THÁNG 08-2022

 

US DEBT CLOCK . WORLDOMETERS

EPOCH - ĐKN - REALVOICE - JUSTNEWS - NEWSMAX - BREIBART - WARROOM - REDSTATE - PJMEDIA - EPV - REUTERS - AP - NTD - REPUBLIC - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - HOUSE - TỬ VI - VTV - HTV - PLUTO - BLAZE - INTERNET - SONY - CHINA - SINHUA - FOXNATION - FOXNEWS - NBC - ESPN - SPORT - ABC- LEARNING - IMEDIA - NEWSLINK - WHITEHOUSE- CONGRESS - FED REGISTER - OAN - DIỄN ĐÀN - UPI - IRAN - DUTCH - FRANCE 24 - MOSCOW - INDIA - NEWSNOW  NEEDTOKNOW - REDVOICE - NEWSPUNCH - CDC - WHO - BLOOMBERG - WORLDTRIBUNE - WND - MSNBC- REALCLEAR

POPULIST PRESS - PBS - SCIENCE - HUMAN EVENT - REPUBLIC BRIEF - AWAKENER

 

 

 

 

 

ĐEM TÂM T̀NH VIẾT LỊCH SỬ

 

MẸ,

MẸ SOI SÁNG ĐƯỜNG ĐI CHO CÁC CON CỦA MẸ.

 

Nguyễn Mạnh Côn

 

Vào cuối tháng chạp năm ngoái anh Nguyễn Đình Vượng đã in xong cuốn “ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ” này của tôi. Tập san Chỉ Đạo có thịnh tình báo tin là sang đầu Giêng 1958 chúng tôi sẽ có sách bán. Kể từ bấy giờ, chúng tôi đã nhận được khá nhiều thư hỏi thăm. Nhưng cuốn sách vẫn chưa ra được, cho đến nay đã sang tháng Năm…

 

Cuốn sách không ra được vì thếu hẳn một khuôn 16 trang đầu. Khuôn này không in được vì chúng tôi chưa có bài tựa.

 

Tôi vẫn đinh ninh xin một bạn văn viết cho mấy lời giới thiệu. Hoặc nữa –tôi nghĩ như vậy- tôi có thể tự mình bày tỏ những nguyên nhân vì đâu tôi tạo thành được cuốn sách. Từ năm đến bảy trang in chỉ là việc làm trong một đêm. Thế mà hơn một trăm đêm qua đi, chúng tôi vẫn chưa có bài tựa. Hay nói cho đúng, trong số bảy tám bài đã viết xong, chúng tôi không tìm được bài nào tương xứng với cuốn sách.

 

Thật xa xôi những kỳ thị chủ quan về giá trị văn chương hay tư tưởng của bài tựa: Tôi vẫn muốn được giới thiệu, hoặc tự giới thiệu, hoàn toàn về tình cảm. Nhưng tình cảm trong bản thân tôi, sau khi tôi viết xong cuốn sách, đã lắng xuống, như trời quang mậy tạnh sau một cơn giông tố. Ngày này qua ngày khác, tôi tìm hoài hủy không có được một rung động nhỏ. Tôi không sao viết nổi bài tựa. Tôi nghĩ mãi: Thì ra vấn đề không thu hẹp trong phạm vi văn nghệ hay kỹ thuật, vấn đề bao quát cả một niềm hi vọng tha thiết của quốc dân năm 1945, cả một cuộc phản bội của Mặt Trận Việt Minh, với không biết bao nhiêu người sống quằn quại, không biết bao nhiêu người chết thảm thê vì sự phản bội ấy. Tôi không viết được là phải. Tôi có lẽ nào đem chút tình cảm vụn vặt của mình làm mào đầu cho cả một giai đoạn lịch sử cao quý, hùng vĩ của dân tộc?

 

Nhưng vì đâu hôm nay tôi tự nhiên thấy bùng lên trong tâm hồn một ngọn lửa như ngày nào còn đương viết về những người bạn bị hạ sát trong cuộc Đấu Tranh Chính Trị của Việt Cộng. Tôi nóng nảy, muốn trút ngay lên mặt giấy một sự cần thiết phải gào thét, phải nức nở, cho số phận những người bạn tôi sắp phải chết, ngoài kia, bên trên vĩ tuyến Bắc 17 độ.

 

Nói là bạn nhưng chỉ có một số nhỏ là bạn tôi thật, còn nhiều người mới quen sơ qua trên con đường kháng chiến, nhiều người chưa hề được gặp mặt, nhiều người tôi đáng tôn lên bậc Thầy. Phan Khôi, Đào Duy Anh, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường… Những người ấy sắp bị Việt Cộng đem ra xử án.

 

Tôi đủ hiểu Việt Cộng, để biết đích vì sao họ phải đem ra buộc tôi công khai những người đáng lẽ họ có thể thủ tiêu bí mật. Nhất định là trong hàng ngũ của họ có sự sứt mẻ trầm trọng. Một luồng dư luận mãnh liệt rõ rệt đương sôi sục lên giữa những người trí thức. Việt Cộng có thể giết bỏ vài chục nhân mạng bằng một chuyến máy bay định trước cho phát hỏa trên không trung, nhưng Việt Cộng cần phải dập tắt một luồng dư luận. Việt Cộng cần phải tổ chức cho kỳ được những phiên tòa công khai, trong đó từng người, từng người, trong số những người chủ trương chống lại chủ nghĩa Stalin-Mao-Hồ, phải công khai nhận tội, sau khi được giáo dục một lần cuối cùng bằng những phương pháp phát minh bởi đội M.V.D., đặc vụ chính trị. Năm 1936, Stalin đã dùng thử những phương pháp ấy vào những vị lãnh tụ của thời kỳ tiền khởi nghĩa 1917 : tất cả mọi người đã nhận tội phản đảng, phản quốc, phản nhân dân.

 

Bây giờ đến lượt những nhà trí thức Việt Nam kháng chiến. Họ sẽ ra tòa, ngây độn, ngớ ngẩn vì những liều thật nặng của những thứ thuốc Pentholal, Morphine, Largactil, vì cả đêm đứng dưới hàng chục ngọn đèn 500 nến, không được nhắm mắt. Họ mệt mỏi cùng cực, với một phần đầu óc bị tê liệt bởi độc dược, họ sẽ nhận hết mọi tội, xin lỗi Đảng đủ điều, để chóng được nằm xuống nghỉ, dù là nghỉ chẳng bao giờ còn dậy. Họ sắp phải trả giá bằng tính mạng, những lỗi lầm của họ năm 1954.

 

Năm ấy, bằng sự tự ý ở lại miền bắc, họ đã chấp nhận những nguyên tắc thiết yếu của một chế độ độc tài. Họ đã nhìn chúng tôi –chúng ta- ra đi, hoặc thương tình hoặc rễu cợt. Tin tưởng vào lý luận, họ chờ đợi trông thấy giai cấp vô sản nắm quyền chuyên chế, nhờ có sức mạnh của đa số. Họ không phải là người đa số, họ biết từ lâu đa số sẽ quá khích và độc đoán. Nhưng họ không phút nào sợ hãi, viện cớ rằng họ chính là những người chỉ đường cho đa số – người ta, bọn lãnh tụ, vẫn nói như thế trong suốt thời kỳ kháng chiến.

 

Họ không chịu rằng họ chỉ là những phương tiện của bọn lãnh tụ, phương tiện dùng để khích động dân chúng reo hò băng mình vào lửa đạn. Phương tiện đã hết mọi tác dụng khi cuộc kháng chiến tạm thời dừng lại. Mà họ không chịu biết như thế, nên vẫn còn muốn soi sáng cho dân chúng đi lên con đường tự do hạnh phúc. Rất có thể họ muốn lãnh đạo cả chính trị, ảnh hưởng cả lãnh tụ, bởi nhân danh văn nghệ sĩ, họ gần gụi nhân dân hơn ai hết. Họ nghĩ mình là những phần tử thành tâm nhất của một chế độ cộng hòa nhân dân hay xã hội chủ nghĩa lý tưởng, nếu không phải là những người cộng sản thuần túy. Họ quên mình vốn dĩ là trí thức, trí thức tư sản.

 

Họ, nói cho thật đúng, có nhớ rằng từ khi chính phủ công khai lệ thuộc đảng, đảng đã có thái độ rõ rệt đối với những kẻ thù số một là giai cấp tiểu tư sản, lãnh đạo bởi tầng lớp trí thức, luôn luôn bảo vệ nhân phẩm, nhân đạo, tự do cá nhân, và tình thương yêu từ con người đến đất nước. Thái độ này nhằm xử trí trước tiên những phần tử tiểu tư sản đối kháng, chỉ giữ lại một số nhửng kẻ nào chịu đầu hàng. Chính họ đã đầu hàng, nên cho chết tinh thần tự trọng để học tập chối bỏ cha ông và quá khứ. Họ tưởng thật làm như thế sẽ được đảng tha thứ cho cái tội đầu thai nhầm giai cấp.

 

Cho nên họ không ngờ phía sau những danh từ tốt đẹp của “Cuộc Cách Mạng Vô Sản Vĩ Đại của nhân dân ta” đã có sẵn một bản án của bọn lãnh tụ. Và tất cả những trọng tội bọn chúng đem buộc cho họ hôm nay: Phản đảng, phản cách mạng, gián điệp, tất cả chỉ để trừng trị họ dám theo đuổi một khẩu hiệu: Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc, lợi dụng khẩu hiệu ấy để vận động nhân dân, tranh giành ảnh hưởng trong nhân dân với lãnh tụ.

 

Sự nhầm lỗi của họ sẽ phải trả giá bằng tính mạng. Nhưng trước khi chết, họ đã phải hối hận. Những truyện ngắn, những bức tranh, những bài thơ hay những bài tham luận họ sáng tạo ra trong ba năm gần đây, hết thảy đều chứng tỏ niềm thất vọng, cay đắng, xót xa của họ. Đến bây giờ, đọc những bài buộc tội họ, do bọn học trò của họ viết ra, tất họ đã hiểu Việt Cộng đã quyết định từ lâu rằng, sống tiểu tư sản, họ sẽ chết tiểu tư sản, không bao giờ không là tiểu tư sản!

 

Cái chết trông thấy của những người bạn có thể nào không gây ra trong tâm hồn tôi một sự xúc động cùng cực, mặc dầu họ có thể vẫn tự nghĩ là nghững người cộng sản bị những người Cộng Sản khác sát hại vì tranh nhau quyền lợi? Trong lúc này, tôi không sao nghĩ đến họ một cách chia rẽ.

 

Họ, như Trương Tửu, có thể vẫn ôm lấy danh nghĩa Cộng Sản (anh theo chủ nghĩa Mác ngoài hai chục năm, chẳng có gì bảo đảm anh đã rời bỏ chủ nghĩa ấy từ 1954!) Họ, như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Hoàng Cầm, chưa hề bao giờ là những người Cộng Sản. Nhưng cùng nhau, họ đã chống lại Việt Cộng. Điều cần biết, đối với tôi, là trong hàng ngũ duy vật, một sự nứt nẻ trầm trọng đã được xác nhận.

 

Một điều cần biết nữa là thực tế đang chứng minh rằng những con người ấy, vốn dĩ cộng sản hay chỉ đầu hàng hoặc thỏa hiệp với Việt Cộng, cuộc tranh đấu của họ gần đây là cuộc tranh đấu tiểu tư sản. Dưới bất kỳ nhãn hiệu chính trị nào, do họ tự nhận lấy hoặc bị kẻ khác gán cho họ, họ quả thật là những người tiểu tư sản, trí thức tiểu tư sản.

 

Những người trí thức tiểu tư sản, trong hòa bình và vì lý tưởng, dám liều mình chống lại cường quyền và bạo lực, đó là câu kết cho cuốn ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ, câu kết tôi muốn viết, mà trước kia không dám viết, e ngại rằng chưa đủ bằng chứng cho chúng ta tin cậy.

 

Thì bậy giờ, những nhà trí thức của thành Hà Nội, của Hồ Gươm và Hồ Tây không bao giờ phai nhòa trong tâm tưởng kẻ lưu vong, những nhà trí thức anh dũng ấy, bằng tai nạn của họ, đã cho phép chúng ta một lời quyết định.

 

NGUYỄN KIÊN TRUNG

 

 

Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 1945

 

Thân ái Trung,

 

Hôm nay viết cho Trung mà tâm hồn tôi còn thắm mầu của cả một rừng cờ, còn rực tiếng reo của muôn vạn người say sưa giữa vườn hoa Ba Đình.

 

Chao ơi Trung,

 

Chúng tôi hôm qua, đã uống từng tiếng, từng chữ của bài Tuyên Ngôn Độc Lập. Và thế là chúng ta trở nên những công dân của một nước độc lập, trước quốc tế, trước thế giới, trước nhân loại và trước Đất Trời.

 

Tôi có thể nói với Trung rằng mười lăm đêm nay tôi không hề chợp mắt ngủ. Mà tôi không mệt. Trái lại, sau mỗi đêm thao thức để toan tính, để thèm khát những ngày mai nhất định rực rỡ, rực rỡ như Cha Mẹ tôi, Ông Bà tôi chưa bao giờ biết, thì cứ mỗi lần ánh sáng mặt trời trở lại chiếu vào lá cờ đỏ thắm vẫn phấp phới trước cửa nhà là mỗi lần tôi được tiêm thêm một liều sinh lực. Mỗi ngày chúng tôi một thêm khỏe, mỗi ngày chúng tôi một thêm hăng hái.

 

Chúng tôi hăng hái đến nỗi có những lúc muốn chết, muốn chết ngay cho tổ quốc, và chết ngay giũa lúc vinh quang sáng chói này.

 

Trung mỉm cười nghi ngờ, -Trung cho rằng tôi nói cho đẹp, cho bảnh mà thôi?

 

_ Nhưng không đâu! Trung! Trung ở nơi hải ngoại, giữa quang cảnh thành Ba Lê đã phục hồi tự do và đời sống hoa lệ, làm sao Trung có thể hiểu nỗi lòng bạn Trung ở nước nhà?

 

Tôi biết Trung có tham gia chiến khu “Pháp tự do” chống Đức. Tôi tưởng tượng được cuộc đời gian khổ mà Trung và các đồng chí của Trung đã sống. Tôi cảm thông được niềm hãnh diện cũng như nỗi vui mừng của Trung khi bước lên giải phóng Ba Lê.

 

Tôi hiểu Trung nhưng Trung không thể hiểu tôi. Bởi lẽ tôi biết rõ hoàn cảnh Trung, mà Trung không biết gì về hoàn cảnh của tôi. Tôi viết rõ hơn nữa nhé, Trung là khách đến đất Pháp, Trung thấy Bạo Ngược đàn áp Tự Do, nên con người “mã thượng anh hùng” đã không bỏ lỡ cơ hội tiếp tay cho Công Lý thắng Cường Quyền. Như thế là Trung có mọi điều kiện để mình tự bằng lòng mình.

 

Có phải hoàn cảnh của Trung đúng như thế không?

 

Còn hoàn cảnh của Minh thế nào? Chắc trung muốn hỏi lại như vậy. Cho nên, sau đây, tôi sẽ thuật lại cho Trung hay những gì đã xảy ra chung quanh tôi, trên đất nước, từ ngày Trung ra đi, tới nay thắm thoát đã trọn sáu năm (tôi sẽ không ngại viết dài, vì tôi biết Trung sẽ không ngại đọc dài. Tôi vụng về nhưng chận thành nên những gì tôi thuật lại với Trung đề là những sự kiện có thật. Và cũng bởi vậy, nếu lá thơ này không thể có giá trị văn chương thì ít ra nó cũng có giá trị tâm tình, giữa Trung với tôi, và giá trị tài liệu, đối với lịch sử dân tộc Việt. Vì lịch sử là gì, nếu không phải là một thứ tâm sự lớn lao, bao gồm tất cả tâm sự vụn vặt nhưng tâm thành của mỗi người dân như chúng ta?)

 

***

 

Vậy thì Trung ơi, đây là chút ít lịch sử Việt Nam, từ 1939 đến 1945. Lịch sử của một dân tộc qua sự sống của một cá nhân lịch sử chủ quan. Nhưng mỗi cá nhân lại là một phần tử của con số hai mươi nhăm triệu cá nhân có khả năng dựng nên lịch sử. Bởi thế Trung có thể tin lời tôi.

 

***

 

Năm 1939 là năm Trung sang Pháp, để thỏa mãn tính giang hồ nhiều hơn để giúp “mẫu quốc” chống Hitler. Cuối năm ấy, theo gót Trung, tôi cũng đi Hương Cảng.

 

Tôi nhớ lại tâm tình của chúng ta lúc bấy giờ: Chúng ta thèm khát không gian như loài người thèm khát khí trời. Vì trong chúng ta là cả một tâm hồn đào tạo bởi văn hóa Pháp. Chúng ta thèm khát tự do mà tự do không có. Sự học như mở cho ta một cánh cửa sổ, để nhìn ra ngoài thì thấy cảnh vật huy hoàng chói lọi, nhưng chúng ta không tới được cảnh vật, vì cửa sổ cao quá (hay thấp quá?)

 

Chắc Trung không quên rằng, vào năm đó, tâm hồn ta hèn yếu đến nỗi ta không dám nhảy qua cửa sổ. Ta cũng không dám cả nghĩ đến sự nhảy qua cửa sổ. Căn nguyên của sự hèn nhát này là sự quá quen hưởng thụ một cuộc sống tuy thiếu tự do mà thừa yên ổn. Nết xấu chung của hai ta, của chung của đa số thanh niên thời ấy, là cầu an.

 

Riêng chúng ta, nhờ địa vị của Cha Mẹ, được thoát thân ra đi. Ra đi để học hỏi, Trung tâm sự với tôi thế, và tôi cũng nhủ lòng như thế.

 

Nhưng trái với Trung, có hoàn cảnh để kéo dài sự học hỏi đến ngày nay, tôi đã lại trở về Hà Nội tháng sáu năm 1940.

 

Tôi về nước không phải bị bắt buộc; tiền nhà vẫn gởi sang đều đặn, và sự học vấn vẫn tiến bộ đều đều. Sự “quy cố hương” của tôi thành ra không có lí do chính đáng đến nỗi về hà Nội sáu tháng rồi mà tôi không dám về thăm Thầy tôi : tôi biết nói với người thế nào để khỏi hổ thẹn vì sự thằng thúc đòi đi năm trước?

 

Thầy tôi có lẽ hiểu, và thương tình con trẻ hay thay đổi, nên cũng không hỏi lại về việc này. Duy Mẹ tôi, thương tôi một cách khác và lo sợ cho con có điều gì u uất trong lòng, Mẹ tôi nhất định hỏi tôi cho ra lẽ. Thành thử có một buổi chiều tôi phải thu hết can đảm để trả lời Mẹ tôi rằng :” Con chắc rồi đây sẽ có những sự biến chuyển lớn lao trong đất nước.”

 

Mẹ tôi nhìn tôi ngạc nhiên không hiểu. Tôi lại không sao nói rõ hơn. Ý tôi muốn nói thêm rằng tôi không muốn vắng mặt khi có những biến chuyển lớn lao trong đất nước, nhưng tôi hổ thẹn quá mà không nói nên lời.

 

Tại sao có thế mà tôi lại hổ thẹn, chẳng hóa ra làm thân trai, chú trọng đến việc nước là xấu xa lắm sao? – Chắc không phải thế. Tôi hổ thẹn, có lẽ vì trong tình trạng dân ta hồi ấy, sự cam lòng vâng lệnh chính phủ bảo hộ đã là sự quá quen rồi. Và trong thâm tâm, trong tiềm thức, có lẽ tôi nghĩ đến Thầy tôi là người sinh ra tôi, đến nhiều người ở địa vị cao quí hơn cả địa vị của Thầy tôi, mà thấy các “bậc trên” ấy còn không bận tâm lo việc nước, thì cái cá nhân tiểu mọn của tôi dám nói đến việc nước, há chẳng phải ngông cuồng, khoác lác lắm sao?

 

Căn nguyên sự hổ thẹn của tôi là như thế. Nhưng tôi không chỉ hổ thẹn không mà thôi đâu. Sự hổ thẹn ngắn ngủi, sự tủi cực về sau mới lâu dài hơn; cứ mỗi khi nghĩ rằng trong toàn dân không có mấy ai muốn lo việc nước, tôi lại thấy thấm thía trong tâm hồn một thứ cảm xúc như bàng hoàng lo sợ, như tủi nhục, như uất hận…

 

Trạng thái tâm lý này của tôi kéo dài trong mấy tháng. Cảm xúc xao xuyến đến chỗ bế tắc cả khả năng suy nghĩ, tôi tự nhiên lâm vào một thời kỳ sinh hoạt hoàn toàn theo con đường phóng đãng và trụy lạc, lấy thú vui ồ ạt bên ngoài để đàn áp tâm tướng sôi nổi bên trong.

 

Nhưng cũng may là thời kỳ này chóng hết. Tôi về nước chỉ được mấy tháng là quân Nhật tiến đánh vào Lạng Sơn.

 

Cho đến nay tôi vẫn không biết lý do thực sự vì sao người Nhật đánh Lạng sơn, vì trước khi tiến đánh, họ đã điều đình với người Pháp và đã giành được ít nhiều quyền lợi.

 

Có lẽ họ cho rằng quyền lợi giành được chưa đủ, có lẽ rằng họ nghĩ thế nào cũng phải chiếm Đông Dương để thực hiện khối “ Đại Đông Á”, có lẽ nữa là đoàn quân Nhật ở Hoa Nam bị du kích Trung Hoa tiêu hao đến độ phải vội vã tìm lối thoát ra bờ biển…? Tôi không biết rõ, nhưng lại biết rõ một điều khác, chẳng kém phần hệ trọng, là người Nhật đến, đánh thức tinh thần quật khởi của người Việt.

 

Thật thê. Trước khi người Nhật vào Lạng Sơn thì một tập thể cách mạng Việt Nam đã vùng lên chiếm chính quyền và lập tỉnh chính phủ ở đó. Phong trào này vội vã, ô hợp. Tuy trên cấp lãnh tụ có những Trần trung Lập, Nông Kích Du, Đoàn Kiếm Điểm, Hoàng Lương, nhưng cấp lãnh tụ cũng không làm gì nên chuyện, với đa số nhân sự là binh sĩ của Pháp (đội pháo thù ở Lạng Sơn) cùng là dân chúng chưa hề biết, được học thế nào là chiến thuật đấu tranh cách mạng.

 

Chính vì thế mà tính chính phủ của Phục-Quốc quân chóng bị tan vỡ, sự tan vỡ nguyên do ở sự thỏa hiệp giữa Nhật với Pháp một phần lớn: Nhật trả chủ quyền toàn vẹn, nghĩa là cả vùng Lạng Sơn cho Pháp. Nhưng sự tan vỡ còn chủ ở sự non kém về kỹ thuật lãnh đạo cuả cấp chỉ huy: Đáng lẽ lập chiến khu, phân tán lực lượng để đánh du kích (như chiến thuật của quân đội Trung Hoa lúc đó đương chống Nhật), thì 2 lãnh tụ Trần Trung Lập, Đoàn Kiểm Điểm lại tập trung quân lực, giàn thành trận địa chiến, để quân pháp có dịp huy động cơ giới tiêu diệt.

 

Cuộc khởi nghĩa Lạng Sơn tan vỡ, người Pháp trả thù cực kỳ dã man. Hơn nữa, rút kinh nghiệm vụ Yên Bái, bọn Chauvet, Lannèque, Lartigue, dùng dây thép xâu tay hàng ngàn người vào với nhau rồi đem ra bắn ngoài bãi bắn kia. Nhưng trái lại vụ yên Bái, chúng không cho một tờ báo nào đăng tin. Vì thế mà dân ta ít người biết đến cuộc khởi nghĩa chống Pháp lớn lao nhất từ trước, có hàng ngàn quân tham dự giao chiến.

 

Cuộc khởi nghĩa tan vỡ, không gây nỗi một luồng sóng dư luận xôn xao như hồi Yên Bái khởi nghĩa. Tuy nhiên, nếu không có dư luận mạnh mẽ, thì ít ra cũng có một thứ uất hận ngấm ngầm trong lòng người Việt, càng kín đáo càng sâu sắc, đành rằng những người Việt này chỉ là một thiểu số.

 

Trên đây tôi có nói Nhật muốn thực hiện khối Đại Đông Á, hoặc ít ra là nhờ danh nghĩa ấy mà lôi cuốn người da vàng giúp họ đánh người da trắng. Người Nhật không dại nên người Nhật lợi dụng niềm uất hận này, cùng lợi dụng tấm lòng khát khao độc lập của người Việt, để gây một tinh thần chống Pháp, thân Nhật.Trông cậy ở quân lực của Nhật để diệt Pháp, để khôi phục độc lập cho tổ quốc và để tham gia bình đẳng vào khối thịnh vượng chung Đại Đông Á, đó là thái độ chính trị của một số khá đông người Việt lúc bấy giờ (bạn anh, chao ôi, cũng là một phần tử dại dột trong số đông này!).

 

Nhưng người Nhật đã không dại, rồi lại dại. Dại có lẽ vì quá khôn. Có lẽ họ chỉ thấy cần giải quyết được đối thủ chính là lực lượng Hoa Kỳ, tất sau đó họ rãnh tay tha hồ làm mưa làm gió. Có lẽ ngay từ lúc bấy giờ họ đã không thật tâm với dân tộc Việt. Có lẽ đối với Đông Dương họ tạm thời họ chỉ cần đến cứ địa quân sự và tiếp tế lương thực, cho nên họ mặc cho người Pháp giữ việc cai trị để giúp họ rảnh tay làm việc khác. Có lẽ họ đã khôn như thế ở Việt Nam, ở Phi Luật Tân, ở Miến Điện, ở Mã Lai. Mặc dù ở mỗi nơi họ xử sự một cách khác. Có lẽ vì thế mà khi Anh vào Miến Điện, Hoa Kỳ vào Phi Luật Tân, thì mặc dầu những hứa hẹn thịnh vượng chung và bình đẳng của họ, các dân tộc sở quan đã bỏ họ mà theo Đồng Minh: Đó là một trong những lý do khiến họ bị thất bại.

 

Trở về đấy nước ta. Người Nhật cứ hứa hẹn và cứ xui ta theo Nhật chống Pháp, người Pháp cứ khéo léo với Nhật và khủng bố ngầm những người chống lại họ. Còn người Việt, đa số vẫn thản nhiên trước “định mệnh”, thản nhiên đến độ có thể coi họ là những kẻ bàng quang đứng xem 2 con gà chọi nhau, làm như con gà nào thắng, con nào bại, cũng không liên hệ gì tới ai hết (vì theo đa số, thì tham dự cuộc đấu tranh là chỉ làm tay sai cho một trong hai bên, để rốt cuộc bên nào thắng vẫn cứ đô hộ Việt Nam như thường).

 

Tình trạng kéo dài như thế hơn 3 năm.

 

Năm 1944 là năm người Pháp tìm ra được một kế hoạch cực kỳ khôn ngoan (nhưng khôn quá lại hóa dại cho mà xem!): Lợi dụng việc người Nhật mỗi năm cần dùng một số thóc gạo của Việt Nam để nuôi quân, họ bầy ra một phương pháp vô cùng xảo quyệt, vô cùng nham hiểm.

 

Họ bầy ra một cách bắt nông dân bán thóc theo tỉ lệ ruộng cầy. Người Nhật mua, trả tiền. Người Pháp mua cũng trả tiền. Nhưng người Nhật mua 1 thì người Pháp bắt nông dân bán mười, bán trăm. Bán kỳ hết thóc trong cót trong lẫm.

 

Kết quả là ngót 2 triệu người Việt Nam chết đói ở Bắc Việt.

 

Trung ơi, Trung không tin có phải không? Vì Trung nghĩ Bắc Việt có bao nhiêu người mà chết đói được 2 triệu…vì Trung nghĩ bán thóc lấy tiền thì lại đong thóc, có sao đâu mà phải chết đói đến 2 triệu người, phải không Trung?

 

Nhưng Trung không thể tưởng tượng được sự tàn ác của bọn thực dân. Trung không thể ngờ rằng trong Việt Nam có thóc thừa mà không có than, phải đổ thóc vào lò máy đốt cho xe lửa chạy. Thế mà không một hạt thóc, không một hạt gạo ra Bắc. Đó là 1 quyết định của thực dân.

 

Trung lại không ngờ được rằng tất cả – Trung đọc cho kỹ: tât cả nông dân phải bán thóc. Người cấy 1 sào không đủ ăn cũng phải bớt ăn mà bán. Người cấy đủ ăn, chừng ba mẫu, phải bán quá nửa, nên thiếu gạo ăn trong một nửa năm. Người có hàng chục hàng trăm mẫu phải bán quá số thu hoạch bình thường, đến các kho dự trữ cũng phải mở ra để lấy thóc bán.

 

Vụ chiêm năm 1954, nông dân bán gần hết thóc, nhưng sống vất vưởng đến được vụ mùa. Vụ mùa nông dân bán gần hết thóc, nên chỉ đủ sống được đến cuối năm.

 

Đầu năm 1954, giữa một mùa rét kinh hồn như một trăm năm nay chưa từng thấy, người ta đã gặp những xác chết khô đét, co quắp bên lề đường cái quan.

 

*

 

Trung ơi, Trung làm thế nào mà tưởng tượng được cái cảnh một người chết đói? Trung làm sao mà tưởng tượng được cái cảnh hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người chết đói?! Nhất là những người chết đói đó là đồng bào của trung?

 

Trung đi trên đường cái, từ Thái Bình sang Ninh Giang, sang Hải Dương rồi lên Hà Nội… Trung không đi quá 50 thước đã lại gặp ngỗn ngang vài ba, hay năm bảy cái xác chết trần truồng và chồng chất lên nhau: Đó thường là 1 gia đình bỏ làng đi tìm kế sống ở tha phương. Họ đi, nhưng đói quá không đi được, nên ngã xuống đấy. Có người may mắn (!) lên cơn chuột rút mà chết ngay được. Nhưng cũng có người thoi thóp mãi không chết. Và đến lúc ấy, trong giây phút sự sống chợt trở về, họ nghĩ đến nhau, thương nhau, nên thu hết sức tàn mà lê lại gần nhau, ôm lấy nhau, nhìn nhau khô nước mắt, cầm tay nhau, để chết.

 

Trung đi trên đường cái, nhưng Trung không đi được, vì tấm lòng của Trung không nỡ. Trung dừng lại, đem chút ít tiền có trong túi phân phát cho những người còn tỉnh. Họ cầm tiền ngơ ngác: Họ có ăn được tiền đâu ? Rồi Trung nhìn họ, thấy họ lặng lẽ buông tay cho tờ giấy nhỏ rơi xuống đất, đến lúc đó trung mới hiểu hết nông nổi thảm thiết của họ, và chắc là trung sẽ ứa nước mắt.

 

Nhưng trung lại cứ đi, bởi lẽ Trung còn sống. Qua gần cầu Bo, Trung sẽ thấy những người hành khất ngoạm vào xác chết, nhai ray rứt miếng thịt không còn máu, rồi phát điên. Trung sẽ thấy cái quán cơm bến đò Nhống bán thịt người.

 

Trung sẽ thấy đứa hài nhi lồm cồm bò trên người mẹ nó đã chết. Trung sẽ thấy đứa hài nhi khác nhay mãi vú mẹ nó đã chết. Trung sẽ thấy người đàn bà ôm đứa con thơ trong lòng mà nhỏ nước mắt vào người nó: Vì hai mẹ con cùng chờ chết.

 

Chết đói ! Cả vạn người chết đói, cả triệu người chết đói.

 

Ở Hà Nội người ta dùng xe rác chở người chết đói đem chôn. Chôn vào từng hố lớn, dài hàng chục thước. Xác vất xuống ngổn ngang, có cái xác thật là xác, nhưng có nhiều cái xác còn cựa quậy…Người phu xác rùng mình, đau thắt ruột. Nhưng người phu rác có muốn cứu chỉ được một người, không cứu nổi ngàn người. Nên người phu rác nghiến răng, gạt cả những xác chết cùng những người chưa chết xuống hố sâu.

 

Trung ơi trung, Trung sẽ nghĩ rằng Trung thà bán hết cả quần áo, bán hết cả sách vở, bán đến cả tài sản của Thầy Mẹ Trung chưa chia cho Trung, để cứu những người chết đói…Nhưng cái thống khổ, cái kinh khủng của Trung, lúc đó, là không biết cứu những ai. Trung không thể có hàng triệu bì gạo để chia cho tất cả mọi người. Nếu Trung vẫn cứ bán hết đi, hãy biết cứu lấy một số người qua cơn đói một ngày, thì ngày mai Trung lại nằm xuống như họ !

 

Vậy th́ cái kinh khủng của Trung là trông thấy đồng bào chờ chết, hay đương chết, mà Trung phải làm thinh. Để sống.

 

*

 

Để sống mà rửa mối hận ngút trời ấy, phải chăng Trung?

 

Hẳn thế, v́ đó cũng là suy nghĩ của muôn người trai trẻ như Trung, như bạn Trung.

 

Đó cũng là lư do, cũng là HOÀN CẢNH, để cho có cuộc Cách Mạng Tháng Tám này.

 

*

 

Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ trước hết là để tuyết hận cho ngót hai triệu đồng bào ta đă chết đói.

 

Những người mẹ đến lúc chết c̣n thu sức tàn mà gh́ đứa con bé bỏng vào ḷng, h́nh như để c̣n bao nhiêu sinh lực th́ truyền cho nó, cho nó được sống.

 

Những người cha bất lực, trông từng đứa con ngă xuống mà hận thịt ḿnh không ăn được, máu ḿnh không uống được.

 

Những người dân của những làng chết đói cả làng, của những huyện mười phần người c̣n một.

 

Hai triệu người oan thác, v́ thực dân muốn đánh vào quân phiệt một đ̣n tinh thần chí mạng: gạt cho người Nhật chịu trách nhiệm về hai triệu mạng người này.

 

Nhưng rút cục người ta không thể lừa dân chúng đến thế, người Việt-Nam đă đành căm giận người Nhật đến xương tuỷ, nhưng người Việt-Nam căm giận người Pháp cũng chẳng kém ǵ.

 

Trước mắt hơn bảy triệu người Việt miền Bắc c̣n sống sót, cái chết kinh hoàng, khủng khiếp của đồng bào họ đă thâu tóm vào hai chữ vắn tắt: Ngoại thuộc.

 

V́ chỉ có ngoại nhân, khát máu tanh ḷng, mới đành tâm và thản nhiên giết đến hai triệu người Việt. Chỉ có ngoại nhân mới can đảm chém đầu Nguyễn Thái Học ở Yên Bái, xử bắn Trần Trung Lập ở Lạng Sơn. Chỉ có ngoại nhân mới đầu độc non nửa dân số Việt-Nam bằng rượu và thuốc phiện. Chỉ có ngoại nhân mới thu vét hết vàng bạc ở đất này mang về nước họ. Chỉ có ngoại nhân mới cố t́nh đầy đoạ dân chúng Việt-Nam trong cảnh lầm tan, cực nhọc, và u mê, tối tăm.

 

Thành ra ngót hai triệu người chết năm 1945, từ tháng Giêng đến tháng Tư, là chết để đem linh hồn dâng vào luyện sự tỉnh ngộ và ư chí phục thù cho toàn dân.

 

Đó là HOÀN CẢNH cho phép đấu tranh bộc phát.

 

Đấu tranh lúc đó quy tụ cả vào Mặt trận Việt Minh.

 

Giữa một ngàn người được tổ chức, không có lấy một người được đọc qua chính cương của mặt trận. Nhưng cần ǵ, khi mới nói hờ một câu, tự nhiên người ta đă đồng t́nh đánh Nhật đuổi Tây?

 

Mặt trận Việt Minh, chính tôi cũng biết, chỉ là một đảng của riêng một số người, lập ra để theo đuổi những mục đích riêng của họ. Nhưng trong số mục đích của họ có mục đích đánh Nhật đuổi Tây. Và hơn nữa, họ hoạt động có khoa học, có tổ chức nhất trong các đoàn thể lúc bấy giờ. Họ lại nắm được yếu tố quyết định là có bằng cớ có liên lạc với Đồng Minh, được Đồng Minh tiếp tế vơ khí và giao cho nhiệm vụ t́nh báo kháng Nhật. Họ chụp ảnh sĩ quan Hoa Kỳ đương dự lớp huấn luyện cán bộ, ảnh phi cơ Mỹ thả dù tiếp tế cho chiến khu. Họ in những ảnh ấy vào một tờ giấy lớn gọi là báo “Dân Chủ”, số đặc biệt. Sự tuyên truyền thật hết sức khôn khéo: Người ta chỉ tưởng như ḿnh mới biết được một nguồn tin đặc biệt. Người ta không thấy ḿnh bị tuyên truyền trước ảnh chụp, bởi lẽ, theo đại chúng, ảnh chụp chỉ chứng minh một sự kiện có thật, khác hẳn lời tuyên truyền. Đại chúng tin tưởng, gây nên một luồng dư luận hoan nghênh Việt Minh mạnh mẽ. Đến nỗi dư luận này, sau cùng, lại có tác động vào tâm lư của một số người đă biết rơ mấy người Mỹ trên chiến khu chỉ là nhân viên liên lạc để “xem xét khả năng” cuả Việt Minh, ngơ hầu công nhận sự hoạt động của họ sau này. (Sự công nhận đă không có, v́ được tin Nhật đầu hàng và một cuộc đổ bộ lên bờ biển Việt-Nam không cần đến nữa, mấy sĩ quan Mỹ đă bỏ về bộ Tư lệnh quân đội nước họ ở Côn Minh. Một số về qua Hà Nội, xung vào phái bộ Điều Tra Tù Binh (Phái Bộ Patti, 21-9).

 

Sự hoan nghênh Việt Minh, v́ thế mà lan rộng rất nhanh. Nhanh đến nỗi, ở nhièu vùng, công tác tổ chức đảng viên không theo kịp ḷng ngưỡng mộ của công chúng. Người ta thao thức chờ đợi, lần ṃ t́m kiếm cho được “anh cán bộ” để xin đi theo hoặc để giúp tiền bạc, khí giới.

 

Thân ái Trung,

 

Năm Trung ra đi, có một phút nào chúng ta dám mơ ước rằng một cụ phán già sẽ chia đôi lương hưu trí, một bà chủ tiệm kim hoàn sẽ chia đôi tài sản cho những người sắp đứng lên làm một cuộc khởi nghĩa? Ấy thế mà chính những ai tha thiết với cuộc sống b́nh thản của họ nhất, sẽ lại là những người hăng hái nhất.

 

Cuộc khởi nghĩa quả nhiên là một sự quật khởi của những người tư bản, tiểu tư bản và trí thức. Lẽ cố nhiên tôi không định nói tất cả những phần tử tư bản, tiểu tư bản v.v…đă quật khởi, nhưng tôi muốn cho Trung nhận thấy rơ rệt được rằng vừa đây dân ta đă làm được một cử chỉ cao quư về tinh thần nhiều hơn về vật chất.

 

Tôi không quên chính tôi vừa mới viết “hai triệu người chết đói để tạo ra hoàn cảnh đấu tranh”. Như thế đáng lẽ cuộc khởi nghĩa phải là cống tŕnh cái thành phần xă hội đă có nhiều người chết đói nhất, để giành lại quyền lực về thóc gạo, là vật chất, để không bao giờ bị đói một lần nữa. Cuộc khởi nghĩa đáng lẽ phải là một cuộc khởi nghĩa của đồng bào nông dân vô sản.

 

Nhưng sự thật không giản dị như vậy. V́ sao? – Có lẽ v́ đồng bào ta ở nông thôn chưa ư thức được cái bổn phận của bộ máy nhà nước đối với họ. Trải hàng chục, hàng trăm đời người, kể từ những thời kỳ bị đô hộ tàn bạo nhất đến những thời kỳ tự chủ oanh liệt nhất đồng bào ta ở nông thôn có lẽ không có ai dám nghĩ rằng nếu nhân dân có bổn phận phục ṭng chính quyền, th́ chính quyền, ngược lại, có bổn phận phục vụ nhân dân.

 

Tinh thần dân chủ có đâu đă nảy nở được giữa cảnh đồng ruộng? Đồng bào ta, trước năm 1945, chỉ có thể có một chiều suy nghĩ: làm dân là phải tuân phép vua, tuân lệ làng, lúc đó người dân sẽ có quyền được sinh sống và kiếm ăn thong thả.

 

Năm 1945 chỉ là một năm “khó làm ăn”. Đáng lẽ oán giận chính quyền thu hết thóc, làm cho hai triệu đồng bào của họ phải chết đói, th́ những người sống sót lại đi t́m những căn nguyên trực tiếp của từng nạn nhân mà họ quen biết. Chả hạn như ông Chánh tổng X. có rất nhiều thóc, nhưng phát chấn quá tay, đến lúc hết thóc không vay, không đong được ở đâu mà ăn nữa. Chả hạn như bà Phó Y. thấy đồng bào trong xă bán ruộng rẻ quá nên bán hết thóc để tậu ruộng, vào tháng Hai, không ngờ đến tháng Tư bà Phó Y. ôm mớ văn tự mà chết đói. Ấy, đại loại mỗi người t́m thấy một hoàn cảnh, một hoàn cảnh trước mắt, để tạo ra một căn nguyên hợp lư cho sự lâm nạn của đồng bào họ sau này. Chính bởi thế mà ngay vụ đói và sau vụ đói người Việt-Nam ở nông thôn không biết đến thủ đoạn tàn ác, ghê gớm của thực dân. Chính cũng bởi thế mà tôi có thể nói quyết với Trung rằng nếu vụ đói năm 1945 quả nhiên có gây ra hoàn cảnh cho tinh thần đấu tranh, th́ tinh thần ấy chỉ nẩy nở trong đám người có hiểu biết, có học hành, và được đủ no để biết sợ cái đói. Những người tư sản trí thức.

 

Thế rồi nỗi niềm phẫn uất, căm hờn, sẽ truyền từ cái nhân tư sản trí thức sang cái quả dân tộc đa số là nông dân. Trung c̣n lạ ǵ trạng thái tâm lư của đồng bào nông thôn của chúng ta? Họ là những người c̣n giữ được tâm hồn trong sạch nhất, lành mạnh nhất trong khối dân tộc. Đúng như tinh thần cổ truyền của đời sống xă hội ta, đồng bào nong thôn thật sự vẫn c̣n coi trọng đạo đức, lễ nghĩa, và học thức hơn của cải với uy quyền nhiều lắm. Chúng ta có thể dễ dàng t́m thấy một bạn điền nghèo túng đương quỵ luỵ tên chủ điền trọc phú. Chúng ta càng dễ thấy nhiều người khúm núm, sợ sệt trước một viên quan huyện hống hách.

