ngayquanluc

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Đọc Báo Mỹ

16/06/2015

 

 

Vũ Linh

 

 

...bà Hillary xoá 30.000 emails, truyền thông chỉ loan báo phớt qua. Chẳng ông bà nhà báo nào bỏ công t́m hiểu...

 

Sống ở Mỹ, muốn biết tin tức, tất nhiên phải đọc báo Mỹ, chuyện hiển nhiên. Một chuyện “ít hiển nhiên” hơn là báo Mỹ thật sự có đáng tin không? Hay cũng chỉ như câu “nhà báo nói láo ăn tiền” mà dân Việt ta nghe từ hồi nào đến giờ.

 

V́ chế độ tự do ngôn luận nên các báo Mỹ đều có quyền tự do tuyệt đối, muốn viết ǵ th́ viết. Nhưng v́ nhu cầu cạnh tranh sống c̣n trong kinh tế thị trường không có cái đuôi “định hướng xă hội chủ nghiă”, nên phải tuyệt đối trung thực để lấy uy tín với độc giả. Có đúng vậy không? Hay cũng vẫn chỉ là một huyền thoại khác?

 

Truyền thông Mỹ là tối ưu, đầy đủ nhất, chính xác nhất, đủ mọi khuynh hướng, cho dù có một tờ báo thiên tả th́ cũng có một tờ báo thiên hữu để thiên hạ có thể nh́n được cả hai khiá cạnh. Có thật không? Hay cũng lại là chuyện... nghe đồn vậy thôi?

 

Đối với những câu hỏi trên, kẻ viết này có câu trả lời rất rơ: “coi dzậy mà hổng phải dzậy đâu”! Dĩ nhiên sẽ có rất nhiều độc giả đi từ ngạc nhiên đến bực ḿnh, rồi sỉ vả kẻ viết này “chứ ông viết bài trung thực, đáng tin chắc?”.

 

Kẻ viết này xin thanh minh thanh nga ngay: tôi không phải là kư giả loan tin thời sự mà Mỹ gọi là “journalist” cần phải loan tin khách quan tuyệt đối. Tôi là một người viết bài b́nh luận mà Mỹ gọi là “editorialist”, tức là người tŕnh bày ư kiến cá nhân về một vấn đề thời sự, mà ư kiến cá nhân tất nhiên phải là chủ quan, thiên vị, có người đồng ư, có người không đồng ư.

 

Để có một ví dụ cụ thể, Dan Rather của CBS là người đọc tin tức, là kư giả, có bổn phận phải trung thực, khách quan 100%. Bill OReilly của Fox News là b́nh luận gia, hoàn toàn phát biểu quan điểm cá nhân, 100% thiên vị, không khách quan chút nào. Đương nhiên tôi không thể so sánh ḿnh với những “cây đại thụ” đó, chỉ là để quư độc giả có một khái niệm rơ hơn thôi.

 

Ở đây, kẻ viết này chỉ bàn về những kư giả, những người thu thập tin tức thời sự, rồi loan truyền lại cho thiên hạ. Không bàn về các b́nh luận gia. Nh́n dưới khiá cạnh này, ngành truyền thông Mỹ chẳng thể nào được gọi là khách quan cả, mà phải nói là thiên vị rơ rệt. Thiên lệch hẳn về phiá tư tưởng cấp tiến. Từ đó, loan tin một cách hoàn toàn thiên... tả.

 

Có hai cách thiên lệch: một là loan tin không chính xác, hai là loan những tin có lợi và ém nhẹm những tin không có lợi.

 

Mới đây, báo Washington Post đă viết bài về t́nh trạng Libya. Bài viết cho thấy Libya đă biến trạng, từ ổn định trong ngục tù Khaddafi, tới đại loạn như Somalia trong vài năm qua, đang đi đến t́nh trạng Iraq, tức là một đồng minh của ISIS đă chiếm hơn phân nửa lănh thổ, đe dọa chiếm trọn vẹn cả nước. Rồi từ đó Libya có nguy cơ trở thành một Afghanistan dưới thời Taliban, tức là một nước Hồi Giáo cực đoan, địa bàn của khủng bố toàn cầu. Và bài báo cho biết t́nh trạng này là “hậu quả của phong trào cách mạng Arab Spring năm 2011”.

 

Nếu muốn có một ví dụ cụ thể nhất về việc loan tin thiên vị không chính xác th́ đây chính là bằng chứng.

 

Không ai chối căi chuyện nhóm phiến loạn chống Khaddafi nổi mạnh cùng thời điểm với phong trào cách mạng Ả Rập xẩy ra tại Tunisia, Ai Cập, và vài nơi khác trong vùng. Nhưng tại Libya, những nhóm nổi loạn này không phải là dân chúng bất măn nổi dậy, mà là lực lượng khủng bố vơ trang thân al-Qaeda. Tất cả đều là lực lượng vơ trang, không phải thường dân tay trắng biểu t́nh như tại Tunisia và Ai Cập. Họ bị bao vây trong một khu của thành phố Benghazi và bị đe dọa tiêu diệt bởi xe tăng của Khaddafi. Khối Tây Âu (Pháp và Anh) cùng với Mỹ can thiệp quân sự, đánh, lật đổ rồi giết Khaddafi. Đưa nhóm nổi loạn lên nắm chính quyền. Nhưng nhóm này thực tế chỉ là một nhóm ô hợp toàn là những sứ quân, đánh nhau chí choé cho măi đến nay.

 

Nói cho rơ, việc Libya suy xụp trở thành một xứ đại loạn kiểu Somalia hay Iraq, là kết quả của việc Mỹ, Anh, Pháp can thiệp lật đổ Khaddafi. Libya không phải là Ai Cập với người dân tay trắng biểu t́nh lật đổ tổng thống, do đó không thể nói đó là hậu quả cuả cao trào Arab Spring. Mà là như Iraq, khi quân Mỹ can thiệp lật đổ chế độ.

 

Khi t́nh trạng cả hai xứ đều tồi tệ đi, chiến tranh tràn lan, th́ theo truyền thông ḍng chính, TT Bush đă có tội can thiệp không chính danh, bằng cách lừa gạt thiên hạ về vũ khí giết người tập thể, tạo bất ổn và t́nh trạng chiến tranh loạn đả tại Iraq, nhưng TT Obama th́ lại có công v́ can thiệp với “lư do nhân đạo” chính đáng, cho dù để cứu một nhóm khủng bố nổi loạn đang bị đe dọa tiêu diệt. TT Obama đă có “công giải phóng” dân Libya khỏi chế độ độc tài sắt máu của Khaddafi nhưng Bush lại có “tội giải phóng” Iraq khỏi Saddam. Chiến tranh loạn đả tại Libya là hậu quả của phong trào cách mạng Ả Rập, không phải là kết quả của việc TT Obama lật đổ Khaddafi.

 

Tuy hai vấn đề Libya và Iraq tương tự, truyền thông “phe ta” lại nh́n theo hai cách khác nhau. Đó là bóp méo lịch sử.

 

Đi ngược ḍng thời gian, câu chuyện anh Dan Rather của CBS mới thật là lộ liễu. V́ anh ta không ưa Bush, nên khi nhận được một bức thư dường như là của Bush kư xin miễn dịch, anh ta mau mắn tung ngay bức thư lên CBS như tin sốt dẻo chứng tỏ Bush dựa hơi ông bố để trốn lính. Cho dù khi đó t́nh h́nh căng thẳng v́ cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc đang khít nút giữa Bush và Kerry. Chỉ hai ngày sau, bức thư được chứng minh là giả.

 

Ngay cả chuyện ISIS ra đời và lớn mạnh từ năm 2012, truyền thông phe ta vẫn diễn giải là lỗi của Bush. Lư do? V́ Bush tạo bất ổn khi lật đổ Saddam, và nhất là v́ lănh tụ al Baghdadi của ISIS do Bush bắt nhốt nhưng trả tự do năm 2004. Điều truyền thông lo vuốt lưng Đấng Tiên Tri cố t́nh không nh́n nhận là Bush thả al Baghdadi thật, nhưng theo Wikipedia, chỉ là thả lỏng -as 'low level prisoner'-. Sau khi Obama lên làm tổng thống năm 2009, th́ al Baghdadi được trả tự do hoàn toàn. Nôm na ra, Bush nhốt con cọp trong cũi, đến năm 2004, thả ra cho đi lang thang trong sở thú, rồi đến 2009, Obama thả về rừng luôn. Và con cọp chúa này đă làm ISIS sống lại và lớn mạnh từ năm 2012. Không cần biết sự thật, vẫn là... lỗi Bush thôi, cho dù Bush đă về Texas học làm hoạ sĩ từ 4 năm trước đó rồi.

 

Mới đây, độc đáo và sáng tạo hơn cả là truyền thông đă tung ra lập luận mới để bào chữa cho Obama. ISIS đang lớn mạnh dành dân chiếm đất ào ào, đi đến đâu giết hàng ngàn người vô tội đến đó, đe dọa an ninh toàn vùng Trung Đông và kho dầu của cả thế giới. TT Obama bối rối chống đỡ, cân nhắc giữa giải Nobel Hoà B́nh và nhu cầu an ninh sinh tử của Mỹ, nhưng vẫn không cản được v́ “chưa có kế hoạch” theo lời của chính TT Obama. Có vẻ như chiến lược Trung Đông –nếu có- của TT Obama thất bại hoàn toàn? Nhưng không, theo cánh phe ta, th́ đây chính là chủ ư chiến lược thâm sâu hiểm độc của TT Obama, cố t́nh “nuôi ISIS để chúng cầm chân Iran”.

 

Theo lư luận kiểu này th́ phải nói Obama chỉ là học tṛ của Bush, v́ Bush trong cả chục năm sau 9/11 đă “cố t́nh” không t́m cách giết Bin Laden, v́ cố t́nh muốn “nuôi” Bin Laden, bố đẻ của ISIS để cầm chân Iran! TT Obama không hiểu được ư thâm sâu hiểm độc của Bush nên ngây ngô đi giết Bin Laden, để rồi bây giờ mới “ngộ” ra, và áp dụng chiến lược của Bush, nuôi con của Bin Laden để cản đường Iran!

 

Quư độc giả có quyền ăn no ngủ kỹ, không có ǵ phải lo. Việc khủng bố ISIS lớn mạnh nằm trong kế hoạch của TT Obama để ngăn cản ảnh hưởng của Iran. Nếu ISIS có vượt biên giới Mễ đánh Texas th́ cũng là trong kế hoạch nhằm cho ISIS đến Texas trước để ngăn cản ảnh hưởng của các ayatollah Iran vào Texas thôi. Quả là một chiến lược thâm sâu thần sầu của Đấng Tiên Tri.

 

Người ta cũng không thể quên trong những cuộc vận động tranh cử tổng thống gần đây, các ứng viên Cộng Hoà chẳng những phải đối phó với địch thủ ứng viên bên Dân Chủ, mà lại c̣n phải chống đỡ những đ̣n tấn công của truyền thông ḍng chính luôn.

 

Một câu chuyện điển h́nh khó quên là trong một cuộc tranh luận giữa TT Obama và TĐ Romney năm 2012, cả chục triệu dân Mỹ theo dơi, hai bên tranh căi về chuyện TT Obama có nh́n nhận vụ tấn công ṭa lănh sự Mỹ tại Benghazi là do khủng bố tấn công hay không. TĐ Romney tố cáo TT Obama đến cả tuần sau mới nh́n nhận là khủng bố tấn công, trong khi TT Obama khẳng định là “tôi đă nói ngay ngày hôm sau, đó là khủng bố tấn công”. Hai bên đang tranh căi th́ bà điều hợp viên Candy Crowley của CNN nhẩy vào bênh vực, nói ngay “TT Obama đă nói sự thật”. Khiến TT Obama như bắt được vàng, nói ngay “bà có thể lập lại được không?”. Bất kể bên nào đúng sai, vai tṛ của điều hợp viên không cho phép bà Crowley lên tiếng kiểu đó. Không c̣n là tranh luận giữa hai người, mà thành tranh luận giữa một người đối lại... hai người.

 

Gần đây hơn, ta thấy những tṛ mánh mung của bà Hillary. Ngày xưa TT Nixon xoá 18 phút thâu băng cuộc thảo luận của ông với các phụ tá về vụ Watergate, bị Washington Post đánh tả tơi đến độ phải từ chức. Ngày nay, bà Hillary xoá 30.000 emails, truyền thông chỉ loan báo phớt qua. Chẳng có ông bà nhà báo nào bỏ công t́m hiểu thêm.

 

Mới nhất là tin mà hầu hết các cơ quan ngôn luận ḍng chính coi như là tin … tsunami tại Mỹ. Đó là tin cựu bộ trưởng quốc pḥng của Bush, ông Donald Rumsfeld “chỉ trích chương tŕnh dân chủ hoá của TT Bush tại Iraq là không thực tế” trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Times of London của Anh. Ngay sau khi tin này được tung ra, ông Rumsfeld đă mau mắn tố giác báo đă bóp méo hoàn toàn câu nói của ông. Đại khái, ông Rumsfled giải thích Mỹ đánh Iraq để khỏi c̣n vũ khí giết người tập thể (VL: mà khi đó cả thế giới đều tin là có), để Iraq có một chính quyền không đi xâm lăng hàng xóm và tôn trọng các sắc dân và tôn giáo khác nhau của Iraq. Nhưng ông lo ngại là thiên hạ có thể sẽ hiểu lầm là Mỹ đang áp đặt chế độ dân chủ kiểu Mỹ vào Iraq, là điều ông không nghĩ là thực tế. Theo ông Rumsfeld, cuộc phỏng vấn có thu âm từ đầu, nhưng vẫn bị Times bóp méo và truyền thông phe ta khai thác. Làm sao không khai thác một tin sốt dẻo, bất lợi cho Bush, hiếm quư c̣n hơn mưa lũ trong mùa hạn hán của Cali hiện nay?

 

Một chi tiết nhỏ. Năm 2008, nghị sĩ Obama đi Âu Châu, hơn 200 kư giả đi theo, tin tức tràn ngập báo chí, TV, internet,... ca tụng Obama được đón rước hơn cả TT Reagan hồi xưa. Bây giờ cựu thống đốc Jeb Bush đi Âu Châu, được thủ tướng Angela Merkel và ngoại trưởng Đức đón như quốc khách, nhưng không một báo hay đài TV Mỹ nào loan tin, hay nếu có, cũng chỉ có hai ḍng.

 

Tại sao lại có sự thiên vị này? Chỉ v́ đại đa số các kư giả, nhà báo Mỹ đều thuộc loại “trí thức thiên tả”, tự cho ḿnh trách nhiệm mang lại công bằng xă hội, chống nhà giàu (mà biểu tượng là đảng Cộng Hoà), bênh vực dân nghèo, dân lao động, dân da màu (mà biểu tượng là đảng Dân Chủ).

 

Một thăm ḍ tại diễn đàn mạng Slate.com cho thấy ban biên tập và nhà báo ở đây ủng hộ Al Gore tới 78%, Bush 10% năm 2000; ủng hộ Kerry 85%, Bush 5% năm 2004; ủng hộ Obama 96%, McCain 2% năm 2008. Chẳng những thiên lệch lộ liễu, mà khuynh hướng thiên lệch ngày càng thêm... thiên lệch.

 

Không phải chỉ có diễn đàn Slate, mà ngay cả trong giới làm báo nói chung cũng vậy. Một nghiên cứu của hai tác giả Robert Lichter và Stanley Rothman, dựa trên 240 nhà báo, trong bốn cuộc bầu tổng thống từ 1964 đến 1976, 80% bầu cho ứng viên Dân Chủ, bất kể ai. Riêng năm 1992, 91% các nhà báo bỏ phiếu cho Clinton.

 

Khuynh hướng chính trị của báo giới Mỹ rơ ràng như vậy, làm sao thiên hạ có thể tin tưởng họ sẽ trung thực và khách quan khi loan tin. Trong t́nh trạng này, làm sao tránh được chuyện người đọc báo bị ảnh hưởng méo mó? Ở đây, một lần nữa, xin nhấn mạnh là chỉ bàn đến những kư giả, không bàn đến những b́nh luận gia.

 

xxx

 

Đối với khối dân tỵ nạn Việt th́ báo chí Việt ngữ cũng phần nào phản ảnh khuynh hướng của truyền thông Mỹ.

 

Ta đọc báo Việt ngữ, có hai loại tin. Tin về VN và chế độ CSVN th́ dĩ nhiên đều là tin chống cộng tối đa, không giống truyền thông Mỹ ǵ hết v́ truyền thông Mỹ đang cố phản ánh quan điểm của chính quyền Mỹ là xây dựng một chính sách ḥa hoăn, có thiện cảm với Hà Nội.

 

Nhưng khi đọc những tin thời sự khác, từ tin chính trị nội bộ Mỹ cho đến tin thời sự quốc tế, từ Iraq đến Ukraine, th́ hiển nhiên đa số báo Việt ngữ lập lại tin truyền thông cấp tiến Mỹ, một phần v́ không có cách lấy tin độc lập, một phần... để cho tiện. Cứ dịch báo Mỹ cho nhanh. Kết quả là đa số loan tin thiên về phe cấp tiến của TT Obama. Ngay cả trong vấn đề bang giao Mỹ-Việt, mặc dù tất cả đều chống cộng 100%, nhưng đối với chính sách thân VC của Nhà Nước Obama th́ báo Việt ngữ... kín đáo không chỉ trích TT Obama.

 

Có một điều chéo cẳng ngỗng liên quan đến cái nh́n của dân tỵ nạn đối với truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ về cuộc chiến tại VN.

 

Dân tỵ nạn ta biết quá rơ sự thiên vị của truyền thông Mỹ và đảng Dân Chủ đă cổ vơ việc bỏ Nam VN, đưa đến việc “thua trận và tháo chạy” của Mỹ như thế nào.

 

Quân lực VNCH cũng được tŕnh bày một cách méo mó. Cả nước Mỹ được coi cảnh một anh lính Nam VN bám chân trực thăng rút khỏi Hạ Lào, nhưng chẳng một người Mỹ nào nghe nói về tử thủ An Lộc. Đó là cách truyền thông phổ biến tin tức. Không có ǵ phịa cả, mà chỉ là cách lựa tin để đăng thôi.

 

Tất cả tài liệu lịch sử vẫn c̣n đó, nhưng sau khi Nam VN lọt vào tay CS, khối cấp tiến và đảng Dân Chủ bất ngờ bị bệnh lăng trí, quên hết tất cả những phong trào chống Mỹ tham chiến của phe cấp tiến, quên luôn tất cả các biện pháp trói tay Nixon của quốc hội do Dân Chủ kiểm soát để ép Nixon phải bỏ rơi Nam VN. Quên mất trong nhiệm kỳ đầu của TT Nixon, quốc hội do Dân Chủ nắm đa số, đă biểu quyết hơn 80 lần đ̣i hỏi Nixon phải rút hết quân về và chấm dứt mọi yểm trợ chính trị, quân sự và kinh tế cho VNCH. Quên chuyện quốc hội Dân Chủ đă cắt ngân sách viện trợ quân sự cho Nam VN từ 3 tỷ năm 1973 xuống 1 tỷ, rồi 700 triệu trong năm 1974, và cuối cùng 300 triệu cho năm 1975. So với trung b́nh gần 15 tỷ một năm chi phí của Mỹ trong 8 năm Mỹ c̣n tham chiến. Ngay cả cái số tiền cỏn con này cũng không được giải ngân khi TT Ford yêu cầu giải ngân khẩn cấp tháng 4 năm 1975. Cái khối cấp tiến này bây giờ quay qua xỉa tay tố cáo mất Nam VN v́ “Nixon cho tên Do Thái Kissinger đi đêm bán đứng Nam VN cho Tầu cộng”.

 

Dân tỵ nạn thế hệ đầu đều đă trải qua những năm khó khăn cuối cùng của cuộc chiến. Họ đều biết Nixon không phải là một Johnson vừa đánh vừa run, đă ra tay không nhẹ nhàng chút nào. Từ đánh qua Căm-Pu-Chia, yểm trợ cho VNCH đánh Hạ Lào, rồi phong tỏa Hải Pḥng thả bom từ B-52 ào ào, nhất là trong mùa Giáng sinh năm 1972. Phong trào phản chiến với sự xách động mạnh mẽ của truyền thông cấp tiến, có thể có cả sự phối hợp với Mạc Tư Khoa hay Hà Nội, vùng dậy như hổ đói. Nixon không c̣n đường đỡ, chỉ c̣n cách t́m giải pháp gọi là gỡ được phần nào hay phần nấy, cầm hơi lâu chừng nào hay chừng nấy. Để rồi cuối cùng đại hoạ cũng không tránh được.

 

Nh́n vào t́nh h́nh chung, trách nhiệm của phe cấp tiến, truyền thông ḍng chính và đảng Dân Chủ trong việc chúng ta mất nước rơ hơn ban ngày. Nhưng cái truyền thông đó để chạy tội đă đổ lỗi cho Nixon bán đứng Nam VN cho TC. Cho dù cái vô lư nhất trong lập luận này là không có lư do ǵ Tầu cộng chịu “mua” miền Nam VN dùm cho CS Bắc Việt. Bằng chứng rơ ràng là chỉ 4 năm sau, Tàu cộng đă mang lính qua đánh CSVN.

 

Dù biết vậy, nhưng bây giờ, một số không nhỏ dân tỵ nạn lại quay qua tin tưởng truyền thông Mỹ hết cỡ, chấp nhận lập luận chạy tội bán cái qua Nixon, để biện minh cho việc ḿnh ủng hộ đảng Dân Chủ.

 

Viết lại lịch sử là chuyện khó làm, nhưng chấp nhận lịch sử viết lại th́ dường như không khó lắm. Chỉ cần câu chuyện viết lại nó thuận lợi cho quan điểm của ḿnh th́ sẵn sàng cổ vơ ngay bất chấp bằng chứng.

 

Đọc báo dù báo Việt hay Mỹ th́ dễ, phân biệt được hư thực th́ dường như không dễ chút nào, nhất là khi đă có thành kiến. (14-06-15)

 

Vũ Linh

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng