. Cũng như Ngô Đ́nh Diệm cố gắng khai thác cảm t́nh của những người Nhật “lư tưởng hoá” để giành sự ủng hộ của Tokyo vào đầu thập niên 1940, giờ đây ông hy vọng chuyển những t́nh cảm chống thực dân của người Mỹ sang thế có lợi cho ông. Vào đầu tháng 9 năm 1950, hai anh em Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục vượt Thái B́nh Dương sang Mỹ và đến Washington, nơi họ được tiếp đón ở Bộ Ngoại giao. Những quan chức gặp Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục quan tâm đến đề nghị sử dụng các chiến binh Công giáo làm ṇng cốt cho một Quân đội Quốc gia Việt Nam mới. Nhưng Ngô Đ́nh Diệm và khả năng ông trở thành một lănh đạo không gây được mấy ấn tượng với người Mỹ; một quan chức tuyên bố sau cuộc gặp là Ngô Đ́nh Diệm “quan tâm ngang bằng nếu không nói là hơn… đến việc thực hiện các tham vọng cá nhân, thay v́ giải quyết những vấn đề phức tạp mà đất nước của ông đang đối mặt ngày hôm nay.” [7]

 

Thất bại trong việc t́m kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đ́nh Diệm kể lại là ông đă gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Đại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Ngô Đ́nh Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Đề nghị này có vẻ là bước lui của Ngô Đ́nh Diệm, v́ trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đ̣i quyền tự trị lănh thổ th́ ông mới đồng ư phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Đại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đ́nh Diệm, và chỉ trả lời chung chung. [8]

 

Vào tháng 12 năm 1950, các cơ may của Ngô Đ́nh Diệm xuống tới mức thấp nhất. Việc sang Nhật, Mỹ và châu Âu đều không mang lại cú tăng lực chính trị tức th́ mà ông cần để hô hào ủng hộ cho một “Lực lượng thứ Ba”; nhưng nếu trở về Việt Nam, ông phải đối mặt với thế bị cô lập về chính trị và có thể bị ám sát. V́ vậy ông quyết định đổi hướng, cả về chiến lược và địa lư. Sau khi chia tay với Ngô Đ́nh Thục v́ đă đến lúc ông này phải quay lại Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm lại vượt Đại Tây Dương sang Mỹ; trong hai năm rưỡi sau đó, ông lặng lẽ t́m kiếm sự ủng hộ trong những cảm t́nh viên người Mỹ và đợi ngọn gió chính trị Đông Dương đổi sang chiều có lợi cho ông. [9] Cũng như chuyến thăm lần đầu, không phải tất cả những người Mỹ gặp Ngô Đ́nh Diệm trong thời gian ông sống lưu vong này đều có ấn tượng về ông. Các quan chức trong chính quyền Truman nói chung là thờ ơ, một phần v́ họ có xu hướng tin rằng “giải pháp Bảo Đại” là khả năng tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại; theo quan điểm của họ, thái độ chống Pháp của Ngô Đ́nh Diệm thật ngây thơ và thậm chí c̣n nguy hiểm. Mặc dù Ngô Đ́nh Diệm có một số cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại giao Mỹ trong năm 1950 và 1951, các quan chức trong bộ hầu như không để ư ǵ đến các đề nghị của ông. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc thuyết phục ông giảm bớt quan điểm phê phán với các chính sách của Pháp. [10]

 

May mắn cho Ngô Đ́nh Diệm là có một số người Mỹ khác có thiện cảm hơn với thái độ chống Pháp và niềm tin vào Lực lượng thứ Ba của ông, và Ngô Đ́nh Diệm đặc biệt thành công trong việc t́m ra những người này. Danh sách những người Mỹ nổi tiếng đă gặp và thừa nhận sự ngưỡng mộ họ dành cho Ngô Đ́nh Diệm vào đầu thập niên 1950 gồm có một Hồng y Công giáo La Mă, một Thẩm phán trong Toà án Tối cao Mỹ, và ít nhất là 6, 7 thành viên của Quốc hội, vô số các nhà báo, một số học giả quan trọng, và thậm chí cả William J. Donovan, người sáng lập đồng thời là tiền giám đốc Cơ quan T́nh báo Chiến lược OSS. [11] Rất khó để phân loại nhóm người Mỹ hâm mộ Ngô Đ́nh Diệm này. Mặc dù nhiều người trong số họ theo Công giáo, một số lớn khác lại không phải; Chẳng hạn, Wesley Fishel là người Do Thái. Tương tự, sức thu hút của Ngô Đ́nh Diệm không chỉ giới hạn trong giới bảo thủ hay cấp tiến. Ngoài việc lôi cuốn được sự chú ư của những nhân vật bảo thủ nổi tiếng như Donovan, Ngô Đ́nh Diệm cũng gây ấn tượng được với giới cấp tiến chẳng hạn như Nghị sĩ Mike Mansfield và nhà báo Gouverneur Paulding. Thực vậy, bảng danh sách của những ủng hộ viên người Mỹ mà Ngô Đ́nh Diệm tập hợp trong những năm đầu thập niên 1950 thật đáng kể v́ nó bao gồm cả phe cấp tiến lẫn phe bảo thủ, cũng như những phẩm chất phổ quát và không phân biệt đảng phái của nó.

 

Điều ǵ giải thích cho khả năng thu hút sự ủng hộ từ một nhóm người Mỹ danh tiếng khác nhau như vậy của Ngô Đ́nh Diệm? Theo hầu hết tất cả những bài viết về Ngô Đ́nh Diệm, một phần sức hút của ông với người Mỹ là chủ nghĩa chống cộng kiên định. Thời gian ngắn ông ở Mỹ trùng hợp với cao điểm của chủ nghĩa McCarthy, một giai đoạn mà uỷ nhiệm thư chống cộng là bắt buộc với bất kỳ nhà lănh đạo nước ngoài nào muốn giành được sự ủng hộ của Mỹ cho sự nghiệp của ḿnh. Nhưng nếu việc chống cộng cần thiết để cuộc vận động của Ngô Đ́nh Diệm thu hút được sự ủng hộ của Mỹ vào đầu thập niên 1950, nó không đủ để bảo đảm cho cuộc vận động ấy thành công. Nếu chỉ chống cộng thôi th́ Ngô Đ́nh Diệm gần như không khác ǵ người Pháp và Bảo Đại, những đồng minh chính thức của Mỹ.

 

Thay v́ chống cộng, một số tác giả đă chỉ ra rằng căn cước Công giáo của Ngô Đ́nh Diệm là nhân tố quyết định giúp ông thu hút những ủng hộ viên người Mỹ. Đương nhiên là Ngô Đ́nh Diệm dựa khá nhiều vào các mối quan hệ với Vatican của Ngô Đ́nh Thục và các giám mục người Việt khác trong thời gian sống lưu vong; ông đă sử dụng những mối quan hệ này để giới thiệu ông với các nhân vật Mỹ nổi tiếng, và để ông trú ngụ tại các trường ḍng Công giáo. Hơn nữa, ông không chống lại việc sử dụng danh tiếng lănh đạo giới Công giáo người Việt của ḿnh để giành sự ủng hộ của các đồng đạo người Mỹ. [12] Nhưng quan niệm cho rằng Công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ từ người Mỹ của Ngô Đ́nh Diệm giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại. [13] Mặc dù Ngô Đ́nh Diệm bàn về các vấn đề tôn giáo trong thư tín và các cuộc trao đổi riêng tư, dường như ông không định thiết lập một quan hệ hợp tác Mỹ-Việt với tư cách một liên minh Cơ Đốc giáo trong tương lai. Ngược lại, trong các cuộc trao đổi giữa ông và những người Mỹ không theo Công giáo, và đặc biệt trong những lời ông nhận xét trước công chúng trong thời gian lưu vong, Ngô Đ́nh Diệm luôn tránh những tuyên bố và ngôn ngữ tôn giáo và ưu tiên những lư luận thế tục về một cam kết với hai mục tiêu chống cộng và chống thực dân. [14]

 

Thay v́ nhấn mạnh vào tôn giáo, Ngô Đ́nh Diệm quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi (một xă hội) của nền công nghệ Mỹ. Đặc biệt, ông t́m cách khai thác những quan tâm chính thức mới (của Mỹ) trong việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho nước ngoài. Vào năm 1949, Tổng thống Harry Truman tuyên bố chương tŕnh “Point Four” (Điểm Bốn), tăng cường đáng kể mức độ hỗ trợ phi quân sự mà Mỹ dành cho nước ngoài. Mặc dù Point Four là kế tục trực tiếp của Kế hoạch Marshal 1947 nhằm giúp tái thiết Tây Âu, nó có quy mô toàn cầu và bao gồm nhiều loại viện trợ rộng lớn hơn. Ngoài các chương tŕnh tài trợ và trợ cấp ra, “hỗ trợ kỹ thuật” c̣n bao gồm cả việc cung cấp thiết bị, đào tạo và kiến thức chuyên môn. Như nhiều học giả đă chỉ ra, chương tŕnh Point Four báo hiệu ḷng tự tin mới của nước Mỹ về khả năng viện trợ và chuyên môn của Mỹ để định hướng cho những thay đổi kinh tế, chính trị và xă hội khắp thế giới. Là một chiến trường then chốt của Chiến tranh Lạnh, đối với nhiều quan chức Mỹ, Việt Nam rất cần sự giúp đỡ mà chương tŕnh Point Four được thiết kế để cung cấp. Vào thời điểm Ngô Đ́nh Diệm đến Mỹ vào năm 1950, một chương tŕnh trợ giúp kỹ thuật nhỏ của Mỹ đă được thực hiện ở Đông Dương, và sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ dành cho các Quốc gia Liên hiệp (Đông Dương) đều đặn tăng lên. [15]

 

Trong khi nỗ lực định hướng h́nh thức và nội dung sự hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ cho Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm nhận được sự giúp đỡ quư giá từ người bạn của ḿnh là Wesley Fishel. Fishel ở một cương vị rất thích hợp để giúp đỡ Ngô Đ́nh Diệm trong vấn đề này, v́ vào năm 1951, ông ta vào giảng dạy tại Michigan State College (không bao lâu sau đó, trường này đổi tên thành Michigan State University). Trong những năm 1950, dưới sự lănh đạo đầy nhiệt tâm của Chủ tịch John Hannah, trường Michigan State quản lư những dự án giúp đỡ kỹ thuật do chính phủ tài trợ ở những nước như Brazil, Columbia và Nhật. [16] Không bao lâu sau khi vào trường, Fishel sắp xếp cho Ngô Đ́nh Diệm làm việc ở đó như một cố vấn; việc này giúp Ngô Đ́nh Diệm và Fishel có dịp hợp tác soạn thảo một dự án trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam. Lá thư năm 1952 mà Fishel đề đạt dự kiến lên trước US Mutual Security Agency (Cơ quan An ninh Hỗ tương Hoa Kỳ) mang ảnh hưởng của Fishel rất rơ, v́ nó đưa ra h́nh dung một dự án tương tự như những dự án khác của Michigan State. Nhưng lá thư này cũng có những ư tưởng rơ ràng xuất phát từ Ngô Đ́nh Diệm, chẳng hạn như điều kiện đ̣i chương tŕnh này đặt căn cứ ở thành phố Huế quê ông. Phạm vi của dự án đề xuất – lớn hơn tất cả các chương tŕnh hiện có ở Michigan States lúc đó – có vẻ cũng chủ yếu là do Ngô Đ́nh Diệm hoạch định. Ông tuyên bố rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ trong nhiều lĩnh vực khác hẳn nhau như “khoa học cảnh sát”, “vấn đề ngoại thương” và thậm chí “nghiên cứu về việc chọn theo các thể chế dân chủ”. [17] Giờ đây nh́n lại, đề xuất này chứng minh khả năng tiên đoán phi thường của Ngô Đ́nh Diệm trong việc t́m cách định hướng h́nh thức và nội dung của cái sau này trở thành nguồn viện trợ khổng lồ Mỹ đổ vào giúp chính phủ của ông. [18]

 

Khả năng giành được sự hậu thuẫn của những ủng hộ viên có thế lực người Mỹ được thể hiện rơ trong một bữa tiệc trưa tổ chức nhằm vinh danh ông ở Washington vào ngày 8 tháng 5 năm 1953. Bữa tiệc này do Thẩm phán Toà án Tối cao William O. Douglas chủ tŕ; Douglas sang thăm Đông Dương một năm trước đó và tin rằng nơi này cần có một Lực lượng thứ Ba. Douglas tổ chức bữa tiệc trưa này để giới thiệu Ngô Đ́nh Diệm với những người Mỹ khác có cùng suy nghĩ như ông; khách mời gồm có các nghị sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy; số mệnh đă định sẵn là hai người này sẽ đóng vai tṛ then chốt trong quan hệ của Ngô Đ́nh Diệm với Mỹ. [19] Ngô Đ́nh Diệm gây được ấn tượng với hai Nghị sĩ này và những khách mời khác; ông mạnh mẽ lên án Bảo Đại và viễn cảnh độc lập cho Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, và đăi thính giả câu chuyện ông gặp Hồ Chí Minh vào năm 1946. Sau này nhớ lại, Mansfield nói rằng ông ta rời bữa tiệc “với cảm giác rằng nếu có người nào có thể nắm được miền Nam Việt Nam, phải là ai đó giống như Ngô Đ́nh Diệm.” [20]

 

Như nhiều sử gia đă chỉ rơ, khả năng quan hệ của Ngô Đ́nh Diệm với những người Mỹ như Fishel, Mansfield và Kennedy cuối cùng đă có kết quả. Đặc biệt là sau năm 1954, các quan hệ cá nhân ông thiết lập được trong thời gian sống lưu vong đă giúp giành được và củng cố sự ủng hộ chính thức của Washington dành cho ông và chính phủ của ông. Nhưng vào tháng 5 năm 1953, ông chưa ở vào vị thế có thể gặt hái những lợi tức chính trị này, và những người bạn Mỹ của ông cho đến khi đó mới chỉ ủng hộ ông bằng những lời động viên và ủng hộ tinh thần. V́ vậy, ông chuẩn bị t́m kiếm những phương tiện khác để đạt được mục tiêu. Tại bữa tiệc trưa ở Washington, Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố ḿnh sắp sang Pháp, và ông hy vọng cuối cùng sẽ quay lại Việt Nam. [21] Dĩ nhiên là cả ông và tất cả những người khác có mặt trong buổi trưa hôm đó có thể đoán trước được những sự kiện sẽ diễn ra trong 12 tháng tiếp sau đó và đỉnh điểm là, gần như đúng vào cùng ngày đó một năm sau, quân đội Pháp đă đầu hàng Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Dù sao đi nữa, ngay cả khi Ngô Đ́nh Diệm không lường trước được những sự kiện đó, th́ ông cũng ở một vị thế thuận tiện để có thể khai thác chúng. Vào mùa xuân năm 1953, ông đă đặt kế hoạch cho cuộc trở về chính trị của ḿnh; sức đẩy quan trọng không phải từ những người hâm mộ mới ở Mỹ, mà từ những ủng hộ viên trung thành của ông ở Việt Nam.

 

Người giữ anh/em [22] : Sự nổi lên của Ngô Đ́nh Nhu, 1950-1953

 

Đă từ lâu, người ta cho rằng, trong thời gian sống lưu vong, Ngô Đ́nh Diệm không nắm được các sự kiện và tư tưởng tại Việt Nam; việc ông sống tại các chủng viện và các ḍng tu Công giáo ở Hoa Kỳ và châu Âu được coi là dấu hiệu chứng tỏ ông muốn rút lui khỏi các vấn đề của thế giới nói chung, và vấn đề chính trị nói riêng. Ngay cả trước khi Ngô Đ́nh Diệm kết thúc thời gian sống lưu vong, một số quan chức Hoa Kỳ đă chế giễu rằng ông như người “Yogi bí ẩn”, người vừa “thoát ra khỏi nhà ḍng bước vào một thế giới lạnh lùng” và v́ vậy, không sẵn sàng cho những nhiệm vụ chính trị dễ gây nản ḷng đang chờ đợi ông phía trước. [23] Những người đă viết về cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng thường đồng ư rằng ông bị cô lập trong thời gian sống lưu vong, và v́ vậy họ thường tả ông đang bơi một cách vô vọng giữa biển cả của những mưu đồ sau khi ông trở về Sài G̣n vào đầu mùa hè năm 1954.

 

Một h́nh ảnh như vậy về Ngô Đ́nh Diệm mở ra ít nhất hai điểm đáng tranh luận. Trước tiên, những diễn giải này đă không chú ư tới khả năng rằng, thời gian sống trong tu viện của ông có thể không bị cô lập như những ǵ mọi người thấy vào thời điểm đó, mà mang tính chiến lược nhiều hơn. Chúng ta biết rất ít về những hoạt động của Ngô Đ́nh Diệm trong thời gian 1951-1954 khi ông sống tại các chủng viện và tu viện ở Hoa Kỳ và Bỉ, và giả thuyết rằng ông bị cô lập với thế giới bên ngoài trong thời gian ông sống ở những tu viện này là một giả thuyết không có bằng chứng. Trên thực tế, có nhiều khả năng các học viện này đă cung cấp cho ông những phương tiện khá an toàn để liên lạc với những đồng minh của ḿnh ở Đông Dương, bởi v́ chúng cho phép ông sử dụng mạng lưới quốc tế của Công giáo, những người có thể mang tin nhắn một cách an toàn mà không bị cảnh sát Pháp ngăn chặn. Ví dụ, ông Ngô Đ́nh Diệm gặp nhà hoạt động Công giáo người Việt Trần Chánh Thành trong thời gian ông lưu lại một chủng viện ở Bỉ vào đầu năm 1954. V́ ông Thành là một phụ tá thân tín của Ngô Đ́nh Nhu ít nhất là từ năm 1952, và v́ ông Thành rốt cuộc trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, có vẻ hợp lư để kết luận rằng ông là người đưa tin tức cho Ngô Đ́nh Diệm khi ông qua lại giữa châu Âu và Đông Dương trong suốt thời gian quan trọng này. [24]

 

Thứ hai, những lập luận Ngô Đ́nh Diệm bị cô lập cũng bị phá vỡ bởi có những bằng chứng cho thấy rằng ông đă kết hợp những hoạt động trong thời gian lưu vong của ḿnh với những nỗ lực của những người ủng hộ ông ở Đông Dương, những người đang chuẩn bị cho cuộc trở về của ông. Trong những giải thích hiện có về đường đến quyền lực của Ngô Đ́nh Diệm, một trong những thiếu sót rơ ràng nhất liên quan tới những trợ giúp quan trọng của anh em ông. Bên cạnh những trợ giúp như đă nói ở trên của người anh lớn, Giám mục Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Diệm cũng nhận được giúp đỡ của ba người em là Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn và Ngô Đ́nh Luyện. Tuy Ngô Đ́nh Cẩn và Ngô Đ́nh Luyện đều đóng vai tṛ quan trọng trong những thành công sau này của Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu là người có những đóng góp quan trọng nhất.

 

Ngô Đ́nh Cẩn và Ngô Đ́nh Luyện là hai người em út trong những anh em họ Ngô, và là hai người hoàn toàn khác biệt nhau. Ngô Đ́nh Cẩn là người sống xa lánh, hay gắt gỏng và là người ít học nhất trong các anh em; ông chưa một lần đi nước ngoài, và gần như cả đời ḿnh, ông chỉ sống ở Huế. Trái lại, Ngô Đ́nh Luyện là một kỹ sư phong nhă, theo chủ nghĩa thế giới, đă từng du học ở châu Âu và nói được vài thứ tiếng. Không ngạc nhiên mấy, Ngô Đ́nh Cẩn và Ngô Đ́nh Luyện giúp đỡ Ngô Đ́nh Diệm theo những cách khác nhau. Đầu những năm 1950, Ngô Đ́nh Cẩn bắt đầu xây dựng một hệ thống bí mật những người ủng hộ ở miền Trung Việt Nam; ông sử dụng tổ chức này để xây dựng và củng cố sự ủng hộ cho Ngô Đ́nh Diệm ở phần này của đất nước, và đồng thời cũng mở rộng những ảnh hưởng cá nhân của ông ở đây. Trong khi đó, Ngô Đ́nh Luyện làm đại diện cho Ngô Đ́nh Diệm ở châu Âu. Sau khi Ngô Đ́nh Diệm rời Hoa Kỳ đến Pháp tháng 5, 1953, Ngô Đ́nh Luyện trở thành cố vấn chính và là đại diện riêng của Ngô Đ́nh Diệm trong những cuộc thương lượng với Bảo Đại và những nhà lănh đạo Việt Nam khác. [25]

 

Gia đ́nh họ Ngô không thiếu những cá nhân có cá tính lạ thường và khó hiểu; tuy nhiên, so với mọi người, ông Ngô Đ́nh Nhu được coi là người bất thường và bí ẩn nhất. Là người thứ tư trong sáu anh em, người ta nói ông cẩn trọng, sâu sắc và kín đáo. Ông không quê mùa như Ngô Đ́nh Cẩn hay tao nhă như Ngô Đ́nh Luyện, ông cũng có vẻ không quan tâm đến việc triều chính, điều mà Ngô Đ́nh Khôi, Ngô Đ́nh Thục và Ngô Đ́nh Diệm đă quá bận tâm. Quả vậy, là một người đàn ông trẻ, ông Ngô Đ́nh Nhu có vẻ ham sách vở hơn làm chính trị. Những năm 1930 ở Paris, trước tiên, ông dành nhiều thời gian học về văn chương rồi sau đó học về chữ cổ và ngành quản thư tại École des Charte nổi tiếng. Cuối những năm 1930, ông trở về Việt Nam và làm việc trong ngành lưu trữ; đến 1945 ông giữ chức vụ trụ cột tại nơi sau này là Thư viện Quốc gia ở Hà Nội. [26] Sau Cách mạng tháng Tám, ông Ngô Đ́nh Nhu tham gia nhiều hơn vào chính trị, đặc biệt trong những cố gắng của các anh em ông để vận động sự ủng hộ của những người Việt Nam Công giáo. Tuy vậy, cho đến khi Ngô Đ́nh Diệm rời Việt Nam, ông vẫn tương đối mờ nhạt. Với người vợ trẻ của ông, Trần Lệ Xuân – sau này được thế giới biết đến là “Madame Nhu” nhiều tiếng tăm và tai tiếng – trong năm 1950, Ngô Đ́nh Nhu vẫn sống khá ẩn dật ở thành phố Đà Lạt, nơi ông theo đuổi thú vui trồng hoa lan. [27]

 

Giống như những anh em của ḿnh, ông Ngô Đ́nh Nhu là người sùng kính đạo Công giáo và trung thành với Nho giáo. Tuy nhiên, giống như việc học vấn và sự nghiệp ban đầu của ông khác với những anh em khác trong gia đ́nh họ Ngô, sự phát triển về tư tưởng và chính trị của ông cũng theo một lối khác hẳn. Ở Pháp, Ngô Đ́nh Nhu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết gia Công giáo Emmanuel Mounier. Trong những cuốn sách và các trang viết trên tạp chí Esprit của ḿnh, Mounier phản ứng lại thời Đại khủng hoảng [28] và những đau khổ mà nó gây bằng cách phát triển một lư thuyết phê b́nh chủ nghĩa tư bản tự do; ông đặc biệt chế nhạo thiên kiến tự do với chủ nghĩa cá nhân, tranh luận rằng điều đó chắc chắn dẫn đến sự cô lập, bất hoà và bóc lột. Nhưng, là một người Công giáo bảo thủ, Mounier không đồng t́nh với chủ nghĩa Marx v́ tư tưởng duy vật của nó huỷ hoại những ǵ mà ông gọi là những chiều kích “tâm hồn” trong bản tính con người. Thay v́ [chọn theo] chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản, Mounier hướng đến một trật tự xă hội hậu tư bản, ở đó, cả những nhu cầu về vật chất của cá nhân và sự thịnh vượng chung đều được hưởng lợi – nhưng một trong hai điều này không trở thành trọng tâm độc nhất trong chính sách của xă hội. Thay vào đó, Mounier đề nghị đặt trọng tâm vào việc phát triển một con người toàn diện (la personne), mà ông định nghĩa là gồm cả những nhu cầu về tinh thần và vật chất. Nhấn mạnh của Mounier vào “con người” như lối thoát cho “cá nhân” là đề tài chủ yếu trong những bài viết của ông, và v́ vậy ông đặt cho tư tưởng của ḿnh là “chủ nghĩa nhân vị”. [29]

 

Khi Ngô Đ́nh Nhu Nhu từ Pháp về lại Đông Dương, ông trở thành một người say mê chủ nghĩa nhân vị, tin tưởng rằng tín lư của Mounier có thể được áp dụng ở Việt Nam. [30] Đặc biệt sau năm 1945, chủ nghĩa Nhân vị có khả năng là “con đường thứ ba” cho việc phát triển xă hội là điều hết sức thu hút Ngô Đ́nh Nhu. Với Ngô Đ́nh Nhu, việc Mounier bác bỏ cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản trở nên thích hợp với vấn đề chính trị của Lực lượng thứ Ba mà Ngô Đ́nh Diệm đang đề xướng. Ngô Đ́nh Nhu cảm thấy ông anh lớn của ḿnh đang lĩnh hội tư tưởng của ông qua việc những nhận xét và bài viết của Ngô Đ́nh Diệm trong giai đoạn này nhắc đến những thuật ngữ của chủ nghĩa Nhân vị.

 

Sau năm 1950, Ngô Đ́nh Nhu trở thành một trong những nhân vật đi đầu trong việc vận động những người Việt không theo cộng sản ủng hộ cho Ngô Đ́nh Diệm. Đồng thời, ông cũng hăng hái trong việc đề xướng chủ nghĩa Nhân vị làm đường hướng cho việc phát triển chính trị và xă hội của Việt Nam. Tháng 4 năm 1952, Ngô Đ́nh Nhu phác thảo quan điểm về chủ nghĩa Nhân vị trong bài nói chuyện tại trường Vơ Bị Đà Lạt vừa thành lập. Ông thừa nhận rằng khái niệm nhân vị ban đầu là một tư tưởng Công giáo, nhưng nhấn mạnh rằng nó mang tính thích hợp và hữu dụng phổ quát, đặc biệt là cho một đất nước bị chiến tranh tàn phá như Việt Nam. Phát biểu với đa số những người không theo Công giáo tại buổi nói chuyện này, ông tuyên bố rằng “… ưu-tư của người Công-giáo cũng chỉ như một tiếng dội đáp lại những nỗi ưu-tư ở tâm-hồn bất-măn của các ông vậy.” Ngô Đ́nh Nhu lập luận rằng, tất cả người Việt Nam thuộc mọi phe phái chính trị và tôn giáo, đều phải cùng nhau có “một sự nhất trí bất thần và mănh liệt” để bảo vệ nhân vị chống lại các thế lực đang đe doạ tiêu diệt nó. Những thế lực này bao gồm chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản, cả hai tư tưởng đều đem lại “sự giải phóng giả trá” và chiến tranh liên miên. [31]

 

Những thính giả hôm đó không biết điều này: bài diễn văn của ông Ngô Đ́nh Nhu báo hiệu cho những việc sắp xảy đến. Ngoài việc dài ḍng, rắc rối và trừu tượng – những phẩm chất ở ông mà, trong thập niên tiếp theo đó, nhiều người Việt Nam đă được làm quen và cảm thấy khó chịu – bài diễn văn này chuyên chở những đề tài then chốt, mô tả đặc điểm của những diễn văn và tuyên bố của cả ông và Ngô Đ́nh Diệm sau này về ích lợi và giá trị của chủ nghĩa nhân vị. Những đề tài này không chỉ nói đến những nguy hiểm của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản, mà c̣n nói đến sự quan trọng của lợi ích “phần hồn” thay v́ chỉ đơn thuần là lợi ích vật chất. Bên cạnh đó, bài diễn văn cũng làm nổi bật niềm tin chắc chắn của Nhu rằng Việt Nam cần một cuộc cách mạng toàn diện:

 

“Đó là những điều đại cương, rất vắn tắt của một cuộc cách mạng chính-trị kinh-tế, nhắm đích đặt con người vào trung tâm của triển vọng thế giới. Tôi nói: cách-mạng, bởi v́ chúng ta sẽ làm một việc vô cùng phí công nếu chúng ta gắng gỏi tô chữa những đường nứt nẻ ở một cái nhà đă lung lay, lúc cần phải thay đổi cả cơ cấu nội bộ của toàn thể cái nhà ấy.” [32]

 

Như Ngô Đ́nh Diệm, từ đầu những năm 1950, Ngô Đ́nh Nhu hiểu rất rơ rằng việc tạo ra một Lực lượng thứ Ba ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều điều hơn là chỉ hứa suông trở về với những truyền thống, giá trị và thực hành cổ xưa. Để có thể thành công, một phong trào như vậy phải đề xướng chuyển đổi và cách mạng – mặc dù không theo đường hướng cộng sản. Ngô Đ́nh Nhu tin rằng chủ nghĩa nhân vị có thể tạo nên nền tảng cho một tư tưởng phổ quát mới, thu hút mọi người Việt Nam, không Công giáo cũng như Công giáo.

 

Nếu Ngô Đ́nh Nhu coi ḿnh là một triết gia, ông cũng biết rằng phong trào mà ông đang mường tượng cần rất nhiều công sức để tổ chức; như những ǵ xảy ra cho thấy, tài năng thật sự của ông nằm ở vai tṛ tổ chức chứ không phải ở vai tṛ thành lập. Có lẽ ngay từ đầu những năm 1950, Ngô Đ́nh Nhu đă thành lập ṇng cốt cho một đảng chính trị mới, sau này được biết đến với tên gọi Đảng Cần lao Nhân vị;” nhưng thường được cả người Việt và người Mỹ gọi là “Cần Lao”. [33] Vào giai đoạn đầu, tổ chức Cần Lao dường như hoạt động hoàn toàn trong ṿng bí mật, và chúng ta hầu như không biết ǵ về những năm đầu tồn tại của nó. Đảng hoạt động theo lối mạng lưới chi bộ, đa số đảng viên được tuyển mộ chỉ biết danh tính của một số ít các đảng viên khác. Sau năm 1954, sự tồn tại của đảng này được chính thức công nhận, nhưng đa số những hoạt động của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cuối cùng, đảng Cần Lao trở thành bộ phận quan trọng và nổi tiếng nhất trong bộ máy an ninh của Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu. Nhưng trong những năm đầu của đảng, mục đích chính của Ngô Đ́nh Nhu là vận động việc ủng hộ một phong trào đấu tranh chính trị dân tộc chủ nghĩa mới do Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo.

 

Việc Ngô Đ́nh Nhu chọn tên cho đảng chính trị của ông bộc lộ nhiều điều. Đặc biệt, việc dùng chữ cần lao phản ánh quan tâm đặc biệt của Ngô Đ́nh Nhu đến khả năng chính trị tiềm tàng của người dân lao động Việt Nam. Ngược lại với giả định của một số nhà quan sát, sự quan tâm đến việc tổ chức lao động (lao động ở đây được hiểu bao gồm cả công nhân và những tá điền nghèo khổ) không bắt nguồn từ việc ông thán phục những thực hành tổ chức kiểu Lê-nin, mà chúng liên quan đến một số tư tưởng của phong trào công đoàn Pháp. Đặc biệt, ông ủng hộ khái niệm công đoàn, trong đó, công nhân được tổ chức thành từng nhóm như nghiệp đoàn hay hiệp hội để bảo đảm rằng quyền lợi của họ không lệ thuộc vào quyền lợi của tư bản. Mặc dù Ngô Đ́nh Nhu, trong những bài thuyết tŕnh kín và công khai, thường hướng tới những yếu tố triết lư Nhân vị, nhưng cung cách và bản chất những nỗ lực tổ chức của ông bị những nguyên tắc của phong trào công đoàn ảnh hưởng sâu sắc. [34]

 

Ngoài những hoạt động bí mật của đảng Cần Lao, Ngô Đ́nh Nhu c̣n có những tổ chức khác công khai hơn. Những đề xướng này bao gồm việc thành lập liên minh với nhà hoạt động công đoàn Trần Quốc Bửu, một người tổ chức kỳ cựu, đă nhiều thời kỳ có quan hệ với nhóm Cao Đài và Việt Minh. Vào cuối những năm 1940, sau khi vỡ mộng với chủ nghĩa cộng sản, Trần Quốc Bửu theo một người tổ chức nghiệp đoàn lao động của Pháp; ông này đă chỉ cho ông những tư tưởng và những sách lược của phong trào công đoàn mậu dịch Dân chủ Thiên Chúa Giáo. Sau một chuyến đi ngắn đến châu Âu, Trần Quốc Bửu trở về Việt Nam năm 1949 và bắt đầu tổ chức công đoàn cho những công nhân thành phố và nông thôn một cách bất hợp pháp. Năm 1952, những thay đổi về luật lao động của Quốc gia Việt Nam cho phép ông Bửu hợp pháp hoá liên minh những công đoàn của ông dưới tên gọi “Liên minh Công nhân Thiên Chúa giáo Việt Nam” và là thành viên của Liên minh Công đoàn Mậu dịch Thiên Chúa giáo Thế giới có trụ sở tại Brussel. [35] Không rơ hai người này bắt đầu hợp tác với nhau khi nào và ra sao, nhưng vào năm 1953, Ngô Đ́nh Nhu có những liên hệ thân thiết với Liên minh của Trần Quốc Bửu. Tháng Hai năm đó, Ngô Đ́nh Nhu và các đồng minh của ông bắt đầu xuất bản tạp chí Xă hội ở Sài G̣n, mạnh mẽ ủng hộ Trần Quốc Bửu và liên minh của ông. Ngoài việc công khai ủng hộ chủ nghĩa công đoàn, tạp chí này cũng mạnh mẽ ủng hộ việc thành lập những tổ chức hợp tác công nhân và nông dân – một lập trường báo trước chính sách mà Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu sẽ thi hành một khi đă trở thành những lănh đạo của miền Nam Việt Nam.[36]

 

Như những sự kiện cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 cho thấy, nỗ lực của Ngô Đ́nh Nhu nhằm xây dựng sự ủng hộ rộng răi của công nhân và nông dân Việt Nam cho mục đích cách mạng của ông sẽ bị thất bại về lâu về dài. Tuy nhiên, thất bại sau cùng không loại trừ khả năng của những thắng lợi tạm thời; việc anh em họ Ngô bị lật đổ sau này không có nghĩa rằng tư tưởng và dự định của họ đều luôn luôn không có hiệu quả, hay thất bại từ khi mới bắt đầu. Thật vậy, trong một thế giới chính trị bè phái và chia rẽ như ở Đông Dương vào những năm 1950, khả năng nắm quyền hành qua những tổ chức quần chúng và những mạng lưới bí mật của Ngô Đ́nh Nhu là một công cụ hiệu nghiệm. Ngô Đ́nh Diệm dường như hiểu điều này, và trong suốt thời gian sống lưu vong, ông trông cậy vào Ngô Đ́nh Nhu để đặt nền móng chính trị cho cuộc trở về của ông. Như đă thấy, niềm tin Ngô Đ́nh Diệm đặt vào người em trai của ḿnh là hoàn toàn đúng; đến mùa hè năm 1953, Ngô Đ́nh Nhu đă soạn ra những chiến thuật và chiến lược để đưa Ngô Đ́nh Diệm lên nắm quyền.

 

(C̣n tiếp 1 ḱ)

 

Edward Miller là giáo sư khoa Lịch sử, trường đại học Dartmouth.

 

Nguồn: Bản tiếng Việt: © 2007 talawas

 

—————————————

 

[1]Người Pháp đă ḍ t́m được lệnh ám sát này và thông báo với Diệm rằng họ không thể bảo vệ ông được. Xem Điện của Heath gửi Acheson, 28 July 1950, United States National Archives II, Record Group 59, State Department Decimal File 751G.00/7-2850. Phần tham khảo cho tư liệu USNA 2 là từ nhóm này và sẽ được trích dẫn với số Decimal File.

 

[2]Bản dịch Thư tín, Ngô Đ́nh Diệm gửi Wesley Fishel, 3 June 1951, Michigan State University Archives, Wesley R. Fishel papers, Box 1184, Folder 33. Bức thư không gửi đích danh cho Fishel, nhưng nội dung và ngày tháng trong thư cho thấy rất nhiều khả năng là Diệm viết cho Fishel.

 

[3]Điện báo, Gullion to Sec. State, 24 Jan 1951, FRUS, 1951, vol.6 (Washington: GPO, 1977), trang 359-361; cũng xem điện tín, Heath to Sec. State, 28 July 1950, USNÀ, 751G.00/7-2850. Theo Gullion, người lúc đó là Đại biện (Chargé d’Affairs) tại toà Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n năm 1950 và có biết Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục, âm mưu Bảo Long được dự định với việc Cường Để và Hoàng hậu Nam Phương đồng làm nhiếp chính; Nam Phương – không như chồng bà – theo Công giáo.

 

[4]Để biết thêm về những nỗ lực cuối cùng của Cường Để nhằm chấm dứt cuộc sống lưu vong, xem Hammer, Struggle for Indochina, trang 275. Để biết thêm về việc Cường Để thừa nhận ḿnh và Ngô Đ́nh Diệm đă bàn bạc về việc Cường Để có thể đóng một vai tṛ chính trị ở Đông Dương như thế nào, xem Memorandum of Conversation, Dallas Coors, 8 Jan 1951, USNA 2, 794.00/1-851. Việc đưa hài cốt ông về nước vào năm 1956 được đăng trên The Times of VN Weekly, 21 April 1956, trang 8.

 

[5]Phỏng vấn Giáo sư Ralph Smuckle, Washington DC, Hune 2001.

 

[6]Fishel kể lại việc gặp Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục ở Tokyo trong “Memorandum on Ngo Dinh Diem”, 28 Aug 1950, được đính kèm trong Báo cáo của Spinks gửi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2 tháng 9 năm 1950, USNA 2, 751G.00/9-250. (Cảm ơn Joseph Morgan đă cung cấp cho tôi một bản sao của tài liệu này.) Bản bị vong lục không có chữ kư, nhưng các văn bản khác của Bộ Ngoại giao cho thấy rơ Fishel là tác giả; xem bị vong lục tháng 1 năm 1951 trong chú thích 26. Người Nhật giúp tổ chức tất cả các cuộc gặp gỡ ở Tokyo giữa Ngô Đ́nh Diệm, Cường Để và Fishel trong mùa hè năm 1950 là một nhà văn cấp tiến và phiêu lưu tên Komatsu Kiyoshi; xem bị vong lục của Fishel đă trích dẫn, và Demaree Bess, “Bright spot in Asia” trongSaturday Evening Post, 15 Sept 1956, trang 130.

 

[7]Điện tín, Quyền Ngoại trưởng Mỹ gửi Toà Đại sứ ở Sài G̣n, 28 Sept. 1950, FRUS 1950, vol 6 (Washington: GPO, 1976) trang 884-886.

 

[8]Điện tín, Acheson gửi Sài G̣n, 16 Jan 1951, FRUS, 1951, vol.6, trang 348. Một tường thuật hơi khác về cuộc trao đổi này giữa Ngô Đ́nh Diệm và đại diện của Bảo Đại được ghi lại trong Memorandum of Conversation, William O’Sullivan, 15 Jan 1951, USNA 2, 751G.00/1-1551.

 

[9]Cuối thập niên 1950, Ngô Đ́nh Diệm giải thích tại sao ông quay trở lại Mỹ trong D.M.Coors, “Conversation with Mr. Ngo Dinh Diem, prominent Vietnamese Catholic leader,” 26 July 1951, USNA 2, 751 G.00/7-2651.

 

[10]Như trên; cũng xem điện tín ngày 28 tháng 9 năm 1950 đă trích dẫn trong chú thích 29.

 

[11]Joseph Morgan, The Vietnam lobby: The American Friends of Vietnam, 1955-1975 (Chapel Hill, NC: University of North Carolina Press, 1997) trang 1-14.

 

[12]Ví dụ, trong một bị vong lục năm 1951 Ngô Đ́nh Diệm viết cho một thành viên người Công giáo trong Quốc hội, ông tả về giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu ở miền bắc Việt Nam như một “vùng Lực lượng thứ Ba”, nơi dân chúng “hiểu những giá trị thật của phương Tây” và “không chống phương Tây mà chống thực dân”; Ngô Đ́nh Diệm, “Indo China” bị vong lục tháng 7 năm 1951, đi kèm trong thư của dân biểu Edna Kelly gửi Nghị sĩ Mike Mansfield, 20 tháng 7 năm 1951, University of Montana Mansfield Library, Mike Mansfield Archives, Series IV, Box 221, Folder 14. (Tôi cảm ơn Don Oberdorfer đă cung cấp cho tôi bản sao của bị vong lục này.)

 

[13]Vào những năm 1960, người ta cho rằng sự ủng hộ Mỹ dành cho Ngô Đ́nh Diệm chủ yếu là nhờ vị Hồng y nhiều thế lực Francis Spellman ở New York; Robert Scheer, How the United States got involved in Vietnam (Santa Barbara, CA: Center for the Study of Democratic Institution, 1965), trang 20-25. Những biện luận gần đây hơn theo hướng này ít cố t́nh gán ép hơn, nhưng vẫn duy tŕ quan điểm tôn giáo là cốt lơi sức hút của Ngô Đ́nh Diệm với Mỹ; ví dụ, xem Seth Jacobs, “‘Sink or swim with Ngo Dinh Diem’: Religion, Orientalism and United States intervention in Vietnam, 1950-1957” (luận án Tiến sĩ, Northwestern University, 2000).

 

[14]Ví dụ, trong hai bài phát biểu của Ngô Đ́nh Diệm vào khoảng cuối thời gian ở Mỹ, Diệm chỉ nói thoáng qua một lần về đạo Cơ Đốc; Ngô Đ́nh Diệm, “Recent development in Indochina” (Đọc tại Hội nghị Thường niên lần thứ 5 của Hiệp hội Viễn Đông, Cleveland, Ohio, 1 April 1953) và “Talk by Mr. Ngo Dinh Diem before Southeast Asia Seminar, Cornell University” (20 Feb.1953). Bản sao của cả hai diễn văn này đều có trong Thư viện Kroch của Đại học Cornell.

 

[15]Để biết bản tóm tắt của chương tŕnh hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ cho các Quốc gia Liên hiệp, xem pamphlet của Mutual Security Agency có tên “US technical and economic assistance to the Far East: A part of the Mutual Security program for 1952-1953” (Washington: MSA, March 1952). (Bản sao của pamphlet này có trong USNA 2, RG59, US State Department Lot Files, Box 1, Entry 1393.) Xem tường thuật kinh điển về chương tŕnh Point Four và hậu quả của nó trong Robert Packenham, Liberal America and the Third World: Political development ideas in foreign aid and social science (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1973).

 

[16]Paul L. Dressel, College to university: The Hannah years at Michigan State, 1935-1969 (East Lansing, MI: Michigan State University Press, 1987) trang 276-277.

 

[17]Thư, Wesley Fishel gửi MacDonald Salter, 14 March 1952, MSUA, Fishel Papers, Box 1184, Folder 14.

 

[18]Thư của Fishel mô tả đề xuất này h́nh như không giành được mấy quan tâm của Mutual Security Agency vào năm 1952; nhưng ư tưởng mà Ngô Đ́nh Diệm và Fishel phác thảo cuối cùng đă được thực hiện qua chương tŕnh hỗ trợ kỹ thuật mà trường Michigan States thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền vào năm 1954. Xem John Ernst,Forging a fateful alliance: Michigan State University and the Vietnam War (East Lansing, MI: Michigan State University Press, 1998).

 

[19]William O. Douglas, North from Malaya: Adventure on five fronts (Garden City, NY: Doubleday, 1953), trang 147-210; xem trang 180-181 để biết bức tranh cảm thông mà Douglas dựng lên về Ngô Đ́nh Diệm như một khả năng “trung thực và độc lập” thay cho người Pháp. Giống Douglas, Mansfield và Kennedy cũng sang Đông Dương và chuyển hướng ủng hộ cho mục tiêu thành lập Lực lượng thứ Ba. Những người Mỹ khác tham dự bữa tiệc trưa đó gồm có: Bill Costello, một phóng viên cho đài truyền h́nh CBS; Ray Newton, một quan chức trong the American Friends Service Committee (Uỷ ban Trợ giúp Những người bạn của Mỹ); Edmund S. Gullion, trong Pḥng Kế hoạch Chính sách (Policy Planning Staff) của Bộ Ngoại giao, người đă gặp Diệm trước đây khi ông ta là Đại biện toà Công sứ Mỹ ở Sài G̣n; và Gene Gregory, người cũng đă từng làm ở toà Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n, và là người đă giới thiệu Ngô Đ́nh Diệm với Douglas sau khi Douglas đi Đông Dương về. Tham dự bữa tiệc c̣n có Hoàng Văn Đoàn, Giám mục vùng Bắc Ninh ở miền bắc Việt Nam. Tác giả có được thông tin này qua cuộc phỏng vấn Gene Gregory, thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2002 và qua thư Douglas gửi cho Ngô Đ́nh Diệm vào ngày 8 tháng 5 năm 1953, có tại Library of Congress Manuscript Division (Pḥng Bản thảo Thư viện Quốc hội Mỹ), William O. Douglas Papers, Box 1716.

 

[20]Don Oberdorfer phỏng vấn Mike Mansfield, 28 tháng 8 năm 1998. (Tôi cảm ơn ông Oberdorfer đă cho phép tôi sử dụng trích dẫn này ở đây). Mansfield có lẽ định nói “Việt Nam” th́ đúng hơn là “miền Nam Việt Nam”, v́ vào tháng 5 năm 1953, miền Nam chưa tồn tại như một thực thể chính trị độc lập. Về bữa tiệc này, xem Memorandum of Conversation, Edmund S. Gullion, 8 May 1953, FRUS 1952-1954, vol 13, trang 553-554. Tài liệu này (trong cả bản được in và bản gốc trong Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ) ghi là vào ngày 7 tháng 5 năm 1953. Nhưng dựa vào những tài liệu khác cùng thời gian đó, tôi tin rằng bữa tiệc này thực sự đă diễn ra vào ngày 8 tháng 5; xem thư Douglas gửi Ngô Đ́nh Diệm, trích dẫn trong chú thích 41, có ghi rơ cuộc gặp vào ngày 8. Cũng xem phần tài liệu kèm theo trong Thư, Kennedy gửi Dulles, 7 May 1953, USNA 2, 751G.00/5-753; thư này cho biết là vào sáng ngày 8 tháng 5, văn pḥng Kennedy khẩn thiết đề nghị Bộ Ngoại giao trả lời tức khắc những câu hỏi về chính sách hiện thời của Mỹ ở Đông Dương.

 

[21]Xem Memorandum of Conversation trích dẫn trong chú thích 42.

 

[22]Nguyên văn: “brother’s keeper”, trong Kinh thánh, Sách Sáng thế (Genesis) 4:9.

 

[23]Xem Telegram, Dillon to State Dept., 24 May 1954, FRUS, 1952–1954, vol. 13, pp. 1608–9.

 

[24]Xem Times of Viet Nam Weekly, 17 Mar. 1956, trang 7; Georges Chaffard, Indochine: Dix ans d’indépendance (Paris: Calmann-Lévy, 1964), trang 30.

 

[25]Như trên, trang 27–30; và ‘Ngo Dinh Luyen’, tóm tắt tiểu sử, không rơ ngày tháng, MAE, série VLC, sous-série Sud-Viêtnam, dossier 22. Về Ngô Đ́nh Cẩn, xem Cao Văn Luận, Bên gịng lịch sử, 1940–1965 (Saigon: Trí Dũng, 1972), trang 180–9.

 

[26]“Ngô Đ́nh Nhu”, trong Souverains et notabilités d’Indochine (Hanoi: Éditions du Gouvernement Généralde l’Indochine, IDEO, 1943), trang 62; “Curriculum Vitae of Mr. Ngo Dinh Nhu”, không rơ ngày tháng, Texas Tech University, The Vietnam Archive, John Donnell collection, Box 2, Folder 22, Box 2 [hereafter ‘Donnell papers’]. Ngô Đ́nh Nhu dường như vẫn giữ công việc của ḿnh tại Thư viện Quốc gia trong suốt quăng thời gian Hà Nội nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh; xem “Lịch sử đầy đủ về gia đ́nh Cụ Ngô-Đ.-Diệm”, Saigon Mới, 23 tháng 6 1954.

 

[27]Tác giả phỏng vấn Gene Gregory, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, 2002. Một trong những phụ tá của Ngô Đ́nh Nhu sau này nhớ lại đă tháp tùng ông, thay mặt Ngô Đ́nh Diệm đi thăm một vùng Công giáo ở gần biên giáo Lào năm 1946; A. J. Langguth, Our Vietnam: The war, 1954–1975 (New York: Simon and Schuster, 2000), trang 87. Một nguồn tin Công giáo viết rằng Ngô Đ́nh Nhu buộc phải trốn khỏi Hà Nội bằng đường biển đến giáo phận Phát Diệm khi chiến tranh nổ ra vào tháng 12, 1946 và từ đó đi đường bộ vào Huế; Đoàn Độc Thư and Xuân Huy, Giám mục Lê Hữu Từ, trang 116.

 

[28]Đây là thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng, bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoáng rớt giá ngày 24 tháng 10, 1929. Trước tiên, khủng hoảng xảy ra ở Hoa Kỳ rồi nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và mọi nơi trên thế giới. – ND.

 

[29]Xem Emmanuel Mounier, Personalism, tr. Philip Mairet (London: Routledge and Paul, 1952), trang 17-19 (personalism) và 103-5 (social order). Cái nh́n của Mounier và những người Pháp theo chủ nghĩa Nhân vị có thể được phân biệt với chủ nghĩa Nhân vị Hoa Kỳ, phát triển ở Boston vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới quyền lănh đạo trí thức của Borden Parker Bowne. Mặc dù cả hai nhánh của chủ nghĩa Nhân vị đều lấy cảm hứng từ thần học Công giáo La Mă. Những người Mỹ theo chủ nghĩa Nhân vị thường là những nhà tư tưởng vững vàng hơn là những người Pháp, là những người chấp nhận sự tồn tại độc lập của thực tế vật chất mặc dù họ tranh luận rằng nó không nên được nhấn mạnh quá mức. Xem “Personalism” trong The enclyclopedia of philosophy, ed. Paul Edwards, vol. VI (New York: Macmillan, 1967), 106-0, và “Personalism” trong The Cambridge dictionary of philosophy, ed. Robert Audi (Cambridge: Cambridge University Press, 1995), trang 575.

 

[30]Việc dịch Personalism là nhân vị, Ngô Đ́nh Nhu theo cách của Cha Bửu Dương, một linh mục Công giáo và là một học giả, người đă đặt ra cụm từ này trong những bài giảng của ông những năm 1940. Xem Nguyen Trai, “The government of men in the Republic of Vietnam”, (bản thảo chưa xuất bản, 1962), trang 139; một bản sao của tài liệu này nằm ở Widener Library, Harvard University. Không rơ ông Ngô Đ́nh Nhu có học với Mounier ở Pháp hay không; một số những phụ tá người Việt của ông cho rằng ông đă từng học với Mounier, nhưng ít nhất là một lần, Ngô Đ́nh Nhu đă phủ nhận việc này. Xem “Nhu and Personalism”, một ghi chú không rơ ngày tháng, Donnell paper, Box 3, Folder 14.

 

[31]Xem Ngô Đ́nh Nhu, “Sự góp sức của người Công giáo vào hoà b́nh ở Việt Nam” (bài diễn văn ngày 18 tháng 4, 1952 tại Trường Vơ Bị Đà Lạt), được in lại trong Xă hội, tháng 2, 1953, trang 5, 14, 18-22.

 

[32]Như trên, trang 21.

 

[33]Thời gian và hoàn cảnh chính xác của việc thành lập đảng Cần Lao vẫn c̣n là một điều bí ẩn, nhưng dường như, chắc chắn nó được thành lập trước ngày Ngô Đ́nh Diệm trở về vào năm 1954 sau thời gian sống lưu vong; ông nói với Wesley Fishel năm 1955 rằng nó được lập ra vào khoảng năm 1952. Xem Memorandum, Fishel gởi đến Collins, 7 tháng 3, 1955, FRUS, 1955-1957, vol. 1 (Washington: GPO, 1985), trang 111.

 

[34]Khuynh hướng theo chủ nghĩa công đoàn của đảng Cần Lao và những người sáng lập sau này được các quan chức của đảng này thừa nhận: “Chương tŕnh của Cần Lao Nhân Vị đi theo con đường của chủ nghĩa công đoàn, ủng hộ việc đồng quản lư công nghiệp quốc gia bởi đại diện của giới tư bản và lao động và sự tham dự của công nhân vào lợi nhuận và phát triển kỹ thuật của những ngành công nghiệp. Đảng đă nắm một vị thế mạnh trong việc ủng hộ cải cách điền địa cũng v́ lư do này, là quyền sở hữu là quyền lợi của người công nhân”; Times of Vietnam Weekly, 25 tháng 2, 1956, trang 9.

 

[35]Xem Edmund S. Wehrle, ‘“No more pressing task than organization in Southeast Asia”: The AFL-CIO approaches the Vietnam War, 1947–1964’, Labor History, 42, 3 (2001): 277–95;Times of Vietnam Magazine, 4 Mar. 1962, trang 18–19. Đáng chú ư là, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không đả động đến việc họ liên kết với Thiên Chúa giáo; điều này rơ ràng phản ánh quyết tâm của ông Bửu trong việc thu hút những công nhân không theo Thiên Chúa giáo cũng như những người Thiên Chúa giáo, và việc bản thân ông cũng là một người Phật giáo.

 

[36]Xem “Tổng liên đoàn Lao động V.N”, XH, tháng 2, 1953 trang 31, 34; “Bản kiến nghị của Liên-hiệp Nghiệp đoàn Trung Việt gởi Tổng liên đoàn Lao động V.N.”, XH, tháng 7 1953, trang 16; Dân Sinh, “T́m hiểu tổ chức hợp tác xă”, XH, 15 tháng 9, 1953, trang 23; Dân Sinh, “Mục đích và phương pháp huấn luyện”, XH, ngày 10 tháng 11, 1953, 33-4 và Dân Sinh, “Màu sắc tổ chức hợp tác xă các nước”, trong cùng số, 28-9.

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-54 (P3)

Posted on 05/09/2015 by The Observer

Print Friendly, PDF & Email

ngo_dinh_diem_22_FLPT

 

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Đ́nh Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

 

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

 

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đ́nh Diệm, 1953-1954

 

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đ́nh Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của ḿnh ở Sài G̣n, Ngô Đ́nh Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Đại. Bốn năm kể từ ngày kư kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đă nổi giận v́ quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất măn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ư thức được rằng thời gian đă chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới.

 

Khi lập kế hoạch, Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu đều biết rằng phải đi những nước thận trọng. Họ cần phải làm cho Bảo Đại và chiến lược t́m độc lập qua nhượng bộ từng phần của ông ta bị mất uy tín; tuy nhiên, họ cũng phải tránh phê phán trực tiếp cựu hoàng, nếu không, e rằng Bảo Đại khi quá tức giận sẽ từ chối việc ứng cử của Ngô Đ́nh Diệm ngay từ ban đầu. May mắn cho anh em họ, các sự kiện vào mùa hè 1953 đem lại chính những cơ hội mà họ cần. Đầu tháng Bảy, chính phủ Pháp đề nghị một ṿng thảo luận mới với các Quốc gia Liên hiệp nhằm “hoàn thiện” nền độc lập của họ trong Liên hiệp Pháp. Nếu như người Pháp đưa ra đề nghị này vào năm 1949 hay 1950, nó có thể được coi là sự công nhận từng bước lập trường của Bảo Đại; tuy nhiên, vào thời điểm năm 1953, các đề nghị thương thảo thêm dường như chỉ đổ thêm dầu vào nỗi âu lo của những người quốc gia về ư định chân thành của người Pháp.

 

Trong hàng loạt những buổi họp với những lănh đạo phe quốc gia vào tháng Bảy và tháng Tám, Ngô Đ́nh Nhu khéo léo khơi gợi những mối lo âu của họ. Làm việc với Nguyễn Tôn Hoàn của Đại Việt – người, như đă nói ở trên, đă cộng tác với Ngô Đ́nh Diệm một thời gian ngắn trong năm 1947-1948 trước khi Quốc gia Việt Nam thành lập – Ngô Đ́nh Nhu đă úp mở ư tưởng triệu tâp Đại hội Đoàn kết không chính thức tại Sài G̣n vào đầu tháng Chín, sau khi Bảo Đại rời Việt Nam đi Pháp. Ư tưởng về Đại hội nhanh chóng được nhiều người quốc gia, trước đây nổi tiếng theo phe Bảo Đại, ủng hộ; ngoài ông Nguyễn Tôn Hoàn của Đại Việt, những người này gồm có lănh đạo Cao Đài Phạm Công Tắc, tướng Trần Văn Soái của Hoà Hảo, Tướng Lê Văn Viễn của Sài G̣n (Bảy Viễn B́nh Xuyên) và một số nhân vật Công giáo quan trọng. Bên cạnh đó, một số nhóm trước đó đă ngừng ủng hộ Bảo Đại và Quốc gia Việt Nam (chẳng hạn Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc phe quốc gia, và một số tổ chức Phật giáo) cũng đồng ư tham dự Đại hội. Tướng Viễn bằng ḷng để sự kiện này tổ chức ở B́nh Xuyên, Sài G̣n. [2]

 

Đại hội Đoàn kết ngày 5, 6 tháng 9, 1953 là một sự kiện hỗn độn. 55 đại biểu có mặt đă tham gia kư xác nhận bản tuyên bố phản đối mạnh mẽ chính sách độc lập từng phần của Bảo Đại. Tuy nhiên, ngay sau khi bản tuyên bố được kư, những người tham dự bắt đầu tranh căi về những ẩn ư của bản tuyên bố này. Tướng Viễn e ngại rằng Đại hội sẽ vượt khỏi khả năng kiểm soát, nên chỉ sau hai ngày, đă quyết định kết thúc sự kiện này sớm bằng việc đóng hội trường. Phạm Công Tắc của Cao Đài, người trước đó đă phê phán nặng nề Bảo Đại trong những nhận xét công bố trước cuộc họp, giờ đây cùng với những thủ lĩnh của B́nh Xuyên và Hoà Hảo gởi điện tín tới cựu hoàng để tái khẳng định sự trung thành của ba nhóm này đối với Quốc gia Việt Nam. Trong khi đó, Ngô Đ́nh Nhu tuyên bố rằng Đại hội đă tạo ra một tổ chức chính trị mới với tên gọi Phong trào Đại đoàn kết và Hoà b́nh; tuy nhiên, ông cũng thận trọng tránh những lời tuyên bố gay gắt chống Bảo Đại và phủ nhận việc Đại hội đă chọn được lập trường chính trị chính thức. [3]

 

Về việc xây dựng liên minh, Đại hội Đoàn kết là một thất bại. Tuy nhiên, v́ với Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Diệm, sự kiện này chủ yếu chỉ để chiếm lấy quyền hành từ tay Bảo Đại, nên trong trường hợp này, Đại hội là một thành công rực rỡ. Từ Pháp, Bảo Đại muốn giành lại vị thế chính trị nên đă tuyên bố rằng một “Hội nghị Quốc gia” chính thức sẽ được tổ chức ở Sài G̣n vào tháng Mười năm đó. Những lănh đạo cấp cao của Cao Đài, Hoà Hảo và B́nh Xuyên ngay lập tức đồng ư tham dự, cùng với đại diện của những nhóm quốc gia khác. Tuy nhiên, Ngô Đ́nh Nhu và những đồng minh của ông cố ư vắng mặt trong trong buổi họp ngày 12 tháng 10, 1953. Ban đầu, Hội nghị có vẻ nhằm đưa ra phê chuẩn như dự định ủng hộ Bảo Đại và chính sách của ông. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 10, các đại biểu bất ngờ phê chuẩn quyết định bác bỏ sự tham dự vào Liên hiệp Pháp và ủng hộ việc “độc lập hoàn toàn”. Dù rằng sau đó các ủng hộ viên trung thành Bảo Đại đạt được một thoả thuận bổ sung vào những tuyên bố chống đối trước đó, rằng một Việt Nam độc lập sẽ không thuộc Liên hiệp “như trong h́nh thức hiện tại”, nhưng những tổn thất chính trị đă xảy ra. Mục đích của Hội nghị Quốc gia là để chứng tỏ sự ủng hộ của phe quốc gia dành cho Bảo Đại, nhưng thay vào đó, nó lại cho thấy mức độ bất măn của những người này đối với Bảo Đại và chính sách của ông. [4]

 

Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu không tham gia Hội nghị tháng Mười, v́ hiển nhiên họ sợ rằng việc tham gia của họ sẽ kéo thêm sự ủng hộ cho Bảo Đại. [5] Tuy nhiên, ngay sau đó, họ khám phá rằng, kết quả bất ngờ của hội nghị buộc Bảo Đại phải thân thiện hơn với Ngô Đ́nh Diệm và cân nhắc lại khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Đầu tháng 10, trước khi Hội nghị Quốc gia khai mạc, Bảo Đại có một cuộc gặp riêng với Ngô Đ́nh Diệm ở Paris; đó là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của họ trong ṿng bốn năm. [6] Sau khi Hội nghị tan ră, cựu hoàng càng trở nên hoà hoăn hơn. Trong cuộc gặp mặt lần thứ hai với Ngô Đ́nh Diệm ở Cannes ngày 26 tháng 10, Bảo Đại thăm ḍ khả năng bổ nhiệm Ngô Đ́nh Diệm vào chức thủ tướng với việc thẩm vấn “giả định” về thiện ư phụng sự của Ngô Đ́nh Diệm. [7] Cựu hoàng hoăn lại quyết định về Ngô Đ́nh Diệm vài tháng sau đó; tuy vậy, đến cuối năm 1953, ván cờ của anh em họ Ngô rơ ràng đă giành phần thắng lớn. Uy tín và vị thế của Bảo Đại với toàn dân thấp đến mức kinh khủng. Thái độ chống Pháp kiên quyết của Ngô Đ́nh Diệm, ngược lại, có vẻ rất hợp với phương hướng chung của chính kiến quốc gia ở Sài G̣n, và v́ vậy nó dường như bỗng nhiên trở thành điều mà cựu hoàng không thể thiếu được.

 

Những tháng sau Hội nghị tháng Mười, áp lực với Bảo Đại tiếp tục tăng lên, trong khi Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu tiếp tục mở rộng lợi thế của họ. Tháng 12, 1953, Bảo Đại nhượng bộ những than phiền của phe quốc gia và cách chức Thủ tướng chuyên quyền Tâm. Bằng việc thay thế chính phủ của Nguyễn Văn Tâm với nội các lâm thời dưới quyền của Hoàng tử Bảo Lộc, một thành viên của hoàng tộc, Bảo Đại hy vọng kéo dài thời gian để t́m cách giành lại sự ủng hộ của thần dân. Thời cơ giờ đây là vàng bạc, và anh em họ Ngô đă không bỏ lỡ. Vào đầu tháng 3, 1954, sau khi Bảo Đại chấp thuận trên nguyên tắc việc thành lập Quốc hội mới, Nhu và những đồng minh của ông xuất bản một bài viết ở Sài G̣n, trong đó, họ tuyên bố chiến thắng và đồng thời thúc ép nhượng bộ thêm. Nước cờ này khơi mào cho sự phân chia giữa phe phái những người quốc gia; trong khi một số thủ lĩnh theo Bảo Đại, một số nhóm trong nội bộ của Cao Đài, Hoà Hảo và Đại Việt lại công khai ủng hộ Ngô Đ́nh Nhu và những đ̣i hỏi “cách mạng dân tộc chủ nghĩa” của ông. [8]

 

Khi những đấu đá chính trị ở Sài G̣n tăng cao, tin từ miền Bắc vào giữa tháng Ba cho hay Việt Minh đă vây hăm căn cứ của Pháp ở Điện Biên Phủ. Tin này, cùng với việc chính phủ Pháp đồng ư đàm phán về vấn đề Đông Dương tại hội nghị các Cường quốc ở Geneva, lập tức biến khả năng người Pháp rút khỏi Việt Nam thành điều sắp xảy ra. Tại Paris, Bảo Đại cảm thấy rằng ông đang hết những lựa chọn. Khi vị thế của người Pháp ở Điện Biên Phủ trở nên bấp bênh, cựu hoàng chuyển lời đến Ngô Đ́nh Diệm qua người em út của ông là Ngô Đ́nh Luyện. Điện Biên Phủ rơi vào tay Việt Minh ngày 7 tháng 5, 1954; vài ngày sau đó, Ngô Đ́nh Diệm đến Paris để gặp Bảo Đại lần nữa. Theo những ǵ được biết sau này, Ngô Đ́nh Diệm rất e dè; ban đầu, ông làm như không hề quan tâm đến chức vụ thủ tướng. Bảo Đại buộc phải để nghị Ngô Đ́nh Diệm đến lần thứ hai, khẩn nài Diệm rằng “sự bảo vệ cơ đồ Việt Nam tuỳ thuộc vào việc này”. [9]

 

Những sự kiện xảy ra ở Sài G̣n và Pháp trong suốt thời gian 1953-1954, và vai tṛ liên quan của Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu là những mấu xích quan trọng giúp chúng ta hiểu con đường đến quyền lực của Ngô Đ́nh Diệm và việc người Mỹ được cho là đă tham gia vào việc đảm bảo cho Ngô Đ́nh Diệm được bổ nhiệm. Từ lâu nay, mọi người quả quyết rằng những quan chức Hoa Kỳ đă bí mật áp lực Bảo Đại chọn Ngô Đ́nh Diệm. [10] Tuy nhiên, sử gia David L. Anderson chỉ ra rằng, vào đầu năm 1954, những quan chức cấp cao của chính quyền Eisenhower chỉ “biết mơ hồ” về Ngô Đ́nh Diệm, và những tài liệu chính thức của Hoa Kỳ không cung cấp bằng chứng những cáo buộc rằng Hoa Kỳ tổ chức chiến dịch ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm. Thay vào đó, Anderson lập luận rằng quyết định của Bảo Đại được h́nh thành chủ yếu bởi niềm tin của ông rằng Quốc gia Việt Nam cần có sự ủng hộ của Hoa Kỳ để tiếp tục tồn tại, và Bảo Đại cho rằng Ngô Đ́nh Diệm là một lănh đạo có khả năng nhất để bảo đảm được sự ủng hộ này. [11] Những khẳng định của Anderson ban đầu có vẻ chỉ có tầm quan trọng tương đối nhỏ, nhưng nó trở nên lớn dần trong những tranh luận sau đó về nguồn gốc và tiến triển của việc can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thập niên 1950.

 

Những bằng chứng ở đây cho thấy rằng giải thích của Anderson là đúng nhưng không trọn vẹn. Ngoài những lư do của t́nh h́nh thế giới, quyết định của Bảo Đại chủ yếu được h́nh thành bởi những tiến triển chính trị tại Việt Nam. Vào mùa xuân năm 1954, những sự kiện xảy ra đă hợp thức hoá quyết định của Ngô Đ́nh Diệm trong việc giành quyền độc lập “đúng nghĩa” từ người Pháp. Ngay cả trước khi người Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, lập trường của Ngô Đ́nh Diệm về vấn đề độc lập hiển nhiên được ưa chuộng hơn khi so sánh với Bảo Đại. Hơn nữa, Ngô Đ́nh Nhu và những đồng minh của ông cho thấy một cách thuyết phục rằng Ngô Đ́nh Diệm nắm giữ một tâm điểm chính trị tại Việt Nam. Như Bảo Đại sau này viết trong hồi kư của ḿnh, sự kính mến của những người quốc gia dành cho anh em họ là phần quan trọng trong bàn tính chính trị của ông:

 

“Từ những ǵ tôi biết về ông, tôi biết rằng ông Diệm là một người khó tính. Tôi cũng biết về sự cuồng tín và xu hướng thiên về Thiên Chúa của ông. Nhưng, trong hoàn cảnh hiện tại, không có một lựa chọn nào tốt hơn. Ông được người Mỹ biết đến, và họ đánh giá cao tính không khoan nhượng của ông. Trong mắt họ, ông là người xứng đáng với chức vụ đó nhất, và Washington sẽ không dè xẻn trong việc ủng hộ ông. Bởi v́ quá khứ [của ông Diệm] và bởi v́ sự hiện diện của người em ông ở vị trí hàng đầu của “Phong trào Công đoàn Quốc gia”, ông sẽ có được sự cộng tác của những người quốc gia thế lực nhất, những người đă hạ bệ ông Tâm và ông Bửu-Lộc. Cuối cùng, cũng v́ tính không khoan nhượng và sự cuồng tín của ḿnh, ông là người ta có thể trông cậy được trong việc chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đúng, ông chính là người cần thiết cho hoàn cảnh như vậy.” [12]

 

Đến giờ này, các sử gia vẫn chưa t́m ra được một tài liệu bằng chứng nào cho việc Hoa Kỳ đă bí mật đưa Ngô Đ́nh Diệm vào chức vụ thủ tướng vào mùa xuân 1954, nhưng cho dù có một âm mưu như vậy đă được ấp ủ và thi hành, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của Bảo Đại. Vào tháng 5, 1954, Bảo Đại đă bị các sự kiện áp đảo và bị Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu vượt mặt về chiến thuật. Ông hầu như không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc giao cho Ngô Đ́nh Diệm chức thủ tướng với những điều kiện mà Ngô Đ́nh Diệm đă đ̣i hỏi từ lâu: Quốc gia Việt Nam phải có “toàn quyền” trong mọi khía cạnh của chính phủ, quân sự và kinh tế.

 

Ngày 16 tháng 6, 1954 – đúng năm năm kể từ ngày công bố bản tuyên ngôn cho một hướng đi khác đến “cách mạng xă hội” – Ngô Đ́nh Diệm chính thức đồng ư thành lập nội các, và v́ vậy trở lại với chính trường lần đầu tiên kể từ năm 1933. Với Ngô Đ́nh Diệm, người đă cam chịu nhiều thất vọng chính trị qua gần một thập kỷ, đây là thời điểm hoàn toàn chính đáng cho sự trở lại. Chắc chắn rằng, Ngô Đ́nh Diệm quá kinh nghiệm với những thăng trầm của nền chính trị Đông Dương để có thể tin rằng chiến thắng của ông là trọn vẹn, hay được bảo đảm thành công về mặt lâu dài. Ngược lại, ông biết rằng việc ông được bổ nhiệm không đem lại cho ông ǵ hơn một cơ hội để nắm lấy những nhiệm vụ to lớn và đầy đe doạ mà chính phủ Quốc gia Việt Nam đang đối mặt. Dù sao, Ngô Đ́nh Diệm giờ đây đă có những mở đầu chính trị mà ông quyết t́m kiếm từ lâu, và ông phấn khích với những ǵ đạt được. “Thật thế, giờ phút này là giờ phút quyết định”, ông đă tuyên bố như vậy ngay sau khi quyết định bổ nhiệm được thông báo. [13] Như những sự kiện cho thấy, những quyết định trong hai năm 1954-1955 quả thật đă có những hệ quả sâu sắc cho Việt Nam và cho tất cả những cường quốc muốn gây ảnh hưởng ở đất nước này. Do bởi tính kiên tŕ, nhẫn nại, lập kế hoạch, tranh thủ cơ hội và dự phần không nhỏ của may mắn, cuối cùng Diệm giành được cơ hội để định hướng cho đa số những quyết định đó. Đó là vai tṛ của cả một cuộc đời, và ông đă đặt cược đến cùng.

 

Kết luận

 

Khi Ngô Đ́nh Diệm về Sài G̣n vào ngày 25 tháng 6, 1954 với cương vị Thủ tướng [được chỉ định] của Quốc gia Việt Nam, nhiều người ở Việt Nam và khắp nơi nghĩ rằng nhiệm kỳ của ông sẽ sớm kết thúc. Quốc gia mà ông đang nắm quyền vẫn c̣n hoạt động chủ yếu theo mệnh lệnh của những quan chức thuộc địa Pháp, những người có thái độ từ cam chịu chấp nhận đến thù địch trước việc ông Ngô Đ́nh Diệm được bổ nhiệm. Trong khi đó, những quan chức Hoa Kỳ lại phân chia rơ rệt trong việc nên hay không nên ủng hộ ông. Nếu Ngô Đ́nh Diệm không thể dựa vào ủng hộ của bên ngoài để giữ vững chức vụ, ông cũng không thể trông mong ǵn giữ vai tṛ lănh đạo đơn giản bằng việc lôi kéo các lực bẩy của quyền lực quốc gia. Quân đội Quốc gia Việt Nam được chỉ huy bởi những tướng lănh thân Pháp, là những người rất nghi ngờ Ngô Đ́nh Diệm. Uy quyền của Quốc gia Việt Nam đa số chỉ giới hạn ở những thành thị lớn của Việt Nam, và vùng nông thôn là những mảng độc lập không chính thức của các thủ lĩnh. Ngay cả ở Sài G̣n, quyền lực của Ngô Đ́nh Diệm cũng bị hạn chế v́ lực lượng cảnh sát địa phương đều thuộc quyền kiểm soát của B́nh Xuyên. Chỉ vài tuần sau khi nhận chức, phạm vi quyền lực của ông lại bị thu hẹp bởi tuyên bố rằng người Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă đạt được thoả thuận ở Geneva, chia đôi Việt Nam thành hai miền nam bắc trước cuộc tổng tuyển cử năm 1956 – một cuộc tuyển cử được nhiều người dự đoán là phe cộng sản sẽ giành phần thắng.

 

Bất chấp những việc xảy ra, vị thế của Ngô Đ́nh Diệm không vô vọng như mọi người thấy. 18 tháng tiếp theo đó, ông tập hợp lại quân đội, dẹp tan những bè phái ḱnh địch, trục xuất Bảo Đại và tuyên bố sự thành lập một quốc gia miền Nam Việt Nam mới mà ông giữ chức Tổng thống. Một thảo luận đầy đủ về việc Ngô Đ́nh Diệm đă làm thế nào để có thể bất chấp những dự tính (của các phe phái khác) và củng cố uy quyền của ông trong thời gian 1954-1955 nằm ngoài phạm vi của bài tiểu luận này; dù vậy, những lập luận được đưa ra ở đây cho thấy những ǵ mọi người biết về ông và những cách để ông giữ vững được quyền lực của ḿnh sau năm 1954 cần phải được xem xét lại. Có ba điểm đặc biệt rơ ràng.

 

Đầu tiên, vào thời điểm tiến đến chức vụ thủ tướng, Ngô Đ́nh Diệm không hề thiếu những đồng minh tại Việt Nam như mọi người lầm tưởng. Ngoài những người Công giáo ủng hộ ông, ông c̣n có những ủng hộ từ những nhóm và những lănh đạo không Công giáo quan trọng khác, phần lớn nhờ vào những cố gắng của các anh em của ông trong giai đoạn ông sống lưu vong. Những hoạt động của Ngô Đ́nh Nhu trong suốt thời gian đầu những năm 1950 (như việc thành lập đảng Cần Lao và việc thu nhận những công đoàn lao động của Trần Quốc Bửu) đặc biệt quan trọng, bởi v́ chúng đem đến những phương tiện để Ngô Đ́nh Diệm có thể vận động sự ủng hộ trong suốt những tháng đầu tiên đầy xáo trộn sau khi ông lên nắm quyền.

 

Thứ hai, trong năm 1954, Ngô Đ́nh Diệm không hề chú ư đến Hoa Kỳ hay có khuynh hướng đi theo những lời khuyên của người Mỹ. Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đ́nh Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Đại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng. Thay vào đó, ông nắm được chức thủ tướng là nhờ vào chuỗi tập hợp những vận may và việc ông cẩn trọng kết hợp tất cả những hoạt động của ông với hoạt động của những người ủng hộ ông ở Đông Dương. V́ Ngô Đ́nh Diệm không lệ thuộc vào sự ủng hộ của người Mỹ hay theo những chỉ định của người Mỹ trước tháng 6, 1954, không có lư do ǵ để cho rằng ông lập tức dựa vào các quan chức Hoa Kỳ sau ngày đó. Lên nắm quyền nhờ vào những cố gắng cá nhân của ông và của các anh em ông, ông Ngô Đ́nh Diệm không có khuynh hướng theo Hoa Kỳ về chính sách và chiến lược chính trị. Ngược lại, trở lại Sài G̣n với quyết tâm hơn bao giờ để đi theo quyết định của ḿnh và để tiến hành những dự định nhằm củng cố và mở rộng quyền lực, chúng ta cần lưu ư đến xu hướng chỉ dùng những quyết định của riêng ḿnh của Ngô Đ́nh Diệm khi phân tích những sự kiện xảy ra sau năm 1954, và đặc biệt khi đánh giá quan hệ của ông với các quan chức Hoa Kỳ.

 

Cuối cùng, những lời nói và việc làm của Ngô Đ́nh Diệm trong suốt giai đoạn 1945-1954 cho thấy sự bất hợp lư khi cho rằng ông là nhân vật “truyền thống”, người không muốn hiện đại hoá và phát triển. Mặc dù ông có thiên hướng vận động ngầm, Ngô Đ́nh Diệm nhận biết rằng thành công hay thất bại cuối cùng của thể chế mới của ông cần xoay quanh nhiều việc khác hơn là chỉ đặt những kế hoạch và phi vụ bí mật. Trong bài diễn văn đầu tiên của ḿnh sau khi trở về Sài G̣n, Ngô Đ́nh Diệm tái khẳng định rằng mục tiêu của ông là đề xướng thay đổi cách mạng ở Việt Nam.

 

“Trước một thời cơ khẩn cấp, tôi sẽ hành động quyết-liệt. Tôi sẽ cương-quyết vạch ra một đường lối cứu-quốc. Một cuộc cách-mệnh toàn diện sẽ được thực hiện trong hết mọi ngành tổ-chức và sinh-hoạt quốc-gia.” [14]

 

Trong những tuyên bố trước đó về những điều này, viễn kiến về cuộc cách mạng mà Ngô Đ́nh Diệm đưa ra vào tháng 6 năm 1954 vẫn c̣n đang ở mức ban đầu và mơ hồ. Nhưng dù sao, nó vẫn là một viễn kiến, và ông đă đặt cược thành công của chính thể mới vào khả năng thi hành viễn kiến này của ḿnh. Với sự giúp đỡ của Ngô Đ́nh Nhu, hướng đi của Ngô Đ́nh Diệm ngày càng trở nên chi tiết và tỉ mỉ hơn vào thời gian sau đó. Đến năm 1957, chính thể đă công khai lấy chủ nghĩa Nhân vị làm tư tưởng chính thức và tuyên bố cuộc “Cách mạng Nhân vị” là mục tiêu tối thượng của chính sách quốc gia. Như cách chọn sử dụng những từ ngữ này cho thấy, quan điểm của Ngô Đ́nh Nhu về nhân vị là nhận thức cơ bản cho tư tưởng mới này. Trong suốt thời gian đó cho đến năm 1963, anh em họ Ngô tiếp tục hoàn thiện tư tưởng mới này, và chúng có mặt cả trong những chính sách cột trụ của việc xây dựng quốc gia ở những lănh vực như phát triển kinh tế, cải cách điền địa và an ninh quốc gia.

 

Kết cuộc th́ cuộc Cách mạng Nhân vị đă không được thực hiện. Như những người chống Ngô Đ́nh Diệm (và thậm chí cả nhiều người ngưỡng mộ ông) cho biết, hệ tư tưởng của Ngô Đ́nh Diệm về chủ nghĩa Nhân vị không chỉ phức tạp mà c̣n hết sức trừu tượng và thường quá dày đặc để có thể lĩnh hội được. Mặc dù nó cung cấp tài liệu và h́nh thành chính sách của chính thể, nó mang quá ít ích lợi khi dùng làm phương tiện để tạo ra sự ủng hộ cho những chính sách này. Tuy nhiên, khi nói rằng hướng đi của Ngô Đ́nh Diệm không thực hiện được, không có nghĩa nó không quan trọng, hay cần gạt bỏ nó như đơn thuần chỉ là ảo tưởng vô vọng của một bạo chúa lạc hậu. Theo nhiều người Việt Nam và khá nhiều những người Mỹ phát hiện thấy, Ngô Đ́nh Diệm có tài ghê gớm trong việc truyền cảm hứng cho những người gặp gỡ và lắng nghe ông; việc ông cũng có khi tẻ nhạt, độc đoán và thậm chí tàn bạo cũng không làm lu mờ đi khả năng này. Như nhiều nhà lănh đạo khác, Ngô Đ́nh Diệm kết hợp những tham vọng quyền lực và viễn kiến của ḿnh bằng nhiều cách phức tạp và đôi khi mâu thuẫn nhau. Tháo gỡ những phức tạp về chính trị và tư tưởng của ông, v́ vậy, là một bước quan trọng để đi đến việc xem xét lại và hiểu rơ hơn vai tṛ của ông trong cuộc đấu tranh lâu dài và rối rắm, để h́nh thành nên số phận Việt Nam hiện đại./.

 

Edward Miller là giáo sư khoa Lịch sử, trường đại học Dartmouth.

 

Nguồn: Bản tiếng Việt: © 2007 talawas

 

——————–

 

[1]Xem Hammer, Struggle for Indochina, pp. 281–6, 300–1.

 

[2]Về những chuẩn bị cho Đại hội tháng 9, xem Guillernot, “Revolution nationale”, 628-32

 

[3]Những tài liệu chi tiết về Đại hội Đoàn kết được nói đến trong Telegram, Kidder gởi Bộ ngoại giao, 22 tháng 9, 1953, USNA 2, 751G.00/9-2253. Về những tài liệu được xuất bản, xemTiếng Dội, 8 tháng 9, 1953; Le Monde, 8 tháng 9, 1953; và Donald Lancaster, The emancipation of French Indochina (Oxford: Oxford University Press, 1961), 275-7. Bảo Đại không hề nói đến Hội nghị tháng 9 trong hồi kư của ông, nhưng ông thừa nhận khước từ lời đề nghị tổ chức Đại hội của Ngô Đ́nh Nhu và một số người khác vào mùa hè năm 1953; Bảo Đại, Dragon d’Annam, 312-13. Về những thông báo của việc thành lập Phong trào Công đoàn và Hoà B́nh Quốc gia, xem Phong Thuỷ, “Ư nghĩa và giá trị cuộc Đại hội Đoàn kết ngày 6-9-53”, XH, 15 tháng 9, 1953, trang 2.

 

[4]Chi tiết về những diễn tiến của Đại hội Tháng 10, xem Vietnam Presse, 31-36 (12-17 tháng 10, 1953) và Le Monde, 17-20 tháng 10, 1953.

 

[5]Xem thư của Ngô Đ́nh Diệm trên tờ Le Monde, 25-6 tháng 10, 1953. Những cố gắng của Ngô Đ́nh Nhu và những đồng minh của ông để tạo một vị thế chính trị khác biệt trước Hội nghị tháng 10 được nói chi tiết trong “Press conference held by protagonist of ‘National Congress’ of early Semtempter 1953” của Sturm gởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, 16 tháng 10, 1953, USNA 2, 751G.00/10-1653

 

[6]Xem Telegram, Dillion gởi Dulles, 14 tháng 10, 1953, USNA2, 751G.00/10-1453; cuộc gặp diễn ra ngày 12 tháng 10. Đầu tháng 9, một nguồn tin của Hoa Kỳ mô tả rằng Diệm tự tin rằng ông và Bảo Đại đang sắp hoà giải. (Smith to Saigon and Paris, 14 tháng 9, 1953, USNA2, 751G.00/9-1453).

 

[7]Hoàn cảnh của cuộc gặp lần thứ hai được tường thuật lại trong Vietnam Presse, 45 (27 tháng 10, 1953); xem thêm Le Monde, 28 tháng 10, 1953. Việc Bảo Đại chất vấn Diệm về tính sẵn sàng phục vụ được một tuỳ tùng của cựu hoàng tường thuật lại cho các quan chức Hoa Kỳ. (Telegram, Dillion to Dulles, 28 tháng 10, 1953, USNA2, 751G.00/10-2853)

 

[8]Xem Guillernot, “Revolution nationale”, 627-34.

 

[9]Xem Bảo Đại, Dragon d’Annam, trang 328. Bảo Đại hàm ư rằng những trao đổi với Ngô Đ́nh Diệm xảy ra vào tháng 6, 1954; tuy nhiên, những nguồn tin đương thời cho thấy rằng Ngô Đ́nh Diệm đă chấp thuận đề nghị của Bảo Đại trong cuộc họp trước đó vào giữa tháng 5 (Telegram, Dillion gời đến Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, 24 tháng 5, 1954, FRUS 1952-1954, vol. 13, trang 1608).

 

[10]Những tŕnh bày của thuyết này được t́m thấy trong Chaffard, Indochine, 19-20, 26-9 và Robert Scheer và Warren Hinkle, “The VietNam Lobby”, Ramparts, tháng 7, 1965, 16-24. Trong hồi kư của ḿnh về Việt Nam, quan chức Hoa Kỳ Chester Cooper viết rằng một số người Mỹ kết luận rằng CIA đă ủng hộ ông Diệm từ mùa xuân 1953; Chester Cooper, The lost crusade: America in Vietnam (New York: Dodd, Mead, 1970), trang 120. Những cáo buộc về ảnh hưởng Hoa Kỳ cũng xuất hiện trong Townsend Hoopes, The devil and John FosterDulles (Boston: Little, Brown, 1973), trang 251; Marilyn Young, The Vietnam wars, 1945–1990 (New York: HarperCollins, 1991), trang 44; Kahin, Intervention, trang 78; và Jacobs, ‘“Sink or swim”’, pp. 100–16.

 

[11]Xem David Anderson, Trapped by success: The Eisenhower administration and Vietnam, 1953–1961 (New York: Columbia University Press, 1991), 41–64, và đặc biệt là 52–5.

 

[12]Xem Bảo Đại, Dragon d’Annam, trang 329. [Nguyên bản bằng tiếng Pháp; người dịch dựa trên bản tiếng Anh – ND].

 

[13]Xem Ngô Đ́nh Diệm, “Tuyên bố khi nhận lập Chánh phủ (Ba-Lê, 16-6-1954)”, trong Con đường chính nghĩa, tập 1. trang 13.

 

[14]Xem Ngô Đ́nh Diệm, “Hiệu triệu quốc dân khi về tới Saigon, ngày 25-6-1954”, như trên, trang 16.

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên

֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV ֎ Lottery

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Vở Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Diễn Đàn ֎ Learning ֎ Sports ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Video/TV ֎ Lottery ֎ Đà Lạt ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNN

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapital vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNG

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vViệt ThứcvViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nh

vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân

vTin MớivTiền PhongvXă Luận vvv

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong

vS.G.EchovSài G̣nvThế GiớivTCCSvLuật Khoa 

vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ

vST/HTVvvThống KêvĐiều Ngự