 

Nhưng chúng ta biết chắc rằng, một khi ra khỏi nhà tên trọc phú, khỏi công đường của viên quan huyện, tức khắc cái khúm núm, cái quỵ luỵ, cái sợ sệt sẽ biến đi ngay. Và cứ mỗi khi gặp được hoàn cảnh được tự ư lựa chọn một thái độ, nhất là trong cơn nguy biến hay vào những giờ phút nghiêm trọng, người nông dân c̣n giữ được nhiều phần chất phác kia nhất định sẽ có một thái độ rập khuôn với thái độ của người có đạo lễ, có học hành hay có kiến thức nhất trong thôn xóm.

 

Trung sẽ bảo tôi: – “Đó là một thái độ khôn ngoan, nhưng đa số quần chúng nước nào mà chẳng khôn ngoan như thế?”. Tôi hoàn toàn đồng ư với Trung. Ư của Trung, hơn nữa, lại giúp cho sự nhận thức của tôi thêm chắc chắn, là một cuộc khởi nghĩa lớn lao của toàn dân, ở đâu cũng thế, ít khi do đại chúng tự động thực hiện được.

 

Một cuộc khởi nghĩa – hay một cuộc cách mạng – bao giờ cũng có một cơ sở chỉ đạo, một cơ sở lănh đạo. Cơ sở trước có thể là một người, một nhóm người, hoặc có thể chỉ là một ư chí mănh liệt chung của một số người. Trong trường hợp chúng ta, cơ sở chỉ đạo khởi nghĩa là một danh vị trừu tượng, là ư chí giành độc lập, diệt ngoại xâm, để tuyết hận cho hai triệu người “tử v́ đạo”, và để bảo đảm cho tương lai khỏi trông thấy một vụ oan khốc tầy trời như thế nữa.

 

Ư chí trên đây là một sự kiện có thật, không thể chối căi được, giữa tầng lớp tư sản, trí thức của xă hội ta năm 1945. Đánh Nhật, đuổi Tây, giành độc lập… đó là ư chí chỉ đạo. Ư chí lănh đạo sẽ từ mặt trận Việt Minh mà tới.

 

Tôi chưa muốn vội vă xét đoán đến thiện chí hay những ư định khác của số người mới này. Tôi hăy muốn tách ra một tính chất rơ rệt của họ. Họ là những người có được học tập, được huấn luyện về phương pháp lănh đạo một cuộc khởi nghĩa. Họ là những người may mắn nắm được một số lợi điểm: Có một chút giao dịch với Đồng Minh, có một chiến khu để gọi là nơi đồn trú lực lượng vơ trang (mặc dầu, nói cho thật chiến khu 1 của họ không phải tự họ đánh mà chiếm được).

 

Bao nhiêu hy vọng kháng Nhật đều đặt vào sự thắng lợi của Đồng Minh, bởi ai nấy đều biết rằng một đội quân cách mạng ô hợp đâu có dám đương đầu với quân đội Nhật. Đó là lư lẽ khiến một chút giao dịch với Đồng Minh có thể giúp cho Việt Minh nắm được hầu hết thành phần quả cảm của giai tầng tư bản trí thức. Có thành phần này, Việt Minh dễ dàng nắm được hầu hết đồng bào cần lao ở nông thôn và thành thị.

 

Thế là trong thời gian rất ngắn, mặt trận Việt Minh trở nên đoàn thể mạnh nhất giữa các đoàn thể cùng chung một mục đích phục quốc. Cái mạnh của Việt Minh rơ rệt là không chủ ở một tiểu đoàn bộ đội ô hợp, và cũng không chủ ở năng lực cán bộ như theo lẽ thường. Cái mạnh của Việt Minh mạnh ở ngay chỗ địch bỏ một khu vực không chiếm đóng, và ở ngay sự “thăm viếng” của mấy sĩ quan với hạ sĩ quan Mỹ.

 

Nhưng không ai chối căi được rằng Việt Minh rất mạnh. Ḷng hỏi ḷng, một lănh tụ Việt Minh chắc chắn phải nhận thực lực chủ quan của ḿnh rất yếu: Quân đội không đủ đánh một trận rất nhỏ, cán bộ không đủ tung vào một tỉnh hơn một triệu dân (như tỉnh Nam Định).

 

Thế mà Việt Minh rất mạnh, đối với bất cứ ai ở ngoài nh́n vào, thực lực của Việt Minh là cả một khối hai mươi nhăm triệu người. Trong nhất thời không nói đến chủ nghĩa một cách vội vă 2, Việt Minh chỉ nói đến mục đích trước mắt: Giành độc lập. Một tiếng Việt Minh hô “Tiến lên!” th́ ở ngay những nơi không có bóng vía một cán bộ, tiếng hô sẽ được hàng trăm, hàng ngàn cái miệng tư sản trí thức nhắc lại, rót vào tai quảng đại quần chúng, trong chốc lát biến thành một cơn băo táp những tiếng hô “Tiến lên!”. Người ta hô “Tiến lên!” để được thoả nỗi ḷng thèm khát độc lập, nhưng cứ mỗi lần nhắc lại một tiếng hô của Việt Minh là một lần bồi đắp sức mạnh cho Việt Minh. Người ta vô h́nh chung biến thành Việt Minh tất cả.

 

Biết bao nhiêu người lẫn lộn toàn dân với Việt Minh như thế. Một người nhầm làm cho nhiều người bên cạnh nhầm theo. Đến nỗi sức mạnh của toàn dân khi đấu tranh giành độc lập, đáng lẽ chỉ là của toàn dân hoặc là của chung của tất cả những ư chỉ chỉ đạo, th́ lại biến thành sức mạnh riêng của Việt Minh. Người người náo nức, thậm chí những đoàn thể cùng một mục đích với toàn dân cũng huyễn hoặc sâu xa, và đương nhiên có Việt Minh là đoàn thể mạnh nhất hồi ấy.

Đó là căn nguyên thứ nhất, nó đă khiến cho những đoàn thể tại thủ đô, khi quân Nhật đầu hàng, nhường (!) quyền ưu tiên lănh đạo cuộc khởi nghĩa cho Việt Minh. Mặc dầu quân đội Nhật, tuy đầu hàng nhưng c̣n nhiệm vụ giữ trật tự trong nước, đă tỏ ư rơ rệt sẵn sàng giúp đỡ các đoàn thể quốc gia chống lại Việt Minh, mà người Nhật biết rơ là có chủ trương chính trị quá khích.

Người Nhật không lạ ǵ thực lực của Việt Minh, dám quyết tiêu diệt thực lực ấy trong vài ngày. Có lẽ cũng có nhiều người biết như thế nhưng người ta e rằng thực lực của Việt Minh tuy yếu kém, mà về tinh thần Việt Minh chính là toàn dân, diệt Việt Minh người ta sợ toàn dân công phẫn, kháng cự.

Người ta đành để cho Việt Minh đ̣i, và đ̣i được lănh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. Bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một, người ta không biết rằng toàn dân lúc ấy sẽ chỉ ngả về ai giành được độc lập thật sự. Thành ra có những người có thể đem tài, sức, ra viết những trang lịch sử oanh liệt, th́ những người ấy lại thoái lui, sợ lịch sử kết tội tranh giành quyền lợi, làm hại cho công cuộc đấu tranh của toàn dân. Thành ra ngày 17 tháng 8 vừa rồi, có trọn vẹn ba lá cờ chạy hiệu giữa đám biểu t́nh của Tổng hội Công chức mà huy động được hơn trăm ngàn người đi biểu t́nh ngày 19. Rồi lại có không đến ba mươi cán bộ Việt Minh, thụt lại phía sau đoàn biểu t́nh vĩ đại ấy mà “cướp” được chính quyền ở một nước hai mươi nhăm triệu dân.

 

Trung hăy nghe tôi tả rơ cuộc biểu t́nh tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8.

Người ta bảo nhau, rủ nhau may cờ để đi biểu t́nh tuần hành. Ít lắm là đoàn biểu t́nh có một trăm ngàn người: Nếu đi từng nhà, triệu thính từng người, th́ cán bộ Việt Minh chỉ tập họp được vài ngàn người. Nhưng không mấy ai được gặp cán bộ. Chỉ cần một người nói lên: “19 tháng 8!”, thế là đủ một truyền mười, mười truyền trăm, đến ngàn, đến trăm ngàn.

Chúng tôi vác cả một rừng cờ đến đợi ở trước nhà Hát Lớn từ bốn giờ sáng. Măi hơn tám giừờ mới có micro với loa phóng thanh. Mấy cán bộ Thành của Việt Minh lên đọc, ngập ngừng, những lời hiệu triệu yếu đuối so với khí thế bừng bừng của chúng tôi đứng nghe. Hơn mười giờ bắt đầu biến biểu t́nh thành tuần hành “thị uy” về phía Bắc bộ phủ. Ông Khâm sai Phan kế Toại có lời ước hẹn đầu hàng từ hôm trước, ra đón đoàn đại biểu – các cán bộ – tận ngoài cổng phủ. Tin tức loan truyền, nhanh như chớp: “Đă cướp được Bắc bộ phủ!”.

Người ta đă có quyền hành chính. Bây giờ đi cướp quyền quân sự. Tượng trưng cho quân đội lúc đó là hơn một ngàn Bảo-an binh đóng ở trại lính Khố xanh cũ, đường Đồng-khánh. Khi đoàn tuần hành đi đến ngă tư Đồng-khánh, Rollandes, th́ các cán bộ đại biểu đi chậm lại rồi mất dạng. Hơn trăm ngàn người dồn nhau, tiến vào sát cổng trại Bảo-an. Cổng đóng. Phía trong cổng, hai khẩu súng máy hạng trung và ước độ năm chục binh sĩ, hoặc nằm bên cạnh súng, hoặc nấp ḿnh sau những bức tường cuốn, súng đặt lên vai, ṇng quay về phía cổng. Người đi đầu – không có vơ khí – trông thấy hai sĩ quan Nhật đứng giữa lính, muốn quay lại. Người phía sau không thấy ǵ cả, thúc bách nhau tiến lên. Chen chật quá, tay đă co lên không buông xuống được, tay đương thơng không co lên được.

Cứ dồn nhau như thế, đến một giờ rưỡi th́ có kẻ xuẩn động ném gạch vào lính Nhật gác ở ngă tư Chợ-Hôm, Hàm-long. Lính Nhật nổ súng, hai người bị thương nơi chân. Náo động. Có tiếng hô “Đánh! Đánh!”.

 

Cuộc biểu t́nh có thể trở nên lưu huyết. Bộ Tư lệnh Nhật, trong năm phút, phái chiến xa đến chặn tất cả mọi ngả đường vào chỗ đoàn tuần hành. Nội bất xuất… cho đến năm giờ chiều, ngày chớm Thu sắp tàn. Sương bắt đầu xuống. Cờ vác mỏi tay, đă cuộn giấu vào bụng áo. Chiến xa Nhật vẫn chặn đường. Một vài người muốn ra về đều thấy lưỡi lê dí vào bụng. Hoang mang bắt đầu. Phía ngoài hàng rào chiến xa có nhiều người mẹ đi t́m con, nước mắt chạy quanh. Chỉ một nửa giờ nữa là tối. Quân Nhật có thể cho từng người một ra về sau khi, khám xét kỹ lưỡng. Cuộc khởi nghĩa tự nó sẽ tan vỡ. Nhưng bỗng có tiếng reo lên như động biến. Th́ ra trong san trại Bảo-an, lá cờ Quẻ Ly vừa hạ xuống, lá cờ của Tổng khởi nghĩa được kéo lên. Chiến xa Nhật mở máy về trại. Hơn một trăm ngàn người xô nhau ra về, măi đến bảy giờ tối mới tan hẳn. Và người ta xôn xao hỏi nhau: “Sao? Sao?”. Có người nói không xong, có người lại quả quyết rằng mắt thấy hai sĩ quan Nhật bị trói chặt giải đi, và uỷ ban Tổng khởi nghĩa đă chiếm trọn trại lính.

 

Nhưng sự thật, sự thật muôn đời, là uỷ ban đă bỏ chết đồng bào trước họng súng Nhật. Tôi không hề có ư định, hoặc làm tăng, hoặc đánh giảm giá trị những phe đương sự. Vả lại tôi tin rằng những hành động quyền biến không bao giờ có giá trị vĩnh viễn. Giá trị vĩnh viễn nằm trong khả năng xây dựng của con người.

 

Tôi thành thực không muốn lịch sử sẽ chép rằng ngày 19 tháng 8 năm 1945, dân tộc ta đă làm một cuộc Tổng khởi nghĩa oanh liệt, dưới sự lănh đạo của Mặt trận Việt Minh.

Tôi không bất công, tước bỏ giá trị của Việt Minh trong ngày 19 này, v́ thật quả giá trị ấy không hề có.

Tôi càng không có ư làm sút giảm giá trị của toàn dân trong ngày 19 này, bởi giá trị của toàn dân sẽ c̣n nhiều dịp để bộc lộ. Tôi chân thành nói với Trung như thế.

 

Trở lại buổi tối hôm Tổng Khởi Nghĩa, dân trong thành hoang mang cực độ. Ngày hôm sau lại có tin quân Pháp từ Xuân-mai (Hoà-b́nh) đánh đến Hà Đông. Và đây mới là lúc tôi trông thấy giá trị của người dân Việt hiển hiện thành việc làm: Người ta vớ lấy bất cứ một đồ vật ǵ có thể cầm lên tay mà đập vào đầu hay xuyên vào ngực kẻ thù, người ta phóng xe đạp, bám vào xe hơi, vào tầu điện như những chùm xung, người ta vào Hà-đông chặn giặc. Hàng vạn người đă đi, rồi trở về không: Trại Bảo An Hà Đông (dưới quyền chỉ huy của Quản Dưỡng) không chịu theo về chính quyền mới. Có thế thôi.

 

Thế rồi lặng lẽ luôn mười ngày, chỉ toàn những tin biểu t́nh cùng những tin lụt lội, lụt to quá ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái B́nh, Hưng Yên. Ngày thứ mười, tức là ngày 30 tháng 9, có tin bộ đội Giải phóng về đến thủ đô. Tiếng đồn có hàng chục ngàn binh sĩ mặc toàn đồ kaki, mang toàn súng máy Mỹ!

 

Cũng ngày thứ mười, trên các tường nhà xuất hiện lá thư kư tên Nguyễn Ái Quốc. Bức thư với tên kư không gây xúc động ǵ cả. Người ta đương chờ đợi một cái ǵ to lớn, chả hạn như tin Đồng Minh công nhận Chính Quyền Lâm Thời. Cho nên không mấy người sung sướng v́ biết Nguyễn Ái Quốc c̣n sống. Âu cũng là một chứng cớ thêm rằng sự náo nức thật quả bắt nguồn từ chính tấm ḷng của mỗi người tha thiết đến Độc lập.

 

Hôm qua là ngày Tuyên Ngôn Độc Lập. Một nhân vật mới xuất hiện: Hồ Chí Minh. Chưa mấy ai nghe tên Hồ Chí Minh, mà có người bảo là Nguyễn Ái Quốc đấy. Không có bằng chứng ǵ. Giá có bằng chứng cũng chưa chắc đă gây thêm xúc động. Hoặc giả c̣n gây ra hoang mang v́ tính chất cán bộ Mạc Tư Khoa của họ Nguyễn là khác.

 

Nói đến xúc động đoạn đầu thư này có câu “hăng hái đến muốn chết ngay cho tổ quốc”, tưởng không nói thế nào hơn được nữa. Giữa vườn hoa Ba Đ́nh (lối vào Vườn Bách Thú), hằng trăm ngàn người lắng tai nghe ông Hồ đọc bản tuyên ngôn. Lời văn giản dị sáng sủa. Tự bản văn cũng không gây được mấy xúc động. Là v́ chúng tôi đă bị kích thích đến cùng độ, ngay từ khi chưa đi hội. Cho nên bản văn không lạ, mà chúng tôi như uống từng chữ một, mỗi chữ lại mát lạnh hay sôi sục trong tâm hồn. Sự việc bên ngoài không theo kịp trí tưởng tượng bên trong của mọi người. Mỗi người đều có một chút hận ḷng vừa mới rửa được trong hai chữ Độc Lập. Mỗi người đều có một cách riêng để đoán trước xem Độc Lập là thế nào. Trong không khí bao dung của mùa Thu có ai c̣n tiếc ǵ không thả ḷng cho một giấc mơ không ngủ?

 

Riêng tôi, tôi theo đuổi một ư nghĩ nhất định. Không có bằng cớ ǵ chắc chắn mà tôi vẫn luôn luôn cho rằng dân Việt thông minh hơn dân Nhật. Đất Việt lại trù phú hơn đất Nhật. Tôi không thấy ḿnh điên rồ, khi tưởng tượng một trận chiến đấu, một trận thắng oanh liệt th́ đúng hơn, khi người Việt chống nhau với giống người c̣n văn minh hơn người Nga. Nghĩa là một trận Lữ Thuận kèm thêm một trận Đối Mă oai hùng. Lai có khi nghĩ đến nước Tầu, đến vua Quang Trung sớm yếu…, rất có thể Việt Nam độc lập sẽ đ̣i lại Lưỡng Quảng, mặc dầu đ̣i hai tỉnh ấy chỉ có nghĩa là nhận nuôi thêm ngót trăm triệu dân đói khát!

 

Nói thế để Trung ở bên ấy chân trời biết rằng Độc lập là cởi mở cho tất cả mọi tài năng cũng như cho tất cả mọi hy vọng. Không có ǵ có thể giúp người nước ngoài tưởng tượng nổi thế nào là Việt-Nam độc lập, kể cả ḷng yêu nước thắm thiết của từng người. Bởi lẽ Việt-Nam độc lập là thoả măn được một sự đ̣i hỏi thầm kín, truyền kiếp – từ khi dân Việt lập quốc, có bao giờ thực sự độc lập như bây giờ đâu!

 

——————————–

 

1        Chiến khu Việt Minh lập thành năm 1942, khởi từ hai châu Đ́nh Cả (Thái Nguyên) và Bắc Sơn (Lạng Sơn). Việt Minh có hai trung đội du kích, một do Phùng Chí Kiên (xuất thân trường Hoàng Phố) một do Vơ Nguyên Giáp chỉ huy. Phùng Chí Kiên tử trận và Trung Đội Một tan ră ngay năm 1942. Trung Đội Hai của Vơ Nguyên Giáp bị dồn vào rừng mây, tuyệt lương sắp chết đói hết, th́ Nhật đánh Pháp, khiến cho đội quân vây Vơ Nguyên Giáp ở Bắc Sơn phải rút đi, chạy trốn qua Bảo Lạc (Hà Giang) sang Tàu.

Người Nhật thay người Pháp chiếm đóng Đông Dương bỏ rơi nhiều khu vực miền núi, không đóng quân. V́ thế Trung Đội Hai mới có hoàn cảnh lớn mạnh nhanh chóng, trong ṿng bốn tháng từ trung đội biến thành đại đội, rồi thành tiểu đoàn Quang Trung, tức là lực lượng vơ trang độc nhất của Việt Minh khi cuộc Tổng Khởi Nghĩa bắt đầu.

2        Việt Minh chỉ tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản ở những nơi có cơ sở sẵn sàng (như Nghệ An).

Published October 31, 2014 | Posted in Thơ Văn

ING.679

 

Hà Nội, nội thành, Liên Khu I,

Ngày 26 tháng 12, 1946.

 

Thân ái Trung,

 

Ba phát đại bác cách nhau một phút một, ba hỏa pháo xanh tím xanh, tám giờ mười chín phút tối 19-12, tất cả tự vệ chiến đấu bỏ chạy hết, lũ chúng tôi, Tự Vệ Thành mà người ta gọi là Tự Vệ Công Tử, lũ chúng tôi đă khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.

 

Tự Vệ Thành toàn là thanh niên thường dân. Đa số con nhà buôn, con công chức, đều có đôi chút khả năng tài chính: Tự Vệ Thành tự cung cấp lấy từ vơ khí đến đồng phục, với chiếc ca-lô mang phù hiệu sao vàng trên nền vuông đỏ.

 

Người ta vẫn cho Tự Vệ Thành là chỉ biết ăn diện, mèo chuột, v́ đă có tự vệ chiến đấu giữ thủ đô. Nhiều tiếng x́ xào bi thử: Tiểu tư sản! Và dư luận khinh miệt chúng tôi đến nỗi chính chúng tôi cũng tưởng rằng chỉ cần nghe tiếng súng nổ, ấy là anh em tự vệ Thành đă kịp chạy lên đến trung tâm an toàn khu “lánh nạn” rồi!

 

Thế mà khi nghe tiếng súng nổ lại chỉ thấy mặt toàn những thứ tự vệ tóc chải bóng, giầy c̣n bóng hơn tóc, và nếp quần thẳng tắp như xe chỉ. Liên Khu II, bảo vệ cho đồng bào ra khỏi thành phố là chúng tôi… Giữ ụ đầu phố Bạch Mai, giữ ụ kho xăng Khâm Thiên là chúng tôi. Đến Liên Khu I, từ hàng Bông, hàng Gai, hàng Đào lên hàng Đường, ra phố Mới, chúng tôi căng chiếu ngang đường lộ mà lập thành khu chiến.

 

Phải nói cho thành thực rằng chúng tôi đă bị đặt vào hoàn cảnh quá cao đối với nhiệm vụ. chúng tôi có đâu dám nhận sứ mạng chiến đấu, một khi chưa được huấn luyện qua về chiến đấu? trong tất cả mọi buổi khai hội, đoàn thể đă ấn định: Tự Vệ Chiến Đấu đánh giặc, Tự Vệ Thành tổ chức cho dân phố rút lui. Tự Vệ Chiến Đấu là con cưng của đoàn thể, được hưởng phụ cấp hàng tháng, được huấn luyện cấp tốc và chiến thuật chống chiến xa và xuyên ốc chiến 1. Tự Vệ Chiến Đấu gồm toàn những thanh niên ưu tú chọn lọc trong giới lao động. đoàn thể gửi gắm ở đội tự vệ chiến đấu hy vọng giữ thành một cách oanh liệt, và chỉ bỏ từng tấc đất một, trên mỗi tấc lại để lại nhiều xương máu, để cho Đồng Minh biết rằng dân tộc Việt Nam cương quyết chống Pháp. Hy vọng lớn lao đến thế, mà vào khoảng 9 giờ rưỡi tối, ba chiếc chiến xa tiến gần tới cổng, chiếu đèn sáng lóe, th́ cả một tiểu đoàn Tự Vệ Chiến Đấu thoát ra phía sau trại Đấu Xảo (Viện ảo Tàng Maurice Long cũ, về sau là Bộ Tư Lệnh Nhật), tránh ụ Khâm thiên bên phải, tránh ụ Bạch Mai bên trái, lao thẳng xuống hồ Thiền Cuông, ngoi ngóp như một đàn chuột, lội về phía Kim Liên, Hoàng Mai.

 

Trong khi đó, chúng tôi không quên ḿnh là Tự Vệ Thành, nên vẫn tưởng chỉ ở lại phụ lực cho các đội chiến đấu, và rồi sẽ rút lui với đồng bào thường dân. Chúng tôi chờ đợi quân bạn đánh từ Đấu Xảo lên, mở đường cho Liên Khu I thoát về phía Nam. Càng chờ càng bặt tin. Măi đến 8 giờ sáng ngày hôm nay, nhờ liên lạc với các Hoa thương phố hàng Buồm mới biết sự chẳng lành: Các phần tử ưu tú đă bỏ mặc cho Liên Khu I bị vây kín bốn phía.

 

Có viên sĩ quan Pháp đến dụ hàng, hứa chỉ tước khí giới, c̣n người cho thong thả. Mấy bạn Hoa kiều vui vẻ, chắc chắn thành công trong nhiệm vụ ḥa giải. Nhưng phản ứng nổ ra như tiếng sét: “Quyết chiến!” Cái dúm người chỉ quen “bát” phố, chỉ biết ăn diện, trông thấy cái chết trước mắt, nhất định không chịu nhục.

 

——————————–

 

1                    Chiến thuật đánh luồn tường các nhà trong phố lúc ấy đă đục tường thông sang nhau

 

 

Hà Đông, ngày 3 tháng 2 năm 1947, viết tiếp.

 

Thân ái Trung,

 

Súng rộn lên hơn pháo tết. Cái tết oanh liệt nhất của thành Thăng Long, kể từ tết của vua Quang Trung năm Kỷ Dậu. Chúng tôi giữ thành được hơn 1 tháng, người biến thành chuột, chui rúc, leo trèo, hầm hố, cống rănh, kẽ ngạch, gầm thang, vừa cố sống vừa chiến đấu.

 

Chiến đấu! Tiếng hét thất thanh đêm 19-12.

 

Chiến đấu, tiếng tự nhiên của những tâm hồn can trường, nhưng chiến đấu lại cũng là tiếng ngại ngùng, hỗn hợp, hay có khi sợ hăi, trong những kẽ không ngờ đă biến thành chiến sĩ vào 1 đêm lịch sử. Này cụ Kư già sở Địa ốc, này ông bác sĩ Th trắng, béo tṛn, này em học sinh niên thiếu, giữa buổi họp tối 20, dưới hầm rạp ciné hàng Bạc, trong tia mắt mỗi người đều có cả 1 cơn sốt rét. Thế nhưng, nhưng đến lúc phải giơ tay xung phong vào những tiểu tổ liên lạc – liên lạc, trên một chiến trường chưa có giới tuyến rơ rệt có là ǵ khác sự dấn thân vào chỗ chết? Th́ bộ chỉ huy cần lập ra bốn tổ liên lạc, lại có cả ngh́n người giơ tay. Đến đêm hôm sau, sống chết cũng phải xin lệnh của bộ Tổng chỉ huy, phải phá ṿng vây ra ngoài rồi lại phá ṿng vây vào trong, cả trung đội tôi đ̣i đi tất cả.

 

Những cử chỉ đẹp, xưa nay chỉ đọc thấy trong sách – mà chúng ta vẫn coi là những câu chuyện bịa đặt, nhằm mục đích tuyên truyền giáo lư, những cử chỉ đẹp, đẹp hơn trong sách nữa, luôn từ mấy bữa liền xuất hiện từ những người như Trung, như tôi, đă khiến cho 2 giọt lệ chân thành cảm phục phải đọng trên khóe mắt của một bạn Hoa kiều:

 

– D́ oai ti! D́ oai ti!

 

D́ oai ti!

 

Ư ngoại địa, ngoài sức tưởng tượng, người Hoa kiều thốt lên câu nói ấy là phải lắm! Bởi lẽ người Trung hoa đối với người Việt vốn sẵn có một số định kiến khi rẻ ngấm ngầm, có lẽ do truyền thống để lại. Lẽ thứ hai, bất cứ người Trung hoa nào, đă lập nghiệp lâu ngày trên đất Việt, đều thấy rơ tính nhút nhát cấu an của đồng bào ta những năm trước kia. Và nhất là sự chia rẽ, tranh quyền cướp vị giữa các đảng phái trong nhà nước, bắt đầu từ mùa thu năm ngoái đến giữa mùa đông năm nay.

 

Mùa thu năm ngoái tôi đă gởi thư cho Trung, để thuật lại với Trung cuộc Tổng Khởi Nghĩa và ngày tuyên ngôn độc lập. lấy tư cách bạn đối với bạn, tôi chỉ thuật lại những sự kiện mà chính tôi biết đích là sự thật. Cố nhiên có những điều tôi không nói đến, th́ có khi v́ lâu ngày quên lăng, có khi v́ không biết rơ nên đặt ra nhiều nghi vấn. Tôi không muốn vội vàng xét đoán, để tự tôi có thể phạm lỗi lầm quan trọng. Tôi càng không muốn cho Trung hiểu một cách sai lệch những sự kiện có tính chất lịch sử, thành ra bức thư của tôi, tôi nhớ lại, thật chẳng khác ǵ một bài luận thuyết, nhằm phân tách, trong một khoảng thời gian nhất định, những nguyên nhân của một cuộc chinh biến. Tôi sợ rằng đọc cho hết bức thư, Trung đă phải mệt tinh thần nhiều lắm. Sự khắc khổ này đáng được đền bù.

 

Hôm nay, trong thư này tôi sẽ kể lại nhiều chuyện lạ. Những câu chuyện ly kỳ, những câu chuyện dăng mắc của cả một năm đấu tranh hoảng loạn. Biết bao nhiêu là chuyện không tiền khoáng hậu, trong đó bất cứ ai cũng có thể thấy ḿnh có quyền lợi phải bảo vệ, mà rồi ra không dễ mấy ai có thể truy nguyên xem chuyện đó v́ sao mà xảy ra, và xảy ra rồi kết thúc như thế nào.

 

Người ta, hơn bao giờ hết, thấy cuộc đời của ḿnh có liên hệ mật thiết với lịch sử. Nếu lịch sử là con đường dài, th́ quả thực mỗi người là một khách bộ hành…một người thốt nhiên thấy ḿnh đứng trên đường, bị xô đẩy mà tiến lên phía trước, rồi nh́n lại không thấy nơi xuất phát, không nh́n thấy mục tiêu và càng đi càng không nhận định được vị trí của ḿnh trên ḍng lịch sử. lịch sử từ lúc bà Âu Cơ sinh ra trăm con, hay bắt đầu từ lúc ḿnh giơ tay thề trung thành với một đảng nào đó, năm 1945?

 

Đảng, ai nhập đảng nấy, trừ những kẻ nhát sợ, hoặc những kẻ quá khôn ngoan, hay đă nuôi sẵn trong đầu óc một ư nghĩ phản bội. Nhập đảng, để phụng sự. Hoàn cảnh rất rơ rệt: Cuộc chiến đấu c̣n dài, trong khi bộ máy nhà nước chưa vững, sự nhập đảng lúc này ít khi nhằm tư lợi, mà phần lớn ai nấy đều đă linh cảm được sự cần thiết phải có một sức mạnh cho quốc dân, để chống lại sự đe dọa bên ngoài. Vào đảng, nhưng không phải tất cả mọi người đă vào cùng một đảng. Đảng cũ từ chiến khu xuống, từ ngoài Tẩu về, đảng mới mọc lên thêm.

 

Rồi bắt đầu tranh chấp, v́ lư tưởng, v́ quyền lợi. Đến nỗi người dân vào đảng, những tưởng để chống xâm lăng, nào ngờ từ Lào Cai xuống Hải Pḥng, từ Cao Bằng vào Cà Mau, sự tranh chấp đă quyết liệt đến nỗi, trong một năm trời, các đảng phái không nề hà ǵ không liên kết với một trong những lực lượng xâm lăng để tiêu diệt lẫn nhau.

 

Sự có mặt của pḥng quân Trung hoa, của Tiếp pḥng quân Pháp, mặc dầu vẫn là mối lo ngại, ghê sợ nhất của toàn dân, từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946, phải chịu kém cuộc đảng tranh về ảnh hưởng quyết định.

 

Cho nên giai đoạn lịch sử đi liền sau ngày độc lập là một giai đoạn tương tàn trong nội bộ.

 

Cuộc đảng tranh sẽ mở cửa bể Hải Pḥng cho quân Pháp trở lại chuẩn bị tái diễn tṛ hề bù nh́n. Nhưng cũng cuộc đảng tranh ấy, sẽ nhất định thai nghén ra một nền độc lập thật sự sau này. Đó là những lư lẽ khiến cho tôi muốn thuật lại cho Trung giai đoạn tranh chấp giữa các đảng phái trước, rồi sau mới đến giai đoạn tranh chấp giữa 2 đội Tiếp Pḥng Quân Việt, Pháp, tức là thời kỳ người Pháp gây hấn để ép người Việt phải nhận một cuộc chiến đấu, theo họ, của quả trứng chọi ḥn đá (tôi nhắc lại, tôi th́ kể những điều tôi biết một cách chắc chắn, bởi tôi đă sống. Tôi không thể sống tất cả mọi việc xảy ra, trong cùng một năm, trên đất Việt. Cho nên, Trung nhớ nhé, đây chỉ là lịch sử qua sự sống của một cá nhân. Một cuốn tiểu thuyết có tính chất thời sự th́ đúng hơn. Chúng ta chờ đợi nhiều cuốn tiểu thuyết như thế của nhiều cá nhân, để có pho lịch sử toàn cục.)

 

Để thuật lại cuộc đảng tranh, tôi xin nói ngay choTrung yên ḷng, là tôi có đủ tài liệu để tŕnh bày một cách rơ rệt. Tôi đă viết, trên đây, rằng đa số đồng bào ta gia nhập các đảng phái, vậy trong cái đa số đó tất nhiên có tôi.

 

Tháng 12 năm 1945, bạn của Trung đă vào đứng trong hàng ngũ một đoàn thể nặng về quân sự, nhẹ về chính trị: Phục Quốc Quân, sau đổi là Phục Quốc đảng, là hậu thân và biến thế của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội của cụ Phan Bội Châu. Sau khi bị thất bại năm 1940-1941 ở Lạng Sơn, Phục Quốc Quân sang Trung hoa, được tướng ủy viên trưởng1 giúp cho phương tiện sinh hoạt và huấn luyện. Một lớp quân sự đặc biệt. Đặc Huấn Ban, trong Liễu Châu cán bộ huấn luyện đoàn 2, được mở ra và dành riêng cho anh em cách mạng Việt Nam, phần lớn trong Phục Quốc Quân.

 

Năm 1943-1944, để tỏ ḷng trả ân với Trung Quốc, và cũng để tỏ ư chí quyết tâm chống độc tài, các cán sinh trong Đặc Huấn Ban đă tự nguyện tham gia các mặt trận kháng Nhật. Sau trận giữ trường bay Trường Sa, Quế Dương, anh em bị tổn thất một số đồng chí. Số c̣n lại, năm 1945, về đóng từ Lộc B́nh lên Đồng Đăng (Lạng Sơn), tuyên bố, một lần nữa, lập tinh chính phủ. Và nhanh chóng ấn định thái độ: Chống Việt Minh, chống Cộng Sản.

 

Phục Quốc Quân, như đă nói, là 1 đoàn thể nặng về quân sự. Số cán bộ chính trị rất thiếu thốn, nhất là về tuyên truyền. Cho nên tham gia Phục Quốc Quân, bạn của Trung được ủy thác ngay nhiệm vụ ủy viên trưởng tuyên huấn, kiêm chủ nhiệm tờ báo Phục Quốc, phát hành ở Hà Nội (in và phát hành tại số 80 đường Quan Thánh, trụ sở trung ương của Việt Nam Quốc Dân đảng.)

 

——————————–

 

1        Tưởng Giới Thạch.

2        Gọi tắt: Liễu Châu Cán Huấn Đoàn, là một thứ trường vơ bị tựa như Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức của ta ngày nay.

 

ING.681

 

 

Thế là từ bây giờ, đáng lẽ chỉ nghe tâm sự của một người bạn, th́ Trung chỉ được nghe tâm sự của một người bạn lẫn một cán bộ quốc gia chống Cộng. Chắc là Trung không được hài ḷng lắm, bởi thế nào Trung chả muốn được nghe thuật lại cuộc đảng tranh một cách vô tư, bởi một người ngoài cuộc?

 

Nhưng thật ra, Trung ạ, trong cuộc sống dồn dập năm kia, năm ngoái và năm nay, tôi dám quyết với Trung rằng không ai có thể là người ngoài cuộc, trừ những kẻ hèn nhát. Tôi nhất định không thể không chủ quan. Nhưng tôi thành tâm trong đời sống, cũng như tôi thành thật với Trung trong lúc này. Tôi sẽ cố gắng để xứng đáng với danh nghĩa trí thức (hay tiểu trí thức cũng thế), tôi sẽ không cố t́nh tâng bốc riêng đoàn thể tôi hay chung chung mặt trận quốc gia, tôi sẽ không cố t́nh bịa đặt về Cộng Sản Việt minh. Trung hăy tin tôi ở điểm ấy.

 

– Trung đă tin rồi, nhưng Trung muốn hỏi v́ đâu bạn của Trung chọn Phục Quốc Quân, v́ đâu vào tập thể ấy, v́ đâu tập thể ấy chống Việt Minh?

 

Chắc chắn Trung muốn hỏi tôi như thế, nhất là trong bức thư đầu tiên, tôi có nói đến ngày Độc lập với biết bao nhiêu là sung sướng, biết bao nhiêu là hy vọng. Trong ư nghĩ của Trung, chắc hẳn hai chữ độc lập đă đi liền với hai chữ Việt Minh, cho nên phải lấy làm lạ lùng rằng thư này lại nói đến chống Việt Minh.

 

– Tại sao chống Việt Minh?

 

– Tại, đối với đoàn thể, Việt Minh không muốn cho đoàn thể nào tồn tại, trừ phi đầu hàng, nhập bọn và chịu sự lănh đạo của họ. Tại, đối với cá nhân, người ta chống Việt Minh v́ biết họ là Cộng Sản, v́ Việt Minh không để cho người ta yên, hoặc sau hết, có những người chống Việt Minh chỉ v́ không chịu cho một đảng nắm chính quyền lại có thể có những cán bộ lưu manh, ô hợp, như cán bộ của họ lúc bấy giờ. Cũng có người chống Việt Minh bội ước. Đó là trường hợp công khai tranh chấp đầu tiên, trường hợp của các lănh tụ Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội.

 

Người ta nhớ rằng năm 1941-1942, Việt Minh đă xin gia nhập Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội. Cũng năm đó, Hồ chí Minh bị giam trong hang đá, được Đồng Minh hội bảo lănh cho được tự do, được tham gia Chấp hành Ủy viên hội làm ủy ban dự bị, và sau hết, được bảo đảm cho về nước, với tiền bạc và vơ khí, để thực hiện công tác chỉnh biên chỉnh đội. Như vậy, trong ư nghĩ của các lănh tụ Đồng minh hội, nếu Hồ Chí Minh thành lập được chiến khu, cướp được chính quyền, ấy cũng là nhờ sự giúp đỡ của hội.

Thế mà từ khi cướp được chính quyền, họ Hồ tuyệt đối không biết đến Đồng Minh Hội. Ông ta thản nhiên thành lập một chính quyền lâm thời, với những cán bộ Cộng Sản không dấu diếm, như Dương Hoài Nam (tức Vơ Nguyên Giáp), Lâm Bá Kiệt (tức Phạm Văn Đồng), Đinh Chương Dương, Lư Quang Hoa (tức Hoàng Văn Hoan), Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Đức Kính, Nguyễn Đức Chính, và sau hết là Trường Chinh. Trong số cán bộ này, người có, kẻ không có tên trong danh sách các bộ trưởng đầu tiên, nhưng tên tuổi họ được dân chúng nhắc đến hàng ngày. Không những thế, mặc cho lời giao ước chia sẻ trách nhiệm chính quyền c̣n nóng hổi với các lănh tụ đảng phái quốc gia, họ đă bắt đầu lùng bắt và thủ tiêu những người đối lập với họ, ngay từ buổi tối ngày 19/8.

 

Thái độ của Việt Minh, v́ quá rơ rệt như thế nên sau khi về đến Hà Nội, các lănh tụ như cụ Nguyễn Hải Thần, về với các ông Nhượng Tổng, Vũ Hồng Khanh (1) không thấy c̣n giải pháp nào khác là thành lập một mặt trận quốc gia chống lại họ (2).

 

***

 

(1) Gọi Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh là lănh tụ Đồng Minh hội thật ra là chỉ để cho tiện sự theo dơi cuả bạn đọc, v́ đó là sự thật đă xảy ra về sau, trên đất nước nhà. C̣n khi ở ngoài Tầu, lănh tụ Đồng Minh hội là cụ Trương Bội Công (chết ngày 19/8) cùng với 1 ban thường vụ của Trung Ương Chấp hành ủy viên hội, gồm có Hồ Đức Thành, Lê Tùng Sơn, Đinh Chương Dương, Trung Trung Phụng, Bồ Xuân Luật. Trong bọn này, Thành, Sơn, Dương vốn là cán bộ Cộng Sản náu ḿnh trong những đoàn thể giả hiệu như Quốc tế phản đế, Mặt trận Giải phóng các nhược tiểu dân tộc….

 

(2) Tác giả thấy cần phải ghi thêm vào đoạn này một sự kiện mà trong thư không có dịp nói đến, v́ không muốn cho bức thư bị quá nặng nề chi tiết. Sự kiện đó là vụ lụt năm 1945, một vụ nước ngập ít có ở Bắc Việt, d́m sâu và cắt đứt tất cả mọi đường giao thông giữa hai vùng trung châu và đồng bằng dưới từ 1 đến 5 thước nước. Con đường từ Trung Hoa sang Hà Nội bị ngập ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, khiến cho lănh tụ quốc gia, cũng như quân đội Trung Hoa, tới Hà Nội chậm 21 ngày, Việt Minh củng cố được cơ sở, lập được Chính phủ, tuyên bố được độc lập, chính là nhờ được 21 ngày này.

 

****

 

Việt Minh đối với các đảng khác lại c̣n tệ hơn nữa. Thí dụ sau khi Phục Quốc Quân đă về đến Lạng Sơn, vẫn c̣n đương trong thời kỳ giao hảo với các tổ chức Việt Minh địa phương, th́ ở châu Bảo Lạc, họ đánh lừa một chỉ huy Phục Quốc Quân đến dự tiệc liên hoan, rồi bắt giết đi, cùng với hơn 200 anh em cùng đi với vị chỉ huy này. Sở dĩ một lúc có tới hơn 200 người bị lừa, là v́ trong cả toán quân, không một ai dám nghĩ rằng người ta có thể phản bội nhau như thế trong một nước độc lập. Vả lại lúc đó cũng chưa có 1 dấu hiệu ǵ rơ rệt rằng Việt Minh chủ trương sát hại quốc gia, cũng như chưa có sự xích mích nào giữa Việt Minh với Phục Quốc Quân hết.

 

Sự giết hại toán Phục Quốc Quân ở Bảo Lạc, giết hại các lănh tụ Đại Việt ở Hà Nội, giết hại các cán bộ Quốc Dân đảng trên đường về của họ từ Lào Cai tới Hà Nội, bấy nhiêu vụ tàn sát làm cho các đảng quốc gia, ngay trước khi xét đến vấn đề chủ nghĩa, đă phải tụ họp trong một mặt trận đồng nhất chống Việt Minh. Nhà số 21 đường Quan Thánh, Hà Nội, là căn cứ đầu tiên của Đồng Minh hội, lúc đó mặc nhiên là cơ cấu trung ương của các đoàn thể chống Việt Minh, lớn cũng như nhỏ.

 

Tiếng loa phóng thanh, từ ngôi nhà 2 tầng giữa một khu vườn rộng răi này, có tác dụng đánh thức đa số đồng bào ta c̣n đương hoan hỷ tin vào lời Việt Minh kêu gọi “Đại đoàn kết chống ngoại xâm”. Lời tố cáo gay gắt những vụ ám sát và phản bội được nhắc đi nhắc lại và truyền rộng ra rất nhanh trong các giới tư sản, trí thức.

 

Người ta bắt đầu nghi hoặc và đặt ra những câu hỏi cụ thể về đại đoàn kết. Cán bộ Việt Minh bắt đầu lúng túng v́ những lời chất vấn, đại để:

 

“- Tại sao giết những nhà cách mạng thân Nhật không làm hại ǵ đồng bào? Tại sao giết các công chức làm với Pháp? Tại sao giết các nhà giàu thôn quê?”

 

Riêng ở Hưng Yên, Học Phi, Chủ tịch ủy ban hành chính Tỉnh, đă công khai hạ lệnh xử tử ít lắm là năm ngàn người, ấy là không kể số người bị thủ tiêu đơn giản ở các phủ, huyện, làng, xóm. Cuộc khủng bố này đă khiến cho tỉnh Hưng Yên, trong một năm trời, vắng hẳn bóng những người biết đọc, biết viết. Rồi cũng do đó, tỉnh Hưng Yên sẽ là tỉnh nhiều nhất những người chống Việt Minh, không v́ chủ nghĩa hay chính trị, mà chỉ v́ oán thù trong tang tóc.

 

Một số người khác chống Việt Minh, v́ không chịu nổi việc Việt Minh đưa lên hàng “trị dân, trị nước” một bọn côn đồ mới bữa trước c̣n ăn trộm, ăn cắp, du thủ du thực.

 

Đây phần lớn là những nhà trí thức sâu sắc, đă yên trí từ lâu rằng công việc cai trị phải được đảm nhiệm bởi những người có bảo đảm về trí tuệ cũng như về đạo đức. Thấy Việt Minh giao phó từng địa phương rộng lớn cho những người không những đă vô học lại c̣n mang tiếng là lưu manh, nhà trí thức lấy làm lo sợ mà so sánh t́nh trạng ấy với t́nh trạng ổn định ở các nước tân tiến. Họ thấy Việt minh làm việc trái với lẽ phải thông thường, th́ Việt Minh tự nhiên tự nó cũng có ngày tan ră. Họ tham gia các đoàn thể chống Việt Minh chỉ cốt để, theo ư họ, làm cho Việt Minh chóng tan ră hơn. Và do đó, tránh cho đất nước đỡ bị tàn hại bởi bọn “cáo đội lốt hùm”.

 

Thứ ba đến những người chống Việt Minh v́ lư tưởng, gồm những đồng bào có công phu nghiên cứu chính trị từ trước năm 1945. Có lẽ tôi cần phải nói rơ với Trung rằng, trước năm 1945, ngoại trừ các môn đệ của Karl Marx vẫn chống nhau trong ba quan niệm trốt-kưt tức Đệ Tứ Quốc Tế, ngoại trừ các môn đệ này của Karl Marx, đồng bào ta rất ít người chịu để tâm học tập chính trị. Cũng bởi thế, ngoài số đảng viên của mấy đảng Xă hội, Đông dương Cộng Sản, Việt Nam thường trực Cách mạng, chỉ có một số nhỏ đồng bào hiểu biết chính trị mà không vào đảng phái nào hết. Đó là những người c̣n trung lập cho đến ngày tổng khởi nghĩa. Họ hoan hỷ chào mừng ngày độc lập, nhưng họ vẫn kín đáo xem xét về hành vi và thái độ của Việt Minh. Kịp đến khi Việt Minh kêu gọi đoàn kết th́ tự họ sẽ chia làm hai phe.

 

Phe thứ nhất thành khẩn với tiền đồ của dân tộc, tiếc thay không đủ yếu tố để hiểu biết Việt Minh rơ ràng hơn, nên có những người đă theo hẳn chính quyền mới. Trong số, Trung sẽ nhận thấy có các luật sư Vũ Trọng Khánh, Phan Anh, các cụ Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng.

 

Việt Minh, để được sự cộng tác của các vị nhân sỹ này, không ngần ngại đội lốt dân chủ quốc gia thuần túy, và đă ủy thác sứ mệnh cầu hiền cho những cán bộ khôn ngoan nhất. Họ đă thành công, như Trung xem báo tin tức cũng biết, khi thành lập được một chính phủ có bộ trưởng Nội vụ là cụ Huỳnh, Bộ trưởng Tư pháp là ông Khánh. Rồi sau đây, Trung sẽ hiểu rơ sự hệ trọng, về lư thuyết và chiến thuật của sự thành công này, sự thành công thật ra không có ǵ làm to lớn lắm.

 

C̣n bây giờ, đây là trường hợp của những người, như bạn Trung, chống Việt Minh v́ chống Cộng Sản. Đối với họ, sự dụ dỗ về bất cứ phương diện nào cũng vô hiệu. Họ là người c̣n trẻ hơn các cụ Huỳnh, Bùi, c̣n trẻ hơn các ông Anh, Khánh. Chính v́ họ c̣n trẻ, ham đọc, ham hiểu và chịu khó t́m ṭi, suy nghĩ, cho nên họ đă tự đặt lấy được một hệ thống lư luận về Việt Minh và Cộng Sản.

 

Để hiểu Việt Minh, họ biết gạt bỏ, coi là không quan trọng, những vụ tàn sát, giết chóc, (bao giờ cũng có trong một cuộc đảo lộn chính trị).

 

Nhưng Họ không chấp nhận những vụ đồ tể làm quan cách mạng, v́ họ biết Việt Minh cũng không muốn thế, và sự lệch lạc này chỉ tồn tại nhất thời. Họ chỉ riêng lo, khi nh́n gần, thấy bao nhiêu cơ sở đầu năo trong chính phủ đều lọt vào tay cán bộ Cộng Sản: đó là chiến thuật nguyên tắc: “Đảng lănh đạo chính quyền”, chiến thuật riêng của đảng Cộng Sản. Rồi họ nh́n ra bao quát, nến hành chính trong nước đă do bộ trưởng Bộ Nội vụ, là Vơ Nguyên Giáp, kư nghị định ngày 3 tháng 10 lập thành các cấp ủy ban. Chế độ ủy ban là chế độ Xô Viết, không hơn không kém, và đó là một thuộc lư thuyết tổ chức của Cộng Sản.

 

Thế là nhờ một ưu điểm của họ: biết gạn lọc giữa trăm ngàn việc lấy những việc có tính chất nguyên tắc hay lư thuyết; họ đă nhận định được một lần mà đúng vĩnh viễn: Cái nhân của Việt Minh là Cộng Sản, Việt Minh trưởng thành tất phải là Cộng Sản.

 

Họ là những người chống Cộng. V́ sao chống Cộng Sản, trong khi Cộng Sản chỉ tuyên bố giành độc lập, t́m no ấm cho dân? Đây cũng là một điểm lư thuyết. Bởi theo Karl Marx, họ không thấy hai chữ “độc lập” trong cứu cánh: Độc lập chỉ là một phương tiện quyến rũ. C̣n no cơm, ấm áo, muốn có phải theo Marx, phải đi qua con đường đấu tranh bằng bạo lực và khủng bố giữa các giai cấp. Họ là những người không tin rằng giai cấp kinh tế là một sự kiện dĩ nhiên, một sự kiện nguyên nhân của lịch sử.

 

Họ không tin rằng xă hội muốn được cải tạo, phải được cải tạo trong máu, lửa của Cách mạng vô sản.

 

Như vậy, họ chống Cộng Sản trên lư thuyết. Họ biết, sớm hay muộn, Việt Minh tất có ngày nhận lấy tính chất Cộng Sản thuần túy. Họ chống Việt Minh là v́ thế. Trong trường hợp của họ đă rơ rệt, họ chịu nhận một nhược điểm: Họ chống lại một chủ nghĩa khác để thay thế. Nhược điểm thật nặng nề.

 

Thành thử họ chỉ là những cá nhân biệt lập chống Cộng: Họ không đủ điều kiện lư thuyết để lập nên những đoàn thể chống Cộng của riêng họ. Đó là nguyên nhân khiến cho sau này họ tham gia vào những đoàn thể quốc gia, tuy cũng không có một chủ nghĩa mới mẻ và quyến rũ, nhưng ít ra cũng có những cứu cánh rơ rệt, là sự tồn tại của dân tộc, của tổ quốc, và sự bảo đảm cho mỗi người dân được tự do lựa chọn lấy con đường riêng của ḿnh, trong khi đi t́m một cuộc sống có hạnh phúc.

 

Lẽ cố nhiên tôi không thể chối được sự mỏng manh của họ, tức là chúng tôi, về tinh thần. Chúng tôi biết, trong một thời gian ngắn ngủi, khó mà chúng tôi có thể chứng minh với đồng bào chúng ta rằng Việt Minh là Cộng Sản, rằng không nên theo Cộng Sản, bởi Cộng Sản đưa đến một t́nh trạng bế tắc, khiến người trong một nước phải giết nhau, dù đối với nhau không thù không oán, để giải quyết một vấn đề kinh tế.

 

Lời chúng tôi sẽ nói xa xôi quá. Lời Việt Minh nói nghe gần ngay bên tai, mà ấm áp dễ thương quá. Việt Minh nói: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. C̣n chúng tôi đă gào lên, đă thét lên rằng họ điêu ngoa quá đỗi. Nhưng đồng bào ta thèm khát những danh từ ấy đă lâu rồi, nên thấy có, như có nước trong giữa cơn cháy cổ, hăy uống đă, có xá ǵ nước độc sẽ di hại về sau?

 

Trung chắc sẽ hỏi rằng biết thua, hà tất chống lại làm ǵ cho thêm mệt? Nhưng không đâu, Trung ạ. Chúng tôi tin ở sự sai lầm của một chủ nghĩa nên chúng tôi chống lại sự sai lầm ấy. Chúng tôi có thể thua (cho đến lúc viết thư này th́ thua thật rồi c̣n ǵ!), nhưng chúng tôi dù sao cũng tạo nên một dấu vết cho tranh đấu. Dấu vết in vào ḷng người, có những người khác, hoặc tài giỏi hơn, hoặc có hoàn cảnh thuận tiện, sẽ đứng lên tiếp tục. Sự thất bại của chúng tôi không vô ích, mặc dầu sự thất bại, riêng tôi đă thấy rơ từ khi khởi đầu tranh chấp.

 

Sự thất bại, Trung ạ, đau đớn nhất là không cứ thua Việt Minh về lư thuyết hay tài năng. Chúng tôi thua, phần lớn tại hỗn loạn trong nội bộ.

 

Trung c̣n nhớ tôi thuật lại rằng Đồng Minh hội được mặc nhiên coi là cơ cấu trung ương của các đoàn thể chống Việt Minh. Chính bởi thế, Đồng Minh Hội là một cái ǵ hỗn độn quá sức tưởng tượng.

 

Trung đă biết cụ Nguyễn Hải Thần chỉ là ủy viên giám sát trong Đồng Minh Hội, khi c̣n ở ngoài Tầu. Nhưng đến khi về nước, toàn thể các lănh tụ quốc gia phải nhận không ai có uy tín bằng cụ, đối với quốc dân trong nước cũng như đối với chính phủ Trung Hoa bên ngoài. Tất cả bèn tôn cụ lên địa vị lănh tụ tối cao, chủ tịch Đồng Minh Hội, có ông Nhượng Tống làm bí thư cho cụ, và ông Vũ Hồng Khanh vừa giữ địa vị lănh tụ Quốc dân đảng, vừa kiêm nhiệm tổng bí thư Đồng minh hội.

 

Đồng Minh Hội có danh là một tổ chức thống nhất các lực lượng quốc gia chống Việt Minh. Nhưng sự thật, không có ǵ thật cả. Đồng mMinh Hội, trên thực tế, chỉ là đoàn thể riêng của cụ Nguyễn Hải Thần, cũng như quốc dân đảng của riêng ông Vũ Hồng Khanh.

 

Người ta suy tôn cụ Nguyễn, đoàn thể nào cũng gọi cụ là lănh tụ tối cao, mà chẳng đoàn thể nào tuân theo mệnh lệnh của cụ hết. Lư do của đương sự: Cụ có uy tín, có đạo đức, nhưng không có tài. Người ta nói rằng những kế hoạch tổ chức, những chiến thuật đấu tranh của cụ đă bị đối phương bỏ xa quá, cho nên người ta phải bỏ cụ, để tiến tới. Và người ta đă có lư, v́ quả nhiên cụ Nguyễn chỉ c̣n là một uy danh thuần túy nữa mà thôi.

 

Nhưng, cũng là lẽ tự nhiên. Cụ Nguyễn nhất định không thể biết rơ ḿnh như thế. Hơn nữa, các lănh tụ quốc gia tuy không phục ṭng mà vẫn t́m đủ mọi cách lọi dụng. Trong sự tranh chấp với Việt Minh, giai đoạn đầu, bao nhiêu sự xích mích đều do tướng Tiêu Văn, chính trị chỉ đạo viên của Đồng minh hội, từ ngoài Tàu theo Pḥng quân vào Việt Nam phân xử. Những quyền lợi do Tiêu Văn giành cho phe quốc gia, là mặc nhiên giành cho cụ Nguyễn. Các lănh tụ quốc gia bề ngoài vẫn phục ṭng cụ, chỉ để chia phần quyền lợi ấy.

 

Thái độ mập mờ, mê hoặc cụ Nguyễn của các lănh tụ quốc gia, những lănh tụ trong cùng một mặt trận không bao giờ thành thật với nhau, đă nhiều lần làm cho cả mặt trận điên đảo. Thí dụ, hồi cuối tháng Chạp năm 1945 sang tháng Giêng năm 1946, Việt Minh lo ngại tổ chức bầu cử Quốc Hội không xong, nên điều đ́nh “mời” mặt trận quốc gia 70 ghế nghị sĩ, trong đó có 50 ghế dành cho Quốc Dân Đảng, 20 ghế dành cho Đồng Minh Hội. Mặt trận họp bàn, đồng thanh không nhận. Nhưng các nhà lănh tụ Quốc Dân Đảng, đột nhiên và tự ư riêng đi lấy về 50 phiếu. Sau đó, cụ Nguyễn c̣n một ḿnh bị bọn Bồ Xuân Luật theo Việt Minh, nại danh nghĩa ủy viên thường vụ, chia mất 10 ghế. Các đảng khác trong Đồng Minh Hội đành chia với cụ 10 ghế c̣n lại. Thiết tưởng khỏi nói đến sự bất b́nh trong nội bộ mặt trận quốc gia !

 

Một thí dụ khác, vào cuối tháng hai năm 1946. Bấy giờ đồng bào trong nước đă chán cuộc tranh chấp đảng phái lắm. Người ta bèn tổ chức ra một mặt trận mới: Mặt Trận Dân Tộc, ư nói là toàn dân tộc cùng ở trong tổ chức. Mặt trận Dân tộc họp phiên đại hội đầu tiên trong một căn nhà ở phố Hàng Bún trên. Chủ tịch: Một vị giáo sư có danh tiếng về kinh nghiệm sư phạm. Nhưng không có kinh nghiệm về chính trị, bởi lẽ mặt trận của ông đại ư bao hàm cả dân tộc, đến khi họp có mời đại biểu của ngót 10 đoàn thể nhỏ, lại quên mất mấy đảng lớn nhất. Có một đại biểu hỏi đến, vị chủ tịch đă không trả lời được hợp lư, lại nhất thiết yêu cầu hội nghị “cứ” bàn việc “tổng đ́nh công, tổng băi thị, cho đến khi Việt Minh rời bỏ chính quyền mới thôi”! Hội nghị bèn cứ bàn, rời rạc, lạnh nhạt, các đại biểu từ chối những nhiệm vụ rơ rệt. Họ đều nghĩ có lư: “Đảng nhỏ lật ngụy quyền, đảng nào lập chính quyền mới?” Họ không muốn bị lừa, dù chỉ trong nội bộ quốc gia. Cho nên, đến ngày khởi sự, lại chỉ vẻn vẹn có một số cán bộ của mấy đảng lớn ra mặt, chặn đường vào chợ, hăm máy xe điện và đóng cửa các nhà hàng. Họ đă đành bị Việt Minh phản công dễ dăi: Một số cán bộ đóng vai hàng thịt sấn vào hành hung một họa sỹ danh tiếng, mấy đội viên giả làm thường dân phẫn nộ rút dao găm đâm loạn xạ vào những người đi hô hào đóng các cửa hiệu. Nói tóm lại, cuộc “Tổng đ́nh công, tổng băi thị” mới thoát thai đă yếu tử, với một ưu điểm là không có một tiếng súng nổ, đúng theo chỉ thị của Pḥng quân Trung hoa. Và kết quả, là Việt Minh chứng tỏ được với Chu Phúc Thành, tư lệnh Pḥng quân, rằng dân chúng không theo quốc gia một chút nào !

 

Chu Phúc Thành, nhân nói để Trung biết, là một đại tướng vào hạng khá của quân đội Trung Hoa, tư lệnh đạo quân thứ 53 mà đồng bào ta quen gọi là “quân áo xám”, đến thay thế cho “quân áo vàng” của tướng Lư Hán. Họ Lư là viên tướng vào Việt Nam trước tiên, theo lệnh của Đồng Minh, để thi hành hai nhiệm vụ: Giải giáp quân đội Nhật, giữ trật tự ở miền quân Nhật đóng, đồng thời giúp phương tiện, hoặc giáo dục hoặc giám sát, cho dân địa phương tự tổ chức lấy một chính quyền dân chủ. Hai chữ “Pḥng quân” chắc là để ám chỉ nhiệm vụ để pḥng quân Nhật trở mặt, hoặc đề pḥng loạn lạc ở địa phương.

 

Trung hẳn đă biết pḥng quân Anh thi hành nhiệm vụ như thế nào ở miền Nam, từ Nam vĩ tuyến Bắc 16 độ trở xuống. Trung xem báo Pháp, chắc biết rơ quân đội Pháp đương làm ǵ ở Sài G̣n. Riêng tôi, có thể nói với Trung rằng Pḥng quân của Lư Hán vào Việt Nam, tức khắc bị Việt Minh vừa bắt nạt vừa mua chuộc. Lư Hán phần th́ ăn ngập mày ngập mặt, phần th́ tư lệnh một đạo quân hỗn tạp, với đàn bà chửa, với trẻ con và chó mèo ghẻ lở trong quang gánh ṭn ten trên vai người lính chiến, lẽ đương nhiên là Lư Hán đánh lá bài ḥa giải. Nhưng không xong, v́ cụ Nguyễn cũng như Việt Minh, đều không chịu chia nhau một nửa đất nước c̣n lại, Lư Hán đương luống cuống th́ được Chu Phúc Thành sang thay. Chu h́nh như quyết tâm đánh Việt Minh, nhưng đến lúc đó, phái đoàn Pháp ở Trùng Khánh đă kịp hoạt động có kết quả.

 

Phái đoàn Pháp kư kết với chính phủ Trùng Khánh một thỏa ước, ngày 26 tháng 02 năm 1946, nhường cho quân Pháp vào Bắc Việt Nam “Tiếp pḥng quân” thay thế quân Trung Hoa. Để đối lại, Pháp lấy xong Bắc Việt sẽ giao con đường xe lửa Hải Pḥng, Côn Minh cho Trung Hoa làm tư hữu, cùng một lúc với sự mở một khu miễn thuế ở Hải Pḥng cho hàng hóa nhập cảng vào Vân nam phủ.

 

Thỏa ước Pháp-Hoa kư xong th́ 7 ngày sau, ngày mồng 6 tháng 3, hiệp định sơ bộ cũng được kư kết giữa Việt Nam với Pháp. Tôi phải nói Việt Nam, mà không nói Việt Minh, là bởi một lẽ bí mật c̣n tồn tại đến bây giờ, tôi không hiểu v́ sao ông Vũ Hồng Khanh đă cùng kư vào đó với Hồ Chí Minh. Ông Khanh, chắc hẳn cũng như Trung, và tôi, và hơn 20 triệu đồng bào ta, cũng thấy rơ hiệp định sơ bộ là một sự thiệt hại vô kể cho quốc gia với quốc dân, tuy hiệp định sơ bộ là một sự thắng lợi to tát cho riêng Việt Minh.

Việt Minh trước hết cùng với Pháp tổ chức Tiếp pḥng quân, nghĩa là gián tiếp có nhiệm vụ đối với Đồng Minh. Việt Minh sẽ là một chính quyền hiện hữu. Việt Minh trông thấy rơ sự trở mặt của Pháp sau này, Việt Minh sẽ là một chính phủ kháng chiến hợp pháp và hợp lư. Việt Minh trong khoảnh khắc một chữ kư, từ địa vị một tổ chức nhỏ mọn, có thể bị Đồng Minh đặt ra ngoài ṿng luật pháp và trật tự bất cứ lúc nào, Việt Minh đương ở trong t́nh trạng lo sợ ngày đêm ấy, bây giờ đă là một chính quyền đường đường chính chính, có chủ tịch chính phủ gởi điện văn chúc tụng quốc trưởng Pháp, được quốc trưởng Pháp trả lời rất lịch sự: “Thưa ông chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng ḥa….”!

 

Có thể nói thắng lợi của Việt Minh trong hiệp định sơ bộ c̣n to lớn hơn cả trong ngày Tổng Khởi Nghĩa.

 

Việt Minh như lớn hẳn lên trên trường chính trị, mặc dầu kư hiệp định sơ bộ, Việt Minh đă biết trước là đem dân tộc d́m vào một cuộc chiến đấu tàn khốc.

 

Việt Minh rơ ràng v́ quyền lợi riêng mà phản bội tổ quốc và nhân dân.

 

Người quốc gia bắt đầu có chứng cớ cho công việc chống Việt Minh của họ có hiệu quả, th́ vừa lúc đó mặt trận quốc gia bắt đầu tan vỡ. v́ đâu mà tan vỡ? V́ không nương tựa được vào Tiếp Pḥng Quân Trung Hoa nữa.

 

V́ từ ngày khởi sự tranh chấp không một đoàn thể nào xây dựng được một lực lượng vơ trang đáng kể:

 

Quân của Đồng Minh hội giao cho Ủy Viên Quân Sự Nguyễn Phúc An, nguyên sĩ quan chuyên nghiệp thợ mộc trong quân đội Tàu

Quân đội Quốc Dân đảng, không quá một ngàn người được huấn luyện, đóng rải rác từ Phúc Yên lên Lào Cai

 

Phục Quốc Quân không quá bảy trăm binh sĩ tinh nhuệ chiếm đóng phía bắc tỉnh Lạng Sơn

 

Đồng Minh Hội Đệ Tam quân, (chỉ huy trưởng Vũ Kim Thành) không tới năm trăm đội viên, giữ miền Duyên Hải từ Quảng Yên ra Móng Cái.

 

Tất cả đều bị Việt Minh vây hăm bằng những lực lượng kém huấn luyện nhưng quân số ít lắm cũng gấp 10 lần.

 

Người đă ít, tác động tinh thần đă không có, tài chính với lương thực lại nghèo nàn…cho nên Pḥng quân rút đến đâu, lực lượng cách mạng quốc gia rút theo đến đó.

 

Cuộc rút lui bắt đầu từ Thanh Hóa, tỉnh đảng bộ Đại Việt kéo về Hà Nội, một đằng theo ông Vũ Hồng Khanh qua Lào Cai, một đằng nhờ đường Phục Quốc Quân, lại ra ngoài Tàu. Cụ Nguyễn Hải Thần đă lên tới Lạng Sơn ngày 8 tháng 3, ông Vũ Hồng Khanh cũng phải ra đi bí mật, khiến cho số cán bộ, đảng viên bị bỏ lại, bị bắt giam trong trại trung ương không đủ chỗ.

 

Mặt trận quốc gia tan vỡ quả là một sự đau ḷng, dù cho phần đông người sáng suốt đều đă biết trước. Biết trước mà vẫn phải làm, như tiền nhân khuyên nhủ: “Hăy làm cho hết sức, rồi được đến đâu hay đến đó!

 

Riêng phần tôi, tôi bị bắt ngay buổi chiều ngày 08 tháng 03, ở Bán Loọng, một vị trí cách Lạng Sơn 3 cây số. Người bắt tôi là bạn của chúng ta: Trần Minh Tước, nguyên bỉnh bút báo Đông Pháp và La Volonté Indochinoise. Ngay khi bắt tôi, Tước đă nói trước sẽ không giết, không phải v́ hắn nể nang ǵ cái danh nghĩa Đại Biểu quốc hội của tôi, mà v́, theo lời hắn, cách mạng vô sản c̣n cần đến “những người như chúng ta”! Minh Tước nói thế, nhưng ngay 6 bữa sau, Lộc Giang, chi đội trưởng chi đội (bây giờ được gọi là trung đoàn) Lạng Sơn đă hạ lệnh trói tay và bịt mắt tôi, đă điểm nửa tiểu đội lính, đă phát cho mỗi tên 3 viên đạn. Đạn đă lên ṇng, hộp cơ bẩm đă đóng lại, tôi đă gởi về mẹ tôi ư nghĩ cuối cùng, th́ có lệnh tạm hoăn. Tôi được đưa tới giam chung với ba cán bộ trung ương của chúng tôi, trong số đó có nhà văn chuyên viết phóng sự về Hà Nội lầm than, với 2 chỉ huy quân sự. chúng tôi được gặp nhau để bị điều đi phố B́nh gia, rồi đi Bắc Sơn. Sáu tháng sau, hai đồng chí Vi Văn Ḥa, Phạm Chấn Phương của chúng tôi bị giết, khi chúng tôi – đồng chí Trọng Lang với tôi được trả về Lạng Sơn để về Hà Nội bằng phương tiện riêng.

 

Thân ái Trung,

 

Sáu tháng giam cầm lần thứ nhất (chao ôi! Tôi trông thấy lần thứ hai bị giam rồi đó Trung!), ngay tại trung tâm chiến khu, đă giúp cho tôi nhiều về suy nghĩ.

 

Lạ một điều, tôi không hề nghĩ đến lư thuyết suông. Tôi chỉ lo sẽ làm ǵ sau khi được thả về. Tin đoàn thể phải đi theo con đường thoái triệt của quân Tàu lẽ cố nhiên được thông báo cho chúng tôi biết ngay. Chúng tôi đă thấy rơ: Về Hà Nội chỉ c̣n Việt Minh với Pháp. Chúng tôi sẽ liên kết với Pháp, như đă nhờ vả Trung Hoa, để đánh Việt minh? Hay ngược lại? thực là đau khổ, ngay khi c̣n tù tội đă đau khổ v́ viễn tượng của tự do!

 

Một anh bạn đưa ra giả thuyết Pháp thi hành đúng Hiệp định sơ bộ. nhưng không thể được, người Pháp hơn bao giờ hết, cần đến thuộc địa để hàn gắn những đỗ vỡ của 5 năm chiến tranh. Người Pháp phải kư hiệp định 6-3 để đuổi được người Tàu một cách yên ổn… hôm tôi đi, cờ Pháp đă treo ở Đại Sứ Nhật cũ (Viện Quang Tuyến Ra Đi), chiến xa Pháp đang tiến vào Hà Nội. Người Pháp đă quá quen với người Việt nam của một thời bảo hộ. họ tất nhiên nghĩ rằng lịch sử nước Pháp sẽ không tha thứ cho họ, nếu họ để lỡ mất cơ hôi làm cho tổ quốc họ trở lại cường thịnh. Tất cả đều bảo chúng tôi rằng cuộc chiến đấu không thể tránh được.

 

Vả lại, Minh Tước, một hôm vào thăm chúng tôi ở Phố B́nh gia, cũng có nói đến thái độ của Pháp. Những người lính mắt mèo đương quấy phá đồng bào đô thành. Chính phủ Pháp không hẳn không chấp nhận hiệp định sơ bộ, nhưng trong những lời tuyên bố công khai, các chính khách Ba-lê nhất định chỉ nói đến những khoản không có đính ước. thí dụ: Một là vẫn giữ đồng bạc của Đông dương ngân hàng, hai là nền ngoại giao sẽ nhờ Pháp đảm nhiệm, ba là tướng lănh Pháp giúp đỡ việc chỉ huy quân đội. nghĩa là, tuy không nói ra, những điều kiện “tài chính riêng, ngoại giao riêng, quân đội riêng”, đă bị người Pháp mặc nhiên coi như không có.

 

“Thế nào cũng phải đánh, duy ta cần tranh thủ thời gian”, Minh Tước nói như vậy. một chữ “ta” của hắn đủ chứng tỏ hắn là khách quan, hắn biết trước lập trường của chúng tôi, nếu xảy ra chiến sự.

 

Minh Tước c̣n cho chúng tôi biết thêm rằng phái đoàn Nguyễn Tường Tam đă đi Đà Lạt gặp phái đoàn Max André. Hắn rất bi quan, v́ ngay trong hai bài diễn văn mở màn người ta đă thấy những cương lĩnh trái ngược nhau đến tuyệt đối. Minh Tước tiên liệu hội nghị tan vỡ nhanh chóng. Quả nhiên Fontainebleau. Cả ông Hồ Chí Minh cũng đi. Rồi lại về, với tạm ước 14 tháng 09.

 

Trung ở bên ấy, hẳn biết rơ về những việc đă bắt ông Hồ Chí Minh kư thỏa ước 14 tháng 09. v́ sao? Để thoát thân hay để cố tranh thủ thêm mấy tháng nữa? làm thế nào biết được, khi ông ta lầm lũi, đêm khuya đến nhà riêng xin kư với Marius Moutet? Làm thế nào biết được, khi ông ta thuận cho Pháp tất cả mọi điều kiện Pháp muốn, từ đồng bạc đến nền ngoại giao, đến chỉ huy quân đội? làm thế nào biết được khi một người đàn bà vô học, cứ van lạy không thôi, cũng đ̣i lại đôi chút quyền lợi, nhiều hơn tạm ước 14-9.

 

Ông Hồ Chí Minh rơ ràng coi bản tạm ước 14-9 là mảnh giấy lộn, ngay từ khi chưa kư tên. Vậy chắc là để tranh thủ thời gian.

 

Nhưng đă quá muộn rồi! Trọng tội đă toại thành ngay từ hiệp định sơ bộ. con người Cộng Sản ấy đă sờ mó vào chiến tranh ngay từ 6 tháng 14 ngày trước. nhưng 4 tháng đầu tiên c̣n tựa vào Pháp để diệt cho xong quốc gia. Quá nửa thời gian đă bỏ phí. Bao nhiêu thanh niên nhiệt tâm ái quốc đă bị tù đày và giết hại. ngót một ngàn cán bộ quân sự, hoặc xuất thân ở Hoàng Phố, hoặc xuất thân ở Liễu Châu, đă bị tan tác đến 900. Việt Minh đương giao quyền chỉ huy quân sự cho một bọn cán bộ chính trị. Nếu phải chiến đấu, sẽ có bao nhiêu thanh niên chết oan v́ các cấp chỉ huy bất lực nữa?

 

Cơn nguy khốn càng ngày trông càng rơ. Tướng Morliere bắt đầu dùng cái thuật không đánh trước, nhưng ép cho đối phương phải đánh. Cuối tháng 10, sang tháng 11, Pháp đem quân vô cớ bắt đội viên tự vệ Khu 7, Hải Pḥng. Tự vệ Khu 7 tức khắc đắp ụ pḥng ngự. Pháp cho chiến xa đến, tự vệ Khu 7, không hổ danh đệ nhất hào kiệt miền duyên hải, tự vệ Khu 7 đốt 4 xe Pháp. Pháp đ̣i vào bắt Nguyễn Văn Ngọc, vị chỉ huy vừa 19 tuổi. Ngọc đánh Pháp đại bại. thế là về phần bắn súng chính nhân dân Việt Nam bắn trước. Pháp khởi đánh chiếm cả thị trấn Hải Pḥng. Hoàng Hữu Nam thay Vơ Nguyên Giáp xuống điều đ́nh. Pháp đ̣i bắt toàn thể tự vệ Khu 7 và tước vơ khí của toàn bộ tự vệ. Hoàng Hữu Nam muốn chịu, nhưng nhân dân không chịu, thế là mất Hải Pḥng.

 

Rồi mất Lạng Sơn.

 

Sau dĩ nhiên đến Hà Nội. Lính Pháp, qua phố hàng Bún, làm cỏ người, đốt nhà, mong Việt Nam đánh lại. nhưng Hồ Chí Minh van xin nhân dân, van xin Pháp. Dân tạm nghe, nên Pháp lo mất cơ hội. Bèn, ngày 16 tháng 12, Morlière viết thư cho Giáp.

 

Thư cộc lốc:

 

“Quân đội của ông không giữ được trật tự. Kể từ 8 giờ sáng ngày 20 tháng 12, quân đội tôi sẽ giữ trật tự lấy”.

 

Giữ trật tự, nguyên lai là nhiệm vụ của Tiếp Pḥng Quân. Ra điều Giáp không giữ được cho ngót 500 đồng bào của hắn khỏi bị giết hại, th́ Morlière sẽ thay Giáp, giữ cho đồng bào của Giáp khỏi bị hắn giết thêm 500 nữa. Đó là ư ngụy biện.

 

C̣n t́nh? C̣n sự thật? quân đội Pháp giữ trật tự trong thành phố rồi c̣n ǵ! Morlière thật là hay mới nghĩ được câu chuyện khôi hài lạ lùng! Khôi hài, nhưng y chờ đợi Hồ CHí Minh van xin, cầu khẩn và đầu hàng.

 

Đầu hàng? cố nhiên rồi! Hồ chí Minh đánh điện tới tấp cho Sainteny, d’Argenlieu, Moutet. Giáp xin gặp Morlière. Morlière không tiếp. Hồ mời, mời không đến, đành đi bộ đến Sainteny, Sainteny đóng cửa tạ khách. Nghĩa là chỉ c̣n 3 giải pháp: một là đánh, hai là hàng. Đánh , theo qua điểm của tướng Pháp, có khác ǵ tự tử, lại giết theo cả một dân tộc? bởi vậy, có lẽ Sainteny với Morlière cùng chờ đợi một bức xin hàng, đồng thời van xin một vài điều kiện nho nhỏ, để giữ thể diện với quần chúng.

 

Có người nói rằng sáng ngày 17/12 có nhiều đại biểu dân chúng đến xin đánh. Họ thuật lại: Hồ Chí Minh thở dài, tỏ ư thương nhân dân điêu linh cơ cực quá. Người ta cho rằng đó là giọng lưỡi của người Cộng Sản, xưa nay không biết thương, bây giờ thương, chính là để lấy cớ mà đầu hàng.

 

Nhưng dân chúng không chịu

 

Sáng ngày 19/12, báo hàng ngày đăng bức thư của Morliere. Hà Nội tức khắc vắng ngắt: đàn bà đem trẻ con đi hết trong buổi sáng, c̣n đàn ông, có người cùng đi, c̣n kẻ ở lại, phần lớn là đội viên “ sao vàng nền vuông”, chạy tíu tít đi vay đạn, mượn súng, mua lựu đạn. Đến buổi chiều, sát khí bừng trên khắp nẻo đường đô thành. Trời mùa rét nhưng ấm áp, phố phường thưa người đi, người đi nào cũng bước những bước mạnh và dài. Toàn dân không một tiếng kêu, không một nét sợ hăi. Thật rơ rệt: Hà Nội nhận lời thách của Morliere, tư lệnh Sư đoàn Một trong bộ đội viễn chinh Pháp. Sư đoàn này, bên ngoài thủ đô, c̣n đóng ở bốn thị trấn “ cửa ngơ “: Hải Pḥng, Lạng Sơn, Hải Dương, Nam Định.

 

Người ta nói: 6 giờ, trời đă tối mịt, có cuộc họp ở bắc bộ phủ. Cán bộ báo cáo về dân t́nh. Nhất định là nếu chính phủ đầu hàng, dân sẽ tự đánh. Nhất định là nếu Việt Minh hàng, một đoàn thể khác sẽ lănh đạo kháng chiến.

 

Bởi thế

 

Ba phát đại bác cách nhau một phút một, ba hỏa pháo xanh tím xanh, tám giờ mười chín phút tối 19/12, tất cả tự vệ chiến đấu bỏ chạy hết. lũ chúng tôi, tự vệ Thành mà người ta gọi là tự vệ công tử, lũ chúng tôi đă khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc

 

Tôi không muốn mang tiếng phản bội bằng cách cố dùng ng̣i viết mà thuật lại những cử chỉ anh hùng của hơn hai ngàn chiến sĩ giữ Thủ đo trong tháng Chạp năm Ất dậu. Là v́ không có bút nào tả xiết, vả lại có tả cũng không mấy ai dám tin, rằng hơn 400 khẩu súng, đă cầm chân, đă chống trả lại năm ngh́n quân thiện chiến. Người ta sẽ không tin rằng có em nhỏ tung dây tḥng lọng bắt được địch, thu được súng Thomson. (Một khẩu Thomson qúy bằng vạn lạng vàng lúc đó!). Người ta sẽ không tin có em nhỏ hồn nhiên leo lên xe tăng, nằm soài trước tháp súng để bỏ lựu đạn vừa vặn vào lỗ châu mai của khẩu 12,7 ly. Em đó, sau này c̣n lồm cồm đứng lên, múa măi hai tay reo, cho đến khi bị xe sau bắn vào lưng, đạn thoát ra phía trước, phá toang lồng ngực. Người ta lại càng không tin có anh sinh viên nhận nhiệm vụ căng dây thép qua đường Hàng Gai để treo chiếu lên đó, làm bức b́nh phong cho hai bên hè liên lạc được với nhau. Anh sinh viên có lạ ǵ Pháp đóng ngay trên Tự Hưng lâu phía trước? Thế mà anh đi thong thả , vừa đi vừa giở cuộc dây cho khỏi mắc ṿng nọ vào ṿng kia. Anh đi thong thả, bốn lần ngă, bốn lần dậy, khi vào đến tận trong hiệu thuốc Normalc, trao ṿng dây c̣n lại cho tôi rồi, anh mới chịu ngă hẳn.

 

Và Trung không tin, cũng như tôi hôm nay vẫn ngờ ngợ, rằng đến lúc quỵ xuống lần cuối cùng anh Nguyễn Dương Minh vẫn cứ mỉm cười!

 

Thân ái Trung,

 

Tôi không muốn kể, mà vẫn kể, ấy là v́, ư ngoại địa, sức tưởng tượng của tôi không theo kịp được sự thật, nên thấy cần phải nhắc lại sự thật để cho chính ḿnh khỏi hóa điên.

 

Tôi vẫn nói với Trung, khi trước, rằng điên có lẽ là trạng thái hoang lạc nhất của đời người. Nhưng hiện nay tôi không muốn, không thể điên: tôi đă nhận với Việt Minh một nhiệm vụ. Tôi hiện đương lĩnh trọng trách nắm vững tinh thần của tiểu đoàn 332. Công tác chính tri, trong lúc này, là công tác quyết định. Bởi chúng tôi thiếu thốn, chúng tôi bỡ ngỡ (anh cán bộ tiểu đoàn là một sinh viên y khoa), chúng tôi hiện đương hăng hái và thèm khát giáp trận…nhưng riêng tôi với anh Quảng, tiểu đoàn trưởng, chúng tôi cùng biết nếu ngay lúc này gặp một đại đội địch, đơn vị của chúng tôi nhất định tan vỡ .

 

Chúng tôi lo sợ lắm. Nhiệm vụ lệnh vừa mới đến hôm qua. Chúng tôi không thể từ chối: chung quanh chúng tôi toàn là anh em trẻ tuổi hơn, lại kém chúng tôi kinh nghiệm chiến đấu giữ Liên khu I, chúng tôi đành nhận nhiệm vụ.

 

Nhiệm vụ lệnh mang tên chữ kư của Vơ Nguyên Giáp, có Hoàng văn Thái, thiếu tướng tham mưu trưởng phó thự, có Bằng Giang đại tá khu trưởng Chiến khu 10 chiếu hội. Chúng tôi nh́n những chữ kư. Tôi nh́n Quảng, thấy Quảng nh́n tôi chằm chằm. trong ánh mắt Quảng sao lại chan chứa những ưu tư?

 

Tôi không hỏi, không dám hỏi, chưa dám hỏi. Nhưng tôi cảm thấy tôi lo buồn không kém ǵ Quảng. Bởi chúng tôi đă nhận một nhiệm vụ của Việt Minh. Chúng tôi đă mắc vào khe răng cưa của một guồng máy. Chúng tôi đă bị phản bội bởi số mệnh. Dưới quyền chỉ huy Cộng Sản, chúng tôi đă trở thành cán bộ. Không c̣n ḷng nào ngụy biện, rằng chiến đấu để giành Độc Lập; chúng tôi biết, ngay từ bây giờ, rằng khi nào Độc Lập là Cộng Sản đă bạch đoạt chính quyền rồi.

 

Chúng tôi biết, nhưng đă lọt vào khe răng cưa của guồng máy. V́ sao? V́ chúng tôi là người, chúng tôi đă vùng dậy theo bản năng chống Pháp. Việt Minh cũng chống Pháp, Việt Minh cho chúng tôi phương tiện. Lẽ nào từ chối? Vả lại từ chối th́ đi đâu, và làm ǵ? Chúng tôi cố nhiên đă nghĩ đến trở về Hà Nội, liên kế với Pháp để diệt Cộng, rồi diệt Pháp sau dễ hơn. Giải pháp hữu lư . Nhưng không được: cứ tưởng tượng con mắt người Pháp không bao giờ giống con mắt người Việt, là đă đủ nổi cơn cuồng nộ. Không được! Dù chúng tôi có muốn liên kết với Pháp, cứ nh́n vào đáy mắt của chúng tôi họ cũng đủ thấy chúng tôi căm hờn tới mực độ nào: họ sẽ giết chúng tôi trước. Và chúng tôi sẽ chết vô ích.

 

Đành nhẽ trong giai đoạn này theo Việt Mịnh, chờ giai đoạn sau Việt Minh về Hà Nội, lúc đó lại ra đi chống Cộng Sản. Chao ôi, Trung thân mến, Trung có biết bao giờ có mộ tuổi thanh niên phải sớm biết những đau khổ, nhưng lo nghĩ như bây giờ? Có bao giờ có một tuổi thanh niên hăng hái mănh liệt, và thương yêu đồng bào với đất nước, và thật trẻ, thật đẹp như bây giờ!

 

Cứ điểm d.332,

 

Ngày 15 tháng 3, 1947, viết xong

 

Phú Thọ, Vũ lao,

Ngày 29 tháng 11 năm 1952

 

Thân ái Trung,

 

Và thế là hết! Bức thư viết cho Trung chưa gửi, th́ bức thư này đă phải bắt đầu. Phải bắt đầu giữa một cơn căm giận thấu trời, mà cũng giữa những phút nhẹ ḷng kỳ lạ: Bạn của Trung đă được đuổi ra khỏi đơn vị, đă ngeh tuyên án 42 năm khổ sai, đă trốn, và hiện nay đang ở trên đường len lỏi để vượt qua sông Thao, sang Nghĩa lộ.

 

Bạn của Trung, đêm hôm nay thao thức quá. Nên mượn đĩa đèn dầu của bà chủ nhà để soi rơ tờ thư viết cho Trung. Bà chủ nhà là chị Tường Vân, vợ của bạn chúng ta là Nguyễn Văn Nhiễu. Nhiễu mới bị đấu chết. Vợ Nhiễu bị đuổi ra khỏi đồn điền Khải Xuân, lên đậy dựng chóp lều bán mái này bên mộ Nhiễu để khóc chồng. Tôi vừa về qua hồi gần nửa đêm, nghe tiếng nức nở th́ vào thăm, ai ngờ gặp chị Tường Vân.

 

Chị Tường Vân giữ tôi lại, luộc khoai cho ăn, rồi chúng tôi lại khóc Nhiễu. Riêng tôi, tôi khóc cả Quảng.

 

Quảng đă chết! Nếu quả thật một mối hận có thể kết tinh lại dưới một nấm mộ, th́ những nổi uất ức trong ḷng Quảng sẽ phải là một phiến đá, hay một hạt minh châu, không có bàn cân nào cân nổi ở đời này. Bởi câu chuyện của đời Quảng, tôi chưa biết có cây bút nào trên thế gian đă viết ra những nỗi thương tâm, cùng với những niềm yêu dấu, hy sinh, tôi đă thấy trong tâm hồn Quảng.

 

Quảng là cán bộ tiểu đoàn, năm 1947. Nhưng tôi đă nói Quảng vốn là sinh viên trường Đại học Y khoa. Không có ǵ báo trước rằng người thanh niên ấy sẽ trở nên một chỉ huy quân sự. Quảng có mẹ già, bà mẹ suốt ngày chỉ c̣n thu gọn đời sống vào ba việc: Mỗi buổi sáng thắp một nén hương trên bàn thờ ông chồng quá văng giữa năm Tân mùi 1, mỗi buổi chiều lần đủ tám mươi tư ṿng tràng hạt, và mỗi khi Quảng có sự ǵ buồn rầu, bực bội hay tức giận lộ ra nét mặt, th́ khẽ gọi: “Quảng, con!”.

 

Nghe tiếng gọi, Quảng tức khắc rũ bỏ tất cả những ư nghĩ không xứng đáng là của người quân tử. Anh đến ngồi bên cạnh mẹ, thấp hơn một chút để mẹ nh́n xuống mà thấy mái tóc xanh của ḿnh, và cúi đầu: “Mẹ tha thứ cho con”.! Rồi sau đó, hai mẹ con anh lại ngồi rất lâu như vậy, tuy không ai nói một lời nào nữa, mà mẹ biết con, con biết mẹ cũng nghĩ đến người cha, người chồng tôn kính.

 

Bởi cha Quảng là một bậc quân tử. Cụ Cử đỗ đồng khao với thân phụ tôi, Quảng có nói tôi mới biết, song vào giữa lúc một người từ giáo ban 2 sang chính ban, th́ một người từ giáo ban về quê làm ruộng. Ngày một sáng đi cày, một chiều dạy học, cụ Cử Vân xa tựa như người không hề gặp một sự ǵ đáng buồn trong cuộc đời. Cụ hiếm muộn, tới ngoài bốn mươi tuổi chưa sinh con trai, cũng không có vẻ lấy thế làm phiền ḷng. Kịp khi Quảng ra đời, cụ h́nh như cũng không lấy thế làm vui mừng quá lắm. Rồi một ngày kia lính mật thám ập vào nhà, xích tay cụ giải ra xe, xích tay Cụ dong lên tàu đi Hải Pḥng để đi Côn lôn, nét mặt cũ vẫn không thay đổi. Trên thềm pḥng đợi của hành khách hạng nhất, hôm đó dành cho chính trị phạm, Cụ bà ẫm Quảng đến lạy biệt cha, chỉ nghe Cụ dặn lại một cân đơn giản: “ Bà về nuôi con. Nó lớn lên th́ dạy nó cho nên người”. sau ngưng lời một phút, Cụ nói tiếp: “ Làm th́ làm cho tận sức, rồi b́nh tâm!”. Có thế thôi. Người đi chẳng bao giờ về với vợ con nữa!

 

Tôi biết về cha Quảng có thế. Có lẽ chính anh cũng được biết về cha anh có thế. Mẹ anh là người chỉ cầu cứu đến chồng mỗi khi dạy con, con tỏ vẻ cứng đầu, rắn mắt. Những lúc ấy, theo lời Quảng, mẹ anh khóc: “ Ông ơi! Ông có thương tôi th́ về dạy con giúp tôi!”

 

Th́ những lúc ấy, vẫn theo lời Quảng, anh thấy tim anh như thật vỡ nát làm nhiều mảnh. Anh có thể có lỗi , anh có thể bị hiểu nhầm hay bị oan uổng, nhưng mặc dù thế nào, anh vẫn thấy một niềm hối hận mênh mông trong tâm khảm. Mẹ anh chỉ c̣n anh, làm cho mẹ buồn, ấy là anh đă có tội lắm rồi.

 

Quảng nghĩ về mẹ như thế, cho nên đến lúc lớn, anh nhờ mẹ dạy mà tâm tính giống cha như in. Anh thuần hậu, điềm đạm, không bao giờ to tiếng cũng như không bao giờ để lộ vẻ đau buồn ra nét mặt. Tôi biết anh năm năm, thân với anh bốn năm, mà chỉ có một lần thấy nét ưu tư lộ trong tia sáng ở nơi mắt anh. Tôi đă kể với Trung, đó là buổi chúng tôi cùng nhận được nhiệm vụ lệnh chỉ huy tiểu đoàn 332.

 

Hôm ấy, Quảng lặng nh́n ra sân rất lâu. Sân đất thịt lầy lội, đầy những vết chân người đi, những vết trượt ngă. Quảng h́nh như muốn đếm những chân từ thềm nhà ra bờ tre. Nét mặt chăm chú của anh rơ ràng biể lộ tâm hồn anh đương theo dơi một ư nghĩ nhất định. Măi hơn một năm sau, sau khi cùng chết hụt nhiều lần, tôi mới biết hôm đó anh đă phải đau khổ lắm để chọn lấy một con đường. Chúng tôi thân được nhau là nhờ cùng đau khổ như vậy.

 

Nhưng hoàn cảnh của Quảng ác liệt hơn hoàn cảnh của tôi nhiều lắm, Bởi kẻ phản bội đă phá vỡ chi bộ Lang tài của cha anh chính là một lănh tụ trong mặt trận Việt Minh hiện tại. Anh nhờ gia huấn , không thù oán. Nhưng anh làm sao mà cùng đứng với hắn trên cùng một vị trí , và cùng đi với hắn theo cùng một con đường? Lại thêm nữa, mẹ anh già, bốn con anh dại, một ḿnh vợ anh không có lấy trăm bạc trong tay, làm thế nào vợ anh lo được đủ sống cho gia đ́nh, lúc bấy giờ c̣n điêu linh trên con đường ṃn nào đó miền Ẩm Thượng?

 

Thế là, rút cuộc lại, anh cũng như tôi, chúng tôi không t́m thấy lối thoát. Đi không xong, ở lại th́ không nên, chúng tôi đành hăy làm những việc phải làm ngay trước mắt. Riêng may cho anh, trong cơn năo nề ấy, anh c̣n có một kỷ niệm thiêng liêng, một lời dặn của người cha thương con chí t́nh truyền lại: “ Làm cho tận sức, rồi b́nh tâm!”.

 

Cũng nhờ giữ được b́nh tâm mà anh làm trọn được nhiệm vụ của anh khó khăn bằng trăm lần nhiệm vụ của tôi. Chúng tôi chia nhau phận sự nắm một tiểu đoàn, nhưng về phần tôi, tôi đă có ḷng yêu nước chứa chan trong quân ngũ giúp sức. Tôi chỉ có việc đem cái mong mỏi tha thiết của tôi về một ngày độc lập ra mà nói với anh em trong đơn vị, là tức khắc, trong những cảnh gieo neo nhất, một luồng sinh khí mạnh mẽ lại tràn ngập tâm hồn mỗi đứa chúng tôi.

 

C̣n về phần Quảng, anh đă phải học tất cả ở thực tế. Một tháng kinh nghiệm giữ Thủ đô hầu như không được việc ǵ . Anh bỡ ngỡ hết sức khi thấy hơn bốn trăm tay súng nghiêm trong hàng mà chờ lệnh của anh. Anh không biết nói ǵ, cũng không biết bảo họ làm ǵ hết. Anh đi đi, lại lại nhiều ṿng , rồi rút cuộc, anh thú thật trước tiểu đoàn sự bất lực của ḿnh. Anh chờ đợi chúng tôi cười rộ lên. Nhưng trái lại, chúng tôi xúm lại bên anh, đứa nào cũng cảm động rưng rưng nước mắt. Chúng tôi thấy ở anh người anh hùng giản dị của tinh thần khởi nghĩa, của sứ mạng chiến đấu giành độc lập. Chúng ta đă chân thành mỗi người bày tỏ một vài ư kiến, một vài sự hiểu biết về tổ chức và chỉ huy một đơn vị chính quy.

 

Cả tiểu đoàn thức trắng một đêm không ngủ. Chúng tôi thảo luận, rút kinh nghiệm, thảo luận cho đến khi cùng hiểu rằng đơn vị chúng tôi không hề là một bộ đội chuyên nghiệp, bởi chỉ gồm những người dân, những thanh niên tự nguyện chiến đấu v́ tổ quốc. Chúng tôi thấy không cần phải có kỹ luật sắt để giữ người tự giác. Chúng tôi chắc chắn giữ được ḿnh làm đơn vị gương mẫu trong b́nh tại. C̣n chiến đấu, có một ḿnh c̣n chiến đấu được, huống hồ có tới ngót năm trăm anh em? Bởi thế, chúng tôi quyết định tất cả sẽ cùng một lúc t́m học chiến thuật, chiến lược, là điều đầu tiên thiếu thốn. Sẽ cùng học, rồi cùng trao sự học ấy cho Quảng, miễn Quảng ở lại với đơn vị.

 

Quảng đă ở lại. Chúng tôi theo Quảng từ Bông Lau, qua Sông Lô, vào B́nh Trị Thiên 3 . Tiểu đoàn chúng tôi đă đoạt giải thưởng Rèn cán Chính quân. Quảng đă mất một cánh tay phải ở trận công kiên Ḥa B́nh, khiến cho quân Pháp riễu anh là “ Hổ cụt tay”.

 

Chúng tôi đă cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Hơn bốn trăm anh em lúc đầu, ba năm sau c̣n sống vỏn vẹn có một trăm bảy mươi hai đứa. Một trăm chín đứa đă bị điều đi đơn vị khác. Tụi c̣n lại, kể cả Quảng lẫn tôi, có sáu mươi nhăm mạng. Nhưng kẻ ở hay người đi, tôi dám chắc không ai quên được cái đêm tháng Tư chúng tôi khai hội buổi đầu tiên, trên một ngọc đồi vùng Phú Lộc. Đêm mồng bốn rạng mồng năm ấy, một đơn vị kháng chiến thoát thai từ tấm ḷng lũ chúng tôi dốt thật, nhưng chân thành tin tưởng.

 

Thân ái Trung,

 

Trung đă biết một đôi điều về Quảng. Gia đ́nh Quảng nghèo lắm. Quảng c̣n nghèo hơn nữa, mặc dầu ban Chỉ huy tiểu đoàn sau này đă có khá nhiều tiền kinh phí. Quảng có lúc giữ trong quỹ tới trăm vạn, mà, theo tôi biết, không bao giờ Quảng hút vào gói thuốc lá của ban Chỉ huy mua thếch khách. Quảng c̣n tiết kiệm, đến nỗi anh không tiêu một đồng nào vào số tiền sinh hoạt phí của anh c̣n thừa hàng tháng. Anh cóp nhặt, dành dụm, mỗi khi được bạc trăm lại nhờ người em đem về Ẩm thượng biếu bà mẹ anh.

 

Ḷng thương con c̣n tha thiết hơn thế. Anh nhặt từng tờ giấy c̣n một mặt trắng đem cất đi, chừng nào đủ đầy th́ đem đóng lại cho chúng làm vở tập viết. Anh giữ lại bất cứ một thứ ǵ đẹp mắt có thể làm đồ chơi cho lũ trẻ, kể từ cái bao hộp dầu Con Hổ, đến tấm ảnh tô màu thành phố Venise. Cảm động nhất, là những buổi trú quân nhàn nhạ, anh mày ṃ t́m vật liệu làm cho thằng Châu, đứa con trai lớn, cây súng cao su, hay nặn cho đứa con gái bé những con mèo, con chó bằng đất. Bàn tay sinh viên của anh vụng về, thường làm hỏng những con giống sắp thành h́nh. Lúc đó, anh buồn rầu buông lơi mấy mảnh vụn xuống đất. Anh thở dài và lắc đầu nhè nhẹ để tỏ dấu thất vọng. Nhưng chỉ một lát sau anh lại kiên nhẫn bắt đầu một con giống khác…

 

Như thế là anh đă mang trong bản thân cực nhiều mâu thuẫn. Anh h́nh như có tài đứt tâm hồn anh ra làm hai phần không những riêng biệt mà c̣n đối lập. Phần thứ nhất, sống cho công vụ. cho chính phủ, cho Đảng, cho kháng chiến: hăng hái, quả cảm, cũng mănh. Phần thứ hai, sống cho gia đ́nh, cho bằng hữu: Chí t́nh, đằm thắm, nương nhẹ ḷng người như nương nhẹ cánh hoa.

 

Tôi nhớ, tháng Mười năm 1947, được lệnh truy kích binh đoàn Vanuxem từ Tuyên Quang về Đoan hùng, quân Pháp đi pháo thuyền, chúng tôi đi bộ. Nhiệm vụ của chúng tôi là tiêu hao tinh thần địch bằng những trận đột kích nhỏ, nhằm làm cho địch mệt mỏi và đồng thời trở nên khinh thường quân đội kháng chiến. Bộ Tư lệnh Liên khu đă chỉ thị rơ rệt: Quân Pháp có khinh địch, trận phục kích của đại đội trọng pháo mới có hy vọng thắng lợi. Và quả thế, đến khúc Sông Lô dưới Đoan Hùng từ 8 đến 11 cây số, pháo thuyền Pháp không có lục quân đi trên bờ yểm hộ, lại thêm binh sĩ vui hát, nhảy múa trên sân tàu, cơ hội thật đẹp cho hai khẩu 75 ly bắn mỗi khẩu hai viên đạn. Một trong bốn viên trúng đích cách mười sáu thước, xuyên qua lần giáp mỏng của chiếc L.S.T rồi nổ tung ngay giữa hầm máy và hầm đạn. Chiếc pháo thuyền đứt làm hai mảnh.

 

Đó là trận Sông Lô năm 1947. Giá trị chiến đấu thuần túy chẳng là bao đâu, nhưng về tinh thần th́ “ Chiến thắng Sông Lô” quả là một luồng gió ngược, thổi lồng lộng cho tiêu hao hầu hết những tư tưởng bi quan, chủ bại. Có thể nói rằng toàn thể đồng bào ta đă ăn mừng Chiến thắng Sông Lô. Riêng gian khổ nhất tiểu đoàn chúng tôi, đi bốn ngày ba đêm không nghỉ, khi ngược lên, khi xuôi xuống theo tin tức của các tổ quân báo mà họa có nghỉ chân, ấy là để đào thật gấp những hố cá nhân ven bờ sông. Rồi nấp trogn hố bắn những băng đạn vu vơ vào các khối sắt đen chùi chũi trên mặt nước, rồi vọt lên khỏi hố, mau mau xa lánh những bộ đội địch vừa mới lên bờ truy nă; rồi sau hết, lại băng ḿnh lên phía trước, để tổ chức một cuộc phục kích thứ hai, thứ ba, thứ tư nữa!

 

Bốn ngày ba đêm không nghỉ, không chợp mắt. Nước khe, nước lạch, hay nước cũng trâu đầm. Cơm vài nhúm gạo rang nhai cho thật kỹ với chút muối trắng (ai vơ được vài nhánh tỏi là người ấy có bữa thịnh soạn!). Bốn ngày ba đêm, chống lại tất cả mọi định luật về sinh lư, chúng tôi vượt 320 cây số, cộng thêm chính trận phục kích. Chúng tôi không đi bằng chân mà đi bằng óc. Chúng tôi mụ người trong sự cố gắng kinh khủng. Cố gắng v́ yêu nước, v́ thù giặc, v́ Quảng nữa.

 

V́ Quảng luôn luôn đi đầu. Anh mất hẳn nụ cười, anh quắc nh́n mấy đội viên kêu mệt. Mệt thật, nhưng hổ thẹn và xúc động bởi tấm gương chỉ huy, không một ai dám lùi trở lại. Cả những lúc đạn địch chăng lưới trên đầu, không một ai kịp sợ chết. Có lẽ cũng v́ thế mà cả tiểu đoàn không có một người bị thương, trừ một tên bị bạn đồng đội cuốc một phát đứt phăng nửa ngón chân cái với đầu ngón chân bên cạnh. Thế mà chúng tôi vừa về đến bến Then, vừa nằm lăn xuống đất chưa kịp ngủ, là hắn đă tập tễnh chống gậy theo kịp, mặt hắn nhăn nhó tưởng khóc mà hóa ra cười. Khi tháo bỏ manh giẻ rách quấn chân hắn, chúng tôi chỉ thấy lẫn với đất bùn, có một mớ lá chuối nhai giập giạp. Thế mà hắn khỏi.

 

Hoàn cảnh của hắn vẫn chưa phải là lạ nhất. Biết bao nhiêu hoàn cảnh khác, bất chấp khoa học, của những kẻ bị đến mười phát đạn trong ḿnh mà không chết, hoặc bị đứt 1 cánh tay rồi để hai ngày không có thầy thuốc săn sóc cũng không chết….Tôi đă nói chúng tôi sống bằng tinh thần nhiều hơn bằng vật chất. Đối với Trung, có đâu phải là một câu lừa dối!

 

Nhưng cái làm cho tôi lạ lùng nhất vẫn là thái độ của Quảng. Ngay sau trận Sông Lô, tôi về đến Phú Lộc là ngủ 1 giấc say như chết. Khi tỉnh dậy, đi t́m Quảng, thấy anh đương lẩn mẩn cắt cắt, chắp chắp những mảnh sắt tây vụn. Tôi lại gần, anh đưa ra khoe một cái bàn với bốn cái ghế đặt vỏn vẹn trong ḷng bàn tay:

 

– Chú bé Cu nhà ḿnh được cái này là khoái lắm đấy nhé!

 

Giọng nói của anh hiền ḥa, thấm thía. Nhớ con bé và nghèo, làm đồ cho con chơi, một người cha dễ quên trận vào sinh ra tử chưa qua được trọn một ngày!

 

Thế là Trung đă biết nhiều về Quảng. Quảng với tôi gần nhau không bao lâu đă thân t́nh như ruột thịt. Tôi hơn tuổi, được Quảng coi như anh, nên đă nhiều lần được nghe Quảng đem tâm t́nh ra thủ thỉ.

 

Trung đă biết Quảng mồ côi cha từ nhỏ. Cụ Cử Vân xa bị bắt đày đi Côn lô bởi có người đồng chí tố cáo. Người đồng chí này hiện là một trong những lănh tụ Việt Minh. Quảng chỉ c̣n mẹ già. Vâng lời mẹ, Quảng lấy vợ, thương yêu vợ, rồi thương yêu con. Trước kháng chiến, Quảng là người của gia đ́nh. Kháng chiến bùng nổ, Quảng đặt đất nước lên trên gia đ́nh. Cuộc đời của Quảng giản đơn có thế thôi.

 

Cuộc đời của Quảng đă dồn cho kháng chiến. Kháng chiến là quân đội, là Tiểu Đoàn 332. Bao nhiêu tậm huyết, bao nhiêu sinh lực trong Quảng đă dồn cho Tiểu Đoàn 332. Quảng thương yêu đơn vị hơn thương yêu mẹ, hơn thương yêu vợ con. Có thể nói đơn vị là con anh, anh sinh đẻ ra nó, nuôi dưỡng nó, trông thấy nó lớn mạnh, trông thấy nó trưởng thành. Anh có lúc nói với tôi: “Quảng không thể sống xa đơn vị”. Có lúc anh lẩn thẩn, không muốn cho chiến tranh chấm dứt, để ở lại với đơn vị.

 

Cốt giữ lấy đơn vị, anh đă vào Đảng. Nói cho đúng ra th́ Đảng vẫn coi anh là người trong tổ chức, bởi tin ḷng anh kiên trung, cương quyết. C̣n phần anh, anh không ghét Đảng, mà chỉ ghét tính đảng phái. Anh không muốn vào Đảng mà vẫn vào Đảng, ấy là để giữ lấy đơn vị. Đơn vị là mẹ, là vợ, là con anh cộng lại.

 

Anh không thể sống xa đơn vị. Cho đến khi đơn vị phản bội anh là anh phải chết. Chết như những người cha bị giết bởi đứa con chính ḿnh sinh, dưỡng. Chết v́ bị mấy phát đạn bắn vỡ lồng ngực, mấy phát đạn từ những khẩu súng của đơn vị. Nhưng trước khi chết thật, tôi biết anh đă chết trong ḷng, đứt từng khúc ruột.

 

Trung có biết rằng Quảng bị chính đon vị ḿnh đấu chết? Quảng bị những đội viên, một thiểu số đă cùng anh vào sinh ra tử, đêm mồng Bảy vừa rồi, họp thành ṭa án đặc biệt tuyên bố anh có phản nhân dân, có phản Đảng, và xử tội anh phải chết bắn.

 

Trung lấy làm lạ lắm? Than ôi! Bạn Trung cũng không biết ǵ hơn nữa, ngay trong lúc ấy. Bạn Trung, quên không nói, đă rời bỏ nhiệm vụ, mới là trưởng ban văn nghệ tiểu đoàn. Cũng v́ thế, nên măi đến khi phong trào đấu tranh chính trị được công khai phát động, bạn của Trung mới biết.

 

Th́ đă muộn, Quảng đă bị giam cầm rồi, v́ sao mà bị giam, chính Quảng cũng không biết. Chỉ biết rằng, có lệnh của Chính ủy Đại đoàn cho Quảng viết tờ bộc lộ, Quảng không biết viết tờ bộc lộ ra sao nên bị giam xuống chuồng trâu. Tôi, mặc dầu có lệnh cấm, nhiều lần lén xuống thăm Quảng. Tôi hỏi nhiều, nhưng Quảng chỉ im lặng. tôi đoán già: Có lẽ Quảng bị kẻ nào thù ghét. Tôi uất ức, nhiều lần cầm tay Quảng mà trào nước mắt. Quảng vẫn im lặng (bây giờ nhớ lại, tôi mới thấy Quảng, bằng sức mạnh của tinh thần, đă vượt lên trên sự đau đớn, và tách rời khỏi cả sự sống của thể xác !).

 

Tôi thương Quảng tưởng hóa điên. Tôi lồng lộn lên Khu, về đại đoàn bộ để cầu cứu. Người ta rơ ràng ghẻ lạnh và khinh bỉ tôi. Chính trị viên tiểu đoàn gọi tôi lên cấm chỉ mọi quan hệ với Quảng. Tôi không chịu, nên hắn nhốt tôi vào chuồng trâu, thay cho Quảng bị đem giam trong cái cũi lớn để giữa sân.

 

Chúng tôi bị giam như thế ngót một tháng rồi mới đến ngày xử án. Tôi ở ngoài chuồng trâu chỉ nghe tiếng ồn ào la hét. Thỉnh thoảng lại có tiếng gào lên buộc tội Quảng: Nào là rủ đồng chí theo Pháp, nào là mưu giết tướng tổng tư lệnh. Thêm có những kẻ dám nói đă bị gia đ́nh Quảng bóc lột, gia đ́nh Quảng có hơn một ngàn mẫu ruộng, gia đ́nh Quảng có mười hủ vàng. Tôi nghe lời buộc tội Quảng mà dựng tóc gáy. Duy không thấy Quảng trả lời. Anh vẫn im lặng, lúc ra khỏi ṭa án nhân dân mặt mũi sưng tím, cũng như sáng tinh sương, hôm sau bị bịt mắt dẫn ra phía đầu làng.

 

Tôi thương Quảng mê cả người. Tôi măi măi nhớ cặp mắt lúc nào cũng trong sáng của anh, cũng như tâm hồn anh thương con, yêu mẹ. Tôi bị khép tội đồng đảng với anh, bị tuyên án 42 năm khổ sai. Nhưng mới qua được hơn một ngày, th́ có người đội viên cũ, cắt dây trói cho tôi, rồi cùng với tôi trốn khỏi cứ điểm.

 

Chúng tôi đi đêm, ngày ngủ trong những bụi cây thật rậm. Chúng tôi thoát được từ Bắc Cạn về đến đây, không bị lạc trong rừng, không bị đuổi theo kịp, không sa vào những trạm gác của dân quân du kích, nhờ chúng tôi đă thuộc ḷng những con đường ṃn của khu rừng mông mênh gồm bốn tỉnh Bắc, Thái, Tuyên, Phú.

 

Trong đêm đen đặc, chúng tôi đi, mắt mở cũng như nhắm, chân bước theo linh tính nhiều hơn theo suy nghĩ. Chúng tôi đi, bước đều chân trong rừng khuya, và càng đi càng nhớ những đêm hành quân hồi trước. Những khúc thẳng, những khúc quanh, những dốc cheo, những khe sâu hun hút, cảnh không trông thấy, mà biết là có, v́ cảnh với người, với sức sống, h́nh như quyện lấy nhau, ḥa vào nhau làm một. Một niềm vui, một niềm hân hoan, tin tưởng.

 

Nhưng tất cả đă xa xôi, v́ đêm nay tôi chỉ c̣n một thứ đau đến tê lạnh trong người. Một tiếng gọi thầm: “Quảng! Quảng! …” Tiếng gọi gọi măi, gọi măi theo nhịp chân. Nhịp chân bước đều, đều đến nỗi không gian dưới bàn chân như liền lại, thành một con đường, con đường thật, con đường làm bằng những bước chân của người đi. Như tiếng gọi thầm tên Quảng, bao nhiêu tên Quảng nhắc theo bấy nhiêu bước chân, cũng liền lại, làm ra một sợi dây xúc động trong tâm ư. Càng gọi, xúc động càng thêm đông đặc, cho đến lúc thành một thứ tinh túy, chiếm đoạt cả ư nghĩ của người gọi, rồi tràn ngập cả ra ngoài không gian tối, vắng. Lúc đó, Quảng như hiện lên, đi bên cạnh người đi, chung với người đi một ư nghĩ và thương yêu người đi bằng một t́nh thương yêu thần thánh.

 

Tất cả đau khổ tan biến ngay. Tất cả oán hờn dẹp lại. Tâm hồn tôi thoáng chốc lắng xuống như nước trong. Tôi nghĩ đến Quảng, đến tôi, như nghĩ đến một người xa lạ khác. Cái chết của Quảng cũng như sự trốn tránh của tôi, tôi tưởng là những sự kiện nào đó, đă xảy ra từ lâu lắm. Tôi bất chợt thấy ḿnh đương lư luận về ḿnh và về bạn một cách lạnh lùng, sáng suốt. Trí tuệ ở trong tôi hầu như có một sức mạnh kỳ dị giúp đỡ, đă gạt hẳn sang một bên những rung cảm của tâm hồn.

 

Tôi nghĩ: “Quảng chết, cũng như tôi bị kết án tù, cũng như chúng tôi nhận công tác với Việt Minh năm năm về trước, ấy là v́ chúng tôi đă mắc vào ṿng răng cưa của guồng máy chiến lược đấu tranh của những người bôn sơ vích”.

 

Thân ái Trung,

 

Tôi muốn vội chia tay với Trung sự t́m thấy. Sự t́m thấy những giai đoạn chiến lược:

 

Giai đoạn Một, lấy độc lập làm mới, dùng tiểu tư sản mị quần chúng. Giai đoạn Hai, lấy kháng chiến làm mới, dùng tiểu tư sản nắm quần chúng. Giai đoạn Ba, lấy quyền lợi làm mới, dùng quần chúng diệt tiểu tư sản (bắt đầu từ đoạn thư này, tôi lo rằng hoàn cảnh sẽ bó buộc tôi phải viết cho Trung những ḍng luận thuyết khô khan, và đ̣i hỏi ở Trung nhiều chú ư hơn trước. Tôi đă cố tránh cho Trung cái “nạn” ấy, nhưng xét cho cùng, Trung thật ra cũng cần phải biết Việt Minh trong lĩnh vực chính sách và chiến lược đấu tranh chính trị. Có như thế, Trung mới thật hiểu được giai đoạn lịch sử vừa qua của toàn dân).

 

Nói đến hai chữ giai đoạn, hai chữ thật cũ mà thật mới, Trung nên hiểu rằng đây là một danh từ được đem áp dụng vào sự tổ chức, vào sự hoạt động. Giai đoạn không c̣n riêng dùng trong việc phân chia một ḍng lịch sử dài đặc: Giai đoạn Bắc thuộc, giai đoạn tự trị… Giai đoạn hiện nay, thường được dùng vào việc cắt đứt một chương tŕnh hành động làm nhiều phần, mỗi khi có sự thay đổi trong chủ quan hay trong khách quan. Cách dùng hai chữ “giai đoạn” như thế này chắc hẳn đă có từ lâu ở nơi khác nhưng riêng trong nước ta, và theo sự hiểu biết của tôi, Việt Minh đầu tiên đem dùng hai chữ ấy một cách thiết thực, liên hệ ngay đến công việc trước mắt và mai sau.

 

Việt Minh nói (và viết): Cuộc kháng chiến sẽ có ba giai đoạn, sự thực hiện một thế giới theo Cộng Sản chủ nghĩa có ba giai đoạn. Như Trung biết, đă có hẳn những tập sách nghiên cứu tỉ mỉ về những vấn đề ấy. Duy Việt Minh không bao giờ nhắc nhở đến những giai đoạn của một công việc tiêu diệt tiểu tư sản. Bởi một lẽ giản dị: Việt Minh đâu dám công bố những chủ tâm lợi dụng tiểu tư sản, mê hoặc dân chúng, lợi dụng dân chúng? Trừ khi họ đă hoàn thành được nhiệm vụ của giao đoạn, nghĩa là tiêu diệt xong giai cấp tiểu tư sản.

 

Tôi trước hết muốn Trung hiểu rằng trong chính sách của Việt Minh, giai cấp tiểu tư sản không có nghĩa là giai cấp của những người có tài sản trung b́nh, không lớn quá để thành đại tư bản, không nhỏ quá để thành vô sản. Theo Việt Minh, tiểu tư sản là những ai có đầu óc tham luyến của cải, của cải theo nghĩa vật chất, theo cả nghĩa tinh thần. Một vị bác sĩ có tài chữa bệnh, coi cái tài ấy là của riêng của ḿnh; một nhà văn viết những đoản thiên hay, coi cái hay ấy là của riêng của ḿnh; th́ tất cả đă là những con người tiểu tư sản, bất chấp vị bác sĩ có thể rất giàu, anh đầu bếp có thể nghèo và nhà văn có thể phải chạy ăn mỗi ngày, mỗi bữa.

 

Tiểu tư sản, theo định nghĩa Việt Minh- Cộng Sản- có thể coi là gồm tất cả mọi thứ người trong xă hội (kể cả những người hành khất, tôi sẽ nói v́ sao!), ngoại trừ hai hạng người. Hạng người đại tư bản có đủ tiền bạc, ruộng đất, hăng buôn hay xí nghiệp, nói chung là có đủ phương tiện sản xuất, để trực tiếp tham dự vào công việc tổ chức và chỉ huy nền kinh tế trong nước. Hạng thứ hai, coi như đối lập với hạng trên, được gọi là vô sản khi nào từ vật chất đến tinh thần đều lệ thuộc vào một cơ cấu chỉ huy độc nhất. Thí dụ: người Cộng Sản, Trung chắc hẳn đă thấy ngay rằng Việt Minh như thể là định chia xă hội loài người làm ba phần, một phần theo để làm cơ sở cho Cộng Sản, một phần là cái cơ cấu chỉ huy của những chính quyền tư sản-mà Cộng Sản phải đánh thua để cướp lấy quyền lực-phần thứ ba gồm tất cả những người c̣n lại. Sự phân chia rơ ràng có tính cách chiến lược, bởi v́ họ mặc dầu lấy cữ “sản” làm tiêu chuẩn phân định từng thành phần, mà thật ra họ chủ tâm chia xă hội làm làm bạn, thù, và trung lập.

 

Việt Minh và Cộng Sản (công khai) vẫn nói rằng tiểu tư sản trung lập với họ, họ trung lập với tiểu tư sản. Họ cho rằng tiểu tư sản không quyết liệt pḥ tá đại tư bản trong công cuộc thống trị xă hội bằng phương tiện sản xuất, nhưng, ngược lại, tiểu tư sản cũng không tham gia vào hàng ngũ của họ để xây dựng cách mạng vô sản. Gần đây, một lư thuyết gia Trung Cộng là Lưu Thiếu Kỳ c̣n cho rằng tiểu tư sản không phải là một giai cấp, bởi không có ư thức quyết tâm đấu tranh để bảo vệ quyền lợi và uy thế của giai cấp của ḿnh, và cũng không oán thù, căm tức các giai cấp khác. Lưu Thiểu Kỳ từ đó gọi tiểu tư sản là một “ư thức”. Ư thức tiểu tư sản sẽ theo về giai cấp nào thắng lợi trong cuộc giai cấp đấu tranh, đó là chủ trương và sự tiên đoán của Karl Marx.

 

Quan niệm của Việt Cộng (Việt Minh, Cộng Sản) đă như thế, đáng lẽ ư thức tiểu tư sản phải được để cho yên ổn. Đă như thế, tại sao Việt Cộng nhằm tiêu diệt tiểu tư sản trước hết, trước khi khởi sự giao tranh với đại tư bản?

 

Theo ư tôi, có lẽ trước hết tại tất cả những ǵ Việt Cộng nói về tiểu tư sản đều là man trá. Họ vốn không công nhận có thễ có một thái độ trung lập trong lịch sử, th́ tiểu tư sản làm thế nào mà đứng trung lập cho được? Đó là một lẽ. Lẽ thứ hai là ở Việt Nam không làm ǵ có đại tư bản, nếu không kể đến người ngoại quốc, tức là người Pháp, đă được liệt vào loại xâm lăng thống trị. Việt Cộng thành ra không có kẻ thù chính, lẽ tất nhiên quay lại diệt kẻ thù phụ.

 

Nhưng đă nói ư thức tiểu tư sản sẽ theo về bên thắng trận. Ư thức tiểu tư sản sẽ theo về Việt Cộng. Th́ làm sao có thể biến thành kẻ thù, dù chỉ là kẻ thù phụ? Tôi nghĩ rằng đây là lư do thứ ba v́ sao Việt Cộng nhắm tiêu diệt tiểu tư sản. Lư do đó, là tiểu tư sản mới thật là kẻ thù của họ.

 

V́ sao? V́ Việt Cộng chủ trương, ngay trong lư thuyết, tiêu diệt tự do cá nhân. Mà chống lại chủ trương đó là ai, nếu không phải là những nhà trí thức trước hết: Những bác sĩ, luật sư, kỹ sư, những văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ, hầu hết là những phần tử tiểu tư sản?

V́ sao? V́ Việt Cộng chủ trương, ngay trong lư thuyết, rằng con người lư tưởng của một xă hội Cộng Sản chủ nghĩa là con người vô sản thuần túy. Sống vật chất, nhờ Đảng. Sống tinh thần, theo Đảng tuyệt đối. Người vô sản không có một tấc đất cắm dùi, không có một tầu lá làm mái che mưa, nắng, không có một đồng bạc để dành qua đêm tới sáng mai, đó là sống vật chất nhờ Đảng. Điều này tương đối dễ, v́ thật ra, nếu Đảng cho được đầy đủ suốt đời, th́ c̣n ai giữ của riêng làm ǵ cho khổ thân. Nhưng sống tinh thần theo Đảng khó hơn, khó hơn nhiều. Bởi sống như thế nghĩa là không có xúc động trong tâm hồn nữa, hoặc nói cho đúng là chỉ có những xúc động trong tâm hồn theo ư muốn của Đảng. Đảng bảo yêu th́ yêu, bảo ghét th́ ghét. Thậm chí có bị nhục mạ, Đảng bảo đó là vinh dự cũng phải “thành khẩn” tin rằng đó là vinh dự. Nói tóm lại, muốn xứng đáng là vô sản thuần túy, phải giết bỏ tâm hồn, phải tự biến ḿnh thành sắt đá. Sắt đá tâm hồn, trừ Việt Cộng, họa may c̣n có một số nhỏ đại tư bản có khả năng làm giàu trên xương máu đồng loại. C̣n tiểu tư sản, lấy sự phong phú trong tâm hồn làm hănh diện, lấy yêu thương làm lẽ sống-hay lẽ chết!-, lấy danh dự và nhân phẩm làm những thứ không có không sống được trên đời, tiểu tư sản mới thật là kẻ thù chính của lư thuyết vô sản.

 

C̣n v́ sao nữa? V́ cản đường của tuyên truyền Việt Cộng, cản đường của giáo dục Việt Cộng, giữ Việt Cộng không cho mê hoặc quần chúng dễ dàng, lại chính là tiểu tư sản. Người tiểu tư sản cố nhiên gần gũi quần chúng hơn người đại tư bản, quần chúng lại hằng ngày noi gương người trí thức tiểu tư sản, cho nên tranh giành uy thế trong quần chúng với Việt Cộng, vô h́nh chung trở thành kẻ thù thứ nhất của Việt Cộng, chính là tiểu tư sản.

 

Thân ái Trung,

 

(Trung đă thấm mệt v́ lư thuyết chưa? Hy vọng rằng chưa, bởi mang danh là những kẻ đương làm ra lịch sử, chúng ta đâu có quyền từ chối một đôi chút khó khăn?)

 

Chúng ta vừa mới thấy rằng chúng ta mới thật là kẻ thù của Việt Cộng (Việt Minh, Cộng Sản). Sự nhận định của chúng ta rơ ràng quá. Chỉ hận rằng măi đến bây giờ chúng ta mới thấy rơ vị trí của ḿnh trong quan điểm đấu tranh của Việt Cộng. Chúng ta đă mắc phải lỗi lầm vạn cổ, là ghét người mà không biết người ghét ḿnh, thù người mà không biết người thù ḿnh, toan đánh người mà không biết lưỡi dao của người đă đặt sẵn ngang cổ ḿnh. Chúng ta, nhất định là có Trung cùng đi với chúng tôi, chống Việt Cộng bởi họ theo chính sách đảng trị độc tài, bởi chúng ta lo rằng với lư thuyết đấu tranh cực đoan mác xít, họ sẽ gieo rắc quá nhiều đau khổ trong xă hội. Chúng ta không kịp nghĩ rằng họ không những chống lại chúng ta mà c̣n căm thù chúng ta cực độ. Bởi họ là những người ham muốn quyền lực đến chỗ tự hủy hoại, trước tiên trong ḷng họ, tất cả mọi thứ t́nh cảm cao quư, kể cả ḷng nhân đạo.

 

Chúng ta- hay nói cho đúng: Chúng tôi- chúng tôi thiếu sự nhận định mối quan hệ giữa ḿnh với địch cho thật sát, cho nên trong thời gian một gian đoạn chiến lược của họ, chúng tôi đă để cho họ lợi dụng ḿnh mà mê hoặc quần chúng, bằng mỗi một chữ kép: “Độc Lập”!

 

Độc Lập trước hết là sư thèm khát của người tiểu tư sản. Giữa những người tiểu tư sản, càng có trí thức ở tŕnh độ cao hơn càng thèm khát Độc Lập hơn. Bởi, trái với lư luận Việt Cộng, cảm thông cái nhục mất nước thấm thía nhất, là người trí thức.

 

Người trí thức luôn luôn được biệt đăi bởi chính quyền thống trị, về vật chất cũng như về danh vọng. Nhưng danh vọng không làm nên hạnh phúc về tinh thần. Người trí thức càng có danh vọng càng gần gũi bọn thống trị, có khi chỉ một cái nh́n, một nụ cười nhếch mép, một lời nói khinh bỉ, cũng đủ cho tất cả những nỗi niềm cay đắng của một dân tộc vong quốc lại tràn ngập trong tâm hồn họ. Họ đă đành có những kẻ hèn mạt, nuốt nhục vào trong ḷng để sống một bề ngoài vinh hiển. Nhưng đó là số ít, một số ít không c̣n tâm hồn, nên đă theo hầu thống trị, và sẽ lại cho hầu Việt Cộng. Một số ít. C̣n bao nhiêu người mang nặng nỗi u hoài, kẻ nhu nhược th́ chờ thời đợi số, người anh hùng th́ hợp thành tổ chức đấu tranh, mà dù thế này thế khác, chợt đến khi có cơ hội, tất cả đều vùng lên.

 

Vùng lên để làm gương và lôi cuốn toàn dân….Không những thế, lănh đạo toàn dân!

 

Lănh đạo, thật như vậy, ở tất cả mọi cấp bực, ở tất cả mọi guồng máy, ở tất cả mọi ngành kháng chiến. Từ những cụ Phán già đến các ông Tham trẻ, nhân viên hành chính, chuyên môn các bộ, các sở đủ mặt gần hết. C̣n bên ngoài thứ cơ sở đầu năo ấy, và tung ḿnh đi bốn phương trời để giữ vững chính quyền, cùng thoát ly gia đ́nh để lên đường phụng sự. Tất cả đều xuất thân tiểu tư sản, trí thức hay tiểu trí thức.

 

– “ Ngoại trừ các cơ quan hành chánh, toàn là người địa phương. Ngoại trừ các cơ quan của Mặt Trận, toàn là chiến sĩ vô sản!”, có người bảo như thế, để kết luận rằng nhân viên tiểu tư sản chỉ có công phục vụ chính quyền ở một lớp vỏ hiện ra ngoài cùng, c̣n bao nhiêu xây dựng bên trong đều nhờ vào cán bộ vô sản, nắm vững số đồng bào chân thực nơi thôn quê mà làm ra cái nhân cho kháng chiến. Kháng chiến của Việt Minh, kháng chiến là Việt Minh, Việt Minh là kháng chiến, là tất cả giai đoạn lịch sử 1947-1952. Hoặc nói cho khác đi, lịch sử Việt Nam với Việt Minh, trong năm năm, đă hợp làm một, chỉ là một. Con đường lập lư thẳng tắp, sáng sủa và đơn giản đến nỗi tất cả mọi sự căi lại đều có vẻ vô ích ngay từ thoạt đầu. Trong năm năm, người ta sẵn sàng công nhận công lao kháng chiến ở Việt Minh, làm như không có Việt Minh không có kháng chiến.

 

Nhưng không đúng. Trừ phi nói thêm rằng Việt Minh ở đây là tiểu tư sản. Bởi người ta quên chưa nói, hoặc nhớ mà không chịu nhận: người địa phương, trong các ủy ban hành chính, hành kháng.

 

Rồi kháng hành 4, xương sống của chế độ sô viết Việt Nam, hoàn toàn là tiểu tư sản. Bởi người ta cũng quên chưa nói hầu hết cán bộ của Việt Minh là tiểu tư sản.

 

Tiểu tư sản trí thức, các chủ tịch ủy ban Nam, Trung, Bắc bộ. Tiểu tư sản trí thức, các chủ tịch và nhân viên ủy ban khu hay liên khu. Tiểu tư sản tiểu trí thức, các chủ tịch và ủy ban tỉnh, huyện, làng, xă. Rồi đến các cấp cán bộ của Mặt trận, từ Nguyễn Sơn, Đặng thái Mai ở trung ương, đến những cán bộ xă tên Kèo, tên Cột, tất cả đều phải có cái vốn học hành, dù nhiều dù ít. Mà trước năm 1945, có gia đ́nh nào vô sản tuyệt đối có thể nuôi con cái cho ăn đi học? Vả lại, trong hàng ngũ của Mặt trận, nếu có những người thoạt ra đời đă không có cha mẹ, sống lúc bé nhờ Viện Dục anh với Trại mồ côi, khi lớn lên, hoặc may mắn được giúp đỡ cho học, hoặc bôn ba nữa lao động, nửa lưu manh để tự học, th́ những người ấy cũng vẫn có phần nào những đặc tính tiểu tư sản. Họ vẫn có những giá trị tinh thần.

 

Tôi đă một lần nói với Trung rằng theo lư thuyết Cộng Sản, giai cấp thoạt tiên chia làm ba loại: đại tư bản khống chế xă hội bằng phương tiện sản xuất, vô sản không có phương tiện sản xuất, và tiểu tư sản có phương tiện sản xuất nhưng có không đủ để làm đại tư bản. Nhưng về sau, lư thuyết bắt buộc giai cấp phải có tính chất tranh đấu, nên giai cấp thật sự chỉ có hai, c̣n tiểu tư sản đă trở nên một ư thức. Chính v́ nó là một ư thức- một danh vị nặng về nghĩa tinh thần- cho nên ai đă “ có” một cái ǵ, coi như của riêng của ḿnh mà người khác không có, hoặc có mà không giống hay không bằng của ḿnh, th́ người đó là tiểu tư sản. (Người hành khất có cái bị, cái gậy, tuy không đáng gọi là tư sản mà ai lấy của hắn, hắn giằng lại, vậy hắn là tiểu tư sản. Hoặc nếu hắn ở truồng, giơ bàn tay lọ lem ra xin ăn mà bị mắng chửi, nếu hắn tức giận hay tủi hổ, hắn vẫn là tiểu tư sản, bởi hắn có, có nhân phẩm)

 

Thành thử tất cả những người đă chân thành kháng chiến cho tổ quốc “ của họ”, tất cả đều là tiểu tư sản. Kể cả những người Cộng Sản. Với con số nhỏ bé về nhân sự, và nhờ ở địa vị ưu thắng trong Mặt trận, họ giống như cái nhân chứa đựng tinh túy của cái hột Việt Minh. Nhưng họ vẫn cứ là tiểu tư sản.

 

Tiểu tư sản, họ có người đứng vào hàng lănh tụ, mang nặng một ư chí tham vọng quyền lực, dùng chủ nghĩa mác xít với các tổ chức đấu tranh làm phương tiện, nhằm chiếm đoạt lầy quyền chuyên chế trong toàn quốc và trên toàn dân. Số lănh tụ ít ỏi này, mặc dầu phần lớn xuất thân tiểu tư sản, thật sự đă biến thành những tay đại tư bản, lúc nào cũng chủ trương chính sách nắm lấy mọi nguồn sống vật chất để chi phối đời sống quốc gia.

 

Đến thành phần thứ hai của đảng Cộng Sản, đông hơn nhiều, là những người cũng xuất thân tiểu tư sản, giác ngộ đấu tranh cách mạng, tin tưởng ở chủ nghĩa mác xít mà họ chỉ biết có một bề mặt nhân đạo. Những người này vào đảng hoàn toàn để đáp lại tiếng gọi của tâm hồn họ, đă nhiều lần thương xót cho kiếp sống quằn quại của giống người bóc lột lẫn nhau một cách tàn nhẫn. Ra đi để xây đắp Thế giới Đại đồng, họ không những tin tưởng, mà c̣n bị mê hoặc bởi bọn lănh tụ. Họ đă tự nguyện hiến thân làm đảng viên hay cán bộ cho Đảng . Họ là cơ sở, là bàn đạp của bọn lănh tụ. Nhưng họ không giống bọn lănh tụ ở chỗ họ vẫn c̣n mang nặng tính chất tiểu tư sản, ở chỗ bọn lănh tụ vẫn để cho họ giữ lại một mực độ rung cảm phong phú trong tâm hồn, lấy điểm đó làm mấu chốt mà nắm vững, mà lợi dụng họ.

 

Cuộc kháng chiến, nói tóm lại, là của những người tiểu tư sản. Cũng như cuộc Tổng khởi nghĩa. Cũng như tất cả những hoạt động cách mạng trong bí mật. Tiểu tư sản, ở đây, bao gồm tất cả những tầng lớp dân chúng có thể có, hay không có tài sản vật chất, nhưng ai nấy đều hănh diện rằng có một tài sản tinh thần quư giá là lịch sử, là truyền thống dân tộc, trong đó đă có sẵn ḷng v́ dân, yêu nước.

 

Trong số này dĩ nhiên không có những lănh tụ Cộng Sản. Là v́, tuy xuất thân thường hay có tài sản cả tinh thần lẫn vật chất, họ chỉ giữ lại những tài sản vật chất, coi đó là thứ độc nhất quan hệ ở đời, c̣n bao nhiêu tài sản tinh thần đă bị họ vất bỏ đi hết. Họ là những lănh tụ, trong tay có thể không bao giờ…

 

…..phải cầm đến một đồng bạc cũng như trên ḿnh có thể chỉ có một bộ đồ ka-ki, nhưng họ quả thật đă trở nên những phần tử đại tư bản, chỉ biết có vật chất, chỉ tin vào vật chất.

 

Họ đă đành là những kẻ phản bội giữa hàng ngũ tiểu tư sản. Họ nhất định không có công lao ǵ trong Tổng Khởi Nghĩa, trong kháng chiến, mặc dầu trong mặt trận Việt Minh họ vẫn đứng được ở cương vị lănh tụ (cương vị này do Đệ Tam Quốc Tế tạo ra cho họ, nhờ Việt Minh tôn trọng trung ương quốc tế, đă suy tôn họ ngay từ khi chưa biết đích họ tên thật là ǵ).

 

Trong giai đoạn đầu, khi tiểu tư sản kháng chiến thực sự, bọn lănh tụ chỉ làm công việc nắm vững tiểu tư sản, thúc dục tiểu tư sản vừa nắm vững dân chúng, vừa đồng tḥi truyền dạy tất cả những kinh nghiệm bản thân của mấy năm đầu tiên, khó khăn và gian khổ nhất , cho một lớp cán bộ mới, cán bộ vô sản thực sự.

 

Thân ái Trung,

 

Trung xem đến đây, chắc sẽ nghĩ:- “Dại ǵ mà đem kinh nghiệm xương máu truyền cho bọn người mới, nếu biết rằng bọn này sẽ thay thế ḿnh, để Cộng Sản gạt được ḿnh ra khỏi ṿng tranh đấu?”.

 

Tôi sẽ trẻ lời Trung rằng giữa chúng tôi có người không biết, nhưng cũng có những người có biết mà vẫn cứ làm. Bởi Trung c̣n lạ ǵ tâm hồn chúng tôi, chúng ta, khi đă v́ Độc Lập, và nếu có ích cho kháng chiến, th́ đến thân thể ḿnh c̣n chẳng tiếc, há tiếc những kinh nghiệm bây giờ, hoặc những địa vị mai sau?

 

Nhưng cũng phải nhận với Trung rằng ví dù có biết, người sáng suốt trong chúng tôi vẫn không ngờ, không ngờ sau này Cộng Sản không cho ḿnh được phép sống, dù chỉ sống bên lề cuộc tranh đấu. Không ngờ sau này, biết thời cơ đă đến, cho phép thay thế cán bộ tiểu tư sản bằng cán bộ vô sản, th́ đảng Lao động ra đời, thống nhất mọi tầng lớp chỉ huy vào ư chí lănh đạo độc nhất của chủ nghĩa bôn-sơ-vích. Đến lúc đó, bị đuổi ra khỏi hàng ngũ của Mặt trận, tiểu tư sản vẫn có uy tín đối với đại chúng, lại có thêm uy tín của năm năm kháng chiến anh dũng, lẽ cố nhiên không c̣n cách nào khác là chết đi để trả lại uy tín ấy cho đảng Lao động.

Ra đời năm 1951, đảng Lao động có tác dụng đầu tiên là làm cho hoàn cảnh của các thành phần xă hội, của các phần tử đảng phái trở nên rơ rệt. Hai chữ Việt Minh sẽ ch́m vào trong một chữ “Đảng” viết hoa và độc nhất, Đảng là đảng của những người Cộng Sản. Những kẻ nào không phải là Cộng Sản tự nhiên thấy ḿnh hết đất đứng, mặc cho công lao từ trước thật là vô kể.

Hết đất đứng, Việt Minh bí mật, gian khổ trên chiến khu hay quằn quại trong các ngục thất. Hết đất đứng, Việt Minh kháng chiến, xông pha bom đạn hay lần lút công tác nội thành. Để bây giờ đảng Lao Động gọi tất cả bọn là bọn “cơ hội”, nghĩa là luôn mười năm liều tính mạng để đầu cơ lấy sự “ được sống” trong thiên đường vô sản. Mà không được, v́ Đảng sáng suốt, Đảng sẽ tiêu diệt kỳ hết những kẻ thù của nhân dân, những kẻ thù của giai cấp.

 

Thí dụ:- Quảng,

 

(Chao ôi! Nhắc đến tên anh, oan khổ lại sôi lên sùng sục trong tâm hồn thằng bạn c̣n sống sót này!)

 

Quảng! Trang thanh niên hào kiệt như anh, trải qua bao nhiêu mưa bom, gió đạn, không được chết, để rồi chết v́ thủ đoạn đê hèn của những kẻ lợi dụng anh năm năm, mà sau sợ anh, giết anh trong phút chốc.

 

Những kẻ giết anh, bây giờ tôi đă biết, không phải là những đội viên cuồng nộ giữa phiên ṭa án nhân dân. Cũng không phải những kẻ xúi giục họ, cầm đầu họ cho họ đấu anh. V́ bọn này mới chỉ là đảng viên, cán bộ bị mê hoặc, dưới quyền một số nhỏ những lănh tụ, xuất thân tiểu tư sản như chúng ta, nhưng đă phản bội và đă mất hết nhân tính trong cuộc tranh giành lấy quyền lực. Hoàng Cao Khải của xâm lăng bôn-sơ vích, họ tài giỏi hơn Hoàng Cao Khải cả ngàn vạn lần, nhờ xâm lăng bôn-sơ-vích có những trường dạy nghề phản bội, trong đó khoa học được áp dụng và khai thác đến những phát minh mới nhất.

 

Chính bởi thế mà họ, bọn lănh tụ đă lợi dụng được những người như anh-Quảng!, – như tôi, như hầu hết con số hai mươi nhăm triệu người Việt. Bằng mỗi một chữ kép, như tôi đă viết: Độc Lập.

 

Độc lập! V́ độc lập, giành độc lập, bao nhiêu thanh niên đă bỏ nhà lên chiến khu từ năm 1941. Ḷng hăng hái với chí khí cương cường của tuổi trẻ không đủ chống lại lam sơn chướng khí, và đói rét, và cực nhọc, cho nên một số lớn phải bỏ ḿnh trong những cơn nóng lạnh kinh khủng có kèm theo kiết lỵ. V́ độc lập, giành độc lập, bao nhiêu thanh niên đă bỏ ḿnh bởi tra tấn trong căn nhà nhỏ giữa sân sở “Công an và cảnh sát đặc biệt” đường Hàng Cỏ. Bao nhiêu thanh niên khác nữa gục ngă trong tối tăm và xiềng xích của “Nhà Trung Ương” 5, của các trại khổ sai Lao Bảo, Ban mê Thuột, Côn Lôn. Với một số cuối cùng, không bị kêu án tử h́nh mà cứ bị đem ra bắn ở hai trường bay Bạch Mai và Tân Sơn Nhứt. Họ, tất cả, là “ Việt Minh trong bóng tối”.

 

Họ, tất cả, đă chết v́ độc lập, để giành độc lập. Họ đều là những phần tử tiểu tư sản, trí thức hay tiểu trí thức. Kể cả Hoàng Văn Thụ, nhất là Hoàng Văn Thụ. Mặc dầu là Cộng Sản cấp trung ương, Thụ, hơn ai hết, mang nặng trong tâm hồn những nét cao quư của con người tiểu tư sản.

 

(Tưởng cũng nên nhắc lại cho Trung biết, Hoàng Văn Thụ bị bắt, bị tra tấn ghê gớm lắm vẫn không chịu hé răng khai tên một đồng chí. Anh bị bắn, một buổi sáng ở Bạch Mai năm 1945, chỉ v́ bọn mật thám tức giận sự im lặng của anh. Nếu phải là người vô sản thuần túy, anh sẽ tố cáo một số cán bộ dưới quyền anh, hy sinh bọn cán bộ ấy vào tù để cứu lấy đời sống của ḿnh, của một ủy viên trung ương, và như vậy Đảng vẫn c̣n lợi chán. Anh sẽ được khen làm thế là phải, như đồng chí Trần Huy Liệu được khen khi trước. Nhưng anh không khai, để giữ vẹn tiết tháo của bậc anh hùng liệt sĩ. Anh hùng, ai chẳng biết gần đây Đảng đă kể anh hùng làm một đặc tính tiểu tư sản?!).

 

Rồi đến nay không ai c̣n đất đứng.

 

V́ sao?- v́ một quyết định lư thuyết: “Đặt lại cơ sở cho Cách mạng Vô sản”.

 

Cơ sở của cách mạng, cho đến nay, vẫn là đảng viên và cán bộ xuất thân tiểu tư sản. Tiểu tư sản vẫn kiên trung với cách mạng, vẫn phục tùng lănh tụ. Như vậy th́ v́ đâu loại bỏ cơ sở cũ, để đặt ra cơ sở mới một cách khó khăn?

 

V́ đâu?- V́, một cách giản dị, lẽ nào một thế giới vô sản, xây dựng bằng đấu tranh quyết liệt bằng hủy hoại cả một nền trật tự tư bản với những thói quen bẩn thỉu, lẽ nào thế giới sáng trong và tươi đẹp ấy lại có thể bị xây dựng bởi cái ư thức tiểu tư sản đớn hèn, cơ hội, đă đầu hàng Cộng Sản cũng như sẽ đầu hàng tư bản bất cứ lúc nào?

 

Đảng, công khai v́ thế, phải trong sạch hóa hàng ngũ.

 

Đảng, lẽ cố nhiên, không chối rằng nhiều phần tử phản động (!) cũng đă lập được công lao đáng kể. Cho nên ban đặc ân cho những phần tử ấy được đầu hàng giai cấp. Giai cấp vô sản. Nghĩa là phải tự ḿnh vô sản hóa, trong một tờ bộc lộ, chối bỏ quá khứ, phủ nhận công lao, và cam kết về vật chất cũng như về tinh thần, tất cả sẽ trông chờ vào Giai Cấp (Trung hăy chú ư vào chữ G viết hoa. Từ bây giờ trở đi, để cho được thật đúng với ư muốn của Cộng Sản, tôi sẽ dùng chữ Giai Cấp, viết hoa, để chỉ những người đứng trong hàng ngũ cách mạng vô sản, mỗi khi họ có đủ mọi điều kiện lư thuyết: Không có tài sản vật chất, không có tài sản tinh thần, sức lao động chỉ phục vụ cho xí nghiệp hay nông trường của Đảng; và trong tất cả những xúc động tâm ư chỉ c̣n giữ lại một, là ư chí căm thù , ư chí chiến đấu thường trực chống trật tự dân chủ).

 

——————————–

 

1        Tân Mùi “Yên Bái”: 1931.

2        Người Pháp mở đầu cuộc báo hộ bắc kỳ bằng cách lập ra trường Hậu bố cho các nho sĩ có khoa bảng. Trường này có hai ban: học giáo ban th́ ra làm giáo thu, huấn đạo, đốc học, chính ban làm trợ tá, tri huyện, tri phủ. Có một thời kỳ Pháp cho phép những người “ trót” theo giáo ban được xin đổi sang chính ban hoặc ngược lại.

3        Bông Lau: giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, trên đường số 4. Sông Lô: Giữa Tuyên Quang và Việt Tŕ. B́nh Trị Thiên: Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên.

4        Hành kháng: Hành chính – kháng chiến; Kháng hành: Kháng chiến – hành chính. Tùy từng giai đoạn, Việt Minh coi hành chính với kháng chiến,việc nọ nặng hơn và phải làm trước việc kia.

5        Nhà pha Hỏa Ḷ: Maison Centrale.

Published October 31, 2014 | Posted in Thơ Văn

ING.683

 

Tôi hy vọng Trung đă thấy rơ sự chuyển hướng trong chính sách, trong chiến lược Cộng Sản th́ đúng hơn. Chiến lược ấy, tọi đă nói với Trung có hai giai đoạn đă hoàn thành, với giai đoạn thứ ba đương ở trong thời kỳ xây dựng.

 

Hai giai đoạn đă hoàn thành giống nhau ở nhiều điểm: Vẫn quần chúng bị mê hoặc, bị huy động, bị nắm vững, bởi những người tiểu tư sản, những tay sai của một số lănh tụ bôn-sơ-vích vẫn tưởng tượng ḿnh chí anh dũng biến thân cho Độc lập và cho kháng chiến. Độc lập, trên lư thuyết đă thực hiện được ngày mồng hai tháng Chín, bảy năm trước. C̣n kháng chiến, lẽ ra giai đoạn này c̣n dài, v́ chiến cuộc chưa kết thúc, nhưng bắt đầu từ năm ngoái, bọn lănh tụ bôn-sơ-vích đă quyết định biến đổi cuộc chiến đấu tay đôi giữa tiểu tư sản với Pháp thành nhiều cuộc chiến đấu khác phức tạp hơn. Đó là, kể về tầm quan trọng, đối với lư thuyết chủ nghĩa của họ, các cuộc chiến đấu giữa người bôn-sơ-vích với người tiểu tư sản, giữa hai khối Cộng Sản và Dân chủ tư sản, sau nữa mới đến cuộc chiến đấu giữa người Việt và người Pháp.

 

Người Việt và người Pháp giết nhau ngoài mặt trận từ bảy, tám năm trời nay rồi. Số người chết và bị thương, nếu chưa tới, cũng gần tới trăm vạn. Cho nên, đối với toàn dân, cuộc chiến đấu chống Pháp cố nhiên phải được kể là quan trọng nhất, bởi nó liên hệ đến nhiều người và đem lại nền độc lập cho tổ quốc.

 

Sau đến cuộc chiến đấu giữa hai khối chính trị, người ta biết khối nào thắng sẽ làm chủ hoàn cầu, nhưng viễn tượng ấy c̣n xa xôi lắm! Sau nữa mới đến cuộc chiến đấu giữa bôn-sơ-vích và tiểu tư sản, thật ra không mấy ai đă biết là có, c̣n nói ǵ đến đánh giá cho được thật đúng, rằng bây giờ chính là lúc người bôn-sơ-vích quyết tâm tiêu diệt “ ư thức” tiểu tư sản yếu đuối chia rẽ, lưng chừng, cầu an và cơ hội. Để chiếm lấy độc quyền kháng chiến, để, tùy ư muốn và tùy sự đ̣i hỏi của hoàn cảnh, có thể bất cứ lúc nào cũng biến đổi cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập thành một cuộc chiến đấu to tát giữa hai khối chính trị (cuộc chiến đấu, như thế, sẽ có hiệu quả là bắt nước Mỹ phải tham dự chống nhau với Trung hoa Cộng Sản, nghĩa là cầm chân Mỹ, d́m Mỹ xuống ngang hàng với Trung hoa Cộng Sản và mặc nhiên nâng Liên –Sô lên bậc lănh tụ thế giới. Nhưng đây chỉ là một giả thuyết nặng về tính chất quốc tế, nó vượt ra ngoài phạm vi lịch sử Việt Nam, ra ngoài lănh vực chủ quan của tâm sự của tôi đem giải tỏ với Trung)

 

Tôi muốn chứng minh rằng người bô-sơ-vích, từ năm ngoái, đă tự đặt cho họ một nhiệm vụ rơ rệt, nhiệm vụ nặng nề và to lớn nhất trong lịch sử Đảng của họ. Nhiệm vụ ấy là gạt hẳn người tiểu tư sản ra ngoài lề chiến cuộc, là tiêu diệt tiểu tư sản, là giáo dục (đào tạo) lấy một loại người mới thay cho loại người bị tiêu diệt, là nắm vững loại người mới này để nhanh chóng hoàn thành Cách Mạng Vô Sản. mặc dầu sẽ có những biến cố có thể làm cho cục diện kháng chiến phải thay đổi bất lợi: Cách mạng phải thành công đă, c̣n kháng chiến có thể nhất thời thất bại, người bôn-sơ-vích không bao giờ lấy hai chữ Độc Lập làm quan hệ, ít ra là cho riêng họ!

 

Họ không thiết tha ǵ với một nền độc lập quốc gia, bởi ngay trong lư thuyết chủ nghĩa họ, độc lập chỉ là một hiện tượng rất tương đối. Họ vốn dĩ đă chấp nhận nền độc lập của một nước nhỏ nằm trong nền độc lập của một nước lớn hơn. Họ có thể vui sướng với nước Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp, hoặc giả chia với Pháp mỗi bên một nửa sơn hà. Miễn là họ thực hiện được Cách Mạng Vô sản thành công, nghĩa là đem chủ nghĩa bôn-sơ-vích thi hành triệt để trong một khoảnh đất, trên một số dân chúng. Một chiến sĩ Cách mạng bao giờ cũng tha thiết với sự thực hiện cụ thể được lư tưởng của ḿnh. Hơn nữa, chiến thuật xây dựng căn cứ mạnh mẽ, làm xuất phát điểm cho chiến thuật “vết dầu loang”, cũng là một lư do không kép phần hệ trọng trong sự quyết định về giai đoạn chiến lược thứ ba của người bô-sơ-vích.

 

Vậy th́, trong giai đoạn Ba của chiến lược, và để thực hiện Cách Mạng Vô Sản, người bôn-sơ-vích phải lấy sự tiêu diệt tiểu tư sản làm nhiệm vụ quan hệ nhất trong những nhiệm vụ của họ, bắt đầu từ năm ngoái.

 

Nhưng biết thế, Trung sẽ có một điều không hiểu, Trung sẽ thấy cần phải hỏi lại rằng v́ sao, muốn thực hiện Cách mạng Vô sản, người bôn-sơ-vích phải tiêu diệt tiểu tư sản, để phải làm thêm một việc là giáo dục lấy một loại người mới thay thế Tiểu Tư Sản -loại người ấy là những ai, có ǵ khác người cũ và có ích lợi đặc biệt ǵ cho cách mạng?

 

Tôi trả lời Trung, điều thứ nhất: Mặc dầu các phần tử tiểu tư sản vẫn trung thành với kháng chiến tức là gián tiếp trung thành với lănh tụ bolshevik, sự gạt hẳn những phần tử ấy ra ngoài lề cuộc kháng chiến có bốn lư do. Một là sau sáu năm ở cương vị lănh tụ, nhờ sự dốc ḷng ngay thẳng của cán bộ tiểu tư sản và nhờ một công cuộc tuyên truyền cực kỳ khôn khéo, các lănh tụ bolshevik –Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, vvv… đă nhận thấy uy tín của họ đă đủ để cho họ có thể trực tiếp nắm vững được dân chúng mà không cần phải có công tác trung gian tiểu tư sản. Hai là từ 1950 Trung Hoa Cộng Sản đă tiến tới biên thùy Bắc Việt, lănh tụ bolshevik không c̣n thấy cần dùng tiểu tư sản làm b́nh phong dân chủ cho một thứ chính quyền Cộng Sản. Ba là tính chất Cộng Sản của họ càng ngày càng rơ rệt, họ tất nhiên phải chờ đợi sự phản đối, hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm, của cán bộ tiểu tư sản. Họ lại biết không hy vọng ǵ thuyết phục được cán bộ tiểu tư sản cho bọn này chịu “ vô sản hóa “, nhất là đối với những thành phần trí thức vốn vẫn có một căn bản vững chắc về t́nh cảm và tư tưởng. Bốn là cán bộ tiểu tư sản càng đi sâu vào kháng chiến càng gây thêm uy tín trong dân chúng. Nếu bọn lănh tụ c̣n để cho t́nh trạng ấy kéo dài, th́ thế tất phải có những cán bộ, bằng công lao, bằng tài năng và đạo đức, sẽ vượt tới chỗ được dân chúng mặc nhiên suy tôn làm lănh tụ. Sự tai hại lúc đó sẽ không nhỏ.

 

Nói tóm lại, lănh tụ bolshevik phải gạt cán bộ tiểu tư sản ra ngoài lề cuộc kháng chiến và tiêu diệt họ, v́ tiểu tư sản đă trở nên vô ích trong hai nhiệm vụ tay sai và b́nh phong. Tiểu tư sản mang sẵn tính chất chống vô sản hóa. Tiểu tư sản sẽ trở nên nguy hiểm.

Người bonshevik vốn đă hay dùng một phương pháp xảo quyệt nhằm làm cho tiều tư sàn mất tự tin: Hằng ngày họ cho cán bộ tiểu tư sản học tập rằng “ư thức” tiểu tư sản bao giờ cũng đớn hèn, hoài nghi, chia rẽ…và cán bộ tiểu tư sản nếu đă chứng tỏ có nhiều đức tính: Quyết tâm, anh dũng, trung kiên… ấy là nhờ có sự học tập đạo đức bolshevik. Người bolshevik không ngớt lời thóa mạ tiểu tư sản. Nhưng đó chỉ là những điều gian dối : họ biết rằng trước khi có thứ chủ nghĩa bolshevik của họ, người tiểu tư sản đă nhiều lần gan dạ, bền bỉ, tài giỏi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khác. Họ biết thế cho nên họ đă trông thấy cả một đẳng cấp sĩ phu tiểu tư sản lănh đạo dân chúng chống lại âm mưu thực hiện “Cách Mạng Vô Sản” của họ. Họ đành phải nhổ cỏ nhổ cả rễ, tiêu diệt toàn bộ cái ư thức tiểu tư sản mà thực ra họ gờm sợ hơn cả Đế Quốc (bởi tiểu tư sàn đă đông đúc th́ chớ lại gần gũi họ khá lâu, đủ để biết những nhược điểm của họ,để tấn công, cùng những ưu điểm của họ để học tập !).

 

Người bolshevik như vậy đă lâm vào thế cờ phải tiêu diệt ngay số cán bộ đă nắm vững được t́nh thế trong bảy năm. Cán bộ càng có công lớn càng nhiều bất măn; cán bộ càng có uy tín càng nguy hiểm; bọn lănh tụ bolshevik đă khởi đầu trận tấn công tiêu diệt của họ nhằm ngay vào những cán bộ, mới trước đây ít lâu được chính họ tặng cho danh hiệu quư giá: “Anh hùng dân tộc”.

 

Làm thế nào để tiêu diệt được những vị anh hùng của dân tộc? Ám sát, thủ tiêu bí mật hay giam vào ngục tối?

 

Lẽ cố nhiên không thể được. Người ta có thể ám sát được một vài người, thủ tiêu được dăm ba chục người trong bí mật hay đem đày năm bảy chục người vào ngục tối. Người ta không thề nhất đán thủ tiêu hay giam giữ tất cả những cán bộ “anh hùng dân tộc”, người ta phải sợ toàn dân công phẫn.

 

Người ta đă nghĩ, trong không biết bao nhiêu lâu rồi mới thi hành một thủ đoạn thực sự : “long trời, lở đất “(1). Người ta đă giết, giết công khai những anh hùng Sông Lô như Quảng, những bí mật mặt trận Khu như Nhiễu và giam cầm hàng vạn người như bạn Trung, giữa tiếng reo ḥ của dân chúng.

 

Giết chóc, giam giữ công khai những cán bộ có công kháng chiến mà dân chúng vui ḷng ?- Không những vui ḷng ? v́ dân chúng vừa reo ḥ vừa giết, vừa xử những án khổ sai dài bằng cả một đời người !

 

(1): Chữ của Hồ chí Minh

 

Thân ái Trung,

 

Trung sẽ không bao giờ tưởng tượng được người bôn-sơ-vích làm thế nào để mượn tay dân chúng giải quyết mối tử thù chính trị. Trung, khó ḷng theo kịp được ngay đến con đường lư luận, tổ chức của người bôn-sơ-vích, mượn tay dân chúng giết được hàng vạn người.

 

Họ viết:

 

– “Trong hàng ngũ Đảng, có những phần tử cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ ngoan cố. Những phần tử ấy liên kết với thực dân, đế quốc và phong kiến. Những phần tử ấy lộn ṣng vào Đảng, khôn ngoan mua chuộc và quỷ quyệt lừa dối nhân dân ta, bằng cách giả vờ nhiệt liệt tham gia kháng chiến. Bọn chúng thông đồng với quân địch, tạo ra những công lao bên ngoài, để ngụy trang ư định thao túng Đảng và khống chế nhân dân ta.

 

Nhưng bọn chúng không thể lọt qua con mắt sáng suốt của Đảng, cho nên Đảng phóng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh chính trị để giáo dục nhân dân ta tận lực tiêu diệt bọn chúng.

 

Bọn chúng là tay sai của thực dân, đế quốc. Bọn chúng là phong kiến phản động, là tư bản bọc lột, là cường hào ác bá, là Việt gian phản quốc. Bọn chúng ngoan cố, nham hiểm, hiện nay đương náu ḿnh dưới những chiêu bài kháng chiến giành độc lập , với mục đích dắt nhân dân ta trở lại cho thực dân, đế quốc đàn áp và bóc lột một lần nữa.

 

Nhưng bọn chúng không lọt qua con mắt sáng suốt của Đảng. Cho nên ngày nay Đảng giáo dục nhân dân ta phương pháp để lột mặt nạ bọn phản bội ấy. Nhân dân ta, tin tưởng vào Đảng, nhất định tích cực đấu tranh chính trị để tiêu diệt bọn chúng đến cội rễ, để trong sạch hóa hàng ngũ Đảng và trong sạch hóa hàng ngũ nhân dân.

 

Bọn chúng đă cướp của giết người! Bọn chúng là kẻ thù của nhân dân.

 

Nhân dân ta bắt chúng nợ của phải trả của, nợ máu phải trả máu!”

 

Đó đại khái là lời của những người bôn-sơ-vích, giả làm của dân chúng, gửi cho dân chúng. Thoạt bề ngoài, Trung dễ nhầm lời hiệu triệu vu vơ này với những lời hiệu triệu khác, kêu gọi dân chúng phải đề cao cảnh giác và tích cực kháng chiến.

 

Nhưng bề trong th́ khác. Khác bởi tổ chức. Tổ chức đến từng thôn xóm nhỏ, đến từng cơ quan, đơn vị nhỏ. Tổ chức phóng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh tô tức, đấu tranh chính trị, gọi tắt là “Đấu”.

 

“Đấu” có ba thời kỳ. Chuẩn bị, thực hiện và đặt lại cơ sở cho Cách Mạng (Vô Sản).

 

Chuẩn bị có hai đợt: T́m kẻ thù cho nhân dân, giáo dục cho nhân dân biết căm giận kẻ thù ấy. Kẻ thù ấy đă là những cán bộ tiểu tư sản có công kháng chiến rồi, việc c̣n lại là làm thế nào cho dân chúng xưa nay tin tưởng ai, kính mến ai, th́ bây giờ giở mặt nghi ngờ, ruồng bỏ, hành hạ, ô nhục người đó. Việc không phải dễ, lănh tụ bôn-sơ-vích biết lắm. Nhưng có lẽ họ đă t́m thấy một thứ kết quả đúng tuyệt đối cho bài tính về tương lai, nên trái với chiến thuật khéo léo, nước đôi của họ xưa nay, lần này họ tỏ ra có thái độ quyết liệt, quyết thắng.

 

Trận tấn công của họ mở ra, công khai, vũ băo. Họ nâng trận tấn công ấy lên hàng chính sách. Chính sách ruộng đất.

 

Chính sách ruộng đất nhằm trả ruộng đất cho người cày. Định nghĩa nghe vừa ḥa b́nh, vừa nhân đạo. Lại thêm là công lư nông dân hằng chờ đợi từ khi có thửa ruộng, con trâu và cái cày.

 

Nhưng chính sách ruộng đất mở màn cho cuộc cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất, theo lư thuyết bôn-sơ-vích, là một cuộc Cách Mạng Nông Thôn. Cách mạng bôn-sơ-vích, theo định nghĩa bôn-sơ-vích, bao giờ cũng tàn bạo, càng tàn bạo càng thành công.

 

Cải cách ruộng đất, v́ thế có một phần nhiệm vụ nhằm tiêu diệt một thành phần xă hội: địa chủ, phong kiến, cường hào. Gọi chung là giai cấp bóc lột. Bóc lột ai?- bóc lột bần cố nông. Bóc lột ǵ?- Bóc lột của cải và xương máu.

 

V́ thế trong cải cách ruộng đất có một phần đ̣i nợ của cải và đ̣i nợ máu cho bần, cố nông. Bần có nông là những ai?- Là những người có cày mà không có ruộng. C̣n địa chủ?- Là những người có ruộng mà không có cày. Có ruộng mà không cày, th́ phải trả ruộng cho người cày.

 

Nhưng trả ruộng không thôi không đủ. Phải trả nợ. Nợ tính ngược về quá khứ. Nợ tính vào đương sự, vào cả thân quyến đương sự, kể cả con nuôi, con dâu, con rể, người làm công lâu ngày. Tất cả là địa chủ, tất cả phải trả nợ: tiền bạc, thóc lúa, nhà cửa, trâu ḅ, dụng cụ nông nghiệp. Và máu. Máu của những người chết v́ bị bóc lột.

 

Trả ruộng cho người cày, nói tóm lại, là một cuộc cách mạng. Cách mạng tiêu diệt địa chủ. Địa chủ không được đầu hàng. Địa chủ nhất định phải “ được” tiêu diệt. Cách mạng phải có máu mới thật là cách mạng vô sản, mác-xít.

 

Trung vẫn chưa hiểu được sự liên lạc giữa cách mạng nông thôn, nhằm tiêu diệt địa chủ, với cán bộ tiểu tư sản trong hàng ngũ kháng chiến.

 

Nhưng thật ra con đường không có ǵ quanh co lắm. Bởi muốn bị đấu, chỉ cần phải có ruộng đất, không kể nhiều ít, miễn là có ruộng, mà chính ḿnh không cầm đến cái cày. Muốn bị đấu lại không cần phải chính ḿnh có ruộng đất, v́ cha mẹ, anh em, vợ chồng ḿnh có ruộng cũng đủ. Hoặc giả, chính ḿnh hưởng thụ, có ăn gạo, là sản phẩm của ruộng đất.

 

Bởi thế, trừ những đồng báo suốt đời theo trâu, suốt đời không làm ǵ khác cày ruộng, c̣n lại bất cứ ai cũng có thể bị chỉ mặt gọi là địa chủ.

 

Địa chủ, một Trịnh Xuân Nghĩa hay một Trần Trinh Trạch với hàng vạn mẫu đồn điền. Địa chủ, một ông Cai tổng hay một ông Nghị xứ quê, với hàng trăm mẫu thượng đẳng điền. Đă đành là như thế.

 

Nhưng địa chủ cả đàn con, đàn cháu họ Trịnh, họ Trần. Địa chủ, những kỹ sư, bác vật được nuôi ăn đi học bằng tiền bạc của cha mẹ. Địa chủ, bà cụ Cử Vân xa, chỉ có tám sào ruộng để tần tảo nuôi con cho nên người. Địa chủ: Quảng!

 

Quảng là địa chủ, mặc dầu Quảng suốt đời không được trực tiếp giao dịch với bạn điền cấy rẽ của bà cụ Cử tám sào ruộng? – Phải, Quảng là địa chủ, bởi Quảng có hưởng thụ những sản phẩm do bà cụ Cử bóc lột bạn điền mà có. C̣n bà cụ Cử, địa chủ bởi có ruộng mà không cày. Mặc kệ, nếu hàng ngày bà chỉ biết có tụng kinh niệm Phật và giúp đỡ mọi người.

Vấn đề đặt ra là có hay không có ruộng, có hay không có lao động, có hay không có hưởng thụ. Trong ba điểm, điểm hưởng thụ coi là hệ trọng nhất. Bởi thế, nên mới có sự lạ lùng , là những nhà cự phú, có rất nhiều ruộng , lại dùng tiền bán thóc ở ruộng đi lập một xí nghiệp, nên có thể nói là hưởng thụ ở ruộng đất cũng được, mà ở xí nghiệp cũng được: những người này chưa hẳn là địa chủ, không bị đấu.

Nhưng không có ǵ lạ, v́ họ là đại tư bản. Đại tư bản không có tên trong danh sách của những kẻ bị tiêu diệt. Chỉ bị tiêu diệt những tiểu tư sản!

Tiểu tư sản bị tiêu diệt trong tiếng reo kinh khủng của “nhân dân”. Nhân dân mê loạn trong những cơn phản ứng theo điều kiện, đă v́ những người bô-sơ-vích mà giết bỏ không biết bao nhiêu anh hùng tiểu tư sản có công với kháng chiến, có công với tổ quốc.

– Bởi họ là anh hùng của dân tộc, nhưng họ là kẻ thù của nhân dân, những người tiểu tư sản bóc lột! Người bôn-sơ-vích bảo thế.

Bóc lột là tội nặng nhất có thể có trong lịch sử. Bị bóc lột, cả một nhân loại đă nghèo đói. Bị bóc lột cả một dân tộc đă yếu hèn. Bị bóc lột, hai triệu người Việt Nam đă chết đói. Đó là lư luận bôn-sơ-vích.

Lư luận được tiếp ứng bằng quân đội, bằng những đơn vị đă hoàn toàn trong sạch của Đảng. Quân đội đưa cán bộ phát động (đấu tranh chính trị, tô tức) về làng, cán bộ nắm lấy quyền chính. Cán bộ chỉ định những “địa chủ” đáng ra đem đấu. Cán bộ lựa chọn phần tử “trung kiên” trong bần cố nông, để dạy sẵn những lời tố khổ. Rồi ở công trường Đấu, một người lên tố khổ, rồi hai người, ba người… một người bịa đặt, rồi hai người, ba người… một người đánh đập bị can để thỏa những uất hận mới có từ chiều hôm trước, rồi hai người, ba người… Một cơn gió mê cuồng thổi giữa những người dân lành…

Và những người bôn-sơ-vích đă thàng công trong một nhiệm vụ lư thuyết, là tiêu diệt xong những chướng ngại tiểu tư sản, trên con đường tiến tới của Cách mạng Marx-Lenine-Staline-Mao Trạch Đông!

Nhiệm vụ lư thuyết thứ hai của họ là giáo dục bẩn, cố nông thành Giai cấp, dùng Giai cấp làm cơ sở để thực hiện thàng công cuộc cách mạng Bôn-sơ-vích.

Thân ái trung,

Tôi hận rằng đă sớm bị gọi đến tên, và đă vội lên đường đào tẩu. Nên câu chuyện tâm t́nh của người bạn kháng chiến của Trung có đến đây là hết.

Trung hăy tin rằng tôi quả thật hơi ngại ngùng v́ đă viết cho Trung, trong đoạn sau, quá nhiều lư luận. Tôi đă nghĩ nhiều, và tôi chân thành tin rằng điều đó không thể tránh được.

Tôi đă nói với Trung một lần, rằng trong tâm t́nh của mỗi đứa chúng ta phải có chứa đựng một phần nào những dữ kiện sẽ làm nên lịch sử. Cho nên tôi không thể nào không giăi bày với bạn những ư nghĩ đă dày ṿ tôi, cùng những ánh sáng tôi đă t́m thấy , trong một khoảng thời gian của một cuộc đời không thiếu ǵ hy sinh và đau khổ nhưng cũng không thiếu cả những phút say sưa, mănh liệt.

Tôi đă để lại một phần của đời tôi trong kháng chiến. Kháng chiến, đối với tôi, không c̣n là những sự việc liên tiếp đến, liên tiếp đi, và đi là biến mất trong tâm hồn. Kháng chiến, trong tôi, đă trở nên một sự thật vĩnh viễn, một thứ kết tinh thể chất ở đâu đó trong tim, óc.

Kháng chiến, đối với bất cứ ai đă ra đi đêm 19 tháng Chạp, dù để tác chiến hay chỉ để tản cư di cư, cũng vẫn là những ngày gian khổ chịu đựng. Gian khổ trong những cánh rừng già đầy vắt xanh, vắt đỏ. Gian khổ ở giữa những cánh đồng bát ngát Liên khu Ba. Người ra đi, đi đến đâu cũng gặp những nấm mộ không có chân hương cắm trên đất mới, và những mái đầu tóc tơ của những em bé nhỏ đă vội quấn ngang vành khăn sô thảm thiết.Giọt khăn trắng, trên nền xanh của cây rừng, của đồng lúa, là một chứng cớ không thể chối căi rằng, để giành lại quyền sống độc lập và tự do, bao nhiêu người đă ra đi không trở lại. Ra đi tay không mà tiểu tư sản. Với một tấm ḷng.

Một tấm ḷng, năm, bảy năm kháng chiến. Một đoạn đời trái với nếp sống b́nh thường. Kẻ gian dối, người thật thà, kẻ ru rú nơi xó rừng để đào khoai bới sắn, người phiêu lưu đưa hàng lậu giữa hai vùng chiến trận, mỗi người cố t́m lấy một nguồn sống tạm bợ. V́ ai nấy đinh ninh có lúc trở về, khi các đô thị đă vắng hẳn bóng đoàn quân xâm lược. Một ngày gần. Ngày đó chưa đến kịp.

Th́ kháng chiến không c̣n là kháng chiến nữa. Cuộc tương tàn trong nội bộ đă bắt đầu, khiến người Pháp (sau này tôi mới biết) cũng ngỡ ngàng không hiểu. Mà ai làm sao hiểu được thiên thảm sử viết bằng tim và óc của những người như Quảng, ngoài những kẻ, như tôi, phải được hiểu bằng cả một tâm hồn tan vỡ.

Cuộc đời của chúng tôi lẽ ra giản dị biết bao. V́ theo kháng chiến, chúng tôi đă thuận cho hết thảy. Cho đến cả tính mệnh, để cố giữ lấy một vật không cho được, là tâm hồn. Tâm hồn tôi không bao giờ xúc phạm đến tâm hồn của bất cứ ai khác. Nên người ta có thể dùng chúng tôi trong đoàn quân kháng chiến, măi đến khi chúng tôi tử trận hay cùng với đoàn quân kia toàn thắng. Tử trận th́ một hố đất nông sâu không kỳ quản, và một lời phân ưu có đâu thiệt tḥi ǵ cho Giai cấp. C̣n thảng hoặc thành công, chúng tôi có đ̣i ǵ hơn được sống làm công dân nước Việt Nam độc lập? (42)

Có thế thôi, mà không được. Người bôn-sơ-vích muốn chúng tôi là hạt bụi, chúng tôi đă là hạt bụi. Những hạt bụi thoi thóp t́nh cảm. Người bôn-sơ-vích bảo hạt bụi không được có t́nh cảm, bèn rửa sạch những hạt bụi trong guồng máy. Và thế là xong việc, theo ư họ.

 

Nhưng có xong việc thật không? Chúng tôi có thật là những hạt bụi không t́nh cảm không, như ư họ?- Tôi không tin như thế, mặc dầu chỉ v́ thế mà cuộc đời tôi phải giập găy, tan nát. Tôi bây giờ yếu mỏi, bệnh tật và cả động một ngón tay cũng đau thắt lại trong ḷng. Bởi con đường của đời tôi đến chỗ này là ngơ cụt: bên này sông là Giai cấp không buông tha, bên kia sông là đồn quân của địch. Tôi phải đi về đâu để được sống?

– Về đâu tiểu tư sản? Những người không bao giờ muốn nghĩ về chính trị, đă phải nghĩ trong một thời kỳ lịch sử. Phải nghĩ, v́ có kẻ đột nhiên bảo tiểu tư sản không có lẽ sống, không được sống. Làm như sống là độc quyền của một chủ nghĩa. Bôn-sơ-vích! Họ là ǵ? Là những người đă t́m ra lẽ sống, hay những kẻ phản bội lẽ sống, đem lẽ sống nhốt vào trong công thức chính trị?

Bôn-sơ-vích! Họ là ǵ, hay là những kẻ nắm trong tay một sức mạnh kinh khủng, v́ mù quáng? Sức mạnh Bôn-sơ-vích, có mấy năm, đă tràn lan khắp cả. Sức mạnh ấy c̣n đương tiến tới, và tuyên bố sẽ chiếm trọn cả cuộc đời, cuộc đời chỉ có ăn, ngủ và truyền tiếp ḍng dơi.

Cuộc đời, cuộc đời thiêng liêng của người tiểu tư sản! Nhưng lấy ǵ mà giữ, hay vẫn chỉ có tâm hồn, nói rằng cao quư, nhưng chắc đâu chống lại được sức mạnh mù quáng kia trong một trận tranh đấu cuối cùng?

Bao giờ đến, trận tranh đấu cuối cùng? Tôi không biết, cả những người bôn-sơ-vích cũng không thể biết. Nhưng biết làm ǵ, nếu chúng ta, tiểu tư sản, không t́m thấy lẽ sống. Không có lẽ sống, tâm hồn dù cho nhiều đến mực nào đi nữa cũng chỉ là lừng chừng, cầu an, cơ hội, với những thời kỳ bất chợt và ngắn ngủi vùng lên được, chỉ huy vật chất, chiến thắng được thù nghịch ở ngoài vào, trong những trận gaio tranh có hạn. Có thế thôi.

C̣n ngày nay, người bôn-sơ-vích ép chúng ta phải chiến đấu, không kể thời gian, không gian nào hết. Người bôn-sơ-vích không ở ngoài vào, để cho ta chỉ căm phẫn cũng đủ tạo thành một lực lượng. Họ trái lại, thu hút được sức mạnh cuồng bạo ngay trong những tâm hồn đi t́m lẽ sống. Họ mê hoặc những tâm hồn ấy, tách rời những tâm hồn ấy ra khỏi thể chất, rồi dùng thể chất vô tri làm sức mạnh.

Chao ôi, Trung? Từ mười đêm nay, tôi không sao rứt ra khỏi một ám ảnh. Đó là một cuộc giết chóc, giữa một bên vô t́nh và một bên ch́m ngập trong đau xót. Đau xót cho ḿnh, cho loài người, đau xót c̣n hơn nữa cho những “dụng cụ người” của địch, đă mất đến cả khả năng thương tiếc ngay lấy bản thân!

Cuộc chiến đấu kinh hoàng giữa người với người mà là đồ vật? Trung, Trung ơi! Chúng ta phải làm ǵ đây, để tránh cho kiếp người, cho giống người khỏi trải qua lớp biến thể cuối cùng này?!

Phú Thọ, Vũ lao,

Ngày 30 tháng 12, viết hết

 

Hải Pḥng ngày 19 tháng 7 năm 1954

Thân ái Trung,

Thấm thoát đă qua ngót hai năm, kể từ ngày tôi gửi những bức thư trước cho Trung. Thư gửi ở Hà Nội, tôi ở Hà Nội, ở Vĩnh Yên, rồi xuống Hải Pḥng. Tôi có nhận được thư Trung, nhiều lần an ủi, nâng đỡ và thử t́m một giải pháp cho vấn đề đặt ra bởi những người bôn-sơ-vích.

Hai năm, hơn mười lá thư của Trung. Tôi không lần nào trả lồi, không phải v́ “phù hoa đă đổi ḷng người chiến đấu”, cũng không phải v́ đă bắt chướt một Trang tử khinh chuyện đời giả dối. Hơn hai năm, tôi dùng trước hết để kiếm sống một cách vất vả, c̣n những phút họa hoằn nhàn rỗi lại đọc lại thư Trung, hoặc tự ḿnh t́m lấy ư nghĩa cho cuộc đời ḿnh sống.

Sự đào xới, càng sâu măi vào trong ḷng, càng chứng tỏ rơ rệt tâm hồn tôi, nếu đứng một ḿnh, không thể nào làm ra một thứ gương soi cho thấy được bản thể. Tâm hồn tôi đă dành là một cái ǵ trọn vẹn tự nó có khả năng độc lập sinh hoạt. Nhưng gần đây, kể từ ngày cuộc sống chung của dân tộc dâng lên, bừng bừng một sự tranh đấu mănh liệt, th́ tâm hồn tôi đă ch́m lẩn với biết bao nhiêu tâm hồn khác, phối hợp với nhau, ḥa vào nhau, mà tạo nên một thứ tâm hồn to lớn, cho cả một xă hội, cả một con số mấy chục triệu người. Từ lúc ấy, tôi linh cảm rằng không bao giờ tôi c̣n t́m thấy tâm hồn tôi riêng rẽ trên con đường lịch sử.

Tôi không thể cứ đào sâu vào ḷng ḿnh mà biết được ḿnh. Sự sống riêng rẽ vốn, tự bao giờ, không thể có về vật chất. Bây giờ đến sự sống rung cảm , có những sự phân chia từng nắm, từng mớ, từng giai cấp. Rung cảm bị sắp xếp vào hàng ngũ. Tôi nghĩ rằng ḿnh muốn hiểu ḿnh, có lẽ cần phải t́m hiểu trogn một thứ linh hồn giai cấp.

Nhưng tôi phải trả lời Trung trước đă. Về những điều tôi viết cho Trung c̣n dang dở về hai chữ giai cấp.

Giai cấp-lẽ dĩ nhiên vô sản- sẽ là cơ sở, là tiền phong cho cách mạng bôn-sơ-vích. Vô sản, như đă tŕnh bày, về cả vật chất lẫn tinh thần. Trung lấy chữ “vô sản tinh thần” làm lạ, đă hỏi tôi: “ Làm thế nào có vô sản tinh thần cho loại người mới sẽ thay thế tiểu tư sản làm cơ sở cho Cách mạng, loại người ấy là những ai, và có vô sản tinh thần rồi th́ lợi ích ǵ đặc biệt cho Cách mạng?”

Nếu tôi nhớ không lầm, đây chính là một điểm thiếu sót trong bức thư tôi gửi Trung kỳ trước. Sự thiếu sót cố ư, v́ tôi đă kịp thấy lư luận nhiều quá, không những mệt cho Trung, mà c̣n làm cho bức thư trở nên thiếu chân thực, v́ có một vẻ tuyên truyền không nên có giữa bạn bè, dù chỉ là vô t́nh . Tôi không muốn Trung hiểu nhầm tôi, cho rằng v́ cá nhân bị hắt hủi, nên oán thù và thiên vị, tôi đă vu cho Việt Minh những ư định họ không có.

Tôi chờ đợi cho qua hẳn một thời kỳ chiến lược. Lúc đó bằng chứng cụ thể không thiếu, sẽ cho phép tôi viết một bức thư dài khác, nói với Trung rất nhiều về kỹ thuật “ Cưỡng hiếp tâm lư”, đem áp dụng vào công cuộc giáo dục một cơ sở vô sản tuyệt đối cho cách mạng bôn-sơ-vích. Trung chắc chắn đă đọc quyển: “ LE VIOL DE LA FOULE PAR LA PROPAGADE POLITIQUE” của Tchakhotine, đă biết rơ phương pháp dùng lời nói và h́nh ảnh dưới mọi h́nh thức và nhắc đi nhắc lại mỗi giờ, mỗi phút để tràn ngập tâm hồn con người, đuổi hết mọi ư nghĩ ra khỏi nơi đó, để thay thế bằng những ư nghĩ đă định sẵn từ trước. Trung ở bên ấy, hẳn c̣n biết hơn tôi về khẩu hiệu: “ DEUTCHLAND UBER ALLES!”, dán trên mọi góc tường, chiếu trên tất cả các màn ảnh, hô luôn miệng ngoài đường lộ và trên luồng sóng phát thanh Đức, thậm chí len lỏi dần dần theo con đường trực giác, cái tư tưởng “ Nước Đức trên Đồng minh” này có thể trở nên một thứ nguồn sống cho những người Đức hoài nghi nhất. Trung đă biết thế, vậy chỉ cần biết thêm rằng ở đây người ta cũng nhắc đi nhắc lại, từ trong phút tâm t́nh, giờ kiếm tháo, đến buổi hội họp hàng ngàn người ngoài trời, những khẩu hiệu nhằm đóng danh vào tâm khảm đối tượng một ḷng Tin vào sự sáng suốt và t́nh thương yêu của Đảng.

Đảng được ḷng tin, tin u mê và say sưa, cũng vẫn chỉ giáo dục đối tượng với những lời đă ca: của cải riêng tư là hệ lụy của đời người, biên giới quốc gia là biên giới của những dư đồ thống trị, t́nh chồng vợ hay cha con nhằm áp bức và bóc lột sức lao động của người yếu thế, cho đến luân lư hay tôn giáo cũng chỉ cốt giữ vững một trật tự xă hội có lợi cho phong kiến…. Lời đă cũ, nhưng lần này giáo dục không c̣n là dạy cho biết, mà dạy cho thành tâm tính con người. V́ thế có chữ mới: “ vô sản tính”. Vô sản tính cộng thêm tính tự vệ và căn thù tư bản, quyết tâm đấu tranh tiêu diệt tư bản, sẽ có một tên mới nữa: “giai cấp tính”.

 

Giai cấp tính, lẽ cố nhiên, có thể được đem giáo dục cho cán bộ tiểu tư sản đă đầu hàng. Nhưng không dễ, v́ sao Trung đă biết. Thành thử chỉ c̣n có những đồng bào công nhân, công nhân thành thị, công nhân thôn quê. Nhất là đồng bào nông dân, bao nhiêu chất phát là bấy nhiêu dễ dàng cho giáo dục. Giáo dục ngày nào hoàn thành, ngày ấy Cách mạng có một cơ sở chiến đấu, gồm những thể xác vô tri của những người, người mà là đồ vật.

Tôi nhớ đây chính là ư nghĩ làm sao cho tôi kinh hoảng, trong khi tôi viết thư cho Trung, lần trước. Lúc đó tôi c̣n ở Vũ lao, ngày nằm trong buồng chị Nhiễu, nín thở. Đêm đến, chừng nào trăng đă lặn, con đường đồi quanh co lên Quảng nạp đă vắng hẳn bóng người, th́ chị Nhiễu với tôi lại ra ngồi ngoài hiên. Tôi kể chuyện Quảng. Chị nhắc lại những ngày trước khi bị đấu, người chồng yêu kính của chị, biết ḿnh đă bị bao vây và tất phải chết, nên ngày lại ngày mong mỏi hay người bạn thân về qua, để trối lại một lời phó thác ba đứa con c̣n dại. Hai người bạn thân ấy, một là tôi, hai là Quảng.

Quảng đă mất, Nhiễu đă mất, cùng đau đớn như nhau, cùng v́ một lẽ không muốn cho những giọt máu của họ phải ở lại với Việt Minh, chịu cho Việt Minh nuôi dưỡng và giáo dục. Hai người xa nhau từ lâu nhưng chắc hẳn đă chung nhau một ư nghĩ. Duy Nhiễu c̣n dặn được vợ, có gặp bạn hay không, trong thời hạn qua giỗ đầu ḿnh một tháng, tất phải đưa con về Hà Nội.

Chị Nhiễu với tôi, Trung thừa biết, dù cho chẳng có lời ủy thác, cũng nhất định phải đưa lũ trẻ về Thành. Chính cũng v́ thế mà tôi nán lại bên phần mộ Nhiễu, để nhờ người vợ góa của anh thuê một bạn điền cũ ở Khải Xuân bắt liên lạc với gia đ́nh Quảng. Người bạn điền ra đi, tôi nh́n theo bước chân hắn, mười phần chắc chín hắn phóng thẳng đến ủy ban báo cáo. Tôi đă mất hết ḷng tin ở người nông dân, giữa khi công việc Tố, Đấu của Chính sách Cải cách ruộng đất được phát huy cực độ.

Nhưng thật may cho chúng tôi là ở đời vẫn c̣n có những người chung thủy. anh Chắt Hoe, đêm đi ngày ở, vừa làm thuê lấy ăn, vừa lân la hơn một tháng giời trong vùng Phố Én, Phi đinh, rồi Ẩm thượng, Ẩm hạ, măi đến Đan Thượng thuộc Yên Bái, mới biết đích xác tin tức. Gia đ́nh Quảng được một cán bộ đại đội đào ngũ đến báo tin, đă cùng với anh đó men bờ sông Thao xuôi Hà Nội cuối tháng trước. Anh Chắt Hoe về đến nhà, bộ quần áo mang trên lưng rách như xơ mướp. Anh đương lên cơn sốt rét, bàn tay run lẩy bẩy cố lần cổ áo, móc ra trả chị Nhiễu một mẫu trong chiếc kháng vàng chị c̣n dấu được cho lũ trẻ.

Tôi đứng trông cái cảnh người bạn điền nghèo khổ, suốt đời không có đến hy vọng sắm vàng, mà đưa trả lại cho chủ cũ mảnh kim khí kia-chính là tiền ăn đường và tiền thuê anh đi khó nhọc-, tự nhiên tôi thấy ḿnh có tội với anh, với tất cả những đồng bào thành tín nơi thôn dă. Tôi lại trở lại tin tưởng ḷng tin mong manh này là nguồn an ủi cuối cùng của chúng tôi, trên khu vực trước kia chúng tôi đă gửi vào một ḷng tin biết bao nhiêu sắt đá. Khu vực kháng chiến. Chúng tôi không ở lại được, bởi một quá khứ sầu thảm, bởi một tương lai gian nguy không tha thứ.

Chúng tôi qua sông ngay đêm anh Choắt Hoe về đến nhà. Sự đứng lên thật gọn gẽ , ngoài hai nấm mồ để lại, chúng tôi ra đi mỗi người có hành lư là một cái túi nhỏ đựng hai bát gạo rang, so với ngày tản cư có phần c̣n nghèo hơn nữa. Anh Choắt Hoe thấy t́nh cảnh chúng tôi cơ cực quá, cầm ḷng không đậu, bỏ chạy vội về nhà lấy dúi vào tay chị Nhiễu mấy tờ giấy bạc c̣n nguyên nếp. Anh lại đưa cho tôi mươi quả quít hôi, một vốc muối. Tự nguyện đưa chúng tôi lần đường ṃn ra một xóm vắng bên sông, anh để chúng tôi ở xa, một ḿnh lội xuống nước, men đến bến trộm thuyền chở cả bọn trót lọt sang Cẩm Khê.

Rồi anh trở lại. Chúng tôi chào và cám ơn anh. Anh đứng lặng một chốc, đoạn ôm chầm lấy thằng cháu Chân phương ̣a lên khóc. Anh đă nhiều tuổi, tiếng anh khóc là một cái ǵ rạn vỡ, là một cái ǵ cực kỳ thê thảm. Nhưng lạ thay, cũng là một cái ǵ cởi mở, một cái ǵ hàn gắn tương lai vào quá khứ, trong những cuộc đời đă bị ṿ xé tan tành.

Sau cùng anh Chắt Hoe nuốt nước mắt, chắp tay vái chị Nhiễu:

– Mợ cho các anh bé, chị bé xuôi b́nh yên. Phần mộ cậu đă có con…

Nói dứt lời, anh quay ḿnh chạy xuống thuyền, đẩy một sào thật mạnh. Thuyền đă ra đến giữa sông, chúng tôi cũng đă vào đến ven rừng, duy tôi nghe tiếng lá cây xào xạc vẫn tưởng như c̣n nghe thấy, lẫn với tiếng gió heo may vi vút, tiếng khóc kỳ lạ, đột ngột của người bạn điền đă quá bốn mươi tuổi.

Tôi cho là không cần phải hỏi cũng biết chắc anh Nhiễu, hay chị Nhiễu, thế nào cũng có lần, đối với anh Chắt Hoe, có một thứ ân cứu tử. Nhưng không phải. Anh Nhiễu mới lên ở trên đồn điền có dăm năm nay, c̣n trước kia vẫn giao công việc thu, phát cho quản lư. Anh Chắt Hoe chỉ thương chúng tôi là những con người cơ khổ, oan ức, những đứa con côi, người đàn bà góa trẻ, anh “bộ đội” yếu đuối, bệnh nạn, trốn tránh.

Ḷng thương người hồn nhiên, sự hy sinh giản dị của anh Chắt Hoe đă thổi cho lại cháy trong tim, trong óc tôi ngọn lửa của hy vọng. Ngọn lửa nó giúp cho tôi sức chịu đựng gian khổ và tinh thần lo toan sáng suốt trên con đường đưa vợ, con Nhiễu về Nghĩa lộ.

Nghĩa lộ tuy là cả một vùng rộng lớn do quân đội Pháp chiếm đóng, nhưng bên ngoài Nghĩa lộ vẫn có cả một hàng rào quân kháng chiến. Tôi nói: một hàng rào quân kháng chiến, v́ tôi không thể đành ḷng gọi những người bạn đồng ngũ của tôi mấy bữa trước là Cộng Sản, là Bôn-sơ-vích. Mặc dầu, vào lúc đó, họ chắc chắn đă nhận được lệnh truy nă một tên cán bộ đào ngũ, phản động. Mặc dầu họ gặp tôi nhất định sẽ bắt , hoặc nếu chạy th́ bắn. Họ không thể biết. Họ có lẽ cũng đă có một vài cấp chỉ huy đă bị đấu, một vài cấp chỉ huy đă đào ngũ trong trường hợp của tôi. Nhưng họ ở đơn vị khác, họ bị bưng bít về tin tức ở những đơn vị bạn. Họ lại ở mặt trận. Đối với họ, tôi chỉ là một cấp bộ hèn mạt đă đào ngũ, bây giờ lại định len lỏi về theo Pháp. Đối với chị Nhiễu, với lũ nhỏ, họ cũng không thương tiếc ǵ hơn, bởi về với Pháp bao giờ cũng là phản bội

Con đường đi Nghĩa lộ, tôi tuy đă thuộc gần hết các lối ṃn mà vẫn không ngớt phập phồng lo sợ.Nông nỗi hiểm nghèo là quân kháng chiến hàng ngày di động, chúng tôi có thể bị họ bắt gặp ngay giữa đường. Sau đến vị trí của Pháp không biết đích, cùng sự vơ vẩn vào các bản t́m tiếp tế, có thể gặp ban Tề, nhưng cũng có thể gặp ủy ban cứu quốc.

Đau khổ hơn nữa là sự có mặt của ba đứa trẻ. Đứa lớn, con Dao Chi, lên 7 tuổi tuy chưa đủ 6 năm, ngày hôm đầu c̣n đi được một ḿnh, nhưng từ hôm sau vừa mỏi vừa bị vắt cắn, gai đâm và vấp ngă sái chân, cả ngày chỉ đi được chừng năm cậy số. Đứa thứ hai lên 5, thằng Chân Phương, phải dắt tay mới được quăng đi, quăng nghĩ. C̣n chị Nhiễu với tôi chuyền tay nhau bế em Thục Nguyên của chúng, 3 tuổi. Chị Nhiễu tuy mấy năm nay đă quen lam lũ, nhưng vốn mảnh người, yếu sức, nên sang ngày thứ ba, những lúc phải bế con nặng, chị không kêu mỏi mà giữa mùa rét, lại đi trong khe rừng gió hút, tôi thấy chị đổ mồ hôi có giọt, trong khi da mặt chị biến sang màu xanh nhợt nhạt.

Tôi biết sự cố gắng của chị Nhiễu. Chị có thể gục ngă trong xó rừng âm u này, nhưng con chị… Chị phải cố. Nhưng tôi biết sức người có hạn. Đành hôm sau phải bỏ nửa ngày cắt dây nâu tết quang gánh, gánh hai đứa nhỏ đi lên trước một đỗi đường rồi t́m chỗ kín đáo treo cả quang lẫn cháu lên cành cây, c̣n ḿnh trở lại cơng con cháu Dao Chi và dắt, và đỡ chị Nhiễu bước lên.

Chúng tôi lần bước như thế tám ngày, ngày đi liều, đêm ngủ trên vơng bằng những dây leo buộc túm lại. Tám ngày không gặp một đội viên kháng chiến nào. Tám đêm không bị rắn, rết, chỉ bị muỗi đốt mấy đứa nhỏ sưng húp cả mặt. Buổi chiều ngày thứ tám tôi buộc cái yếm lụa của chị Nhiễu vào đầu gậy đến xin hàng ở đồn Nậm Vải 1.

Chỉ huy Đồn Nậm Vải là trung úy De Lavernett, cháu bảy đời của danh tướng De la Tour d’Auverrgne thời Cách mạng Pháp. Ông tiếp đón chúng tôi với tất cả từ tâm, tất cả lịch sự của một người Pháp quư phái. Rồi sau khi để chúng tôi nghĩ yên một tuần lễ, sau khi chữa cho lũ trẻ khỏi những vết thương băng rừng, trung úy De Lavernett đánh điện về Nghĩa lộ xin máy trực thăng đến đón chị Nhiễu với ba đứa trẻ. C̣n tôi ở lại làm một thứ tù binh thượng khách của ông được chưa đầy hai tháng, th́ ông trúng ḿn, tử trận. Tôi bị đưa về Hà Nội, giam trong “ Trại Mười Ba”2 mười bảy ngày, tới ngày thứ mười tám có một bức điện tử Pháp đánh về Bộ tư lệnh Khu vực Hành quân Bắc Việt, xin trả tôi về tự do.

Bức điện ấy của ai, tôi không biết. V́ người biết là Trung, th́ Trung giả vờ quên không nói đến. Tôi đă nhiều lần cám ơn Trung nhưng vẫn chưa đủ. Bởi vậy, một lần này nữa, tôi nhắc lại Trung hăy tin vào t́nh bằng hữa thủy chung tận tụy của tôi. Vĩnh viễn.

Trung hăy tin rằng những việc làm và tiếng khóc hồn nhiên của anh Chắt Hoe, sự hiểu biết và tính cương trực của quá cố trung úy De Lavernett, và sau hết, t́nh tương trợ tức khắc của Trung đă vượt qua bao nhiêu cửa ải để cho tôi có được bức điện quư giá kia, chính bấy nhiêu sự việc, bấy nhiêu hy sinh, đă cứu tôi thoát hẳn được cơn ám ảnh kinh khủng về một cuộc chiến đấu giữa người với người mà là đồ vật…

Cuộc chiến đấu thương tâm, nhất là v́ trong số đồ-vật người kia có thể có những người bạn thân khác của tôi, những anh em con cháu, họ hàng tôi. Có những cánh tay sẽ cầm dao đâm vào ngực tôi, những cánh tay trong đó chảy cùng với cánh tay tôi một gịng máu! Thật là một cơn ác mộng. Nếu không có Trung, nếu tôi c̣n bị giam giữ lâu ngày, tôi e rằng khó mà khỏi lên cơn điên, cấu, xé…

(1) : Nậm Vài : tiếng thiểu số Thái : con trâu, con ḅ

(2) : thường gọi là Trại “Nhà Tiền”

 

Thân ái Trung,

Thế mà ngót hai năm cũng qua rồi. Tôi ra khỏi trại giam, bị kích thích nặng quá trong thần kinh hệ nên phải nghĩ yên đến hơn một tháng, suốt ngày không ra đường, không rời quyển sách hay tờ báo. Tôi đọc ngấu nghiến những tài liệu về khoa học, về cuộc chiến tranh thế giới vừa qua, về trận Mao Trạch Đông chiếm đại lục, về vụ xung đột Nam, Bắc Hàn. Một số báo Pháp của người anh rể, tŕnh bày hoặc khách quan, hoặc chủ quan, đủ mọi lập trường của mọi nhóm người Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Tôi nhận thấy mới hai năm nay, ở trong này người ta mới tỉnh ngộ mà hiểu rằng, chiến trận từ Lạng Sơn xuống Cà Mau, thật ra chỉ là một bộ phận “ nóng” của cuộc tương tranh “lạnh” giữa hai khối Dân chủ và Bôn-sơ-vích. Cũng như ở Nam, Bắc Hàn, mặc dầu con số người chết và bị thương phần nhiều là người Hàn, mặc dầu nhà đổ, làng cháy, cầu găy, đê vỡ, chỉ là những tai nạn riêng cho người Hàn.

 

Người Bô-sơ-vích thật sự, nghĩa là người Liên Xô, nếu có cũng chỉ có mấy tay cố vấn kếch xù náu kín trong trung tâm khu chiến. Thế mà hàng chục người Việt, hay người Hàn, đă chết chính bởi họ, v́ họ. Tôi thấp thoáng có ư nghĩ: Không cứ đội viên chiến đấu mới là đồ vật, bởi Hồ Chí Minh hay Kim Nhật Thành nào có hơn ǵ!

 

Tôi nghĩ thế, và thấy ḷng se lại. Cả cái khối Bôn-sơ-vích khổng lồ cũng chỉ là một thứ đồ vật trong bàn tay sử dụng của điện Kremlin, mặc dầu Staline đă chết, Staline hay Malenkov, thật chẳng khác ǵ Bác Sĩ Moreau. Trung có nhớ phim “Ḥn Đảo Của Bác Sĩ Moreau” không? Phim tả nhà bác học có tham vọng hoàn cái cho giống vật thành giống người, nhưng thất bại, v́ giống vật có h́nh người mà không có ḷng người. Cuối phim, h́nh ảnh đàn vật-người tiến lên đập phá, giết bác sĩ Moreau, và gầm thét: “chúng ta không là người, chúng ta không là vật, chúng ta bây giờ là đồ vật!”. Bác Sĩ Moreau, nét mặt thường ngày nham hiểm của kẻ mưu toan gây dựng một sức mạnh kinh khủng bằng loại vật-người-đồ-vật, đến cuối phim, trước cơn giông tố của sức mạnh mù ḷa, Bác Sĩ Moreau đă khiếp sợ thế nào!

 

Tôi không sao quên được nét mặt của Bác Sĩ Moreau. Tôi nghĩ đến Staline hay Malenkov. Họ đang thí nghiệm ngược lại với Bác Sĩ Moreau, giống người sắp thành đồ vật sẽ đối xử với họ ra sao? Sẽ tuân lệnh hay lại nhảy lên bíu vào cổ, cắn ngập răng vào mạch jugulaire? 1

 

Thật khó mà biết trước được. Duy hiện nay thực tại bắt buộc chúng ta công nhận họ, cũng như Bác Sĩ Moreau, vẫn c̣n ở trong thời kỳ thử thách. Trước khi thành công hay thất bại hẳn hoi, họ hiện có, ở một vài nơi, những sức mạnh đáng ghê sợ. Một trong những nơi ấy là đất Việt Nam này.

 

Thế mà, để chống sức mạnh ghê sợ ấy, người ta lại chỉ có một lực lượng phức tạp, hỗn hoạn, mâu thuẫn trong nội bộ phát hiện hằng ngày, và ở tất cả mọi cấp bực. Một lực lượng quốc gia, nói là để chống Cộng Sản từ hai năm nay. Nhưng trước khi nghĩ đến chống Cộng Sản hăy chống nhau ngay trong hàng ngũ. Người Pháp chống người Pháp, người Pháp chống người Việt, người Việt chống người Việt.

 

Mà tôi có nói ngoa không Trung?- Không chứ! Bởi có thiếu ǵ Cộng Sản Pháp trong hàng ngũ đoàn quân viễn chinh? Có thiếu ǵ Cộng Sản Pháp ngay trong một chính phủ chủ trương xâm lược? Thành thử đánh vẫn đánh, vẫn lại có kẻ đem cả toàn bộ kế hoạch của bộ Tổng Tư Lệnh giao cho Cộng Sản, vẫn lại có kẻ hàng ngày viết báo đ̣i phải trả ngay đất nước cho Hồ Chí Minh! Ấy là chưa kể, trong mặt trận chủ ḥa, c̣n có những phần tử xă hội, muốn ḥa nhưng lại muốn điều đ́nh giữ lại một phần nào quyền lợi của thống trị.

 

Ngược với chủ ḥa là chủ chiến: Những tay chống Cộng Sản v́ có những tài sản kếch xù, những phần tử thực dân lạc hậu nhưng cực đoan với một số ít người chống Cộng Sản v́ chủ nghĩa cùng tất cả những thành phần tôn giáo chân thực. Thành ra khối chủ chiến lại c̣n phức tạp hơn nữa: Phe thực dân muốn dùng Nguyễn Vĩnh Thụy cùng những đảng vô hại, với những lănh tụ vô hại (vô hại cho họ, v́ lúc …

 

1: Phim “ L’Ile du Docteur Moreau” công chiếu khoảng 1936-1937: tài tử Charles Laughton đóng vai bác sĩ, Dorothy Lamour đóng vai con báo mới hóa người

 

…. nào cũng sẵn sàng kư vào mộ hiệp ước Patenotre thứ hai!), trong khi ấy những nhà lư thuyết sáng suốt đề nghị trả cho Việt Nam nền độc lập thực sự, và các bậc lănh đạo tôn giáo đi t́m một người đạo đức.

 

Sự lủng củng trong nội bộ người Pháp đă như thế, sự lủng củng trong nội bộ một số đảng phái Việt Nam cũng chẳng kém ǵ. Ở cương vị có đôi chút lực lượng, đáng lẽ phải hiệp tác để chống lại kẻ thù chung, và bằng thái độ ấy, bắt người Pháp phải kiêng nể, th́ trước hết các đảng phái hăy chống nhau cái đă. Họ viện lẽ có đảng đi với Pháp, có đảng chống Pháp, có đảng chống cả hai bên, nói là để dồn cho họ đánh nhau cho chán, khi nào cả hai bên cùng quy, lúc đó sẽ an nhiên hưởng thụ. Nghĩa là mỗi đảng một chủ trương, một chính sách, đảng nào có vẻ “hiền lành” nhất, một vài lần được Pháp cho “thử” giữ một chút quyền binh, th́ việc đầu tiên lên cầm quyền là đi lùng bắt cán bộ đảng đối lập – chưa phải là cán bộ Cộng Sản-để bỏ tù. Việc thứ hai là mỗi lănh tụ chuyển ngay sang Ba-Lê một vài triệu, một vài chục triệu, tùy theo khả năng. Thảng hoặc cố gắng gượng tổ chức lấy một cơ sở tương đối có uy tín th́ bị ngay Cộng Sản dùng kế ly gián: Một trái lựu đạn nổ, vài ông “quan to’” về trời, và tổ chức bị giải tán, cấp bộ chỉ huy lại cũng vào tù!

 

Đảng phái đến như vậy thật là nát bét. Một vài đảng rút vào bí mật, cố giữ lấy một chút tín nhiệm đă gây dựng được trong giới trí thức. Nhưng giới trí thức lại yếu đuối, mệt mỏi, hoài nghi hơn bao giờ hết. Họ, một số biết người, biết ḿnh-biết ḿnh không có sức mạnh-nên phó mặc việc đời, cứ chùm chăn cho kỹ. Một số khác không đành ḷng chờ đợi bị tiêu diệt, nhưng khôn ngoan không làm chính trị, chỉ gia nhập đề phục vụ những tổ chức xă hội, nhằm mục đích làm nhẹ bớt một phần những vết thương do chiến tranh. Một số thứ ba, may là rất nhỏ, theo “mặt trận Bảo Đại” đi làm giàu, sa đọa.

 

Trong khi ấy, dân chúng, dân chúng anh dũng, bị bỏ rơi hoàn toàn về tinh thần. Ngoại trừ một số loa phóng thanh hàng ngày đi hô những khẩu hiệu này lừa bằng giọng nói nhạt nhẽo, th́ sách báo của tư nhân không làm nên được một chút công trạng nào trong nhiệm vụ giáo dục quần chúng. Quần chúng không hề biết những sự thay đổi đă đến trong hàng ngũ Cộng Sản, nên vẫn hồn nhiên coi rằng danh từ “Cộng Sản” chỉ là một sự vu vạ khổng lồ cho kháng chiến, và càng ngày càng cảm mến kháng chiến hơn lên. Thậm chí, trong năm 1953, tôi có thể nói không sợ mang tiếng ngoa ngoắt với Trung rằng dân chúng-lẽ cố nhiên, trừ những người đă có dịp mắt thấy tai nghe-, dân chúng ngă về kháng chiến, ủng hộ kháng chiến, đến nỗi cán bộ kháng chiến ra vào Hà Nội như vào một thị trấn không người. Một chứng cớ bằng suy luận: mấy năm nay, ở Hà Nội không có mộ vụ ám sát hay bắt cóc nào, và đó là triệu chứng rằng kháng chiến đă rất mạnh.

 

Sức mạnh của Cộng Sản, tôi đă nói nhiều lần, chỉ là sức mạnh mượn được của kháng chiến. Lợi dụng được hoàn cảnh ngh́n năm có một, là cuộc Tổng Khởi Nghĩa đưa đến kháng chiến, họ vẫn tiếp tục tuyên truyền rất dân tộc trong dân chúng, nhất là trong dân chúng vùng Pháp chiếm đóng. Mặc dầu, từ năm 1950, và đầu năm, ở Liên khu Việt Bắc đă có mở nhiều lớp học tập quốc- tế-tính.

 

Trung đừng nhầm quốc- tế-tính là một thứ tư tưởng quốc tế, có mục đích làm cho con người mở rộng ḷng thương yêu nhân loại cũng như thương yêu đồng bào ḿnh, Trung hăy chú ư đến chữ tính, tính nết, đă dùng trong chữ vô sản tính, giai cấp tính. Quốc tế tính là một thứ thói quen tinh thần, một thứ ư nghĩ bảm sinh đă có, rằng con người sinh ra không có quốc gia, quốc gia là bịa đặt, ái quốc là bịp bợm, bởi v́ con người là con người của hoàn vũ, của nhân loại.

 

Quốc tế tính, thật ra, là một cái mồi và cũng là một cái bẫy cho đồng bào ta… Là cái mội, v́ nước Việt Nam nhỏ, đất Việt Nam nghèo, nếu thực hiện quốc tế tính, người Việt Nam có thể sang làm ăn bên Mỹ, bên Pháp, mà vẫn như ở trong nước nhà. Giấc mộng giàu sang dễ dàng thành sự thật. Lại cũng chính v́ thế mà là cái bẫy, v́ dân tộc nhỏ, bên cạnh dân tộc Trung hoa khổng lồ, nếu càng có quốc tế tính th́ trong bao lâu sẽ mất gốc?

 

Tưởng chẳng nói Trung cũng biết người Tàu từ ngàn xưa vẫn nuôi cái mộng đồng hóa những nước “man di” nhỏ bé. Nay có cơ thực hiện, ắt là có bàn tay Trung Cộng dính vào. C̣n Việt Cộng chưa chắc đă muốn thế, v́ ai chẳng muốn một t́nh làm chúa tể một sơn hà, dù nhỏ bé. Nhưng t́nh trạng kiệt quệ về thực lực đă bắt buộc họ.

 

Cho nên tôi chắc rằng họ đă bắt đầu run sợ, ngay từ khi Hồng Quân tiến đến giáp giới biên thùy. Tôi nghĩ rằng họ sợ, v́ trong hành động của họ, trong những năm gần đây, đă có nhiều trạng thái của mất sự vững vàng về tinh thần. Tôi nhớ khi trước, bị bắt ở Lạng Sơn, nhiều lần bị họ đem ra toan giết, mà không thấy một lần nào thấy họ lộ vẻ căm thù hay tức giận. Tôi nhớ tên cai ngục vào với cuộc giây thừng, đến trước mặt tôi nghiêm chào, xin lỗi như người ta xin lỗi nhau trong một buổi dạ hội ở Nhà Hát lớn, rồi xin phép trói, trói thật chặt. Đến khi giải ra pháp trường, tên chỉ huy c̣n tươi cười nói “đồng chí đi trước”. Lại đến khi có lệnh hoăn, vẫn tươi cười, không bực dọc, cũng không ngượng ngập, vừa cởi trói vừa nguyền rủa “cái đồng chí nó chưa được giác ngộ, nó trói đồng chí chặt quá thôi!”.

 

Như thế, thật trái hẳn với thái độ của họ trong khi đấu, tố. Đă đành chính họ chủ trương giáo dục căm thù cho quần chúng. Nhưng v́ sao phải giáo dục căm thù, nếu dám quyết địch vẫn yếu, ḿnh vẫn mạnh, và dân vẫn theo ḿnh tuyệt đối?- Tôi cho rằng việc ấy, căm thù ấy, chính là sự hiển hiện của tự ti mặc cảm, của sự run sợ ngay chính các đồng chí vĩ đại.

 

Tôi có nhầm không, khi dám nói rằng trong ḷng người Cộng Sản đă có tự ti mặc cảm, ngay khi họ đương thắng lợi trên khắp các mặt trận?

 

– Có thể lắm. V́ tôi dù sao cũng chỉ là khách quan quan sát đối với chủ quan thực lực của họ. Tôi có thể nhầm trong đoạn vừa mới phân tách về các thành phần mặt trận quốc gia. Tôi có thể không biết nhiều việc, nhất là những việc trong bí mật, ví dụ như những hoạt động ngấm ngầm để xây dựng cơ sở của những tập thể chính trị. Hoặc những hành động bán nước của những tập thể khác.

 

Nhưng có một nơi tôi nhất định không nhầm, là sự nhận định của tôi về giới trí thức. Trí thức chống Cộng, tư sản, t́nh nhân của tự do, cơ sở của tất cả mọi nền dân chủ. Đó là trí thức ở ngoài toàn cảnh, ở trong một không gian vĩnh viễn. C̣n trí thức của ta… Tôi sợ rằng người trí thức của ta, trong lúc này, chỉ c̣n là cái bóng của người trí thức năm xưa, khi, 1945, họ không ngần ngại phất lá cờ máu- lúc ấy c̣n là cờ của Tổng Khởi Nghĩa thuần túy-trên khắp các ngă đường đất nước.

 

V́ sao? Tôi không muốn nói v́ sao trước khi thuật lại cho Trung tất cả những hoàn cảnh, những phản ứng nó đă đến trong tôi, từ ngày tôi đặt quản bút xuống bàn, sau khi viết cho Trung: Về đâu, tiểu tư sản?

 

Về Hà Nội!

 

Trung đă mày ṃ xin được Letourneau, tổng trưởng trú xứ, đánh điện xin, không, đ̣i cho tôi trở về tự do. Th́ việc đầu tiên tôi phải làm là ǵ? Là t́m cách gián tiếp trả ơn viên Tổng trưởng trú xứ, bằng cách trực tiếp đánh đ̣n trả thù đầu tiên vào những người Bôn-sơ-vích.

 

Tôi nghĩ thế, viết ngay hai bức thư dài cho hai viên đại tướng Tổng tư lệnh Salan, và Tư lệnh khu Hành quân Bắc-Việt De Linares. Trung hẳn đoán được trong thư tôi viết những ǵ: chính sách ruộng đất Cộng Sản, giáo dục giai cấp tính Cộng Sản, tự ti mặc cảm Cộng Sản. Và sự chia rẽ trong nội bộ ta, sự cần thiết có một ư chí chỉ đạo, sự cần thiết động viên trí thức, không phải bằng tuyên truyền, mà bằng lời nói tâm thành giữa bạn với bạn. Điều kỳ dị nhất trong thư là tôi công nhận công lao của người Pháp, công nhận người Pháp có quyền ở lại, để hưởng thụ b́nh đẳng với người Việt trên đất Việt.

Viết thư xong, đánh máy xong, tôi vừa kư tên vừa cười một ḿnh. Bởi cho rằng ḿnh xử sự trúng tâm lư, đối với hai viên tướng, một nghe đâu có duyên nợ với Phù dung tiên nữ, một có nhiều bằng cử nhân hay tiến sĩ ǵ đó. Tôi tưởng họ sẽ hả dạ lắm, v́ được công nhận có quyền làm thực dân, v́ họ cố nhiên, là tri thức, phải tự hiểu ḿnh quả thật là thực dân. Tâm lư hơn nữa nơi cuối thư, tôi không quên ghi rơ rằng tôi không đ̣i hỏi điều kiện vật chất, không xin mề đay cũng không xin đi làm, và cao quư hơn hết, xin sẵn sàng cộng tác hoàn toàn trong lănh vực tinh thần.

Thư gửi đi, tôi vui liền đến mươi hôm. Đến hôm thứ mười, tiếp được giấy đ̣i của Sở mật thám Liên Bang. Tôi ngạc nhiên, nhưng vẫn đến. Rồi ngă ngửa người: một suưt nữa lại tù!

Th́ ra tôi tâm lư trên mây rồi. Hai ông tướng xét bức thư của tôi, thấy cho phép họ làm thực dân, liền cho ngay là tôi có ư ngạo mạn. Tôi viết thư bằng chữ Pháp, chắc ít lỗi văn phạm, chứng tỏ có học khá. Mà không cần tiền, không cần mề đay, không xin đi làm! Viên Phó giám đốc đầu bạc, h́nh như tên là Cardin, hỏi đi hỏi lại, hỏi lại hỏi đi: “ Ông ở đảng nào? Ai ra lệnh cho ông viết bức thư này?… Anh ở đảng nào?… Mày ở đảng nào?…” Tôi được dịp thề chối chết. Rằng tôi ở Phục Quốc đảng, nhưng đă hết hoạt động, và bức thư ấy chỉ do tôi thực ḷng ngưỡng mộ ông Tổng trưởng trú xứ…

Ông Tổng trưởng Letourmeau cứu tôi lần thứ hai. Không có ông, sự dại dột lần này phải đưa tôi gần lắm là đến Côn Đảo!

Tôi ra khỏi Sở mật thám Liên Bang mồ hôi lấm tấm trên trán và ướt lạnh trong áo sơ mi, giữa cơn rét Nàng Bân năm Quư Tỵ. Con đường Gia Long đón gió hồ Gươm ào ào trên hè vắng, và hú từng hơi dài trong cành cây mới lưa thưa ít ngọn xanh. Tôi đi quanh hồ nhiều ṿng, nhận thấy sự thất bại đầu tiên gieo vào tâm tư ḿnh rất nhiều phiền muộn. Bởi tôi chờ đợi sự hiểu biết ở những người Pháp cao cấp. Tôi bắt đầu lo sợ: đến họ c̣n không hiểu, ai sẽ hiểu?

Và quả thế. Tôi c̣n thử thách nhiều lần. Lần thứ nhất, sau đó, đến thăm vị thủ lĩnh đ̣n thể cũ. Ven bờ hồ Thiền-cuông, dưới một ṭa lầu ba tầng, vị thủ lĩnh của tôi ở trong căn pḥng để xe hơi. Lụp xụp, chật chội. Tôi linh cảm ngay được sự trong sạch, mừng thầm. Nhưng mừng trong giây phút, rồi thôi. Bởi đến phút thứ hai đă biết ông bị thời thế vượt xa nhiều quá. Là người thiểu số, đời đời tù trưởng, ông trung thành với Nhà vua, gián tiếp là Bảo Đại. Mặc dầu ông trong sạch, không nhận tiền của Pḥng Nh́, không đề cử cán bộ vào chính quyền, ông cam phận đói rách trong căn pḥng tối hẹp. Để chờ cơ hội, nhưng cơ hội ǵ, thế nào, ông không biết.

 

Hoàn toàn thất vọng. May lúc sắp đứng lên lại được gặp một lăo đồng chí, một nhà trí thức danh tiếng. Tôi ngơ ư hỏi anh về thủ lĩnh, anh mỉm cười khẽ lắc đầu hai ba lần, chán ngán. Câu chuyện trở về quá khứ. Anh khen tôi viết tờ Phục Quốc hay. Tôi khen anh giữ được đạo đức giữa một thời điên đảo. Rồi cùng cười, nhưng cùng rất buồn mà chia tay.

Tôi trở lại căn pḥng của tôi, hẹp và tối hơn căn pḥng của anh Nông Quốc Long nữa. Nhà tôi c̣n chờ chồng bên cạnh mâm cơm nguội, nước nguội. Cất bát cơm suông lên tay, người đàn bà mỉm cười nói một câu an ủi bâng quơ, nhắc lại một thời kháng chiến, làm như đă xa lắm.

Mà xa lắm thật rồi, những ngày gian nguy tác chiến. Những hăng hái dào dạt, những quyết liệt xông pha. Cả đến niềm thống khổ, uất hận, mới ba tháng trước, bây giờ cũng đă lắng đọng xuống nhiều. Tôi cảm thấy tâm hồn ḿnh muốn nhỏ lại. Một ư nghĩ c̣n ngập ngừng, có lẽ v́ hổ thẹn với quá khứ. Tôi đột nhiên muốn trở về với gia đ́nh.

Gia đ́nh tôi vỏn vẹn c̣n có hai đứa tôi. Mẹ tôi đă thất lộc từ ngoài khu. Trong căn nhà ngơ hẹp này, bây giờ chỉ c̣n một ḿnh nhà tôi, sáng sáng đưa chồng ra khỏi ngơ, lần nào cũng tươi cười hẹn chồng “về sớm”. Rồi buổi tối, có những bận về rất khuya, bụng rỗng tuếch và lên chân rời rạc vào căn pḥng chỉ sáng nhờ ngọn đèn hoa kỳ tù mù, tôi ngao ngán lắc đầu, th́ người đàn bà cũng lại tươi cười “để mai ăn một thể anh ạ!”.

Để mai ăn một thể, tức là hôm ấy không có ǵ vào bụng. Đói. Nhưng đói, thật ra và tự một ḿnh nó, không có ǵ lạ. Nhất là nhà tôi lại càng quen lắm, ngay từ lúc c̣n tản cư. Tôi không có ǵ giúp đỡ, mẹ tôi già, một ḿnh nhà tôi lo liệu, ắt phải lấy câu chuyện “nhỡ bữa” làm thường. Cực nhất là hồi tháng Mười năm 47, binh đoàn Vanuxem từ Tuyên Quang về qua Lập-thạch, qua nơi gia đ́nh tôi trú chân làm ruộng ấp, có ba lính da đen rạch mặt bị du kích dùng câu liêm móc chết, bèn báo thù, gặp bao nhiêu nhà cửa, thóc lúa cảu dân chúng mới gặt về đều đốt cho kỳ hết. Cả nhà tôi đành ăn cơm gạo cháy, cay mùi khói. Đến tháng Ba, tôi có dịp về thăm, thấy mẹ với vợ chỉ c̣n da bọc xương, g̣ mà nhọn, mắt sâu hoắm, tóc trên đầu khô như rang. Thế mà người đàn bà ấy vẫn cười được, thậm chí hôm tôi phải đi, vẫn c̣n t́m được cách may cho chồng cái áo trấn thú bằng phin đen thật đẹp. Mẹ tôi thấy thế chỉ khóc, nước mắt già đau khổ nhưng hănh diện.

Một người vợ như thế cố nhiên không bao giờ thẳng thúc tôi về miếng cơm manh áo. Anh em ở bên này đều cho tôi nhờ vợ mà sung sướng nhất đời. Kể cũng đúng, càng đúng khi chính ḿnh cũng biết chẳng thiếu ǵ người, v́ vợ muốn, phải bán linh hồn cho quỷ. Quỷ sống, một là Cộng Sản, hai là Pháp, ba nữa là chính phủ Tâm hay Hữu cũng thế.

Tôi công nhận nhà tôi là người vợ Á Đông trọn vẹn. Mười năm, hai mươi năm nữa, tôi vẫn có thể mặc cho nhà tôi t́m cách sống lấy một ḿnh , không nâng đỡ, không cả đến hỏi han cho đủ cái nghĩa thiên nhiên của sự kết đôi làm vợ làm chồng. Tôi biết trước nhà tôi sẽ không bao giờ oán hối: kể từ ngày về làm bạn với tôi, một thiếu nữ đôi tám đă quên luôn đi rằng ḿnh chỉ có tuổi xuân có hạn. Một thiếu nữ sớm trở thành người đàn bà không tuổi. Mười năm nữa, hai mươi năm nữa…

Nhưng cũng có lúc tôi bâng khuâng tự hỏi không biết c̣n làm khổ nhà tôi đến bao giờ. Những lúc họa hoằn tôi bắt gặp ḿnh xây mộng về một cuộc đời yên ấm: căn nhà nho nhỏ, xinh xinh, người vợ ngồi thuê thùa bên cạnh chồng đọc sách. Cảm giác êm vui thấm thía không bền, cứ mỗi lần nghĩ đến hưởng thụ hạnh phúc trong gia đ́nh nhỏ hẹp là một lần nhớ đến anh em. Người đă chết, để lại vợ con nheo nhóc; người c̣n đang câm nín trong hàng ngũ bôn-sơ-vích, cố chịu đựng tất cả mọi gian nguy, điêu đứng, miễn làm sao ở lại được giữa đoàn quân kháng chiến. Quá khứ, kỷ niệm buổi xuất quân trong Rừng Thông, kỷ niệm trận đánh đồn Đại-Bục 1, kỷ biệm chiến dịch Lê Hồng Phong phá tan đồn Bảo-Chúc 2, quá khứ rừng rực những lửa reo, đạn réo, những người tiến lên, những người ngă xuống. Máu chảy, giặc đầu hàng, kéo lên lá cờ, là cờ dù sao vẫn là cờ kháng chiến. Quá khứ nặng quá cho một kẻ muốn trở về với gia đ́nh. Bởi hắn biết không sao tránh khỏi mặc cảm phạm tội, một khi anh em c̣n chiến đấu mà hắn nỡ ḷng nào một ḿnh hưởng thụ?

Quá khứ đ̣i hỏi con người phải xứng đáng với nó, trong hiện tại và trong tương lai. Con người không thể phản bội chính cuộc đời ḿnh. Mà hiện tại, chia rẽ, hỗn loạn, bắt phải có những khôn khéo, những luồn cúi, những nham hiểm toàn những thứ không phải là đức tính của chiến sĩ.

Cuộn chiến đấu được đặt trên một b́nh diện khác. B́nh diện của thực dân ngoan cố, ngu xuẩn của chính quyền hèn hạ, thối nát. Của một quần chúng, mặt ngoài chen chúc hưởng thụ một nền kinh tế phồn thịnh giả tạo, nhờ viện trợ và nhờ sự tiêu pha của Đoàn quân Viễn chinh. Nhưng bên trong, quần chúng thiếu thốn xúc cảm chân t́nh, không thể làm ǵ hơn là hướng về kháng chiến. Chữ kháng chiến, lâu nay cán bộ nội thành đă dần dần ḥa vào chữ Đảng: kháng chiến Đảng, Đảng kháng chiến.

Quần chúng hưởng thụ, quần chúng tiểu tư sản, nhất định không thương ǵ người bôn-sơ-vích. Nhưng đổi trước người Pháp rơ rệt không thực tâm, quần chúng sợ hăi nô lệ hơn đói rét, cần phải có một nơi gửi ḷng tin cậy. Năm 1948-49, h́nh như đă có lần hướng về Bảo Đại với những người trí thức. Năm đó tôi chưa về, không biết rơ sự thất vọng của quần chúng to lớn đến mực nào, v́ trót quá tin ở Bảo Đại.Trí thức cũng tin ở Bảo Đại, ở bản Tuyên ngôn Thoái vị của ông ta th́ đúng hơn, đă đảm bảo cho con người ấy trước quần chúng. Cho nên Bảo Đại hiện nguyên h́nh “con Tây” khả ố, th́, đầu tiên đă mất mát một phần nào ḷng tin của quần chúng, lại thành thực nhận sự sai lầm của ḿnh, người trí thức tự trừng phạt bằng cách tự ḿnh không tin vào ḿnh nữa!

Trung đă biết không ǵ khổ bằng sự ngờ vực của ḿnh đối với chính ḿnh. Tấn kịch bi đát của những người cố t́m một lối thoát mà phải bấu víu vào những lực lượng bên ngoài. Bên ngoài, một đằng là Pháp với khi th́ Tâm, khi th́ Hữu, một đằng là Cộng Sản. Quần chúng th́ đă mất một phần nào tin tưởng. Giải pháp vẫn chỉ có một: bằng mọi cách phải cướp lại cho kỳ được ḷng tin của quần chúng. Nhưng đó là việc làm dài ngày, khó khăn, nguy hiểm. Trí thức đă lùi lại, rút vào trong một thái độ bế tắc. Phần đông chùm chăn, ngừng tất cả mọi hoạt động. Riêng từng nhóm nhỏ, hoặc bất chấp đe dọa, tiến lên ….

 

1: Trên hữu ngạn sông Hồng

2: Thuộc huyện Tam-Dương, Vĩnh Yên.

 

….. chống cả Cộng Sản lẫn Pháp, và có nhiều người đă bị lưu đày. Hoặc có những nhóm khác, nhận định Cộng Sản nguy hiểm về lư thuyết nên ngày đêm đào xới, cố t́m lấy một chủ nghĩa khả dĩ thay thế chủ nghĩa bôn-sơ-vích. Bấy nhiêu gắng công, cho đến nay, đă tương đối coi được là thất bại. Thất bại v́ hành động lẻ tẻ. Ở cương vị lănh đạo, trí thức đă lẻ tẻ, sẽ làm thế nào để lôi cuốn được toàn dân?!

Làm thế nào? Người trí thức vẫn tự hỏi như thế. Câu hỏi đưa đến bế tắc, khiến cho trogn tâm hồn họ rộn lên một niềm đau đớn. Nhất là những thanh niên c̣n nhiều thiết tha với dân tộc không thể ngồi yên, cũng không thể liều lĩnh làm một cái ǵ cho hả. Thanh niên tuổi băm lăm, băm mấy, được sống đủ để được biết đủ, không thể chấp nhận cho những thứ bác sĩ Moreau bôn-sơ-vích biến đổi con người thành đồ vật, càng không thể chấp nhận một cuộc đầu hàng người Pháp.

Tuổi thanh niên băm lăm, băm bảy là tuổi chúng ta. Tôi đọc những bức thư của Trung, rồi ḷng hỏi ḷng, càng nhận thấy tuổi chúng ta là tuổi phải chịu nhiều vết thương tâm t́nh nhất trong thời đại.

Chúng ta trước hết đă bị Cộng Sản dày xéo. Đến bây giờ lại bị dằn vặt trong tâm tư bởi ư chí muốn thoát ra khỏi một hoàn cảnh bế tắc. Tôi tin lời Trung viết cho tôi:

– “ Chúng ta hiện mang nặng một chứng bệnh tâm lư, một chứng bệnh thế kỷ, nó đ̣i hỏi, nó bắt buộc chúng ta đi t́m một lẽ phải, một lẽ phải tuyệt đối, một lẽ phải là căn nguyên của mọi sự, cắt nghĩa mọi sự, và, do đó, chính là lí do tồn tại của đời sống”.

 

Trung lại viết cho tôi: – “ Chúng ta sở dĩ chống lại người bôn-sơ-vích là v́ chúng ta biết họ chưa t́m thấy lẽ phải tuyệt đối mà đă nóng ḷng tranh chấp đến tự thỏa măn bằng những lẽ phải của giai đoạn, họ cố nhiên chiến thắng chúng ta trong giai đoạn cái lẽ phải của họ. Nhưng đời người c̣n dài, nguồn sống bất tận của con người không thể bị chính nó hủy diệt, cho nên tôi tin rằng chúng ta sẽ t́m thấy lẽ phải tuyệt đối, có khả năng giải quyết tất cả mọi thắc mắc, bộc lộ nguồn gốc của mọi cuộc giao tranh, có khả năng phán xét sau cùng, và đặt địa vị trí cũ những tinh thần lầm lạc”.

Tôi hoàn toàn đồng ư với Trung rằng người trí thức- trí thức tư sản, nói cho thật rơ-có nhiệm vụ đi t́m một lẽ phải vĩnh viễn, bên ngoài thời gian và không gian, không thể không có cho đời sống thái b́nh của nhân loại. Người trí thức, nhân danh những đau khổ họ đă chịu đựng, rất xứng đáng sẽ t́m thấy.

Nhưng người nào sẽ t́m thấy th́ chính người đó đă biến thành thần linh. Bởi, trong lịch sử của giống người, đă t́m thấy một lẽ phải có giá trị lâu bền, mới chỉ có Thích Ca Mâu Ni, Giu se Ki ri xi tô với Mahomet. Thêm hai vị á thánh Khổng Khâu và Cam Địa, có lẽ có chủ trương gần gũi với loài người hơn, nhưng tiếc thay, chỉ hợp với một phần nào nhân loại.

Nhân loại hiện đang tiến rất nhanh- có thể là nhanh quá chăng? Trong lĩnh vực khoa học. “ Người sau này t́m thấy lẽ phải tuyệt đối, Trung đă viết thế, phải là người có thiên tư phối hợp cảm t́nh với khoa học, một thứ trí tuệ Einstein hay Coppernic cộng với tấm ḷng bác ái, vị tha của Đức Phật”. Ở nơi đó, tôi cũng tin như Trung, rằng cuộc tranh chấp giữa hai khối dân chủ, bôn-sơ-vích, ngày nay đă lớn rộng quá, khiến cho một sự ḥa giải không thể có, và sẽ chỉ có hoặc một sự can thiệp thiêng liêng, hoặc một trận giao tranh kinh khủng giữa những sức mạnh cuồng nhiệt năng nguyên tử, trong đó loài người không thể tránh được tự tiêu diệt toàn bộ. Cả hai viễn tượng cùng vượt xa người trí thức trung b́nh, không mỗi lúc làm nên giáo chủ, cũng không thể một ngày thành được một Einstein. Cho nên v́ biết rơ được sự không đi tới đâu của ḿnh mà phát sinh hoài nghi.

Đă đành rằng hoài nghi là một bệnh nặng. Nơi tận cùng bức thư sau trót gửi cho tôi, Trung đă lộ một vẻ buồn sâu sắc. Trung không viết rơ , nhưng tôi nhận được, qua ḍng chữ, ư nghĩ của Trung không nhiêu xa sự tuyệt vọng:-“ Chúng ta đi đúng đường, nhưng chúng ta đi quá chậm. Có thể rằng Nước Đỏ sẽ tràn ngập cuộc đời là hậu quả của sự thắng thế của Tội Ác trên Thiên lương. Khoa học đă nhiều lần chứng tỏ dấu tích những nền văn minh bị tiêu diệt”.

Tôi nhận thấy Trung bi quan quá, một phần v́ Trung là một người độc đáo trong tư tưởng, nên không thể cam chịu những giải pháp nửa vời, không chấp nhận một lẽ phải giai đoạn và cương quyết không thỏa hiệp với lẽ phải bôn-sơ-vích. Nguyên nhân thứ hai của căn bệnh bi quan của Trung, theo ư tôi, là Trung rời xa đất nước lâu quá, từ sớm quá. Mười lăm năm thương nhớ, cứ mỗi khi muốn có h́nh ảnh dăy núi, con sông cùng những nét sinh hoạt dồn dập hay thờ ơ, lành hiền hay bạo ngược của đồng bào, Trung chỉ có thể đọc sách báo, và đọc những bức thư của một số bạn thân, trong đó có tôi.

Tôi biết Trung thao thức, tha thiết muốn có những tài liệu xác thực, để có thể mường tượng ra hẳn đời sống của quốc dân ta, trong một thời kỳ nhất định. Tôi không thể làm vừa ḷng Trung cũng như không một ai làm nổi việc ấy, kể cả những cấp bộ chỉ huy cao nhất nhất, v́ lư do đơn giản là mỗi người chỉ có thể biết được sự thật của riêng phe ḿnh. Tôi nghĩ như vậy, nên thuật lại cuộc đời của chính tôi trong thời kỳ ấy. Trung hiểu tôi, sẽ hiểu cả một thế hệ. Nếu mỗi thế hệ có một người cũng làm cái việc tôi làm với Trung, th́ đem tất cả những bức thư gom lại, nhà học giả xă hội và tâm lư sẽ có những tài liệu chính xác nhất về đời sống của một dân tộc.

Nhưng riêng Trung, chỉ có thư riêng của tôi, tôi với Trung lại cùng một lứa tuổi, thành ra Trung chỉ biết, tuy biết rất rơ về một thế hệ. Một thế hệ, dù có được giữ một vai tṛ trọng yếu nhất trong một giai đoạn lịch sử, vẫn không thể là một dân tộc. Trung có lẽ không chú ư đến điều này nên mới có thái độ bi quan quá đáng.

Trung viết: -“ Tôi nhiều khi khổ sở mà nghĩ rằng chúng ta đành phải thúc thủ. Công việc của chúng ta cố nhiên tâm thành mà vẫn không tránh khỏi không tưởng. Chúng ta muốn làm thánh, trong khi kẻ địch của chúng ta làm người e không đủ tàn bạo, lại c̣n cố trở thành đồ vật… Trên lư thuyết đấu tranh, tôi không thấy sức mạnh của ḿnh, không thấy kẽ hở của địch”.

Chúng ta đành thúc thủ v́ lẽ phải của chúng ta chưa kịp t́m thấy (Trung viết: sẽ có ngày nào t́m thấy được chăng?!), lẽ phải của địch, tuy chỉ có giá trị trong một giai đoạn, giai đoạn ấy có thể c̣n dài, đủ dài cho những người bôn-sơ-vích tiêu diệt xong những người tiểu tư sản. Trung nghĩ như vậy. Tôi nghĩ cũng gần như vậy. Chúng ta cùng chủ bại.

Duy không phải tất cả mọi người, tất cả mọi thế hệ đều chủ bại. Tôi vừa mới viết, ngay trên đây, rằng Trung biết rơ một thế hệ, là cốt để bây giờ viết thêm rằng có những thế hệ Trung không biết, những thế hệ đương lên. Nhất là thế hệ của những đứa em của chúng ta, hôm nay trên dưới ba mươi tuổi, thế hệ của những thanh niên cũng say đắm tự do và dân chủ, cũng thiết tha với tài sản tinh thần, nhưng không những không chủ bại, cũng không phải chỉ có một ư chí liều chết chiến đấu, mà, trái lại, c̣n t́m thấy cái lẽ phải tạm thời có thể “ giải quyết được tất cả mọi thắc mắc, bộc lộ mọi nguồn gốc của mọi cuộc giao tranh, có khả năng phán xét sau cùng , và có thể đặt về vị trí cũ những tinh thần lầm lạc”.

Lẽ phải đó là ǵ, thế nào, sau đây tôi sẽ nói rơ cho Trung biết. Lẽ cố nhiên đó không phải là sự “t́m thấy” của tôi, bởi, ví dù tôi có thật t́m thấy cũng không có giá trị ǵ hơn, v́ nghĩ là một việc, nhận rằng đúng là một việc, mà tin vào cái nghĩ đúng ấy lại là một việc khác. Điều tôi cần phải nói ngay, là chính họ, họ tin vào cái họ nghĩ.

 

Họ là những bạn trẻ tôi thường gặp. Mắt họ sắc nhưng nh́n thẳng, miệng họ cười tươi thắm nhưng khi hai vành môi khít lại, lại vẽ thành một nét trang trọng, uy nghiêm sớm sủa. Vầng trán của nhiều người đă có bóng những vết nhăn ngang, trái hẳn với mớ tóc họ cắt ngắn, xương bả vai họ rộng và đầy, có vẻ tố cáo họ chỉ biết ăn khỏe, ngủ khỏe, tập thể thao khỏe, để bồi bổ riêng cho sức mạnh của thể xác.

 

Tôi gặp họ, yên chí họ thơ ngây, ít ra là về chính trị. Nhưng vẫn theo dơi họ v́ ṭ ṃ. Họ biết thế, theo dơi lại tôi không kém. Cho đến khi hoàn cảnh cho phép chúng tôi hiểu nhau, qua một đêm tâm sự chí t́nh.

 

Họ vào đề đột ngột:

 

– Chúng em biết các anh đau khổ trong một trạng thái tinh thần không có lối thoát. Các anh đă chiến đấu can đảm, các anh c̣n muốn chiến đấu nữa. Nhưng các anh đă hoài nghi chính khả năng chiến đấu của các anh, của dân tộc, và, luôn thể, hoài nghi đến sự hữu hiệu của những tổ chức quốc tế. Sau một thời gian tích cực chiến đấu, các anh v́ lẽ này lẽ khác, đă muốn sinh hoạt nặng về tư tưởng. Các anh nhiều lần giáp mặt với cái chết, nhiều lần được chứng kiến những hành vi nham hiểm và hèn hạ, cho nên v́ một thứ phản ứng nén tâm, các anh đă hướng về sự t́m ṭi một Sự Thật tuyệt đối, và đó là một thái độ không tưởng.

 

Tôi chịu là chúng ta trở nên không tưởng, nhân nói thêm rằng sự có mặt của chúng ta, từ trước tới nay, thật là vô ích, nếu không có hại. Th́ họ lại bênh vực chúng ta:

 

– Các anh đă đóng trọn một vai tṛ lịch sử, một cách cao quư không thể nào hơn được. Sự có mặt của các anh là một sự lợi ích, là một cứu cơ cho bọn chúng em. Các anh đă hứng chịu hộ chúng em tất cả những ảnh hưởng tai hại của một giai đoạn quá độ của lịch sử. Chính các anh đương lúc lớn lên, đă phải nhận lấy cái mặc cảm chủ bại của tinh thần Nho giáo suy tàn. Các anh lại bị đầu độc bởi lăng mạn chủ nghĩa, cá nhân khoái lạc chủ nghĩa trong văn chương Pháp. Chúng em cho rằng chính tinh thần hiệp sĩ Pháp, tinh thần trung quân, quân tử Tống Nho, đă xui các anh chống Cộng Sản bằng cách giúp Cộng Sản chống Pháp. Nhất là anh Quảng, như anh có lần kể chuyện, chúng em thấy anh Quảng giống một Don Quichotte cộng với một Chu Hy như đúc…

 

Tôi không muốn nghe họ nói về Quảng, dù nói rất đúng. Sự phân tách tâm lư một người bạn đă khuất chỉ có thể gợi cho tôi nhiều xúc động không nên có vào lúc ấy. Tôi cắt lời họ bằng cáchđưa cuộc thảo luận sang vấn đề thực tế chống Cộng Sản. Về vấn đề này, ư kiến của họ khác ư kiến chúng ta nhiều lắm.

 

Họ trước hết không công nhận cái mạnh hiện hữu của những người bôn-sơ-vích là không có kẽ hở. Theo ư họ:

 

– Cộng Sản không phải mạnh v́ lư thuyết chủ nghĩa mác-xít. Cộng Sản thật ra mạnh v́ trên đời c̣n có đói khổ và nô lệ, nghĩa là c̣n có những người bất măn. V́ thế, nếu có thể một lư thuyết cùng những thực hiện xây dựng xă hội lành mạnh, no đủ và tự do, th́ Cộng Sản tự nhiên hết quyến rũ về tinh thần. Sức mạnh thứ hai của Cộng Sản là một tập thể vững chắc với những đạo quân cuồng tín. Chúng em công nhận tính chất cuồng tín ấy có thật, nhưng chúng em cho rằng binh sĩ của họ sở dĩ cuồng tín là v́ hai nguyên nhân. Một nguyên nhân là sức quyến rũ của chủ nghĩa chúng em vừa nói, một nguyên nhân nữa lại chính là tinh thần yêu nước trong mỗi người. Những binh sĩ Việt Minh, Bắc Hàn, và Nga Sô với các nước Đông Âu trong những năm 1941-1945, đều chiến đấu anh dũng để bảo vệ tổ quốc. Chứng cớ là 159 ngàn quân Lỗ mă Ni, năm 1941-1942, đánh Nga Sô để đ̣i lại vùng Bessarabie, c̣n anh dũng gấp mấy 200 ngàn quân Lỗ mă ni, năm 1944-45, theo Hồng quân Nga Sô đánh vào nước Đức.

 

Họ lại c̣n thấy cái yếu của Cộng Sản:

 

– Cộng Sản bảo không có mâu thuẫn trong hàng ngũ Cách Mạng Vô Sản, tức là trong Đệ Tam Quốc Tế. Họ đă nhầm lớn lắm. Trong hàng ngũ Đệ Tam đă phát sinh mâu thuẫn thứ nhất là Đệ Tứ Tờ Rốt Kưt. Rồi chính hàng ngũ những nước xă hội chủ nghĩa là cả một cái quyết thế có cực nhiều mâu thuẫn nội bộ: mâu thuẫn giữa các bộ với cán bộ, giữa đảng viên với cán bộ hay với đảng viên; mâu thuẫn giữa Đảng với quần chúng đối lập với cả quần chúng đă theo Đảng, v́ lẽ số quần chúng này theo Đảng để hưởng quyền lợi, nên sẽ đ̣i Đảng phải thi hành những lời hứa mà Đảng muốn quên. Như vậy là trên thực tế, Cộng Sản đă không mạnh như người ta tưởng, mà về lư thuyết, chính Marx nói xă hội chủ nghĩa không có mâu thuẫn với biện chứng duy vật, tức là mâu thuẫn với lư thuyết nguyên thủy. Theo ư chúng em, trong khi nói “xă hội xă hội chủ nghĩa không có mâu thuẫn”, Marx chỉ có một dụng ư tuyên truyền: Tuyên truyền gian dối, đâu có phải là tuyên truyền của sức mạnh thật sự?

 

Sau một hồi quanh quẩn, họ lại trở về chúng ta:

 

– Anh Trung (tôi có cho họ xem thư của Trung) nói rất phải là họ quá vội trong sự tranh chấp quyền lực, nên đă phải tự thỏa măn bằng những lẽ phải có tính chất giai đoạn. Có điều anh Trung đă bi quan quá, khi sợ rằng giai đoạn lẽ phải của họ đủ dài để cho phép họ tiêu diệt tiểu tư sản, Theo chúng em th́ họ đă trở thành nô lệ ngay cái tính chất giai đoạn của họ: sau giai đoạn lợi dụng tiểu tư sản để kháng chiến thành công (khi sự thành công đă rơ rệt) là họ bắt buộc phải chuyển sang giai đoạn đấu tranh chính trị, lợi dụng quần chúng nghèo đói để tiêu diệt tiểu tư sản. Nhưng các anh đă thấy họ thất bại trong công cuộc giáo dục căm thù, chứng cớ là anh Chắt Hoe chắc chắn đă dự vào việt giết anh Nhiễu, (ai có thể không dự ?), nhưng sau đó lại hồi tâm, có lẽ c̣n hối hận nữa là khác, nên mới hy sinh cho vợ con anh Nhiễu: Nghĩa là Cộng Sản có thể giết được người mà dân chúng kính phục, nhưng không thể giết được chính sự kính phục người ấy trong ḷng dân chúng. Nói tóm lại, hai chữ giai đoạn đă làm cho họ trở nên máy móc, biết làm Cải Cách Ruộng Đất th́ mất ḷng dân mà cứ phải làm.

 

Sự thảo luận chân thực đưa tôi đến chỗ hỏi về quan niệm của họ đối với vai tṛ của chính họ trong lịch sử. Họ thẳng thắn công nhận:

 

– Các anh đă giúp chúng em quá nửa về công việc lư thuyết. Trên lư thuyết, v́ sao chống Cộng Sản, chúng em chỉ cần phải nói thêm một điều anh chưa kịp nói, là Cộng Sản chủ trương một thứ tự do tập đoàn, một thứ tự do trong kỷ luật sắc thép. Chúng em chưa vội phê b́nh chủ trương ấy có lợi hay có hại cho đời sống vật chất của nhân loại nói chung, nhưng chúng em có thể nói ngay rằng tự do tập thể, chính họ cũng công nhận, sẽ giết chết tự do cá nhân. Tự do cá nhân bị tiêu diệt th́ sáng kiến cá nhân cũng bị tiêu diệt, và bị tiêu diệt luôn thể cả ư chí sáng tạo của con người. Đó là nơi chúng em chống họ đến cùng trên lư thuyết. Lẽ cố nhiên em không là nghệ sĩ, nhưng cũng không quan niệm chữ sáng tạo hẹp ḥi trong phạm vi nghệ thuật. Chúng em công nhận người ta ở đời, mỗi người là một nghệ sĩ: Người mẹ sáng tạo ra đứa con theo h́nh ảnh ḿnh, người t́nh nhân t́m hết cách để nh́n người yêu của ḿnh cho thật đúng với người yêu lư tưởng; người thợ dụng tâm là ra một đồ vật theo ư ḿnh, tất cả đều là nghệ sĩ.

 

Nghe họ nói đến đây, tôi cười họ chặt chẽ hết sức trong lư luận mà vẫn c̣n có cảm t́nh đối với nghệ thuật. Họ cũng cười:

 

– Chúng em quan niệm nghệ thuật khác các anh nhiều. Các anh làm nghệ thuật để tô điểm cho đời sống, chúng em làm nghệ thuật để ích lợi cho đời sống. Các anh nặng về cá nhân, chúng em nặng về tập thể tuy vẫn bảo vệ cá nhân trong tập thể. Các anh thuần cảm t́nh nên không làm được, c̣n chúng em may sinh sau các anh, nên chịu ảnh hưởng Tây phương thuần túy, chúng em phân định được rơ rệt vị trí của cá nhân trong tập thể. Có lẽ chính v́ thế mà chúng em tin ở lực lượng của tập thể, tin ở hiệu lực của những công cuộc tổ chức, giáo dục và chi phối tập thể. Công cuộc ấy lẽ dĩ nhiên là nhiệm vụ của người trí thức tiểu tư sản: các anh sẽ giúp chúng em về giáo dục, chúng em sẽ thay các anh trong tổ chức và chỉ huy. Chúng em, hơn nữa, c̣n tin ở các tổ chức quốc tế hơn các anh. Các anh, với kinh nghiệm sống bốn chục năm gần đây, không tin tưởng ở sự trong sạch của những cuộc bang giao quốc tế. C̣n chúng em lại bằng vào sự khôn ngoan trong khi phân phối và bảo vệ quyền lợi chung, mà tin rằng thời kỳ chia rẽ và mâu thuẫn tất phải hết, để cho quốc tế đi dần đến thời kỳ chân thực đồng minh chống Cộng, đồng thời giải phóng những nước bị trị. Sở dĩ chúng em dám đặt hy vọng vào những viễn tượng tốt đẹp của tương lai, là v́ chúng em theo kịp sự tiến bộ của khoa học, của tinh thần khoa học. Khoa học có thể mở mang tài nguyên cho đời sống ê hề đến nỗi chiến tranh trở nên vô ích và vô lư. Khoa học cũng có thể tiến tới điểm chế tạo ra những vơ khí tuyệt đối, khiến cho bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng là một cuộc tự sát chung của cả nhân loại.

 

Rồi, thân ái Trung, đây là quan điểm của họ về cuộc giao tranh giữa chúng ta, tiểu tư sản và những người bôn-sơ-vích:

 

– Trên phương diện tuyệt đối cảu thời gian hễ hết đói khổ, nhờ ḥa b́nh và khoa học, và hết nô lệ, nhờ kháng chiến dân tộc và can thiệp quốc tế, là Cộng Sản sẽ hết mănh lực thu hút đối với dân chúng. Riêng trong phạm vi nước ta, trận Điện Biên Phủ vừa mới kết liễu, Việt Minh-Cộng Sản rơ rệt sắp chia đôi sơn hà với Pháp. Chúng em nóng ḷng chờ đợi ngày chia đôi đó. Không phải v́ chúng em thích thú ǵ sự chia đôi đất nước, nhưng riêng chúng em cho rằng đó là một sự tai hại cần thiết. Miễn là có ḥa b́nh, v́ chủ trương bạo ngược và v́ mất danh nghĩa kháng chiến Việt Cộng sẽ mất ḷng dân cực kỳ nặng nề. Người Pháp c̣n giữ một phần đất, nhưng vừa mới thua đau, c̣n khiếp nhược và hoang mang. Quốc tế nhân việc điều đ́nh, chú ư đến nước ta hơn, chắc hẳn sẽ bênh vực người tiểu tư sản mà hiện nay quen gọi là người Quốc Gia chống Cộng. Người tiểu tư sản, được ba điều trên, nhất là được trông thấy Cộng Sản mất dân, sẽ như được tiêm thuốc hồi sinh. Nói tóm lại, chúng em tin rằng người tiểu tư sản không cử phải t́m thấy lẽ phải tuyệt đối mới thắng được người bôn-sơ-vích, ít ra là trong giai đoạn hiện tại, mà các anh nói là “giai đoạn” của lẽ phải của họ”.

 

Thân ái Trung,

 

Tôi vừa mới thuật lại, dài dằng dặc, mấy mẫu tư tưởng của một số anh em thanh niên ít hơn chúng ta dăm, bảy tuổi. Tôi thuật lại đúng, cho nên miễn phê b́nh, dù chỉ để tỏ ḷng tin tưởng của tôi hơi họ, hoặc chỉ để chống lại quan niệm độc đoán của họ về nghệ thuật.

 

Tôi thấy chỉ cần phải nói cho Trung biết ít ngày sau đêm họ nói chuyện với tôi th́ xảy ra việc quân Pháp bỏ khu chiến miền Đông Nam. Sự rút lui của đoàn quân Viễn Chinh là cả một sự vội vă, cả một sự sợ hăi trông thấy. Có điều lạ, là không có một lời tuyên truyền, dân chúng ùn ùn bỏ nhà cửa theo quân đội. Dân chúng bám vào xe chở hàng, như chùm sung, tràn lên đ̣ làm ch́m mất vô số. Rồi đi xe tay, đi bộ, mẹ cơng con, chồng dắt vợ, trên vai ṭn ten đôi quang thúng, có khi tiền bạc th́ quên, lại đem đi mấy cái nồi đất. Tôi xuống tận Nam Định. Buổi tối, đèn mờ mờ, trông đoàn người ra đi không mảy may khác những người, chín năm trước, ra đi kháng chiến.

 

Nhưng vẫn khác, bởi ra đi kháng chiến, người ta tuy lặng lẽ mà nhộn nhịp, tuy đau khổ v́ tan vỡ, mà hy vọng xa xôi nhưng mănh liệt vẫn tràn ngập không gian. C̣n lần này ra đi, chỉ có những bóng đen câm nín cúi đầu xuống mặt đường, và lưng c̣n dưới gánh nặng.

 

H́nh ảnh của tội lỗi, của hối hận, hay của sự cam tâm chịu đựng ṿ xé bởi sự ĺa bỏ vĩnh viễn quê cha đất tổ? H́nh ảnh của một đoàn quân chiến bại?- Không! Hơn nữa, Trung ơi, v́ đây là h́nh ảnh của những bị người phản bội, bị phản bội trong ḷng tin thắm thiết nhất. Đây là người nông dân không chịu đổi nóc nhà thờ dột nát lấy mười mẫu ruộng tốt, đây là người nông dân trọn đời không có ǵ để cho ai một chút, nhưng ngót tám năm vừa qua đây, không có ǵ để tiếc không cho kháng chiến.

 

Kháng chiến với họ không phải là lá quốc kỳ dù đẹp dù xấu, không phải là bài quốc ca dù dở dù hay, cũng chưa hẳn là một chính quyền hoàn toàn việt nam hay những quyền tự do căn bản… Kháng chiến, trong tâm hồn người dân lành, chỉ là làm thế nào cho được sống yên ổn, dù nghèo đói, thiếu thốn trăm bề, trong căn nhà có bát hương thờ tổ phụ, bên bờ ao đă soi bóng nhiều đời mẹ hiền, và trên mặt những thửa ruộng biết bao nhiêu đời nông phu kiên nhẫn đă cầy, đă bừa, cho nhuyễn cả những viên đá sỏi, cho cây lúa mọc được lên, rồi trĩu nặng bông vàng dưới một thứ ánh sáng mặt trời không thể có ở nơi đâu khác. Kháng chiến là làm thế nào giữ cho khỏi đứt đoạn sự quen thuộc với thôn xóm, t́nh tương trợ của họ hàng, v́ không có những thứ ấy, người dân lành thấy ḿnh bơ vơ, lạc lơng trong đời sống. Kháng chiến c̣n nhất là sự giữ ǵn cho toàn vẹn, sự bù đắp cho tăng thêm một chút gia sản, dù hèn mọn đến đâu cũng vẫn là “của hương hỏa” làm sự bảo đảm tương lai cho đàn con lũ cháu, sau này.

 

Đối với người dân lành, kháng chiến là như thế. Dốc một ḷng, và “để cho con cái chúng ta giữ được như thế lâu dài”, họ đă hy sinh tất cả những ǵ là của họ. Họ đă chịu cho giặc đốt nhà thờ, chịu cho du kích tát cạn ao chuôm để xẻ hào giao thông, chịu bỏ cỏ những bờ xôi ruộng mật v́ những ngày dân công xa vắng. Cuối cùng họ mặc dầu không được huấn luyện, đă dám cầm thanh mă tấu, cái câu liêm, đi trước quân đội để đánh Pháp: họ đă liều cái mạng họ. V́ họ tin lời người cán bộ mà nghĩ rằng “để cho con cái chúng ta được yên hưởng về sau”! (người nông dân không yêu con kiểu cách như người thành thị. Không ch́u nựng, không quấn quít. Người nông dân yêu con bằng một t́nh yêu hồn nhiên, một tâm tư chất phác: Con cái là khả năng làm cho đời sống không bao giờ tận cùng: Cha mẹ chỉ là một đoạn đường, trong khi con cái là tất cả, là vĩnh viễn)

 

Yêu như thế, tin như thế, thế mà họ bị phản bội. Phản bội không v́ điều đ́nh với Pháp. Phản bội đă đến, ngấm ngầm, dần dà, từ lâu rồi. Từ ngày họ không được giết con gà cúng bố mẹ, từ ngày Đảng bắt buộc đấu tranh phải khởi sự giữa vợ chồng, con cái, giữa thôn xóm, giữa họ hàng. Từ ngày hạt thóc vàng, là kết quả của trăm cay ngh́n đắng, của vợ kéo chồng cày, phải đem gánh tất cả ra trụ sở Nông hội xă để nộp thuế Nông nghiệp. Nghĩa là từ ngày họ hết sạch, cả của lẫn người, nhất là người.

 

Sự phản bội gây ra thất vọng mênh mông và mất mát trọn vẹn, đến nỗi bước chân ra khỏi căn nhà quen thuộc, họ không t́m thấy vật ǵ đáng kể là c̣n lại, đáng đem theo vào một bên quang thúng, cho cân với bên kia đặt đứa con mới chập choạng tập đi. Đi, đi hẳn, có khác ǵ chết trong ḷng người dân lành, cái chết héo hắt, dần ṃn của linh hồn? – Đến chết c̣n kinh ngạc, chưa muốn chịu thật rằng họ chẳng có một cách nào khác nữa, ngoài sự rời bỏ quê hương, không hy vọng ǵ trở lại.

 

Sự ra đi của những người dân lành thật biết bao nhiêu cay đắng. Bởi nhớ những lần tản cư kháng chiến, họ liều chạy trước tầm súng giặc, một đỗi đường một đỗi nghi, để quay lại t́m lẫn trong chân trời, cái vệt thẫm dài là làng xóm, là quê hương họ. Lần trước họ nh́n lại, nh́n lại là hy vọng. C̣n lần này, họ cúi đầu xuống mặt đường…

 

Tôi hiểu nỗi đau đớn của những người nông dân ấy. Thời thế đă bắt họ trở thành những chiến sĩ, v́ tự họ, họ chỉ muốn cày ruộng, làm nhà, cuộc đời họ, lành mạnh những tự cao mặc cảm, không bao giờ muốn tranh cướp. Sức khỏe của họ, trí khôn của họ, họ chỉ quen dùng vào việc giành giật với thiên nhiên, với mưa nắng, gió băo, với khô nẻ hay lụt lội, những khóm lúa “chít hết hai gang tay”, có nhiều bông “lớn như đuôi trâu”. Tâm sự họ đơn giản, họ là người, có thể một đôi khi gian dối về đấu thóc, thúng gạo hay con lợn, con ḅ, nhưng họ không bao giờ dám nghĩ người ta có thể lừa nhau về quê hương, đất nước và tổ tiên. Họ đă ra đi kháng chiến, tin theo bọn cán bộ, với tâm sự đơn giản ấy. Họ đă bị phản bội, bị “bán đứng cả cút” cho một thứ chủ nghĩa Cộng Sản nói th́ đẹp vô cùng, mà đến lúc thực hành th́ hà hiếp bóc lột hơn cả bọn Chánh Sứ, Tây đoan thời trước.

 

Họ biết đau khổ, lần đầu tiên trong một lănh vực rộng lớn. Tôi đoán được nỗi lo sợ của họ ở cặp mắt họ nháo nhác quay ngược, quay xuôi t́m kiếm, tuy không có ǵ mà chờ đợi. Họ muốn nh́n thấu ư nghĩa của sự việc đă vượt họ xa quá, để nhận định con đường phải đi cho tới được yên ổn. Họ thấy tôi đứng một ḿnh bên cột đèn, có lẽ nét mặt khổ sở của tôi làm cho họ tin tưởng hay chỉ bằng vào cặp kính trắng là dấu hiệu của con người có học, họ đến gần tôi cất tiếng hỏi, ngập ngừng e sợ: “ Ông ơi! Chúng cháu đi về đâu bây giờ?”

 

– Đi về đâu? Người nông dân ra đi để bảo vệ lấy một chút tài sản tinh thần, người nông dân tiểu tư sản đă hỏi tôi như thế. Lời hỏi chân thực, họ chắc chắn sẽ đi về hướng tôi chỉ cho họ. Mặc dầu họ không biết tôi, trong đáy sâu của bản năng họ vẫn tin tưởng ở tầng lớp trí thức, theo một truyền thống chưa bao giờ đứt đoạn.

 

– Đi về đâu? Tôi biết trả lời họ ra sao, một khi chính chúng ta c̣n tự hỏi lẫn nhau câu ấy?

 

– Đi về đâu? Tôi yếu đuối chỉ tay về phía Hà Nội. Dưới bầu trời không trăng sao, con đường nhựa thăm thẳm tan vào đêm tối. Tôi rùng ḿnh, có cảm giác cả không gian thấp xuống, nhỏ lạ trong màu đen cạm bẫy. Con đường đưa vào đáy một cái túi không lối thoát. Tù ngục.

 

Họ đi rồi. Th́ tôi muốn kêu lên, gào lên, để gọi họ trở lại: Đằng nào cũng chết, thà ở đây mà chết, c̣n bao nhiêu sinh lực hăy tập trung lại để chết cho can đảm! Nhưng có một chút ǵ ngăn cản không cho tôi làm cử chỉ tuyệt vọng ấy. Một chút ǵ…… thiết tha, tính gan góc và ư chí tận tụy của Quảng, tiếng khóc của anh Chắt Hoe, bước đi của chị Nhiễu thấm máu chân vào rễ cây rừng Nghĩa lộ. Tôi nhớ lại tất cả sự dai dẳng chịu đựng của con người tiểu tư sản, của con người t́m tự do, và nhớ lại lời người bạn trẻ về một sự tai hại cần thiết, một nơi nghĩ dưỡng sức cho những người chiến đấu đă quá mệt, một địa điểm tập trung những khả năng c̣n đương lên.

 

Tôi nghĩ: “Chia đôi đất Việt!”

 

Trong bụng tôi nao nao một sức nặng muốn bồng lên, trong cổ tôi tanh nhạt một vị kinh tởm, tôi có cảm giác sắp nôn xuống mặt đường tất cả tim phổi, dạ dày, ruột non, ruột già. Những bộ phận ấy đă sống v́ kháng chiến, nay kháng chiến bị ô nhục, bị phản bội, tất cả thân thể tôi bỗng ngập trong mùi máu.

 

Tôi nh́n lên ngọn đèn vẫn ú áy trong sương đêm. Ngọn đèn đổ nhào xuống vỉa hè. Tôi choáng váng mày mặt, phải ngồi thụp xuống đất. Hai tay tôi chống lên những ngọn cỏ mát rượi, tôi đưa tay áp lên trán, trán tôi nóng rừng rực. Tôi cứ ngồi yên măi như thế lâu lắm.

 

Thế rồi đất nước bị chia đôi thật. Trong tâm hồn tôi, như tâm hồn một bố già thấy chủ bán mất một phần thửa vườn cũ, có những ḍng nước mắt tê tái, tủi nhục.

 

Từ Hải Pḥng, tôi nhiều lần trở lên Hà Nội, những tưởng sẽ ra ngồi khóc trên băi cỏ Hồ Gươm cho nhẹ nỗi đau khổ. Nhưng mỗi lần ra tới đó, lưng quay vào ṭa Thị sảnh, mặt nh́n ra phía Tháp Rùa, th́ đáng lẽ than van yếu đuối, tôi lại kinh ngạc thấy ḿnh b́nh thản đặt vấn đề tính toán.

 

Có lẽ từ trong tiềm thức, tôi đă học được, hay được truyền tiếp nguồn sinh lực của số đồng bào đông như kiến cỏ trên con đường Nam Định, Hà Nội. Ở Hà Nội, tôi đi thăm nhiều trại tạm trú của đồng bào, trong khi chờ đợi phương tiện vào Nam. Đ́nh, chùa, nhà thờ, nhà thương, trường học, thậm chí trại giam và trại lính, bất cứ đâu, miễn có đất đặt quang gánh nghỉ chân và có mái che mưa nắng. Tôi len lỏi t́m người quen không thấy, nhưng đến đâu cũng nhanh chóng thành quen hết cả. Đồng bào, hàng trăm ngàn người à lên để trả lời chung những câu hỏi. Hỏi: tại sao đi? Trả lời: V́ không ở được. Hỏi: Tại sao không ở được? Th́ chính tôi đă trả lời ngay trên đây. Nhưng, mặc dầu biết chắc ḿnh không lầm, tôi thành thật vẫn muốn nghe tiếng nói của người trong cuộc.

 

Tôi hỏi, đồng bào tranh nhau thuật chuyện làng, chuyện nhà, cả đến chuyện riêng của ḿnh. Một bà mẹ chừng bốn mươi tuổi- thế hệ chúng ta! Ôm con nhỏ trong cánh tay gầy guộc, vừa kéo vạt áo lau đôi mắt đỏ mọng vừa kể:

 

– “Ông ơi, các anh cán bộ xă, các anh ấy bảo chúng cháu bỏ cúng ông vải, v́ cúng vái là duy tâm, là chống chính phủ Cụ Hồ. Các anh cán bộ phát động gọi họp ngoài đ́nh để đấu cụ Cử xóm Hạ, bảo là kẻ thù của nhân dân. Ban Nông hội xă thu thuế bắt phơi khô quạt sạch, chúng cháu gặt về mười phần phải nộp đến bảy, tám phần rồi. Rồi đến các anh cán bộ dân công, các anh ấy chia lân thế nào mà mấy vợ chồng bố con nhà cháu lúc nào cũng có người phải đi phục vụ chiến dịch. Các anh cán bộ bảo thế nào chúng cháu cũng xin vâng, v́ các anh ấy bảo thế là theo Cụ Hồ kháng chiến. Chúng cháu cũng muốn kháng chiến lắm, nếu có phải khổ gấp trăm, gấp ngàn hồi Pháp thuộc chúng cháu cũng cố chịu.

 

Người đàn bà nghẹn ngào khi bắt đầu vào đến đoạn thương tâm:

 

– “ Nhưng về sau có hai điều làm chúng cháu cay đắng, nhục nhằn quá. Là hồi tháng Một năm ngoái, chúng cháu mới gặt xong tay, là đảng gọi họp, bảo chúng cháu đấu ruộng, đấu trâu vào, làm chung. Bố thằng cháu có ư kiến xin cứ để cho ai làm của nấy (v́ chả nói ông cũng biết, chúng cháu cấy ít mới làm tốt được, tám sào ruộng nhà cháu là khóm lúa cứ như khóm lúa nếp cả ấy ông ạ) nhưng anh cán bộ giận dữ, buộc là bố cháu phản động, bảo vệ tư hữu (khốn nạn, chúng cháu có mấy sào ruộng quèn th́ tư hữu, tư hiếc ǵ!). Bố cháu có nói muốn làm lấy tốt để cho mấy đứa cháu mỗi đứa một tí, gọi là thơm thảo của cha của mẹ chúng nó, th́ anh cán bộ bảo cháu cụ Hồ đă có đảng, có Bác.

 

– “Sau rồi nghe chừng bố cháu buồn bực lắm, mà những nhân dân (!) khác cũng thế, anh cán bộ mới bảo nhân dân về thảo luận với các con, cháu xim chúng nó có bằng ḷng lấy ruộng gia tài không. Bố cháu bằng ḷng ngay, những tưởng các cháu nó dại, bảo chia ruộng cho chúng nó th́ chúng nó mừng. Nào ngờ bố cháu vừa hỏi chưa dứt câu, cái thằng Nhớn nhà cháu này- người đàn bà chỉ đứa nhỏ, chừng tám tuổi, mắt ráo hoảnh, mặt câng câng- nó đă bảo ngay “ bố bẩn thỉu, ù ĺ, ngoan cố”. Bố cháu giận quá, có đánh nó mấy cái khẽ, thế mà nó lu loa lên rằng áp bức nó, cấm đoán nó, không cho nó làm cháu cụ Hồ. Nó lại c̣n đi báo cáo cho ban xă cảnh cáo bố cháu, là chúng cháu có đẻ nhưng chính đảng với Bác nuôi, nên từ nay phải ḥa b́nh (!) với nó. Thế là bố cháu đợi đến đêm hôm ấy thắp hương van với ông bà ông vải, rồi cuối canh Ba cuốn gói đi ngay”.

 

Người đàn bà nói đến đây liếc nh́n thằng Nhớn. Mặt nó trân tráo, đáng ghét quá. Tôi khẽ hỏi, th́ bà cho biết vợ chồng phải lừa nó ngủ, lấy giẻ nhét vào miệng rồi trói nó lại mà xé rào, vừa cơng em nó, vừa khiêng nó đi trốn (v́ thế không đem theo được tí đồ đạc nào hết). Tôi ngạc nhiên, sao vợ chồng bà không để nó lại:- “Cái đồ bất hiếu bất mục ấy, đem nó đi làm ǵ?”. Nhưng bà ta đă trả lời ngay tôi rằng “ nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi”, rằng “cháu nó dại, nghe người ta dụ dỗ, rồi bố cháu sẽ khuyên can cháu”

 

Lời nói đi thẳng vào đáy ḷng khiến cho tôi cảm động. Bao lâu nay quen dùng kỹ thuật để diễn tả tâm t́nh tế nhị, thiết tha, nhưng rối ren, giăng mắc, tôi ngạc nhiên thấy cả một bầu trời cao rộng và xanh trong của t́nh yêu hồn nhiên, giản dị.

 

Tôi thành thực hổ thẹn, phải nhận rằng bao nhiêu học hành, bao nhiêu từng trải , chỉ làm cho tâm hồn tôi càng ngày càng thêm suy yếu. Tâm hồn tôi đâu c̣n có khả năng thương yêu một cách trọn vẹn đến thế? Và ḷng tin trong tôi không đủ, khiến cho đối trước tương lai, tôi phải đặt ra bao nhiêu câu hỏi không thể trả lời. Tôi thật không bằng người đàn bà chẳng bao giờ nghĩ rằng con cái có bổn phận phải yêu thương và hy sinh ngược lên cho cha mẹ. Tôi học ở trường “hoài nghi” của tinh thần Pháp, hôm nay thật sung sướng vô ngần khi nhận thấy trên đời quả nhiên có những tấm t́nh “yêu không đ̣i yêu lại”.

 

Tôi lại c̣n được những bài học khác. Bài học về sự khiếp nhược của chúng ta trên đường đời. Chúng ta nh́n về tương lai, tính đếm lợi hại, không lúc nào không cần đến sự giúp đỡ bên ngoài: Nào là sự bảo trợ của một chính quyền dân chủ, nào là quyền tự do cá nhân, nào là cơ sở kinh tế bắt đầu xây dựng. Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi dài những điều kiện. Chúng ta quá nhiều tự ti mặc cảm, so sánh với gia đ́nh nông dân kia, đi chỉ đem theo được có hai thứ vốn liếng: Một là ḷng tin ở ḿnh và ở đồng bào ḿnh, rằng đi bất cứ đến đâu cũng có những người tốt; hai là ḷng tin ở trời, “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, tin ở trời mà thật ra là chắc bằng vào sức khỏe với đức tính cần cù, kiên nhẫn và chịu đựng của ḿnh.

 

Sự thật hết sức rơ rệt, là nếu chúng ta ở vào địa vị họ, trong một ngàn người chưa dễ có một người đă dám đi tay không như họ. Tôi đă nói: V́ đời sống của chúng ta phụ thuộc nhiều quá vào những loại vật chất phù phiếm mà chúng ta tưởng rằng không có không được. Có lẽ chính v́ thế mà chúng ta không t́m thấy Lẽ Sống. Lẽ Sống h́nh như phải là định nghĩa của những hoạt động nhất định thiết yếu của con người, là lao động, tin yêu, và sáng tạo. Lao dộng để bảo vệ lấy bản thân ḿnh, có bảo vệ được bản thân ḿnh chắc mạnh mới có tin yêu vạn vật quanh ḿnh, có tin yêu vạn vật quanh ḿnh th́ sự sáng tạo, để truyền tiếp ṇi giống, truyền tiếp những vẻ đẹp của Vũ trụ và loài Người, lúc đó mới thật có nghĩa lư.

 

Thân ái Trung,

 

Tôi nhiều lần len lỏi giữa đám đông những người nông dân ra đi để t́m hiểu họ hơn nữa. Trên băi xi măng các phi trường Bạch Mai, Gia Lâm, có những tốp người quần nâu áo vá chen nhau tránh nắng dưới bóng những chiếc Dakota hay Nord-Atlas hai thân. Sự hạnh ngộ không thiếu ư nghĩa sâu sắc, đối với ai kia mới ngày này tháng trước, thoáng nghe tiếng máy bay ầm ́ đă mau mau xuống hầm, xuống hố, àm bây giờ sắp trèo vào bụng của chính những con chim dữ tợn ấy, để ngồi vào đúng những chỗ đặt bom, mắc đạn, làm một chuyến đi suốt đời không bao giờ mơ tưởng.

 

Sự hạnh ngộ này, tôi hoảng nhiên thức tỉnh, là cả một cuộc đảo lộn của lịch sử. Có viên sĩ quan phi công Pháp quặt tay ra sau lưng để làm thang cho một em nhỏ trèo lên vai, rồi truyền sang ngồi thu lu trên bánh xe kép của chiếc Nord-Atlas. Lớn, bé, với tất cả số đồng bào ngồi quanh đấy, cùng nhau vui cười hỉ hả. Cuộc đảo lộn thật rơ rệt: Giai đoạn thực dân đă hết, giai đoạn sau đă bắt đầu bằng những chuyến đi tập trung vào miền Nam của những người chống Cộng.

 

Tôi viết “ giai đoạn sau… chống Cộng”, viết xong mới ư thức được rằng, từ trước đến nay, chúng ta quả thực chưa từng có một mặt trận và một giai đoạn chống Cộng. Không kể mặt trận tṛ hề Tâm, Hữu, những con người yêu tự do, những con người tiểu tư sản đă có lần nào họp được nhau thành tập thể có trách nhiệm hẳn hoi trước lịch sử?

 

– Chưa có, nhưng sẽ có, v́ phải có. V́ Nam Việt là cứ điểm cuối cùng của chúng ta, nếu chúng ta không muốn có ngày biến thành đồ vật. Vả lại, chính Cộng Sản đă dồn vào Nam-Việt hàng trăm ngàn đồng bào từ này phải bấu víu lấy nhau để sống. Cộng Sản, khi thắng Pháp bằng chiến tranh, không ngờ đă hoàn bị cho người tiểu tư sản một đoàn quân cảm tử. Một đoàn quân, từ nay là cái nhân mănh liệt trong cái quả dân tộc. Một cái nhân, vốn là cái quả của kháng chiến…. Nếu chúng duy tâm, sẽ cố nhiên cho rằng Đạo Trời huyền bí, yếu mà được, mạnh mà thua là như thế.

 

Nhưng chưa chắc chúng ta đă duy tâm, cũng như chưa hẳn chúng ta đă duy vật (bôn-sơ-vích). Chúng ta hay biết cứ nhận chân một sự kiện cụ thể, nó chứng minh rằng sau ba, bốn năm phân ly kẻ bị mê hoặc, kẻ bị đàn áp tàn nhẫn, th́ bây giờ đồng bào nông thôn, nền móng của xă hội ta, đă lại trở về với trí thức.

 

Tôi muốn thú nhận với Trung rằng, ngay lúc này, trong tâm hồn tôi tràn đầy một viễn tượng tương lai rực rỡ. Những người bạn trẻ của tôi đă rời khỏi Hà Nội, người đi Pháp, đi Mỹ, người vào Nam, mỗi người nắm trong tay một kế hoạch cho những ngày sắp tới.

 

Họ đến thăm tôi để từ biệt, không ai quên nháy một mắt và hất đầu một cái không đâu, để tỏ vẻ đồng t́nh một cách khoái trá. Riêng tôi c̣n ở lại, hàng ngày đi tiễn những người lên máy bay không quen biết, nhưng cũng từng đêm ra ngồi trên bờ Hồ Gươm, lắng nghe tiếng im lặng của cảnh vật, của ánh đèn tan trên mặt nước, và của cả bóng đen u uẩn dăi quanh Hồ.

 

Ḷng hỏi ḷng, tôi thấy ḿnh như con ngựa mệt mỏi dọc theo lối ṃn kháng chiến quanh co, nay ra đến con đường mới vừa thẳng vừa rộng, thốt nhiên đâm sợ. Sợ, nhưng cũng có mừng: Đàn ngựa trẻ đang phóng lên nước kiệu … Tôi linh cảm Việt Cộng lại đương nhầm, nhầm ở chỗ đáng giá anh em ta quá thấp.

 

Tôi chấm hết thư ở đây, bằng một điểm hy vọng. Đừng trách nhau chủ quan. Hai mươi nhăm triệu cái chủ quan sẽ làm nên lịch sử, nghe đâu tôi đă viết thế cho Trung, trong bức thư thứ nhất, để bênh vực một ư muốn lạ đời: ĐEM TÂM T̀NH VIẾT LỊCH SỬ.

 

Hải Pḥng,

Ngày 1 tháng 8, năm 1954, viết hết.

 

 “Nhưng v́ đâu hôm nay tôi tự nhiên thấy bừng lên trong tâm hồn một ngọn lửa, như ngày c̣n đương viết về những người bạn bị hạ sát trong cuộc Đấu Tranh Chính trị của Việt Cộng. Tôi nóng nẩy, muốn trút ngay lên mặt giấy một sự cần thiết phải gào thét, phải nức nở cho số phận những người bạn tôi sắp phải chết, ngoài kia, bên trên vĩ tuyến Bắc 17 độ.

… Nói là bạn nhưng chỉ có một số nhỏ là bạn của tôi thật, c̣n nhiều người mới quen biết sơ qua trên con đường kháng chiến, nhiều người chưa hề được gặp mặt, nhiều người tôi đáng tôn lên bậc thầy. Phan Khôi, Đào Duy Anh, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường… những người ấy sắp bị Việt Cộng đem ra xử án.

Tôi đủ hiều Việt Cộng để biết đích v́ sao họ phải đem ra buộc tội công khai những người đáng lẽ họ có thể thủ tiêu bí mật. Nhất định là trong hàng ngũ của họ có sự nứt nẻ trầm trọng. Một luồng dư luận mạnh mẽ mănh liệt rơ rệt đương sôi sục lên

giữa những người trí thức. Việt Cộng có thể giết bỏ vài chục nhân mạng bằng một chuyến may bay định trước cho phát hỏa trên không trung. Nhưng Việt Cộng cần phải giập tắt cho kỳ được một luồng dư luận. Việt Cộng cần phải tổ chức cho kỳ được những phiên ṭa công khai, trong đó từng nguời, từng người trong số những người chủ trương chống lại chủ nghĩa Staline- Mao - Hồ, phải công khai nhận tội, sau khi được giáo dục một lần cuối cùng bằng những phương pháp phát minh bởi đội  M.V.D.. đặc vụ chính trị. Năm 1936, Staline đă dùng thử những phương pháp ấy vào những vị lănh tụ của thời kỳ tiền khởi nghĩa 1917: tất cả mọi người đă nhận tội phản đảng, phản quốc, phản nhân dân. Bây giờ đến lượt những nhà trí thức Việt Nam kháng chiến. Họ sẽ ra ṭa, ngây độn, ngớ ngẩn v́ nhữngh liều thật nặng của những thứ thuốc Penthotal, Morphine, Largactil, v́ những đêm đứng cả đêm dưới ngọn đèn 500 nến, không được nhắm mắt. Họ mệt mỏi cùng cực, với một phần đầu óc bị tê liệt bởi độc dược, họ sẽ nhận hết mọi tội, xin lỗi Đảng đủ điều, để chóng được nằm xuống nghỉ, dù là nghỉ chẳng bao giờ c̣n giậy. Họ sắp phải trả gía, bằng tính mạng, những lỗi lầm của họ năm 1954.

Năm ấy, bằng sự tự ư ở lại miền Bắc, họ đă chấp nhận những nguyên tắc thiết yếu của một chế độ độc tài. Họ đă nh́n chúng tôi – chúng ta - ra đi, hoặc thương t́nh, hoặc riễu cợt. Tin tưởng vào lư luận họ chờ đợi trông thấy giai cấp vô sản nắm quyền chuyên chế nhờ có sức mạnh của đa số. Họ không phải là người của đa số, họ biết từ lâu đa số sẽ quá khích và độc đoán. Nhưng họ không phút nào sợ hăi, viện cớ rằng họ chính là người chỉ đường cho đa số- người ta- bọn lănh tụ vẫn nói như thế trong suốt thời kỳ kháng chiến.

Họ không chịu rằng họ chỉ là những phương tiện của bọn lănh tụ, phương tiện dùng để khích động dân chúng reo ḥ băng ḿnh vào lửa đạn. Phương tiện đă hết mọi tác dụng khi cuộc chiến tạm thời ngừng lại. Mà họ không chịu biết như thế, nên vẫn c̣n muốn soi sáng cho dân chúng đi lên con đường tự do, hạnh phúc. Rất có thể họ muốn lănh đạo cả chính trị, ảnh hưởng cả lănh tụ, bởi nhân danh văn nghệ sĩ, họ gần gụi nhân dân hơn ai hết. Họ nghĩ ḿnh là những phần tử thành tâm nhất của chế độ cộng ḥa nhân dân hay xă hội chủ nghĩa lư tưởng, nếu không phải là những người cộng sản thuần tuư. Họ quên ḿnh vốn dĩ là trí thức, trí thức tư sản.

Họ, nói cho thật đúng có nhớ rằng từ khi chính phủ công khai lệ thuộc đảng. Đảng đă có thái độ rơ rệt đối với những kẻ thù số một là giai cấp tiểu tư sản, lănh đạo bởi tầng lớp trí thức, luôn luôn bảo vệ nhân phẩm, nhân đạo, tự do cá nhân và t́nh thương yêu từ con người đến đất nước. Thái độ này nhằm xử trí trước tiên những phần tử tiểu tư sản đối kháng, chỉ giữ lại một số những kẻ nào chịu đầu hàng.. Chính họ đă đầu hàng, nên cho chết tinh thần tự trọng để học tập chối bỏ ông cha và quá khứ. Họ tưởng thật. rằng làm như thế sẽ được Đảng tha thứ cho cái tội đầu thai nhầm giai cấp.

Cho nên họ không ngờ phía sau những danh từ tốt đẹp của “Cuộc cách mạng vô sản vĩ đại của nhân dân ta” đă có sẵn một bản án của bọn lănh tụ. Và tất cả những trọng tội bọn chúng đem buộc cho họ hôm nay: phản đảng, phản cách mạng, gián điệp, tất cả chỉ để trừng trị họ dám theo đuổi một khẩu hiệu:” Độc lập – Tư do – Hạnh phúc” lơị dụng khẩu hiệu ấy để vận động nhân dân, tranh dành ảnh hưởng trong nhân dân với lănh tụ.

Sự nhầm lẫn của họ sẽ phải trả gía bằng tính mạng.

Nhưng trước khi họ chết, họ sẽ phải hối hận. Những truyện ngắn, những bức tranh, những bài thơ hay những bài tham luận họ sáng tạo ra trong ba năm gần đây, hết thẩy đều chứng tỏ niềm thất vọng cay đắng, xót xa của họ. Đến bây giờ, đọc những bài buộc tội họ, do bọn học tṛ của họ viết ra, tất họ đă hiểu, Việt Cộng đă quyết định từ lâu rằng sống tiểu tư sản, họ sẽ chết tiểu tư sản, không bao giờ không là tiểu tư sản!”

 

 

 

 

 

Mặt Trận Việt Minh đeo đuổi mục đích cộng sản. Nhưng trong số đó có mục đích kháng Nhật, đuổi Tây. Họ hoạt động có tổ chức và có khoa học nhất trong các đoàn thể lúc bấy giờ. Yếu tố quyết định là họ có bằng cớ liên lạc với Đồng Minh, được Đồng minh tiếp tế và giao cho nhiệm vụ t́nh báo kháng Nhật.

Họ chụp ảnh sĩ quan Hoa Kỳ đang huấn luyện cán bộ, ảnh phi cơ Mỹ thả dù tiếp tế chiến khu. Nghĩa là họ có chút giao dịch với Đồng minh. Trong khi bao nhiêu hy vọng kháng Nhật đều đặt vào sự thắng lợi của Đồng minh nên họ nắm được thành phần quả cảm của giai tầng tiểu tư sản trí thức đă nhầm lẫn do căn tính vọng ngoại. Qua thành phần này Việt minh dễ dàng nắm được hầu hết đồng bào cần lao ở nông thôn và thành thị. V́ thế Việt Minh được hoan nghênh.

 “Bao nhiêu hy vọng kháng Nhật đều đặt vào sự thắng lợi của Đồng Minh, bởi ai nấy đều hiểu rằng một đội quân cách mạng ô hợp đâu có dám đương đầu với quân đội Nhật. Đó là lư lẽ khiến một chút giao dịch với quân đội Đồng Minh có thể giúp cho Việt Minh nắm được hầu hết thành phần quả cảm của giai tầng tư sản trí thức. Có thành phần này Việt Minh dễ dàng nắm được hầu hết đồng bào cần lao ở nông thôn và ở thành thị.”

 

Thành ra ngày 17-8 vừa rồi, có trọn vẹn ba lá cờ chạy hiệu, giữa đám biểu t́nh của Tổng hội Công chức mà huy động được hơn trăm ngàn người đi biểu t́nh ngày 19. Rồi lại có không đến ba mươi cán bộ Việt Minh thụt lại phía sau đoàn biểu t́nh vĩ đại ấy mà “cướp” được chính quyền ở một nước hai mươi nhăm triệu dân.

Trung hăy nghe tôi tả rơ cuộc biểu t́nh tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8.

Người ta bảo nhau, rủ nhau may cờ để đi biểu t́nh tuần hành. Ít lắm là đoàn biểu t́nh có một trăm ngàn người. Nếu đi từng nhà, triệu thỉnh từng người th́ cán bộ Việt Minh chỉ tập họp được vài ngàn người. Nhưng không mấy ai được gặp cán bộ. Chỉ cần một người nói lên: “19 tháng 8!” thế là đủ một truyền mười, mười truyền trăm, trăm đến ngàn, đến trăm ngàn.

Chúng tôi vác cả một rừng cờ đến đợi trước nhà Hát Lớn từ bốn giờ sáng. Măi hơn tám giờ mới có micro với loa phóng thanh. Mấy cán bộ Thành của Việt minh lên đọc, ngập ngừng, những lời hiệu triệu yếu đuối so với khí thế bừng bừng của chúng tôi đứng nghe. Hơn mười giờ bắt đầu biến biểu t́nh thành tuần hành “thị uy” về phía “Bắc bộ phủ!”.

Người ta đă có quyền hành chính. Bây giờ đi cướp quyền quân sự. Tượng trưng cho quân đội lúc đó là hơn một ngàn Bảo an binh đóng  ở trại lính Khố xanh cũ, đường Đồng khánh, Rolandes, th́ các cán bộ đại biểu đi chậm lại rồi mất dạng. Hơn trăm ngàn người dồn nhau, tiến vào sát cổng trại Bảo an. Cổng đóng. Phía trong cổng hai khẩu súng máy hạng trung và ước độ năm chục binh sĩ hoặc nằm bên cạnh súng, hoặc nấp ḿnh sau những bức tường cuốn, súng đặt trên vai ṇng quay về phía cổng. Người đi đầu -không có vơ khí- trông thấy hai sĩ quan Nhật đứng giữa lính, muốn quay lại. Người phía sau không thấy ǵ cả, thúc bách nhau tiến lên. Chen chật quá, tay đă co lên không buông xuống được, tay đương thơng không co lên được. Cứ dồn nhau như thế, đến một giờ rưỡi th́ có kẻ xuẩn động ném gạch vào lính Nhật gác ở ngă tư chợ Hôm, Hàm long. Lính Nhật nổ súng, hai người bị thương nơi chân. Náo động. Có tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Cuộc biếu t́nh có thể trở nên lưu huyết. Bộ Tư lệnh Nhật, trong năm phút, phái chiến xa đến chặn tất cả mọi ngả đường vào chỗ đoàn tuần hành. Nội bất xuất ..cho đến năm giờ chiều. , ngày chớm Thu sắp tàn. Sương bắt đầu xuống. Cờ vác mỏi tay, đă cuộn giấu vào bụng áo. Chiến xa Nhật vẫn chặn đường. Một vài người muốn ra về đều thấy lưỡi lê dí vào bụng. Hoang mang bắt đầu. Phía ngoài hàng rào chiến xa có nhiều người mẹ đi t́m con, nước mắt chạy quanh. Chỉ một giờ nữa là tối. Quân Nhật có thể cho từng người một ra về, sau khi khám xét kỹ lưỡng. Cuộc khởi nghĩa tự nó sẽ tan vỡ. Nhưng bỗng  có tiếng reo lên như động biển. Th́ ra trong sân trại Bảo an, lá cờ Quẻ Ly vừa hạ xuống, lá cờ của Tổng khởi nghĩa được kéo lên. Chiến xa Nhật mở máy về trại. Hơn một trăm ngàn người sô nhau ra về, măi đến bẩy giờ tối mới tan hẳn. Và người ta xôn xao hỏi nhau: “- Sao? Sao?”. Có người nói không xong, có người lại quả quyết rằng mắt thấy hai sĩ quan Nhật bị chói chặt giải đi, và Uỷ ban Tổng khởi nghĩa đă chiếm trọn trại lính.

Nhưng sự thật,sự thật muôn đời là Uỷ ban đă bỏ chết đồng bào trước họng súng Nhật. May sao trong đoàn tuần hành có một chàng thanh niên thân Nhật vào được trại, thuyết phục được viên chỉ huy Xuyên điền (Kawada) làm một cử chỉ tượng trưng là kéo lá cờ mới. Sau hết nài nỉ măi bằng điện thoại mới yêu cầu được bộ Tư lệnh Nhật mở ṿng vây…

 

Sự thật của cuộc Tổng khởi nghĩa là như thế đấy Trung ạ.”

 

Cái nhân của Việt Minh là cộng sản. Việt Minh trưởng thành tất phải là cộng sản

 

Chế  độ uỷ ban (quần chúng hạ tầng) là chế độ sô viết không hơn không kém đó là nền tảng căn bản lư về  thuyết  tổ  chức của cộng sản.

 

Những giai đoạn chiến lược :


Giai đoạn một: Lấy Độc lập làm mồi, dùng tiểu tư sản mị quần chúng.

Giại đoạn hai: Lấy Kháng chiến làm mồi, dùng Tiểu Tư Sản nắm Quần Chúng.

Giai đoạn ba: Lấy Quyền Lợi làm mồi, dùng Quần Chúng diệt Tiểu Tư Sản.

 

Giai cấp tiểu tư sản theo cộng sản không có nghĩa là giai cấp của những người có  tài sản trung b́nh không lớn quá để thành đại tư bản, không nhỏ quá để thành vô sản. Tiểu tư sản là những ai có đầu óc tham luyến của cải theo nghĩa vật chất lẫn tinh thần.(tư hữu, có cái tôi, danh dự, nhân phẩm).

Tiểu tư sản theo định nghĩa của Việt minh coi như gồm tất cả mọi người trong xă hội ngoại trừ hai hạng người: Giai cấp Đại tư bản có nhiều tiền bạc, ruộng đất, đồn điền, hăng buôn hay xí nghiệp sản xuất, để trực tiếp tham dự vào công việc tổ chức và chỉ huy nền kinh tế quốc gia. Hạng thứ hai coi như đối lập với hạng trên được gọi là vô sản khi nào từ vật chất đến tinh thần đều lệ thuộc vào một cơ cấu chỉ huy độc nhất.(thí dụ: Người cộng sản)

Đại tư bản khống chế xă hội bằng phương tiện sản xuất, vô sản không có phương tiện sản xuất và tiểu tư sản có phương tiện sản xuất nhưng có không đủ để làm đại tư bản.Nhưng

Cộng sản chủ trương ngay trong lư thuyết, tiêu diệt tự do cá nhân, giết bỏ tâm hồn để trở thành sắt đá.. Trong khi tiểu tư sản lấy sự phong phú tâm hồn làm hănh diện, ấy sự yêu thương làm lẽ sống, lấy danh dự, nhân phẩm, tự do cá nhân là những gía trị của con người nên tiếu tư sản chính là tử thù của Cộng sản.

 

Người ta không thể giúp ích cho quốc gia về chính trị nếu không làm chính trị.

 

Bọn trí thức hèn mạt nuốt nhục vào ḷng để sống một bề ngoài vinh hiển.

Một thế hệ dù có được giữ một vai tṛ trọng yếu nhất trong một giai đoạn lịch sử, vẫn không thể là một dân tộc

 

Quá khứ đ̣i hỏi con người phải xứng đáng với nó, trong hiện tại và trong tương lai. Con người không thể phản bội chính cuộc đời của ḿnh. Thói khôn khéo, luồn cúi, nham hiểm, không phải là đức tính của chiến sĩ.

 

 

Quần chúng sợ hăi nô lệ hơn đói rét.

 

Sự  thất bại phần lớn là do hỗn loạn nội bộ, chia rẽ, tranh quyền, phân hóa đẳng cấp.

 

 

Lạc đường vào lịch sử

 

 

 

Trụ sở Đồng Minh hội này là trụ sở của Ban thường vụ, có năm anh th́ ba anh là người của Việt Minh rồi. Cụ Nguyễn Hải Thần bị vụ này đau lắm, v́ trên danh nghĩa chính thức, có bầu bán hẳn hoi năm 1943, cụ chỉ giữ có nhiệm vụ Uỷ viên giám sát trong Trung Ương chấp hành Uỷ viên hội. Theo quan niệm của Tôn tiên sinh về một chính quyền dân chủ, th́ quyền giám sát là quyền to lắm, to ngang với lập pháp. Nhưng trên thực tế, chẳng ai muốn quyền rơm vạ đá làm ǵ. Cụ Nguyễn vốn cả tin, lại kém tài biện bạch nên bị bọn thanh niên gán cho cái chân Ủy viên giám sát ấy, để học xung phong giữ Ban thường vụ dưới quyền lănh đạo của cụ. Thế là cụ không vui vẫn phải vui, không bằng ḷng cũng phải bằng ḷng. Những tưởng ở trên c̣n có cụ Chủ nhiệm Trương bội Công, và Tưởng thống chế cũng sẵn sàng hỗ trợ cho tự đằng xa.

Vả lại cuộc bầu bán xảy ra đă lâu rồi. Hồi bấy giờ có ai dám ngờ có ngàynay, mà ông Hồ chí Minh về làm quốc  trưởng, mà toàn thể ba Thường vụ bỏ phiếu theo tắp về Mặt trận Việt Minh. Cụ Nguyễn bị họ giằng co, báo cáo về Trùng Khánh vung văi. Thống chế Tưởng giối Thạch chẳng biết tin ai, đành để mặc kệ Lư Hán với Tiêu Văn giải quyết thế nào th́ gỉải quyết. Đồng minh hội thành thử bị cắt làm hai phần, có tác dụng gần giống nhau. Bên cụ Nguyễn người ta coi Đồng minh hội như đ̣an thể ruột của cụ, trong khi Quốc dân đảng là đoàn thể ruột của ông Vũ Hồng Khanh. Cụ Nguyễn đặt trụ sở ở số 23 đường Quan Thánh, c̣n lực lượng quân sự chiếm dẫy nhà của bọn hạ sĩ quan Pháp ở trước - ở đầu phố Cornot, trông thẳng sang vườn hoa Hàng Đậu- và đặt cho nó cái tên rất kêu: Đệ Tam khu, tức khu C, nổi tiếng nhờ những vụ bắt cóc Pháp kiều về chọc tiết trong sân sau. Quyền chỉ huy binh sĩ lọt vào một tay cựu quân nhân trong đội lính khố đỏ: Nguyễn phúc An, sau làm đến Uỷ viên quân sự phó bên cạnh Vơ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh. Nhưng An là người vô học, kiến thức lại rất kém, chỉ biết làm cách mạng là thù oán người Pháp, hễ bắt được tên nào đi lạc lơng nơi vắng người là đem về sát hại một cách thật tàn nhẫn. C̣n ngoài ra các vấn đề tuyên truyền, mở rộng phạm vi không được An nói đến bao giờ. Cụ Nguyễn vốn đă không có tài tổ chức, có bí thư là Ḥang Phạm Trân- tứ nhà văn Nhượng Tống - lại càng không biết, vả cũng không thích làm ǵ khác hơn dịch sách , làm thơ, và luận về chính trị được một lúc, hễ đi đến chỗ khó khăn, là nói sang đề tài siêu h́nh, triết học. Đoàn thể Đồng minh hội phía bên này v́ thế nên không sao lớn mạnh được. Như hoa thơm ở trong vườn chờ người đến thưởng thức, cụ Nguyễn Hải Thần chỉ biết ngồi sẵn trong trụ sở, để đón tiếp những người có ḷng thành với nhà cách mạng đă có 50 năm bôn ba nơi hải ngoại. Số người đến như thế tất nhiên rất ít và hầu hết đă đứng tuổi.Họ phần nhiều là những người có tiền của nhưng không có uy quyền, đồng thời cũng rất thèm danh vọng. Tuỳ số tiền mà họ ủng hộ, có người được phong làm bộ trưởng- như nhà doanh nghiệp Đinh Bưởi được giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính – có người được làm cố vấn. Những người đến chậm, khi bao nhiêu chức vụ quan trọng đă được phong tặng hết, đành phải nhận tạm làm  tỉnh trưởng, quân trưởng những tỉnh hay quận mà sau này, cụ Nguyễn làm Tổng thống rồi, sẽ giao phó cho họ. Điếu buồn cười nhất là có nhiều ông phú thương đă bắt vợ con, người làm công và bè bạn thân, gọi họ bằng cái chức vụ được hứa hẹn đó.         Cách mạng đến như thế , thật là thê thảm.Bên Ban thường vụ tuy không đến nỗi quá quẩn, nhưng Đồng minh hội cũng vẫn là nơi Việt minh dùng để chứa đựng những người mà họ muốn dùng nhưng không thể, hoặc không muốn dụ vào đảng. Nội quy của đảng Cộng sản bắt buốc đảng viên mới phải qua thời kỳ dự bị, phải dự cuộc sinh hoạt dưới cấp thấp nhất. Những người có danh tiếng lớn như mấy ông kỹ sư Đặng phúc Thông, luật sư Nguyễn Mạnh Tường nghe đâu đă được mời vào hội, rồi được bầu ngay vào ban Chấp hành trung ương.

 

 

   

NHẬN ĐỊNH

 

THÁNG 7-2022

 

THÁNG 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

THÁNG 11

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

THÁNG 10

 

THÁNG 9/2020

 

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

 

TỔNG HỢP BÀI VỞ CÁC DIỄN ĐÀN

 

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lăng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lư Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Gịng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Định Chính Tà 1

  42. Phân Định Chính Tà 2

  43. Phân Định Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu


 

 

Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn * Một Trang Lịch Sử

Vietnamese Commandos' History * Vietnamese Commandos vs US Government * Lost Army Commandos

Bill of Compensation * Never forget * Viết Lại Lịch Sử  Video * Secret Army Secret War Video

Đứng Đầu Ngọn Gió Video * Con Người Bất Khuất Video * Dấu Chân Biệt Kích Video * Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.* Gulf of Tonkin Incident * Pentagon Bạch Hóa * The heart of a boy

U.S Debt Clock * Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton * None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) * Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

The World Order Eustace Mullin * Trăm Việt trên vùng định mệnh * Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis * Lyndon Baines Johnson Library Musuem

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn * Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

Nghi Thức Ngoại Giao * Lễ Nghi Quân Cách * Sắc lệnh Cờ Vàng * Quốc Tế Cộng Sản

How Does a Bill Become Law? * New World Order * Diplomacy Protocol. PDF

The World Order Eustace Mullin * Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

Vietnam War Document * American Policy in Vietnam

Foreign Relations Vietnam Volum-1 * The Pentagon Papers * Pentagon Papers Archives

Vietnam and Southeast Asia Doc * Vietnam War Bibliogaphy * Công Ước LHQ về Luật Biển

CIA and NGOs * CIA And The Generals * CIA And The House Of Ngo * Global Slavery

Politics of Southeast Asia * Bên Gịng Lịch Sử

Dấu Binh Lửa * Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

Bách Việt  * Lược Sử Thích Ca  * Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

Douglas Mac Arthur 1962 * Douglas Mac Arthur 1951 * John Hanson, President of the Continental Congress

Phương Pháp Biện Luận * Build your knowledge

To be good writer * Ca Dao -Tục Ngữ * Chùa Bái Đính * Hán Việt

Top 10 Crime Rates  * Lever Act * Espionage Act 1917 * Indochina War * Postdam * Selective Service Act

War Labor Board * War of Industries * War Production Board * WWII Weapon * Supply Enemy * Wold War II * OSS

Richest of The World * Truman Committee   * World Population * World Debt * US Debt Clock *

An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email * Public Holiday * Funny National Days

Oil Clock * GlobalResearch * Realworldorder * Thirdworldtraveler * Thrivemovement *Prisonplanet.com *Infowars

Rally protest *Sơ Lược VềThuyền Nhân  *The Vietnamese Population in USA *Lam vs Ngo

VietUni * Funny National Days  * 1DayNotes   

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

MINH THỊ

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG. KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG CON NGƯỜI, XĂ HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CƯỜNG THỊNH PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

at Capitol.  June 19.1996

 

 

with Sen. JohnMc Cain

 

with Congressman Bob Barr

with General John K Singlaub

 

 

 

CNBC .Fox .FoxAtl .. CFR. CBS .CNN .VTV.

.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank

.Fed Register .Congr Record .History .CBO

.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState

.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee

.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate

.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive

.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect

.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND

-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost

.SourceIntel .Intelnews .QZ .NewAme

.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics

.Infowar .TownHall .Commieblaster .EXAMINER

.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL

.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters

.Diplomat .NEWSLINK .Newsweek .Salon

.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .

.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite

.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale

.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider 

.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above

.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen

.Online Books .BREIBART.INTERCEIPT.PRWatch

.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS

.NPRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes

.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign

.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media  

.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty

.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState

.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity

.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua

.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị

.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen

.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại

.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài G̣n Báo

.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu  

.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc

.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn

.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn

.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng

.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu.ChúngTa .Eurasia.

 CaliToday .NVR .Phê B́nh . TriThucVN

.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism

.Tiền Phong .Xă Luận .VTV .HTV .Trí Thức

.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương

.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG

.Echo .Sài G̣n .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT

.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN

.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa

.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .B́nh Dân

.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử *.Trái Chiều

.Tác Phẩm * Khào  Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *