Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt trong tinh thần tự do ngôn luận nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù để có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết đă được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

Báo Chí & Hiện tượng Phỉ báng Mạ lỵ tại Hoa Kỳ

Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM

 

 

Hiện tượng Phỉ Báng Mạ lỵ qua lịch sử Anh-Mỹ

 

Năm 1637, luật sư văn sĩ, William Prynne, đă viết một cuốn sách trong đó chỉ trích Nữ Hoàng.  Thẩm phán đoàn triều đ́nh đă xử Prynne phạm tội phỉ báng [libel] và quân phản [phạm thượng nhà vua– lese majesty] với bản án tù chung thân.  Ngoài ra, tội nhân c̣n bị xẻo tai trước khi vào lao thất.

 

Tại Hoa Kỳ, dưới thời thuộc địa Anh, toà cũng xét xử về một vụ phỉ báng mạ lỵ tương tự.  John Peter Zenger là chủ nhiệm một toà báo tại Tiểu bang New York.  Ông bị bắt v́ đă đăng tin chỉ trích vị Thống đốc Tiểu Bang này.  Có khác là luật sư chỉ định Andrew Hamilton bào chữa cho Zenger đă thắng kiện [1735] v́ lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng, luật sư này đă nêu căn bản sự thật [truth] làm chứng cứ miễn trách hoàn toàn về tội phỉ báng mạ lỵ trên.  Trước đó, toà không phân biệt nội dung của sự phỉ báng mạ lỵ là đúng hay sai [cứ chỉ trích là bị tội, dù đó là sự thật.  Hiện tượng này vẫn c̣n xẩy ra ở các quốc gia chậm tiến, chuyên chế, độc đoán]. 

 

Căn Bản Pháp lư của Phỉ Báng Mạ lỵ Ngày Nay

 

Phỉ báng [libel] là những phát biểu bêu xấu, có thể trông thấy được, dưới h́nh thức văn bản, ấn loát, h́nh ảnh, phim ảnh.  C̣n mạ lỵ [slander] là những lời lẽ bêu xấu đă xuất khẩu và có người nghe được.

 

Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm [torts/civil wrongs] trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới danh dự, nghề nghiệp, uy tín và tinh thần của một người trở thành nạn nhân của những sai phạm đó.  Luật pháp coi phỉ báng và mạ lỵ cùng một thành tố sai phạm như nhau.

 

Muốn thắng một vụ kiện dân sự về phỉ báng mạ lỵ, nguyên đơn phải chứng minh được bốn thành tố sau đây:

 

bị đơn phát biểu bêu xấu dưới h́nh thức phỉ báng mạ lỵ, vu khống, thất thiệt;

phổ biến tới một đệ tam nhân hay nhiều người khác không phải là nguyên đơn;

nguyên đơn bị chỉ trích rơ rệt, đích danh trong nội vụ phỉ báng, mạ lỵ;

và nguyên đơn bị thiệt hại dưới h́nh thức vật chất hay tinh thần, do hậu quả của tin tức thất thiệt, sai quấy đó [mất danh dự, mất uy tín, mất việc làm, phá vỡ gia đ́nh v.v.]

 

Muốn chứng minh ngôn từ phát biểu là phỉ báng, mạ ly, nguyên đơn chỉ cần chứng minh có một đệ tam nhân thấy, nghe và hiểu đó là phỉ báng, mạ lỵ, dù bị đơn nghĩ và cả quyết đó chỉ là giỡn đùa.  Như vậy phỉ báng và mạ lỵ đă thành h́nh khi lời lẽ, ngôn từ, h́nh ảnh đă được một đệ tam nhân tiếp nhận, đích danh và trực tiếp.

 

Trách nhiệm người phổ biến chuyển tiếp một tin thất thiệt cũng ngang trách nhiệm của người đề xướng phỉ báng, mạ lỵ lần đầu, nếu như người tiếp chuyển biết đó là tin thất thiệt, hoặc phải biết như thế, khi có thẩm quyền và cơ hội kiểm soát, chọn lọc, phô bày.

 

New York Times  vs Sullivan [1964]

 

Trước năm 1964, các Tiểu Bang thường quyết định rằng phỉ báng và mạ lỵ khộng được Tú Chính Án Một bảo vệ [unprotected speech], nghĩa là nhà báo tuyệt đội chịu trách nhiệm về sự phỉ báng, dù không biết điều phổ biến là sai quấy.  

Phải đợi tới khi Tối Cao Pháp Viện, trong vụ án New York Times  vs Sullivan (1964) thẩm định rằng các chính khách, viên chức [public officials], nếu muốn thắng kiện phải chứng minh:

 

tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng, mạ lỵ;

và bị đơn [phóng viên, chủ bút, cơ sở truyền thông] lúc đó có manh tâm ác ư [actual malice] khi truyền tin thất thiệt gây phương hại cho nguyên đơn.

 

Quan Toà Tối cao Pháp Viện William J. Brennan, xét xử vụ New York times vs Sullivan, đă phán định bị đơn có manh tâm ác ư phỉ báng, mạ lỵ:

 

nếu bị can biết rơ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến;

hoặc chểnh mảng coi thường hư thực khi đăng tin.

 

Tối Cao Pháp Viện mở rộng đối tác của án lệ “Sullivan” [Sullivan Case] với những người của công chúng [public figures], gồm các nhân vật có tăm tiếng, như tài tử màn ảnh, các tác giả nổi tiếng, các thể thao gia, các nhà kinh doanh năng động, các nhà tài phiệt lớn, có máu mặt v.v.

 

Đối với các tư nhân, họ chỉ cần chứng minh tin đăng tải là tin thất thiệt, mà không cần chứng minh sự manh tâm ác ư của phóng viên, của toà soạn.  Tư nhân sinh sống yên ổn cần được bảo vệ kỹ hơn là các chính khách và nhân vật nổi tiếng trong các vụ phỉ báng mạ lỵ.  Do đó nếu thanh danh họ bị xúc phạm, làm họ bị thiệt hại về mặt uy tín trong nghề nghiệp, hoặc mất cơ hội sinh nhai, th́ trong vị trí tư nhân, họ chỉ cần chứng minh việc phỉ báng mạ lỵ có tính cách vu khống, thất thiệt là đủ thành tố.

 

Những Trường Hợp Miễn Trách:

 

Trong thực tế, có một số trường hợp mà phỉ báng mạ lỵ được miễn trách: 

 

Sự thật căn bản về tin tức phổ biến là yếu tố miễn trách toàn thể; bị đơn không thể nào kiểm điểm mọi chi tiết phụ thuộc sai lầm, miễn những điểm chính đă khả chấp, đúng đắn.  Tin tức đó, dù gây thiệt hại cho nguyên đơn, phải được coi là chính xác, không thể quy trách là phỉ báng mạ lỵ [tin  tức về sự kiện thương gia X bị phá sản là sự thật, nếu nhà báo có thể chưng tài liệu công bố sự kiện này…dù trong tin ghi nhầm năm, địa điểm tuyên xử khánh tận];

 

Có sự ưng thuận của nguyên đơn về tin phổ biến [qua phỏng vấn, tin cậy đăng] cũng đủ để miễn trách;

Sự t́nh cờ phổ biến tin tức thất thiệt cũng có thể là một trường hợp miễn trách [nhà báo không manh tâm, ác ư];

Sự đặc miễn của người trong cuộc [luật sư, bồi thẩm đoàn, chánh án, luật gia] khi có trọng trách tuyên bố, phán quyết, b́nh luận về nội vụ cũng có căn bản miễn trách liên hệ.

 

Ư kiến [opinion], quan điểm, dù không đúng hay quá đáng cũng có thể được miễn trách, nếu không nêu lên các sự kiện thất thiệt khác [Nhà báo khi phê b́nh một tiệm ăn đă chê “cơm dở quá”: ư kiến, phê phán này được miễn trách, nếu không ác ư.  Nhưng khi phóng viên c̣n đăng tin tiệm ăn này từng bị đóng cửa v́ mất vệ sinh là điều vu khống, nếu ngược lại sự kiện “bị đóng cửa” chưa từng xẩy ra cho nguyên đơn];

 

Không có đệ tam nhân tiếp nhận tin thất thiệt cùng là yếu tố miễn trách. Nếu chỉ một ḿnh nguyên đơn nghe được, biết được, thấy được th́ đó chỉ là việc căi cọ, chửi bới lẫn nhau, chưa có tính cách phỉ báng, mạ lỵ. Kể cả trong trường hợp bị đơn không có ư định phổ biến tin tức đó, ngoại trừ tới nguyên đơn, th́ người nghe trộm, thấy trộm, hay vô t́nh tiếp nhận tin tức đó [thư căi nhau gửi nhầm tời người hàng xóm của bị đơn] sẽ không được coi là đệ tam nhân trong cuộc, và yếu tố phổ biến công chúng hoá sẽ thiếu hụt để bẻ lỗi bị đơn.

 

Nguyên đơn thường có thành tích bê bối trong xă hội, nay phổ biến thêm một tin xấu cũng không làm thiệt hại hơn cho nguyên đơn [đăng tin đương sư ăn cắp, làm đĩ v.v. khi trong quá khứ đương sự đă có lư lịch, tin tức công khai về những thành tích trên].  Do đó cũng có thể coi là một yếu tố miễn trách.

 

Bị đơn không bị thiệt hại khi đệ tam nhân, quần chúng tiếp nhận tin tức liên hệ không cho đó là phỉ báng, mạ lỵ [khi nghe bị đơn tuyên bố “ô thằng cha này điên quá, hủi quá!” giữa công chúng, mà những người hàng xóm đều hiểu đó là một phát biểu về tính t́nh nông nổi, gắt gỏng, khó chơi…của nguyên đơn, th́ lời tuyên bố đó không có nghĩa một phỉ báng, mạ lỵ, vu khống].  

 

Không có manh tâm, ác ư khi bất cẩn phổ biến tín sai lầm về các chính khách, người của công chúng, vốn nhiều tai tiếng trong cộng đồng, nghề nghiệp… cũng có thể là một yếu tố miễn trách.

 

Cân nhắc giữa Luật Phỉ Báng Mạ lỵ và Quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo chí

 

Luật phỉ báng mạ ly có lắm lúc xung đột với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hiến định, khi đưa tới t́nh trạng kiểm duyệt [tác phẩm, phim ảnh cho là khiêu dâm, bài hát tục tằn không được tŕnh diễn, cung ứng tại một số địa điểm, thị trường hạn hẹp v.v.]. 

 

Nếu Điều 10 của Hội Nghị Âu Châu về Nhân Quyền cho phép giảm bớt tự do ngôn luận để bảo vệ phẩm giá và quyền hạn của người khác, th́ rất nhiều Tổ Chức Bênh vực Nhân Quyền trên thế giới tự do lại chống đối những đạo luật chế tài phỉ báng, mạ lỵ về mặt h́nh [criminalinalize defamation] một cách quá hẹp ḥi, tuyệt đối.

 

Ngày nay vẫn c̣n có những chế độ cộng sản, độc đoán, chậm tiến, đă lợi dụng nguyên tắc bảo vệ trật tự an ninh xă hội, bảo vệ giáo điều, để kiểm soát, kiềm chế và trừng phạt tự do ngôn luân, tự do báo chí, bất kỳ lúc nào đối tác có sáng kiến đối thoại, có chỉ trích chính đáng, nhưng coi là phản động, bất chính thống.

 

Thủ Tục Tố Tụng & Bồi Thẩm Đoàn

 

Tại Hoa Kỳ, kể từ khi có án lệ Zenger [1735], phỉ báng không c̣n là một tội h́nh [seditious libel], mà được thụ lư như một vụ hộ [civil case], do bồi thẩm đoàn quyết định về nội vụ và cấp bồi thường thiệt hại dân sự, dưới lời hướng dẫn về mặt pháp lư của quan toà tại chức.

 

Tại Hoa Kỳ hằng năm có cả hơn trăm vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ, th́ trong 75% các vụ kiện đó, bồi thẩm đoàn quyết định cho nguyên đơn được bồi thường cả triệu Mỹ kim.  Nhưng khi có kháng cáo, th́ các nhà báo bị kiện thường được tha bổng hoặc được giảm bớt số tiềm bồi thường.  Lư do là tại ṭa sơ thẩm địa hạt, bồi thẩm đoàn thường không mấy thông thạo về luật pháp, nên đă ứng dụng sai luật phỉ báng mạ lỵ khi cho nguyên đơn hưởng bồi thường quá dễ dáng, hoặc quá nhiều.  Căn cứ vào những sơ hở kỹ thuật đó, luật sư bên bị đơn [phóng viên, toà soạn] có cơ sở để xin phúc thẩm và thắng kiện lại.

 

Hậu quả là những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ thường gây ra những sự xáo động mù mờ, vừa mất th́ giờ tố tụng tranh căi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc, mà đôi khi kết quả lại bất giải, hoặc phải giải quyết ngoài pháp đường.  Cũng có dư luận cho rằng Tu Chính Án Một chỉ bênh vực giới báo chí mà không bênh vực nạn nhân của quyền lực thứ tư này, khi họ lạm quyền.

 

Chỉ những cơ sở truyền thông lớn như CBS, New York Times mới dư thừa tài chính để đương đầu với những vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng, c̣n những nhà báo hoặc cơ sở truyền thông nhỏ cảm thấy rất khó khăn khi bị thưa kiện trong những vụ tương tự.  Do đó, luật lệ chế tài phỉ báng mạ lỵ có hiệu ứng đ̣i hỏi nhà báo phỏng vấn và tường thuật tin tức một cách thận trọng, kỹ lưỡng hơn, giúp độc giả hiểu biết rơ rệt, đúng mức về t́nh h́nh thời cuộc liên quan tới đời sống chung quang họ.

 

Đó cũng là cơ hội để giới báo chí nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm nghề nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lức tăng trưởng và cải tiến để khỏi tự hủy.

 

Tiến bộ phúc lợi của từng công dân, quyền lực và lương tâm nghề nghiệp phải kết sinh, song hành, đa thức, đa diện. 

 

Sống và cư xử đúng mức; bảo trọng phẩm giá con người; thực thi và dung hoà quyền hạn và trách nhiệm công dân, nghề nghiệp…đó mới là cách sống toàn diện, xứng đáng với con người tự do, tự trọng, khi biết tôn trọng sự thật và lẽ phải song hành.

 

Lưu Nguyễn Đạt, PhD,LLB/JD, LLM

 


 

 


 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử