Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông Tú Gàn già sắp chết nhưng vẫn không bỏ được thói gian manh, tuy vậy vẫn không thể thay đồi được sự thực  Shiva và Shakti là hai vị thần của Ấn Độ Gíao đă có trước khi Phật giáo ra đời rất lâu. Mật Tông Phật Giáo hay Kim Cương Thừa nếu có vay mượn đạo văn, đạo thần, đạo ư, mượn đồ h́nh của Mật Giáo Ấn Độ để tu tập mà không bị xử phạt do thời kỳ xa xưa chưa có luật copyrights nhưng biểu tượng Shiva và Shakti hoàn toàn không phải là Phật Phụ và Phật Mẫu như lối nói vô giáo dục do kém hiểu biết của Tú Gàn.

Tôi nghĩ rằng con người đứng đắn có tư cách khi bàn về học thuật cần phải chọn lựa cái ǵ là đúng nhất chứ không làm tṛ tiểu nhân chỉ chọn những tài liệu phục vụ cho cái tâm bần tiện của ḿnh. Ông Tú Gàn xuất thân ở một vùng nghèo đói phải trí trá  để sống c̣n nên không tu thân được. Mời quư vị đọc hai tài liệu nói về một số vị thần trong Ấn Độ Gíao để chấm dứt câu chuyện Phật Phụ, Phật Mẫu.

 

 

MỘT SỐ VỊ THẦN ẤN ĐỘ GIÁO

 

 

 

Trimurti

 

Gồm ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, c̣n Shiva là đấng hủy diệt.[1][2] Cả ba tạo thành bộ tam thần Trimurti.

 

 

Brahma

 

Thần Brahma (Phạm Thiên) theo thần thoại Hindu là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ. Brahma là cha của các thần và của loài người. Trong ư tưởng xưa của người Ấn Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Vishnu và Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, c̣n Brahma là một thế lực cân bằng.

Brahma c̣n là một sự nhân hóa của Brahman (Đại ngă). Ban đầu từ này được dùng để chỉ quyền năng thiêng liêng trong một buổi lễ hiến tế, nhưng sau đó nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo.

Trong khi thiền quán, thần Brahma đă tạo ra tất cả mọi yếu tố vật chất của vũ trụ và các khái niệm giúp cho loài người hiểu được các yếu tố đó. Cứ mỗi ngày, trong cuộc đời Brahma, vũ trụ lại một lần được sáng tạo, rồi lại bị hút đi mỗi đêm. Trong mỗi chu kỳ này có bốn giai đoạn nối tiếp, hay Yuga, bắt đầu bằng Krita Yuga, hay giai đoạn vàng son và kết thúc với Kali Yuga, tức là giai đoạn đầy xung đột và tuyệt vọng .

Theo một câu truyện thần thoại, Brahma tạo ra nữ thần Satarupa kiều diễm từ chính cơ thể ḿnh. Nàng ta đáng yêu đến nỗi Brahma không ngớt đăm đăm nh́n nàng và mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh cái nh́n của ông th́ Brahma lại mọc ra thêm một cái đầu mới để có thể tiếp tục nh́n nàng. Cuối cùng Brahma vượt qua sự e lệ của nàng và cầu hôn với Satarupa. Họ lui về sống một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới, cuối cùng th́ Manu, con người đầu tiên đă được sinh ra.

Một thần thoại khác về sự sáng thế nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ ch́m trong bóng tối. Sau cùng một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đă tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng ngời. Theo các tư liệu thiêng liêng có tên là "Luật Manu" th́ "Đấng tối cao nằm trong trứng suốt một năm rồi tự dùng sức ḿnh để tách cái trứng ra làm đôi"." Ngài dùng một nửa để làm nên bầu trời hay thiên cung c̣n nửa kia th́ tạo ra quả đất hay thế giới vật chất, ngài xếp vào giựa hai phân nửa quả trứng này nào là không khi, nào là tám hướng chính và trú xử muôn đời của nước". Từ nơi chính ḿnh ngài lấy ra phần Hồn, trong đó hàm chứa cái thực thể và phi thực thể, rồi từ Hồn mà sinh ra sự ư niệm về bản ngă vốn là sự ư thức về bản thể của ḿnh và là điều quan trọng nhất. Cái trứng cuối cùng để lộ ra thần Brahma, vị thần này tự tách ḿnh ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai thực thể này tạo ta toàn bộ thần c̣n lại của thế gian. Một lời kể khác về truyện thần thoại này nói rằng thần Brahma đă từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000 đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đă tự lấy thân ḿnh làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân sinh ra đất và từ mắt ngài sinh ra mặt trời.

Thần Brahma đôi khi cũng có tên là Narayana, hay "Người từ dưới nước hiện lên". Trong h́nh thức này, thần được xem như đang nằm trên một chiếc lá nổi trên mặt nước nguyên thủy, miệng ngậm ngón chân - biểu tượng của sự trường cửu.

Việc thờ cúng Brahma có lẽ đă đạt đến đỉnh điểm vào các thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất sau CN. Tuy nhiên, thần này thường được xem là ít quan trọng hơn các thần Vishnu và Shiva. Ngày nay chỉ có duy nhất một đền thờ dành cho thần này trên toàn cơi Ấn Độ.

Sự mất đi tính chất tối cao của thần Brahma được giải thích trong một câu truyện thần thoại nói về nguồn gốc của thần Shiva. Theo truyện này, một ngày kia Brahma và Vishnu đang tranh luận xem ai trong họ là người có quyền năng nhất. Cuộc căi cọ đang hồi sôi nổi nhất th́ từ dưới đại dương của vũ trụ trồi lên một lingam (sinh thực khí nam) - vật biểu trưng có h́nh dương vật của thần Shiva - thật lớn, xung quanh là một ṿng lửa, khi Brahma và Vishnu đang xem xét cái lingam th́ nó nổ tung ra. Hai thần này nh́n thấy trong ấy là vị thần Shiva sáng tạo tối cao và họ phải tuân phục quyền uy của thần này.

Thần Brahma thường được thể hiện với bốn đầu và bốn tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệ Đà, thánh điển của người Ấn Độ cổ đại. Các vật biểu trưng khác của thần gồm một chai đựng nước sông Hằng và một ṿng hoa hồng. Thần cưỡi trên một con ngỗng hay con thiên nga có tên Hamsa. Vợ của Brahma là người đẹp Sarasvati, nữ thần của học vấn và là thần đỡ đầu của nghệ thuật, khoa học và ngôn từ.

 

 

 

Vishnu

 

Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng răi nhất. Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn, gọi là Tam vị. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Những người thờ thần Vishnu, gọi là những "Vaishnava", xem ông là vị thần tối cao. Một trong vô số những tính ngữ của ông là "Thần tối cao". Brahma khái niệm về sự "Tuyệt đối" hay "Thực thể tối cao" của người Hindu, đôi khi được mô tả là Vishnu. Theo một truyền thuyết, một hoa sen từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra trên một cuống dài do Vayu, vị thần gió đầy sức mạnh nắm giữ. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần bắt đầu công việc sáng tạo liền sau đó.

Chức năng chính của Vishnu là đảm bảo sự chiến thắng của điều thiện đối với cái ác. Trong thánh ca cổ Rig-Veda của người Hindu, Vishnu chỉ là một vị thần nhỏ. Có vẻ như ông xuất thân là một vị thần mặt trời và trong hiện thân mặt trời, ông có thể bước ngang qua vũ trụ chỉ trong ba bước, một cử chỉ có lẽ để biểu trưng cho việc đo đạc vũ trụ của thần, để biến nơi này thành chỗ ở cho các vị thần và cho con người. Về sau Vishnu dần dần được gắn với các nhân vật khác, gồm một con cá, rồi một chú lùn, sự liên kết này làm nảy sinh khái niệm về các hóa thân hay Avatar của thần Vishnu. Vishnu hiện ra dưới các lốt khác nhau để đánh dẹp loài quỷ và phục hồi trật tự thiêng liêng mỗi khi các vị thần bị đe dọa. Hai hóa thân quan trọng nhất của Vishnu là người anh hùng Râm và vị thần Krishna. Trong đạo Hindu, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng được xem là một hóa thân của vị thần vĩ đại này.

Trong hóa thân làm con cá Matsya, Vishnu đă cứu Manu, con người đầu tiên, thoát khỏi một trận lụt lớn. Truyện kể rằng Manu t́m thấy một con cá nhỏ, con cá năn nỉ anh ta cứu nó khỏi bị một con cá lớn ăn thịt. Manu đem con cá về nhà nuôi trong vại nước. Chẳng bao lâu, con cá trở nên quá lớn đối với cái vại, chàng đem bỏ nó xuống ao. Nhưng Matsya rồi cũng trở nên quá lớn với cái ao nên Manu phải trả nó về biển. Khi Manu thả con cá xuống nước, Matsya quay lại báo cho chàng biết là sắp có một trận lụt lớn, nhấn ch́m cả thế giới. Nó khuyên chàng đóng một chiếc thuyền. Khi trận lụt xảy ra, Manu đă tá túc trên chiếc thuyền của ḿnh. Chiếc thuyền bị sóng to gió lớn vùi dập, Matsya lại hiện lên, lần này là con cá khổng lồ. Matsya dắt chiếc thuyền đi trong suốt nhiều năm cho đến khi tới núi Hemavat, đỉnh ngọn núi này chưa bị nước ngập. Manu buộc thuyền vào núi để c̣n cho hết lụt. Matsya khi ấy nói rơ rằng ḿnh thực ra là thần Vishnu và ông đă cứu Manu để cho thế giới này lại có người ở.

Trong hóa thân làm chú lùn Vamana, Vishnu đă cứu cả thế giới khỏi tay quỷ Bali. Chú lùn xin quỷ Bali cho chú một miếng đất chỉ vừa ba bước của chú thôi. Ngay khi quỷ Bali vừa đồng ư thỉnh cầu của ḿnh, chú lùn Vamana liền biến thành một gă khổng lồ. Chỉ với hai bước, gă đă bước qua toàn thế giới, rồi giao lại cho các vị thần. Sau đó, gă lại gặp con quỷ đ̣i bước tiếp bước thứ ba như đă hứa. Không c̣n ǵ để giao nữa, quỷ Bali bèn lấy cái đầu của nó để thay thế. Thấy quỷ có hành động trung thực, thần Vishnu bèn ban cho nó quyền cai trị âm cung.

Trong khoảng thời gian giữa các đợt sáng tạo của thần Brahma, người ta nói rằng thần Vishnu nằm ngủ trong biển vũ trụ, trên ḿnh con rắn nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, Vishnu từ từ biến thành một hóa thân khác sẽ xuất hiện trong chu kỳ sáng tạo sau đó.

Vishnu thường được mô tả như một chàng trai tuấn tú, màu xanh cam và có bốn tay. Các vật biểu trưng của thần gồm một cây thùy liên quan với sức mạnh kiến thức, một vỏ ốc tù liên quan với nguồn gốc sự sống, một bánh xe liên quan với các quyền năng sáng tạo và hủy diệt, hoa sen liên quan với mặt trời, với cây đời sống từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra - vật cưỡi của thần là con chim huyền thoại Garuda.

Thần Vishnu cũng được xem như cây cột vũ trụ chống đỡ bầu trời. Vợ ông là Lakshmi, nữ thần của sự giàu có và may mắn.

 

 

 

Shiva

 

Thần Shiva là một trong các vị thần chính của Ấn giáo. Thần này được cho là xuất thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig- Veda, bộ tập hợp thánh ca xưa của người Aryan có niên đại từ năm 1500 đến 900 trước CN. Dường như tầm vóc của vị thần này đă lớn dần lên sau khi hấp thụ một số tinh chất của một vị thần ph́ nhiêu ngày cưa đôi lúc được gọi là "tiền Shiva". Các hiện thân của thần này, ngồi trong tư thế một Yogi và có liên quan với súc vật, cây cối, được cho là do ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn vốn có niên đại từ trước năm 1500 trước CN.

Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Ông cũng được thể hiện cổ đeo một ṿng đầu lâu. Là thần sáng tạo, Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt, Shiva là vị thần của sự ph́ nhiêu, sinh sản nhưng ông cũng là một tu sĩ khổ hạnh đă chế ngự được các dục vọng của ḿnh để sống trên ngọn Kailasa của dăy Himalaya, đắm ch́m trong thiền định để duy tŕ sự tồn tại của thế giới.

Mặc dù Shiva đem lại chết chóc nhưng thần này cũng chinh phục cái chết cùng bệnh tật và được cầu khấn mỗi khi chữa bệnh. Đôi khi thần được mô tả như một con người nửa đàn ông, nửa đàn bà. Các phẩm chất và thuộc tính mâu thuẫn được thấy trong vị thần này để biểu trưng cho một vị thần mà ở trong ông mọi sự đối kháng đều được ḥa giải. Cả đến cả cái tên của ông, vốn có nghĩa là "Điềm lành" cũng nhằm mục đích ḥa giải và làm dịu đi khía cạnh hắc ám trong tính cách đă khiến ông phải mang cái tên "kẻ hủy diệt". Dưới dạng Nataraja, Shiva là "vua vũ điệu" và thường được miêu tả trong điệu bộ này. Ông nhăy múa để sáng tạo ra thế giới, nhưng mỗi khi ông mỏi mệt rơi vào bất động th́ vũ trụ lại trở nên hỗn loạn, do đó theo sau giai đoạn sáng tạo là sự hủy diệt. Một tích truyện thần thoại về Shiva dưới dạng Nataraja liên quan đến 10.000 Rishi hay nhà tiên tri. Shiva đến thăm các Rishi chỉ nguyền rủa Shiva và khi nguyền rủa không hiệu quả, họ bèn thả ra một con cọp dữ để xé xác Shiva. Vị thần vĩ đại dễ dàng dùng móng tay lột lấy tấm da con cọp và choàng lên cổ mỉnh làm tấm khăn choàng. Các Rishi lại làm một con rắn độc tấn công Shiva và vị thần này chỉ đeo nó lên cổ ḿnh như một ṿng hoa. Cuối cùng, họ cho một gă lùn hung tợn vác gậy tày ra tấn công vị thần, Shiva đáp lại bằng cách đặt chân lên gă lùn mà nhảy múa. Các Rishi sững sờ đứng nh́n vũ điệu tuyệt vời. Cả các cung trời cũng mở ra để cho chư thần có thể nh́n thấy vũ điệu lạ lùng. Cuối cùng các Rishi không thể cưỡng lại nổi trước thần Shiva đang nhảy múa và họ cùng phủ phục dưới chân ngài. Vật bầu trời chính của thần Shiva là "lingam", một khối đá có h́nh bộ phận sinh dục nam. Một truyện thần thoại kể rằng thần Shiva đến thăm một rừng thông, tại đó có một số hiền nhân đang tu thiền. Các hiền nhân này không nhận ra Shiva mà tưởng đây là một anh chàng đến ve văn vợ ḿnh nên họ làm cho dương vật của Shiva mất đi. Tức thời, thế giới ch́m trong tăm tối và các hiền nhân cũng không c̣n nam tính nữa. Cuối cùng họ phải cúng lễ vật cho thần Shiva và thế giới trở lại b́nh thường.

Shiva thường được thể hiện với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội quán, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc ṿng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Ông cũng có khi được mô tả ḿnh lấm đầy tro để tượng trưng cho sự tu hành khổ hạnh của ông, cổ họng ông có tên là Nilakantha, hay "cổ họng xanh" do vai tṛ quan trọng của ông trong công việc khuấy đảo đại dương. Theo một chuyển kể dân gian, trong cuộc khuấy đảo này, các vị thần đă dùng con rắn lớn là Vasuki làm sợi dây thừng xoay tṛn ngọn núi Mandara và khuấy đảo đại dương vũ trụ để tạo ra nước cam lộ, thứ thuốc trường sinh bất tử. Tuy nhiên con rắn quá mệt nên cuối cùng đă phun nọc độc ra, đe dọa tiêu diệt cả muôn loài. Shiva bèn đến tiếp cứu, ông dùng miệng ḿnh hút hết nọc độc của con rắn, cho nên cổ họng ông bị thâm tím. Shiva là cha của vị thần đầu voi Ganesha và của chiến thần Karttikeya. Vật cưỡi của ông là con ḅ mộng Nandi.

Vợ ông hay Shakti (năng lượng nữ) của ông có tên là Parvati trong h́nh thái dịu dàng của bà. Các h́nh thái khác của bà này là Uma duyên dáng, Bhairavi hung tợn, Ambika tạo sinh, Sati hiền thục, Gauri sáng chói, Kali hắc nương, Durga bí hiểm.

Một truyền thuyết kể lại chuyện Shiva có thêm con mắt thứ ba là do một đùa nghịch ngợm của Parvati. Trong lúc Shiva đang tham thiền trên ngọn Kailasa, Parvati rón rén đến đằng sau ông đưa tay bịt mắt ông lại. Tức th́ mặt trời mất sáng và mọi sinh vật đều run rẩy sợ hăi. Đột nhiên con mắt thứ ba nóng cháy hiện ra trên trán Shiva, xua tan bóng tối. Lửa từ con mắt ấy vọt ra chiếu sáng chói chang toàn cơi Hymalaya. Parvati bàng hoàng sửng sốt. Sau đó, Shiva tội nghiệp cho sự đau khổ của nàng nên đă phục hồi lại vẻ đẹp của các ngọn núi như cũ.

 

Chú thích

 

Wikimedia Commons có thêm thể loại h́nh ảnh và tài liệu về: Trimurti.

^ For quotation defining the trimurti see Matchett, Freda. "The Purāṇas", in: Flood (2003), p. 139.

^ For the Trimurti system having Brahma as the creator, Vishnu as the maintainer or preserver, and Shiva as the transformer or destroyer see: Zimmer (1972) p. 124.

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Trimurti

 

 

 

 

Parvati

Parvati (Sanskrit: पार्वती, Kannada: ಪಾರ್ವತಿ IAST: Pārvatī) là một nữ thần Hindu Giáo. Parvati mang năng lượng nữ (Shakti), là vợ của Shiva và là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên Nữ Mahadevi. Parvati được xem là một hiện thân hoàn chỉnh của Adi Parashakti- nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà.

Trên danh nghĩa, Parvati là người phối ngẫu thứ hai của thần Shiva, vị thần phá hủy và tái sinh trong Hindu Giáo. Tuy nhiên, thần Parvati khác với thần Satī (thần hạnh phúc gia đ́nh và tuổi thọ)- hóa thân của người vợ thứ nhất của Shiva. Parvati là mẹ của các nam thần và nữ thần như thần voi Ganesha và thần chiến tranh Skanda (Kartikeya). Ở vài nơi người ta c̣n tin rằng bà là chị em với thần sáng tạo Vishnu. Bà cũng được xem là con gái của thần tuyết Himavat.

Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một ḿnh, thần có 4 hoặc 8 cánh tay có mang theo một con hổ hoặc sư tử. Thường được xem là nữ thần từ bi, Parvati cũng có các hóa thân: nữ thần 8 tay Durga biểu tượng của chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, nữ thần Kali hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ, thần băng giá Shitala Devi, nữ thần sao Tara- người cứu giúp các linh hồn trong biển cả ảo giác, thần Chandi, thần Kathyayini, thần Mahagauri, thần hoa sen Kamalatmika, nữ thần Bhuvaneshwari- nữ thần của vũ trụ và của các thế giới, thần của ba thế giới Lalita và các vị nữ thần (Mahavidya) khác.

 

Parvata là một từ tiếng Phạn (Sanskrit) mang nghĩa là "núi"; "Parvati" được dịch là "cô gái của núi"; Parvati được sinh ra là con của thần Himavat, vị chúa tể cai quản núi non và là hiện thân của thần núi Himalayas. Các tên khác của Parvati có liên quan đến núi là Shailaja (nghĩa là "con gái của núi"), Nagza hoặc Shailputri (nghĩa là "con gái của núi"), và 'Girirajaputri' (nghĩa là "con gái của vua núi").[1] Tên Parvati thỉnh thoảng cũng được xem là biến thể của từ 'pavitra', có nghĩa là "thanh khiết" hay "thần thánh" theo tiếng Phạn.

Bà được biết đến với 108 tên trong tập Durga Saptashati. Những cái tên này bao gồm Ambika ('người mẹ tŕu mến'), Gauri ('Mỹ Dung'),[2] Shyama ('Hắc Dung'), Bhairavi ('tuyệt trần'), Kumari ('trinh trắng'), Kali ('da đen'), Umā, Lalita, Mataji ('người mẹ đáng kính'), Sahana ('tinh khiết')[3], Durga, Bhavani, Shivaradni hoặc Shivaragyei ('nữ hoàng của Shiva'), và hàng trăm tên khác. Cuốn Lalita sahasranama có danh sách đáng tin cậy 1000 tên gọi của Parvati.

Hai trong số các tên gọi ư nghĩa và nổi tiếng của Parvati là Uma và Aparna. Tên Uma được dùng cho Sati trong các truyện cổ xưa hơn, nhưng trong truyện Ramayana, tên này đồng nghĩa với Parvati[4]. Trong Harivamsa, Parvati được xem là thần Aparna ('Người không cần ăn uống') và thần Aparna cũng đuwọc công nhận là một Uma, người mà vẫn được mẹ nuôi dưỡng trong sự khổ hạnh và thường khuyên ngăn bà bằng câu u mā ('ôi, đừng làm thế').[5]

Có một sự mâu thuẫn đó là Parvati vừa là vị thần da sáng Gauri, vừa là vị thần da đen Kali hay là Shyama; điều này có thể được giải thích bằng thần thoại Hindu sau: Một lần, Shiva chế nhạo Parvati về làn da đen của bà. Parvati giận dữ bỏ đi và thực hành một chế độ tu tập khổ hạnh để hưởng ân huệ từ thần sáng thế Brahma là một làn da trắng.[6]

 

Parvati cũng là nữ thần của t́nh thương và sự dâng hiến Kamakshi.

 

Parvati là nữ thần năng lượng

Là một hóa thân hiện thực của Adi parashakti, Parvati là nữ thần mang năng lượng nữ. Bà là một trong những vị thần mang đến năng lượng sống ('Shakti') cho tất cả các sinh vật; không có bà, mọi sinh vật sẽ bất động. Thân thể bà chính là năng lượng nữ; chính xác là, bà hiện diện trong mọi cơ thể sống dưới dạng năng lượng. Không có năng lượng, con người không thể làm ǵ, ngay cả không thể tập yoga.

Shakti cần thiết cho mọi cá thể sống, dù cho đó là ba vị thần tối cao Trimurti, là các thần (Deva), con người, loài vật hay ngay cả cây cối. Parvati là nguồn cung cấp năng lượng. Không có bà, sự sống hoàn toàn ngừng chảy. Năng lượng này cần thiết để nh́n, để nghe, cảm thấy, suy nghĩ, hít ra thở vào, đi đứng, ăn uống và nhiều thứ khác. Bà được tất cả các thần khác thờ phụng, gồm cả ba vị thần Trimurti, thần rishis, và tất cả các sinh linh khác cũng đều thờ phượng bà.

 

Một mật chú (mantra) tiếng Phạn nhắc đến bà là:

SARVARUPE SARVESHE SARVASHAKTI SAMANVITE BHAI BYASTRA HE NO DEVI DURGE DEVI NAMAUSTUTE

Có nghĩa là: Chúng ta cúi đầu trước thần Maa Durga, một hiện thân ác của Parvati, Người là nguồn gốc của mọi dạng sống (sarvarupe); người là chúa tể của muôn loài (sarveshe); mọi năng lượng tồn tại trong h́nh hài của Người(Sarvashakti samanvite); là Người đă phá tan mọi sợ hăi trên đời (bhai bhyastra).

 

Trở nên nổi tiếng

 

Parvati không được miêu tả rơ rệt trong kinh Vệ Đà, dù rằng trong kinh Kena Upanishad (3.12) có nói đến một vị thần tên là Uma-Haimavati.[7] Bà xuất hiện như là một shakti, hay năng lượng tối cần thiết, của Đấng Tạo Hóa tối cao Brahman. Vai tṛ chính của bà là người ḥa giải, người mang trí tuệ của thần Brahma đến cho tam thần của Vệ Đà là Agni, Vayu và Indra, những vị thần huyên hoang khoác lác về các chiến công gần đây của họ chống lại quỷ dữ.[8] Nhưng Kinsley lưu ư rằng: "Parvati được miêu tả về sau này với h́nh ảnh của nữ thần Satī-Pārvatī, dù rằng [..] các văn bản sau này tán dương Śiva and Pārvatī và kể lại câu chuyện đến nỗi không nghi ngờ ǵ nữa, Parvati chính là vợ thần Śiva."[7] Cả các bằng chứng bằng văn bản và khảo cổ học đều chứng minh h́nh tượng Sati-Parvati xuất hiện trong thời kỳ sử thi (năm 400 trước Công nguyên–400 sau Công nguyên), khi mà cả truyện Ramayana và truyện Mahabharata đều miêu tả Parvati là vợ Shiva.[7] However, it is not until the plays of Kalidasa (5th-6th centuries) and the Puranas (4th through the 13th centuries) that the myths of Sati-Parvati and Shiva acquire more comprehensive details.[9] Kinsley adds that Parvati may have emerged from legends of non-aryan goddesses that lived in mountains.[1]

 

Tham khảo

 

Hindu Goddesses: Vision of the Divine Feminine in the Hindu Religious Traditions (ISBN 81-208-0379-5) by David Kinsley

Researches Into the Nature and Affinity of Ancient and Hindu Mythology By Vans Kennedy; Published 1831; Printed for Longman, Rees, Orme, Brown, and Green; 494 pages; Original from Harvard University; Digitized Jul 11, 2005 [2]

Hindu Mythology, Vedic and Puranic By William J. Wilkins; Published 2001 (first published 1882); Adamant Media Corporation; 463 pages; ISBN 1-4021-9308-4

Śiva, the Erotic Ascetic By Wendy Doniger O'Flaherty

Mythology of the Hindus By Charles Coleman

Sacred Places of Goddess: 108 Destinations By Karen Tate

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Parvati

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: